Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:13:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bầu trời chiến tranh  (Đọc 137272 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #120 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 09:56:10 am »

3

Con sóng khổng lồ của chiến tranh càng đẩy lui chúng tôi về hướng đông. Chúng tôi nằm trên một trong các trục tiến công chính của quân đội phát xít. Mọi người vẫn chiến đấu, tổn thất người và máy bay, không được bổ sung một máy bay mới nào

Đó là một mùa có những ngày dài nhất và những đêm ngắn nhất, áo bay ướt đẫm mồ hôi không bao giờ khô trên người; chúng tôi lăn ra vì mệt mỏi và cái nóng ban đêm làm chúng tôi khó ngủ. 

Sự việc thường xảy ra là: chúng tôi cất cánh từ sân bay này lại phải về hạ cánh ở một sân bay khác.

Chúng tôi lui về hướng nam. Lực lượng địch, sau khi chọc thủng phòng tuyến của chúng tôi gần Khác-cốp, đang tiến về Xta-lin-grát và Cu-ban.

Trong khu vực này, bọn Đức có hơn một nghìn chiếc máy bay, một số lớn là máy bay tiêm kích các kiểu Me- 109F và Me - 110F mới nhất.

Sân bay của chúng tôi vừa ở cạnh một xưởng máy. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã chuyển căn cứ: Chúng tôi có nhiều máy bay ở mặt đất, nhưng phần lớn không dùng được.

Không gian vang ầm không ngớt tiếng động cơ hàng dàn máy bay Gioong-ke và Mét-xe-smít.

Những người dân thường bỏ chạy thành đoàn, tản cư vội vàng về phía nam, về hướng các thành phố và thị trấn cô-dắc của vùng Cu-ban. Họ hy vọng mọi thứ ở phía bên kia sông Đông, quân đội ta cuối cùng sẽ tập hợp được lực lượng và giáng một đòn vào kẻ địch. Họ đều đánh giá ta không còn gì nhiều ở Dơ-nhi-ét và Đơ-nhi-ép.

Còn chúng tôi; chúng tôi cũng không thể chần chừ lâu ở đây: kẻ địch đã ở vùng phụ cận Rô-xtốp. Trung đoàn phải chuyển về một thị trấn cô-dắc nhỏ, trong khi các tốp máy bay Y-ắc và Mích, mà động cơ đã gần hết thời gian sử dụng, còn phải đi xa hơn nữa về hướng Xta-vrô-pôn để giao cho xưởng máy. Với các phi công có nhiệm vụ đưa các máy bay cũ về phía sau, cuộc nghỉ ngơi bắt đầu từ hôm nay. 

Phi đội Phi-ghi-sép cất cánh, tiếp sau là phi đội Cô-mốt-xa. Khi họ biến mất về phía chân trời, mọi người đều im lặng suy nghĩ. Chỉ còn lại trên sân bay hai tốp tám chiếc, của chúng tôi và của Cri-u-cốp. Trên toàn mặt trận phía nam, chỉ có không đầy một trăm máy bay ta chống với một nghìn máy bay Đức.

Ban đêm, bọn Đức đến ném bom sân bay, ít khi chúng để cho chúng tôi chợp mắt.

Vài ngày đã trời qua, không một tin tức về Phi-ghi-sép và Cô-mốt-xa. Sốt ruột, Vích-to Pê-tơ-rô-vích quyết định tự mình ra đi theo dấu vết của họ. ông vừa ra đi buổi chiều, thì sáng hôm sau, người ta báo cho chúng tôi là ông đã ở bệnh viện: tại một địa điểm nghỉ giữa đường, ông bị gãy một tay khi cất cánh trên một chiếc U - 2.

Rồi chúng tôi được biết thêm I-va-nốp sẽ không trở về trung đoàn nữa. Mỗi người đều nhận thấy hơn bao giờ hết, đó là người chỉ huy xuất sắc của tất cả chúng tôi. 
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #121 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 09:57:24 am »

Một buổi sáng, trước khi giao nhiệm vụ chiến đấu, đồng chí tham mưu trưởng tập họp chúng tôi lại và đọc quyết định bổ nhiệm thiếu tá Crai-ép làm chỉ huy trung đoàn tiêm kích Cận vệ.

Riêng với tôi, cái tin này làm tôi rất đỗi ngạc nhiên? Crai-ép không có uy tín trong các phi công. Do khả năng nghề nghiệp và quá trình đào tạo hàng không, anh rõ ràng chưa xứng đáng giữ một vị trí cao như vậy. Mặt khác, anh lại nắm qưyền chỉ huy giữa lúc tình hình hết sức gay go đối với chúng tôi.

Còn anh có lẽ cũng cảm thấy những khó khăn đang chờ đợi mình... Trung đoàn chỉ còn tất cả mười lăm phi công và ngần ấy chiếc Y-ắc, gặp mọi thiếu thốn trong khi chiến đấu.

Thẳng thắn mà nói, mối quan hệ cá nhân giữa tôi và Crai-ép cũng làm tôi băn khoăn. Tôi cảm thấy ngay tình hình không thân thiện trong buổi tập họp đầu tiên.

Nhìn về phía tôi; anh nói: 

- Vậy là từ hôm nay, tôi là chỉ huy của các đồng chí. Tôi sẽ sửa cho các đồng chí những thói quen tiếp thụ trong thời kỳ I-va-nốp.

Lời nói của anh xúc phạm tôi.

- Sao lại nói như vậy về I-va-nốp? - Tôi lên tiếng, vì không giữ được tự chủ - Đồng chí ấy biết chỉ huy, và với đồng chí ấy, chúng ta đã trở thành một trung đoàn Cận vệ. 

Crai-ép không dám lại sự phản ứng đỏ. Nhưng biết mắng mình~đã quá lời, anh tiếp tục nói chuyện với chúng tôi bằng một giọng khác.

Khi vừa giải tán, bè bạn trách tôi:

- Sao cậu lại chọc tức ông ấy làm gì

- Giờ thì cậu phải cẩn thận. 

- Mình không chịu được sự bất công.

- Không gì tệ bằng một chiếc chổi mới..., ai chẳng biết.

- Không phải vấn đề ở chỗ đó. Phỉ báng I-va-nốp, ông ta đã xúc phạm tất cả chúng ta. Vì sao thế?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #122 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 09:58:15 am »

4

Lửa đã cháy trên đất Cu-ban. Trên miền đất có những con đường Grô-dơ-ni, Mai-cốp, Ba-cu, Xốt-si chạy qua, bọn Hít-le đã tung vào một lực lượng lớn quân đội và trang bị. Chúng đem chín chiếc xe tăng để chọi với một chiếc của ta, và mười máy bay để chọi với một máy bay ta.

Bọn phát xít bám sát gót chúng tôi, và chúng tôi phải luôn luôn di chuyển sân bay.

Hôm nay chúng tôi lại di chuyển xa hơn nữa về hướng nam. Ở căn cứ mới, đã trông thấy những ngọn núi Cô-ca-dơ. Mặt trận có vẻ đã khá xa, dường như cho phép chúng tôi có thể được hưởng chút ít yên tĩnh vào ban đêm. Nhưng không có vấn đề nghỉ ngơi. Chúng tôi vừa mới hạ cánh, lăn máy bay đến ụ trú ẩn đã thấy xuất hiện trên bầu trời một tốp chín chiếc Gioong-ke.

Một trung đoàn tiêm kích đánh chặn bố trí không xa chỗ chúng tôi. Chúng tôi có thể trông chờ sự giúp đỡ cần thiết của các bạn vì chúng tôi không còn nhiều xăng dầu; đạn dược cũng đã cạn sau các nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng các phi công cận vệ không thể trốn trong bụi rậm khi các máy bay ném bom địch bay trên thành phố.

Bọn Đức không chờ đợi sự xuất hiện của chúng tôi; đinh ninh rằng chúng ngự trị như những ông cha trên khu vực mà không bị trừng trị. Bằng các cuộc công kích táo bạo, chúng tôi đã phá tan đội hình địch, buộc chúng phải vứt bom lung tung. Chúng tôi trở về sân bay, dầu xăng, đạn dược gần hết.

Trung đoàn trưởng cùng với cơ quan tham mưu đến bằng xe tải, hoan nghênh tinh thần chủ động của chúng tôi. Trong khi chúng tôi trò chuyện bên đoàn xe, thì một cụ già chăn gia súc lại gần tò mò ngắm nhìn chúng tôi Một người hỏi cụ với điệu nghiêm khắc nhà binh, rằng cụ làm gì ở đây. Cụ già lo lắng vì đã bỏ mất đàn gia súc, vẫn không chịu đi ngay. Cụ mạnh bạo lên và bỏ chiếc mũ rơm che mái đầu bạc, rồi nói:

- Có phải các cháu sẽ ngăn chặn bọn vô đạo trên bầu trời?

Chúng tôi tò mò nhìn cụ:

- Bố nói gì thế? Chúng thường bay đến đây luôn ư?

- Chứ còn gì? Không thể sống được với chúng, quân khốn kiếp. Sáng nào chúng cũng tiêu hủy và đốt cháy thành phố bằng bom đạn. 

- Sáng nào cũng vậy ư? 

- Đúng, không sai, cháu ạ. 

Nếu cụ già có óc quan sát, cụ có thể biết ngay qua thái độ chúng tôi và qua số lượng máy bay trên sân bay, chúng tôi đã mệt mỏi đến chừng nào, và chúng tôi không còn đủ sức để “ngăn chặn trên bầu trời”. Nhưng cụ đã quá nhiêu tuổi, để có thể tự mình hiểu điều đó, còn chúng tôi cũng không có lý do gì để nói thẳng cho cụ hiểu tình hình hiện nay và làm mất đi niềm hy vọng được sống yên lành của cụ

- Được, bố ạ. Chúng ta sẽ dạy cho chúng nó cách sống - Phê-đô-rốp nói thay chúng tôi.

- Lạy chúa, lạy chúa: Các bạn thân yêu. Hay dạy cho chúng cách sống. Bởi vì các bạn thấy đấy, chúng nó đã đi đến tận đâu, bọn kẻ cướp!.

Cụ đội lại mũ và khập khiễng quay đi, đuổi theo đàn gia súc. Chúng tôi im lặng nhìn theo cụ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #123 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 09:59:08 am »

Thiểu tá Crai-ép ra khỏi căn hầm chỉ huy.

- Các đồng chí tranh luận gì vậy? - Anh hỏi.

- Cụ già kể lại: bọn Đức sáng nào cũng đánh vào thành phố. Có thể có lợi nếu ngày mai chặn đánh chúng từ lúc bình minh.

- Không phải nhiệm vụ của chúng ta. Các máy bay tiêm kích đánh chặn ở đây sẽ làm việc đó. Họ hiểu rõ trách nhiệm hơn chúng ta. Còn chúng ta, không phải chúng ta thiếu việc làm ở mặt trận.

Tôi đọc được trên nét mặt các bạn sự không đồng tình với quan điểm của người chỉ huy quá tự tin. Nếu bọn phát xít ngày nào chúng đến ném bom vào thành phố nhỏ này thì chúng ta cũng không có một phút yên tĩnh.

Sau đó, khi chúng tôi lên xe tải đi ăn tối ở nhà căng tin, tôi nói nhỏ với các chàng trai ở trong phi đội: “Chúng ta sẽ ngủ đêm ngoài sân bay”. Tôi có quyết định ấy trước hết vì sáng ngày mai chúng tôi không phải phụ thuộc vào xe để ra sân bay. Và còn một lý do nữa: nếu chúng tôi cùng đến với Crai-ép, chắc chắn anh ta sẽ không cho chúng tôi cất cánh chặn đánh bọn Gioong-ke. Mọi người đều đồng tình và cũng vui vẻ với ý nghĩ sẽ bất ngờ lao vào bọn máy bay ném bom địch.

Chúng tôi ngủ đêm trong cánh rừng cạnh sân bay. Trước bình minh, tôi đánh thức mọt người. Sau đó thống nhất: hai trong chúng tôi sẽ làm nhiệm vụ quan sát, còn ba người kia có thể tiếp tục chợp mắt dưới cánh máy bay.

Mặt trời mọc, không thể ngồi gò bó mãi trong máy bay, lưng mỏi nhừ, tôi nhảy xuống và để nguyên cả dù nằm dưới một cánh máy bay. 

- Chúng kia rồi! - Tsu-va-skin bất thần kêu lên.

Tôi nhảy vào buồng lái, mở máy và cất cánh - Bê-rê-giơ-nôi, Phê-dô-rốp, Véc-bít-xki và Na-u-men-cô theo sau.

Lên trời, tôi nhìn thấy một tốp chín chiếc Ju-88, có khoảng chục chiếc ME-110 hộ tống, đang bay về sân bay của trung đoàn tiêm kích đánh chặn và về thành phố. Phía sau còn thê đội hai với mười lăm chiếc ME-110. Thấy những chiếc Y-ắc cất cánh, bọn phát xít bay về hướng sân bay chúng tôi. Chúng tôi đánh ngay vào tốp cường kích đầu tiên, bọn đến gần mục tiêu nhất.

Các phi công, quên cả ưu thế số lượng của kẻ địch, chiến đấu không tiếc sức. Bom bọn phát xít vứt lung tung và những máy bay Đức bị hạ nổ tung ở mặt đất. Đợt tiến công bất thần và những lần tiếp cận dũng mãnh đã đem lại thắng lợi... Chúng tôi không để cho bọn Gioong-ke đến được thành phố và đuổi theo chúng khi còn có thể bắn.

Phê-đô-rốp, trong tốp bốn chiếc, chạm trán với thê đội hai máy bay địch ở vành ngoài sân bay. Vài chiếc Mét-xe đã tìm cách thọc được vào tới đó nhưng những trái bom của chúng đã rơi vào những ụ máy bay trống trơn. Còn các máy bay tiêm kích chúng tôi đã ngăn chặn đợt công kích của chúng.

Chúng tôi đã hạ năm máy bay địch. Chỉ có một chiếc của chúng tôi còn nằm ở dưới đất bị hư hại, “bị lột áo” bởi hơi bom.

Chúng tôi vừa đủ thời gian trở về sân bay và giấu máy bay vào ụ trú ẩn thì đã trông thấy hai chiếc ô tô nối đuôi nhau lăn đến sở chỉ huy. Chúng tôi nhận ra ngay chiếc xe gíp của trung đoàn trưởng. Nhưng còn ai đến trên chiếc xe M-1?

“Chắc chắn có chuyện phiền phức” - tôi nghĩ - Crai-ép sẽ lại làm rầm rĩ với tôi về chuyện không phục tùng...
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #124 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 10:00:03 am »

Tướng Sép-sen-cô, sư đoàn trưởng, chính ủy Mát-snhi-ép và thiếu tá Crai-ép đợi chúng tôi tại sở chỉ huy. Hình như thiếu tướng đến để cạo ai đấy cho rằng trung đoàn không có nhiệm vụ cất cánh để ngăn chặn bọn Gioong-ke. Thấy những chiếc Y-ắc trên trời, ông nghĩ đó là các máy bay của trung đoàn đánh chặn. Thấy những hố bom trên sân bay chúng tôi, ông xạc ngay Crai-ép...

- Vậy là, các anh đến đây để nghỉ ngơi chăng?

Toàn đội chúng tôi tập hợp thẳng hàng trước các cấp chỉ huy. Tôi báo cáo với trung đoàn trưởng lần xuất kích và số máy bay địch bị hạ. 

- Đồng chí xem, thưa đồng chí thiếu tướng, chính người của chúng tôi đã chiến đấu - Crai-ép thốt lên sung sướng - Chúng tôi chứ không phải những máy bay tiêm kích đánh chặn. Họ đã không kịp cất cánh.

Ít lâu sau đó, tại sân bay, chúng tôi nhận được điện thoại của tư lệnh tập đoàn quân, tướng Véc-si-nhin. Ông chỉ thị khen thưởng tất cả những người có thành tích trong chuyến xuất kích đó. 

Mấy ngày sau, các máy bay địch không xuất hiện ở khu vực xung quanh sân bay chúng tôi.

Chúng tôi đã bảo đảm được gần một tuần lễ tương đối yên tĩnh. Nhưng mặt trận tiếp tục di chuyển về hướng đông và chúng tôi cũng phải tìm một sân bay mới. Bây giờ thì các phi công, ngay trong lúc chuyển sân, cũng không chịu rời các thợ máy. Vì thế, các anh thợ máy đành phải ngồi sau tấm tựa bằng thép của ghế ngồi và buộc phải thu mình, hai cẳng chân gập lại. Những làm chuyến chuyển sân như vậy đến địa điềm mới còn tốt hơn là ngồi trên chiếc xe tải có thể chết máy trên đọc đường.

Lại một lần nữa, một thị trấn cô-dắc mới đón chúng tôi trên đường lui quân. Sân bay trải dài đến tận đường sắt. Từ lần hạ cánh đầu tiên, cái chòi canh nhỏ màu trắng, đỏm dáng của người bẻ ghi lưu mãi trong óc tôi

Những trận đánh kịch liệt vẫn tiếp diễn. Chúng tôi bay làm nhiệm vụ công kích những đoàn quân địch trong các khu vực Xan-xcơ, Ti-khô-rét-xcai-a và các bến vượt ở Ma-nít. Trên các con đường phía đông Xan-xcơ, từ sáng đến chiều bốc lên từng đám bụi mù xam xám của xe tăng, xe tải Đức đang tiến về sông Vôn-ga. Xa xa, sừng sững những ngọn núi của dải Cô-ca-dơ. Lùi xa mãi ư? Không thể được! .

Không một ai trọng bọn chúng tôi tính được số lần nhiệm vụ chiến đấu đã tiến hành trong hai mươi bốn giờ đồng hồ. Mỗi người lo lắng trước hết là không để mất máy bay vì chẳng ai cho mình một chiếc khác và cũng chẳng ai muốn nằm chơi không có máy bay.

Các phi công trong phi đội chúng tôi cất cánh nhiều, họ đều rất mỏi mệt. Khi nhìn những chàng trai U-cra-i-na như Bê-rê-giơ-nôi và Véc-bít-xki, những chàng trai người Nga như Phê-đô-rốp, I-xcrin, Mốt-sa-lốp và Cô-dơ-lốp, ta thấy xúc động vì những bộ quân phục đã cũ, bạc mầu, những khuôn mặt gầy gò, đen xạm vì nắng, bụi. Phải, họ nhìn thấy những nỗi gay go trong những ngày chua xót của cuộc lui quân. Và ai biết còn những thử thách gì đang chờ đợi họ?.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #125 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 10:00:43 am »

Nhi-cô-lai Ô-xtơ-rốp-xki là một chàng trai mảnh dẻ mười tám tuổi, có tinh thần dũng cảm mà tôi đặc biệt ưa thích. Vừa từ nhà trường tới, cậu ta đã tỏ rõ tài nghệ. Cậu ta lao vào trận đánh với một cái đà không ai ngăn nổi, chiến đấu anh dũng mà không thiếu suy tính.

Thời gian gần đây, vẻ mặt cậu ta bỗng âm thầm. Tôi tìm hiểu vì sao có sự thay đổi đó. Ô-xtơ-rốp-xki kiên trì chờ đợi mãi một lá thư trả lời, mặc dù cái làng quê hương anh ở quanh vùng Mát-xcơ-va đã được giải phóng khỏi tay bọn phát xít từ nhiều tháng trời rồi. Chúng tôi hiểu rõ tình cảm của người phi công trẻ và tìm mọi cách để an ủi, động viên anh.

Khi tôi nhìn chàng trai cường tráng Xa-sa Mốt-sa-lốp với mái tóc vàng hung hung, tôi lại nhớ một người trùng tên đã mất tích hồi đầu chiến tranh. Tôi giữ mãi kỷ niệm về lần xuất kích với anh, lần cuối chúng tôi cùng làm nhiệm vụ cường kích bên kia sông Đơ-nhi-ét. Trên mục tiêu, máy bay anh bị trúng đạn cao xạ địch và anh quyết định quay về.

Nhưng còn cách con sông vài ki-lô-mét, dòng sông chính là phòng tuyến của mặt trận, thì động cơ ngừng làm việc và anh phải hạ cánh bắt buộc xuống một cánh đồng. Tôi thấy anh đi quanh máy bay và nhìn lên trời. Tôi quyết định hạ cánh ở gần anh để anh leo lên buồng lái rồi cất cánh. Nhưng hạ vào đâu? Vào giữa ruộng lúa mì thì nguy hiểm: những bông lúa mì có thể làm tắc ống thoát khí, động cơ quá nóng sẽ chết máy. Cũng có thể sẽ đâm vào một cái hố.

Sau khi lượn một lúc, tôi phát hiện một cánh rừng thưa thuận tiện. Trong khi đó, Mốt-sa-lốp đã đi đến một con đường dẫn đến một làng. Khi tôi bắt đầu hạ thấp độ cao để xuống, anh ra hiệu cho tôi đừng hạ cánh và bay về hướng đông. Sau khi xác minh chắc chắn rằng xóm làng anh đang đi đến do bộ đội ta chiếm đóng, tôi bay về sân bay.

Nhưng Mốt-sa-lốp không trở về đơn vị. Cái gì đã xảy ra với anh và bây giờ anh ở đâu, tôi không hiểu rõ. Tôi mãi mãi tự trách mình không hạ cánh để cứu anh lên.

Hai A-lếch-xan Mốt-sa-lốp... Nhìn người này lại nhớ đến người kia, và tôi xét lại hoàn cảnh, tôi xây dựng các giả thuyết mà không tìm được câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi vẫn dày vò mình.  

Sự việc vừa xảy đến với Pa-xkê-i-ép cũng gây cho tôi nhiều lo âu. Trong một trận đánh, cậu ta đã nhảy dù từ chiếc máy bay đang bốc lửa. Chúng tôi còn nhớ lại lần ấy, cái ngày mà máy bay Gioong-ke tập kích vào sân bay Bi-en-xư, Pa-xkê-i-ép mất tinh thần, nhảy xuống con ngòi dầm mình, nước đến cổ. Bạn bè chế giễu cậu ta.

Nhưng “căn bệnh” của Pa-xkê-i-ép đã qua lâu rồi. Cậu ta đã nhiều lần bay đi trinh sát và đã nhiều lần đánh thắng. Trong trận đọ sức cuối cùng với kẻ địch, cậu ta đã chiến đấu rất dũng cảm.

Pa-xkê-i-ép được các nông trang viên cứu và đưa về sân bay. Bị bỏng nặng, cậu ta không hề rên một tiếng, chỉ nằm yên trong thùng xe tải. Rồi cậu ta được đưa ngay tới bệnh viện.  

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #126 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 10:01:48 am »

Phải, những người lái trẻ đã quen dần với chiến tranh, đã được tôi luyện trong lò lửa chiến tranh và chiến đấu không tiếc sức mình. Nhưng trường hợp Pa-xkê-i-ép đưa luồng suy nghĩ của tôi đến một hướng khác: nếu các phi công trẻ tiếp tục bay với một cường độ quá sức như vậy thì chúng tôi sẽ mất họ dần dần. Lao lực thái quá làm cùn sức chú ý, làm sai lệch những phản xạ trong những tình huống thay đổi của tình hình trên không.

Và tôi lại nghĩ: vì sao không cho các phi công già dặn đã đưa máy bay đến xưởng máy nhanh chóng trở về trung đoàn? Đã tới lúc họ cần trở về để thay thế các anh em trẻ không còn biết đến sự nghỉ ngơi

Tôi nói điều đó với sư đoàn trưởng. Lạ lùng hơn tôi tưởng, đồng chí đồng ý ngay và giao cho tôi nhiệm vụ đi tìm gặp phi đội Phi-ghi-sép cùng tốp bay Cô-mốt-xa. Tôi cố tự kiềm chế để không phản đối, và đến ngày ấn định, sau những chuyến bay chiến đấu, tôi lên đường vào cuộc viễn chinh xa xôi này. Trong khi tôi ra chiếc U-2 mà cơ quan tham mưu sư đoàn trao cho để sử dụng, người ta còn trao thêm cho tôi hàng chục việc.

Người đầu tiên tiến công tôi là Va-len-ti-na. 

- Anh đi đến đó... tìm người của chúng ta ư? - Chị hỏi với một giọng run rẩy vì cảm động.

- Đúng, mình đi đến đấy. Nhưng không biết có tìm thấy họ không?

- Anh sẽ tìm thấy họ. Một đồng chí thợ máy hôm qua đã từ đó đến: Họ có ở đấy.

- Hôm qua và hôm nay là hai ngày. Nói gì với chàng, cô Va-li-a nhỏ bé của tôi? 

- Mong anh ấy trở về trung đoàn. 

- Một việc. Rõ!

- Anh ấy không kịp mang theo một tấm áo lót để thay. Nếu anh có thể mang hộ em một gói nhỏ... Em chạy và mang đến đây cho anh. 

- Những cái đó hậu phương đều có, đừng lo. Anh ấy sẽ mua một chiếc, Va-len-ti-na ạ. Vả lại, đáng lẽ gửi bích quy, hãy gửi cho chàng một cái hôn. Tôi sẵn sàng đưa đến tận địa chỉ.

Va-len-ti-na như người mất hồn từ khi hai người xa nhau. Còn tôi, tôi cố gắng làm cô vui bằng những câu đùa vui hơi quá trớn.

Mấy phút sau, chiếc U-2 đưa tôi đến Xta-vrô-pôn. Nhưng lần này, không phải tôi bay ở buồng trước mà ở khoang sau, khoang của hành khách.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #127 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 10:03:53 am »

5

Bay sát mặt đất và lợi dụng các thung lũng để che giầu, cố không cho vài chiếc Mét-xe đi săn lẻ phát hiện, chúng tôi sắp kết thúc cuộc hành trình. Tôi nhìn xuống dưới, cảnh giác khi thấy các hầm hào đầy quân lính và đại bác chĩa vào thành phố.

Thành phố đang cháy. Vòng qua phía nam thành phó, chúng tôi gặp sân bay. Không thấy gì ngoài một chiếc Mích khốn khổ sơn màu vàng và cái khung đen xì của mấy chiếc xe tải bị cháy. Hạ cánh thì cũng nguy hiểm, nhưng không làm khác được, nếu muốn biết tốp Phi-ghi-sép bay đi đâu

Đồng chí phi công đầu óc căng thẳng, hạ cánh lệch. Một tiếng gãy, máy bay nặng nề đập vào đất rồi gục xuống cánh phải. Nhảy xuống đất, chúng tôi quan sát ngay sự thiệt hại. Chiếc bù-loong chốt càng giá bánh đã bị gãy.

- Làm thế nào để bay tiếp? - Anh phi công nói, hai tay ôm đầu.

- Đừng mặt tinh thần. Có thể chúng ta sẽ tìm thấy các đồng chí thợ máy. 

Nhưng không gặp một ai. Và tôi tự nhủ sao lại không thử nổ máy chiếc máy bay tiêm kích bị bỏ lại ở đây nhi? Vừa ngồi vào buồng lái, tôi đã thấy anh phi công U-2 chạy đến, vung hai tay, vẻ khẩn trương. Tôi đành phải xuống và đi lại gặp anh.

- Phải chuồn thật nhanh. Bọn Đức đã ở trong thành phố.

- Chúng ta phải làm gì? - Tôi' hỏi. .

- Chữa ngay chiếc U-2. Hãy bỏ đống sắt này đi.

Chúng tôi tìm mấy chiếc thùng, dùng nó làm vai đỡ chiếc cánh U-2 rồi bắt tay vào công việc. Chúng tôi cũng tìm được một mẩu dây thép to để xâu qua lỗ thay chiếc bù-loong và xoắn dây xiết chặt lại, xong việc thì trời đã sập tối. 

- Kiểm tra cánh quạt - Anh phi công vừa nói, vừa vội vàng leo lên buồng lái, .

Nhưng chiếc Mích vẫn không rời khỏi đầu óc tôi.

- Chờ một chút, tôi đi thiêu nó rồi ta đi ngay.

Tôi định bắn một phát súng ngắn làm thủng thùng  xăng rồi ném một que diêm cháy vào tia xăng phun ra. Anh bạn đồng hành thỏa. thuận chờ đợi.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #128 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 10:04:08 am »

Trong khi chạy lại chiếc Mích, bất thần tôi cảm thấy luyến tiếc phải bắn bỏ nó. Có thể máy bay còn tốt và ta có thể bay được? Tôi kiểm tra tất cả: nước, xăng, khí để mở máy, các hòm ắc-quy. Không? không có lý để phá hủy một chiếc máy bay còn như vậy.

Tôi quay lại và nói với anh phi công lái U-2:

- Tôi sẽ mở máy. Nếu tôi cất cánh được, sẽ làm một vòng rồi lắc cánh. Bấy giờ cậu cũng rời đất.

Không biết lúc ấy anh nghĩ gì tôi không hiểu, nhưng anh đồng ý. 

Lên trên không, tôi nhận thấy càng giá bánh không thu lại được. Bay như vậy khá nguy hiểm. Động cơ bị nóng có thể chết máy, lúc ấy sẽ khó mà chọn được chỗ hạ cánh vì trời sắp tối. Tôi quyết hạ cánh và đốt máy bay.

Nhưng khi tôi vừa kéo bằng định hạ cánh thì nhìn thấy chiếc U-2 rời đất. Chỉ còn có cách quay lại, bay về sân bay chúng tôi; mặc dù động cơ có bị quá nóng. Chỉ ở đấy tôi mới có thể hạ cánh thuận lợi. 

Tôi nhớ ngay đến cái chòi canh của người bẻ ghi. Để chạm đất đúng chữ T trong đêm tối, phải dựa vào cái điểm chuẩn này. Tôi siết chặt dây đai an toàn đề phòng bị bắn ra ngoài nếu tôi hạ cánh chệch.

Men theo đường sắt, tôi đến nhà ga đã chìm trong đêm tối. Nhưng tôi nhận ra ngay chiếc chòi canh màu trắng. Tôi tiến vào hạ cánh. Quan sát viên bắn một pháo hiệu xanh: cho phép hạ cánh. Tôi kéo bằng. Tôi đã vượt qua chòi canh. Chiếc pháo hiệu thứ hai vọt lên... màu đỏ: Nhưng tôi đã sắp tiếp đất và không thể bay lại. Một tiếng va nhẹ và máy bay lăn. Lại một pháo hiệu mới không cho phép, báo hiệu một mối nguy hiểm đang ở phía trước. Tôi phanh gấp. Máy bay chạy ngoằn ngoèo, chỉ muốn lật nghiêng. 

Trong ánh đèn pha, tôi thấy ngay trước mặt một chiếc máy bay tiêm kích. Lại phanh gấp. Máy bay dừng lại mũi sát mũi với một chiếc I.16. Như vậy là thế nào? Trên sân bay lúc tôi đi, không hề có một chiếc I.16.

Nhiều đồng chí thợ máy không quen biết, hốt hoảng chạy đến. Tôi hỏi ở đâu ra chiếc I.16 này thì được biết trong lúc tôi vắng mặt, trung đoàn của Mác-kê-lốp ở gần thành phố mà tôi vừa đến, đã di chuyển đến chỗ chúng tôi. Các đồng chí phi công này cho biết tin bọn Đức ngày hôm trước đã chiếm thành phố đó.

Thấy tôi xuất hiện ở nhà căng tin của trung đoàn, mọi người rất đỗi ngạc nhiên. Chửng tôi đã bị coi như là mất tích... Những câu hỏi như mưa rào: 

- Đồng chí trở về bằng phương tiện gì?.

- Trên một chiếc Mích. 

- Của trung đoàn ư? 

- Thế còn người của ta đâu?

- Mình không biết gì cả. Mình đã vượt mọi nỗi khổ cực trên đời này để ra khỏi nơi ấy.

Tôi rất hài lòng đã cứu được chiếc máy bay này trước mũi bọn Hít-le. Chiếc U-2 hạ cánh sau đó một giờ. Anh phi công kể lại, trong khi chờ tín hiệu của tôi, anh đã phát hiện một tốp mô tô tuần tiễu Đức từ rừng đi vào. Chính vì thế anh đã cất cánh để báo cho tôi đừng hạ nữa.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #129 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 10:04:14 am »

Hai ngày sau, chúng tôi lại bắt buộc phải di chuyển: Chúng tôi đã hạ cánh không xa điểm cuối của một tuyến đường sắt.

Xa hơn về hướng đông. các làng xóm khá rải rác. Con đường đi Ba-cu càng ở xa hơn nữa.

Trong vòng một năm trời, chúng tôi đã phải lùi đến tận bờ của một miền biển khác. Thật là đau đớn, chua xót khi nghĩ đến chuyện đó. Và nhất là còn nhiều điều chúng tôi không hiểu nổi. Tại sao bộ đội ta tiếp tục rút lui về phía đông? Tại sao chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu trên các máy bay cũ kỹ? Khi nào thì các trung đoàn mới được trang bị các phương tiện hiện đại, đến cứu viện?.

Trong thời gian di chuyển, tôi lại gặp một tình huống khó xử. Một mình tôi phải chuyển đi hai máy bay vì chúng tôi không dư một phi công nào. Sau khi chuyển một chiếc Y-ắc đến sân bay mới, tôi trở về trên chiếc U 2 đi tìm chiếc Mích mà tôi đã cứu được trong tay bọn Đức. Đồng chí thợ máy đã ngủ đêm bên cạnh máy bay, qua hai mươi bốn giờ chưa ăn một miếng bánh, đón tôi mệt mỏi và đói khát.

Nhìn theo chiếc U-2 lại cất cánh, Tsu-va-skin thở dài và âu sầu nói: 

- Để làm gì, thưa đồng chí đại úy, đồng chí đã nhét vào tay chúng ta, đồng chí và tôi, cái vỏ thép nhọ nhem này.

- À cậu không thích chiếc máy bay này phải không?

- Nhưng làm sao chúng ta mở máy được? 

- Khó thế ư?

- Không làm sao bơm khí nén vào để mở máy được. 

- Vì sao thế.

- Phải hỏi các nhà thiết kế, đồng chí đại úy ạ. Xe mở máy của chiếc Y-ắc không phù hợp với chiếc Mích.

- Như vậy là mỗi nhả thiết kế chỉ làm việc ở trong đầu không băn khoăn gì đến chuyện nó sẽ ra sao trong thực tiễn.

- Đúng như vậy.

Chúng tôi thực sự đứng trước ngõ cụt: làm thế nào bơm được khí vào máy bay để mở máy? Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm được cách xoay xở, bằng quay cánh quạt. Tsu-va-skin lên ngồi sau lưng ghế bọc thép, và chúng tôi cất cánh, hân hoan vì chiến công nhỏ của mình: không phải để lại chiếc Mích trên sân bay mà kẻ địch sắp chiếm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM