Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:56:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147273 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #130 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 11:30:43 am »

 300.000 quân Trung Hoa, không phải 60.000 như MacArthur tưởng tượng, chờ quân đội Mỹ trên đồi núi Bắc Triều Tiên. Đêm 25 tháng Mười một, hàng ngũ xung phong chưa đến vị trí tấn công, chạy trên đường dọc bờ sông để bắt đầu theo giờ đã định. Lực lượng không quân của MacArthur, trên tác thực tế, không gây được nhiều thiệt hại trên quân Trung Hoa. Một trong những sĩ quan trẻ nhất của tổng hành dinh Trung Quốc, Yao Wei, trung úy 19 tuổi, sau chiến tranh trở thành một nhà chuyên môn của Mỹ và 30 năm sau có một học bổng đi học ở Washington. Anh nhớ lại tổng hành dinh Trung Quốc  bị mất mát do tai nạn xe tải nhiều hơn vì bom đạn máy bay. Trước khi qua sông Yalou, người ta bảo không sợ gì máy bay  nếu tránh các thành phố, làng mạc và di chuyển về đêm. Đúng thế, những lái xe khó đi trên đường đất khúc khuỷu không bật đèn pha.

Bộ binh không có xe, xe dành để chuyên chở đạn dược và trọng pháo. Lính bộ binh Trung Hoa đi bộ, trong năm giờ đi được 32 cây số. Ngày của họ bắt đầu từ 7 giờ tối. Họ bước đi , có những đợt nghỉ để ăn, nghỉ ngơi cho đến 3 giờ sáng dừng lại hạ trại. Đến năm giờ rưỡi, bình minh vừa lên thì tất cả đã được ngụy trang, trên bầu trời không nhìn thấy : người, vũ khí, trang bị , những con ngựa giống nhỏ Mandchourie, ngựa và xe chở súng móc chi ê và đạn dược. Không ai động đậy vào ban ngày trừ những nhóm trinh sát đi trước nghiên cứu chỗ đóng quân tiếp đó. Cứ như vậy, 30 sư đoàn bộ binh Trung Hoa, tổng cộng 300.000 người cùng các đơn vị trọng pháo và hậu cần vượt sông Yalou vào Triều Tiên, chiếm vị trí đối diện với quân đội MacArthur vào tuần thứ ba tháng Mười một, không bao giờ bị máy bay thám thính bay trên đầu họ lúc đang ngủ phát hiện.

Tuy việc thám thính trên không thất bại, người Mỹ có khá nhiều thông tin để báo động về sự gia tăng của quân đội Trung Hoa, nhờ vào việc hỏi cung tù binh bắt trong đợt đụng độ sơ bộ và nhất là việc bắt được làn sóng điện và giảt  mã những cuộc liên lạc của người Trung Quốc.

Không một cảnh báo nào được coi trọng và thông tin thường sai lạc hoặc không rõ. Một số người lo ngại nhưng không đủ để điều chỉnh phản ứng của Dean Acheson. Trả lời một cảnh báo trong tháng Mười, ông nói “ Chúng ta không có lý do gì phải sợ . Chắc là một đòn đánh lừa của cộng sản Trung Quốc thôi “.

Sau này, Dean Acheson và Omar Bradley nói họ đi đến kết luận Bắc Kinh không dám nghiêm chỉnh thách thức Hoa Kỳ. Tổng thống Truman cũng đồng ý như thế. Các chính trị gia và tướng tá Mỹ nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ chịu đựng, chính vì họ là người Trung Quôc, họ sẽ làm những gì mà người Mỹ không bao giờ tha thứ trong những trường hợp tương tự. Cũng như sau này ở Việt Nam, người Mỹ nhầm những người Trung Hoa không mua được bằng tiền ở Đài Lan với những người họ đang đối đầu. Trước ngày tấn công, trung tướng Charles Willoughby, trưởng ban thông tin của MacArthur báo cáo với tổng hành dinh là quân Trung Hoa ở Triều Tiên thiếu thốn thực phẩm và đạn dược mà ông nghĩ Bắc Kinh không cứu chữa được. Willoughby nhận xét “ Người Trung Quốc khác với người phương Tây, không bao giờ biết cung cấp đầy đủ cho các đội quân của họ “.

MacArthur làm trầm trọng thêm thảm họa bằng cách làm cho nhiệm vụ của đối phương dễ dàng hơn. Ông chia quân thành hai : năm sư đoàn dưới sự chỉ huy của Walker ở phía tây bán đảo và hai sư đoàn có hải quân hỗ trợ dưới sự chỉ huy của trưởng ban tham mưu, đại tướng Edward Almond, ở phía đông. Walker và Almond không liên lạc trực tiếp với nhau, chính MacArthur phối hợp hoạt động của họ từ tổng hành dinh ở cách đấy 1.300 cây số, phía bên kia biển Nhật Bản. Sự huyênh hoang và các không thể lầm được của ông làm tê liệt phần lớn các tướng dưới quyền. Khi thiếu tá Hải quân thông báo với Almond phải xây dựng một đường băng để có thể cung cấp thực phẩm và chuyển thương binh, Almond hỏi “Thương binh nào ?”.

Khẩu hiệu của Douglas MacArthur – “ Các anh sẽ ở nhà vào lễ Noel “ – đã trở thành câu sáo rỗng đối với binh lính ông đang đưa đến cái chết. Trong tâm trí họ chiến tranh đã kết thúc và họ bỏ bớt trang bị cho nhẹ. Phần lớn bọn họ không đội mũ sắt nữa, thay vào đó là những chiếc mũ len cho đỡ lạnh. Mũ sắt dùng trong chiến đấu và đã trở thành một vật nặng vô ích. Họ cũng vứt bỏ những những chiếc xẻng gập dùng đào hố cá nhân. Về đạn dược, phần đông chỉ giữ mấy viên đạn và một hai quả lựu đạn.

Trong lúc chờ đợi họ trên  núi, những người Trung Hoa có một mục tiêu kép : hết sức làm chậm lại cuộc chiến tranh với hy vọng người Mỹ coi trọng những cảnh báo của họ và đảm bảo nếu đánh nhau thì sẽ  xảy ra trên đất họ và theo cách của họ. Núi đồi cản trở người Mỹ sử dụng ưu thế cơ khí : xe tăng, trọng pháo, máy bay ném bom đối với một loạt những đơn vị nhỏ tách biệt tiến lên trong hàng ngũ ngoằn nghèo. Ở vùng đồi núi, quân Trung Hoa có lợi thế về số lượng và tinh thần chiến đấu của bộ binh. Kế hoạch của họ làm cầm chân bộ phận chủ lực của MacArthur bằng một số đơn vị còn đại bộ phận lực lượng tấn công vào mặt sau của quân đội Mỹ. Những vị tướng Trung Hoa không chuyên ấy hành động như những người chuyên nghiệp Eisenhowrvà Platon ở Bắc Phi  năm 1943. Họ chơi để thắng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #131 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 02:41:16 pm »

 Trên đỉnh đồi 205, Puckett và đội quân biệt kích của anh bị tấn công bất ngờ. Lúc 23 giờ 45 phút, những tia lửa lóe lên trong đêm tối. Lựu đạn nổ ở những chướng ngại vật Mỹ. Bộ binh Trung Hoa im lặng bò lên sườn đồi, lại gần để ném lựu đạn có hiệu quả. Những tia lửa bùng lên vì lựu đạn nổ. Sau một loạt Móc chi ê bắn chặn, quân Trung Hoa ào tới, hy vọng tiêu diệt lính Mỹ trong một đợt xung phong trực diện như họ đã làm với đối thủ Quốc Dân đảng.

Ralp Puckett đã tập luyện kỹ cho những đầu bếp và nhân viên văn phòng của anh. Họ ẩn nấp sâu xuống hố và ngẩng đầu lên bắn vào những bóng người chạy tới trong đêm. Để nhắm bắn tốt hơn, Puckett qua điện đài đề nghị trọng pháo bắn pháo sáng. Nhờ vậy, anh thấy rõ những toán quân Trung Hoa khác vừa leo lên đồi vừa chạy sau đợt đầu, cho bắn súng cối 105 và 155 ly vào họ. Puckett là một trung úy chuyên nghiệp thực sự đã dự kiến  một cuộc tấn công sắp xảy ra và người của anh không tiết kiệm đạn. Anh chắc chắn mỗi người trong đội đều mang theo bên mình nhiều hơn mức quy định. Đỉnh đồi vang lên một tiếng huyên náo thác loạn, trong lúc các loại vũ khí khác vào người Trung Hoa, đạn cối xé nắt và tung họ lên không.

Những đợt tấn công tiếp nối nhau đến 3 giờ sáng. Puckett chỉ cón 8 viên đạn trong súng tiểu liên và bị thương nặng vì mảnh đạn súng côi. Binh lính Trung Hoa ở khắp nơi : 19 người sống sót trong số 52 lính biệt kích nhảy ra khỏi hố, chạy xuống khỏi đồi mang theo trung úy bị thương của họ.

Tính thích làm lớn của MacArthur và cấp trên của ông cũng không kìm hãm được việc đã gây ra cuộc rút lui dài nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Walker kinh hoàng về trước sức tấn công của kẻ địch. Trước khi ông làm chủ được tình hình và hành động, quân Trung Hoa đã đập tan sườn phải của các đơn vị  ông chỉ huy, trước tiên là một Quân đoàn Nam Triều Tiên gồm 3 sư đoàn, rồi sư đoàn 2 bộ binh. Viên tướng chỉ huy quyết đinh gom đội quân lớn nhất rút về phía nam thành một đoàn xe tăng và xe cộ qua núi. Ông vội vàng chạy đến nỗi quên chiếm lĩnh các điểm cao khống chế con đường. Đối thủ Trung Hoa của ông đang hy vọng vào sự thiếu khôn ngoan ấy. Họ chờ đợi trên các đỉnh đồi và Sư đoàn 2 rơi vào một cuộc phục kích khổng lồ.

Walker đi xuống theo bán đảo 250 cây số trước khi gặp rủi ro dừng lại dọc vĩ tuyến 38 phía trên Seoul. Ông bị chết trong một tai nạn xe Jeep trên đường phủ băng vào cuối tháng Chạp ; quân đoàn 8 lại phải lùi thêm 90 cây số. Seoul bị mất lần thứ hai; người kế nhiệm Walker, Matthew Ridgway tổ chức lại các đơn vị và tiến hành một loạt trận phản công. Quân đoàn MacArthur chuyển xuống phía đông Bắc Triều Tiên dưới sự chỉ huy của tham mưu trưởng Almond chuyển theo đường biển nhưng cũng không tránh khỏi tổn thất nhiều sư đoàn Nam Triều Tiên và phần lớn số quân của Sư đoàn 7 bộ binh Mỹ khi bị 120.000 người của Quân đoàn 3 Trung Hoa tấn công.

MacArthur là nguyên nhân cho thất bại lớn nhất trong chiến tranh Triều Tiên. Hoa Kỳ đành hài lòng với một nửa chứ không phải bốn phần năm đất nước này với giá mạng sống con người gần gấp năm lần dự kiến : 54.246 người Mỹ chết ở Triều Tiên : trận chiến ở vành đai Pusan và đuổi theo quân Bắc Triều Tiên còn lại trả giá khoảng 10.000 người, còn 44.000 người khác chết trong rừng núi phía nam sông Yalou ; hai năm rưỡi tiếp theo , những cuộc đụng độ vẫn còn diễn ra cho đến khi chiến tranh kết thúc vào tháng Bảy năm 1953, dọc theo con đường đình chiến ở vĩ tuyến 38, đúng vào nơi đã bắt đầu cuộc chiến.

Khi Vann biết được điều gì đã xảy ra với anh bạn Puckett, anh xin phép được gặp tướng Kean và thiết tha xin được có cơ may củng cố lại đơn vị biệt kích với những người còn sống sót và một số tình nguyện mới. Đây không phải lần đầu Vann đề nghị được chỉ huy một đơn vị. Anh đã xin được giao chỉ huy một đại đội ở Trung đoàn bộ binh 24 gồm toàn lính da đen vì Hopkins và kinh nghiệm ở Ferrum đã làm anh vượt qua mọi sự phân biệt chủng tộc. Anh khẳng định binh lính da đen có thể chiến đấu tốt như lính da trắng nếu người ta chỉ rõ họ có khả năng đó. Những lần trước vị tướng đã từ chối , nói ở ban tham mưu anh làm được nhiều việc hơn. Nhưng lần này, Kean không còn lòng nào nói “ không “ một lần nữa. Vậy là, Vann được chỉ huy quân biệt kích.

Mary Jane biết được nhiệm vụ chỉ huy đầu tiên của chồng qua một bức thư bảo chị giao cho người thợ may ở Osaka làm những cầu vai thêu chữ “ Biệt kích “ để người của anh khâu chữ ấy vào đồng phục. Anh càng hài lòng về nhiệm vụ chỉ huy đầu tiên của mình vì quân biệt kích là một đơn vị độc lập và anh bao giờ cũng thích ở hàng đầu. Anh được phép tuyển người ở Sư đoàn 25 và những đội quân tăng cường ở Triều Tiên. Anh cũng có thể tăng quân số đại đội của anh thêm vào một trung đội và như vậy thành một đơn vị gồm năm sĩ quan trong đó có anh và 107 quân lính. Nhiệt tình tự nhiên của anh lôi kéo những người tình nguyện mà anh không thể nhận biết.

Giữa tháng Mười hai năm 1950, Vann và đội biệt kích của anh được tàu chở đến đảo Kangwha, đầu bở biển phía tây Triều Tiên gần đường phòng ngự Walker cố thiết lập dọc theo vĩ tuyến 38. Vann được giao hai nhiệm vụ : trước hết là báo cáo với ban tham mưu nếu quân Trung Hoa đổ bộ theo đường biển lên phía sau Quân đoàn 8. Nhiệm vụ thứ hai đầy tham vọng và nguy hiểm hơn. Dựa vào đêm tối, Vann và quân biệt kích lên những chiếc thuyền nhỏ đổ bộ lên lục địa phía sau hàng ngũ quân Trung Hoa để do thám. Quân biệt kích được bốc đi khỏi Kangwha khi Quân đoàn 8 lại một lần nữa rút lui.

Vann không chuyển ngay vinh quang của Puckett vè phía mình. Ngược lại, anh xử sự trung thực như vẫn luôn tỏ ra với một đồng nghiệp sĩ quan dũng cảm. Nhờ anh can thiệp mà Puckett được thưởng huy chương. Vann hỏi những người sống sót trong đêm ở ngọn đồi 205, thu thập chứng cứ về sự chỉ huy dũng cảm của bạn và gửi bản đề nghị khen thưởng. Những người đã cứu sống anh ấy cũng được khen thưởng. Khi Vann và Puckett gặp lại nhau sau này ở Fort Benning, Vann thỏa mãn thấy bản đề nghị khen thưởng đúng do mình đã viết.

Chỉ khoảng 12 năm sau, Vann mới chiếm hữu câu chuyện của Puckett với nhiều lý do. John Vann ở Việt Nam không thể là người như anh muốn nếu không chỉ huy đại đội biệt kích trong đêm anh dũng chống trả khi người Trung Hoa tấn công Triều Tiên. Anh biết anh sẽ hành động cũng dũng cảm như Puckett, đến nỗi anh đồng hóa câu chuyện ấy thành của anh. Anh nhớ lại cụ thể những chi tiết viết bản đề nghị khen thưởng và thêm vào một số để câu chuyện có ý nghĩa hơn, ví dụ “ hơn 500 lính Trung Hoa chết trước vị trí chúng tôi” mà anh thấy lúc vừa rạng sáng. Thực tế, Puckett không bao giờ biết bao nhiêu lính Trung Hoa bị giết : đơn giản là anh đã không thể làm việc đó.

Mấy trăm xác chết và việc mô tả “ chiến thuật làn sóng người liên tục ào lên của người Trung Hoa “ có ích cho Vann trong việc chứng minh người Mỹ không bao giờ thắng được trong một cuộc chiến tranh hủy diệt chống người châu Á. Nhắc lại việc xảy ra khi anh cầm đầu đội quân biệt kích, anh nói dù lưỡi lửa của chúng ta mạnh đến mấy họ cũng sẽ mỗi lúc một đông. Những chi tiết của nước Trung Hoa mà anh muốn dùng để mô tả Việt Nam. Theo Vann, những triệu triệu người Trung Hoa không phải là vốn quân sự thoáng qua hoặc trở ngại thường trực cho việc xây dựng sức mạnh thực tế và hiện đại. Hoàn toàn ngược lại, họ là một mối đe dọa không ngừng lớn mạnh và đang tiềm tàng. Tầm nhìn ấy được phần lớn người Mỹ thời kỳ đó đồng tình, nhưng Triều Tiên đã làm Vann sáng tỏ và xác thực hơn.

Cũng như nhiều sĩ quan khác trong thế hệ anh, Vann có xu hướng giải thích với những lý do sai trái về điều xảy ra ở Bắc Triều Tiên. Quân đội vừa thắng trong Thế chiến thứ hai không thể chấp nhận các chỉ huy của anh bị những người khác vượt qua và lính Mỹ bị đối thủ Trung Hoa đánh bại vì chuẩn bị và thông tin kém. Chỉ sau này, Vann mới phải nói với Mary Jane rằng MacArthur phạm sai lầm kinh khủng khi đánh nhau với người Trung Hoa. Nhưng thành quả của MacArthur quá lớn, bản thân ông có bao tài năng vun đắp vào lá cờ đầy sao và với niềm tự hào quốc gia, những biện minh của ông quá thuyết phục nên những người Mỹ như Vann không thấy những sai sót quân sự. Truman phải qua bốn tháng rưỡi để rũ bỏ MacArthur. Tổng thống phải giải quyết như vậy bởi vì viên tướng, khao khát khẳng đinh tiếng tăm quân sự của mình đã công khai chiến dịch tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện chống Trung Quốc. Khi ông trở về Hoa Kỳ, MacArthur nhận được sự đón tiếp có vẻ rối loạn của một đất nước luôn yêu mến ông.

Cũng lạ là Vann không nhận được huy chương về chiến dịch tiếp tế bằng máy bay cho vùng vành đai Pusan. Viên sĩ quan lúc ấy thấy anh hoạt động nhưng bận nhiều việc ,không đề nghị gì với cấp trên của Vann, trung tá Gasset. Thái độ bình tĩnh của Vann lúc xếp chuyển đạn dược và may mắn công việc trót lọt làm Gasset có cảm tưởng các phi công đã cường điệu mối nguy hiểm. Vann không quên cho Gasset biết anh đã tổ chức các đoàn tàu, xe và vận chuyển người , đạn dược nhanh hơn bất cứ một sĩ quan vận chuyển nào của Quân đoàn 8. Anh tự hào về thằng lợi của mình như trước đây đã tự hào về thành tích thể thao ở trường trung học Norfolk, xác định giá trị của mình qua mức độ thực hiện và không nói với Gasset về mối nguy hiểm trước bom đạn. Sự im lặng không có nghĩa anh thờ ở với việc khen thưởng. Anh tâm sự với Mary Jane anh muốn được tuyên dương ở Triều Tiên biết mấy nhưng nếu nói với Gasset về những cuộc không tập của anh thì có vẻ đòi hỏi nên anh im lặng.

Vann có thể được phần thưởng cao nhất anh mong mỏi ở Triều Tiên nếu anh có thể chỉ huy đội biệt kích lâu hơn và nổi bật trong chiến đấu chống quân Trung Hoa. Nhưng anh chỉ huy có hai tháng rưỡi. Con trai anh, Jesse, sau này chống đối anh về cuộc chiến tranh thứ hai, đã làm anh chia tay sớm cuộc chiến tranh đầu tiên của anh.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #132 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 05:20:45 pm »

 John Vann không thấy được đứa con thứ ba lúc ra đời, Jesse sinh ngày mồng 5 tháng Tám năm 1950 trong lúc bố và Sư đoàn 25 chiến đấu vô vọng trong vành đai Pusan. Bệnh viện quân đội ở Osaka đang lộn xộn đến mức nữ y tá không tìm được chăn đệm sạch lúc Mary Jane trở dạ bước đầu. Bác sĩ phụ sản bận ở phòng mổ với một nhóm thương binh máy bay đưa từ Triều Tiên về, đến đúng lúc Mary Jane sinh con.

Jesse là một đứa bé xinh xắn, đôi mắt to màu xanh nhưng thể trạng ốm yếu, biếng ăn. Đầu tháng Hai 1951, 6 tháng tuổi, Jesse thở yếu và đôi mắt sưng. Bác sĩ nhi khoa khám bệnh đã cho thuốc viêm màng não trước khi chuyển đi. Ông tuyên bố với Mary Jane có thể cứu chữa đứa bé bằng một phương pháp điều trị mới nhưng ít hy vọng. Ra hành lang bệnh viện, Mary Jane gặp một người bạn, vợ một sĩ quan làm việc tình nguyện cho hội Chữ thập đỏ. Chị òa khóc, nói về tình trạng của Jesse. Cô bạn gửi ngay thư khẩn cấp đi Triều Tiên theo hệ thống Chữ thập đỏ. Vann được nghỉ phép gấp lên máy bay về Osaka. Chị mừng như điên thấy anh về nhà và ôm chầm lấy anh.

Hai người đến ngay bệnh viện. Qua hai ngày Jesse bắt đầu kháng bệnh tốt hơn và bác sĩ lạc quan hơn. Vann an ủi Mary Jane : họ đã may mắn với Patricia và John Allen; Jesse cũng sẽ bình phục và một ngày nào đó cũng mạnh khỏe như chị và anh nó.

Khi đứa bé qua cơn nguy kịch, bác sĩ muốn Vann sang Hoa Kỳ để Jesse được chăm sóc tốt hơn trong thời kỳ dưỡng bệnh. Vann không nghe nhưng ban tham mưu sư đoàn biết được lời bác sĩ khuyên, đã gửi công văn cho Vann lúc kỳ nghỉ hai tuần sắp hết, thông báo anh được thuyên chuyển vì lý do gia đình. Anh điện thoại sang Triều Tiên tuyên bố anh không cần về Hoa Kỳ, Mary Jane có thể đưa Jesse và hai đứa con về nhà bố mẹ ở Rochester. Anh muốn trở lại đơn vị. Ban chỉ huy cho rằng anh nói thế để tỏ ra là một người lính dũng cảm, đã không chấp nhận. Là đại úy dù sao anh cũng phải thuyên chuyển vào mùa hè để theo những lớp bổ túc ở trường bộ binh Fort Benning. Trong lúc đó, người ta đang cần một sĩ quan có kinh nghiệm như anh cho trại huấn luyện quân biệt kích. Lệnh thuyên chuyển của anh đã được ký. Anh không có quyền lựa chọn nữa.

Mary Jane cảm thấy anh tức bực vì phải rời chiến trường và đại đội Biệt kích của anh đến mức nào, cảm thấy tổn thương nặng vì việc ấy. Chị rất vui mừng vì anh đã về và cuộc sống chung sẽ trở lại với họ. Về thể chất không có gì thay đổi nhưng John không chia sẻ những suy nghĩ của mình với chị như trước đây. Chị cố nói chuyện với anh về cuộc sống của mẹ con lúc anh ở Triều Tiên. Anh không trả lời. Chị biết rõ tâm trí anh đang ở bên kia, với đại đội của anh. Chị càng ý thức được sự thay đổi ấy ở anh khi họ hành động rất khác nhau đối với chiến tranh. Đối với anh, chiến tranh là kinh nghiệm dồi dào nhất trong đời. Thời gian không bao giờ nặng nề, không có gì đơn điệu, buồn chán. Mỗi ngày có một ý nghĩa, mỗi cử chỉ là cần thiết và cấp bách. Anh say mê thấy  mình cần cho những đòi hỏi của cuộc tranh chấp, tỏ ra có khả năng hơn những người khác. Về lý trí, Mary Jane chấp nhận sự biện minh của chiến tranh không phân tích, như chị đã làm đối với những gì người ta nói với chị. Về tình cảm, chị rũ bỏ chiến tranh vì như vậy có nghĩa John đi vắng và chị sợ những gì chị đã thấy trong chiến tranh.

Tướng Keane đề nghị các bà vợ sĩ quan làm việc tình nguyện cho Hội Chữ thập đỏ, trong bệnh viện hoặc ở sân bay để giúp đỡ binh lính bị thương chở từ Triều Tiên về. Mary Jane chọn làm ở sân bay, vì nhà chị gần đấy. Những người bị thương còn có thể đi bộ được dìu đến lán trại và ngồi trên ghế trong lúc bác sĩ và những người giúp việc đưa họ lại xe ca chở đi các phòng của bệnh viên tùy tính chất vết thương của họ. Những trường hợp nghiêm trọng, chân tay gãy hoặc vết thương nặng ở bụng, ngực hoặc ở đầu, được các xe cứu thương chở đi ngay. Trước khi phục vụ cà phê hay sô cô la cho những người khỏe mạnh, Mary Jane và những người khác đến gặp thương binh nặng để an ủi họ. Trông thấy những con người tàn tạ ấy, chị chao đảo cả người. Không bao giờ chị hình dung được sự tàn ác đến thế. Còn lại trong ngày, chị nhớ lại khuôn mặt những chàng trai ấy và thân thể gãy nát của họ. Sau khi vượt qua phản ứng ban đầu và nỗi kinh hoàng có thể phát hiện John trên  một trong những băng ca ấy, chị không thể ngăn mình xem những thương binh ấy là những người còn rất trẻ. Mới 23 tuổi, chị không nhiều tuổi hơn những anh lính 18, 19,20 bao nhiêu nhưng chị đã là mẹ của hai đứa con trai. Thật quái đản, để những điều ấy có thể đến với những chàng trai như vậy. Đáng ra họ đang ở trường đại học hoặc bắt đầu một công việc làm hay đang tán tỉnh một cô gái chứ không phải tàn tật như thế kia. Chị nghĩ đến một ngày nào đó một trong những đứa con trai của chị bị bắt đi và tả tơi như vậy trong một cuộc chiến tranh khác. Chị thấy rõ mình đã quá ngây thơ xem quân đội như một công ty như CocaCola hoặc bất cứ công ty nào từng thời kỳ đưa vợ chồng và gia đình nhân viên đi nghỉ ở nước ngoài. Bây giờ chị hiểu công việc của quân đội là đi đánh nhau.

Nỗi thất vọng John cảm thấy khi rời mặt trận giảm nhẹ dần, Mary Jane nghĩ, nhưng có cái gì đó giữa họ không thay đổi qua thời gian, tuy họ gắn bó với nhau về xác thịt, là sự ám ảnh về tình dục của John. Anh thường xuyên làm tình với đầy tớ gái trẻ trong nhà tuy không giảm lòng ham muốn vợ. Có thể nói, John thừa thãi năng lực tình dục. Mary Jane im lặng nhưng lần đầu tiên từ khi cưới nhau, giữa hai vợ chồng có một sự căng thẳng nào đấy. John để cho vợ hiểu anh sẽ có phòng riêng cho phụ nữ và mong chị chấp nhận lối sống của anh. Không bao giờ anh có một dấu hiệu gì tỏ ra có lỗi.

Ở Fort Benning chỗ gia đình Vann cư trú vào đầu tháng Năm năm 1951 sau khi về nước và một thời gian dài ở với gai đình Allen tại Rochester, John thay thế những người đàn bà Mỹ vào chỗ đầy tớ gái Nhật. Gia đình ở trong một khu căn hộ có vườn quân đội xây dựng ở căn cứ với vốn chi cho chiến tranh Triều Tiên. John thường ra ngoài sau bữa ăn tối với lý do có cuộc đấu bóng rổ hoặc phải vào thư viện học. Mary Jane tiếp tục không nói gì. Ngược lại, chị trả đũa khi anh trở về, tỏ ra dữ tợn khi không nén được giận dữ nhưng thường thì chị tự chủ và chịu đựng sự không chung thủy của anh. Việc nhảy dù và những môn tập dượt căng thẳng khác ở trại huấn luyện quân biệt kích rồi tám tháng học nâng cao ở trường bộ binh giữ họ vui vẻ với nhau. Anh chú ý đến những cần thiết của vợ, thỉnh thoảng giải phóng con cái, đưa chị cùng đi dự tiệc đêm hoặc những chỗ chơi bài với các đồng sự sĩ quan và vợ họ. Hai vợ chồng thường đi ra ngoài cùng Ralpk Puckett ,vẫn điều dưỡng ở bệnh viện, và vợ chưa cưới của anh, tổ chức những bữa ăn ngoài trời; những lúc đó, hai người đàn ông thường nhắc lại về chiến tranh.

Thường thường vào buổi tối, trong lúc Vann chạy theo con gái, Mary Jane một mình ở nhà săn sóc Jesse trong ba năm nhiều lần bị sưng phổi do bệnh viêm màng não để lại những vết thương ở não đã thành sẹo nhưng thể trạng ốm yếu làm chậm sự phát triển trí óc và thể lực. Nó chậm biết đi và hai tuổi mới bắt đầu biết nói.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #133 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2008, 02:04:42 pm »

 Khi Vann học xong ở trường bộ binh vào mùa xuân năm 1952 và được thuyên chuyển về trường đại học Rutgers làm giáo viên sĩ quan dự bị, Mary Jane bắt đầu gặp một thời kỳ khó khăn hơn nhiều. John đã đề nghị việc thuyên chuyển ấy để học buổi tối lấy một bằng thương mại. Vì lý do nghề nghiệp, anh cần một bằng cấp lãnh đạo. Với khả năng giỏi toán học và thống kê cũng như những môn học về kinh tế trước đây, lấy bằng về quản lý ở trường Rutgers  là một lựa chọn hợp lý. Anh đến New Jersey trước gia đình, thuê một căn nhà ở Parlin, thành phố nhỏ phía đông New Brunswick, chỗ có trường đại học. Tiền thuê một ngôi nhà khá lớn có thể cho vợ và ba con, rẻ hơn những thành phố khác gần trường đại học và khoảng cách đến New Brunswick cho phép anh hàng ngày đi về được.

Nhưng đối với Mary Jane, Parlin là một chỗ hoàn toàn cô lập sau cuộc sống tập thể ở trại đồn trú Fort Benning và tình bạn với các gia đình Sư đoàn 25 ở Nhật Bản. Ngôi nhà ở trong một khu gần dân Ba Lan nhập cư trước Thế chiến thứ hai rất lâu. Phần lớn hàng xóm của Mary Jane là những đôi vợ chồng đã có tuổi nói tiếng Anh còn kém và con cái trưởng thành đã chuyển đi ở chỗ khác. Gần gũi nhất là một bà góa có nguồn gốc cộng đồng Anh chuyên nấu ăn, luôn luôn mang đến cho Mary Jane bánh kem mứt, các món ăn và đề nghị giúp đỡ mấy mẹ con. Nhưng một bà hàng xóm tử tế không thay thế được một cộng đồng hay một cuộc sống xã hội. John ra đi sau bữa ăn sáng, lúc tám giờ và Mary Jane nói chung chỉ gặp lại anh lúc đêm đã khuya.

Dù chị có muốn thuê một người trông trẻ và lên xe buýt đi chơi, xem phim hoặc ngắm hàng hóa ở một khu nhộn nhịp hơn cũng không đủ tiền cần thiết. John mua cho chị và các con một chiếc xe hạ giá nhưng đã quá đát luôn bị hỏng hóc. Anh nắm mọi tiền chi tiêu trong nhà, tự trả những món lớn như tiền thuê nhà và buộc Mary Jane sống với một khoản tiền eo hẹp. Ngày thứ bảy, anh đưa chị đi cửa hàng quân đội mua sắm rồi trong tuần đưa cho chị một ít tiền chi tiêu cần thiết mua quần áo trẻ con … Nếu chị phàn nàn cuộc sống đắt đỏ, anh nói lúc bé anh không có cả giày và nhờ trời con anh có thể hài lòng về một đôi giày dép.. và nói thời giá lúc anh còn trẻ, thời Thế chiến thứ hai. Vì bản thân không đi mua bán, anh không có một khái niệm gì về sự đắt đỏ.

Khi Mary Jane than phiền cô độc, John trả lời anh không có thì giờ dành cho chị và các con trong lúc này. Anh cho rằng mình đã làm đủ trách nhiệm khi đảm bảo khoản tài chính trong gia đình, cũng từ chối đưa gia đình đến ở gần trường đại học vì quá đắt. Đúng là anh rất bận : lên lớp cho các sĩ quan dự bị, ban ngày theo học ở trường, buổi tối học lấy bằng và là sĩ quan hậu cần của phân đội. Vốn nhiều tham vọng, anh tình nguyện làm hướng dẫn viên bộ phận luyện tập “ những Khẩu súng đỏ “ và là giáo viên thể dục. Mary Jane hiểu anh vẫn luôn có thì giờ làm những gì mình thích và những buổi tối có thể về nhà thì anh chạy theo con gái. Anh cũng nhận thấy phải rất hà tiện vì cần tiền cho những quan hệ ngoài vợ chồng.

Chị tìm hiểu kỹ hơn qua nói chuyện với những người quen biết ở những buổi dạ hội các sĩ quan dự bị mà anh đưa chị cùng đi. Chị phát hiện ra, ngoài những cuộc phiêu lưu nhất thời, John quan hệ với một nữ thư ký chị đã gặp trong một dạ hội, gần như cùng tuổi với chị. Mary Jane không sợ John bỏ rơi mình để cưới cô kia nhưng việc biết rõ người đàn bà làm chồng mình không chung thủy với vợ còn khó tha thứ hơn. Ban đêm khi các con đã ngủ, chị hình dung John đang ôm ấp cô thư ký kia làm chị suy sụp và rơi nước mắt.

Mary Jane không hình dung sẽ chia tay với chồng, cảm thấy không có khả năng nuôi dạy ba đứa con với đồng lương của một người đàn bà như chị, không được đào tạo về nghề nghiệp. Ngoài ra, chị xem việc ly dị sẽ làm bố mẹ và bạn bè biết rõ chị đã thất bại trong mục đích độc nhất của cuộc đời mà chị khao khát. Chị không thể chịu đựng nỗi nhục nhã ấy, cũng không thể trả đũa bằng cách mình cũng công khai có một quan hệ khác.

Nếu anh chỉ chấp thuận giả vờ một cuộc sống vợ chồng như chị mong muốn có lẽ chị sẽ đồng ý chia sẻ. Nhiều buổi tối, chị cầu khẩn anh hết buổi học thì về ăn tối. Anh hứa sẽ về và chị chuẩn bị một bữa ăn ngày lễ, với những ngọn nến trên bàn và một chai rượu vang, chỉ dành cho hai người với hy vọng sau đó sẽ lên giường với nhau. Anh không về. Khi anh trở về, đã rất khuya, chị như lên cơn thần kinh, khóc lóc kêu van chị là vợ anh, anh đã hứa hẹn nhiều trong ngày hôn lễ và anh có trách nhiệm về với chị. Một buổi tối, anh hứa về sớm ăn tối với chị và các con vì là ngày sinh nhật của Patricia.  Mary Jane làm một chiếc bánh ngọt. Nửa đêm anh vẫn chưa về. Patricia nhớ lại chiếc bánh sinh nhật trên bàn không ai cắt, nến không ai thắp và mẹ nằm dài trên giường khóc nức nở.

Mary Jane bắt đầu tìm cách gây sự về tính hà tiện của anh, không chú ý đến các con, những nơi anh năng lui tới hoặc bất cứ về việc gì chị chợt nhớ ra. Những cuộc cãi cọ khiến họ càng ngày càng trở nên căm ghét nhau. Khi bực tức tột cùng, chị kêu lên, ném đĩa hoặc vớ bất cứ vật gì vào mặt anh. Hậu quả thật tai hại. Những cuộc cãi nhau làm cho cuộc sống gia đình như địa ngục và John có cớ để không về nhà. Thường anh ngủ suốt đêm bên ngoài, nói rằng phải học rất khuya, ngủ lại trên xe và đi tắm, cạo râu kịp buổi tập thể dục sáng hôm sau. Để trừng phạt, chị từ chối không gần anh khi anh trở về. Nhưng việc đó không kéo dài. Mùa hè 1953, trong lúc cuộc sống vợ chồng càng tồi tệ, chị lại mang thai lần nữa.

Trong những năm đầu và hạnh phúc nhất trong cuộc sống chung, John tâm sự với chị nhiều điều về tuổi thơ của anh hơn bất cứ ai khác. Anh thú thực mình là một đứa con hoang và giới thiệu chị làm quen với Johnny Spry trong một chuyến đi qua Norfolk năm 1947. Chị thấy John và bố đẻ giống nhau và nghe kể những kỷ niệm lúc còn bé mỗi lần Spry đưa anh tới giúp giao hàng anh thường ngồi lên những thùng rượu Whisky chở lậu. Chị biết được câu chuyện Mollie bế anh về nhá từ chiếc nôi mây bị mẹ anh bỏ một mình gào khóc, những chiếc bánh bích quy khoai tây muôn thuở của Frank Vann và Garland Hopkins đã làm anh thoát khỏi những cảnh đó bằng cách gửi anh vào Ferrum. Anh đã dẫn chị đến Ferrum để chị thấy ngôi trường anh học và giới thiệu vợ với các thầy giáo cũ. Thời kỳ ấy, Myrtle quan hệ với một hạ sĩ thủy quân và sắp bỏ rơi Frank Vann. Mary Jane hiểu về mẹ John nhiều hơn lời anh kể; bà vừa vị kỷ, nghiện rượu và trác táng, bỏ rơi con trai mình và những đứa con khác. Anh bảo hình ảnh đầu tiên anh giữ được về mẹ mình là hình ảnh bà ngồi trước gương trang điểm.

Nhưng trong mỗi thời kỳ niên thiếu John thổ lộ với Mary Jane, anh còn giấu nhiều điều hoặc vì quá xấu hổ hoặc vì muốn giảm bớt đi. Trong giai đoạn khó khăn này của cuộc sống chung, chị không cách nào biết được vì sao anh lại xử sự như thế. Chị không đủ tầm hiểu nổi tâm trạng day dứt do lỗi của Myrtle gây ra cho anh. Người con trai khẳng định mình có lòng can đảm khi thực hiện những chiến công táo bạo cũng là người tin chắc vào nam tính của mình bằng cuộc chạy tiếp sức vĩnh viễn về sự quyến rũ đàn bà. Điều đối với Spry là một xu hướng thì ở John là một cơn đói mà số lượng đàn bà nhiều đến mấy cũng không thể thỏa mãn anh. Nhưng dùng đàn bà để tự trấn an nhất thời không đủ. Anh cũng phải gây ra các nạn nhân như đã làm với Mary Jane, để trả thù mẹ.

Anh cũng không nói với vợ trong việc Garland Hopkins giải phóng John có một khía cạnh đen tối. Hopkins yêu thích trẻ em. Ông ta kể những chuyện ma trong các đêm lửa trại không phải chỉ để các hướng đạo sinh của ông giải trí. Ông chọn đứa sợ hãi nhất trong nhóm cho vào ngủ chung túi ngủ với lý do làm nó đỡ sợ. Chỉ là sở thích vuốt ve bọn trẻ thường làm với nhau. Những người đàn ông như Hopkins thường bị hấp dẫn bởi loại trẻ tuấn tú tóc vàng như John lúc 14 tuổi. Chắc chắn họ có  những quan hệ loại ấy dù nó trở thành tình bạn khi thiếu niên và khi đã lớn. Quan hệ ấy hẳn đã làm trầm trọng thêm sự day dứt của John, biến anh thành một kẻ thích quan hệ tình dục vô độ.

Mùa xuân năm 1954, quan hệ gia đình xấu đến mức John bỏ vợ và các con trong đêm sinh Tommy. Anh đưa Mary Jane vào bệnh viện chiều hôm ấy khi chị trở dạ. Chị nghĩ anh sẽ trở về nhà với các con mà bà góa hàng xóm thân thiện sang chăm sóc chúng lúc anh đưa chị đi bệnh viện. Khi chị gọi điện về nhà trong đêm để báo anh là bố của đứa con thứ tư và là con trai thứ ba thì chính bà hàng xóm trả lời. John vẫn không về. Sáng hôm sau, Mary Jane mới có thể đến gặp anh ở văn phòng các sĩ quan dự bị của trường đại học.

Sau những kỳ thi ở trường trong tháng Sàu, anh lại được thuyên chuyển về Trung đoàn 16 bộ binh ở Schweinfurt, Đức, anh hứa sẽ đưa mẹ con sang khi tìm được chỗ ở. Bây giờ anh ở đấy chưa có nhà ở cho gia đình quân nhân. John khuyên trong lúc chờ đợ mẹ con đến ở tạm nhà ông bà ngoại ở Rochester. Như vậy, họ tiết kiệm được tiền trong lúc Vann ra nước ngoài, không có phụ cấp nhà ở và thực phẩm. Lời hứa sẽ đưa me con sang lúc đầu có vẻ thành thực. Anh đã mang theo Mike, con chó của gia đình để các con có bạn.

Khi đã sang Đức, ý nghĩ đại dương ngăn cách và gánh nặng vợ con quá mạnh khiến anh không cưỡng nổi. Trong những bức thư, John không nói hoặc không hàm ý anh muốn ly dị hoặc cách ly nhau. Anh tỏ ra với những sĩ quan lân cận cảm giác anh thấy thiếu vắng Mary Jane và các con, cũng như sau này anh tỏ ra với David Halberstam ở Việt Nam khi anh làm cho Halberstam lưu ý đến bức ảnh lớn của các con anh giữ ở bàn giấy của anh ở Mỹ Tho. Mary Jane nghĩ anh không muốn cắt đứt vì việc tăng lương trong quân đội chiếu cố nhiều đến các sĩ quan có gánh nặng gia đình. Thực ra động cơ của anh phức tạp hơn, để thỏa mãn mình hơn là tác động đến những người khác. Anh thích xem mình là một người chồng, người bố trong gia đình và nói về các con mình .. nhưng từ xa.

Mấy tháng trôi qua như vậy, anh vẫn làm gia đình chờ đợi với lý do chưa tìm được nhà. Mary Jane dọn đến một căn hộ bà chị Doris và ông anh rể Joseph Moreland tìm cho trong một khu họ ở phía bắc New York. Chị cảm thấy phiền khi ở nhà bố mẹ tại Rochester lúc đã là vợ với bốn đứa con và ngân phiếu John gửi về chẳng hào phóng gì. Bà chị và ông anh rể không có con nhưng Joseph Moreland là một người Ireland to lớn, nhiệt tình, rất yêu trẻ con. Đối với chúng là bác Joe, luôn đưa chúng đi chơi thoải  mái. Joe và Doris biết và Mary Jane công nhận, chị sống không như một người đàn bà thực sự có chồng. Họ đề nghị giúp đỡ chị làm lại cuộc đời. Mary Jane lại hình dung một cuộc ly dị như đã nghĩ đến khi ở New Jersey nhưng một lần nữa chị không cam lòng.

Ngày lễ Noel 1954, chị đến nghỉ cùng gia đình bố mẹ ở Rochester, và gọi điện cho John. Chị rất xúc động và nghĩ anh cũng thế. Chị khóc trong điện thoại, nói chị yêu anh biết mấy, thấy thiếu vắng anh biết mấy và sáu tháng quá lâu rồi, anh phải đưa chị và các con sang sum họp. Anh thô lỗ nói với chị chưa có nhà, đành kiên nhẫn chờ, đừng quá xúc động như thường lệ. Chị không khóc nữa và trở nên cứng rắn. Chị bảo có những thông tin khác hẳn về nhà cửa. Chị sẽ vay tiền mua vé cùng các con bay sang Đức.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #134 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2008, 04:46:00 pm »

 John có vẻ sung sướng gặp lại gia đình khi đi Francfort đón mẹ con họ ở sân bay Francfort. Mary Jane đã gửi điện thông báo giờ họ tới. Thái độ vui vẻ của anh là một điềm lành. Hai năm rưỡi trôi qua là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc sống vợ chồng của họ. Cũng trong thời kỳ ấy, binh nghiệp của John tỏ ra đầy hứa hẹn.

Quân đội Hoa Kỳ ở Đức giữa những năm 50 chấp nhận khả năng xứng đáng của một sĩ quan như John Vann. Quân đội luôn cảnh giác và mài sắc vũ khí đối đầu với người Xô viết mà tất cả mọi người, từ anh lính cho đến vị tướng, cho là không tránh khỏi. John Vann sang Đức là một sĩ quan già dặn do phối hợp việc học tập quân sự, dân sự với những bài học ở hoàn cảnh bất lợi nhất trong chiến đấu. Hiệu quả anh đưa lại cho một quân đội thực tế trong hòa bình nhưng về tâm lý là trong chiến tranh làm anh nổi bật so với những người khác.

Tháng Sáu năm 1954 đến Trung đoàn 16 bộ binh lúc đầu anh là chỉ huy phó một tiểu đoàn. Trong một tuần lễ anh là người chỉ huy thực sự. Lòng gan dạ và sự thành thạo đáng ngạc nhiên của anh là Bruce Palmer, lúc đó là đại tá trung đoàn trưởng chú ý và sau này trở thành một trong những cha đỡ đầu của anh. Khi Palmer, sau đó mấy tuần, cần một chỉ huy mới cho đại đội súng cối, ông chọn Vann. Đơn vị này là một vị trí lý tưởng cho một đại úy bộ binh vì tương đối độc lập, khá giống một trung tá chỉ huy tiểu đoàn. Súng cối 107 ly lớn nhất trong các súng cối Mỹ, bắn một viên đạn tương đương trọng pháo 105 ly ở khoảng cách bốn cây số. Đại đội có 12 khẩu, chở trên xe, là đội trọng pháo của trung đoàn. Palmer lựa chọn các sĩ quan dưới quyền rất cẩn thận. Ông xây dựng Trung đoàn 16 bộ binh thành một trung đoàn mạnh nhất trong ba trung đoàn hình thành sư đoàn thứ nhất đóng ở trung tâm nước Đức để ngăn chặn con đường coi như là xâm lược của người Xô viết đến từ Đông Đức và Tiệp Khắc.

Đơn vị súng cối hạng nặng mang hình ảnh giá trị đặc biệt của đại úy chỉ huy. Palmer ghi trong báo cáo xu hướng tự nhiên của Vann về kỷ luật nghiêm khắc không cản trở anh chiếm được lòng trung thành của quân lính vì “ bản thân anh sống một nhịp điệu chóng mặt và đòi hỏi thuộc hạ cũng như thế “. Trong những cuộc hành quân gần biên giới Tiệp Khắc, Vann bố trí súng cối sẵn sàng nhả đạnh khi bộ binh yêu cầu. Đạn súng cối nhắm thẳng vào mục tiêu; tầm bắn tính tỉ mỉ phù hợp với tọa độ trọng pháo; vị trí từng khẩu được chọn hoàn hảo có thể dùng làm mẫu trưng bày. Qua những lần kiểm tra, vũ khí và phụ tùng luôn luôn trong tình trạng rất tốt, hồ sơ giữ theo quy định chặt chẽ nhất; và tất cả, từ chỉ huy đến anh lính thường , đều sạch bóng như một đồng xu mới.

Đại đội súng cối và đại úy của đơn vị cũng rất giỏi về các lĩnh vực khác làm người ta kính nể. Đơn vị của Vann chiếm được nhiều giải thưởng thể thao hơn bất cứ đơn vị nào và nhiều người trong đại đội được chọn vào đội bóng rổ do Vann luyện tập cho đến lúc thắng lợi trong một cuộc thi giữa ba trung đoàn của Sư đoàn 1 bộ binh.

Palmer đã viết “ Tôi đặc biệt có ấn tượng về tinh thần chiến đấu và ý chí quyết thắng của mọi cầu thủ trong đội. Có lẽ, đôi lúc họ dùng sức quá nhiều trong cuộc chơi nhưng không bao giờ bị khống chế “.

Tháng Tư, Vann được đề bạt thiếu tá, chuyển đến Haidelberg về tổng hành dinh của quân đội Mỹ ở châu Âu vào tháng Sáu năm 1955. Plamer thuyết phục các hội đồng đề bạt và chọn lựa khả năng của Vann. Trong báo cáo hoạt động cuối cùng, ông xác định anh như sau “ Một trong những sĩ quan xuất sắc nhất tôi đã được gặp “. Ông nhấn mạnh để gặp dịp đầu tiên, Vann được theo học những lớp chỉ huy ở trường đại học quân sự, bang Kansas, điều kiện cần có để thăng chức trung tá. Để lưu ý việc chấp nhận giá trị của Vann, Palmer kèm vào hồ sơ của anh một bức thư đặc biệt :

“ Anh đã là một thiếu tá phụ trách đại đội không ai sánh nổi và một người dẫn dắt đồng đội khác thường. Dưới sự chỉ đạo của anh, tôi tin tưởng tuyệt đối đơn vị súng cối hạng nặng sẽ hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào. Trong mọi hoàn cảnh, đơn vị này đã chứng tỏ tinh thần chiến đấu cao, năng nổ và nhiệt tình mà anh đã biết khắc sâu vào đồng đội … Tôi tin chắc thành công của đại đội nhờ vào sự toàn vẹn, ngoan cường và ổn định về mục tiêu của anh”.

Ở Tổng hành dinh Haideberg, nơi Vann được bổ sung vào bộ phận hậu cần phòng quản lý, cấp trên anh không bao lâu ca ngợi anh cũng nhiệt tình như thế.

Trong báo cáo hoạt động của mình, cấp trên trực tiếp của Vann tuyên bố “ Tôi xem viên sĩ quan này là một trong những chàng trai khác thường nhất của quân đội “.

Đời tư của Vann không ảnh hưởng đến lòng mến mộ của cấp trên. Tất cả, như Palmer, ca ngợi “ tinh thần vươn lên “ đúng với hoạt động nghề nghiệp của anh. Anh tin tưởng sâu sắc vào những lý tưởng của sĩ quan Mỹ, quan tâm đến đồng đội, nêu gương cho họ, báo cáo trung thực với cấp trên, vì việc thực hiện những lý tưởng ấy gắn bó mật thiết với cảm giác tự trọng của anh. Quân đội không can thiệp đến đời tư của các sĩ quan khi họ tránh được bê bối và không đồng tình luyến ái, điều có thể gây ra mọi loại rắc rối. Những xa cách thường xuyên trong đời lính đưa việc ngoại tình đến sự trao thân đơn giản trên một chiếc giường, Napoleon đã cho là thế. Sự chung thủy của Mary Jane vì cuộc sống một vợ một chồng là sự lựa chọn về tình cảm hoặc là một nhu cầu. Nhiều bạn bè Vann biết những thú vui của anh vì anh khoe khoang về những quan hệ trai gái đó. Họ thấy những câu chuyện của anh thật thích thú hoặc mong muốn có được nam tính của anh. Vả lại, họ nghĩ rằng những biểu hiện bên ngoài có lợi cho anh. Một người bạn nhận xét tuy Vann nhanh chóng có một lũ bạn gái nhỏ người Đức, anh vẫn luôn giữ gìn. Không bao giờ anh đưa con gái vào câu lạc bộ sĩ quan cả trước khi Mary Jane sang, trong lúc nhiều người khác xa vợ, không từ việc ấy. Các thủ trưởng của Vann chắc chắn qua dư luận biết được những quan hệ không phải vợ chồng cùa anh. Nhưng họ nhận thấy anh rất khôn ngoan và vẻ đứng đắn bên ngoài đối với họ cũng có giá trị như đạo đức cá nhân. Ngoài ra, Vann xử thế thật hoàn hảo : không bao giờ anh uống quá nhiều, thực ra anh ít uống rượu, không nợ nần gì ai. Về lý do cá nhân, Mary Jane không bao giờ phản bội anh, tố cáo với người lạ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #135 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2008, 08:10:41 pm »

 Cuộc sống của họ ở Đức hạnh phúc hơn chị hy vọng, nhất là sau việc thử thách ở New Jersey. Thái độ vui vẻ của John trong việc phục vụ ở nước ngoài lại cho Mary Jane một hình ảnh giống cuộc hôn nhân chị mơ ước. Anh chăm sóc con cái và thường ngày chủ nhật đưa cả gia đình đi xe đạp trên những đường đất rừng thông. Mary Jane để Peter, cậu bé sinh ở Haidelberg tháng Mười một năm 1955, trong một chiếc giỏ buộc vào ghi đông. John chở Tommy và Jesse, năm tuổi sau giá chở hàng. Patricia chín tuổi và John Allen, tám tuổi đạp xe nhỏ đi theo họ. Mary Jane mang theo bữa ăn trưa. Họ mang theo ra két, cọc và lưới để chơi ngoài trời. Cứ sáu tháng John nghỉ phép và đưa gia đình đi nghỉ. Họ đến vùng núi Alpes, vòng quanh Hà Lan và đi thăm Tây Berlin.

Patricia nhớ lại Noel là lúc vui vẻ nhất trong năm vì bố cô dành trọn thời gian vào ngày ấy. Một năm John vẽ một ông già Noel trên kính cửa sổ lớn phòng khác. Anh chú ý để các con có một cây thông lớn và giúp trang hoàng thật lỗng lẫy. Mấy ngày trước anh đi mua quà cho cả nhà. Buổi tối trước ngày lễ sau khi các con đi ngủ, John và Mary gói những món quà. Đến bốn giờ sáng, họ đánh thức Patricia và các em, nhìn chúng chạy tới cây thông hét lên vui sướng.

Một buổi chiều ở Heideberg. Mary Jane ở nhà, Peter và Tommy đang ngủ trưa, thì có người gọi cửa. Chị ra mở và thấy một cô gái trẻ người Đức nói tiếng Anh đề nghị trao đổi với chị một việc riêng. Mary Jane đưa cô vào phòng khách, mời một tách cà phê. Cô òa lên khóc và kể câu chuyện dài John đã quyến rũ cố, nói yêu cô và sẽ ly dị vợ để lấy cô. Mấy tuần sau đó, anh đột ngột bỏ rơi cô. Anh buộc cô thư ký trả lời anh đi vắng mỗi khi cô gọi và không trả lời thư cô khẩn cầu cho gặp lại. Cô bảo lúc đầu cô không muốn đối mặt với Mary Jane nhưng rồi thấy chỉ có cách ấy mới biết được sự thật. Cô rất yêu John nên cần phải để chị biết. Cô ngủ với anh vì anh có vẻ rất thật thà. Phải chăng hai vợ chồng không yêu nhau nữa và sắp ly dị ?

Mary Jane càm thấy thương cô gái. Chắc John đã dùng cách ấy với hàng tá cô gái khác, chị nghĩ, thậm chí có lẽ hàng trăm theo sự chinh phục nhanh chóng của anh. Chị giải thích với cô gái chị nghĩ John vẫn yêu chị theo cách của anh ấy và chưa bao giờ họ nói về việc ly dị. Nếu việc ấy xảy ra thì chị cũng chống lại. Chị khuyên cô nên thận trọng với đàn ông. Chị đưa cho cô một chiếc khăn tay lau mũi và nước mắt, bảo phải đi ngay vì những đứa trẻ đi học sắp về. Cô gái không nói tuổi nhưng rõ ràng còn là vị thành niên.

John không chối có quan hệ tình dục với cô gái. Nhưng anh phủ nhận nói yêu và sẽ cưới cô ấy. Mary Jane bảo tốt nhất là anh phải tự kiềm chế mình trước khi một cô gái mang thai hoặc trước khi một cô khác gây bê bối làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của anh và gia đình. John trả lời hãy để anh yên, anh hoàn toàn biết cách xử sự như thế nào.

Thành công của anh trong công tác quản lý ở tổng hành dinh còn lớn hơn sự nổi tiếng ở bộ binh. Nghị lực và tinh thần hăng hái của anh hiếm có trong môi trường lính chiến đấu, càng hiếm hơn trong những người quản lý.

Một trong những cấp trên của anh nhận xét trong báo cáo của mình “ Thiếu tá Vann thực sự là một động lực trong công việc. Phải ba hoặc bốn sĩ quan trung bình mới bằng được anh trong hoạt động hàng ngày, dù trong văn phòng , trên báo cáo hoặc ở thực địa “.

Công việc của anh ở bộ phận hậu cần là phân tích hệ thống tiếp tế ở châu Âu và đưa ra những gợi ý cải tiến. Anh làm nhiệm vụ này như mọi trách nhiệm nghiệp vụ khác bằng cách đến tại chỗ. Anh đi kiểm tra tất cả các kho để biết số lượng dự trữ và đã được cung cấp như thế nào. Anh cũng đến các đơn vị chiến đấu để biết yêu cầu của họ và xác định xem có được thỏa mãn không. Không bao lâu, thiếu tá Vann biết hơn ai hết trong ban quản lý hậu cần Mỹ ở châu Âu hệ thống đó hoạt động ra sao. Anh dự thảo những kết luận của mình trong những báo cáo rõ ràng, với phép biện chứng tinh tế, đầy những sự việc đáng ngạc nhiên, đơn giản vì cho đến lúc đó không có ai chịu tìm hiểu. Anh lên biểu thống kê làm lập luận chắc chắn hơn chứ không mơ hồ.

Anh trình bày một kế hoạch tổ chức lại cả hệ thống cung cấp, lược bỏ đi những điểm yếu. Chương trình của anh được viên tướng sư đoàn chỉ huy hậu cần cũng như viên tướng bốn sao chỉ huy quân đội Hoa Kỳ ở châu Âu chấp nhận. Vann được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch của mình. Việc tổ chức lại làm rõ những vấn đề khác mà anh cũng đề nghị những biện pháp giải quyết, được chấp nhận và giao cho anh áp dụng. Anh được bổ nhiệm chỉ huy hậu cần và quan hệ ngoại giao của ban quản lý. Khi có một nhân vật dân sự quan trọng hoặc một vị tướng hay đô đốc hải quân đến Heidelberg, thiếu tá Vann đứng trình bày trong phòng họp làm lóa mắt vị khách kiệt xuất vì công việc xuất sắc của ban quản lý hậu cần của quân đội Mỹ ở châu Âu. Wibur Brucker, bộ trưởng Quốc phòng dưới thời tổng thống Eisenhower một lần đi thanh tra đến tổng hành dinh vào tháng Bảy năm 1956. Thiếu tá Vann giải thích với ông toàn bộ hệ thống tiếp tế ở châu Âu . Ban quản lý hậu cần có nhiều việc phải làm trong những năm căng thẳng này và Vann xác định đã làm tốt vì thực tế ban của anh là như vậy. Sau đợt thanh tra, Brucker và những vị khách khác viết những bức thư khen ngợi kèm vào hồ sơ của Vann và cấp trên vẫn lưu ý những thực hiện khách của anh cũng được ghi lại để đề bạt trong những lần thăng cấp tương lai. Hai lần anh được giao tháp tùng những viên tướng mới đến đi thăm các đơn vị họ sẽ chỉ huy. Đấy là vinh dự của một thiếu tá trẻ. Anh không ngần ngại khuyên các viên tướng về những vấn đề phải hỏi và về giá trị những câu trả lời mà người ta giải đáp cho họ.

Bruce Palmer nói “ Vann có một tương lại rực rỡ trước mắt “. Thực tế tương lai của thiếu tá Vann đầy hứa hẹn. Cùng với Mary Jane và các con, anh rời nước Đức về Hoa Kỳ trong mùa hè 1957, được một đợt nghỉ phép dài trước khi đi học trường Đại học quân sự Fort Leavenworth vào mùa thu. Sau hai  năm ở Heidelberg, cấp trên của anh cho điểm cao nhất về trình độ “ Một sĩ quan khác thường có giá trị hiếm thấy “, có năng khiếu về công việc tham mưu như việc chỉ huy một đơn vị. “ Con người thể hiện một năng lực lớn lao đối với quân đội và phải là một trong những người chỉ huy tương lai “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #136 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2008, 09:56:28 pm »

 Ở Fort Leavenworth , John đáp ứng những hy vọng của cấp trên. Thứ hạng anh chiếm được chứng tỏ anh rất già dặn vê nghề nghiệp nhờ vào sự chuyên cần trong suốt những năm ấy. Năm 1947, anh ra trường bộ binh trong số những người cuối cùng. Năm 1952, anh là một trong 20 người đứng đầu ở lớp nâng cao. Tháng Sáu năm 1958, sau 9 tháng ở trường tham mưu, anh tốt nghiệp với thứ hạng 11 trong tổng số 532 học viên.

Nhà trường phải gửi bằng cho anh theo đường bưu điện. John và gia đình ra đi trước lễ phát bằng trên một chiếc xe Volkswagen nhỏ mua ở Đức. Họ đi về phía đông đến Syracuse, nơi John phải theo học lớp đại học mùa hè. Khi ở Heidelberge, anh đã nhận chuyên về hậu cần vì đấy là cách tốt nhất để được thăng cấp đối với một sĩ quan không ở West Point ra. Quân đội đã đồng ý cho anh theo học để có một bằng quản lý hành chính ở trường đại học dân sự ở Syracuse. Đầu tháng Năm năm 1959, chỉ còn ba tháng để nhận bằng tốt nghiệp. Anh đã học đủ các môn về quản lý hành chính để có thể ra trường, chỉ còn vài môn học và viết luận án tiến sĩ. Anh dự kiến hoàn thành tất cả ở Washington trong ba hoặc bốn năm, chỗ anh sẽ được bổ nhiệm vào công tác hậu cần của Lầu Năm Góc bắt đầu từ mùa hè năm 1959. Anh muốn có những bằng cấp dân sự không chỉ vì giá trị bằng cấp mà nó còn giúp anh nhanh chóng lên trung tá và có lẽ hơn nữa. Anh không có ý định ở lại lâu trong nghành quản lý vì công việc đều đều làm anh buồn, muốn tiến lên nhận chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh khi có thể sau khi được đề bạt trung tá, sẽ lại nổi bật lên ở đó, vượt các bạn đồng nghiệp và nhanh chóng thăng cấp ở bộ binh. Tương lai của anh rất chắc chắn, anh đã thấy những ngôi sao cấp tướng của mình. Và chính lúc đó, cuộc sống khác ám muội của anh được nhắc lại một cách tàn nhẫn.

Một thanh tra về điều tra tội phạm của quân cảnh thuộc sư đoàn đến Syracuse sáng ngày 7 tháng Năm năm 1959 gọi Vann ra khỏi lớp học. Ông thông báo sẽ hỏi anh về một khiếu nại có thể biến thành lời kết tội cưỡng dâm trẻ em. Vann bị một sĩ quan khác tố cáo đã quan hệ với một cô gái 15 tuổi khi ở Fort Leavenworth , theo luật quân sự là một trọng tội. Nếu có chứng cứ phạm tội, Vann có nguy cơ bị 15 năm tù. Dựa vào hồ sơ và tình hình công tác của anh, tòa án binh chắc sẽ độ lượng, chỉ xóa tên anh trong hàng ngũ quân đội, đối với sĩ quan như thế cũng là một hình phạt nhục nhã. Cuộc sống đời thường của anh cũng bị hủy hoại. Trong bối cảnh tiền Việt Nam những năm 50 và 60, những binh lính mất danh dự khó tìm được việc làm dù thấp kém. Một sĩ quan bị đuổi khỏi quân đội sẽ xin vào một hãng nào để hoàn thành được những chức năng của cấp cao ?

Vann thật ranh mãnh. Anh trả lời những vấn đề người ta nêu ra đối với anh không làm anh ngạc nhiên. Cô gái đã thú tội với một cha tuyên úy có quan hệ với anh, anh giải thích như vậy. Anh có nhận được một bức thư của cha ít lâu sau khi đến Syracuse và đã trả lời những việc đó không đúng, hoàn toàn do tưởng tượng, cô gái có những vấn đề tình cảm. Theo đề nghị của viên thanh tra, John ký một tờ giấy cam đoan không có quan hệ tình dục với cô gái vị thành niên ấy.

Mary Jane đang may vá thì John về nhà buổi chiều hôm ấy. Anh kể chuyện thật với chị và khi nói đến tên cô gái , chị hét lên ném giỏ khâu vào mặt anh. Cô bé ấy đã nhiều lần trông con cho họ. Một cô gái 15 tuổi, to béo ,không đẹp, sống âm thầm vì ở nhà rất khổ sở. Mary Jane quá chán nản, không biết làm thế nào để chịu đựng hơn được. Peter đã nằm bốn tháng ở bệnh viện căn cứ không quân cách Syracuse 55 cây số. Đầu tháng Giêng, John đưa nó vào viện xét nghiệm theo yêu cầu của Mary Jane vì da nó vàng ra. Thầy thuốc chẩn đoán bị bệnh gan, thể trạng ngày càng tồi tệ. Nó gầy đi, da vàng toàn thân. Các bác sĩ hình như không biết chữa trị bằng cách nào. Hai vợ chồng cãi nhau dữ dội về bệnh tật của con. Anh cho rằng chị lơ là trong việc chăm sóc nó. Mary Jane nghi ngờ khả năng các thầy thuốc quân đội và muốn chuyển con ra bệnh viện dân sự . John từ chối bỏ ra một số tiền lớn nếu đưa ra điều trị ở bệnh viện ngoài quân đội. Anh cho rằng các bác sĩ dân sự cũng chẳng tài năng hơn.

Ba ngày sau khi viên thanh tra quân cảnh đến, các bác sĩ quân y cho Peter ra viện, đánh giá tình hình đã ổn định. Màu da vàng giảm bớt và không sút cân nữa. Peter về nhà không lâu thì da lại vàng hơn bao giờ hết và bụng trướng lên. Lần này, John lo ngại và không chống lại khi Mary Jane bảo chị sẽ đưa con đến bệnh viện Rochester, nơi chị đã được chữa trị khi còn bé. Ở đây, các bác sĩ cũng xác định là bệnh gan nhưng việc điều trị vẫn không kết quả.

Giữa tháng Sáu, Mary Jane chắc chắn mình sẽ mất đứa con. Bụng phình lên, chân tay gầy gò. Peter làm chị nhớ đến những đứa trẻ chị đã thấy trên những bức ảnh ở các trại tập trung phát xít. Có vẻ trong bệnh viện có người cũng tưởng đứa trẻ sắp chết và ngầm thông báo với một nhân viên lễ tang. Anh này đến vận động Mary Jane và John về việc tổ chức tang lễ vào một buổi tối họ đến thăm con. Mary Jane bị một cơn khủng hoảng thần kinh đến nỗi John cũng điên lên vì giận nhưng cố gắng vỗ về chị bình tĩnh lại. Họ đưa Peter đến khoa Y trường đại học Syracuse. Các bác sĩ nói có thể là m ột bệnh về máu nhưng không chắc chắn lắm. Tốt nhất nên đến bệnh viện Boston, trung tâm Nhi khoa tốt nhất thế giới. Vann ra khỏi bệnh viện, bế con trên tay, bọc nó vào tấm chăn đặt trên ghế sau xe. Anh đưa vợ về nhà với những đứa con khác và đi suốt đêm đến Boston.

Hôm sau, anh trở về Syracuse , kể lại với Mary Jane phải qua một kinh nghiệm đáng sợ mới đưa được Peter vào bệnh viện. Đến bệnh viện từ sáng sớm, đứa con trên tay, anh được người tiếp nhận bệnh nhân cho biết hiện không nhận được nữa vì đã quá tải. Anh phải xin hẹn gặp một bác sĩ và ghi tên bệnh nhân vào danh sách chờ đợi. Vann nói anh phải đẩy ngã người tiếp nhận, bế con trên tay đi vào hành lang, loanh quanh mãi mới gặp một bác sĩ, thuyết phục được ông này. Anh bảo bác sĩ tiền bạc không cần tính, anh sẽ trả theo yêu cầu của bệnh viện nhưng anh cầu xin hãy cứu con anh. Bác sĩ trả lời vận may đối với Peter thật mong manh nhưng ông sẽ cố gắn hết sức và ông làm thủ tục nhận Peter. Đúng chỉ còn một giường trống vì đứa bé ông ấy chữa vừa chết. Chắc phải mổ để biết Peter bị bệnh gì. Mary Jane đóng cửa nhà lại ngay, đưa những đứa con khác về gửi mẹ ở Rochester, đưa đồ đạc trong nhà đến chỗ giữ đồ đạc. Chị thuê nhà trọ ở Boston để gần Peter và Vann ở lại Syracuse để học cho xong.

Sau một tuần lễ xét nghiệm, các bác sĩ khoa Nhi cho rằng phải mổ. Peter không bị bệnh gan và thuốc cóc – ti – dôn các bác sĩ quân sự và dân sự cho đơn để chữa gan làm nó đau nặng thêm. Hơn nữa, đứa bé không gần chết như có vẻ thế nhưng căn bệnh và cách chữa trị sớm muộn sẽ giết nó.

Ca mổ cho thấy rõ lá lách hoạt động kém đã làm tắc nghẽn ống dẫn từ lá lách đến ruột non gây ra mọi loại hậu quả, đặc biệt làm cho gan hoạt động yếu. Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ mọi nguyên nhân gây tắc nghẽn ống dẫn và đưa Peter lại giường nằm điều trị, bây giờ thì sẽ khỏi. Bệnh viện để nó ra viện vào đầu tháng Bảy, hai tuần sau khi mổ nhưng phải nhiều tháng dưỡng bệnh cho hỏi hẳn. Vann xuống Boston, đưa Mary Jane và con về nhà ông bà ngoại.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #137 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2008, 11:39:14 am »

 Câu chuyện John cứu sống Peter bằng cách cầu khẩn bác sĩ ở bệnh viện trẻ em thuộc về truyền thuyết gia đình. Peter còn nhớ tới việc ấy bên cạnh mộ bố ở Arlington khi giáo sĩ đưa lại cho anh lá cờ phủ quan tài. Đúng là Vann đã cứu sống con khi nghe theo lời khuyên của các bác sĩ trường đại học Syracuse và Mary Jane cũng góp phần khi thuyết phục John đến một bệnh viện dân sự. Nhưng phần còn lại là sai. Thực tế John không có khó khăn khi đưa Peter vào bệnh viện Boston. Bệnh viện này không bao giờ từ chối một trẻ em đau yếu. Bác sĩ trực cấp cứu khám Peter ngay, ra lệnh cho nhập viện và chỉ định một bác sĩ khoa Nhi và một phẫu thuật viên chăm sóc nó. Vann bịa ra bi kịch ấy vì muốn Mary Jane có quan hệ tốt với anh trong thời kỳ chị bắt đầu không tín nhiệm anh nữa.

Cảnh sát hình sự vẫn tiếp tục cuộc điều tra. Các thanh tra đã xác minh những chi tiết về chuyện cô gái, đặc biệt biết cô đã khám nghiệm một bác sĩ ở Leavenworth thời kỳ cô quan hệ với John khi nghĩ mình mang thai. Tất cả đều phù hợp. Cô gái chấp nhận để một thám tử thẩm vấn, chứng tỏ cô đã nói thật. Cảnh sát đề nghị Vann công nhận đã nói dối. Anh từ chối. Khi anh nhận bằng quản lý ở trường đại học Syracuse vào cuối tháng Bảy, người ta bắt anh chờ thay vì cử đến Lầu Năm Góc như dự kiến. Hai tuần lễ sau, cảnh sát nộp một bản báo cáo dài đề nghị đưa Vann ra tòa án quân sự vì tội cưỡng dâm trẻ em vị thành niên và ngoại tình. Việc buộc tội ngoại tình chỉ là một vi phạm nhỏ thêm vào để làm rõ trọng tội và dựa vào một điều khoản không rõ ràng theo luật quân sự cấm “mọi hành động không lành mạnh của một sĩ quan “.Mary Jane không bị cảnh sát thẩm vấn, chỉ được xem là “nạn nhân” của tội ngoại tình.

Quân đoàn 1 ở Fort Jay, bang New York chỉ định một sĩ quan tiến hành cuộc điều tra thứ hai tương đương thủ tục tiến hành phúc thẩm ở tòa án dân sự. Nếu viên sĩ quan này thấy có đủ chứng cớ buộc tội Vann, anh sẽ chính thức bị kết án và đưa ra tòa án binh. Trong lúc chờ số phận được định đoạt, Vann được cử về trại Drum, cơ sở huấn luyện quân dự bị và bảo an binh, ở phía bắc New York, gần hồ Ontarion. Vann thuê tầng hai một trang trại lớn trong xóm gần trại huấn luyện cho Mary Jane và các con.

Vann biết rằng chị sẽ nói dối vì anh. Sau cơn giận ban đầu, chị đứng về phía anh, trả ơn việc anh đã làm cho Peter. Chị biết rằng các con và bản thân chị cũng bị đe dọa vì vụ việc này. Nếu John vào tù hoặc sự nghiệp bị tan vỡ, chị và gia đình còn hy vọng gì vào tương lai ? Có Mary Jane xác nhận những lời tuyên bố của mình, John vạch một kế hoạch dùng chị làm chứng cở bác bỏ tội. Đối với viên thanh tra ở Fort Jay, Vann bịa ra chuyện anh có quan hệ thân mật với một cô gái nhiều xúc cảm và rối trí, muốn bù đắp sự khổ sở trong gia đình bằng cách có quan hệ với những người nhiều tuổi hơn mình. Cô gái đã nói với anh về những vấn đề của mình vì anh sẵn sàng nghe cô nói. Anh không hỏi lại bố mẹ cô vì cô tin tưởng ở anh và đề nghị đừng phản lại cô. Anh cũng hàm ý nói bố mẹ cô quá vô cảm, không hiểu cô. Suy sụp, sau đó cô gái quay lại chống anh, nói dối với cha tuyên úy anh có quan hệ với cô. Viên thanh tra đề nghị anh viết bản tường trình. Vann kể lại câu chuyện trong 17 trang viết tay, đầy tình huống Mary Jane có thể xác nhận. Ví dụ theo John, Mary Jane đã nghe theo cô gái nói chuyện điện thoại với một trong những người yêu lớn tuổi của cô và Vann đã cấm vợ mình sau này không cho cô ấy dùng điện thoại nữa. Anh cũng nhanh chóng sửa lại lời khai của cô gái, đặc biệt về việc đến gặp bác sĩ ở Leavenworth ; cảnh sát đề nghị giải thích thì anh nói rằng bà mẹ đã hỏi  tên một bác sĩ phụ khoa cho con gái mình.

Thanh tra thẩm tra việc nói dối đặt một vấn đề gai góc hơn cho John. Nhân chứng Mary Jane xem như không đáng tin. Để xóa bỏ những nghi ngờ nghiêm trọng về tính trung thực của câu chuyện cô gái kể, anh phải trả lời trước cảnh sát viên và chịu những cuộc thử nghiệm. Vậy là Vann phải lừa bịp máy móc. Vann có quyền theo luật, có thì giờ cần thiết để tự bảo vệ. Anh tìm mọi tài liệu kỹ thuật và trở thành một người thành thạo về máy phát hiện nói dối được CIA và nhiều cơ quan Nhà nước sử dụng. Máy đo huyết áp, mạch, hơi thở và thoát nước ở bàn tay, sẽ phát hiện ra sự nói dối quá những dấu hiệu cơ bản xảy ra trong quá trình xúc cảm do đối tượng cố gắng để nói dối,

Vann giấu giếm tìm được một số chất an thần và những thuốc khác để hạ huyết áp, mua một dụng cụ đo đếm nhịp mạch đập, chuẩn bị một loạt những câu hỏi liên quan đến quan hệ với cô gái ấy xếp theo thứ tự anh thấy hợp lý nhất đối với người dùng máy thăm dò. Anh tự mình lặp lại nhiều lần, thay đổi thứ tự các câu hỏi để khỏi bị bất ngờ. Anh thử những cuộc thẩm vấn có và không có thuốc an thần, ghi chép phản ứng của các giác quan, thấy điều kiện tốt nhất để giảm bớt phản ứng mà không dùng thuốc là không ngủ trong 48 tiếng và trả lời câu hỏi một cách tự tin.

Ngày Mary Jane đến gặp sĩ quan điều tra, chị mặc một chiếc váy vải tuýt, sơ mi và áo vét. Mùa thu đã tới và chị biết bộ quần áo như thế có lợi cho chị. Người thẩm vấn chắc là một người bố trong gia đình, sẽ thấy chị là một người đàn bà đáng kính và có xu hướng tin chị hơn. Tuy không thể hiện ra ngoài trừ việc hơi bị kích thích, chị kinh hãi khi đặt tay lên cuốn Kinh Thánh để thề. Khác với Vann, Mary Jane rất mộ đạo, Kinh Thánh củng cố tinh thần chị trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc hôn nhân. Chị trả lời các câu hỏi đúng như John đề nghị chị trong những cuộc tập dượt và xác minh lời khai của chồng. Chị cũng tự nói thêm với viên sĩ quan là chị và John yêu nhau, cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Vann đề nghị cho thử máy thăm dò. Anh đánh lừa máy. Cũng như ở tòa án dân sự, các sĩ quan chủ trì tòa án binh phải xác định một cách chắc chắn bị cáo phạm tội. Kết quả Vann đã tác động vào máy thăm dò đưa sự việc đến sự mâu thuẫn giữa lời khai của anh và của cô gái. Không một phiên tòa quân sự nào tuyên bố kết án trên cơ sở này. Viên sĩ quan tiến hành cuộc điều tra phải đề nghị bãi bỏ những lời buộc tội Vann.

Phải chờ đến giữa tháng Chạp các nhà chức trách của Quân đoàn 1 mới thống nhất với những kết luận của điều tra viên. Tuyết và gió lạnh từ hồ Ontario làm Mary Jane khó chịu đựng nổi. Chị bắt đầu ho, thấy mình khạc ra máu bèn đến bệnh viện của trại Drum. Chị bị ho lao.

Chiều ngày John và chị biết những lời buộc tội được xóa bỏ, đặc biệt rất nóng. Hai vợ chồng cùng nhau đi dạo trên con đường gần trang trại trong tuyết tan. John không ngừng nói anh khuây khỏa đến mức nào. Sung sướng vì thắng lợi, anh sẵn sàng nhảy những bước nguy hiểm trên tuyết.

Mary Jane nói với anh “ Em cho rằng bây giờ anh đã hiểu ra bài học !”

“ Rồi thế nào ? Anh trả lời. Lạy Chúa ! Lần sau anh chắc chắn những bài học ấy đã khá lỗi thời “
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #138 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2008, 04:04:52 pm »

 John Vann được điều động về trung tâm tên lửa phòng không của quân đội ở Fort Bliss, bang Texas làm chủ nhiệm chương trình và quản lý tài chính. Anh trở lại cuộc sống thường lệ và cuộc hôn nhân lại trở nên tồi tệ. Ở văn phòng anh tỏ ra luôn nhiệt tình và những báo cáo về anh vẫn luôn mang tính ca ngợi. Nhưng trong tâm tư anh không che dấu nỗi buồn muốn chết vì vai trò kế toán. Cho đến lúc đó, anh không bao giờ phàn nàn với Mary Jane về công việc của mình trong quân đội. Bây giờ thì anh thổ lộ ra, cảm thấy tù túng về hai mặt : trước hết vì lề lối bàn giấy trong quân đội anh đã tưởng phở phỉnh mình khi chuyển về hậu cần để tiếp tục đi học và mong thăng tiến nhanh sau là vì vợ và các con. Đúng là anh không bao giờ được biết, Mary Jane đã thực sự cầm chân anh khi đề nghị cử anh đến Texas hai năm hai tháng. Một người bạn làm việc ở văn phòng cán bộ đã điện thoại hỏi cần giúp đỡ gì trong lúc họ chờ kết quả cuộc điều tra. Mary Jane đã kể khí hậu ở hồ Ontario ảnh hưởng đến sức khỏe của chị như thế nào và đề nghị nếu những lời buộc tội đối với chồng mình được xóa bỏ thì không để anh tự chọn chỗ được điều động mà chỉ định anh đến một vùng khô nóng. Người bạn biết rõ hoàn cảnh gia đình họ, hứa sẽ có sự tác động cần thiết.

Vann được nhanh chóng thăng cấp trung tá vào tháng Năm 1961 và anh biết mình có thể trở thành đại tá trước nhiều bạn đồng nghiệp. Nhưng anh cũng biết dù tương lai anh hoạt động thế nào cũng chẳng bao giờ được lên tướng nếu việc bị kết tội hiếp dâm vị thành niên được nêu trong lý lịch. Có nhiều ứng cử viên hơn chỗ còn trống và quân đội không muốn bộ phân tinh hoa của mình có cuộc sống riêng tư là đề tài bê bối. Hội đồng thăng cấp buộc phải có thái độ chống lại điều đó và chỉ một khả năng phạm tôi cũng đủ để loại bỏ anh trong danh sách ứng cử.

Tuy nhiên, John cố gắng cứu sự nghiệp của mình. Một trong những cấp trên cũ của anh ở Đức cử anh đi gặp người quen biết chung,  nguyên phó tổng tham mưu vừa nghỉ để làm việc ở bộ phận tên lửa của xưởng Martin Marietta. Nguyên đại tá Francis Bradley trở thành một trong những người lãnh đạo xưởng, đã gặp Vann ở Đức. Khi Vann đến thăm ông, kể hết câu chuyện của mình, Bradley ngạc nhiên thấy anh hoàn toàn không hối hận về cô gái trẻ. Anh chỉ tiếc đã bị người ta nắm được và ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Thậm chí, anh còn khoe đã lừa được máy thăm dò. Anh nói nếu không thể làm những bằng chứng của vụ bê bối biến mất, anh sẽ phải rời quân đội vào năm 1963 say 20 năm tại ngũ và về hưu với nửa mức lương. Anh đề nghị Bradley cho phép nghiên cứu hồ sơ lý lịch của mình trong một gian phòng của Lầu Năm Góc mà chỉ riêng anh ở trong đó. Anh không nói có ý định đánh cắp những tài liệu về cuộc điều tra và buổi xét xử nhưng hàm ý thì đã rõ. Bradley thoái thác với một câu trả lời mơ hồ.

Vann và Bradley lại gặp nhau ở trung tâm tên lửa phòng không vào đầu năm 1962, lúc Vann dadng chuẩn bị sang Việt Nam. Anh xác định với ông ý định sang năm sẽ về hưu. Bradley bị tác động vì những đức tính đã nghe nói của anh và tin tưởng vào ý kiến ca ngợi quá đáng của cấp trên cũ của Vann ở Đức. Độ lượng về những phong cách riêng tư, Bradley khi sắp về hưu bố trí Vann vào một chỗ làm ở Martin Marietta mà Vann trả lời với ông rất thích.

Không đầy hai tháng sau, John Vann qua ngưỡng cửa văn phòng Dan Porter ở Sài Gòn để bắt đầu năm đầu tiên của anh ở Việt Nam. Ở đây , anh đã đấu tranh với Huỳnh Văn Cao và những con rối khác của quân đội Diệm, gặp địch quân Việt cộng ở ấp Bắc, cố gắng ngăn chặn sự thất bại của Sài Gòn cũng như tai họa một cuộc chiến tranh lớn của Mỹ bằng cách đấu tranh chống Paul Harkins, Victor Krulak và Maxwell Taylor để vạch rõ sự thật. Anh cũng đương đầu với lòng kiêu ngạo và sự suy sụp nghề nghiệp của hệ thống quân sự Mỹ những năm 60. Một người như John Vann rất có thể hy sinh sự nghiệp của mình để tiến hành một trận chiến như thế. Tuy nhiên, “ rất có thể “ không chắc chắn lắm. Điều chắc chắn duy nhất là Vann đấu tranh khi xác định sự nghiệp của mình đã hỏng. Anh được khen thưởng vì tinh thần dũng cảm không chối cãi được, vừa lừa được Halberstam, bản thân tôi và những người khác.

Mùa thu năm 1962, trước khi Cao bắt đầu lừa bịp có hệ thống những cuộc hành quân chống Việt cộng và lúc ấy Vann còn là cố vấn riêng của Harkins, anh viết thư cho Frank Bradley, xác định ý định về hưu trong  năm tới. Tháng Năm năm 1963, ít lâu sau khi trở về Hoa Kỳ, Vann tới Denver trao đổi với ban giám đốc hãng hàng không vũ trụ  Martin Marietta, nhận một trách nhiệm chỉ đạo công việc kinh doanh. Cuối tháng, cùng lúc với việc bắt đầu chiến dịch thông tin cho Lầu Năm Góc, cảnh báo tai họa Harkins đang chuẩn bị, anh đưa đơn chính thức xin về hưu vào ngày 31 tháng Bảy năm 1963.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #139 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2008, 05:01:33 pm »

Ở Denver, Vann vừa bắt đầu bước vào những bậc thang của thế giới thương mại thì thấy ngay việc rời bỏ quân đội là một sai lầm lớn. Một vị trí ổn định, dù hạng thứ trong quân đội thấp còn đáng mong muốn hơn bất cứ vị trí cấp cao nào trong lĩnh vực thương mại không hề có những ngôi sao.

Bob York đã được thăng trung tướng, viết thư từ Việt Nam ngay trước lễ Noel năm 1963 để thông báo sẽ về Hoa Kỳ và chỉ huy Sư đoàn 82 vận chuyển hàng không ở Fort Bragg, Carolina Bắc. York buồn vì biết quân đội mất đi một người như thế. Ông để cho anh chỉ huy tiểu đoàn 82 nếu nhập ngũ lại. Vann rất phấn khởi về việc ấy.

Nhưng quân đội đã chống lại. Viên tướng phụ trách công tác nhân sự ở Lầu Năm Góc tuyên bố với York ông không gọi Vann tái ngũ vì biết trước Taylor hoặc McNamara sẽ không chấp thuận. Vann nhờ đến Bruce Palmer, trung tướng, nhưng không thể làm gì hơn.

Bề ngoài John Vann là một người hoạt động, thành công trong mọi việc. Anh tiến bộ đều đặn ở hãng Martin Marietta và bắt đầu làm chính trị. Ở bang Colorado, anh chỉ đạo chiến dịch ủng hộ Henry Cabot Lodge ứng cử tổng thống của đảng Cộng hòa năm 1964; tổ chức sự ủng hộ của những người Cộng hòa đối với Lyndon Johnson sau khi Barry Goldwater đoạt chỗ của Lodge, chia rẽ nội bộ đảng. Khi không bận công việc hoặc làm chính trị, Vann đi du lịch nhiều giữa tháng Bảy năm 1963 và cuối năm 1964 để diễn thuyết và để các báo hay vô tuyến truyền hình phỏng vấn về chiến tranh Việt Nam.

Trong thâm tâm, Vann vẫn bị dày vò vì công việc và những bận bịu gia đình cùng Mary Jane. Chị trở nên chua cay, thể hiện lòng căm hận bằng cách thường xuyên gây gổ với anh. Anh tránh về nhà càng nhiều càng tốt, ngôi nhà anh mua cho mẹ con chị ở ngoại ô Denver gần xưởng Martin Marietta. Anh ra đi sớm và về rất khuya. Mary Jane lưu ý anh , bây giờ anh không ăn ở nhà nữa là có ý muốn nói cuộc hôn nhân đã kết thúc.

“Chà, anh trả lời, em nói đúng đấy “.

Trong mùa hè 1964, sau khi York cố gắng lần nữa nhưng bị quân đội từ chối cho anh tái ngũ. Vann đi Washington gặp những người có trách nhiệm ở văn phòng Viễn Đông của Cơ quan phát triển quốc tế (AID).  Nhà Trắng ủy nhiệm cho cơ quan này chịu trách nhiệm chính về chương trình bình định dân sự ở Việt Nam và cơ quan gặp khó khăn khi tuyển người. Phần lớn những người có trách nhiệm về phát triển kinh tế không phù hợp với loại công việc này và không muốn xa gia đình để bị bắn chết ở nông thôn Việt Nam. AID phải bắt đầu nhìn vào những sĩ quan về hưu. Văn phòng Viễn Đông hân hoan gặp được một người có kinh nghiệm và tài năng như Vann. Nhưng lúc đó, cũng như phần lớn các cơ quan Nhà nước, AID phải chờ kết quả bầu cử tổng thống. Người ta bảo Vann nếu vẫn quan tâm đến công việc ấy thì tháng Mười một trở lại.

Anh không vắng mặt, sau khi đã đóng một vai trò khiêm tốn trong sự thất bại nặng nề của Goldwater. Người ta bổ nhiệm anh làm giám đốc vùng của Chương trình bình định đồng bằng sông Cửu Long. Anh nhận ngay và về nhà để nói với Mary Jane “ Anh không bao giờ chung sống với em nữa “. Maxwell Taylor từ chức tồng tham mưu trưởng giữa năm 1964 để thay thế Lodge làm đại sứ ở Sài Gòn bác bỏ quyết định cử Vann. Một bức điện từ Đại sứ quán Sài Gòn thông báo với AID rằng Vann là một nhân vật có “ quá nhiều bàn cãi “. Vann bèn đề nghị được đến đó với tư cách một đại diện bình thường của chương trình ở tỉnh. Đại sứ quán trả lời anh không được yêu cầu một vị trí nào. Nếu không thể sang Việt Nam, Vann gợi ý cho đi Thái Lan, chỗ có một cuộc nổi dậy đang phát triển. Những người có trách nhiệm ở văn phòng Viễn Đông trả lời họ sẽ suy nghĩ.

Mary Jane hiểu John phải trở lại Việt Nam để được sống sót. Chị chưa bao giờ thấy anh chán nản như trong mùa đông 1964 – 1965 này. Anh nằm dài trên đi văng phòng khách hàng nhiều giờ, ban đêm và những ngày nghỉ cuối tuần, mắt nhìn lên trần nhà. Anh không bước đi chân đưa cao lên phía trước như lao vào cuộc sống nữa. Bây giờ, anh bước chậm rãi hơn, đầu cúi xuống. Chị biết anh đã mất lòng tin và lòng tự trọng của mình.

Nhưng theo thói quen, anh không bỏ cuộc. Anh kêu gọi Lodge và York can thiệp, thuyết phục văn phòng Viễn Đông đề nghị Taylor xét lại quyết định. Thậm chí anh viết thư cho đại sứ, nêu lên những cố gắng của anh để được quần chúng ủng hộ chiến tranh qua những buổi diễn thuyết và phỏng vấn về Việt Nam.

Vann được một người Virginia khác mến mộ anh cứu giúp. Ông Sam Wilson này, năm 1940 nghe giọng nói của Churchill, ngờ vực bọn phát xít đã đến, đi 10 cây số dưới mưa trong đêm để đăng ký vào đội bảo vệ quốc gia. Hai mươi lăm năm sau, ông là đại tá quân đội Mỹ ở Việt Nam, biệt phái sang cơ quan AID làm chủ nhiệm chương trình bình định. Ông đã là trợ lý của Lansdale ở Lầu Năm Góc thời kỳ Vann tiến hành chiến dịch thông tin năm 1963. Wilson thán phục những chỉ trích sôi nổi của Vann và hai người có cảm tình với nhau. Wilson không biết Vann muốn trở lại Việt Nam cho đến khi thấy một bản sao công văn của văn phòng Viễn Đông đề nghị đại sứ xét lại việc xin sang Việt Nam của Vann. Wilson gặp trực tiếp Taylor nói rằng họ không thể bỏ qua những đức tính của một người như Vann. Taylor xiêu lòng : Vann có thể sang với tư cách một sĩ quan bình định bình thường ở tỉnh.

Vị trí của anh ở AID chỉ là tạm thời, hãng Martin Marietta cho anh một đợt nghỉ phép. Dù sao, Washington không nghĩ cuộc chiến tranh sẽ kéo dài. John cũng yên tâm về Mary Jane và các con : anh đã bố trí nhà ở cho họ và hợp đồng của anh với AID cho phép anh đi máy bay với chi phí của chính phủ cho kỳ nghỉ phép một tháng mỗi năm.

Vann bay từ San Francisco trên một chiếc máy bay của Pan Am, theo hướng từ phương tây cũng con đường nước Anh thế kỷ trước tiến sang châu Áu : từ Honolulu đến Guam rồi Manila và cuối cùng là Sài Gòn. Thứ bảy, ngày 20 tháng Ba năm 1965 lúc 11 giờ sáng, máy bay bay cao trên Sài Gòn tránh làn đạn của Việt cộng bắn lẻ xung quanh Sài Gòn rồi bổ nhào đột ngột xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Vann ra khỏi phòng điều hòa nhiệt độ, xuống thang máy bay , ngột ngạt vì không khí nóng ẩm trước mùa mưa. Nhưng anh thoải mái với sự bất tiện này. Anh đã đi khỏi đây gần hai năm và sẽ không bao giờ xa rời chiến tranh lâu như thế nữa. Anh đã trở lại Việt Nam, trở lại chỗ của anh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM