Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:40:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147274 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #150 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2008, 07:54:33 pm »

 Cuộc chiến tranh của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thực sự bắt đầu. Cuối mùa xuân, Việt cộng định tiến hành lật đổ chế độ Sài Gòn bằng đòn tấn công phía nam cao nguyên và trên bờ biển miền Trung. Đầu mùa hè, họ tiêu diệt những tiểu đoàn Nam Việt Nam nhanh chóng như một lò tiêu thụ than. Giữa tháng Bảy, sự sống còn của chế độ trở thành mong manh đến nỗi Johnson chấp nhận đề nghị của Westmoreland gửi sang gần 200.000 lính Mỹ. Mc Namara đến Sài Gòn để xác định viên tướng cần bổ sung bao nhiều người để chiến thắng quân du kích và những lực lượng tăng cường họ bắt đầu nhận từ Hà Nội. Westmoreland đánh giá cần 100.000 nữa và có quyền đòi hỏi thêm nếu thấy cần. Tổng thống Johnson chấp nhận con số 100.000. Các đơn vị bộ binh, không quân, hải quân đến hết sức nhanh. Những hàng không mẫu hạm của Hải quân đậu ở bờ biển phía nam hỗ trợ cho máy bay ném bom. Người ta gọi chúng là “ những vị trí phía nam “ để phân biệt với “ những vị trí phía bắc “ là những tàu đậu ở vịnh Bắc Bộ, phía trên vĩ tuyến 17 có nhiệm vụ ném bom miền Bắc. Noel năm 1965, Westmoreland đã có khoảng 185.000 lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam .

Cuối tháng Tám, thủy quân lục chiến đánh trận đầu tiên trong cuộc chiến tranh này. Họ đụng độ với Tiểu đoàn 1 Việt cộng trong khu vực các ấp có công sự và đồng ruộng có hàng rào và những bụi tre bao quanh ở bờ biển miền Trung, phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, quê hương của Phạm Văn Đồng, học trò của ông Hồ. Quân du kích bố trí tấn công một sân bay Hải quân xây dựng trên một phần bãi biển trong tỉnh giáp giới Quảng Tín. Hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến do máy bay đổ quân cùng tấn công từ biển vào và phía sau hàng ngũ quân địch. Họ xông vào Việt cộng bằng xe tăng trang bị ca nông và súng phun lửa, xe lội nước bọc thép và những khẩu pháo Ontos trang bị bốn ca nông không giật đặt trên một vỏ bọc thép.

Theo hiệu lệnh của điện đài, những khẩu ca nông 125 của Hạm đội 7, khu trục hạm và ca nông 200 của  tuần dương hạm cùng lúc xé nát chân trời. Súng cối và móc chi ê hạng nặng của Hải quân bố trí trên đất liền bắn tiếp theo. Đầu súng nóng chảy do bắn hàng nghìn viên đạn. Bầu trời thường xuyên đầy máy bay tiêm kích của năm phi đội Hải quân. Hải quân có đơn vị không quân riêng và phi công của họ là chuyên gia trong nghệ thuật mở đường cho bộ binh.

Một số hiếm hoi Việt cộng thoát được qua vị trí của Hải quân lúc đêm xuống. Đến tối hôm thứ hai thì mọi kháng cự chấm dứt. Một tiểu đoàn Việt cộng bị đánh tan chỉ còn một số kinh hoàng trốn thoát và một tiểu đoàn khác bị thiệt hại nặng.  Hải quân làm chết 614 Việt cộng, thu 109 vũ khí. Về phía Mỹ, 51 lính chết và 203 bị thương. Ba xe lội nước và hai xe tăng bị ca nông không giật và lựu đạn tiêu diệt, một số khác bị hỏng. Máy bay lên thẳng bị thủng nhiều lỗ vì đạn.

Tôi rời cơ quan báo chí sau hai năm ở Việt Nam để về NEW YORK TIMES mà Charlie Mohr bây giờ là trưởng văn phòng Sài Gòn . Ông đã đề nghị tôi trở lại cùng ông viết về chiến tranh . Tôi sang lại Nam Việt Nam vừa đúng lúc để hôm sau ngày đụng độ, bay trên chiến trường. Hải quân ngạc nhiên về sức chống cự của kẻ thù mới của họ. Tôi hỏi thiếu tướng Frederick Karch trong vị trí chỉ huy, xem ông có ngạc nhiên như Hải quân không. Đây là một người nhỏ thó, làn ria mép mảnh, một cựu chiến binh trong Thế chiến thứ hai đã ra trận ở nhiều nơi. Karch trả lời tôi :

“ Tôi đã nghĩ sau đợt tấn công đầu tiên của chúng tôi, họ sẽ không theo đuổi cuộc chiến đấu nữa. Thế mà tôi đã nhầm !”.

Vann nghĩ máu lính Mỹ đổ xuống ngày càng nhiều buộc các nhà lãnh đạo ở Washington và Sài Gòn phải nhận thấy những khuyết điểm của chế độ hiện hành cùng “ những sai lầm Hoa Kỳ mắc phỉa trong 20 năm cuối  này “ như anh đã viết trong dự án. Anh đề mục cho tài liệu 10 trang của mình : LÀM CHỦ CUỘC CÁCH MẠNG MIỀN NAM VIÊT NAM. Mục tiêu của anh là tranh thủ được cảm tình của nông dân bằng chiếm lấy cuộc cách mạng xã hội, khai thác có lợi cho Mỹ. Mục đích trước mắt là sử dụng sự ủng hộ của tầng lớp nông dân để tiêu diệt Việt cộng . Mục đích lâu dài là khuyến khích một khuôn mẫu khác của chính phủ ở Sài Gòn “ Một chính phủ quốc gia .. giải đáp được sự năng động của cuộc cách mạng xã hội “ và có thể tồn tại sau khi lính Mỹ rút đi.

Đường lối chính trị của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam tỏ ra mù quáng và phá hoại. Vann viết, vì kiêu căng, người Mỹ đã bị ám ảnh bởi chính hình ảnh của mình, một dân tộc chống chế độ thực dân và quán quân về quyền tự quyết “ Để không làm lu mờ hình ảnh mình, chúng ta đã từ chối công khai việc can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước và làm điều cần thiết tối thiểu để đảm bảo có một chính phủ thỏa mãn được đa số trong nhân dân. Một sự dày vò nhức nhối về ý thức chính trị của chúng ta là đến nay không làm được điều gì trong lúc bao nhiều người Việt Nam yêu nước không cộng sản buộc phải gia nhâp một phong trào do cộng sản lãnh đạo, vì họ nghĩ đấy là cơ may duy nhất đưa đến một chính phủ tốt hơn “.

Vann đề nghị một chương trình cải biến xã hội được người Mỹ khuyến khích, sẽ thực  hiện theo  “ từng giai đoạn tích cực “ có thể lôi kéo đại đa số nông dân xa dần quân du kích “ những người thực sự yêu nước và cách mạng hiện là đồng minh của họ “. Anh trình bày chương trình này như là một kinh nghiệm vì anh cho rằng sự tiến bộ qua từng giai đoạn sẽ có hiệu quả hơn một bước nhảy táo tợn để làm giảm sự chống đối của những người đã từ chối cách hành động theo quyền lực thực dân.

Những thực nghiệm được bắt đầu vào tháng Giêng năm 1966, ba tỉnh được chọn và cách ly với sự chi phối của chiến tranh . Tỉnh trưởng các tỉnh anỳ trực thuộc vào Sài Gòn không qua trung gian các chỉ huy quân, sư đoàn. Tỉnh trưởng trở thành người chủ dứt khoát trong địa phận của  mình. Các bộ dân sự và lực lượng quân đội sẽ cử đến cho họ cán bộ có khả năng để bố trí làm huyện trưởng và quản lý hành chính trong tỉnh nhưng ông ta có thể tự loại bỏ viên chức và tìm người thay thế. Tỉnh trưởng kiểm soát toàn bộ vốn, dụng cụ máy móc đưa vào trong tỉnh và quản lý theo trình tự năng động và đơn giản, đặc biệt thiết kế cho những vùng thí điểm này.Tỉnh trưởng cũng kiểm soát tất cả các đơn vị quân đội đóng trong tỉnh kể cả các đơn vị của Quân lực Cộng hòa. Các chỉ huy quân, sư đoàn chỉ có thể ra lệnh cho tỉnh trường trong trường hợp những cuộc hành quân bao gồm nhiều tỉnh và có những biện pháp không ảnh hưởng đến chương trình bình định.

Các tỉnh trưởng thí điểm hoàn toàn độc lập với các đầu não chiến tranh ở Sài Gòn để các cố vấn Mỹ có thể chỉ đạo họ ở hậu trường. Vai trò các cố vấn cũng phải tổ chức lại một cách hà khắc để có hiệu quả lớn hơn. Những cơ quan Mỹ ở miền Nam Việt Nam phản ánh sự lẫn lộn và thiếu hợp lý của các bộ ở Sài Gòn . Về lý thuyết AID có trách nhiệm chính về những chương trình bình định dân sự. Trên thực tế, CIA và USIS thực hiện những chương trình của họ mà không trao đổi với nhau. Về phần mình, tổng hành dinh của Westmoreland tự tổ chức việc bình định quân sự. Trong các tỉnh thí đểm, Vann muốn tổ chức một cơ cấu thống nhất. Tất cả các cố vấn Mỹ dù dân sự hay quân sự, sẽ tập hợp thành một nhóm, đặt dưới sự chỉ đạo của một cố vấn trưởng Mỹ , chịu trách nhiệm trong tỉnh, có cùng chức năng với tỉnh trưởng người Việt Nam. Người này có thể là quân hoặc dân sự với điều kiện được lựa chọn thật cẩn thận dựa vào vị trí quan trọng của tỉnh. Tỉnh trưởng Việt Nam thực tế là một thống đốc thật sự.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #151 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2008, 09:02:08 pm »

 Vann tin chắc sự tiến bộ sẽ rất nhanh và chương trình sau đó có thể áp dụng cho khắp miền Nam Việt Nam . Tầng lớp nông dân có thể hành động đáng kinh ngạc khi mà sự tha hóa bị loại bỏ và hàng triệu đô la Mỹ sẽ phân phối cho người nghèo thay vì đổ vào máng ăn của những con vật tham lam từ Sài Gòn .

Vann và các bạn anh nhận thấy sự khống chế của Việt cộng rất hời hợt ở nhiều vùng và nghĩ rằng Hoa Kỳ khai thác cuộc cách mạng xã hội không quá muộn. Ramsey và Vann có thể đi quanh Hậu Nghĩa tương đối tự do, Bumgardner và Scotton xác nhận những nơi khác cũng có hiện tượng đó. Du kích phát triển từ năm 1963 nhanh đến nỗi Việt cộng không kịp xây dựng đủ cơ quan hành chính địa phương và huấn luyện trách nhiệm cho quần chúng. Vann và Ramsey có thể hình dung sự khác biệt ở các đồn điền cao su cũ ở huyện Củ Chi. Ở đây, việc thâm nhập của cộng sản có trước Thế chiến thứ hai rất lâu và Việt Minh dễ dàng tìm một cơ sỏ để đánh Pháp. Trong những thôn ấp này trẻ con không cười, không xin kẹo cao su hoặc bánh. Mọi người tỏ thái độ lạnh lùng và Vann, Ramsey không dám ở lại đây quá mấy phút. Những người nông dân xem người Mỹ là kẻ thù của họ cũng như người Pháp trước đây. Như Ramsey đã nói cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng kéo dài “ khá lâu để xi măng gắn chặt rồi “.

Khắp Hậu Nghĩa nhân dân không có vẻ gắn chặt với Việt cộng đến mức không thể quay lại với những thời cơ thuận lợi mới và những kích thích về vật chất. Cho dù nhân dân căm ghét quân lính Sài Gòn và những đại diện của chế độ, dù họ có thể nghĩ về nước Mỹ ra sao, họ vẫn thân  mật với những cá nhân người Mỹ. Những người dân miền Nam Việt Nam xem họ là những người đáng kính, có ý đồ tốt. Tồi đi nữa thì người dân cũng có tính hai mặt, như cô giáo ở So Đo. Vann và Ramsey cũng cảm thấy tính chất nước đôi ấy ở những thành viên trẻ trong du kích địa phương.

Trong kiến nghị của mình, Vann cho rằng nông dân Việt Nam nên được để lại tại chỗ, trên đất đai họ đã gắn bó để qua việc cải thiện đời sống, có thể tranh thủ được lòng trung thành của họ và nhờ họ giúp đỡ mà nắm lại vùng nông thôn. Kinh nghiệm của Vann từ những “ ấp chiến lược “ năm 1962, 1963 cho anh học được sự bốc dân đi bắt buộc là một việc điên rồ tàn ác. Anh lo ngại xu hướng một số quân nhân Mỹ tưởng rằng, như đại tá Chinh chỉ huy Sư đoàn 25 ở Hậu Nghĩa, phương pháp nhanh và chắc chắn nhất là  bỏ trống nông thôn, chuyển nông dân và những trại tị nạn xung quanh các thành phố lớn, nghĩa là di chuyển biển người của Mao Trạch Đông trong đó có “ những con cá “ du kích đang bơi lội.

Vann rất thất vọng khi Chinh được các cố vấn Sư đoàn 25 chuẩn y, đã công bố trong Tháng Tám là một số khu dân cư trong vùng sẽ là “ vùng tự do ném bom “. Một máy bay lên thẳng gắn loa bay trên những vùng ấy hô hào nông dân đi khỏi đấy hoặc chờ điều tệ hại. Trong báo cáo hàng tháng gửi tổng hành dinh phái đoàn, Vann gọi quyết định ấy là một điều “ ngu xuẩn “. Ở Hậu Nghĩa, tính ra đã có 8.200 người tị nạn, chỉ sống nhờ vào sự bố thí của Mỹ vì chính quyền Sài Gòn không làm gì đề giúp đỡ họ.

Năm 1962, tướng không quân Rollen Anthis xây dựng hệ thống vùng ném bom tự do để tạo mục tiêu cho phi công. Người ta đề nghị với các chỉ huy quân, sư đoàn và các tỉnh trưởng xác định những vùng Việt cộng có ưu thế trong đó tất cả những gì cử động sẽ bị bắn chết, những gì đứng yên sẽ bị san bằng. Những “ vùng không tập “ và “ vùng lửa “ ấy là những vùng công nhiên sử dụng không giới hạn của trọng pháo, súng cối và máy bay lên thẳng bắn phá. Anthis chắc chắn chưa bao giờ hình dung, suốt mùa hè năm 1965, hệ thống ấy đã phá hủy tới mức nào. Những vùng Việt cộng kiểm soát, bây giờ tô màu đỏ trên bản đồ, ngày càng nhiều. Cho đến lúc đó, Anthis chỉ nhắm vào những khu thưa dân cư. Từ nay, ngay vùng nông thôn đông dân như Củ Chi cũng bị lên án.

Những vùng ném bom tự do ấy chỉ là dấu hiệu mở đầu cho những gì đã chuẩn bị. Rất nhiều vùng khác do Việt cộng kiểm soát cũng cùng chung số phận ấy tiu không mang tên như trên. Theo hệ thống của Anthis, đó là những vùng theo tiêu chuẩn “ tấn công dự đoán “. Không quân Mỹ công bố đã phá hủy 5349 “ cơ sở “ ở miền Nam Việt Nam và làm thiệt hại 2400 cơ sở khác vào tháng Tám năm 1965. Tổng hành dinh của Phái đoàn điều động tạm thời Ramsey ra Bình Định, tỉnh đông dân nhất bờ biển miền Trung để giúp di chuyển đi khối người tị nạn từ nông thôn. Trong số 850.000 dân của tỉnh, 85.000 người rời bỏ nhà cửa để tránh bom đạn. Ramsey viết thư cho Vann nói anh đã nghe những câu chuyện tấn công bằng máy bay ở Bình Định “ cho thấy những gì đã thấy và nghe ở Hậu Nghĩa chỉ là trò giễu cợt “.

Lý luận chính thức của Washington giải thích những người không nhà cửa ấy là “ người tị nạn cộng sản”. Đúng, tuy nhiên chỉ có một số, còn phần lớn là những người Thiên chúa giáo hoặc gia đình cảnh sát chạy trốn Việt cộng . Ở cấp cao  nhất của Đại sứ quán, chỉ huy quân sự Mỹ và Phái đoàn bình định, người ta đánh giá làn sóng tị nạn là một phiền phức nhất thời nhưng về lâu dài họ sẽ trở thành con át chủ bài vì bây giờ họ do Sài Gòn kiểm soát. Có thể chữa chạy, giáo dục chính trị cho họ và một ngày nào đó đưa họ trở về làm lại nhà cửa như những công dân trung thành. Cũng có thể xây dựng những đơn vị công nghiệp nhỏ xung quanh các khu phố nghèo xuất hiện khắp nơi và tổ chức đào tạo nghề tìm việc làm cho những người tị nạn. Ramsey viết cho Vann, nói anh hoàn toàn không tán thành ý kiến ấy.

“ Không ai thuyết phục được tôi những lớp người mất tinh thần như thế có thể là chủ bài, dù Phái đoàn có tạo điều kiện cải tiến cuộc sống cho họ đến mức nào “.

Trong dự án, Vann đã cảnh báo việc phân tán hoàn toàn tầng lớp nông dân là bất công tận cùng và chỉ có thể làm nghiêm trọng thêm những vấn đề Hoa Kỳ đã đụng độ ở miền Nam Việt Nam .

“ Chúng ta ngây thơ hy vọng một dân chúng nông thôn ngây ngô và hầu như mù chữ có thể nhận biết và tố cáo những sai trái của chủ nghĩa cộng sản , thậm chí khi được che giấu thông minh sau những tổ chức bên ngoài. Chúng ta đã ruồng bỏ những người không ủng hộ hoàn toàn chính quyền Việt Nam mà không tự hỏi chính quyền ấy đã làm cách nào để gợi lên lòng trung thành và sự ủng hộ của dân chúng “.

Để phác họa sự tàn ác không suy nghĩ của thái độ Hoa Kỳ , Vann nêu lên nhận xét của một trong những cố vấn Sư đoàn 25, tuyên bố để thanh minh cho cuộc hành quân của Chinh trong huyện Củ Chi “ Nếu những người ấy muốn ở lại và ủng hộ những người cộng sản thì họ phải chịu bom đạn “.

Dựa trên sự cam kết của Hoa Kỳ , những phi lý đó trở thành chứng khoái cảm bị hành hạ. Đi mãi trên con đường tiến đến điều không chấp nhận được “ Một chiến thắng quân sự phá sản vì sự thất bại liên miên của chính quyền Sài Gòn , không khuất phục được chính dân tộc mình “, người lính Mỹ chỉ để thời gian qua đi.  Vann nhấn mạnh “ thách đố chính Hoa Kỳ phải đối mặt ở Việt Nam “ là sử dụng thời gian ấy để đập tan sự độc quyền cộng sản trong cuộc cách mạng xã hội. Với danh nghĩa một cường quốc thiện chí, Mỹ có quyền hành động , vứt bỏ chế độ hiện tại, chính vì sự cần thiết thay đổi cấp bách. Mọi cố gắng cần được thực thi để các tướng lĩnh, các nhà chính trị ở Sài Gòn thấy được sự khôn khéo của chương trình này và hợp tác trong việc cải tổ lại xã hội của họ. Nhưng, “ nếu việc ấy không thực hiện được và không phương hại đến những điều kiện cần thiết thì chính quyền Việt Nam buộc phải chấp nhận việc phán xét và chỉ đạo của Hoa Kỳ . Tình hình hiện nay quá căng thẳng và việc đầu tư là rất quan trọng, không thể tha thứ lâu hơn nữa sự lộn xộn vô chính phủ đang làm mất hết dân chúng và do đó sẽ dẫn đến sự thất bại trong cuộc chiến này “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #152 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 11:21:03 am »

 Không hề nao núng trước những ý tưởng khó thăm dò của Paul Harkins, về sự vắng mặt kỳ lạ của Maxwell Taylor trong bữa ăn trưa hoặc sự hủy bỏ buổi trình bày của anh trước Bộ tổng tham mưu, John Vann quyết định một lần nữa thuyết phục cấp trên về kế hoạch chiến đáu của mình ở Việt Nam . Lần này anh được một số người có ảnh hưởng khuyến khích, và anh không còn là một trung tá bình thường ở Mỹ Tho nữa. Tuy anh còn có vị trí khiêm tốn trong cộng đồng nhưng đã trở thành một nhân vật nổi tiếng nhờ những bài báo của Halberstam. Anh đại diện cho sự trung thực và liêm khiết, cả đối với những người trong chính quyền vốn coi anh là một người theo chủ nghĩa cá nhân điên cuòng. Tiếng tăm và những chiến công liên tục của anh tự nhiên hấp dẫn báo chí mà ở Sư đoàn 7 anh đã hiểu lợi thế của nó.

Tôi thuộc nhóm các bạn nhà báo của anh thời kỳ Mỹ Tho trở lại Việt Nam . Mert Perry làm việc cho tạp chí NEWSWEEK khi Vann bị phục kích trong tháng Sáu. Anh ấy đến ngay Bầu Trại, tóm tắt sự việc trong một bài báo bốn cột ra cuối tháng Bảy, nhan đề “ Đất nước mà mọi việc đang xấu đi “, kèm theo một bức ảnh của Hạnh, một của Ramsey đang đi trên con đường bụi bặm của Bầu Trại và một của Vann, thái độ trầm ngâm trước một mái nhà tranh. Các nhà xã luận lớn bình luận về cuộc chiến tranh mới này của Mỹ từ nay liên hệ thường xuyên với Vann, Scotty Reston của NEW YORK TIMES ở lại một ngày với anh trong tháng Tám. Bernard Fall, chuyên gia Pháp – Mỹ của Việt Nam, hai năm sau bị giết, ở lại ba ngày với anh và họ trở thành bạn thân của nhau.

Vann cũng hấp dẫn các nhà báo vì đối với anh bao giờ cũng có thể có sự bất ngờ. Một buổi sáng, Edward Morgan, phóng viên truyền hình ABC quay phim buổi phỏng vấn Vann trước trường học Bầu Trại đang tiến hành một chương trình đào tạo giáo viên. Người ta nghe xa xa có tiếng súng cối và bom nổ, Morgan kích động về hành động đó và chú ý đến những tiếng bom đạn. Vann giải thích việc ấy không cản trở gì các giáo viên và học sinh vốn đã quen với chiến tranh ở Hậu Nghĩa. Cùng lúc đó, ba tay súng Việt cộng tấn công đồn kiểm soát trên đường cách đấy 60 mét. Đạn rít lên xung quanh nhà trường, cảnh sát và lính Việt Nam bắn trả. Một toán lính trong thị trấn, với tính nóng nảy điển hình của quân lính, bắt đầu mù quáng bắn súng cối. Các giáo viên, học sinh, Morgan và Vann tìm ngay chỗ ẩn náu. Những người quay camera cũng thế nhưng họ vẫn tiếp tục quay phim. Morgan và toán của anh hân hoan về “ dịp may” của họ : có những hình ảnh về chiến tranh để đưa ra một tài liệu về cuộc bình định.

Một số cấp trên của Vann bực bội về những quan hệ độc lập của anh với báo chí và nói với anh điều đó. Việc chối bỏ ấy càng khuyến khích anh quan hệ nhiều hơn. Rời bỏ quân đội, anh trở thành một người ngoài và quyết định không bao giờ phụ thuộc vào chính quyền về một sự thăng tiến chỉ đạt được từ cá nhân. Anh phải có một số mạo hiểm làm những người khác e ngại vì, muốn trèo lên trong hệ thống , anh phải thắng họ. Truyền thống báo chí là đồng minh của anh trong cuộc đấu tranh để thăng cấp cũng như để cổ động cho những ý tưởng của anh. Việc anh tiếp xúc dễ đàng với các nhà báo làm những kẻ quan liêu ghen tức với sự nổi tiếng mà bản thân họ không dám tìm kiếm và nghi ngờ sợ anh nêu lên những việc làm rắc rối. Nhưng điều đó cũng làm họ dè dặt, tạo cho Vann một loại tính cách độc lập và được Harkins bảo vệ một cách vô ý thức.

Danh tiếng kéo theo sự vì nể và đưa lại cho anh một dấu ấn đặc biệt. Những người quan trọng muốn nghe anh nói dù có áp dụng hay không những luận thuyết của anh lúc đó.

Tháng Bảy người ta đề nghị anh là kiểm tra viên ở tổng hành dinh Phái đoàn. Anh từ chối và cũng không nhận sự thăng cấp phó giám đốc toàn vùng đồng bằng sông Mekong. Như vậy, anh sẽ gắn chặt vào một bàn giấy. Anh viết thư cho một người bạn ở Denver “ Thực địa là yếu tố tôi cảm thấy tốt nhất và là chỗ tôi chú ý nhiều nhất “.

Qua những tiếp xúc hai năm gần đây, Vann hy vọng thuyết phục được các quan chức chính quyền về cơ sở vững chắc của đề án LÀM CHỦ CUỘC CÁCH MẠNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM. Westmoreland tỏ ra thân mật với anh, mùa hè năm ấy mời anh đến Sài Gòn để cho biết những cảm nghĩ từ khi anh trở lại Việt Nam , qua một cuộc trao đổi hơn một tiếng đồng hồ.

Vann bèn quyết định đưa bản phác thảo đầu tiên báo cáo của mình cho tổng tham mưu trưởng mới của Westmoreland, tướng William Rosson. Cuối tháng Tám, anh có thư trả lời của Rosson “ Hãy chờ những biểu hiện quan tâm của các chính giới cấp trên “. Đối với Vann dĩ nhiên chỉ có thể là Washington. Rosson cũng thúc anh chính thức đưa dự án của anh cho các cấp có thẩm quyền của Phái đoàn; anh đã đưa khi bản tường trình hoàn thành ngày 10 tháng Chín.

Tuy chỉ xuất xứ từ một phái viên bình thường ở tỉnh, tài liệu cũng lên tới những nhân vật dân sự cao cấp. Một bản sao được gửi cho văn phòng AID ở Washington, chuyển cho Rutherford Poats, một nhà báo nay là trường phòng AID của Viễn Đông; ông này chuyển cho William Bundy, thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách Viễn Đông. Trong một bức thư, ông có nhã ý gửi bản sao cho Vann, Poats viết đề án này cho Việt cộng “ kinh phí về những mục tiêu xã hội của họ nhiều hơn tôi tự làm “ và ông “ không khuyến khích đề nghị này “. Tuy nhiên, ông nói thêm sự phân tích “ tôi thấy có vẻ là một mô tả tốt về vấn đề “ và đề án có “ một số ý hoàn toàn có ích “. Vann không chán nản về loại phản ứng như vậy vì như thế có nghĩa ít nhất cảnh cửa cũng không đóng lại.

Nhưng chính anh hy vọng vào Lodge hơn cả. Ngày 20 tháng Tám năm 1965, Lodge đến Tân Sơn Nhất để thay thế Taylor, lần thứ hai là đại sứ của tổng thống ở Sài Gòn .

Vann cho rằng Lodge sẽ áp dụng thái độ riêng và giàu sáng tạo đối với chiến tranh như ông đã thể hiện ở nhiệm kỳ đầu. Tháng Bảy, mới nghe thông báo của Nhà Trắng sẽ đưa Lodge sang lại, Vann gửi cho ông một bản tóm tắt chi tiết về kinh nghiệm của anh ở Hậu Nghĩa. Anh đề nghị thành lập một Văn phòng liên lạc các hoạt động, mục tiêu là thông tin trực tiếp cho đại sứ về công tác bình đinh và những hoạt động quân sự “ không có sự can thiệp của mọi cấp trung gian “. Văn phòng này chỉ gồm một hay hai người có thể đến tất cả các nơi Lodge cần, để hỏi và báo cáo lại với đại sứ. Vann tự đề nghị mình sẽ cầm đầu cơ quan ấy vì anh có “ kinh nghiệm phối hợp quân sự và dân sự “ ở Việt Nam và tin chắc có thể sử dụng “ mối cộng hưởng thực tế vì những ý tưởng và kế hoạch của Lodge “. Tóm lại, văn phòng nói trên sẽ chỉ có Vann và một trợ lý.

Lodge trả lời với một bức thư thân mật và khích lệ nhưng không nhận lời.

“ John thân mến

Tôi hài lòng nhận được thư anh mà nội dung làm tôi suy nghĩ nhiều. Tôi hy vọng gặp anh khi tôi trở lại để thảo luận tất cả những điều đó với anh.

Bắt tay anh nồng nhiệt

Henry Cabot Lodge “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #153 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 03:07:55 pm »

Dù Lodge không tin phải áp dụng ngay chiến lược LÀM CHỦ CUỘC CÁCH MẠNG, Vann vẫn luôn suy nghĩ rằng đại sứ sẽ có thể cử anh đảm đương một chức vụ đặc biệt mà anh đề nghị và càm thấy mình thành thạo nhất. Anh sẽ có cơ hội thuyết phục ông về những ý tưởng của mình dần dần bằng thông tin cho ông những sự kiện xảy ra trên chiến trường và trong thôn ấp. Từ khi Lodge đến ngày 20 tháng Tám, Vann rất nóng lòng chờ được gọi lên Đại sứ quán.

Việc Lodge trở lại dẫn đến việc bỏ sự cấm đoán Lansdale,  ông này lại sang Nam Việt Nam vào đầu tháng Chín, cố gắng cứu đất nước mà ông tạo dựng mười năm trước. Mấy ngày sau khi đến, ông đến Bầu Trại thăm Vann với nhóm của ông đi cùng trong đó đặc biệt có Daniel Ellsberg, một trí thức của Bộ Quốc Phòng nguyên ở Hải quân, 34 tuổi. Nhiệm vụ của Lansdale khá mờ nhạt. Cùng các cộng sự ông phải chính thức hoạt động như một nhóm đặc biệt liên lạc giữa Đại sứ quán và Hội đồng cây dựng nông thôn của chính quyền Sài Gòn , về lý thuyết là phối hợp các chương trình bình định của tất cả các bộ.

Người ta báo trước với Vann, Lansdale sẽ đề nghị anh tham gia vào nhóm của ông. Nhưng hôm ấy, Lansdale không nêu ra và dù sao Vann đã quyết định từ chối. Bây giờ, anh đã có những tham vọng khác và nghi ngại ảnh hưởng của Lansdale có thể có ở miền Nam Việt Nam trong tháng Chín năm 1965. Tuy duy tâm và vị kỷ, Vann có một cảm nhận sắc bén về thực tế quyền lực. Lansdale không lãnh đạo một cơ quan có đủ điều kiện về người và tiền bạc để tạo cho ông một trọng lượng nào đó giữa một chính trường mà những lề thói quan liêu và những người lãnh đạo của tệ nạn ấy đụng đầu nhau. Ngược lại, Lansdale có một quyền lực thực tế dựa vào đó, Vann có thể hoàn thành vào việc. Buổi tối sau khi gặp mặt, anh viết thư cho một người bạn ở Denver “ Tôi nhất thiết phải biết nhiều hơn về những kế hoạch của Lansdaler trước khi đi cùng ông ta. Tôi vẫn chờ một dấu hiệu của Lodge và không sẵn sàng lao vào mà không biết ông ấy có ý nghĩ gì trong đầu “.

Mấy ngày sau Vann được triệu tập đến Đại sứ quán. Tạm thời anh mặc một bộ quần áo và thắt cà vạt, tương phản với chiếc quần Jean và sơ mi ngắn tay dẫ thành quần áo làm việc của anh. Anh cũng mang theo một bản sao mới về dự án cuối cùng của luận thuyết LÀM CHỦ CUỘC CÁCH MẠNG khi đến phòng làm việc của Lodge ở tầng năm Đại sứ quán. Từ cuộc nổ bom bố trí trong chiếc xe mà Vann thoát được trong lần đến trước cách đây năm tháng rưỡi, ngôi nhà đã được sửa sang như mới và trang bị thêm kính chống đạn. Việc mưu hại cũng làm thay đổi thái độ chúng. Người ta không sợ tỏ ra lo lắng nữa và cũng có những biện pháp đề phòng tương tự đối với các ngôi nhà khác của chế độ Sài Gòn ; việc đi lại ở những đường lân cận bị ngăn cấm bằng những hàng rào ngăn dây thép gai khung sắt.

Lodge tỏ rả thân mật và có vẻ hài lòng được  gặp Vann nhưng xin lỗi phải giới hạn thời gian nói chuyện vì chương trình làm việc của ông còn rất bận khi mới trở lại. Sau những thăm hỏi thường tình, Vann chỉ có thể đưa cho đại sứ một bản dự án và giải thích các bạn và anh đề nghị chiến lược này để thắng cuộc chiến tranh dựa vào kinh nghiệm tập thể tại chỗ của họ. Anh hy vọng Lodge thấy bản dự án có sức thuyết phục. Lodge trả lời ông rất sung sướng có tài liệu này và sẽ đọc nó. Vann nêu lên ý tưởng về một văn phòng liên lạc; lần này nữa Lodge không nhận lời. Ông hứa với Vann sắp tới sẽ trao đổi về việc này lâu hơn và khuyên anh ít mạo hiểm hơn ở Hậu Nghĩa vì anh là vốn quý mà ông không muốn mất đi.

Cuối tuần, Vann gặp hai thành viên văn phòng chính trị của Đại sứ quán mà Lodge đưa bản dự án nghiên cứu để có ý kiến. Hai người cho Vann biết một đại diện bình thường của Phái đoàn AID ở tỉnh trình bày một đề án chiến lược tổng thể lên đại sứ là “ không đúng qui định “. Nhưng Vann hỏi họ nghĩ gì về những luận cứ trình bày. Họ từ chối trả lời.

Vann không bối rối vì điều đó. Anh không chờ đợi điều gì khác hơn của những kẻ ngồi bàn giấy. Anh viết thư cho một người bạn “ Tôi đang làm cho tất cả những viên chức Sài Gòn khó chịu một cách kỳ lạ “. Anh chờ có cuộc nói chuyện nghiêm chỉnh với Lodge “ Phải có một ai đó làm chất xúc tác để đường lối chính trị của chúng ta có thể năng động hơn một ít “. Vann viết cho một người anh có quan hệ ở Lầu Năm Góc như vậy.

Đầu tháng Chín, Vann có được điều mà anh gọi là “ một thắng lợi nhỏ nhưng có ý nghĩa “. Anh tác động để cấm những cuộc tấn công mù quáng của trọng pháo và súng cối ở Hậu Nghĩa. Bây giờ chỉ được phép nổ súng trong điều kiện tầm bắn được điều chỉnh bởi một quan sát viên trên bộ hoặc trên không hoặc khi có một đồn tiền tiêu hay một đơn vị bị tấn công yêu cầu bảo vệ. Do từ trước đến nay việc bắn pháo thường diễn ra mù quáng, bất kỳ nên Bầu Trại và các trung tâm huyện bây giờ bỗng trở nên im ắng đột ngột. Trong tháng Bảy, Vann phàn nàn với Westmoreland về những cuộc nã pháo , nhấn mạnh họ vi phạm những chỉ thị cấm bắn mù quáng vào những tỉnh xung quanh Sài Gòn được chỉ định ưu tiên cho công cuộc bình định. Westmoreland lưu ý đến lời khiếu nại của anh, có ý kiến với tổng hành dinh hỗn hợp. Đại tá Chinh rất giận dữ, trách cứ Hạnh về điều đó vì ông nghĩ Hạnh có trách nhiệm hơn Vann. Dù lệnh trên không áp dụng cho những vùng ném bom tự do hoặc tấn công phòng ngừa, John Vann , con người thực dụng , đã loại bỏ được một nửa tai họa.

Vann tiếp tục gặp khó khăn với sự tha hóa trong tỉnh nhưng anh hăng hái tiếp tục đấu tranh. Một chủ nhật ăn tối với Hạnh, anh phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều việc của người thầu bất lương. Hạnh được thông báo bây giờ ông phải điều chỉnh để phù hợp với lệ thường nếu không sẽ mất chức tỉnh trưởng.

Chính phủ quân sự mà thủ tướng là tướng Không quân Kỳ cùng với giáo dân Thiệu làm tồng thống, củng cố vị trí của mình bằng cách gây sức ép mạnh. Để giữ chức vụ tỉnh trưởng Hậu Nghĩa, Hạnh phải nộp 250.000 đồng Đông Dương cho “ chỉ huy cấp cao “. Anh không biết đã xảy ra những gì ở các tỉnh miền Trung Việt Nam và Cao nguyên nhưng hiện tượng tha hóa lan tràn khắp vùng Quân đoàn 4, đồng bằng và vùng Quân đoàn 3. Các huyện trưởng vơ vét để đút lót từ 100.000 đến 300.000 đồng tùy theo huyện giàu nghèo.

Hạnh được giao mức 750.000 đồng cho toàn tỉnh. Còn lại 500.000 đồng, ông phải thu xếp với các huyện trưởng, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Người ta gợi ý làm những hóa đơn vật liệu Mỹ cung cấp không lấy tiền hoặc đề nghị tiền trợ cấp cho những dự án không có thực.

Hạnh muốn Vann làm chấm dứt sự tham ô, lạm dụng ấy dĩ nhiên không nêu ông là người thông tin. Hôm sau, Vann viết một bản tường trình nêu lên những điểm chính trong câu chuyện. Để báo cáo được xác thực, anh nói rõ Hạnh là nguồn tin và nhấn mạnh tài liệu “ riêng và mật “. Anh đưa cho Wilson, trưởng Phái đoàn, đề nghị chuyển cho Taylor lúc ấy còn là đại sứ, để các tướng lĩnh Sài Gòn biết chính phủ Hoa Kỳ nắm rõ trò chơi của họ và không tha thứ một việc làm vô đạo đức như vậy nữa. Wilson cũng quan tâm đến sự tha hóa, hứa sẽ chuyển tài liệu đi. Đầu tháng Chín, từ cuộc gặp ngắn ngủi với Lodge đến nay Vann vẫn không có một tin tức gì. Anh quyết định có cơ hội anh sẽ nó với ông về chuyện này. Trong lúc chờ đợi, anh khuyên Hạnh im lặng.

Cuối tháng Chín, Vann trở về Littleton, Hoa Kỳ , đi phép 15 ngày. Mary Jane và các con không gặp anh nhiều vì anh khó từ chối những lời mời nói chuyện về chiến tranh . Khi không trình bày ở chỗ công cộng, suốt ngày anh nói chuyện điện thoại với các quan chức Washington hoặc tiếp xúc báo chí.

Tháng Mười, khi trở lại Việt Nam , anh thấy một lãnh đạo mới ở Phái đoàn, Charles Mann, thông báo anh phải rút khỏi tỉnh Hậu Nghĩa vào cuối tháng. Mann, một con người thực tế tán thành nhiều ý kiến trong dự án của anh nhưng không bị luận thuyết chính thuyết phục. Ông cũng tán thành sự năng động của Vann, những hiểu biết và tài năng của anh để làm việc với người Việt Nam . Ông đề bạt anh làm đại diện cho Phái đoàn và cố vấn dân sự cho tướng Jonathan Seaman, tổng chỉ huy các lực lượng quân đội Mỹ của Quân đoàn 3 bao gồm 11 tỉnh. Vann phải làm cố vấn cho Seaman về những gì có ảnh hưởng tới dân chúng và là sĩ quan liên lạc giữa các chính quyền tỉnh và các cố vấn của Phái đoàn.

Tuy việc đề bạt thích thú nhưng Vann nuối tiếc phải rời Hậu Nghĩa. Cuộc đấu tranh vì quyền lợi dân chúng bị bỏ dở. Anh dành hy vọng có  ngày có thể trở lại để hoàn thành những gì anh đã làm trong 7 tháng qua. Anh cũng đã có quan hệ bạn bè ở đấy. Ramsey không còn chỉ là một người phó và một phiên dịch có những bằng đại học tác động mạnh; anh đã trở thành một bạn đường, một người bảo vệ Vann cảm thấy quý mến. Mặt khác, tình bạn với Hạnh bây giờ đã lan sang các thành viên trong gia đình. Cô giáo So Đo là nhân vật khác làm anh gắn bó với Hậu Nghĩa. Việc xây dựng trường học, chấm dứt bắn trọng pháo mù quáng và những tiến bộ ngăn chặn sự tha hóa củng cố ý nghĩ sự kiên trì của anh đã bắt đầu có kết quả.

Ramsey nhớ lại buổi cuối cùng anh đi cùng Vann ngày  mồng 1 tháng Mười một năm 1965, kỷ niệm sự sụp đổ của Diệm mà các chính quyền nối tiếp nhau đã lấy làm ngày lễ quốc gia. Vann đi Sài Gòn dự những cuộc họp chuẩn bị cho việc bổ nhiệm mới. Khi trở về Bầu Trại, Ramsey ngạc nhiên thấy anh mặc  bộ đồng phục trung tá màu trắng. Vann giải thích anh được phép đưa bộ đồng phục này trong hòm cũ ra vì là ngày lễ quốc gia. Anh cũng mang tất cả những huân, huy chương. Ramsey nhớ lại những buổi tối hiếm hoi họ không trao đổi về cuộc chiến tranh . Vann mở máy ghi âm nghe bài diễn văn từ biệt của MacArthur với các sĩ quan lớp dưới ở West Point. Anh ngồi xuống và lắng nghe MacArthur nói về “ tiếng kèn vang vọng và tiếng trống xa xa “, về “ tiếng thì thầm lạ lùng và ghê rợn của chiến trường “, về “ Phận sự, Vinh dự và Tổ Quốc”. Sự huyênh hoang của MacArthur và bộ đồng phục trắng làm Ramsey hiểu John Vann không bao giờ rời bỏ quân đội Hoa Kỳ . Vann dàn xếp để Ramsey được bổ nhiệm đại diện ở tỉnh thay vì tiếp tục vị trí cũ trong trường hợp tình cờ anh quay trở lại. Chiều hôm ấy, anh thu xếp công việc, cất bộ đồng phục, mặc chiếc quần Jean, áo sơ mi thể thao đến trại tạm dưới lều bạt Sư đoàn 1 bộ binh của tướng Seaman, trên bờ đường gần Biên Hòa.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #154 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 04:55:58 pm »

Những tiến bộ Vann xây dựng được suốt bảy tháng qua tan biến mất sau khi anh đi mấy tuần. Lòng tự trọng của Hạnh bị ảnh hưởng đầu tiên, ông chẳng làm già để ngăn chặn việc các tướng đòi đút lót. Vann gửi thẳng cho Lodge một bản nhận xét. Sau khi thảo luận với thủ tướng Kỳ không hiệu quả, cuối cùng vị đại sứ phải xem việc mau bán ấy là bình thường ở Nam Việt Nam và cho rằng điều đó không đáng gây tai tiếng cho một chính phủ còn mỏng manh. Ramsey và Vann thống nhất để Hạnh xoay vào nguồn vốn nếu họ không ngăn chặn được đòi hỏi của cấp trên ông ta. Ramsey rình rập dấu hiệu của một việc làm đáng nghi. Ít lâu sau khi Vann đi, Ramsey nhận được từ văn phòng Hạnh một đề nghị phụ cấp bổ sung 750.000 đồng cho chương trình trường học, số tiền phù hợp đúng với khoản thuế cấp trên đòi. Nhưng chương trình thì đã hoàn tất khoản thuế trong năm và Hạnh không bao giờ nói đến việc tăng thêm kinh phí. Anh đến văn phòng tỉnh trưởng để biết rõ hơn, gặp Hạnh giữa đường, đưa cho ông xem giấy đề nghị. Hạnh cúi đầu không nói một lời. Ramsey cũng im lặng,  bỏ qua sự việc không chống đối. Anh biết rằng Vann và chính phủ Hoa Kỳ bỏ mặc Hạnh và anh chẳng làm gì khác được.

Rồi Chinh hủy bỏ lệnh cấm bắn mù quáng ở Hậu Nghĩa. Sử dụng những quan hệ của mình, Vann cố gắng đặt lại vấn đề không được. Vì các chỉ huy quân sự Mỹ muốn có thể thực hiện những “ cuộc bắn phá tan tành và cấm đoán “ ấy, người ta không thể ngăn cản quân đội Nam Việt Nam được. Kết quả thấy được duy nhất của lệnh cấm là làm yếu vị trí của Hạnh, nhận được những quở mắng nữa của Chinh vẫn tiếp tục nóng lòng vì chậm thu thập vốn trái phép. Sau khi giao nộp 750.000 đồng , Hạnh từ chối không ăn cắp nữa để làm thỏa mãn vị chỉ huy Sư đoàn 25.

Nhưng tệ hại hơn cả là Vann không bao giờ được “ nói chuyện dài “ như Lodge đã hứa, cũng không thể làm các quan chức cấp cao quan tâm đến dự án của anh. LÀM CHỦ CUỘC CÁCH MẠNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM sẽ trở thành một tài liệu quan trọng trong lịch sử cuộc chiến tranh này. Vô số những ý tưởng của anh như tập hợp tất cả các cố vấn một tỉnh, dân sự hay quân sự, thành một nhóm dưới sự kiểm soát của một cố vấn trưởng, được dần dần áp dụng trong quá trình cố gắng bình định những năm sau này. Nhưng những người có quyền xác định đường lối tỏ ra không quan tâm gì đến luận thuyết cơ bản của Vann; xử sự như một thế lực thực dân có thiện chí và chiến thắng trong cuộc cuộc chiến tranh bằng tranh thủ tầng lớp nông dân Việt Nam dựa vào một cuộc cách mạng xã hội do người Mỹ trợ cấp.

Vann không hiểu ý nghĩa thư khuyến khích của Lodge, những quyền lực và giới hạn của vị đại sứ. Anh khinh thường những nhận xét làm vừa lòng của Rutherford Poats về dự án của anh. Anh tin vào những lời nói thuận tình của tướng Rosson. Cũng như Ramsey, Scotton và Bumgardner, anh nhận định sai về những mục tiêu ưu tiên của các cấp trên và đã đánh giá không đúng hậu quả của sự can thiệp quân sự toàn bộ của Hoa Kỳ . Thay vì đưa hành động chính trị và xã hội lên ưu tiên, việc dưa quân lính Mỹ sang làm tắc nghẽn mọi xu hướng của chính phủ Washington muốn cải tổ chế độ Sài Gòn .

Đối với Vann và các bạn, quân chiến đấu Mỹ là một giải pháp không tránh khỏi nhưng không dứt điểm được trong một cuộc tranh chấp càng ngày càng ít cơ hội lựa chọn. Họ thấy có cơ may thay đổi chính trị và xã hội trước khi thời gian và các sự kiện làm cho không thể thay đổi được nữa. Những thất bại càng tăng, dư luận Mỹ càng mỏi mệt như họ đối với chiến tranh Triều Tiên. Sức ép của dân chúng Hoa Kỳ cũng như sức ép của quốc tế  muốn điều đình hòa bình với những người cộng sản ngày càng mạnh, trong lúc sự phá hủy càng nặng nề ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam ; những đồng minh của Washington càng ít bao dung hơn với cách xử sự của người Mỹ. Chấp nhận một hiện trạng chính trị và xã hội ở giai đoạn này sau khi đã lãng phí mạng sống của người Mỹ là không thể chấp nhận được; sự sống còn của miền Nam ngày càng bấp bênh hơn nếu không có một chương trình cải tổ cần thiết hơn bao giờ hết.

Đối với Lyndon Johnson, Robert McNamara, Dean Rusk và những người có trách nhiệm chính trị thời kỳ ấy, việc đưa lính thủy đánh bộ Mỹ vào là một giai đoạn quyết định, một giải pháp tự thân. Cho đến lúc đó, Johnson vẫn tỏ ra rất dè dặt, luôn chậm quyết định vì cái giá phải trả bằng máu và tiền bạc lãng phí đã ảnh hưởng đến những biện pháp hỗ trợ xã hội của chương trình “ xã hội rộng lớn “ của ông, Khi đã có quyết định, Johnson và các cố vấn của ông chỉ còn nghi ngại về sự bất khả chiến bại của quân đội Mỹ ở miền Nam và Không quân không đảm bảo tiêu diệt được kẻ thù Việt Nam ở miền Bắc. Việc dè chừng bí mật của thứ trưởng Bộ Ngoại giao George Ball có vẻ đã giễu cợt xác nhận quan điểm của Tổng thống là đúng đắn. Johnson đánh giá lập luận của ông này có tính chống đối thông minh nhất nhưng dù sao Ball cũng sai. Cả Lodge, người có những lý do sáng suốt hơn, khi trở lại Sài Gòn cũng bị hấp dẫn về tình hình sáng sủa lúc đó, khi người ta cho rằng quân đội Hoa Kỳ tham chiến sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề.

Những nhà chính trị thời đại Kennedy – Johnson cho rằng những thất bại ở Triều Tiên là sự gắn kết không may giữa sự thiếu khôn ngoan của MacArthur và sự thiếu chuẩn bị. Nhưng bây giờ họ không tự coi mình là kẻ táo bạo nữa và các lực lượng quân đội trong nước chưa bao giờ được chuẩn bị kỹ càng hơn thế. Những người có trách nhiệm không thể không nhận thấy tiến hành một cuộc chiến tranh để rồi phải thương lượng là một sự bất lợi. Tháng Bảy năm 1965, trong giác thư của mình, McNamara đã tuyên bố với Johnson “ Mỗi tháng nước Mỹ mất khoảng 500 người “ nhưng “ dư luận quần chúng ủng hộ hành động ấy vì đấy là một chương trình quân sự chính trị hợp lý và can đảm, đảm bảo thắng lợi ở Việt Nam “.

Theo hồ sơ của Lầu Năm Góc, điều mà McNamara cho là “ hành động chính trị “ thực tế là một chiến dịch tiếp xúc với dư luận và ngoại giao không liên quan gì đến những điều kiện chính trị , xã hội ở miền Nam Việt Nam . Đấy là việc làm tranh thủ sự ủng hộ nỗ lực chiến tranh trong nước cũng như của đồng minh bằng cách tạo cảm giác chính phủ Mỹ sẵn sàng thương lượng thỏa hiệp trước một “ nguyên tắc chính trị”. Trong lúc đó, ở hậu trường, về ngoại giao người ta cố gắng thuyết phục ông Hồ và những người đồng sự rằng Hoa Kỳ sẽ không ngừng ném bom miền Bắc và giết những người cộng sản miền Nam chừng nào Việt cộng không hạ vũ khí và trở về miền Bắc cùng tất cả các đơn vị quân đội miền Bắc làm chỗ dựa cho họ.

Westmoreland và các tướng càng có cơ hội thể hiện luận điệu ấy “ Các ông phải coi chừng, quân lính Mỹ đang ở đây !”. Vann đã quả quyết nên giới hạn mặt quân sự của dự án ở chỗ tổ chức các lực lượng trong nội bộ các tỉnh, tập trung vào luận thuyết một “ sự chỉ huy thống nhất “ và các giai đoạn khác của việc cải biến toàn bộ quân đội Sài Gòn . Dĩ nhiên, không chỉ một mình Vann có những ý nghĩ như thế và anh cho rằng Westmoreland sẽ dễ chấp nhận hơn nếu điều đó đến từ một nhân vật được kính trọng như tướng York. York viết thư từ nước Cộng hòa Dominique, chỗ ông đang chỉ huy Sư đoàn 82 không quân, để nói với anh rằng ông đồng tình về nguyên tắc một “ sự chỉ huy thống nhất hoặc cái gì đó tương tự điều chúng ta có ở Triều Tiên “, sẽ là “ hy vọng duy nhất của chúng ta “ cải biến quân đội Sài Gòn thành một lực lượng có năng lực.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #155 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 10:51:22 am »

Đầu năm 1966, York đến Sài Gòn cố thuyết phục Westmoreland thực hiện việc chỉ huy thống nhất ấy, đưa các sĩ quan Mỹ vào mọi cấp của hệ thống Quân lực Cộng hòa từ ban tham  mưu đến những đơn vị thực địa. Như vậy, Westmoreland có thể nhanh chóng được kiểm soát được hàng trăm nghìn quân lính Việt Nam, sử dụng họ có hiệu quả và nhân sức chiến đấu của họ lên. York sợ rằng nếu chỉ dựa vào quân lính Mỹ, Hà Nội sẽ phá hỏng chiến thuật ấy bằng cách đưa quân đội thường trực miền Bắc vào đủ để vượt họ về số lượng. Năm 1965, chế độ Sài Gòn cho rằng có 679.000 lính cầm vũ khí, trong đó có Lực lượng vùng và lực lượng địa phương quân. Nếu đánh giá một phần ba quân số ấy là lính ma và lính “ cây cảnh “, còn lại 450.000 quân lính thì tiềm lực bị bỏ phí.

York cũng khuyến khích Westmoreland xây dựng những đơn vị hỗn hợp Mỹ-Việt theo kinh nghiệm Mc Arthur thành lập hồi đầu chiến tranh Triều Tiên. Do không có đủ lính Mỹ được huấn luyện, McArthur đã đưa vào các đơn vị của ông lính Nam Triều Tiên mới nhập ngũ thay thế các “bạn” Mỹ. Vấn đề ngôn ngữ giải quyết rất nhanh vì chỉ khoảng 100 từ đủ cho một lính bộ binh và lính Mỹ ở Triều Tiên sử dụng lối nói lẫn lộn tiếng Anh, Triều Tiên và Nhật Bản. Sau một thời gian thực hành, các đơn vị hỗn hợp ấy gần như cũng hiệu quả như những người Mỹ được đào tạo thực thụ.

Mục tiêu của York không phải tạo nên những bị thịt rẻ tiền cho trọng pháo châu Á. Đích của ông đúng ra là tạo cơ sỏ cho một quân đội có chất lượng bằng việc đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan và lính Việt Nam theo khuôn mẫu nhà nghề của quân đội Mỹ. Ông gợi ý cho Westmoreland bắt đầu từ các đại đội hỗn hợp trong đó một trong ba trung đội người Việt Nam và là chỉ huy phó. Giữ người Việt trong một trung đội thay vì xé lẻ trong toàn đại đội có lợi vừa đào tạo sĩ quan của họ vừa để họ chỉ huy người của mình. York khẳng định những đơn vị hỗn hợp chứng minh người Việt và người Mỹ sát cảnh bên nhau chiến đấu chống một kẻ thù chung. Một hệ thống như vậy cũng hạn chế những lạm dụng đối với nông dân vì nó sẽ dạy cho lính Sài Gòn việc đối xử tử tế với dân chúng là quan trọng. Quân đội Mỹ có thể có  một ảnh hưởng thực tế về đạo đức đối với quân lính và sĩ quan cấp dưới, giúp hạn chế sự tha hóa. Thực vậy. lần đầu tiên những người lính Việt Nam này có thể sống và chiến đấu trong một quân đội không có đút lót và sau này khi ở trong Quân lực Cộng hòa tự trị họ sẽ có thái độ đúng đắn hơn.

Westmoreland lắng nghe rồi không để ý đến những điều York đã nói với ông. Trong HỒI KÝ của mình, ông nói về lý do chính đáng không thành lập sự chỉ huy hỗn hợp : “ Phân tích đến cùng, tôi có những cách gây sức ép đối với những người miền Nam Việt Nam và họ biết điều đó : cả hai phía có ít quan điểm chung “. Đúng là ông nắm giữ một ảnh hưởng quyền lực đối với những người đồng minh Sài Gòn nhưng ông sử dụng rất tế nhị. Ông cố không dùng ảnh hưởng của mình để sửa chữa một sự bất tài và sự thoái hóa dù rõ ràng đến chính ông cũng biết. Thực tế, ông không tìm cách đấu tranh với những tệ nạn ấy cũng với lý do như không thành lập sự chỉ huy hỗn hợp, không tổ chức những đơn vị hỗn hợp theo York đề nghị. Cũng như đa số các tướng lĩnh, ông không muốn tiếp xúc nhiều với các đồng minh Việt Nam . Thay vì nắm việc kiểm soát Quân lực Cộng hòa và những lực lượng địa phương để cải tổ như Vann hy vọng ông sẽ làm để người Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh của người Việt Nam , Westmoreland dã có ý định tách riêng họ để giành chiến thắng cuộc chiến tranh này với duy nhất quân đội Mỹ.

Những thói quen và động cơ của quân đội những năm 60 cũng in dấu ở ông. Khi York gợi ý tiết kiệm quân số Mỹ bằng giao cho quân lính Việt Nam những vị trí giúp việc như lái xe hàng chẳng hạn. Westmoreland trả lời “ Không “. Phải là lái xe người Mỹ vì một đơn vị quân đội Hoa Kỳ không thể tin vào người Việt Nam chuyên chở đạn dược. Lệnh gọi nhập ngũ hàng năm đã được lập lại trong cuộc sống Mỹ từ cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Các tướng lĩnh như Westmoreland đã quen với những thế hệ lính trẻ yêu nước, có sức khỏe hoặc những thanh niên tình nguyện sẽ gia nhập quân đội. Vì sao phải mất thì giờ và nghị lực cố đào tạo những người Việt Nam trong lúc có một nguồn nhân lực như thế mà chất lượng lại đảm bảo ?

Nhưng cũng có một lý do khác. Khác với những người Anh và Pháp đi trước ở châu Á, một sĩ quan quân đội Mỹ không muốn được hoan nghênh bằng cách hướng dẫn các toán quân bản xử. Vinh quang và thành quả nghề nghiệp chỉ có thể do tự lính Mỹ. Cơ may duy nhất để Hoa Kỳ sử dụng một số lượng quan trọng lính bản xứ là các Lực lượng đặc biệt, Cũng thật ý nghĩa khi những lực lượng ấy do một đại tá chỉ huy chứ không phải một viên tướng tuy số lượng lính tương đơnưg với hai sư đoàn bộ binh ( 45.000 lính đánh thuê Việt Nam dưới sự chỉ huy của 2.650 sĩ quan, trung tá và chuyên gia Mỹ ). Trong khi với cơ cấu bình thường của quân đội, chỉ một lữ đoàn 3.599 người đã có một đại tá cầm đầu.

Ý định của Westmoreland là dần dần trả lại đất nước cho chế độ Sài Gòn sau khi đã tiêu diệt Việt Nam và các đơn vị quân đội Bắc Việt Nam chiến đấu ở miền Nam. Ông không cần các đồng minh Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ấy. Ông muốn sử dụng những quân lính tinh nhuệ nhất của họ, lính dù, Hải quân và đôi lúc một trong những sư đoàn của họ để tạo sự tròn vẹn trong những cuộc hành quân do quân đội Mỹ chỉ huy. Ngoài điều đó ra, ông tuyệt đối không quan tâm đến họ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #156 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 10:32:07 am »

 Rosson không cố thuyết phục Westmoreland về khả năng của chiến lược LÀM CHỦ CUỘC CÁCH MẠNG. Đầy là một con người kín đáo, biết phân biệt giữa những quan điểm cá nhân và cái ông cho là bổn phận, mà một tổng tham mưu trưởng thì phải tuân theo ý muốn của chỉ huy mình. Westmoreland đã lệnh cho Rosson tập trung xây dựng một cơ cấu hậu cần cho đội quân viễn chinh và ông đã làm thế. Không thú nhận với Vann, ông cho là không thực hiện được luận thuyết cơ bản của dự án, nghĩa là việc nắm quyền quyền lực đối với chế độ Sài Gòn . Tuy vậy, ông công nhận giá trị của chương trình, đặc biệt về vấn đề bình định. Ông nghĩ Lodge sẽ sử dụng Lansdale để tiếp thu và đưa ra một chương trình mới quan trọng về bình định.

Vị tướng tổng chỉ huy có nhận được một bản dự án của Vann, chắc Charles Mann, trưởng Phái đoàn AID mới chuyển bản chính thức. Nhưng ông không hành động theo lập luận chính của Vann, Westmoreland sau  này viết trong Hồi ký “ Không ai hiểu rõ người Việt Nam hơn Vann nhưng anh có xu hướng nói quá nhiều với báo chí , đặc biệt về luận thuyết của anh theo đó Hoa Kỳ phải nắm lấy sự chỉ huy tuyệt đối như người Pháp đã làm “. Vị tướng cũng không thấy lợi ích trước mắt trong những ý kiến khác của dự án.

Westmoreland đã hướng về một điểm như đầu khẩu trọng pháo chuẩn bị nhả đạn. Những người ít trí tưởng tượng và nắm vị trí cao như Westmoreland có xu hướng thực hiện quyền lực của mình mà không quan tâm đến vấn đề cần giải quyết. Sức mạnh của Westmoreland nằm ở hành động quân sự. Hành động chính trị và xã hội mà Vann nói đến và York cố bảo vệ, nghĩa là điểm chủ yếu của chương trình bình định, vị tướng không quan tâm , đơn giản vì ông không hiểu. Ông vẫn ít để ý đến việc bình định rồi thực sự không để ý sau khi Lyndon Johnson hứa cho ông 300.000 lính Mỹ.

Vann đã có cảm tưởng có thể mở cánh cửa đã đóng. Thực tế, anh đụng phải một bức tường. Anh kêu gọi một đạo lý đụng chạm đến phần lớn các nhà chính trị và quân sự Mỹ và đề nghị họ vứt bỏ một huyền thoại chống thực dân mà họ cho là cần thiết. Vann, Ramsey, Bumgardner và Scotton có thể đồng tình với những nhà chính trị và các tướng chỉ huy họ về sự cần thiết phải ngăn chặn những tham vọng của Trung Hoa và  những mục tiêu khác để xác minh cho cuộc chiến tranh . Tuy nhiên, họ có ý khác về tầm quan trọng của số phận người Việt Nam . Công thức “ 70/20/10 “ do McNaughton xây dựng cho McNamara có ý nghĩa hơn cả trong hệ thống lý do các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam . Nó cũng phản ánh mức độ ít quan trọng 10% - mà các nhà lãnh đạo ấy dành cho việc cải thiện điều kiện sống của nhân dân miền Nam Việt Nam .

Người Mỹ muốn cải thiện đời sống dân chúng ở hải ngoại , như chương trình “ Liên kết vì sự tiến bộ ở châu Mỹ Latinh “ của Kennedy. Nhưng khi sự bất công xã hội đã thể chế hóa và sự tham lam của chế độ tại chỗ cản trở mọi sự cải thiện, người Mỹ không cảm thấy có bổn phận thuyết phục và dùng sức mạnh sẵn có để bênh vực những người bị áp bức. Họ vượt qua cảm giác phạm tội bằng cách nấp dưới chiêu bài một “ Nước có chủ quyền “ và viện lý do lý tưởng và quyền tự quyết ngăn cấm họ can thiệp vào công việc nội bộ nước khác. Điều ấy trở thành nước thánh rửa sạch chủ nghĩa cơ hội của họ,

Vann và các bạn anh đi vào thực tế Việt Nam đủ để hiểu rằng những người Sài Gòn suy đối về mặt xã hội và hoàn toàn không thể tự cải tỏ và cũng không tự mình sống sót được. Còn những người Mỹ có trách nhiệm trong nhóm những người hợp tác cuối cùng ủng hộ Pháp, những người quốc gia chống cộng căn cứ vào hình ảnh những anh hùng rơm đáng ngờ của họ ỏ Caraibes và Trung Mỹ, cho rằng những người bảo thủ Việt Nam cũng có phần vững vàng. Henry Cabot Lodge, Dean Rusk và Lyndon Johnson đều tin chắc Nguyễn Cao Kỳ, tự mình tác động bạn bè để lên đứng đầu chính phủ, là một loại thủ tướng và Nguyễn Văn Thiệu dùng thủ đoạn để được cử làm tồng thống, đại diện cho cái gì đó hơn bản thân và chức vụ của ông ta. Những con người ấy có lẽ không phải là những đồng minh hấp dẫn nhưng có thể sử dụng là công cụ chính trị trong cuộc chiến tranh chống những người cộng sản . Được khoác lên vai phương tiện quân sự là quân đội Mỹ, họ sẽ làm công việc đó.


Năm mới bắt đầu không tốt lành. Hạnh bị thuyên chuyển trong tháng Hai vì thường xuyên dè dặt trong việc thỏa mãn đòi hỏi vật chất của Chinh. Ông trở thành sĩ quan ban tham mưu bình định ở tổng hành dinh Quân đoàn 3, một vị trí vô nghĩa trong quân đội miền Nam Việt Nam .

Trước đó ít lâu, một sự việc nghiêm trọng hơn nhiều đã xảy ra. Muốn thể hiện như John Vann, Doug Ramsey vị Việt cộng bắt vào chiều tối ngày 17 tháng Giêng năm 1966, ngay trước lúc ngừng bắn nhân dịp Tết cổ truyền, ngày đầu năm âm lịch của người Việt Nam . Anh đi chở một số gạo và tiếp phẩm cấp tốc cho những người tị nạn làng Trung Lập, trong vùng đồn điền cao su ở huyện Củ Chi.

Con đường dài sáu cây số, rẽ từ đường số 1 đi về phía Trung Lập, được xem là nguy hiểm nhất của tỉnh Hậu Nghĩa và do đó trong toàn vùng Quân đoàn 3. Hạnh đã nói với Ramsey công việc có thể chờ đến sángmai, đường đi sẽ được đảm bảo hơn. Nhưng Ramsey sợ những người tị nạn đói và muốn làm cho xong nhiệm vụ. Từ khi Vann đi, Ramsey chỉ còn một mình vì tổng hành dinh Phái đoàn chưa cử người phó tới nên công việc của anh ngày càng bộn bề. Đáng ra anh có thể để người lái xe Việt Nam đi một mình với chiếc xe Chervolet 5 tấn như trước đây anh vẫn làm. Những lái xe của Phái đoàn không bao giờ bị tấn công và chắc phải trả tiền cho Việt cộng để được họ bảo vệ như các xe chuyên chở hàng buôn. Nhưng Ramsey vốn là môn đồ thực thụ của Vann, muốn kiểm tra tình hình những người tị nạn nên đã đi cùng người lái,

Ramsey rơi vào một cuộc phục kích của 4 Việt cộng cách trung tâm làng và đồn lính Mỹ không đầy một cây số. Người lái xe Việt Nam bị một phát đạn vào chân, mất hết can đảm và dừng xe lại. Ramsey cũng có thể thoát khỏi cuộc phục kích. Anh mang theo một trong những súng tiểu liên mới tự động AR – 15, hai băng đạn và mấy quả lựu đạn nhưng không biết làm thế nào vì không hề được luyện tập kỹ thuật bộ  binh. Anh bắn qua cửa xe để tự bảo vệ nhưng phí thì giờ và đạn. Một viên đạn Việt cộng làm thủng bình dầu diezen dưới chân, bắn tung lên mặt làm anh như mù.

Ramsey bám vào điều mình biết tốt nhất, tiếng Việt Nam “ Tôi đầu hàng !” anh hô lên, vứt bỏ súng và xuống xe. Thân hình anh khổng lồ, càng cao hơn khi giơ hai cánh tay lên đầu. Người lái xe được thả ra. Vết thương ở đùi không nặng, anh ta trở về ngay đêm ấy để báo cáo việc Ramsey bị bắt.

Những người cầm tù Doug Ramsey, những nông dân khoảng 20 tuổi , rất thỏa mãn vì bắt được địch nên hầu như thân mật với anh, hỏi “ đầu hàng “ dịch ra tiếng Anh là gì.  Họ dẫn anh đến làng gần nhất. Thái độ của nông dân đối với anh rất khác nhau. Ấp của họ bị Sư đoàn 25 của Chinh đốt cháy. Ramsey đã thấy những ấp bị đốt sau vụ cháy một thời gian lâu, có vẻ như một thị trấn cổ bỏ hoang chỉ còn những đổ nát cháy sém.

Nhưng cảnh hoang tàn ở đây còn bốc khói và rõ ràng những người dân vừa mới về để xem nhà cửa ra sao. Trẻ con gào khóc, người già nhìn ngó, lắc đầu không tin được . Đàn bà tìm trong đống tro còn bốc khói , cố vớt vát một số dụng cụ nhà bếp hoặc vật nhỏ gì đó còn sót lại. Qua câu chuyện nghe được, Ramsey hiểu là nông dân đã mất hết. Họ không được báo trước và không có đủ thì giờ mang vật gì đi theo. Lính Quân lực Cộng hòa đốt hết lúa gạo không chôn giấu, giết trâu bò và gia súc khác, vứt xác xuống giếng làm ô nhiễm nguồn nước. Lễ Tết cổ truyền còn hai ngày nữa sẽ đến và nông dân tự hỏi bây giờ làm thế nào để tổ chức được.

Nếu Ramsey còn tự do, cảnh này chắc chắn sẽ làm anh quay lưng lại hoàn toàn với cuộc chiến tranh này. Tình trạng là tù nhân làm lu mờ vấn đề lương tâm nhưng anh vẫn bị tác động. Anh buồn nôn và tự cảm thấy giận dữ bị phản bội và dù sao cũng có phần trách nhiệm. Mười lăn ngày trước đây, trong một cuộc hội ý về đợt hành quân này ở tổng hành dinh Sư đoàn 25, anh đã nêu lên việc làm thiệt hại dân chúng và sự phá hoại nhà cửa vô ích. Viên trung tá Mỹ cố vấn của Chinh xác định với anh sẽ không có sự phá hủy vô cớ. Chinh ngồi bên cạnh không phát biểu gì phản đối. Ramsey thấy cảnh này thật chán ngản. Nếu đấy là cái giá để giữ gìn “ lối sống Mỹ “, anh không muốn mình là một trong số người tham gia.

Ramsey cũng lo sợ. Một số nông dân trong ấp tập hợp xung quanh anh đòi giết anh. Bốn anh Việt cộng ngăn họ lại. Các anh nhắc lại Mặt trận dân tộc giải phóng tôn trọng đường lối chính trị nhân đạo và khoan hồng đối với tù binh. Ramsey nghĩ những người Việt cộng muốn bảo vệ chiến tích của mình nhưng hình như họ rất có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chỉ đạo của phong trào. Họ quở trách một người đứng tuổi đã nhổ vào Ramsey, nói Ramsey không phải là lính của toán đã phá hủy nhà cửa trong ấp mà là một viên chức dân sự bị bắt khi áp tải chở gạo cho những người tị nạn. Một nông dân hỏi anh làm việc ở cơ quan nào.

Ramsey “ AID “. Những chữ cái Việt ấy có nghĩa theo tiếng Pháp cũng như tiếng Anh.

“ AID “ Người nông dân kêu lên “ Anh nhìn quanh xem “. Ông đưa ngón tay chỉ những nhà cửa cháy sém, hết nhà này đến nhà khác.

“ Đấy là AIDE của người Mỹ !”. Người nông dân nhổ nước bọt và bỏ đi.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #157 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 01:42:15 pm »

 Chiều hôm ấy, Vann đến văn phòng CIA ở Đại sứ quán. Vị trí đại diện cho Phái đoàn bên cạnh các lực lượng Mỹ của Quân đoàn 3 làm anh rời Hậu Nghĩa cuối tháng Mười chỉ là một sự chuyển tiếp trong hai tháng. Anh vừa được bổ nhiệm làm giám đốc một chương trình mới huấn luyện những nhóm bình định đặc biệt gồm người Việt Nam sẽ được cửa về các ấp khắp trong nước. Phái đoàn và CIA cùng chịu trách nhiệm về hoạt động này. Van đang đắm mình tranh luận với người đồng cấp ở CIA thì nhận được điện thoại. Anh tái xanh người.

Từ bình minh, Vann đến Bầu Trại nắm lại sự kiện, hỏi anh lái xe và quan sát những hư hại chỗ phục kích. Rồi anh đưa ra một kế hoạch đi cứu hiệu quả nhất dựa vào hoàn cảnh hiện tại. Frank Scotton nói thạo tiếng Việt đến gặp anh. Vann thú thật kết quả rất mong manh nhưng anh muốn thử xem. Nhờ Charles Mann, Vann đề nghị một chiếc máy bay lên thẳng của CIA sẵn sàng trong trường hợp anh báo động. Anh được Lodge cho một linh mục ở Củ Chi tiếp xúc với du kích viết thư cho Mặt trận huyện của Việt cộng đề nghị khoản chuộc đổi lấy tự do của Ramsey.

Ngày 20 tháng Giêng, ngày đầu lễ Tết, bắt đầu ngừng bắn ba ngày rưỡi. Vann và Scotton lợi dụng thời gian ấy lùng sục khắp tỉnh tìm dấu vết của Ramsey một cách táo bạo đúng với tính cách Vann đã từng  như thế trước đấy. Anh lái chiếc Triumph AID gửi tàu thủy cho anh từ Colorado vì anh biết chiếc xe này không đăng ký của quân đội hay Phái đoàn. Anh ngạc nhiên thấy cộng sản chi phối tỉnh Hậu Nghĩa đến mức nào. Cờ Việt cộng và những băng khẩu hiệu chống Mỹ bay khắp nơi, cả trên đường số 1. Trong nhiều làng, Vann và Scotton dừng lại nắm thông tin, những người nông dân, đàn bà và trẻ con trước kia thân mật với họ, bây giờ quay mặt đi, thậm chí không chào. Người trả lời câu hỏi bảo họ phải cẩn thận kẻo nguy hiểm mặc dù có lệnh ngừng bắn.

Vann liên hệ với một xã trưởng anh nghĩ có thông đồng với du kích. Ramsey và anh đã có tình cảm thân mật với ông này trong dịp xây dựng một trường học và những dự án xã hội khác. Vann hy vọng ông có thể giúp mình vì tôn trọng Ramsey. Khi Vann và Scotton đến làng, họ thấy xã trưởng đang ngồi trong một quán hàng cùng hai người đang ăn hoa quả. Scotton chắc chắn đó là hai cán bộ Việt cộng . Những người khác, chắc cũng Việt cộng , lảng vảng bên ngoài. Vann và Scotton cùng ngồi vào bàn, chào hỏi xã giao xã trưởng. Hai người cán bộ tiếp tục ăn hoa quả. Xã trưởng tuồn một mảnh giấy nhỏ viết tay lên bàn ; Vann bỏ ngay vào túi áo. Chậm rãi, hai người Mỹ chào xã trưởng, đứng dậy ra xe, nhìn thẳng trước mặt, bước nhanh không để những người Việt cộng kịp đổi ý. Khi đã đi xa, Scotton dịch nội dung tờ giấy không có chữ ký «  Tôi nghe nói người Mỹ còn sống. Khi mọi việc bình lặng lại, ông ta sẽ được thả ra ».

Việt cộng không phải ai cũng kín đáo như hai cán bộ ăn hoa quả chỗ ở chỗ người xã trưởng. Vann tiếp tục đến tận nhà máy đường Hiệp Hòa để trao đổi với một người nào đó khác. Trên đường họ đi qua ấp So Đo. Việt cộng xây dựng ở đây một đài chiến thắng bằng tre và vải ngang qua đường. Những chữ to viết trên băng vải thông báo chiến thắng của Mặt trận dân tộc giải phóng trong năm vừa qua. Một toán Việt cộng loanh quoanh gần đài chiến thắng. Scotton nhận thấy hai trong bọn họ rõ ràng là thuộc đội quân chính quy về nghỉ phép Tết. Họ bận quần áo đồng phục màu xanh lá cây, đi đôi dép cao su. Vann và Scotton phải trở về Bầu Trại cùng một con đường ấy. Việc tiếp xúc ở Hiệp Hòa xem ra vô ích và Vann định đến So Đo nói chuyện với cô bạn giáo viên.

Khi dừng lại trước nhà, cô kêu lên báo với anh sẽ bị giết đấy. Anh vội lùi nhanh, lại đi qua ấp để xác định chỗ phục kích. Scotton đoán chắc ở gần đài chiến thắng và nắm lấy một quả lựu đạn Vann để trên ghế. Anh nói đúng : bốn Việt cộng trong đó có 2 lính chính quy chờ họ ở đấy, bên trái con đường. Họ vung súng, ra hiệu cho Vann dừng lại. Vann đi hết tốc độ, thụt xuống ghế bám chặt cánh tay vào tay lái để giữ vững hướng đi nếu mình bị thương. Hai người lính ngắm bắn nhưng Scotton nhanh hơn, ném quả lựu đạn qua mái chiếc xe nhỏ. Thấy trái lựu đạn, Việt cộng hoang mang tản ra còn hai người Mỹ thoát đi rất nhanh.

Cô giáo viên hôm sau đến Bầu Trại lưu ý Vann không nên lại gần So Đo vì quân du kích nhất thiết muốn trả thù. Không ai bị thương vì họ chạy rất nhanh tránh mảnh lựu đạn nhưng lòng tự hào của họ bị tổn thương. Họ đã khoe khoang trước dân chúng nếu bọn đế quốc Mỹ trở lại hõ sẽ bắt được và giết chết. Và bây giờ, các bà già đang cười gằn chế nhạo họ.

John Vann trở về Sài Gòn ngay hôm ấy, buộc phải chấp nhận mọi cuộc tìm kiếm lúc này là vô ích. Mặt khác, lệnh ngừng bắn đã kết thúc. Anh rất buồn dù đã có một sự phân tích tình hình thực tế. Mấy ngày sau, anh nhận được câu trả lời của Mặt trận dân tộc thống nhất về khoản chuộc do linh mục ở Củ Chi chuyển đến. « Người Mỹ vẫn khỏe mạnh », bức thư viết, nhưng không bàn về khoản chuộc « Tiền, đô la hay là gì đi nữa cũng không thể chuộc lại những tội ác đã gây ra », bức thư nói thêm. Tuy thỉnh thoảng Việt cộng có thả tù binh Mỹ để tuyên truyền nhưng nói chung là lính thường, những người cộng sản Việt Nam xem đó là những con tốt không có giá trị. Scotton nhận xét khi nói « mọi việc bình lặng », có lẽ ông xã trưởng muốn nói « khi chiến tranh kết thúc ». Việc Ramsey bị bắt là một trong những chuyện hiếm hoi trong đời Vann mà anh luôn giữ một cảm giác có tội. Anh vẫn luôn hy vọng rằng trong những năm tới, bằng một cách nào đó, anh sẽ giải thoát được Ramsey,
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #158 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 03:12:45 pm »

 Vann đáng lẽ càng thất vọng hơn nếu anh biết ngay trong lúc anh đang tiến hành nghiêm chỉnh việc cứu Ramsey thì anh này đã ở ngoài tầm tay mình. Khu rừng nhiệt đới của dãy Trường Sơn sẽ trở thành chỗ tảy rửa Ramsey trong 7 năm. Hôm sau ngày bị bắt, Ramsey được giao lại cho một nhóm liên lạc ba người. Chiều hôm đó, họ lên đường đến một trại tù binh ở tổng hành dinh chiến khu C phía bắc tỉnh Tây Ninh. Đây là một pháo đài cũ từ cuộc kháng chiến chống Pháp mà Bumgardner đã khảo sát năm 1955 khi chỗ ấy bị bỏ lại. Trừ vài lần nghỉ, toán người đi suốt đêm. Cả ngày hôm sau, Ramsey ngủ, chân bị xiềng, trong một hầm chống bom đào dưới một căn lều thông tin của du kích, đêm đến họ lại đi. Nửa đêm Ramsey thấy hai quả pháo hoa phía xa, nghĩ rằng mình chứng kiến buổi khai mạc lễ Tết ở Tràng Bảng. Nhưng mặt trời lên trên đồng bằng Tây Ninh trong bình minh chỉ cho anh thấy họ đi về hướng tây bắc thị xã Tây Ninh. Sáng hôm ấy, ngày 20 tháng Giêng, họ tiếp tục đi ban ngày vì có lệnh ngừng bắn, Việt cộng cảm thấy không bị đe dọa bởi máy bay tấn công. Đến trưa, Ramsey tiến tới bức tường cây to lớn, dấu hiệu đã hết đất trồng trọt và bắt đầu vào dãy Trường Sơn.

Anh sẽ đứng trước những đau khổ ghê gớm của trại tù binh trong rừng nhiệt đới : run rẩy và sốt nóng của hai loại bệnh sốt rét thông thường, sự co giật và hôn mê của bệnh đau óc, chứng co cơ đau đớn và sưng phù chân tay vì bệnh phù thũng, chứng kiết lỵ, rắn hổ mang ban đêm cuộn tròn dưới chỗ nằm trong nhà, việc di chuyển bắt buộc khi có cuộc tấn công, nỗi sợ hãi bị bom B-52 của chính quân đội mình .. Nhưng Ramsey không có một ý nghĩ gì về những cái đang chờ anh khi cả toán dừng lại trên bờ một ngọn suối trong rừng để tắm và ăn uống. Những người lính cởi trói cho anh để cùng bơi với họ. Thử trốn thoát là một điều không thực hiện được và Ramsey đành ngồi nghỉ, hưởng nước mát sau một đợt đi bộ lâu. Ba người lính đã đối xử nhân đạo với anh, thậm chí thân mật với một tù binh chiến tranh . Hôm trước, người trưởng đoàn có tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn, cho anh bánh nếp đường. Buổi sáng, họ dừng chân trong một trang trại vắng để Ramsey nghỉ ngơi và cùng ăn lễ Tết.

Người trẻ nhất, một thanh niên nông dân 16 tuổi, đã tác động đặc biệt đến Ramsey. Chàng trai to cao so với người Việt, nhanh nhẹn và rõ ràng thích cuộc sống chiến đấu của du kích. Vào rừng, anh nhắm bắn một con chim cắt trên cành cây làm thịt cho bữa ăn tối. Lòng tự hào giỏi săn bắn của anh ta làm Ramsey vui thích. Có vẻ anh học không nhiều nhưng thông minh và học thuyết chính trị anh tiếp thu được không lấn át bản tính tò mò và thân thiện. Có lúc anh chuyện trò nhiều đến nỗi người toán trưởng quở mắng anh quá thân mật với tù binh. Ramsey bèn nghĩ ông toán trưởng đã không hiểu chàng trai tuyên truyền có lợi như thế nào đối với một người Mỹ trước đây chỉ gặp quá nhiều sinh viên tinh hoa của trường đại học Sài Gòn , những chàng trai vô lại trên đường phố, những lính trẻ say rượu và vô trách nhiệm của quân đội Sài Gòn .

Sau khi tắm xong, chàng trai  hỏi Ramsey vì sao người Mỹ sang đánh nhau ở Việt Nam . Anh nói về lý do chung nhất, sự cần thiết ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, điều mà anh cho rằng một nông dân trẻ Việt Nam có thể hiểu dễ dàng nhất. Anh giải thích nếu cuộc chiến tranh này chống lại quyền lợi trước mắt của dân tộc Việt Nam thì về lâu dài Hoa Kỳ làm lợi cho họ bằng cách ngăn chặn Trung Quốc xâm chiếm nước họ và phần còn lại của Đông Nam châu Á.

Sự giải thích của Ramsey có vẻ vừa làm khó chịu vừa kích động chàng trai ; anh trả lời điều đó thật vô nghĩa. Nếu người Mỹ ghét hoặc sợ người Trung Quốc đến thế, tại sao họ không sang đấy đánh nhau ? Ở Việt Nam không có quân lính Trung Hoa. Những lính nước ngoài ở Việt Nam là người Mỹ và đồng minh của họ như Nam Triều Tiên ( Những sư đoàn đầu tiên của Nam Triều  Tiên sang tham chiến ở Việt Nam theo một hiệp ước giữa Seoul và Washington đến vào cuối năm 1965 ). Thực ra những người cuối cùng dẫn dắt lính Trung Hoa đến Việt Nam là những người Mỹ, đã để Quốc dân đảng Trung Hoa chiếm đóng miền Bắc vào cuối Thế chiến thứ hai. Bây giờ, Hoa Kỳ lại hình dung có thể đưa quân lính Đài Loan đến tham chiến với họ ở miền Nam. Những người Việt Nam sẽ không bao giờ cho phép lính nước ngoài chiếm đóng đất đai họ.

Chàng trai nói « Chúng tôi không sợ chế độ Trung Hoa hiện tại tấn công hoặc xâm lược chúng tôi. Nhưng nếu mọi việc trong tương lai thay đổi và một chính phủ mới dám thử … » . Anh kể lại người Việt Nam đã đánh đuổi những cuộc xâm lược của Trung Hoa trong những thế kỷ trước đây.

Ramsey cố giải thích lý do người Mỹ xem những người cộng sản Việt Nam như những quân cờ của trò chơi Trung Hoa. Toán trưởng và người lính thứ ba ngắt lời anh và khẳng định anh đã lầm. Chỉ việc Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa không có nghĩa có thể thống trị nước Việt Nam vốn không tha thứ một sự thống trị nào của nước ngoài cho dù là hệ tư tưởng nào và nhất là hệ tư tưởng của Trung Quốc. Ba người bèn ngược lại dòng lịch sử. Ramsey thán phục về những sản phẩm ấy của một phong trào cộng sản chối bỏ những tàn tích mới của « chế độ phong kiến » vừa say sưa nêu lên những nhân vật của quá khứ phong kiến của họ. Tinh thần dân tộc của họ thật ghê gớm, rất khác với thái độ của những người Sài Gòn anh đã biết.

Bằng một cách nào đó, họ sung sướng với nhiệm vụ đánh thắng Hoa Kỳ ngày nay. Khi những người Mỹ mất hết hy vọng và về nước, những quốc gia đe dọa gần hơn sẽ không dám tiến hành việc mà nước tư bản mạnh nhất trong lịch sử đã không làm được. Họ tin tưởng vào khả năng của mình, xứng đáng với tổ tiên trong cuộc chiến tranh chống Mỹ này.

Chiều hôm ấy, họ tiếp tục lên đường càng đi sâu vào rừng theo hướng trại tù binh. Trong trí óc Ramsey, việc biện minh chính trị địa lý dựa vào đó để Hoa Kỳ ngăn chặn sự bành trướng của Trung Hoa bằng việc đưa quân sang Việt Nam đã « biến thành tro ». Anh thấy hình như Hoa Kỳ không cần đi tìm xa hơn bởi những kẻ thù cộng sản Việt Nam của họ đã dựng lên hàng rào ngăn chặn tự nhiên chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #159 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 03:59:56 pm »

Kế hoạch của Westmoreland tiêu diệt đối phương là khái quát chiến lược chiến tranh quá khích của Harkins nhưng thay thế Quân lực cộng hòa bằng lính Mỹ và kỹ nghệ giết người kiểu Mỹ. Cả hai giống nhau đến từng chi tiết. Chúng đều có giai đoạn I và II, qua đó người ta đưa ra những máy móc giết người và giai đoạn chiến thắng thứ III tiếp theo sẽ được tung ra thật nhanh để băm nát quân thù Việt Nam. Việc áp dụng máy móc một chiến lược hủy diệt một lần nữa chứng tỏ trí óc quân sự Mỹ đã trở nên thủ cựu trong những năm 60 đến mức nào. William DePuy, trưởng ban tác chiến của Westmoreland chấp nhận kế hoạch của cấp trên. Đây là một sĩ quan bộ binh xuất sắc , rất thông minh, được xem như một trong những bộ óc sáng suốt nhất của quân đội Hoa Kỳ . Tuy vậy, cũng như Harkins, chiến thắng của quân đội Mỹ trong thế chiến thứ hai đã dẫn ông đến cùng quan điểm về triển vọng méo mó ấy. Ông nghĩ những gì một viên tướng cần là xây dựng một bộ máy giết người nhắm vào đối thủ. Trong một cuộc nói chuyện với Keyes Beech của tờ CHICAGO NEWS DAILY, ông nói trước « Chúng tôi sẽ nghiền nát họ đến chết ». Ông nói thêm như một lời thú nhận « Tôi không biết có giải pháp nào khác ».

Harkins đã dự kiến chiến thắng sẽ đến trong vòng một năm rưỡi và McNamara tinh khôn, khuyên ông nhìn xa hơn. Westmoreland còn dè dặt hơn về thời gian hành quân. Ông qui định cần ba năm rưỡi để chắc chắn thắng lợi sẽ đến vào tháng Mười một năm 1968, thời gian bầu cử tồng thống. Hơn nữa, dựa vào không khí ở tổng hành dinh Sài Gòn trong mùa hè năm 1965, thời hạn ấy cho cuộc chiến tranh này có vẻ hợp lý. Đánh bại phát xít Đức ần ba năm rưỡi và sự đầu hàng của Nhật Bản cũng không hơn. Còn việc tranh chấp ở Triều Tiên chỉ trong ba năm một tháng.

Westmoreland tuyên bố ông « sẽ chặn đứng tiến trình thất bại ngày càng tăng vào cuối năm 1965 » bằng những biện pháp chống đỡ và một loạt cuộc tấn công hạn chế để đập tan các mặt trận của quân địch. Ông tiến hành giai đoạn II vào sáu tháng đầu năm 1966, tấn công những « vùng ưu tiên đặc biệt » với « những cuộc hành quân tìm và diệt » những đơn vị Việt cộng và quân chủ lực Bắc Việt. Trong giai đoạn này, ông đưa vào miền Nam phần còn lại của 300.000 lính Mỹ ông đề nghị cho đến lúc đó và hơn nữa nếu cần. Ông cũng xây dựng bến cảng, sân bay cho máy bay phản lực, các kho đạn dược, xưởng sửa chữa, các căn cứ, bệnh viện, hệ thống giao thông liên lạc và tất cả những yếu tố khác cần thiết cho một bộ máy giết người.

Thời hạn kết thúc giai đoạn II không được xác đinh, nhằm tạo chỗ  cho một sự bất ngờ. Ông cho biết đến cuối năm 1966, Việt cộng và Hà Nội đến lúc ấy vẫn không hiểu ra, không từ bỏ cuộc chiến, ông sẽ cho triển khai giai đoạn III. Sẽ có một cuộc tổng tấn công trên toàn lãnh thổ để hoàn tất, « làm thất bại và tiêu diệt những lực lượng cùng căn cứ của quân địch ». Giai đoạn chiến thắng này kéo dài một năm rưỡi, nghĩa là đến giữa hoặc cuối năm 1968. Với dự kiến ba năm rưỡi, nhà thống kê học McNamara đánh giá phải mất ở miền Nam Việt Nam khoảng 18.000 mạng sống của người Mỹ trong giác thư tháng Bảy, mà ông ước tính mỗi tháng sẽ có khoảng 800 người bị giết vào cuối năm 1965. Vậy là ông có thể khuyến khích kế hoạch của Westmoreland, bảo đảm với Lyndon Johnson con đường đã chọn có « những cơ may tốt nhất đi đến sự kết thúc chấp nhận được trong một thời gian hợp lý ».
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM