Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:02:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147478 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #80 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2008, 05:03:54 pm »

Với tinh thần ấy, từ lâu trước ấp Bắc, Harkins đã đề ra một chiến lược ông chắc chắn sẽ đưa lại thắng lợi : cuộc chiến tranh hủy diệt toàn bộ dựa trên dư thừa nguồn lực và sức mạnh của súng đạn Mỹ. Harkins nghĩ ông đang biến Quân lực Cộng hòa thành một cỗ máy chết chóc , biến Việt cộng thành tro bụi như Patton đã đánh tan quân Vehrmacht ở châu Âu. Ông kiểm soát hiệu quả chiến lược của mình với những biện pháp xây dựng trong Đại chiến và thực thi ở Triều Tiên. Những con số Vann không thừa nhận lại có ý nghĩa quan trọng đối với Harkins. Vì lý do đó, ông tập trung vào số lượng xác chết quân đội tiếp tục gây nên ở Việt Nam :” tỷ lệ người bị giết “ giữa bạn và thù. Cũng vì thế, ông chú ý về số lượng tổng hợp những cuộc hành quân, những đợt máy bay xuất trận và những tấn bom trút xuống. Ông cũng quyết toán việc hình thành và trang bị những toán quân mới gấp gáp tiến đến thắng lợi mà ông hình dung đã bắt đầu. Nhưng thế hệ những Eisenhower và Patton không chiến thắng Thế chiến thứ hai chỉ với việc xây dựng một cỗ máy hủy diệt mà họ tự do tung ra, hy vọng nó đưa lại thắng lợi cho họ. Đấy là những nhà chiến lược mà chiến tranh hủy diệt chỉ là một trong những biện pháp hành động của họ. Năm tháng và lề lối quan liêu của hàng ngũ sĩ quan đã làm biến dạng trí nhớ về cách đạt đến chiến thắng của Thế chiến thứ hai. Chiến lược của Harkins có lẽ là cái nhìn sai lạc về quá khứ nhưng đã trở thành một sự thật của thể chế mà tất cả những viên tướng đã tin.

Harkins trình bày chiến lược của mình với Maxwell Taylor khi ông này sang vào tháng Chín năm 1962. Nếu Vann có mặt ở hội nghị ấy, anh đã hiểu vì sao Harkins tách bỏ những gì anh cố gắng nói trong bữa ăn tiếp đó. Vị tướng nhấn mạnh về điều ông gọi là “ba chữ M” ( MEN, MONEY, MATERIAL ) đã phân phối quá nhiều trong cuộc chiến tranh này. Quân lực Cộng hòa đã phát triển lên ba vạn người và sắp tới có thể triển khai ba sư đoàn bộ binh mới. Quân bảo an và cảnh sát bành trướng đáng kể. Hiện nay, Hoa Kỳ đầu tư mỗi năm 337 triệu đô la viện trợ quân sự và kinh tế, không kể chi phí cho đội quân viễn chinh, so với 215 triệu trong năm trước. Số lần xuất kích của máy bay tiêm kích – ném bom tăng gấp 4 lần làm Vann càng điên giận vì sẽ kéo theo lượng nạn nhân dân thường tăng lên tương ứng. Harkins xác định không còn nghi ngời gì cộng sản phải cảm nhận được trọng lượng của “ba chữ M”, dựa vào số lượng tử cong của kẻ thù.

Cuối năm 1962, ông ta nói mọi chương trình ông đưa ra đã chín muồi. Ông giải thích sẽ phối hợp chúng với chiến dịch đưa lại chiến thắng quyết định chống cộng sản. Cuộc hành quân mang mật danh “ Bùng nổ “ : Giai đoạn I là “ Kế hoạch “ và giai đoạn II “ Chuẩn bị “ đã gần kết thúc và đã trình bày kế hoạch với Diệm . Giai đoạn III, “ Thực hiện “ được dự kiến vào giữa tháng Hai năm 1963 : một cuộc tấn công mọi phía của các quân lực, sắc bén như một lưỡi dao, được các yếu tố Mỹ tăng cường.  Cuộc tấn công ấy tiếp tục không ngừng cho đến khi Việt cộng bị tan vỡ thành mảng, chỉ còn lại một phần nhỏ quân số hiện nay. Giai đoạn IV, “ Khai thác và củng cố “ kết thúc cuộc chiến tranh bằng việc quét sạch những kẻ nổi dậy còn lại và khôi phục quyền hành của chế độ Diệm trên khắp đất nước.

Chương trình “ Ấp chiến lược “ , một bộ phận của chiến tranh hủy diệt cũng tiến hành đều đặn. Tách du kích ra khỏi nông dân địa phương, Harkins đẩy nhanh giai đoạn III. Hơn 2800 ấp có bảo vệ đã được xây dựng. Hội đồng giám sát kế hoạch bao gồm tướng Harkins, đại sứ Fredeerick Nolting, người chịu trách nhiệm của CIA và giám đốc các cơ quan US khác, tin tưởng bây giờ mọi việc đã quá tiến triển để Việt cộng không thể chống lại một cách hiệu quả.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #81 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 03:35:31 pm »

Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara, điển hình của những người có trách nhiệm lớn về dân sự hợm hĩnh, với tính tự phụ và thiên vị ngây thơ, hời hợt đối với các viên tướng, trong lúc sự cố gắng của Mỹ về chiến tranh mới chỉ có năm tháng, đã cho ra đời bộ máy đưa lại cho ông một thành công khiến ông tự hài lòng với mình. Cuối cuộc viếng thăm của ông ở Việt Nam vào tháng Năm 1962, ông mở một cuộc họp báo ở tư dinh đại sứ Nolting. Ông mới đến chỉ hai ngày và vội lên chiếc bốn động cơ phản lực để bay nhanh về Washington báo cáo với tổng thống Kennedy. Chạy khắp thế giới không phải một công việc nhẹ nhàng và những quan chức cap cấp hiện đại của Mc Namara bao giờ cũng vội vàng ; họ gấp rút có những quyết định để có thể lại vội vàng có những quyết định khác. Mc Namara nổi tiếng có những quyết định mau chóng. Đồng sự đã tính trong một tháng ông có 629 quyết định lớn. Người ta cũng tính đến một đức tính là hình như ông không bao giờ quan tâm đến khả năng sai lầm và không bao giờ ông nhìn lại phía sau.

Ông không cạo râu khi đến họp báo chí vì sáng hôm ấy không muốn mất thì giờ. Sơ mi ka ki và quần nhăn nhúm, đôi giày đi đường đầy bụi trong cuộc kinh lý tốc hành. Cuốn sổ tay của ông đầy chữ số nhặt nhạnh trong lúc hỏi từng sĩ quan Mỹ hoặc Việt Nam ông gặp. Các nhà báo hỏi ông sẽ báo cáo với tổng thống điều gì. Ông trả lời “ Tôi chỉ thấy có những tiến bộ và những dấu hiệu tiến bộ lớn hơn trong tương lai “. Các nhà báo gặng hỏi chắc chắn ông không thể lạc quan sớm như thế ?! Ông không lay chuyển. Đấy là một tảng đá lạc quan. Tôi cho rằng ông tiếp thu lối quảng bá thắng lợi không hay ấy qua nhiều năm làm việc với Ford. Tôi cũng bám được theo ông lên xe, nói không có ý định kể ra và sẽ là bí mật nhưng tôi muốn biết sự thật. Làm sao một người tầm cỡ như ông có thể tin tưởng như thế về lối thoát của chiến tranh khi chỉ mới bắt đầu ? Ông gia ân cho tôi cái nhìn của Mc Namara thẳng thắn sau đôi kính không có gọng :” Mỗi con số chúng tôi đưa ra chỉ rõ chúng tôi sẽ thắng trong cuộc chiến tranh này “. Ông lên ghế sau, một lính hải quân đóng cửa và lái xe chạy nhanh tới sân bay.

Một cuộc hội thảo chiến lược được tổ chức ở Honolulu ngày 23 tháng Bảy năm 1962, ba ngày sau sự thất bại hoàn toàn ở Đồng Tháp Mười mà Vann tức điên người vì Cao để 300 Việt cộng xổng sang Campuchia, trong đó có một đại đội huấn luyện viên. Mc Namara hỏi Harkins phải bao nhiêu thời gian để “Việt cộng bị xóa bỏ với tư cách là thành phần gây rối”. Câu hỏi ấy tiếp theo sự trình bày của Harkins về tình hình hiện tại. Ngay trước khi đi Honolulu, Harkins nhận được báo cáo của Vann về thất bại ở Đồng Tháp Mười. Báo cáo tuyệt mật của hội thảo chỉ rõ vị tướng không thận trọng gì trong bản trình bày của ông trước cuộc họp các quan chức cao cấp này. Ngược lại, ở đây ông chứng tỏ đặc tính liên quan của ông :

“ Việc đụng độ xảy ra hàng ngày với VC. Trong tháng Tư đã tiến hành 434 cuộc hành quân trên bộ. Tháng Năm, 444. Hơn 1000 lần máy bay xuất kích trong tháng Sáu. Chính phủ miền Nam Việt Nam còn cần phải cải tiến tổ chức nhưng đã có những tiến bộ. Tổng thống Diệm đã chỉ ra ông hình dung các đội quân của ông phải đến tại chỗ nhiều hơn và ở lại đó  lâu hơn “.

Vị tướng kết thúc bản trình bày với một lời tuyên bố làm Vann sửng sốt :

“ Không còn nghi ngờ gì, chúng ta đang trên đường đi đến thắng lợi “.

Mc Namara phấn khởi theo đúng nghĩa :

“ Cách đây 6 tháng, chúng ta không có gì và bây giờ chúng ta đã có những tiến bộ đáng kể “, ông bình luận như thế với cử tọa.

Rồi Harkins trả lời câu hỏi của ông về thời gian cần thiết để kết thúc với người Việt “ Một năm đủ để các lực lượng Sài Gòn tác chiến hiệu lực và ép Việt cộng trong tất cả các vùng “.

Thời hạn một năm ấy có thể bắt đầu vào năm 1963 với cuộc hành quân “ Bùng nổ “ của ông ta. Bộ trưởng Quốc phòng xét thấy lạc quan đến thế là không khôn ngoan :

“ Chúng ta phải áp dụng một thái độ thực tế hơn và có lẽ phải mất ba năm thay vì một năm. Chúng ta phải hình dung đến khả năng xấu nhất và từ đó mà xây dựng kế hoạch “.

Ông lo lắng dư luận công chúng Mỹ và Nghị viện có thể buộc chính quyền rút khoi Việt Nam nếu có nạn nhân Mỹ “ Chúng ta phải kéo dài chương trình vì có lẽ khó giữ được sự ủng hộ của công chúng. Sức ép chính trị sẽ lên cao đồng thời với những thiệt hại của Mỹ “.

Sau khi điều chỉnh kịch bản, Mc Namara đòi hỏi Harkins chuẩn bị một kế hoạch giải ngũ đội quân viễn chinh Mỹ, để việc quét sạch cuối cùng cho lực lượng Sài Gòn vào cuối năm 1965. Trong thời gian đó, Harkins phải huấn luyện đủ người Việt Nam để lái máy bay tiêm kích – ném bom, trực thăng và sử dụng những khí cụ để lại cho họ. Ban tham mưu của Harkins vui lòng chuẩn bị một kế hoạch rút lui, dự kiến bớt quân số Mỹ ở miền Nam Việt Nam xuống còn 1.600 vào tháng Chạp năm 1965. Đã hơn con số giới hạn 685 được Hiệp định Geneve năm 1954 cho phép nhưng khá khiêm tốn để công luận Mỹ không quan tâm nữa và thấy nó không có nghĩa gì so với Nam Triều Tiên, nơi mà 40.000 quân lính Mỹ ở lại chín năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #82 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 05:06:49 pm »

Chắc Harkins lừa dối có ý thức Mc Namara, Taylor và các giới quân sự Mỹ khi đánh giá cần một năm để chấm dứt chiến tranh. Có lẽ ông nghĩ dù sao ông cũng sẽ thắng, không có hại gì khi gian dối con số một ít để làm vừa lòng cấp trên. Nếu như vậy, ông đã không nói điều đó với những người xung quanh, cả với những người ông tin cậy như Charlie Timmes. Nhưng giải thích đúng hơn là hình như Harkins không nói dối, thực sự ông muốn tin vào điều ông hy vọng và loại bỏ điều ông không thích.

Báo cáo về trận ấp Bắc Vann xây dựng với bao tâm huyết bận rộn và nhận xét của Porter kèm theo với lý lẽ tinh tế của một sĩ quan bộ binh kỳ cựu và đã làm chỉ huy trưởng rất bực tức. Ông xếp cả hai vào loại chỉ hơn báo cáo của các nhà báo làm ông thất vọng một ít vì những lý do tương tự : họ bác bỏ chiến thắng hiển nhiên mà ông thấy đã gần kề. York cảnh báo Porter, ông bạn từ 1950, là Harkins tức giận đến nỗi nếu cùng bị phạt nặng đồng thời với Vann thì đừng lấy làm lạ. Một thiếu tướng khác, cũng là bạn ông, gửi cùng nguồn tin ấy. Việc lo sợ bê bối đã ngăn cản Harkins rũ bỏ Vann và thời hạn Porter sắp ra đi đã bảo vệ ông. Nhưng Porter không chú ý đến điều đó. Ông chỉ nhận thấy Harkins không bằng lòng mình ngày ông ta đi kiểm tra một đợt vùng đồng bằng và công khai không đề nghị ông đi cùng trên máy bay. Vị tướng ngoài mặt giữ vẻ lịch sự nhưng nỗi bực tức của ông cũng lộ ra.

Harkins thấy không có lý do gì để chậm bước đấu cuộc hành quân “ Bùng nổ “ của ông. Ngược lại ông muốn đưa thời hạn từ giữa tháng Hai lên cuối tháng Giêng. Ngày 19 tháng Giêng năm 1963, ba ngày sau khi nhận được báo cáo của Vann  và bản ghi nhớ của Porter, ông gửi cho đô đốc hải quân Harry Felt, chỉ huy trưởng Thái Bình Dương ở Honolulu, bản trình bày cuối cùng về kế hoạch chiến thắng vào năm 1965 mà Mc Namara đòi hỏi. Harkins vẫn đinh ninh không cần thiết phải ba năm.


Paul Harkins lẽ ra không thể có tiếng nói cuối cùng vào lúc cuộc chiến tranh đang đến chỗ quyết định. Ban tham mưu liên quân quyết định cử một phái đoàn điều tra gồm 67 viên tướng, một đô đốc hải quân và cả một loạt đại tá, trung tá của ba thứ quân : Bộ binh, Hải quân, Không quân và lính thủy đánh bộ ( Lực lượng Không quân Mỹ - US Air Force chỉ được thành lập sau Thế chiến thứ hai, năm 1947. Từ đó, mỗi binh chủng đều có lực lượng không quân riêng. Ngược lại, Hải quân được thành lập từ 1775 để cung cấp vũ khí cho các cuộc đối đầu của Mỹ ở Caraibes, Thái Bình Dương .. Vai trò đầu tiên của nó là kiểm soát Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai. Hải quân tham gia chiến tranh Triều Tiên và là lực lượng đầu tiên thám chiến ở Việt Nam năm 1965 ). Họ có một thời hạn cần thiết ở miền Nam Việt Nam, có quyền lực gần như vô hạn để “ có một phán xét quân sự về những triển vọng chiến thắng của cuộc chiến tranh trong một thời gian hợp lý “. Trong báo cáo họ phải đề nghị “ tất cả những điều chỉnh cần thiết về chương trình “. Vị tướng chỉ huy phái đoàn như vậy phải trả lời được  câu hỏi của chính phủ đề nghị “ Chúng ta sẽ thắng lợi hay thất bại ? “.

Ban tham mưu liên quân đã hình thành một ê-kíp chọn trong những sĩ quan cao cấp giỏi nhất của Lầu Năm Góc có đủ những đức tính cần thiết cho nhiệm vụ này. Nhưng người có tính cách mạnh mẽ nhất chắc chắn là trung tướng Victor Krulak đi trong phái đoàn, là đại diện Bộ tổng tham mưu. Viên sĩ quan 50 tuổi này – chắc được miễn trừ để gia nhập lính thủy đánh bộ vì chỉ cao một mét sáu mươi hai – đã được tặng thưởng Huân chương Hải quân vì lòng dũng cảm trong chiến tranh Thái Bình Dương chống quân Nhật. Nhưng nhất là ông là viên tướng duy nhất đã sang Việt Nam. Ông đã đi theo Mc Namara trong đợt viếng thăm đầu tiên vào tháng Năm 1962 và trở lại đấy cuối mùa hè, khi Vann gây cho Việt cộng những thiệt hại nặng. Đối với Krulak , chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh của ông. Ngoài ra, ông là tổng thanh tra của Lầu Năm Góc và hàng ngày theo nắm thông tin về cuộc chiến tranh từ Washington cho Bộ tổng tham mưu và Mc Namara.

Với những nhiệm vụ hiện tại và trước đây, ông là người lý tưởng cho một phái đoàn như vậy. Suốt 28 năm phục vụ , ông đã chứng tỏ có một khả năng tư duy quân sự sáng tạo mà người ta có thể nói không quá đáng là thiên tài.

Năm 1937, lúc đang là trung úy thông tin ở Thượng Hải trong Trung đoàn thứ 4 Hải quân phụ trách bảo vệ nhượng địa quốc tế trong chiến tranh Trung – Nhật, ông đã có một đóng góp cơ bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành một nhân vật lịch sử của lính thủy đánh bộ. Thời kỳ ấy, Mỹ chưa có phương tiện để đổ nhanh xuống bãi biển bộ binh, xe cộ, vũ khí hạng nặng, phải trượt theo dọc mạn tàu. Ở Thượng Hải, ông quan sát và xem ảnh việc bốc hàng của Nhật, phát hiện ra một trong những chiếc tàu của họ có tấm cốt mũi tàu vuông hạ xuống làm mặt phẳng nghiêng. Lính bộ binh hoặc xe cộ chạy trên đó xuống thẳng bãi biển. Con tàu lại kéo mặt dốc lên, đi chở các toán khác. Ông làm một mẫu hình thu nhỏ đưa lên chỉ huy Hải quân. Vậy là nhờ ông mà Hoa Kỳ tạo ra chiếc LCVP ( Craft, Vehicel and Personnel), con tàu bốc dỡ cổ điển của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Người ta theo cách ấy làm một phiên bản lớn hơn để chuyển những xe tăng Sherman nặng ba chục tấn. Sự tò mò và cảm hứng sáng tạo của viên trung úy trẻ ở Thượng Hải năm 1937 đã cung cấp cho quân đội Mỹ và đồng minh phương tiện cho phép họ dễ dàng đổ bộ người, xe tăng, trọng pháo, đạn dược và mọi cung ứng, trang bị lên bãi biển Bắc Phi, Ý, Normandie và Thái Bình Dương.

Trí tưởng tượng của Krulak không dừng lại ở đấy. Trong những cuộc hành quân năm 1948, ông thí nghiệm một cuộc tấn công bằng những chiếc trực thăng nhỏ đầu tiên Sikorski. Tất cả những nguyên tắc không chiến năm 1963 còn mới mẻ, đã được thể hiện 15 năm trước đó trong sách do trung tá Krulak ở trường Hải quân soạn thảo.

Nhưng trí tuệ đặc biệt không phải lý do duy nhất làm ông có ảnh hưởng vượt trội trong phái đoàn được cử tới Việt Nam. Ông còn có những quan hệ đáng tin cậy đặc biệt ở Nhà Trắng. Năm 1943, trung tá Krulak chỉ huy Sư đoàn 2 lính dù Hải quân ở Nam Thái Bình Dương, phục vụ đơn vị tấn công độc lập của đô đốc William Halsey. Tháng Mười ông chịu trách nhiệm đổ bộ trong đêm lên đảo Choiseul ở Salomon. Đấy là một cuộc hành quân đánh lạc hướng làm quân Nhật tưởng người Mỹ muốn chiếm hòn đảo, kích thích họ cử lực lượng tăng cường tới đó. Nhưng cuộc tấn công thực sự được dự kiến ngày mồng 1 tháng Mười một vào hòn đảo lớn Bougainville với 14.000 lính thủy đánh bộ. Khi rút lui sau một cuộc đột kích, một chiếc tàu đổ quân của Krulak chở 30 người trong đó có nhiều thương binh đụng phải một tảng đá ngầm san hô và bắt đầu chìm. Một tàu phóng ngư lôi bảo vệ họ đến cứu ngay. Công việc tiến hành rất nguy hiểm vì tảng đá ngầm gần bờ và trực tiếp dưới lưới lửa của quân Nhật . Nhưng chiếc tàu phóng ngư lôi và viên chỉ huy, một trung úy 26 tuổi ở lại cho đến khi bốc hết mọi người. Khi xong việc, Krulak muốn tỏ lòng biết ơn anh sĩ quan trẻ. Thời kỳ ấy ở đảo Salomon, rượi Whisky rất hiếm nhưng Krulak có một chai nhỏ Theree Feathers trong hành lý của mình trên đảo Vella Lavella căn cứ của ông “ Nếu chúng ta còn sống về đến Vella Lavella, chai rượu ấy là của anh “, ông nói với viên trung úy như vậy

Viên sĩ quan trẻ này phải chờ chai rượu Whisky của mình khá lâu. Krulak còn lo nhiều việc khác. Những cuộc chiến đấu tiếp tục, ông bị thương hai lần phải nằm bệnh viện một thời gian dài và quên hẳn lời hứa của mình.

Ông chỉ nhớ lại khi viên trung úy trẻ được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ. Ít lâu sau, khi tổng thống nhậm chức, tướng Krulak mua một chai Whisky Theree Feather đưa đến Nhà Trắng với mấy chữ :

“ Thưa tổng thống
Chắc ông đã quên nhưng tôi vẫn nhớ. Đây là chai rượu Whiskey tôi nợ ông “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #83 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2008, 11:50:54 am »

John Kennedy hân hoan. Ông nhớ lại lời hứa của trung tá Hải quân anh dũng ông đã khâm phục khi còn là một sĩ quan trẻ và nuối tiếc về kinh nghiệm chiến tranh. Ông luôn nói về những điều ấy. Bản thân ông cũng trở thành anh hùng và được tặng thưởng huân chương sau khi chiếc tàu phóng ngư lôi do ông chỉ huy, chiếc PT-109 bị một khu trục hạm Nhật đánh đắm. Kennedy phải bơi sáu cây số, kéo một đồng đội bị thương, dây đai áo cứu hộ giữ giữa hai hàm răng. Câu chuyện PT-109 và viên chỉ huy dũng cảm đã giúp ông được bầu vào Nghị viện năm 1946 nhưng việc đó chỉ có giá trị với ông hơn một sự kiện chính trị nhỏ. Chiến tranh thế giới lần hai là một kinh nghiệm góp phần đào tạo ông. Trong những năm đơn giản và vinh quang ấy, ông đã có thể thử nghiệm giá trị của chính mình và của nền văn hóa ănglô-xắc xông ơ bở biền đông Hoa Kỳ đã đào tạo ông. Những tàu phóng lôi PT là những tòa nhà nặng nề nhất của Hải quân, Kennedy đã tình nguyện chỉ huy tuy bị đau lưng mãn tính mà bất cứ ai cũng sẽ nêu lên như một lý do để được miễn phục vụ trong quân đội. Ông là người đầu tiên trong số sĩ quan cấp dưới trong chiến tranh trở thành tổng chỉ huy tất cả các lực lượng vũ trang. Ông đưa vào phủ tổng thống thái độ đối với chiến tranh ấy trước cuộc sống và thế giới, đặc biệt được những người chứng tỏ lòng dũng cảm trong những trường hợp tương tự đặc biệt kính trọng. Ông mời Krulak vào Nhà Trắng, long trọng uống cùng ông chai Whisky vừa gợi lại những kỷ niệm của họ. Rồi Kennedy nút lại chai rượu, giữ làm kỷ niệm.

Tháng Hai năm 1962, Kennedy muốn đưa vào ban tham mưu liên quân một viên tướng chuyên gia về chống du kích, ông đặt vấn đề với ông em Robert trong chính phủ, bổ nhiệm Krulak vào vị trí ấy. Phần đông các nhà quân sự sẽ thất vọng về sự bổ nhiệm ấy vì cuộc chiến tranh lật đổ không hợp thời và ít may mắn có lợi cho sự nghiệp mình. Krulak không thế vì ông hiểu tổng thống sợ một làn sóng “ chiến tranh giải phóng dân tộc “ và biết ông được lựa chọn vì là viên tướng Hải quân được Kennedy ưa thích. Thành công trong một pháo đoàn được tổng thống lưu tâm sẽ mở cửa vào tương lai cho ông.

Krulak trở thành người tâm đắc của em trai tổng thống. Bobby Kennedy và “ con thú “ Krulak rất hợp ý nhau vì người này khâm phục người kia. Krulak bị tác động về sự phân tích nhanh nhạy của Bobby và thích nghị lực sắt của ông này trong những trường hợp khó khăn.

Trong lúc chiếc phản lực bốn động cơ chở phái đoàn đặc biệt chỉ huy cao cấp đáp xuống Tân Sơn Nhất vào sáng ngày 18 tháng Giêng năm 1963 này, Krulak ý thức được tổng thống và ông em dựa vào ông để xác định họ vẫn đi đúng đường hoặc nếu sai lầm thì nói rõ phải làm thế nào để chiến thắng. Mc Namara cũng bắt đầu tán dương Krulak, không dấu ông nỗi lo lắng của mình. Ông ta bối rối do những bài báo nói về thái độ của các lực lượng quân đội Sài Gòn ở ấp Bắc và bàng hoàng vì bị mất 5 chiếc trực thăng. Trước khi phái đoàn rời Lầu Năm Góc, ông nói với Krulak rằng chính phủ cần một sự đánh giá mới về chiến tranh. Krulak tự nhủ nếu Mc Namara lo lắng, tổng thống và Bobby chắc chắn cũng thế.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #84 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2008, 04:20:30 pm »

Viên tướng 4 sao chỉ huy phái đoàn theo thông lệ để Harkins đã biết vì sao họ sang, tổ chức các cuộc đi thăm của họ. Vì phần lớn những trận đánh nhau xảy ra ở miền Nam Sài Gòn, Harkins tổ chức họ đi chủ yếu về phía bắc và những tỉnh ven biển miền Trung. Ông nghĩ ở đấy tiến bộ nhanh hơn vì trừ một số vùng cao nguyên, nói chung ít gặp chống cự. Điều đó do Việt cộng kiểm soát chặt tầng lớp nông dân địa phương không để lộ rõ mình, Họ muốn tập trung mọi cố gắng vào vùng của Vann mà lối thoát còn đáng ngại.

Chỉ một trong tám ngày dành cho vùng đồng bằng. Những vị khách cao cả cũng không đến Mỹ Tho hoặc vùng sư đoàn 7 để hỏi Vann và các cố vấn về những sự kiện đưa tới việc bộ chỉ huy tối cao, được Nhà Trắng khuyến khích, cử những nhân vật cao cấp sang đây. Vùng đồng bằng chỉ được kiểm tra qua một cuộc họp của ban tham mưu Quân đoàn 4 của Cao ở Cần Thơ và một cuộc gặp mặt trung tá Fred Ladd, cố vấn của Sư đoàn 21 ở cực nam vùng đồng bằng gần như hoàn toàn do Việt cộng kiểm soát. Theo những báo cáo soạn thảo, hình như không thành viên nào của phái đoàn, Krulak cũng không, thấy đấy không phải là cách điều tra tốt nhất. Hơn nữa, không phải vì thiếu thì giờ mà họ chỉ đi qua vùng đồng bằng một ngày. Hành trình lúc đầu dự kiến bốn ngày phải tăng lên gấp đôi vì đại tướng trưởng phái đoàn bị bệnh cúm. Ông không đến Cần Thơ được nhưng những người khác, có cả Krulak, gặp Cao và cố vấn của ông ta, Porter ở đấy.

Mấy năm sau được hỏi, Porter không nhớ được những chi tiết. Nhưng ông chắc chắn đã không dấu các vị tướng điều gì. Những bình luận của ông trước đó và những lời ông khuyên Harkins đã làm ông thất sủng và không còn lý do gì làm ông phải dè dặt. Hai ngày trước khi phái đoàn đến Việt Nam, ông chuyển cho Sài Gòn những báo cáo của Vann và bản phân tích của ông về những yếu kém của quân đội Diệm. Khi gặp các nhà điều tra, ông tin chắc Harkins không thể bỏ qua một tài liệu như vậy mà không lưu ý phái đoàn. Ông chắc chắn mình đã nói thẳng thắn, các tướng đã biết quan điểm của ông và hỏi họ có cần cụ thể hơn không. Những người ta không hỏi ông câu nào.

Tướng Bob York cũng có mặt ở Cần Thơ. Ông không nhớ hôm ấy có ai đó trong phái đoàn hỏi ông điều mà bộ chỉ huy cao cấp quan tâm “ Chúng ta rồi sẽ thắng hay thua ? “. York đã trao đổi với họ về việc nghiên cứu vũ khí mới và chiến thuật chống du kích mà Lầu Năm Góc giao cho ông. Ông mô tả vai trò của những trực thăng chiến đấu Huey ở ấp Bắc trong quyền hạn của ông nhưng không nói về trận đánh. York cùng chung với Porter những mặt mạnh mặt yếu như thế. Đấy là một người theo chủ nghĩa cá nhân với trí óc xoi mói và tình hình không chê trách được. Ông đưa bản phân tích mật về trận đánh với những nhận xét hậu quả lên cấp trên, chỉ huy trưởng. Chính Harkins quyết định có nên cho các thành viên của phái đoàn biết không. York không phải loại người phân phối những bản sao báo cáo của mình sau lưng thủ trưởng. Ngược lại, ông hoàn toàn tự do nói lên điều mình suy nghĩ nếu người ta hỏi. Nhưng không ai hỏi ông. Ông nhớ lại trong bữa ăn trưa, cuộc nói chuyện thật tẻ nhạt. Xem ra các vị tướng của Lầu Năm Góc ở trong trạng thái không phấn chấn.

Sau bữa ăn, cố vấn Sư đoàn 21, Fed Ladd, dẫn Krulak và một viên tướng trong ban tham mưu Sài Gòn đi theo một cuộc hành quân của sư đoàn mình và và thăm một đồn tiền tiêu cảnh sát trên bờ biển Đông. Như ông ghi vào sổ tay, đây là một cái nhìn chớp nhoáng. Ông cũng không nhớ người ta có hỏi ông về tình trạng chiến tranh không.

Porter có những lý do để đoán chừng Harkins không tìm cách gian lận và trao đổi với các nhà điều tra về báo cáo của Vann cùng bản phê phán của ông về lực lượng Sài Gòn. Phó trưởng phái đoàn, người sáng suốt hơn thủ trưởng bốn sao nhiều, đọc chúng cẩn thận. Ông triệu tập Vann về Sài Gòn để hỏi kỹ trận đánh và hậu quả. Ông nhớ rằng sự phán xét của Vann trái ngược với những gì Harkins nói với họ. Krulak không nói chuyện với Vann nhưng đọc báo cáo của anh và bình luận của Porter. Phó trưởng phái đoàn chắc phải truyền đạt lại với ông điểm chủ yếu của câu chuyện riêng của Vann vì đã quyết định giao cho Krulak soạn thảo báo cáo tổng hợp của phái đoàn.

Như vậy, tuy mất thì giờ về những cuộc tham quan du lịch của Harkins, tất cả các viên tướng đều biết sự thật về Việt Nam, không riêng do những quan điểm chủ quan của Vann và Porter mà còn qua những chuyện kể của 16 cố vấn của Vann là những người chứng kiến thảm họa kèm theo báo cáo. Nhưng họ bỏ qua những gì mình đã đọc. Vì như Krulak chỉ còn nhớ mơ hồ về báo cáo. Ông đánh giá Vann, các cố vấn tại chỗ và Porter đã nhận xét bất công về quân đội Sài Gòn vì họ so sánh theo khuôn mẫu của quân đội Hoa Kỳ. Người ta không thể đòi hỏi ở lực lượng của Diệm những kết quả tương tự, căn bản là họ đã tham gia những cuộc hành quân.

Thật mơ hồ khi kết luận một quân đội thảm hại như Quân lực Cộng hòa trong trận ấp Bắc có thể chiến thắng một đối thủ thành thạo và năng động. Nhưng đúng đã xảy ra việc đó.

Qua báo cáo tuyệt mật gửi tất cả đô đốc, các tướng trong ban tham mưu của tổng chỉ huy các lực lượng Thái Bình Dương ở Hawaii, vị tướng trưởng phái đoàn khẳng định sự hào hứng về tiến triển của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhận định của ông được ghi lại rồi sao chuyển cho các sĩ quan cao cấp vắng mặt ở cuộc họp. “ Không nghi ngờ gì, ông xác nhận, trong năm vừa qua chúng ta đã xây dựng được, tôi cho là một cơ cấu người và vật chất làm cơ sở cho hoạt động quân sự thắng lợi “. Ông quy tình hình đáng khích lệ ấy cho tài năng chiến lược của Harkins “ Nếu không có tướng Harkins, mọi việc sẽ không ở tình trạng thuận lợi như chúng ta thấy. Tình hình sẽ rất tệ hại. Thái độ cá nhân và những đức tính chỉ huy thấm vào toàn bộ sự chỉ huy của ông “.

Trưởng phái đoàn cũng có nhiều cảm xúc về con người Lansdale đặt vào Phủ tổng thống ở Sài Gòn “ Tôi đã bị tác động về những đức tính của ông Diệm, đầy nghị lực, thấu hiểu nhiều và nói năng dễ dàng “. Có lẽ quá dễ dàng , vị tướng 4 sao phải công nhận thế vì suốt hai tiếng rưỡi đồng hồ trao đổi với Diệm, ông không nói được một câu ! Vấn đề duy nhất đối với tổng thống là tìm dịp để nói chuyện vì ông diễn đạt dồi dào và nhanh. Tuy vậy, trưởng phái đoàn kết luận Diệm “ chắc chắn biết rõ đất nước mình và tôi nghĩ, dân tộc mình. Đấy là một lãnh tụ trong tầng lớp những người có trách nhiệm lớn về chính trị “. Chính phủ của ông “ thiếu chín chắn và có sai lầm trong việc thi hành những chương trình quan trọng “ nhưng vị tướng quy những thiếu sót ấy cho nền văn hóa , xã hội chậm tiến là “ đặc điểm Châu Á và Việt Nam “ thay vì sự non kém của Diệm.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #85 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2008, 11:47:09 am »

Một trong những mánh khóe chế độ đặt ra để kiểm soát dân chúng làm vị tướng say mê mà người ta giải thích đấy là một cách ưu đãi tầng lớp nông dân : trong các “ ấp chiến lược “, mỗi người phải có một thẻ căn cước có ảnh và vân tay. Vị tướng công nhận một biện pháp như thế “ chắc chắn làm dân chúng Mỹ không hài lòng “ nhưng nông dân Việt Nam thì khác .” Họ nghĩ đây là người ta đã làm hết sức từ hộp bia lon, điều đó chứng tỏ chính phủ yêu thương họ, quan tâm đến họ … Họ không xem đấy là một điều khó chịu hoặc là một cách kiểm soát họ “.

Một trong những viên tướng ở Ban tham mưu Thái Bình Dương hỏi khi nào thì Harkins tổ chức cuộc hành quân “ Bùng nổ “ để tiêu diệt Việt cộng. Trưởng phái đoàn trả lời Harkins “ rất thận trọng trong vấn đề này “ và đã trao đổi với ông “ Tôi sẽ không nói với ai khi nào tôi bắt đầu chiến dịch “.

Nhưng trưởng phái đoàn không biết Harkins có những lý do để tỏ ra “ thận trọng “ ông ta không nói với ông. Diệm đã hết sức hãm lại. Kế hoạch hành quân xây dựng xong dịch sang tiếng Việt nhưng Diệm vẫn chưa cho ban tham mưu hỗn hợp duyệt. Ông ta sợ viên tướng kéo ông vào một cuộc đụng độ lớn với Việt cộng. Trận ấp Bắc càng làm ông e ngại. Tuy Harkins khẩn nài, công việc chuẩn bị chỉ bắt đầu vào mồng 1 tháng Bảy.

Krulak có ý kiến trong cuộc tranh luận :

“ Quan điểm cho rằng cuộc tấn công đã bắt đầu sẽ hiệu nghiệm hơn vì đúng là như thế. Họ đã thực hiện nhiều điều trong một năm nay và tôi nghĩ có thể xem như không có sự bắt đầu cụ thể cho chiến dịch “ Bùng nổ”. Nó chỉ là việc kéo dài tự nhiên của những gì xảy ra đã một năm nay “.

Trưởng phái đoàn nâng lý luận của Krulak lên một mức :

“ Hôm nọ Harkins đã thống kê cho tôi số lượng các cuộc hành quân trên toàn lãnh thổ. Trung bình mỗi tháng 450 cuộc. Các ông thấy đấy là một bước đúng hướng. Một cuộc tấn công liên hoàn “.

Sau cuộc họp các thành viên phái đoàn được bố trí trong những ngôi  nhà sang trọng ở một cơ sở quân sự dọc bãi biển Honolulu để Krulak và nhóm của ông đủ tĩnh lặng viết báo cáo tổng kết. Dĩ nhiên nó phản ánh tầm nhìn của vị tướng trưởng phái đoàn và tất cả các thành viên tán thành bản nháp trước khi kết thúc.

Bản tổng kết chính thức đưa lại một câu hỏi không giải thích được Hoa Kỳ và đồng minh Sài Gòn sẽ thắng hay bại ? “ Trong một năm rưỡi tình hình miền Nam Việt Nam đi theo hướng mới, một tình hình gần như thất vọng nhưng có điều kiện hứa hẹn chiến thắng “. Không có lý do gì mang lại những thay đổi đột ngột “ Chúng ta đang thắng dần dần theo đà hiện nay .. và không có lý do gì khẩn thiết để thay đổi. Những mô tả cụ thể cũng đáng khích lệ như những lời tuyên bố chung. Còn về cuộc hành quân “ Bùng nổ “ Krulak giữ quan điểm “ nó đã bắt đầu và cảm thấy có những triển vọng hợp lý để cải thiện đáng kể tình hình quân sự “. Kế hoạch kèm theo “ chiến thắng sau ba năm “ mà ban tham mưu của Harkins xây dựng theo yêu cầu của Mc Namara cũng là “ một cơ sở rõ ràng để vạch kế hoạch giải ước dần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ vào cuối năm 1965. Về những bài báo tổng thống, Robert Kennedy và Mc Namara đã đọc, trong đó phản ánh những lời than phiền của các cố vấn Mỹ về thái độ của các sĩ quan Sài Gòn, dù sao cũng nói quá lên và thường là sai “. “ Những chỉ thị của Hoa Kỳ ngày càng kèm theo việc tiếp tục phát triển lòng tin vào chính phủ Sài Gòn và các cố vấn “.

Trận đánh ấp Bắc chỉ đề cập một lần trong 29 trang báo cáo, để lưu ý rằng các nhà báo ở Việt Nam đã trở thành những người bôi nhọ vô ý thức một đường lối chính trị ưu việt :

“ Hậu quả thảm hại của những bài báo viết về trận ấp Bắc ngày 2 tháng Giêng năm 1963 là một ví dụ điển hình cho việc các phóng viên đánh giá sai về những cố gắng của cuộc chiến tranh. Các nhà báo nói những sự việc đều xuất xứ từ những nguồn tin Mỹ. Điểm này đúng nhưng ở mức độ những câu chuyện dựa vào lời tuyên bố thiếu suy nghĩ trong một giai đoạn phấn khích cao độ hay thất vọng của các sĩ quan Mỹ “.

Bản báo cáo kết luận :

“ Những yếu tố chính của thành công đều được tập hợp ở Việt Nam. Bây giờ ở đó và cả ở trong nước phải rất kiên trì để đi đến thắng lợi “.

Một ít người ở Washington, đặc biệt Averell Harriman, thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Viễn Đông, vẫn hoài nghi trước thái độ lạc quan ấy. Ngược lại, phần lớn tin như vậy : tổng thống, ông em và là cố vấn Robert, Mc Namara, Dean Rusk ở Bộ ngoại giao và đa số trong hệ thống dân sự và quân sự. John Kennedy tin tưởng vào sứ mệnh dẫn dắt thế giới. Ngoài ra, Krulak ở trong phái đoàn, Kennedy đã thấy tinh thần chiến đấu của ông này và biết có thể dựa vào ông.

Về sau này, một viên tướng Hải quân khác đã theo dõi sự tiến bộ của Krulak, tự hỏi thái độ ấy của ông ta có phải do tham vọng cá nhân không. Ông đã nổi tiếng bởi biết làm người ta chú ý đến mình, như câu chuyện chai rượu Whisky. Dĩ nhiên, ông có tham vọng kết thúc sự nghiệp ở vị trí tổng chỉ huy lực lượng Hải quân. Ông sẽ về hưu vào cuối năm 1963, có cơ may tổng thống chỉ định ông, vượt qua những ứng cử viên lâu năm hơn. Nếu lần này ông không đạt được vì quá trẻ, trong sự ưu ái hai anh em tổng thống có thể giúp ông sau này, vào năm 1967 chẳng hạn. Dù Kennedy chỉ hơn Nixon một số ít phiếu trong kỳ bầu cử năm 1960, ông đã trở thành người được quần chúng mến mộ vào năm 1953 và việc tái đắc cử có lẽ không thành vấn đề. Chắc Krulak không để hỏng sự nghiệp của mình khi đặt lại vấn đề lạc quan chính thức và chuốc lấy sự cáu giận của nhà khoa học quân sự Maxwell Taylor mà anh em Kennedy và Mc Namara đánh giá là nhà chiến lược lớn về chiến tranh. Cũng không nên quên Harkins là người được Taylor bảo vệ. Krulak quá tinh ranh để hiểu những gì đã xảy ra ở miền Nam Việt Nam. Tham vọng có lẽ đã vô tình ảnh hưởng đến thái độ của ông nhưng điều ấy không đủ thuyết phục. Vì ông không phải là kẻ vô liêm sỉ và thiếu dũng cảm. Còn phải chứng minh điều đó sau này bằng việc nhìn cuộc chiến tranh ở vào một tình thế không may mắn khi ông thực hiện những tham vọng của mình.

Phái đoàn điều tra Lầu Năm Góc cử sang Nam Việt Nam tháng Giêng năm 1963 chứng minh cơ chế quân sự bị tê liệt bởi hội chứng chiến thắng đến mức không thể phản ứng trước các sự kiện và thích nghi với thực tế cả những khi sự việc tác động đến họ. Một người suy nghĩ và một kẻ chiến đấu cỡ Krulak bị nhiễm tính kiêu ngạo đến mức không rũ bỏ được dù biết tổng thống, anh em tổng thống và bộ trưởng Quốc phòng chờ đợi ở ông sự thật.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #86 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 07:38:19 pm »

Tổng thống Kennedy lẽ ra phải nhớ đến thời kỳ lúc còn là một sĩ quan hải quân trẻ, đã học được rằng càng gần cuộc chiến đấu người ta càng hiểu rõ bản chất của nó. Như vậy ông đã có thể tiết kiệm cho ngân khố quốc gia chi phí chuyến đi của phái đoàn gồm những nhân vật tên tuổi bằng máy bay phản lực bốn động cơ trên ba vạn cây số. Ông chỉ cần gọi một trong những phi công trực thăng được Việt cộng bắn hào phóng đến kể lại những câu chuyện về trận đánh. Tuy cũng có những sai sót nhưng nó sẽ phản ánh sâu sắc sự thật.

Một trong những tàn tích của Hiệp định Geneve năm 1954 là một ủy  ban ba bên kiểm soát việc tôn trọng hiệp định của hai phía. Nó gồm phái đoàn đại diện của nước Ba Lan cộng sản, Canada chống cộng sản, Ấn Độ trung lập, chủ trì thường xuyên và đóng vai trò trọng tài. Đến năm 1963, ủy ban kiểm soát đã từ lâu không còn tác dụng nhưng các phái đoàn vẫn giữ văn phòng của họ ở Hà Nội, Sài Gòn và tự do đi lại bằng một máy bay riêng theo chế độ ngoại giao giữa hai thủ đô. Các đại diện được thông tin rõ về quan điểm của hai phía.

Năm 1963, đại diện phái đoàn Ba Lan, một trí thức Do Thái, giáo sư luật học ở trường đại học Varsava, rất được người Việt Nam mến mộ. Một buổi tối ở Hà Nội trong một cuộc chiêu đãi, ông được gặp riêng một người đơn giản và mờ nhạt người ta có thể thấy đang cày ruộng hơn là con trai của nguyên thư ký cho ông vua cuối cùng triểu Nguyễn bị người Pháp đưa đi tù đày. Đấy là ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Chính phủ Hồ Chí Minh. Họ không cần người phiên dịch vì cả hai nói tiếng Pháp.

-   Ông cho biết, vị thủ tướng hỏi, các viên tướng Mỹ luôn luôn khoe khoang có thể thắng trong cuộc chiến tranh ở miền Nam. Thực sự họ có tin như thế không ?
-   Theo phát hiện của tôi thì có đấy, họ tin như thế.
-   Ông nói đùa, Phạm Văn Đồng tiếp tục. Họ nói vung lên như vậy là để tuyên truyền nhưng chắc chắn CIA đã nói sự thật với họ trong các báo cáo mật.
-   Tôi không biết CIA đã nói gì với họ. Nhưng tôi có thể đoán chắc với ông họ rất tin vào điều họ nói.
-   Còn tôi, tôi rất khó tin lời ông. Các viên tướng Mỹ không thể ngây thơ đến như vậy !

Khi các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Năm bắt đầu khai thác trận ấp Bắc như một xúc tác cho cách mạng miền Nam, họ nhận thấy vị đại diện Ba Lan nói đúng và phát hiện ra nhiều điều khác nữa. Họ nhận thấy các đối thủ Mỹ cung cấp cho họ những gì cần thiết để căn bản phá vỡ tương quan lực lượng ở miền Nam Việt Nam và những gì Mỹ làm cho đồng minh Nam Việt Nam tạo điều kiện dễ dàng cho nhiệm vụ của họ.

Đến tháng Giêng năm 1963, Hoa Kỳ đã cung cấp cho cộng sản Việt Nam vũ khí đủ để xây dựng ở miền Nam một quân đội có khả năng đương đầu và đánh bại Quân lực Cộng hòa. Hơn 130.000 súng tiểu liên, súng tự động, đại liên, lựu đạn, hàng nghìn điện đài phân phối cho quân bảo an, cảnh sát địa phương và một hỗn tạp đơn vị bất thường được CIA tài trợ và trang bị. Việt cộng chỉ việc sử dụng. Sáu tháng sau, con số lên gấp đôi để đạt khoảng 250.000 vũ khí phân phối cho vùng nông thôn, nghĩa là tiềm tàng bố trí cho Việt cộng. Vũ khí của Quân lực Cộng hòa cũng có thể bắt được nhưng không dễ dàng bằng ở những đồn tiền tiêu mà Diệm luôn từ chối dỡ bỏ hoặc trong các thôn ấp dễ bị tấn công.

Chỉ với một phần những vũ khí Mỹ ấy, ông Hồ Chí MInh có thể tăng gấp đôi, gấp ba quân số quân đội chủ lực và những đơn vị tỉnh đội ở miền Nam, vào tháng Giêng năm 1963 có khoảng 23.000. Với nguồn vũ khí dồi dào như vậy, những người cộng sản Việt Nam có thể tăng cường đáng kể lực lượng dân quân gồm 100.000 người ở các thôn ấp, những đại diện địa phương và thông tin, liên lạc viên của chính quyền bí mật cũng đồng thời là lực lượng chiến sĩ dự phòng. Họ không cần đánh nhau với những khẩu súng tự tạo nguy hiểm cho người bắn cũng như bia bắn. Lần đầu tiên trong chiến tranh, mỗi người được trang bị một vũ khí hiện đại, thể hiện rõ sự bành trướng đáng kể của cộng sản chi phối vùng nông thôn, từ chỗ các đơn vị chiến đấu không đến một đại đội hoặc tiểu đoàn đã trở thành những trung đoàn và sư đoàn.

Việc phân phối vũ khí cho quân đội Việt Minh thứ hai ấy không phải là sự giúp đỡ không muốn có duy nhất. Việc tuyển mộ chiến sĩ và không khí chính trị thuận lợi cho những người nổi dậy trong lòng dân chúng rất dễ dàng tạo được vì bom dội thường xuyên các thôn ấp và vì một biện pháp còn khó chịu nổi hơn : tập trung bắt buộc hàng triệu nông dân vào những ấp chiến lược mới xây dựng. Tầng lớp nông dân căm ghét những ngược đãi và xấu xa của chế độ phát điên lên, giận dữ vì sự lạm dụng của chính quyền, tệ hại hơn những gì họ đã phải chịu dưới chính phủ nguồn gốc ngoại lai này
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #87 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 07:59:56 pm »

Lúc đầu Cao tỏ ra có lương tri, phản đối chế độ ấp chiến lược. Tôn giáo của đa số dân chúng là một phối hợp đạo Phật, tôn kính tổ tiên và thuyết vật linh. Họ tôn thờ các linh hồn sông suối, đồi núi, cây cối bao quanh làng. Cao nhấn mạnh với Vann điểm này, lưu ý anh nhiều chủ nông trại vùng đồng bằng có nhà ở tương đối tốt. Chính phủ phá hủy chỗ ăn ở của nông dân buộc họ rời bỏ đồng ruộng, mồ mả tổ tiên, sẽ làm dấy lên sự giận dữ của họ. Thậm chí Cao táo bạo phản ứng với Robert Thompson, chuyên gia Anh đã đóng vai trò chủ chốt trong việc trấn áp cuộc nổi dậy của người Trung Hoa ở Malaysia, đến Sài Gòn làm cố vấn bình định. Cao khẳng định với ông ta chương trình này không áp dụng được ở miền Nam Việt Nam. Điều ấy không ngăn cản ông nhanh chóng cầm cố nông dân sau những hàng dây thép gai, khi Diệm và Nhu cho ông biết chương trình này là phần chủ yếu trong chiến lược của họ và họ dựa vào ông để thực  hiện. Những dời chuyển bắt buộc hàng loạt ở vùng đồng bằng không chỉ để đưa nông dân ra khỏi vùng Việt cộng kiểm soát mà cũng thu hẹp diện tích các thôn ấp bao vây trong dây thép gai và lô cốt. Những ấp lớn nhất nói chung nằm dọc một con kênh suối, thường cả hai bên bờ kéo dài một cây số. Người ta phá bỏ gần một nửa số nhà ở hai đầu, chỉ giữ lại một không gian hạn chế ở giữa.

Có hai nhóm nông dân căm tức. Trước hết là những người buộc phải di chuyển để tách khỏi Việt cộng, phải tự mình xây dựng nhà trong ấp mới, những ngôi nhà kém xa nhà cũ, sau đó lại bị bom và napalm thiêu trụi. Không phải sử dụng kỹ thuật ít tốn kém để phá hủy những căn nhà gỗ, tường đát, lợp lá cọ, nhưng viên tướng không quân Anthis rất chú ý làm : như vậy ông ta tăng thống kể số lần xuất kích máy bay ném bom trong báo cáo gửi về Washington. Nạn dịch tha hóa tham nhũng của chế độ càng làm dân chúng nặng gánh. Những người có trách nhiệm ở địa phương bán lại cho nông dân những tấm tôn và vật liệu mà lẽ ra Hoa Kỳ cho không họ. Vann tố cáo với Harkins những mánh khóe của một tỉnh trưởng làm giaù bằng dây thép gai “ Ông ta ghi hóa đơn tính tiền nông dân phải trả theo số lượng bao quanh nhà họ ở “. Nhòm nông dân thứ hai gồm những người vẫn giữ được nhà ở nhưng bây giờ phải ở chung trong thôn ấp đông dân, bên cạnh những người hàng xóm người ta buộc ở trên đất của họ.

Tất cả đều cùng căm phẫn vì những ngày dài lao động nghĩa vụ, đào hầm hố, chôn cột giăng dây thép gai, dựng chỗ ở cho cảnh sát, chặt tre vót nhọn làm chông để phòng bị tấn công. Những nông dân giàu lo lót để được miễn làm  việc càng dồn gánh nặng lên những người nghèo. Một số ít nông dân được nhận thuốc chữa bệnh, lợn Yorkshire và những vật linh tinh khác, không đủ để họ tha thứ cho những đao phủ của mình.

Để tỏ lòng tận tụy với phủ tổng thống, các tỉnh trưởng tranh giành nhau xây dựng càng nhiều ấp càng tốt. Chế độ không ưu tiên xây dựng vùng nào cần bình định trước sau. CIA và Cơ quan phát triển quốc tế tài trợ cho chương trình này cũng như Robert Thompson muốn bắt đầu từ những vùng có lợi ích chiến lược và kinh tế để rồi làm vết dầu loang ra những vùng ít quan trọng hơn. Nhưng Diệm và Nhu quyết định làm xen kẽ trên toàn miền Nam Việt Nam. Còn ban tham mưu của Harkins hy vọng khoảng một nửa trong hàng nghìn ấp chiến lược xây dựng trong tháng Giêng 1963 vượt qua giai đoạn thô sơ để trở thành những cộng đồng thật sự.

Điểm khó hiểu là chính sách này làm lợi cho ai. Chắc chắn không cho người Mỹ, Diệm và Nhu, vì những cộng đồng bị kìm hãm này không theo họ như họ mong muốn. Ngược lại, các trại tạm thời này tăng cường động cơ cho những người bị lưu đày quyết tâm bảo vệ Việt cộng hơn bao giờ hết. Ban ngày thôn ấp có vẻ do chế độ cầm quyền kiểm soát. Vẻ bình lặng bên ngoài củng cố niềm tin sai lạc của người Mỹ cho rằng nông dân Việt Nam bản chất thụ động, lo lắng được yên ổn trước hết. Nhưng sự kiểm soát chỉ là hão huyền vì người Việt Nam đánh nhau với Pháp đã học được lối giả tạo và vì chính quyền Sài Gòn từ thôn trưởng đến những người có trách nhiệm ở tỉnh, nói dối cấp trên để giữ chức quyền. Những người Mỹ cũng lừa bịp chính mình bằng những mưu mẹo cưỡng bức như thúc đẩy chế độ Sài Gòn quy định bắt buộc làm căn cước. Thực tế ban ngày không hề có việc kiểm soát … Nông dân , vợ và những đứa con đã lớn của họ mỗi sáng ra đồng ruộng cày bừa, thường cách ấp chiến lược nhiều cây số. Không thấy mặt họ cho đến lúc mặt trời lặn, Khi đêm xuống, cảnh sát canh gác và trưởng thôn rút vào những công sự nhỏ bằng đất nhồi rơm. Lúc ấy , cán bộ Việt cộng tự do hoạt động. Còn những người “ tình nguyện “ vào cảnh sát mới của ấp, có thể lẩn tránh ban đêm ở các đồn tiền tiêu hoặc thầm lặng đi gặp Việt cộng địa phương hân hoan với những súng máy, lựu đạn CIA cho họ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #88 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 08:27:13 pm »

Trận ấp Bắc xảy ra vào lúc thích hợp nhất và dùng làm bối cảnh thuận lợi cho ông Hồ Chí Minh và các cộng sự. Đấy là một loại sự kiện họ đang cần để thổi vào đội quân Việt cộng mới thành lập tình cảm yêu nước vốn trước đây là cơ sở tạo dựng Việt Minh. Vào tháng Ba sau khi đánh giá kỹ tình hình và hoàn thành mọi việc chuẩn bị, họ bắt đầu khai thác trận ấp Bắc, kêu gọi tập hợp làm cách mạng miền Nam. Cáo thị in màu xuất hiện ở vùng đồng bằng biểu dương thắng lợi và các chiến sĩ. Bộ chính trị ở Hà Nội qua Mặt trận giải phóng miền Nam thông báo chiến dịch 3 tháng “ thi đua với ấp Bắc “ kéo dài trong hai năm. Tất cả bắt đầu phát triển rất nhanh. Cơ quan tình báo của Harkins ước tính trong mùa khô từ tháng Mười năm 1962 đến tháng Tư năm 1963, Việt cộng miền Bắc thâm nhập vào Nam gần bằng mức độ trước đây, khoảng 6.000 người mỗi năm. Sau này người ta được biết sau trận ấp Bắc, lòng tin của Hà Nội vào chiến thắng làm tăng quân số lên gấp đôi qua những con đường Lào và cao nguyên : từ 850 mỗi tháng trong những năm 1961 – 1962 lên đến 1.700, tất cả những cán bộ Việt Minh miền Nam cũ ra Bắc năm 1955, những “ cán bộ mùa thu “ nay về tăng cường cho “ cán bộ mùa đông “ chống chọi với sự khủng bố của Diệm và phát động cuộc nổi dậy năm 1957. Phần lớn là binh lính đã phục vụ trong quân đội miền Bắc, nay là những sĩ quan, hạ sĩ quan cho quân đội Việt Minh thứ hai : chuyên gia truyền tin, tình báo, vũ khí hạng nặng và cả những huấn luyện viên như nhóm Cao đã để sổng mất. Trong số họ, cũng có một ít nhân viên dân sự được đào tạo trong chính quyền miền Bắc, sẽ đóng vai chính quyền Việt cộng bí mật hoặc chuyên về công tác phản gián hoặc khủng bố. Tất cả những người ấy đều là chuyên gia. Với những cán bộ cũ của miền Nam, họ là khung thép của ngôi nhà mà nông dân địa phương sẽ là xi măng của những bức tường. Họ tuyển mộ hàng loạt. Ví dụ ở tỉnh Kiến Hòa ngay phía nam Mỹ Tho, 2.500 thanh niên nông dân tình nguyện đi theo Việt cộng. Tuy tỉnh trưởng ở đó đã chiến đấu chống Pháp 4 năm bên cạnh Việt Minh rồi đào ngũ qui thuận lực lượng Sài Gòn, biết rõ chiến thuật du kích và rất nghiêm túc áp dụng chương trình bình định. 2.500 người tình nguyện hầu hết là từ những ấp chiến lược của ông ta ra đi.

Nhưng không phải chỉ có nhân lực bí mật chuyển nhanh chóng vào Nam. Sau trận ấp Bắc, Hà Nội quyết định bắt đầu đưa vũ khí hạng nặng vào cho quân đội Việt cộng. Cho đến lúc đó, Hồ Chí Minh chưa làm điều ấy vì kinh nghiệm của ông cho thấy để phong trào du kích có hiệu quả cần biết tự trang bị cho mình vũ khí bắt được của địch. Nhưng vũ khí hạng nặng không thể lấy của đối phương với lượng đủ dùng và Hà Nội vẫn có ý định cung cấp. Quân đội Việt Minh thứ hai cần súng bắn máy bay để làm phi công trực thăng sợ và buộc máy bay ném bom bay cao, kém hiệu lực. Cũng cần phải có súng cối 81 để làm hoảng sợ quân đội Sài Gòn, vốn không quen chịu đựng những vũ khí từ xa ba cây số dội vào bốn ki lô trái phá chất nổ ; những ca nông 57 và 75 ly không giật để phá vỡ lô cốt những đồn tiền tiêu và biến xe bọc thép thành những khung thép bất động.

Các sĩ quan tham mưu Mỹ ở Sài Gòn thích thú câu chuyện đùa về người dân công Việt cộng trong hai tháng rưỡi lắc lư trên lưng ba viên đạn cối đi trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua núi rừng Lào. Đến trận địa đã kiệt sức, đưa những viên đạn cho người bắn trọng pháo, phóng đi chỉ mấy giây và nói với người dân công “ Anh trở lại đấy mang tới ba viên khác “. Điều buồn cười là ở phía người kể chuyện. Những con đường mòn qua nước Lào dùng đưa người vào nhưng không sử dụng được cho vũ khí hạng nặng và đạn dược. Phương tiện vận chuyển duy nhất có hiệu quả là những chiếc thuyền đánh cá đi biển. Những con tàu vỏ thép dài 40 mét có thể dễ dàng vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí và đạn dược kèm theo. Họ hẹn gặp du kích ban đêm ở một trong hàng trăm vịnh nhỏ hoặc cửa sông rải rác ở 2000 cây số bờ biển phía nam. Trước trận ấp Bắc, việc chuyên chở vũ khí rất hạn chế, sau thành thường xuyên.

Hành trình thường khó khăn, cần có những kỹ năng vượt biển vì bờ biển vùng đồng bằng nơi dỡ hàng phần lớn bằng phẳng, không một chỗ nhô cao để xác định vị trí. Hoạt động lại tiến hành vào đêm không trăng để tránh bị phát hiện. Việc buôn lậu, trong đó có cả buôn vũ khí, luôn là một nghề đặc quyền ở châu Á, mà những người cộng sản Việt Nam đã có kinh nghiệm trong 9 năm chống Pháp. Thuyền bốc hàng ở một hải cảng phía nam Trung Hoa. Thực vậy, nước Trung Hoa đã biến những xưởng đóng tàu năm 1949 sang sản xuất vũ khí theo mẫu Liên Xô, như súng liên thanh 12,7 và bố trí một kho vũ khí Mỹ lấy của Quốc Dân Đảng và ở Triều Tiên. Con tàu ra khơi từ đảo Hải Nam rồi quay về hướng bờ biển Việt Nam, đi sát theo bờ lẫn lộn với tàu đánh cà và thuyền bè. Tàu thuyền vận chuyển làm ở địa phương, giống những tàu  thuyền của ngư dân miền Nam. Họ có những tấm biển số cơ động : khi đã qua vĩ tuyến 17, họ thay đổi, đóng một con số phù hợp vói tàu thuyền thường xuyên đăng ký ở Sài Gòn. Vào đêm dỡ hàng, chỉ huy đi đến một điểm định trước gần bờ, đã có người hướng dẫn chờ trên một con đò. Người hướng dẫn đưa con tàu vào vịnh hoặc cửa sông có dân công đứng đợi. Trong lúc bốc dỡ hàng, con tàu được ngụy trang. Đêm sau hoặc đêm sau nữa, người hướng dẫn lại đưa con tàu ra biển và trở lại đất liền trên con đò của mình. Con tàu ra đi để rồi làm một cuộc hành trình khác, vào một đêm không trăng khác. Mọi khí cụ nặng và đạn dược được chuyển vào đất liền, cất giấu cẩn thận. Hà Nội đã ra lệnh chưa được dùng đến khi các đơn vị chưa tập luyện sử dụng thành thạo. Những vũ khí ấy xuất hiện trên chiến trường gây nên  một hiệu quả bi đát đáng ngạc nhiên vào đầu giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến tranh.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2008, 10:27:39 am gửi bởi TraitimdungcamHP » Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #89 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 10:26:51 am »

Không riêng các nhà lãnh đạo Hà Nội nhảy vào trong dịp ấp Bắc. Các nhà báo đang ở miền Nam Việt Nam cũng không để lỡ dịp. Chúng tôi hành động như đã chờ sự kiện ấy. Mâu thuẫn giữa những báo cáo của chúng tôi về chiến tranh và văn bản chính thức của Harkins và đại sứ Nolting đặt chúng tôi vào tình trạng bị vây hãm phải thoát ra.

Việc tranh cãi là hậu quả của tình hình phát triển từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi chiến tranh nổ ra, không có lý do gì để tranh luận. Mối đe dọa sống còn của Tổ quốc không thể chối cãi, các tướng và đô đốc thường xuất sắc, cần phát huy khả năng hoặc bị cách chức. Các phóng viên đóng vai trò nâng đỡ hơn là chỉ trích. Từ đó loại trừ một số trường hợp, họ mất khả năng chống đối và nêu lên một phán xét độc lập về đường lối và chính quyền nói chung. Ở thời kỳ hậu chiến, báo chí Mỹ vẫn giữ được sức sống nổi tiếng trên thế giới nhưng khi nói về đường lối đối ngoại, những bài báo xuất sắc nói chung nghiêng về cuộc vận động chống cộng sản. Những cuộc tấn công đánh vào chi tiết chứ không đi vào chiều sâu của vấn đề. Cũng đúng là báo chí do chính phủ chi phối tuy người ta không nhận thấy.

Đầu những năm 60, mối quan hệ vẫn không thay đổi. Những cơ chế quân sự cũng như những cơ chế phối hợp chỉ đạo quyền lợi Mỹ ở hải ngoại như Bộ Ngoại giao tiếp tục được tín nhiệm về khả năng và sự sáng suốt mà họ không có nữa. Các phóng viên không quen nghĩ các nhà lãnh đạo quân sự và ngoại giao của họ tự ru mình bằng ảo tưởng, những người có trách nhiệm không nghĩ các nhà báo vạch sai sót của mình. Việc bảo mật các hội nghị và giấy tờ trao đổi giữa các nhà cầm quyền góp phần củng cố cảm giác sai lầm khi họ cân nhắc, đánh giá sự việc. Việc bảo mật ấy cứu đất nước những năm bốn mươi, trong những năm sáu mươi trở thành vỏ bọc che dấu hệ thống không còn phù hợp với thực tế nữa.

Các phóng viên chiến tranh ở Việt Nam cũng chỉ nêu lên những chi tiết chứ không đi vào chiều sâu. Chúng tôi xem như có bổn phận phối hợp chiến thắng khi nói sự thật cho quần chúng mà cũng là trình bày những sự việc lên những người có trách nhiệm để họ quyết định đúng. Sự ngu dốt và lý tưởng Mỹ của chúng tôi cản trở việc phân tích sự thật sâu sắc về Việt Nam dưới những thực tế bên ngoài. Sự thiếu hiểu biết ấy bảo vệ nghề nghiệp của chúng tôi. Nếu một nhà báo có đủ tài liệu và vô tư xét lại cơ sở của sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh này, anh ấy lập tức bị thải hồi vì “ nổi dậy “. Cuộc tranh chấp xuất xứ từ tính lô gíc đặc biệt trong khi chúng tôi tấn công vào những chi tiết.

Chúng tôi cũng chẳng phải thần thánh. Theo lời chỉ trích của Harkins và Nolting, chúng tôi thiếu “ già dặn và kinh nghiệm “. Đấy chính là những thiếu sót cho phép chúng tôi tiếp thu ý nghĩa phê phán. Việt Nam là cuộc chiến tranh đầu tiên của chúng tôi. Chúng tôi nhận ra sự mâu thuẫn giữa những gì mình thấy và những gì nghe được ở những người mình kính trọng nhất, gần nhất là các cố vấn tại chỗ như Vann và những gì những cấp có thẩm quyền cao nhất nói. Như vậy chúng tôi bắt đầu nghề nghiệp của mình với sự khác nhau thường xuyên mà các nhà báo trong Thế chiến thứ hai không biết đến.

Mâu thuẫn ấy thể hiện rõ trong một cuộc đối thoại vào đầu năm 1962 giữ đại sứ Nolting và người Pháp Francois Sully, lúc ấy là phóng viên tờ Newsweek. Ông này sang Đông Dương năm 1949, viết về cuộc chiến tranh Pháp Việt cho tờ TIMES. Sai lầm đất nước ông mắc phải giúp ông nhận xét sáng suốt hơn sai lầm của Hoa Kỳ và những phóng sự của ông rất nhiều bài gây ấn tượng mạnh. Vị đại sứ bực tức bài báo ông viết về cuộc hành quân “ Mặt trời mọc “, cuộc tập trung đầu tiên nông dân vào “ những ấp chiến lược “ mà ông kèm theo những bức ảnh nhà cháy. Ít lâu sau đó, Nolting gặp ông trong một bữa ăn tối.

-   Thưa ông Sully, tại sao ông luôn luôn thấy những lỗ hổng trong pho mát chín ?
-   Thưa ông đại sứ, bởi vì có những lỗ hồng trong pho mát chín.

Diệm trục xuất Sully vào tháng Chín năm 1962 theo kiến nghị chính thức của đại sứ và bản thân ông ta thở phào nhẹ nhõm.

Harkins và Nolting không bao giờ ngưng phàn nàn về chúng tôi, hy vọng các tổng biên tập thay thế chúng tôi bằng những người dễ thông cảm hơn. Họ cho rằng những bài báo của chúng tôi chỉ là những hình ảnh nhất thời không phản ánh được thực tế sâu sắc của cuộc chiến tranh như họ chỉ ra trong “ bảng tổng kết lớn “ thu thập thông tin từ nhiều nguồn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM