Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:13:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng văn hoá liệt truyện - Tập 2  (Đọc 56691 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #90 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:35:26 pm »


0 giờ 20 phút ngày 13 tháng 9, xe hơi của Lâm Bưu xông vào sân bay Sơn Hải quan, nhanh chóng dừng lại bên cạnh máy bay. Máy bay số 256 vẫn chưa khởi động. Người phụ trách sân bay Sơn Hải Quan, gọi điện thoại xin ý kiến Lý Tác Bằng, máy bay bị ép buộc phải cất cánh thì làm thế nào? Lý Tác Bằng không dùng bất cứ biện pháp gì để ngăn cản máy bay cất cánh, mà lại thoái thác: “Có thể trực tiếp báo cáo với Thủ tướng”.

0 giờ 22 phút ngày 13, Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Lưu Bái Phong hấp tấp lên máy bay. Họ không những không kịp thông báo cho Trình Hồng Trân và “phi tử” Lệ Đế chỉ ở cách gang tấc trong sân bay. Đến nhân viên tổ lái cũng không đủ, đã ra lệnh cho máy bay khởi động ra đường băng. Lúc này, người phụ trách sân bay báo cáo với Lý Tác Bằng: “Máy bay đã bị ép buộc chạy ra đường băng”. Lý Tác Bằng hỏi: “Máy bay đến đâu rồi”. Đáp: “Sắp đến đường băng rồi”. Lý Tác Bằng nói: “Cứ như vậy”. Cứ như vậy, máy bay số 256, vọt lên bầu trời đen kịt bay đi.

Chiếc máy bay E-bớt số 256 của Lâm Bưu sau khi cất cánh từ sân bay Sơn Hải quan, bay theo hướng Tây về miền Tây Nội Mông Cổ.

“Lâm Bưu đáp máy bay chạy rồi!” Trưởng ban cảnh vệ Bắc Đới Hà báo cáo với Bắc Kinh. Đó là lúc 0 giờ 32 phút ngày 13 tháng 9.

“Máy bay của Lâm Bưu bay về hướng Bắc!” Phòng chỉ huy điều độ Bộ Tư lệnh Không quân báo cáo với Chu Ân Lai.

Chu Ân Lai quyết đoán ra lệnh:

Mệnh lệnh: Lập tức đóng cửa các sân bay trong cả nước, tất cả các máy bay ngừng bay. Mở toàn bộ hệ thống ra đa giám sát bầu trời. Chu Ân Lai.

Ra-đa của Phòng chỉ huy điều độ Bộ Tư lệnh Không quân theo dõi chặt chẽ dấu vết máy bay của Lâm Bưu thường xuyên báo cáo với Chu Ân Lai về phương vị và góc độ máy bay.

“Dùng vô tuyến điện gọi máy bay 256, họ có nghe thấy không?” Chu Ân Lai hỏi.

“Có thể nghe thấy”. Nhân viên điều độ đáp.

“Tôi muốn nói chuyện với Phan Cảnh Dần (người lái máy bay). Đề nghị tiếp cho tôi”. Chu Ân Lai nói.

“Anh ta lái máy bay, nhưng không trả lời”.

“Vậy đề nghị đồng chí gọi cho máy bay 256, mong họ bay trở về, hạ cánh ở sân bay Đông Giao hay sân bay Tây Giao Bắc Kinh cũng được, tôi Chu Ân Lai sẽ đến sân bay đón”.

Chu Ân Lai thực hiện những cố gắng cuối cùng.

“Anh ta không trả lời”. Nhân viên điều độ báo cáo với Chu Ân Lai.

Máy bay có một động tác rất quỷ quyệt, trên bầu trời phía Tây Nội Mông Cổ đột ngột đổi hướng bay thẳng về hướng Bắc.

“Máy bay đã vượt biên giới, tiến vào Mông Cổ, và biến mất trên màn huỳnh quang”. Nhân viên điều độ báo cáo, đó là lúc 1 giờ 50 phút sáng ngày 13 tháng 9.

Chu Ân Lai lập tức lên xe hơi đến nơi ở của Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải.

“Bộ đội Không quân thỉnh thị là có chặn chuyên cơ của Lâm Bưu không?”

Mao Trạch Đông đi lại trong phòng, chậm rãi nói: “Không thể ngăn chặn: Trời sắp mưa, cô dâu sắp cưới, chẳng có cách nào đâu”.

3 giờ 15 phút sáng, Phòng chỉ huy điều độ Bộ Tư lệnh Không quân báo cáo với Chu Ân Lai: “Ra-đa đã sục sạo, phát hiện thấy một máy bay trực thăng cất cánh từ ngoại ô phía tây Bắc Kinh!”.

Chu Ân Lai lập tức hạ lệnh, cho máy bay chiến đấu chặn ở biên giới, không để cho chiếc máy bay này vượt biên giới!

Thư ký của ông cầm điện thoại bảo mật, gọi cho Tư lệnh Không quân Bắc Kinh: “Tôi là thư ký của Bộ Chính trị, truyền đạt mệnh lệnh của Chu Thủ tướng cho đồng chí, một chiếc máy bay trực thăng cất cánh từ Sa Hà, Không quân Bắc Kinh nhất định phải chặn cho được chiếc máy bay này, không để cho nó chạy thoát. Có tình hình gì phải lập tức báo cáo ngay cho Trung ương”.

Trong phút chốc, máy bay tiêm kích của Không quân Bắc Kinh đã cất cánh bay vút vào không trung, phong tỏa toàn bộ biên giới Trung Quốc - Mông Cổ, máy trực thăng có tốc độ chậm nhất định không thể nào chạy thoát được.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #91 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:35:56 pm »


Trên chiếc máy bay trực thăng này có ba người là thân tín của Lâm Bưu, Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã và Lý Vĩ Tín. 1 giờ sáng ngày 13 tháng 9, Chu Vũ Trì nhận được thông báo Lâm Lập Quả đã hốt hoảng bỏ chạy, liền báo cho đồng bọn là Giang Đằng Giao, Vương Phi, Lỗ Mân... thiêu hủy ngay danh sách những người chạy về phía Nam và biên bản Hội nghị. Bản thân Giang đăng Giao cùng Vu Tân Dã và Lý Vĩ Tín lấy cớ là có nhiệm vụ đặc biệt, chui vào sân bay Sa Hà ở Bắc Kinh, cướp một chiếc máy bay trực thăng “Trực - 5” số 3685, đem theo rất nhiều văn kiện cơ mật và đô-la Mỹ mà Lâm Bưu và đồng bọn đánh cắp được, cất cánh bay về phía Bắc lúc 3 giờ 15 phút. Chu Vũ Trì chĩa súng vào người lái máy bay Trần Tu Văn cưỡng bức anh phải bay đến U-lan-ba-to. Trần Tu Văn phát hiện thấy âm mưu phản quốc chạy trốn của chúng, lợi dụng tình hình chúng hốt hoảng không hiểu địa hình, anh đã cho máy bay lượn vòng, cuối cùng lại cho máy bay bay về ngoại ô Bắc Kinh, đến 6 giờ 47 phút sáng, máy bay hạ cánh xuống địa phận huyện Hoài Nhu Bắc Kinh. Chu Vũ Trì cảm thấy ngày tàn đã đến liền rút súng giết hại Trần Tu Văn. Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã và Lý Vĩ Tín trèo ra khỏi khoang máy bay, chẳng phân biệt đông tây tháo chạy bạt mạng. Các chiến sĩ giải phóng quân và dân quân, xã viên dồn chúng vào một mảnh ruộng. Chu Vũ Trì nói một cách tuyệt vọng: “Xem ra không thể đi được nữa rồi, hôm nay chúng ta sẽ chết ở đây thôi”. Anh ta nói với đồng bọn đã hết hồn hết vía: “Có hai cách chết, nếu các anh sợ, thì tôi sẽ bắn các anh chết trước, rồi tôi sẽ tự bắn mình. Nếu các anh không sợ, thì chúng ta cùng tự chết”. Về sau ba người bàn định, Chu Vũ Trì sẽ hô một tiếng rồi cùng tự sát. Thế là ba kẻ chạy trốn nằm xuống đất, tự cầm súng dí vào huyệt thái dương của mình. Chu Vũ Trì hô: “Một, hai, ba!” Pằng, pằng, hai tiếng súng nổ Chu Vũ Trì và Vu Tân Dã đã chết ngay. Lý Vĩ Tín sợ chết, ở phút chót miệng súng đã chếch lên trời nổ một tiếng. Anh ta bị bắt, cũng vì thế mà đã có thêm một nhân chứng sống.

Ở Đại sảnh phía đông Đại lễ đường Nhân dân, Chu Ân Lai đã một ngày một đêm không nghỉ ngơi. Nhân viên phục vụ trực ban và thư ký khuyên ông tạm nghỉ một chút, Nhưng Chu Ân Lai nói: “Bây giờ làm sao mà nghỉ được?”.

Ngày 13, ngay từ sáng sớm cho đến ba bốn giờ chiều, Chu Ân Lai đích thân gọi điện thoại đến từng người phụ trách chủ yếu ở các Đại quân khu và 29 tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trong cả nước thăm hỏi và bố trí nhiệm vụ và thường xuyên báo cáo tình hình với Mao Trạch Đông.

Để đề phòng khả năng bất trắc, Chu Ân Lai khuyên Mao Trạch Đông rời Trung Nam Hải đến Đại lễ đường Nhân dân, Mao Trạch Đông không bằng lòng lắm, nhưng cuối cùng vẫn nghe lời khuyên của mọi người chuyển đến ở phòng Bắc Kinh trong Đại lễ đường Nhân dân.

Sau khi Lâm Bưu đáp máy bay vượt qua biên giới đã xảy ra chuyện gì. Sẽ hạ cánh ở đâu. Đây là một dấu hỏi lớn bao hàm rất nhiều nhân tố chưa biết.

Các ủy viên trong Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận được thông báo khẩn cấp, đã dồn dập đến Đại lễ đường Nhân dân dự họp. Chu Ân Lai chủ trì cuộc họp, đầu tiên ông tuyên bố Mao Trạch Đông đã về đến Bắc Kinh vào chiều ngày 12. Tiếp đó, ông kể lại sự biến đột ngột xảy ra trong đêm: Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, đã đáp máy bay E-bớt hốt hoảng bỏ chạy, nay đã ra khỏi biên giới, bay về hướng Bắc. Ông cũng thông báo đã dùng một loạt biện pháp và chuẩn bị ứng biến để đảm bảo sự an toàn của đất nước.

“Bốn đại kim cương” Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác bằng, Khâu Hội Tác nghe tin này như tiếng sét đánh trên đầu, mồ hôi vã ra như tắm, mặt cắt không một giọt máu.

Chuyên cơ của Lâm Bưu đã hạ cánh ở đâu? Nào ai biết được.

Trưa ngày 14 tháng 9, sau hơn 50 tiếng đồng hồ tập trung hết tinh lực để sắp xếp và xử lý các sự vụ của “sự kiện 13 tháng 9”, Chu Ân Lai mới được nằm nghỉ. “Chẳng kể sóng gió dữ dằn, mà vẫn như dạo bước an nhàn trong sân”. Chu Ân Lai, một con người túc trí đa mưu, trải qua biết bao nhiêu thử thách gay go mà lần nào cũng vượt qua được những bãi đá ngầm để đi tới bến bờ thắng lợi, lúc này mới được chợp mắt.

2 giờ chiều, tiếng chuông điện thoại lại reo “Tôi ở Bộ Ngoại giao, chúng tôi vừa nhận được một bức điện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ, phải đưa đến Thủ tướng ngay”. Khi Bộ Ngoại giao đưa bức điện báo đến, thư ký trù trừ: “Khó khăn lắm Thủ tướng mới nghỉ được một lúc, sao nỡ nhẫn tâm gọi ông dậy được. Nếu không gọi thì có thể lỡ mất việc lớn”. Anh ta quanh quẩn bên giường Chu Ân Lai, cuối cùng anh ta đành nhẹ nhàng đến bên giường gọi ông. Chu Ân Lai nghe nói có điện báo của Đại sứ quán nước ta tại Mông Cổ gửi về, vội vàng ngồi dậy bảo thư ký đọc ngay cho ông nghe. Khi Chu Ân Lai nghe tin chiếc máy E-bớt số 256 của Lâm Bưu đã rơi xuống gần Ôn-đô-han thuộc tỉnh Chen-ty, nước Mông Cổ (cách U-lan-ba-to khoảng 300 km về phía đông - N.D), trên máy bay có 8 nam 1 nữ đều đã chết vào lúc 2 giờ 30, ông đã thốt lên mấy tiếng: “A! Ngã chết, ngã chết rồi!”.

Chu Ân Lai cầm tờ điện báo, đến báo cáo với Mao Trạch Đông, đồng thời ra chỉ thị cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ.

Phải kể rõ thêm về tình hình ở thủ đô và hiện trường Ôn-đô-han ở Mông Cổ.

8 giờ rưỡi ngày 14 tháng 9 năm 1971, Thứ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ hẹn gặp khẩn cấp Đại sứ Trung Quốc tại Mông Cổ. Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ thông báo thẳng thừng cho phía Trung Quốc rằng: “Vào 2 giờ sáng ngày 13 tháng 9, cách phía Nam khu mỏ Bai-ha thuộc tỉnh Chen-ty khoảng 10 km, một chiếc máy bay phản lực của Trung Quốc đã bị rơi, có 9 người đi trên máy bay trong đó có một phụ nữ, tất cả đều đã chết”, đồng thời đưa ra kháng nghị miệng về việc máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận của Mông Cổ.

Ngày hôm sau, nhân viên Đại sứ quán 'Trung Quốc tại Mông Cổ đã đến hiện trường máy bay rơi. Giữa khe của hai ngọn núi nhỏ Nam Bắc, trên một mảnh đất bằng phẳng dài khoảng ba ngàn mét, một chiếc máy bay E-bớt rơi vỡ tan tành. Trên đuôi máy còn tương đối hoàn chỉnh có in quốc kỳ Trung Quốc và ba chữ đỏ 256, mặt Bắc của xác máy bay có 9 xác người được đặt thành hàng mặt ngửa lên trời, đầu bị cháy đen, mặt mũi nham nhở không còn rõ nét, quần áo cháy trụi. Một đôi giày cao gót, cùng với 6 khẩu súng lục K.59, một khẩu AK.47 cũng rơi tản mát chung quanh xác máy bay. Các nhân viên công tác của Đại sứ quán đã chụp ảnh toàn bộ những cánh này.

Những người Trung Quốc, người Mông Cổ có mặt tại hiện trường và những người nước ngoài lúc đó không có mặt tại hiện trường, đã chú ý đến sự kiện máy bay bị rơi này đều không ngờ được rằng 9 cái xác này là những vai diễn chủ yếu của một sự kiện lớn trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, là nhân vật lớn đã từng hiển hách một thời trên vũ đài chính trị Trung Quốc mà ai ai cũng biết. Bởi thế với đầy đủ tính tất yếu lịch sử, cần phải liệt kê danh sách những người này để cho hậu thế tra cứu.

Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Lưu Bái Phong, Phan Cảnh Dần, Dương Chấn Cương, kỹ sư cơ giới máy bay, kỹ sư cơ giới hậu cần Không quân, kỹ sư cơ giới thiết bị đặc biệt.

11 giờ ngày 16 tháng 9, sau gần 80 tiếng đồng hồ, 9 cái xác nằm phơi ngoài nội cỏ, được mai táng qua loa ở phía đông đồi Vô Danh, cách nơi máy bay rơi chừng 1 cây số. Những người chết được lần lượt đặt vào những quan tài bằng gỗ xếp thành một hàng dưới một cái huyệt chung sâu chừng 1 mét rưỡi. Không có nhạc tang, không cố cuốn sách nhỏ bìa đỏ, không có bất cứ một thứ trang sức kỷ niệm nào.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #92 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:37:14 pm »


5
Giang Thanh giương chiêu bài phê Lâm phê Khổng
Chu Khắc Chu, lấy Chu này hạ gục Chu kia


1. Mao Trạch Đông nêu rõ: Không phải là ông ta vội vã mà là bà ta vội vã

Đại hội Đảng khóa 10 vừa kết thúc, trong Bộ Chính trị mới, Giang Thanh bắt đầu công kích Chu Ân Lai,

Đó là việc Quốc vụ khanh Hoa Kỳ kiêm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, Hen-ri Kít-sin-gơ lại đến thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 11 năm 1973.

Chu Ân Lai tuy đã bị ốm, nhưng vẫn làm việc bình thường. Ông hội đàm với Kít-sin-gơ trong một thời gian dài. Tiến sĩ Kít-sin-gơ đeo chiếc kính gọng đen rất mẫn cảm, sau này trong cuốn sách “Những năm tháng biến động” đã hồi ức như thế này:

“Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 1973, chúng tôi bắt đầu hiểu ra, trong lần thăm Trung Quốc này, người quy định đường lối quan phương của chính sách ngoại giao của Trung Quốc không phải là Chu Ân Lai. Sau buổi trưa khá muộn ngày hôm ấy, chúng tôi được mời đi gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông, mọi tình hình đều giống như những lần gặp gỡ trước cuộc triệu kiến này của ông mang hình thức mệnh lệnh, lúc nhận được lời mời là lúc chúng tôi đang tiến hành một cuộc họp thường lệ để nghiên cứu tình hình, Tôi và Chu Ân Lai cùng ngồi trên một chiếc xe con đi theo con đường mà nay đã quen, đến nơi ở giản dị của Mao Trạch Đông trong hoàng thành. Thư phòng gần cửa bày một chiếc bàn bóng bàn và vòng quanh tường kê những kệ bày đầy sách, ở giữa là bộ xa-lông được bày theo nửa vòng tròn, nơi mà chúng tôi đã khá quen thuộc. Nhưng, trước mặt một con người là hóa thân của sức mạnh ý chí có nụ cười mỉm, đặc biệt mang chút giễu cợt mà lại có chút làm cho người ta sờ sợ, mọi người mãi mãi không thể quen rồi cho là thường...”

Kít-sin-gơ cảm thấy “người quy định đường lối quan phương về chính sách ngoại giao của Trung Quốc không phải là Chu Ân Lai” mà là Mao Trạch Đông. Vốn dĩ sự thực là như vậy, nhưng cảm giác này của Kít-sin-gơ có chỗ đặc biệt của nó.

Sự việc là do phiên dịch của cuộc hội đàm giữa Chu Ân Lai và Kít-sin-gơ dẫn đến. Trước khi Mao Trạch Đông gặp Kít-sin-gơ, ông đã cho gọi người phiên dịch đến báo cáo tình hình hội đàm. Người phiên dịch khi báo cáo ý kiến của Chu Ân Lai đối với một số vấn đề đã không thỉnh thị không báo cáo Chủ tịch, ông ta đã bị bom nguyên tử của Mỹ làm cho mất mật.

Mao Trạch Đông đã nghe theo một chiều ý kiến không đúng sự thực của người phiên dịch. Nên khi hội đàm với Kit-sin-gơ, ông đã có thái độ cứng rắn khác thường, cho nên đến Kít-sin-gơ cũng cảm thấy một cách rõ rệt người định ra chính sách ngoại giao của Trung quốc là Mao Trạch Đông chứ không phải Chu Ân Lai.

Ngày 14 tháng 11, hai bên Trung Mỹ ra “Thông cáo chung”, Chu Ân Lai đưa tiễn Kít-sin-gơ về nước, Mao Trạch Đông liền yêu cầu họp Bộ Chính trị, phê bình Chu Ân Lai đã phạm “sai lầm hữu khuynh” trong hội đàm với Kít-sin-gơ. Lúc ấy, Mao Trạch Đông đã ít tham gia hội nghị Bộ Chính trị. Thông thường hội nghị do Chu Ân Lai chủ trì.

Giang Thanh biết Mao Trạch Đông phê bình Chu Ân Lai nên mừng ra mặt. Trọng hội nghị Bộ Chính trị, Giang Thanh tỏ ra xúc động lạ thường, nói ra hết những điều bất mãn đối với Chu Ân Lai đã tích góp bấy lâu trong lòng.

Giang Thanh nói một cách gay gắt: “Đây là cuộc đấu tranh đường lối lần thứ 11!”.

“Đại tú tài” Diêu Văn nguyên lập tức phụ họa ngay cái kiến giải mới này của Giang Thanh.

Cái gọi là cuộc đấu tranh đường lối lần thứ 11, đó là cách gọi lưu hành lúc bấy giờ. Trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có 10 cuộc đấu tranh đường lối, nhân vật tiêu biểu của các cuộc đấu tranh đó là: Trần Độc Tú, Cù Thu Bạch, Lý Lập Tam, La Chương Long, Vương Minh, Trương Quốc Đào, Cao Cương, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu. Ý của Giang Thanh là, cuộc đấu tranh được tiến hành hiện nay là “cuộc đấu tranh đường lối lần thứ 11”, nhân vật tiêu biểu chính là Chu Ân Lai!

Giang Thanh còn nói thẳng vào mặt Chu Ân Lai rằng, ông “vội vã muốn thay thế Mao Chủ tịch”!

“Cái lưỡi như dao” của Giang Thanh quả thật là sắc!

Chu Ân Lai một con người rất có khả năng kiềm chế tình cảm, ông ngồi lặng yên. Ông đã tiếp xúc với Giang Thanh bao nhiêu năm nay, ông hiểu rất sâu về con người này.

Mao Trạch Đông nghe báo cáo về tình hình cuộc họp Bộ Chính trị, cảm thấy những điều Giang Thanh nói là quá đáng.

Ngày 25 tháng 11, Mao Trạch Đông nhận được một bức thư ký tên “một đảng viên cộng sản bình thường”, trong thư phê bình Giang Thanh “tác phong dân chủ tương đối kém”, đã nhấn mạnh văn nghệ quá mức, trong công tác văn nghệ không chấp hành phương châm “song bách” (tức là “bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh”: Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng – N.D.) v.v... Bức thư cho rằng, khẩu hiệu tất cả nhường đường cho những vở kịch mẫu là không thỏa đáng. Gọi Giang Thanh là người cầm cờ anh dũng của Đại cách mạng văn hóa cũng không thỏa đáng.

Giả sử bức thư này lọt vào tay Giang Thanh thì không thể không truy xét người đảng viên cộng sản bình thường ấy, không thể không coi là kẻ “phản cách mạng hiện hành”. Mao Trạch Đông lại phê một đoạn lên bức thư này:

“In phát cho các đồng chí trong Bộ Chính trị. Có một số ý kiến hay, phải cho phép phê bình”.

Trên thực tế, Mao Trạch Đông đã mượn bức thư của “một đảng viên cộng sản bình thường” để phê bình Giang Thanh.

Sau nửa tháng, ngày 9 tháng 12, sau khi Mao Trạch Đông tiếp Quốc vương Nêpan Bi-ran-đơ-ra và hoàng hậu Ai-sơ-oa, đã bảo Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, cùng Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh cùng tham gia tiếp kiến ở lại. Mao Trạch Đông vào những năm cuối đời hầu như không tham gia hội nghị, gặp ông rất khó. Sau khi tiếp kiến khách nước ngoài, bảo những người cùng tiếp kiến ngồi lại nói vài câu chuyện, trở thành cách gặp đặc biệt các nhà lãnh đạo chủ yếu trong Đảng của Mao Trạch Đông.

Hôm ấy, Mao Trạch Đông nói trước: “Cuộc họp này họp tốt, rất tốt”. Cái “cuộc họp này” mà ông nói chính là cuộc họp Bộ Chính trị phê bình Chu Ân Lai.

Mao Trạch Đông lại nói tiếp: “Chính là do có người nói hai câu không đúng. Một câu là cuộc đấu tranh đường lối lần thứ 11, không nên nói như vậy, trên thực tế cũng không phải. Một câu là Thủ tướng vội vã. Ông ta (chỉ Chu Ân Lai) không vội vã, mà bản thân bà ta (chỉ Giang Thanh.) mới vội vã”. Lời của Mao Trạch Đông đã làm thất bại cuộc công kích Chu Ân Lai do Giang Thanh gây ra. Mao Trạch Đông chỉ rõ, Giang Thanh “mới là người vội vã” muốn làm chủ tịch, có thể nói là đã nói đúng tim đen.

Lớp sóng trước chưa tan, lớp sóng sau lại nổi lên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #93 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:38:28 pm »


2. “Đông Phương bạch” làm hại ông già Quách đã hơn 80 tuổi, nói xa nói gần chẳng qua là nhầm vào Chu Ân Lai

Hiệp 1, Giang Thanh bị Mao Trạch Đông phê bình, nên không thắng được. Bà ta cố tình tấn công Chu Ân Lai một lần nữa.

Bão táp chính trị thay đổi khôn lường. Hiệp này Quách Mạt Nhược tuổi đã 82, đã lặng tiếng nhiều năm (Quách Mạt Nhược nhiều hơn Mao Thạch Đông một tuổi) bỗng trở thành “nhân vật nóng” trên vũ đài chính trị Trung Quốc. Quách Mạt Nhược một nhân vật khổng lồ trên văn đàn Trung Quốc, ông là học giả, là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tư tưởng, nhà hoạt động xã hội, vốn là nhân vật sôi nổi trong giới văn nghệ Trung Quốc, Cách mạng văn hóa vừa nổ ra, Quách Mạt Nhược đã bị một đòn. Sự phê phán một cách hoang đường trong những năm tháng hoang đường, ngày nay đã trở thành trò cười.

Quách Mạt Nhược đã viết một bài từ “Mãn Giang hồng” (Đầy sông màu đỏ - N. D), trong đó có một câu “Nghe gà gáy khắp cả bầu trời, phương đông bừng sáng” (Thính hùng kê nhất xướng biến hoàn trung, Đông phương bạch), cái từ “Đông phương bạch” đã bị nhiều người trách cứ, lý do là mọi người đều hát: “Đông phương trồng, mặt trời lên, Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông” (Đông phương hồng, thái dương thăng, Trung Quốc xuất liễu cá Mao Trạch Đông), ở đây ông lại nói là “Đông phương bạch”, chẳng phải là đã trắng trợn “chống lại Mao Chủ tịch” ư?!

“Hải Thụy bãi quan” của Ngô Hàm, nghe nói là “muốn xử lại án của Bành Đức Hoài”. Nhưng Quách Mạt Nhược lại từng viết rất nhiều luận văn xử lại án của Tào Tháo. Việc “xử lại án” chính là sự cấm kỵ lớn nhất trên chính trường Trung Quốc lúc bấy giờ, Quách Mạt Nhược bị chỉ trích là người đã “ra sức thổi cơn gió xử lại án”...

Ngày 4 tháng 4 năm 1966, đứng trước sự truy hỏi chất vấn, Quách Mạt Nhược vì bị kích thích rất mạnh, nên đã nói: “Tất cả những bài viết của tôi trước đây, nghiêm khắc mà nói, nên đem đốt đi tất cả, nó chẳng có một chút giá trị gì!”

Qua thông báo nội bộ, Khang Sinh đọc được “những lời khảng khái” của Quách Mạt Nhược, ngay lập tức ra lệnh cho “Quang minh nhật báo” số ra ngày 28 tháng 4, đăng công khai, đã làm cho Quách Mạt Nhược lúng túng khó xử!

Rất may Quách Mạt Nhược có quan hệ rất thân thiết với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, nên được xếp vào danh sách những “người quan trọng được bảo vệ” trong cách mạng văn hóa, tránh được những cuộc phê phán và đấu tố “kiểu phản lực”.

Quách Mạt Nhược lặng lẽ sống những ngày tháng cuối cùng.

Ngày 25 tháng 1 năm 1975, Quách Mạt Nhược bỗng bị gọi đến cuộc mít tinh một vạn người “phê Lâm phê Khổng” (phê phán Lâm Bưu và Khổng tử), nhiều lần bị phê phán đích danh. Mỗi lần nhắc đến tên, có một tiếng quát: “Quách Mạt Nhược đứng lên!”, Quách Mạt Nhược đã ở tuổi 80 không thể không chậm chạp đứng lên.

Trong cuộc mít tinh, Giang Thanh đã đọc “Báo cáo động viên”, bà ta nói: “Thái độ của Quách Mạt Nhược đối với Tần Thủy Hoàng đối với Khổng Tử như vậy, chẳng khác gì Lâm Bưu”.

Ngay đêm ấy, Chu Ân Lai vội cho người đến nơi ở của Quách Mạt Nhược, truyền đạt chỉ thị của ông: “Quách Mạt Nhược đã già ngoại 80 tuổi, phải bảo vệ ông cho tốt, phải đảm bảo an toàn cho ông”.

Chu Ân Lai còn đặt ra bốn quy định cụ thể:

1. Bên cạnh ông phải có người túc trực trong 24 giờ, phải sắp xếp ca trực ngày và đêm.

2. Chuyển phòng ngủ với diện tích hơn 10 m2 đến một phòng rộng hơn (lý do là phòng nhỏ, ít dưỡng khí không có lợi cho sức khỏe của người già).

3. Nơi sinh hoạt của Quách Mạt Nhược phải trải thảm len và thảm nhựa để tránh trơn ngã.

4. Công việc cụ thể do Vương Đình Phương tổ chức chấp hành, có vấn đề gì, anh ta phải chịu trách nhiệm.

Nghe xong chỉ thị của Chu Ân Lai, Quách Mạt Nhược vội nói: “Cảm ơn Thủ tướng, cảm ơn Thủ tướng!”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #94 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:39:51 pm »


Nhưng, Quách Mạt Nhược đâu có được yên. Mấy hôm sau, Trương Xuân Kiều lại xông vào nhà ông.

Trương Xuân Kiều buộc ông phải công khai thừa nhận những kịch bản và luận văn ông viết trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật là sản phẩm của đường lối Vương Minh, là chống Mao Trạch Đông.

Trương Xuân Kiều còn muốn ông viết bài: “Chửi quan Tể tướng của Tần Thủy Hoàng”.

Tất nhiên là Quách Mạt Nhược đã từ chối Trương Xuân Kiều.

Chu Ân Lai biết được chuyện này, đã hai lần đến nơi ở của Quách Mạt Nhược thăm ông.

Ngày 10 tháng 2, Giang Thanh đột ngột đến nhà Quách Mạt Nhược quấy rầy, ngồi ba tiếng đồng hồ buộc Quách Mạt Nhược dù thế nào cũng phải làm kiểm điểm.

Ngay đêm ấy, Quách Mạt Nhược bị ốm, phải đưa vào bệnh viện.

Việc này đã làm rầy đến Mao Trạch Đông, ông cử người đến bệnh viện hỏi thăm, còn Chu Ân Lai thì cho bác sĩ riêng đến khám bệnh cho Quách Mạt Nhược...

Trong một thời gian, Quách Mạt Nhược ở vào tiêu điểm của cuộc đấu tranh chính trị, chuyện có nguyên do, bởi đó là trận công kích thứ hai của Giang Thanh vào Chu Ân Lai.

Làn sóng của phong trào chính trị “Phê Lâm phê Khổng” “gắn” Lâm Bưu vào phê phán Khổng Tử, hình thành một phong trào “phê Lâm phê Khổng” cuốn hút toàn Trung quốc, làm cho mọi người rất khó hiểu.

Nguyên nhân của sự việc, mới đầu là sau “sự kiện 13 tháng 9”, khám xét và thu được những bức đại tự ghi những câu cách ngôn của Khổng Tử và Mạnh Tử ở trong nhà Lâm Bưu và Diệp Quần tại Mao Gia Loan như “Khắc kỷ phục lễ” (Tự kiềm chế mình để khôi phục lại lễ), “Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân thường thích thích” (Quân tử thì trong sạch rộng rãi, tiểu nhân thì chỉ buồn lo) v.v... Thế là, khi phê phán Lâm Bưu bèn gọi ông ta là “tín đồ Khổng Mạnh”. Có điều chỉ dựa vào mấy bức đại tự ở nhà Lâm Bưu thì chưa thể có cách nào dấy lên một phong trào “phê Lâm phê Khổng” được.

Ngày 4 tháng 7 năm 1973, Mao Trạch Đông triệu kiến Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn vốn là để bàn về Báo cáo chính trị và sửa đổi Điều lệ Đảng của Đại hội Đảng khóa 10.

Nhưng Mao Trạch Đông lại đột ngột nói đến bản thông báo tóm tắt gần đây của Bộ Ngoại giao. Ông không đồng ý với sự phân tích về quan hệ Xô Mỹ trong bản thông báo này.

Mao Trạch Đông bảo: “Các anh còn ít tuổi, tốt nhất là nên học một chút ngoại giao, để tránh khỏi mắc lừa mấy ông ấy, bị họ lừa rồi có thể dẫn đến đi theo họ”.

Mao Trạch Đông lại lại đến ý kiến của Bộ Ngoại giao:

““Ngọn đèn sáng” được viết dưới danh nghĩa của tôi, tôi không xem, phàm những loại văn kiện này, theo lệ tôi không xem. Bài nói chuyện của Thủ tướng cũng vậy, vì không thể nào xem hết”

“Ngọn đèn sáng” mà Mao Trạch Đông nói đến là chỉ “Điện mừng Đại hội Đại biểu lần thứ 5 của Đảng Lao động An-ba-ni” được phát đi dưới danh nghĩa của Mao Trạch Đông vào ngày 25 tháng 10 năm 1966, trong đó có đoạn: “Nước An-ba-ni nhân dân anh hùng trở thành ngọn đèn sáng xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu”.

Mao Trạch Đông còn phê bình Bộ Ngoại giao:

“Bộ Ngoại giao là cái cơ quan gì vậy lại nói Ta-na-ca không thể lên cầm quyền mà có lên cầm quyền thì cũng không thể cải thiện quan hệ Trung - Nhật. Chó chê mèo lắm lông, cùng vứt vũ khí tháo chạy, mà kẻ chạy sau lại cười thằng chạy trước. Đó là nói về số lượng. Nếu nói về chất lượng, thì đều là lính đào ngũ, anh hãy giở sách “Mạnh Tử” mà xem”.

Mao Trạch Đông dùng điển cố “Mạnh Tử” để phê bình Bộ Ngoại giao là “cơ quan gì” mà lại phân tích một cách sai lầm cục diện chính trị Nhật Bản và quan hệ Trung - Nhật như vậy.

Từ đó ông nói đến chuyện đọc sách:

“Cho nên tôi chính thức khuyên các đồng chí đọc một chút sách để tránh bị các phần tử trí thức lừa. Cuộc tranh luận loại như ông Quách, ông Phạm (chỉ Quách Mạt Nhược, Phạm Văn Lan - hai nhà sử học - N.D.), Nhiệm Kế Dũ, Dương Liễu Kiều. Ông Quách lại nói Khổng Tử là thánh nhân của chủ nghĩa nô lệ (ông Quách trong “Thập phê phán thư” tự xưng là chủ nghĩa nhân bản, tức chủ nghĩa nhân dân bản vị.). Khổng Phu Tử cũng là chủ nghĩa nhân bản giống như ông ta. Ông Quách không những tôn trọng Khổng Tử mà còn chống lại pháp chế. Quốc dân Đảng cũng như vậy! Và Lâm Bưu cũng thế! Tôi tán thành cách phân kỳ lịch sử của ông Quách, chế độ nô lệ lấy mốc là Xuân Thu Chiến Quốc. Nhưng không thể ra sức chửi Tần Thủy Hoàng”.

Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn rất chăm chú lắng nghe những ý kiến này của Mao Trạch Đông, vì đoạn này không chỉ phê bình Quách Mạt Nhược mà còn liên hệ sự “tôn kính Khổng Tử” chống lại pháp chế với Lâm Bưu và Quốc dân Đảng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #95 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:40:21 pm »


Mao Trạch Đông nói đến Tần Thủy Hoàng.

“Sách giáo khoa quốc văn của Trung Quốc trước đây mấy chục năm đã nói tốt về Tần Thuỷ Hoàng, xa đồng quỹ sách đồng văn, thống nhất đo lường. Ngay Lý Bạch khi nói về Tần Thủy Hoàng, mở đầu đã có một đoạn dài cũng nói tới sự tài giỏi của ông ta. “Tần vương diệt sáu nước, thật xứng đáng anh hùng! Vung kiếm tan phù vân, Chư hầu phục trước sân”. Nhưng hai câu sau thì lại nói: “Nhưng nhìn dưới suối vàng, Quan tài chôn tro lạnh”, có nghĩa là nói ông ta vẫn phải chết. Còn Lý Bạch thì sao? Rất muốn làm quan! Rồi cuối cùng đến Quý Châu làm lính. Đi đến thành Bạch Đế, thì có lệnh miễn xá khắp nơi, thế là, lại từ giã Bạch Đế. Thực ra, ông ta rất muốn làm quan. Trong bài “Lương Phổ ngâm” có nói bây giờ không được, nhưng sau này sẽ có hy vọng. “Người chẳng thấy kẻ nghiện rượu ở Cao Dương đang khởi thảo”, “chỉ huy Sở Hán dễ như chơi”. Lúc ấy ông ta thật khí thế. Nhưng tôi muốn thêm vào mấy câu cho nó tương đối hoàn chỉnh: “Không ngờ Hàn Tín không nghe lời, đem mười vạn quân đến thành Lịch, Tề vương nổi nóng ngút tận trời, Tóm tên say rượu vứt vào vạc”, cuối cùng đã vứt ông ta vào vạc dầu”.

Mao Trạch Đông rất thích thú, bàn chuyện xưa nói chuyện nay, cuối cùng lại nói đến cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản:

“Ví dụ nói đường lối của Vương Minh, các căn cứ địa, các khu trắng, quyền lãnh đạo chủ yếu đều bỏ hết, chưa đầy bốn năm đã đi đời nhà ma!... Một cơn gió đến thế là lựa theo chiều gió. Nhiều đấy, không phải ít người đâu. Dám đương đầu chặn lại chỉ có số ít. May Đằng Đại Viễn vẫn chưa chết, ông ta có thể chứng minh cách thức đấu tranh như thế nào của đường lối Lý Lập Tam, chỉ còn lại một phiếu của kẻ hèn này. Chính là không sợ cô lập, vì sao lại phải phụ họa theo đuôi?”.

Chuyện của Mao Trạch Đông cuối cùng lại quay về Bộ Ngoại giao:

“Kết luận có 4 câu: Việc lớn không bàn bạc, Chuyện nhỏ luôn luôn đưa, Kiểu này không sửa chữa, Tất sẽ xét lại thôi. Sau này có chủ nghĩa xét lại thì đừng có trách tôi không nói trước”.

Công tác ngoại giao lúc ấy, do Chu Ân Lai trực tiếp lãnh đạo. Lời của Mao Trạch Đông, ẩn chứa sự phê bình đối với Chu Ân Lai.

Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn nói lại với Giang Thanh những điều mà Mao Trạch Đông đã nói. Giang Thanh như vớ được của quý. Dựa vào sức mạnh và uy tín của Mao Trạch Đông, vốn là “pháp bảo” của bà ta từ xưa đến nay. Mao Trạch Đông đã phê bình Chu Ân Lai, Quách Mạt Nhược, phê Khổng Tử và tôn thờ pháp luật, đó chính là dịp bà ta có thể dựa vào đó để viết bài. Bà ta ra lệnh cho “Tổ viết lách” dưới quyền của bà ta “viết bài ngay”.

Ngày 5 tháng 8, Giang Thanh gặp Mao Trạch Đông, lại nhắc đến Quách Mạt Nhược. Mao Trạch Đông liền đọc cho bà ta nghe bài thơ có tựa đề “Đọc “Bàn về phong kiến - Gửi ông Quách””. Khuyên ông hãy bớt chửi Tần Thủy Hoàng; Việc đốt sách chôn nhà nho cần phải bàn lại; Con rồng thủy tổ tuy đã chết nhưng Tần vẫn còn; Học thuyết của Khổng Tử có danh vọng cao nhưng thực còn nhiều rác rưởi; Trăm ngàn đời sau đều thi hành chính pháp của nhà Tần; “Thập phê phán thư” không phải là một bài viết tốt; Hãy đọc cho thuộc “Bàn về phong kiến” của người Đường; chớ nên từ Tử Hậu mà quay lại với Văn Vương”.

Mao Trạch Đông nói, “Thập phê phán thư” của ông Quách cần phải phê phán. Ông lại đọc một bài thơ khác của mình: “Ông Quách từ đã lùi sau ông Liễu; Nhưng lại không bằng Liễu Tông Nguyên; Mang danh là Đảng Cộng sản; Nhưng lại sùng bái Khổng nhị hiền”.

Mao Trạch Đông nói với Giang Thanh: “Những chính trị gia các đời, có thành tựu, gây dựng được trước xã hội phong kiến đều là pháp gia. Những người này đều chủ trương pháp trị (cai trị bằng pháp luật - N.D), đã phạm pháp là phải chặt đầu, coi trọng cái hiện tại, coi nhẹ cái cổ xưa. Nhà nho luôn mồm nói nhân nghĩa đạo đức, nhưng trong bụng thì đầy rẫy “trai thì trộm cướp gái thì đĩ điếm”, đều chủ trương coi trọng cái cổ xưa coi nhẹ cái hiện tại.

Giáo sư Dương Vinh Quốc, Khoa Lịch sử Trường Đại học Trung Sơn Quảng Đông giành “công đầu”, “Nhân dân nhật báo” số ra ngày 7 tháng 8 đã đăng bài nổi bật của ông ta với tựa đề “Khổng Tử - Nhà tư tưởng ngoan cố duy trì chế độ nô lệ”.

Ngày hôm sau, trong Hội nghị Bộ Chính trị, Giang Thanh đã đề xuất phải ghi nội dung cuộc nói chuyện của Mao Trạch Đông về cuộc đấu tranh giữa Nho gia và Pháp gia trong lịch sử Trung quốc vào Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng khóa 10. Chu Ân Lai lấy lý do “cần có một thời gian để hiểu và tiêu hóa, đã khéo léo từ chối”, cho rằng không nên ghi vào Báo cáo chính trị. Ngày 23 tháng 11, khi Mao Trạch Đông tiếp Phó Tổng thống Ai Cập Sa-phi, lại nói đến Tần Thủy Hoàng:

“Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế nổi tiếng đầu tiên của xã hội phong kiến Trung Quốc, tôi cũng là Tần Thủy Hoàng, Lâm Bưu chửi tôi là Tần Thủy Hoàng. Từ xưa đến nay Trung Quốc luôn chia làm hai phái, một phái nói Tần Thuỷ Hoàng tốt, một phái nói Tần Thủy Hoàng xấu. Tôi tán thành Tần Thủy Hoàng không tán thành Khổng Phu Tử.

Những ý kiến này của Mao Trạch Đông lại trở thành đề mục hay để Giang Thanh “viết bài”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #96 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:40:58 pm »


3. “Phê Lâm phê Khổng” là cuộc đại cách mạng văn hóa lần thứ hai.

Thủ hạ của Giang Thanh, có một bọn “tú tài”, nói về viết bài thì tay nào cũng có nghề. Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên là hai “đại tú tài” dưới quyền, nắm quyền điều khiển dư luận.

Do Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên trực tiếp khống chế có “bốn tổ” viết bài “bồi bút” lớn (còn gọi là “Tổ đại phê phán”).

Một là, tổ đại phê phán Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, bút danh là “Lương Hiệu” (từ đồng âm của “lưỡng hiệu” nghĩa là “hai trường”) nổi tiếng cả nước, một thời đã có tiếng đồn là “báo nhỏ xem báo to, báo to xem Lương Hiệu”, đủ thấy uy phong của “Lương Hiệu”.

“Lương Hiệu” được thành lập vào tháng 10 năm 1973, mới đầu gọi là “Tiểu tổ nghiên cứu phê Lâm phê Khổng Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa”, do người phụ trách đội tuyên truyền quân đội của hai trường lúc ấy là Trì Quần và Tạ Tĩnh Nghi chủ trì. Họ chiếm lĩnh một ngôi lầu nhỏ yên tĩnh ở vườn Lãng Nhuận trong Đại học Bắc Kinh, tổ viên gồm hơn 30 người. Những “tú tái” này dựa vào chỉ thị của Điếu Ngư Đài đã nặn ra hơn hai trăm bài, trong đó có hơn 30 bài là “bài trọng điểm”, trở thành “văn kiện học tập” lúc ấy. Bài viết của họ, liên tục đăng trên tạp chí “Hồng kỳ” “Nhân dân nhật báo”, mang “tính quyền uy”. Ngoài bút danh “Lương Hiệu” thường dùng ra, còn dùng các bút danh: Bách Thanh, Cao Lộ, Cảnh Hoa, An Kiệt, Tần Hoài Văn, Quách Bình, Thi Quân, Kim Qua, Vạn Hồng Sơn, Chúc Tiểu Chương, Lương Tiểu Chương v.v...

Hai là, tổ viết bài của Thành ủy Thượng Hải, lấy bút danh là “La Tư Đỉnh” nổi tiếng (lấy nghĩa từ danh ngôn của Lôi Phong “làm một chiếc đinh ốc không bao giờ gỉ”, (“La tư đỉnh” là đồng âm của “Loa ty đinh”), thành lập tháng 7 năm 1971, trực thuộc Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Ngoài bút danh thường dùng là La Tư Đỉnh ra, còn dùng Thạch Luân, Khang Lập, Địch Thanh, Tề Vĩnh Hồng, Thạch Nhất Ca, Sử Phong, Sử Thượng Huy, Tao Tư Phong, Lương Lăng Ích, Thích Thừa Lâu, Cận Qua, Phương Nham Lương v.v…

Ba là, tổ viết bài của Trường Đảng Trung ương, bút danh là “Đường Hiểu Văn” (đồng âm của “Đảng hiệu văn”), thành lập tháng 9 năm 1973.

Bốn là, tổ viết bài của Bộ Văn hóa, bút danh là “Sơ Lan”, lấy nghĩa từ “thanh xuất vu Lam” (nghĩ là màu xanh có từ màu lam) “Thanh” tức là Giang Thanh. Lam tức là Lam Bình, “Sơ Lan” là đồng âm của “xuất Lam”.

Các tổ viết bài bồi bút thủ hạ của Giang Thanh, như một tràng pháo nổ đì đùng, bài viết được đăng trên các báo chí tạp chí lớn nhỏ của Trung Quốc, phê phán Khổng Tử, phê phán Nho gia. Một thời kỳ, các bài viết “đại phê phán” in hẳn cả một trang, tình hình như những năm nổi lên cuộc phê phán “Hải Thụy bãi quan”.

Ngày 4 tháng 9, bài “Nho gia và tư tưởng phản động của Nho gia” của “Lương Hiệu” đăng trên “Bắc Kinh nhật báo”.

Ngày 15 tháng 9, bài “Bàn về tôn Nho chống pháp trị” của “Thạch Luân” đăng trên “Học tập và phê phán” ở Thượng Hải, “Hồng kỳ”số 10 đăng lại toàn văn.

Ngày 27 tháng 9, bài “Khổng Tử có phải là “Nhà giáo dục toàn dân” không?” đăng trên “Nhân dân nhật báo”.

Tiếp đó là bài “Phân biệt “đốt sách và chôn nhà Nho”” “Cuộc đấu tranh phục hồi và chống phục hồi trong quá trình xây dựng vương triều Tần, kiêm bàn về cơ sở xã hội, của cuộc tranh luận Nho - Pháp”, “Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và tư tưởng Khổng Tử”, “Giai cấp tư sản và cuộc đấu tranh Nho - Pháp”... một loạt bài viết do các tổ viết bài nặn ra.

“Công trình trọng điểm” của Giang Thanh là ra lệnh cho Tổ đại phê phán của Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa viết cuốn “Con đường của Lâm Bưu và Khổng Manh”.

Ngày 12 tháng 1 năm 1974, Vương Hồng Văn, Giang Thanh gửi thư cho Mao Trạch Đông gửi kèm sách “Con đường của Lâm Bưu và Khổng Mạnh”, kiến nghị lấy danh nghĩa của Trung ương Đảng để phát cho toàn Đảng, nhằm dấy lên phong trào “phê Lâm phê Khổng”.

Mao Trạch Đông phê: “Đồng ý chuyển phát”.

Thế là ngày 18 tháng 1 năm 1974, Trung ương Đảng chuyển giao phát hành sách “Con đường của Lâm Bưu và Khổng Mạnh” (Tài liệu 1) đồng thời ra “thông báo”.

“Thông báo” viết “Tên có dã tâm tư sản, tên có âm mưu, tên hai mặt, tên phản bội, tên bán nước Lâm Bưu là một tín đồ của lão Khổng chính cống.. Hắn giống như bọn phản động của các thời đại sẽ bị diệt vong, tôn sùng Khổng Tử, chống lại pháp trị, công kích Tần Thủy Hoàng, lấy con đường của Khổng Mạnh làm vũ khí tư tưởng phản động âm mưu cướp quyền của Đảng, phục hồi chủ nghĩa tư bản”.

“Con đường của Lâm Bưu và Khổng Mạnh” (tài liệu 1) chia làm 8 phần:

1. Làm theo Khổng Tử “Khắc kỷ phục lễ” mưu đồ khôi phục chủ nghĩa tư bản;

2. Tuyên truyền lý thuyết về thiên tài “sinh ra đã biết”, âm mưu cướp quyền của Đảng;

3. Truyền bá quan điểm lịch sử duy tâm “trên giỏi dưới ngu”, vu cáo một cách ác độc nhân dân lao động;

4. Truyền bá “đức”, “nhân nghĩa”, “trung thành”, “khoan dung”, công kích chuyên chính vô sản;

5. Buôn bán “con đường trung dung”, chống lại triết học đấu tranh của chủ nghĩa Mác;

6. Dùng triết học xử thế phản động của Khổng Mạnh kết bè kết đảng ra sức thực hiện âm mưu quỷ kế.

7. Tuyên truyền tư tưởng của giai cấp bóc lột: “Người lao tâm (lao động trí óc - N.D) thì cai trị người; người lao lực (lao động chân tay - N.D) thì bị người khác cai trị”, công kích đường lối “5-7” (Chỉ thị của Mao Trạch Đông đưa cán bộ xuống cơ sở lao động ngày 7 tháng 5 - N.D).

8. Dạy con tôn Khổng Tử, đọc kinh sách, mơ tưởng xây dựng vương triều thế tập họ Lâm.

Giang Thanh dựa vào việc Trung ương Đảng đưa cuốn sách “Con đường của Lâm Bưu và Khổng Mạnh” ra toàn Đảng, đã ra sức dấy lên làn sóng “phê Lâm phê Khổng”.

Ngày 24 tháng 1 năm 1974, tại Bắc Kinh, Giang Thanh và một số người đã tổ chức cuộc mít tinh “Phê Lâm phê Khổng” của bộ đội đóng ở Bắc Kinh.

Ngày hôm sau, Giang Thanh và một số người đã tổ chức một cuộc mít tinh động viên các cơ quan trực thuộc Trung ương và cơ quan nhà nước tại Bắc Kinh để “phê Lâm phê Khổng” ở Cung thể dục Công nhân Bắc Kinh. Quách Mạt Nhược đã bị nêu tên trong cuộc mít tinh này, bị buộc phải đứng dậy trước hàng vạn cặp mắt...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #97 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:44:56 pm »


4. Chu khắc Chu, lấy Chu này hạ gục Chu kia

“Phê Lâm” cũng vậy mà “phê Khổng” cũng vậy, liên hệ “phê Lâm” với “phê Khổng” cũng thế thôi, dù sao thì Khổng Tử cũng đã chết từ bao nhiêu năm nay rồi còn Lâm Bưu thì đã vùi thây ở đất khách quê người. Vậy thì vì sao Giang Thanh lại bỏ ra nhiều sức lực đến thế để phê phán Khổng Tử và Lâm Bưu những người đã từ lâu không còn trên thế giới này nữa?

Lời của Vương Hồng Văn đã tiết lộ “thiên cơ” của Giang Thanh:

“Phong trào phê Lâm phê Khổng là đại cách mạng văn hóa lần thứ hai, cuộc đấu tranh đường lối lần thứ 11 đã bắt đầu!”.

Tình thế ấy quả thật có chút giống việc phát động cuộc đại cách mạng văn hóa lần thứ hai. Vậy “cuộc đấu tranh đường lối lần thứ 11” sẽ đấu tranh với ai đây?

Chỉ cần chú ý một chút đến một lô bài viết do “nhóm viết bài Giang ký” tung ra, là có thể thấy rõ qua các hàng chữ!

Ngày 4 tháng 1 năm 1974, “Nhân dân nhật báo” đăng bài “Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão nói lên điều gì” của Đường Hiểu Văn, đã đặc biệt nêu rõ: “Khổng Khâu, đảm nhiệm chức tư khấu quản lý tư pháp và hình ngục của nước Lỗ, đồng thời còn thay chức vụ tể tướng”. Anh ta đã viết Khổng Tử là “Nho Tể tướng”.

Những năm trước khi bọn Giang Thanh phê phán “Hải Thụy bãi quan” bảo Ngô Hàm là “mượn xưa để chế nhạo nay”. Vậy mà bây giờ bọn Giang Thanh lại chơi trò mượn xưa để chế nhạo nay thật!

“Nho tể tướng” chỉ ai? Chẳng phải là ám chỉ Chu Ân Lai sao! Thủ tướng Quốc vụ viện, nghe nói là “tương đương” với “tể tướng” mà! Cái màn kịch chính trị mà bọn Giang Thanh giở ra, chính là “phê Lâm, phê Khổng phê “Chu Công” vậy”!

Bài viết “Con người Khổng Khâu” ký tên “Tổ đại phê phán Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa” đăng trên tạp chí “Hồng kỳ” số 4 năm 1974. Có một đoạn miêu tả “hình tượng hóa” đối với Khổng Tử như sau:

“71 tuổi, bệnh nặng nằm trên giường”, “vẫn cố giãy giụa bò dậy”, “lảo đảo” đi đến cầu kiến Lỗ quân, chẳng phải là đã ám chỉ một cách rõ ràng đối với Chu Ân Lai ư!

Bài văn chửi bới Khổng Tử là “điên cuồng phục hồi chiếc xe đổ lịch sử”, “tên lừa đảo chính trị xảo quyệt giả dối”, “đại ác bá hung hãn tàn bạo”, “một ký sinh trùng dốt nát kém cỏi”, “con chó mất chủ đâu đâu cũng bị thất bại” thực chất đều là ám chỉ Chu Ân Lai.

Ngày 17 tháng 5 năm 1974, “Bắc Kinh nhật báo” đăng bài “Từ thiên “Hương đảng” nhận rõ lão Khổng” của Bách Thanh, đặc biệt miêu tả Khổng Tử “nâng cánh tay”, càng ám chỉ rõ ràng Chu Ân Lai. Trong bài viết đã chửi bóng chửi gió đối với Chu Ân Lai:

“Con người này cực kỳ gian trá giả dối, là một tên lừa đảo chính trị độc ác... Bạn đã thấy ông ta lừa dối để có được cái tiếng “chính nhân quân tử”, trước đông đảo bàn dân thiên hạ đã làm ra vẻ như thế nào”.

“Ông ta vừa nghe thấy quốc quân (vua) triệu gọi, là vội đến chẳng kịp chuẩn bị xe, đã đi ngay... trước mặt quốc quân, không chút lơ là, cảm thấy hồi hộp không yên, cử chỉ khúm núm. Lão Khổng biểu diễn cái trò “vua vua tôi tôi”, quả là xấu xa cực độ, khiến người ta phải buồn nôn”.

Với áp lực chính trị to lớn, nhất là khi biết MaoTrạch Đông viết hai bài thơ phê phán ông, Quách Mạt Nhược có phần nào không chịu đựng nổi, không biết làm thế nào, nhà văn cự phách, nhà sử học lừng danh đã không thể không viết một bài thơ bày tỏ lòng mình.

Đây rõ ràng là một bài “thơ sám hối”! Quách Mạt Nhược đã so sánh phong trào “phê Lâm phê Khổng” với “Tiếng sấm mùa xuân kinh động đất trời”!

Chu Ân Lai đang bị chứng bệnh ung thư, gánh vác công việc nặng nề, lại thêm gánh nặng “phê Lâm phê Khổng” “phê “Chu Công”, nên bệnh tình càng nặng thêm.

Ngày 31 tháng 3 năm 1974, Chu Ân Lai bị bệnh nặng, phải nằm viện để kiểm tra bệnh tình, chiều ngày 15, bệnh tình có đỡ hơn, Chu Ân Lai liền ra viện. Ngay tối hôm đó về đến nhà ông đã phải phê duyệt cả một đống văn kiện để ở đầu giường, kéo dài đến 4 tiếng đồng hồ.

Giang Thanh được tin Chu Ân Lai ốm, mừng lắm, vội xin gặp Mao Trạch Đông, muốn mời Mao Trạch Đông cho chỉ thị về phong trào “phê Lâm phê Khổng”, để làm cho tiếng tăm lớn hơn.

Không ngờ ngày 20 tháng 3, Mao Trạch Đông gửi thư cho Giang Thanh từ chối không tiếp và đưa ra lời cảnh cáo nghiêm khắc, toàn văn bức thư như sau:

Giang Thanh,

Không gặp thì hay hơn. Nhiều năm trước tôi đã nói với cô, có một số điều cô không chấp hành, gặp nhiều phỏng có ích gì? Có sách Mác - Lê, có sách của tôi, nhưng cô không nghiên cứu. Tôi bị ốm nặng, đã 81 tuổi rồi, cũng không châm chước. Cô có đặc quyền, tôi chết rồi, xem cô làm thế nào? Cô cũng là người mà việc lớn không thảo luận, việc nhỏ ngày nào cũng đưa đến. Mong cỏ suy nghĩ.


Mao Trạch Đông
Ngày 20 tháng 3 năm 74

Mao Trạch Đông đã tỏ thái độ một cách rõ ràng, “phê Lâm phê Khổng” thì ông tán thành nhưng “phê Chu Công” thì ông phản đối, Giang Thanh vẫn làm theo ý mình, vì Chu Ân Lai là “trở ngại quyền lực” lớn nhất của bà ta, không đánh đổ không được.

Bệnh tình của Chu Ân lai ngày càng nặng.

Ngày 28 tháng 4, bị thiếu dưỡng khí.

Ngày 19, 23, 25 tháng 5, liên tiếp ba lần bị chứng bệnh thiếu dưỡng khí. Nhưng, công việc của ông vẫn bận rộn như vậy. Trong 3 tháng ông đã phải đích thân tiếp và hội đàm với các khách nước ngoài: Tổng thống Tan-gia-ni-a, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Cam-pu-chia, Tổng thống Xê-nê-gan, Tổng thống Pa-kít-stan, Tổng thống Xa-prớt, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Ma-lai-xia...

Theo thống kê của nhân viên công tác bên cạnh Chu Ân Lai, từ tháng 1 đến ngày 1 tháng 6 năm 1974, ngoài những lần bị bệnh nặng phải nằm trên giường ra, ngày làm việc của ông đã đạt tới 139 ngày, có 9 ngày làm việc từ 12 đến 14 tiếng, có 74 ngày làm việc từ 14 đến 18 tiếng, có 38 ngày làm việc vượt quá 18 tiếng, có 5 ngày làm việc khoảng 24 tiếng, liên tục làm việc trong 30 tiếng có một lần!

Chu Ân Lai bị bệnh nặng lại phải làm việc với cường độ lớn như vậy, lại còn bị Giang Thanh công kích hết lần này đến lần khác.

Cuối cùng vào ngày, 1 tháng 6 năm 1974, sức khỏe Chu Ân Lai suy kiệt, phải vào Bệnh viện 305 Quân giải phóng ở Bắc Kinh.

Từ đó Chu Ân Lai làm việc trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời...

Giang Thanh biết Chu Ân Lai phải nằm viện càng đắc ý. Ngày 22 tháng 6, Giang Thanh đến thôn Tiểu Cận ở Thiên Tân, khi nói chuyện với một người phụ nữ họ Chu, bà ta muốn người phụ nữ này đổi tên là “Chu Khắc Chu”. Giang Thanh bảo: “Chị lấy tên là Chu Khắc Chu đi, dùng cái “Chu” của chúng ta để đánh thắng cái “Chu” của ông ta!”

Cái “Chu” của ông ta là ai? Là Chu Ân Lai!



Hết tập 2!

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM