Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:30:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242183 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #380 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2014, 01:53:04 am »

  Sửa bổ xung thông tin cho bác chủ top tý Grin
 Đèo Côlia thuộc huyện Nguyên bình, xuống đèo rẽ trái vào mỏ thiếc Tĩnh túc ( Nguyên bình) rẽ phải vào thị trấn huyện. Mỏ thiếc này là sản phẩm của tình hữu nghị Việt-Xô, không phải của TQ. Đèo trước đó trên đường QL3 là đèo Giàng.
  Nguyên bình địa hình cực kỳ phức tạp, cơ giới rất khó hoạt động, ngay cả hiện nay. Xã Hưng đạo Nguyên bình là nơi Bác Hồ và Đại tướng Võ nguyên Giáp đã thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của QDND Việt nam, nói cách khác quân đội ta lấy giấy chứng sinh ở đây Cheesy Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2014, 02:12:15 am gửi bởi hong c9d3e866 » Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #381 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 03:44:57 pm »

@ bác Đức Cường! Grin
Em có ông đồng hương từ khi về 320 về E52, được 1 thời gian rút lên phòng tham mưu F320, sau này hắn là trạm trưởng vệ binh sư đoàn ngoài Đại Từ. Sau này về rồi hắn kể: có đi cùng các sếp sư đoàn lên biên giới khảo sát thực địa, này được bác kể lại chuyến đi lên Cao Bằng, em mới biết là đúng, nhưng tất nhiên không phải chuyến đi của bác vì khi đó tụi em vẫn ở Khe Lang  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #382 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 04:13:33 pm »

                      
   ( tiếp theo )                 Trinh sát địa hình hai tỉnh cao- lạng. Chuẩn bị chiến trường.


Quá trình đi thực địa từ TX Cao bằng đến huyện Trùng khánh chúng tôi có chung một nhận xét đó là đường nhựa vẫn còn khá tốt nhưng cầu thì chúng ( hay ta ? ) đánh sập gần hết. Xe của chúng tôi đi được là phải qua các cầu của công binh bắc tạm . Tuy đường nhựa nhưng rất hẹp, chỉ cần một xe cản đường là bị tắc đường ngay . Địa hình ở đây núi thấp hơn ở huyện nguyên bình . Hai ngày sau chúng tôi về nghỉ tai TX Cao bằng . Tại đây chúng tôi gặp trinh sát quân đoàn và trinh sát các sư đoàn đã tập trung đầy đủ , để ngày sau đoàn quân chúng tôi sẽ thị sát theo trục đường  số 4 để về Đồng đăng sau đó sẽ về thị xã Lạng sơn thực hiện nhiệm vụ .

Sáng hôm sau , 8 xe vận tải chở quân quân lại lên đường theo kế hoạch . Đường số 4 chạy dọc biên giới Việt- trung từ Lạng sơn lên Cao bằng . Con đường này chúng ta đã làm quen trên những trang lịch sử hồi học phổ thông ,  gắn liền với những địa danh nổi tiếng ,Đông khê, Thất khê , Na sầm. là nỗi kinh hoàng của bọn lính lê dương binh đoàn La pa giơ và Sác tông . Trên đường đi, dấu vết những trận đánh giặc bành trướng vẫn còn đó . Theo như chúng tôi được biết thì mặt trận Cao bằng bị vỡ, do bị “ thủng ”từ đường 4 . Có những đoạn chỉ cách biên giới vài km nên cắt rừng chỉ một giờ là đã bị chặn rồi. Cả một chặng đường dài nhưng chúng tôi gặp rất ít lính ta. Cũng bởi các điểm tựa thì phải ở trong sâu chứ không thể ở cùng dân được. Đến Thất khê chúng tôi dừng lại để bổ sung , xác định lại đường xá đi về các xã . Đêm đó chúng tôi nghỉ lại thị trấn đông khê . Tuy giặc đã rút nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe tiếng pháo địch bắn sang vào các cao điểm của ta.

Hai ngày sau chúng tôi mới về đến ga Đồng đăng . Đó cũng là giao điểm của đường 1A và đường số 4. Nhà ga bị san phẳng. Đồi núi ở đây khác với Cao bằng . Núi khá cao nhưng trọc không có cây rừng . không có núi đá nhiều như ở Cao bằng .Tại đây , chúng tôi nhìn rất rõ các chốt của ta và của địch trên các mỏm núi . Nhiều giao thông hào mới đào màu đất mới lộ thiên rất dễ phát hiện. Trong ánh hoàng hôn buông cùng với cảnh đổ nát của nhà ga, đường tàu bị xới tung do pháo bắn, cây cối gãy gục . Một hoang cảnh bờ tây bến phà Công pong chàm chợt ẩn hiện trong đầu tôi . Nếu không có chiến tranh thì nơi đây chắc sẽ rất sầm uất .

Chúng tôi lại lên đường để về TX Lạng sơn nghỉ đêm. Khi qua ngã 3 Đồng đăng thì gặp hai chiếc xe tải kéo theo hai khẩu cối 160 ly trong đường 4 chạy ra. Có lẽ đơn vị bạn di chuyển trận địa thời điểm này để khỏi bị con mắt trinh sát đối phương trên các đỉnh núi nhìn ngó.

Đêm khuya chúng tôi về đến thị xã Lạng sơn. Tại đây, chúng tôi lại thấy tập hợp đầy đủ như đội hình xuất phát . Lính trinh sát các sư đoàn bạn đã về trước mắc võng nằm ngay trên cả thành xe để nghủ .
Sau một tuần đi thực địa cao bằng. Chúng tôi được nghỉ tắm giặt phơi phong quần áo, nhất là đôi dày đã kẳm mùi  . Tắm ngay con sông chảy qua TX Lạng sơn ( chẳng hiểu có phải con sông kỳ cùng không ) Buổi chiều tôi và anh Đạm A trưởng( lính 1974, Vĩnh phú ) và Hải ( lính 1978- thủy nguyên Hải phòng ) dạo chơi thị xã . Thị xã này lúc đó lớn hơn TX Cao bằng bởi có nhiều nhà cao tầng hơn. Mạng đường xá được nhựa hóa nhiều hơn. Nhưng không đẹp bằng TX Cao bằng do cây xanh ít và có cảm giác chật chội. Nơi đây có lẽ xảy ra chiến sự ngay trong thành phố nên mức độ hủy hoại đổ nát nhiều hơn . Dân rất ít vì sơ tán chưa về hết .

Sáng hôm sau xe trinh sát của F 320A đi về huyện Đình lập .Đến thị trấn, chúng tôi thả bộ một lúc để vẽ bổ sung đường mới mở vào bản đồ rồi quay lại . Ở địa bàn Lạng sơn , chúng tôi đi thực địa như “ cưỡi ngựa xem hoa ” thôi. Vì đồng chí cán bộ “ rỉ tai” nói: “ Lạng sơn là khu vực tác chiến của F31”. Có lẽ chính vì vậy nên F31 đóng quân ở huyện Đình cả.,theo trục đường 1B cơ động sang Lạng sơn rất nhanh .
Ngày hôm sau chúng tôi còn đi thêm một huyện nữa rồi tập trung toàn đoàn về lại TX Lạng sơn. Ngày hôm sau chúng tôi theo đường 1A chạy về Đồng mỏ ( Lạng sơn ) rồi theo trục đường 1B về TP Thái nguyên . Ở đây có một kỷ niệm nhỏ là khi xe đang nghỉ uống nước trên đường 1B, thuộc địa phận tỉnh Lạng sơn . Chúng tôi thấy có mấy người dân tộc cả nam và nữ vừa đạp xe vừa hát đồng ca bằng tiếng dân tộc rất tự nhiên ( bởi người kinh ta làm gì có chuyện này ). Nhìn cách ăn mặc thì đây là người dân tộc Dao. Tôi nghe có ai đó ( hình như đ/c này cũng người dân tộc thì phải ) nói “ đồng bào họ đang trên đường đi lễ hội , hát si, hát lượn đó”. Chỉ vậy thôi mà tôi nhớ mãi bởi sự vô tư của đồng bào.

Đến Huyện Đình cả , chúng tôi chia tay anh em trinh sát sư đoàn 31. Những người bạn lính đồng ngiệp đầy thương cảm như chúng tôi. Họ vừa đi qua chiến tranh bây giờ lại chuẩn bị chiến trường cho một cuộc chiến BVTQ. Có lẽ họ cũng như chúng tôi không ai muốn quay trở lại những nơi mình vừa đi qua . Và cũng chắc rằng ra bắc đã hơn hai tháng mà họ vẫn chưa được về thăm cha mẹ như anh em chúng tôi trong chuyến đi này .

Đến Cầu Gia bảy chúng tôi chia tay anh em K28 trinh sát quân đoàn và trinh sát sư đoàn 10. Ở tiểu đoàn 28 ( K 28) này, có chín đồng chí cùng quê Nghi lộc cùng nhập ngũ với tôi . Những cánh tay ngồi trên xe vẫy chào tạm biệt nhưng không ai muốn gặp lại nhau ở Cao bằng hay Lạng sơn . Vì rằng cái giá của chiến tranh, ai đã đi qua đều hiểu ,có được hòa bình hôm nay là quá đắt .

 Thưa các đồng đội.:

 Chuyến đi trinh sát thực địa lần này là chuyến trinh sát cuối cùng của ĐỜI QUÂN NGŨ . Bởi mãi tháng 1/ 1980 duccuong mới được về thăm nhà  . Và đầu tháng 8 năm đó duccuong tạm biệt C20 F320A về Sơn Tây học quân sự . DucCuong cũng như bao người lính chiến khác không bao giờ quên những năm tháng hào hùng của lứa tuổi kế tiếp thế hệ thời đại HCM . Trên trang MVH này thông qua bài viết, duccuong mới biết anh @ NGUYENTRONGLUAN ( Re : lính Tây nguyên ) cũng là người lính C20 anh hùng này có mặt từ thời chống Mỹ  .Chúng tôi không gian khổ vất vả nhiều bằng các anh . Nhưng chúng tôi thấy tự hào đã xứng đáng nối tiếp thế hệ của các anh.

 Tháng 1/ 1983 duccuong trở về thựctập tại quân đoàn3 thời gian 1 tháng . Tất nhiên duccuong phải gé thăm đại đội 20 ngay.( Đơn vị vẫn đóng ở Đại từ ) Lúc này lính chiến đã phục viên giải ngũ hết , nhưng sỹ quan vẫn còn khá nhiều . Đồng chí Trung đại đội trưởng lên trưởng ban TS sư đoàn . Đồng chí quý C phó về làm trưởng tiểu ban TS E48. Anh Thạch trung đổi trưởng thì về ban TS trung đoàn 52…

 Mới xa đại đội hơn 2 năm nhưng sự thay đổi đã rất lớn . C20 đã nâng cấp lên tiểu đoàn.. Được các chiến binh là cán bộ dẫn đi tham quan đơn vị, vào khu kỹ thuật , tôi thấy có 5 chiếc xe bọc thép trinh sát mới cứng .Tôi ngắm nhìn mãi và ước ao ngày xưa mà được mấy chiếc như thế này . Trinh sát bây giờ phải học nhiều hơn mới đáp ứng yêu cầu tinh nhuệ thiện chiến.

Trong đời quân ngũ thì giai đoạn làm lính ngĩa vụ này duccuong thấy đáng nhớ nhất . Chính trong gian khổ hy sinh thì mới hiểu hết tình người, tình đồng đội. Nhân cách con người cũng dần được hoàn thiện . Bởi sau này duccuong sang K một lần nữa nhưng lúc đó sướng hơn rất nhiều nên “ không có chi”để mà nhớ.( nhưng dẫu sao mời các bác cứ đọc tiếp Đời quân ngũ khi duccuong sang K lần 2 cho vui nhé ).

                                           Xin chân thành cảm ơn.

 
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2014, 10:06:36 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #383 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 04:34:10 pm »

 Gần cuối tháng 6.1979 BY tôi vẫn gặp gỡ giao lưu với lính F320 QD3 tại đường 51 đoạn thông QL4 sang QL5 tại Kampong Spueu Campuchia. Hình như thuộc E95 thì phải hoặc E9x gì đấy, nhớ thế vì lâu quá rồi các bác ạ, 35 năm rồi còn gì. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #384 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 10:25:25 pm »

Chào binhyen, chào các bác :

Đúng vậy. Ở thời điểm đó F320A đang truy quyét địch tại Công pông chư pư. Tại khu vực binhyen viết trên. Sang đầu tháng 7/1979 thì rút ra để chờ ra Bắc. Nhưng phiên hiệu các đơn vị của F320A là E48, E64 , E52.và trung đoàn pháo binh 54. Chứ không phải các đ/v có phiên hiệu trên. Binhyen mãi năm 1983 mới về thì ra cũng" chiến" có thâm niên nhỉ?
Duccuong nghĩ rằng nếu phía bắc không bị đánh thì chiến tranh ở bên K sẽ kết thúc sớm chứ không dai dẳng 10 năm trời bởi sự có mặt của ba quân đoàn chủ lực .
  
Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #385 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 12:22:06 am »


Đúng vậy. Ở thời điểm đó F320A đang truy quyét địch tại Công pông chư pư. Tại khu vực binhyen viết trên. Sang đầu tháng 7/1979 thì rút ra để chờ ra Bắc. Nhưng phiên hiệu các đơn vị của F320A là E48, E64 , E52.và trung đoàn pháo binh 54. Chứ không phải các đ/v có phiên hiệu trên. Binhyen mãi năm 1983 mới về thì ra cũng" chiến" có thâm niên nhỉ?
Duccuong nghĩ rằng nếu phía bắc không bị đánh thì chiến tranh ở bên K sẽ kết thúc sớm chứ không dai dẳng 10 năm trời bởi sự có mặt của ba quân đoàn chủ lực .

 Đúng thế bác Đức Cường@ ạ! Grin

 Khi QD2 QD3 rút quân ra chi viện cho BGPB thì chiến trường K để lại những khoảng trống rất lớn cho các đơn vị còn lại đảm nhiệm, vì vậy cường độ chiến đấu tăng lên nhiều lần, liên tiếp truy quét và tác chiến khiến cho lính ta gần như kiệt quệ về sức lực. Điều khá may mắn là lúc đó địch rất yếu do đói ăn và thiếu vũ khí nên cũng đỡ rất nhiều. Như các bác đã biết đấy, trong giai đoạn đánh chiến dịch Giải phóng K, chúng ta đánh lướt và chiếm giữ những vị trí quan trọng như thành phố, thị trấn thị xã và đường QL chính, lực lượng địch tiêu hao không nhiều và cơ bản là chúng rút chạy vào rừng rồi sang Thái Lan chứ chưa hề tan giã. Vì vậy, khoảng từ 1980 trở đi thì địch lại mạnh lên dần do được TQ và Phương Tây giúp đỡ.

 Sau này mới là nhiều "rách việc" ở K bác ạ. Chiến tranh ở K chuyển biến sang hình thái khác hoàn toàn so với thời QD2 QD3 còn tham chiến ở K, ta, địch, dân và bạn cũng chẳng ra bạn, cứ nhùng nhằng và lùng bùng một đống như vậy cho đến khi QD4 rút quân về nước năm 1983 cũng chưa ra đâu vào với đâu bác ạ. Chỉ khổ cho các đơn vị thuộc các Quân khu ở lại lằng nhằng mãi đến 1989, các đơn vị thuộc Binh đoàn Cửu Long phải qua về mấy lần mới tàn cuộc chiến đấy bác ạ. Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #386 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2014, 11:04:00 am »

                                        
                                                  Sang chiến trường K lần thứ 2

.
Tháng 8 Năm 1983. Duccuong ra trường  về công tác tại trường Hạ sỹ quan công binh . Đóng quân tại xã Hợp tiến Huyện triệu sơn – Thanh hóa. Đến cuối năm 1986 thì trường này giải thể . Thời điểm này có rất nhiều nhà trường, đơn vị giải tán vì nền kinh tế đất nước rất bi đát . Hơn nữa, chiến tranh biên giới lúc này không còn căng thẳng như những năm trước . Bởi vậy ,có rất nhiều sỹ quan được đi mất sức hay về hưu non . Nhưng với duccuong lúc ấy là một sỹ quan trẻ, mới ra trường nên phòng cán bộ tiếp tục điều động đi đơn vị khác đang rất cần cán bộ. Đó là trung đoàn 269 bộ tư lệnh công binh.

Tôi giật mình với quyết định này . Đây là một trong hai trung đoàn công binh của bộ đang làm nhiệm vụ ở chiến trường K . Tôi lẩm nhẩm “ chiến trường quen thuộc”một mục trong lý lịch mình đã gi. Phải chăng vì như vậy mà mình phải sang một lần nữa ?.

Là một sỹ quan trẻ được học hành đào tạo cơ bản . Sau phút đắn đo, tôi cũng đã xác định quyết tâm lên đường nhận nhiệm vụ mới . Làm trợ lý tác huấn trung đoàn 269. Còn anh bạn tôi đang là trưởng khoa giáo viên, sang K nhận quyết định làm trưởng ban tác chiến trung đoàn .Do đã có vợ, có con , nên anh bạn cầm quyết định mà mặt cứ buồn thiu. Nghe đâu có đề nghị xin ở lại miền bắc nhưng không được chấp thuận .

Trong đợt bổ sung sang K lần này ,có tất cả ba đồng chí . Do ba người ba miền quê nên chúng tôi hoàn toàn chủ động thời gian để lên đường . Tôi còn nhớ lúc đó đồng chí Đông phó phòng cán bộ binh chủng , hướng dẫn đường cho tôi để sang K là : Đi vào TP HCM . Đến đường Nguyễn tri Phương quận 10 . hỏi trại Đào duy Từ( đối diện cổng viện quân y 115 ) Đó là Bộ tư lệnh tiền phương Công binh. Ở đó sẽ có cán bộ hướng dẫn chờ xe sang K.

Một tháng phép trôi qua nhanh chóng . Hai tám tuổi chưa có mảnh tình vắt vai. Nhận quyết định sang K nên tôi cũng chẳng màng đến việc lấy vợ. Mọi người trong gia đình đều dục nhưng tôi cứ cười trừ. Thằng em ruột làm việc ở Ngân hàng nông ngiệp đã có người yêu . Tôi nói “ còi to cho vượt” .Được bật đèn, thằng em phấn khởi lấy vợ trước .

 Một ngày đầu tháng10/1987 tôi đạp xe vào ga vinh mua vé vào TP HCM để sang Căm pu chia . Bữa cơm chiều mẹ làm con gà cả nhà cùng ăn để chia tay . Tôi cố tình vui đùa để tạo cho gia đình một không khí ấm cúng nhưng nét ưu tư vẫn hiện rõ lên khuân mặt của mẹ . Tôi đọc được bà đang nghĩ gì. Hồi ở lò gò tôi chỉ lạc trong rừng có hơn một ngày mà bạn bè viết thư về quê, kể cho người nhà nghe rồi đến tai mẹ tôi. Trùng với giai đoạn đơn vị sang K, nên thư từ rất lâu mới về quê . Họ ồn tôi đã hy sinh. Nên bà đã trải qua những ngày lo lắng đau khổ , mong chờ tin con .

Chuyến tàu đêm lao về phương nam . Ngồi chung gế với tôi là một cô sinh viên trường Đại học SP Vinh . Nhờ cô gái này mà tôi ngẫu nhiên làm quen với một cô bạn khác cũng là sinh viên, để rồi trái tim chàng trai trẻ sau này phải rỉ máu. ( chuyện riêng tư này. Đời quân ngũ sẽ kể ở những trang sau ) . Sau ba ngày ngồi tàu , tôi vào đến BTL tiền phương . Ở đó được ít ngày đồng chí trợ lý cán bộ bảo đồng chí lên hậu cứ trung đoàn chờ xe. Vậy là tôi lại nhảy xe ngoài lên bến Súc.

Khoảng một tuần sau , đồng chí chính ủy trung đoàn về viêt nam họp, chạy xe vào hậu cứ đón tôi sang .

Xe chạy trên lộ 22 về thị trấn Tân biên . Thấm thoắt đã xa Tân biên  7 năm . Giờ đây phố xá đã sầm uất . Xe chạy qua cầu vào  thị trấn . Tôi nhìn sang phải đường nơi đó là trạm xá sư đoàn 320A mà tôi và mấy thằng đồng hương trong đại đội 20 tranh thủ ra ngoài vùng chiến  để thăm đ/c Xanh người đầu tiên trong tốp 9 thằng vào C20Fbị thương . Xe chạy đến sân bay Thiện ngôn , tôi nhìn theo con đường 20 đất đỏ, nhớ Lò Gò, nhớ trân đánh đầu tiên . Đến của khẩu Xa mát chúng tôi phải xuống xe để kiểm tra hành lý . Tôi nhớ lại đã bao lần đi qua biên giới trước đây , không biết cửa khẩu là gì. Cứ ngồi trên xe chạy suốt . Đồn biên phòng xa mát , trước đây địch đánh tan hoang vẫn chưa  sửa chữa gì. Cửa khẩu bên bạn cũng tiến hành kiểm tra nhưng chỉ mang hình thức chiếu lệ . Khoảng 30 phút sau xe chúng tôi đã ra đường số 7 của căm pu chia . Đây là ngã ba creechs, rẽ phải là về bản phuôn sâm , rẽ trái đi thành phố Công pong chàm . Trục đường này khi chiến dịch giải phóng mở , ngày 1-2/1979 duccuong đã cùng đơn vị đi qua . Ngồi trên  xe , tôi nói chuyên với đ/c chính ủy những địa danh rõ ràng mà mình đang đến . Đồng chí rất chú ý lắng nge để biết quá khứ của người sỹ quan trẻ .

Tuy xe chưa về đến trung đoàn nhưng tôi đã biết rõ nơi trung đoàn bộ đóng quân .Đó chính là khu vực sư đoàn bộ 320A đã đóng quân chỉ huy đánh vượt sông Mê công tại bến phà công pong chàm.

Lý do trung đoàn bộ ở đây chính là để bảo đảm vượt sông Mê công cho các đơn vị chủ lực trên hướng đường số 7 ( K). Tiểu đoàn 1 cầu phà , đóng quân ngay chân cầu Khmung . Trên xe, đồng chí chính ủy cho biết hai tiểu đoàn công binh công trình đang thi công trên trục đường 56 ( tỉnh Pua xát ) vào biên giới Thái . Như vậy các đơn vị cách xa trung đoàn hàng trăm km!

Trung đoàn bộ trung đoàn 269 công binh khá khang trang so với điều kiện ở chiến trường.  Có sân bóng đá, nhiều sân bóng chuyền , các đơn vị đều có bàn bóng bàn nữa. (giải bóng bàn năm đó , có sự xuất hiện của tôi nên chức vô địch bóng bàn đã đổi ngôi . Tôi đã lấy “cúp” về cho ban TM ) .

Trung đoàn này ở đây từ khi bảo đảm cho QĐ 3 và một số đ/v của QK 7 vượt sông trong chiến dịch giải phóng K. Phà công pong chàm bấy giờ vượt sông bằng phà hai tầng do bạn tự vận hành . Hình như phà này do Việt nam ta đóng và viện trợ . Những ngày mới sang, tôi thường rủ thêm thằng lính vệ binh đi lang thang tìm nơi mình đã mắc võng, đào hầm .Trái tim đa cảm thích sống hoài niệm nên tự mình làm khổ mình . Có hôm tôi đi sang phòng quân báo ( tiền phương ) quân khu 7 lấy tin ( định kỳ một tháng một lần). Mặt trận 779 ( hay còn gọi là quân khu 7 ) đóng ở ngã ba Chúp, nơi trước đây duccuong đã ngỉ lại một ngày trong chiến dịch giải phóng . Lấy tin xong ( chủ yếu là tình hình an ninh khu vực ) đạp xe đi tìm nơi mình mắc võng nằm trước đây!!!

Kỷ niệm sâu sắc nhất vẫn là kho thóc lúa bên bờ đông bến phà Công pong chàm . Đó chính là đài quan sát của C20  trinh sát F320 trong những ngày khói lửa . Đã bao lần duccuong thơ thẩn bên bến phà để tìm lại hình ảnh lúc vượt sông .

Sang tháng 1/1987 tôi cùng đ/c tham mưu trưởng “lên tuyến” kiểm tra và chỉ đạo việc rút quân của D1, D2  khi mùa mưa đến . Từ đây lên Pua xát khoảng hơn 200km…( Còn nữa )


« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2014, 11:16:42 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #387 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2014, 05:54:38 pm »

Xin chúc mừng ĐứcCường đã trở lại chiến trường xưa an toàn, mạnh khỏe.
   Anh em đồng đội đang hồi hộp để nghe bạn kể về những năm tháng không thể nào quên ấy.Đặc biệt là mối tình lãng mạn giữa chàng sĩ quan trẻ và cô sinh viên khoa văn Tường đại học sp Vinh.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #388 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2014, 08:43:36 pm »

            Chào bạn Đức Cường, chào các bác! Chúc mừng bác chủ lại được sang K Lần nữa. Đây cũng thật là hiếm. Nhưng lần này sang K không như những ngày trước vì đã sang năm 86 rồi. Đương nhiên là việc súng đạn ở chiến trường cùng những bom mìn và sự phức tạp cũng vẫn không phải là ít. Nhưng với cương vị người chiến sỹ Quốc Tế, người Sỹ quan trẻ hy vọng là bạn đã vượt qua tất cả cùng sự tỏa sáng. Trước hết là về môn bóng bàn hi hi... Grin Grin Grin

            Chúc bác luôn vui khỏe và hy vọng sẽ có lần gặp thi tài trận bóng bàn nhé. Chào bác !
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #389 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2014, 12:48:04 am »


Cảm ơn bác tranphu341 đã đến thăm nhà đời quân nghũ .

Buổi chiều ngày nào cũng vậy . Đến 17 giờ đuccuong cũng cầm vợt rèn luyện thể thao. duccuong là dân nhà quê nên chỉ chơi phọt pẹt thôi. Nhưng vẫn sẵn sàng đón bác trần phú 341 vào đất Nghệ.
Trước lúc gặp gỡ @ MVH thì làm vài séc giao lưu. Grin Grin Grin sau đó tẹt ga  Grin
Sang K lần hai là điều đuccuong không muốn. Nhưng là một sỹ quan trẻ mới ra trường " sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần ..." mà bất cứ học viên nào cũng viết đơn trước lúc ra trường như vậy,  và duccuong đã tái ngộ đất K như hồi ký trên Grin.
Báo cáo bác tran phu 341.  việc sang K lần 2 là chuyện bình thường trong đám bạn của đuccuong. Đó là việc nhỏ nhoi của những người SQ trẻ, sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng .
Thời chúng ta là như vậy. Còn bây giờ mọi công việc đều phải đưa lên máy tính!


Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM