Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:19:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bầu trời chiến tranh  (Đọc 136772 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #230 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2010, 09:24:55 am »

Vừa mới nhắm mắt thì chuông diện thoại réo. Tôi mở mắt, chẳng nhìn thấy gì, vì các cửa sổ căn phòng đều che kín. Tôi nghe tiếng nói của đồng chí tham mưu trưởng A-bra-mô-vích trong máy điện thoại:

- Xin lỗi đã đánh thức đồng chí, nhưng đồng chí hãy ngó qua cửa sổ. 

Kéo chiếc rèm che dày, tôi nhìn ra. Trước mắt, ở đầu đường hạ cất cánh, cái làng của những người Ba Lan mới gặp hôm qua đang bốc cháy. 

Phải trở dậy, có biện pháp phòng ngừa. Phải báo động đại đội thông tin, đại đội cảnh vệ và họ lên đường ngay bằng xe tải. Rồi mọi người nghe thấy nổ ra ở đấy một cuộc chạm súng dữ đội, chỉ lắng đi vào gần sáng

Tôi đi vào làng: Bọn phát xít đã chạy xa, nhưng dấu vết cướp bóc ghê sợ của chúng vẫn còn in rõ: những căn lều vẫn còn bốc khói, xác người bị cháy thành than.

Một em nhỏ chạy đến gặp tôi, mặt đầm đìa nước mắt và đầy dấu tay chùi nhem nhuốc. Sợ hãi và tuyệt vọng hiện rạ trong mắt em. Tôi hầu như không hiểu tiếng Ba Lạn; nhưng vẫn lo lắng nghe em, từ cửa miệng người làm chứng bé nhỏ, câu chuyện tàn sát do bọn ăn cướp gây ra với những người dân hoàn toàn vô tội: Cuối cùng, tôi cũng hiểu được vấn đề qua những câu nói rời rạc của em. Khi bọn cướp đến, em bé nấp ở trong vườn và khi trở về nhà, em đã thấy bố mẹ đều bị giết. Vừa khóc em vừa giơ cánh tay nhỏ bé chỉ vào khu rừng mà bọn thổ phỉ chạy trốn vào đó, em đề nghị tôi cho đuổi bắt và trừng phạt chúng. Khu rừng âm u che dậy dấu vết của quân giết người... 

Trên sân bay gần bìa rừng diễn ra quang cảnh hoạt động sôi nổi. Những máy bay cất cánh và bay thẳng về hướng tây, đường bay được vạch theo hướng tiến công của xe tăng ta, đã chọc thủng một đoạn sâu trong tuyến phòng thủ của địch. Mũi nhọn vẽ trên các bản đồ cơ quan tham mưu đã tới đường chỉ xanh của đông sông Vi-xla. Không thể tưởng tượng nổi tốc độ thay đổi của tình hình mặt trận. Thành phố Lơ-vốp, nơi bắt đầu trận đánh giải phòng, bây giờ đã lùi xa về phía sau.

Chúng tôi chưa có dịp bay trên thành phố đó thì đã được đưa sâu về phía bắc... Những người biết thành phố đã kể cho chúng tôi về những lâu đài tráng lệ, những quảng trường, những công viên làm cho chúng tôi càng ước ao được đến đấy để nhìn tận mắt quang cảnh đó.

Nhưng cuộc chiến đấu kêu gọi chúng tội tiến về phía trước, về phía tây. Và bây giờ chúng tôi đã ở trên đất nước Ba Lan, phía bên kia biên giới. Bay trên một khu dân cư không quen biết, chúng tôi chăm chú nghiên cứu hình dáng của nó. Ở đây tất cả hình như làm cho chúng tôi phải đề phòng.

Những phi công phải hạ cánh bắt buộc ngay cả trên những vùng đất mới giải phóng khỏi tay bọn Hít-le. Không ai biết chuyện gì sẽ chờ họ trong rừng, người ta sẽ đón họ ở trong làng như thế nào? Nhưng tình hình đó chỉ diễn ra ít ngày, bản thân cuộc sống tự nó cũng phải thay đổi. Cuộc sống phát hiện cho chúng tôi nhiều điều mới lạ và xác định mối quan hệ của chúng tôi với nhân dân Ba Lan. 

Một chuyện phiêu lưu xảy ra với một phi công của đơn vị tiêm kích bạn, được tả lại trong tờ báo của tập đoàn quân “Những cánh bay chiến thắng” đã nhanh chóng được mọi người biết rõ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #231 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 07:43:32 pm »

An-đrây Cát-sơ-cốp-xki trở về sau nhiệm vụ trên chiếc máy bay bị thương, với nỗi lo lắng duy nhất: cố lê chút nữa để qua được bên kia sông Xan. Ở đó, như anh nhìn trên bản đồ, là mảnh đất Xô-viết. Còn bên này sông là đất nước Ba Lan. Anh không sợ những xóm làng xa lạ với những ngôi nhà mái dài lợp rạ, không sợ những người dân đứng gặt trên những thửa ruộng chật hẹp của họ. Nhưng anh không muốn ở một mình giữa đám người không quen biết nên cố tìm mọi cách để trở về được đơn vị.

Khi tỉnh dậy sau cú va đập, trước hết anh tưởng rằng mình đã bỏ con sông ở phía sau, và nhớ lại trước khi hạ cánh, máy bay anh đã lướt trên những đám lau sậy mọc ở phía bên này sông Xan. Nhiều người dân chạy đến máy bay anh, mặc quần dài và quần đùi bằng vải, đầu đội mũ rơm, liềm và hái trong tay.

Từ trong buồng lái, anh cần thận quan sát họ; không biết nên làm gì; Rồi, một trong đám người lại gần và hỏi anh bằng một thứ tiếng xa lạ. Cát-sơ-cốp-xki cảm thấy mình lầm lẫn điều gì đó. Khi nhìn vào tấm bản đồ đặt trên đùi, anh mới hiểu là mình đã hạ cánh trên đất Ba Lan. Trong khi anh cứ ngồi yên như vậy, tự hỏi bây giờ mình nên xử sự thế nào, thì những người dân thấy phi công đã tỉnh, bèn leo lên cánh máy bay, mở cửa buồng lái và với nụ cười dễ thương, xốc nách giúp anh đứng đậy và đặt chân xuồng đất. 

Xong xuôi, họ cùng nhau đưa anh về làng nghỉ, thay quần áo cho anh, mang đi giặt giũ và khâu vá lại, vui vẻ chiêu đãi và đưa anh đi ngủ. Hôm sau khi thức dậy, anh đã thấy trên đầu giường, bộ quần áo giặt là sạch sẽ, ở ngoài sân lố nhố một đám đông trẻ con tò mò.

Trong ngày hôm ấy, một chiếc Po - 2 do trung đoàn cử đi tìm Cát-sơ-cốp-xki đã hạ cánh bên cạnh chiếc máy bay bị nạn. Tất cả dân làng đều ra tiễn chào hai phi công Xô viết lên đường trở về. Những sứ giả đầu tiên của đất nước Xô-viết đã đến với họ và những người dân Ba Lan đã bày tỏ với các sứ giả những tình cảm mến khách nồng nhiệt nhất. Buồng ngồi của máy bay chất đầy táo, tràn ngập hoa thơm. 

Câu chuyện các phi công trở về trung đoàn, bài tường thuật trên báo được nhanh chóng phổ biến cho các phi công. Mọi người hiểu rõ rằng chúng tôi đang tiến vào một mảnh đất anh em, mở rộng cửa cho cuộc tiến quân của quân ta về hưởng tây, đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít.

Trong những ngày đầu tháng Tám, bộ đội mặt đất của chúng ta tiến sông Vi-xla, chiếm một đầu cầu ở bờ phía đông và tăng cường tại đấy. Sư đoàn chúng tôi lại di chuyển sang bên kia sông Xan và sau vài ngày, hai trung đoàn đã bố trí ở một sân bay chỉ cách sông Vi-xla có vài ki-lô-mét. Cơ quan tham mưu đóng quân khá lâu ở làng Móc-dít-duýp.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #232 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 07:44:29 pm »

3

Cuộc tiến công của chúng ta như triều dâng, chỉ dừng một thời gian. Trước đó ít lâu, vào tháng Bảy, bộ đội của phương diện quân chúng tôi đã ở trước Lơ-vốp, chúng tôi đã cất cánh để bảo vệ những con đường qua sông Vi xia. Với những cánh tay thép, bộ đội thiết giáp đã mở rộng các lỗ hổng chật hẹp của đầu cầu Xan-dô-mia.

Vào thời gian này, từ sáng đến chiều, tôi ở sở chỉ huy cùng với tư lệnh quân đoàn không quân cường kích Ri-a-da-nốp. Không quân địch ít hoạt động trên không. Máy bay tiêm kích chúng tôi vượt qua sông Vi-xla thường phải cảnh giới mặt đất nhiều hơn là vùng trời: phải tích cực chi viện bộ binh đẩy lui cuộc phản công của bọn Đức. Quân thù thực sự lo lắng: từ sông Vi-xla đến nước Đức thực tế chỉ còn những con sông lớn ngăn cản và chúng hiểu rõ tầm quan trọng của khu vực chiến trường Xan-đô-mia. 

Pháo binh nã đạn không ngừng gần khu vực hầm trú ẩn bọc thép của chúng tôi. Vừa phái những tốp máy bay đi làm nhiệm vụ, tôi vừa quan sát các pháo thủ hoạt động trong khói bụi: “Thần chiến tranh” không thiếu việc làm. Pháo binh và máy bay ném bom I-li-u-sin ta đã đốt cháy những xe tăng và xe đổ bộ bọc thép của Đức trước chiến hào. Ri-a-da-nốp đưa những tốp máy bay cường kích vào hoạt đông, còn tôi thì những tốp máy bay tiêm kích để bảo vệ cho mặt trận.

Sau khi tuần tiễu bầu trời, các máy bay ta lao xuống giội bom vào các tuyến bộ binh địch.
 
- Lao xuồng lần nữa! - Ri-a-da-nốp lệnh cho máy bay cường kích khi đồng chí thấy những điểm tựa của địch chưa bị tiêu diệt hoặc còn hồi phục được. 

Bây giờ chúng tôi bắt bọn Đức phải chịu một cuộc sống vất vả. 

Buổi tối, mỗi khi trở về cơ quan tham mưu, tôi ở lại hàng giờ để xem xét công văn giấy tờ và thảo luận vài vấn đề với Mát-chơ-nép, A-bra-mô-vích và phó sư đoàn trưởng Gô-rê-gli-át. Phải kiểm điểm các trận đánh trong ngày và giải quyết những vấn đề đặt ra.

Cũng có lúc mọi người không nghĩ rằng mình đang ở trong một căn nhà Ba Lan, mọi việc vẫn như bình thường, nhưng khi quên bẵng trong chốc lát nhũng nỗi lo âu ở mặt trận, người ta lại nhớ rằng ở xung quanh đều là đất nước người.

Tòa lâu đài của công tước Ta-nôp-xki sừng sững gần đó, một tu viện, các cửa hàng tư nhân trưng những bảng hiệu trong những phố nhỏ, một ngôi nhà thờ cũ kỹ vươn cây thánh giá cao trên nền trời, trên đầu những cây bạch dương và liễu du. 

Ngay ở trong nhà, người ta cũng cảm thấy một cuộc sống xa lạ. Căn buồng tôi được bố trí một cái giường bằng gỗ trạm trổ và nhiều ghế nhỏ trang trí bằng bút lông. Trên tường là những hài đồng có cánh và những bông haa hồng bằng giấy. 

Chủ nhân ngôi nhà mà Lê-ô-nít Gô-rê-gli-át và tôi ở thường ngồi rất khuya trên chiếc ghế bằng đất bao quanh tường nhà. Khi chúng tôi đi qua, ông nhìn chúng tôi bằng con mắt dò xét: Phó sư đoàn trưởng đã biết một đôi điều về ông: ông chủ nhà người Ba Lan này đã chiến đấu ở mặt trận, đã bị bắt làm tù binh và có những ngón chân bị tê, vì thế ông đi lại khó khăn. Thái độ của ông cũng dễ hiểu. Người lính già này quan sát chúng tôi: sự tuyên truyền của bọn tư sản đã gieo rắc nhiều chuyện bịa đặt về chúng tôi, những người Xô-viết, làm cho dân chúng sợ hãi..
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #233 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 08:00:59 pm »

Một đơn vị thiết giáp và một bệnh viện đóng trong những làng quanh Mốc-đít-duýp. Các phi công chúng tôi hối hả đi thăm bè bạn: ở đó người ta tổ chức trong các câu lạc bộ những đêm nhảy, lôi cuốn nhiềêu cô gái trẻ. Cứ đến gần tối là các chàng trai hân hoan phấn khởi mặc những bộ quần áo mới. Người ta cảm thấy ở Móc-dit-duýp và trong cuộc sống chúng tôi, không khí của ngày hội sắp đến và linh cảm của một niềm vui lớn tràn ngập lòng người. 

Buổi tối, trong căn phòng, tôi ôn lại trong óc những sự kiện xảy ra trong ngày. Niềm phấn khởi tiêu tan ngay khi tôi nghĩ đến những chiến sĩ của mình còn đang nằm ở đâu đây trên giường bệnh trong buổi tối êm đêm, đầy trăng sáng này.

Nhưng, bất thần tôi bỗng nhớ lại rằng đã hơn một tuần nay, chíng tôi mù tịt về số phận của một máy bay. Trước đó, khi chúng tôi rời sân bay, một chiếc Cô-bra trúng đạn địch đã hạ cánh xuống cánh đồng phía tây bắc Lơ-vốt, bị gãy một càng giá bánh. Được tin về tai nạn đó, chúng tôi đã cử chủ nhiệm dẫ đường phi đội Li-khơ-vít cùng với một kỹ sư và một thợ máy đến tại chỗ để tổ chức đưa máy bay về. Một tuần lễ đã trôi qua mà chúng tôi vẫn chưa nhận được một tin tức gì từ đó báo cáo về.

Nhớ đến việc này, tôi gọi điện thoại cho A-bra-mô-vích. Anh càng lo lắng nhưng cũng bắt lực, không cho tôi biết thêm ít tin gì mới. Anh chỉ báo được cho tôi là mấy hôm trước, một đơn vị tăng cường gồm mười lăm người đã được phái đến đây.

- Phải làm sao cho mọi người đều trở về vào ngày 18 - Tôi nói.

- Cũng mong như thế - A-bra-mô-vích trả lời - đó là một ngày hội thực sự, nếu mọi người đều có mặt trong hàng ngũ. 

Anh cũng đã nghĩ đến ngày hội này. Phải, chỉ một tuần nữa thôi là đến ngày hội hàng không

Sáng hôm sau, vẫn những lo âu đó, tôi đi xe hơi đến tiền duyên. Từ bình minh, các phi công đã ở các vị trí gần máy bay. Chiếc đầu cầu Xan-đô-mia đã trở thành chiến trường chính trong khu vực mặt trận này, còn sân bay chúng tôi thì ở ngay phụ cận. Hiệp đồng với bộ binh và pháo binh, chúng tôi bảo vệ đầu cầu này; mũi nhọn nhô ra hơn cả về phía tây của phương diện quân chúng tôi.

... Ngày hội hàng không đến gần. Lòng mọi người đều như mở hội. Người ta chờ đợi một cái gì đặc biệt và sung sướng. Mỗi người đều biết: đó là cái ngày mà Bộ chỉ huy đã ấn định để khen thưởng. và thông báo các cuộc đề bạt.

Chúng tôi tổ chức ngày 18 tháng Bảy theo nghi thức quân sự long trọng. Người ta đọc nhật lệnh ở sư đoàn: nhiều chiến sĩ và hạ sĩ quan được tặng huân chương, thăng cấp và được cấp những chứng chỉ hài lòng của cấp trên. Sau đó một bộ phận phi công cất cánh đi làm nhiệm vụ, trong khi một số khác thực hiện những chuyến bay huấn luyện trên sân bay.

Nói cho đúng, ngày hội lớn được tổ chức vào buổi tối, khi mọi người thực sự trở về từ những ngả đường và từ chiến trường. Sau bữa tiệc, các chàng trai đi nhảy, doanh trại thưa dần. Làng xóm vang tiếng ca hát, tiếng nhạc, nhưng không một ánh đèn lọt ra ngoài cửa sổ.

Máy bay trinh sát của địch thỉnh thoảng vẫn bay qua trên không. Phía chân trời xa xa thỉnh thoảng lóe lên ánh chớp của bom nổ hoặc đạn pháo bắn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #234 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 11:23:17 am »

Gô-rê-gli-át và tôi đang đi dọc theo bờ tường ngôi nhà, thì đồng chí sĩ quan phụ tá chạy đến báo là tham mưu trưởng cần gặp tôi gấp tại máy điện thoại. “Có thông tri từ Mát-xcơ-va chăng?” - Tôi nghĩ vậy.

A-bra-mô-vích báo cho tôi nhật lệnh mà tập đoàn quân vừa thông báo, quyết định khen thưởng cho phi công của sư đoàn, rồi anh đọc danh sách. Tôi phấn khởi nghe anh. Bằng chứng về sự biết ơn của Tổ quốc đối với những người con trung thành đã gợi cho tôi nghĩ đến những trận đánh, những bộ mặt thân yêu sáng ngời hạnh phúc.

Âm thanh của một cây đàn phong cầm lọt qua cửa sổ.

- Vâng - A-bra-mô-vích nói tiếp với giọng thiết thực - đội công tác được cử đến địa điểm máy bay hạ cánh bắt buộc vừa trở về 

- Thế nào?  Li-khô-vít ở đâu? 

- Những tin tức rất thương tâm.

Tham mưu trưởng báo cáo tỉ mỉ với tôi bản tườg trình của đội trưởng đội công tác.

Khi đội công tác đến cái làng trong rừng mà máy bay hạ cánh gần đấy thì bị nhiều kẻ từ trong kho thóc bắn ra. Các chiến sĩ chúng ta bắn trả, vừa nổ súng vào những mái nhà ở đầu làng vừa xông vào trong làng. Sau khi hỏi thăm, họ đã đến địa điểm máy bay bị hỏng. Họ tìm thấy chiếc Cô-bra vùi trong đầm lầy và không xa là phần còn lại của một giàn thiêu. Trong đống tro tàn, giữa những đống củi, có hai xác người đã cháy đen. Nhìn khuôn mặt bị lửa đốt loang lò, họ nhận rõ đồng chí dẫn đường Mi-khai-in Li-khô-vít và đồng chí kỹ sư. Còn người thứ ba, đồng chí thợ máy, thì họ không tìm thấy một dấu vết gì.

Người ta dễ dàng nhận ra tội ác đẫm máu của bọn thổ phỉ trong cuộc tàn sát này. Treo ống nói điện thoại, tôi nhìn Gô-rê-gli-át và sĩ quan phụ tá đang đặt những chai rượu, cốc chén, thức nhắm lên cái bàn phủ báo, thay khăn trải và tôi nhớ lại chúng tôi định mới tham mưu trưởng đến ăn tối.

Đã bao nhiêu lần trong quá trình chiến tranh, tin tổn thất của đồng đội đã đến với chúng tôi cũng như lúc này, khi mà chúng tôi đang tưng bừng cảm thấy hạnh phúc được sống. Và trong những hoàn cảnh như thế, sự hy sinh của bè bạn như bóp nghẹt trái tim chúng tôi trước sự tàn bạo không thể tha thứ.

Sau khi tổ chức qua loa bữa ăn tối, chúng tội đi nghỉ, đèn đã tắt, song tôi vẫn không thể nào xua được ra khỏi đầu óc cái quang cảnh ghê rợn: những đồng chí ta bị thiêu cháy trên đống củi. Ngọn cửa trùm kín thân thể họ. Bọn khốn nạn nào đã dùng những thủ đoạn tra khảo như vậy? Chúng là ai? 

Tôi vừa mới chợp mắt thì nghe tiếng đập thình thình ở cửa sổ. . .

- Ai đấy? 

- Sĩ quan liên lạc từ cơ quan tham mưu đến.

- Cái gì thế? 

- Có một công văn gửi đồng chí, thưa đồng chí đại tá.

Tôi vén chiếc màn che cửa. 

- Từ Mát-xcơ-va, thưa đồng chí đại tá. 
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #235 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 11:24:09 am »

Tôi cảm thấy tim đập mạnh trong lồng ngực. Vội vàng mặc quần áo trong bóng tối, tôi không nghĩ đến cả thắp đèn, đồng chí sĩ quan tùy tùng vào và châm đèn.

- Một công văn từ Mát-xcơ-va. - Anh nhắc lại.

- Nghe rõ - Tôi trả lời, hết sức dễ chịu, khi nghe anh nhắc lại: “Từ Mát-xcơ-va”. Chắc phải là cái gì rất quan trọng dành cho tôi. 
Có thật thế không?

Sĩ quan liên lạc đứng ở thềm nhà, tư thế nghiêm trang, tay cầm tờ giấy. Nhìn nét mặt anh rạng rỡ, niềm vui ánh trong đôi mắt và thái độ của anh, tôi đoán ra.

- Cho phép tôi chúc mừng đồng chí đại tá. Đây là ngôi sao thứ ba Anh hùng Liên Xô của đồng chí.

Gô-rê-gli-át nhảy một bước ra khỏi giường, đồng chí lái xe, đồng chí gác cửa đều chạy vào phòng. Tiếng chuông điện thoại: 

- Chúng tôi sẽ đến chỗ anh. - A-bra-mô-vích nói.

Mọi người đến đầy gian phòng. Niềm vui của các bạn làm tôi sung sướng và như thấy mình bị tung lên cao, nơi tầm mắt tôi có thể ôm hết những chân trời vô tận và lồng ngực tôi có thể hít thở căng đầy không khí. Chuông điện thoại reo: từ đâu đó xa xa, vang lại những lởi chúc mừng đầy cảm tình nồng nhiệt.

Trời sáng lúc nào không biết. Các phi công, các bạn chiến đấu, vào đầy sân, ôm hôn, bắt tay. Mọi kỷ niệm chiến đấu trên vùng trời Môn-đa-vi-a, ở U-cra-i-na, ở Cu-ban, ở Crưm, trên biển, lúc này trở lại với chúng tôi. Biết bao nhiêu dặm đường trên không chúng tôi đã bay, biết bao nhiêu tràng đạn chúng tôi đã trút vào kẻ địch? Tình bạn xây dựng nên từ bầu trời chiến tranh thật giản dị và hà tiện lời nói. Tình bạn thể hiện tất cả trong ánh mắt, trong chiếc bắt tay chặt chẽ và thẳng thắn.

Rếch-ca-lốp, Tơ-rút, Clu-bốp, Tơ-rô-phi-mốp, Phê-đô-rốp, Xu-khốp, Bê-ri-ô-dơ-kin, Vát-sơ-nhen-cô... Họ rất đông đảo. Chính chủ nghĩa anh hùng của họ, lòng trung thành với nghĩa vụ, với tình bạn làm tăng bội phần tinh thần dũng cảm và sức mạnh của tôi. Họ đều ở đây bên cạnh tôi, các bạn chiến đấu, lòng tôi tràn ngập niềm vui. 

Và tôi lại nghĩ: thật là hạnh phúc biết bao cho tất cả nếu ngày hôm nay có cả Pha-đê-ép, Xô-lô-khốp, A-tơ-ra-ski-ê-vích, Ni-ki-tin, Ô-li-phê-ren-cô vẫn còn với chúng tôi. 

Hiểu rõ giá trị của sự khen thưởng này, tói cảm thấy mình mắc nợ đối với Tổ quốc. 

Và tôi ước ao biết bao sáng hôm ấy được trở lại Nô-vô-xi-biếc, đi dạo trên mảnh đất quê hương Xi-bê-ri thân yêu. 

Nhưng, ban ngày nhắc chúng tôi những công việc thường xuyên ở mặt trận. Sau đó Gô-rê-gri-át đã từ biệt căn nhà ở Mốc-dít-duýp: anh vừa được đề bạt lên chỉ huy một sư đoàn. Pa-ven Cri-u-cốp, một chiến binh kỳ cựu, thay anh. Và Bô-brốp lên nắm quyền chỉ huy trung đoàn của Cri-u-cốp. Những cuộc cân nhắc những con người có phẩm giá được hoan nghênh nhiệt liệt.

Bộ đội mặt đất chúng ta bước lên những nấc thang bao giờ cũng cao hơn, từ từ nhưng bền bỉ. Khu vực đầu cầu Xan-đô-mia. Cái túi chứa đầy một sức mạnh ghê gớm, có thể bất thần rộ lên và lớn mãi không ngừng để tung ra những đợt tiến công mới. 

Còn chúng tôi thì bay, chúng tôi không ngừng khống chế vùng trời. ước vọng của tôi được thấy lại mảnh đất Xi-bê-ri thân yêu sắp thành hiện thực...
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #236 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 11:26:09 am »

chương mười chín
ĐẤT XI-BI-RI

1

Mùa thu đến gần. Nhưng tôi bị bận túi bụi vào một loạt công việc tạp dịch thuộc loai đặc biệt: hội họp, phỏng vấn, dành cho những phóng viên. Và những nhà quay phim thời sự, trả lời các thư từ, và công văn, viết bài cho các báo. Đối với tôi, những cái đó cũng thú vị nhưng cũng gây ra nhiều phiền phức. Ban ngày tôi có mặt ở tiền duyên và ở các trung đoàn, buổi tối phải dành để tiếp khách và những phóng viên. Và tôi cố gắng dành ra ít nhất được một giờ để học tập thêm. Thời gian gần đây tôi đã bắt đầu thực sự lo lắng vì ít đọc được sách và tôi tự bắt buộc mỗi ngày dành ra một ít thời gian để học tập và đọc những tác phẩm văn học. 

Yên tĩnh kéo dài suốt mặt trận. Quân thù mất niềm tin vào chiến thắng, buộc phải chấp nhận tình thế do lực lượng của ta đặt ra. 

Thời cơ để bay càng ngày càng ít. Nhưng, những hoạt động chiến đấu càng giảm bao nhiêu thì càng phải coi trọng giáo dục có phương pháp bộ phận chiến đấu viên bấy nhiêu...

Một hôm hạ cánh xuống một sân bay, tôi thấy hầu như tất cả các máy bay đều trang trí những hình vẽ hoa mỹ và đẹp đẽ, có chiếc vẽ một con át pích, chiếc khác một con tiểu yêu chơi đàn ghita. Thấy chúng tôi chú ý đến những hình vẽ đó, những phi công trẻ lại gần tôi có vẻ hãnh diện, hy vọng sẽ nhận được những lời khen ngợi.

- Những biểu tượng này là thế nào đây? - Tôi hỏi.

- Những dấu hiệu phân biệt, chúng tôi tự vẽ lấy đấy, thưa đồng chí đại tá. Như vậy rõ ràng hơn những con số Gra-phin, - một đồng chí trung úy dáng điệu oai vệ, như muốn bắt chước thái độ ăn nói cư xứ của Pha-đê-ép trả lời tôi. 

- Hãy nói cho tôi nghe, đồng chí trung úy, còn uống rượu thấy thế nào? Cậu không quá chén đấy chứ? Cậu không bôi bẩn những chiếc máy bay sau khi đã phè phỡn chứ?.

Đôi lông mày rậm của Gra-phin nhấp nháy, im lặng.

- Như đồng chí đoán, thưa đồng chí sư đoàn trưởng - Một người bạn trả lời thay. 

Trước hết, tôi muốn ra lệnh xoá tất cả những con át những hình ma quỷ, những con chim cò cùng những biểu tượng khác và giải thích cho họ là những dấu vết đậm nét trên một chiếc máy bay sẽ biến nó thành một mục tiêu rất tốt. Song tôi quyết định cứ để cho họ rồ dại một chút. Trong những ngày yên tĩnh đầu tiên, họ không biết làm gì để dùng hết sức mạnh của tuổi thanh xuân. Nhưng rồi chúng tôi sẽ đưa họ vào học tập chặt chẽ và họ sẽ không còn tâm trí đâu nghĩ đến những trò trẻ đó nữa. Ngay hôm ấy, tôi cùng với trung đoàn trưởng vạch một kế hoạch huấn luyện chiến đấu ứng dụng.

Trên mỗi sân bay, các gian nhà ở đầu được cải tạo thành những lớp học. Ở đó các phi công theo học các môn khí động học cũng như nghiên cứu thiết bị vô tuyến của máy bay ta và thiết bị hàng không của địch. Người ta cũng làm những trường bắn để huấn luyện bắn mục tiêu mặt đất. Thỉnh thoảng tôi cũng cất cánh để tập bắn bia trên không...

Sư đoàn đang chuẩn bị cho một cuộc tiến công mới. Mọi người chỉ nghĩ đến một việc: nhanh chóng chiếm được Béc-lin, hang ổ của bọn phát xít và kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh. Trong những lá thư gửi về gia đình, cho vợ, tôi cũng nói về cuộc sum họp nay mai ở Nô-vô-xi-biếc sau chiến thắng 

Và bất ngờ... tôi được gọi về Mát-xcơ-va dự lễ trao huân chương cùng với các bạn Rếch-ca-lốp, Gu-lai-ép. Các đồng chí này vừa được tặng một ngòi sao vàng thứ hai Anh hùng Liên bang Xô-viết..
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #237 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 11:27:01 am »

Tới thủ đô vào buổi tối, chúng tôi cùng di đến điện Crem-li. Khi đi qua Quảng trường Đỏ, chúng tôi cảm thấy như cả nước nghe thấy bước chân mình và như chúng tôi đang diễu qua mắt toàn dân Xô-viết. 

Ni-cô-lai Mi-khaì-lô-vích Xvéc-ních trao tặng huân chương cho chúng tôi. Tôi nhận từ tay đồng chí ngôi sao vàng rồi đồng chí trao huân chương Bốc-đan Khơ-mén-nhít-xki cho sư đoàn chúng tôi vì những chiến công trong những trận chiến đấu vừa qua. 

Cơ quan tham mưu Lực lượng không quân cho tôi nghỉ phép vài ngày thăm gia đình... 

Chúng tôi bay về hướng mặt trời. Vầng thái dương như mọc nhanh hơn bao giờ hết trên chân trời, tỏa ánh nắng xuống mặt đất đây đó đã ngả màu vàng mùa thu.

Tôi bay về hướng mặt trời, tìm lại tuổi thánh xuân, thời thơ ấu. Ngồi trên ghế mềm của chiếc máy bay có tiện nghi dành cho mình, tôi ngắm phong cảnh đất nước trải ra phía dưới, Vừa nghĩ đến cuộc sống, đến ngôi nhà quê hương, đến Nô-vô-xi-biếc...
 
Trong những ngày mà chiếc máy bay đến một cách bất ngờ, đỗ trên quảng trường ở cửa vào thành phố, bọn trẻ con chúng tôi thường xuyên có mặt bên cạnh máy bay từ sáng đến tối.

Một lần về nhà sau phiên “canh gác”, tôi thổ lộ với gia đình:

- Con muốn trở thành phi công. 

Gia đình đông đủ của tôi đã tụ tập quanh chiếc bàn ăn chiều. Cha tôi vừa đi lm về, mệt mỏi và như đôi khi, uống khá nhiều rượu. Trong tình hình như vậy, nếu ở gia đình có việc gì không ổn, ông thường dễ nổi nóng. Nghe lời tôi nói, ông quát lên: 

- À như thế đấy. Tao biết; vì lý do đó mà mày, “ông phi công”, mày trốn học? 

Mấy chú em nhỏ và cô em gái phá lên cười nghe thấy cái biệt danh mới của tôi. Nhưng với tôi, không phải lúc để cười: cha tôi cởi chiếc thắt lưng.

- Tao sẽ dạy cho mày nghề lái máy bay.

Đó là hình phạt đầu tiên trả giá cho giấc mơ của tôi. Tôi tìm chỗ nấp, sau lưng bà nội. 

- Không được động đến nó, I-van? - Bà hét lên và đứng chắn trước mặt cha tôi..

Chiếc thắt lưng bay vào một góc, nhưng bữa ăn kết thúc bằng một cuộc cãi lộn trong gia đình.

Điều lạ lùng là bà tôi lại nhìn giấc mơ của tôi bằng con mắt khác. Bà yêu quý tất cả chúng tôi, các cháu nội, nhưng tôi được bà cưng hơn cả. Có thể bởi vì, như mọi người nói, tôi rất giống ông nội tôi. Mỗi khi đứng gần bà, bà ôm tôi vào lòng, tay se sẽ vuốt mái đầu tôi, rồi trầm ngâm nói: “ôi, thằng cháu đáng thương nhỏ bé của bà”. Những lúc đó, đôi mắt ưu phiền của bà rơm rớm nước mắt.

Tôi đoán là hình ảnh tôi giống ông nội có thể làm bà nhớ lại cuộc sống khổ cực vốn là số phận của ông bà, những người nông dân phải di cư đến Xi-bê-ri. Nhưng bà tôi thường kể cho tôi nghe nhiều chuyện về cuộc đời của ông. Nhờ bà, tôi hiểu hết lịch sử cuộc đời ông, những nỗi khổ cực của ông để tìm kiếm chút hạnh phúc, trong những vùng xa lạ không chiều người của Xi-bê-ri.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #238 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 11:27:59 am »

Vào một năm mất mùa, cái thiên tai thường xảy ra khắp những quận huyện của miền trung nước Nga, ông bà tôi cùng người con nhỏ, chính là cha tôi sau này, nhập vào đoàn người đói khát đi đến Xi-bê-ri. Sau nhiều chặng đường dài, theo những con đường đầy cát bụi, họ đến bờ sông Ô-bi và dừng lại trú ngụ sinh sống trong cái thị trấn nhỏ cùng tận. Cái thị trấn sinh ra ngay tại chỗ một xóm dân chài, ngay cạnh chiếc cầu nối qua sông Ô-bi, đã lớn lên nhanh chóng nhờ những ngôi nhà nhỏ dựng lên cho những người di cư đổ xô đến tìm kiếm việc làm.

Đó là thời kỳ xây dựng đường sắt xuyên Xi-bê-ri, ông tôi, một con người rất lực lưỡng, lại là thợ nề giỏi, nhanh chóng kiếm được việc làm. Ông làm ở khu xây dựng nhà ga và cũng xây lò sưởi trong những ngôi nhà khác.

Ở giữa ngã sông và con đường sắt lớn, thị trấn phình ra nhanh chóng và trở thành cái thành phố nhỏ Nô-vô-nhi-cô-lai-ép-ca.

Cha tôi cũng lớn lên và bắt đầu làm thợ nề với ông tôi.

Nhưng một tai họa đã đến với ông tôi:

Trên một công trường, người ta phải di chuyển một tảng đá hoa cương lớn mà ba người thợ cũng không làm cho nó nhúc nhích được. Nhưng ông tôi, ưa chế nhạo “những kẻ hèn yếu” bởi vì, như bà tôi kể lại, - “ông rất khỏe, Thượng đế phù hộ cho ông” - nên ông tôi có thể nhắc bổng bất cứ vật gì nặng đến đâu trong khi đánh đố. Và ông đã đánh cuộc với ba lít rượu vốt-ca rằng ông sẽ di chuyển một mình cái tảng đá không cần ai giúp sức...

Ông được cuộc nhưng đã phải trả giá đắt. Từ đó, càng ngày ông càng thấy yếu, và phải bỏ nghề thợ nề. May mắn sao vào lúc đó bố tôi đã lập gia đình và ông bà già đã có một mái nhà để nương náu.

Sau cái năm mà lần đầu trong đời, tôi được trông thấy chiếc máy kỳ lạ đã thu hút trí tưởng tượng của tôi, thì những phi công bắt đầu xuất hiện trên đường phố, tay áo thêu những phù hiệu cánh chim màu sắc rực rỡ và ngay những ngày đầu tiên đã được đám trẻ con, trong đó bao giờ cũng có tôi, bám theo. Tôi bắt đầu hãnh diện đội một chiếc mũ cát mua tại một cửa hiệu thay cho chiếc mũ bịt tai.

Để bắt chước người lớn, thỉnh thoảng tôi cũng hút thuốc lá. Cô giáo dạy tôi biết tôi muốn trở thành phi công, định kích thích lòng say mê đó để tôi thôi hút thuốc lá. Cô dẫn tôi đến viện bảo tàng cơ thể học và trước những mô hình lá phổi, cô nói với tôi:

- Em hãy trông, đây là những lá phổi của một người nghiện thuốc. Với những lá phổi như vậy, không thể trở thành phi công được!

Tôi liền bỏ ngay cái trò tiêu khiển không thích hợp với lứa tuổi và bắt đầu luyện tập thể đục thể thao. Tôi muốn khỏe và cường tráng. Tôi tự kiếm những quả tạ để luyện tập mỗi sáng ở trong sân. Hình ảnh anh phi công bắt buộc phải khỏe mạnh, cường tráng ám ảnh tôi không ngừng, và nói chung hướng dẫn sự phấn đấu của tôi.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #239 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 11:28:48 am »

Vào năm 1926, anh tôi lúc ấy mười sáu tuổi và tôi cùng mắc bệnh sốt phát ban. Sau bốn mươi ngày dở sống, dở chết, chỉ có mình tôi ra khỏi bệnh viện. 

Cái chết của anh tôi, người đã kiếm được tiền cho cái gia đình đông người, buộc tôi phải đi làm, Người ta cho tôi đến học việc ở ông cậu, là thợ lợp nhà .

Bị nghễnh ngãng vì tiếng đập của những lá tôn, cậu Pê-chi-a nhỏ bé và gầy gò, những ngón tay sần sủi đen nhánh dầu lanh và sơn, được coi là người thợ lợp nhà giỏi nhất thị xã. Làm với cậu, tôi nhanh chóng học được nghề và bắt đầu giúp đỡ gia đình.

Cậu tôi rất thương tôi. Nhưng cậu thường quở trách tôi “cho phải phép”, như cậu nói. Trên những nóc nhà cao, người ta thấy rất rõ các máy bay cất hạ cánh và tôi thường bị quá thu hút vì quang cảnh đó đến quên công việc, tiếng la của ông cậu làm tôi nhiều lần giật nảy mình.

- Này cần thận đấy, không thì mày cũng bay lên khỏi... mái tôn đó. Thôi, đập búa đi!

Mùa hè năm sau, tôi được tuyển dụng làm thợ lợp ở công ty nhà cửa Xi-bê-ri. Việc làm không thiếu, thành phố đang xây dựng, cần phải lợp mái những tòa nhà ba tầng. Tôi thường làm thêm ngoài giờ.

Một buổi sáng, đi qua phố Crát-nhi sầm uất, dãy phố chính của thành phố, tôi thấy qua cửa kính một tờ báo hàng ngày đăng thông báo liên quan đến những điều kiện vào học ở một trường hàng không. Tôi đứng lại đọc, như chôn chân tại chỗ vì ngạc nhiên. Tôi đọc đi đọc lại, không rời được một bước chân. “Được nhận vào trường, những thí sinh đã hoàn thành hệ trung học bảy năm”. Vậy tôi còn phải học xong chương trình. Lại còn một điều kiện khác nữa: “và có nghề chuyên môn tiện, làm khóa hoặc nghề mộc”.

Thất vọng, tôi đi lang thang trên phố sá. Với cái nghề của mình, tôi sẽ chẳng bao giờ trở thành phi công. Vĩnh biệt giấc mơ!

Leo trèo trên những mái nhà, ngày nào tôi cũng nghĩ đến tờ thông báo đó, đến số phận trớ trêu, làm tôi tan nát cả cõi lòng. Làm thế nào? Muốn vào học nghề chữa khóa hoặc thợ tiện phải được đăng ký với sở tìm việc làm, lúc này là cơ quan chủ yếu phân phối nhân công giữa các xí nghiệp. Những nhà máy này, thì hãy còn quá ít trong thành phố, song những thanh niên thất nghiệp thì có hàng nghìn! Dù vậy đến cuối mùa hè, tôi đã ghi tên ở sở tìm việc làm, và bắt đầu hàng ngày đến căn buồng ám khói lúc nào cũng chật ních người tưởng đến vỡ ra, để chờ lựa chọn.

Cha mẹ tôi, mà tôi không hề hé răng nửa lời về ước vọng trở thành phi công của tôi, đã nhờ một ông cậu khác làm nghề kế toán nhận tôi vào học nghề giữ sổ. Cái nghề nghiệp “trí thức” này cũng vô cùng hấp dẫn đối với nhiều người, Nhưng nó lại không hợp với tôi. Tôi không muốn nghe nói điều gì khác ngoài những gì mở đường cho tôi vào ngành hàng không. Tôi đã thẳng thừng từ chồi, do đó đã làm nảy ra nhiều cuộc tranh cãi mới về vấn đề của tôi.

Thời gian trôi qua. Mùa hè, tôi vẫn làm thợ lợp nhà, còn mùa đông tôi đến trường. Tôi học xong lớp bảy vào năm 1928. Sở tìm việc làm chẳng giúp gì được cho tôi cả.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM