Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:55:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147493 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #180 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 04:01:39 pm »

 Krulak không để bị ket. Ông quyết định dùng Hải quân chứng minh những ưu điểm trong chiến lược của ông. Westmoreland không có sự lựa chọn nào khác là trải rộng quân của ông ra trên toàn bộ Việt Nam . Vùng Quân đoàn 1 giao cho Hải quân về địa dư phù hợp hoàn toàn với kế hoạch của ông. Trong năm tỉnh, gần 2 triệu người sinh sống mà 98% trong số đó nằm trên dải bờ biển rộng 40 cây số, chiếm chưa đến một phần tư diện tích chung. Phần còn lại là rừng dày nhiệt đới của dãy núi Trường Sơn dùng làm chỗ ẩn nấp cho Việt cộng và quân đội Bắc Việt nhưng không sản xuất đủ lúa gạo nuôi sống họ. Lính thủy đánh bộ Mỹ đã xây dựng ba căn cứ, gần Chu Lai, Đà Nẵng và xung quanh sân bay Phú Bài ngay phía dưới Huế. Từ những chỗ đó, họ dự kiến xuyên qua khắp miền biển để hình thành một vùng bình định. Như vậy, nhiều nghìn quân chủ lực Việt cộng chiếm giữ núi rừng không còn quan trọng gì nữa. Họ sẽ tàn tạ tại chỗ, không có thực phẩm, lực lượng tăng cường và tin tức do nông dân địa phương cung cấp; Hà Nội phải đưa từ miền Bắc vào mọi tiếp viện kể cả thực phẩm cho mỗi người lính của họ.

Chỉ huy lính thủy đánh bộ ở Việt Nam do Greene lựa chọn. Lewis Walt, là viên thiếu tướng trẻ của Quân đoàn. Con trai một nhà chăn nuôi gia súc ở Kansas, hai lần anh dùng trong Thế chiến thứ hai, ở tuổi năm mươi hai, ông vẫn có dáng vẻ của một trung vệ bóng đá như lúc ông còn trẻ, tự tin, thân hình cao lớn, vai rộng và đôi bàn tay của kẻ gây gổ đánh nhau. Về lý thuyết, ông ở dưới sự giám sát hành quân của Westmoreland nhưng trên thực tế không một lính thủy đánh bộ nào được miễn trừ dưới quyền của Quân đoàn mình. Walt đồng tình về công cuộc bình định theo quan niệm của Greene và Krulak, người đã sang Việt Nam 45 lần trong bốn năm chỉ huy. Walt và ông này thường nói với nhau qua điện thoại trực tiếp và họ gắn liền với nhau. Greene được thông báo về tất cả và luôn khuyến khích ông.

Lewis Walt dành một phần ba hoạt động đánh nhau với quân đội Bắc Việt và Việt cộng để đuổi họ ra khỏi những vùng đông dân và trừng phạt họ nghiêm khắc trong rừng núi mỗi khi nắm được thông tin có lợi thế như Krulak đã viết. Ông đầu tư sức lực cần thiết trong một chiến dịch có phương pháp để loại trừ khỏi các làng những kẻ nổi dậy Việt cộng và cán bộ chính trị, không chỉ hài lòng giết hoặc cầm tù họ. Một năm trước khi AID tập hợp các cơ quan dân sự và Vann nhận nhiệm vụ ỏ Quân đoàn 2, Walt đã cho áp dụng nhiều chương trình bình định khác nhau dưới quyền Hải quân. Ông đưa các tiểu đội của mình vào từng trung đội lực lượng địa phương của Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của hạ sĩ quan Mỹ và người Việt Nam làm phó, sơ đồ ấy lặp lại ở các cấp. Các tiểu đoàn phối hợp những hoạt động quân sự ( đến tháng Tư năm 1966, mỗi tháng có 7.000 cuộc tuần tra và 5.000 cuộc phục kích ban đêm ) với chương trình hoạt động dân sự ở nông thôn.

Walt và Krulak nhanh chóng giao chiến với quan chức Sài Gòn và Washington cũng như bộ binh của họ với quân địch. Westmoreland quở trách Walt nhiều lần để ông bỏ mọi hoạt động bình định và săn lùng Việt cộng địa phương, cán bộ chính trị, để dành cho cán bộ dân sự và quân đội Nam Việt Nam . Ông muốn các tiểu đoàn lính thủy đánh bộ vào rừng núi tấn công thẳng vào quân địch trong khuôn khổ chiến tranh hủy diệt của ông. Sức ép lúc đầu bằng lời nói và gợi ý những cuộc hành quân đặc biệt, tiếp theo là dọa dẫm bằng văn bản rồi than phiền với McNamara và những người khác có trách nhiệm ở Washington; không phải ru ngủ nông dân mà thắng được chiến tranh, lính thủy đánh bộ rụt ré sợ sệt, trút gánh nặng chiến đấu cho quân đội v.v … Sức ép mở rộng cả trên bàn giấy : dựa vòa số liệu thống kê, Westmoreland đánh giá hiệu quả của các chỉ huy qua số lượng ngày ra trận địa và chỉ tính cho lính thủy đánh bộ thời gian hành quân chiến đấu. Những ngày đêm dành cho công cuộc bình định không nằm trong máy tính.

Krulak phải tiến hành một cuộc chiến tranh tự vệ lên các quan chức để làm giảm áp lực đối với Walt và ngăn cản Westmoreland buộc lính thủy đánh bộ chiến đấu theo cách của ông ta. Tháng Năm 1966, ông trở về Washington tìm thấy một McNamara sẵn sàng lắng nghe ông vì kính trọng ông nhưng dứt khoát đóng kín trước lý lẽ của ông. Bộ trưởng Quốc phòng nói chiến lược của ông quá chậm và cần quá nhiều người trong thời gian quá lâu để thắng cuộc chiến tranh . Trở về Hawail, Krulak viết cho bộ trưởng một bức thư 5 trang đánh máy cố giải thích sự ám ảnh của Hải quân không phải để “ phân phát những miếng xà phòng nhỏ hoặc chui vào rừng rậm tìm kiếm những kẻ nổi dậy gây trở ngại cho những cuộc tấn công vào các đơn vị Bắc Việt “. Vấn đề ai đã nắm được gì trong núi rừng “ không có nghĩa vì dù sao ở đấy không có gì đáng giá “.Krulak ghi thêm một danh sách những đường sá và làng mạc bây giờ an toàn và một số dấu hiệu khác chỉ rõ Hải quân bắt đầu kiểm soát được những gì đáng kiểm soát. Những tiêu chí ấy “ khó nêu số lượng “ là một thước đo tốt nhất những tiến bộ đạt được hơn số xác chết của Westmoreland. “ Con số đơn thuần những Việt cộng chết là một chỉ tiêu đáng ngờ của thắng lợi vì, nếu những người chết ấy kèm theo sự phá nát các vùng, cuối cùng chúng ta sẽ làm điều xấu hơn điều tốt “.

Như Vann đã phát hiện, những người có trách nhiệm về đường lối của Mỹ không hề quan tâm đến những tàn phá đã làm. Tháng Bảy năm 1966, Paul Nitze, thư ký Hải quân đến Sài Gòn . Ông bị Westmoreland, người ông ca ngợi mắng nhiếc. Trên đường trở về ông dừng lại Hawail để nói với Krulak; ông này giận sối lên khi nghe thuyết giáo. Ông vừa ở Việt Nam về, gửi một bức thư cám ơn Walt “ Tôi nhận thấy khắp vùng ông đều có tiến bộ “. Ông lưu ý Walt nhận xét của một đại tướng, nói rắng Hoa Kỳ đang “ thắng lợi về quân sự “ ở Việt Nam . Krulak nói rõ lời tuyên bố ấy “ không có một ý nghĩa gì “ vì “ người ta không thể chỉ thắng lợi về quân sự. Hoặc thắng lợi toàn diện hoặc không được gì cả “.

Thực tế trong mùa hè năm 1966, Hải quân không tiến bộ trong công cuộc bình định như Krulak nghĩ. Tổ chức Việt cộng bí mật bị thiệt hại nhiều nhưng vẫn nguyên vẹn trong vùng đất đai những người Mỹ kiểm soát. Những đại diện chính thức của Sài Gòn trong các làng ấp thỉnh thoảng vẫn bị ám sát ở ngoại ô Đà Nẵng. Đúng là Walt không được cấp cao giúp đỡ. Đại sứ Lodge đã sai lầm cho phép tướng Kỳ đuổi viên tướng chỉ huy Quân đoàn 1 Việt Nam sau một vụ bê bối chính trị. Người có tham vọng nhất trong các nhà lãnh đạo Phật giáo, Thích Trí Quang đã đánh nhau với Diệm, nhân dịp này nhảy lên khoa trương thanh thế và tiếp theo là ba tháng lộn xộn biểu tình, đình công cùng một tuần lễ đánh nhau giữa quân lính ủng hộ giáo phái và người của Kỳ. Qua cơ hội ấy, Huỳnh Văn Cao, người quen cũ của Vann, lấy lại vị trí của mình. Ông buộc phải nhận chỉ huy Quân đoàn 1 mà những viên tướng khác không muốn. Cảnh sát trưởng của Kỳ ra lệnh cho ông tấn công ngôi chùa Phật giáo Đà Nẵng , trung tâm nổi dậy. Tấn công vào một ngôi chùa là điều bất kính đối với Cao nên ông từ chối. Cảnh sát trưởng bèn cho một nhân viên của mình dí súng vào thái dương ông. Cao sắp bị bắn thì một cố vấn Mỹ bước vào phòng và như vậy là cứu được ông. Cao buộc phải từ chức theo lệnh của Kỳ. Sau đó, ông đi vào con đường chính trị, làm đại diện cho cộng đồng Thiên chúa giáo, khuynh hướng phù hợp với ông nhiều hơn binh nghiệp.

Tuy có việc không hay trên, Walt vẫn tăng cường được sự kiểm soát trong vùng. Nếu phần đông nông dân miền Trung ủng hộ ông Hồ Chí Minh thì những người cộng sản cũng có nhiều kẻ thù ở đấy. Không phải tất cả nông dân tôn sùng nền độc lập đến mức chống lại chế độ hỗn  hợp ép buộc và mơn trớn của Hải quân Mỹ. Với thời gian và lòng kiên trì, Walt sẽ làm chủ được, ít nhất là tạm thời, cả miền duyên hải. Trong trường hợp ấy, các đơn vị chủ lực dù nhiều đến mấy mà Hà Nội giữ lại được trong núi rừng bằng tiếp tế thẳng từ miền Bắc, cũng không có cơ hội nào đánh ra nữa. Hải quân sẽ tiêu diệt họ khi họ mạo hiểm xuống đồng bằng. Walt được thăng cấp đại tướng, đến giữa năm 1966 , có 55.000 người chia làm hai sư đoàn. Sư đoàn 1 ở Chu Lai và Sư đoàn 3 ở trong vùng Đà Nẵng với một phi đội máy bay yểm trợ. Đến cuối năm quân số của ông sẽ vượt quá 70.000 người, dù vậy, tướng Lewis Walt không bao giờ có đủ lực lượng để đồng thời đánh trực diện các đơn vị cộng sản và thực hiện chiến dịch bình định.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #181 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2008, 10:43:58 am »

 Những người có trách nhiệm ở Hà Nội giải quyết vấn đề này và chính Westmoreland giải nguy cho họ mà không biết. Trong mùa hè năm 1966, họ cho Sư đoàn 324B vượt qua vùng phi quân sự. Các đơn vị thám báo của Hải quân đụng độ quân Bắc Việt trong tháng Sáu ở tỉnh Quảng Trị gần Cam Lộ, chỗ con đường của Pháp cũ, đường số 9 đi qua núi sang Lào, bắt đầu leo dốc. Trong tháng Bảy, thông tin nắm được qua tù binh và tài liệu, Hải quân biết các đơn vị tuần tra của họ đụng phải bộ phận tiền phong của một lực lượng ít nhất 5.000 người, có lẽ của một sư đoàn 12.000 lính chiến đấu. Westmoreland vội vã đâm vào bẫy cũng nóng lòng như trung úy của Moore ở lưu vực sông Drang. Ông bay đến Đà Nẵng, khuyến khích Walt tấn công quân Bắc Việt với 8.000 lính thủy đánh bộ. Đối phương chống trả khá quyết liệt để trận đánh có vẻ dữ dội rồi rút lui. Họ trở lại vào tháng Tám về phía tây  và ở trong núi và Westmoreland lại cử Walt đến đánh.

Vùng phi quân sự và phía bắc Quân đoàn 1 là một chiến trường lý tưởng cho quân Bắc Việt, cho phép họ ép quân Mỹ để tiêu hao lực lượng như họ đã quyết liệt chống quân Mông Cổ, quân Minh và mới đây là quân Pháp. Những con đường tiếp vận gần đường ranh giới ngắn hơn nhiều và khi một đơn vị chấm dứt chiến đấu họ dễ dàng sang bên kia vùng phi quân sự hoặc sang Lào. Mặt khác , địa hình hoàn toàn phù hợp với chiến lược cảu họ. Dọc bờ biển phân bố đều đặn đồi, đụn cắt , đầm lầy và đồng ruộng. Cách biển hai mươi cây số bắt đầu là rừng, những dãy núi ngang rồi những dãy núi hoang sơ nhất; một hỗn hợp thời tiền sử những dốc đơn độc, chỏm núi thẳng đứng, những thung lũng ngoằn nghèo và vực sâu kín đáo. Có thể dấu cả một đoàn quân trong một phần cảnh vật bao la ấy. Những bụi tre dày hoặc cỏ cao xen lẫn rừng nhiệt đới cành lá um tùm bao giờ cũng xanh tốt trên ngọn những thân cây cao 20 mét, bảo vệ tầng dưới rậm rạp chỉ nhìn thấy trong vòng năm hoặc mười mét.

Vào mùa mưa ở đấy lạnh buốt, ẩm ướt, ban đêm chỉ còn từ 5 đến 6oC, cũng là một lợi thế cho người lính Bắc Việt . Gió mùa đông bắc từ tháng Mười đến tháng Năm khác hẳn với gió mùa tây nam từ tháng Năm đến tháng Mười ở đồng bằng sông Cửu Long về phía nam, buổi chiều mưa rất to và sương mù dày đặc nhưng nói chung không đều. Phía đông bắc gió mùa phủ một làn mưa phùn lạnh và kéo dài, đôi khi liền hai, ba ngày không ngớt, kèm theo sương mù, cản trở máy bay yểm trợ xuống thấp và trọng pháo khó điều chỉnh tầm bắn. Vùng Quân đoàn 1 chính là vùng gió mùa đông bắc mạnh nhất và mưa nhiều nhất, 3.200 ly ở Huế trong lúc ở Sài Gòn chỉ là 1.900 ly.

Lewis Walt bị kẹt giữa Westmoreland thúc giục ông tấn công quân Bắc Việt và Krulak thúc ông phòng ngự. Wally Greene cố giúp ông trong một đợt đi kiểm tra trong tháng Tám. Như thường lệ, câu chuyện nghiêm chỉnh với Westmoreland xảy ra sau bữa ăn tối vì họ không tranh luận về sự bất đồng trước mặt những thành viên khác trong ban chỉ huy. Greene nhận xét với  chiến thuật hủy diệt không gì khác hơn chiến lược của ông ta. Ông đã đọc báo cáo của một đơn vị phải đánh nhau mở đường lên chóp núi để rồi lại đánh  nhau khi đi xuống. Đấu không phải cách sử dụng hợp lý người lính Mỹ. Nhưng lần này, ôing cũng không có kết quả như những lần trước. Những viên tướng Hải quân này không hiểu đối với Westmoreland , chấp nhận họ có lý sẽ là tước đi của ông ta cuộc chiến tranh ông muốn tiến hành với những hoạt động rộng lớn của quân đội, những hàng rào đồ sộ trọng pháo  dưới bầu trời đầy máy bay lên thẳng, tiêm kích – ném bom và sấm sét B.52.

Tháng Chín năm 1966, Westmoreland công bố đã ra lệnh cho công binh biến đường băng nhỏ  bằng đất nện ở phía tây bắc thành một bãi những tấm nhôm có thể tiếp nhận máy bay vận chuyển C-130. Ông ra lệnh cho Walt cử đến đó một tiểu đoàn. Krulak đã nghe nói đến địa điểm này 29 năm trước. Chỉ huy tiểu đoàn của ông ở Thượng Hải sang Đông Dương đi săn hổ, trở về đã nói với ông về thung lũng nhỏ rất đẹp này trong vùng núi gọi là Khe Sanh. Ông ta có mang theo ảnh chụp mà Krulak còn giữ được, ảnh chụp những người bản xứ và những chủ đồn điền cà phê người Pháp đứng quanh xác con hổ.

Krulak trở sang Việt Nam cố thuyết phục Westmoreland từ bỏ kế hoạch. Họ gặp lại nhau ở Chu Lai trên một chiếc máy bay hai động cơ của tổng chỉ huy . Krulak cho rằng một tiểu đoàn không đủ. Ít nhất phải có một tiểu đoàn khác nữa chiếm giữ các ngọn đồi khống chế thung lũng mà người Pháp đã vạch ra đường băng đầu tiên. Ngoài ra, cần có một số trực thăng cần thiết để tiếp tế cho binh lính. Như vậy là một số lượng người và phương tiện quan trọng phải bỏ chiến dịch bình định để đảm bảo cho một mục tiêu hoàn toàn vô ích.

Đấy không phải là ý kiến của Westmoreland giải thích tính hợp lý của sân bay đơn độc này ,cách Lào 10 cây số và cách vùng phi quân sự 25 cây số. Một trong những sử dụng bất thường có thể làm cơ sở xuất quân trên đường số 9 đi qua thung lung nếu một ngày nào đó ông được phép vào đất Lào để cắt đứt con đường chi viện Hồ Chí mInh. Phải nói rõ là tổng thống, McNamara, Rusk và những thành viên khác của chính phủ phản đối một hành động trên đất Lào vì sợ kéo theo Trung Quốc vào cuộc chiến. Thế nhưng bản thân Westmoreland hình như không cho đó là tầm quan trọng hàng đầu, tuy việc ngăn cản miền Bắc tăng cường cho Việt cộng có thể là một điều kiện thiết yếu cho chiến tranh hủy diệt của ông. Sau này, ông giải thích trong HỒI KÝ là ông không nghĩ có đủ quân để hành quân trước 1968 và ông bố trí ở Khe Sanh năm 1966 để giữ vững vị trí trong lúc chờ đợi.

Trong lúc Westmoreland nói, Krulak biết rằng mục đích của ông ta đưa lính thủy đánh bộ đến Khe Sanh là hy vọng căn cứ đơn độc trong núi rừng này dùng làm mồi đưa hàng nghìn quân Bắc Việt đến và họ sẽ bị nghiền nát dưới sức mạnh của súng đanh Mỹ. Krulak trở về Hawail, công binh và một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ đến Khe Sanh; Westmoreland nhất định buộc Walt phải phục tùng, đã tăng cường sức ép với ông. Năm tiểu đoàn lính thủy đánh bộ bổ sung dành cho phía bắc không ngừng tìm cách tiếp cận với quân đội đối phương.

Krulak luôn đòi hỏi Walt chống lại sự điên rồ ấy. Cuối tuần đầu tháng Mười, ông gửi cho Walt bức điện tín đề “ Trường hợp đặc biệt. Tướng Krulak. Hải quân , gửi đích thân tướng Walt”. Đây là một trong những thông tin đặc biệt tế nhị giữa các tướng, sử dụng đường dây riêng để giữ bí mật “ Nếu tôi là quân địch “,Krulak hình dung để giải thích việc ông xem công cuộc bình định và khả năng thành công của Hải quân là “ sự đe dọa lớn nhất cho những hy vọng của tôi trên bán đảo Đông Dương “. Để tránh xa sự đe dọa ấy phải đẩy lùi Hải quân bằng “ áp dụng luận thuyết của Mao : làm ầm ĩ ở phía đông để tấn công vào phía tây “. Sư đoàn 324B có nhiệm vụ đánh lạc hướng như thế. “ Hơn nữa chiến trường phía bắc là sự lựa chọn của quân địch vì thuận lợi cho họ “.Lòng căm giận của Krulak thể hiện rõ trong kết luận của ông “ Việc làm của chúng ta ở Cam Lộ phù hợp hoàn toàn với quân Bắc Việt . Tôi tin chắc họ rất phấn khởi khi thấy một tiểu đoàn của chúng ta ở Khe Sanh và năm tiểu đoàn khác vùng vẫy trong rừng núi thay vì làm công việc bình định … Chúng ta có thể chờ đợi quân địch bám vào chúng ta càng lâu càng tốt trong tỉnh Quảng Trị “.

Westmoreland và những người cộng sản Việt Nam đã làm cho Walt bị việt vị. Vai trò của ông trở thành đơn thuần vâng lời một cấp trên. Nếu Walt tiếp tục chống lại như Krulak thúc giục, Westmoreland sẽ cách chức ông. Xuất phát của những vấn đề nguyên tắc không cho phép ông làm ảnh hưởng đến chiến lược, chưa kể việc làm của ông sẽ không được ai hiểu rõ. Lyndon Johnson không phải là người Mỹ duy nhất tin tưởng ở Westmoreland . Vị tướng này rất chan hòa với báo chí và quần chúng. Ông đã một lần xuất hiện trên bìa tờ TIMES vào cuối năm 1966, được tạp chí mệnh danh là “ người tiêu biểu trong năm “. Walt không có vẻ sáng suốt như Krulak cho rằng nếu Westmoreland chỉ đạo chiến tranh theo cách của ông ta, ngay từ bây giờ Hải quân sẽ tiêu tan theo hướng có lợi cho quân địch. Hình như ông cho rằng có thể khiêm tốn hơn trong công cuộc bình định, vừa tiến hành cuộc chiến tranh hủy diệt dọc con đường ranh giới.

Walt nhương bộ đưa Sư đoàn 3 lên phía bắc, ở đấy Westmoreland cho xây dựng một loạt điểm tựa tăng cường dọc theo vùng  phi quân sự. Những trung đoàn pháo với pháo 175 ly đến tăng cường thế trận bố trí tầm bắn trong toàn đường ranh giới đến tận Khe Sanh và biên giới Lào. Westmoreland giải thích trong HỒI KÝ “ hệ thống điểm tựa được tăng cường nhằm buộc quân địch sử dụng hành lang xác định để máy bay và trọng pháo có thể tập trung toàn lực trước khi các đơn vị bộ binh tấn công “. Ông hình thành một sư đoàn tạm thời,  sau này gọi là “AMERICAN” chịu trách nhiệm phần phía nam của Quân đoàn 1. Như vậy, ông muốn tăng cường cho Hải quân đã quá phân tán nhưng nhất là ngăn chặn sự độc quyền của họ ở vùng này. Chương trình bình định của Walt không bỏ đi nhưng co lại như một miếng da cũ.

Từ Trân Châu Cảng, Krulak theo dõi tất cả những việc ấy với tâm trạng của Vann năm 1963. Ông thấy tai họa đến gần mà không ngăn chặn đượcc. Trong hệ thống quân đội, người ta lắng nghe một người vì cấp bậc và quá khứ nhưng câu trả lời hợp lẽ lại là một vấn đề khác. Greene không thể l àm gì hơn và không dựa vào đô đốc Hải quân Sharp, tổng chỉ huy Thái Bình Dương được nữa. Dưới sức ép của Bộ tổng tham mưu không ngừng hỗ trợ những đề nghị tăng cường của Sài Gòn gửi tới McNamara, Sharp đã nhượng bộ. Westmoreland hài lòng nhìn sự leo thang chiến tranh dọc đường ranh giới khu phi quân sự “ Chúng tôi tiếp tục làm họ đổ máu, ông nói, cho đến khi Hà Nội công nhận chúng tôi đã làm đất nước họ nhợt nhạt trong nhiều thế hệ “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #182 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 11:33:59 am »

Mười ngày sau lời huênh hoang ấy của Westmoreland , ngày 24 tháng Tư năm 1967, năm lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh đi tuần tra rơi vào một cuộc phục kích ở bụi tre trên đồi 861 phía tây bắc đường băng. Chỉ một người sống sót. Trận đầu tiên và trận dữ dội nhất của những trận đánh ở Khe Sanh, “ trận đánh những ngọn đồi “ vừa bắt đầu.

Krulak đã đúng khi cố gặng để lính thủy đánh bộ chiếm những ngọn đồi khống chế thung lũng. Những người  Việt Nam hiểu điều đó. Một trung đoàn của Sư đoàn 325 C đã lợi dụng sương mù và mấy thấp đợt gió mùa, chiếm cứ đồi 861 và hai đồi khác phía dưới, ngọn 881 nam và 881 bắc. Một trung đoàn thứ hai dự phòng đâu đó xa hơn. Sau này người ta biết các đội công binh Bắc Việt đã làm việc ở trong những ngọn đồi này ba tháng trước khi bộ binh tới mà không bị lính thủy đánh bộ phát hiện. Walt lại giảm quân số tiểu đoàn xuống còn một đại đội vì trong nhiều tháng không thấy một đối phương nào. Westmoreland muốn giữ lại đường băng. Vậy là lính thủy đánh bộ phải đuổi quân lính Bắc Việt ra khỏi những ngọn đồi. Họ không biết rõ tầm quan trọng của những lực lượng họ phải đối đầu và không biết lợi thế địa hình quân địch đã chuẩn bị.

Trong ba ngày, hai đại đội lính thủy đanh sbộ, một đã ở Khe Sanh và một cử đến tăng cường chiếm lấy ngọn đồi 861. Vùng này chi chít những chóp và đỉnh núi cao.

Trên đồi 861 , quân Bắc Việt để cho lính thủy đánh bộ trèo lên cách họ 15, 20 mét rồi mới đồng loạt nổ súng từ những vị trí đào trong đất. Đạn súng cối 82 đặt dấu ở những chỏm đồi khác nổ tung giữa đội  hình lính Mỹ sát thương nhiều người. Họ phản công lai với những tràng đạn nổ và phốt pho trắng của móc chi ê, súng cối từ căn cứ, súng liên thanh và rốc két của máy bay lên thẳng Huey, bom và napalm của phi đội máy ba. Người Việt Nam ngừng lại từng lúc nhưng không nản. Khi lính thủy đánh bộ rút lui, họ bám theo bắn xối xả bằng vũ khí tự động. Lính thủy đánh bộ thậm chí không chuyển được những người bị thương vì mỗi lần họ gọi máy bay lên thẳng đến cứu, phía Bắc Việt lại dội đạn cối vào chỗ hạ cánh.

Hai đại đội của Hải quân tấn công riêng rẽ nhau. Chi huy tiểu đoàn lãnh đạo cuộc hành quân ra lệnh cho đại đội Khe Sanh đang tấn công mặt tây bắc đồi 861 kết nối lại với ông ta. Đại đội trưởng trả lời, sau ba ngày chiến đấu, đến nay ông không có đủ người lành lặn để mang đi những người chết và bị thương. Lính thủy đánh bộ, liên kết đồng đội với ý nghĩa huyền bí, kinh hoàng vì phải bỏ lại người chết của họ. Viên chỉ huy nhắc lại lệnh xuất phát. Đại đội trưởng đáp lại họ không đủ người chuyển thương binh và dù sao cũng không để một lính thủy đánh bộ lại tại chỗ được. Ông nói thêm, ông sẽ đến ẩn dưới một dải sương mù gần đấy tránh đạn súng cối và “ đánh đến người cuối cùng “ với bộ binh Bắc Việt nhất định không bao lâu nữa sẽ tới.

Sĩ quan trọng pháo bảo vệ đại đội ẩn trong sương mù, bắn đạn cối vây quanh họ như trung sĩ Savage đã làm để cứu trung đội thất lạc của Moore, cho đến lúc một đại đội thứ ba được cử gấp đến Khe Sanh, rạng sáng len lỏi đến chỗ họ. Họ dùng áo khoác ngoài làm cáng thương binh và người chết, tập hợp mọi trang bị và vũ khí. Đoàn người bắt đầu đi trong đêm tối dưới trời mưa và sương mù dày đặc vì không khí lạnh ban đêm. Chỉ những người đi đầu và đoạn hậu không mang vác gì. Trời mưa biến đường băng thành bùn trơn. Nhiệt độ cao ban ngày cuối mùa mưa này làm các xác chết phình lên. Từng lúc trong cuộc đi đêm, một người khiêng cáng trượt chân, thây người rơi từ áo choàng lăn mãi xuống dốc. Đoàn người dừng lại. Người ta tìm cái xác rồi lại đi. Cuối cùng đến rạng đông những người lính thủy về nơi an toàn, không bỏ lại người nào phía sau họ.

Đại đội thứ hai cũng rút đi với sự giúp đỡ của lực lượng Khe Sanh, lúc này là hai tiểu đoàn, còn trọng pháo và máy bay làm tan nát, đốt cháy ngọn đồi 861 không ngớt trong một ngày một đêm. Một tiểu đoàn lại lên tấn công. Quân lính Bắc Việt đã bỏ đi, chắc đến đối 881 nam, đúng sau lúc họ xông lên lần đầu và trước đợt ném bom. Họ để lại một số xác chết, ngoài ra như báo cáo đã xác định, “ chiến trường được quân địch dọn sạch : không còn một trang bị hoặc một thông tin nào đáng giá “. Lính thủy đánh bộ thống kê được 25 lô cốt trên đồi, 400 hố cá nhân và những chỗ đặt súng cối ở sườn đồi phía sau. Lô cốt được đắp một lớp dày hai mét bằng tre, đất và cỏ nén chặt đủ chống đạn cối rơi thẳng. Nhìn thấy những bố trí ấy, các sĩ quan lính thủy đánh bộ không tin được.

Sau đợt ném bom mới một ngày một đêm, một tiểu đoàn được tung lên tấn công đồi 881 nam, rơi toàn bộ vào bẫy. Một lần nữa, người Việt Nam không bắn cho đến khi kẻ tấn công xông lên cách họ 15,20 mét để loạt đạn đầu giết được nhiều người nhất. Những tay súng bắn lẻ, trèo lên cây to trụ được với bom, chọn những người giữ điện đài hoặc bắn trọng pháo, hạ chính xác họ với một viên đạn vào đầu hoặc ngực. Cùng lúc ấy, những loạt đạn cối dội vào lính thủy đánh bộ. Quân Bắc Việt có vẻ không sợ để pháo bắn gần họ, thậm chí ngay ở vị trí họ.

Lính thủy đánh bộ Mỹ là những toán tấn công không sánh được, xông vào với tính năng nổ tự nhiên của binh chủng mình. Họ phát hiện thấy càng tiến vào vị trí quân địch càng gặp kháng cự m ạnh và tình thế của họ ngày càng khó khăn. Những người này rồi tiến cũng không được lùi cũng chẳng xong dù vẫn sẵn sàng chiến đấu. Lưới lửa trước mặt họ mỗi lúc càng sát hại nhiều. Đồng thời, người Việt Nam chiếm lại những lô cốt lính thủy đánh bộ đã đi quan, cắt đứt đường rút lui của họ.

Lời cảnh báo của Krulak giải thích những người cộng sản áp dụng “ những cuộc tấn công dữ dội và áp sát “ để “ giảm hiệu quả “ của máy bay, trọng pháo bây giờ hình như dất dưới sự thật. Trong lúc Westmoreland triển khai những cơ sở lớn ở hải cảng và những kho rộng cho chiến tranh hủy diệt, người Việt Nam học được cách đánh Mỹ tốt hơn. Trên đồi 881 nam, người Mỹ thấy không phải họ bố trí gấp đội so với đồi 861 mà là hơn mười lần : khoảng 250 lô cốt to lạ lùng. Những lô cốt bé hơn xem ra dành cho hai, ba người được che mái làm bằng hai hàng xà ngang phủ một mét rưỡi đất. Những cái to hơn cho bốn người được bảo vệ tốt hơn và trước trận đánh dùng làm nơi trú quân chắc chắn với những ngăn đồ đạc, chiếu trải đất và một hệ thống tháo nước để giữ khô. Những lô cốt to nhất, đặc biệt những trạm chỉ huy, được bảo vệ từ bốn đến tám hàng xà ngang với hơn một mét đất nện. Tất cả các bộ phận của lối công sự phức tạp nối với nhau bằng một đường dây điện thoại cho phép mọi người trao đổi với nhau trong lúc chiến đấu và liên lạc với những người quan sát để điều chỉnh chính xác làn đạn súng cối đặt trong các hầm đất xa về phía sau.

Việc ném bom quả đồi suốt ngày đêm của lính Hoa Kỳ mới nhìn có vẻ phá hoại ghê gớm, nhưng không có tác dụng hơn những đợt pháo hoa. Đạn rốc két nổ trên cành cây cao bảo vệ các căn hầm. Napalm đốt cháy cây cỏ. Những loạt đạn cối làm choáng đầu quân Bắc Việt trong lô cốt : họ khó chịu đựng những vụ nổ và thường chảy máu  mũi, máu tai. Nhưng bom đạn không giết hoặc làm bị thương một người nào.

Để đạt kết quả như vậy, máy bay ném bom không thả bom 350 ki lô và rất ít bom 500 và 1.000 ki lô. Hầu như họ chỉ dùng loại 125 và 250 ki lô loại “ mắt rắn”. Chúng có cánh đuôi rộng, xòe ra sau khi thả để xuống chậm lại, cho phép thả ở độ thấp trên một đường paraboon và để thì giờ phi công đủ tránh xa trước khi nổ. Máy bay phản lực có thể đạt mục tiêu tốt hơn với đợt tấn công ngang và ở độ thấp. Phi công của Hải quân và Không quân đã được tập luyện để bay khắp nơi và trong bất cứ điều kiện nào. Ở một đất nước bị gió mùa tác động, họ thường phải hạ độ cao. Cuối tháng Tư đầu tháng Năm ở Khe Sanh trần bay chỉ khoảng 300 mét hoặc ít hơn. Để thả bom hạng nặng được chính xác, máy bay phải bổ xuống thẳng đứng và nhanh chóng trở lại độ cao thích hợp. Người Việt Nam hoàn toàn biết rõ lối đánh ấy của máy bay Mỹ và chỗ ẩn của họ khá vững chắc để chịu đựng được bom 125 hoặc 250 ki lô, trừ phi trúng thẳng vào mục tiêu là điều rất hiếm.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #183 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 02:10:07 pm »

Những công sự nắm trong rừng nhiệt đới ấy được quân Bắc Việt dùng vừa là nơi tấn công vừa là phòng ngự. Trước trận đánh ở đồi 861, họ có thể ra ngoài dùng các bộ phận cánh bao vây đối phương. Họ biết rẫt rõ địa hình để bí mật xây dựng công sự. Về sau, như trong đợt tấn công đồi 881 nam, họ bình tĩnh ngồi trong hầm chờ đợi việc ném bom kết thúc.

Cuối cùng những cuộc dội bom đạt được kết quả mong muốn. Quân Bắc Việt được lệnh giữ vững vị trí và xông ra phản công, cũng chịu tổn thất nặng trong hai tuần rưỡi đánh nhau trên các đối. Nhưng họ bố trí kế hoạch cẩn thận, củng cố vững chắc từ trước và tổ chức trận địa để đưa người Mỹ trở thành nạn nhân của họ trong chiến đấu, quân Bắc Việt đạt được điều quan trọng nhất đối với họ : kéo dài trận đánh và làm thiệt hại nặng nề quân Mỹ đối đầu với họ. Cần phá bỏ lớp cây cối che phủ rồi cả thân cây, bụi rậm dưới rừng để quân lính có thể thấy công sự mà tấn công, phải nhiều ngày liền bắn phá trọng pháo và thả bom 125, 250 ki lô. Tuy đã chuẩn bị tích cực như vậy trên ngọn đồi 881, lính thủy đánh bộ chỉ phát hiện ra những chỗ ẩn nấp của quân Bắc Việt khi đã lên được trên đồi , ở đó vẫn còn đủ cây cối cho những tay bắn tỉa.

Lewis Walt lo lắng cho mạng sống binh lính của mình. Khi biết có trận huyết chiến trên đồi, ông lấy máy bay đi Khe Sanh, mang theo một trung đội bộ binh đến tại chỗ xem sự việc xảy ra như thế nào. Ông nhớ lại mùa thu năm 1944 và trận tấn công của ông vào hòn đảo đầu tiên của Thái Bình Dương, nơi quân Nhật cố nén không điên rồ tấn công tự sát mà rút vào những hầm bê tông và san hô. Ông đã hiểu giới hạn của một trận ném bom theo tập tục vào những lô cốt như ông thấy bây giờ và sự khờ dại đưa bộ binh lên chiếm lĩnh. Ông ra lệnh cho tất cả lính thủy đánh bộ rút xuống khỏi đồi và cho Không quân dội xuống những đợt bom 500 và 1.000 ki lô với những làn phóng chậm lại chỉ làm bom nổ khi đã vào trong đất. Như vậy, những quả không trúng đích vẫn có hiệu lực vì chấn động trong lòng đất, phá hỏng lô cốt và việc chậm lại cho phép phi công có thì giờ thoát ra.

Nhưng Walt can thiệp quá muộn : đã có 99 người chết. Gần một nửa chết trong cuộc tấn công điên rồ và lần này lính thủy đánh bộ buộc phải bỏ lai người chết để cứu lấy những mạng sống. Hai ngày sau , khi họ trở lại để tìm xác và chiếm khu đất hoang vắng ngổn ngang hố bom và cây cối đổ nát, họ thấy 50 lô cốt còn nguyên vẹn. Lần này, quân Bắc Việt cũng không còn ở đấy nữa. Những người sống sót của Trung đoàn 18 Bắc Việt chịu đựng sự dữ dội của trận đánh đã rút lui về đồi 881 bắc, được vực dậy với những đội quân mới của Trung đoàn 95 cho tới lúc đó vẫn còn nguyên vẹn.

Lewis Walt cũng cho đánh bom ngọn đồi 881 bắc nhưng bom 1.000 ki lô không thể làm gì với thời tiết ghê gớm. Đại đội đi đầu tấn công ngọn đồi này cùng ngày với các bạn họ lấn chiếm đồi 881 nam. Họ loại trừ một súng bắn lẻ và nghĩ dễ dàng khống chế lính Bắc Việt. Nhưng họ không tính đến cơn bão nhiệt đới ập xuống với ngọn gió mỗi giờ 60 cây số và cơn mưa tối tăm mặt mũi. Chỉ huy ra lệnh rút lui. Để người của mình cúi xuống xông vào chỗ không biết gì thì quá nguy hiểm.

Quân Bắc Việt tranh thủ đợt nghỉ này tung hai đại đội ra phản công. Họ vào đến chu vi phòng vệ của một trong những đơn vị lính thủy đánh bộ và bố trí trong những lô cốt chưa bị chiếm. Ở đây, với vũ khí tự động và lựu đạn họ liều mình trong một trận đánh quyết tử kéo dài một ngày. Những ngày sau cũng có nạn nhân. Sau hai tuần rưỡi, khi trận đánh trên các đồi kết thúc, lính thủy đánh bộ thống kê được 155 xác chết và 425 người bị thương ở Khe Sanh. Cho đến lúc đó, đây là thiệt hại lớn nhất của Hải quân chỉ trong một trận đánh của cuộc chiến tranh này.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #184 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 04:44:12 pm »

Cũng nhanh chóng như đã triển khai ở phía tây, quân Bắc Việt chuyển trận đánh sang phía đông, dọc theo đường ranh giới khu phi quân sự, tấn công căn cứ lính thủy đánh bộ ở Cồn Tiên vào đầu tháng Năm với 2 tiểu đoàn. Bom đạn nổ là một điều ghê tởm thực sự, tệ hại hơn những đợt tấn công của bộ binh, có những trận phục kích đoàn xe tiếp tế và những cuộc đột kích của đặc công chỉ mặc quần đùi bò qua dây tjép gai, quăng chất nổ vào lô cốt hoặc qua tường các vị trí trọng pháo. Bom đạn nổ còn tệ hại hơn, vì ngoài mối nguy hiểm chết người, nó làm thần kinh không chịu đựng nổi. 4.200 loạt bom đạn được bắn ra từ cả một số lượng rất lớn vũ khí chế tạo từ Liên Xô mà những người Việt Nam có được : ca nông 85, 100 và 122 ly, móc chi ê 120 mà đạn nổ phân tán ra một bán kính rất rộng, rốc két Kachiusa 122 ly dài ba mét. Trong tháng Bảy, họ có thêm ca nông 152 ly, đạn có thể xuyên sâu hơn một mét dưới đất trước khi nổ.

Lính thủy đánh bộ dùng mọi cách làm đối phương im tiếng. Những khẩu “Long Toms” 175 ly của Westmoreland , ca nông của tuần dương hạm và khu trục hạm của Hạm đội 7 bắn hàng trăm nghìn quả đạn. Máy bay ném bom A-4, F-8 và B-52, A-6 của Hải quân mỗi chiếc chở 7 tấn chất nổ thả từng làn hàng chục nghìn tấn. Họ chỉ nhận được một đợt nghỉ tạm thời của pháo binh Bắc Việt .

Người Việt Nam làm mô hình vị trí giả trọng pháo để đánh lừa những tay chụp ảnh trên trời. Họ cho nổ những khối vô hại giả vờ tia lửa ca nông đánh lừa lính quan sát. Họ che giấu ca nông, móc chi ê, súng phun lửa thật trong những hố sâu và hầm, bắn từng đợt không đều để ngụy trang lại sau mỗi đợt bắn. Cuối buổi chiều là lúc thích hợp nhất khi tia lửa nòng ca nông thấy không rõ. Với những móc chi ê hạng nặng, thường họ đào một giếng sâu ở sườn đồi trước  mặt lính thủy đánh bộ. Một lỗ mở đào ở đáy giếng. Như vậy , vũ khí và người được cả khối đất bên trên bảo vệ và họ bắn đạn qua lỗ ngụy trang. Vị trí ca nông, móc chi ê cuối cùng cũng bị phát hiện và vũ khí cùng người bị bom đạn vùi lấp. Nhưng những xưởng vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu sản xuất khá đủ để cung cấp lại cho họ và Hà Nội sẵn sàng thay người. Một nửa thiệt hại của lính thủy đánh bộ do những bom đạn ấy.

Sau hai năm ở Việt Nam , khi Lew Walt trở về Hoa Kỳ , ông biết xử sự như thế nào trước một hệ thống công sự. Nhưng người Mỹ mỗi lần lại phải học bài học với giá những mạng sống con người. Hệ thống quân sự những năm 60 tạo điều kiện cho sự ngu dốt chứ không phải hiểu biết. Thực vậy, Westmoreland qui định sự luân phiên hàng năm vì ông nghĩ như vậy lợi cho tinh thần con người; quân lính ở mọi cấp bậc từ đại tá đến lính thường rới Việt Nam khi họ bắt đầu có một số kinh nghiệm. Sự thuyên chuyển thậm chí nhanh hơn, cứ sáu tháng cho những người có trách nhiệm ở cấp tiểu đoàn, trung đoàn, đúng lúc kinh nghiệm là cần thiết nhất. Sĩ quan nói chung qua sáu tháng khác ở một văn phòng ban tham mưu cùng sự đề bạt. Rất ít ngoại lệ và hiếm có những sĩ quan cao cấp tình nguyện kéo dài quá sáu tháng nhiệm vụ chỉ huy tại chỗ. Đôi khi việc luân phiên nhanh hơn nếu sĩ quan bị thương hoặc đau ốm.

Tệ quan liêu của văn phòng nhân sự coi Việt Nam như một tập dượt đào tạo và thanh minh luật lệ sáu tháng là một cách chuẩn bị nhiều sĩ quan nhất cho “ cuộc chiến tranh lớn “ trong tương lai với người Xô viết ở châu Âu và những cuộc chiến khu vực khác. Nhưng lý do thực sự, cả với lính thủy đánh bộ, là hệ thống được đề bạt mặc nhiên trong quân đội. Để thăng cấp đại tá ,một trung tá phải có ghi trong hồ sơ đã chỉ huy một tiểu đoàn. Đại tá muốn có ngôi sao cấp tướng đầu tiên phải đã cầm đầu một lữ đoàn hoặc trung đoàn. Giữ hơn sáu tháng một sĩ quan cao cấp ở vị trí ông ta chỉ huy được xem là không có lợi cho những người khác. Hệ thống ấy cũng áp dụng cho các tướng nhưng lần lượt trong mười sáu tháng. Thực ra ít người trong bọn họ không chỉ huy một sư hay quân đoàn quá một năm vì rất nhiều người đang xếp hàng để có thêm một ngôi sao. Walt là một ngoại lệ vì ông là chỉ huy kỳ cựu nhất trong lính thủy đánh bộ. Người Việt Nam có thể dự tính những đối thủ Mỹ của họ bao giờ cũng tiếp tục kiểu cách ấy.

Cũng trong mùa hè 1966 này, trong lúc họ lôi kéo Westmoreland vào chiếc bẫy của vùng phi quân sự, người Việt Nam mở một mặt trận thứ hai trên cao nguyên Trường Sơn, nơi Moore bị đánh. Họ lôi kéo người Mỹ quá lên phía bắc phần trên tỉnh Kontum, gần điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh núi non hiểm trở hơn. Năm 1967, những người lãnh đạo Hà Nội đang xây dựng một mặt trân thứ ba ở vùng Quân đoàn 3 dọc biên giới Campuchia. Người Trung Hoa đã ký một thỏa thuận với ông hoàng Sihanouk, qua cảng Sihanoukville đưa tới cho Việt Nam hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men và các thứ khác ( cuối năm 1969 là hơn 26.600 tấn ). Quân đội Campuchia lấy một phần rất ít còn Sihanouk và tướng tá của ông hưởng tiền hoa hồng. Một trong những bà vợ của Sihanoul có một công ty vận tải đưa những thứ viện trợ ấy từ cảng đến các nhà kho Việt Nam .

Thống kê những thiệt hại của Mỹ chỉ rõ chiến lược của Westmoreland có lợi cho quân địch đến mức nào; họ chọn trận địa nào thuận lợi nhất. Gần bốn phần năm lính Mỹ bị giết trong các trận chiến kể từ năm 1967 ( chiếm 77%) chỉ ở mười trong số bốn mươi bốn tỉnh. Và 52% tổng thiệt hại tập trung ở vùng Quân đoàn 1, chủ yếu dọc theo hoặc gần vùng phi quân sự; những thiệt hại khác ở vùng núi rừng gần biên giới Campuchia.

Trong văn phòng của ông trên núi phía trên Trân Châu Cảng, Krulak mỗi buổi sáng đau đớn khi thư ký đặt trước mặt ông báo cáo về những mất mát. Sau những lần viếng thăm thường xuyên các đơn vị, ông nhớ lại tên và những khuôn mặt, biết phần đông các chỉ huy đại đội và trung đội cũng như một số lính thường hoặc những người có cỡ. Ba con trai theo ông vào Hải quân. Người con cả, một mục sư chọn làm tuyên úy Quân đội ở đây; hai người trẻ hơn, là chỉ huy đại đội. Cuộc thử thách chỉ càng cay đắng đối với ông, thế nào mà cả ba cùng đến Việt Nam . Đứa trẻ nhất phục vụ hai lần ở Quân đoàn 1, hai lần bị thương, được thưởng Ngôi sao bạc vì lòng dũng cảm và ba Ngôi sao đồng.

Nếu John Kennedy không chết, Krulak nghĩ cuộc chiến tranh có lẽ đã diễn ra theo một cách khác. Lòng say mê chiến tranh chống nổi dậy và những bài học từ năm 1965 cho phép ông hiểu tầm quan trọng những đề nghị của Krulak đưa lên phòng bầu dục của Nhà Trắng. Ông tổng thống ấy sẽ buộc các tướng tiến hành cuộc chiến tranh này một cách thông  minh.

Nếu Krulak nói đúng về Kennedy và nếu giấc mơ của ông có một số cơ sở thì nó chỉ là một trong nhiều thất bại của ông ở Việt Nam . Trong cuộc chiến tranh này, 14.691 lính thủy đánh bộ bị giết, gấp ba lần số chết ở Triều Tiên, một mất mát nặng nề về mạng sống con người, nặng hơn so với 24.511 người chết trong Thế chiến thứ hai. Krulak đã biết rất lâu trước khi kết thúc , dù sao thì họ cũng chết vô ích.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #185 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 11:49:53 am »

 Trong lúc những người cộng sản Việt Nam tập trung cuộc chiến ở phía đông vùng phi quân sự vào tháng Năm 1967, John Vann tiến hành một cuộc đấu tranh với nạn bàn giấy để giúp Robert Komer đưa ra một tổ chức mới về bình định có tên gọi kỳ cục là “ Sự nâng đõ những hoạt động dân sự và phát triển cách mạng “, tên viết tắt còn lạ lùng hơn nữa : CORDS ( Civil Operation and Revolutionary Development Support ). Đây là một dịp hiếm hoi trong sự nghiệp mà Vann đạt được một thắng lợi đối với chính quyền, chủ yếu vì Westmoreland đã hiểu không vì lợi ích riêng mà anh chống đối lại cấp trên. Sự liều lĩnh của Komer sau đó bẻ gãy mọi kháng cự.

Quân cảnh bảo vệ tổng hành dinh của Westmoreland lúc đầu không thể ngời con người ấy, 45 tuổi, hơi hói, thắt nơ con buốm và mặc chiếc áo vét ba cúc, là vị tướng hàng đầu bên dân sự. Komer khẳng định điều đó theo cách của ông như khi phải thuyết phục những người khác. Westmoreland đã dành cho ông một chiếc xe nổi tiếng, chỉ có 3 chiếc ở Sài Gòn, hai chiếc kia của bản thân Westmoreland và người phó của ông, tướng Creighton Abrams. Khi Komer ngồi sau lái xe và người bảo vệ Việt Nam đến cổng sắt, quân cảnh đưa tay ngăn lại, đến phía sau Komer vừa hạ tấm kính xuống.

-   Ông là ai, Thưa ông ? Người quân cảnh hỏi.
-   Tôi là người có thế lực cao bên cơ quan bình định, Komer nêu cụ thể chức vụ của mình.
-   Vâng, thưa ông, để tôi đi xem.

Người quân cảnh đi vào trạm bảo vệ, tra cứu danh sách rồi gọi điện thoại chi một người nào đó.

Hai người Việt Nam bắt đầu nói với nhau. Komer đoán họ đang bình luận về sự việc này và ông mất mặt, điều mà ông không bao giờ chấp nhận đối với những người khác quan trọng hơn nhiều ở Sài Gòn . Komer biết nói mạnh, có hoặc không có chiếc tẩu thường xuyên trên miệng. Ông đã thỏa mãn cười ha hả năm 1966 trong lúc đấu tranh cho công việc bình định ở Nhà Trắng, lúc Lodge mệnh danh ông là “ chiếc đèn hàn “ vì nổi nóng khi bảo vệ dự án của mình. Sáng hôm ấy, trong lúc quân cảnh đặt ông vào một tình trạng bối rối, ông nhớ lại một bài báo của Ward Just, phóng viên tờ WASHINGTON POST , đăng mấy ngày trước đó. Anh này nói Komer nghĩ mình rất bướng bỉnh ở Washington nhưng ông sẽ thấy mọi việc rất khác trong chiếc chuồng chim quân sự ở Sài Gòn . Qua đó, anh ám chỉ Komer chỉ là một con gà con giữa đàn diều hâu và các tướng tá trong ban tham mưu của Westmoreland chỉ cần đớp ông một miếng.

Komer quyết đinh chứng minh anh nhà báo là một nhà tiên tri tồi. Trong lúc chờ đợi, người ta để ông vào ,ông để ý thấy quân cảnh đứng nghiêm cháo một chiếc xe limousine maù xanh ô liu phía trước ông. Xe mang biển đó với hai ngôi sao trung tướng.

Khi về đến văn phòng mình, ông gọi người trợ lý của ông, đại tá Robert Montague :

“ Như thế là đủ rồi ! Trên xe của tôi phải có bốn ngôi sao . Westmoreland có bốn sao, người phó Abrams của ông ta cũng vậy. Tôi cũng phải có bốn sao. Anh xoay sở đi !”.

Montague gọi điện thoại. Tổng tham mưu trưởng của Westmoreland , trung tướng Walter Kervin , tránh bị làm nhục khi cãi cọ với Komer, cử sang một người phó, một tướng Không quân.

-   Thưa ông, chúng ta có một vấn đề, ông nói với Komer. Chúng tôi không thể để tấm biển bốn sao trên xe ông.
-   Vì sao vậy ?

Viên tướng giải thích, theo điều lệ, chỉ một quân nhân cấp bậc đại tướng mới có quyền đó.

“ Điều lệ ấy được xây dựng từ khi không ai biết phải tiến hành một cuộc chiến tranh như thế nào. Hãy để biển bốn sao cho tôi !”.

Viên tướng Không quân không có gan gợi ý phải nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ. Ông lại bị Komer mắng một trận nữa, vừa rút lui vừa nói “

“ Vâng, thưa ông “.

Một giờ sau, ông trở lại.

-   Thư ông, tôi  nghĩ chúng tôi đã tìm được một giải pháp đối với vấn đề của ông.
-   Thế nào ?
-   Chúng tôi sẽ làm một tấm biển đặc biêt, giữa là một chim đại bàng, bốn góc là những ngôi sao. Như tấm biển của vị chỉ huy quân đội trên đất liền.

Ông nhìn Komer, ngập ngừng mỉm cười.

-   Được lắm, Ông cứ đặt thế đi.
-   Vâng, thưa ông. Viên tướng Không quân trả lời, lần này mỉm cười thẳng thắn.

Nếu những người quân cảnh ở cửa ra vào vẫn luôn tò mò về tấm biển lạ lùng này, họ cũng không ngần ngại đứng nghiêm chào để chiếc xe đi nhanh qua. Họ mau chóng không cần nhìn vào tấm biển con đại bàng và những ngôi sao để biết con người thắt nơ con bướm là Komer.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #186 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 02:39:27 pm »

Vào mùa xuân năm 1966, khị Lyndon Johnson chỉ định ông là con  mắt của Nhà Trắng trong cuộc “chiến tranh khác” này ở Việt Nam, Robert Komer thực tế không biết gì về Đông Nam Á. Đây là  một trong những vùng trên địa cầu ông chưa bao giờ nghiên cứu hoặc đến thăm trong 22 năm làm việc cho chính phủ, bắt đầu là cai của nghiệp vụ tình báo ở Italia trong Thế chiến thứ hai. Komer, con trai một gia đình giàu có ở Middle West, tốt nghiệp xuất sắc trường đại học Havard năm 1942 và sau chiến tranh trở lại Học viện khoa học kinh tế để cuối cùng phát hiện ra mình quan tâm đến khoa tình báo thay vì thế giới thương mại. Là người phân tích ở Văn phòng tổng hợp của CIA, ông chỉ đạo các nhóm Tây Âu, Trung Đông và Liên Xô. Sau khi John Kennedy được bầu, McGeorge Bundy đề nghị ông tham gia nhóm Hội đồng an ninh quốc gia, là người của Nhà Trắng phụ trách Trung Đông. Châu Phi cũng được giao thêm cho ông và ông trở thành phó cho Bundy.

Komer báo trước với người kế nhiệm Kennedy là ông không biết gì về Việt Nam nhưng điều đó không làm Lyndon Johnson bận tâm. Ông ta chia sẻ lòng vững tin của thời đại là một người Mỹ xuất sắc, đặc biệt khi đã được đào tạo ở nhưng trường đại học lớn của bờ biển phía Đông có thể làm bất cứ việc gì. Sự mặc cảm văn hóa thấp vùng Texas chỉ làm tăng niềm tin của ông vào những người đã được đào tạo như vậy. Thường ông nói với Komer với giọng kính nể “ Anh tốt nghiệp Havard”. Nhưng để làm vừa lòng Johnson, Komer có những chủ bài khác ngoài việc học hành : đức tính táo bạo, sự thẳng thắn tàn nhẫn và là một người làm việc có tham vọng. Ông sẽ không ngần ngừ dùng búa đánh vỡ các khuôn mẫu đáng nguyền ruả của tệ quan liêu.

Điều chủ yếu cần học hỏi về Việt Nam và công cuộc bình định ông khai thác ở Vann và những người chịu ảnh hưởng của anh như Ellsberg và Richard Holbrooke. Ngay từ khi được Johnson bổ nhiệm năm 1966, Komer nhận những thông tin từ Ellsberg trong hội những người trí thức của chính  phủ như ông. Holbrooke sau khi rời Porter và Đại sứ quán ở Sài Gòn được Komer tuyển dụng làm phó của mình ở Nhà Trắng. Hai người đã nói với ông về Vann và nhấn mạnh về giá trị của anh. Holbrooke đưa Vann đến Washington để trao đổi với Komer trong ba tiếng đồng hồ. Komer thấy anh “ đáng sợ vì những hiểu biết rộng và cay đắng sâu sắc về chiến dịch thuyết phục vô bổ của anh “. Ông bị tác động về sự nhận định hai mặt của Vann : chiến thắng là một ảo tưởng nếu cứ tiếp tục như người ta đang làm bây giờ, nhưng “ nếu chúng ta thay đổi phương  pháp , chúng ta có thể thắng lợi “. Bao giờ cũng sẵn sàng khai thác những tiếp xúc có thế lực, có ảnh hưởng, mỗi lẫn Komer sang Việt Nam , anh đều đến gặp và luôn gửi thư và báo cáo cho ông.

Tuy những yếu kém cố hữu của mỗi người trong Nhà nước Mỹ đã cản trở tổng thống Johnson nhận thức tình hình khác căn bản với những gì Vann và Krulak khuyến cáo, ông thực sự muốn có một chương trình bình định bổ sung cho cuộc chiến tranh hủy diệt của Westmoreland . Việc cố gắng thứ nhất trong tháng Mười một năm 1966, hợp nhất những cơ quan dân sự khác nhau đã có hiệu quả. Vann bắt đầu tập hợp những cố vấn của Quân đoàn 3 thành một nhóm đồng nhất. Nhưng anh vẫn bị phiền hà rất lớn bởi những cạnh tranh thường xuyên giữa AID, CIA và những cơ quan tình báo cũng như vì quyết định giữ những cố vấn quân sự dưới quyền của Westmoreland . Mùa xuân năm 1967, kiểu chờ thời của tổng chỉ huy có vẻ được trả giá. Tổng thống quyết định giao cho ông toàn bộ trách nhiệm về công cuộc bình đinh. Đồng thời Komer được cử sang Việt Nam tổ chức công việc ấy dưới quyền ông. Đội quân dân sự này, mang tên CORDS thiếu yếu tố chủ yếu là người Mỹ chịu trách nhiệm hoàn toàn ở Sài Gòn , đặc biệt về chương trình cải cách xã hội như Vann nhận thức. Nếu không toàn bộ cơ cấu chỉ huy và tổ chức sẽ dựa rộng rãi vào quan điểm của anh.

Theo nghi thức, Johnson xếp Komer vào hàng ngũ đại sứ nhưng trách nhiệm của ông không dính líu gì về ngoại giao. Ông cũng không là thành viên ban tham mưu của Westmoreland . Bob Komer là chỉ huy phó công cuộc bình định. Sự phân biệt ấy rất quan trọng về mặt quân sự vì như thế có nghĩa là ông trực tiếp thực thi quyền hành đối với tất cả những người làm việc cho ông và chỉ biết có tổng chỉ huy. Ông chiếm vị trí thứ ba trong hệ thống các lực lượng Mỹ ở Việt Nam, sau Westmoreland và người phó Creighton Abrams.

Vann đã nói trước, nếu ông có một quyền lực kém hơn, ông sẽ bị những con diều hâu của ban tham mưu cho ăn đòn. Đấy là kế hoạch Komer trình lên tổng thống và đã được chấp nhận. Ông cũng đồng thời làm cho Westmoreland hiểu đấy là quyền lợi của ông ta. Nếu ông thất bại, ông sẽ chịu những quở trách của tổng thống “ Westy, chính đầu tôi sẽ rơi “, ông nói. Nhưng nếu thành công, tổng chỉ huy sẽ được hưởng vì ông ta là phó. Ông tế nhị nói thêm để kích thích lòng kiêu ngạo của Westmoreland . Ông nhắc lại cả hai đều ở Học viện nghiên cứu kinh tế Havard; vị tướng đã học ở đó trong lúc ông đã ở Lầu năm góc.

Lời nói tế nhị đó cũng vô ích vì Westmoreland luôn thỏa mãn ý muốn của tổng thống nếu không mất gì. Nếu thiếu sáng suốt trong việc chỉ đạo chiến tranh thì ông ta rất thông tỏ những ngoắt ngoéo của phong cách bàn giấy chính trị và đó cũng là lý do ông mau thăng tiến. Ông hiểu ngay tình thế. Bây giờ, quyền của ông đã trải rộng trong toàn bộ chương trình bình định mà ông không phải gánh vác. Ông có thể tiếp tục cuộc chiến tranh hủy diệt của mình và phần còn lại thả cho Komer. VÌ vậy, ông không ngần ngại cấp cho ông này chiếc xe Chrysler màu đen.

Cơ cấu tổ chức của CORDS là một kiểu chỉ huy hỗn hợp dân, quân sự độc nhất. Một người chịu trách nhiệm về bình định được giao đứng đầu trong mỗi Quân đoàn. Quan hệ của họ với viên tướng Mỹ cũng như quan hệ giữa Komer và Westmoreland đồng thời họ báo cáo trực tiếp cho Komer. Trong nội bộ Quân đoàn, các cố vấn quân, dân sự là một nhóm dưới quyền người chịu trách nhiệm địa phưong, có thể là một quân nhân hoặc một đại diên cho các cơ quan dân sự.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #187 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 02:48:28 pm »

Vann may mắn có người chỉ huy mới các lực lượng Mỹ của Quân đoàn 3, trung tướng Fred Weyand ý thức được tính bảo thủ của mình nên hoan nghênh những người vốn có giá trị đưa lại những ý tưởng mới mà mình không có. Nói một cách khác, Komer đã tìm cho anh một sự mến mộ mới mà có lẽ ông đã không thích. Thực ra, Westmoreland đã báo trước với Weyand, Vann thực sự là một loại găng tay lông dài và cứng mà ông không bắt buộc phải nhận. Weyand đã nghĩ khác. Ông có những bước đầu khó khăn trong quân đội, trước hết vào đầu Thế chiến thứ hai trong đội pháo binh miền biển, một vũ khí không có tương lai trong chiến tranh hiện đại và với máy bay. Sau đó, ông phục vụ trong tình báo ở Miến Điện cho đến khi chuyển sang bộ binh thời kỳ xe tăng Kim II Sung vượt qua vĩ tuyến 38 ở Triều Tiên. Ông được giao chỉ huy một tiểu đoàn vào tháng Giêng năm 1951  và tham gia vào cuộc phản công đẩy quân Trung Hoa lên đến đường ranh giới. Sự thành công ở Triều Tiên mà nhờ đó ông được thưởng Ngôi sao bạc và Ngôi sao đồng là tia lửa ánh lên trong sự nghiệp của ông. Sau đó, ông được những bổ nhiệm mà một sĩ quan không từ West Point ra cần có để thăng tiến : làm phó cho chỉ huy một đơn vị chiến đấu ở Berlin và hai năm ở vị trí tế nhị, sĩ qua liên lạc của Nghị viện. Phong thái bên ngoài có lợi cho ông : một người đẹp trao, cao một mét chín mươi , rất lễ độ. Ông cởi mở và trung thực , vừa khôn khéo vừa giản dị và thân mật. Ông không chờ các sĩ quan trẻ hoặc quân lính chào, ông chào họ trước.

Weyand và Vann đã gặp nhau khoảng một năm trước đây, khi Vann tiến hành một cuộc điều tra cố tìm thông tin về chỗ Ramsey bị Việt cộng cầm tù. Weyand vừa đến Hậu Nghĩa cùng sư đoàn bộ binh 25 mà ông chỉ huy và cấp cho ông nhiều thông tin thực tiễn. Nhưng ông không biết gì về lực lượng Việt cộng trong vùng, vả lại cũng chẳng ai biết.

Fed Weyand cho là mình may mắn phát hiện ra Vann. Họ biết rõ nhau hơn qua những cuộc thăm viếng tiếp theo, và khi Vann được bổ nhiệm làm giám đốc các hoạt động dân sự cuối năm 1966, anh thường đến tổng hành dinh của Weyand ngày thứ bảy hoặc chủ nhật chơi bóng chuyền và đêm ở lại để nói chuyện lâu hơn với vị tướng.

Một số sĩ quan nghi ngờ John Vann là một loại trung tá phản chắc. Nhưng Weyand đã xác minh lại những gì anh nói với ông, nhận thấy thường đúng chứ không sai. Ngoài ra, ông thán phục tinh thần can đảm của anh. Ông bị quyến rũ về vô số những chi tiết Vann thu thập ở nhiều bạn bè và người quen Việt Nam ở Sài Gòn , về những chuyến đi trên đường ít bảo đảm và những đêm anh ở lại trong các ấp và đồn tiền tiêu. Weyand không thể cho phép mình làm như thế và không biết có người nào khác làm như thế.

Bruce Palmer, thủ trưởng cũ của Vann ở Đức cầm đầu Quân đoàn 2 vào tháng Ba năm 1967 và Weyand trở thành phó của ông. Rồi Westmoreland điều động ông về gần mình làm ông rất tiếc, phụ trách công việc hành chính của quân đội Mỹ ở Việt Nam và Weyand nắm quyền chỉ huy Quân đoàn. Khi Westmoreland nói trước với ông, Vann không phải là một người dễ dãi. Weyand đã hoàn toàn ý thức được. Nhưng điều ông sẽ nhận được ngược lại, quan trọng hơn đối với ông.

Khi trở thành giám đốc CORDS ở Quân đoàn 2, Vann không cần chuyển khỏi ngoại ô Biên Hòa nơi mình đã ở. Anh nhiều công việc và trách nhiệm hơn nên cho làm thêm một ngôi nhà để làm việc. Weyand hỏi cần làm gì đặc biệt cho anh, Vann trả lời :

“ Có đấy, tôi muốn có một người giúp việc “

Weyand muốn biết anh có nghĩ đến một sĩ quan trẻ nào không.

“ Không, Vann nói, bất cứ một trung úy hoặc thượng sĩ nào cũng được, miễn là anh ta đến với chiếc trực thăng “.

Cho đến nay, anh vẫn được Seaman hoặc Palmer bố trí cho chiếc Raven H-23 mỗi lúc anh cần nhưng có hẳn một phi công lái và một trực thăng là đặc quyền của một viên tướng. Người giúp việc mới sau đó đến với chiếc máy bay hai chỗ ngồi và buồng lái vòm hình cầu. Vann đã có một đường băng nhỏ bằng xi măng bên cạnh văn phòng và anh thu xếp để người lái ở trong một trại lính ngay bên kia đường. Trong mười một tỉnh của Quân đoàn 2, không vị trí nào xa quá một giờ bay. Vann bây giờ chỉ huy 800 người Mỹ tại chỗ và ở những toán của tỉnh, phần lớn là quân nhân. Nếu kể thêm những nhân viên Philippines, Nam Hàn và Việt Nam thì đã có khoảng 2.225 người dưới quyền anh. Những lính Mỹ, trung tá, thiếu tá, đại úy , thiếu úy và trung sĩ lại nhận lệnh của Vann. Anh viết cho các bạn “ Tôi trở lại giữa gia đình quân đội và chính tôi là chỉ huy “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #188 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:58:20 pm »

Tháng Hai anh đọc được một bức thư của Ramsey. Thư viết trên giấy lụa chữ nhỏ bằng bút bi được đưa từ trại tù binh trong rừng ra do binh nhì Charles Crafts, một trong hai lính Mỹ được Việt cộng thả tự do, một cử chỉ tuyên truyền nhân dịp Tết năm 1967. Thư của Ramsey gửi cho bố mẹ ở Nevada, Crafts giấu ở bao kính và đưa lại cho sĩ quan tình báo của quân đội hỏi anh về việc được thả. Vann được triệu tập đến sứ quán, được giao trách nhiệm chuyển bức thư cho bố mẹ Ramsey. Anh vẫn giữ liên lạc với họ, thông báo tin tức ít ỏi anh có được cho họ. Có lúc, anh đã đề nghị giúp họ về tiền nong nhưng họ trả lời không cần thiết. Anh viết thư báo tin cho họ yên tâm. Đại sứ quán giữ bức thư gốc đưa vào hồ sơ Ramsey và gửi một bản sao cho gia đình.

Ramsey, con một , nói với bố mẹ “ Chính ý nghĩ trở về nhà và gặp lại bố mẹ mà con giữ sức khỏe của mình “. Anh hy vọng sống sót, “ nhưng chúng ta phải thực tế “. Anh muốn bức thư này chứng tỏ “ con còn sống đến ngày 13 tháng Giêng “ để bố mẹ có thể lĩnh lương của anh đến ngày “ không quá khó khăn “ nếu anh chết. Anh vừa bị một trận sốt rét thường rồi một trận thứ hai gọi là Falciparum “ xem như 90% trường hợp chết trong vùng này. Nếu thoát khỏi, con tin có thể sống sót qua bất cứ bệnh nặng nào khác. Việt cộng chăm sóc hoàn toàn đúng mực dựa vào điều kiện sống trong rừng … Bố mẹ cũng không phải lo về bom oanh tạc của Mỹ “. Trại đầy hố sâu và người ta đang đào một chỗ ở dưới đất để chứa tù binh. Một trại tương tự vừa bị B-52 dội bom  nhưng “ chỉ một người bị thương nhẹ “.

Vann có thể đọc trong thư nhưng nhất là chuyện kể của hai tù binh được thả tự do cho anh một khái niệm thực tế hơn về việc Ramsey  bị bắt. Anh không hình dung được và cũng chẳng người nào khác có thể, đấy là sự chuộc tội của bạn anh.

Hai người Việt Nam thẩm vấn anh ở trại thứ nhất nơi người ta dẫn anh đến, gần biên giới Campuchia, ngay từ đầu đã xác định anh là một do thám của CIA. Đối với họ, một người Mỹ nói tiếng Việt mặc quần áo dân sự đi với một khẩu AR-15, mang trong người nhiều tiền chỉ có thể làm nhiệm vụ do thám bí mật. Thực vậy, lúc bị bắt anh có 31.000 đồng Đông Dương để trả một hóa đơn xây dựng cho một thầu khoán địa phương. Những người hỏi anh suy luận anh đi trả tiền cho những kẻ giết người của CIA. Ramsey tự bảo vệ về việc đó nhưng những lời thanh minh của anh chỉ làm họ tức giận thêm. Đối với họ, công việc AID ấy chỉ là một vỏ bọc và nhân viên CIA là loại người Mỹ đáng ghê tởm nhất. Vai trò cơ quan tình báo giám sát công việc an ninh của Sài Gòn từ năm 1950, đã góp phần trong chiến dịch chống cộng của DIệm và vai trò của nó trong chương trình ấp chiến lược và những hoạt động khác được Việt cộng coi là những tội ác, phủ lên cơ quan ấy một ảnh hưởng huyền bí chết chóc dưới con mắt của họ.

Những người coi tù có vẻ xem sự hành hạ thể xác không có hiệu quả. Họ hành hạ về tinh thần, canh gác anh chặt chẽ. Để hả giận và giải trí buổi tối, họ sáng tác những màn kịch hài hước. Ramsey được xem là mẫu gốc của quân xâm lược Mỹ “ bàn tay nhuốm máu hàng nghìn người Việt Nam “. Màn kịch kết thúc bằng một chiến thắng : khánh thành một nấm mồ cho cái chết của tên nhân viên CIA này đầy hóm hỉnh. Ramsey bị hành quyết và chôn vào mồ tưới bằng máu. Mỗi người canh gác tham gia cảnh này đề nghị theo ý riêng của mình việc kết liễu anh : xử công khai rồi bắn chết, hành xác hoặc để nông dân đánh đến chết. Trại ở trong rừng nhiệt đới qui mô nhỏ nên Ramsey không tránh được thấy và nghe rõ hết.

Nỗi lo sợ, cô đơn, tội lỗi và hèn hạ từng tháng càng nặng nề khiến Ramsey gần phát điên. Khó ngủ làm thần kinh anh yếu thêm. Trong những trại ở rừng này, thực phẩm cho những người canh gác cũng như tù nhân vốn đã không đủ, đặc biệt thiếu protein và vitamin. Người Ramsey trở nên đầy ghẻ lở. Chỗ ngủ thô thiển làm bằng những tấm tre ghép phủ tấm đan lau sậy nằm rất đau. Anh cũng bị phù chân vì thiếu vitamin. Ánh sáng đèn cũng rất phiền phức, đặt trong một chiếc hộp kim loại mở một mặt để chiếu sáng. Khi nghe tiếng máy bay, những người gác kéo dây đậy nắp đèn, cũng làm anh mất ngũ. Ramsey bắt đầu có những cơn ác mộng và khi thiếp đi anh thường kêu lên.

Vào tháng Tám năm 1966, sau bảy tháng dằn vặt, anh càng lo lắng nhiều. Những người gác tù bảo dù sao cũng phải thanh toán anh đi vì anh đã quá yếu không đi đến trại mới được. Việt cộng đã quyết định di chuyển tù nhân vì những toán quân Mỹ bắt đầu thâm nhập vào trong vùng. Ramsey đã cương quyết hành động. Anh đề nghị và được cho làm việc như những tù nhân khác, bắt đầu tập thể dục trong nhà tù. Khi những đại diện “Hồng thập tự” Việt cộng đến đề nghị phát biểu trên “ Đài phát thanh giải phóng” những tuyên bố lên án cuộc chiến tranh , Ramsey nhận lời sẽ nói. Anh xen vào bài nói của mình những khẩu hiệu có vẻ kỳ quặc đối với một người Mỹ, ghi âm giọng run run hy vọng không dùng được trong việc phát đi. Những người gác không chú ý gì. Họ có vẻ dễ dãi hơn, để anh nói chuyện với những tù nhân khác và tập thể dục với họ.

Cuối tháng Mười, cuộc đi mệt nhọc 14 ngày đường rừng trong tỉnh phía bắc Sài Gòn thêm những vất vả thể xác vào thử thách tinh thần. Trại mới được Việt cộng xem như một chỗ đóng quân ngoài trời tạm thời cho đến khi họ đưa được tù binh lên xa hơn về phía bắc. Nhưng họ ở đây một năm. Để dễ che giấu hơn, những người Việt Nam chọn một chỗ khó khăn nhất trong nước, hiểm trở đến nỗi những người dẫn đường lạc mất vào cuối đoạn đường. Vùng này bị vô số vực sâu chia cắt phải đi qua trên những thân cây phủ rêu trơn. Đường đi quá phức tạp cản trở đoàn người mang vác đủ thực phẩm cho trại. Đất xấu, mưa nhiều và sớm trong năm 1967, tù binh và quân canh giữ không thể có được một ít rau. Đi săn lợn rừng hoặc muông thú không có. Một hôm, người ta phát hiện ra một tổ chuột lớn và nó cũng cung cấp cho họ được thịt tươi và protein. Nhưng nói chung, họ không có gì khác ăn ngoài sắn luộc nước mặn, gạo xấu , măng tre mà vẫn không đủ ăn.

Ramsey bị một cơn sốt rét sau khi đến trại mới một tuần, suốt 19 ngày sốt 40 độ. Trong bốn ngày, anh không ăn gì được và chỉ húp cháo. Buổi chiều lễ Noel, trong lúc anh giúp các bạn tù chuẩn bị làm lễ, anh đột ngột lại bị sốt rét faciparum thể nặng kèm theo rối loạn về não. Bác sĩ của trại  bắt mạch thấy rất yếu bèn tiêm một mũi trợ tim và những người có trách nhiệm bàn xem có nên lấy số thuốc kí ninh dự trữ rất ít cho anh không vì họ cũng bị sốt rét. Một cán bộ cấp trên lúc đó đến kiểm tra trại, cho rằng một nhân viên CIA có thể có giá trị trao đổi trong tương lai, đề nghị giữ mạng sống cho anh. Ramsey thoát khỏi cơn hôn mê sâu mười tiếng đồng hồ trong căn lều dùng làm bệnh xá. Da anh hoàn toàn trắng bệch do bác sĩ cho liều lượng quá cao để cứu anh.

Mưa trong đợt gió mùa như trút nước làm ngập hầm ngủ, những căn nhà mái tranh cũng không khô ráo; đất sũng nước, cây bật rễ đổ xuống làm hư hỏng nhà trong trại. Không ai bị thương nhưng quang cảnh thật đáng sợ. Những con đỉa to bằng ngón tay cái nẩy nở, bám vào chân làm nhiễm trùng nhiều người. Từng đợt Ramsey bị sốt rét định kỳ kéo dài một tuần lễ hoặc hơn. Sau cơn sốt nặng , bác sĩ cho anh ăn chế độ cháo gà và thịt một thời gian. Anh và những tù binh khác được nhận khá đều đặn những viên vitamin nhưng không có gì bù lại nổi việc ăn uống thiếu thốn. Bệnh phù lại bắt đầu xuất hiện. Da Ramsey mất tính đàn hồi và tóc bắt đầu rụng. Đùi trái của anh to ra, bàn chân, cẳng chân cũng phình ra. Thật đau đớn.

Một trong những tù binh của trại, một thiếu tá bị bắt trước Ramsey đã lâu, chết vì ảnh hưởng hỗn hợp của bệnh phù thũng, sốt rét và thiếu dinh dưỡng. Mọi người trong trại đều nghe tiếng khò khè của người hấp hối. Ramsey muốn đưa lại can đảm cho mình đồng thời mang lại can đảm cho bố mẹ trong lúc anh viết thư hồi đầu năm. Anh biết mạng sống của anh có thể chỉ như một ngọn nến trước gió.

Những người coi tù sẽ đưa anh ra khỏi chỗ này và đưa tới nhiều may mắn sống sót nếu anh nhận nói ra trước công chúng bây giờ thực sự anh nghĩ gì về cuộc chiến tranh này. Nhưng ý nghĩ về danh dự cấm anh sử dụng lời nói như một vũ khí chống lại các đồng hương của mình. Điều anh nghĩ không giảm được đau khổ của mình. Anh chỉ có thể tâm sự kín đáo với bố mẹ “ Chúng con tât cả đều hy vọng hòa bình đã gần tới, bản thân con mong các nhà lãnh đạo của chúng ta không ảo tưởng .. và họ không có tham vọng gì hơn là ra đi, vửa đủ khỏi mất mặt cho phép chúng ta rút lui không hại quá đáng đến uy tín quân sự. Mọi giải pháp khác là phủ nhận thực tế và mọi cố gắng theo hướng đó chỉ làm lẫn lộn sự điên rồ của quá khứ với sự vô lý của tương lai “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #189 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 08:09:13 pm »

 Vann rất yêu mến Komer và tình cảm đối với ông không ngừng phát triển nhưng cuối mùa hè năm 1967, anh viết cho Ellsberg “ Komer làm tôi thất vọng nhiều “. Ellsberg trở về công ty Rand vào cuối tháng Năm , do bị bệnh gan, tránh khỏi bị chết hoặc bị thương. Anh thất vọng vì không thuyết phục được người nào có thẩm quyền áp dụng những biện pháp căn bản mà Vann và anh cho là cần thiết. Ngoài ra, anh cũng thất vọng vì những thất bại liên tiếp trong cuộc sống riêng tư. Vết thương về vụ ly dị nặng nề thêm vì sự phức tạp và không thành công trong một cuộc phiêu lưu với một người đàn bà lai Âu Á, tình nhân của một chủ nhà hàng người xứ Corse ở Sài Gòn . Cũng như vậy với một nữ phóng viên, Patricia Marx, vì họ cãi nhau về cuộc chiến tranh mà Patricia chống đối. Ellsberg suy sụp đến mức cuối năm 1966 anh dự định tình nguyện vào bộ binh để tham gia chiến đấu ở miền Bắc. Bệnh gan đã hạ anh trước khi một viên đạn làm việc đó. Nhưng không vì thế mà anh bỏ rới chiến tranh . Khi đã hồi phục sức khỏe, anh lại muốn nghiên cứu về Việt Nam ở Công ty Rand, gây ảnh hưởng về con đường chính trị dựa vào những giác thư và trao đổi với hệ thống bạn bè, quan hệ anh đã có trong giới cao cấp ở Washington.

Việc bổ nhiệm Vann làm lãnh đạo cơ quan CORDS ở Quân đoàn 3 như một sự kích thích đối với anh, tan biến rất nhanh trong mùa hè năm 1967. Thực tế tấn công anh về mọi phía. Quân đội Nam Việt Nam không làm được vai trò bảo vệ các đội bình định ở các ấp. Các lực lượng địa phương và cảnh sát vẫn thảm hại mặc dù được Vann huấn luyện. Những người Việt được anh tuyển chọn và huấn luyện phần nhiều là những kẻ cơ hội hoặc không ra gì tình nguyện tham gia để tránh vào quân đội. Và cho dù những đội quân bình định có gồm những người chống cộng cuồng tìn hoặc những ông thánh đi nữa, họ cũng không thể bù đắp được thiệt hại do phần lớn các huyện, tỉnh trưởng mà họ phải theo lệnh gây ra.

Vấn đề với Komer đến từ chỗ, tất cả những khái niệm quản lý đập vào mắt mà ông học được ở Havard tự chúng đã có hiệu quả. Ông không thấy những hạn chế của nó. Mặc dù rất thông minh, không bảo thủ, ông cũng nghĩ về ảo tưởng “ trọng lượng của vũ khí và khối đông người “. Tháng Hai năm 1967, sau một trong những đợt đi kiểm tra đầu tiên của ông ở Việt Nam, ông đã nói với tổng thống “ mặc dù có những lãng phí và tốn kém, vấn đề không thể bàn cãi là chúng ta đang thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam. Chúng ta đè bẹp quân địch với trọng lượng và khối lượng của chúng ta “. Từ Nhà Trắng qua Sài Gòn để đưa lực lượng ấy phục vụ công cuộc bình định với hiệu quả mà ông rất tự hào, ông không điều chỉnh nhận xét của mình : Hoa Kỳ sẽ thắng cuộc chiến tranh bởi sức mạnh của nó. Ông không hiểu người ta có thể vận dụng sức mạnh bằng cách nhân đôi nó lên và “ bình phương sai lầm lên “ như ngài Robert Thompson, nhà chiến lược Anh chống cách mạng đã nói về thái độ của Mỹ ở Việt Nam .

Tuy thế, Komer vẫn tấn công vào nạn quan liêu. Westmoreland bắt gặp ông gửi một bức điện mật cho tổng thống đề nghị buộc tổng chỉ huy phải thay thế những người chỉ huy bất lực của Quân lực Cộng hòa. Thư ký của Komer đã sai lầm giao bức điện cho bộ phận truyền tin của ban tham mưu thay vì chuyển qua đường dây mật của CIA và bức điện không đi xa hơn văn phòng Westmoreland ; ông này mời Komer lên nói chuyện một lúc. Komer hiểu trong tương lai không nên chơi kiểu hiệp sĩ thì hơn. Dù sao, ông cũng chưa bao giờ đồng ý với luận thuyết của Vann cho rằng kiểm soát và cải tổ chế độ Sài Gòn là điều kiện thiết yếu để chiến thắng. Komer là một trong những người Mỹ ở nước ngoài không chịu đựng được ý nghĩ có hành động “ đế quốc “ theo nghĩa dùng trong thế kỷ XX. Theo ông, việc chính phủ Mỹ để cho Kỳ , Thiệu và những tướng tá khác tự do hành động, là một thể hiện đạo đức và xu hướng “ thực dân “ của Vann là một sai lầm. Cuối cùng, nghị lực của Komer, lòng nhiệt tình, kiểu cách, lương tri trong tổ chức như những nhát kiếm đánh vào những nút tệ hại của nạn quan liêu không đưa lại kết quả gì. Công cuộc bình định thống nhất theo cách của ông kết hợp dân và quân sự tiến hành tốt đẹp nhưng vô nghĩa. Không có gì thay đổi trừ tình trạng ngày càng tồi tệ hơn của những người Việt ở miền Nam.

Tính chất bè bạn và tình cảm của anh nói với người khác dễ làm người ta hiểu mình, kích thích Vann chia sẻ thẳng thắn với Ellsberg sự thất vọng của anh về Komer và nỗi chán nản về con đường Hoa Kỳ theo đuổi ở Việt Nam . Ngày 19 tháng Tám năm 1967, anh viết thư cho bạn “ Chúng ta đang trên con đường phá sản, phải thay đổi hướng và thay nhanh. Thực thà mà nói tôi chưa bao giờ nản lòng như bây giờ khi thấy cộng đồng Mỹ hành động với những mục tiêu trái ngược nhau về mọi phương hướng. Chúng ta đã vô vọng khi cần một đại sứ có sức mạnh , năng động, không thương xót và có tính thực dân với quyền lực cần thiết để quét sạch các tướng, các trưởng phái đoàn và những đồ ngu khác không theo một đường lối xây dựng rõ ràng, đấy là điều tối thiểu Hoa Kỳ có quyền lực lựa chọn và đuổi cổ những người có trách nhiệm Việt Nam “.

Lodge đã từ bỏ sự nghiệp đại sứ, trở về Hoa Kỳ vào tháng Tư, trước khi chiến tranh làm lu mờ nghiêm trọng tiếng tăm của ông. Người kế nhiệm, Ellsworth Bunker còn ít thiên hướng hơn ông, hành động như một tổng đốc theo Vann mong muốn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM