Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:27:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242584 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #360 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2014, 10:19:00 am »

                                       Truy quyết địch ở Công pông xư pư

Chúng tôi được đồng chí trung đội trưởng bộ binh chốt giữ ở đây cho biết . Cách đây một ngày địch đánh vào chốt sau đó rút theo con đường chúng tôi chuẩn bị đi. Nhưng trước đó các đơn vị hành quân đông thì không gặp địch nổ súng. Nhưng đi ít người là bị phục ngay . Như vậy đây có thể là một toán địch thường đi phục ở đường này nhưng đã bị ta đánh nhiều lần nên cũng nhát . Hơn nữa giai đoạn này trên các mặt trận, địch đang yếu thế do bị ta đẩy sâu vào trong vùng rừng núi . Các đồng chí nhắc đi nhắc lại phải cảnh giác cao và sẵn sàng đánh trả địch phục kích .

 Chúng tôi lên đường.
Trinh sát đi trước. Đó là nguyên tắc , nhiệm vụ dẫn đường mà . Trên bản đồ con đường nhỏ được thể hiện như một sợi chỉ đen ngoằn ngoèn xuyên qua rừng . Hai lần phải lội suối. Đây là những vị trí rất có lợi cho trận địa phục kích đối phương. Trong thâm tâm tôi vẫn lo bởi lính thông tin chúng tôi thường gọi là “ lính cậu” do họ ít vất vả và gần như không phải chiến đấu. Trong tốp lính thông tin này ai cũng phải gùi dây khá nặng . Hỏa lực chúng tôi chỉ có duy nhất một khẩu trung liên RPD và một khẩu M79 còn lại là tiểu liên AK. Cả đoàn quân hối hả đi theo con đường lâm nghệp vào rừng sâu . Chúng tôi đi khỏi chốt khoảng một km là đến suối.
 
  Đến đỉnh dốc chúng tôi dừng xốc lại đội hình. Lắng tai, chúng tôi có thể nghe tiếng nước suối chảy róc rách hòa trong tiếng xào xạc của gió rừng. Sự tĩnh mịch hoang sơ làm mọi người như linh cảm có điều gì nguy hiểm đang chờ phía trước. Bỗng nhiên tôi thấy chim và gà rừng bay loạn xị ở bờ bên kia về phía chúng tôi . Sự linh cảm có người làm cho tất cả  đều cảnh giác cao độ. Tôi ngồi thụp xuống và ra hiệu cho mọi người chuẩn bị chiến đấu. Những phút chờ đợi tiếng súng nổ thật nặng nề nhưng rừng vẫn chỉ có tiếng xào xạc của gió . Tôi nói với đồng chí đại đội phó :

-   Anh nên chia đôi người , một nửa iểm trợ cho bộ phận sang trước.

Tuy là lính nhưng lính trinh sát được đi nhiều với thủ trưởng sư đoàn hay sỹ quan tham mưu nên người cũng khôn ra . Bởi vậy, chúng tôi thường hay “ phán” với cán bộ tiểu đoàn hay đại đội trở xuống . Nge hay không là quyền của họ , nhưng họ rất chú trọng những lời nói của chúng tôi .

  

  Ngày hôm sau bộ phận thông tin đi theo trục đường lớn không cần dẫn đường nữa . Hai chúng tôi trở về đơn vị …(còn nữa ).


 May cho Đức Cường là đi với mấy ông lính '' Cậu " thông tin là họ không chay xa và vẫn còn nổ súng cùng phối hợp bắn trả địch để lấy lại tinh thần quân ta, đè ép địch xuống để lấy lại thế trận khi mình bị phục, bị động. Hôm đấy ông mà đi với quân vận tải bọn tôi thì anh em nó chạy thục mạng hết

Có lần xe bọn tôi đi lẻ bị phục bị mìn trên lộ 68 Ka lanh đi Samrong lái xe chạy vào rừng bị lạc vào ổ phục pot nó bắt sống đưa đi mất. Đến giờ vẫn coi như bị mất tích, đơn vị có đi tìm, điều tra thì đc dân báo bị giết trong rừng . Gần đây khi sang thăm lại chiến trường xưa chúng tôi có nhờ dân tìm, họ cho vài thông tin hứa dẫn đến nơi nghi là anh bị giết và chôn ở đó nhưng chưa thưc hiện đc là do phía dân bạn. Đó là anh Cung cán bộ trung đội của D29 VT F302bb Mt479 QK7 quê Ha nam ninh.

 Nhân đây cũng xin chia sẻ và tưởng nhớ tới những người lính không là bộ binh thiện chiến trong đội hình các đơn vị bộ binh  
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2014, 10:26:18 am gửi bởi Zin Ba Cầu » Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #361 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2014, 03:37:29 pm »

Chào Duccuong.Tình huống gặp địch của bạn cũng giống như tình huống sau đây của mình.

Đi trinh sát gặp địch

Tây Ninh.Một buổi sáng tinh khôi.
Mới tờ mờ sáng, theo lệnh của đồng chí tiểu đoàn trưởng, tổ trinh sát chúng tôi đã có mặt tại sở chỉ huy của xê hai để nhận nhiệm vụ mới.
    Nhiệm vụ của chúng tôi là trinh sát, thăm dò, lùng sục khu vực phía trước mặt của chốt xê hai.Cùng đi với chúng tôi còn có một A bộ binh nữa.
 Theo như đồng chí tiểu đoàn trưởng thông báo thì hiện nay có một khẩu cối 81 của địch thỉnh thoảng vẫn rót rất chính xác vào đội hình của xê hai(?). Ban chỉ huy tiểu đoàn dự đoán: Có thể khẩu cối của địch đang được đặt trong một vườn chuối, cách vị trị xê hai khoảng trên dưới một ngàn mét gì đó.( Trước đây ta đã đánh vận động và chiếm được  bản chuối này).

   Hai từ “vườn chuối” mà đồng chí tiểu đoàn trưởng vừa nhắc, đã gợi cho tôi nhớ về một kỉ niệm thật khó quên.
  Hồi đó, tôi mới chỉ là cậu lính tân binh, gia nhập cuộc chiến chưa lâu.Kinh nghiệm chiến trường chưa nhiều. Sau những ngày tháng “ăn đất, nằm đai” trên chốt, nay được nhìn thấy không gian rộng lớn đầy "hoa thơm quả ngọt". Lính ta khoái chí lắm. Tỏa đi khắp vườn, vặt chuối chín cây để ăn.Những quả chuối căng tròn.Chín nục.Thơm lừng.Lính ta ăn ngấu ăn nghiến như chưa bao giờ được thưởng thức thứ quả thơm ngon đến thế.
   Ăn  chán. Lính ta lại đi tìm "hương thơm quả lạ" khác.Thứ quả mà anh em tìm đến sau chuối là đu đủ.Đủ đủ nhiều vô kể.Qủa nào quả nẩy chín mọng,vàng hươm. Treo lủng lẳng. Trông đến là ngon lành.Tôi “tia” một cây có quả to nhất và lao đến.Khi đang giơ tay định hái “trái cấm” thì bỗng nghe giọng của đồng chí tiểu đoàn trưởng hét:
   - Trinh sát. Cẩn thận đấy. Dưới gốc có thể có mìn.
   Nghe thấy thế, tất cả lính tráng đứng khựng lại.
 Còn tôi, vẫn bám chắc trên thân cây. Nghe thấy hương thơm ngọt ngào của nó mà tôi không nén được thèm khát.Tôi nghĩ bụng: Chết thì chết cũng hái bằng được nó.Ôm quả đu đủ to tướng, tôi từ từ tụt xuống gốc cây.Tôi hoảng hồn khi phát hiện ra một sợi dây màu xanh lá cây, cách gốc cây mà tôi đang trèo khoảng hơn một mét.Tôi cẩn thận, lần theo sợi dây.Và phát hiện ra một quả lựu đạn US được cài rất khéo léo vào một gốc đu đủ gần đó...
  Thật hú vía.
Rất may. Cả tiểu đoàn không ai “đổi máu” lấy chuối và đu đủ cả.
 Cầm quả đu đủ trên tay.Tôi lại nhớ tới mẹ.Hồi ở nhà được quả đu đủ chín lựng như thế này thế nào mẹ tôi cũng đem vào gọt vỏ, bỏ ruột đánh cho mỗi người một cốc…
 Đang chìm trong suy tưởng thì đồng chí A trưởng bộ binh lên tiếng:
- Đi thôi. Trinh sát.
Tôi chợt tỉnh.Lấy địa bàn cố định  hướng đi và cẩn thận xác định hướng về (Phòng khi gặp tình huống xấu để đưa anh em rút lui an toàn).
Tôi nhắc anh em kiểm tra súng đạn. Sắp xếp đội hình. Và lên đường.

Đang đi.Tôi phát hiện thấy một cây rừng, thân nhỏ bằng ngón tay út vừa bị bẻ ngọn. Nhựa đang còn chảy.Đi thêm một quãng nữa, lại gặp một cây rừng bị bẻ ngọn như thế. Tôi ra hiệu cho anh em: Có địch.
  Các đồng chí bộ binh tản ra. Tiếng mở khóa lách cách.
 Chúng tôi nhận định: Khả năng ta đang đi vào đúng con đường mà bọn Miên vừa đi qua.Tôi nhắc anh em: Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là đi trinh sát, thăm dò tình hình địch chứ không phải đi phục kích.Hạn chế nổ súng. Chỉ được nổ súng khi thấy thật cần thiết.
  Để đảm bảo bí mật. Chúng tôi cắt tránh sang bên trái khoảng năm chục mét. Rồi bẻ vuông góc,cắt một con đường khác song song với con đường mà chúng tôi đang đi..Đi được khoảng một trăm mét nữa. Chúng tôi bắt gặp một con suối cạn, rộng chừng hai mươi mét.Hai bên bờ suối tương đối rậm rạp… và khá dốc.Muốn tiến về phía trước chẳng có con đường nào khác là phải băng qua con suối này.
  Tôi lấy địa bàn gióng hướng. Đúng vào một bụi tre giữa lòng con suối.Rồi tiến lên.
   Đang đứng giữa lòng suối.. Ngước mắt nhìn lên bờ bên kia thì bất ngờ thấy hai thằng Miên cũng đang lù lù đi từ trên bờ bên kia xuống.Ba cặp mắt nhìn nhau.Ba cái miệng ú ớ.Tôi cứng miệng không tài nào hét được.Sau mấy giây trấn tĩnh.Tôi lia một loạt Ak về phía địch.Còn hai thằng Miên sau mấy giây sững sờ, cũng kịp “ chào” anh em chúng tôi băng mấy viên Ak.Viên đạn xé gió, rít bên tai.
  Bọn Miên chạy dạt về phía bờ bên kia.Lính tráng chúng tôi leo lên bờ  chạy dạt về bên này.Có thằng chạy rơi cả mũ.Chiếc mũ cối lăn lông lốc xuống tận lòng suối mới dừng lại.
Lên đến bờ suối. Lính tráng nhìn nhau cười như nắc nẻ.  Mấy thằng máu  chiến thì tức anh ách.Tức vì mình ở vào cái thế bất lợi. Không tài nào nằm mà bắn được.Đành bắn mấy viên rồi tháo chạy trong danh dự.
     Chúng tôi quyết định bỏ khúc suối này. Chọn khúc suối khác để vượt. Đi thêm mấy trăm mét nữa thì tiếp cận được vườn chuối.
   Trước mắt chúng tôi là bản chuối. Nơi chúng tôi suýt phải “đổi máu” lấy chuối hôm nào. Nhìn khắp lượt “vườn xưa, lối cũ”.Chẳng thấy động tĩnh gì. Đang định lui quân thì thấy hai thằng Miên khiêng một thùng chuối xanh từ trong bản đi ra. Chúng đi về bên kia bản chuối.Sợ gặp mấy thằng Miên lúc nãy. Anh em chúng tôi rút êm.
Về gần đến “nhà’. Tôi bảo anh em: Chẳng cần cắt đường nữa. Cứ xuống lòng suối đàng hoàng mà bước.
 Cả đội hình nằm gọn dưới lòng suối.
Đang đi, thì gặp ngã ba con suối cạn. Tôi rẽ vào nhánh suối bên trái.Nhánh suối này nhỏ. Chiều rộng khoảng một mét.Đi được một mét.Đang tìm chỗ thấp để trèo lên bờ thì bất ngờ thấy ngay trên đầu mình là một Thằng Miên đen thui thui.Hắn cũng đang tìm chỗ hẹp để vọt sang bờ. Hai thằng bất ngờ phát hiện ra nhau. Tôi vọt lùi về chỗ rẽ.Thằng Miên vọt sang bờ bên kia. Tôi giơ súng lên bờ suối bắn đại một dây.Vừa nép vào bờ suối thì nghe một tiếng nổ lớn trên bờ suối - Ngay trên đầu mình. Tôi ngước lên bờ suối tìm mục tiêu. Thì thấy vị trí nổ của quả lựu đạn địch chỉ cách mép suối chừng hơn một mét.Gía như thằng Miên ném mạnh tay hơn một chút thì tôi đã hết đường về quê mẹ rồi.
  Tôi đưa mắt nhìn về phía sau.Quái.Anh em đồng đội của mình đâu cả rồi sao không thấy ai? Tôi theo mép suối lùi lại phía sau. Tôi hỏi thằng trinh sát đi sau tôi:
  - Sao chúng mày phát hiện ra địch mà không bảo cho tao?
Thằng trinh sát lí nhí:
  - Anh đi  nhanh quá.Khi phát hiện ra địch thì không có cách nào báo hiệu cho anh được.
Tôi điên tiết. Chửi:
  - Chờ thằng Miên bắn tao chết rồi mày mới lên lôi xác về chứ gì? Nếu tao không nhanh thì hôm nay đã "ăn kẹo" của nó rồi!
   Đang ngồi đay nghiến hai thằng trinh sát thì nhìn sang bờ suối bên kia, cách chúng tôi khoảng hơn năm chục mét, hai thằng Miên đang từ từ đứng dậy. Tôi bảo thằng a trưởng bộ binh:
  - Nổ súng.
A trưởng bảo với tôi thế này:
- Thôi anh ạ.Về gần đến nhà rồi còn gì.Nổ súng bây giờ nhất định địch sẽ phản pháo. Chúng em sợ pháo địch lắm…
   Mấy chục năm đã trôi qua, bóng dáng của hai thằng Miên vác súng lững thững đi về trước mũi súng của mình luôn ám ảnh tôi. Tôi nghĩ: Gía như hôm nay có anh Nhì cùng đi thì hay biết mấy.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #362 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2014, 09:37:44 pm »

Chào vaphothotu:

Câu chuyện đi trinh sát gặp địch diễn ra ở tây ninh nghĩa là F320 đang tác chiến tại vùng Lò gò. Như vậy, E 52 của bạn sẽ phòng nghự tại vùng suối Đà ha từ 3/78-8/1978 thì sang k. Vậy con suối bạn kể có thể là suối Đà ha ?Con suối này trên bản đồ chảy theo hướng từ Xa mát về hướng lò gò.
Suối Đà ha cách xã Tân lập -Tân biên khoảng 10km về phía Tây. Nếu đi lên nữa sẽ gặp xóm Bàu điếc và đến gần biên giới k thì sẽ gặp phum tà nót.
Vùng này làng bản rất thưa. Đồng bào làm nương rẫy sinh sống. khi chúng ta ở đó thì dân ở bàu điếc và tà nót đã di dân ra lánh nạn ở xã Tân lập.
Thời điểm này E48 đánh nhau với Miên ở Lò gò. Đuccuong đã kể chuyện ở bài " Lần đầu ra trận " ở trang 5 " đời quân nghũ ". Vì duccuong gặp lính E48 ở vùng Lò gò rất nhiều.
 Nói về vùng Đàha ,Lò gò,xóm Giữa, thì không qua mắt được lính F302 . Họ thạo hơn chúng ta nhiều.Bởi sau khi chúng ta sang k, bàn giao địa bàn lại cho F302.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #363 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 07:22:20 am »

                                                   Hành quân ra bắc

Khoảng trung tuần tháng bảy đại đội chúng tôi được rút ra ngoài vùng chiến sự. Ở đây cách sân bay phu chen tông  không xa nhưng vẫn thuộc tỉnh Công pông xư pư. Có một điều lạ là các đơn vị đều phải ở xa khu dân cư. Tuyệt đối không được tiếp xúc với dân. Chính vì vậy chúng tôi suốt ngày chỉ quanh quẩn chuyện trò với nhau. Tại đây chúng tôi được huấn luyện đội ngũ tập hợp cấp đại đội. Chúng tôi được một số anh em cán bộ sỹ quan rỉ tai nhau “ chúng ta sắp ra bắc đánh tàu”.

  Đơn vị tiến hành báo động di chuyển nhiều lần. Sau này mới biết mục đích là để kiểm tra quân tư trang . Hành quân ra đến nơi bằng phẳng, cán bộ tiến hành kiểm tra quân tư trang . Đồng chí Hoằng chính trị viên đại đội quán triệt chỉ thị thực hiện ngiêm chỉnh 9 điều làm nghĩa vụ quốc tế cấm tuyệt đối không được lấy chiến lợi phẩm “ dù cái kim sợi chỉ ” của nước bạn đưa về Việt nam. Tại đây tôi đã quyết định bỏ lại hai vật kỷ niệm đáng quí đó là pho tượng đồng phật thích ca và chiếc máy ảnh hiệu canon ( loại máy đeo trước ngực khi chụp phải nhìn xuống ). Tượng phật tôi đưa vào nhà chùa ở gần nơi đóng quân. Chủ trì chùa là một vị sư già, mặc áo cà sa màu vàng.Hai tay kính cẩn,  tôi đưa tượng phật cho ông. Nhưng ông nhìn tôi chằm chằm mà không nhận. Do ngôn ngữ bất đồng tôi không làm sao giải thích cho ông hiểu được. Tôi nhẹ nhàng đặt lên bàn thờ của nhà chùa, chắp hai tay trước ngực rồi từ biệt lão sư. Có lẽ sau này vị sư già sẽ hiểu hành động lạ lùng của người lính quân tình nguyện Viêt nam .
.
Chiếc máy ảnh là chiến lợi phẩm khi đơn vị hành quân qua và nghỉ lại ở Pnong pênh. Tôi và một số đồng đội đi viễn cảnh thủ đô nhặt được trong đống đổ nát .Dù đã nằm trong ba lô của tôi đúng nửa năm tròn cũng đành gửi lại. Chỉ có hai thứ xin công khai mang về đó là cái đèn pin và chiếc địa bàn US loại mặt bàn độ tự xoay.
 
Tối ngày 24/7/1979 một xe tải của sư đoàn chạy đến để bốc hàng hậu cần ( gạo,xoong nồi…)lên xe sẵn để buổi đêm hành quân. Khoảng 1 giờ sáng xe chở chúng tôi vào trong sân bay. Ở đây, chúng tôi gặp rất nhiều lính trung đoàn 52 cũng đang chờ đợi như chúng tôi. Khoảng 10 giờ trưa chúng tôi điểm ngiệm tư trang lần cuối. Lần này khác các lần điệm ngiệm quân tư trang khác đó là phải khám súng và tháo đạn ra khỏi băng. Lựu đạn trên dây lưng chiến đấu phải để lại không đưa lên máy bay. Đúng 11 giờ trưa năm chiếc máy bay vận tải quân sự lần lượt hạ xuống. Một điều bất ngờ làm chúng tôi choáng váng. Đại đội tôi không được lên máy bay mà cùng một đại đội khác tức tốc hành quân bộ ra khỏi sân bay. Nhiều người ức chế chửi đổng nhưng cũng phải vừa đi vừa chửi thôi. Ra khỏi sân bay chúng tôi hành quân bộ, ém quân một nơi khá kín đáo cách sân bay khoảng  một km.

  Để làm tốt công tác tư tưởng cho anh em , buổi chiều sinh hoạt đại đội.Lúc này đồng chí đại đội trưởng Lê thanh Trung mới nói ra sự thật chuyện lỡ chuyến bay ra bắc. Nghe xong câu chuyện, anh em tôi thầm tôn phục bộ óc của cơ quan tham mưu. Mưu lược này có lẽ ông Gia cát Lượng còn sống thì vẫn phải phục . Đó là đòn nghi binh tuyệt vời. Buổi đêm ta hành quân vào, ban ngày khi máy bay xuống thì hành quân ra . Nghĩa là ta chở quân bổ sung cho chiến trường chứ không phải ta rút quân!. Một đêm ta hành quân vào bảy đại đội thì chỉ năm đại đội là lên máy bay “ đi thật ”.Còn hai đại đội tức tốc hành quân ra ngoài, đóng vai tăng cường quân từ VN sang. Bởi trước cửa sân bay lúc này , dân đã về ở rất nhiều . Tình báo của TQ, và của pon Pốt chắc không thiếu trong đó.

Đêm cuối cùng trên chiến trường K, cả đơn vị gần như không ai ngủ . Ai cũng nhớ nhà, nhớ cha mẹ anh em bầu bạn. Trong đại đội còn một đồng chí tên là Trường lính nhập nghũ 1972 chưa kịp ra quân thì chiến tranh BG xẩy ra và phải xa quê đến nay tròn bảy năm! Còn lính nhập nghũ 10/1974, 2/1975 thì quá nửa đại đội. Chúng tôi xác định ra bắc là vào trận đánh ngay. Lúc đó, khí thế trong đợn vị ai cũng muốn ra biên giới phía bắc để đánh bọn bành trướng. Những trang lịch sử hồi học phổ thông đã nói thay lời chính ủy.

Khoảng ba giờ sáng chúng tôi được hành quân bộ vào sân bay…( Còn nữa )
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #364 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 03:42:38 pm »

                                                
                                    Tiếp theo:   Hành quân ra Bắc
.

  Cả đại đội hành quân vào sân bay trước lúc trời sáng. Mấy ngày nay ai cũng háo hức ra bắc đánh giặc bành trướng và sẽ được về thăm quê sau gần hai năm chiến đấu ở mặt trận tây-Nam . Vào trong sân bay chúng tôi đã thấy lính ta rất đông, toàn lính của trung đoàn 52.( sau này ra bắc thì mới biết cả F320A đều hành quân bằng đường không!) Ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi biết chắc là sống rồi. Đường về quê mẹ không xa nữa , vấn đề chỉ còn là thời gian.

  Vẫn như hôm qua, Đúng 11 giờ trưa năm chiếc máy bay lần lượt hạ xuống. Chúng tôi được lệnh hành quân ra tận nơi máy bay đỗ. Lại vẫn bài có hai đại đội hành quân ra cổng sân bay. Lính ta không hiểu cứ tưởng lỡ chuyến chửi “vung xí mẹt”. Tôi nhanh miệng rỉ tai mấy thằng đồng hương :

  Không phải lỡ chuyến bay đâu. Các bạn đang làm nhiệm vụ nghi binh đó. Ngày mai hẹn gặp ở miền Bắc!

  Chúng tôi xếp thành hai hàng lên máy bay. Đây là máy bay vận tải quân sự loại AN-22 do kíp lái 3 người toàn người Liên xô( cũ ) lái. Chuyến bay có 110 chiến sỹ, trong đó C20 chúng tôi 70 người. Trên máy bay còn chở thêm một khẩu pháo 105 nữa. Máy bay vận tải quân sự nên không có ghế, chúng tôi ngồi bệt xuống sàn chờ đợi. Đúng 11h30 máy bay đóng của hậu và cất cánh. Lính ta reo hò sung sướng tất nhiên trong đó có tôi. Chiếc máy bay lượn một vòng như thay chúng tôi nói lời tạm biệt. Trên máy bay, chúng tôi nhìn rõ TP Nong pênh và dòng Tong le sáp đục ngầu phù sa .Tôi nhớ lại trận đánh vượt sông Mê công.  Máu của bao chiến sỹ F320A đã hòa quện trong dòng chảy đó trong trận đánh vượt sông lịch sử, tại bến phà cong pong chàm.

 Tạm biệt TP Nông phênh và đất nước chùa tháp. Tròn một năm là lính tình nguyện chiến đấu trên đất nước bạn đã để lại bao kỷ niệm vui buồn . Chín thằng cùng bổ sung vào đại đội trinh sát sư đoàn thì hy sinh ba đứa ( Nam, Hợi, Hoàng ). Bị thương nặng phải về đoàn an dưỡng 3 thằng.( Lượng, Sanh, Thu ) còn 3 thằng trở về bắc thì bị thương nhẹ 2 thằng ( duccuong và Tư) . Bạn bè cùng nhập nghũ biên chế xuống các trung đoàn ( E 48,E 64,E 52…)cũng hy sinh nhiều quá .

  Sức khỏe của tôi so với anh em trong đại đội không bằng . Khi nhập nghũ cân nặng chỉ có 47kg. Những trận sốt rét đã làm tôi hao kiệt sức khỏe. Máy bay càng bay lên cao tôi càng khó chịu. Hai tai ù đặc và đau nhói. Ngồi cạnh tôi là một chiến sỹ trong đại đội người Hà bắc, có một con chim Vẹt mỏ đỏ trông rất đẹp. Một anh chàng người Nga trong kíp lái cứ đến gạ gẫm con vẹt.Cứ chỉ con vẹt rồi lại chỉ chiếc đồng hồ. Do ngôn ngữ bất đồng nhưng ai cũng hiểu “ lão” muốn đổi cái đồng hồ Pon giốt đang đeo trên tay. Nhưng chiến sỹ này không đổi. ( ra được ít ngày thì con vẹt chết ai cũng tiếc cái đồng hồ!).

  Trước lúc lên máy bay mỗi người được phát một ống thuốc chống nôn. Tôi thấy trong người khó chịu bèn bẻ ống thuốc để uống. Do vội vàng mảnh thủy tinh làm ngón tay bị đứt, máu ra nhiều làm anh em hốt hoảng. Mệt quá tôi thiếp đi lúc nào không biết.

  Nghe tiếng anh em người ngoài bắc reo hò “ núi tam đảo”, “núi chí linh”rồi “ sân bay đa phúc!”. Tôi tỉnh dậy, nhìn qua của sổ đã thấy núi đồi trong tầm mắt. Anh em trong đại đội rất đông  người Hà bắc ( lính 75,76) và vĩnh phú( lính 74)nên họ dễ dàng nhận ra núi đồi quê hương mình. Máy bay hạ độ cao và ấm dần cho đến khi nghe tiếng“ kịch” của lốp bánh xe máy bay tiếp đất, chúng tôi đã biết đã đến nơi.

   Cửa máy bay đã được mở. Nhìn xuống, chúng tôi đã thấy đồng chí Sư đoàn trưởng Khuất duy Tiến ở chân cầu . Đồng chí vui vẻ niềm nở bắt tay từng chiến sỹ như đón người chiến thắng trở về. Chúng tôi hiểu đây là sự ưu ái của vị tư lệnh sư đoàn dành cho lính C20 trinh sát chúng tôi. Những người đã bao lần tháp tùng ,dẫn đường, báo vệ thủ trưởng đi trinh sát chiến dịch.

Mọi người tiếp tục đi theo hàng dọc nhận tiêu chuẩn bồi dưỡng và bữa ăn tối . Mỗi đ/c ba bánh mỳ gối và năm hộp sữa bò sau đó đi thẳng ra đoàn xe ka đang chờ sẵn. Tôi nhìn đồng hồ đúng 3 giờ chiều.

  Xe chở chúng tôi chạy qua thị xã ( TP) Thái nguyên. Nhân dân nhìn chúng tôi với cặp mắt rất chăm chú bởi nhìn biển xe K8 họ biết lính QĐ3 từ chiến trường k về. Qua thị trấn Đại từ chúng tôi rẽ về xã Khôi kỳ. Xuống xe , chúng tôi được các đ/c đi tiền trạm dẫn vào từng nhà dân để ở. Bữa cơm tối đầu tiên trên đất bắc thật vui. Chúng tôi đưa tiêu chuẩn của mình ăn cơm cùng gia đình rồi uống nước chuyện trò vui vẻ. Nhìn lên tường, tấm lịch treo gi ngày 24/7/1979.Một ngày trọng đại của đời quân nghũ . Kết thúc cuộc viễn chinh sang K lần thứ nhất . Trang nhật ký trên đất K được kép lại vào ngày 24/7/1979….( Còn nữa )



Sau khi ra bắc  đơn vị trao cho đức Cường giấy chứng nhận huy hiệu " Dũng sỹ giữ nước"này. Các bác cựu Tây Nam có ai còn lưu giữ lại được không ? bằng chứng này cầm để lấy tiền nghị định 62 được đấy các bác ạ!.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2014, 08:02:35 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
saovang1
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #365 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 07:58:24 pm »

   Bác đi về bằng loại này phải không bác, chỉ mình F320 được không chuyển hay là cả QĐ 3 ạ ?
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #366 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 08:44:38 pm »

 
Chào saovang1 :

 Lần đầu tiên saovang1 đến thăm nhà đời quân nghũ. Duccuong xin cảm ơn.
    Không biết các đơn vị khác đi bằng loại máy bay nào chứ chuyến bay của Duccuong và C20 ra Bắc là loại máy bay cửa lên , xuống ở đuôi máy bay.( chứ không phải ở hông như chiếc máy bay trên ) Cửa này rất rộng ,xe pháo có thể lên xuống được. Trong chuyến đi của duccuong còn có cả một khẩu pháo 105 . Duccuong còn nhớ đó là loại máy bay vận tải quân sự AN-22. Kíp lái toàn người TÂY( Nga). Tất nhiên có một phiên dịch.
  
    QĐ3 hành quân ra Bắc .Chỉ có F320 đi bằng đường không. Còn các Sư đoàn khác đi O tô về nước sau đó đi bằng  tàu hỏa ra Bắc. Do phải đưa cả o tô ra nên số lượng đi bằng o tô khá nhiều.( Hình như có bộ phận đi tàu thủy nữa thì phải.)
  Cảm ơn.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2014, 08:59:42 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
saovang1
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #367 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 09:07:10 pm »

   Dạ cháu đến nhà chú nhiều rồi chứ, từ ngày mở topic kia. Bố cháu cũng là lính sư 320 ở E64 , nhưng là lính quân y, cũng ra bắc bằng máy bay cùng đợt với chú. Cụ kể là lính ta toàn lần đầu đi máy bay, lên ngồi đốt thuốc rê hút phả khói mù mịt làm cho mấy tay phi công Liên Xô tưởng cháy la lên ầm ầm, bắt dập hết vào chai nước. Chờ nghe tiếp chuyện của chú ngoài Bắc.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #368 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 11:32:02 pm »

                                               
...                                  
Sau khi ra bắc  đơn vị trao cho đức Cường giấy chứng nhận huy hiệu " Dũng sỹ giữ nước"này. Các bác cựu Tây Nam có ai còn lưu giữ lại được không ? bằng chứng này cầm để lấy tiền nghị định 62 được đấy các bác ạ!.

Chết thật! Sao bên chúng tôi không thấy nói vụ Giấy chứng nhận này nhỉ?  Smiley
Nhưng tiền Nghị định 62 bay hết lâu rùi, bác ạ! Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #369 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2014, 03:00:15 pm »


     Không biết các đơn vị khác đi bằng loại máy bay nào chứ chuyến bay của Duccuong và C20 ra Bắc là loại máy bay cửa lên , xuống ở đuôi máy bay.( chứ không phải ở hông như chiếc máy bay trên ) Cửa này rất rộng ,xe pháo có thể lên xuống được. Trong chuyến đi của duccuong còn có cả một khẩu pháo 105 . Duccuong còn nhớ đó là loại máy bay vận tải quân sự AN-22. Kíp lái toàn người TÂY( Nga). Tất nhiên có một phiên dịch.
  
    QĐ3 hành quân ra Bắc .Chỉ có F320 đi bằng đường không. Còn các Sư đoàn khác đi O tô về nước sau đó đi bằng  tàu hỏa ra Bắc. Do phải đưa cả o tô ra nên số lượng đi bằng o tô khá nhiều.( Hình như có bộ phận đi tàu thủy nữa thì phải.)
  

Chào chủ topic Đức Cường.

Khoảng  đầu tháng 3/1979,  F302 quay lại Siêm riệp, A Tôi được giao nhiệm vụ  bảo vệ đường băng sân bay Siêm Riệp..

Thời gian đó mỗi ngày có từ 12 -14 lượt máy bay vận tải dân sự Liên xô  gồm các loại AN, IL và cả TU nữa hạ cánh và cất cánh tại sân bay này (không kể các loại do VN lái như C 130, trực thăng..vv). Các máy bay hành khách mà không có ghế cho khách ngồi này đã vận chuyển đủ thứ  như gạo, thực phẩm, vũ khí và bộ đội.. 

Vơi bộ đội, anh em cũng ngồi bệt xuống sàn,  ban đầu là họ chuyển bộ đội F309  từ sân bay Playcu đến và xe đưa họ đi battambang (giai đoạn này, máy bay đến rồi chở thương binh, tử sĩ về nước)…  Khoảng giữa tháng 3 thì bắt đầu  vận chuyển lính quân đoàn 3 ra bắc , các chuyến bay đến thì mang theo thực phẩm, quân trang, vũ khí và bay về Hà nội với anh em quân đoàn 3 đến từ Battambang .. Máy bay vận chuyển người riêng, vũ khí riêng….  Và Tôi nhớ là khi vừa thấy dứt vận chuyển anh em QĐ 3  thì “bạn vàng”  tuyên bố rút quân, như thế QĐ 3 ra ngoài đó cũng mới chỉ tập hợp trang bị lại chứ chưa thể kịp tham gia “thử sức”…có thể nói một bộ phận  lớn anh em QĐ3 là được đi máy bay ra Miền bắc….

Trong quá trình vận chuyển đó, một máy bay IL 62 đã bị cháy khi hạ cánh tại sân bay Siêm riệp.. đó là máy bay chở đường sữa, nhu yếu phẩm…  Do phải vận chuyển QĐ 3 nên khu đất trống cạnh sân bay Siêm riệp  được dành làm chỗ an nghỉ cho các liệt sĩ  MT 479 thay vì về nước như trước đó và cũng là “pháp trường” của một số anh em ....

Có vài dòng chia sẻ cùng Đức Cường và các CCB.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM