Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:13:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147257 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 03:29:47 pm »

SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG
Một người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

Tác giả : NEIL SHEEHAN
Người dịch : ĐOÀN DOÃN
Nhà xuất bản Công An Nhân Dân
Năm 2003
Số hóa : TraitimdungcamHP

SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG

Lời nói đầu

Cuốn sách này buộc tôi đối mặt với sự thật bi đát của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và nhận thấy chúng ta không bao giờ thắng được. Trong quá khứ chiến tranh luôn là một thực nghiệm “tích cực” của nền văn hóa Hoa Kỳ, một cuộc vận động tinh thần nhằm tăng cường sự thống nhất của những người tham gia.

Nhưng cuộc chiến tranh này người ta cho là sai lầm hoặc bị lên án về đạo đức, bằng mọi cách đã tiến hành vô bổ. Đây là cuộc chiến tranh “tiêu cực” đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ và đất nước phải chịu đựng nhiều khó khăn.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà lãnh đạo của chúng ta sát thực tế hơn, sau đó chúng ta trở nên giàu có và mạnh đến nỗi mất khả năng suy nghĩ sáng suốt. Kiêu căng thay thế thực tiễn, các chỉ huy quân sự và dân sự của chúng ta không thể dễ dàng chấp nhận thua cuộc ở Việt Nam. Các chính quyền nối tiếp nhau tự dối mình, hài lòng về ảo tưởng chúng ta có thể có mặt vĩnh viễn ở đất nước này. Người Mỹ trở thành nạn nhân của chính mình hơn là của kẻ địch. Bài học cay đắng thật khó chấp nhận !

Nếu ở lại Việt Nam chúng ta phải trả giá gánh nặng thường xuyên về tài chính. Nhất là chúng ta nhức nhối dai dẳng bởi vết thương tinh thần khi cố thống trị một dân tộc không bao giờ chấp nhận chúng ta. Người Việt Nam chẳng bao giờ chấp nhận một sự thống trị nào hết của nước ngoài. Lịch sử chứng tỏ họ không ngừng chiến thắng, đẩy lùi quân xâm lược dù là người Trung Hoa, Mông Cổ, Mãn Châu, Pháp và dĩ nhiên cả người Mỹ.

NEIL SHEEHAN
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2021, 06:44:19 am gửi bởi ptlinh » Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #1 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 03:32:23 pm »

BUỔI TIỄN BIỆT

Họ đến đưa tang anh, trong ngôi nhà nguyện lợp ngói đỏ cạnh cổng nghĩa trang. Sáu con ngựa xám buộc vào chiếc xe hòm đưa quan tài ra đến mộ. Đội quân nhạc chờ đợi Đoàn quân danh dự của trung đoàn có lịch se từ thời Cách mạng, xếp thành hàng trước hành lang trắng của nhà nguyện. Binh lính bận đồng phục màu xanh nước biển viền vàng, những máu sắc truyền thống của Hợp chủng quốc. Bộ quần áo quá nóng do thời tiết và độ ẩm trong buổi sáng ngày thứ sáu mùa hè ở Washington nhưng lễ tang chính thức xóa đi sự bức bối đó. John Vann, lính chiến ở Việt Nam được an táng ở Arlington ngày 16 tháng 6 năm 1972.

Cuộc chiến tranh này kéo dài hơn bất cứ cuộc chiến nào khác trong lịch sử Hoa Kỳ và chia rẽ người Mỹ hơn bất cứ tranh chấp nào khác kể từ cuộc chiến tranh Nam – Bắc. Từ những trận chiến không có anh hùng ấy, người ta đang chôn cất một trong những nhân vật quyến rũ nhất. Sức mạnh và nét độc đáo trong tính cách của anh, lòng can đảm anh thể hiện trong những thời khắc nguy ngập, hình như hội tụ những đức tính mà người Mỹ tôn sùng. Hết lòng vì cuộc chiến, kiên lòng đến mức ám ảnh là hình tượng cố kết của Mỹ ở Việt Nam. Anh trở thành hình mẫu, với những ảo tưởng, ý đồ, sự kiêu căng và lòng ham muốn chiến thắng. Trong lúc những người khác bị đánh bại, thất vọng bởi thời gian hoặc mất đi sự đánh giá mơ hồ, chống đối chiến tranh thì anh đã kiên trì trong cuộc viễn chinh để cứu vớt cái không cứu vãn được, tranh thủ chiến thắng trong sự nghiệp bị lên án này. Sau mười năm chiến đấu, trước đấy một tuần lễ anh chết vào một đêm chiếc trực thăng của anh phát nổ trong mưa và sương mù gần trên cao nguyên Nam Việt Nam. Anh vừa ngăn chặn gần thị xã Kontum một cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt Nam đáng lẽ kết thúc tai hại cho quân lính Hoa Kỳ.

Tất cả những người đến đây đưa tang anh tượng trưng cho những chia rẽ và những vết thương cuộc chiến mang tới cho xã hội Mỹ. Đồng thời hầu hết họ cũng bị anh lôi kéo. Một số đến vì họ đã ca ngợi và vẫn luôn chia sẻ lý tưởng của anh; những người khác đã xa rời nhưng vẫn coi anh là một người bạn; những người khác nữa, anh đã gây ảnh hưởng xấu đối với họ nhưng họ vẫn thương cảm cho số phận của anh. Tuy cuộc chiến tranh còn kéo dài ba năm nữa và tiếp tục làm chết nhiều người nhưng những người có mặt ở Arlington buổi sáng tháng Sáu năm 1972 ấy có cảm giác họ cùng với John Vann đã chôn vùi cuộc chiến và mười năm ở Việt Nam. Vann chết, những gì còn lại chỉ là phần viết thêm.

Anh đến Sài Gòn tháng Ba năm 1962, mang hàm trung tá, 37 tuổi, tình nguyện làm cố vấn quân sự cho một Sư đoàn bộ binh Nam Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long. Khi ấy chiến tranh còn là một cuộc phiêu lưu. Tháng Chạp trước đấy tổng thống John F. Kennedy giao cho quân đội Hoa Kỳ nhiệm vụ tiêu diệt một cuộc nổi dậy của Cộng sản và bảo vệ miền Nam Việt Nam, quốc gia độc lập có một chính phủ do người Mỹ dựng lên cầm đầu ở Sài Gòn.

Vann có những đức tính của một người chỉ huy. Anh đã là một đứa trẻ khốn khổ ở miền Nam, sinh ra trong cuộc khủng hoảng kính tế tiếp theo cuộc khủng hoảng năm 1924 ở một khu người da trắng nghèo Norfolk bang Virgina. Thời gian đầu đến Việt Nam, bạn bè và cấp dưới chế giễu vì do anh không bao giờ đổi màu. Thường hành quân cùng bộ binh Nam Việt Nam nhưng dù đi dưới nắng gắt, làn da hung của anh chỉ đỏ hồng lên một ít.

Thể trạng anh có vẻ ốm yếu, cao một mét bảy mươi và nặng 67 kilô. Nhưng sinh khí và uy quyền đặc biệt bù đắp thừa thãi cho vẻ ngoài gầy gò. Anh có một sinh lực cho phép làm trong một ngày công việc đòi hỏi cường độ gấp đôi đối với người khác. Mỗi đêm anh chỉ cần ngủ bốn tiếng đồng hồ, cũng có thể bớt xuống hai tiếng khi công việc kéo dài nhưng vẫn minh mẫn. Nếu cần anh có thể dễ dàng làm việc 16 trong 24 tiếng mà vẫn đủ thì giờ nghỉ ngơi, giải trí.

Ảnh hưởng bao trùm của anh đối với những người khác do nét cứng rắn giọng mũi và sự dứt khoát, sắc sảo. Anh luôn biết mình muốn gì và phải làm như thế nào, có tài giải quyết những vấn đề hàng ngày đặt ra trong những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt của thời chiến. Tính tình và sự giáo dục của quân đội ở trường trung, đại học hình thành nên một tinh thần vừa hoàn toàn tận tụy với nhiệm vụ vừa đủ tỉnh táo để suy xét những lý lẽ sâu xa của vấn để. Anh biểu lộ lòng tin và tinh thần của nước Mỹ sau chiến tranh, muốn rằng mọi thách thức đều có thể giải quyết bằng nghị lực và trí thông minh, kỹ thuật, tiền bạc sử dụng có phương pháp và tùy trường hợp, cả sức mạnh quân sự.

Vann không sợ gì hết. Ban đêm anh thường có mặt ở các đồn tiền tiêu do quân Nam Việt Nam đóng giữ; những công sự nhỏ ấy biệt lập, xây bằng gạch, bằng túi cát và rơm, luôn bị tấn công và bản thân anh cũng cầm súng giúp binh lính đẩy lùi những người đi đánh chiếm. Anh lái xe trên những đường mòn không ai dám đi vì sợ phục kích, đơn giản chỉ nhằm chứng tỏ có thể làm được việc đó. Anh đậu trực thăng ngay giữa một thị trấn bị bao vây để giúp đỡ quân đồn trú, không quan tâm đến đạn phòng không như thách thức với cái chết. Trong 10 năm ấy anh nổi tiếng. Không bao giờ anh ngừng giáp mặt với những hiểm nguy. Anh nói, vận may luôn luôn ở bên anh.

Vann không ngần ngại trước những nguy cơ làm hại sự nghiệp của mình. Đó là năm đầu tiên anh đến Việt Nam, từ tháng 3 năm 1962 đến tháng 4 năm 1963. Trong lúc là cố vấn quân sự một sư đoàn bộ binh Nam Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long anh nhanh chóng hiểu ra cuộc chiến tranh sẽ đi đến chỗ thất bại. Đại sứ Mỹ và Tổng tư lệnh quân đội báo cáo với chính quyền Kennedy là mọi việc trôi chảy và họ sẽ thắng. Lúc ấy Vann đánh giá, và sau này không bao giờ thay đổi, họ chỉ có thể thắng bằng áp dụng một chiến lược và một chiến thuật thật chính xác. Khi anh biết Tổng tư lệnh và ban tham  mưu của Sài Gòn không nghe và tờ trình của anh làm mếch lòng họ, anh chuyển đánh giá của mình bằng tài liệu chứng minh gủi lên những nhà phân tích chiến tranh. Được điều về Lầu Năm Góc sau năm đầu ở Việt Nam, anh mở một chiến dịch cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo quân sự phải thay đổi chiến lược để tránh sự thất bại của Hoa Kỳ. Anh thất bại hoàn toàn. Do đã 20 năm phục vụ tích cự, anh quyết định giải ngũ ngày 31 tháng 7 năm 1963, một cử chỉ mà phần lớn bạn bè cho là phản khách cho phép anh bày tỏ rõ ràng quan điểm về cuộc chiến tranh. Đúng là điều Vann đã viết trên các báo, tạp chí, đã phát biểu trên truyền hình và trong các buổi diễn thuyết công cộng.

Anh trở lại Việt Nam vào tháng 3 năm 1965, làm trong Cơ quan phát triển quốc tế (AID) phụ trách một chương trình vì hòa bình, không trở về Hoa Kỳ nữa trừ những kỳ nghỉ ngắn hạn. Anh bắt đầu làm việc ở một trong những tỉnh nguy hiểm nhất miền Tây Nam Bộ và cuối năm 1966 chịu trách nhiệm điều phối chương trình cho 11 tỉnh bao quanh thủ đô. Trong những năm đó Vann không ngừng tố cáo những cuộc ném bom hàng loạt và mù quáng tiêu diệt dã man những làng xóm hòng ngăn cản Việt Công dựa vào dân chúng. Nông dân  bị chuyển hàng loạt , tập trung vào những trại tị nạn ngoại vị. Vann không ngần ngại đem hết sức lực để đạt mục đích của mình và xem việc sử dụng sức mạnh đối với những người dân vô tội không những bị lên án về đạo đức mà còn là một hành động quân sự ngu ngốc.

Năm 1967  những phát ngôn thẳng thắn đã gây cho anh những rắc rối với chính quyền. Anh cảnh báo họ, cuộc chiến tranh toàn diện do tướng William Westmoreland mong muốn với đội quân 475.000 lính Mỹ sẽ thất bại, an ninh ngày càng bị đe dọa ở nông thôn vì những người cộng sản Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Sự chỉ trích này được chứng minh đúng vào ngày 31 tháng Giêng năm 1968 khi những người cộng sản chọn dịp Tết để mở cuộc tấn công bất ngờ vào tất cả các thành phố, thậm chí vào đến khuôn viên Đại sứ quán Hoa kỳ ngay trung tâm Sài Gòn. Cuộc chiến hao tổn đúng là một thất bại và Westmoreland bị rút về nước.

Dù Vann đã làm gia đình mình và người thân đau khổ nhưng anh là người trung thực với bạn bè, với cộng sự và cấp dưới. Sau cuộc tấn công dịp Tết, người bạn Việt Nam anh rất gần gũi, nguyên trung tá và là tỉnh trưởng rời quân đội để làm chính trị, tổ chức một cuộc vận động bàn bạc về chiến tranh và đề xướng phong trào chống chế độ Sài Gòn. Giới quân sự Mỹ nghi ngờ người bạn của Vann tìm cách cùng những người cộng sản hình thành một chính phủ liên hợp mà ông ta giữ vị trí hàng đầu. Vann không đồng ý với ý đồ của bạn nhưng lại mạo hiểm để cố tránh cho bạn bị ngồi tù. Anh suýt bị cách chức và gủi trả về Hoa Kỳ. Vann cũng bất đồng về cuộc chiến tranh như người bạn Mỹ tốt nhất của anh, Daniel Ellsberg, thời gian đầu đã cùng anh đấu tranh chống cuộc chiến Việt Nam. Ellsberg tham gia một tổ chức chống chiến tranh ở Hoa Kỳ, trong lúc Vann tiếp tục có mặt trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng tình bạn của họ vẫn luôn nguyên vẹn. Khi Vann chết, Ellsberg sắp bị tòa án liên bang xét xử vì đã sao chép và phổ biến những tài liệu mật của Lầu Năm Góc. Vann báo tin sẽ đến làm chứng cho anh. Ellsberg khóc vì mất đi người bạn gần gũi nhất.

Mặc dù không xu thời, Vann dần dần được thăng tiến trong hệ thống cố vấn Mỹ. Những phẩm chất lãnh đạo và nhiệt tình chiến đấu làm anh dễ dàng được đề bạt, hơn nữa những người cầm quyền ở Sài Gòn và Washington bấy giờ bất đồng ý kiến với anh về đường hướng chiến tranh chứ không phải là chấm dứt nó. Tháng Năm năm 1971 anh được chỉ định làm cố vấn cho toàn vùng cao nguyên và những tỉnh duyên hải, có quyền hành đối với mọi lực lượng quân đội Mỹ trong vùng và với tất cả nhân viên dân sự, quân sự trong chương trình bình định. Vị trí của anh thực tế tương đương một trung tướng, một trường hợp không có trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ trước đây vì Vann chỉ là một viên chức của Cơ quan phát triển quốc tế. Ngoài ra anh có quan hệ thân tình với viên tướng Việt Nam chỉ huy vùng này nên được phép cùng ông ta chỉ huy không chính thức 158.000 binh lính. Ảnh hưởng của anh trong lòng chính quyền Mỹ và chính quyền Sài Gòn làm anh trở thành một người Mỹ quan trọng nhất ở đất nước này sau đại sứ và tổng tư lệnh. Với những hiểu biết và đức tính can trường , anh trở thành một người Mỹ không thay thế được ở Việt Nam.

Quan điểm chính trị của Vann là tổng hợp hệ thống lòng tin độc đáo của Hoa Kỳ, sau chiến tranh được nâng lên vị trí mạnh nhất thế giới. Chính tầm đố đối với thế giới còn lại đã đưa nước Mỹ gây chiến với Việt Nam trong độ sung sức của mình. Vann cho rằng những dân tộc khác nhỏ yếu sẽ tự nhiên chấp nhận quyền lãnh đạo của Mỹ. Anh tin chắc Hoa Kỳ luôn giữ được vị trí lỗi lạc của mình. Anh không nghĩ nước Mỹ hành động vì kiêu ngạo mà ngược lại với quyền lực vững vàng, nhân ái, sức mạnh giữ gìn hòa bình đưa lại thịnh vượng cho những dân tộc không cộng sản, độ lượng san sẻ những thành quả công nghiệp, kỹ thuật với những người đang sống khó khăn vì nghèo nàn, bất công và luật pháp yếu kém. Nguyên tắc của anh : nước Mỹ luôn luôn đúng, thậm chí có những sai lầm thì ý đồ vẫn tốt đẹp. Lập trường chống cộng của anh rất đơn giản : tất cả những người cộng sản đều là kẻ thù của Mỹ và do đó là kể thù của trật tự và tiến bộ.

Anh đã thấy rõ những sai lầm trong cuộc chiến ở Việt Nam nhưng không vì thế mà kết luận bản thân chiến tranh là một điều xấu và không thể chiến thắng được. Anh không thể chấp nhận sự thất bại hoặc thay đổi cách nhìn của mình đối với nước Mỹ. Mùa xuân trước đó, trong lúc nhiều người thất vọng trước qui mô tấn công của bộ đội Bắc Việt, anh đã nói : Không, chúng ta không rút lui, chúng ta trụ vững và chiến đấu. Anh đã chiến đấu, đã thắng lợi và chết. Vì vật một số người ở nghĩa trang Arlington ngày 16 tháng 6 năm 1972 ấy tự hỏi với cái chết, họ có chôn vùi điều gì đó hơn chiến tranh và mười năm ở Việt Nam không. Có lẽ cũng là kết thúc cho niềm tin một nước Mỹ luôn luôn vô tội.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 04:57:36 pm »

Người đã tham gia tích cực vào sự khai sinh chính quyền Nam Việt Nam, tướng Edward Lanslaide, đứng ở bậc thềm hành lang chào bạn bè và những người quen biết bước vào nhà nguyện. Ông về hưu đã bốn năm và sống một mình sau cái chết của bà vợ trước đó mấy tháng. Một người xiết chặt tay ông nói : “ Xin thành thật chia buồn vì chuyện vợ ông, Ed”. Với nụ cười quen thuộc, Lanslade đáp “Cám ơn”, giọng nói bây giờ đã mệt mỏi nhiều vì tuổi tác.

Khó hình dung được con người 64 tuổi, với vẻ bề ngoài ấy là tác giả huyền thoại về hoạt động bí mất của CIA ở Philippines. Ở đấy ông đã đạo diễn cho Ramon Magsaysay, tổng thống tương lai của nước Cộng hòa thân Mỹ, trong suốt chiến dịch tiêu diệt sự nổi dậy của những người Huks vào năm 1954. Ai nghĩ rằng con người bình thường ấy trong bộ quần áo màu nâu sáng trước đây là sứ giả nổi tiếng của nền dân chủ Mỹ trong những năm chiến tranh lạnh, “đại tá Hillandale” tài ba trong cuốn tiểu thuyết bán chạy thời kỳ ấy : NGƯỜI MỸ THẦM LẠNG kể về những người Mỹ thấm nhuần lý tưởng cách mạng của chính họ, đã làm thế nào để những người châu Á thất bại với hệ tư tưởng cộng sản ở phương Đông.

Lansdale đến Sài Gòn trước Vann 8 năm, vào năm 1954 ngay sau những thành công của ông ở Philippines. Thời kỳ ấy Hoa Kỳ cố gắng mở rộng quyền lực ở Việt Nam để thay thế người Pháp, tan vỡ vì thất bại ở Điện Biên Phủ. Hy vọng mới của người Mỹ ở Sài Gòn đặt vào viên quan lại Thiên chúa giáo Ngô Đình DIệm, đối đầu với bao nhiêu kẻ thù, hình như không thể đạt được mục đích. Chống lại ông ta là những nhà chính trị kình địch, hai giáo phái và một tổ chức tội phạm. Hai giáo phái và tổ chức tội phạm có quân đội riêng. Lansdale đã chiến thắng tất cả những lực lượng ấy, tránh được sự lộn xộn cho phép những người Việt Nam cộng sản miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 chiếm miền Nam. Ông đã thuyết phục chính quyền Eisenhower, rằng Diệm có thể thống trị và miền Nam Việt Nam trở thành một quốc gia liên minh với Mỹ.

Dưới hành lang nhà nguyện, ngay sau lưng Lansdale là trung tá Lucien Conein, người đã hợp tác với ông trong việc tạo dựng chính quyền Nam Việt Nam. Conien vừa cứng rắn vừa tình cảm là một kẻ phiêu lưu sinh ở Paris và được nuôi dưỡng tại Kansas. Ông sung vào quân đội Pháp ngay từ đầu Thế chiến thứ hai. Sau thất bại của nước Pháp và Hoa Kỳ tham chiến, ông vào Cơ quan phục vụ chiến lược, tiền thân của CIA, nhảy dù xuống Đông Dương năm 1945 dưới biệt danh “trung úy Laurent” để chỉ huy những trận đánh chống quân đội Nhật. Mười năm sau ông giúp Lansdale đáng kể trong phối hợp những công việc bí mật. Năm 1954 Lansdale trở về Hoa Kỳ, Conein ở lại Sài Gòn. Năm 1963 ông thành công trong thiên hướng nghề nghiệp cao nhất : tổ chức một cuộc đảo chính thắng lợi. Ông là nhân vật quan hệ với các tướng lĩnh Nam Việt Nam, thúc đẩy việc lật đổ người mà Lansdale đã bao vất vả để củng cố vị trí. Ngô Đình Diệm đã không còn cần cho Hoa kỳ trong những năm trước đó. Với chế độ gia đình trị ông ta làm trở ngại cho hành động của chính quyền Kennedy đối với phong trào nổi dậy của cộng sản. Diệm và em trai là Ngô Đình Nhhu bị giết trong cuộc đảo chính.

Joseph Alsop, nhà báo nổi tiếng , đã vào trong nhà nguyện. Ông ngồi trên một trong những chiếc ghế dài bên trái, bận bộ quần áo khiêm tốn màu xanh do người anh của ông cắt may với chiếc nơ xanh có chấm trắng trên áo sơ mi trắng. John Kennedy coi trọng những lời khuyên và tình bạn của ông bằng cách dừng lại nhà ông ở Washington lúc nửa đêm, vào đêm được đề cử tranh cử năm 1961, cùng ăn với ông một bát xúp thịt rùa. Alsop có mặt ở đám tang của Vann hoàn toàn hợp lẽ. Ông là cháu của Théodore Roosevelt, người vào đầu thế kỷ là người khởi xướng và là chiến binh của chiến tranh châu Mỹ La tinh. “Cuộc chiến tranh nhỏ tuyệt đẹp” này, như một người bạn và cộng sự của Roosevelt đánh giá thời kỳ ấy, đã đưa lại Philippines cho Hoa Kỳ, làm nước Mỹ trở thành một cường quốc ở Thái Bình Dương và khởi đầu bước đi tới Việt Nam. Alsop là người thừa kế điển hình của tinh hoa Ăng-glô Xác-xông, bờ biển phía đông ấy đã ấn định cho cả nước những nguyên tắc về cái đẹp, đạo đức và sự tôn trọng trí tuệ. Ông dành cuộc đời để công khai bảo vệ chủ nghĩa bành trướng mà tổ tiên ông đã theo đuổi. Ông xem Việt Nam như một thử nghiệm ý chí và khả năng của Hoa Kỳ theo đuổi đường lối ấy và không ngừng biện hộ cho cuộc chiến tranh này. Sáu mươi mốt tuổi ông vẫn là con người của những tương phản như trước đây. Chiếc đầu to đối lập với thân hình mảnh dẻ và khuôn mặt nhiều nếp nhăn càng tô đậm, thái quá vì đôi kính tròn rộng lớn bằng đồi mồi màu tối. Nhà duy mỹ này thu thập những đồ gỗ Pháp, đồ sứ cổ Trung Hoa và tranh sơn dầu Nhật Bản; sưu tầm đầy đủ về nghệ thuật và khảo cổ học, ông biết rất rõ những nền văn minh cổ Hy Lạp và Trung Đông; tốt và trung thực với bạn bè, giao tiếp giỏi; ông là cha đỡ đầu của khoảng ba chục đứa trẻ. Ngược lại trong nghề nghiệp ông cũng đấu tranh hung dữ như ông chú của mình. Ông không xem những người bất đồng với ông lầm lẫn hoặc thiếu suy xét mà mô tả họ như những người ngu xuẩn hành động vì những động cơ ti tiện hoặc ích kỷ. Trong những năm cuối đời của Vann, Alsop liên tục bảo vệ quan điểm của anh trên báo chí. Ông đến để tỏ một sự thương mến đặc biệt đối với anh, người khác hẳn ông về nguồn gốc và tính cách.

Ngồi bên cạnh Alsop là một đại tướng ba sao ( Trong quân đội Mỹ, chỉ huy binh đoàn là đại tướng một sao; chỉ huy sư đoàn, hai sao; chỉ huy Quân đoàn : ba sao; chỉ huy binh chủng : bốn sao. Riêng đại tướng tổng tư lệnh mang hàm năm sao), một chiến binh khác mà ông cũng rất hâm mộ : William DePuy. Thanh mảnh, năm mươi hai tuổi, da đồng, người vững chắc, là hình ảnh người lính tự tin, tranh phục chỉnh tề, nguyên mẫu của thế hệ chỉ huy đã dẫn dắt người của mình chiến đấu trong Thế chiến thứ hai và sau đó sang Việt Nam như những viên tướng có thói quen chiến thắng. Trí thông minh kèm theo năng khiếu đặc biệt toát lên tầm nhìn gan dạ và vững vàng. Ông xác nhận những phương pháp chiến đấu của quân đội Mỹ áp dụng trong Thế chiến thứ hai là toàn diện và không ai thắng nổi : vận hành một cỗ máy chết người, tiêu diệt kẻ địch bằng sức mạnh thần kỳ của lưới lửa mà nền kỹ thuật công nghiệp Mỹ có khả năng tạo ra. DePuy đã xây dựng cỗ máy ấy ở Việt Nam. Chỉ huy hành quân của Westmoreland năm 1965 khi Lyndon Johnson với sự cam kết của Kennedy mở rộng chiến tranh toàn diện, ông đã hoạch định chiến lược hủy diệt tiến tới đè bẹp những người Việt Nam cộng sản. Chiến lược đó nhằm đào tận gốc những người trận chiến du kích Việt cộng và tiêu diệt những toán quân Bắc Việt nhanh hơn số lượng chính phủ Hà Nội có thể đưa vào bằng đường mòn Hồ Chí Minh. Như vậy binh lính Việt Nam cộng sản sẽ bị tàn sát đến mức bẻ gãy ý chí của những người sống sót và chỉ huy của họ. Westmoreland ban thưởng DePuy về tài năng chiến lược bằng giao cho ông này chỉ huy Sư đoàn bộ binh số một. Sư đoàn “Anh cả đỏ”. DePuy khác với những tướng lĩnh khác là dội hỏa lực vượt quá khả năng và đuổi những sĩ quan thuộc quyền phản ứng về mức độ tấn công dữ dội ông đưa ra. Ông tranh chấp với Vann vốn khinh thường những chiến lược ấy, Vann cho rằng chiến tranh hủy diệt gây ra chết chóc tàn phá vô ích cũng như hao tổn binh lính Mỹ và lãng phí đạn dược. Tuy vậy năm 1972 DePuy tác động qua Washington buộc Vann sử dụng sức mạnh của trọng pháo, máy bay lên thẳng, máy bay tiêm kích ném bom và pháo đài bay B-52 chống lại quân đội Bắc Việt ở Kontum. Khi Vann chết DePuy tôn vinh anh theo cách của mình : “ Anh ấy chết như một người lính”. Vì thế ông ngồi trong nhà nguyện bên cạnh người bảo vệ mình tốt nhất, Joseph Alsop.

Thượng nghị sĩ Edward Kennedy đến chậm, đúng trước lúc buổi lễ bắt đầu vào 11 giờ. Ông vào nhà nguyện ý tứ như một người dòng họ Kennedy vẫn thế và đến ngồi ở một chiếc ghế dài phía cuối. Người em út nhà Kennedy chống đối cuộc chiến tranh mà anh cả ông đã lôi kéo đất nước vào. Khác với Vann, ông không còn tin vào lời cam kết của ông anh trong diễn văn tranh cử và được khắc trên bia mộ :” Mong mỗi dân tộc, dù họ muốn điều tốt hoặc điều xấu cho chúng ta, đều biết rằng, chúng ta sẽ trả bằng bất cứ giá nào, chịu đựng bất cứ gánh nặng nào, trải qua bất cứ thử thách nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, chống đối bất cứ kẻ thù nào để đảm bảo và gìn giữ thắng lợi của tự do”. Nền tự do John Kennedy và cộng sự theo đuổi là vượt qua biển cả áp đặt trật tự Mỹ vào “biên giới mới”. Giá phải trả để cố gắng tổ chức trật tự thế giới là cuộc chiến tranh ở Việt Nam và giá ấy đối với Edward trở thành quá cao. Anh của ông, Robert cũng đã bắt đầu chống đối cuộc chiến tranh này trước khi bị ám sát và ngủ yên dưới ngôi mộ khiêm tốn bên cạnh ngôi mộ lớn của ông anh. Edward Kennedy và John Vann trở thành bạn thân vì Edward chia sẻ với Vann mối quan tâm đến sự khốn khổ của những người nông dân Việt Nam. Cũng như Vann, ông đã cố gắng thuyết phục chính phủ tiến hành cuộc chiến tranh này một cách hợp lý và ôn hòa. Ông tự nhận nhiệm vụ làm giảm nhẹ đau đớn của những người dân bị thương trong chiến tranh và những nông dân bị đuổi ra khỏi nhà cửa. Ông sang Việt Nam để nhận thấy nỗi khốn khổ của họ, chứng minh trước lưỡng viện, tác động một sức ép chính trị để nhận được những điều kiện sống nhân đạo hơn trong các trại tị nạn, bệnh viện và để chấm dứt những cuộc dội bom mù quáng xuống các vùng nông thôn. Ông quan hệ thư từ với Vann trao đổi những thông tin cần thiết để tác động có ảnh hưởng hơn với chính quyền Washington.

Daniel Ellsberg, người kỵ sĩ đào tẩu khỏi cuộc viễn chinh ngồi trên chiếc ghế dài thứ hai bên phải, ngay phía sau gia đình Vann. Ông vừa xuống máy bay từ Los Angeles, nơi các luật sư của ông đang chạy cho phần cuối cùng trước ngày xét xử ông. Ông trở thành một người bị đào thải của xã hội khép kín những sĩ quan bí mật, trước kia đã xem ông là một người trong bọn, bây giờ họ cho ông là một kẻ phản bội vì chỗ ngồi công khai của ông trong nhà nguyện. Ông không có vẻ là một người bị đào thải, vẫn ăn mặc như họ, như người ta dạy ông ở Havard, bộ quần áo hoàn toàn cổ điển với sợi nhỏ màu xanh, áo sơ mi phù hợp và một chiếc khăn quàng buộc chặt. Bốn mươi mốt tuổi, ông để tóc dài hơn thời kỳ cắt lối bàn chải, ông gặp Vann lần đầu ở Việt Nam cách đây bảy năm. Những lọn tóc xám đậm bao quanh vầng trán cao làm dịu đi những nét góc cạnh của khuôn mặt gầy rám nắng.

Ellsberg là một nhân vật rất phức tạp. Bố mẹ là người Do Thái trung lưu cải đạo Thiên Chúa giáo, ông vừa trí thức vừa là người hành động, có thiên bẩm phân tích đặc biệt. Cá tính của ông mạnh đến nỗi nhiều khi thoát ra khỏi mọi kiểm soát, tình cảm luôn luôn tranh chấp nhau, có thể vừa là một nhà lãng mạn xuất sắc vừa là một tu sĩ khổ hạnh phức tạp. Khi đã tin điều gì ông sẽ tin đến cùng và là người cổ động cuồng nhiệt cho điều đó. Ông đã tranh thủ những lợi thế nhà nước tạo cho để học hành lâu dài, tạo được một vị trí nổi bật giữa tập thể những viên chức dân sự, quân sự phục vụ chính phủ thời kỳ Thế chiến thứ hai. Ông chứng minh khả năng chiến đấu của mình qua ba năm là đại úy Hải quân. Trường đại học Havard chọn ông lúc còn ở quân đội làm thành viên của hội những sinh viên trẻ xuất chúng, cho phép ông bảo vệ học vị tiến sĩ. Rồi ông được tập đoàn máy bay quân sự tuyển mộ cho kế hoạch chiến tranh hạt nhân chống lại Liên Xô, Trung Hoa và những nước cộng sản khác. Do vậy ông biết rõ những bí mật nối tiếp nhau của đất nước. Sự thành công của ông ở tập đoàn cho ông ông những tiếp xúc với Lầu Năm Góc, được bổ nhiệm làm trợ lý đặc biệt của thứ trưởng Quốc phòng về những vấn đề an ninh quốc tế, thực chất là phụ trách đối ngoại của quân đội.

Năm 1965 mong muốn hoạt động vì quyền lợi Mỹ, ông tình nguyện sang Việt Nam chỉ huy một đại đội Hải quân. Người ta bài bác vì vị trí trong chính quyền của ông quá cao không nên làm một việc tầm thường như thế. Ông bèn xoay sở sung vào kíp mới của Lansdale khi ông này trở lại Việt Nam năm 1965 nhằm cố gắng cải tổ lại chính quyền Sài Gòn và thực thi một chương trình bình định có hiệu quả. Hai năm sau Ellsberg trở lại tập đoàn nghiên cứu chiến tranh hạt nhân, suy sụp về một chuyện tình duyên và yếu sức vì bệnh gan. Nhưng nhất là ông chán nản về sự bạo tàn ngày càng tăng của cuộc chiến tranh hủy diệt Westmoreland sử dụng và về sự từ chối của chínhq uyền Mỹ áp dụng một chiến lược khác, cách duy nhất để bào chữa cho những cuộc giết người, tàn phá làng mạc. Cuộc tấn công dịp Tết năm 1968 kéo ông khỏi sự chán nản. Ông đã kết luận vũ lực tàn bạo ở Việt Nam là điên rồ vô đạo đức. Trong lương tâm ông thấy cần ngăn chặn cuộc chiến tranh này. Mùa thu năm 1969 ông bí mật sao in 7.000 trang tối mật trong tài liệu lưu trữ của Lầu Năm Góc về Việt Nam, bắt đầu chiến dịch phản đối chiến tranh bằng một bức thư ngỏ trên báo chí đòi rút quân Mỹ khỏi Việt Nam trong vòng một năm. Báo NEW YORK TIMES đăng câu chuyện “Tài liệu của Lầu Năm Góc” trong một loạt bài vào tháng Sáu và Bảy năm 1971. Ellsberg bị buộc tội theo lệnh của tồng thống Richard Nixon với ý định cho ông vào tù càng lâu càng tốt. Suốt cuộc đời phục vụ một cường quốc, lúc bắt đầu nghỉ Ellsberg đến để chôn người bạn mà chiến tranh đã cướp đi của ông.


Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2008, 10:44:17 am »

Ông ngồi cùng với gia đình người chết theo đề nghị của Mary Janes, vợ của Vann trong hai mươi năm cho đến lúc họ ly dị nhau tám tháng trước đây. Chị thấy cần có sức mạnh của tình bạn trong lúc này và chị tán đồng ảnh hưởng của ông đối với Jesse, cậu con trai 21 tuổi của chị đang ngồi  bên cạnh Ellsberg trên chiếc ghế hàng thứ hai. Chị cũng muốn ông sát cánh với gia đình chị như một thách thức, muốn những người đang trong nhà nguyện bực bội vì hiểu rằng chị ngưỡng mộ hành động chống chiến tranh của ông và chia sẻ những ý tưởng của ông. Năm trước chị cũng đã nói thế với hai nhân viên FBI đến nhà chị hỏi về quan hệ giữa Vann và Ellsberg.

Mary Janes tự cho mình là vợ góa của Vann dù họ đã ly dị. Nhưng đó vốn chỉ là một trạng thái ức chế do thất vọng, một sự tự hủy hoại trả đũa cuộc hôn nhân chỉ còn là hình thức sau khi Vann trở lại Việt Nam năm 1965 và ở lại hẳn. Anh là mối tình của chị thời trẻ; người đàn ông đầu tiên chị biết rõ, bố của năm đứa con của chị - bốn con trai ngồi gần chị trong nhà nguyện và một con gái đã lấy chồng, không đến được vì đang sinh đứa cháu gái đầu tiên của Vann. Mary Janes cố bám lấy cuộc hôn nhân ấy càng lâu càng tốt. Chị không thể yêu một người đàn ông khác như đã yêu anh. Nuôi dạy con và gìn giữ tình nghĩa vợ chồng, theo nền giáo dục và bản tính của chị, một thiên hướng cũng khẩn thiết như anh đối với chiến tranh.

Khi lấy John lúc 18 tuổi, vừa học xong trung học chi hơi tròn trĩnh nhưng rất quyến rũ với mái tóc nâu lượn sóng, đôi mắt màu hạt dẻ và khóe miệng rõ nét. Gia đình, Nhà thờ, Tổ quốc là những giá trị mà bố mẹ và những thành viên khác của tầng lớp trung lưu là những gì đã khắc sâu vào tâm trí chị. Vì vậy, thời con gái chị mơ ước một cuộc hôn nhân thanh thản và một gia đình nồng ấm. Tuổi trẻ trải qua một môi trường bình lặng, chị hy vọng cũng được như thế trong hôn nhân và gia đình. Tuy cố gắng nhiều chị đã không thành công. Chiến tranh và sự cần thiết có mặt người bố đã gây rối loạn cho đứa con trai thứ hai của chị, Jesse. Chủ nghĩa yêu nước và xã hội thủ cựu mà chị không bao giờ nhắc đến đã được Jesse cảm nhận theo cách khác.

Bốn mươi bốn tuổi Mary Jane Vann vẫn giữ được vẻ ngoài dễ mến khi chị ăn mặc tử tế, trang điểm và chải tóc gọn gàng như chị đã làm sáng nay vì lễ tang. Chị nghĩ thật mỉa mai khi Vann về nhà lần cuối cùng đúng vào dịp lễ Giáng sinh, lúc mà chị mong có anh bên cạnh chị vì họ đã quen biết nhau trong ngày lễ và cũng chính con trai đầu của chị, John Allen sinh vào hôm đó. Chị nhớ lại tất cả những ngày lễ Giáng sinh anh không có mặt. Ngày được tin anh chết, chị tìm trong tủ bộ quân phục diễu hành màu xanh đậm viền vàng mà hôm nay đội quân danh dự đang mặc. Có lần anh đã nói với chị anh muốn được chôn cất trong trang phục ấy. Chị tìm không thấy, có lẽ anh đã mang sang Việt Nam. Đến Washington, người ta nói với chị quan tài đã đóng kín, dù sao cũng không mặc cho anh được. Chị đã nhớ ra đi trong dịp Giáng sinh cuối cùng, tuy đã ly hôn, anh vẫn ôm hôn chị lên má thay vì bắt tay chào từ biệt như anh thường làm những năm trước.

Nhạc tang đã ngừng và nhà nguyện trở nên im lặng. Buổi lễ sắp bắt đầu. Mary Jane nghe bên ngoài hô hiệu lệnh và tiếng bồng súng chào của đội danh dự. Tuy lần đầu tham dự loại lễ nghi quân đội này nhưng đã là vợ lính, chị biết người ta sắp đưa quan tài John ra khỏi nhà nguyện. Giữ tiếng khóc thầm chị nghĩ bây giờ anh thực sự chết rồi.

Chiếc quan tài phủ lá cờ, đặt trên xe do hai người trong đội quân danh dự đẩy lăn từ từ trên con đường chính. Những dây phủ quan tài do tám quan chức cầm đi theo hai hàng bốn người. Ellsberg biết năm người trong bọn họ. Ba người khác là hai đại diện Cơ quan phát triển quốc tế và một đại tá Nam Việt Nam, tùy viên quân sự ở Đại sứ quán, thay mặt Chính phủ. Mệt mỏi và cay đắng, Ellsberg nhận thấy năm người kia đúng là những người phù hợp để đi theo chiếc quan tài của Việt Nam.

Tiếp theo là những tướng lĩnh trong đồng phục trắng mùa hè. Trước hết là Westmoreland bây giờ là tham mưu trưởng quân đội, vị trí do tổng thống Johnson bổ nhiệm sau khi cách chức chỉ huy của ông ở Việt Nam. Ông đi đầu hàng bên phải, vị trí danh dự theo quy định. Khi Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh ở Việt Nam năm 1965, với phong thái lịch sự và tự hào ông có vẻ là hiện thân của niềm kiêu hãnh và sự thành công của quân đội. Giờ đây, bảy năm sau, bề ngoài vẫn là hình mẫu của một viên tướng 58 tuổi, là tham mưu trưởng, ông đại diện cho chính thể chế của quân đội ấy công nhận Vann là một người của họ tuy anh đã chết. Một quân đội cảm nhận thất bại mà không biết lý do. Westmoreland dù sao cũng không bao giờ hiểu. Quân đội dám tự hào ở Việt Nam không thể không hy vọng một biện minh cuối cùng cho những mục tiêu của mình. Đó là điều mà Vann ngấm ngầm cố gắng làm. Trong trận đánh cuối cùng ở rừng núi, với binh lính Nam Việt Nam được quân đội Hoa Kỳ yểm trợ, anh cố gắng làm điều mà người Mỹ đã không thực hiện được. Quân đội cũng biế không bao giờ Vann rời hàng ngũ. Cuối cùng anh trở thành viên tướng chiến đấu như anh vẫn mong tuy anh là viên chức dân sự và từ chối chấp nhận thất bại, anh là hiện thân của hình mẫu lãnh đạo.

Tướng Bruce Palmer, tham mưu phó và là người cùng thời với Westmoreland, bạn đồng môn ở trường quân sự West Point năm 1936, đi đầu hàng bên trái. Ông đã phục vụ ở Việt Nam trong cương vị phó của Westmoreland sau khi chỉ huy đoàn quân viễn chính tổng thống Johnson gửi sang cộng hòa Dominique năm 1965 để ngăn chặn đất nước Caribes nhỏ bé này theo gương Cuba của Fidel Castro. Binh lính nhảy dù và hải quân do Palmer chỉ huy đã tạo điều kiện cho Ellsworth Bunker, nay là đại sứ ở Sài Gòn, áp đặt một chính phủ thân Mỹ ở Cộng hòa Donique. Palmer nguyên là cấp trên của Vann những năm 50 khi ông là đại tá chỉ huy trung đoàn bộ binh thứ 16 ở Đức và Vann là đại úy ở đại đội súng cối. Palmer còn nhớ Vann là đại đội trưởng giỏi nhất dù anh là người khó điều khiển nhất. Bốn ngày trước khi Vann chết, Palmer đã gửi cho anh một thư khen  ngợi về cuộc hành quân ở Kontum và anh đã nhận nó trước khi chết.

Người sĩ quan thứ ba mặc đồng phục trắng là đại tướng Richard Stilwell, chỉ huy hành quân ở Ban tham mưu. Ông là một trong những người không nuối tiếc việc Vann từ chức năm 1963. Ông đến Sài Gòn tháng Tư, đúng lúc Vann đi Washington và Lầu Năm Góc, cố gắng thuyết phục giới tinh hoa của quân đội rằng Hoa Kỳ đã đi sai đường và phải thay đổi chiến lược. Năm 1963 Stilwell là thiếu tướng, chỉ huy những cuộc hành quân của tướng Paul Harkins người tiền nhiệm Westmoreland. Stilwell vận dụng trí thông minh nổi bật của mình để bác bỏ những luận chứng của Vann và những quân nhân chiến đấu khác cũng nghĩa cuộc chiến tranh sẽ thất bại. Thái độ của Stilwell không có gì ngạc nhiên đối với những người biết rõ ông. Niềm tin không lay chuyển vào chính quyền khiến ông trung thành với cấp trên. Ông mong ước đạt tới vinh quang trong sự nghiệp, nhưng ông không bao giờ với được vị trí tổng tư lệnh. Tốt nghiệp West Point, là một trong những người đứng đầu, sau Westmoreland và Palmer hai năm, với tham vọng và khả năng , ông sung vào bộ binh trong Thế chiến thứ hai, phục vụ ở Châu Âu cùng sư đoàn với DePuy. Sau đó, năm 1964, Stilwell được cử sang Sài Gòn trở thành tham mưu trưởng cùng Westmoreland, tổng tư lệnh mới. DePuy đến lượt cũng sang Việt Nam nắm vị trí cũ của Stilwell, chỉ huy hành quân. Như vậy là Stilwell giám sát DePuy thực hiện chiến lược hủy diệt sẽ mang lại cho họ chiến thắng. Stilwell tiến tới thấy mình nhầm lẫn về Vann và đi đến chỗ khâm phục anh. Do đó vì tình cảm ông đề nghị được ở trong hàng ngũ danh dự đưa Vann ra mộ.

Phía sau Westmoreland là một viên chức dân sự thanh mảnh, thẳng thắn trong bộ quần áo màu xanh biển. Đôi kính gọng nhựa làm nổi rõ khuôn mặt gầy và bình thường. Phải nhận kỹ sau đôi kính cái nhìn cương quyết của đôi mắt cận thị mới hiểu được sự cứng rắn trong tính tình của ông. Đấy là William Colby, một sếp CIA, người chiến đấu bí mật, sẽ được bổ nhiệm phó trưởng ban kế hoạch, chức danh chỉ những hoạt động bí mật, để cuối cùng trở thành trưởng tình báo, giám đốc CIA.

Nếu William Colby sinh vào thế kỷ thứ XVI, tính tình và tư tưởng ông chắc đã đưa ông gia nhập Hội thánh Jesus sống cuộc đời một người lính bảo hoàng. Ở thế kỷ XX, ông vào CIA để trở thành một người lính của chiến tranh lạnh. Tính cách nổi bật của ông là sự cần thiết phục vụ và lòng ham thích bí mật. Nhảy dù xuống nước Pháp bị chiếm năm 1944 là một chỉ huy 24 tuổi sau khi bắt đầu tìm hiểu ở Anh về công việc phá hoại và khủng bố, cùng với Lucien Conein, ông dẫn dắt một toán kháng chiến Pháp chống quân phát xít. Nhưng đối với ông chiến tranh không kết thúc bằng việc Đức đầu hàng chín tháng sau đó. Chủ nghĩa cộng sản vô thần, đối với Colby là một phong trào phát xít mới. Lòng tin vào Thiên chúa giáo La mã thừa hưởng của bố, một đại tá cải giáo và bà mẹ người Ireland làm cho ông nhiệt tâm chống cộng cũng như đã hăng hái chống phát xít. Vấn đề là biết được bên nào bị đánh bại trước tiên.

Khác với Lansdale, Colby không phải là một nhân vật nổi danh về hoạt động bí mật. Ông xử sự kín đáo và kiên trì, thực thi những chỉ thị của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong phần lớn 12 năm trước. Đầu năm 1959, phó rồi trưởng bộ phận CIA ở Sài Gòn, sau đó trở thành phó rồi trưởng chỉ huy tất cả những hoạt động bí mật ở Viễn Đông. Ông đã chỉ đạo những kế hoạch đầu tiên chống du kích ở  miền Nam. Theo lệnh của tổng thống Kennedy, ông tiến hành lại cuộc chiến tranh bí mật chống cộng sản miền Bắc bị bỏ rơi sau thời kỳ Lansdale. Ông tung các toán nhảy dù , đưa vào bờ biển những toán khủng bố và phá hoại người Việt Nam được CIA huấn luyện để bắt đầu đánh du kích chống chính quyền Hà Nội như Việt cộng đã tiến hành ở miền Nam. Năm 1967 ông giúp Robert Komer, cựu thành viên CIA mà Ellsberg nhận ra trong số những người đi theo quan tài, mở chiến dịch PHƯỢNG HOÀNG nhằm mục đích giết, cầm tù hoặc buộc đầu hàng những thành viên của Chính phủ cộng sản bí mật mà du kích Việt cộng bố trí trong những vùng nông thôn miền Nam. Hàng chục nghìn người Việt Nam bị giết hoặc tù đày. Phong trào hòa bình đã kết tội Clby giết người và là tội phạm chiến tranh. Tranh áp phích có ảnh của ông với hàng chữ “giết người” dán khắp những tòa nhà của các trường đại học Washington. Nhưng không sự lên án nào làm lung lay lòng tin của Colby về việc làm chính đáng của mình và ông vững tin hành động của mình là cần thiết và đúng đắn. Thái độ hiền lành nhã nhặn và không phải không tính toán, vẫn làm nao núng lòng người như trước. Năm 1968 Komer rời Việt Nam, Colby lãnh đạo mọi chương trình bình định và như vậy là cấp trên của Vann, đánh giá cáo tài năng của anh. Vann xông xáo, bộc lộ mình và Colby thích hoạt động trong bóng tối, tiến tới kính trọng lẫn nhau.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2008, 02:18:21 pm »

Hai người lính đặt chiếc quan tài phủ cờ ở đầu lối đi chính trước bàn thờ. Những nhân vật đi theo đến ngồi trên ghế đầu bên trái, có bộ trưởng Ngoại giao William Rogers và bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird.

Sau khi cha tuyên úy cầu nguyện xong bài thuyết giáo, Robert Komer đứng dậy, tới trước đọc điếu văn.

Komer nguyên là tướng chỉ huy công cuộc bình định mà báo chí mệnh danh là “cuộc chiến tranh khác ở Việt Nam”. Hơi tầm thước và hói bẩm sinh, trong đoàn hộ tống quan tái, ông khác những người mặc thường phục màu tối vì bận bộ quần áo xám sáng may theo kiểu LonDon những năm 50. Ông phải mặc thế vì để đọc điếu văn cần có áo gi-lê và chỉ có bộ quần áo màu hè độc nhất có gi-lê.

Tổng thống Johnson tin rằng Komer có biệt tài giải quyết những vấn đề, gửi ông sang Việt Nam năm 1967 để sáp nhập thành một tổ chức duy nhất và gắn bó những chương trình bình định của nhiều cơ quan dân sự. Komer thực hiện nhiệm vụ này thật tốt và cố gắng hết sức để bình định Việt Nam. Ông như một con chó săn, lao vào công việc một cách hung hăng, tin tưởng, thậm chí có phần gian ác. Ông láu lỉnh bỏ qua những thủ tục bàn giấy và thích biệt hiệu “đèn hàn” bạn bè và kẻ thù đặt cho. Vann giúp Komer xây dựng tổ chức rất hiệu quả và là thuộc hạ trung thành nhất của ông để thực hiện kế hoạch bình định.

Những người cộng sản Việt Nam đã hủy hoại nghiêm trọng sự nghiệp của Komer bằng cuộc tấn công Tết năm 1968. Trước cuộc tấn công ông ta mắc sai lầm nghĩ rằng Hoa Kỳ đang thắng trong cuộc chiến, ông báo cáo với tổng thống và công khai tuyên bố thắng lợi là chắc chắn và hiển nhiên. Sau cuộc tấn công, sự có mặt của ông trở nên phiền phức đối với chính quyền Johnson và ông rời Sài Gòn cuối năm 1968. Từ đó ông tiếp tục làm việc ở Washington, định kỳ sang Việt Nam và viết báo cáo. Ông giải thích, Vann và các bạn xông vào chiến đấu để còn có thể chiến thắng; miền Nam Việt Nam trụ vững đủ lâu dài để những người cộng sản kiệt sức và bỏ cuộc. Sáng hôm ấy ba trăm con người tập trung trong nhà nguyện lắng nghe giọng nhỏ nhẹ của Komer, ông già cứng rắn đứng bên cạnh quan tài ca ngợi Vann.

Ông tán dương “lòng dũng cảm, tính cách, nghị lực, sức mạnh, lòng dũng cảm của John Vann mà chúng ta đã biết rõ”. Những lời ấy phấn khích như cách ông già Komer đã lao vào chiến tranh.

“Với những người đã làm việc cùng anh, nhận ở anh lời khuyên và gợi ý; anh là con người tóc hung gầy nhỏ, nói giọng mũi của nông dân Virginia, làm việc như một máy phát điện, chỉ ngủ mỗi đêm bốn tiếng, ít nhất mỗi ngày hai lần làm nổ bom mìn. Anh biết thực tế những gì xảy ra hơn bất cứ ai trong chúng ta và luôn luôn thông báo với chúng ta. Và tất cả những ai trong chúng ta còn sống vẫn đang lắng nghe anh.

Đấy là John Vann mà chúng ta nhớ mãi. Anh tự hào là một nhân vật được nói đến nhiều và đảm nhận đến tận cùng vai trò đó.

Tôi chưa từng biết người nào có tư duy phê phán không mệt mỏi và tính trung thực tuyệt đối như thế. Bao giờ anh cũng nói điều anh nghĩ về thất bại cũng như chiến thắng. Vì điều đó và vì kinh nghiệm lâu dài của anh, anh là người được báo chí kính trọng hơn bất cứ nhân vật có chức quyền nào. Anh nói thẳng không chỉ với các nhà báo và cộng sự mà cả với những tổng thống, bộ trưởng, đại sứ, các tướng lĩnh, không quan tâm đến hậu quả. Một hôm tôi được lệnh, không đùa, phải phạt Vann thật nặng. Tôi đã trả lời tôi không muốn và không thể vì nếu có ba người khác như Vann, chúng ta sẽ rút ngắn thời hạn chiến tranh đi một nửa”.

Mary Jane đã không nghe cha tuyên úy nói gì, bây giờ lắng nghe Komer. Giọng nói và lời của ông làm chị bình tĩnh lại. Ý nghĩa của nó không quan trọng bằng sự thích thú được nghe những lời ca tụng của một người nói năng hăng hái.

“Nếu John ít ảo tưởng, Komer tiếp tục, anh sẽ không bị dằn vặt về hành động của mình ở Việt Nam : anh phải bảo vệ quyền lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam mà anh mong tự do cho họ. Anh biết rõ người Việt Nam hơn, hợp tác chặt chẽ hơn với họ, chia sẻ những thử thách cũng như niềm vui hơn bất cứ một người Mỹ nào khác. Anh cảm thấy trong các làng của họ như ở nhà mình, qua đêm ở đấy thường xuyên hơn tại các bàn giấy ở Sài Gòn.

Trong vai trò nào anh cũng là một người có khả năng tiên phong, không lùi bước trước mối nguy hiểm nào và không bao giờ đòi hỏi người khác làm điều mình không làm. Theo anh người chỉ huy phải đi đầu, dù nguy hiểm đến mấy. Thậm chí anh là hiện thân của mẫu người không có gì không thể được. và tôi không hề gặp trong số nhiều  nghìn người cùng phục vụ hoặc dưới sự chỉ huy của anh một người nào không ca ngợi anh. Anh đã bồi dương, gợi ý cho cả một thế hệ chiến sĩ Việt Nam và Mỹ, đã là người thầy, bạn chiến đấu, nỗi nhớ, niềm khích lệ và người bạn của chúng ta”.

Komer bị cuốn theo vấn đề và lời nói của mình. Giọng của ông rõ ràng và sắc sảo hơn như mỗi lần ông cảm động. Ông giải thích vì sao Vann được chôn cất ở Arlington :

“Vì anh là mẫy mực hoàn hảo nhất của người lính mà thời gian cuối cùng ở Việt Nam đã thỏa mãn, ý muốn kín đáo đi đầu những toán quân Mỹ. Nhưng John hơn một người lính : anh hoàn toàn hiểu rõ sức mạnh của súng đạn không phải là giải pháp duy nhất.

Chúng ta mong, Komer nói tiếp, sự cố gắng chủ động của anh, lâu đài anh xây dựng sẽ là nước Việt Nam, trong tự do và hòa bình mà anh vì nó đã chiến đấu tích cực.

Và dù sự tranh chấp bi thảm sẽ kết thúc như anh mong muốn hoặc khác đi, tất cả những người đã cùng phục vụ với Vann sẽ nhớ mãi anh. Đấy không phải một người người ta có thể dễ dàng quên. Vì vậy hôm nay chúng ta chào một trong những người anh hùng đích thực nhất của cuộc chiến tranh thảm khốc và không được lòng dân mà anh đã hy sinh tất cả để phục vụ. Không, John, chúng tôi sẽ không quên anh. Anh là người tốt nhất mà chúng tôi đã mất”.

Ellsberg trước đây làm việc cùng Komer, đã có những quan hệ tốt, không còn một cảm tình nào nữa dù ông ta đã hào phóng ca ngợi người bạn chung của họ. Ông còn gì chúng với Komer và tất cả những người trong nhà nguyện này tiếp tục bảo vệ cuộc chiến tranh. “Phải, ông tự nhủ và bực tức thay đổi lại lời nói cuối cùng của Komer : anh là người bạn tốt nhất mà chúng tôi đã phản bội”.

Cha tuyên úy đọc những câu kinh cuối cùng rồi ban phước, trưởng ban tổ chức buổi lễ đề nghị mọi người đứng dậy. Ban nhạc bắt đầu chơi một bài trong lúc quan tài được đẩy ra cửa lớn. Những người hộ tống đi trước thành hàng đôi hai bên vòm vải xanh kéo dài ra hành lang. Các viên tướng và đại tá người Việt chào theo kiểu quân sự và những người mặc thường phục đặt bàn tay phải lên ngực còn quan tài được đưa lên chiếc xe hòm phủ vải đen có sáu con ngựa kéo. Người chỉ huy dàn trống đưa chiếc gậy bạc lên cao rồi hạ ngay xuống. Quân nhạc nổi lên theo đoàn người đi suốt 900 mét từ nhà nguyện đến nghĩa trang.

Đoàn quân nhạc đi trước, chơi khúc hành quân theo đề nghị của Mary Jane vì là điệu nhạc yêu thích của Vann : CUỘC HÀNH QUÂN CỦA ĐẠI TÁ BOGIE anh được nghe trong phim CẦU QUA SÔNG KWAI. Sau khi xem phim ấy, anh mua ngay chiếc đĩa và hình như nghe không chán. Sau đoàn quân nhạc là đội danh dự rồi những người không mang cờ, những người cầm dây phủ quan tài đi hàng đôi. Cha tuyên úy đi trước chiếc xe hòm. Phía sau là gia đình người chết trong những chiếc xe Cadillac đen do hãng quân khí Vann làm việc một thời gian ngắn sau khi giải ngũ cho mượn. Mặc dầu trời nắng và đường xa phần lớn những người tham dự do kính trọng Vann đã đi bộ sau những chiếc xe thay vì đi xe của họ.

Cứ như thế, đoàn người đi qua không để ý đến những đài chiến thắng “cuộc chiến tranh đẹp đẽ” chống Tây Ban Nha năm 1898, đẩy biên giới phía tây của Hoa Kỳ qua Thái Bình Dương, từ San Francisco đến tận Manilla, kết thúc thời đại đế quốc Mỹ mà niềm tin đã bị chôn vùi trong ngày đó. Đài thứ nhất xây dựng để tưởng niệm 385 người lính tử trận suốt cuộc chiến tranh năm 1898 ấy, ít hơn người chết ở Việt Nam trong một tuần. Xa hơn một chút về bên trái sừng sững một đài khác, cột buồm của chiến hạm Maine, vớt được từ những mảnh tàu bị nổ tung và bị đắm ở hải cảng La Havana làm chết 266 sĩ quan và thủy thủ tạo điều kiện cho nước Mỹ nóng lòng chiếm đóng nước Tây Ban Nha đang hủy hoại không tự bảo vệ được. Đi xuống con đường nghĩa trang đoàn người qua một đài khác hình nhọn, tạc sơ sài bằng đá xám, tưởng niệm những người chết của trung đoàn kỵ binh thứ nhất , những người tình nguyện mà ông chú của Alsop tuyển mộ và dẫn đến vinh quang trong khúc dạo đầu của chiến công dễ dàng ấy.

Xung quanh ngôi mộ của Vann không có vạt đất nào mới đào có thể làm nhớ lại những chiến trường ở Việt Nam. Mộ được đặt trong một bụi cây lớn theo bờ dốc hướng về bậc thềm Đài tưởng niệm và mồ Chiến sĩ vô danh tập trung những người tử trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai và chiến tranh Triều Tiên. Những cuộc đánh nhau liên tiếp ấy làm cho các thế hệ quân sự Mỹ thành thạo về lễ tiết đối với người sống và người chết. Khi những buổi lễ tiến hành vào mùa đông trên các thềm cỏ của Lầu Năm Góc, cỏ bị sương giá làm cháy sém được nhuộm màu xanh. Các nhà chức trách cũng chú ý giữ gìn như vậy ở Arlington để mọi vật dễ trông hơn. Những người đào huyệt phủ lên đất mới đào một tấm thảm cỏ tổng hợp người ta thường dùng trên sân thể thao. Hai hàng ghế xếp bằng kim loại phủ vải xanh được đặt bên phải ngôi mộ dành cho gia đình và những người thân.

Mary Jane ngồi ghế sau chiếc limuzin đen đầu tiên. Khi Edward Kennedy trong nhà nguyện đi ra lại gần để chào, chị hạ kính xe xuống đáp lễ. Chị không nâng tấm kính lên lại và nghe được bản nhạc mình đã đề nghị. Chị nghĩ các nhà chức trách cho bài hát không đúng chỗ trong đám tang chính thức của một người anh hùng chiến tranh và sẽ cấm chơi. Thế nhưng nhạc trưởng xướng nhịp ngay lúc tám trung sĩ đồng phục xanh, mỗi bên bốn người nắm lấy đầu dây đòn quan tài nhấc ra khỏi xe hòm.

Mary Jane xúc động nghe bản nhạc. Đấy là bản NHỮNG BÔNG HOA SẼ RA SAO do các chiến binh hòa bình sáng tác, lan sang những người lính Mỹ ở Việt Nam, trở thành phổ biến thời kỳ ấy, có lẽ nổi tiếng nhất vì nó gợi lên cho từng người về cuộc chiến tranh họ đang tham gia. Đoàn quân nhạc không ngừng chơi bản nhạc đơn giản, lặp đi lặp lại trong lúc các trung sĩ đưa quan tài tới mộ.

Đấy là bản nhạc của Mary Jane cũng như bản CUỘC HÀNH QUÂN CỦA ĐẠI TÁ BOGIE là của John. Một bản nhạc gửi gắm nhiều điều : nỗi buồn của một bà mẹ có những trẻ trai chết ở Việt Nam, những hủy hoại trách nhiệm của chế độ cầm quyền về cuộc chiến làm con trai Jesse của chị chống đối chính quyền và chiến tranh, những hy vọng mỏi mòn về cuộc hôn nhân chị mơ ước, cái chết của người đàn ông chị muốn giữ lại vì chị đã yêu bất kể những gì xảy ra.

Bây giờ cha tuyên úy bước đến ngôi mộ, theo sau chiếc quan tài bốn trung sĩ khiêng đi. Trung úy chỉ huy đội danh dự đứng nghiêm, lưỡi gươm tuốt trần, mũi gươm hướng về ngôi mộ. Phía sau ông những người lính bồng súng thẳng đứng trước mặt. Người mang cờ nghiêng lá quân kỳ chào chiếc quan tài. Quân nhạc tiếp tục chơi.

Lá cờ phủ quan tài được đưa lại cho Peter Vann, xếp hình tam giác những ngôi sao lên mặt trên. Peter đã hỏi xin mẹ và chị đã đồng ý vì, 16 tuổi, cậu là đứa con nhỏ nhất. Cậu đứng dậy, cha tuyên úy đưa cho cậu vào cuối buổi lễ, sau khi đội danh dự bắn ba loạt súng rồi tiếng kèn tiễn biệt người chết, cha tuyên úy đọc lời kinh cuối cùng và chúc phúc.

Peter vừa 6 tuổi lúc bố cậu sang Việt Nam lần đầu. Thực sự cậu không thấy buồn cho đến lúc nhận lá cờ vì cậu ít biết về bố, càng vì không được dạy dỗ thành một trí thức. Cậu bao giờ cũng thích sửa chữa lặt vặt xe cộ. Chiến tranh kéo dài đến nỗi cậu quên kẻ thù ở phía nào. Hôm trước khi gia đình đến Đại sứ quán Việt Nam để được chính quyền Sài Gòn truy tặng ân hiệu cao nhất cậu hỏi đây là Đại sứ quán miền Nam hay miền Bắc. Nhận lá cờ cậu bắt đầu khóc, hy vọng khi chết bố không ghét cậu vì những cuộc tranh cãi của bố con khi Vann về nghỉ phép. Cậu cũng hy vọng bố không hổ thẹn vì cậu đã khóc. Bố cậu vẫn luôn chế giễu những giọt nước mắt của các con trai mình, coi đó là biểu hiện yếu đuối.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2008, 04:22:48 pm »

Con trai cả của Vann, John Allen, 24 tuổi không đứng dậy, như tục lệ, để nhận những lời chia buồn của bộ trưởng Ngoại giao Rogers thay mặt tổng thống Nixon, của bộ trưởng Quốc phòng Laird, của Westmoreland và những quan chức khác đi ra sau buổi lễ trước hàng ghế gia đình đang ngồi. John Allen biết rằng nếu anh không đứng dậy những người khác trong gia đình cũng không đứng dậy. Anh chỉ biết những người kia qua truyền hình và báo chí, chấp nhận tang lễ chính thức ở Arlington vì nghĩ đây là dịp ca tụng người bố vốn sung sướng về cảnh huy hoàng này. Anh nghĩ một số trong những người này hoặc người khác như họ chịu một phần trách nhiệm khi bố anh buộc phải giải ngũ năm 1963. Anh cho rằng phải lấy lại một ít công bằng khi bắt tất cả phải cúi xuống bắt tay mẹ, anh và các em và làm họ tôn vinh bố mình.

Ellsberg đứng bên phải ngôi mộ, gần với gia đình người chết. Ông có mặt ở đây cũng khiếm nhã như trong nhà nguyện. Các quan chức không khỏi đi qua sát bên ông sau khi chào gia đình. Rogers chỉ nhìn tò mò, Laird không biết có ông khi nhìn thẳng về phía trước. Ellsberg không trông thấy họ, mắt nhìn đăm đăm vào quan tài, nghĩ đến đêm đầu tháng Ba năm 1971.

Vann nghỉ phép ở Washington và Ellsberg chờ anh đến quá nửa đêm để về nhà nói chuyện. Cuối cùng anh đến và ở qua đêm. Thời kỳ ấy Ellsberf cộng tác với NEW YORK TIMES. Cho đến gần sáng lần đầu tiên hai người nói đến những tài liệu của Lầu Năm Góc mà Ellsberg đã sao chép bí mật, chấp nhận gửi lại một bản để đăng báo ( Tác giả Neil Sheehan đoạt giải báo chí Pulitzer với tác phẩm HỒ SƠ LẦU NĂM GÓC khi còn là phóng viên của New York Times ). Và như vậy Ellsberg bị kết tội, đứng trước một cơn sóng gió.

Jesse lại nghĩ về chiến tranh. Cái chết của bố hiện rõ hơn bao giờ hết làm cậu và những người khác bắt đầu chấp nhận thực tế. Jesse thấy thái độ tích cực về cuộc chiến tranh này là tội lỗi, không thể tiếp tục dung thứ lâu hơn. Cậu là đứa con trai của người bố không chịu đựng được cậu tự do sống như ý muốn. Cậu quyết định tặng bố một món quà vĩnh biệt, trung thực với thái độ cậu cho là đúng : bỏ trên quan tài một nửa tấm thẻ quân dịch. Rồi cậu hoàn thiện món quà ấy bằng đưa nửa tấm thẻ còn lại cho tổng thống Nixon khi gia đình đến Nhà Trắng nhận truy tặng sau lễ an táng. Jesse vẫn luôn từ chối lệnh gọi nhập ngũ hàng năm nhưng việc đó bây giờ không làm cậu bị kết tội nữa, nó chỉ chứng tỏ lòng trung thực và thái độ cương quyết của cậu. Cậu không còn bị đe dọa gọi ra dưới cờ. Mấy năm trước đây cậu suýt vào tù vì chống đối. Cơ quan tuyển mộ Colorado đã xếp cậu vào đám người phạm pháp vì không phục tùng. Anh cả cậu, John Allen bèn mặc đồng phục sĩ quan dự bị, đến nói với bà thư ký là bố họ có một vị trí quan trọng ở Việt Nam. Anh thuyết phục bà tạm thời thay đổi thể chế cho Jesse, không đủ điều kiện phục vụ vì bị thần kinh. John Allen tự làm theo sáng kiến của mình không tham khảo bố và em, đảm nhận vai trò chủ gia đình trong lúc bố đi vắng. Anh biết Jesse vẫn tiếp tục từ chối lệnh gọi nhập ngũ và bố anh không chấp nhận lập luận của Jesse. Mấy tháng trước khi bố chết Jesse nhận được một chỉ thị mới : cậu hoàn toàn không phù hợp để phục vụ trong quân đội, Jesse không hiểu vì sao cơ quan tuyển mộ miễn trừ cho anh như thế. Đã từ lâu anh không còn thấy mình bị thần kinh, không một khuyết tật gì về tinh thần và thể xác.

Có ai đó đưa cho Jesse một bông hồng để cậu đặt lên quan tài. Cậu lấy thẻ quân nhân ra, xé đôi, bỏ một nửa dành cho Nixon vào túi áo, một nửa cho bố vào giữa cành hoa, để tất cả lên chiếc khay xám, bên cạnh hoa của mẹ, các anh và bà con cảu bố. Cậu nói với bố : « Đấy là tất cả những gì bây giờ con có thể tặng bố, những gì con có thể làm ». Rồi cậu quay lại, đến nói chuyện với Ellsberg đang chờ tới Nhà Trắng. Jesse nghĩ đến việc sẽ làm khi đứng trong phòng bầu dục dự lễ và, Nixon sẽ đưa tay bắt tay cậu. Thay vì bắt tay cậu sẽ đưa cho ông nửa tấm thẻ. Sự việc sẽ khá rõ. Tội đầu tiên đối với luật pháp là từ chối thẻ quân dịch và tội thứ hai là xé rách nó. Jesse tự hỏi đưa nửa còn lại cho tổng thống Hoa Kỳ có phải là tội thứ ba không. Cậu không muốn vào nhà tù nhưng cậu nghĩ cử chỉ phản đối ấy cũng đáng làm. Một trong những người bạn cậu đã vào nhà tù liên bang vì từ chối gia nhập quân đội.

Một cậu em của Jesse, Tommy, 18 tuổi thấy cậu xé thẻ quân dịch làm đôi, hỏi cậu làm gì. Ngập ngừng cậu giải thịch điều định làm với Nixon, Tommy không thể giữ bí mật, nói lại với Peter lúc họ đi đến Nhà Trắng. Hai chiếc môtô rú còi vượt đèn đỏ vì buổi lễ dự kiến vào đúng trưa và không được để tổng thống phải đợi. Tommy tán thành hành động của Jesse. Anh cho rằng bản thân Nixon chằng thương xót gì những người chết, những thương binh và những nạn nhân khác, cuộc chiến tranh này không trực tiếp đụng chạm đến ông ta và những người thân của ông. Anh hình dung nét mặt của Nixon khi Jesse đưa cho ông tấm thẻ bị xé. Anh nghĩ có lẽ lần này chiến tranh sẽ động chạm đến cuộc sống của ông.

Peter vốn phấn khởi được gặp tổng thống, bảo ý định của Jesse thật ngu ngốc.

Ở Nhà Trắng, gia đình họ được đưa vào phòng Roosevelt, cách phòng bầu dục mấy bước chân là phòng của tổng thống, để chờ mấy phút. Nixon đã dự xong cuộc họp về cải cách xã hội được bắt đầu trong lúc tiến hành đám tang ở Arlington. Người chị cùng mẹ của Vann, Dorothy Lee từ Virginia tới, những người anh em khác, Frank, đốc công ở một xí nghiệp xây dựng và Eugène., trung sĩ không quân đều có mặt để dự lễ truy tặng.

Jesse cố bình tĩnh quan sát tấm thảm sàn trong phòng. Cậu đang nghĩ tấm thảm trong phòng Roosevelt làm không tốt và cậu có thể làm tốt hơn thì John Allen lại gần. Người anh cả cũng nhận thấy thái độ lạ lùng của em ở nghĩa địa và câu chuyện giữa Peter và Tommy trên xe làm anh quan tâm.

-   Đừng làm thế Jesse, anh bảo em.
-   Sao lại không ? Jesse hỏi.
-   Vì ngày hôm nay không thuộc về em, người anh nhỏ giọng trả lời vì sợ người khác nghe. Đây là ngày của bố. Vì thế mà ông đã sống và chết. Đừng hạ thấp ông bằng việc làm đó.

Ngày John Allen xem như vinh quang của bố sẽ biến thành số không. Báo chí ở Nhà Trắng sẽ phủ kín hiện tượng này. Quang cảnh một chàng trai tóc dài, con trai của người chiến binh huyền thoại ở Việt Nam, đưa cho tổng thống tấm thẻ quân dịch xé đôi sau khi để nửa kia trên mộ cha thật là câu chuyện đẹp đẽ đối với họ !

Tommy đoán được việc gì xảy ra, lại gần để bảo vệ Jesse.

-   Nhưng đây là lòng tin chắc chắn của anh ấy !

Cả ba tranh luận để biết Jesse tỏ thái độ chống đối chiến tranh có quan trọng hơn vinh quang chính thức về sự  nghiệp của cha họ không. Những ông chú bác của Jesse cũng tới cố thuyết phục cậu.

-   Nếu cậu định làm thế, chú sẽ không dự buổi lễ nữa, Frank, ông chú thấp và hói nói
-   Thì chú cứ làm như chú muốn, Jesse trả lời. Cháu tự biết phải làm gì.

Chú Engène, với những chiếc lon tay trên áo, đỏ bừng mặt như bố Jesse mỗi khi nổi giận :

-   Jesse, bố cháu là anh của chú và chú biết ông lâu hơn cháu. Ông tin tưởng mãnh liệt vào việc của ông làm và nếu cháu làm thế là tát vào mặt ông ấy đấy.
-   Hãy để cháy yên, Jesse trả lời. Cháu biết cháu phải làm gì.

John Allen đi lại chỗ mẹ. Sau khi trang điểm trong phòng rửa mặt chị nói chuyện với Dorothy Lee trong một góc phòng. Chị có vẻ bình tĩnh trong chiếc áo dài bình dị màu xanh râu nhưng mang kính để che đôi mắt đỏ.

-   Mẹ ơi, John Allen nói với chị, Jesse muốn đưa lại cho Nixon tấm thẻ quân dịch. Không thể để em nó làm thế.

Mary Jane dằn tiếng nấc như khi trong nhà nguyện người ta đưa quan tài đi. Bà đến với Jesse :

-   Mẹ xin con, Jesse, vì bố mẹ xin con đừng làm như thế. Ngày hôm nay là của bố chứ không phải của con, của mẹ hay của ai khác. Con sẽ làm nhục bố.

Lời mẹ làm Jesse nao núng nhưng cậu không dễ xiêu lòng.

Người đại diện mặc thường phục của Bộ Quốc phòng giám sát buổi lễ cùng một đại úy, chạy ra ngoài tìm quan chức Nhà Trắng. Họ gặp tướng Brent Scowcroft, tùy viên quân sự của tổng thống ở tiền sảnh. Ông đi vào phòng Roosevelt để xem gia đình đã sẵn sàng chưa. Ông có biết Vann một ít và yêu mến anh. Hai người báo cáo với ông những gì đã xảy ra và cho người đi tìm John Allen; anh con trai cả, người đã báo với họ những ý định của Jesse.

-   Không thể được ! Scowcroft nói.
-   Chúng tôi không biết làm thế nào để ngăn cản, John Allen nói. Nó đã quyết định làm.

Scowcroft vào phòng bầu dục báo cáo ngắn gọn việc xảy ra với tổng thống và đề nghị cho chậm lại một ít để ông giải quyết vấn đề này. Scowcroft, sĩ quan tham mưu vững vàng, nổi tiếng về cách giải quyết với những khủng hoảng.

Ông vào phòng Roosevelt, kéo Jesse ra một góc, bình tĩnh nói chuyện với cậu :

-   Anh nghe này, mặc cho anh nghĩ thế nào, buổi lễ này là dành tôn vinh bố anh. Anh không thể làm hỏng nó. Nếu anh không hứa sẽ thôi chuyện đó, chúng tôi buộc phải hủy bỏ buổi lễ.

Jesse đã bị lay chuyển vì lời phàn nàn của mẹ và lời khuyên của chú Frank khác với những người khác đã cố bình tĩnh phân tích với cậu. Giọng nói dứt khoát của viên tướng còn tác động mạnh hơn. Cậu hiểu khai thác trường hợp của bố vì lợi ích riêng của mình chắc chắn về đạo đức là không thể chấp nhận được. Và vì không thể hành động với lương tâm thanh thản nên cậu nén lại. Dù sao cũng không có sự lựa chọn nào khác.

-   Được rồi, được rồi, cậu trả lời tướng Scowcrot, tôi xin hứa không làm thế.

Scowcroft nắm cánh tay cậu rồi ngoảnh lại hỏi John Allen :

-   Cậu ấy làm hay không ?
-   Nếu đã nói, em nó sẽ giữ lời, John Allen trả lời.

Viên tướng trở lại phòng bầu dục để báo với tổng thống buổi lễ có thể bắt đầu.

John Alen đưa mẹ đến chỗ tổng thống, theo sau là các em trai, bà cô và hai ông chú. Tổng thống ngồi sau bàn trống đang xem tập hồ sơ. Ông gấp hồ sơ, đứng dậy, quay người đón họ ở giữa gian phòng. Bàn giấy không có gì, tập hồ sơ nghiên cứu tới phút chót, bước lại trước những người được mời đến, tất cả những cái đó là thủ tục Richard Nixon tiếp khách. Ông bày tỏ tình cảm ới Mary Jane và John Allen rồi bắt tay những người khác. Đến lượt Jesse, Tommy nghe Nixon thì thầm “Cảm ơn”. Nhưng Jesse quá cảm động khi nắm tay Richard Nixon, không chú ý biểu hiện ấy của tổng thống. Cậu chỉ nhận thấy Nixon có một bàn tay to.

Roges và Laird cũng theo họ vào phòng. Mary Jane ngạc nhiên thấy cả Alsopo vì chị không rõ vị trí của ông trong hệ thống Washington và tự hỏi vì sao một nhà báo được đối xử như một thành viên gia đình. Biết rõ tình bạn của ông đối với Vann, Nixon đã mời Alsop dự buổi lễ trước các nhà báo khác để nghe ông nói riêng với gia đình.

Thợ ảnh của Nhà Trắng dàn mọi người theo hàng trừ Alsop để chụp ảnh chính thức. Ông bố trí cho họ thành nửa vòng tròn phía sau bàn, trước mành che những cửa sổ lớn trang trí hai lá cờ, băng sao và biểu tượng phủ tổng thống, phía trên là hai con chim ưng vàng. Tổng thống đứng giữa Mary Jane và John Allen. Khi người thợ ảnh bấm máy, Richard Nixon có một nụ cười nhẹ. Ở bức ảnh tiếp theo ông rõ ràng có vẻ khó chịu hơn.

Chụp ảnh xong, Richard Nixon nói ngắn gọn với gia đình. Ông nói cái chết của Vann như một mất mát cho riêng ông cũng như của đất nước và nhân danh dân chúng Hoa Kỳ ông tỏ lời chia buồn. Ông thể hiện tình bạn với Vann và kính trọng sâu sắc việc làm của anh ở Việt Nam mà ông đặc biệt tán thành. Vann gặp ông lần cuối ngay tại phòng này trong một đợt phép ngắn. Nixon nói qua buổi họp ông nhận thấy họ chia sẻ với nhau sự đồng cảm về chiến tranh, Vann đã đưa lại cho ông những ý nghĩa mới trong cách nhìn chiến tranh và những mong muốn của nhân dân Nam Việt Nam.

Richard Nixon cố gắng dịu dàng với gia đình Vann những nỗi bực tức bề ngoài về trường hợp Jesse và kiểu cách tự nhiên của ông đã chống lại ông. Ông mỉm cười quá nhiều trong trường hợp kém vui như thế, ông chuyển ánh mắt luôn, không bao giờ đặc biệt vào một ai. John Alen giống bố, có thói quen hướng nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Tổng thống luôn tránh cái nhìn của anh và quay đi khi mắt họ giao nhau. Việc thiếu thành thật của ông càng trầm trọng thêm vì hóa chang che bộ râu rậm để phòng ống kính truyền hình. Gia đình Vann chưa bao giờ thấy đàn ông hóa trang trừ trên sân khấu, ngạc nhiên được tiếp ở Nhà Trắng với một tổng thống mặt đầy phấn. Họ có cảm giác dự một buổi diễn. Cái chết của Vann tạo lý do cho Richard Nixon có một hoạt kịch với quần chúng mà ông đóng vai chính khi trao huân chương cho một anh hùng dân tộc.

Tổng thống càng làm họ bực mình hơn khi trong bài phát biểu đã nhấn mạnh hai lần ý muốn truy tặng Huân chương Danh dự cho Vann nhưng bị luật pháp cản trở vì về mặt pháp lý Vann là một viên chức dân sự. Do vậy, Nixon giải thích, ông buộc lòng phải quyết định truy tặng Vann Huân chương Nhà nước loại hai, Huân chương Tự do của phủ tổng thống. Không ai trong gia đình cho Vann không xứng đáng được tặng thưởng cao nhất. Peter tự nhủ đang lẽ tổng thống hoặc tìm mọi cách truy tặng cha anh Huan chương Danh dự hoặc biết điều im đi cho.

Những trợ lý tổng thống cho những phóng viên và máy quay truyền hình vào. John Allen nhận huân chương cho cha vì Mary Jane không còn là vợ hợp pháp của Vann. Anh đứng trước mặt tổng thống, bên phải chiếc bàn trước những lá cờ lớn và cờ nhỏ của những binh chủng khác nhau, cán dài cắm bên nhau trên có con chim ưng vàng.

Scowcroft dán mắt nhìn vào Jesse.

Trước khi trao huân chương cho John Allen, tổng thống đọc :

“Chiến sĩ vì hòa bình và là người yêu nước của hai dân tộc, tên họ của John Paul Vann sẽ được tôn vinh lâu dài, đồng thời những người tự do sẽ nhớ đến cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ nền độc lập cho miền Nam Việt Nam..

Anh đã phục vụ với tư cách là chiến sĩ trong quân đội và trong các cơ quan dân sự trong 10 năm, để lại dấu ấn về con người, về nghề nghiệp và lòng quả cảm không ai bằng; với sự tận tụy cao cả và hy sinh lớn lao.

Là một người Mỹ vĩ đại, người chỉ huy số một , tổng thống tiếp tục đọc , anh có mặt bên cạnh La Fayette trong hàng ngũ những anh hùng đã vì quyền lợi một dân tộc dũng cảm khác”.

Mary Jane nhìn tất cả những cái đó từ bên ngoài. Nhưng chị không bằng lòng với vẻ giả dối của buổi lễ, càng không chấp nhận huân chương loại hai Nixon truy tặng Vann.

“Thật nhục nhã, John, chị âm thầm nói với anh như đã nói chị yêu anh khi đặt bông hồng trên chiếc quan tài. Đây là một đám tang loại hai. Cả lũ chó má ấy tiếp tục hạ nhục anh”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 10:10:38 am »

I

DẤN THÂN VÀO CUỘC CHIẾN


Mười năm trước, gần trưa ngày 23 tháng Ba năm 1962, khi bước những bước dài qua cánh cửa tự động của văn phòng đại tá Daniel Boone Porter ở Sài Gòn, anh không có vẻ một người dễ bị đánh bại. Thấy viên trung tá trẻ bước vào với bộ quần áo ka-ki hồ bột và chiếc mũ cát-két xanh, Porter có cảm giác nếu đại tướng tổng tư lệnh giao cho anh này chỉ huy cuộc chiến tranh, John Vann sẽ trả lời :” Vâng, thưa đại tướng” và nắm lấy quyền chỉ huy. Nhìn vào khuôn mặt sẽ trở thành biểu tượng trong tương lai của Vann, không ai nghĩ số phận mỉa mai muốn anh suýt không bao giờ đến Việt Nam. Chuyến bay đáng lẽ anh phải đến Sài Gòn tháng Ba năm 1962 cùng 93 binh lính khác biến mất dưới Thái Bình Dương. Anh đã lỡ chuyến bay vì nóng lòng muốn ra trận quên cả gia hạn lại hộ chiếu. Trong lần kiểm tra cuối cùng một nhân viên bàn giấy nhận thấy giấy tờ quá hạn đã buộc anh ở lại. Ít lâu sau chiếc máy bay mất tích, Hội Chữ thập đỏ điện cho Mary Jane báo tin chồng chị đã biến mất trong Thái Bình Dương. Mary Jane trả lời họ mọi việc an toàn, anh đã điện thoại cho chị và sẽ đi một chuyến bay khác. Đại diện Hội Chữ thập đỏ gặng bảo chắc chắn chị nhầm, chồng chị không có mặt và danh sách hành khách bao giờ cũng đáng tin.

Thời kỳ ấy, tất cả xáo động và lẫn lộn. Tổng thống Kennedy vừa thành lập ở Sài Gòn, vào tháng Hai năm 1962, ban chỉ huy mới của bộ phận viện trợ quân đội Mỹ ở Việt Nam (MACV), đứng đầu là tướng Paul Harkins, tham mưu trưởng của George Patton, thiên tài quân sự trong Thế chiến thứ hai. Tổng thống chuẩn bị tăng gấp bốn lần số lượng binh lính Mỹ ở Việt Nam, đưa từ 3.200 người đầu năm lên 11.300 vào dịp Giáng sinh. Đại tá Porter phải miễn cưỡng mất nhiều thì giờ hỏi han những người mới đến và úy lạo họ. Văn phòng ông đặt trong một trại lính kỵ binh Pháp cũ ẩn sau những cây to của đại lộ ồn ào nối trung tâm Sài Gòn và khu người Hoa của Chợ Lớn. Trại lính là tổng hành dinh một trong những Quân đoàn của chính quyền Sài Gòn, chính thức mang tên Quân lực Cộng hòa Việt Nam (ARVN), được người Mỹ có thói quen biến tên viết tắt thành biệt hiệu gọi là “Arvin”. Porter vừa là cố vấn của thiếu tướng Việt Nam chỉ huy Quân đoàn và các sĩ quan khác dưới sự đảm bảo liên lạc với các đơn vị khác nhau trong Ban tham mưu. Năm 1962 ở Việt Nam máy điều hòa nhiệt độ không phổ biến như máy chữ trong các phòng làm việc của quân đội Mỹ. Porter và những người phó làm việc như những người Pháp trước họ, trong những gian phòng cao trần mở ra các nhà cầu bên ngoài dọc theo hai tầng nhà bằng gạch xây. Những nhà cầu nhìn ra một khu diễn tập cũ để cỏ choán và rác bụi, đi qua không nhìn thấy bên trong. Chúng dùng làm hành lang và đón luồng gió mát hiếm có, sau khi qua những cánh cửa tự động như trong phim cao bồi, bị trộn lẫn vào gió những quạt điện đồ sộ treo ở trần nhà.

Anh trung tá đứng trước Porter có tài lay chuyển tư tưởng người khác. Dù nắng nóng, anh cẩn thận giữ quần áo không mất ly và chào nhanh nhảu hơn phần lớn các sĩ quan khác trước khi được mời ngồi. Ngoài ra anh không có gì đáng chú ý. Porter nghĩ trước mặt mình là một trong những con gà trống gây gổ xông vào giữa đàn gà mái trong trang trại vùng Boston, nơi bố ông, có một cửa hàng ngũ cố và cỏ khô. Khi anh cất chiếc mũ cát két ngồi xuống, người ta càng thấy phong thái bình tĩnh. Chiếc mũi thẳng quá lớn so với khuôn mặt gầy; lỗ mũi mở rộng trên miệng rộng và ngang bằng. Những nét ấy càng lộ rõ do vầng trán cao, mái tóc hung cắt ngắn theo tập quán lính Mỹ những năm năm mươi, sáu mươi. Nhưng đôi mắt xám xanh làm người ta chú ý và bộc lộ tính tình của anh. Đấy là đôi mắt diều hâu nhỏ, sâu dưới hàng lông mày rậm. Thân hình mềm dẻo, toàn xương và bắp thịt, nhanh nhẹn lạ lùng, là một trong những vận động viên thể thao giỏi nhất ở trường và trong quân đôi. Anh rất chú trọng về hình thể : không hút thuốc, ít uống rượu và giữ gìn sức khỏe bằng chơi bóng rổ, có khả năng nhảy lộn vòng mạo hiểm.

Vann trả lời rất tự tin những câu hỏi của Porter về kinh nghiệm quân sự. Khi tình nguyện sang Việt Nam anh đề nghị được sử dụng vào việc khó nhất, làm cố vấn một sư đoàn bộ binh Nam Việt Nam. Trong chín sư đoàn Việt Nam cộng hòa, ba thuộc Quân đoàn Porter làm cố vấn. Vann mới thăng trung tá được 10 tháng, việc bổ nhiệm theo ý của Porter vì nhiều sĩ quan khác có thâm niên nhiều hơn anh.

Anh tỏ ra tin tưởng khi bàn với Porter khả năng đảm nhiệm chức vụ. Lời đoan chắc của con gà trống này không phải để khoa trương với viên đại tá 52 tuổi, mái tóc bạc, thân hình đồ sộ với thái độ thận trọng tiềm ẩn những hiểu biết nghiệp vụ và tính tình cứng rắn. Ngay từ bước đầu sự nghiệp, 30 năm về trước, thiếu úy trong đội bảo vệ quốc gia Texas, ông đã học tính gan lỳ cần thiết miễn là viên sĩ quan biết mình phải làm gì. Ông đang tìm một người gan dạ không theo công giáo để thay trung tá Frank Clay, con trái tướng Lucius Clay hiện là cố vấn Sư đoàn 7 bộ binh, sư đoàn quan trọng nhất vùng bắc đồng bằng sông Cửu Long. Mùa hè này Clay phải thuyên chuyển.

Porter đã  nghiên cứu rất kỹ lý lịch của Vann, nhận thấy anh đã chỉ huy một trung đội thâm nhập vào sau lưng địch ở Triều Tiên và cũng chứng tỏ có tài tổ chức ở vị trí tham mưu. Anh là một chuyên gia về hậu cần, hiện tượng khan hiếm, đối với sĩ quan bộ binh, nổi tiếng chỉ huy quân chiến đấu, lại có bằng đại học quản trị. Porter chính đang tìm một sĩ quan vừa là người tổ chức và chiến đầu vì hai đặc tình này cần thiết để phối hợp nỗ lực chiến tranh ở bắc đồng bằng sông Cửu Long. Càng trao đổi quan điểm Porter càng tin chắc Vann thực hiện được nhiệm vụ ấy do táo bạo và có một thái độ xây dựng. Tuy Porter mới ở Việt Nam ba tháng, ông đã lùng sục khắp vùng và tham dự nhiều cuộc hành quân chống du kích cộng sản. Kinh nghiệm cho ông thấy để đánh thắng phải có những người Mỹ chỉ cho các chỉ huy quân đội Sài Gòn phải tiến hành cuộc chiến ra sao và cũng đẩy được họ ra trận.

Porter thông báo với Vann ông xem anh như người kế nhiệm tạm thời Clay và chỉ quyết định vào phút chót. Trong lúc chờ đợi, Vann được thử thách một thời gian về những nhiệm vụ khác nhau.

Ngay sau bữa ăn trưa, Vann được chỉ định vào công việc đầu tiên. Porter giải thích có một tay trước ông, với thói quen suy nghĩ của một cán bộ bàn giấy ở Lầu Năm Góc và hình như đã trở về đó, bố trí một mạng lưới tin học làm công tác hậu cần cho các sư đoàn Nam Việt Nam và các lực lượng tại chỗ. Trung tá Việt Nam phụ trách hậu cần của Quân đoàn và các sĩ quan của ông không hề biết cách đưa yêu cầu cung cấp vào máy tính. Trung tá Mỹ cố vấn cho họ về hậu cần cũng không. Thay vì nhận được những bộ phận rời hoặc trang bị đang cần, họ bị ngập bởi một đống giấy tờ không hiểu nổi mà Porter đưa cho Vann. Anh thử có thể rút ra được điều gì không ? Ông dẫn vann vào văn phòng hậu cần, giới thiệu anh với những sĩ quan Mỹ làm việc ở đấy và bố trí chỗ cho anh.

Cuối buổi chiều Vann trở lại gặp Porter với một cuốn sổ nhiều trang tự anh đánh máy. Anh ghi lại câu chữ lí nhí của máy điện toán khó hiểu, mô tả đơn giản nguyên tắc của hệ thống và trình bày một phương pháp thực hành cho phép các sĩ quan hậu cần Việt Nam và các cố vấn Mỹ dốt đặc tin học, có thể dùng phương pháp ấy để nhận được những bộ phận rời và vật liệu yêu cầu. Porter hoàn toàn kinh ngạc. Ông chỉ biết sơ qua về điện toán nhưng chắc chắn công việc Vann làm nếu giao cho một sĩ quan khác dù là chuyên gia hậu cần cũng mất ít nhất hai ngày. Thế mà con người này chỉ trở lại sau vài giờ với một giải pháp tốt hơn ông mong đợi ! Và trong buổi chiều hôm ấy tuy chưa nói với anh, Porter quyết định con gà trống hung này sẽ được bổ nhiệm vào Sư đoàn 7.

Hai tháng tiếp đó, Porter cố sử dụng những tài năng khác của Vann để chuẩn bị cho anh nhận nhiệm vụ. Trong ba Quân đoàn Việt Nam, Quân đoàn thứ ba thuộc quyền Porter quan trọng nhất và xảy ra nhiều trận đánh nhất. Vùng hoạt động của ông trải rộng từ đầu bán đảo Cà Mau, cực nam lên đến những tỉnh bao quanh Sài Gòn về phía bắc. Để Vann làm quen với cuộc chiến tranh, Porter cử anh cùng sư đoàn đồn trú làm nhiệm vụ tấn công bằng máy bay lên thẳng những đồn điền cao su phía bắc Sài Gòn trong những rừng gỗ tếch, gỗ gụ dưới chân cao nguyên. Ông cũng giao cho anh tuần tra ở phía nam trong những đồng lúa đồng bằng sông Cửu Long. Vann hành quân với hai sư đoàn ở đó, đến những tỉnh trong vùng và những trung tâm nông thôn mà các quận trưởng sống cùng gia đình, bố trí trụ sở trong những ấp chiến lược có lôt cốt và dây thép gai phòng vệ. Để Vann quen thuộc với thiếu thốn của ban tham mưu Nam Việt Nam, Porter cử anh đến thực tập ở các trung đội hành quân và thông tin của sư đoàn.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 02:19:55 pm »

Một số hình ảnh về John Paul Vann
( Nguồn : google.com )
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 02:26:12 pm »

Sáng 21 tháng Năm năm 1962, Vann bắt tay Porter rồi lên một chiếc xe Jeep. Anh ra khỏi trại kỵ binh cũ của lính Pháp với lòng hăng say thường ngay lao vào hệ thống giao thông đủ loại phương tiện của Sài Gòn. Đến Phú Lâm anh ra khỏi vùng ven tây nam thành phố. Một toán quân đang dựng những ăng ten đồ sộ trên đồng lúa cũ đã bị xe ủi đất Mỹ san bằng. Trạm radio tần số cao Phú Lâm nối liên lạc với tổng hành dinh của tướng Harkins ở Sài Gòn trong hệ thống liên lạc mở rộng với mạng lưới điện thoại, điện tín của Lầu Năm Góc. Những ăng-ten mới, tiếng nói cuối cùng của kỹ thuật công nghiệp truyền đi những tín hiệu điện tử ra ngoài tầng đối lưu, mở rộng bán kính hoạt động của quyền lực tổng tư lệnh ra toàn vùng Đông Nam Á, ra miền Bắc đỉnh núi Trường Sơn, những ruộng nước trung tâm đồng bằng, hải cảng, các sân bay Nam Việt Nam và vượt núi rừng đến tận căn cứ không quân Urbon ở Thái Lan, đồng minh thứ hai mà nước Mỹ cam kết bảo vệ ở phần thế giới này.

Vann tăng tốc độ chiếc Jeep về hướng nam đi trên con đường trải nhựa hai làn về phía đồng bằng sông Cửu Long. Gió thổi mạnh vào mặt càng làm anh phấn khích. Anh đi nhận nhiệm vụ ở tổng hành dinh Sư đoàn 7 bộ binh tại Mỹ Tho cách đấy 56 cây số. Porter bổ nhiệm anh vào vị trí tốt nhất trong vùng, giao cho anh chỉ huy lực lượng Mỹ giữa trung tâm cuộc chiến.

Vùng sư đoàn 7 chiếm phần lớn nửa bắc đồng bằng, quyết định số phận cuộc tranh chấp : 9.600 cây số vuông trải rộng trên năm tỉnh từ Đồng Tháp Mười đến biên giới Campuchia ở phía tây và bờ biển ở phía đông. Hai triệu dân sống ở đấy, một phần bảy tổng dân số 14 triệu người Việt Nam năm 1962, sản xuất hơn một phần bảy lương thực thực phẩm trong nước. Chính quyền Sài Gòn đã bỏ phần lớn phía nam đồng bằng cho cộng sản. Ngược lại ở phía bắc 38.000 quân lính Sài Gòn đối mặt gần 15.000 chiến sĩ Việt cộng, luôn luôn là địa bàn tranh chấp giữa hai đối thủ. Chính phủ mà người Mỹ bảo trợ ở miền Nam Việt Nam không thể tồn tại nếu mất đi vùng giàu nhân lực và tài nguyên như thế ngay đầu thủ đô.

Thách thức và trách nhiệm phải gánh chịu không làm Vann sợ hãi; anh tiếp nhận với niềm vui lẫn với kiêu hãnh. Với tâm tính những người Mỹ năm 1962, anh cho là không có gì khó hiểu hoặc không thực hiện được, điều gì không biết anh sẽ khám phá ra. Anh không có kinh nghiệm về chiến tranh du kích ngoài những cuộc hành quân lật đổ tiến hành cùng trung đội ở Triều Tiên nhưng 37 tuổi, anh đã trải qua 19 năm chuẩn bị chiến đấu. Chống du kích chỉ là một dạng khác của chiến tranh và anh sẽ học tập để có thắng lợi. Năm trước theo chỉ thị của tổng thống Kennedy , quân đội bắt đầu phổ biến cho sĩ quan những phương pháp đấu tranh có hiệu quả với chiến tranh du kích. Theo nhận xét thực địa, Porter đã phát triển một số ý kiến cụ thể về vận dụng học thuyết trừu tượng ấy trong hoàn cảnh Việt Nam. Vann cũng đã có thể xác nhận đúng qua những quan sát của mình từ hai tháng nay.

Vann không biết gì về người Việt Nam, về văn hóa lịch sử của họ. Nhưng anh không cho sự thiếu hụt ấy là một trở ngại trong hoạt động chống du kích. Kinh nghiệm hạ sĩ quan của anh ở Triều Tiên, Nhật Bản khẳng định những người châu Á không phải là những người không xâm nhập được. Vì vậy Lansdale là một trong những người hùng của anh. Lansdale biết thực hiện ở châu Á như thế nào. Ông ta cảm thấy người châu Á là những người mà người ta có thể hiểu rõ khát vọng để khai thác có lợi cho mình. Vann tin chắc anh có thể biết điều gì kích thích những sĩ quan Việt Nam, sẽ hợp tác và động viên họ hoạt động cho chính lợi ích của họ và của Hoa Kỳ. Việc người Pháp bị đánh bại ở Đông Dương đối với anh không liên quan đến vấn đề này. Người Mỹ không phải thực dân như người Pháp trước đây. Quân đội của họ không nhục nhã bị người Đức chiến thắng trong Thế chiến thứ Hai. Vann đã thấy quân đội Mỹ thua trận ở Triều Tiên nhưng không bao giờ thua một cuộc chiến tranh. Trong lịch sử người ta không thấy người Mỹ có sai lầm như những dân tộc khác. Người Mỹ khác những người khác. Lịch sử không theo cách thông thường đối với họ.

Vann không hề ngần ngại giết những người cộng sản hoặc những ai chiến đấu vì họ, cũng không băn khoăn gì khi thấy những người Việt Nam đánh nhau bên cạnh những người Hoa Kỳ đã chết, để thực hiện những mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam. Anh đã được tập giết những người Đức, Nhật Bản trong Thế chiến thứ Hai, thậm chí đình chiến đến trước khi anh làm việc đó. Trong chiến tranh Triều Tiên anh đã giết những người Triều Tiên cộng sản và đưa những người chiến đấu bên cạnh anh vào chỗ chết không chút ân hận. Anh cho rằng anh và những người đồng hương có quyền, với điều kiên có tính toán, không ngoan tác động về cái sống và cái chết của những người khác khi cần đánh nhau. Định đề ấy được chống đỡ bằng niềm tự hào là một trong những sĩ quan giỏi nhất của quân đội Hoa Kỳ, quân đội mạnh nhất thế giới nhưng anh cũng ý thức rằng anh và quân đội ấy là một thực thể lớn nhất mở rộng của tính kiêu ngạo : anh là một trong những người bảo vệ nước Mỹ.

Khi Vann sang Việt Nam năm 1962, nước Mỹ đã có được uy lực lớn nhất trong lịch sử. Hoa Kỳ bố trí 850.000 quân lính và cong chức dân sự ra ngoài biên giới trong 106 nước. Từ tổng hành dinh Thái Bình Dương trong núi rừng trên Trân Châu Cảng đến hạm đội Subic Bay ở Philippines và những lô cốt bê tông đến đường ranh giới Triều Tiên, 410.000 người được rải ra trong bộ binh, hải quân và lực lượng không quân ở Thái Bình Dương. Ở Châu Âu và Trung Đông từ những cơ sở tên lửa hạt nhân dấu kín ở đồng bằng yên tĩnh nước Anh đên những bãi thao diễn chiến xa ở biên giới Tiệp Khắc, những tàu sân bay của Hạm đội 6 trên Địa Trung Hải, những trạm sóng điện tử dọc biên giới Xô viết ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, 410.000 bộ binh, thủy quân, không quân khác túc trực. Nếu thêm vào đó những nhà ngoại giao, nhân viên CIA và các đại diện chính thức của cơ quan dân sự khác nhau cùng vợ con họ, khoảng 1.400.000 người Mỹ phục vụ đất nước họ ở nước ngoài trong những năm  1962. John Vann tự cho mình là một trong những chỉ huy của đoàn quân viễn chinh gồm cố vấn, phi công lái máy bay lên thẳng và máy bay ném bom, như một thành viên của những lực lượng đặc biệt mà tổng thống Kennedy vào tháng Mười một năm 1961 đưa sang miền Nam Việt Nam, tiền đồn bị đe dọa của đất nước ông ở Đông Nam Á. Trong lúc gió quất mạnh vào mặt trên con đường Mỹ Tho, anh quyết tâm hơn bao giờ hết không để những người cộng sản thắng trận ở phía bắc đồng bằng sông Cửu Long.

Vào cuối tháng Năm năm 1962 này đồng bằng sông Cửu Long có khung cảnh của một thiên đường sung túc. Ngọn gío mùa khăc nghiệ đấu tháng thúc đẩy nhanh hạt lúa nảy mầm, những ngọn mạ xanh sẵn sàng vào giai đoạn hai trong cuộc sống người nông dân Việt Nam : đợt cấy lúa trong ruộng nước trải dài mênh mông hai bên đường.

Chiếc xe của Vann thường bị lính giữ lại đầu một cây cầu để nhường đường cho đoàn xe đi ngược chiều. Những cây cầu một chiều do người Pháp xây dựng dựa trên những cột chống bằng sắt hình cánh cung choán hết bề ngang. Các lô cốt bê tông sừng sững gần cầu mâu thuẫn với hình ảnh tình tứ ấy. Vann quan sát loại đồn lũy kiên cố chằng chịt dây thép gai bao quanh và những người lính tuần tra trên cầu. Năm phút trước đó vượt qua một con kênh anh đã nghĩ những cây dừa lớn ven bờ có thể đột ngột phun ra một ngọn lửa từ họng một khẩu súng tự động nhằm vào chiếc Jeep. Anh nhận ra trời mưa thúc đẩy những cây mía phát triển nhanh, khá cao và rậm đủ cho một tiểu đoàn bộ binh ẩn nấp. Anh tự hỏi không biết trên đường bên kia sông có chăng một Việt cộng đang chờ một chiếc xe như xe anh. Những chiếc xe Jeep là đích bắn ưu tiên vì thường là xe của sĩ quan. Nếu có Việt cộng chờ anh hắn anh ta phải ngồi sau một ngôi mộ trong những nghĩa trang nhỏ giữa ruộng đồng. Đấy sẽ là một người rất kiên trì, không để phí dịp may, luôn ở tình trạng báo động, ngón tay trên ngòi nổ nối dây vào quả bom chôn ở đường đêm trước cẩn thận phủ lớp nhựa đường che chăn. Anh ta chờ đợi để làm nổ tung chiếc Jeep và những người trên xe.

Vậy là đã 17 năm đất nước này biết đến chiến tranh. Những đứa trẻ lớn nhất trong số bán dừa và dứa ở các điểm kiểm soát chắc cũng nhớ được những năm cuối của cuộc tranh chấp đầu tiên. Nó bắt đầy từ năm 1945 khi người Pháp cố áp đặt nền đô hộ trở lại Việt Nam, Campuchia và Lào. Cuộc chiến tranh thứ nhất này kết thúc bằng sự nhục nhã của Pháp ở khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ năm 1954. Ba năm hòa bình ngắt quãng tiếp theo. Chiến tranh lại nổ ra năm 1957 giữa những người Việt cộng và chế độ Sài Gòn của Ngô Đình DIệm, một quan lại Lansdale đưa lên nắm quyền. Năm 1961 sức chống đối mạnh đến nỗi tổng thống Kennedy buộc phải đưa quân đội Hoa Kỳ sang giữ chính quyền Diệm khỏi bị lật đổ. Những người Mỹ và chính quyền Sài Gòn gọi đối thủ của họ là Việt cộng, tên gọi tắt những người cộng sản Việt Nam, các cố vấn đơn giản hóa đi thành V.C, tiếng lóng trong thông tin điện đài là “Victor Charly”. Nhưng bản thân họ xác định là Quân đội giải phóng và gọi cuộc chiến tranh thứ hai này là cuộc Chiến tranh giải phóng. Họ cho rằng hai cuộc tranh chấp là hai giai đoạn của công cuộc giải phóng Việt Nam : giai đoạn thứ hai chỉ là tiếp nối giai đoạn đầu để đạt được những mục đích cơ bản của cuộc chiến tranh chống Pháp.

Trong ngày 21 tháng Năm năm 1962 này không có một Việt cộng, một quả mìn nào trên đường Mỹ Tho. Vann không gặp sự cố gì trên đường đến tổng hành dinh của phái đoàn cố vấn quân sự Sư đoàn 7 bộ binh trên con đường chính về phía bắc cách thành phố 500 mét. Người lính Việt Nam đứng gác mở cổng sắt để chiếc Jeep vào. Những ngôi nhà trước đây là một trường dòng rồi nhà trẻ mồ côi trước khi chuyển sang làm một vị trí phỉ báng của chiến tranh. Các cố vấn Mỹ vẫn gọi là “chủng viện” ghi nhớ xuất xứ đầu tiên và hai chữ thập trắng trang trí ngôi nhà nguyện đầu sân nhắc nhở khách ra vào về nguồn gốc tôn giáo của cơ sở. Thế lực quân sự Mỹ trở thành những người có cổ phần chính về bất động sản ở Việt Nam, thuê cơ sở này ở một giáo khu Thiên chúa giáo di cư từ Bắc Việt Nam đang thiếu nguồn tài chính. Khi Frank Clay mà Vann kế nhiệm đến Mỹ Tho năm trước, bộ phận biệt phái Mỹ chỉ có một trung sĩ và bảy sĩ quan mà ba sinh hoạt với các trung đoàn ở những nhà khác. Lúc đó một ngôi nhà rộng ở Mỹ Tho cũng hoàn toàn đủ. Nhưng khi Clay được biết quân số sẽ tăng lên hai mươi vào mùa xuân 1962 và tiếp tục tăng mạnh ( cuối năm 1962 vượt quá 200 sĩ quan và binh lính), anh đã thuê và tân trang chủng viện phù hợp hơn với nhiệm vụ.

Ngôi nhà một tầng kiến trúc theo kiểu Pháp dễ trông nhưng đơn điệu, xây bằng gách trát vữa xi măng, lợp ngói đỏ. Nhà hình chữ L mà chiều dài nhất dọc theo một con kênh. Tầng trệt được bố trí làm văn phòng. Phần còn lại cải tạo thành phòng ngủ các sĩ quan, nhà tắm, nhà vệ sinh, sàn nhảy, câu lạc bộ và một phòng ăn chúng khá rộng để chiếu phim hai ngày một lần. Những cuốn phim, thịt nướng trên than củi ngày chủ nhật và rượu hạ giá mỗi buổi tối là những đặc ân của cuộc sống lính Mỹ ở nước ngoài. Vann và một số sĩ quan cao cấp có lợi hơn là được bố trí ở những phòng nhỏ trên tầng phía trên văn phòng. Ngoài ra là những chỗ ngủ của lính. Sân dùng làm chỗ đậu xe Jeep, xe tải nhưng đồng thời là sân bóng chuyền mà ngay lúc đến Vann cho dăng một tấm lưới trên nền sân bóng rổ của học sinh chủng viện.

Mấy đêm sau khi các cố vấn được bố trí ăn ở, vào đầu tháng Năm, những người Việt công đến thăm làm họ hiểu mình không ngoài tầm tấn công. Một toán nhỏ luồn giữa bãi chuối phía bên kia đường bắn vào phòng ăn lúc đang chiếu phim. Các trung sĩ, một số có tuổi qua Chiến tranh thế giới thứ Hai hoặc chiến tranh Triều Tiên, cười thoải mái khi nhìn thấy các đại úy chưa bao giờ gặp súng đạn, mặc quần đùi áo lót, đội mũ, chạy tất tưởi vung súng ngắn cỡ 45, loại khó bắn trúng một người giữa ban ngày. Những người Việt thường kỳ lặp lại việc tập dượt này, dấu mình trong rặng dừa bên kia dòng kênh sau ngôi nhà. Một số chơi bắn một loạt đạn vào máy lọc nước rồi biến mất trong đêm, không gây được những thiệt hại nghiêm trọng ngoài vài vết sụt lở ở tường. Sáng hôm sau các cố vấn phát hiện thấy một lá cờ Việt cộng, sao vàng trên hai băng xanh và đỏ, phất phới trên ngọn cây.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 05:17:34 pm »

Một đơn vị Việt cộng nhất định sẽ chiếm được chủng viện trong mấy phút. Vài chục lính quốc gia trong đội phòng vệ dân sự chịu trách nhiệm về chỗ trú quân, tỏ ra thân mật nhưng quá tự do trong việc bảo vệ các cố vấn nước ngoài. Những người Mỹ cũng không đủ sức tự bảo vệ vì họ không đủ quân số bố trí phục vụ các cố vấn Sư đoàn 7 ban ngày và chống chọi với những đợt tấn công ban đêm trong lúc những người khác vội vàng mang vũ khí chạy ra vị trí chiến đấu. Hơn thế, phần nửa quân số không thường trực ở chủng viện : họ phân tán khắp vùng về các tiểu đoàn, trung đoàn trong các thành phố chính bên cạnh các tỉnh trưởng hay làm việc ở các trung tâm thao diễn các lực lượng bộ binh. Vann hết sức đề phòng cố không chồng chéo với nhiệm vụ cố vấn nhưng ở đây anh chấp nhận nguy cơ bị tấn công để có thể làm tròn nhiệm vụ của bộ phận biệt phái. Vả lại thái độ của Việt cộng chứng tỏ họ không có ý định tiêu diệt các cố vấn trên giường ngủ. Đầu những năm sáu mươi, người Mỹ còn là những người được ưu đãi ở miền Nam Việt Nam. Thời kỳ này những người cộng sản hạn chế những cuộc tấn công đối với họ vì không muốn gây ra sự can thiệp ồ ạt của Mỹ. Họ hy vọng sự nhẫn nại bao dung cuối cùng lôi kéo được cảm tình của dân chúng Mỹ.

Tổng hành dinh Sư đoàn 7 Quân lực cộng hòa bố trí trong một trại lính cũ của Pháp, ở trung tâm Mỹ Tho. Thành phố với 40.000 dân năm 1962, quan trọng nhất miền Bắc vùng đồng bằng, là tỉnh lỵ, một thành phố lớn đối với người Mỹ. Như phần lớn các thành phố lớn vùng đồng bằng, tỉnh lỵ ở gần sông, thuận tiện cho thuyền bè qua lại. Dưới thời Pháp chiếm đóng, Mỹ Tho trở thành một pháo đài và trung tâm hành chính đồng thời là một nút xuất cảng gạo. Khi Vann đến, thành phố ít thay đổi, vẫn thể hiện là một vùng hoạt động sôi nổi nhiều công ăn việc làm cho nông dân quanh vùng. Phần lớn lúa gạo sản xuất ra ở vùng đồng bằng này cung cấp cho miền Nam Việt Nam. Các kho tàng không ngớt tích trữ rồi chuyển gạo đi Sài Gòn và những tỉnh khác.

Thành phố là nơi giải trí buổi tối hoặc chiều chủ nhật đối với những người Mỹ. Các cố vấn thường đi ăn trong các nhà hàng Trung Hoa hoặc ngồi uống bia, nước giải khát quanh những bàn quán ngoài trời. Họ thưởng thức ở đây làn gió nhẹ mát mẻ của vùng đồng bằng lúc hoàng hôn, ngắm nhìn những cô gái trên đường và xem tàu bè chất hàng ở bến sông. Những người Trung Hoa táo bạo bán mọi thứ trong quán hàng từ những mảnh vải để nông dân may áo quần bà ba cho đến những chất kích dục. Chợ trung tâm đượm mùi các loại hương liệu. Bên cạnh những quầy cá và quả cây, có những người châm cứu dùng kim làm dịu đau, những phù thủy buôn bán cỏ cây làm thuốc và chữa theo phép thần thánh cho những người cả tin khờ dại. Thương nhân Trung Hoa và Việt Nam sống trong nhà xây chắc chắn. Người nghèo đành ở nhà gỗ tồi tàn. Một trong những ngôi nhà có ấn tượng nhất là biệt thự người Pháp xây dựng cho công sứ. Nằm trên đại lộ chính, biệt thự có những khu vườn đẹp bao quanh tuy không được chăm nom cẩn thận, có một sân tennis mà người Mỹ có quyền sử dụng. Ngôi nhà dành cho một thiếu tá quân đội Nam Việt Nam mà tổng thống Diệm bổ nhiệm làm tỉnh trưởng. Người đồng chức với Vann, đại tá Huỳnh Văn Cao, chỉ huy Sư đoàn 7, do không được đặc quyền, đành ở một ngôi nhà khiêm tốn hơn, được canh gác chặt chẽ trên một con đường ở khu bên cạnh. Ông sống ở đấy một mình, để bà vợ và baỷ đứa con ở Sài Gòn.

Vann đánh giá phải cấp thiết chuyển hướng cuộc chiến ở phía bắc vùng đồng bằng. Tháng Ba năm 1962 Việt cộng có sáng kiến về chiến lược và chiến thuật : chính họ quyết định nhịp độ chiến tranh vào lúc nào và đánh như thế nào. Quân lính Sài Gòn ở thế phòng ngự và đành hành động theo diễn biến của chiến tranh du kích thay vì chủ động đối với kẻ thù. Riêng con đường lớn từ nam Sài Gòn đến Mỹ Tho, chia làm hai ngả tây và nam đi sâu vào vùng đồng bằng, ban ngày có thể đi một chiếc Jeep nhưng ban đêm đi hai chiếc thì khôn ngoan hơn. Trong năm tỉnh những người việt cộng đã vô hiệu hóa đường loại hai bằng đào hầm hố giữa đường và phá hỏng cầu. Chưa đến lúc nông dân quanh vùng phá sập hoàn toàn như họ đã làm ở phía nam đồng bằng và sẽ làm nếu chiến tranh không ngừng đúng lúc. Để di chuyển trên những con đường còn dùng được, sĩ quan quân đội Sài Gòn cho rằng phải có ít nhất một trung đội tháp tùng để đảm bảo xe cộ không rơi vào trận địa phục kích. Dù toàn thể dân chúng phía bắc đồng bằng không đi theo Việt cộng, đại bộ phận hoặc tán thành mục đích kháng chiến hoặc ngấm ngầm giúp đỡ trong im lặng làm hao mòn những cố gắng của chính quyền Sài Gòn. Chính phủ miền Nam Việt Nam, không dựa được vào sự hợp tác của các tầng lớp nông dân trong lúc họ lại cần thiết cho cuộc nổi dậy của phong trào cộng sản thắng lợi. Năm 1962 ở miền Nam Việt Nam, 85 % dân số sống ở nông thôn. Được đào tạo về thống kê, Vann thấy rõ những tiềm lực may mắn của một xã hội như vậy tạo đà cho sự phát triển sức mạnh chiến tranh du kích cộng sản. Hai triệu dân trong vùng Sư đoàn 7, thực tế hoặc có khả năng nằm trong tay Việt cộng. Trừ số 15% sống ở Mỹ Tho hoặc các thành phố khác. Vấn đề không đặt ra là trong hai đối thủ bên nào có lực lượng quân sự mạnh. Vann đánh giá hai đại đội gồm 180 người của đội quân thường trực Nam Việt Nam với trang bị vũ khí Mỹ, được máy bay ném bom hỗ trợ, có thể di chuyển đến bất cứ đâu trong vùng. Tuy vậy, theo lối ẩn dụ anh nói trước các sĩ quan trong mùa hè, việc hành quân của binh lính Sài Gòn qua các nơi có hiệu quả như một chiếc tàu biển : khi các đội quân của Quân lực Cộng hòa đến chỗ nào đấy họ làm cho Việt cộng chạy như làn tàu rạch nước trên biển. Nhưng khi họ đi qua, những người V.C quay trở lại ngay.

Trước khi rời Sài Gòn, Vann đề ra với Porter những mục tiêu làm nền cho một chiến lược mới nhằm lật nhào xu hướng thất bại và đưa lại thắng lợi cho cuộc chiến tranh. Là những người lính họ phải tấn công để dồn ép và tiêu diệt lực lượng chiến đấu của du kích. Chiến thuật thường dùng của Quân lực Cộng hòa được gọi đúng nghĩa là “càn quét” và thúc tiến lên phía trước nhiều tiểu đoàn phân tán. Nhưng Porter nhận thấy cách hành quân ấy, có hiệu quả trong triển khai một sư đoàn bọc thép trên lãnh thổ Đức, không phù hợp để chống lại những nông dân riêng lẻ trên đồng ruộng. Ông mong muốn Vann sử dụng lối cơ động của máy bay lên thẳng để nhanh chóng di chuyển, đưa các đơn vị tấn công đến vị trí, gây hoang mang cho Việt cộng buộc họ phải bắn lẫn nhau và tan rã. Để đưa ra cách hành quân ít bài bản này, Vann phải thuyết phục đại tá Cao chấp nhận một công thức, không làm ông ta mất mát nhưng thực tế đưa lại cho người Mỹ toàn quyền đối với đơn vị của ông. Với lối nói “cùng xây dựng kế hoạch”, Vann và Cao xem như cùng chuẩn bị chung những cuộc hành quân nhưng trên thực tế Cao chỉ thực hiện những gì Vann và các phó của anh quyết định.

Về nguyên tắc Vann thực hiện chức năng phó trong một tháng để làm quen với nhiệm vụ trước khi Clay ra đi, dự kiến vào tháng Sáu. Nhưng anh không phải chờ lâu để thay thế. Clay hành quân ở Đồng Tháp Mười nhày 23 tháng Năm, hai ngày sau khi Vann đến. Từ máy bay lên thẳng anh cố đuổi theo bắn khoảng hai chục Việt cộng về hướng bộ binh Quân lực Cộng hòa. Nhưng những người đảng viên cộng sản bắn vào máy bay Clay đang ngồi cùng một trung tá ban tham mưu. Phi công lái trúng đạn vào chân còn những người trên máy bay bị thương vì mảnh vỡ do làn đạn xuyên qua. Clay được đưa về Sài Gòn chữa trị rồi đi phép tám ngày ở Hong Kong. Vậy là Vann nắm quyền chỉ huy và tiếp tục trong tháng Sáu trong lúc Clay đi kiểm tra vùng cao nguyên và đồng bằng miền biển phía bắc Sài Gòn. Anh được chỉ định là chuyên gia về chiến tranh du kích ở trường Chiến tranh Quốc gia của Washington và muốn nắm được những điều kiện chiến đấu trong vùng này.

Việc Vann nắm quyền chính thức chỉ huy vào cuối tháng Sáu tiến hành ở sân chủng viện không lễ tiết, không chào cờ hoặc diễu binh như tục lệ chuyển giao quyền trong quân đội Mỹ. Clay đã không cho phép làm lễ vì rất dễ xúc động, anh sẽ bối rối rơi nước mắt trước người của mình. Dù sao anh cũng không được lựa chọn vì năm 1962, các cố vấn không có quyền treo cờ sao ở nơi trú quân. Họ cũng không được nhận một loại huân, huy chương nào. Clay và những người sống sót trong máy bay lên thẳng không được nhận huy hiệu mặc nhiên thưởng cho những quân nhân bị thương trong chiến tranh và gia đình họ cũng không được nhận truy tặng. Tổng thống Kennedy hy vọng ít để lộ sự có mặt của Mỹ ở Việt Nam sẽ hạn chế những hậu quả chính trị trong nước bởi ý thức Hoa Kỳ đang trong tình trạng chiến tranh.

Cuối tháng Năm, Clay đã đưa bộ phận cố vấn biệt phái lên mức độ hành quân. Vann nỗ lực thể hiện những bước đầu hứa hẹn ấy. Trận đánh Clay bị thương ngày 23 tháng Năm tạo co Vann một bước đấu thuận lợi “cùng nhay xây dựng kế hoạch” với Cao. Kết quả dựa vào tính ngoan cường và vận may của Clay cũng như tài năng chiến thuật của đại úy Richard Ziegler, 30 tuổi, cựu trung phong đội bóng đá của trường quân sự West Point năm 1954. Clay rất giận vì thấy Cao, bao giờ cũng lịch sự từ chối không để người Mỹ đóng một vai trò trong kế hoạch hành quân; càng cáu kỉnh hơn về những thất bại liên tiếp của Cao. Giữa tháng Năm anh từ chối cung cấp máy bay lên thẳng cho ông ta nếu không chấp nhận hợp tác với người Mỹ. Porter cũng theo đuổi mục đích ấy, tán thành với Clay và được tướng Harkins đồng ý. Cao nhường bước và chấp nhận làm thử. Bây giờ Clay cần một sĩ quan có khả năng lên kế hoạch chi tiết tấn công. Sĩ quan duy nhất có một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này là Ziegler đến chủng viện từ đầu tháng Tư. Kinh nghiệm của anh hạn chế trong ba tháng làm phó chỉ huy hành quân một tiểu đoàn bộ binh ở Nhật. Để xây dựng kế hoạch hành quân anh nhận những bản đồ của ban tham mưu Pháp từ 1954 và một bản báo cáo của phòng thông tin từ nhiều tuần, chắc chắn đã lỗi thời. Báo cáo này thông báo một tiểu đoàn Việt cộng diễn tập đâu đấy trong một vùng 10 cây số vuông ở Đồng Tháp Mười.

Ziegler có năng khiếu kết hợp kế hoạch hành quân chung với một vấn đề quân sự riêng. Nhất là anh biết thể hiện những ý kiến của mình, vẽ chi tiết hành quân lên bản đồ với những mũi tên lớn chỉ giờ, vị trí các đơn vị, hướng và mục tiêu tiến đánh. Với tài liệu ấy, các chỉ huy trên thực địa biết chính xác phải hành quân như thế nào.

Trong trường hợp cụ thể này, Ziegler thiếu thông tin để có câu trả lời hợp lý. Để có nhiều cơ may tìm được Việt cộng trong mười cây số vuông ấy, phải cho quân tiến hành một loạt thăm dò ở nhiều hướng. Khi một đơn vị thám báo gặp Việt cộng, máy bay lên thẳng đưa ngay những đội dự bị đến hiện trường còn những đơn vị bộ binh sẽ tiến lên đẩy kẻ thù đến nơi gọi là “vùng tiêu diệt”.

Báo cáo của văn phòng 2 đã quá hạn. Trong báo cáo tiểu đoàn Việt cộng rời vùng này, sẽ trở lại vào hai giờ sáng ngày 23. Nhưng một tiểu đoàn khác không nêu trong báo cáo chậm lại trong vùng. Vậy là một đơn vị thám báo của Ziegler rơi vào trận địa có số lượng đáng kể Việt cộng bị lộ và máy bay tiêm kích ném bom đến tàn sát ngay . 95 Việt cộng bị chết, 24 bị bắt làm tù binh trong đó có chính trị viên tiểu đoàn, tiểu đoàn trưởng bị chết. Ba mươi ba vũ khí, quan trọng nhất trong du kích chiến, bị tịch thu trong đó có một súng đại liên Mỹ, một súng cối và nhiều tiểu liên. Đơn vị du kích kia trở lại lúc hai giờ sáng cũng bị tổn thất nặng nề.

Cao vô cùng sung sướng về chiến thắng thực sự đầu tiên của sư đoàn. Vai trò nửa bí mật của các cố vấn cho phép ông ta công khai nhận thắng lợi một mình.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM