Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 12:13:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147641 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #110 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2008, 02:05:32 pm »

Dần dần các sĩ quan tình báo càng tô màu đỏ lên bản đồ; những người Mỹ có trách nhiệm cao vẫn giữ ảnh hưởng của mình trong môi trường quyền lực cao, thậm chí được đề bạt. Johnson còn tin tưởng vào Mc Namara hơn Kennedy. Krulak nhận được ngôi sao thứ ba hàm đại tướng và trở thành tổng chỉ huy Hải quân của lực lượng Thái Bình Dương. Sợ bị sao nhãng, lực lượng Không quân triệu tập Anthis từ Sài Gòn về nhận vị trí mới : trợ lý đặc biệt về chống nổi dậy và những hoạt động đặc biết. Do không ai nghĩ đến việc đọc lại báo cáo của Wheeler về nhiệm vụ điều tra sau thảm họa Ấp Bắc, ông ta được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng liên quân do Taylor sang Sài Gòn thay thế Lodge để lại. Lodge trở về nước đầu tháng Bảy, chính thức là để cố gắng ngăn cản Barry Goldwater được đảng Cộng hòa chỉ định ứng cử tổng thống; thực tế ông đã mệt mỏi, thất vọng và không còn ý kiến gì. Ông đề nghị ném bom miền Bắc Việt Nam.

Johnson tin tưởng Maxwell Taylor cũng như Mc Namara. Taylor đi Sài Gòn với mọi quyền dân sự và quân sự của một vị tổng đốc. Westmoreland trở thành tổng chỉ huy nhưng dưới quyền của Taylor. Harkins trở về Hoa Kỳ đầy vinh dự vào đầu tháng Tám.

Colby đã có lý khi nói trước cuộc hành quân bí mật của Krulak chỉ làm thiệt mạng người vô ích. Cuộc hành quân 34A hoàn toàn không có hiệu quả. Những cuộc tập kích không làm các nhà lãnh đạo Hà Nội e dè và không hạn chế được những cuộc tấn công dữ dội ở miền Nam. Các sĩ quan của Westmoreland chuẩn bị những cuộc tập kích và giám sát thực hiện sau khi Washington phê duyệt, không bao giờ phá hủy được những mục tiêu công nghiệp như Krulak dự kiến. Nhiệm vụ ấy vượt quá khả năng những toán biệt kích người Việt Nam và những kẻ phá rối người châu Á. Cho dù họ có phá hỏng được một số cơ sở công nghiệp ở miền Bắc thì cũng chẳng làm thay đổi được gì.

Kết quả duy nhất thấy được của hoạt động ấy là dễ dàng làm lan rộng cuộc chiến. Những cuộc tập kích của “ cuộc hành quân 34A” gây ra sự kiện vịnh Bắc Bộ tháng Tám năm 1964, hai khu trục hạm Mỹ đụng độ những chiếc tàu phóng ngư lôi của Hải quân Hà Nội. Johnson dùng việc đó lừa gạt Thượng nghị viện để được chuẩn y những biện pháp cần thiết mở rộng cuộc chiến tranh. Mc Namara và Dean Rusk hỗ trợ ông ta bằng lạm dụng hội đồng đối ngoại của Thượng nghị viện thống nhất những hoạt động bí mật. Trong ý nghĩ của tổng thống, những điều dối trá ấy là vì lợi ích tối cao của đất nước. Ông không muốn bị chỉ trích như Truman tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên không có một quyết định nào của Thượng nghị viện. Ông cũng muốn tránh một cuộc tranh luận công khai, sẽ có nguy cơ đặt lại vấn đề toàn bộ đường lối về Việt Nam.

Những người có trách nhiệm cao về dân sự và quân sự của Hoa Kỳ đã không hiểu đối thủ Việt Nam của họ đã vượt qua giai đoạn e ngại năm 1964 và sẵn sàng mạo hiểm với mọi hình phạt mà sức mạnh lớn nhất thế giới có thể áp đặt cho họ. Walt Rostow, người trí thức theo chủ trương can thiệp, thời kỳ đó là cố vấn ở Bộ ngoại giao, trong tháng Hai nói chắc chắn với Rusk, Hà Nội rất dễ bị tổn thương vì những vụ ném bom. Ông nói : “Hồ Chí Minh phải bảo vệ liên hợp công nghiệp của mình; ông không còn là một kẻ nổi dậy không có gì để mất”. Theo yêu cầu của Lodge, Rusk thu xếp để đại diện Canada trong Ủy ban Liên Hiệp Quốc tế được thủ tướng ở Hà Nội tiếp ngày 18 tháng Sáu năm 1964. Người Canada nói với ông Phạm Văn Đồng là Hoa Kỳ đã mỏi  mệt vì kiên trì và nếu cuộc leo thang chiến tranh tiếp tục “ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể bị phá tan hoang”. Ngày 10 tháng Tám, sau khi Johnson lấy cớ sự kiện vịnh Bắc Bộ để tung ra một loạt đầu những đợt ném bom miền Bắc và nhằm chứng tỏ sức mạnh đáng sợ của Hoa Kỳ, người Canada trở lại Hà Nội cùng những lời dọa nạt mới. Ông ta nhận được câu trả lời như lần trước. Theo tường trình của người Canada, một báo cáo của Lầu Năm Góc viết “ Phạm Văn Đồng tuyệt đối tỏ ra không e ngại và bình tĩnh khẳng định quyết tâm theo đuổi con đường nước Cộng hòa dân chủ đã đi cho đến thắng lợi cuối cùng”.

Năm 1964, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và những người cách mạng khác của Hà Nội sẵn sàng hy sinh tất cả những cơ sở công nghiệp vừa dựng lên với bao hy vọng và thiếu thốn. Họ sẵn sàng chịu nguy cơ thấy từng thành phố ở miền Bắc bị ném bom và biến thành đống đổ nát. Ông Hồ và các đồng chí của ông không tiến hành một “cuộc chiến tranh hạn chế” theo công thức Mỹ. Họ lao vào một cuộc chiến tranh toàn bộ không một hạn chế nào. Họ có thể bị nhấn chìm về vật chất và bẻ gãy về tinh thần nếu Hoa Kỳ mở rộng sức mạnh không quân trên đồng bằng sông Hồng với số dân đặc biệt đông đúc. Họ có thể có hàng triệu người chết như tham mưu trưởng Không quân Curtis LeMay mong muốn “ Sẽ dội bom cho đến lúc họ trở lại thời kỳ đồ đá “. Những người Hà Nội cũng sẵn sàng nhận nguy cơ ấy. Nhưng có một điều Hoa Kỳ không thể làm được : bẻ gãy lòng dũng cảm của họ.

Dù những dọa dẫm của Mỹ đến mức nào thì cũng đã quá chậm để rút lui. Những người ở Hà Nội biết nếu ra lệnh cho cán bộ Viẹt cộng được đưa vào miền Nam dừng lại, họ sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của mình và tiếp tục cuộc chiến họ đang thắng. Nhưng Hà Nội sẽ không bao giờ ra một lệnh như thế vì điều đó sẽ phủ nhận của chính sự tồn tại chung “ Nước Việt Nam là một .. “. Hiến pháp của họ đã công nhận như thế.

Cả năm 1964, họ chứng tỏ lòng dũng cảm không lay chuuyển, tạo dựng Việt Minh thứ hai cho cuộc cách mạng miền Nam. Vào mùa xuân, lần đầu tiên xuất hiện những vũ khí hạng nặng mà tàu thuyền bí mật đưa vào những đêm không trăng trong nhiều tháng. Súng phòng không 12,7 ly của Xô Viết thể hiện hiệu lực đáng sợ đối với trực thăng và máy bay tiêm kích. Việc luyện tập và tổ chức đánh trận tăng suốt cả năm. Ngày mồng 1 tháng Giêng năm 1963, Việt cộng chỉ có một lực lượng trong khoảng 23.000 quân chủ lực và du kích địa phương tập hợp thành 25 tiểu đoàn, quân số từ 150 đến 300 người. Không đầy hai năm sau, quân số tăng gấp đôi, lên đến 56.000 binh lính được tập luyện tốt. 25 đơn vị rời rạc đã biến đổi thành 73 tiểu đoàn trang bị mạnh, 66 đơn vị bộ binh, 7 tiểu đoàn vũ khí hạng nặng và súng phòng không. Tiểu đoàn bộ binh là những lực lượng can thiệp đáng sợ, mỗi tiểu đoàn gồm 600 đến 700 người với toàn bộ hậu cần. Đội quân 56.000 binh lính ấy được 40.000 người bổ sung những dịch vụ kèm theo, cung ứng, luyện tập ,cấp cứu y tế.

Phải trải qua 6 năm cực nhọc, đau khổ để khoảng 2.000 Việt Minh thoát khỏi hiểm họa trong mùa xuân năm 1957 trở thành 23.000 chiến sĩ còn thiếu thốn của trận ấp Bắc. Nhưng không đầy hai năm với sự hỗ trợ của Diệm và người Mỹ đủ để hình thành số lượng đáng sợ những tiểu đoàn vào tháng Chạp 1964.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #111 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2008, 04:07:13 pm »

 Búa đập xuống Quân lực Cộng hòa làm tan vỡ nó thành từng mảng. Ngày 9 tháng Chạp, một cuộc phục kích qui mô không sánh được cho đến lúc đó, chờ đợi quân Sài Gòn trên con đường những đồn điền cao su, cách thủ đô 60 cây số về phía đông. Toàn bộ một đại đội gồm 14 xe bọc thép M-113 bị tiêu diệt, biến thành sắt vụn vì những ca nông 57 và 75 không giật. Một chiếc L-19 và hai trực thăng Huey chiến đấu đến cứu bị bắn hạ. Không ai ở Sài Gòn biết lực lượng phục kích là 2 tiểu đoàn của những trung đoàn mới Việt cộng. Cuối tháng, họ kéo quân đội Sài Gòn vào một cạm bẫy buộc phải đánh nhau bằng cách không ngừng tấn công một trung tâm huyện và chiếm những đồn tiền tiêu bảo vệ một làng bên cạnh những người di cư Thiên chúa giáo từ miền Bắc. Ngày 31 tháng Chạp, một tiểu đoàn ưu tú Hải quân miền Nam gồm 326 sĩ quan và binh lính bị đập tan trong một cuộc phục kích cũng ở vùng ấy. Hai phần ba lính Hải quân bị giết, bị thương hoặc bị bắt sống, 29 trong số 45 sĩ quan hy sinh. Cùng ngày, một đơn vị ưu tú khác, một tiểu đoàn biệt kích vừa được Westmoreland xây dựng để tăng cường cho Quân lực Cộng hòa hành quân gần đấy, chịu số phận còn tệ hại hơn trong một cuộc phục kích khác, hoàn toàn bị xóa sổ với 400 người chết. Hai đơn vị Việt cộng chịu trách nhiệm phục kích thuộc một tổ chức mà Westmoreland và Quân lực Cộng hòa không biết có sự tồn tại : Sư đoàn 9 Việt cộng, đơn vị lớn đầu tiên của Việt Minh thứ hai, trở thành đơn vị tác chiến ở miền Nam.

Bây giờ chỉ có lực lượng thường trực của Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến mới có thể ngăn cản chế độ Sài Gòn đổ nhào và thống nhất nước Việt Nam. Giải pháp Vann đã luôn luôn từ chối, cuộc chiến tranh lớn trên bộ, trên không của Mỹ đã trở nên không thể tránh khỏi. Ziegler nhớ lại điều Vann nói khi có vấn đề đưa quân đội và Hải quân Mỹ tham chiến. Anh ấy nói, đó sẽ là giải pháp tệ hại nhất. Phải để cho Quân lực Cộng hòa tự chiến đấu vì cuộc chiến tranh do những người Việt nam chỉ đạo mới có một ý nghĩa. Việt cộng đã hòa nhập vào nông dân địa phương đến mức quân đội Sài Gòn khó phân biệt đâu là bạn, đâu là thù. Như vậy đối với người Mỹ thì sẽ ra sao ? Chẳng bao lâu , họ sẽ xem toàn bộ dân chúng ở nông thôn là đối thủ. Quân đội và Hải quân sẽ bì bõm trong vũng bùn tắm máu, sẽ chìm nghỉm tất cả cùng với những người nông dân Việt Nam. Vann kết luận “ Cuối cùng, người ta sẽ bắn vào tất cả những gì cử động, đàn ông, đàn bà, trẻ con và những con trâu “.

Dĩ nhiên, chẳng thỏa mãn gì về biến cố ấy nhưng Halberstam, những bạn khác của anh và tôi tiếc rằng Vann không ở trong quân đội nữa để ít nhất cũng nhận được sự xác minh lại nghề nghiệp mà anh xứng đáng, một khi sự thật đã rõ ràng như vậy. Bức thư chúng tôi nhận được của anh trong tháng Bảy năm 1963 cho biết anh sẽ rời quân ngũ vào cuối tháng để nhận một trách nhiệm ở Công ty hàng không vũ trụ Denver. Ban nhân sự không bổ dụng anh theo quyền lợi được hưởng sau khi theo lớp Trung học công nghiệp; anh không có can đảm đối mặt với ba, bốn năm bàn giấy như người ta muốn đưa anh vào ngành hậu cần. Anh tóm tắt mấy dòng về chiến dịch của anh gửi Lầu Năm Góc và việc hủy bỏ báo cáo của anh ở Ban tham mưu liên quân. Anh gửi  một bức thư tương tự cho nhóm cố vấn Mỹ Tho, thể hiện sự xúc động của mình trong chữ ký “ John, người anh em sĩ quan của các anh “. Tất cả chúng tôi tin chắc anh đã rời quân ngũ, chán ngán vì người ta không muốn nghe anh, để sau đó có thể tự do nói trước công chúng về cuộc chiến tranh. Điều này chúng tôi được xác nhận qua những buổi phỏng vấn đăng tải sau khi anh ra đi, trong đó anh giải thích lý do chính khiến anh từ chức.

Thế nhưng nếu Harkins quay lưng lại với anh, cả Wheeler nữa khi kế tiếp Taylor đứng đầu Bộ tổng tham mưu thì anh chiếm được lòng cảm phục của Harold Johnson, bây giờ là Tổng tham mưu trưởng thay Wheeler. Với một nhân vật như thế đứng về phía mình, người ta có thể cho phép mình bất hòa với những người khác. Chúng tôi càng cảm phụ tinh thần dũng cảm của anh.

Chính xung quanh tính chất anh hùng ấy đã xây dựng nên huyền thoại về Vann. Một chuyện kể về sự hủy bỏ bản tường trình của anh với các lãnh đạo Bộ tổng tham mưu, cuối tháng Chín năm 1963 xuất hiện vào phút chót trong một bài báo dài trên trang nhất của tờ New York Journal American với bức ảnh Vann chụp chung với Cao.

Khi Halberstam đến Denver hỏi anh để viết sách, Vann kể lại chi tiết hành trình của anh vào Lầu Năm Góc và Krulak , Taylor đã bác bỏ bản tường trình của anh như thế nào. Sau lần thất vọng như vậy, anh không thể ở lại trong quân đội nữa. Diễn biến ấy là chung cuộc kịch tính của bản anh hùng cà về trung tá John Paul Vann, con người đảm bảo nguyên tắc, viên sĩ quan hứa hẹn sự nghiệp sáng chói, đã từ chối  những ngôi sao cấp tướng để báo động với toàn đất nước sự thật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Và kết thúc ấy cũng rất phù hợp với văn phong phân biệt thiện ác rành mạch của Halberstam :

“ Như vậy là anh ra đi, làm việc trong một hội hàng không ở Denver. Anh đã làm điều không một nhân vật chính thức Mỹ nào dám làm trong đất nước này vốn tồn tại một sự khác nhau về lý thuyết và thực tiễn đến thế : anh đánh giá những sai lầm và dối trá khá nghiêm trọng để tách rới sự phản kháng Mỹ truyền thống khi từ chức “.

Ghi nhớ tinh thần anh dũng của Vann sẽ là cơ sở của tiếng tăm sau này của anh ở Việt Nam, uy tín của một người trung thực và quyết tâm, đã gắn mình vào bụi rậm sự thật dù trong đó có gai.Tuy không bao giờ anh đi đến chỗ lên án bản thân cuộc chiến tranh, tiếng tăm về con người chân thực làm cho điều anh nói đáng tin kể cả đối với  những người không nhất trí với anh về vấn đề cơ bản là Hoa Kỳ nên hay không nên đánh nhau ở Việt Nam. Ở nhà thờ Arlington ngày đưa tang anh, như Ellsberg sau đó chống đối cuộc chiến tranh, tất cả đều tôn vinh một người đã hy sinh điều mình mến yêu nhất là quân đội chứ không đồng lõa với những dối trá và ảo tưởng.

Thế nhưng, thật sai lầm ! Anh không từ bỏ sự nghiệp và từ chức để phản kháng và báo động sự thất bại hiển nhiên với đất nước. Chắc chắn anh có tinh thần dũng cảm. Anh đã không tin Harkins, đấu tranh để trình bày sự thật với Lầu Năm Góc và cố gắng thuyết phục Bộ tổng tham mưu liên quân. Nhưng anh rời bỏ quân đội không phải vì thế. Anh đã nói dối Halberstam, đã tác động anh này như Cao. Anh đã lừa mọi người về Việt Nam. Chúng tôi đã cho hành động táo bạo của anh như một hy sinh bản thân và đã lo lắng có những bài báo làm hại anh vì nghĩ nó ảnh hưởng đến những ngôi sao cấp tướng của anh. Đấy là điều anh muốn chúng tôi nghĩ cũng như các đại úy của anh như Ziegler hoặc những binh lính như Bowers. Nếu không như thế, anh đã không nói với Ziegler anh hy vọng không phản lại tương lai của anh trong quân đội khi chống đối Harkins. Anh không ngớt lừa chúng tôi vì anh đã biết không một sự nghiệp nào bị hủy hoại và không một ngôi sao cấp tướng nào bị mất. Tháng Ba năm 1962 trước khi sang Việt Nam, anh đã biết sẽ từ chức vào cuối thời hạn. Anh đã nói  nhiều hơn Halberstam có thể tưởng tượng khi tuyên bố câu này với nụ cười bí hiểm ở sân bay “ Các anh không bao giờ làm hại đến tôi nhiều như tôi đã làm hại chính mình”. Và anh đã lộ ra về mình nhiều hơn anh muốn khi nói với nhà viết sử của quân đội “ Đối với những khách thăm chúng ta, tất cả chúng ta đều là một trong những người nói láo xuất sắc về cuộc chiến tranh này “.
 
Anh đã rời bỏ quân đội vì một xung năng u tối của tính cách dẫn đến một ngày nào đó anh vi phạm điều làm anh không bao giờ lên cấp tướng được. Và anh đã biết thế. Ở con người này có tính hai mặt giữa những cá tính ngẫu nhiên bí mật và tính trung thực nghề nghiệp khắt khe không bẻ gãy được. Hai năm trước khi bước vào cửa văn phòng Dan Porter ở trại lính kỵ binh Pháp cũ ở Sài Gòn, anh suýt bị đưa ra tòa án binh vì thói xấu bí mật của mình. Khôn khéo tác động, anh đã rũ bỏ được trách nhiệm trong việc đó. Trong quân đội, hệ thống sắp xếp hồ sơ riêng của các sĩ quan cho phép anh che giấu sự kiện ấy đối với mọi người ở Việt Nam. Còn nhiều điều khác về đời tư anh vẫn luôn giữ kín.

Nhưng anh biết không thể giấu hành vi xấu xa đó với những người sẽ quyết định thăng cấp tướng cho anh. Hội đồng ấy đã nắm được toàn bộ hồ sơ của anh trong đó có cả tài liệu của an ninh quân đội đã điều tra trọng tội và những biên bản của văn phòng công tố viên chuẩn bị thủ tục đưa anh ra tòa án quân sự. Trước khi sang Việt Nam, anh đã cố gắng lấy trộm những tài liệu ấy, hủy đi mọi dấu vết nhưng không được. Anh chắc chắn mọi hội đồng thăng thưởng nắm được tình tiết đó đều không thể mạo hiểm có một sĩ quan cấp tướng bị kết án như thế. Khi còn bé, anh đã thề mình sẽ là một người như thế nào. Anh không thể chịu chỉ đứng vào hàng thứ hai mà phải là trong những người thứ nhất. Khi đã hiểu con đường tới đỉnh cao của quân đội hoàn toàn bị cắt đứt, anh tự nhủ phải rời bỏ khi còn trẻ, ở tuổi 39, để bắt đầu một sự nghiệp khác.

Tuy vậy, anh đã không muốn ra đi và tiếc phải làm thế quá sớm. Anh cảm thấy bị đẩy ra Denver, coi như quân đội đã khai trừ mình. Đấy là một cảm giác anh biết rõ. Thời niên thiếu anh đã là một kẻ bị khinh bỉ, với một người mẹ không hài lòng về anh và không cho mang cả tên, cả tình thương mến.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #112 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 02:37:32 pm »

V
LỊCH SỬ MỘT CON NGƯỜI


John Paul là một đứa con hoang. Bố anh là Spry John Paul, gọi là Johnny và đứa con lấy tên của bố. Mẹ anh, Myrtle Lee Tripp chưa đầy 19 tuổi khi sinh con, ngày mồng 2 tháng Bảy năm 1924 trong một ngôi nhà tồi tàn chia thành căn hộ của khu Norfolk cũ ở Virgina. John Paul Vann là kết quả của một trong những quan hệ nghiêm túc hiếm hoi của bà mẹ trong cuộc sống hoàn toàn dành cho những quan hệ đáng ngờ cho đến khi chết lúc 61 tuổi, do nghiện rượu , bị một trận roi vào một buổi tối trên bãi biển Norfolk.

Năm 1924, Johnny Spry, 25 tuổi, là tài xế xe điện. Dù anh mong muốn một ngày nào đó cưới Myrtle Tripp cũng không dễ. Anh đã có vợ, bố hai đứa con trai ba tuổi và chín tháng khi sinh đứa thứ ba, không hợp pháp. John Paul này là một đứa « con của tình yêu » như lối nói của miền Nam quê hương mà anh xấu hổ suốt đời.

John Paul được 4 tuổi thì Myrtle Tripp gặp một người lái xe buýt, Aaron Frank Vann, ở Norfolk sau khi rời bỏ trang trại quê hương nam Carolina như Myrtle và những người khác trong gia đình anh. Khi có thai một đứa con gái, Dorothy Lee, em cùng mẹ khác bố của John Paul, Myrtle, quyết định thành hôn với Vann. Họ chính thức sống với nhau được 20 năm dù sao cũng trong thể thức nếu không là thực tế. Frank Vann , khi cưới Myrtle nuôi luôn đứa con hoang của vợ.

John Paul Vann thực sự là một cậu bé da trắng của các bang miền Nam Hoa Kỳ, nguồn gốc gia đình từ thời các bang này thành lập. Ngoài ra, anh sinh ra đúng theo truyền thống tổ tiên vì phần lớn trong số họ cũng là con hoang.

Những người tôn trọng nguyên tắc định cư ở Bắc Mỹ, ở nước Anh là những cộng đồng chủ trang trại, thợ thủ công, các giáo viên và mục sư. Những đoàn di dân họ lập thành lôi kéo những người theo hình ảnh của họ, có nghề, trí thức, tham gia vào sự phát triển sẽ làm cho nước Mỹ thành một nước công nghiệp khổng lồ..

Ngược lại, những người da trắng định cư ở miền Nam vào thế kỷ thứ XVII và XVIII phần lớn là những người phạm tội một hay nhiều lần, người Anh và Ireland tuyệt vọng, một hỗn tạp người E-cốt gây gổ mà nước mẹ muốn rũ bỏ. Họ chủ yếu trồng thuốc lá, công việc dành cho người Anh điêng bây giờ đã tuyệt diệt. Nước Anh và phần còn lại của châu Âu đòi hỏi loại thuốc mới này với số lượng lớn đến mức những lái buôn nô lệ không đủ cung cấp nhân công châu Phi định cư ở bờ biển ngày nay trở thành các bang Maryland, Virginia, Carolina Bắc, Carolina Nam và Georgia.

Thời kỳ ấy Irealand là một thuộc địa quân sự, nông dân nổi dậy ở đó bị bắn và treo cố, nước Anh là một chiến trường mà các tầng lớp xã hội đụng độ nhau. Tầng lớp tiểu tư sản Anh lợi dụng những thuộc địa Mỹ của họ cần nhân công để đưa sang đó những kẻ bị kết án và những phần tử bất hảo.

Bờ biển phía Nam đầy sốt rét, sốt vàng da và bệnh thổ tả không có gì hấp dẫn tầng lớp ưu tú có thể chọn  nước Anh mới. Phần chủ yếu của nhân dân miền Nam vậy là bao gồm những kẻ mồ côi, nông dân phá sản, tá điền bị đuổi việc, thợ cày khốn khổ kèm theo vợ con họ. Nạn đói ở châu Âu làm họ thất vọng đến mức sẵn sàng đối mặt với cơn ác mộng đi hai ba tháng trên những chiếc thuyền buồm đáng ngờ cùng công việc thê thảm trong các đồn điền và bán mình cho một chủ ấp theo hợp đồng để trả cho chuyến đi châu Mỹ.

Hơn một nửa người da trắng định cư ở miền Nam trước Cách mạng là những người bị giam cầm hoặc những công nhân hợp đồng. Nhưng khác với người châu Phi, họ may mắn không là những nô lệ suốt đời. Một số có khá nhiều tham vọng và khôn khéo, vào cuối hợp đồng họ cũng tìm đất đai, mua nô lệ đưa qua Đại Tây Dương cho những người đồng hương làm đồn điền. Những gia đình trồng trọt mới này thịnh vượng lên qua nhiều thế hệ, vận dụng hiểu biết và những cách làm của tầng lớp tiểu tư sản Anh đã trục xuất tổ tiên họ. Họ trở thành tầng lớp quý tộc của miền Nam và những người ưu tú trong quân đội của Liên bang.

Công nhân nông nghiệp theo lệnh chủ đồn điền giống như những người định cư cũ đến theo tàu thuyền. Nông dân da trắng ở miền Nam hợp thành một nhóm riêng trong lòng những thành viên khác nhau của nước Mỹ. Không gì chế ngự được những người nước Anh đã xua đi. Các nhà thuyết giáo đạo Tin lành, cha đạo, trưởng lão, đều không có tác dụng đối với chủ nghĩa hoan lạc tự nhiên của họ. Xu hướng bạo lực được xác định qua tầm quan trọng họ đặt vào những chiến công có tính vật chất, những đức tính kỵ sĩ, bắn súng ngắn thành thạo, quả đấm mạnh và vào sự vui thích đánh nhau. Nhiệt tình trong chiến tranh Bắc – Nam, họ theo những người chủ sĩ quan ra trận. Sau thất bại và đất đai bị người miền Bắc chiếm giữ, họ tự an ủi bằng cách nhớ lại lòng dũng cảm của mình, điều còn lại của tổ tiên họ trong nước Anh hiếu động của quá khứ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #113 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 05:44:55 pm »

Tổ tiên Vann không hề đi xa bờ biển họ đã cập bến trước đây. Người ta ít biết về gia đình Spry, người mà Vann hình như giữ được những đường nét diện mạo và nghị lực tinh thần vì cũng như anh, Johnny Spry mỗi đêm chỉ ngủ bốn hoặc năm tiếng và luôn luôn hoạt động trong thời gian còn lại. Clarence Spry, ông nội Van ntheo con đường quen thuộc từ Carolina Bắc đến Norfolk tìm việc làm. Ông cưới một bà vợ trẻ ,con một gia đình nông nghiệp và đánh cá ở vùng bờ biển phía nam Norfolk.

Tính tình chủ yếu của John Vann, đặc biệt khả năng chế ngự hình như tiếp thu của bên mẹ. Anh rất giống bà ngoại và chị cả của mẹ, cả hai đều tự lập và có đầu óc phiêu lưu. Vann có chung hai nét diện mạo nói lên điều cơ bản của tính tình – đôi mắt chim bắt mồi và khóe miệng khô với đôi môi mỏng và thẳng hàng.

Từ cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, các gia đình Tripp và Smith, tổ tiên trực tiếp của Vann định cư ở đông bắc Carolina Bắc, gần thành phố mới Greenville. Ở đây , những cánh đồng bùn lầy từ biển trải rộng đến những ngọn đồi dưới chân dãy núi Appalaches. Các gia đình Tripp và Smith khá giàu để được xem như các ông chủ trồng trọt, là những chủ trại vững vàng, có vài chục héc ta và những nô lệ để trồng thuốc lá rồi bông, những cây trở thành nguồn làm giàu cho miền Nam. Như vậy vùng này, một trong những vùng màu mỡ nhất nước Mỹ và hầu như ở đâu cũng trồng trọt được, việc khai thác nông nghiệp của gia đình Tripp và Smith thịnh vượng lên cho đến cuộc chiến tranh Bắc – Nam.

Miền Nam bại trận làm những trang trại do người miền Bắc khai thác bị phá sản. Suy thoái kinh tế và giá nông sản bắt đầu giảm trong những năm 1880 tiếp tục cho đến đầu thế kỷ sau. Giá bông mỗi livre mười bốn cents năm 1873 tụt xuống 4 cents rưỡi năm 1894 ; thị trường thuốc lá cũng theo đà đó. Miền Bắc lợi dụng cơ hội ấy đặt phần nông nghiệp miền Nam phụ thuộc vào sức mạnh công nghiệp của mình. Hội nghị gồm phần lớn những người miền Bắc đặt những biểu thuế quá cao để chống sự cạnh tranh của châu Âu. Công nghiệp miền Bắc mua nguyên liệu miền Nam giá thấp rồi bán lại cho họ giá rất đắt.

Henry Tripp, cụ ngoại của Vann là người cuối cùng trong gia đình hãnh diện có một trang trại. Tám người con của ông cần đất đai nhưng giá bán nông sản của ông rẻ mạt không mua được đất. Ông phải chia nhỏ sở hữu của mình. Năm 1902 khi con trai ông, John Williiam «  Bill » cưới « Queenie », Henry Tripp cho con 16 hec ta, một con la và khá nhiều cây để xây dựng một ngôi nhà to, kho và một chuồng lợn.

Queenie kiên trì chịu đựng cuộc sống ấy trong 12 năm. Bà có bốn con gái, một con trai, tất cả sinh trên chiếc giường sắt của Queenie và Bill trong gian phòng rộng nhất ở ngôi nhà gỗ thông tự làm. Đây cũng là phòng khách và phòng ăn của gia đình. Buổi tối cả nhà tụ họp ở đấy cho đến giờ ngủ. Không có điện, nước máy, phải thắp đèn dầu và kéo nước giếng ; tắm rửa ở bên ngoài. Ngôi nhà trong ngoài không sơn để tránh tiêu tiền vô ích. Một bà đỡ lo việc sinh đẻ vì thấy thuốc phải trả giá quá đắt, chỉ nhờ đến trong những trường hợp nghiêm trọng. Myrtle Lee, mẹ của Vann là con thứ ba, sinh ngày 18 tháng Bảy năm 1905. Tên phụ Lee được đặt cùng một lý do với nhiều đứa trẻ miền Nam : tưởng nhớ đến Robert E. Lee, vị tướng anh hùng của những người miền Nam.

Thuốc lá, bông và ngô Bill Tripp trồng cho thu hoạch không đủ để mua hàng ở cửa hàng trung tâm. Mỗi năm Bill phải vay tiền lãi suất không bao giờ dưới 30% để mua phân bón, lưỡi cày và những dụng cụ cần thiết. Để gia đình sống, Queenie cần bột mì, muối, đường, dầu hỏa thắp đèn và vải may quần áo. Khi rau trong vườn tàn lụi, vào mùa thu, gia đình Tripp phải ăn một chế độ thiếu thốn từ đó sinh ra những bệnh điển hình của miền Nam. Khác với hàng chục nghìn trẻ con miền Nam, đên cũng như trắng đều bị bệnh, Myrtle, Mollie và ba đứa con khác của gia đình Tripp may mắn thoát khỏi những hậu quả của việc thiếu vitamin ấy.

Sự nghèo khổ kéo dài đến chết, thiếu quan tài sang trọng và không thức túc trực người chết. Gia đình lau rửa thân thể người chết, bận cho bộ quần áo đẹp nhất của người ấy, hoặc của một người còn sống, đặt xác chết vào chiếc hòm gỗ thông và đóng đinh vào nắp. Ngày hôm sau gia đình và bạn bè tập hợp xung quanh mục sư đưa đi chôn.

Những đợt dịch tả ập xuống như đông giá muộn, cướp đi nhiều người trong tầng lớp trẻ.

Queenie không ngớt đề nghị Bill bỏ trang trại chuyển đi Norfolk. Ông có thể là một người thợ mộc tốt, một thợ nề tay nghề cao, bà nói, và công việc không thiếu ở Norfolk, một trong những đảo nhỏ thịnh vượng ít có ở miền Nam. Hải cảng này trở thành điểm cuối một tuyến đường sắt quan trọng, đi qua đất nước từ tây sang đông chuyên chở than và bông để xuất cảng sang nước Anh mới và châu Âu.

Bill Tripp là một người trầm tư ít nói, tâm địa khô khan, không ổn thỏa trong hôn nhân. Ông bám vào đất đai, từ chối việc ra đi. Chính Queenie bỏ ông. Năm 1914, bà nhờ bố mẹ trông nom 5 đứa con và ra Norfolk kiếm việc làm . Bà cho rằng có thể kiếm khá đủ tiền để nuôi cả gia đình và khẳng định làm nhiệm vụ ấy tốt hơn Bill.

Ông ngoại Vann không làm việc cho một gia đình trống không nữa. Ít lâu sau khi Queenie đi, ông được biết chủ cửa hàng kiện ông. Chánh án trong vùng ra lệnh tịch biên tài sản và quận trưởng cảnh sát bán đấu giá mười sáu héc ta đất đai và vật dụng trên đó để xóa nợ. Bill lên đạn vào súng, đến nhà quận trưởng để giết ông ta.

Bill bị bắt trước khi giết được quận trưởng. Tòa án phạt hai năm lao công bắt buộc. Một người thợ rèn làm vòng sắt vào mắt cá chân ông, nối với một dây xích cùng những người tù khác. Những người buộc với nhau như vậy làm việc suốt ngày, ăn , giải quyết nhu cầu cần  thiết và ngủ cùng với nhau. Dây xích và vòng sắt chỉ được tháo ra khi Bill được tự do và cấm ở lại trong vùng , bị trục xuất trong một thời gian hai năm vì quận trưởng còn sợ ông. Cuối cùng, khi Bill trở về một trong những người anh em cho ông ký một hợp đồng làm tá điền. Bill, ông ngoại của Vann không bao giờ có đất đai của riêng mình nữa.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #114 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 04:22:57 pm »

 Queenie đã chọn đúng lúc để ra đi. Những đội quân của châu Âu đối đầu nhau trên mặt trận vào tháng Tám năm 1914. Những cuộc tàn sát trên các chiến trường cũng lấy đi nhiều sinh mạng như vật dụng. Sự tàn phá của châu Âu lại thổi một làn gió mát vào nền kinh tế miền Nam nước Mỹ. Những lợi nhuận khổng lồ thực hiện được qua việc bán nguyên liệu cho thị trường châu Âu và Norfolk lợi dụng cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nhiều hơn bất kỳ một thành phố Mỹ nào khác.

Kỹ nghệ bông vải lại nở hoa. Những nhà máy dệt ở Anh, Pháp, Đức biến mất ngày càng nhiều và chiến tranh trên biển, trên đất liền cho nước Mỹ cơ hội dẫn đầu thị trường thế giới. Bà ngoại Vann, Queenie làm việc trong một xưởng dệt áo may ô và quần lót dài mùa đông. Thợ được trả công theo sản phẩm, Queenie gọi Mollie đến Norfolk giúp đỡ cùng làm. Thời kỳ ấy, Mollie mới 10 tuổi. Quá nhỏ không với tới máy khâu, Mollie phải ngồi trên một chiếc hòm để hướng chiều vải trong lúc bà mẹ cố sức khâu thật nhanh.

Hai người may được nhiều quần áo lót nên không đầy một năm Queenie để dành được khá nhiều tiền để đưa bốn đứa con còn lại đến Norfolk và mở một nhà trọ ở đấy. Bà thuê một khách sạn tư nhân trước chiến tranh Bắc – Nam, một ngôi nhà hai tầng khoảng vài chục phòng, trong khu cũ của Norfolk, gần bến cảng. Queenie cũng lựa chọn hợp lý vì người ta đang cần gấp chỗ ở cho thợ thời chiến. Quản lý một nhà trọ rất phù hợp với một người đàn bà nông thôn biết nấu nướng và chăm sóc người thuê nhà. Sau khi tổng thống Hoa Kỳ thuyết phục Nghị viện tham chiến chống Đức vào tháng Tư năm 1917, vấn đề duy nhất của Queenie là thu xếp đủ chỗ trong nhà để đặt thêm giường ngủ và thêm ghế đặt quanh bàn ăn.

Một nhà viết sử yêu nước đã đặt tên một tác phẩm dành cho Thế chiến thứ nhất «  Mars, thần chiến tranh, người tạo dựng một thành phố lớn ». Vào thời kỳ hàng triệu đô la chính phủ bỏ ra thay cho hàng trăm nghìn vì nền kinh tế quốc dân, những số tiền đáng kể ngày này qua ngày khác được đầu tư cho các dự án xây dựng quân sự và tiêu phí không tính toán với một nhịp độ chóng mặt. Thành phố Norfolk « ngập lụt vì sóng thần tiến bộ » và « bập bềnh trên làn sóng thịnh vượng » như một tờ báo địa phương đã viết. Hải quân lợi dụng hoàn cảnh để nhận những tiền vốn cần thiết, tạo dựng đầu mũi bán đảo phía bắc thành phố thành một căn cứ hải quân trải rộng trên 400 héc ta, vượt quá những giấc mơ điên rồ nhất của tất cả các đô đốc. Những cây số cảng biển xây các tàu bọc săts, tuần dương hạm, khu trục hạm cùng mặt nước dọc cảng cho tàu ngầm, một vùng bán đảo cho thủy phi cơ, một đường băng, những gian để hàng tạm, kho hàng nhiều tầng, ga ra sửa chữa và hàng trăm công trình khác. Căn cứ hải quân Norfolk cũ ở bên kia bờ sông Elizaberth bị phá hủy và hiện đại hóa thành một hầm tàu cạn khổng lồ cho những tàu chiến lớn, công trình bê tông vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ cho đến thời điểm ấy.

Quân đội đánh giá những cảng Boston, New York và Philadelphia đã quá tải, được những cơ sở mới phát triển ở Norfolk bù đắp, cho phép đưa các toán quân và vũ khí của quân viễn chinh sang Pháp. Vậy là người ta cũng xây dựng bến bãi, ga thanh lọc nối vào căn cứ vận chuyển quân sự quan trọng  nhất của cả nước Mỹ. Những con tàu chở các toán quân đến Norfolk vào mỗi ngày, mỗi đêm hàng nghìn binh lính vượt biển sang nước Pháp. Tất cả những gì có thể chở lên tàu, từ đôi tất đến những con la, thậm chí đầu máy xe lửa, cùng đi với người góp phần chiến thắng đội quân xâm lược của Kaiser. Dân số Norfolk tăng gấp đôi trong thời kỳ chiến tranh, từ 68.000 lên 130.000, đàn ông, đàn bà khắp các vùng miền Nam đến đây làm việc cho kỹ nghệ chiến tranh. Trong một năm rưỡi, đến ngày đình chiến 11 tháng Mười một năm 1918, Norfolk, trước đó chỉ là một thành phố trung bình trên bờ biển trở thành một hải cảng quan trọng và một căn cứ hải quân lớn nhất của thế giới phương Tây.

Queenie bỏ việc cho thuê trọ năm 1921 khi việc xây dựng căn cứ đã xong và công việc bắt đầu đi xuống. Với số tiền kiếm được, bà mua một ngôi nhà nhỏ trong khu khác của thành phố và làm hầu phòng trên một con tàu đi lại giữa New york và Norfolk. Con cái bà đã tự lập được khi bà còn cho thuê nhà trọ. Mollie năm 1918 lấy một người ở trọ là thợ lặn ở công trường hải quân. Chị cả cô, Lillian cũng thành hôn với một người ở trọ làm việc ở hiệu giặt là. Có một đứa con với anh ta, cô ly đị chồng và lấy một anh cảnh sát.

Mertie, tên trong gia đình gọi mẹ Vann, không tìm được như các chị, người đàn ông đảm bảo cuộc sống cho mình. Việc lựa chọn của cô thật đơn giản : hoặc lấy một người thợ muốn xây dựng tổ ấm hoặc tìm một công việc tương đối dễ chịu như của mẹ. Học vấn tiếp thu được không cho phép cô hình dung điều gì khác hơn. Cô không học quá cấp tiểu học vì bà mẹ cần có con gái giúp đỡ trong việc cho thuê trọ, phục vụ bàn ăn, dọn phòng v.v ..Myrtle khá xinh để có thể tìm được một người chồng nếu cô muốn. Đường nét của cô hơi khác lạ với miệng hơi kỳ cục và mũi quá to. Nhưng cô được ưa thích vì mái tóc nâu dài, đẹp, nụ cười hấp dẫn, hình dáng dễ trông và nhất là đôi chân dài. Mặt khác, cô không đủ thông minh để tìm một cộng việc như của mẹ nếu muốn ở vậy không lấy chồng. Mollie tóm tắt tính tình em gái như sau « Tôi tên là Myrtle và không có một người nào khác trên đời như tôi. Tôi yêu tôi ».

Myrtle là một người mơ mộng, không bận tâm đến ngày mai. Cô thích nhảy, cười , uống rượu, làm tình, không nghĩ đến hậu quả cho cô và cho những người khác. Khi tìm được một công việc, cô chẳng làm lâu ; kiếm đươcj một ít tiền, tiêu ngay vào trang điểm và mua quần áo. Mùa xuân năm 1923, thiếu ba tháng đầy 15 tuổi, cô quan hệ với một thủy thủ người Pháp tên là Victor LeGay. Cô đi tàu hỏa đến tận thành phố Elisabeth ở Carolina Bắc thành hôn với anh trong một buổi lễ chớp nhoáng. Họ sống với nhau ba tháng rồi LeGay ra đi. Một tháng sau, cô mang thai với Spry mà cô đã thường quan hệ trước khi LeGay rời bỏ gia đình.

Johnny Spry là một tay chơi và chạy theo gái. Hai người cùng lớn lên trong khu cũ Norfolk, nơi Queenie có nhà và Spry biết Myrtle từ khi còn là một cô bé. Lái xe điện như anh, người ta có dịp gặp nhiều đàn bà. Hai người đã tìm đến nhau như thế. Hình như cô yêu anh hơn một ai khác. Cô quyết chọn anh bằng cách ngồi sau ghế lái xe khi anh ngồi ở tay lái. Vợ Spry vốn đã biết thói quen của chồng, nhanh chóng phát hiện ra điều ấy. Một hôm bà nhảy lên xe điện chồm vào Myrtle. Hai người đàn bà chửi rủa, tát, cấu xé nhau như hai con thú trước sự vui thích của Spry. Myrtle không vì thế mà nản lòng. Cô có ý định ly dị LeGay càng nhanh càng tốt ; cuối cùng cô đưa LeGay ra tòa, kết tội anh này ngoại tình. Hình như Myrtle mang thai với Spry với ý định buộc anh ta ly dị vợ để cưới cô. Ngược lại, Johnny Spry nghĩ không nên có nhiều lương tri quá để cưới một người đàn bà như Myrtle. Anh cắt đứt quan hệ ngay trước khi đứa con ra đời, ngày mồng 2 tháng Bảy năm 1924.

Không có lý do gì cho rằng con trai của Myrtle là không hợp pháp. Thời kỳ đó cô vẫn có chồng. Để tránh phức tạp cô nói dối với bác sĩ sản khoa LeGay là bố. Đứa trẻ vậy là có họ trong giấy khai sinh. Các anh chị của Myrtle biết sự thật, LeGay ra đi đã lâu không thể là bố nhưng họ giữ kín để không làm hại cho tương lai đứa bé. Cậu con trai có thể lớn lên không rõ quan hệ máu mủ của mình.

Chính Myrtle làm cho đứa trẻ bất hợp pháp khi nói với mọi người về người bố thực sự của nó. Cô nói cả với con trai khi con đến tuổi biết nêu lên những câu hỏi. Spry vẫn luôn nói Myrtle đặt tên John Paul cho con vì « thù hận ».

Mục đích chính của việc mang thai không đạt ngay trước khi đứa trẻ ra đời, Myrtle không muốn có con nữa. Cô bỏ lại cho bà chị Lillian để tìm kiếm những thú vui và một người đàn ông khác. Lillian đặt đứa tre trong cùng nôi với con mình, George, sinh sớm hơn Vann hai tuần. Hai anh em họ san sẻ với nhau núm vú và tình thương yêu của Lillian không khác gì nhau. Mấy tháng sau, Myrtle tìm đến đem con theo mình khi đã tìm được một người đàn ông khác, trả tiền thuê cho một căn hộ mới trong một thời gian. Đấy là lần đầu Vann chịu đựng sự lơi là, bỏ rơi của một người mẹ bất thường và không ổn định. Một hôm, Mollie quyết đinh đến thăm con của Myrtle. Bà nhớ lại « Tôi biết rõ em gái tôi, chắc chắn nó không chăm sóc tốt con trai nó ». Bà thấy thằng bé hoàn toàn đơn độc, nằm trong nôi, dính đầy cứt đái và gào lên vì đói. Bà đưa nó về nhà mình, rửa ráy và chăm sóc nó cùng với hai đứa con bà. Thỉnh thoảng, Myrtle đến đòi lại con. Cái tôi thúc đẩy bà đóng vai trò người mẹ. Nhưng bà dì của Vann trông chừng em gái và đưa đứa bé về nhà mình khi Myrtle bỏ rơi con chạy theo những cuộc phiêu lưu mới. Vann cứ thế qua bốn năm đầu tiên của mình do Lillian hoặc Mollie trông nom, cho đến khi Myrtle mang thai em gái cùng mẹ của Vann, Dorothy Lee và cưới Aaron Vann tháng Giêng năm 1929. Các bà dì Vann mua quần áo mới hoặc cho Vann những đồ dùng cũ của anh em họ và trông chừng để đứa bé được ăn uống.

Việc có ông bố dượng thật may mắn cho đứa trẻ, bởi có thể sẽ có một gia đình thực sự. Hơn nữa, bé Johnny, như người ta gọi nó, dần dần mất sự bảo trợ của các dì. Mollie đi New York năm 1929 ; Lillian và gia đình đi theo bà này khi chồng mất việc ở sở cảnh sát Norfolk.

Định cư ở New york, Mollie nhuộm tóc vàng, đưa hai đứa con vào nhà trẻ và làm tiếp viên ở phòng trà Taft Hotel gần rạp chiếu phim lớn nhất thời ấy. Chủ phòng trà là một người Ý đẹp trai, hãnh diện vì giống ngôi sao điện ảnh đồng hương Rodolp Valentino. Mollie phải lòng anh ta, ly dị người chồng Norfolk, trở thành bà Terzo Tosolini, giữa lại hai đứa con. Nói về Queenie cũng như về mình, Mollie cho rằng « Mẹ tôi là một người phụ nữ thời đại » để giải thích điều gì làm cả hai người rời bỏ 16 héc ta đất của Bill Tripp để đến New York.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2008, 08:01:23 pm gửi bởi TraitimdungcamHP » Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #115 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 08:02:26 pm »

Frank Vann cho người ta có cảm giác là một người có trách nhiệm, đã 30 tuổi, hơn Myrtle 7 tuổi, khi cưới cô năm 1929. Anh trải qua thời thanh niên ở bờ biển bang Carolina, gần biên giới Virginia, chỗ bố anh là một tá điền rất thông minh và chăm chỉ, nuôi chín đứa con. Nhờ nhà thờ đã rửa tội và thu nhập khiêm tốn của mình, ông cho nhiều đứa con học ở trường trung học. Frank Vann học đến hết cấp trung học rồi vào làm thư ký cho một cửa hàng địa phương trước khi đến ở Norfolk Có những ý đồ tốt, anh dễ mến và hiền lành trong quan hệ với những người khác nhưng sự yếu đuối và niềm say mê của anh làm những người phụ nữ phụ thuộc vào anh khổ sở.

Bốn năm đầu sau khi cưới nhau, Frank và Myrtle chắc trải qua những năm dễ chịu nhất tuy thường Frank không có việc làm. Bị Hiệp hội xe buýt thành phố Norfolk đuổi việc, anh tìm được việc làm trong một dây chuyền lắp ráp của xưởng xe Ford nhưng lại mất ngay vì kinh tế suy thoái trầm trọng. Sau Dorothy Lee, sinh năm 1929, Frank và Myrtle còn có hai đứa con, sinh năm 1931 và 1933.

Ít lâu sau đó, Frank Vann đưa gia đình đến Carolina Bắc, nơi anh làm trong một xưởng sản xuất khóa kéo gần nhà bố anh. Nhưng mấy tháng sau, Myrtle bảo anh bỏ việc ấy trở lại Norfolk. Cô không thích nông thôn lại không hòa thuận với gia đình nhà Frank. Ở đây, trước mỗi bữa ăn, người ta đọc kinh. Các bà chị của Frank và gia đình họ tích cực tham gia những hoạt động của nhà thờ trong vùng. Họ phật lòng vì Myrtle khinh khi công việc nội trợ, giáo dục con cái và tự hỏi về tư cách đạo đức của cô.

Trở về Norfolk, gia đình lâm vào cảnh thiếu thốn như thời trẻ của Myrtle. Frank Vann làm ở xưởng Ford trong thời kỳ sản xuất, nhiều lúc tạm thời nghỉ việc. Đôi khi anh lái xe taxi. Chương trình giúp đỡ việc làm của tổng thống Franklin Roosevelt thỉnh thoảng cho anh công việc trong những dự án công cộng. Nhưng phần lớn thời gian, Frank không có việc. Trợ cấp thất nghiệp lúc ấy chưa có, sự giúp đỡ xã hội ít ỏi. Không có khả năng trả tiền thuê nhà, gia đình luôn thay đổi chỗ ở, đi từ nhà này sang  nhà khác, bao giờ nhà sau cũng bẩn thỉu, tối tăm hơn nhà trước. Những nhà ấy ở trong hai khu khống khổ, chỗ những công nhân da trắng sinh sống, hoặc phía sau các cảng than tàu hỏa từ Norfolk và Western Railroad đến cửa sông Elizabeth hoặc trong vùng những nhà máy bông, xưởng cưa cũ. Trong các khu này bao giờ cũng có người bị đuổi nhà, để chỗ cho Frank trước khi đến lượt  mình , anh nhường lại chỗ cho một người khác.

Năm 1936, lúc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất, Johnny Vann mười hai tuổi, căn nhà gia đình ở hoàn toàn điển hình cho những chỗ ở của thợ thuyền miền Nam. Thành phố bắt đầu san đường, lắp đặt hệ thống thoát nước, điện, xây dựng cả một ngôi trường lớn lợp ngói đỏ trên khu đất công bên kia đường. Rồi bỗng nhiên tất cả ngừng lại. Không có hè phố mà là những con đường đất bùn lầy hơn trước và xen giữa các nhà. Một số cây lớn hiếm hoi như cây minh quyết gỗ cứng trước nhà Vann được để lại cho một ít bóng râm. Ít gia đình chọi trồng trọt một mảnh vườn nhỏ hoặc gieo thảm cỏ mà để cỏ dại mọc đầy ở những chỗ trẻ con và chó la cà. Tất cả các nhà, kể cả ngôi trường đều rất tồi tàn, gỗ hàng rào từ lâu không sơn lại đã nhuốm màu xám xịt.

Nhà của gia đình Vann chật hẹp, kéo dài có một tầng gác mái xiên. Không có hầm chứa đồ vặt. Hàng hiên có mái che dọc theo hàng rào cách mặt đất bốn mươi phân. Không ai quan tâm chữa lại chiếc lan can gãy vì để thế xuống thẳng phố dễ hơn. Nhà chật hạn chế ánh sáng đáng kể và phía trong bao giờ cũng tối. Các cửa bên trong sơn đen. Không một tấm thảm hoặc vải nhựa phủ sàn vênh lên khắp nơi. Sàn bao giờ cũng bẩn vì Frank Vann được giao phụ trách việc nhà, không hề quan tâm đến.

Bên trái cửa ra vào là phòng khách, có chiếc ghế da dài không ai biết từ đâu tới, một chiếc phô tơi xoay cũng hư hỏng như chiếc để ngoài hiên và một số  ghế gỗ. Một hộp không để bên cạnh phô tơi dùng làm ống nhổ cho Frank. Một lò sưởi lớn, nguồn sưởi ấm duy nhất về mùa đông. Người ta khoét lỗ ở trần nhà để không khí nóng lên các phòng tầng trên. Khi tìm được mấy miếng than trên bến cảng hoặc những khúc gỗ gãy, Frank Vann đem về cho vào lò sưởi. Nếu không có, các phòng đành chịu cảnh lạnh giá.

Nhà bếp ở đầu hành lang. Lò bếp bằng sắt như lúc họ ở nông thôn, làm gian nhà và phòng trên ấm lên một tí. Một bóng điện trần treo đầu dây phía trên bàn giữa gian nhà. Trên bồn rửa bát đĩa chỉ có một vòi nước lạnh. Nếu muốn tắm phải đun nước ở lò và xách xô lên tận bồn tắm ở tầng hai.

Ngoài việc dọn dẹp trong nhà, Frank Vann còn phải làm bếp vì Myrtle từ chối, chẳng làm bất cứ việc gì. Frank dậy từ 5 giờ sáng rửa ráy và chuẩn bị bữa điểm tâm cho anh và các con. Vừa đun nước cạo râu, anh vừa hát và huýt gió những bài thánh ca tuy anh không theo đạo. Đôi lúc anh và Myrlte cho các con đến trường giáo xứ vào ngày chủ nhật nhưng bản thân họ không đến bao giờ. Trong những tháng mùa đông khó khăn nhất ở trang trại, Myrlte không bao giờ thiếu một ít thịt lợn, nước sốt ăn với bành quy khô hoặc bánh ngô do Queenie làm. Ngược lại, chế độ của các con Myrlte chỉ là bành quy khô bữa ăn sáng, khoai tây rán và bánh quy khô cho bữa trưa, lại khoai tây rán, bánh quy khô cho bữa tối. Họ uống cà phê, tuy sữa bổ hơn nhưng đấy là một tập quán ở miền Nam và có vẻ Frank bao giờ cũng tìm ra tiền để mua. Rau quả rẻ nhất là khoai tây, Frank vác về nhà những túi 25 ki lô.

Frank không phải đầu bếp kém. Bữa ăn tối ngon nhất mà các con anh nóng lòng chờ đợi là món « bành quy có pho mát ». Anh giấu một miếng pho mát nhỏ vào một trong ba chiếc bánh và thằng Frank Junior biết nhằm vào chiếc « ngon » qua một ít pho mát chảy ra ngoài để lấy trước những đứa khác. Những đứa con của Frank nói chung không gặp may vì những bữa ăn ấy chủ yếu là những chiếc « bánh nhạt » và khoai tây rán.

Việc chuyển theo lối thành thị chế độ ăn ở nông thôn ấy dễ gây bệnh phong điên và còi xương nguy hiểm cho sức khỏe hơn lối sống nông thôn vì Frank , khác với ông bà nội, không trồng trọt mảnh vườn trước nhà để có rau tươi vào mùa xuân, mùa thu. Gene là nạn nhân của sự thiếu dinh dưỡng ấy. Là đứa bé nhất, nó dễ bị tổn thương. Mùa xuân 1936, nó mới ba tuổi thì bị còi xương nặng, chân phải đi vòng kiềng. Frank Junior nhận xét «Thằng bé này có thể đi dạo chơi với một chiếc thùng giữa đôi chân ».

Một bệnh viện từ thiện ở Norfolk thường kỳ cử  một đoàn công tác xã hội đến kiểm tra những đứa trẻ ở các khu nghèo nhất. Gia đình Vann biết rõ người đàn bà đẹp ấy, có ấn tượng, trong bộ đồng phục màu xanh, đến trong một chiếc xe con có lái xe, nói giọng Đức hoặc Bắc Âu. Bà tên là Landsladder, đã cứu Gene khỏi tàn tật suốt đời. Bà đưa nó đến các bác sĩ phẫu thuật của bệnh viên. Gene bị giam hãm trong lớp bột bó từ ngực đến chân, hai chân giữ ở tư thế chữ V. Các nhà phẫu thuật thành công trong việc đưa lại cho Gene đôi chân thẳng. Nhưng căn bệnh làm cho nó không phát triển lên được, vẫn là người bé nhất nhà, chỉ cao một mét sáu mươi lăm. Hơn nữa, bị tác dụng phụ của phẫu thuật ghép xương, sau này  nó bị khớp háng nặng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #116 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2008, 10:19:59 am »

 Nỗi xấu hổ thêm vào cái đói, khốn khổ và quần áo rách tả tơi. Bọn trẻ ý thức được là chòm xóm biết Myrtle bán mình và kiếm được nhiều tiền. Nhưng cô ranh mãnh, không đứng đường để khỏi bị bắt. Ở Norfolk, việc đĩ điếm được quy định bởi một đạo luật ngầm mà mọi người có thể lợi dụng, cảnh sát, các nhà chính trị, thậm chí cả những tên giết người. Đèn hồng được tập trung vào một khu trong thành phố, có thể chọn nhà chứa với mọi sở thích, mọi giá. Có cả một địa điểm du lịch mà người khách có thể ngủ với một gái điếm trong gian phòng hình như tướng La Fayette đã ngủ khi đến thăm Norfolk năm 1824.

Myrtle tìm một chỗ thuận tiện cho việc buôn bán của cô, chuyên tiếp khách khá giả không muốn bị bắt gặp trong nhà chứa. Cho làm ham thích nhất thời, Myrtle ít ngại ngùng hơn kẻ chuyên nghiệp và có nhiều khách thường xuyên. Họ đến nhà cô hoặc cô gặp họ trong những chỗ họ cảm thấy không có con mắt tò mò. Bề ngoài, cảnh sát biết rõ Myrtle nhưng cô không thấy có dấu vết bị theo dõi, chắc vì không để lộ lý lịch khách hàng.

Cuộc sống khó khăn đến mức Myrtle bán mình để nuôi con cái, chúng có thể cảm thấy đỡ xấu hổ hơn. Nhưng tiền chỉ thấy dấu vết trên người cô : quần áo kiể mới, đồ trang sức, son phấn và rượu Whisky. Trong phòng cô ở cùng với Frank, một chiếc tủ đầy áo dài đẹp, mũ, giày, tất lụa và túi xách tay đủ bộ. Trong lúc tiền thuê nhà mỗi tháng 67 đô la, tiền quần áo của cô có thể trả đủ nhiều tháng ; áo dạ hội và đồ trang sức, đồng hồ tay, nhẫn kim cương, dá quý đảm bảo chi tiêu cho gia đình trong một thời gian dài.

Tiền cũng chi nhiều cho thợ làm đầu để giữ nếp uốn. Cô ngồi trước cửa tô móng tay, móng chân , ngồi trên chiếc phô tơi xoay trên hàng hiên tắm nắng trước mặt mọi người nhưng cũng để hấp dẫn khách. Một người đàn bà son phấn ăn mặc lịch sự trước cửa một căn nhà tồi tàn là một quảng cáo công khai không cần phải giải thích.

Frank Vann không những tán thành những gì Myrtle làm mà còn đưa phần lớn tiền anh làm được cho cô và dĩ nhiên cô tiêu phung phí ngay. Cách cư xử của mẹ và tính hoàn toàn tiêu cực của Frank giải thích vì sao những đứa con khốn khổ ghê gớm. Thực phẩm các tổ chức từ thiện phân phối còn ngon, chất lượng tốt hơn thức ăn Frank đưa về và anh cũng có thể tìm được nhiều việc hơn nếu tích cực. Anh thường xuyên ở nhà hơn, thích ngồi trên phô tơi xoay đọc sách báo. Thực ra, anh không lười biếng, đi làm ngay nếu người ta giao việc cho anh. Trong đợt khủng hoảng nhân công, Vann là hai nghề một lúc : thợ làm sườn tàu ban ngày ở căn cứ hải quân Norfolk và đội viên phòng cháy vào ban đêm. Myrtle cũng phung phí mau chóng cả tiền lương anh đưa về. Nhưng Vann không thể chủ động tích cực tìm công việc. Anh không bao giờ sử dụng học vấn của mình để tìm một vị trí ở văn phòng, đành hài lòng lao động chân tay. Tháng sáu năm 1940, anh nghỉ hưu hưởng một phụ cấp mất sức. Có vẻ anh cần bị xúc phạm mà Myrtle hoàn toàn thỏa mãn điều ấy.

Cô thóa mạ anh vì không tìm việc làm, không đưa tiền cho cô nữa. Cô lấy anh làm trò cười với những quan hệ thoáng qua của cô, xem anh  như một đầy tớ, ra lệnh và anh vâng theo.

Tính tiêu cực của Frank Vann càng làm cho Johnny và các em gái dễ bị tổn thương vì thái độ độc ác của Myrtle. Con của Vann không bao giờ có cây Noel. Buổi sáng Noel, con trai những gia đình khác làm huyên náo trên đường, chơi súng ngắn mới, mặc quần áo cao bồi ; con gái khoe khoang với nhau những con búp bê mới. Ở nhà Vann ngày lễ ấy, là bốn chiếc tất len Frank treo ở lò sưởi, mỗi chiếc đựng một quả táo, một quả cam, hạt hồ đáo và mấy cái kẹo. Chỉ đến những năm 30, khi Frank có công việc đều đặn hơn, anh mới có thể cho những đứa con trai quần áo cao bồi và cho đứa con gái búp bê.

Sự ác độc của Myrtle xảy ra đột ngột và dữ tợn. Cô tát ngay vào má, đánh mạnh vào đầu vì hơi ngần ngừ làm theo lệnh cô hoặc vì một nhận xét hỗn láo. Cô hoàn toàn không ý thức được sự độc ác của mình, tuyệt đối ích kỷ không hiểu được mình áp đặt cho những người khác. Tính ích kỷ cũng làm cô không hề cảm thấy thẹn về lối làm tiền của mình. Được khách trả tiền, cô có cảm giác mình trẻ và hấp dẫn. Cô vui vẻ nói với con gái :

« Những người đàn ông nói mẹ có đôi chân đẹp nhất Norfolk ».

Con cái cô thường khó chịu đựng nỗi xấu hổ hơn sự thiếu thốn. Những khu thợ da trắng ở Norfolk những năm 1930 không giống như những khu ổ chuột thành thị của những thành phố miền Bắc bị tàn phá sau Thế chiến thứ hai. Ở đây chưa phải những nơi đầy tội phạm hoặc trụy lạc, con cái không có bố và chị hoặc mẹ làm điếm. Ở Norfolk, phần lớn những người bố trong gia đình uống rượu không pha. Những tối thứ sáu, thứ bảy, trẻ con tụ tập xem ẩu đả nhau trước các quán rượu. Người ta cũng thấy đàn bà uống rượu, đánh nhau ầm ĩ với chồng và sa đọa trên những giường khác như nắm với chồng. Tuy thế, ở những khu nghèo, bẩn thỉu này của Norfolk trộm cắp, trấn lột và những trọng tội đường phố ít xảy ra. Hầu như không ai khóa cửa ban đêm. Ở đây có một trật tự xã hội. Một số người tầng lớp trung lưu chọn ở lại đây hơn là đến những khu phố khác. Người ta kính trọng họ và họ chỉ đạo những hoạt động của nhà thờ và cộng đồng. Hiếm có việc ly dị nhau. Thường thường, vợ chồng đã bỏ nhau hay cưới lại nhau. Cả những người đàn bà có tiếng không đứng đắn cũng coi trọng vai trò người vợ, người mẹ giữa hai đợt say mèm. Họ chăm sóc gia đình chồng, con cái họ. Myrtle là trường hợp ngoại lệ. Ở Norfolk những năm 30, ngôn từ miền Nam «đứa bé da trắng khốn khổ » không áp dụng cho một gia đình chỉ nghèo tiền. Lời nói theo nghĩa xấu chỉ cách sống hơn là mức lương. Con cái của Myrtle, do lỗi của cô, là những đứa bé da trắng khốn khổ thực sự, những cặn bã của xã hội.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #117 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2008, 02:37:24 pm »

 Đối với Johnny, gánh nặng xấu hổ nhân lên gấp đôi vì anh là con hoang. Do Myrtle không dấu hoàn cảnh mang thai, anh suy ra những người anh quen biết đều hiểu rõ nguồn gốc của anh. Giới thợ thuyền thành phố Norfolk đã mang theo mình những giá trị đạo đức của nền văn hóa truyền thống vùng quên miền Nam. Là một đứa con hoang tương đương với không có gia đình, có nghĩa chẳng là gì cả. Giấy khai sinh của Johnny ghi John Paul LeGay. Nhưng người thủy thủ Pháp này hoàn toàn là một người lạ đối với anh, Johnny muốn mang một họ thực sự, là thành viên của một gia đình thực sự, có một người bố thực sự. Bất cứ gia đình nào, bất cứ người bố nào có giá trị hơn không có gì cả. Anh muốn được gọi là John Paul Vann.

Mẹ anh không bao giờ cho anh thoát khỏi sự ra đời không may. Ngay khi cưới Myrtle, Frank Vann chắc chắn đã nhận Johnny là con nuôi khi mới bốn tuổi rưỡi nếu cô không ngăn cản. Frank vẫn đối xử với con của Myrtle như đối với con anh, coi Johnny như con trai mình, luôn nhắc nhủ ba đứa con của mình gọi là anh. Tuy việc bỏ rơi trái ngược với tình yêu nhưng thường cũng gây ra những phản ứng so sánh cả về sự rộng lớn và sức mạnh. Hình như việc bị Spry bỏ rơi đã thúc đẩy Myrtle không để một người đàn ông khác nhận trách nhiệm cho đứa con mang họ « đứa con của tình yêu », điều duy nhất còn lại của quan hệ giữa hai người. Cô không ngớt cấm Frank Vann lo về việc giáo dục Johnny của mình. Cô bảo anh :

« Nó không phải của anh. Nó là con tôi. Không phải con anh ».

Điều cần thiết mà Myrtle cảm thấy phải tấn công vào nam tính của những người đàn ông khi lấy họ làm trò cười bằng quan hệ tình dục của mình, cũng lộ ra cho cố thấy con trai cô nhạy cảm với gốc gác của mình đến mức nào. Myrtle sử dụng lập luận ấy như một vũ khí bổ sung để tác động và làm tổn thương con. Johnny đưa lại cho cô cơ hội ấy nhiều lần vì anh không ngớt xin mẹ cho Frank Vann nhận anh làm con nuôi. Anh nói « Frank là người bố duy nhất con có và con chỉ muốn mang họ Vann ». Myrtle lúc đó chỉ ngón tay vào Vann thái độ khinh khi « Ông ấy không phải bố con. Họ con không phải là Vann. Con không có bố ».

Đúng là anh không có bố. Myrtle nói đúng. Johnny rất yêu Frank Vann, tuy yếu kém nhưng bao giờ cũng tử tế với anh. Nếu có khả năng , ông đã tìm được một cách gì đó để nuôi nầng, may mặc cho con, trả tiền thuê nhà, sẽ trừng phạt Myrtle hoặc đuổi ra khỏi nhà. Tính chất hai mặt Johnny cảm nhận đối với ông lộ ra trong cách nói. Trong gia đình, anh gọi ông « bố », với anh em họ và những người không phải trong nhà, anh gọi là « Vann ». Anh không có ai để nương tựa như một người bố làm được.

Spry, người sinh ra anh thời gian đó còn ở Norfolk nhưng không giúp đỡ được gì. Cuối những năm 20, ông ta đã bỏ nghề lái xe điện và để có nhiều tiền hơn, đã lao vào buôn rượu lậu. Ông cũng đã ly dị người vợ đầu. Khi lò nấu rượu Whisky lén lút bị phát hiện, ngồi tù sáu tháng, ông hiểu ra mình không làm nghề này được. Ông phải lòng một người đàn bà trẻ, cưới nhau, hạn chế sở thích cờ bạc và chạy theo phụ nữ để khỏi làm hỏng cuộc hôn nhân thứ hai. Cuối những năm 30, Spry có mọt công việc đều đặn là lái xe cho một xưởng làm bánh, có ba con trai với người vợ mới. Ông cố làm một người bố tốt. Nhu cầu chi tiêu cho gia đònh thứ hai này cộng thêm tiền để đánh bạc và cho đàn bà đôi lúc ông còn thả lòng mình, đã không cho ông đủ tiền và đủ thì giờ dành cho hai đứa con bà vợ trước và đứa con bất hợp pháp. Thỉnh thoảng, John Paul đến xin ông tiền để mua thực phẩm Spry cũng cho. Một số lần hiếm hoi, Spry cho phép Johnny kiếm được mấy xu khi giúp ông trong công việc xe cộ. Ngoài ra, ông để anh sống vất vưởng với Frank Vann và Myrtle.


Có điều gì đó trong tính cách của Johnny ngăn cản Myrtle hủy hoại con trai mình. Anh thường xuyên khẩn nài với các thầy giáo anh tên là John Vann chứ không phải John LeGat đến nỗi cuối cùng người ta chịu sai trái, ghi tên anh ở trường là John LeGay Vann. Tính năng động của anh thể hiện ở nhiệt tình trong những hoạt động thể thao như bóng rổ, chạy đua và đặc biệt trò nhào lộn hẳn đã thừa kế của Spry, một người đàn ông rất khỏe, rất khéo léo có thể kéo mình lên xà bằng một tay và đi được bằng hai tay. Johnny làm cho các em vui thích bằng cách làm bánh xe quay dọc đường đi và lên, xuống cầu tháng trên hai tay. Anh làm anh em thán phục bằng quay lưng nhảy lộn từ mái hiên xuống.

Johnny tìm bất cứ người nào giúp anh thoát khỏi cuộc sống gia đình. Anh gặp một viên đại úy lập dị của quân đội cứu hộ, nguyên trưởng đoàn quân nhạc của Hải quân, rất được trẻ con trong khu ưa chuộng. Ông không thích bộ đồng phục xanh và đỏ thẫm của tổ chức tôn giáo mà ăn mặc theo lối tự do, đội chiếc mũ mềm kiểu tướng cướp Al Capone. Ông thành lập một câu lạc bộ bóng rổ để tránh cho trẻ con nghèo lê la trên đường dễ hư hỏng. Đội hay nhất của ông đoạt giải nhất của tổ chức Thanh niên Thiên chúa giáo với năm lần chiến thắng liên tiếp. Tờ báo địa phương đăng một bức ảnh những người chiến thắng. Người chơi bé nhất của đội là một cậu con trai tóc vàng nhìn thẳng vào máy. Trên chiếc áo thun của cậu in vụng về hai chữ « SA » của Đội quân cứu hộ.Vòng khóa chiếc thắt lưng lớn rộng quá khổ nổi rõ qua lằn áo thun.

Hướng đạo sinh cũng là một khả năng thoát ly. Johnny là đội viên một đội tập hợp ở trường gần nhà lúc cậu 12 tuổi. Trong 4 tháng trở thành đội phó, người ta thu xếp tìm cho cậu một bộ đồng phục bán hạ giá. Cậu chụp ảnh ở hiệu vẫn chụp cho mẹ bên cạnh nhà, đầu đội mũ hướng đạo sinh rộng vành, phóng túng hất ra sau mái tóc cắt ngắn. Đôi mắt nhìn và nụ cười rạng rỡ chứng tỏ cậu rất hãnh diện về chiếc sơ mi ka ki, chiếc quần đi ngựa thùng thình của bộ đồng phục quá rộng không phù hợp với thân hình mảnh khảnh của cậu : 35 ki lô và một mét ba mươi tám như đã ghi trong thẻ hướng đạo sinh với tên John Paul Vann.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #118 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2008, 04:46:52 pm »

 Mùa thu năm 1937, gia đình lại di chuyển một lần nữa, đến thành phố Atlantic, trong một khu thợ thuyền khác, chỗ Frank tìm được một căn nhà. Johnny đã 13 tuổi, sắp vào năm thứ nhất trường trung học. Việc thay đổi này cho cậu có dịp làm quen với người bạn đầu tiên và thực sự của mình. Cho đến lúc đó, cậu chỉ là một đứa trẻ lẻ loi. Cần phải giấu kín bao nhiêu điều, đấu tranh với cái nghèo và đau khổ, gia đình lại thường di chuyển cản trở việc kết bạn, ngoài các em cùng mẹ khác bố. Tuổi thơ và tính tình của người bạn đầu tiên này khác hẳn John. Khi trưởng thành, anh chỉ có một thời gian ngắn theo sự nghiệp cảnh sát ở Norfolk rồi trong một xưởng sản xuất máy điều hòa nhiệt độ ở Florida. Kém Vann 6 tháng tuổi, cậu tên là Edward Crutchfield nhưng mọi người gọi cậu là Gene. Một hôm tình cờ họ gặp nhau trên đường. Tình bạn ấy có nhiều lý do : Crutchfield không biết gì về Vann và những người xung quanh khi họ gặp nhau ; cậu sống trong một gia đình thực sự , khác với Vann ; hai cậu không ganh đua nhau về hoạt động thể thao vì Crutchfield cao lớn hơn và chơi bóng chày, không có gì đụng độ với nhau và sau cùng, Crutchfield biết lắng nghe.

Crutchfield gọi bạn mình John thay vì Johny vì cậu ấy tự giới thiệu là John Vann và thích người ta gọi tên thật của mình. Dần dần qua nhiều lần gặp, Crutchfield nhận xét thấy tuy John tắm rửa và bao giờ cũng sạch, ngày nào cậu ta cũng mặt những quần áo ấy. Xem ra cậu không có những bộ quần áo khác. Giày không phải do một cậu con trai tự chọn cho mình mà có vẻ mua hạ giá. Mặt khác, Crutchfield nghĩ một cậu con trai thể chất tốt như vậy nhưng quá gầy. Ít lâu sau lần gặp nhau đầu tiên, mẹ Crutchfield cho con hai quả táo. Gene đưa cho John một quả ; cậu này cám ơn và ngốn ngấu như sợ quả táo biến mất. Gene tự hào về gia đình mình, nhất là về mẹ và cậu thấy John xúc động . Gia đình Crutchfield là một trong những gia đình thợ thuyền ở thành phố Atlantic có một ngôi nhà thay vì phải thuê. Mẹ của Gene tỏ ra rất đảm đang, làm nhiệm vụ người mẹ trong gia đình một cách thân thương. Bà cố gắng chuẩn bị bữa ăn tối ngon hơn khi con mời bạn về nhà, như trường hợp lần đầu tiên Gene mời John về chơi.

Hai cậu con trai có thói quen chơi trong các xưởng gỗ khi vắng người vì John có thể nhào lộn trên những đống mùn cưa ở đấy. Crutchfield mê nghị lực của bạn cố gắng tập dượt cho hoàn hảo những động tác nhảy nguy hiểm và các môn thể dục khác khi dự các cuộc thi ở trường. John trèo lên đỉnh những đống mùn cưa để nhảy, quay tròn người trên không. Khi chạm đất , cậu lại trèo lên tiếp tục không ngừng.

Một hôm, vào chiều tối, hai cậu con trai nhận ra chiếc xe đậu trong một ngõ hẹp gần xưởng, khuất sau xưởng và các đống gỗ. Biển số mang chữ MD có nghĩa là chiếc xe của một người thầy thuốc, đung đưa làm người ta đoán biết trong đó có một đôi đang làm tình. Gene và John nhẹ nhàng lại gần để thấy rõ có việc gì xảy ra. Khi thong thả ngẩng đầu nhìn vào qua cửa kính, hai cậu thật ngạc nhiên. Chính là Myrtle cùng một người khách mà John không quen. Các cậu im lặng tránh ra xa. John không thể giấu giếm mình bối rối đến mức nào. Bạn cậu đã biết người đàn bà là ai vì mấy ngày trước đó, cậu có mời bạn đến nhà, giới thiệu với Myrtle. John đã làm như mẹ mình cũng là một người đàn bà như bà Crutchfield. Cậu cũng giới thiệu Frank Vann với bạn, làm bạn  nghĩ cũng là quan hệ bố con như Gene và bố cậu ấy. Crutchfield nhận thấy căn nhà tồi tàn đến mức nào, nhưng John cố dấu sự thật, không mời bạn ở lại ăn tối.

Sau sự nhục nhã ở xưởng gỗ, John thôi không nói dối nữa và tâm sự với Gene.

-   Tại sao mình không thể có một người mẹ tốt như mẹ của câu, Gene ?
-   Mình rất buồn, John, mình chẳng biết nói thế nào, Crutchfield trả lời.
-   Mình rất hoan nghênh tình bạn của cậu. Thực sự rất hoan nghênh, John nói.

Crutchfield muốn giúp đỡ John nhưng không biết làm sao.

Một hôm khác, hai cậu đi trên con đường dọc căn nhà của John. Cậu này bỗng dừng lại đá vào vỏ chai Whisky Myrtle vứt ra đấy.

Có lẽ trong gia đình có cái ăn hơn một ít nếu bà ấy không tiêu phí tiền vào cái này, John nói. Cậu giải thích Frank Vann đưa gần hết tiền làm ra cho Myrtle. Cậu khinh Frank yếu đuối. Bực tức lên cậu lại đá vào vỏ chai. Cậu bảo :

« Bà ấy không bao giờ thích mình ».

Mỗi lần John chán nản, Crutchfield đều nghe câu ấy. Vann không thú nhận với bạn mình là con hoang nhưng Gene nghe qua một người anh em họ biết rõ câu chuyện giữa Spry và Myrtle, sau đó tự giải thích được cho mình câu nói của bạn.

Crutchfield cũng bắt đầu hiểu được vì sao John hăng hái tập những cú nhẩy nguy hiểm như vậy. Đấy là một cách thể hiện nỗi giận dữ Myrtle gây ra cho cậu. Những cậu con trai khác cũng cảm thấy sự hung dữ ấy. Các cậu cười sau lưng Myrtle « đi với đàn ông » nhưng không bao giờ thể hiện nó trước mặt John. Ai cũng sợ khiêu khích cậu vì cậu nổi tiếng là một kẻ đánh nhau ghê gớm không hạ được. Những cuộc đánh nhau Crutchfield được chứng kiến không bao giờ kéo dài. Đôi khi một cậu con trai không biết rõ John thử xem cậu nổi tiếng ra sao. Đối thủ không thể đánh được vì John luôn luôn né tránh để sau đó đánh lại. Cậu kia bắt đầu chỉ vồ vào khoảng không , sợ và vùng vẫy vô ích trong lúc John đấm vào cậu như mưa. Cậu có kỹ thuật ngáng chân cho đối phương ngã và kết thúc thắng lợi. Crutchfield thán phục bạn phản ứng rất nhanh. John hình như cảm nhận được mối nguy hiểm. Những cậu con trai biết gia đình Vann, gán sự nhanh nhẹn của Vann cho việc tập tránh đòn của mẹ.

Trong một cuộc ẩu đả, John thắng một đối thủ lớn hơn mình. Mấy ngày sau, trong lúc hai cậu bạn dạo chơi, kẻ kia đột ngột nhảy ra từ một góc tưởng John đi dọc sát đấy. Sự bất ngờ làm cho kẻ kia tin tưởng không thể đánh hụt cậu. Nhưng John đã nhảy sang một bên, ngáng chân cho hắn ngã và đánh thật mạnh.

« Đồ ngu bẩn thỉu, mày không bao giờ học được điều gì à ? » John mắng đối thủ đang nằm trên đất.

John không gây chuyện đánh cãi nhau. Cậu muốn các bạn bè chấp nhận ý mình một cách độc đoán. Nếu có kẻ nào đe dọa em cậu hoặc Gene, John đi tìm và đánh vỡ họng nếu cảnh cáo một lần không đủ. Một trong những tay to lớn ấy đã nhận được của John một trận đòn, sau đó kết bạn với các em của cậu và trở thành người bảo vệ cho chúng. Crutchfield chưa bao giờ thấy John bị đánh bại hoặc mất lòng tin từ đầu.

« Nó không làm mình sợ đâu », John nói về đối thủ mỗi lần sắp có chuyện ẩu đả xảy ra ở trường hoặc trong khu nhà ở.

John lao vào một trò chơi làm Crutchfield khiếp sợ. Cậu chạy ra giữa đường, nhảy vào ngay trước một chiếc xe, thách thức lái xe đột ngột phanh lại để không đâm vào cậu. Trước khi người lái xe đủ thì giờ chửi mắng thì John đã ở phía bên kia đường.

Lần đầu chứng kiến cảnh ấy, Crutchfield kêu lên :

« Dừng lại, John, cậu bị nát người bây giờ ».

John phá lên cười.

« Thích lắm » cậu kêu lên với bạn từ bên kia. Vượt qua đường trở lại với Crutchfield, John nhảy ngay vào trước một chiếc xe buýt. Cậu thích chơi với xe chở hàng và xe buýt hơn vì những chiếc xe ấy to hơn.

Một buổi chiều mùa thu năm 1938, hai cậu kết bạn đã được một năm. Gene đến nhà tìm John, chở ở hàng hiên. Cậu nghe giọng Myrtle trong nhà đang hét lên những lời tục tĩu mắng Frank Vann.

« Chúng ta đi khỏi đây thôi, John Paul Vann nói. Bà ấy đang làm như ở trong nhà chứa ».

John tâm sự với Crutchfield cậu rất nản lòng, không thể chịu đựng cuộc sống ở nhà nữa. Cậu không biết làm thế nào. Việc bỏ nhà ra đi là khả năng duy nhất. Crutchfield hiểu khá rõ để biết John có thể làm điều ấy, nhưng sau đó không ai dự kiến được điều gì sẽ xảy ra với bạn. Thậm chí nếu cứ ở lại, giận dữ bốc lên vì Myrtle cuối cùng sớm muộn cũng nổ ra, đẩy cậu làm những việc phản lại cậu và gây ra những vấn đề với cảnh sát. Một mục sư trẻ quản lý nhà thờ Tin lành gia đình Crutchfield vẫn tin theo, với quyết tâm và ý nghĩ của mình, ông đã thắt chặt quan hệ của cả cộng đồng. Crutchfield dẫn John đến gặp ông.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #119 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2008, 10:55:30 am »

 Garland Evans Hopkins, mục sư, tế nhị vể uy tín lẫn lộn với những mâu thuẫn, dưới con mắt John là hình ảnh gần gũi nhất cậu hình dung về ông bố. Hopkins về đằng ngoại là một trong những gia đình cổ xưa ở Virginia, tổ tiên có danh tiếng nhưng nghèo tiền. Ông tự xem mình là người bị chèn ép nhất, đạt một danh tiếng đáng ngờ trước khi chết thảm khốc 27 năm sau đó. Nhà thờ cử ông sang Palestine năm 1947 để báo cáo về cuộc tranh chấp giữa những người Ả rập Palestine và những người Do Thái phục hưng trong quá trình thành lập Nhà nước Israel. Hopkins trở về khẳng định những nạn nhân Do Thái trả thù người Ả rập Palestine. Ông tự xem mình là luật sư bảo vệ quyền lợi của  nhân dân Palestine vào thời kỳ mà chỉ nên có cảm tình với Israel thì tốt hơn. Ông tổ chức và cầm đầu hiệp hội lớn đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của họ và để tạo thuận lợi cho quan hệ với các nước Ả rập : những người « bạn Mỹ của Trung Đông » được CIA bí mật tài trợ.

Khi Gene đưa John tới gặp ông năm 1938, Hopkins mới 24 tuổi. Ông lãnh đạo tu viện từ năm trước và cho có vẻ già, ông để ria mép cùng đôi kính gọng đồi mồi thêm trịnh trọng vào dáng đi và khổ người bình thường. Bố và ông nội Hopkins cũng là mục sư nhưng không phải vì tôn trọng truyền thống mà Hopkins bỏ ngành luật đang học để theo con đường tôn giáo. Ông bị những lý tưởng xã hội đang phát triển mạnh lúc đó trong nhà thờ Virginia lôi cuốn và ngày nay được chính thức thừa nhận trong xã hội Mỹ : thực phẩm và bảo vệ xã hội đối với trẻ con nghèo khổ, chăm sóc miễn phí cho bệnh nhân nghèo và người có tuổi, quyền của công nhân có nghiệp đoàn, tiền lương tối thiểu, quyền được đình công và chấm dứt tệ phân biệt chủng tộc. Ở Virginia, nơi Hopkins lớn lên, những ý nghĩ đó được xem là mới và “tự do”, thậm chí quá khích trong những điều kiện làm việc và những vấn đề chủng tộc.

Những người mất thừa kế, chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế có một thái độ rộng mở hơn đối với những cải cách. Cộng đồng tôn giáo trong giới thợ thuyền sung sướng có một mục sư « tiến bộ ». Những bài thuyết giáo của Hopkins không phải là sự sáng tạo duy nhất làm Hopkins quần chúng hóa. Tính năng động của ông thấm vào tất cả các mặt của Nhà Thờ và Hopkins trực tiếp hướng dẫn những điều ấy. Ban đồng ca được cải tiến nhờ tài âm nhạc của ông. Nhà thờ lúc đó chưa có đội hướng đạo sinh. Hopkins thành lập một đội mà ông là chỉ huy, dẫn những cậu con trai đi cắm trại và hướng dẫn bước đầu việc cứu thương. Trong đêm lửa trại, Hopkins kể những chuyện ghê sợ về ma quỷ. Các cậu con trai thích thú Hopkins như đối với bố mẹ chúng.

Theo Crutchfield, Vann lúc ấy 14 tuổi, tin cậy vào mục sư trẻ như chưa bao giờ dám tin vào ai trước đây. Gene ngạc nhiên về Vann lúc ấy đã đủ thông minh đã hiều quan hệ giữa Myrtle và Frank Vann và muốn thoát khỏi quan hệ ấy. Một cậu con trai khác gặp những vấn đề như vậy sẽ không sáng suốt nhận ra nguồn gốc cãi cọ của họ. Hopkins hiểu Vann là một cậu con trai không chỉ muốn được cứu vớt mà còn rất hối tiếc nếu mất đi khả năng tự chủ. Sau lần gặp gỡ ít lậu, trong một bức thư, Hopkins kể chuyện Vann là « một cậu con trai đặc biệt xuất sắc ». Ông tiếp nhận Vann vào đoàn giáo dân của ông, làm lễ rửa tội cho cậu cùng mười một cậu trai trẻ khác. Hopkins cũng thuyết phục Vann gia nhập đội hướng đạo sinh của tu viện.

Cho đến lúc tự giải phóng hoàn toàn khỏi Myrtle nhờ Hopkins, John tỏ ta không ổn định một thời gian. Trong tình trạng dễ xúc động, có lúc cậu đi hội họp hướng đạo sinh hàng tuần sau đó vắng mặt tuần tiếp theo với một lý do mập mờ. Những lời khuyên của Hopkins làm cậu lấy lại can đảm, đặc biệt khi ông cho cậu thấy khả năng mùa thu tới cậu có thể vào một trường giáo dân nếu cậu tốt nghiệp trường trung học Norfolk. Những thành tích về thể thao cũng giúp cậu vượt qua khó khăn. Mùa xuân năm 1939, Vann đạt giải nhất cuộc thi thể thao cùng lứa ở trường về chạy đua và nhào lộn. Myrtle giữ cẩn thận chiếc cúp vàng cậu mang về, bắt đầu tự hào về đứa con trai đầu, chụp một bức ảnh bỏ vào album, phía dưới Vann tự hào ghi « Chiến tích của tôi ».

Đến mùa thu, Hopkins đã trở thành thần hộ mệnh của cậu. Ông chỉ đưa ngón tay , một thương nhân giàu có ở Norfolk vốn hào phóng tài trợ Nhà thờ dẫn cậu vào hiệu quần áo có tiếng nhất thành phố. John ở đấy ra với chiếc áo vét thể thao, quần, giầy, những chiếc sơ  mi, cà vạt và một chiếc áo thun. Hopkins đưa ngón tay lần thứ hai và cũng nhà buôn ấy ký một tấm ngân phiếu cấp học bổng cho cậu vào trường trung học Ferrum ở Virginia do Nhà thờ quản lý và thành lập trước Thế chiến thứ nhất để nuôi dạy trẻ con vùng miền núi náy. Giữa tháng Chín năm 1939, hai tuần lễ sau khi Đức xâm chiếm Ba Lan, Vann vào trường Ferrum.

Bốn năm ở đây là những năm tốt đẹp đầu tiên trong cuộc đời Vann. Thỉnh thoảng có suy sụp, thể hiện ở những điểm kém nhưng nói chung cậu sung sướng vì được sống trong một tập thể cho cậu hy vọng thoát khỏi quá khứ và bước vào một cuộc sống đáng kính và trọn vẹn.

Ngôi trưởng ở một vùng trũng giữa  những quả đồi xung quanh là khu rừng đẹp. Những phòng học, phòng ngủ, lợp ngói đỏ theo kiến trúc cổ điển xứ Georgia. John ở một phòng sưởi ấm cúng vào mùa đông, chăn đệm sạch sẽ, buổi sáng có ăn trứng, được uống sữa cùng bánh mới và bơ, mỗi bữa ăn có thịt và rau.

Nếu ở trường Norfolk, John cảm thấy  thấp kém vì sự cách biệt các tầng lớp xã hội thì ở Ferrum không thế. Phần lớn 35 cậu trẻ trai khác trong lớp John đều được học  bổng và đến từ những xóm làng xa xôi của Virginia và Carolina Bắc. Mỗi học sinh lao động 15 giờ mỗi tuần để giảm nhẹ chi phí cho nhà trường cùng nhân viên : họ tự làm bếp, dọn bàn ăn, dọn dẹp giặt giũ, làm việc văn phòng và ở trang trại là chỗ cung cấp thực phẩm thiết yếu cho trường : họ vắt sữa bò, nuôi gà và dọn vệ sinh chuồng trại. Lúc đầu, Vann được phân công giặt là cho đến khi bà cố vấn sư phạm phát hiện ra cậu thích chỉ đạo và có thể dạy được. Bà giao cho cậu vị trí trợ lý giảng dậy ở một trường tiểu học xóm bên cạnh mà trường phụ trách những trẻ em trong vùng.

Hạnh phúc John cảm nhận thấy rõ trong lối cư xử của cậu. Johnny Vann mà các thấy , các bạn học ở Ferrum biết không còn là cậu con trai Crutchfield đã gặp ở Norfolk. Bây giờ cậu như chiếc dây cung người ta căng ra. Giám thị tả cậu có một « nhân cách hấp dẫn .. rất dễ mến ... dễ dàng gắn bó .. một người hoàn hảo ». Các bạn học nhớ lại cậu rất vui, bao giờ cũng sẵn sàng đùa. Một trong những cô gái nhớ đến nụ cười của cậu khi cậu trêu chọc cô về một cậu con trai cô thường lui tới. John không để lộ ra điều gì có thể đoán được trước đây cậu sống thế nào. Không bao giờ cậu  nói về gia đình mình và khi về nhà nghỉ hè, đến trường cậu chẳng kể mình đã qua những ngày hè ra sao.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM