Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 12:21:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bầu trời chiến tranh  (Đọc 137034 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #260 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 03:47:26 pm »

Cuộc tiến công diễn ra trên một không gian rộng, bộ đội mặt đất được chi viện bằng những đợt tiến công không gì ngăn cản nổi của xe tăng và không quân gặp thời tiết tốt.

Sang ngày thứ ba, các cơ quan tham mưu, các trung đoản, các thê đội sau, các đội dự bị đều tiến lên phía trước. Từ nay, việc hiệp đồng của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự liên quan giữa hoạt động tác chiến, vào sự chuẩn xác của những tin tức, vào sự nhanh chóng của những quyết định. Tất cả đã nhúc nhích, tất cả đã chuyển động. Người ta cảm thấy, trong mỗi bước đi cần có sự kề vai sát cánh và bàn tay hỗ trợ của những bạn đồng hành.

Thiếu tá Vích-nê-vét-xki đã hy sinh trên đường khi theo cơ quan tham mưu của Rư-ban-cô, và tôi phải dùng xe gíp vượt qua những con đường gồ ghề, tắc nghẽn, đã cố gắng đuổi kịp chiếc xe thông tin của đơn vị.

Đất đai bị xáo trộn, những ngọn cây bị tiện vì đại bác, những cột kèo bị tung lên. Đó là tất cả những gì còn lại của những công trình phòng ngự của địch. Xích xe tăng vạch một con đường đầu tiên trên mặt đất và không bao lâu đã trở thành một con đường nhẵn nhụi.

Nếu người ta chỉ đi chệch sang bên một chút là có thể chạm phải mìn hoặc tụt xuống một hố đạn pháo. Đó là con đường duy nhất mà tôi có thể đuổi kip đoàn xe của cơ quan tham mưu Rư-ban-cô, đang trú quân đâu đó gần những ngôi nhà lá hoặc trong những khu rừng. Đồng chí tư lệnh tập đoàn quân khôn ngoan và lừng lẫy chiến công này, như người ta nói, rất lo lắng đến việc ngụy trang những xe tăng.

Cuối cùng tôi cũng tìm được cơ quan tác chiến của ông và những người của tôi ở đó. Sau những ngày lang thang, trôi nổi vô tích sự, đài thông tin lại đưa tôi về cương vị của một người chỉ huy. 

Những tốp máy bay Pe và IL hối hả bay đến các khu vực của những cuộc tiến công sắp tới. Các máy bay tiêm kích cất cánh từ những sân bay, đã nhanh chóng liên lạc với tôi. Phải phổ biến cho họ tình hình, hướng dẫn họ đến mục tiêu.

Tôi nghe tiếng nói của Rếch-ca-lốp, Ê-rê-ô-min, Lu-ki-a-nốp, Tơ-rút, Va-khơ-nhen-cô, Brô-bốp, và nhớ đến giọng của Clu-bốp. Tôi như nhận ra giọng nói đó trong những tiếng ồn ào, những tạp âm của máy điện thoại vô tuyến. Trong những trận chiến đấu ác liệt nhất, bao giờ anh cũng ở trung tâm lò lửa... Cả Giéc-đi-ép nữa, anh đã vĩnh viễn im tiếng... Còn những giọng nói nào nữa sẽ lặng im trong quá trình những trận chiến đấu cuối cùng và ác liệt này?

Trên hướng này, những máy bay tiêm kích của tập đoàn không quân 2 hoàn toàn làm chủ vùng trời. Bọn Mét-xe và Phốc-cơ rất ít khi dám xuất hiện ở đây, và hễ phát hiện chúng tôi, chúng biến ngay lập tức. Những phi công của chúng tôi phải kéo dài thời gian săn đuổi để chặn đánh được một chiếc. Hay là bọn tướng lĩnh Đức đã tính toán sẽ tăng cường sự hoạt động của không quân chúng, khi chúng tôi đã ở xa các căn cứ? Để phòng ngừa âm mưu đó, việc tìm kiếm và sửa chữa những sân bay mới trên vùng đất giải phóng là nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi.

Tôi giữ liên lạc thường xuyên với đội tiền vệ của tập đoàn quân xe tăng. Phân đội thiết giáp vừa mới giải phóng Ki-en-xơ báo cho biết có một sân bay nằm trên dọc đường đến thành phố. Tôi thông báo ngay cho cơ quan tham mưu và chờ lệnh chuyển các trung đoàn của tôi đến đó. Nhưng vô ích; cơ quan tham mưu tập đoàn quân đã cho những máy bay cường kích và ném bom bố trí ở đó. Chúng tôi phải tự tìm lấy một sân bay ngay cả ở giữa cánh đồng. 

Xe tăng và bộ binh đã quét sạch địch ở nhiều thành phố mới: Ra-dôm-xcơ, Prê-dê-dốp, Pi-ốt-cốp, Xơ-dét-tô-sô-oa...Mát~xcơ-va chào mừng những chiến thắng của bộ binh, pháo binh, xe tăng, và cả các phi công chúng tôi, bằng những loạt pháo hoa.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #261 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 03:48:03 pm »

Đơn vị hậu cần của chúng tôi lên đường đến Xơ-dét-tô-sô-oa. Ở đó, họ có nhiệm vụ kiểm tra từng thước đất đường hạ cánh bằng máy dò mìn, lấp các hố đại bác, sửa soạn chỗ ở cho phi công và thợ máy. Nhiệm vụ này không thể gọi gì khác hơn là một nhiệm vụ chiến đấu. Họ mang theo một lượng dự trữ đạn và lựu đạn. 

Xơ-dét-tô-sô-oa thực sự là một thành phố đẹp, khi tôi nhìn từ xa, với những ngôi nhà cao, những đường phố thẳng tắp, những nóc nhà thờ nhọn. Nhưng đến ngoại vi thành phố, nơi chúng tôi đóng quân thì chỉ thấy toàn vật chướng ngại, dây thép gai, những hố bom đạn và những ngôi mộ. Còn có cả một trại tập trung khổng lồ: Làn khói với mùi nồng nặc bốc lên từ những căn nhà giam những người tử tù. 

Sau khi hạ cánh, các trung đoàn nhận ngay nhiệm vụ: bảo vệ bộ đội xe tăng đã ở trên đường tiến về biên giới Đức. Các phi công khao khát được lao vào nhiệm vụ. Mỗi người đều muốn tận mắt nhìn thấy đất đai của kẻ thù, tiến công những đoàn quân phát xít đang chạy trốn về nước, bên kia sông Ô-đe. Bọn xâm lược đã làm chảy bao nhiêu máu người vô tội, sợ hãi nhận sự trừng phạt trên chính đất nước của chúng....

Tôi cũng không thể dừng lại lâu ở Xơ-dét-tô-sô-oa. Đi qua những dãy phố chưa được dọn dẹp, tuyết phủ trắng, tôi nhìn những cửa sổ, chỉ cần qua cặp mắt của mỗi người, ta cũng có thể hiểu được khá nhiều chuyện, tôi quan sát những người gặp trên đường. Họ dừng lại ở những ngã tư; chào những đoàn xe chở đầy binh sĩ.

Và biên giới đây rồi. Trên một tấm biển, người ta đọc hàng chữ to: “Nước Đức”. Không ai động đến nó. Hãy nhìn nó, hỡi mỗi người trên đường tiến về phía tây, hãy nhớ lấy ở trên bước ngoặt này mọi con đường đau đớn và những vết thương chiến tranh. Hỡi niềm vui của chiến thắng sắp tới, hãy tăng gấp bội sức mạnh cho họ.

Những cột sắt cao gắn máy phản chiều bằng kim loại đứng song hàng đến hút tầm mắt suốt dọc con đường. Đó là hệ thống thông tin viễn thông. Bọn tướng lĩnh phát xít đang thông báo gì về Béc-lin, về tổng hành dinh của Hít-le?

Những ngôi nhà có dân cư hình như trốn tránh chúng tôi xa đường cái, sau những ngọn đồi, trong những khu rừng. Những người đã đến thăm những khu làng xóm đó kể lại trên từng chặng là dân cư đã bỏ nhà chạy trốn về phía tây. Chỉ có các ông già, bà già vì tuổi tác đã có can đảm ở lại để đón nhận “sự tuẫn đạo” từ bàn tay những người bôn-sê-vích.

Những chiến sĩ xe tăng lại báo cho biết có một sân bay ở gần thành phố En xơ. Tôi lao đến ngay. 

Đúng, sân bay này cũng không đến ỗoi tồi: nhiều máy bay Đức còn bỏ lại trên sân, các dãy hăng-ga còn nguyên vẹn, chỉ còn phải gỡ ìn. Tôi dừng lại ngoài rìa đường hạ cất cánh. nhìn những máy bay Phốc-cơ Un-phơ bị vứt lại im lìm như những tòa nhà, và tôi bỗng cảm thấy mình như hoàn toàn cô đơn, bị tách khỏi các bạn đồng đội và trong giây lát, bọn lính Đức sẽ xuất hiện, sẵn sàng vây lấy tôi.

Rồi tôi lại hỏi: Có phải đúng là mình đã ở trên đất Đức không? Khi tôi chỉ thấy chung quanh toàn xóm làng, thành phố, ruộng vườn, sân bay bỏ hoang? Chúng đã bỏ đất nước chúng rồi ư, cái đội quân đã đe dọa chinh phục toàn thế giới?.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #262 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 03:48:48 pm »

Ôi nước Đức, nước Đức... Những thứ bị những con người ruồng bỏ toát lên sự thê lương. Ngươi đã gợi lên một nỗi buồn đen tối. Với những đám tàn quân còn đứng được của quân đội, với những trái mìn ẩn náu đâu đây dưới băng tuyết, ngươi vẫn còn chống cự, nhưng ngày tận số của ngươi đã tới.

Sân bay En-xơ cũng bị dành cho máy bay cường kích, ở cơ quan tham mưu tập đoàn quân, người ta vẫn còn ưu ái những máy bay IL. Tôi lại phải đi tìm lấy một sân bay khác và đó không phải là chuyện dễ dàng, nhất là đồng thời với việc tìm kiếm, tôi vẫn phải chỉ đạo không quân trên chiến trường.

Tôi đuổi kịp cơ quan tham mưu của Rư-ban-cô bên kia En-xơ, trong một làng lớn bỏ hoang. Ở đây, tôi phát hiện trong lúc đi đường, đài thông tin của chúng tôi đã bị hỏng vì tai nạn. Ở đâu và nhờ ai giúp đỡ bây giờ? Chắc chắn là phải nhờ bộ đội thiết giáp. Máy bay chúng tôi đã bay trên đầu họ, những người chỉ huy đơn vị thường gọi “Hổ xám” để nói chỉ thị mục tiêu.

Buổi sáng, tôi gặp tướng Rư-ban-cô trong ngôi nhà ông ở lại từ hôm trước. Tư lệnh tập đoàn quân đang rửa mặt buổi sáng; đứng trước tấm gương lớn hình bầu dục trong một gian phòng ngủ rộng rãi, ông đang cạo râu. Nhìn thấy tôi trong gương, ông nói to: 

- Đến đây! Pô-crư-skin!

Tôi đang tự giới thiệu thì ông chặn ngay lại:

- Thôi, cứ làm như tôi không biết anh ấy? Anh đến thăm tôi hay đến có việc đấy?.

- Đến có việc, thưa đồng chí đại tướng. Tôi không còn đài thông tin.

- Chuyện gì đã xảy ra vậy?.

- Chiếc xe con đã “hôn” một chiếc xe tăng trên dọc đường.

Rư-ban-cô vừa giơ chiếc dao cạo trên đầu vừa phá lên cười:

- Xe tăng rất mê xe con: Lính lái xe và lính điều khiển xe tăng thường gặm mũi nhau để tiêu khiển thời gian.

- Lần này thì đúng là một tai nạn. Đồng chí có thể có một chiếc đài cho tôi sử dụng tạm trong khi chờ người ta phát cho tôi một chiếc khác?

- Chúng tôi chỉ có những đài lắp trên xe tăng.

- Như vậy không được.

- Sao lại không được? Tôi sẽ tạm thời nhường cho anh chiếc đài của tôi, thêm vào đó một chiếc xe tăng, anh chỉ việc trèo lên ngồi bên cạnh tôi và lăn đi nơi nào anh muốn, để chỉ huy những con chim ưng của anh. Được không? - ông vừa hỏi, vừa quay về phía tôi, khuôn mắt to lớn ửng đỏ vì gió.

- Rất cảm ơn, đồng chí đã giải quyết vấn đề của chúng tôi
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #263 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 03:49:26 pm »

Tôi định cáo lui nhưng tư lệnh lại hỏi tôi thêm mấy câu về những vấn đề khác, rồi mời tôi đến dự bữa ăn sáng, sau khi tôi đã bắt liên lạc được với các trung đoàn không quân. Tôi cảm ơn ông và đi theo người phụ tá.

Đài vô tuyến trong xe tăng rất mạnh. Tôi mở máy và nghe những giọng nói quen thuộc trên làn sóng. Chúng tôi đỗ xe trên một quả đồi, dưới chân một cây lớn, và qua khe hở quan sát của xe tăng tôi chỉ nhìn thấy mặt đất.

- Máy bay! - Lái xe bỗng kêu lên

- Ở đâu?.

- Ở trên đầu! - Anh nói và chỉ lên mui thép ở trên đầu anh.

Tôi chui ra khỏi xe tăng để nhìn những máy bay đó, không cầm theo được ống nói vì dây quá ngắn. Những chiếc Phốc-cơ Un-phơ bay thẳng đến chúng tôi. Muốn thông báo tình hình cho máy bay tiêm kích ta, buộc tôi lại phải leo vào trong xe tăng. 

- Hãy nhắc lại theo tôi tất cả những điều tôi nói1 - Tôi gào lên với đồng chí điều khiển xe. 

- “Hổ xám” đây! “Hổ xám” đây? Máy bay Phốc-cơ trên đầu tôi

- ‘Hổ xám” đây, máy bay Gioong-ke trên đầu tôi

- Không phải Gioong-ke, mà là Phốc-cơ

- Không phải Gioong-ke, mà là Phốc-cơ - Đồng chí lái xe nhắc lại...

Tôi thất vọng, không nói nữa, nghĩ rằng máy vô tuyến trên một xe tăng đương nhiên không phải là dành cho mình. Phải nhanh chóng hồi phục lại chiếc xe con. Những chiếc Phốc-cơ Un-phơ trong lúc nổ súng vào chúng tôi, hình như đang xác nhận ý kiến của tôi. Chúng tôi phải ẩn nấp vào trong xe tăng.

Tôi không có may mắn được dự bữa ăn sáng với vị tướng lừng lẫy chiến công của bộ đội thiết giáp. Đây là tin tôi mới biết ở cơ quan tham mưu của Rư-ban-cô: tập đoàn quân thiết giáp của ông phải đổi hướng, tiến về phía nam, vào Xi-lê-di, với nhiệm vụ bất ngờ bao vây bọn chiếm đóng trong cái trung tâm công nghiệp của tỉnh Ca-lô-vi-xe, để ngăn cản không cho chúng thực hiện kể hoạch điên rồ phá hoại các nhà máy. Tôi cáo từ tướng Rư-ban-cô, ông leo lên xe vẫy tay chào tôi lần cuối để lên đường thực hiện cuộc tập kích xa xôi về hướng nam.

Sư đoàn chúng tôi đã nhận lệnh yểm hộ cho hộ đội mặt đất của tướng A. Gia-dốp đang tiếp tục tiến quân về phía tây, về sông Ô-de.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #264 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 03:50:33 pm »

2

Cùng với Va-xi-li, anh lái xe từng trải trước kia đã phục vụ ở cơ quan tham mưu của Crát-xốp-xki, chúng tôi từ từ lăn bánh giữa dòng thác xe cộ. Tôi đã đánh dấu trên bản đồ những địa điểm mà theo tin quân báo, có thể có những sân bay. Đã đến lúc chúng tôi phải rẽ về hướng Crơ-dơ-buốc và tôi chờ đợi tìm thấy một ngã ba, một con đường dã chiến. Cuối cùng, một con đường rải nhựa khá nhẵn đã hiện ra ở hướng mà chúng tôi chờ đợi, không có một dấu vết trên lớp tuyết mỏng phủ trên mặt đường.

- Đi về hướng đó! - Tôi nói với đồng chí lái xe. 

Va-xi-li hãm phanh, rẽ về tay phải, nhưng khi chiếc xe vừa chạm vào lớp tuyết mới tinh, anh dừng xe lại.

- Có thể nguy hiểm, thưa đồng chí đại tá. 

- Cứ đi!

Va-xi-li nghĩ đến những quả mìn, còn tôi thì nghĩ đến một sân bay. Ba trung đoàn của tôi còn nằm chết gí tại Xơ-dét-lô-sô-oa trong khi bộ đội mặt đất ở hướng chúng tôi đã tiến gần đến sông Ô-đe. Để bị kẹt lại ở hậu phương của cuộc tiến công đã diễn ra hiện nay trên khắp các mặt trận, từ biển Ban-tích đến dãy núi Các-pát là điều không thể tha thứ được đối với các phi công. Một chuyến bay đến tuyến mặt trận, đi và về, đã chiếm gần hết thời gian của chúng tôi, chỉ còn một vài phút ít ỏi dành cho trận đánh. Phải bằng bất cứ giá nào tìm bằng được một sân bay mới.

Chiếc xe tiếp tục chuyển bánh. Va-xi-li biến thành một pho tượng, mắt đăm đăm nhìn về phía trước. Con đường, không một dấu vết, lượn quanh co giữa những khu rừng thưa, nhỏ, rồi sau đó chạy thẳng vào một khu rừng già rậm rạp...

- Chúng ta đi, đâu bây giờ? - Va-xi-li nói, như tự hỏi mình hơn là hỏi tôi. 

Tôi kiểm tra lần nữa trên bản đồ. Chúng tôi vẫn đi đúng đường: Crơ-đơ-buốc ở về phía sau cánh rừng và chúng tôi phải gặp sân bay trước khi đến gần thành phố.

Tôi hiểu điều Va-xi-li suy nghĩ: một quả mìn dưới bánh xe, thế là chúng tôi hết đời! 

Khu rừng rậm rạp này, cảnh hoang vắng trên một vùng đất địch làm chúng tôi phải cảnh giác. Ít nhất phải nhìn thấy một người lính của chúng ta? Không có ai... Xa hơn nữa có thể tìm thấy những người trong một khu dân cư nào đấy. Còn sân bay mà chúng tôi phải kiểm tra trước khi trời tối.

Bọn Đức!.

Trong khi kêu lên như. vậy, Va-xi-li thả ngay chân ga. Chiếc xe giảm tốc độ, như chỉ còn lăn theo đà. Tôi nhìn bọn lính đứng thành tốp trên đường, mặc áo ca-pốt, đu đội mũ, súng liên thanh cầm tay. Trong phút chốc, tôi chỉ còn nhìn thấy chúng như một bức tường mà chúng tôi sẽ đâm vào trong giây lát. Chúng nó khoảng mười lăm tên, mà chúng tôi chỉ có hai.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #265 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2010, 11:35:00 am »

Chiếc xe đã sắp dừng lại: Lúc đầu tôi chưa để ý. Nhưng tôi vụt nghĩ: phải làm gì? Nếu quay lại, chúng sẽ bắn vào chúng tôi như bắn thỏ và giết chết chúng tôi ngay lập tức. Tiếp tục lăn bánh như hiện nay ư?. Không thể được?  

- Phóng thẳng! Hết tốc độ! - Tôi hét lên.

Va-xi-li chắc đã hiểu rõ quyết định mà tôi vừa hạ qua cái âm thanh đó. Mệnh lệnh buộc anh phải thi hành; không phản kháng, không chậm trễ. Và Va-xi-li đã ý thức được tình thế và nghĩa vụ của anh. Anh hiểu rằng anh cần phải không để cho bọn Đức nhận thấy sự do dự của chúng tôi.

Chiếc xe lại chạy với hết tốc độ. Cúi rạp mình về trước, tôi để tay vào cò súng ngắn.

Bọn lính Đức giạt ra hai bên. Chúng tôi lướt qua. Tôi chờ đợi những tràng liên thanh của chúng ở phía sau, nhưng không có viên đạn nào đuổi theo.  

Bọn Đức có thể hốt hoảng khi thấy chúng tôi đâm thẳng vào chúng và bị bất ngờ trong giây lát, chúng không biết xử trí thế nào, trong khi đó, chúng tôi đã đủ thời gian mất hút ở một khúc ngoặt. Cái gì đã khiến chúng không kịp bắn? Sự xuất hiện bất thần của chúng tôi, chắc là như vậy...  

Chúng tôi phóng như thế mấy ki-lô-mét không nhìn về phía sau. Thỉnh thoảng Va-xi-li lại lau đôi tay đẫm mồ hôi đầy xúc động vào ống quần bông của anh. Và chỉ đến lúc đó tôi mới nhớ là mình đã rút súng ngắn ra và mới lại tra nó vào bao.

Ra khỏi cánh rừng, một làng hiện ra. Trong phố xá, trong sân nhà, không có một bóng người. Khi Va-xi-li xuyên qua một cái cổng lớn, hai chúng tôi cùng vào một căn nhà nhỏ ở cuối làng, trên mái nhà lượn lờ một dải khói nhỏ, những tiếng gầm rú lạ lùng nổi lên từ khắp phía làm chúng tôi ù cả tai.

Gia súc! Những con bò sữa, cừu bị bỏ lại trong mỗi sân nhà kêu rống ầm ĩ. Và những tiếng kêu đó càng tăng thêm cảm giác hoang tàn, làm chúng tôi càng bực mình.

Trong căn nhà, chúng tôi gặp một cụ già ngồi cạnh lò sưởi tay cầm một que củi. Trông thấy chúng tôi, ông cụ đứng dậy. Với đôi mắt ướt, đỏ ngầu vì bệnh tật, cụ nhìn chúng tôi, bất động, chết lặng vì sợ hãi. Mọi điều trong ngôi nhà đều nói lên rằng, qua cơn hoảng loạn, dân chúng đã chạy trốn đến người cuối cùng.  

- Chào cụ! - Tôi nói quá to đến mức không cần thiết, không hiểu vì sao, tôi nghĩ rằng ông cụ bị điếc.

Và tôi cũng không giấu được nụ cười khi nghĩ rằng trong ngôi nhà người Đức đầu tiên mình đặt chân vào, tôi chỉ gặp có mỗi một ông già đau ốm mà con cháu đã bỏ rơi. Cụ già cũng cười, vừa lắc đầu như bất thần qua khỏi một cơn đau đã giam hãm cụ từ lâu. Một tay vẫn cầm que củi, tay kia, cụ chùi đôi mắt ướt.  

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #266 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2010, 11:35:53 am »

Tôi cố gắng nhớ lại những câu tiếng Đức học trước kia. Tôi thấy khuôn mặt cụ già sáng lên khi nghe thấy những âm thanh của tiếng nói mẹ đẻ. Tôi bập bõm hỏi cụ sân bay ở đâu, những máy bay ở đâu.

- Phlút-plát-dơ đo! (Sân bay) -  Cụ già nói, tay chỉ ra cửa.

Tôi sung sướng, như vậy hẳn có một sân bay. Tôi mời cụ cùng đi với chúng tôi. Ném que củi, cụ mặc một áo mưa đã cũ và theo tôi ra xe hơi. Chúng tôi mở máy đi theo hướng cụ chỉ...

Ra khỏi khu rừng bên cạnh, chúng tôi rẽ vào một khu đất rộng, ở giữa có vài chiếc máy bay Phốc-cơ. Không thấy một đoạn đường nào bằng bê tông. nhưng khu đất phủ tuyết làm tôi hài lòng. Tôi cũng không hiểu vì sao mình không nghĩ đến bất ngờ vấp phải mìn ở dưới và mặc những tiếng lầu bầu của Va-xi-li, tôi quyết định đi một vòng trên sân bay.

Sau khi quan sát đường hạ cất cánh và đưa cụ già về nhà, chúng tôi quay lại con đường cái. Lại phải đi về qua quãng rừng mà chúng tôi đã gặp những tên lính Đức. Hai chúng tôi đều nhớ rõ tất cả, nhưng nói đến nguy hiểm là thừa vì cả đồng chí lái xe và tôi đều hiểu được ý nghĩa sự trở về tức khắc của chúng tôi đối với toàn sư đoàn.

Trên đường đi, thỉnh thoảng tôi lại nghĩ đến cụ già người Đức đã chỉ sân bay cho chúng tôi. Tôi có quá tin vào cụ già không? ông cụ có thông báo cho phía bên kia biết khi máy bay chúng tôi đến không? Nhưng tôi vội xua đuổi ngay những nghi ngờ đó. Dáng điệu già nua, đôi bàn tay xanh xao, co quắp, không găng tay, bộ điệu ân cần run rẩy, sự cô quạnh của cụ trong khu rừng hoang vắng giữa những tiếng bò rống đáng sợ, làm thức tỉnh lòng thương người ở tôi. 

Bây giờ ai là người chịu trách nhiệm về những gì mà cụ già trông thấy quanh mình? Các con cụ đã bỏ cụ ở nơi đây. Các con cụ... nếu cụ có con, chúng có thể đã bị nghiền nát như bánh đa trên mặt đất bởi xích xe tăng chúng tôi ở đây, trên sông Ô-de, hoặc trước kia, ở Xta-lin-grát. Cụ sẽ phải thấy những kẻ chịu trách nhiệm về số phận của mình là Hít-le, là bọn phát xít đã lừa dối cả dân tộc cụ

Khu rừng đây rồi - Va-xi-li cúi rạp trên tay lái. Mắt tôi cũng nhìn thẳng về phía trước: chúng tôi đến chỗ rẽ, đã rất gần nơi mà chúng tôi gặp bọn lính địch. Trên mặt tuyết, chỉ trông thấy có vết xe của chúng tôi hiện ra dưới ánh đèn pha ô tô. Va-xi-li hiểu cái nhìn của tôi, không giảm tốc độ, đến gần, chúng tôi thấy một xe tải lật nghiêng trong hồ, và xa hơn, một chiếc khác, kính chắn gió lỗ chỗ đạn. Cạnh những chiếc xe, có vài xác chết.

Tôi không thể dừng lại để nhận xem xe của ai. Không nên hai lần đùa với số phận. Tôi sẽ báo cáo với người của ta khi đến nơi đầu tiên có dân cư. Còn bây giờ Va-xi-li cứ tiếp tục phóng. Phơi thây trên tuyết, đó là số phận dành cho chúng ta, cho chính mình nữa. Những dấu vết đó đã dừng lại ở đây. Còn chúng ta lúc này đang tiếp tục. Hàng chục phi công đang đợi chúng ta, Va-xi-li phải gấp rút để còn chiến đấu vầ kết liễu bọn địch.

Đến nửa đêm. chúng tôi về đến Xơ-dét-tô-sô-oa. Sáng hôm sau, cả sư đoàn đã di chuyển đến căn cứ mới ở Crơ-dơ-ố. Trưa hôm ấy, tôi đi lên tiền duyên. Khi những phi công đã có một sân bay thích hợp thì “Hổ xám” không được im lặng.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #267 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2010, 11:36:34 am »

3

Tướng Gia-đốp đón tôi ở cơ quan tham mưu bố trí trong một căn nhà nhỏ trên bờ sông Ô-đe, chỉ cho tôi xem những vị trí quan trọng nhất do các quân đoàn Rô-đim-xép và Ba-cla-nốp chiếm giữ. Tên các vị chỉ huy đó làm tôi nhớ lại trận đánh trên sông Vôn-ga, nơi mà cả hai người đều giành được vinh quang rực rỡ.

Và trên chiến trường mới của chúng tôi, những trung đoàn của các anh cũng nổi lên trong cuộc tiến công áp đảo trên sông Ô-đe và trong những cuộc chiến đấu giành giật đầu cầu. Những phi công chúng tôi có nghĩa vụ hỗ trợ một cách xứng đáng những chiến sĩ bộ binh anh hùng. 

Sở chỉ huy của tôi bố trí trên một khu đất cao. Sau khi giấu xe dưới bóng một cây to, tôi chọn một vị trí thích hợp có tầm nhìn rộng đến tận chân trời. Phía dưới, trên bờ sông, bộ đội đang xếp đồ đạc xuồng tàu để qua sông. Trên và dưới những tầng mây, máy bay gầm rú. Trong đôi tai nghe vô tuyến của tôi, người ta la hét, không ngừng gọi nhau, ra lệnh, vặc nhau.

Không quân địch muốn thử biến sông Ô-de thành một phòng tuyến chiến đấu quyết định. Những chiếc máy bay Phốc-cơ Un-phơ móc đầy bom dưới cánh, bay đến tiến công những vị trí bố trí của quân ta. Rõ ràng là bọn Đức thiếu những máy bay ném bom và tìm cách thay thế bằng cách dùng những máy bay cường kích. 

Biên đội Tsơ-véc-cốp cất cánh từ sân bay. Tôi liên lạc với họ khi họ đến gần. Vài phút sau, tôi nghe những tiếng máy bay giòn giã trên đầu và thấy họ bay qua những kẽ hở của mây. Từ mặt đất, tôi theo dõi bọn Phốc-cơ Un-phơ, và lập tức dẫn Tsơ-vét-cốp lao đến chúng: Máy hay chúng tôi vụt ra khỏi mây như tia chớp và cả tám chiếc đồng thời tiến công địch.

Bom nổ, đạn réo xé không khí. Hai chiếc Phốc-cơ Un-phơ bốc lửa đâm xuống đất. Kẻ địch không có ưu thế độ cao - ưu thế thuộc về chúng tôi - cũng không có ưu thế số lượng: sáu chống lại tám chiếc chúng lôi. Chúng rút khỏi chiến trường, bay thấp sát mặt đất. Nhưng dải đất của chúng cũng không che nổi cho chúng.

Có một chiếc lao đến rất nhanh, không biết vì sao. Không phải về hướng tây mà lại về hướng chúng tôi. Chắc hẳn nó định bất ngờ cơ động để tránh đòn và có thể thoát khỏi Tsơ-vét-cốp. Tôi thông báo cho anh tình hình, và nhanh chóng, anh lao đuổi theo chiếc Phốc-cơ. 

Tôi thấy hai chiếc máy bay tiến lại gần nhau: một chiếc của địch và một của ta, tôi thấy Tsơ-vét-cốp chiếm vị trí công kích. Một tràng đạn. Những đầu đạn cắm xuống mặt đất, bên cạnh tôi chiếc Phốc-cơ lao thẳng đến trên tôi. Tsơ-vét-cốp bắn trượt nó, buộc tôi phải dán mình vào mô đất.

Và tôi gọi Tsơ-vét-cốp: Vào gần nữa! Như vậy chưa được! 

Tôi chưa nói hết câu, chiếc Phốc-cơ Un-phơ đã bốc khói và đâm ngay xuống đất; sau lưng tôi bật lên những tiếng hoan hô vang dội. Tôi ngoảnh nhìn, ngạc nhiên thấy trên gò cao, cả một toán chiến sĩ bộ binh đang theo dõi trận đánh của chúng tôi. Một người mang ba Ngôi sao Anh hùng Liên bang trên tiền duyên, đó là một hiện tượng đáng chú ý, nhưng mọi người đã quên mất anh ta. Và mấy khi lại có một trận không chiến ngay trên đầu. Đáng xem lắm chứ. Tôi muốn báo cho họ phải giải tán ngay vì con sông vẫn còn bị đối phương kiểm soát, nhưng họ lại bắt đầu hoan hô. 

Rồi bất thần, người ta nghe thấy tiếng reo của một quả đạn pháo, kèm theo tiếng nổ, rồi một quả nữa, lại một quả thứ ba... Mọi người chạy giạt ẩn nấp khắp nơi. Chưa phải là lúc hoan hô... Kẻ địch đã phát hiện thấy một nơi tập trung “vật liệu người”. Tôi đứng nguyên ở vị trí: một phi công không nên chạy trốn những viên đạn pháo...
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #268 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2010, 11:37:28 am »

Một giờ sau, một sĩ quan liên lạc của tư lệnh quân đoàn Ba-cla-nốp đến tìm tôi. Tôi đã biết vị tướng trẻ này, một thanh niên đẹp trai, vận động viên thể thao nổi tiếng một thời trước chiến tranh, nhưng tôi không hề nghĩ là anh lại có mặt ở đây, ngay bên cạnh. Và anh cần gì ở tôi?

Tôi gặp anh trong một căn nhà đổ nát. Ba-cla-nốp tiếp tôi rất thân mật. 

- Tôi định mời anh đến ăn tối - anh nói - nhưng chẳng may, bữa ăn không thành. Vì các anh mà một quả đại bác đã rơi vào sở chỉ huy của tôi. Anh thấy đấy, không còn nhà, không còn bếp và cả người nấu bếp

Trong lúc nói chuyện về tình hình chiến đấu tại đây, chúng tôi không thể không theo dõi cái trần nhà, vôi vữa nát vụn đang tiếp tục muốn sụt xuống. Ba-cla-nốp cho tôi biết về sự phát triển của quân đội ta trong khu vực Bre-xlau, nơi người ta điều đến một bộ phận lực lượng thuộc tập đoàn quân thiết giáp của Rư-ban-cô. “Nếu như vậy tôi nghĩ - người ta cũng sắp phái chúng tôi đến đấy”. 

Mấy ngày sau đó, tôi trở lại sân bay Crơ-dơ-buốc, cũng trên con đường rừng đáng ghi nhớ đó. Làn sóng xe cộ, khói tỏa trên những mái nhà trong làng, dân chúng đi lại trên đường phố - những dấu hiệu đầu tiên của cuộc sống đã làm thay đổi hoàn toàn cái góc nhỏ bé này.

Sư đoàn lại nhận một nhiệm vụ mới: bảo vệ các hoạt động của tướng Cô-rô-tê-i-ép ở phía bắc Bre-xlau. Chỉ qua đường chì kẻ tuyến mặt trận trên bản đồ cũng làm chúng tôi đoán ngay là sẽ được phái đến một khu vực then chốt của mặt trận: một góc nhọn mà mũi nhọn vào Đre-xđen, cắm sâu vào những vị trí của quân địch. Không nghi ngờ gì nữa, bọn phát xít sẽ phải chiến đấu vô cùng kịch liệt. 

Tướng Cô-rô-tê-i-ép xác nhận những giả định của tôi khi tôi tới gặp ông. Những đoàn quân Đức định chọc về Li-nhít và tập trung lực lượng để phản công nhằm bao vây một bộ phận của chúng ta đã tiến sâu lên phía trước. Bọn tướng lĩnh bại trận có thể đã nhớ lại trước đây vào thời kỳ đầu của chiến tranh (chuyện đó xảy ra khá lâu rồi), chúng đã bao vây và tóm được đối phương trong “hai gọng kìm”. 

- Sân bay của các anh thế nào? - Cô-rô-tê-i-ép đặt một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt cuộc nóí chuyện. 

- Buổi sáng thì còn có thể được, nhưng đến trưa thì tuyết tan... 

- Phải tìm được một đường băng bê tông, không, các anh không thể đến chi viện cho chúng tôi.

- Đúng như vậy, nhưng tìm ở đâu?

Tiền duyên đang rất cần sự bảo vệ của những máy bay tiêm kích. Quân thù đã chịu không dám giành giật với chúng tôi quyền làm chủ trên không, vì chúng không có đủ lực lượng cho những trận đánh lớn. Nhưng chúng không để mất những vị trí trên đất nước chúng mà không chiến đấu.

Những chiếc Phốc-cơ, từng biên đội hai chiếc, bốn chiếc, sáu chiếc, thường đến phòng tuyến chúng tôi, sà xuống thấp bỏ bom, bắn liên thanh vào những vị trí pháo binh, vào chiến hào. Quân thù tìm cách tiêu hao chúng tôi; với hy vọng chờ đợi một cái gì, có lẽ ở thứ “vũ khí - thần kỳ” mà Hít-le tiếp tục hứa hẹn với quân đội chúng...

Từ sở chỉ huy của tôi trên tiền duyên, tôi quan sát những đợt tiến công liên tục của những máy bay Phốc-cơ. Và gọi cất cánh theo lệnh lần lượt từng biên đội của sư đoàn. Những phi công sẵn sàng liên tục làm chủ vùng trời: không ai tiếc sức và tính toán đến những lần xuất kích. Nhưng trong những ngày này, băng tuyết tháng Hai trở thành kẻ thù độc ác nhất của chúng tôi: càng giá bánh sa lầy, máy bay gãy càng chống, gãy cánh quạt. Những khó khăn đó buộc chúng tôi phải ngừng hoạt động.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #269 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2010, 11:38:17 am »

Lúc đầu, chúng tôi thử tìm cách lợi dụng đoạn đường nhỏ hẹp rải nhựa trên sân bay Crơ-dơ-buốc. Nó chẳng dùng được để cất hạ cánh, nhưng nếu ta có thể mở rộng ra... Mọi người đi bóc những tấm sắt ở vỉa hè, nhặt nhạnh những viên gạch ở các nhà đã bị phá, người ta kêu gọi thợ máy, phi công, các trung đội của tiểu đoàn phục vụ tham gia một ngày chủ nhật cộng sản ở mặt trận... Nhưng tất cả các công trình tốn bao nhiêu sức lực cũng thành gần như vô dụng: đường băng vẫn chưa dùng được. Hơn thế, máy bay chỉ hơi lăn ra ngoài là sa ngay xuống bùn.

Còn mặt trận thì chờ đợi những máy bay tiêm kích... Bọn Phốc-cơ Un-phơ và Mét-xe-smít tự do dạo chơi trong khu vực chúng tôi. Khi bom nổ trên tiền duyên, tôi lại nghe những lời trách móc của những chiến sĩ bộ binh.

Một hôm, trở về sư đoàn trên xa lộ rộng rãi. tôi nảy ra ý định là những máy bay cũng có thể dễ dàng hạ cánh ở đây. Và mỗi lần nhận thấy trên xa lộ có những đoạn đường không có cầu cống và những vật cản khác, tôi lại càng tin vào khả năng thực tế của giải pháp bất thường này. Tướng Crát-xốp-xki ủng hộ tôi.  

Một đoàn người được phái đi ngay trong đêm để tìm một khu vực thích hợp trên xa lộ. Ngay sau khi được báo tin, tôi cất cánh cùng với đồng chí hộ vệ để thử cái “sân bay mới”.  

Xe cộ đi lại thưa thớt trên xa lộ này vì con đường bị cắt đứt gần Gơ-lít-dơ bởi những chiến hào tiền duyên. Chúng tôi bay dọc trên con đường, ra sức tìm kiếm để phát hiện một thanh gỗ chắn ngang. Rồi chúng tôi cũng nhận được một tín hiệu hạ cánh, đặt ngay trên nền bê tông mà bên cạnh vẫn có xe cộ đi vòng qua.

Chỉ còn làm thế nào chọn được thời cơ thuận tiện để hạ cánh. Tôi là người đầu tiên tiến vào điểm cơ động, Gô-lu-bi-ép theo sau. Nhưng khi vừa sắp chạm đất, tôi thấy một chiếc xe đi ngược lại và tôi phải lấy độ cao để bay lại. Tiến vào lần thứ hai, cũng lại có một chiếc xe đi đến.

Nhưng bây giờ, hình như không còn ai quấy rầy nữa. Chỉ cần gĩư tốt phương hướng. Xa lộ chỉ rộng có mười mét mà sải cánh của máy bay tôi dài mười hai mét. Trước kia, ai dám hạ cánh xuống một sân bay như thế? Ở mặt trận, nói chung, có thể làm, nhưng bây giờ là vấn đề sử dụng con đường vào công việc hàng ngày. Cái dự định này sữ đi đến đâu?

Câu hỏi này, chỉ mình tôi có thể trả lời, và hành động là một câu trả lời cụ thể nhất. Nếu tôi hạ cánh thì Gô-lu-bi-ép cũng sẽ hạ cánh theo, và những người khác cũng vậy.

An toàn. Cánh bay là sát đất lướt trên những bụi rậm lơ thơ, và rồi bánh xe lăn trên đường nhựa cứng khô. Phía sau tôi, Gô-lu-bi-ép cũng hạ cánh thuận lợi.

Bây giờ có thể lại cho phép những xe cộ (mà những người bên trong còn há mồm vì kinh ngạc) đi qua và kiểm tra những vị trí đỗ; những con đường đi lui, đi tới. Đoàn tiền trạm đã tính toán kỹ để chọn đoạn đường này, bên cạnh có một bãi đất trống rộng rãi, có những ngôi nhà làm việc, một cánh rừng nhỏ để ngụy trang vị trí đỗ máy bay, và cả hơn chục chiếc tàu lượn to lớn bọn Đức đã bỏ lại trong cuộc rút lui. Đến chiều, bãi đất đã được sửa sang tốt giữa những đường hạ cất cánh: những cây cối cản trở được hạ xuống.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM