Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 01:42:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 243081 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #110 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2013, 09:22:39 am »

Lại chuyện cọc phụ trong mắc võng
.
Một lần đơn vị chúng tôi hành quân qua một  khu rừng tre(chẳng nhớ ở đâu).Ở đó có rất nhiều khỉ.Chiều.Anh em có bắn được mấy con và chia nhau ăn thịt.A trinh sát chúng tôi cũng bắn được một con.Tôi thì không náo nức trong phi vụ này nên chỉ đứng nhìn anh em làm thịt.Khi vặt lông sạch sẽ rồi trông nó chẳng khác gì một đứa trẻ(ngoại trừ cái miệng và cái đuôi).Tối.Có một số anh em không ăn trong đó có tôii.Sáng dậy.Khi gấp tăng võng một số anh em phát hiện ra võng và quần áo mình bị ướt.Quái. Đêm qua không mưa.Sao lại ướt? Không gian sặc một mùi thum thủm, anh em đoán là nước đái khỉ. Thì ra khỉ trả thù vì đã ăn thịt đồng loại của nó. Đêm khuya, khi anh em đang ngủ say sưa thì chúng lặng lẽ kéo đến "oanh tạc' vào đầu các dây võng. Thậm chí nó còn bậy lên cả mái tăng.Hầu như anh nào ăn thịt khỉ đều bị khỉ 'trả thù" .Nhiều anh em bị khỉ đái ướt cả quần cả áo vì khi mắc võng không dùng cọc phụ.Riêng tôi và một số anh em không ăn thịt khỉ thì võng vẫn khô ráo.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2013, 09:40:49 am gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2013, 05:00:10 pm »

Chào bác chủ Đức Cường và các bác. Nhân bài viết của bác Vaphothotu về khỉ, tôi cũng có một số cảm nhận :có cái gì đó trong sự liên hệ giữa chúng ta với dòng anh em khác chi này rất tế nhị
Cuối năm 1975, thời gian cả nước đói, quân đội đói, chúng tôi được tổ chức khai hoang tăng gia sắn, ngô ở Long Khánh tại một khu rừng khá nguyên sinh với một hệ thực, động vật phong phú cách ngã ba Ông Đồn hơn mười km. Hôm ấy chủ nhật,  anh em dùng súng cacbin bắn được vô số chim xanh và bốn con lông đen mướt cùng họ hàng với khỉ nhưng lớn hơn, có lẽ tới bảy tám kg/con, mấy anh cán bộ A B gọi là con dộc, trong đó có một con mẹ dù chết rồi nhưng vẫn ôm cứng con nhỏ trong vòng tay mà dộc con cũng sắp chết vì ngộp thở do bị ôm cứng quá, chiến sĩ ta vất vả mới gỡ ra được. Sau khi cạo lông, mấy đồng đội đùa dỡn cho dộc ngồi vào cái chậu nhựa khoanh tay như một ông già ngồi suy nghĩ. Tôi nhìn kĩ thì thấy da dộc trắng mịn mà đến nay tôi nghĩ: nếu cô nàng nào sở hữu được làn da ấy thì cũng rất tự hào. Nhưng cũng đồng thời, tôi cảm giác nôn nao trong mình khi nhìn khuôn mặt dộc mẹ đã cạo lông bên cạnh cái lồng nhỏ nhốt dọc con, tôi không đủ can đảm đứng tại bếp mà nhanh chóng quay lên lán. Tới bữa cơm, tôi xuống bếp ăn trễ và chứng kiến mấy đồng đội đang cầm nhưng bàn tay dộc với 5 ngón thon dài được hầm với măng le mà mút thịt. Tôi rùng mình và cơn sốt ầm ầm kéo đến, nhanh chóng trở lại lán cuộn tròn trong cái võng Gabadin cho đến tối trong bồn chồn nôn nao khó tả kèm theo những cơn mê chập chờn bao quanh mình đủ loại họ hàng linh trưởng này..... Mọi chuyện rồi cũng qua trong hối hả bộn bề công việc đốn hạ cây cổ thụ, dứt cành (việc này đơn vị thuê thợ rừng dùng cưa máy làm) bộ đội chặt đốn lá, cành nhỏ, chặt cây núp xúp và dùng dao quắm, cuốc xẻng chặt thảm thực vật sát mặt đất, phơi khô và đốt rẫy để lấy đất trồng ngô, săn.

Được vài năm trôi qua, tôi rất cảnh giác với việc tiếp cận chuyện đi săn và thịt khỉ. Nhưng năm 1980 tại Siemreap, lần thứ hai chứng kiến anh em thịt khỉ nhưng tai quái hơn: mấy đồng đội cho khoảng bốn năm chú khỉ vào cái bao tải tạ, cột rộng tiết diện bao rồi lấy nước sôi dôi lên, khỉ nóng quá kêu chí chóe rồi cào cấu nhau loạn xa, một lúc sau mở bao đưa  khỉ đi cắt tiết thì con khỉ nào cũng trắng hếu với nàn da mịn màng và cũng đồng thời tôi lại lên cơn rét run, nôn nao như mấy năm trước. Sau vụ ấy, tôi không đồng ý cho các chiến sĩ thịt khỉ kiểu đó mà bắt buộc phải thịt theo kiểu cổ điển như thịt con gà, con chó, và không bao giờ tôi đứng chứng kiến công việc này. Ngày ấy tôi phụ trách kĩ thuật nấu cao cho cục Vận tải,ngoài hàng tấn trăn rắn thì số con cháu họ Tôn cũng bị thịt hàng trăm cá thể, toàn khỉ già không còn cái răng nào. Là người lính, thôi thì "thằn lằn, rắn mối, ếch nhái" ăn được tuốt nhưng gần 20 năm đời lính, tôi không bao giờ có ý nghĩ phải ngồi đối diện với món khỉ trên bàn ăn.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2013, 09:20:45 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #112 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2013, 08:38:02 am »

Chào bác vetran."Đời quân ngũ" đọc khá nhiều bài viết của bác và cả thơ nữa nên đã hiểu phần nào về đời quân ngũ của bác.Thời chiến trường đã gian lao  thời bình thì đi làm nương rẫy sx LTTP tự túc ở đồng nai vất vả cũng không kém.Nhưng chính đó mới là kn không quyên phải không bác?Bác và vaphothotu có chung một suy nghĩ và động thái khi đồng đội ăn thịt loài khỉ,những người có trái tim giàu thì đều có chung suy nghĩ và hành động như vậy.
 Bác có hỏi topic Thongsqd3 sao sang k hai lần.không biết thong sqd3 đã trả lời chưa, đ/c này là bạn cùng quê cùng nhập ngũ của duccuong vàvaphothotu.hiện đang cong tác ở VNPT nghệ an.trưởng phòng nên công việc của bạn  nhiều.Thong sqd3 cũng giống như duccuong học SQ xong sang trở lại k.thongsqd3 học ở trường sq chinh tri bắc ninh.Năm 88 rút quân về nước chuyển ngành rồi về học tiếp rồi làm việc.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #113 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2013, 05:30:13 pm »

  Chào bác Vetran, việc nấu cao các loài vật như thế có cần phải phân loại ra không ? hay cứ miễn có xương là nấu tấc và theo bác người dùng cao có lợi gì cho cơ thể, có tác dụng phụ gì không ? Tôi từng nghe nói đến cao hổ cốt rất tốt cho cơ thể, nào là bồi bổ thể lực v.v..
   Bác có thể sơ lượt tóm tắc cách nấu cao cho anh em hiểu được không bác ?
 Thân chào và chúc sức khỏe bác.
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #114 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 08:24:52 am »

Chào bác vetran."Đời quân ngũ" đọc khá nhiều bài viết của bác và cả thơ nữa ớc chuyển ngành rồi về học tiếp rồi làm việc.

Vetran tôi cám ơn bác Đức Cường quan tâm tới bài viết của tôi. Cám ơn bác cung cấp thông tin bác Thongqd3 vì tôi ũng phán đoán các bác có quá trình về học rồi lại trở lại chiến trường đó là qui trình nâng chuẩn cán bộ chỉ huy phục vụ cho yêu cầu mặt trận ngày càng cam go ác liệt. Qua rồi những ngày tháng gian khổ hy sinh, bây giờ chúng ta ngồi trao đổi những kỉ niệm quân ngũ với nhau cũng thú vị mặc dù bên mình cũng bộn bề công việc phải không bác. Chúc bác và bộ tam các bác khỏe mạnh.

Chào Bác LieuDK. Cám ơn bác có nhã ý thảo luận về các loại cao. Tôi rất sẵn sàng trao đổi với bác nhưng để dành tài nguyên trang và thời gian cho bác chủ hành quân nên tôi mời bác quá bộ qua nhà "biên niên vận tải....." ta trao đổi bác nhé vì bài cũng hơi dài. Mong có ý kiến đóng góp của bác về nhữn vấn đề tôi hưa thấu đáo ở khía cạnh này.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #115 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 09:56:30 pm »


   "Trời đất xin ta rượu với thơ
   Không rượu không thơ sống như thừa
   Men rượu nồng cay ta nào biết
   Giọt sầu trinh nữ trãi lòng ta."

NYCL xin tiếp lời LieuDK gửi ĐC và Vaphothotu mấy câu thơ của cụ Tú Xương:
  Một trà một rượu một đàn bà
  Ba cái lăng nhăng nó hại ta
  Chừa được cái nào hay cái đó
  Có chăng chừa rượu với chừa trà!!!
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 06:01:29 am »

NYCL xin tiếp lời LieuDK gửi ĐC và Vaphothotu mấy câu thơ của cụ Tú Xương:
  Một trà một rượu một đàn bà
  Ba cái lăng nhăng nó hại ta
  Chừa được cái nào hay cái đó
  Có chăng chừa rượu với chừa trà!!!

Vetran xin vịnh tiếp bài của bác @NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH

TIẾC LẮM THAY

Cụ tú thành Nam dạy thật hay
Nhưng đời chưa dứt những đắng cay
Sân si hỷ ái còn đeo bám
Nhân sinh tiết độ mấy ai hay
Cụ dạy chừa được thứ nào hay thứ ấy
Nhưng bỏ thứ nào cũng tiếc thay
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2013, 06:13:42 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 09:33:32 am »

LieuDK gởi bạn @NguoiYeucualinh.
Ngẫm nghỉ cho cùng đời thật lạ
Không rượu không trà thơ với ai ?
Mượn một ít cho lòng thanh thản
Gởi lòng mình một chút hư vô.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2013, 09:42:07 am gửi bởi LieuDK » Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #118 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 05:17:51 pm »

Tặng Người yêu lính
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2013, 05:28:02 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #119 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 09:01:03 pm »

LieuDK gởi bạn @NguoiYeucualinh.
Ngẫm nghỉ cho cùng đời thật lạ
Không rượu không trà thơ với ai ?
Mượn một ít cho lòng thanh thản
Gởi lòng mình một chút hư vô.

Chào anh chủ, anh LieuDK và các anh chị tham gia topic

Chẳng rượu, không trà vẫn có thơ
Thơ này thơ thẩn của người mơ ( chiêm bao)
Vậy mà Vetran luôn mê mẩn
Nếu thấy THƠ và được làm thơ

Tặng Người yêu lính

Nhìn tấm ảnh của thầy Va tặng bác @NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH, làm Anhtho lại bồi hồi vì tấm biển KÊNH NHÀ LÊ. Kênh Nhà Lê quê anh sao đẹp thế và đây KÊNH NHÀ LÊ sau nhà mẹ em ở Thanh Hóa, chụp lúc gần trưa em lang thang ra cánh đồng ngắm núi Ngàn nưa

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2013, 06:04:20 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM