Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:11:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242155 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #100 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 03:57:17 pm »

Đọc bài của các bác ngày hôm nay16/9 -2013.môt ngày có ý nghĩa hơn bao ngày khác vì cánh đây tròn 41 năm các bác có một kỷ niệm lớn ở mặt trận quảng trị.Được biết các bác là lính ts c20 của f320.chú là lính cũng là ts f320A  nhưng ở thời kỳ 78-79 chiến trường K.Lính ts đi trước về sau vất vả hy sinh không thể nói hết.Nhưng phải gi nhận các bác phải chịu đựng ác liêt hơn nhiều.bởi vì ở K không có máy bay ném bom,pháo địch cũng có nhưng ít khi bị cất tập.hình như f320 này [cũng từ 320A] sau này đổi thành f390 phải không bác?chúc bác viết đều tay.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #101 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 04:43:48 pm »

Chào bác Đức Cường.
Sau trận " ... xóm vắng", bác về nước rồi "xuất ngũ" luôn hay sao mà không thấy bác kể tiếp chuyện chiến trường k.Anh em chúng tôi đang "khát" nghe chuyện đánh đấm lắm đấy.Không kể chuyện "tằng tằng" thì kể chuyện em út cũng được. Nghe nói có một thời học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước( Đặc biệt là Trường đại học Vinh)viết thư gửi cho các anh nơi biên giới và đảo xa nhiều lắm.Có ai để lại ấn tượng sâu sắc trong anh không?
Đợi!
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2013, 07:07:23 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #102 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2013, 11:20:31 am »

                Bài học nhớ đời
Bài 1: Mắc võng không phải chuyển nhỏ

    Khi huấn luyện chiến sỹ mới,chúng tôi đều được học cách mắc tăng võng nhưng để mắc cho mình nằm thì  chưa, vả lại mắc võng ai không làm được,ở quê nhà nào ai chẳng có võng .Chuyện nhỏ như con thỏ.
   Vào chiến trường lính mới học lính cũ cũng biết mắc võng phải có cột phụ để nước không chảy vào võng làm rãnh thoát nước,làm giá ba lô vv..."Biết rồi nói mãi"thế mà tôi vẫn phải trả một cái giá quá đắt do sự đơn giản bớt xén quy trình mắc tăng võng nên phải nhớ đời bài học này.
  Chuyện là khi sư đoàn chuyển từ cao điểm 200 lên phía bắc bản đỏ nhưng chưa đến bản plu nghĩa là đã vượt qua tuyến phòng thủ đã phát quang dài hàng km rồi.Cũng như ở cao điểm 200 ở đây cũng toàn rừng cao su nên tìm vị trí mắc võng không khó.Vừa hành quân đến địa điểm quy định việc đầu tiên là mắc tăng võng để nghỉ ngơi.Các lần trước mắc tăng  tôi thấy dây dựa lằng nhằng khó đi lại, thậm chí vướng ngã nên lần này tôi quyết định bớt cột dây níu tăng nghĩ rằng đơn giản từng nào hay từng đó.Mọi người đang hì hục mắc tăng võng còn tôi bắt chân chữ nghũ húyt gió khệnh khạng nằm nghỉ nhai lương khô khoái chí với cái "khôn" của mình mới có giây phút khoan thai này.
 Thế rồi đêm khuya trời đổ mưa.Lúc này ở K đang giữa mùa mưa những cơn mưa như trút cơn tức giận kéo dài hàng tiếng đồng hồ theo chu kỳ mỗi ngày.Nằm giữa rừng nghe mưa rơi lộp bộp trên mái tăng ai không chạnh lòng nhớ quê nhà,nhớ mẹ già em nhỏ...Tôi còn nhớ có nhà thơ nào đó đã viết cảm giác khi nằm dưới mái tăng"nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến"đang miên man với ý nghĩ của mình đi vào giấc ngủ thì gió lốc mạnh nổi lên ngay lập tức lật nghiêng mái tăng của mình.Chỉ một phút người tôi ướt như chuột còn võng và ba lô tư trang thì như túi đựng nước.Trời tối đen như mực không có đèn nên không thể khắc phục được.
  Vậy là nửa đêm phải lọ mọ sang tá túc nhà "hàng xóm"dưới tăng đồng đội ngồi chờ sáng.Thương tình anh em mời lên võng nhưng người ướt như chuột thì làm sao nằm chung được thôi đành ôm hận ngồi chờ sáng.
Không cần kể các đồng đội biết khổ như thế nào rồi.
 Sáng dậy việc đầu tiên phải giặt phơi lại tòan bộ quân tư trang,đến quần lót cũng phải mượn bạn bè.Tôi không dám kể chuyện này với ai  vì tự thấy xấu hổ.Cái giá phải trả là một đêm thức trắng cùng với cảm cúm ngày hôm sau,may không phải đi viện.'Bài học đầu tiên sang K bài học nhớ đời mắc tăng võng và tất nhiên những lần di chuyển sau này thì tăng võng của tôi như một cái nhà nhỏ chắc chắn không bao giờ bị tốc mái.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2013, 11:45:21 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #103 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2013, 06:04:01 pm »

Anhtho chào anh Đức Cường và các anh chị tham gia topic. Nếu căn cứ bài học trên về chuyện "mắc võng" thì đúng là bài học nhớ đời, phải ghi vào tâm não suốt đời, mà nếu sự việc xảy ra ở chiến trường thì có thể coi là bài học xương máu. nhân chuyện này em cũng mắc phải nhưng chỉ bị kỉ luật nhẹ và cay đắng chấp nhận không có cái võng nằm suốt mùa huấn luyện vì không tìm đâu ra dây võng bằng dù mà mua.

 Một tối tại khu rừng tạp gần đập Đồng Ngư, xã Đồng Ngư huyện Thạch Thành Thanh Hóa là nơi đơn vị hành quân qua theo lịch huấn luyện. Lệnh hạ trại và thực hành căng tăng mắc võng. Mặc dù có học lý thuyết nhưng lúc ấy quên mất tiêu nên em thắt nút đại vào gốc hai cây nhỡ nhỡ và không quên chặt hai khúc cây nhỏ chống hai đầu võng tránh nước mưa chảy thẳng dây xuống võng theo lý thuyết. lúc ấy cứ chắc mẩm là sẽ ngủ qua đêm trong rừng thì sáng mai nhờ các đồng đội mở dùm. Ai ngờ mới nằm được chừng 20 phút thì còi báo động di chuyển. Mọi người nhanh chóng từng thao tác thuần thục thu dọn tăng võng vào ba lô, trong khi em luống cuống càng giật mạnh, dây càng thắt nút mà hàng quân đã di chuyển, đánh liều em rút dao găm cắt phéng cả bốn cọng dây rồi cuốn nhanh chiếc võng đút vào ba lô ù té theo đội hình. Ngày hôm sau kiểm tra quân tư trang và bị kỉ luật vì không bảo quản giữ gìn quân trang. Sau này đi K, em lại rất thành thục chuyện này vì thường xuyên ở trong lán trại và mỗi ngày sáng chiều phải mở, buộc võng.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2013, 07:58:12 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #104 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 08:31:55 am »

    Chào Đức Cường!
   Thời còn là SV, NYCL và bạn bè cũng được nghe câu chuyện như chuyện của ĐC và chị Anh Thơ. Câu chuyện đó vừa có nụ cười dí dỏm của "những người lính trẻ măng tơ" (bây giờ đọc lại vẫn thấy buồn cười) vừa là những gian khổ của các anh chị và là sự khốc liệt của chiến trường. Câu chuyện đó cũng để lại nơi trái tim của người ở hậu phương một sự cảm phục và ngưỡng mộ. Anh Cường biết không, khi NYCL học quân sự, leo Núi Quyết, lăn lê bò toài, tập bắn súng, tập mắc tăng võng... một tháng trời trong cái nắng như đổ lửa ở Thành Vinh, chúng em càng thấm thía hơn sự gian khổ của các anh, các chị.
   Gian khổ của chúng em không là gì so với các anh chị. Nhưng em và bạn bè đều nghĩ rằng "mình đã cùng chia lửa với chiến trường", dù chiến trường "xa lắm".
   Hôm nay kể về những kỉ niệm của một thời, chắc trái tim của ĐC cũng trẻ như thuở đó? Chúc anh viết khỏe, đều tay!
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #105 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 11:37:22 am »

Chào Duccuong
Bác quá hạnh phúc khi một lúc được hai người đẹp ghé thăm nhà.Một người đẹp xưa Thanh, Một người đẹp xứ Nghệ.Vậy mà bác đi đâu không ra tiếp khách.Hay bác đang say hoa đắm nguyệt ở nơi nào?
Hay là:
Trời đất sinh ta rượu vơí thơ
Không rượu không thơ sống như thừa.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2013, 07:43:54 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #106 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 05:57:44 pm »

Xin chào bác vaphothotu xin mạn phép tiếp thêm hai câu thơ của bác nhé, nếu không vừa ý bác xóa bỏ giúp.
   Trời đất xin ta rượu với thơ
   Không rượu không thơ sống như thừa
   Men rượu nồng cay ta nào biết
   Giọt sầu trinh nữ trãi lòng ta.
Thân chào bác.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #107 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 08:08:03 pm »


 Thế rồi đêm khuya trời đổ mưa.Lúc này ở K đang giữa mùa mưa những cơn mưa như trút cơn tức giận kéo dài hàng tiếng đồng hồ theo chu kỳ mỗi ngày.Nằm giữa rừng nghe mưa rơi lộp bộp trên mái tăng ai không chạnh lòng nhớ quê nhà,nhớ mẹ già em nhỏ...Tôi còn nhớ có nhà thơ nào đó đã viết cảm giác khi nằm dưới mái tăng"nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến"đang miên man với ý nghĩ của mình đi vào giấc ngủ thì gió lốc mạnh nổi lên ngay lập tức lật nghiêng mái tăng của mình.Chỉ một phút người tôi ướt như chuột còn võng và ba lô tư trang thì như túi đựng nước.Trời tối đen như mực không có đèn nên không thể khắc phục được.
  Vậy là nửa đêm phải lọ mọ sang tá túc nhà "hàng xóm"dưới tăng đồng đội ngồi chờ sáng.Thương tình anh em mời lên võng nhưng người ướt như chuột thì làm sao nằm chung được thôi đành ôm hận ngồi chờ sáng.

 Mùa mưa ở K mà bác mắc võng không có cọc phụ thì cũng thuộc loại rất "liều" rồi, đã vậy lại còn không buộc dây chống lật tăng nữa thì lại càng liều hơn. Thôi thì bác cũng có được bài học nhớ đời như vậy thì cũng tốt, lần sau cẩn thận và biết lo xa hơn. Grin

 Lính mắc buộc võng tăng và làm giá ba lô trong mùa mưa ở K cũng là cả một nghệ thuật, phải có sự chuẩn bị chu đáo, từ dao chặt cọc phụ đến tìm địa điểm mắc võng nằm, cũng cần nằm đúng trong đội hình khi nghỉ qua đêm, chứ nhỡ khi địch nó tập kích còn chi viện được cho nhau, nếu không thì rối loạn đội hình và ta bắn vào lưng ta mất, buộc dây cũng phải đúng kỹ thuật khi vòng dây dù quanh thân cây, dùng sức nặng của mình để thít chặt dây võng, càng nặng thì càng chặt hơn, bất ngờ có sự cố thì chỉ cần lộn xuống khỏi võng giật một đầu dây là cái võng đã tụt ra rồi, nếu không có ngày cái võng của mình sẽ rỗ "min tu" vì đạn nhọn của địch. Nếu là người cẩn thận thì chính dây đình mái tăng cũng cần có cọc phụ, tránh nước mưa theo dây đình tăng chảy theo dây vào chỗ nằm, lười một chút hay cọc phụ ngắn thì thắt nút vòng xuống cho nước mưa chảy theo chỗ dây tại điểm buộc ở đầu dây chạm tấm tăng, cũng tạm ổn, tăng buộc căng ra 4 góc tạo thành hình mái nhà sau đó chặt thêm 2 thanh tre gỗ lồng vào 2 tai ở cạnh giữa của tấm tăng, căng thẳng về một hướng, vế bên kia cũng làm vậy, nếu có điều kiện tốt thì buộc dây dù vào cả 4 tai ở cạnh tăng còn lại, căng về 4 hướng thì không cần 2 thanh tre gỗ lồng tai tấm tăng. Đóng 3 cái cọc xuống đất chụm đầu lại với nhau, đặt ba lô của mình lên trên, phủ tấm vải mưa lên ba lô, dựa khẩu súng của mình vào đó. Võng bắt buộc phải có cọc phụ nếu là mùa mưa, chừng đó thôi thì kể cả bão cũng có thể ngủ kỹ. Còn mùa khô thì thôi, khỏi cần tăng lẫn cọc phụ giá ba lô làm gì, nước còn chả có mà uống thì lo gì trời mưa và bị ướt. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #108 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2013, 02:09:29 pm »



 Điểm cao 62 nằm cách đường biên vài trăm mét .Nghe nói trước lúc chiến tranh biên giới tây nam xảy ra ở đó có 1 đồn biên phòng . Tháng 6/78 F 10 đánh không thành công , sau đó ta rút kinh nghiệm ,.F10 đánh tiếp , trận đánh ác liệt đến nỗi vận tải khiêng thương binh tử sỹ khiêng nhầm cả quân Miên . Giành đi dật lại ,có trận Miên dùng cả lựu đạn CS quân ta phải lui .
   Cao điểm 62 khống chế 2 bên đường biên , lối vào cầu 15,cứ ông Hùng của ta và lối sang Phum sâm , phum Khan đa của địch
   Nơi đây có lẽ phải trên cả ngàn sinh mệnh của 2 bên đã ngả xuống
   Tôi có lưu trong nhật ký bài thơ của lính  về cao điểm 62   đăng trên tờ tin Quân đoàn khi đang chốt ở cao điểm 105 Nam  
                           Sáu hai tên gọi bao giờ
                           Hào in dấu đạn phật phờ cỏ tranh
                           Ngẩng đầu một khoảng trời xanh
                           Nao nao rừng lá ngọt ngào tiếng chim
                           Thì thầm suối mách người tìm
                           Mưa qua để lại im lìm khoảng trong
                           Phải rồi cao điểm xung phong
                           Gầm lên pháo ngửng cao nòng pháo ơi
                           Bộ binh ta xốc tới rồi
                           Ầm ầm súng nổ , ngời ngời quân reo
                           Sáu hai tôi đến một chiều
                           Rưng rưng lòng muốn nói điều gì đây
                           Cho tôi xin những dấu dày
                          Lần theo lối nhỏ những ngày anh đi
                         ....
            

                                
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2013, 02:34:51 pm gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #109 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2013, 07:27:21 pm »


Chào bác tai_lienson!

Ngoài 2 phum bác kể, còn 1 phum nhỏ hơn ngay dưới chân Cao điểm 62. Phum này bỏ hoang từ lâu. Sót lại những mảnh vườn nhỏ, tuy bỏ hoang nhưng khá nhiều cây trái.

Hầm chốt bọn tôi cách phum này chừng 400 m. Gặp hôm thời tiết tốt, nhìn thấy Pốt đi lại trong phum. Từ phum này, chúng tổ chức xung phong vào chốt của ta.

Cũng đôi lần ta chủ động đánh, nhằm giảm sức ép cho trận địa. Bọn chúng bỏ chạy. Anh em tranh thủ vặt mướp, cam, cà...vv để cải thiện, vườn bỏ hoang nhưng cây vẫn rất tươi tốt. Ta và địch cũng hay cài bẫy lựu đạn nhau ở đây, không cẩn thận "đứt" như chơi, bởi phum đổi chủ...thường xuyên. Grin

Tôi cũng hay quan sát, nhưng không thấy dấu tích của đồn biên phòng cũ (cũng có thể tôi đi chưa hết, Cao điểm khá rộng). Nhưng hầm hố của chúng bỏ lại thì nhiều, kiên cố lắm, bên E66 chật vật vì Pốt cũng phải thôi. Khi E24 chúng tôi chốt, bọn Pốt cũng quyết ăn thua đủ. Có lẽ nơi đây là vị trí tốt cho chúng chăng?
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM