Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:23:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147503 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2008, 11:39:47 am »

Vann cũng rất xúc động. Anh nghiên cứu những sĩ quan phó của Clay để quyết định bố trí, gọi riêng Ziegler vào tổng hành dinh tạm thời bố trí bên cạnh một đường bay. Anh bảo :” Anh sẽ là người xây  dựng kế hoạch hành quân của tôi”. Anh giải thích nhân thắng lợi này và dựa vào tính tự hào của Cao để thể chế hóa sự việc “cùng xây dựng kế hoạch” và nắm lấy quyền kiểm soát sư đoàn.

“Chúng ta sẽ xếp đặt trật tự trong mọi việc và điều hành sư đoàn như một đơn vị lính Mỹ. Sẽ có một người Mỹ trong mỗi đơn vị. Tôi trực tiếp làm việc với Cao và anh với chỉ huy hành quân của ông ta. Như vậy chúng ta sẽ tác động họ làm theo ý muốn chúng ta”.

Khi Vann gợi ý Ziegler và đại úy Việt Nam phụ trách hành quân cùng nhau xây dựng kế hoạch cho những hoạt động tương lai, Cao trả lời đấy là một ý kiến rất hay. Ông ta cũng đồng ý với những giai đoạn Vann nêu lên để đưa những cố vấn Mỹ đầy đủ vào cơ cấu sư đoàn đến mức không biết ai nói gì với ai nữa. Cao cũng tán thành việc cố vấn phụ trách thông tin của Vann, đại úy James Drummond, một người kín đáo ba mươi tư tuổi, cũng như Ziegler hình như sinh ra để giữ vị trí ấy – hợp tác làm việc với sĩ quan Việt Nam phụ trách văn phòng 2. Thế mà cho đến nay, Cao đã cấm anh ta không trao đổi một thông tin gì cho người Mỹ.

Cao cũng chấp nhận những cố vấn Mỹ được phiên chế vào những bộ phận khác nhau, hành chính và tin học. Ông ta đồng ý với đề nghị của Vann tổ chức một trung tâm hành quân chiến thuật đóng vai trò theo dõi hoạt động quân sự trong năm tỉnh, thông báo với Cao và Vann mọi trường hợp khẩn cấp, giữ vững liên lạc với ban tham mưu từng tỉnh và tổng hợp những đề nghị can thiệp máy bay để hỗ trợ các tiền đồn bị bao vây. Trung tâm này phải hoạt động 24/24 giờ. Bản đồ và máy điện thoại bày trên một chiếc bàn rộng ở tầng trệt nhà Cao. Do gia đình ở lại Sài Gòn Cao chỉ cần cho mình một căn phong, một bếp ăn còn thì bố trí một ban tham mưu nhỏ làm việc ở đấy. Ziegler và đồng nghiệp Việt Nam của anh xây dựng kế hoạch tác chiến tại đây, mở cho người Mỹ một nguồn thông tin mới.

Cuộc hội ý ngắn hàng ngày với tổng chỉ huy là một tập quán của quân đội Hoa Kỳ, Vann gợi ý hàng ngày tiến hành vào lúc 16 giờ, lúc sư đoàn không hành quân. Cao đề nghị làm ở gian phòng chiến tranh trên tầng, trang bị đầy đủ hơn Trung tâm hành quân ở tầng trên, có một bục diến giải dưới chân bản đồ. Ziegler và đồng nghiệp báo cáo về tất cả những cuộc hành quân trong vùng. Drummond và đại úy văn phòng 2 nói về khả năng thông tin, những người khác phụ trách nhân sự, thông tin, phát biểu khi cần. Cao ngồi ở hàng đầu trước bục với Vann bên cạnh và Faust, Dam ngồi phía sau. Trước khi Ziegler và sĩ quan tác chiến xác định một cuộc tấn công Việt cộng bằng máy bay lên thẳng, Vann trình bày trước ở cuộc hội ý để Cao có thể chỉ thị từng người nên làm thế nào cho hoàn chỉnh theo ý ông ta.

Lúc đầu Ziegler nghi ngờ hiệu quả của những hội ý hàng ngày đó, có vẻ công thức như ở trường bộ binh. Nhưng anh mau chóng nhận thấy Vann dùng nó để kích thích tính kiêu ngạo của Cao, chỉ là một đại tá nhưng thích tỏ ra như một vị tướng. Trong những cuộc hội ý ngắn ấy ông ta tha hồ phát biểu ý thức của mình theo kiểu chiến lược lớn. Trong lúc Cao trổ tài hùng biện trong buổi đầu, Vann thì thầm với Ziegler :

“Anh đừng bận tâm về những gì ông ta nói. Về chủng viện tôi sẽ giải thích cho anh phải làm như thế nào.”

Và sự việc cứ như thế, Vann trình bày kế hoạch tấn công bằng máy bay lên thẳng trên tấm bản đồ choán hết bức tường ở văn phòng tác chiến ở chủng viện. Ziegler tổng hợp những ý kiến của Vann và của anh ta trong kế hoạch cuối cùng được Vann xác nhận và Cao chấp nhận. Họ giết được nhiều Việt cộng và Cao rất phấn khởi.

Cao cũng hoạt động theo đề nghị của Vann muốn lôi kéo những đơn vị Sài Gòn về chiến thuật tác chiến từng trung đội, bước đầu cần thiết để khống chế Việt cộng trong việc đánh nhau giữa những đơn vị nhỏ, đặc điểm cuả cuộc chiến tranh này. Mười nghìn lính Nam Việt Nam trong vùng tập dượt đầy đủ trong thời bình. Họ có thể thao diễn gần như đúng đắn, không như trường hợp 28.000 quân địa phương. Vann nhanh chóng phát hiện ra mặc dù 1,65 tỷ đô-la người Mỹ rót vào với danh  nghĩa hỗ trợ quân sự từ năm 1955, giữa năm 1961 và sự đào tạo cho là của 650 cố vấn đem lại, rất ít binh lính thường trực hoặc địa phương biết sử dụng chính xác tầm ngắm để bắn trúng mục tiêu, càng không thể bắn trúng một Việt cộng. Quân đội Nam Việt Nam và lính địa phương được người Pháp xây dựng và người Mỹ cố gắng vá víu lấy tổ chức này. Quân đội là một hỗn hợp sĩ quan và binh lính Việt Nam từ đội quân thuộc địa Pháp và đội quân cũ của nước Pháp tạo ra năm 1948 cho Bảo Đại, vị hoàng đế đã hợp tác với lực lượng thuộc địa. Quân đội được tổ chức theo hình mẫu tam tam chế của những sư đoàn cũ bộ binh Mỹ : ba trung đoàn trong một sư đoàn, ba tiểu đoàn thành một trung đoàn và ba đại đội một tiểu đoàn.

Song song có hai lực lượng địa phương mà tốt nhất là lính Bảo an xuất xứ từ lính Khố xanh, một tổ chức lính thuộc địa trước chiến tranh và lính Cảnh sát, tạo dựng dưới chế độ Nhật thời kỳ cuối chiến tranh. Ở các tỉnh, quân đội được tổ chức thành đại đội và tiểu đoàn đặt trực tiếp dưới quyền tỉnh trưởng. Vùng của sư đoàn có khoảng 10.000 lính Bảo an. Lực lượng địa phương lính cảnh sát quần áo lôi thôi, được người Pháp tuyển dụng chiếm giữ những tháp canh bằng gạch và những tiền đồn trát đất họ xây dựng trong chiến tranh để áp đặt cai trị thuộc địa và bây giờ chính quyền Sài Gòn cố giữ lại, tổ chức thành trung đội ở cấp huyện đội quân được gọi là Đội tự vệ bố trí số lượng tối đa (18.000 người) và trang bị vũ khí tổi thiểu trong năm tỉnh. Cảnh sát đành dùng những súng cũ của người Pháp; người được tuyển mộ là dân địa phương, không mặc đồng phục, thậm chí bận blouse và quần pyjama đen nông dân mặc đi làm. Đội tự vệ cũng như quân bảo an chỉ chiến đấu vì đồng tiền.

Để bù đắp sự thiếu tập dượt ấy, Vann tổ chức một “lớp bồi dưỡng” ba tuần lễ cho đội quân thường trực trong một trại lính cũ Clay đã cải tạo ở làng Tân Hiệp cách con đường đi Sài Gòn 9 cây số gần đường bay Mỹ Tho. Cao đồng ý để chín tiểu đoàn trong sư đoàn lần lượt theo học. Khi không hành quân binh lính phải tiếp tục tập bắn và thao tác từng đơn vị nhỏ ở nơi đóng quân. Những khóa bồi dưỡng lính địa phương mà Clay đã bắt đầu được Vann triển khai rộng.

Nhưng Cao không thuận tình với những lý lẽ của Vann đã thống nhất với Porter muốn kìm hãm sự nổi dậy của cộng sản, phải phát huy việc đánh nhau với Việt cộng trong đêm tối. Cao xanh mặt, cau lại khi Vann trình bày phải dạy cho binh lính tuần tra và phục kích ban đêm.

“Ra ngoài ban đêm nguy hiểm lắm !” Cao trả lời. Không phải riêng ông ta sợ hoạt động ban đêm mà cả năm tỉnh trưởng đều lo ngại. Những báo cáo họ làm về tuần tra, phục kích ban đêm chỉ để nhằm đánh lừa người Mỹ. Không một người lính nào rời đồn sau lúc mặt trời lặn và kẻ nào mạo hiểm cũng không ra quá xa con kênh gần nhất làm một giấc ngủ ngắn trên đê.

Không thuyết phục được, Vann bất chấp : anh ra nghiêm lệnh cho mọi sĩ quan hoặc trung sĩ Mỹ chịu trách n hiệm tập dượt phải đi tuần tra đêm mỗi tuần ít nhất một lần. Cao và các tỉnh trưởng có thể coi như không biết có lệnh ấy và diễu cợt Vann : thực ra các cố vấn không thể đi phiêu lưu riêng một mình. Nhưng Cao biết Porter ủng hộ Vann ở điểm này và Harkins cũng thuyết phục tổng thống Diệm về sự cần thiết phải hoạt động ban đêm. Tháng Mười một, sự tranh chấp xảy ra khi chính quyền Kennedy cố thúc ông tiến hành những cải cách chính trị và hành chính thay thế sự can thiệp quân sự của Mỹ. Nhưng từ đó quan hệ giữa Diệm và bộ chỉ huy cao cấp Mỹ đã được cải thiện. Những chỉ thị của phủ tổng thống tán dương thái độ hòa giải với người Mỹ khi không có nguy cơ gì. Cao và các tỉnh trưởng tỏ ra đồng ý và những cuộc tuần tra ban đêm bắt đầu với nhịp độ hạn chế nhưng đều đặn. Vann nêu gương bằng cách xuống các đơn vị tham gia hành quân chớp nhoáng ban đêm ít nhất mỗi tuần một lần, đôi lúc hai lần. Do chỉ cần hai tiếng đồng hồ ngủ, anh dễ dàng thức đêm.

Để giải đáp những phản bác của Cao sợ anh chết hoặc bị bắt làm tù binh, Vann chấp nhận nguyên tắc chỉ ra ngoài với những đơn vị mười hai người. Anh biết nếu khéo tổ chức có nhiều cơ may phục kích có kết quả và ít bị tấn công. Rất đáng tiếc là anh không bao giờ bắt gặp Việt cộng . Thế mà anh cảm thấy họ ở đấy và di chuyển trong bóng đêm. Anh báo với Porter rất khó khăn với đội quân Nam Việt Nam ấy. Binh lính thường trực hoặc địa phương kém xa Việt cộng về các mặt. Họ sợ giáp mặt kẻ thù. Anh nhận thấy mỗi lần nghe tiếng động trong đêm có thể là của Việt cộng đi về hướng anh giăng bẫy, một trong những lính Việt Nam ho hoặc lên quy lát súng trường hay gây tiếng động gì đấy làm hỏng tất cả. Việc đó rất thường xảy ra chứ không tình cờ. Porter đã khám phá ra cảm giác thấp kém ấy của binh lính Nam Việt Nam, sung sướng thấy lần đầu trong cuộc chiến tranh này Hoa Kỳ có một sĩ quan bộ binh đue kinh nghiệm và sáng suốt làm việc trên lưỡi dao. Để giải quyết tất cả những vấn đề ấy phải có thông tin và giải thích. Vann cung cấp cho ông cả hai với quyền hạn và khả năng của mình. Những kết luận của anh được các tướng tá ban tham mưu xem như là những nghiền ngẫm vô lý của một đại úy trẻ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2008, 04:01:37 pm »

Vann thực hiện lời hứa với Ziegler mỗi đơn vị tham gia hành quân sẽ có một cố vấn Mỹ đi theo. Mục đích của anh không chỉ để kiểm soát chặt chẽ. Anh đánh giá những đội quân Sài Gòn sẽ tấn công quyết liệt hơn nếu viên chỉ huy Việt Nam luôn có bên cạnh một sĩ quan hoặc trung sĩ Mỹ khuyến khích và hỗ trợ. Anh cũng hy vọng đà hăng hái của Mỹ sẽ lây truyền.

Dù sao tinh thần mãnh liệt của Vann cũng tác động đến đoàn cố vấn quân sự. Không khí nhiệt tình dưới sự chỉ huy của Clay, sĩ quan can đảm, biết suy tính và chăm chỉ đã được ca tụng và yêu mến trong các đoàn quân. Anh đã hai lần nhận Ngôi sao bạc, phần thưởng cao thứ ba trong nước khi dẫn đầu xe tăng chống quân Đức ở Bắc Phi và Italia. Với Vann, không khí càng sôi nổi hơn. Khi các cố vấn trở về chủng viện, kiệt sức vì đi hai ngày dưới trời nắng và trong bùn ruộng, họ nghe tiếng nói lanh lảnh và thân thuộc :

“Nào ! Các đội bóng chuyền ra sân!”

Anh nghỉ ngơi ít hơn họ và trong mấy phút tất cả đã đứng trước lưới trên sân. Nếu đội của anh bắt đầu thua anh hét lên, đấm vào cột để kích thích đồng bọn hăng hái hơn. Anh không ngừng phản công lối chơi của một đại úy người Hawaii cao một mét tám mươi hai, nặng chín mươi hai kilô, Peter Kama, mười năm sau phục vụ dưới quyền anh ỏ vùng cao nguyên.

Chiến tranh ở Việt Nam năm 1962 còn là một cuộc phiêu lưu “những cuộc hành quân đứt đoạn nhất mà chúng tôi được biết” như một sĩ quan nói – biết bao nhiêu vấn đề Vann và bộ phận biệt phái phải đương đầu để cải thiện tinh thần chiến đấu của những đội quân Sài Gòn. Mối nguy hiểm thường xuyên và những đợt bắn tỉa ngẫu nhiên gây tình trạng căng thẳng và gay go của cuộc chiến tranh. Khi Vann đến Mỹ Tho vào cuối tháng Năm 1962, gần 20 người Mỹ đã chết ở Việt Nam và không một cố vấn nào ở Sư đoàn 7 gặp chuyện không may ấy. Những người ở lâu nhất trong bọn họ mong tìm lại được niềm kích thích về tranh chấp họ có trước đây còn những người trẻ sốt ruột muốn thử thách. Sư đoàn trưởng Charles Timmes đã là trưởng Phái đoàn hỗ trợ quân sự (MAAG) đầu tiên, từ đó trở thành một cơ quan gắn liền với những chương trình huấn luyện và trang bị. Timmes đã được giải thưởng đặc biệt khi cầm đầu một tiểu đoàn lính dù nhảy xuống Normandie vào ngày đổ bộ của quân Mỹ lên châu Âu. Một hôm ông nói ở chủng viện :

“Đây không thực sự là một cuộc chiến tranh nhưng là cuộc chiến tranh chúng ta có. Vậy chúng ta cứ làm!”.

Nhận xét này đặt ra nhiều điều hơn một lời kích động phiêu lưu. Những người này là lính chuyên nghiệp, một đội quân trên bộ trong 8 năm sử dụng chiến lược “càn quét” của tổng thống Eisenhower. Nhiệm vụ được giao lúc đó hình như chỉ chiếm đóng những cơ sở phóng xạ hoang tàn của Đông Âu, Nga, Trung Quốc sau khi không quân, hải quân chiến thắng trong Chiến tranh thế giới lần hai và triển khai máy bay, tên lửa trong một cuộc tàn sát nhiệt hạch. Ngân sách quân sự phân tán, bộ binh trở thành một kẻ đi xin. Bây giờ bộ binh có một tổng thống, John Kennedy, muốn nó là “Lưỡi gươm … dụng cụ có hiệu quả của chính sách đối ngoại”, theo công thức của cố vấn tổng thống là đại tướng nổi tiếng Maxwell Taylor, Kennedy muốn lực lượng quân sự cho phép ông sử dụng sức ép ở mức độ cần thiết để thi hành đường lối của mình bất cứ ở nơi nào. Ông hình dung một lực lượng bộ binh phát triển hơn, được tăng cường sức mạnh bằng kỹ thuật mới nhất về cơ động và vũ khí, để trở thành lưỡi gươm cần thiết cho chiến lược “phản ứng linh hoạt”, Taylor sáng tạo ra từ ngữ này để chống lại sự liên kết bề ngoài của đường lối không hợp lý tàn sát hàng loạt của Eisenhower. Quan điểm chiến lược ấy là sự vận dụng hợp lý lý thuyết “chiến tranh hạn chế” ông trình bày trong một cuốn sách hay sau khi ở Bộ tổng tham mưu về nghỉ hưu năm 1959. Kennedy vui thích áp dụng những luận thuyết này của ông, đã sử dụng trong đợt tuyên truyền tranh cử tổng thống năm 1960. Sau khi được bầu ông lấy lý thuyết này làm chiến lược quốc gia và chọn Taylor làm cố vấn quân sự của Nhà Trắng.

Tổng thống mới và người xung quanh ông cho cuộc chiến tranh du kích mà Vann quyết định đè bẹp ở phía bắc vùng đồng bằng, là hình thức thách đố ầm ĩ nhất những người cộng sản cho đến lúc này. Fidel Castro nắm quyền ở Cuba sau một cuộc cách mạng và những cuộc nổi dậy tương tự thật đáng sợ ở thế giới thứ ba, những nước nghèo của Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Vì thế Kennedy đã chỉ thị cho quân đội trên bộ sử dụng Việt Nam như một cơ sở thí nghiệm phát triển những kỹ thuật chống nổi dậy. Nikita Khrusev đã trình bày chiến lược chiến tranh du kích ở Hội nghị các đảng cộng sản ở Moscow tháng Giêng năm 1961. Ông tuyên bố Liên bang Xô viết muốn tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân với Hoa Kỳ nhưng ủng hộ “những cuộc chiến tranh giải phóng và những cuộc nổi dậy” ở những nước nghèo của thế giới thứ ba. Trung Quốc chung sức vào việc đó. Kennedy lên án những cuộc cách mạng ấy, gọi là “chiến tranh lật đổ và tấn công bí mật”. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam như vậy vượt quá một thử nghiệm lý thuyết của Taylor về chiến tranh hạn chế. Năm 1962 vấn đề là ai thắng ai, “Thế giới tự do” hay là “Thế giới cộng sản”.

Đầu những năm 60 người Mỹ ít chú ý đến sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc cũng như rạn nứt khác trong khối họ gọi là “chủ nghĩa cộng sản quốc tế”. Sự thù địch giữa Moscow và Bắc Kinh đã lộ rõ trong một thời gian. Khrusev đã cắt mọi viện trợ cho Trung Quốc và gọi về nhiều nghìn kỹ thuật viên Xô viết đang thực hiện những chương trình phát triển lớn. Những người Mỹ cũng không hiểu hậu quả việc cắt đứt quan hệ giữa Tiệp Khắc và Liên Xô năm 1948 do một phong trào quốc gia có thể được những người cộng sản trong nước lãnh đạo. Vann và người Mỹ thời kỳ ấy đã quen xem thế giới chia làm hai : trắng và đen. Lý tưởng của họ chi phối nếp suy nghĩ và sự nhìn nhận ấy càng củng cố thói quen vốn có. Khuôn mẫu quân đội phản ánh cách nhìn thế giới gộp tất cả những nước cộng sản vào công thức “khối Trung-Xô”.

Dù không ai trong phân đội có lòng tin như Vann về cuộc phiêu lưu anh dẫn dắt với tinh thần năng nổ của một thập tự chinh, họ đều là những người được tin cậy. Các đại úy đều từ một nơi đào tạo. Phần lớn bọn họ mang trên áo những đôi cánh quân dù với phù hiệu của lực lượng lục quân ưu tú. Ziegler là một ví dụ điển hình. Anh hai năm là giáo viên trường lục quân ưu tú; một buổi sáng được biết phòng nhân sự của Lầu Năm Góc đã chọn 150 đại úy xuất sắc sang Việt Nam làm cố vấn quân sự mà anh là một người trong bọn họ. Con trai một thương gia, anh trở thành ngôi sao bóng đá ở trường trung học, vào trường quân sự West Point vì muốn “là một con cá lớn trong một hồ lớn” như anh nói với đội bóng và nhất là tiếp tục học không mất tiền.

Uy tín lớn của Vann càng phát triển sự liều lĩnh trong phân đội và tạo một hương vị đặc biệt cho cuộc phiêu lưu này. Sự kính trọng tài năng cấp trên trở thành đáng ca tụng khi chỉ huy trưởng thêm vào đó sự gan dạ. Nhưng nếu ngoài hiểu biết và can đảm anh dấn thân vào cuộc chơi, anh trở thành huyền thoại. Các sĩ quan nhát gan đề phòng lòng ham thích nguy hiểm ở những người thường họ xem đúng chỉ là những cái đầu nóng. Nhưng họ thầm thán phục, mong mình cũng tin tưởng vào vận may như thế và có thể dẫn dắt đồng đội với sức mạnh như thế. Vann là một nhân vật huyền thoại nhiều may mắn.

Vann biết những con đường nào bị Việt cộng cắt đứt, những đường nào còn dùng được vì anh không ngừng đi xe Jeep ngang dọc qua những đợt thường xuyên về trung tâm thị trấn, ra các tiền đồn hoặc về các thôn xóm làng hẻo lánh. Để kiểm soát đường sá, người Mỹ có thói quen bay trực thăng hoặc máy bay thám thính. Như vậy ít nguy hiểm hơn. Trên bầu trời không có mìn, không bị phục kích. Vann cho rằng phương pháp ấy không đáng giá gì. Để biết bao nhiêu đất đai bị Việt cộng kiểm soát, những chỗ nào còn vào được phải đến xem tại chỗ. Anh nói theo xu hướng thống kê : “Lạy Chúa, chỉ cần suy tính một ít, người ta có thể chạy trên những con đường ấy với 95% may mắn thoát được”. Anh tránh những vòng tròn cố hữu và cố gắng không trở lại nơi xuất phát, không chần chừ lâu một chỗ, không để Việt công có thì giờ xác định vị trí của anh và tổ chức phục kích. Anh từ chối không đem theo đội bảo vệ xem như đoàn tháp tùng tối thiểu, sợ làm chậm bước tiến của mình, anh tự lái xe và đi thật nhanh. Anh lính Việt Nam Cao cử làm lái xe cho anh ngồi phía sau với khẩu liên thanh. Thực tế nếu có trường hợp bám theo và lái xe bị thương hoặc chết có lẽ sẽ phải dừng lại. Anh muốn chắc chắn không bao giờ có chuyện ấy vì xác định việc thoát thân tùy thuộc vào tính cơ động và mình sẽ không bao giờ bị bắt làm tù binh.

Porter không cố kìm hãm anh. Ông biết nếu ra lệnh cho Vann đừng lao vào nguy hiểm anh vẫn làm mà không nói với ông. Những cuộc tuần tra đêm của Vann cung cấp cho ông những thông tin từ một người có kinh nghiệm mà ông hoàn toàn tin tưởng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2008, 09:57:48 am »

Các cố vấn ở chủng viện vui vẻ chờ các sĩ quan ban tham mưu từ Sài Gòn đến thị sát và Vann dành cho họ một dịp theo cách của anh. Cánh bàn giấy nói chung tới với trang bị hoàn hảo của một người chiến đấu, mũ rộng vành và dao săn dắt trong ủng. Họ thông báo không chỉ tham dự những cuộc hội ý ở chủng viện mà muốn “xuống tận chỗ có đánh nhau”. Một lần Vann mỉm cười trả lời với một sĩ quan tham mưu anh đã chuẩn bị, đề nghị sẵn sàng từ bốn giờ rưỡi sáng tiến hành “một cuộc thám thính nhỏ”.

Đến 4 giờ 20 phút trong lúc người khách còn buộc dây giày trong phòng ngủ sĩ quan ở tầng trên chủng viên, Vann đã uống xong cà phê và đứng dưới thang gác gọi :

“Nhanh lên ông, sẵn sàng đi rồi đây!”.

Đèn pin chiếu trong bóng tối, Vann đưa ông ta lên xe Jeep giải thích hai người cùng đi “kiểm tra an ninh” trên đường Bến Tre, 15 cây số về phía nam, từ đó họ tiếp tục đến cuộc hành quân đang tiến hành. Vann ngồi sau tay lái, để một khẩu súng bắn nhanh và một số lựu đạn lên ghế bên cạnh. Cùng lúc đó anh trình bày cho người đi cùng phải giả chết như thế nào nếu rơi vào ổ phục kích để khỏi bị giết. Sau đó anh nổ máy, hô  người gác Việt Nam mở cổng và lao nhanh trên con đường Bến Tre.

Viên sĩ quan tham mưu nghĩ họ được một trung đội lính Việt Nam tháp tùng hoặc ít nhất có một xe cố vấn khác. Nhưng ông thấy đơn độc trên một chiếc xe Jeep lao qua bóng tối của cây cối, xa xa thỉnh thoảng có ánh lửa ngọn nến hay đèn dầu trong một ngôi nhà nông dân cùng với kẻ điên kia cầm tay lái. Trong luồng gió Vann kêu lên với ông ta sẵn sàng nhả đạn nếu gặp rào chắn của Việt cộng vì anh sẽ lao vào, không muốn bị bắt sống rồi nhốt vào cũi như một con khỉ. Con đường có sông chắn ngang phải qua phà càng làm vị khách căng thẳng thần kinh. Chiếc phà được quân lính gác và người Việt Nam qua lại chỉ là những nông dân bình thường đi chợ. Ông khách ngây thơ không chú ý thấy người gác và chưa bao giờ ở giữa một đám đông nông dân. Nói chung việc thử nghiệm ấy đủ cho sĩ quan tham mưu muốn ở lại Bến Tre chờ máy bay lên thẳng đưa trở về Sài Gòn. Nhưng nếu khách thuộc loại người như Vann, thích thú sáng kiến kiểu ấy thì lần sau đến chủng viện ông ta sẽ được hoan nghênh. Thực tế cuộc đi trước bình minh ấy không phải không nguy hiểm. Vann đã bị du kích rình bắn tỉa nhiều lần. Nhưng anh nhận thấy nói chung Việt cộng giữ rào chắn trên đường thường về ngủ từ bốn giờ rưỡi sáng.

Thiếu tá Herbert Prevost là người duy nhất trong phân đội hình như cũng thích mạo hiểm như Vann. Phi công 38 tuổi, vẻ tinh ranh, lái máy bay liên lạc của Sư đoàn 7. Thể chế không lực rất có thể đã quyết định việc ném bom chiến lược là phương pháp tốt nhất để thắng trong chiến tranh. Provost là một người tác chiến đơn độc. Anh lái những chiếc máy bay nhỏ, thích chiến đấu một mình, được thưởng huân chương trong Thế chiến thứ Hai, ngày anh phát hiện một đoàn xe tăng Đức ẩn náu trong rừng chờ đánh xe tăng Mỹ, tưới lên một loại vũ khí cháy mới, bom napalm; lái phụ bị liên thanh xe tăng bắn chết, máy bay của Prevost bị hỏng đến mức độ thợ máy phải cho vào đống sắt cũ nhưng anh đã hạ cánh như có phép lạ. Việc phục kích của quân Đức bị bại lộ, năm chiếc xe tăng và trang bị cháy thiêu.

Ở Việt Nam hình như Prevost khôn ngoan hơn. Anh được Không lực giao cho chiếc máy bay nhỏ nhất họ có, chiếc Cessna quan sát. Một động cơ, hai chỗ ngồi, chỗ phía trước cho người lái và chỗ kai cho người quan sát, chiếc Cessna không trang bị vũ khí. Nhiệm vụ của Prevost là điều phối những yêu cầu hỗ trợ máy bay tiêm kích – ném bom và phương tiện vận chuyển cho Sư đoàn 7 và lực lượng bộ binh của năm tỉnh theo sự chỉ huy của Sư đoàn 2 Không quân Sài Gòn dưới mệnh lệnh tướng Harkins. Anh được giao chiếc Cessna để liên lạc với ba đại úy không quân làm việc cho anh ở các tỉnh.

Prevost là một diễn viên xiếc trên trời có đầu óc sáng tạo. Anh thuyết phục Vann cho anh hai khẩu súng mới loại nhẹ, Armalite, sẽ trở thành khẩu M-16 khi sử dụng như vũ khí chuẩn của bộ binh. Quân đội đang thử nghiệm và giao cho Sư đoàn 7 một đại đội để xem quân lính đánh giá thế nào và xác định hiệu lực chống chiến tranh du kích. Armalite có một nút chọn bắn bán hoặc hoàn toàn tự động, dùng đạn nhỏ hơn nhưng nhanh hơn khẩu M-1 cũ nhiều. Tính năng rất nhanh gây những vết thương nặng nhưng không chết. Prevost gắn hai khẩu súng giữa những thanh ngang đôi cánh máy bay Cessna sáng tạo một hệ thống dây cho phép anh từ buồng lái kéo cò súng bắn vào Việt cộng. Anh cũng có thể ném lựu đạn vào họ, đôi khi anh dùng bom 10 kilô kiếm được trong quan hệ với một phi đội nhỏ đóng quân tại sân bay cũ của Pháp ở Biên Hòa.

Tiểu phi đội gồm máy bay có chong chóng trong Thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên, máy bay hai động cơ A-26 Invaders dùng ném bom tầm thấp và băn liên thanh trước mũi súng. Cũng có những máy bay – tập lái T-28 Trojan chuyển thành những máy bay ném bom bằng cách xếp dưới những liên thanh 50, bom, rốc két, những bình chứa napalm. Tuy những khí cụ ấy thuộc Không lực Hoa Kỳ, người ta đã sơn lại chuyển sang màu Không lực Việt Nam. Phi công Sài Gòn dùng ngôi sao trắng trong vòng tròn xanh của đồng minh mới. Nhưng ở người Mỹ huy hiệu ấy nổi lên trên những gạch đỏ, trắng , xanh, người Việt Nam dùng những màu của chính phủ Sài Gòn đỏ và vàng. Chỉ cần vài hộp sơn để máy bay Mỹ trở thành máy bay Việt Nam. Phi công Hoa Kỳ không bao giờ bay không có một sĩ quan trẻ hay hạ sĩ Không lực Sài Gòn ngồi ghế sau. Như vậy nếu một máy bay bị bắn hạ, chính quyền Kennedy có thể tự bào chữa như trong nhiều trường hợp phi công Mỹ chỉ thực hiện “một buổi tập dượt” cho học trò của mình. Những phi công Mỹ khác được bố trí hẳn ở Không lực Việt Nam để huấn luyện và cố vấn cho phi công Sài Gòn sử dụng máy bay tiêm kích – ném bom T-28 và Skyraiders từ thời chiến tranh Triều Tiên. Những giáo viên ấy trở thành phi công trong những không tập chống Việt cộng, luôn luôn với một người Việt ngồi ghế sau. Số phóng viên báo chí ở Sài Gòn không bao giờ đựoc phép vào sân bay  Biên Hòa để xem hệ thống ấy hoạt động như thế nào.

Trừ những thời kỳ cao điểm hành quân phải ở lại sở chỉ huy để chi viện máy bay cho sư đoàn, Prevost thích đưa Vann, Ziegler hoặc cố vấn văn phòng 2 Jim Drummond đi thám sát trên chiếc máy bay nhỏ của mình. Vann muốn bay thấp để nghiên cứu mặt đất tốt hơn; Prevost càng muốn xuống thấp hơn nữa sát hẳn ngọn lúa và chỉ bay lên để vượt hàng cây to. Mấy tháng sau Prevost thay đổi nhiệm vụ và người thay thế không biết rõ vùng này. Anh hỏi Vann có bay ở độ cao 500 mét xem như hợp lý để tránh làn đạn vũ khí nhẹ. Vann trả lời :

“Cộng tất cả các chuyến bay, thiếu tá Prevost chưa bao giờ tổng hợp đủ 500 mét độ cao trong suốt thời gian anh ở đây”.

Xu hướng phiêu lưu trong cuộc chiến tranh này được mở rộng vì sự gắn bó tình cảm mà nhiều cố vấn cảm thấy đối với người Việt Nam : chính vì họ và đất nước họ mà người Mỹ sang chiến đấu ở đây. Các đại úy cố vấn cho những thiếu tá tiểu đoàn ở lại với họ trong trại hoặc khi di chuyển, ăn thực phẩm Việt Nam và chấp nhận những điều kiện sống của các sĩ quan họ đến giúp đỡ. Các trung sĩ đến dạy bắn súng cho lính cũng thế. Các cố vấn của lính bảo an và cảnh sát cùng sống ở trại huấn luyện và đi theo những đội quân địa phương trong hoạt động hằng ngày chống Việt cộng. Những tiếp xúc qua lại ấy đã phát triển tình cảm mến ở người Mỹ.

Những người lính Việt Nam tò mò nhổ lông tay người Mỹ mà đối với họ không bình thường vì thân thể họ nhẵn hoàn toàn. Họ xin thuốc lá, cười sằng sặc khi một người Mỹ nhăn mặt lùi lại trước mùi nước mắm ở đâu cũng dùng và thêm đạm tổng hợp vào thức ăn. Họ phá lên cười khi một trong những gã cao lớn người nước ngoài lảo đảo và ngã xuống trong một chiếc thuyền thúng nông dân dùng để qua sông ngòi.

Vann đặc biệt mến những người lính ấy trong quân thường trực hoặc địa phương, là những người nông dân như đối thủ Việt cộng của họ. Có lẽ cũng vì thân hình anh tương đối nhỏ, không vượt quá chiều cao trung bình của họ là một mét năm mươi càng làm anh gần họ hơn. Tranh bị Mỹ bao giờ cũng quá rộng, quá nặng đối với họ. Mũ đội trùm mặt; súng bán tự động năm kilô cũng như khoảng năm mươi kilô phải mang suốt ngày. Nhưng điều thán phục  nhất ở họ là tính tình vui vẻ và sự dẻo dai. Người ta dễ lầm về vẻ ngoài của họ cũng như của đất nước họ. Tuy mảnh khảnh nhưng họ mạnh mẽ hơn những người dân châu Á khác. Điều ấy không thấy rõ vì quần áo Mỹ che khuất thân hình gân guốc của họ. Nguồn gốc nông dân làm tâm lý họ chai sạn với những cố gắng về thể chất và không bao giờ phàn nàn bởi việc đi bộ lâu dưới nắng nóng. Họ đùa vui với nhau và khi bị thương cũng không kêu van. Khả năng chịu đựng đau đớn hình như do một phần của nền văn hóa. Họ nằm dài, bất động, khẽ rên hoặc cắn răng chịu đau. Vann kết luận họ có tiềm lực trở thành quân lính tốt, xứng đáng chiến thắng trong cuộc chiến tranh này và không thấy đời mình bị hủy hoại.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2008, 10:59:25 am »

Năm đầu ở Việt Nam John Vann thấy cần thiết có giải pháp tranh chấp bằng quân sự. Vì vậy anh tập trung hoạt động theo  ưu tiên đề ra với Porter : tiêu diệt lực lượng xung kích của Việt cộng bằng những đòn tấn công bất ngờ của máy bay lên thẳng. Những toán quân đối phương trước hết là những tiểu đoàn tinh nhuệ cộng sản gọi là “quân chủ lực” mà người Mỹ gọi là “thường trực” và những tiểu đoàn, đại đội tuyển chọn ở địa phương gọi là “quân địa phương”. Những tiểu đoàn chủ lực có khoảng 250 đến 300 người vào cuối tháng Năm năm 1962, phụ trách một vùng hai, ba tỉnh còn quân địa phương nói chung ở tỉnh sở tại. Các cố vấn có xu hướng gộp lại, gọi là “mũ cứng” vì họ đội mũ hình lưng rùa, theo hình ảnh những chiếc mũ thuộc điạ người Pháp dùng ở Đông Dương. Họ làm mũ bằng một chiếc khung tre bọc vải hoặc ni-lông xanh. Bộ đội chủ lực và địa phương đều là lính trong thời gian liên tục. Đồng phục của  họ do gia đình hoặc phụ nữ có cảm tình trong xóm làng may cho, có thay đổi trong những năm đầu. Họ chiến đấu trong trang phục áo bà ba đen hoặc sơ-mi và quần kaki nhưng những người thường trực cũng được trang bị quân phục chiến đấu màu xanh. Đồng phục thao diễn của Việt cộng mang theo trong những túi trên lưng đề phòng những buổi lễ tiết, nói chung thống nhất : sơ-mi và quần màu xanh đậm thường bán ở chợ. Quân chủ lực phân biệt bởi hiệu quả chiến đấu rất cao và động cơ chính trị, được trang bị những vũ khí tốt nhất lấy của kẻ địch. Tất cả sĩ quan và phần lớn hạ sĩ quan gọi là “khung” đều là đảng viên Đảng cộng sản. Một số tiểu đoàn địa phương chiến đấu ngang với quân thường trực.

Trong năm tỉnh thuộc Sư đoàn 7, Jim Drummond ước tính vào cuối năm qua những thông tin thu thập được, có khoảng 2.000 Việt cộng thường trực và 3.000 quân địa phương. Rõ ràng chiến lược cộng sản đã thành công. Việt công ngày càng chiếm được nhiều vũ khí, cho phép họ tấn công nhiều hơn và mạnh hơn. Kết quả là quân bảo an và cảnh sát của chính quyền Sài Gòn trở nên nhút nhát hơn, co cụm lại trong các đồn bốt và trung tâm, ngày càng bỏ nông thôn cho Việt cộng. Vann xác định để ngăn chặn lòng hăng hái cách mạng ấy, phương pháp nhanh nhất là bẻ gãy thanh sắt xung kích. Nếu quân thường trực và địa phương bị giết hoặc tan rã, những người cộng sản không còn sức tập hợp được những lực lượng cần thiết để phục kích những đoàn xe và toán quân Sài Gòn ban ngày tỏa ra trong vùng để cố giữ quyền lực của chế độ. Việt cộng không thể bất thần đột nhập dễ dàng vào các tiền đồn. Trật tự được thiết lập lại từng ít một và có thể tiến lên yên ổn lâu dài. Vann nói “Sự yên ổn có lẽ chiếm 10% của vấn đề hoặc là 90%; dù sao chính 10% của 90% đầu tiên là đáng kể. Không yên ổn, không có gì chúng ta làm tồn tại được lâu dài”.

Anh nghĩ càng phát triển quá trình nhấn chìm lực lượng chủ lực và địa phương quân vòng quay chiến tranh càng bất lợi cho Việt cộng. Kết luận này như hầu hết người Mỹ ở Việt Nam thời kỳ ấy dựa vào sự tin chắc rằng nông dân Việt Nam đứng ngoài cuộc đấu tranh chính trị. Việc phần lớn họ trong vùng có vẻ cảm tình với Việt cộng hoặc dửng dưng thể hiện họ không đánh giá cao vấn đề chính trị : nông dân không được bồi dưỡng về lý tưởng, những người Mỹ cho là như vậy. Trừ một số ít đặc biệt than phiền chính quyền địa phương của Sài Gòn, nông dân nghiêng về phía mạnh hơn. Vann càng tin chắc thế vì anh quan sát ở Triều Tiên nông dân  hình như không có ý thức chính trị gì. Họ hành động theo quyền lợi của các nhà cầm quyền lúc đó. Anh xác định tất cả những người nông dân châu Á mong muốn trước hết là hòa bình và yên ổn để có thể cày bừa ruộng đất. Họ ít quan tâm những người xây dựng luật lệ và thiết lập trật tự là cộng sản hay tư bản.

Khi nông dân thấy những đại đội, tiểu đoàn chiến đấu Việt cộng ngày càng bị tiêu diệt , họ sẽ hiểu những người cộng sản không thắng được. Và nếu Sài Gòn cũng không lừa phỉnh họ, họ sẽ bắt đầu nghiêng về chế độ này. Những thông tin nắm được nhiều hơn vì nông dân sẵn lòng nói. Như vậy sẽ dễ dàng bắt được mục tiêu và tiêu diệt lực lượng Việt cộng còn lại. Những người cộng sản cũng mất cơ sở của sức mạnh chiến đấu : nông dân phân tán trong xóm làng. Việt cộng gọi họ là Đội quân du kích nhân dân. Ban ngày họ là nông dân và ban đêm là chiến sĩ, chiến đấu theo mệnh lệnh của cấp trên hoặc do bột phát. Drummond ước tính trong vùng có khoảng 10.000 người, đại diện một lực lượng đáng kể của đội quân thường trực, địa phương, và chính quyền Việt cộng. Đội quân du kích địa phương ấy là một dự trữ nhân lực, một mạng lưới thông tin khắp nơi, nguồn trinh sát, dẫn đường biết rõ địa dư, thái độ của xóm làng, một lực lượng vận chuyển khí giới, thương binh, người chết trong trận chiến và là những đại diện có mặt mọi chỗ để thực hiện ý đồ của chính quyền cộng sản bí mật.

Những người nổi dậy từng lúc ấy trở lại là những nông dân hiền lành trong cuộc sống, Vann đánh giá như vậy. Chính quyền Sài Gòn, được người Mỹ giúp đỡ, có thể tiến hành có hiệu quả giai đoạn sau đây : xác định và bắt giữ những người cộng sản bí mật xúi giục cuộc nổi dậy, lãnh đạo chính quyền bí mật thu hút nông dân phục vụ các đơn vị du kích. Viện trợ kinh tế, xã hội của Hoa Kỳ nhằm giúp dễ dàng tập hợp nông dân. Việc tài trợ khoan giếng lấy nước sạch và xây dựng  nhà tiêu góp phần loại trừ ký sinh trùng và các bệnh đường ruột. Những phòng khám chữa bệnh được hình thành, các trường tiểu học chống nạn mù chữ cho trẻ con; lợn Yorkshire thay thế lợn đen, hạt giống tốt và phân bón sẽ tăng sản lượng lúa. Vann cho rằng phải 10 năm để tạo nên một xã hội nông dân với những người nông dân thịnh vượng và một chính quyền địa phương chống lại mọi cố gắng nổi dậy của cộng sản. Và anh nghĩ không cần quá sáu tháng để đè bẹp lực lượng du kích cộng sản phía bắc vùng đồng bằng và bắt đầu chu trình bình định mới trong vùng sống còn này của đất nước.

Vann may mắn có Jim Drummond làm sĩ quan thông tin và Ziegler làm sĩ quan tác chiến. Anh lại tỏ rõ đức tính lãnh đạo của mình khi biết giá trị của Drummond và thả lỏng cho anh này hoạt động. Đồng thời anh làm cho công việc của anh ta phối hợp với công việc của Ziegler, như vậy hai người thành nhóm cần thiết để thực hiện chương trình sáu tháng của anh.

Sự bí mật bảo vệ những chiến sĩ Việt cộng và hoạt động của chính quyền cộng sản. Chừng nào vị trí địa dư và sự di chuyển của họ còn bí mật, họ có thể tập dượt và chuẩn bị rất an toàn để bất ngờ tấn công. Nhưng, lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh , sự bảo vệ này không còn nữa. Drummond đã cất đi tấm khiên ấy nhờ vào kinh nghiệm thông tin Hoa Kỳ có được qua hai cuộc thế chiến và chiến tranh Triều Tiên.

Drummond say mê tìm hiểu về con mồi của mình. Những gì dính líu đến chiến tranh du kích làm anh quan tâm. Anh thu thập những khẩu súng săn Việt công sản xuất thủ công trong các xưởng nhà tranh cung cấp cho những người khởi nghĩa địa phương đến mẫu phỏng sơ đẳng nhưng có hiệu quả như những vũ khí tinh vi như súng tiểu liên Thompson. Thậm chí anh quan sát cách cắt, may đồng phục để xem có khác nhau giữa tỉnh này tỉnh khác, vùng này vùng khác không. Vann ngạc nhiên về sự say mê ấy. Anh hiểu không cần nhắc nhở Drummond như những sĩ quan thông tin khác rằng gạn hỏi tù binh, đọc tài liệu tìm được của địch không đủ mà phải đi thực địa để hiểu kẻ địch và thu thập vô số chi tiết không bao giờ có được ở bàn giấy. Drummond đã hai lần nhận Ngôi sao đồng khi là lính bộ binh ở Triều Tiên, ngay lúc đến vào cuối tháng Tư đã đi hành quân và Vann thường gặp anh ở thực địa.

Tuy khôn khéo, những người Việt cộng cũng có điểm yếu : họ trở thành bảo thủ. Chủ nghĩa cộng sản đã dạy họ đừng bao giờ mắc sai lầm về những hành động có thể dự đoán được nhưng là con người, họ là nạn nhân của những thói quen. Những người này tiến hành cũng cuộc chiến tranh ấy, kẻ địch ấy, trên đồng ruộng ấy đã quá lâu nên không khỏi ngã quỵ trước điểm yếu của loài người là thói quen. Drummon đã nhận thấy điều đó từ đầu và nói với Vann. Vann cố nài Cao cho sĩ quan thông tin của ông ta hợp tác với Drummond chính là để khai thác tối đa điểm yếu này của Việt cộng cũng như để kiểm soát sư đoàn tốt hơn. Từ đó Drummond tạo dựng một tổ chức thông tin cho phép Vann đạt thắng lợi trong sáu tháng.

Với người phó của mình, một trung sĩ chuyên về thông tin, Drummond giải thích ở Văn phòng 2 của Cao làm thế nào để nắm được một tiểu đoàn và đại đội địch. Rất kiên trì trung sĩ hướng dẫn cho người Việt Nam sắp xếp từng loại báo cáo, tin, báo, thư , bản đồ và những tài liệu khác để khai thác những gì có thể có ích. Tất cả những thông tin đều tập hợp, chọn lọc theo loại cùng hồ sơ, bản đồ và phiếu tham khảo. Nhờ việc tổ chức như vậy, mọi thông tin mới được bổ sung ngay để biết rõ hơn một đơn vị và tiến tới dự đoán hành động của đơn vị ấy.  Những đặc điểm đặc biệt được ghi cẩn thận sử dụng như loại vân tay cho phép Drummond theo dõi một phân đội với từng mảng thông tin xem như vô nghĩa.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2008, 01:24:20 pm »

Thời kỳ ấy hỏa lực những tiểu đoàn Việt cộng kém hẳn quân đội Sài Gòn; họ chỉ thu thập lẫn lộn súng đạn của Pháp, của Mỹ lấy được từ binh lính Sài Gòn. Một số tiểu đoàn có một súng cối, những tiểu đoàn khác không có; chỉ hai tiểu đoàn có hai tiểu liên cỡ 30; những đơn vị khác may mắn thì có một. Biểu thống kê vũ khó của họ cho phép đo mức độ đe dọa của họ và dùng làm phiếu chỉ dẫn. Drummond và trung sĩ của anh xây dựng một bảng quân số từng tiểu đoàn và lý lịch các sĩ quan, hạ sĩ trong tiểu đoàn. Cán bộ Việt cộng dùng tên giả để tự bảo vệ nhưng vì họ là người địa phương nên lâu dần cũng biết được lý lịch, tính cách và thái độ của họ. Biệt hiệu cũng giúp cho việc xác định đơn vị. Drummond đôi khi chụp cả ảnh những người chết hoặc thu nhặt ảnh lúc tập kích vào chỗ trú quân của họ. Những người Việt Nam đa cảm dù nguy hiểm họ cũng thích giữ kỷ niệm của bè bạn. Có những trung đội đứng tất cả thành hàng để chụp ảnh như một lớp học sinh trung học. Một hồ sơ đặc  biệt được xây dựng để xác định phạm vi hành quân quen thuộc của từng tiểu đoàn hoặc đại đội. Việc họ di chuyển được ghi lại để biết nơi họ thường xuất phát và những xóm họ dừng lại trong những buổi tuần tra. Drummond cũng quan tâm đến con đường họ dễ rút lui nếu bị tấn công.

Drummond phát hiện thấy người Việt Nam cùng làm nhiệm vụ, đại úy Lê Nguyên Bình, một giáo dân miền Bắc di cư vào Nam sau thất bại của Pháp năm 1954, là một sĩ quan quá đắn đo bị Cao và người Mỹ đánh giá thấp. Anh thân mật và chỉ đề nghị trao đổi thông tin. Trước đây người ta ít chú ý đến anh ta, thậm chí Cao không phản đối sự hợp tác vì không có sĩ quan Mỹ chuyên trách thông tin bên cạnh. Không có người nào Cao có thể tin tưởng về nghiệp vụ báo cáo với ông ta những đức tính của Bình. Những thông tin Drummond và trung sĩ trao đổi với Bình quá sơ sài và có những lỗ hổng lớn. Drummond ngạc nhiên về sự xác đáng trong hồ sơ của Bình. Anh cũng ngạc nhiên được biết anh bạn Việt Nam bố trí một hệ thống có hiệu quả về những người đưa tin bí mật. Bình xây dựng đã một năm và tự điều hành, sợ thành viên trong nhóm có cán bộ cộng sản thâm nhập. Anh trả lương những người do thám của mình do một quỹ đen theo chế độ thực hiện trong quân đội Pháp. Người đưa tin có hiệu lực nhất của anh là một lái trâu, có lý do đi khắp miền Bắc vùng đồng bằng để mua bán trâu cho nông dân Việt Nam. Ông ta ra vào vùng Việt cộng kiểm soát không bị nghi ngờ gì. Ông cũng có thể được cử đi xác định nguồn tin của những người khác hoặc thu thập một tin tức cụ thể.

Vann sử dụng một nguồn thông tin khác: nhà truyền giáo đạo Tin lành tại Mỹ Tho. Cũng như các đồng sự, ông ta nghĩ phải tuyên truyền chống cộng sản đồng thời với truyền đạo. Ông phấn khởi trao đổi với Vann thường kỳ đến tiếp xúc những gì ông biết được qua giáo dân các thành phố ngoại vi.

Do lo ngại về an toàn, những người Việt cộng thường tự để lộ mình. Khi họ tập trung trong một xóm làng để nghỉ họ giáo dục dân chúng hoặc khi chuẩn bị tấn công, họ có thói quen hạn chế hoạt động của dân. Nếu chính quyền Sài Gòn cảnh giác, việc giảm số lượng nông dân đi chợ là một chỉ dẫn có Việt cộng trong vùng.

Như mọi tổ chức quân đội tốt, Việt cộng chú trọng vào hiệu quả. Qua năm tháng họ thu xếp thuyền bè để có chỗ rộng rãi hơn. Những hộp, xoong chảo, bì gạo, củi dự trữ hoặc lọ nước mắm được thu gọn về phía trước để phía sau có chỗ ngồi hay nằm. Như vậy không khó khăn gì thấy rõ những chiếc thuyền ấy không phải của nông dân.

Những trại huấn luyện và bệnh viện thường trực được ngụy trang cẩn thận trong rừng Đồng Tháp Mười gần biên giới Campuchia ở phía tây. Những cơ sở khác ở phía đông trong lau lách đầm lầy, rừng cọ, rừng dừa rất khó vào. Họ cũng có thể ẩn nấp trong rừng hoặc đầm lầy khi dừng lại ngủ trong quá trình hành quân vì mỗi Việt cộng mang theo một chiếc võng mắc vào hai cây. Nhưng sức khỏe không đảm bảo nếu ngủ mãi ngoài trời trong một đất nước gió mùa dễ nhiễm bệnh sốt rét và nhiều loại côn trùng và muỗi. Hơn nữa theo lý thuyết cộng sản họ chỉ có thể sống khi cùng ở với nông dân. Vì vậy những lúc có thể họ ngủ trong xóm làng. Để không là gánh nặng cho nhân dân những vùng đông người, họ xây dựng các trạm, các chỗ ở chắc chắn. Những đường có hầm hố là những nới nhân dân tập trung do họ kiểm soát và như vậy dễ dàng thấy họ dừng lại chỗ nào. Lúc đầu những ngôi nhà họ làm giống như nhà nông dân nhưng nếu chú ý người ta phát hiện ra không có vật nuôi xung quanh, không trồng trọt gì trừ đôi khi có một mảnh vườn nhỏ.

Việt cộng không biết, dấu hiệu vô hình những hoạt động của họ bị do thám trên bầu trời nắm bắt. Việc do thám điện tử của quân đội Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động khắp nước Việt Nam vào năm 1962 dưới tên mật mã vô tư là “đơn vị nghiên cứu sóng điện thứ ba”. Tháng Sáu quân số trong đơn vị lên đến 400 kỹ thuật viên mà đa số hoạt động ngoài vùng quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất gần Sài Gòn. Họ dùng những máy bay De Havilland để di chuyển trong rừng thưa. Tên cốt “Rái cá biển” cũng vô tư như thân hình một động cơ dài và nặng của nó. Nhưng nó chở cả một toán chuyên gia trang bị dụng cụ rất tinh vi về truyền tin và định vị trực tiếp. Những máy bay này quay vòng nhiều giờ trên trời cao ở những vùng nghi có Việt cộng để bắt và ghi làn sóng địch. Việt cộng dùng những máy phát Mỹ cũ thời Thế chiến thứ hai lấy được của lực lượng Sài Gòn hoặc Pháp. Họ phát ra tiếng nếu liên lạc trong địa phương nhưng dùng tín hiệu mooc với những chấm, gạch nếu phải truyền đi xa. Những truyền tin của họ đều theo mật mã, hạn chế đến mức tối thiểu nên họ nghĩ là an toàn.

Nhờ “Rái cá biển” người Mỹ không chỉ giải mã được cốt của họ mà những buổi truyền tin cũng tự phản lại họ. Mỗi người đánh mooc theo một nhịp điệu khác nhau. Giọng nói cũng thế, mỗi khi ghi được, có thể so sánh và xác định được. Mặt khác những buổi truyền tin điện tử thay đổi theo từng trạm. Những phương pháp tinh vi của người Mỹ cho phép bắt làn song, phân tích và chọn lọc những loại thông tin dó. Kết quả truyền về cho Drummond theo một bản đặc biệt. So sánh dữ liệu của việc do thám điện tử này với những thông tin khác thường biết được một trạm phát sóng thuộc về một đại đội hay tiểu đoàn cụ thể. Do những do thám trên trời phần lớn định vị được những tin tức phát đi, dễ dàng theo dõi hoạt động của một đơn vị và vạch rõ lên bản đồ.

Với tất cả những thông tin từ những nguồn khác nhay, Drummond bắt đầu làm rõ tình hình và cung cấp cho Vann những tin tức chiến thuật mới về vị trí và ý đồ của một số đơn vị thường trực hoặc quân địa phương. Dù những điều đó nhiều khi bị hạn chế, Vann biết khá đủ để từ tháng Sáu bắt đầu một cuộc tấn công có hệ thống.

Những do thám từ bầu trời cũng cho phép Vann có kế hoạch tấn công có hiệu quả hơn. Những người cộng sản Việt Nam không còn lợi dụng được lợi thế của thời gian và địa hình như thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Diệm trước khi có sự can thiệp từ Mỹ. Trước kia họ có thể ẩn nấp trong những pháo đài tự nhiên không đột nhập được. Đặc biệt vùng Đồng Tháp Mười, vùng sư đoàn Vann, có những vùng kín đáo nhất và nổi tiếng nhất. Vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy cao bằng đầu người, cây bụi và rừng bao trùm phần lớn hai tỉnh tây bắc đồng bằng sông Cửu Long gần Campuchia. Vùng này không có đường vào, rất ít dân cư vì đất sét đen chua phèn không thích hợp trồng lúa tuy hàng năm nước sông tràn ngập. Để tới được một chỗ nương náu của Việt cộng phải hai, ba ngày đi bộ mệt nhọc. Những địa điểm Việt cộng bố trí trong vùng dân cư đông cũng tránh được bị phát hiện bất chợt. Nhờ hệ thống báo động của những người nông dân có cảm tình, họ được biết trước nhiều ngày, ít nhất cũng nhiều giờ trước khi các toán quân Sài Gòn đến.

Máy bay lên thẳng cho phép vượt qua rào cản địa hình, giảm thiểu thời gian và cố gắng trong những ngày kiệt sức. Hầu hết những chỗ ẩn náu của Việt cộng cách tỉnh lỵ hoặc thị trấn do chính quyền Sài Gòn kiểm soát ít nhât 30 cây số. Những máy bay lên thẳng H-21 Shawnee quân đội Mỹ gửi sang Việt Nam là những máy móc lỗi thời, thừa hưởng của chiến tranh Triều Tiên giống như một đoạn ống to có hai rô-to lớn trước và sau mà phi đoàn gọi là “quả chuối bay”. Dù sao cũng là một máy bay lên thẳng có thể chở một tá lính, mỗi giờ bay 120 cây số với bán kính 30 cây số trong 15 phút. Loại mới hơn , H-34 Choctaw Hải quân được mệnh danh “cá ngựa”, giống như một con nòng nọc, chở số lượng lính với bán kính như vậy trong 13 phút, bay 140 cây số mỗi giờ. Mười bốn máy bay lên thẳng đủ để vận chuyển đơn vị tấn công, thông thường một nửa tiểu đoàn 165 người cùng vũ khí, trang bị, tiếp tế trong vài ngày. Nửa giờ sau, máy bay trở về với một lực lượng can thiệp thứ hai, đổ quân dọc đường Việt cộng rút lui hoặc lẩn tránh. Họ chỉ được báo động vào phút chót nếu phi công bay sát ngọn cây vào những cây số sau cùng vì tiếng động máy bay hướng về mặt đất.

Công nghệ Mỹ còn cung cấp cho Vann một loại máy khác làm Việt cộng kinh hoàng khi gặp phải. Đấy là một hộp hình chữ nhật cơ động, bọc hợp chất nhôm với những cánh mở và cửa, trang bị một động cơ mạnh tác động vào các vòng sắt bọc bánh xe mỗi bên. Phương tiện chuyên chở quân bọc hợp chất M.113 này gắn liên thanh hạng nặng cỡ 50 ở phía trước. Một tá chiến cụ này chuyển về sư đoàn trong tháng Sáu có thể vận chuyển một đại đội 140 người. Con quái vật di chuyển trên cạn hoặc lội nước 10 tấn này qua những ruộng ngập nước với 15 thậm chí 30 cây số mỗi giờ, vòng sắt nghiến nát bờ ruộng và chồm lên khi gặp trở ngại. Không có vũ khí chống tăng , không loại đạn nào của súng máy Việt cộng có thể xuyên thủng lớp vỏ bọc. Đại đội bộ binh theo hiệu lệnh nhảy ra từ cánh cửa sau và tấn công dưới sự yểm trợ ghê gớm của 12 súng máy hạng nặng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2008, 02:58:40 pm »

Đại tá Cao ngày càng hài lòng và hợp tác dần dần theo số lượng Việt cộng bị giết và vũ khí bắt được tăng đều đặn. Vann chắc chắn có thể thực thi những yếu tố cuối cùng của kế hoạch đưa Sư đoàn bộ binh thứ 7 “đúng như một sư đoàn Mỹ”, mở một trận hủy diệt không thương tiếc tất cả những tiểu đoàn thường trực và địa phương ở mạn bắc vùng đồng bằng. Chỉ còn biến Cao thành một chỉ huy hiếu chiến. Để đạt một trận tầm cỡ ấy, Vann phải tạo Cao, theo ngôn từ của chính anh, thành một “con hùm của Việt Nam”.

 Nhưng vấn đề là Cao không có gì ra vẻ một con hùm. Ông ta chỉ giống một con mèo rừng ở hình dáng béo nhờn và tính cách ranh mãnh. Ông ta thiếu móng vuốt. Vann nghĩ có một cách khắc phục thiếu hụt ấy. Anh sẽ là đối thủ với người hùng của anh, Lansdale.

NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG, một cuốn tiểu thuyết đã tô điểm cho huyền thoại Lansdale và tác động đến Vann, thực tế là một tài liệu tuyên truyền chính trị “viết như viễn tưởng nhưng dựa vào những sự việc” để cảnh báo người Mỹ rằng Hoa Kỳ đang thất bại trước chủ nghĩa cộng sản trong cuộc chiến lý tưởng của những người Á Châu. Xuất bản năm 1958, cuốn sách được bán chạy nhất rồi lên phim, được xem như một mẫu mực chính trị nghiêm túc trong những năm 60. Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nhận thấy những nhà chiêm tinh học cũng được kính trọng như những nhà bác học ở Mỹ và không người lãnh đạo nào có một quyết định quan trọng mà không hỏi nhà chiêm tinh học của mình. Do vậy ông ta có thể thao túng những sự kiện chính trị bằng cách thuyết phục thủ tướng là nhà chiêm tinh học giỏi nhất thế giới. Cũng như nhân vật chính trong sách sử dụng chiêm tinh học, Vann dùng tính kiêu ngạo để biến Cao thành hùm và để những người cộng sản Việt Nam hứng chịu hậu quả.

Huỳnh Văn Cao, 34 tuổi vào mùa hè năm 1962, được bổ nhiệm cầm đầu một sư đoàn lúc 29 tuổi. Một kẻ được thăng chức rất nhanh ở bất cứ một quân đội nào. Được một nhà báo Mỹ hỏi về việc được thăng chức nhanh chóng đáng ngạc nhiên, ông ta đưa gậy chỉ vào mình và nói “Trực giác chỉ huy!”. Gian “phòng chiến tranh” của ông trên tầng một ngôi nhà ở là bản sao phòng tác chiến của Napoléon. Để sự bắt chước được hoàn hảo, cửa chính phải mở giữa tấm bản đồ phủ kín tường, vào đúng tỉnh quan trọng nhất trong vùng. Ông ta có viết tự truyện dưới dạng một cuốn tiểu thuyết nhan đề LỚN LÊN TRONG LỬA ĐẠN. Ông thích huyênh hoang và không bao giờ rời chiếc gậy nhỏ bằng gỗ ngoại màu sẫm đánh bóng kỹ.

Nhan đề cuốn tự truyện của Cao có phần lừa phỉnh. Ông không tham gia nhiều trận đánh và không bao giờ chọn binh nghiệp vì không có thiên hướng gì. Ông thiếu can đảm và bình tĩnh. Trong một cuộc hành quân, đầu óc quá căng thẳng ông ra khỏi lều chỉ huy để nôn và ra lệnh pháo thôi bắn chặn yểm trợ một đơn vị bộ binh tấn công Việt cộng. Ông bảo tiếng ồn làm ông bệnh. Qua đào tạo hời hợt trong quân đội Pháp và Mỹ, ông có vẻ thông thạo về quân sự, nhưng không có tính chiến đấu. Trí thông minh và sự pha trò lừa gạt gây ấn tượng cho những tướng Mỹ đi thanh tra vì họ không bao giờ gặp ông lúc căng thẳng.

Bằng cách nào thì sự thông thạo không dính líu gì đến việc thăng tiến như chớp và việc ủy nhiệm ông ta chỉ huy Sư đoàn 7 hai bên con đường chính cách thủ đô Sài Gòn 50 cây số. Ông được chỉ định vì quê quán miền Trung, là giáo dân, sinh ra và được nuôi dạy ở cố đô Huế, thành phố gắn với Diệm. Ở đó bố mẹ anh ta quan hệ thân mật với họ Ngô Đình. Như phần lớn con cái nhà quan hợp tác với Pháp trong Thế chiến thứ hai, ông chọn nghiệp binh vì đây là nghề duy nhất có vị trí trong một đất nước không dùng đủ nhân lực chứ không phải vì ông muốn chiến đấu.

Ông nhanh chóng được thăng cấp trong quân đội Nam Việt Nam dưới thời Pháp, trở thành một chỉ huy đại đội rồi sĩ quan tham mưu một tiểu đoàn. Những chức vụ ấy chỉ là hình thức, thực tế không dựa vào năng lực chỉ huy và kinh nghiệm chiến đấu vì người Pháp bị người Mỹ thúc ép xây dựng nhanh một quân đội bản xứ, không có thì giờ làm cho dạn dày hoặc thử thách các sĩ quan trẻ.

Cao được Diệm chú ý năm 1954 khi được bổ nhiệm vào văn phòng một tiểu đoàn bảo vệ quyền lợi tổng thống đấu tranh với những đối thủ không cộng sản, có Lansdale hướng dẫn. Diệm lấy Cao về phủ tổng thống đưa vào ban tham mưu của mình, mấy tháng sau cho làm chỉ huy trưởng. Diệm cho rằng hai năm giúp việc ở phủ tổng thống và thái độ trước đây của gia đình Cao là sự chuẩn bị tốt nhất cho việc nhận trách nhiệm phụ trách một Sư đoàn. Trước hết, vào năm 1957 Cao được giao những đơn vị nhỏ hơn, sau đó ông theo một lớp thực tập đào tạo ba tháng ở Hoa Kỳ rồi được bổ nhiệm chỉ huy Sư đoàn 7 bộ binh.

Cao có trách nhiệm chủ yếu là lúc nào cũng sẵn sàng nhảy về Sài Gòn để cứu tổng thống và gia đình nếu có những toán quân đội không phục tùng làm đảo chính như các sĩ quan dù tháng Mười một năm 1960 đã làm không thành. Diệm bố trí một hệ thống liên lạc đặc biệt bằng điện đài trực tiếp với Cao và những chỉ huy sư đoàn khác cùng các tỉnh trưởng. Không phải chỉ vì để gia đình ở lại Sài Gòn mà cao biến nhà ở của mình thành một tổng hành dinh thực sự, có hệ thống liên lạc thứ hai giống như một hệ thống của sư đoàn trong trại lính Pháp cũ; nhà ông ta có thể dùng làm cơ sở chỉ huy trong trường hợp cấp dưới phản bội, chiếm lấy ban tham mưu chính thức.

Về lý thuyết Cao nhận mệnh lệnh của thiếu tướng lữ đoàn trưởng đồng cấp với Porter ở Ban tham mưu Sài Gòn. Trên thực tế Cao trực tiếp với Diệm và không quan tâm đến những chỉ thị không phù hợp với tổng thống. Giải thích sự sùng báo tổng thống, ông ta nói “ Cụ là hoàng đế của tôi!”. Hoàng đế của Cao là một người quỷ quyệt, bố trí một loạt thiết bị an ninh. Dù Cao là một sĩ quan tin cậy, khác với thiếu tướng lữ đoàn trưởng không kiểm soát được những đội quân của ba sư đoàn trong Quân đoàn mình, ông ta không vì thế mà không bị những sĩ quan cấp dưới dị nghị. Thiếu tướng tỉnh trưởng Mỹ Tho cũng cầm đầu một liên đội xe bọc thép của sư đoàn. Diệm chỉ định ông ta để bảo vệ mình trong trường hợp Cao có những ý nghĩ đáng lo ngại hoặc sẽ tuột khỏi tay mình vì một lý do nào đó. Xe tăng có thể bảo vệ hoặc giết chết tổng thống. Thiếu tướng thuộc một gia đình địa chủ ở đồng bằng sông Cửu Long liên kết với họ Ngô Đình. Ông là một người anh em họ nhưng rất thân với một sư đoàn trưởng khác đã đưa quân đến cứu Diệm năm 1960. Như những tỉnh trưởng khác, thiếu tướng tỉnh trưởng Mỹ Tho báo cáo trực tiếp với tổng thống, về nguyên tắc “lãnh đạo dân sự”.

Mùa hè năm 1962, Vann xác định rõ những điểm yếu của Cao cũng như tình trạng lộn xộn theo ý muốn của chính quyền không ngăn cản anh biến Cao thành một chỉ huy quân sự ngổ ngáo. Anh nghĩ nếu làm cho Cao có vẻ một con hùm, tính kiêu ngạo buộc ông ta chơi vai trò đó cho dù ông ta chỉ là một con mèo đực lớn.

Trong những tháng Sáu và Bảy mỗi lần sư đoàn giết được vài chục Việt cộng, Vann tâng bốc Cao và những đức tỉnh chỉ huy trưởng của ông ta. Anh ca ngợi Cao ngay trước mặt các nhà báo đến lấy tin còn Cao mỉm cười lắng nghe. Từ cuối năm 1962 chính quyền Kennedy bãi bỏ lệnh cấm các nhà báo đi theo những cuộc tấn công của máy bay lên thẳng và những cố vấn khi đi hành quân. Không bao giờ Vann nói công khai bất cứ điều gì làm lộ cách chơi của anh. Ngược lại trong bữa ăn tối sau buổi lễ ở chủng viện đêm trước cuộc hành quân anh khuyên báo chí “nhấn mạnh mặt tích cự” để khuyến khích đồng minh. Faust, Ziegler và những sĩ quan khác thích thú thấy Vann tác động Cao trong một cuộc hành quân. Để Cao chỉ huy như anh muốn, Vann dùng chiến lược “ Tôi biết điều ông sẽ làm sau đó vì ông là người chỉ huy như vậy”. Trước khi Cao kịp hỏi anh muốn nói thế nghĩa là gì, Vann nói là đã nghe Cao nói về kế hoạch tấn công tiếp theo. Phần nhiều Cao mỉm cười và xác nhận : đúng, tôi đã nghĩ vậy và ra lệnh như Vann mong đợi. Nếu Cao không đồng tình gợi ý của Vann, ông ta vẫn mỉm cười thân mật và nói có ý kiến hay hơn. Vann không chấp nhận tất cả nhưng anh giữ ý không phản bác trước mặt quan chức Mỹ hoặc Việt Nam. Anh dành lại sau đó nói riêng với Cao,

Vann giật dây con rối không uổng công. Thái độ của Cao chứng tỏ điều đó. Ông ta trở nên kiêu căng, tự mãn hơn nhưng cũng biết có thể thăng tiến trong nghề nghiệp nhờ vào hình ảnh của người anh hùng Vann đưa ông ta lên và nhờ thực tế sư đoàn ông giết nhiều Việt cộng hơn những sư đoàn khác. Vann tâm sự với Ziegler chắc chắn kế hoạch sẽ đưa lại kết quả khi anh đánh một cú mạnh để tiêu diệt quân du kích. Theo nhịp độ Việt cộng bị đánh mãi, mỏi mệt, có ngày họ vi phạm một sai lầm nghiêm trọng, khi cố gắng thoát khỏi một cuộc tấn công bằng máy bay lên thẳng. Ngày hôm ấy Vann dự kiến giết hoặc bắt sống một tiểu đoàn khi tiêu diệt các đại đội tập trung ở cuộc chiến.

Anh hình dung khả năng một cuộc thắng lợi nhờ xác định trong tháng Sáu một cuộc tấn công đặc biệt và thuyết phục Cao ra quân vào tháng Bảy. Anh chuẩn bị chỉ cho Việt cộng thấy bóng tối không phải chỉ dành riêng cho họ. Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh này anh tung ra một cuộc tấn công bằng máy bay lên thẳng ban đêm gây bất ngờ cho địch trong giấc ngủ trước khi trời sáng.

Vann càng tin cuộc hành quân thành công vì bây giờ Cao đã đủ tin anh để mạo hiểm, điều mà không bao giờ ông ta chấp nhận. Khi Vann đưa ra dự kiến đầu tháng Bảy, với lời khuyến cáo quen thuộc “Phải khôn ngoan!”, Cao chấp nhận nhưng cố gắng có một sự lựa chọn về mục tiêu Vann nêu lên. Với Prevost lái máy bay, Vann đi quan sát theo lời đề nghị của Cao. Anh chỉ thấy một số lều có thể thỉnh thoảng hơn một chục chiến binh Việt cộng tập hợp tại đó. Anh phỉnh Cao để làm ông ta đổi ý và trấn an rằng những đơn vị tấn công sẽ không bị tổn thấy. Cao càng lo ngại rõ rệt vì những chỗ Vann chọn để đổ bộ ban đêm và ngày tiếp đó xa tầm pháo bắn. Các toán quân đành dựa vào máy bay tiêm kích – ném bom yểm trợ. Hy vọng của Vann càng tăng vì cuối cùng thuyết phục được Cao chấp nhận mức độ mạo hiểm hơn bình thường.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2008, 04:52:20 pm »

Vann hy vọng tấn công và lần này xóa sổ Tiểu đoàn 504 quân đội thường trực Việt cộng, một trong hai đơn vị bị thiệt hại nặng trong cuộc hành quân ngày 23 tháng Năm do Ziegler lên kế hoạch. Một toán quân Tiểu đoàn 504 sống sót sau trận đánh cuối tháng Năm xin hàng và xin ân xá. Diệm không cho phép một ân xá nào đó đối với Việt cộng cùng đồng minh của họ và việc xin hàng không có trả lời. Drummond theo dõi dấu vết tiểu đoàn đến đầu Đồng Tháp Mười. Theo một số thông tin, những bộ phận của tiểu đoàn kia bị đánh tan tác ngày 23 tháng Năm có thể sát nhập vào 504. Drummond biết tất cả các đơn vị ấy đang được tổ chức lại và đang trong thời kỳ huấn luyện nhưng một trong các đại đội của 504 được nông dân cảm tình nuôi dưỡng ở nhiều làng trong vùng hợp lưu hai con sông nhỏ cách biên giới Campuchia 15 cây số. Họ chuẩn bị vào đêm tới sẽ rời nơi ẩn nấp, tấn công tiền đồn bảo vệ một trang trại nông nghiệp lớn của giáo dân miền Bắc di cư. Drummond đánh giá có một đại đội thường trực và quân địa phương tập trung gần các làng trên tiếp sức cho cuộc tấn công và có khả năng phát hiện ra những đơn vị khác trong những cuộc đổ bộ ban ngày tiếp theo.

Vann chọn nơi hợp lưu làm điểm đổ bộ ban đêm vì những tin tức về đại đội ở đó còn mới và đầy đủ được Drummond thu thập mà cũng vì vùng chữ Y hai con sông tạo thành phi công dễ xác định hơn trong bóng tối. Để kiểm tra lại, Vann đi thám thính lần cuối bằng máy bay lên thẳng cùng Drummond và ra lệnh cho những phi công khác bay qua hai lần ở độ cao 500 mét, cách nhau 10 phút để Việt cộng nghĩ là chuyến bay thường lệ chứ không nhằm theo dõi họ. Drummond ngồi xổm ở cửa mở, cầm chắc chiếc máy chống gió chụp nhiều bức ảnh còn Vann hỏi phi công có phân biệt rõ đoạn nối hai con sông trong ánh sáng mờ không. Họ đều xác nhận được.

Đại úy Bình, đồng nghiệp với Drummond ở sư đoàn biết một thợ ảnh Mỹ Tho. Anh đưa phim in ra cỡ 25 x 20 và phân phát cho phi công, những người có trách nhiệm về trận đánh và các đại đội trưởng để họ nhận rõ mục tiêu. Cuộc đổ quân ban đêm đầu tiên này sẽ tiếp theo năm cuộc khác nữa với mục đích bắt gọn mọi Việt cộng tìm cách chạy về hướng Bắc và sau đó do thám những điểm đáng nghi ngờ dọc một con kênh chảy về phía tây tới Campuchia. Trạm chỉ huy của Cao sẽ cách Mỹ Tho 60 cây số về tây bắc trong lán trại một đường bay đổ quân ở Mộc Hóa, gần mấy nhà tranh, trại gỗ, xung quanh một nhà thờ,một ngôi chùa và nhà ở của tỉnh trưởng . Ở đây Vann giữ ba đại đội dự phòng.

Vann và Cao thống nhất để khi con mồi đứng lên, quân dự phòng sẽ tung ra phía trước Việt cộng để tiêu diệt họ. Với khoảng ba chục máy bay lên thẳng họ sẽ nhanh chóng di chuyển quân lính trên khu vực không có lau sậy đầm lầy này. Dĩ nhiên một số đổ quân không hiệu quả gì. Quân lính sẽ là dự phòng và máy bay lên thẳng lai bốc lên đưa tới những vùng săn lùng Việt cộng trốn chạy. Cuộc đổ bộ đầu tiên tiến hành với loại máy bay mới H-34 Choctaw có trang bị bay đêm.

Vào lúc năm giờ sáng ngày 20 tháng Bảy năm 1962, mười sáu chiếc H-34 lượn trong đêm trước khi lần lượt đổ xuống cánh đồng Mộc Hóa được giới hạn bằng những điểm sáng. Vann và các cố vấn đã bố trí đốt lửa những xô đựng cát tẩm dầu xung quanh khu đất. Máy bay đến từ cơ sở Hải quân trên sân cũ của máy bay tiêm kích Nhật trong Thế chiến thứ hai ở Sóc Trăng mạn đồng bằng phía dưới. Hai đại đội lính Việt Nam mà một được trang bị súng bắn nhanh Armalite, được tâp hợp tại đây một ngày trước. Tổ chức lại thành ba trung đội tấn công,  binh lính xếp theo hàng cách nhau đều đặn từng nhóm 12 người mỗi máy bay. Sau một cuộc hội ý nhanh của cố vấn với phi công, động cơ khởi động và những ngọn lửa xanh, vàng từ ống xả lại chọc thủng màn đêm.

Cánh tay gập lại trước mặt chống cát bụi cánh quạt tung lên, những người lính bộ binh Nam Việt Nam nhỏ thó trèo lên khối máy bay. Bên trong ánh sáng yếu ớt từ tấm bảng điều khiển và những chiếc đèn vàng của buồng lái. Họ ngồi bệt xuống, đưa một tay vịn vào nhau hoặc nắm lấy dâi đai ni-lông dọc theo thành máy bay. Mặt khác họ cố giữ súng khỏi rơi hoặc tránh cụng đầu vào nhau trong lúc phi công mở hết tốc lực. Tiếng ồn dội lại từ buồng lái rung lên. Sau va chạm và đung đưa, máu bay lên thẳng nghiêng về phía trước để bốc lên tiếp nối nhau thành hàng với ánh đèn nhấp nháy trong đêm.

Lính Việt Nam sợ hãi. Có thể thấy nỗi sợ trên mặt họ. Ngược lại các đại úy Mỹ phấn khích vì sắp sửa hành động. Cũng như Vann và đồng nghiệp trong năm đầu này, họ nghĩ bây giờ đi chiến đấu để đến ngày thắng lợi vì lợi ích của đất nước.

Bốn mươi lăm phút sau họ xác định được ánh sáng xanh hình chữ Y nổi lên qua mảng sẫm cây cối bao quanh những ngôi nhà dọc theo bờ sông. Máy bay hạ xuống ba điểm lựa chọn ở chỗ nối hai con sông, tắt đèn báo để không làm bia cho một Việt cộng tình cờ gặp báo động. Sĩ quan Sài Gòn và các đại úy Mỹ hét lên để át tiếng động cơ và binh lính đứng dậy ra trước cửa. Bánh xe bắn tung nước ruộng vào sáu giờ ba phút, 15 phút trước bình mình; 200 người nhảy xuống nước đến đầu gối, bắt đầu lội đến các ngôi nhà. Phi công bốc lên, lại bay về phía đông và khu Mộc Hóa cách 25 cây số, đến gặp lại 13 “quả chuối bay” từ Tân Sơn Nhất tới để lấy quân vận chuyển tiếp. Trong lúc đó một chiếc hai động cơ C-47 bay trên đầu những người tập kích, thả pháo sáng như mặt trời nhân tạo xua tan bóng đêm cuối cùng.

Vann hình như chơi không may. Xóm làng chỉ còn đàn bà, trẻ em và người già. Ngồi ở ghế sau chiếc máy bay quan sát Cessna để dò tìm Việt cộng suốt đầu buổi sáng và điện thoại liên lạc với các cố vấn của mình, Vann rủa thầm nghĩ rằng cuộc tấn công ban đêm đầu tiên này được lính thủy đánh bộ thực hiện với biết bao công phu đã không đưa lại kết quả gì cả. Đại đội của Tiểu đoàn 504 mà Drummond tưởng ở chỗ hai con sông giao nhau đã đi từ hôm trước. Một trung đội lính địa phương ở trong một xóm đã thoát theo dọc sông; thực ra máy bay lên thẳng của quân đội từ Sài Gòn đến chậm nửa tiếng làm lỡ cuộc đổ quân biệt kích có nhiệm vụ chặn đường. Vann trở về Mộc Hóa cố gắng giải quyết tình huống bất ngờ này và cho tiếp tục chuyển quân. Anh không tìm được giải pháp và cuộc tập kích tiếp theo chậm mất hai tiếng rưỡi. Giận sôi lên, anh thấy người ta vạch một con số không trên bản đồ.

Cuộc đổ quân thứ tư nhằm mục tiêu hai xóm cách 11 cây số phía trên, dọc con kênh từ con sông đi về hướng tây và Campuchia. Vann chọn địa điểm này vì anh cho rằng Việt cộng có thể xây dựng cơ sở ở đây, thuận lợi vận chuyển đường thủy. Sử dụng hai mươi chín máy bay lên thẳng hiện có, anh lần lượt đưa đi hai lực lượng tấn công vào phía bắc các xóm lúc chín giờ năm mươi phút sáng. Họ gặp 150 quân nổi dậy. Lần này Vann ở lại trạm chỉ huy. Liên lạc điện thoại cho anh biết một số Việt cộng bắn súng tự động và phần lớn mặc đồng phục ka-ki, điều gần như chắc chắn đây là đội quân thường trực. Kết quả, thông tin của Drummond là chính xác. Vann bù lại cho sự thiếu hụt cụ thể bằng dùng địa hình phát hiện Việt cộng có thể ở chỗ nào và dựa vào kỹ thuật thăm dò của Ziegler để thẩm tra linh cảm của mình.

Những người Việt cộng thấy pháo sáng trong những buổi tập kích ban đêm và quan sát máy bay lên thẳng trong những cuộc đổ quân ban ngày. Phản ứng đầu tiên họ nghĩ là mạng lưới dăng ra không đủ xa để với tới họ và nếu ở nguyên tại chỗ sẽ an toàn hơn phân tán ngay từng toán nhỏ về phía biên giới Campuchia cách đấy bảy cây số về phía bắc và chỉ ba bốn cây số về phía tây dọc theo con kênh. Lầm lỗi đầu tiên ấy nghiêm trọng hơn khi họ phạm một sai lầm không tha thứ được trong chiến tranh; chạy đến chỗ tàn sát quân địch đã chuẩn bị.

Tấn công gần biên giới, Vann biết xu hướng Việt cộng sẽ chạy sang Campuchia. Họ đã đào những hầm trú ẩn cá nhân ngụy trang kín dưới những rặng cây, bờ bụi trên đường. Đáng lẽ sử dụng những hầm đó chống cự chờ đến đêm có cơ hội thoát ra, họ sợ hãi sau loạt đạn đầu như Vann dự kiến, bỏ chỗ ẩn được che phủ chạy lộn xộn hy vọng tìm nơi an toàn.

Năm phút sau cuộc đổ quân thứ tư, một người quan sát Việt nam trên máy bay nhận ra một đoàn khoảng 100 Việt cộng chạy lộ liễu qua cánh đồng lau lách cao 60 phân đến hai mét, ngập nước gần một mét. Có những người lội giữa lau sậy, những người khác chống những con thuyền nhỏ chở hơn một chục đồng đội. Người quan sát đề nghị cho gọi máy bay tiêm kích – ném bom. Đây là lúc Vann đã chờ đợi từ tháng Năm. Anh gợi ý với Cao để máy bay quần cho đến lúc máy bay lên thẳng chuẩn bị đủ nhiên liệu và đưa đơn vị dự phòng thứ nhất đến để bắt đầu bao vây tiêu diệt. Cao không bao giờ chống đối một cuộc tập kích không quân. Ông ta ra lệnh.

Đạn súng máy cỡ 50 và ca-nông 20 ly trên máy bay xả xuống làm bắn tung nước. Đạn rốc-két nổ trên những chiếc thuyền bay từng mảnh. Những thùng nhôm chứa bom napalm lần lượt rơi xuống vỡ ra trong lau sậy trùm lên Việt cộng một chùm hoa vàng. Nhìn từ bầu trời quang cảnh đẹp lạ lùng. Trong ánh sáng xanh buổi sáng người ta không hề ý thức đến nỗi kinh hoàng bên dưới trong lò lửa. Trên những chiếc máy bay theo đúng lệnh chỉ huy, với vũ khí không thể chiến bại, người ta có cảm giác vui thích đầy sức mạnh. Phi công hiếm khi biết một cuộc săn lùng nào đẹp hơn. Điện đài thường xuyên vang lên những tiếng nói phấn khích bằng ngôn ngữ Việt Nam, Pháp, Anh hoặc trao đổi với người quan sát điều khiển tầm bắn. Máy bay cánh quạt của họ, Skyraider và Trojan phù hợp với lối bắn trong hành quân vì phi công có thể bổ nhào thong thả hơn và nhắm vào mục tiêu dễ dàng hơn. Lúc máy bay chúi xuống, gió rít bên thân, đạn súng cối và rốc-két tóe lửa dưới cánh. Người ta có thể nghĩ là một cuốn phim Thế chiến thứ hai khi những anh hùng lực lượng Không quân cho quân Đức, quân Nhật một bài học xứng đáng. Những bóng người nhảy ra khỏi thuyền tránh loạt đạn. Trên khoảng đất trống trải rất ít người thoát khỏi. Rồi máy bay bồng bềnh trên lau sậy. Các cố vấn của Vann đếm được khoảng bốn chục xác chết . Lính bộ binh, súng máy và súng bán tự động cũng bắn vào Việt cộng đang hoảng loạn nhưng máy bay làm chết nhiều người nhất.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2008, 10:36:12 am »

Trong lúc máy bay tiếp tục tấn công và máy bay lên thẳng vẫn đổ quân, Vann kích thích Cao tổ chức thu hoạch cuối cùng vụ mùa đã chuẩn bị biết bao công phu này. Hai lực lượng dự phòng được thành lập thêm vào đơn vị đã có. Với ba đơn vị này họ có thể chặn đứng cuộc rút lui của Việt cộng bất cứ về hướng nào. Khi máy bay lên thẳng lấy đủ nhiên liệu, đơn vị dự phòng thứ nhất gồm hai đại đội xuất phát từ đường bay Mộc Hóa đổ quân xuống mạn bắc giữa Việt cộng và biên giới Campuchia. Những toán biệt kích ra quân từ chín giờ năm mươi phút sáng được lệnh dừng lại ở “tư thế rào chắn”. Hai đại đội mạn bắc tiến về phía họ theo chiến thuật thông thường “búa và đe”. Những Việt cộng thoát được làn đạn máy bay ẩn nấp trong lau sậy sẽ bị giết hoặc bắt sống bởi “lưỡi búa” từ mạn bắc xuống hoặc bị đè bẹp trên “đe” nếu họ tìm cách chạy về mạn nam. Vann lên một chiếc máy bay lên thẳng khuyến khích các chỉ huy Sài Gòn và nắm được những gì xảy ra để hướng dẫn Cao có hiệu quả trong lúc hoạt động đã đi vào giai đoạn cao độ.

Các phi công máy bay lên thẳng chuyên chở quân dự phòng nhận thấy Việt cộng đi về biên giới phía tây. Điều này không làm Vann bận tâm vì đã dự kiến hoạt động này và đã nói với Cao trước khi ra quân. Để chắc chắn mọi việc tiến hành tốt anh gọi điện cho Faust thay thế anh trong lúc vắng mặt ở cơ sở chỉ huy, bảo nhắc Cao gửi đơn vị dự phòng thứ hai về mạn tây bắc chặn toán Việt cộng này với chỉ thị đánh bạt họ về “chiếc đe”. Faust làm anh an tâm : đã có sự nhắc nhở này và Cao đã đồng ý.

Chiến thắng Vann dự kiến chuyển biến thành cơn ác mộng bất ngờ bắt đầu một cách thật bối rối. Anh săp  bay đến chỗ máy bay tấn công và có thể chứng kiến hiệu quả trên cánh đồng lau sậy, dừng lại để xem việc chỉ huy tiểu đoàn biệt kích bây giờ đang dàn trận làm nhiệm vụ “chiếc đe”. Mọi người vui vẻ. Họ phát hiện ra một súng cối 81 thêm vào nhiều vũ khí hạng nhẹ thu được của Việt cộng. Anh khen ngợi họ và bay lên để kiểm tra bước tiến về mạn nam của lực lượng dự phòng đổ quân ở mạn bắc. Lên đến độ cao anh ngạc nhiên nhận thấy binh lính ở nguyên nơi đổ quân. Hạ máy bay xuống để hỏi xem vì sao, anh được đại úy chỉ huy trả lời nhận lệnh của chỉ huy trung đoàn phải ở tại chỗ bố trí “tư thế hàng rào chắn”. Vann bảo như thế thật vô lý. Những toán biệt kích đàu đã làm rào chắn và đại tá Cao ngay từ lúc ra quân có lệnh cho tiến về mạn nam càng nhanh càng tốt. Đại úy trả lời “ Vâng, nhưng chỉ huy trung đoàn vừa có lệnh qua điện đài phải đóng quân lại không tiến lên”.

“Nhưng lạy Chúa ! Vann kêu lên, một chỉ huy trung đoàn có thể vượt qua mệnh lệnh của đại tá Cao từ khi nào vậy ?”.

Viên đại úy ngơ ngác không nói gì. Vann hét lên :

“Ông ta có biết những Việt cộng ông định giết hoặc bắt sống đang thoát ra trong lúc ông chần chừ như thế không ?”.

Đại úy nhún vai. Vann đề nghị anh gọi cho tổng hành dinh trung đoàn giải thích tình hình và xin phép tiến lên. Vann trở lại những toán biệt kích đầu tiên để xem chỉ huy trung đoàn có ra lệnh họ tiến về mạn bắc không. Không, họ được lệnh là giữ vững vị trí. Vann quay về đội quân dự phòng. Đại úy nói đã liên lạc với trung đoàn, hỏi kỹ và lại nhận được lệnh ở nguyên tại chỗ. Vann gọi cố vấn của mình ở tổng hành dinh trung đoàn và Faust để Cao giải quyết ngay sự lẫn lộn này. Không có kết quả. Anh cố gắng thuyết phục viên đại úy tiến lên và Vann chịu trách nhiệm. Đại úy từ chối. Vann quay lại toán thứ nhất cố thuyết phục đại úy tấn công lên mạn bắc. Không kết quả. Bốn mươi phút trôi qua trong bàn cãi vô vọng như thế trong lúc Việt công tiến gần đến biên giới Campuchia. Còn những máy bay lên thẳng phải đổ lực lượng dự phòng thứ hai không thấy đến. Khi Vann gọi về tổng hành dinh đòi giải thích. Faust trả lời hình như Cao chối bỏ lời hứa. Anh bèn trở về Mộc Hóa cố vực dậy tình hình.

Đến nơi, anh nhảy ra máy bay chạy lại lán tổng hành dinh nói với Cao phải ra lệnh đơn vị dự phòng thứ  nhất tiến lên và cử ngay đơn vị thứ hai về phía tây bằng những máy bay đang có tại chỗ, nếu không Việt cộng thoát ra hết. Cao trả lời ông không thể làm như thế.

-   Tại sao vậy ? Vann hỏi.
-   Vì chỉ huy trưởng Trung đoàn 10 không muốn san sẻ thắng lợi của mình cho một trung đoàn khác.

Chỉ huy trưởng Trung đoàn 10 ấy là người đã ra lệnh cho lực lượng dự phòng ở lại tại chỗ. Đấy là một trong các tiểu đoàn của ông ta được thả từ đợt bay đầu tiên xuống còn những đơn vị dự phòng thuộc về những trung đoàn khác.

Vann kinh ngạc đến nỗi không tìm ra lời, hiện tượng hiếm có ở anh.

“Sao ?” Anh nói, nhìn thẳng vào mắt Cao.

Cao bình tĩnh mỉm cười, nhắc lại điều vừa nói.

Vann phải đấu tranh để kìm mình lại. Anh kéo Cao riêng ra tránh làm ông ta lúng túng trước cấp dưới. Anh bảo không thể để một ai đó ganh tị làm cản trở thắng lợi của cuộc chiến. Chính ông ta chỉ huy sư đoàn, phải vượt qua người dưới quyền để ra lệnh. Không có nguy cơ nào cả. Quân số của họ vượt xa Việt cộng. Cao chỉ có hai người chết và một chục bị thương và hiện có thể 200 Việt cộng đang sống đi về phía Campuchia. Cao không thể để thoát những người cộng sản để sau này trở lại chiến đấu. Ông phải bảo vệ danh tiếng một chỉ huy năng nổ. Hôm nay ông có dịp thực hiện một chiến công chưa từng có, có thể nắm bắt cả một tiểu đoàn Việt cộng, không hành động thì có vẻ như một người hèn.

Cao vẫn vô cảm và nói không muốn làm phật lòng chỉ huy trung đoàn.

Nhưng rồi Vann cũng thuyết phục được Cao cho triển khai đội quân dự phòng về mạn nam; họ không lên đường trước hai giờ chiều, nghĩa là ba tiếng sau cuộc đổ quân trước. Việc Vann cố nài ép đưa lại cho Cao chút ít cố gắng. Binh lính tìm lại được một khẩu súng máy hạng nặng cỡ 50 Việt cộng bỏ lại. Họ cũng phát hiện ra bảy kẻ nổi dậy ẩn mình dưới nước thở bằng thân lau sậy, bị bắn hạ khi bỏ chạy; thu được một số vũ khí hạng nhẹ khác. Cao cho tập hợp ngay chiến lợi phẩm. Ông ta cho máy bay lên thẳng mang khẩu súng cối và vũ khí bắt được trong đợt tập kích lần đầu về và báo cáo với tổng hành dinh Sài Gòn để khoe khoang về những vật đã tịch thu. Vann hầu như tiếc về khẩu súng máy Cao lấy được nhờ anh khi thấy tổng tham mưu trưởng Sài Gòn và một đại tá những ô và a! trước khẩu cối, súng máy và hai mươi bảy vũ khí hạng nhẹ mà phần lớn là súng Pháp có quy lát Cao cho trình bày trước lán trên dãy bàn phủ vải trắng như những chiến tích.

Tổng hành dinh sư đoàn cũng mê mải vì trong niềm phấn khởi Cao bỏ cả việc chỉ huy hành quân, được phần lớn các phó của ông ta bắt chước. Sau này Vann phải tuyên bố trong một báo cáo theo quy định :”Tập trung được sự chú tâm của chỉ huy và ban tham mưu theo dõi được những cuộc hành quân tiếp tục là một khó khăn lớn nhất”. Anh sững sờ thấy viên tướng Sài Gòn cho là không có gì đáng chê trách trong thái độ của Cao và cũng tỏ ra chẳng hơn gì ông này. Cao cũng để sổng mất 80 đến 100 Việt cộng ở phía đông khu vực trong lúc Vann mệt nhoài cố đẩy lực lượng dự phòng lên một cách vô ích. Những Việt cộng ấy của Tiểu đoàn 504 chậm lại một ngày ở chỗ tiếp giáp hai con sông. Không một trong hai tiểu đoàn Sài Gòn nào phát hiện và đuổi theo họ mặc dù cố vấn Mỹ thúc giục. Cao cũng không động đậy khi Vann đề nghị. Một chiếc A-26 bay phía trên và Cao với sở thích bình thường về tấn công máy bay, cử đi những máy bay ném bom. Phi công cho rằng giết được 25 Việt cộng. Vann đi máy bay lên thẳng kiểm tra cẩn thận tại chỗ. Lần này máy bay nhấn chìm lau sậy và bụi cây. Không có một xác người nào.

Hôm sau Vann lại phải nhận những tin tức xấu hơn. Cao để lỡ một dịp phá hỏng điều gì đó đối với chủ nghĩa cộng sản quan trọng hơn một tiểu đoàn. Trong rừng phía trên xóm có trại huấn luyện quan trọng nhất miền bắc đồng bằng. Thẩm vấn mười một tù nhân biết một trong hai đơn vị đó là đại đội huấn luyện mà Drummond không phát hiện ra. Đơn vị kia là một đại đội của Tiểu đoàn 504 phụ trách bảo vệ trại. Phần còn lại gồm những thanh niên ở các đội cảnh sát địa phương được tuyển chọn để bổ sung vào các tiểu đoàn thường trực. Đã bốn tháng nay trong trại, họ được đào tạo sử dụng vũ khí, chiến thuật, phương pháp ngụy trang và những kỹ thuật khác về chiến tranh lật đổ. Drummond phát hiện dưới tán cây có bốn lớp học trang bị bảng đen và trong hai nhà khác là nơi đào tạo về y tế.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2008, 02:50:42 pm »

Phi công rùng mình lo sợ thấy khẩu súng máy hạng nặng Mỹ cỡ 50 có thể trở thành vũ khí chống máy bay trong những bàn tay có kinh nghiệm. Rõ ràng Việt cộng bắt đầu huấn luyện đánh máy bay lên thẳng. Cảm giác ấy được nhanh chóng khẳng định. Hăng hái thu thập chiến lợi phẩm ngày hôm sau, Cao cử đi hai toán cùng những kíp mìn. Họ phát hiện dưới nước có một chân súng loại tương tự nhưng không có ống, không có máy. Tù binh khai đại đội huấn luyện có ba súng máy cỡ 50 và họ tập cho thanh niên bắn máy bay. Drummond và đồng sự Việt Nam Bình tìm thấy trong trại những tài liệu giảng dạy giải thích phải bắn phía trước máy bay như thế nào để đón đường bay. Một tài liệu khác chỉ rõ số hiệu ba khẩu súng máy, chắc lấy được của Pháp hoặc của đơn vị Nam Việt Nam vùng khác vì Bình biết ở Sư đoàn 7 không mất khẩu nào. Tù binh kể lại có những Việt cộng dũng cảm cố dùng súng máy bắn hạ máy bay tiêm kích – ném bom trước khi bị giết hoặc chạy trốn.

Sự thất bại hoàn toàn khiến Vann khổ tâm hơn là bất ngờ. Anh không tưởng tượng được trước đây hai mươi bốn giờ đã chuẩn bị tỉ mỉ đến thế, phối hợp tài năng của Ziegler và Drummond và dùng mọi biên pháp mà Cao đã biến tất cả thành số 0. Theo Vann và luật lệ sĩ quan, không thể hy sinh người của mình để quân địch thoát khỏi như Cao đã làm. Việt cộng bị thiệt hại nhiều nhưng còn khoảng 300 thoát được, sẽ có nhiều người sống sót để khôi phục lại các đơn vị. Khung cán bộ sẽ được tăng cường và Tiểu đoàn 504 có thể lại tấn công những tiền đồn và tổ chức những đợt phục kích khác.

Một bê bối chung đáng lẽ đã kết thúc cuộc chơi cùng với Cao nhưng anh muốn theo đuổi mặc dù thất bại. Hơn thế anh sẽ bị tướng Harkins cách chức vì đường lối quan hệ thân mật giữa cố vấn Mỹ và các đồng cấp Việt Nam. Khi một nhà báo của Hiệp hội báo chí xin đi máy bay lên thẳng từ Sài Gòn đến Mộc Hóa, Vann cho biết cảm giác từ đầu đến cuối những việc diễn ra theo kế hoạch đã xây dựng. Anh nói việc đổ bộ ban đêm của lính thủy đánh bộ là một “công việc xuất sắc”.

“Họ đổ quân đúng theo giờ quy định và lần đầu hình như chúng ta làm cho Việt cộng hoàn toàn bất ngờ”.

Khi Cao thông báo các toán quân của ông và máy bay đã giết đến con số kỷ lục 131 Việt cộng trong một cuộc hành quân thành công nhất trong chiến tranh và một trong số mười một tù binh là đại diện ban chấp hành huyện ủy cộng sản. Vann ý từ không cải chính trước các nhà báo. Anh phải xác định lại sự thật trong báo cáo mật gửi cho Porter và Harkins,  nói cụ thể số Việt cộng bị giết “không quá 90”. Anh đành nén giận nhìn Cao nhận vinh quang của người anh hùng vì không muốn sự thật làm mờ sự nghiệp của ông ta.

Diệm hài lòng đến mực cho Cao tổ chức diễu hành chiến thắng gây ấn tượng nhất ở Sài Gòn kể từ cuộc thao diễn chào mừng thắng lợi năm 1955 của lính dù sau khi diệt đội quân riêng của Bình Xuyên kình địch với Diệm. Đài phát thanh Sài Gòn và báo chí của chính phủ ca ngợi “chiến thắng lớn nhất trong chiến tranh”. Cuộc diễu hành tổ chức vào ngày thứ bảy để thu hút được số lượng lớn nhất viên chức và gia đình đi trong hàng ngũ. Những cô gái đẹp mặc quần áo cổ truyền Việt Nam, áo dài tha thướt xẻ hai bên thân đón tiếp Cao và các sĩ quan của ông ở ngoại vi thành phố để trao tặng dây hoa. Cao vào Sài Gòn đứng trên chiếc xe Jeep chào dân chúng hai bên đường cho đến địa điểm tập trung. Đi đầu các sĩ quan ông ta theo con đường chính đến Nhà hát nhạc vũ kịch Pháp cũ bây giờ là nhà Quốc hội của Diệm. Quân lính đều mặc quần áo chiến đấu, đi ủng, đội mũ sắt cứng trừ Cao với đặc quyền một vị tướng và để được chú ý nổi bật, đội cát-két kiểu bóng chày đang trở thành mốt trong quân đội Mỹ. Ông ta cầm chiếc gậy nhỏ trong tay và một khẩu Colt 45 trong bao da đeo bên hông. Một bệ rộng đặt trước thềm nhà hát trưng bày cho công chúng xem những vũ khí thu được. Huân, huy chương được trao cho nhiều sĩ quan binh lính và bộ trưởng Bộ Quốc phòng gắn một chiếc huân chương trên lá cờ cảu Sư đoàn 7. Cao được đưa vào phủ tổng thống để Diệm tuyên dương công trạng.

Tương phản giữa sự lập lờ đối với công chúng và sự trung thực trong báo cáo mật của Vann chỉ dội thêm tiếng vang về dấu hiệu cảnh báo anh đã thầm lưu ý với thượng cấp. Bây giờ anh biết rõ những bất cập của việc chỉ huy quân đội Sài Gòn mà anh đã nêu ra dần dần trong những báo cáo trước để bắt đầu hiểu tầm cõ những vấn đề đặt ra cho phái đoàn cố vấn. Các bạn đồng nghiệp và anh được giao dẫn dắt một cuộc chiến bộ binh với một quân đội về cơ bản không hề muốn chiến đấu. Vann đã linh cảm điều ấy khi mới đến chủng viện. Clay bị đánh bại, bị thương trên máy bay lên thẳng vì viên chỉ huy quân đội Việt Nam từ chối đuổi theo thậm chí không bắn vào một trung đội Việt cộng chạy trốn lộ liễu trên đồng ruộng. Và Clay đích thân đuổi theo với hai máy bay lên thẳng. Lần này chỉ huy sư đoàn để sổng quân nổi dậy nhiều hơn mười năm lần. Sự nhát gan ấy đưa đến hốt hoảng thực sự về những nguy cơ và thấy bại tự chuốc lấy. Vann viết “Một tình trạng tệ hại được dựng lên, vì những người chỉ huy dù ở cấp bậc nào cũng không làm gì cả vẫn chỉ huy thậm chí được thăng cấp còn những người xông vào nguy hiểm có thể bị giáng chức nếu không thành công hoặc thất bại nặng”. Mặt khác các sĩ quan Nam Việt Nam không hiểu trách nhiệm của họ. “Những ganh tị ti tiện giữa chỉ huy sư đoàn và đại đội đặt trên nhiệm vụ chủ yếu là tiếp cận tiêu diệt địch và quay lưng lại nhiệm vụ. Các chỉ huy tuân theo mệnh lệnh phù hợp với h ọ và không biết hoặc điều chỉnh những mệnh lệnh khác”. Nếu những cố vấn Mỹ phải thực hiện nhiệm vụ với quân đội Nam Việt Nam, họ phải ý thức được tầm quan trọng của những thiếu sót đó và có những biện pháp thích đáng để cứu chữa. Vann cảnh báo với Porter và Harkins “Trừ phi đào tạo lại toàn bộ quân đội Việt Nam để chỉ huy theo thứ bậc mà nền tảng là tuân thủ mệnh lệnh, người ta không bao giờ đạt đến hiệu lực chiến đấu ở mức độ chấp nhận được”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2008, 04:05:23 pm »

Một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ được đào tạo chiến đấu hết sức mình với những gì người ta cung cấp. Thừa nhận khả năng thất bại không có nghĩa chấp nhận nó mà ngược lại là một kích thích phải kiên trì, hình dung thất bại sẽ không xảy ra. Thái độ ấy ở Vann rõ rệt hơn ở đại bộ phận các sĩ quan vì anh kiêu hãnh không bao giờ để một thách thức thắng mình. Anh công nhận một phần lời thanh minh của Cao giải thích viên chỉ huy Trung đoàn 10 đã cản trở ông đuổi theo Việt cộng. Anh không đồng tình với Cao nhưng biết ông ta có những vấn đề với các tỉnh trưởng và nghĩ rằng việc chỉ huy có lẽ do một người thân tín khác của Diệm đảm nhiệm.

Thực ra Cap có quan niệm lành mạnh về cuộc chiến tranh này. Ông ta không dấu diếm ý  muốn ngăn cản chủ nghĩa cộng sản áp đặt nền chuyên chế nghiêm khắc ở miền Nam. Ông nói, khi nắm quyền họ sẽ từ bỏ lời hứa chia ruộng đất cà những quyền lợi khác của nông dân. Họ sẽ tàn sát những người thực sự hoặc có khả năng đối lập, thiết lập hợp tác xã nông nghiệp, xóa bỏ tôn giáo, phá hủy những tập tục Việt Nam và một số tự do cá nhân mà nhân dân miền Nam được hưởng dưới chế độ Diệm để xây dựng xã hội độc tài mác-xít.

Vann cũng nghĩ những người cộng sản sẽ phạm tất cả những tội ác ấy nếu họ thắng trong chiến tranh. Anh kết luận tuy Cao có lỗi ông ta nhưng là người yêu nước Việt Nam, một người dân tộc trung thực muốn đưa lại cho đất nước giải pháp thích hợp của một chính phủ chống cộng sản ở Sài Gòn, hiện đại hóa dần dần với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Anh đồ chừng miền Nam Việt Nam đối với Cao cũng như đất nước Hoa Kỳ đối với anh và với thời gian anh có thể khuyến khích lòng tự trọng, khiến ông ta xử sự như một nhà chỉ huy quân sự mà nước ông đang cần.

Sự kiện ngày 20 tháng Bảy đối với Vann như vậy trở thành mặt trái chứ không phải một thất bại. Tháng Tám,, anh gửi về cho Mary Jane một bức ảnh Cao và anh đứng bên nhau trước lều vải trong một cuộc hành quân. Anh cho   tô màu tấm phim đen trắng ở một cửa hàng Mỹ Tho để có vẻ hiện thực hơn. Vann nhìn ống kính và Cao nhìn vào Vann. Ở lưng tấm ảnh, Vann viết bằng bút bi :

Vann và Cao
Tháng Tám năm 1962
Kíp US Việt Nam tốt nhất để đánh thắng những người cộng sản

Dù Vann muốn bỏ Cao, anh cũng không có khả năng nào để làm được. Đầu mùa thu 1962 anh đã trở thành tù nhân của chò trơi của anh “Cao, con hùm” nhờ số lượng Việt cộng bị giết theo chất lượng kế hoạch bố trí và thông tin cũng như tác động của kỹ thuật công nghiệp Mỹ : máy bay lên thẳng, xe bọc thép và máy bay tiêm kích – ném bom. Vann bị mắc vào bẫy của thành công bề ngoài. Trong bốn tháng sau khi anh đến, số lượng Việt cộng bị giết ở Sư đoàn 7 do tập kích trên bộ và bằng máy bay lên thẳng là 4.056 người kể cả những người hỗ trợ ở làng xóm, bằng cả trong nước cộng lại. Con số này được sĩ quan Sài Gòn cung cấp gồm cả tổng kết những cuộc tấn công của quân bảo an và cảnh sát địa phương mà người Mỹ không bao giờ có mặt để xác định. Dù số liệu nói quá lên 50% - tỷ lệ mà cố vấn Mỹ cho là hợp lý ở miền Nam Việt Nam – 2.000 người chết trong 4 tháng là một tổn thất nghiêm trọng cho Việt cộng ở mạn bắc vùng đồng bằng. Đúng là không một tiểu đoàn thường trực hoặc địa phương nào bị tiêu diệt, nghĩa là không có một số lượng chết như thế để đủ người sống củng cố lại đơn vị. Nhưng con số đã khá cao để chẳng bao lâu họ sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấy. Vann bắt đầu tin tưởng nếu anh có thể giữ nhịp điệu hành quân như hiện nay, tác động dồn dập sẽ đập tan được lực lượng của Việt cộng dù cao từ chối trả lương tình nguyện cho bộ binh. Sáu cuộc hành quân trong tháng Tám và tháng Chín được trả bằng hàng trăm thiệt hại của Việt cộng. Ngày 18 tháng Chín một cuộc tập kích khác ở Đồng Tháp Mười vào Tiểu đoàn 502 quân thường trực còn có kết quả lớn hơn nhiều “chiến thắng lớn” trên giấy của ngày 20 tháng Bảy. Một đại đội Việt cộng và hàng trăm quân địa phương phối hợp bị xe bọc thép hủy diệt hoàn toàn.

Việt cộng cố gắng tổ chức một hàng phòng ngự phía sau bờ ruộng ngập nước nhưng những con quái vật bánh vòng sắt nghiền nát hết và bắn vào họ trong lúc đạn của họ nảy lên một cách vô ích trên vỏ thép. Phía trong xe tăng lính đứng trước cửa xe bắn xối xả. Khẩu súng máy lớn 50 bố trí phía trước cắt ngang những người chạy trong bùn bết vào chân, nước cao đến thắt lưng. Những người sống sót cố ẩn mình trong nước thở bằng cọng lau rỗng hoặc để hở mũi trên mặt nước. Nhưng những lái xe bọc thép phá vỡ mưu mẹo ấy bằng chuyển động mười tấn sắt của họ từ trước ra sau làm dồn sóng. Lựu đạn của quân lính Sài Gòn cũng làm họ lộ mặt. Khi một trong bọn họ bị lộ, lái xe tiến về phía ấy, chồm lên nghiến nát họ nếu họ chưa bị đạn giết chết.

Ngày hôm ấy 158 Việt cộng bị giết và 60 bị bắt sống. Vann gửi cho Mary Jane mẩu cắt ở bài báo trang nhất bằng tiếng Anh ở Sài Gòn, Times of Viet Nam. Anh viết trên đề mục bằng chữ lớn “Cuộc tàn sát lớn nhất trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam”. Diệm khen thưởng Sư đoàn 7 phần thưởng quân công của quân đội Nam Việt Nam, một dải tết sợi nhiều màu tất cả quân lính mang ở vai trái, theo tập tục Pháp được Hoa Kỳ và các quân đội phương Tây sau đó bắt chước. Đây là lần đầu tiên phần thưởng này được tặng cho cả một sư đoàn AVRN. Diệm thông báo với Cao có ý đinh thăng chức cho ông ta cấp tướng và ủy nhiệm ông ta chỉ huy một Quân đoàn.

Về phần mình Vann trở thành cố vấn tin cậy của tướng Harkins. Không phải vì những báo cáo của  anh trở nên lạc quan hơn. Chúng vẫn được viết với sự thật tàn ác, đặc điểm của báo cáo ngày 20 tháng Bảy. Một trung tá nào đó có lẽ đã trình bày các sự kiện tích cực hơn, phù hợp với ý muốn thắng lợi của quân đội, nhưng Vann không nương nhẹ các khía cạnh. Chủ đề luôn trở lại là anh và các cố vấn là không thể tiến lên với mục tiêu lâu dài : biến quân đội Việt Nam ARVN thành một quân đội có thể chiến đấu và đánh bại chiến tranh du kích. Harkins có vẻ không bối rối trước những tiêu cực trong các báo cáo của Vann. Viên tướng và ban tham mưu của ông đánh giá, trong cuộc chiến tranh không có mặt trận này, cách đo tốt nhất những tiến bộ đạt được là số lượng Việt cộng bị giết, theo lối  nói của bàn giấy là “việc tính toán xác chết”. Sĩ quan tham mưu Sài Gòn phụ trách trình bày một cách quen thuộc với những người mới đến và khách đến thăm theo lối nói ít rùng rợn hơn “Trong một cuộc chiến tranh không có một chiến tuyến nào, chỉ số tốt nhất về những tiến bộ đạt được là chỉ số thiệt hại”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM