Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:39:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147487 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #20 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2008, 10:37:37 am »

Các sĩ quan báo chí của Harkins khuyến khích các phóng viên mặt trận đến các phân đội của Vann và đi theo những cuộc hành quân của sư đoàn 7. Các đại biểu Quốc hội, những tướng tá và nhân vật dân sự của Lầu Năm Góc luôn được cử đến để nghe một bản trình bày của kíp Vann – Cao, những quán quân về số lượng người bị giết. Theo chiến lược của mình, Vann dạy cho Cao thành chuyên gia về thông tin tỏa sáng tinh thần tấn công trên bục phòng chiến tranh trong nhà ở của ông ta. Vann cũng bố trí cho Cao những bản đồ và đồ thị maù cũng như những cuốn phim dương bản không làm mất vẻ đẹp của dụng cụ dùng ở Lầu Năm Góc. Nếu Cao luôn là nhân vật trung tâm của những cảnh ấy, thì Vann chỉ giới thiệu một cách ngắn gọn. Anh đã học nghệ thuật trình bày cô đọng khi còn là thiếu tá trẻ ở tổng hành dinh quân đội Mỹ ở châu Âu. Anh tập dượt ở đó đến mức làm chủ sự hài hòa của những thống kê và những chuyện kể truyền cảm có tác dụng mạnh và gây được lòng tin ở người nghe. Sau khi anh đi khỏi đó đã lâu người ta vẫn nhớ đến anh như một sĩ quan báo chí tốt nhất. Ở Việt Nam anh cũng tác động mạnh đến thính giả. Nếu có thì giờ, thường hiếm trường hợp ấy, Vann đưa viên tướng hoặc quan chức Lầu Năm Góc lên phòng khách tầng một của chủng viện để trao đổi riêng nhưng với giọng khác hẳn. Nếu không anh để cho ban tham mưu của Harkins tỉ mỉ truyền đạt lại những gì anh trình bày trong các báo cáo. Nhưng những chính trị gia và các nhà báo không bao giờ được hưởng ân huệ đặc biệt đó.

Cao khoái trá về những lời khen và triển vọng được gắn những ngôi sao cấp tướng. Ông ta thông báo với các phóng viên đến tổng hành dinh của ông :” Hôm nay tôi giết được 50 Việt cộng”. Ông bắt đầu biết rõ nghề quảng cáo. Mỗi lần “việc tính toán xác chết” lên đến con số tương đối cao, ban tham mưu của Harkins hoặc phủ tổng thống, chắc chắn báo chí – gồm cả phóng viên Pháp và Việt Nam – đưa người thắng trong cuộc chiến này lên hàng đầu. Horst Faas, nhà nhiếp ảnh của Hiệp hội báo chí, người hai lần được giải thưởng Pulitzer trong 10 năm ở Việt Nam, một hôm đến trước các nhà báo khác. Ông thấy Cao đang dựng lại trận đánh. Lính Nam Việt Nam kéo thân thể những Việt cộng đặt vào vị trí chiến đấu với vũ khí bị tịch thu trước mặt. Cao bước đĩnh đạc, chiếc gậy nhỏ trong tay, hướng dẫn việc dàn cảnh.

Nhiều người phó của Vann khó chịu về chiếc mũ dắt lá rừng Cao đội khi ra khỏi lều. Họ bắt đầu nghĩ Cao làm hơi quá đáng; ông ta xoa tay khi máy bay tiêm kích – ném bom hoặc xe bọc thép thực hiện được một chiến công và tự hào đã giăng bẫy Việt cộng.

Theo lời Ziegler, bây giờ ông ta chơi lối lám tướng. Ông lắng nghe Vann nói cần phải khôn ngoan, để anh giải thích một ít nữa rồi bĩu môi chán nản, tuyên bố không muốn tranh cãi nhiều. Nếu Vann cố gặng, ông đứng dậy nói “Ông là một cố vấn. Tôi là chỉ huy trưởng và chính tôi quyết định”.

Vann cố tự chủ nhưng những người phó của anh biết anh tự kìm mình khó khăn đến mức nào. Anh đỏ mặt và giọng mũi của anh càng khàn. Trở về chủng viện anh để cảm giác thất vọng của mình bùng lên, chửi Cao với  những lời rủa thừa kế từ thời thơ ấu nghèo khổ ở ngoại ô Norfolk.

Trong một cuộc tranh cãi, anh ra hiệu cho Faust và những cố vấn khác đi ra rồi nắm cánh tay kéo Cao lại trước tấm bản đồ. Từ xa những phó của anh thấy anh chỉ nhiều lần vào chỗ hổng Việt cộng thoát ra. Họ nghe anh nói với Cao giọng nhỏ cố nén giận. Cao phải cáng đáng trách nhiệm tinh thần của sĩ quan và binh lính. Ông ta phải bịt lối ra và tiêu diệt tiểu đoàn ấy không để Việt cộng sống sót. Các cố vấn chờ đợi Cao ra lệnh cho bộ binh lên máy bay lên thẳng. Vann nổi nóng và ý kiến của anh chắc chắn sẽ có giá trị. Lần này Cao không ra vẻ tướng nữa. Ông ta đành ra khỏi lều không nói một tiếng. Faust bắt đầu tự hỏi Cao có phải là một cộng sản bí mật không.

Nhờ những thiệt hại Vann gây ra cho Việt cộng, anh được tướng Harkins coi trọng đến mức khi Maxwell Taylor trở lại Nam Việt Nam trong đợt kiểm tra ngắn vào tháng Chín, anh là một trong những sĩ quan được mời đến ăn trưa cùng ông ta ở chỗ Harkins tại Sài Gòn. Đã gần một năm trôi qua kể từ đợt Taylor sang đây vào mùa thu năm 1961 thúc đẩy nhanh quyết định của Kennedy đưa lực lượng quân sự Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh. Lần này Taylor sang xem có những tiến bộ gì sau một năm. Vann được chọn đại diện cho các cố vấn cấp sư đoàn cùng ba người khác cấp thấp hơn, một thiếu tá và hai đại úy. Họ sẽ trình bày với Taylor ý kiến thẳng thắn của mình về tình hình khu vực đang đánh nhau.

Vann rất phấn khởi vì dịp may được nói hết những suy nghĩ của mình với một người có khả năng tác động đường lối đến cấp cao nhất và vực dậy tình hình. Kennedy đưa Taylor đã về hưu năm 1961 ra làm cố vấn quân sự. Tháng Bảy, tổng thống xác định lòng tin của mình khi cử ông này làm tham mưu trưởng quân đội. Khi được phát biểu, Vann có ý định trình bày với Taylor quan điểm trung thực và tàn nhẫn như đã nói trong những báo cáo mật gửi Harkins. Anh thất vọng nhận thấy những lo ngại của anh không làm nảy sinh tinh thần khẩn cấp như anh hy vọng ở Harkins. Porter thông cảm với điều đó nhưng không tác động được với cấp trên. Chính anh John Vann ấy, tháng Năm trên đường đi Mỹ Tho, tin tưởng sẽ thắng trong cuộc chiến tranh, đến tháng Chín chẳng còn tin chắc có thể hoàn thành nhiệm vụ đựoc giao trong khuôn khổ áp đặt và lo ngại cho tương lai.

Thành công ngoài mặt làm giảm nhẹ sự lo toan của anh nhưng không làm mất hẳn hoặc bớt đi. Anh vẫn hy vọng tiêu diệt các tiểu đoàn Việt cộng qua mặt Cao vốn không có trách nhiệm, anh không biết dự tính có thể làm được không. Có nhiều cơ may những quân nổi dậy cộng sản sớm muộn sẽ không sợ nữa và chiến đấu thông minh hơn và như vậy sẽ kết thúc việc tàn sát dễ dàng. Trong lúc chờ đợi, thậm chí anh không đạt được những mục tiêu tối thiểu đã xác định với Porter. Sau bước đầu sốt sắng, Cao không hợp tác nữa trong những vấn đề sơ đẳng như việc huấn luyện quân lính tập bắn và chiến thuật bộ binh. Ông ta không bao giờ cho phép tiểu đoàn nào tham gia hết ba tuần lớp họcVann tổ chức ở trung tâm Tân Hiệp và không một quân lính nào khi về trại thực hiện một động tác giống như đã được huấn luyện. Những báo cáo hàng tháng của các cố vấn đều đặn nêu lên phần lớn thời gian các đơn vị “nghỉ ngơi”. Khi một tiểu đoàn đến Tân Hiệp, mấy ngày sau Cao gọi trở về phần nhiều là để đuổi theo một toán Việt cộng đánh chiếm một vị trí tiền tiêu hoặc phục kích. Vann chắc chắn Cao cũng biết như anh trong trường hợp ấy không thể có kết quả vì Việ cộng đã chuẩn bị cẩn thận việc rút lui. Nhưng Cao không bao giờ muốn nhận ra điều đó. Vann nghi ngờ ông ta đi săn lùng một con mồi không tìm thấy duy nhất chỉ để tạo cho phủ tổng thống có cẳm giác ông ta luôn ở tình trạng báo động. Sau đó ông ra lệnh cho tiểu đoàn về trại “nghỉ ngơi” thay vì trở lại trung tâm huấn luyện. Việc đào tạo quân lính chiến đấu không phải một trong những ưu tiên của Cao. Ông ta cho rằng họ đã được tập dượt kỹ.

Cao cũng cản trở những cố gắng của Vann muốn mở rộng việc tuần tra và phục kích ban đêm nhằm hạn chế Việt cộng tự do nổi dậy ban đêm. Cao chỉ tỏ ra đồng ý lúc ban đầu vì Diệm chỉ thị phải thỏa thuận với  người Mỹ khi không thiệt hại gì và ông cũng muốn dễ mến với cố vấn mới. Một khi bước ấy đã qua, ông ta trở lại với thái độ ông cho là hợp lý. Một buổi sớm vừa ăn sáng xong, ông được tin Vann đi tuần tra cả đêm chỉ với năm người. Cao giận dữ mời Vann đến và hét lên dữ dội nếu anh không thôi những ngu ngốc ấy, ông sẽ xin một cố vấn khác. Vann có muốn một sĩ quan Mỹ cấp bậc cao đến trung tá bị bắt hoặc giết để tổng thống Diệm quở mắng ông,Cao, về trách nhiệm và sẽ không bao giờ tha thứ cho ông việc ông đẩy chính phủ vào chỗ lúng túng ? Sự nghiệp của ông sẽ tan vỡ thậm chí Diệm sẽ cho ông vào tù ! Vann trả lời anh chấp hành lệnh của Porter phải hành động ban đêm và tất nhiên phải có người chỉ huy các toán. Anh nhắc lại với Cao anh không phải một người không chuyên và đã học được ở Triều Tiên cách hành quân ban đêm với một toán nhỏ ít nguy hiểm hơn với một phân đội lớn. Cao trong tình trạng giận dữ và sợ hãi đến mức Vann thấy nên có sự thỏa hiệp nếu anh muốn tiếp tục cử sĩ quan, hạ sĩ quan đi tuần tra ban đêm. Anh thống nhất với Cao những sĩ quan cấp cao của sư đoàn chỉ hành quân ban đêm với quân số ít nhất là một đại đội. Còn những sĩ quan cấp thấp và hạ sĩ quan, họ vẫn tiếp tục đi cùng đơn vị nhỏ. Cao cầm chân những người Mỹ như thế rồi ông dùng sức ép một cách khác. Những sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan của Vann rất khó tập hợp được những người nhận đi với họ. Cao đã có những chỉ thị cho quân lính mình.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #21 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2008, 01:50:49 pm »

Nhưng Vann còn những lo toan khác ngoài việc tập luyện và tuần tra ban đêm. Anh bị tác động bởi sức bật của Việt cộng. Drummond cho biết một số tiểu đoàn bị anh đánh tan đã có đủ quân số thay thế. Drummond cũng phát hiện thấy mặc dù số lượng bị giết chết trong vùng của sư đoàn từ đầu chiến tranh đến nay rất nhiều, tổng quân số lực lượng thường trực và địa phương của Việt cộng trong năm tỉnh vẫn không thay đổi. Những đơn vị thoát khỏi Vann đã phát triển quân số và bù vào số lượng mất mát của những đơn vị khác. Nghiêm trọng hơn, Drummond được biết trong các làng xóm thuộc vùng này những người nổi dậy nhiều hơn rất nhiều con số 10.000 ước tính lúc đầu. Không biết chính xác con số, anh thấy sự chênh lệch ấy thật lớn. Như vậy có nghĩa những người cộng sản có một lực lượng dự trữ để bổ sung thiệt hại lớn hơn Vann nghĩ.

Trên chiếc xe Jeep đưa anh tới Mỹ Tho sáng hôm 11 tháng Chín năm 1962 ấy, anh nhắc lại cùng một cường độ điều anh đã nói năm 1956 những gì anh sẽ nói với Taylor trong bữa ăn trưa để lưu ý ông ta trong khi anh trình bày quan điểm của mình.Anh phải rất cẩn thận để không tỉ ra là người báo động. Vả lại Vann không tự cảm thấy mình là người chủ trương thất bại. Anh vừa được kích thích vừa lo ngại và anh muốn chia sẻ với Taylor hy vọng lẫn sự e ngại ấy. Khi tổng tham mưu trưởng quân đội biết được sự thật, ông sẽ nói với Kennedy và khi tổng thống đã hiểu điều gì xảy ra ở Việt Nam, tổng thống có sức ép với Diệm còn Taylor cũng làm thế với Harkins và Vann không còn phải lo lắng nữa.

Khi anh bước qua những bậc thềm ngôi nhà Harkins, mấy phút trước mười hai giờ rưỡi, anh cũng có dáng điệu vững chắc trong bộ quân phục kaki với chiếc mũ lưỡi trai như lúc anh đến trình diện Porter hồi đầu tháng Ba. Giấy mời của anh được viết tay trên một tấm thiếp trang trí cờ hiệu đại tướng bốn sao trên nền đỏ. Ngôi nhà là một khối trắng ở khu sang trọng của Sài Gòn, trước đây do những nhân vật cao cấp Pháp ở. Một con đường vòng bao quanh bãi cỏ được chăm sóc chu đáo. Quản lý ngôi nhà là một trung sĩ Mỹ, còn lại là công nhân Việt Nam. Bức tường cao bảm đảo cuộc sống riêng tư và an ninh nhưng cách đấy không xa là bể bơi và sân tennis Câu lạc bộ thể thao của cộng đồng người nước ngoài và xã hội thượng lưu Việt Nam.

Maxwell Taylor trở về Hoa Kỳ sau bữa ăn trưa ấy hai ngày. Buổi sáng trước khi đi ông họp báo trong phòng khách danh dự sân bay Tân Sơn Nhất. Ông gạt bỏ những câu hỏi của một số nhà báo về khả năng căng thẳng giữa những cố vấn Mỹ và các đồng sự Sài Gòn. Ông nói :

“Phải có mặt tại chỗ để cảm nhận được sức mạnh của tinh thần quốc gia, sự chống trả của nhân dân Việt Nam đối với hoạt động nổi dậy lật đổ đang đe dọa. Cảm giác tôi thu nhận được là một phong trào dân tộc rộng lớn, tất nhiên được người Mỹ giúp đõ chừng mực nào đó nhưng chủ yếu là một phong trào của những người Việt Nam bảo vệ đất nước họ chống một kẻ thù nguy hiểm và độc ác”.

Vann trở lại Mỹ Tho với những nỗi lo sợ vẫn nguyên vẹn. Anh giải thích điều đó trong một bản tóm tắt về bữa ăn trưa ghi phía sau lưng giấy mời trước khi xếp vào hồ sơ :

“Một dịp trình bày quan điểm với tướng Taylor với tư cách một trong bốn cố vấn (2 đại úy, 1 thiếu tá và tôi). Bữa ăn trưa kéo dài một giờ mười lăm phút. Nội dung chung của cuộc nói chuyện : Harkins trình bày sự nhìn nhận của mình và gạt bỏ những điểm quan trọng tôi muốn nêu lên”.

Trước mắt, Vann rất bận rộn vì mặc dù số lượng thiệt hại của Việt cộng tăng lên, Hoa Kỳ không đánh vào vấn đề cơ bản, việc cung cấp vũ khí cho quân đội do bị quân nổi dậy lấy được. Phái đoàn viện trợ Mỹ cung cấp cho Việt cộng vũ khí Mỹ một cách không chấp nhận được. Từ mùa xuân 1962, 28.000 quân thường trực vùng đất Sài Gòn trong phạm vi sư đoàn đã thay đổi loại súng Pháp cũ có quy-lát bằng súng tự động Mỹ. 10.000 quân bảo an được trang bị một số lượng lớn vũ khí bộ binh US, từ súng M-1 đến liên thanh và súng cối. 18.000 cảnh sát khiêm tốn hơn nhận các-bin nửa tự động cỡ 30, liên thanh nhẹ Thompson và BAR. Nhưng Harkins và ban tham mưu của ông, trước khi đẩy nhanh chương trìng hiện đại hóa vũ khí, không thấy trước việc không nên phân phối một khẩu súng nào cho những tiền đồn do địa phương quân chốt giữ mà không được xóa bỏ hoặc tăng cường. Nếu không đây là những chỗ quân nổi dậy trực tiếp lợi dụng món quà hậu hĩnh của Mỹ. Việc đã xẩy ra đúng như thế. Bảo an quân và cảnh sát giữ 776 tiền đồn của mạn bắc vùng đồng bằng là mục tiêu chính của Việt cộng. Phần lớn những tiền đồn ấy tiếp thu của quân Pháp (có 2.500 tiền đồn trên địa phận Quân đoàn 3) rất dễ nhận thấy : những tháp xây bằng gạch mà Vann gọi là “những chiếc quan tài gạch” chỉ nửa tá cảnh sát và những lô cốt tam giác tường đất có đường hào bao quanh được bố trí không quá một tiểu đội. Xóa bỏ những “trung tâm cung cấp cho người Việt” như Vann và các cố vấn đặt tên, là một việc nữa trong những ưu tiên anh thống nhất với Porter. Anh đã cho kiểm tra tất cả những vị trí ấy và đích thân tới nhiều chỗ. Sau đó anh đề nghị Cao và các tỉnh trưởng biến 776 tiền đồn ấy thành 216 trại có quân số ít nhất là một đại đội có khả năng tự bảo vệ cho đến lúc lực lượng tăng cường tới. Những trang trại ấy cũng dùng làm cơ sở tuần tra và hành quân địa phương. Cao và các tỉnh trưởng đều trả lời không thể xóa bỏ những tiền đồn, biểu tượng cho quyền lực thống trị và Diệm không bao giờ cho phép. Vann đã tranh luận để họ báo cáo với tổng thống, giữ lại những biểu tượng ấy thật vô lý vì thực tế chúng làm lung lay chính quyền. Hệ thống tiền đồn ấy không chỉ ngu ngốc về mặt quân sự mà còn là sự độc ác. Phần lớn cảnh sát đưa gia đình đến các lô cốt vì nếu họ ở ngoài làng, Việt cộng sẽ bắt giữ làm con tin buộc lính trong đồn đầu hàng. Xác chết và những người đàn bà, trẻ con bị què cụt sau những đợt tấn công là tài liệu tốt cho các nhà nhiếp ảnh của cơ quan thông tin Mỹ. Không lập luận nào của Vann có tác dụng. Anh nhận thấy Cao và các tỉnh trưởng đều gắn bó vô lý với những đồn bốt ấy cũng như Diệm. Những đồn tiền tiêu bị Việt cộng tấn công và bị phá hủy trước khi họ rút đi. Ngay sau đó, các tỉnh trưởng cho xây dựng lại.

Những người cộng sản Việt Nam tuyển mộ nông dân theo khả năng vũ khí cung cấp cho họ. Việc hiện đại hóa trang bị thể hiện ở sự tăng trưởng quân số và các loại súng các-bin, tiểu liên Mỹ mà các đơn vị thường trực và địa phương quân lấy được. Chẳng những không làm gì để ngăn chặn việc cướp trang bị Mỹ ở các đồn điền tiền tiêu mà Harkins còn luôn khuyến khích các cố vấn phân phối nhanh vũ khí mới mặc dù Vann và những cố vấn khác đã cảnh báo. Như vậy là họ sẽ chạm trán với một lực lượng Việt cộng ngày càng trang bị vũ khí tốt hơn. Và nếu chiến dịch tiêu diệt kẻ địch vì lý do nào đó bị gián đoạn hoặc chậm lại, những người cộng sản sẽ có đủ điều kiện khôi phục lực lượng để tấn công, tước đoạt vũ khí Mỹ và trở thành một đối thủ vô cùng đáng sợ hơn Vann có thể tưởng tượng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #22 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2008, 04:38:03 pm »

Cuộc chiến tranh này mang một dáng vẻ bỉ ổi vượt quá, bởi thái độ muôn thuở của quân đội Sài Gòn đối xử với nông dân – coi họ như một dân tộc bị chiếm đóng, cướp gà, vịt, hành hạ phụ nữ. Vann đã thấy tù binh bị ngược đãi, bị giết ở Triều Tiên. Những tháng đầu chiến tranh, người Bắc Triều Tiên thường giết những người Mỹ bị họ bắt. Người Mỹ cũng trả thù lại khi có thể. Vann vẫn xem là ngu ngốc khi giết một người có thể khai thác được thông tin. Nhưng anh hiểu binh lính căm giận quá mức trước cái chết của bè bạn nên đã có những hành động bạo hung bạo như vậy. Nhưng những gì anh thấy hoặc nghe ở Triều Tiên vẫn không làm anh đủ khả năng hình dung sự tàn ác của quân đội Sài Gòn đối với những người bị bắt.

Điều tệ hại anh biết là một sĩ quan can đảm, một đại úy gốc Campuchia tên Thưởng chỉ huy đại đội biệt kích ưu tú. Người của Thưởng, phần đông cũng người Campuchia, là binh lính thiện chiến nhất của Sư đoàn 7. Vị trí của Thưởng tương đương chức vụ chỉ huy một tiểu đoàn vì trong chiến đấu thường được giao dưới quyền một đại đội biệt kích thứ hai. Cao tin tưởng đặc biệt Thưởng và đội quân  này, không ngần ngại cử đi hành quân riêng lẻ, điều mà Vann không bao giờ nhận được với một đại đội bộ binh thường.

Đại úy Thưởng muốn có vẻ hung tợn. Ziegler lúc đầu huấn luyện cho đại đội biệt kích này và thỉnh thoảng cùng đi hành quân, nhớ lại anh ta là một người sức lực và tương đối cao lớn có nước da đậm của người Campuchia, mũi tẹt, rộng và cặp môi dày. Anh ta đeo kính râm gọng kim loại to. Khẩu Colt 45 bỏ trong bao da mang vai và trước ngực là một dây đeo đạn dự trữ. Thưởng gia nhập quân nhảy dù Pháp rất lâu trước khi người Mỹ thuyết phục Diệm tổ chức những đội biệt kích để chống chiến tranh du kích. Anh ta tự hào về những tiền bối của mình. Đầu hổ với hàm răng mở to, người Mỹ nghĩ ra để làm huy hiệu cho quân lính biệt kích may vào vai áo bên trái những trước túi ngực bên phải là đôi cánh quân nhảy dù Pháp. Anh ta vẫn giữ của lính dù boj quân phục ngụy trang và bê-rê đỏ hoặc chiếc mũ lưỡi trai. Trong một bao ở thắt lưng, anh ta luôn mang một vũ khí Mỹ điển hình, một dụng cụ ưa thích : con dao Bowie, lưỡi nặng, dài 35 phân mà James Bowie đã làm cho nổi tiếng trước khi tự sát ở Alamo.

Ziegler đã ghi vào danh mục những kỹ thuật Thưởng và quân biệt kích sử dụng, thấy có 12 cách. Anh đặt gọi đó là “những phương pháp cứng rắn”, một từ ngữ dùng vào tra tấn “

1 – Buộc xoắn bằng sợi dây thép gai;
2 – Lóc từng mảng da lưng;
3 – Nghiền nát bằng xe cộ hoặc một con trâu;
4 – Dúi đầu xuống bùn trong một phút rưỡi;
5 – Kéo tai thật căng;
6 – Chạy điện bằng máy điện thoại ( Hai dây máy điện thoại chạy pin nối với dương vật đàn ông hoặc âm hộ và vú của đàn bà. Quay máy có thể thay cho chạy dòng điện theo ý muốn);
7 – Bắt ngồi trên một cái mai ( Lưỡi dụng cụ này xếp được, do quân đội Mỹ cung cấp để đào hố cá nhân được chôn chặt xuống đất. Người tù trần truồng ngồi trên đầu cán bị kẻ tra hỏi dùng hết sức nhấn người xuống);
8 – Găm dao vào lưng ( Thưởng trói quặt tay người tù ra sau buộc con dao Bowie ở cổ tay mũi hướng về lưng. Nạn nhân buộc tựa vào một cây to. Thưởng đặt tay vào ngực người tù hỏi vừa nhấn mạnh tay);
9 – Dùng nước làm ngạt thở ( Bắt buộc người tù uống nước cho đến khi dạ dày trương lên đau đớn. Hoặc dùng giẻ ướt bịt mũi và đổ nước vào họng);
10 – Đánh dữ dội vào cẳng chân’
11 – Giữ đầu chúi xuống đất, tì gối ép mạnh lên lưng và bẻ khớp vai;
12 – Đánh vào bụng cho đến khi người tù nôn ra và bất tỉnh.

Ziegler làm dấu hoa thị ở số 11, nó phù hợp với hai bức ảnh anh chụp được và dán bằng băng dính trên trang đối diện trong nhật ký của anh. Người ta thấy một lính biệt kích bẻ sai khớp vai một tù nhân và đánh vào dương vật trong lúc người này đang ở trên đất. Ba người bị bắt khác, bị trói tay, do những biệt kích khác canh giữ, đang chờ đến lượt mình. Họ can đảm lạ lùng trước cảnh những người bạn bị tra tấn. Họ quay nhìn rất kiên cường như tập hợp lòng dũng cảm chịu đựng thử thách khi bọn lính hành hạ họ. Mỗi lần Ziegler cố gắng can ngăn Thưởng và lính biệt kích, thì chúng sẽ dấu anh. Nhưng cảm giác bất lực và lo lắng càng mạnh hơn khi những người tình nghi bị bắt ngay tại làng họ. Vì đàn bà, trẻ con bám lấy họ, cầu khẩn biệt kích đừng bắt đi cho đến lúc chúng đấm đá đuổi họ ra xa. Và nếu sự tra tấn , giết hại tiến hành trước mặt các gia đình như thường xảy ra, tiếng kêu van, rên khóc của đàn bà, trẻ con chứng kiến càng làm nao lòng Ziegler hơn là thấy những ngược đãi.

Zieger kể với Vann những điều ấy. Nhưng không chỉ riêng gì lính biệt kích. Vann đã nghe những câu chuyện tương tự từ những cố vấn khác của sư đoàn và những đại úy, thiểu tá làm việc với quân bảo an và cảnh sát. Anh bối rối khi được biết những tù nhân bị bắt được công bố biến mất trước khi được dẫn lên các sĩ quan thông tin của sư đoàn, Drummond và Bình. Vốn có xu hướng nghi ngờ những gì chính mình không nhìn thấy, anh tự nhủ không biết những câu chuyện ghê gớm ấy có phải do những chàng trai trẻ mới thấy chiến tranh lần đầu thổi phồng lên không. Một đêm tháng Bảy anh cùng Ziegler đi theo đại đội của Thưởng phục kích ở huyện Cai Lậy cách Mỹ Tho 25 cây số về phía tây. Có nhiều may mắn chiến thắng vì đây là vùng của một pháo đài du kích mà đa số nông dân có cảm tình với cộng sản từ cuộc chiến tranh chống Pháp.

Mờ sáng, 7 Việt cộng nghĩ là an toàn, đi qua ruộng ngay trước mặt đại đội. Thưởng chờ họ đến cách dưới một trăm mét mới ra lệnh bắn rồi bao vây, bắt sống. Họ chỉ bị thương nhẹ. Thưởng bắt tù binh xếp thành hàng, rút dao Bowie ra và bắt đầu trò chơi ưa thích. Anh ta đi lại trước mặt những người bị bắt, bảo nhẹ nhàng phải nói thật và sẽ không tha thứ nếu có người nói dối. Anh ta vung lưỡi dao lên không rồi đột ngột dang cánh tay, nắm tóc một nông dân trẻ kéo đầu ra sau cắt ngay cổ họng. Anh ta lại đi tới, lui vừa nhẹ nhàng nói muốn biết rõ sự thật trong lúc nạn nhân rúm người trên mặt đất tay ôm cổ co dật. Những tù binh khác bắt đầu run rẩy như Thưởng muốn. Vann không bao giờ nghĩ anh ta sát hại tù binh trước mắt mình. Anh nghĩ anh ta chỉ dọa họ sợ cho đến lúc anh ta cắt cổ nạn nhân đầu tiên.

-   Bảo anh ta ngưng trò thối ấy đi ! Vann kinh ngạc thét lên với Ziegler thay vì với Thưởng.
-   Đấy là cách hỏi của anh ta, Ziegler rùng mình trả lời trong lúc Thưởng cắt cổ người thứ hai.
-   Nhân danh Chúa ! Vann kêu, lần này nhảy tới chỗ Thưởng. Tôi bảo ngưng trò thối ấy !

Thưởng cắt nhanh cổ người thứ ba để chứng tỏ tiếng kêu của Vann không làm anh ta nao núng, múa dao chỉ những người sống sót bảo thẳng vào mặt Vann :

-   Ông muốn giữ chúng à ? Cứ đưa chúng đi đi !

Anh ta không hiểu lời chửi rủa của Vann, lau máu ở lưỡi dao vào quần, cho dao vào bao và bỏ đi.

Một trong bốn người sống sót bị thương ở chân. Máy bay lên thẳng Vann gọi đến để mang tù binh đi chỉ lượn trên đồng ruộng ngập nước mà không đỗ xuống. Thời kỳ ấy do thiếu phụ tùng thay thế, phi công sợ hỏng máy nên không dám cho bánh xe dính bùn. Vann ôm người bị thương trên tay bỏ lên máy bay. Phi công lúc ấy lùi lại làm hai người lăn xuống nước. Tuy chân bị thương, anh Việt cộng ôm lấy Vann đẩy lên và leo lên sau. Ziegler và ba người kia lên theo họ.

Sau chuyến đi ấy, Vann tin rằng những chuyện khác cũng không phải do người ta nói quá lên và việc tra tấn, giết người là những việc thường ngày. Là sĩ quan Mỹ, anh ngần ngại trong việc phê phán đồng minh. Đến cuộc họp cố vấn tiếp đó anh đề nghị không bao giờ để cho những việc bẩn thỉu ấy tung ra ngoài nhưng mỗi lần xảy ra cần cho anh biết và cố gắng ngăn cản họ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #23 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2008, 11:19:29 am »

Anh trao đổi những kết luận của mình với Cao và phân tích để ông ta có những biện pháp kỷ luật, tỏ ra với sĩ quan, binh lính là ông lên án những hành động ấy.

Cao lắng nghe Vann, nhận thấy cần làm cái gì đó nhưng không thi hành kỷ luật Thưởng hoặc một người nào khác và không có chỉ thị gì mới về việc đối xử đúng đắn với tù binh. Kết quả duy nhất Vann nhận thấy là Cao cho các sĩ quan biết ông ta không muốn người Mỹ tham dự vào những hành động đáng tiếc. Một số đơn vị có thói quen làm những việc tàn ác khi nghĩ rằng các cố vấn không thấy. Nhưng phần đông, đặc biệt Thưởng và người của anh ta vẫn tiếp tục như cũ.

Vann có báo cáo việc này với Porter và Harkins hy vọng Harkins can thiệp với Chính phủ Sài Gòn. Anh đã dự kiến không trình bày kỹ với Taylor vì có thể kết quả sẽ ngược lại : một viên tướng đi thanh tra không thích những chuyện tra tấn và giết người. Bao giờ ông ấy cũng sợ bê bối với báo chí. Vann thấy nên tập trung vào một nỗi kinh hoàng khác làm anh thương tâm hơn vì đụng chạm đến nhiều người : việc máy bay ném bom và pháo bắn mù quáng vào các làng xóm, giết và làm bị thương nhiều người dân thường, phá hủy nhà cửa, gia súc của họ, lực lượng Sài Gòn sẽ ngày càng mất cảm tình của dân chúng. Vann có một lý do đặc biệt để nêu vấn đề với Taylor, vì Harkins và những sĩ quan cao cấp của không lực đều liên lụy trong vấn đề này.

Porter đã báo động với Vann về cuộc tàn sát dân thường này trong tháng Ba. Bản thân ông, tháng Giêng đến Việt Nam đã trực tiếp thấy những cái chết vô ích. Ông đã tham dự một cuộc đột kích bằng trực thăng vào một xóm nhà ở Đồng Tháp Mười. Người ta bảo với ông đây là một “làng Việt cộng”. Trước khi các trực thăng đỗ xuống, máy bay ném bom đã tấn công để uy hiếp tinh thần Việt cộng và ngăn cản sự chống cự. Chiến thuật “dội bom trước” đã cũ và được sử dụng lại vào cuối chiến tranh Triều Tiên.

Khi Porter nhảy từ trực thăng xuống cùng những toán tấn công ông không thấy một Việt cộng nào mà chỉ những xác ông già và đàn bà giữa những đổ nát bị bom napalm thiêu cháy. Ông nghe tiếng kêu giữa cột kèo nhà gãy đổ đang cháy : một đứa bé nằm trong bùn gào khóc đòi mẹ. Porter không thấy được người mẹ, chắc bà đã chết hoặc bị vùi lấp đâu đó và đứa bé được đưa đến trại trẻ mồ côi. Không có một Việt cộng nào trong vùng, không một hố cá nhân hoặc dấu hiệu gì chứng tỏ họ vừa ở đấy. Xóm này chắc chắn dưới sự kiểm soát của những người cộng sản cũng như toàn vùng; mặt khác không thấy có một thanh niên nào. Nhưng rõ ràng không một Việt công nào ở trong xóm lúc máy bay ném bom hoặc họ đủ kinh nghiệm để bỏ trốn an toàn khi thấy máy bay thám thính tới. Bom đạn chỉ giết hại đúng những người mà Porter nghĩ đến Việt Nam là để bảo vệ họ chống cộng sản.

Vann chia sẻ lý tưởng của Porter. Một quân nhân trong danh dự và ý thức về nhiệm vụ không giết hại hoặc làm bị thương những người dân thường. Qua những đợt khảo sát trong khu vực sư đoàn, ngay cả trước khi nhận quyền chỉ huy anh nhận thấy Porter không nói quá. Trong năm đầu ở Việt Nam,, Vann đã ít nhất 15 lần chứng kiến những người già, đàn bà và trẻ con bị các đợt ném bom giết hại. Mỗi lần như vậy những cái chết thật vô ích.

Đại úy Bình, đồng sự với Drummond, nhớ lại một sự kiện xảy ra ở tỉnh Biên Hòa phía nam Mỹ Tho. Sau một đợt máy bay tấn công, một số nông dân bị chết và một người đàn bà bị thương nặng. Vann gọi ngay trực thăng đưa bà đến bệnh viện. Bình thấy anh đỡ bà trên tay đưa tới máy bay, từ từ nâng bà lên cửa để hai người trong đội bay đặt bà vào cáng. Khi phi công nổ máy bay lên, Vann quay lại, Bình nhận thấy áo sơ mi và quần anh đầy  máu của người bị thương. Bình nghĩ “Đấy là một người Mỹ thực sự quan tâm đến người khác. Không một sĩ quan Sài Gòn nào làm điều ấy”. Anh tiến đến xin lỗi Vann nhưng họ chỉ nhìn vào mắt nhau vì Bình quá cảm động không nói được lời nào.

Những người chết hoặc tàn tật ấy vì ý muốn hoặc vì sức mạnh, làm Vann điên giận : không những việc ấy trái ngược với lý tưởng, nó còn là một cách tệ hại dẫn dắt cuộc chiến tranh này. Cuộc chiến tranh chống du kích đòi hỏi phải làm chủ chặt chẽ phi pháo. Anh tự nhủ không có bất cứ một người Mỹ nào có thể hình dung những nông dân Việt Nam mất đi người thân trong gia đình, bạn bè, nhà cửa lại không nổi giận như nông dân Mỹ, trong những trường hợp tương tự. Những người Việt Nam này có một giải pháp : trung thành với một chính phủ và quân đội khác để trả thù.

Vann khó tin được sự tách biệt hoàn toàn khi tự do thả lỏng cho máy bay ném bom và pháo binh. Chỉ một phát súng bắn tỉa đủ làm cả một tiểu đoàn dừng lại và đại úy chỉ huy đòi hỏi máy bay tấn công hoặc pháo bắn chặn vào làng xóm có người bắn tỉa đó. Vann lấy việc đó giải thích cho viên đại úy và Cao. Thật là kỳ cục để một phát súng bắn lẻ chặn được cả một tiểu đoàn và thực sự là tội ác khi qua đó triệt hạ cả một làng. Tại sao không co một tiểu đội đi vòng bắt người bắn, làm cho anh ta sợ hoặc giết đi trong khi cả đơn vị cứ tiến lên ? Dân chúng cần đội quân bảo vệ chứ không phải để tiêu diệt họ.

Các tỉnh trưởng và quận trưởng bố trí móc-chi-ê và súng cối 105 theo cách có thể quay tròn 360 độ và bắn được mọi hướng. Trong một đợt hành quân, Vann ở lại chậm trong lều chỉ huy để cập nhật những sự kiện trong ngày. Anh chỉ một mình với sĩ quan trực và mấy người lính. Một tiếng nói vang lên trong máy bộ đàm. Sĩ quan trực cầm máy, trao đổi ngắn, đến chỗ bản đồ xác định cái gì đó rồi quay lại máy trả lời.

-   Có gì xảy ra thế ? Vann hỏi.
-   Quận trưởng hỏi chúng ta có quân lính trong xóm này không. Anh kia chỉ một điểm ở bản đồ trả lời. Một nhân viên của ông ta bảo có Việt cộng ở đấy và ông muốn bắn pháo vào.
-   Anh trả lời ông ta thế nào ?
-   Tôi bảo chúng ta không còn ai ở đấy.
-   Thế ông ta không kể đến những dân trong xóm đó sao ?

Người sĩ quan nhún vai. Cách đấy mấy cây số, mócchiê bắt đầu dội vào trong đêm.

Vann phát hiện ra đấy là cách làm thông thường trong toàn khu vực Sư đoàn 7. Các tỉnh trưởng, quận trưởng có quyền nã pháo vào các hướng bất kể ngày đêm. Thậm chí họ không cần đến báo cáo mơ hồ của một nhân viên mật tố giác hôm trước hoặc hôm kia có một số Việt cộng ở một xóm bên cạnh. Vả lại Vann nhận xét, những nhân viên mật ấy tỉnh trưởng tuyển dụng theo ngân sách riêng, trả tiền theo số báo cáo, không bao giờ báo để bom đạn dội xuống những làng có gia đình họ sống. Ngoài ra các sĩ quan Sài Gòn vận dụng theo cách riêng của mình chiến thuật tàn sát và câm đoán. Tùy theo trạng thái tinh thần của họ, các tỉnh trưởng hoặc các chỉ huy quân đội Nam Việt Nam chọn một địa điểm trên bản đồ, chỗ lội qua con ngòi hoặc con sông, một ngã tư đường, một rặng dừa hoặc bất cứ chỗ nào họ cho rằng Việt cộng lúc đó có ở đấy. Và họ ném bom, bắn pháo vào những mục tiêu ấy. Không một quan sát viên nào chỉnh, sửa đường bắn. Pháo binh tính hướng và tầm bắn trên bản đồ. Nhưng rất khó bắn trúng mục tiêu nếu chỉ dựa vào bản đồ, hơn nữa những tài liệu cũ của Pháp họ sử dụng nói chung đã sai lạc; những xóm làng hoặc mục tiêu họ chọn không còn trên bản đồ nữa. Cách bắn hoàn toàn không hợp lý hình như không làm các sĩ quan Sài Gòn bận tâm, vì đã không có biện pháp nào khác sau khi Vann chỉ trích những sai lầm ấy.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2008, 05:20:44 pm »

Trừ một số người như Bình, không ai có vẻ hối hận khi đạn bom đánh vào những người dân chứ không phải Việt cộng như thường vẫn xảy ra. Dù sao Vann cũng thuyết phục được Cao không dội bom trước khi tấn công bằng máy bay lên thẳng : vừa làm hỏng tác động bất ngờ vừa vô ích vì Việt cộng sẽ bị chấn thương vì máy bay đến bất ngờ. Ngoài điều đó, anh có lập luận, trách cứ, kêu van mấy cũng không hiệu quả. Cao và các sĩ quan khác trả lời với Vann những nạn nhân là người xấu, là thân nhân Việt cộng. Các chỉ huy tiểu đoàn bị Vann chửi rủa vì đã triệt hạ một làng và dân chúng, dẫn anh đến xem một cây to có găm cò hiệu Việt cộng hoặc một khẩu hiệu tuyên truyền viết trên tường một ngôi nhà. John Vann đến Việt Nam để chiến đấu với những chiến binh khác chứ không phải với bố, mẹ , vợ con họ. Việc những người đó là bà con của những người  nổi dậy – và chắc chắn có cảm tình và giúp đỡ họ - không vì thế mà mất đi danh nghĩa những người dân thường. Đáng lẽ Chính phủ Sài Gòn phải cố gắng tranh thủ họ bằng cách đối xử công bằng để rồi họ thuyết phục con trai hoặc chồng họ rời bỏ hàng ngũ cộng sản.

Vann kết luận Cao và các sĩ quan Sài Gòn muốn giết những người ấy, phá nhà, giết gia súc, không phải một cách có hệ thống mà thường để làm họ sợ. Lý thuyết bình định của họ nhằm khủng bố nông dân để họ không giúp quân nổi dậy. Cũng vì thế mà Cao và các nhà chỉ đạo dân sự không làm gì để ngăn chặn những hành động tra tấn và bắn giết. Họ cho như vậy là có ích. Thái độ của họ chứng tỏ “Phải cho những kẻ ấy một bài học, chỉ cho họ thấy chúng ta mạnh và cứng rắn đến mức nào”. Câu trả lời Vann nhận được của Cao khi anh chỉ trích những cuộc dội bom đạn mù quáng là phi pháo nói lên sức mạnh của chính phủ và nó buộc dân chúng phải kính trọng.

Khi Porter và Vann đề nghị Harkins phản đối việc tàn sát đó họ thấy ông ta cũng có tầm nhìn hạn chế như những người Việt. Thay vì dùng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn những cuộc dội bom, ông ta vẫn tạo điều kiện cho họ làm. Porter và Vann sững sờ vì thất bại của mình.

Viên tướng tư lệnh đến vùng đồng bằng để có những cuộc họp ngắn chỉ thị cho tổng hành dinh hoặc các thủ phủ. Ông đi trên một chiếc máy bay hai động cơ dành cho các sĩ quan cao cấp. Thân máy bay sơn trắng để khác biệt với màu xanh của Không quân. Buồng chính bố trí 8 chỗ ngồi với bàn xếp để làm việc hoặc ăn uống, phía sau là một quầy rượu nhỏ. Harkins cẩn thận giữ gìn cốt cách lịch sự nhà binh. Porter hầu như luôn luôn là người đi cùng nhân danh sĩ quan Mỹ cao cấp nhất trong vùng. Thường Harkins cũng mang theo một sĩ quan Sài Gòn, khi ông đến vùng Sư đoàn 7. Vann và Cao được đề nghị cùng đi.

Bay trên một vùng do Việt cộng kiểm soát, Vann và Porter lưu ý Harkins về những dấu hiệu có mặt họ : đường hầm đào xuyên đồng ruộng để ngăn mương ngòi, sự đổ nát của một đồn tiền tiêu. Khi họ trải bản đồ, Cao và sĩ quan Sài Gòn chỉ vị trí một “làng Việt cộng” hoặc một “xưởng vũ khí” và nói thêm “Phải dội bom vào đấy”.

Biết Porter và Vann phản ứng, Harkins bèn hỏi ở những nơi ấy có dân thường không.

-   Không, không, chúng đều là Việt cộng, Cao trả lời.
-   Chúng đã hoàn toàn bị cộng sản mua chuộc, sĩ quan Sài Gòn nói thêm. Sau đó khi chỉ có họ với nhau, Vann và Porter giải thích cho Harkins làng cho là “làng Việt cộng” cũng giống như tất cả những làng của nông dân vùng đồng bằng. Những người Việt cộng đi qua đó để nghỉ đêm và có thể còn lại vài người làm quận trưởng lo ngại. Nhưng nếu dội bom nhiều cơ may họ sẽ thoát khỏi. Họ có những hầm kín dưới đất, sẽ nhảy vào khi máy bay xuất hiện. Nhưng hàng trăm người dân khác thiếu chuẩn bị hơn, hoảng sợ và sẽ bị sát hại. Việt cộng hướng dẫn nông dân đào hầm dưới nền nhà phủ rơm dùng làm giường. Như vậy họ có một chỗ ở chắc chắn tại chỗ nếu nhà cửa không bị dội bom napalm hoặc lân tinh đốt cháy.

Về “xưởng vũ khí” Cao chỉ trên bản đồ, Vann và Porter giải thích, qua những thông tin nhận được, trong làng ấy Việt cộng có chế tạo súng với những ống mạ kẽm, nhưng “xưởng” là một túp lều giống như những lều khác. Hoàn toàn may rủi nếu túp lều ấy trúng bom trong đợt dội bom vào làng.

Harkins khó chấp nhận được những điều họ nói. Ông nhìn họ và không tin khi họ khẳng định Cao và sĩ quan Sài Gòn nói dối. Ông ta có cảm tưởng những từ “làng Việt cộng” và “xưởng vũ khí” gợi lên cho ông những hình ảnh trong Thế chiến thứ hai với một trại lính Đức lớn và một xưởng vũ khí khổng lồ. Vì Harkins không bao giờ đi với bộ binh, ông ta không thể nhận thấy những hình ảnh ấy sai khác đến mức nào. Vann và Porter cũng không thuyết phục ông được, theo lối nói của Vann những cuộc dội bom “giết chết nhiều, rất nhiều dân thường hơn Việt cộng và kết quả là củng cố hàng ngũ những người nổi dậy”. Harkins bỏ ngoài tai những lời phản đối của hai người và những ngôi làng bị dội bom. Ông ta cũng không kìm hãm đạn pháo, điều mà ông dễ dàng làm khi trang bị vũ khí cho quân lính Sài Gòn.

Các cố vấn Mỹ của hai sư đoàn khác của Quân đoàn cũng đánh giá như Porter và Vann, những cuộc dội bom rất tai hại về mặt chính trị và vô ích về quân sự. Một trong bọn họ là một nhân vật có thế lực, nói chung quan điểm có trọng lượng đối với cấp trên : trung tá Jonathan Fred Ladd, cố vấn Sư đoàn 21 bộ binh quân đội Nam Việt Nam ở phía nam vùng đồng bằng. Bố ông là thiếu tướng, trước kia là bạn và là cấp trên của Eisenhower và Westmoreland. Bản thân Fred Ladd đã là trưởng ban tham mưu của Mac Arthur thời gian đầu chiến tranh Triều Tiên và được tặng thưởng huân chương.

Harkins coi trọng những lập luận của Ladd trong những vấn đề khác nhưng không nghe ý kiến về những nạn nhân dân thường của những trận bom.

Những cuộc bàn cãi bao giờ cũng kết thúc cùng một cách. Khi Cao hoặc một sĩ quan Sài Gòn nêu lên vấn đề “một xưởng vũ khí Việt cộng” hoặc các mục tiêu tương tự, Harkins chứng tỏ sự đồng ý, nói với một giọng đe dọa hơn là hỏi “ Thế thì các ông chờ gì mà không xóa chúng trên bản đồ ?”. Ông cho Porter và Vann hiểu ông đã chán ngấy những than phiền về dân thường, bị thiệt hại nhưng vẫn lịch sự lắng nghe họ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #25 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2008, 08:01:11 pm »

Đấy không phải trường hợp của thiếu tướng Rollen “Buck” Anthis, người phi công hoạt bát chỉ huy toàn bộ Không lực Hoa Kỳ. Tên của Porter bị bêu xấu ở tổng hành dinh Sư đoàn 2 Tân Sơn Nhất. Không lực Hoa Kỳ có ảnh hưởng nhiều hơn những quân lực khác đối với đồng sự Sài Gòn để xây dựng một lực lượng không quân Mỹ - Việt. Trung tâm hành động Tân Sơn Nhất kiểm soát tất cả các phái bộ Nam Việt Nam thực tế nằm trong tay những sĩ quan Mỹ. Tướng Anthis lúc đầu cho rằng những than phiền của Porter là thổi phồng và chỉ có một số tình huống riêng lẻ. Tuy ở cấp tá, Porter không sợ trực tiếp với viên tướng. Ông mời Anthis đến thực địa xem xác đàn bà, trẻ con bị phi công giết hại. Viên tướng lần đầu phản ứng giận dữ và có thái độ ngày càng cừu địch. Họ xoay quanh những lập luận ấy. Anthis công nhận có thể có một số người vô tội bị chết nhưng đó là thảm kịch không thể tránh khỏi của chiến tranh và dù sao mọi người đều biết chiến tranh là điều đáng phỉ nhổ ! Porter đáp lại không phải chỉ một số dân thường mà một số lớn hơn nhiều và đây không phải là một cuộc chiến bình thường. Anthis trả lời chính Porter phóng đại ; chỉ huy không quân Việt Nam và những sĩ quan quân đội nói với ông người chết phần lớn là quân nổi dậy và những cuộc dội bom đã gây thiệt hại nhiều cho cộng sản. Porter lại nói người ta đã lừa dối thiếu tướng, cố gắng thuyêt phục ông này với báo cáo của Vann giải thích những cuộc dội bom có nguy cơ ném “những người ấy vào tay Việt cộng”. Anthis không cho rằng việc ném bom gây lợi thế cho cộng sản. Porter tiếp tục bảo nếu Anthis không sợ sự thật, tại sao không đi xác nhận thực địa các nạn nhân bị máy bay giết chết ? Anthis bèn lùi lại với một lập luận pháp lý : bản thân ông cũng như các sĩ quan của ông không ai có sáng kiến ném bom. Những cuộc tấn công bằng máy bay đều do yêu cầu chính thức của chính quyền địa phương, những sĩ quan chịu trách nhiệm về quân lực Nam Việt Nam, những tỉnh trưởng và quận trưởng.

-   Nhưng nếu ông nghĩ nạn nhân sẽ là đàn bà, trẻ con và người già, ông sẽ không chấp nhận những đề nghị ấy, đúng không ? Porter cố gặng.
-   Không. Nhưng không phải chúng tôi đòi hỏi những cuộc tấn công đó. Chính những người Việt Nam. Anthis trả lời.

Ông ta dựa vào cách đó và cứng cỏi đến mức nổi giận để kết thúc cuộc tranh cãi. Không bao giờ ông nhận lời Porter đi thực địa nữa.

Porter chỉ là đại tá, cố vấn một Quân đoàn, không đương đầu nổi với một viên tướng không quân. Anh không như Vann. May cho anh, anh không có dịp đối đầu với Anthis vì anh sẽ không ở lâu trên cương vị cố vấn Sư đoàn 7. Anh hiểu sâu vấn đề. Mỗi một lực lượng đều muốn đóng vai trò lớn nhất có thể được ỏ Việt Nam từ khi tổng thống Kennedy đưa Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh. Vị trí của Không lực sẽ tăng tỉ lệ thuận với việc dội bom. Nếu người ta hạn chế sức mạnh của nó như phải làm, nó sẽ không làm được việc gì đáng kể nữa trong cuộc chiến này. Lợi ích riêng của Anthis cũng như của lực lượng ông là phải nghĩ những cuộc dội bom tạo thuận lợi cho mọi cố gắng chiến tranh, cho nên ông ta tin. Giáp mặt với xác chết đàn bà và trẻ con sẽ là sự ức chế nhiệt tình của mình. Vann không qui trách nhiệm cho Không lực. Người sai lầm là tướng Harkins đã không hiểu bản chất của cuộc chiến tranh và không kìm hãm xu hướng tự nhiên của tội ác.

Việc ném bom mỗi tháng càng ác liệt dần khi Anthis và ban tham mưu của ông tăng cường sức mạnh không quân Mỹ - Việt. Cuối năm 1961, Không quân Sài Gòn có 70 máy bay. Đến tháng Chín năm 1962 số lượng ấy tăng lên gấp đôi, phi công có thể là Mỹ hoặc Việt. Lực lượng Không lực Hoa Kỳ có 70 máy bay ở tiểu hạm đội Biên Hòa và những đơn vị khác. Số lượng phi công Mỹ ở Việt Nam cũng tăng với nhịp điệu ấy : tháng Mười hai năm 1961 có 400, tháng Chín 1962 lên 2.000, bằng một phần ba quân số Sài Gòn, khoảng 6.500. Mánh lới sơn máy bay B-52 và T – 28 theo màu sơn Không lực Việt Nam che đậy sự phát triển lực lượng không quân Mỹ. Các nhà báo không thể nhận thấy vì bị cấm vào khu vực sân bay Biên Hòa với lý do đây là một “căn cứ Việt Nam” và Chính phủ Sài Gòn không cho phép. Vann theo rõi sự tăng trưởng ấy qua số lượng tăng nhanh các “chuyến bay” và khối lượng tăng liên tục về bom, đạn rốc két, napalm mà máy bay trút xuống. Các chuyến bay thực tế tăng gấp bốn lần, từ 251 trong tháng Giêng 1962 lên 955 vào tháng Tám và không một dấu hiệu nào chứng tỏ đường cong ấy đổi hướng.

Theo thủ tục bàn giấy cổ điển, Anthis và ban tham mưu sáng tạo ra những mục tiêu để giữ vững sự phát triển của các phi đoàn. Do những dịp tấn công các đơn vị Việt cộng được xác định hạn chế vì tính chất cuộc chiến tranh, một loạt mở rộng “những mục tiêu xây dựng trước” được tưởng tượng ra : “ những nơi tập trung Việt cộng, tổng hành dinh, các kho vũ khí, các xưởng sản xuất vũ khí” thực ra là những nơi Cao gọi là “làng Việt cộng”. Trong báo cáo từng cuộc hành quân, tất cả những gì được dựng lên đều được gọi là “khối nhà” để tránh phân biệt giữa những lều lán Việt cộng, nhà ở nông dân hoặc chuồng lợn của họ. Đồng thời danh từ ấy thỏa mãn cánh bàn giấy muốn chứng tỏ những cuộc dội bom có kết quả rõ qua số lượng “các khối nhà” bị cháy hoặc phá hủy. Dĩ nhiên những báo cáo chính thức đều ghi tất cả là những “khối nhà Việt cộng”. Trong tháng Chín máy bay ném bom làm nát vụn bình quân mỗi tuần lễ một trăm, theo Vann có thể quan sát trong khu vực mình, phần lớn là những nhà tranh của nông dân.

Luật lệ quy định ở nơi nào và lúc nào có một cuộc tấn công bằng máy bay cho phép kẻ quan sát trên máy bay L-19 quyết định ai chạy trốn đều là Việt cộng. Cảm giác ghê rợn do máy bay rú trên đầu kích động phần lớn nông dân dù đàn ông, đàn bà và mọi lứa tuổi phải bỏ chạy. Kẻ quan sát gọi điện cho máy bay “Đã trông thấy Việt cộng” rồi chỉ mục tiêu. Sau khi nã súng làm tan tác những người chạy trốn, quan sát viên và phi công đếm số người chết hoặc xem như đã chết và viết báo cáo. Số lượng những “người bị máy bay bắn chết” tự khắc được tính là Việt cộng cộng thêm vào số người chết mà ban tham mưu của Harkins đánh giá, làm cơ sở cho kết luận tiến triển thuận lợi của chiến tranh. Vann nghĩ ra một lời khinh bỉ gọi những kẻ quan sát “vua của những kẻ giết người”.

Anh cho rằng nghiên cứu Việt cộng cũng có lợi. Những người cộng sản Việt Nam anh đã nghĩ hình như độc ác, không có tình thương. Từ đầu người ta đã nói với anh họ tra tấn chém giết tù binh cũng độc đoán như quân đội Sài Gòn. Anh phát hiện thấy nó không đúng sự thật, và dù họ khá đạo đức giả để thường vi phạm lý tưởng của họ, cấm tra tấn hành hạ, thì họ cũng làm có chọn lọc. Triết lý của họ đối với tù binh cũng đơn giản. Họ có thể hạ sát những người bị thương trầm trọng vì không cứu chữa được. Những người què cụt hoặc bị thương nhẹ được chia làm hai nhóm sau khi thẩm vấn : những người Việt cộng nghĩ có thể quy thuận hoặc cải hối, đứng trung lập và những người họ cảm thấy vẫn luôn thù địch. Những người sau này, nói chung là sĩ quan, hạ sĩ quan, thường bị sát hại , một số có tra tấn. Những người khác đều được giáo dục lại trong những trại tập trung bí mật, ở các vùng xa. Chế độ giáo dục là làm việc, học sách, học chính trị và ăn uống tổi thiểu. Việc tập trung như thế trung bình kéo dài ba đến sáu tháng rồi tù binh được trả tự do.

Những người Việt cộng khủng bố với sự phân biệt tương đối. Họ có thể sát hại mù quáng : ném lựu đạn vào đám người xem phim quảng cáo mà cơ quan thông tin Mỹ cung cấp cho chính quyền Sài Gòn, giết hoặc làm bị thương những người qua lại khi tấn công các trụ sở, vợ con lính cảnh sát khi đánh chiếm các đồn tiền tiêu. Nhưng điển hình là họ ám sát có chọn lọc những đại diện chính quyền ở các làng và những người cố bám theo chế độ Sài Gòn. Họ cố giải thích cho nhân dân lý do việc hành quyết. Họ găm vào xác nạn nhân một “thông báo tử hình” kèm theo bảng ghi những “tội ác” của người bị ám sát, nêu cụ thể “đã chồng chất nợ máu đối với nhân dân”. Bản án được Việt cộng xét xử dưới danh nghĩa “Tòa án nhân dân huyện Cai Lậy”. Những người cộng sản Việt Nam tìm cách thuyết phục dân chúng, những đại diện thực sự của pháp luật và trật tự là chính họ chứ không phải chính quyền Sài Gòn. Những bản án tử hình nhằm thực thi pháp luật chứ không phải những vụ ám sát. Việc áp dụng lối khủng bố ấy có hai mục tiêu, làm lung lạc tinh thần của những người chống đối họ trong chính quyền Sài Gòn, vừa chỉ rõ những người cộng sản không làm hại gì những người không chống đối họ và chỉ dùng đến việc xử tử khi đã thuyết phục không hiệu quả. Nguyên lý ấy vừa thắt chặt họ với nông dân vừa gây nên cho quần chúng có cảm giác yên ổn khi có Việt cộng bên mình. Khi một đơn vị quân thường trực hoặc điạ phương dừng lại trong một làng, quân lính cư xử thật tốt, không bao giờ lấy trộm hoặc hành hạ phụ nữa như quân lính Sài Gòn, họ trả tiền mua thực phẩm và giúp dân làm ruộng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #26 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 05:13:52 pm »

Những mất mát bắt đầu từ ngày mồng 5 tháng Mười năm 1962, ba tuần lễ sau khi Taylor trở về Hoa Kỳ, mang ấn tượng về những tiến bộ từ một năm nay của cuộc chiến. Hôm ấy sư đoàn tổ chức một cuộc hành quân trong vùng du kích kiểm soát ở ven đồng bằng Tháp Mười phía tây Mỹ Tho , đột kích tiểu đoàn 514 Việt cộng.

Việc trực thăng đổ quân tiến hành không có trở ngại gì. Một phân đội 40 người thuộc đại đội biệt kích của đại úy Thưởng tiến trên đồng ruộng ngập nước về hướng một xóm khả nghi. Cuộc hành quân này là một phần của kế hoạch Ziegler nhằm thăm dò vùng này, gây sợ hãi làm đối phương chạy lộ liễu. Thưởng chia đại đội thành phân đội để phủ khắp vùng. Mục tiêu phân đội hướng tới là một xóm điển hình của vùng đồng bằng, sau một con kênh dẫn nước tưới ruộng. Con đê khá lớn dọc theo con mương bảo vệ làng xóm tránh lụt được viền một hàng cây to và những bụi cây dày. Khi những phần tử đi đầu của phân đội biệt kích đến cách đê 30 mét, một loạt súng nổ vang. Lính biệt kích không thấy được Việt cộng đang bắn vào mình. Nấp dưới hầm cá nhân đào trong đê dưới hàng cây và được ngụy trang, họ không bị phát hiện từ đồng ruộng và từ máy bay thám thính bay trên đầu.

Bốn mươi biệt kích phần lớn bị giết hoặc bị thương trong loạt súng đầu. Việt cộng nhảy ra khỏi hàng cây, ẩn mình sau những bờ ruộng để tiêu diệt phân đội. Nhờ sự dũng cảm của cố vấn Mỹ trong đại đội, đại úy James Torrence, một chàng trai lực lưỡng hai mươi chín tuổi, đã tránh bị tiêu diệt toàn bộ. Anh tập hợp sau một bờ vùng những người sống sót và bị thương nhưng còn bắn được, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân địch.

Vann đưa máy bay lên thẳng đến viện trợ ngay nhưng những bộ phận khác của Tiểu đoàn 514 xông tới bắn vào  máy bay. Hai chiếc trúng rất nhiều đạn phải hạ cánh bị gặp nạn. Một trong hai chiếc ấy có Vann. Những loạt súng tự động bắn hạ hai người lính Mỹ bắn súng máy và giết hoặc làm bị thương đa số lính Việt Nam trên máy bay. Vann thoát nạn, chỉ bị xây xát vì mảnh đạn. Anh bắn hết băng đạn vào Việt cộng và kêu vài người lính sống sót kéo những người bị thương. Trong lúc một Việt cộng cố hạ anh, bắn thủng thân máy bay, anh phải trở lên đầu máy hãm động cơ mà anh phi công trẻ vẫn để thế trong lúc hoảng sợ nhảy xuống đất chạy trốn. Sau này gửi cho Mary Jane mảnh báo đăng ở báo quân đội Viễn Đông, anh ghi bên cạnh bài viết về máy bay lên thẳng “Ba mươi mốt viên đạn. Anh đã là trong số người bị hạ lần đầu”. Khi trở về phân đội anh chỉ thấy Torrence và sáu biệt kích nguyên vẹn : mười bốn người chết và hai mươi người khác bị thương. Vann đề nghị thưởng Ngôi sao đồng cho Torrence vì lòng dũng cảm nhưng bị từ chối vì tổng thống Kennedy cấm khen thưởng trong năm 1962 ở Việt Nam. Dù vậy sau ba năm Vann cũng đề nghị cho anh này được phần thưởng ấy. Torrence chết chín năm sau đó, ở chức vụ thiếu tá, khi máy bay lên thẳng của anh bị bắn hạ cũng ở đồng bằng sông Cửu Long trong lúc anh làm việc cho Vann.

Máy bay ném bom tấn công bằng napalm và rốc két. Nhưng lần này Việt cộng không hoảng sợ. Họ náu mình dưới hầm cho đến khi có thể trật tự rút lui, len lỏi qua các bụi cây. Họ mang theo đồng độ chết hoặc bị thương, sau khi đã cẩn thận nhặt vỏ đạn rỗng bằng đồng để sau này cho thuốc súng làm đạn mới.

Vann thấy hiệu năng của họ rất đáng lo ngại. Một số chỉ huy Việt cộng dạy người của họ không để sợ hãi lấn át lý trí, cần xoay sở chiếm lấy phần thắng. Thời kỳ chiến tranh dễ dàng đã qua. Sư đoàn 7 bắt đầu phải sử dụng bộ binh. Nhà báo David Halberstam vừa tới Việt Nam, là phóng viên NEW YORK TIMES, đi cùng một tiểu đoàn khác của sư đoàn, khá gần để nghe tiếng súng liên thanh và thấy máy bay bổ nhào. Tối hôm đó, trong cuộc họp Vann giải thích cho anh cách đánh vừa qua chứng tỏ Việt cộng bây giờ đã biết làm thế nào để hạn chế kỹ thuật công nghệ Mỹ đem lại cho quân đội Sài Gòn. Những tù binh Việt cộng cho biết các sĩ quan lưu ý nếu họ bắn đồng loạt vào máy  bay lên thẳng, họ sẽ hạ được chúng. Lập luận ấy có hiệu quả. Trong tương lai, những người lính bình thường ít sợ hãi hơn. Thái độ ấy cũng làm tăng uy tín của họ đối với nông dân vốn sợ hãi “những con chim sắt to lớn” như họ gọi.

Tổng cộng trong sư đoàn có 20 người chết và 40 người bị thương. Những tổn thất ấy không đáng kể so với tổn thất trong tương lai và không quá nghiêm trọng qua bản tổng kết những trận đánh bộ binh trong bất cứ cuộc chiến tranh nào. Nhưng vẫn là nghiêm túc so với những con số không đáng kể của những cuộc hành quân trước đây của sư đoàn, khi rất nhiều Việt cộng bị giết.

Cao hành động tốt hơn Vann nghĩ. Ông ta xác định tình huống xảy ra không làm chậm nhịp độ những cuộc hành quân tấn công. Chỉ cần “khôn ngoan hơn” trong tương lại. Vann nhận ra sự cần thiết phải đề phòng, đặc biệt trong vùng có cây cối. Kể từ nay mỗi đơn vị phải có người đi trước thăm dò địa hình. Vann tự nhủ Cao bây giờ phải tiếp tục kinh nghiệm và ông ta ít nóng nảy hơn lần sau khi họ gặp một hoàn cảnh khó khăn. Anh nhớ lại sự nghiệp của mình đã không bị ảnh hưởng bởi sự thiệt hại ấy. Mặt khác phải qua một thời gian trước khi những tiểu đoàn Việt cộng khác học được cách đánh nhau tốt  như 514. Ngoài ra, trận tàn sát của xe bọc thép ngày 18 tháng Chín, trước đó chỉ hai tuần rưỡi, đánh một đòn vào tinh thần, làm chậm sự phát triển của Việt cộng.

Ba ngày sau khi đại đội biệt kích bị phục kích, một đại đội lính bảo an của tỉnh khác đụng đầu với một đơn vị chủ lực Việt cộng và bị chết 18 người. Họ cố gắng chống trả và tính sổ được 18 xác Việt cộng. Cao không hành động gì : đấy không phải một cuộc hành quân của sư đoàn ông nên ông không có trách nhiệm.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #27 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2008, 10:46:03 am »

Rồi tai họa xảy đến. Hôm sau Cao mời Vann đến gấp. Ông ta kinh hoàng cho biết sáng nay vừa được Diệm triệu tập về phủ tổng thống để giải thích những mất mát trong hai trận đánh. Họ cùng nhay chuẩn bị lời trình bày mà Cao học thuộc lòng trước khi lên máy bay đi Sài Gòn vào mờ sáng hôm tiếp đó. Vann cho rằng Cao có thể tự bảo vệ được. Cuộc phục kích là một bài học nặng nề mà quân lính phải rút kinh nghiệm. Và Diệm không trách cứ gì được ông ta về trường hợp của quân bảo an.

Sau đó Cao kể lại với Vann ông ta không thể giải thích gì. Ông vào đến tiền sảnh của văn phòng Diệm và mong được tiếp đầu tiên. Một trợ lý bảo ông chờ. Những người khác vào gặp tổng thống rồi đi ra. Cao ngồi suốt ngày trong một góc. Không ai đề nghị ông đi ăn trưa. Cuối buổi chiều người trợ lý đưa ông vào gặp người ông đã gọi là “hoàng đế của tôi”.

Diệm không ghê tởm tranh cãi khi ông ta thấy mình lợi thế. Ông nổi tiếng về độc thoại, se dụng thủ thuật này với thuộc hạ có vấn đề và với các sĩ quan Mỹ có thể đưa ra những câu hỏi rắc rối. Ông nói liền nhiều giờ, không biết đến ý khách muốn ngắt lời mình , vừa hút liên tiếp loại thuốc lá nội đại giống như thuốc Gauloises xanh. Bằng cách ấy ông không thể bị phản bác. Cao chịu đựng cuộc độc thoại nặng nhọc này. Diệm trách mắng ông ta nghe các cố vấn Mỹ quá nhiều và chuốc lấy nguy hiểm trong những cuộc hành quân tấn công. Kết quả là bị mất mát quá nặng. Nếu muốn trở thành tướng, chỉ huy một Quân đoàn như đã manh nha khả năng ấy thì phải khôn ngoan hơn nhiều. Cao bị trả về không được ăn bữa tối.

Trở về Mỹ Tho, Cao từ bỏ hệ thống mà Vann đã nghiên cứu tỉ mỉ kèm theo một kế hoạch chi tiết. Ông ta hoàn toàn không quan tâm đến tài năng của Ziegler, đến những cuộc hội ý mà trước đây ông hoan nghênh nữa. Ông tự mình chuẩn bị tất cả những cuộc hành quân đến từng chi tiết và đến phút chót Vann mới phát hiện ra. Cao thể hiện sự khôn ngoan đến mức suốt 14 cuộc tấn công sau đó, từ giữa tháng Mười đến tháp Chạp, chỉ có 3 người lính bị chết và theo báo cáo, trong những tình huống “tình cờ”. Ông ta sử dụng dịch vụ thông tin vào mục đích Vann và Drummond không bao giờ ngờ tới : những thông tin giúp ông tấn công vào chỗ chắc chắn không có Việt cộng. Để tránh mọi rủi ro, ông dự kiến trong kế hoạch tấn công một lối ra dế khám phá qua đó Việt cộng có thể chạy thoát trong trường hợp có vài người ngẫu nhiên ở trong vùng này. Faust gọi đó là “lỗ hổng”. Còn vấn đề thiệt hại của kẻ địch, Cao nhân số lượng người chết do máy bay oanh tạc nhiều hơn lên so với trước đây.

Cuối cùng Vann hiểu vì sao Cao luôn luôn từ chối đưa những toán quân dự trữ đi bao vây, tiêu diệt một tiểu đoàn Việt cộng. Cao biết rằng nếu quân nổi dậy bị vây, họ trở lại tấn công và sẽ xẩy ra cuộc chiến giáp lá cà. Một tiểu đoàn thiện chiến của những người cộng sản sẽ bị tiêu diệt hoặc bị cầm tù vì nếu các toán quân Nam Việt Nam thất bại, Cao và Vann có thể tiếp sức bằng máy bay lên thẳng, điều mà những người cộng sản không làm được. Nhưng Cao cũng có những thiệt hại và sẽ rắc rối với Diệm. Ông ta sẽ không bao giờ được thăng cấp tướng và có lẽ sẽ đổ vỡ. Sau khi máy bay lên thẳng và xe bọc thép làm Việt cộng hoảng sợ và máy bay bắn được một số người, dấn thân vào nguy hiểm sẽ khôg có lợi nữa. Bản tổng kết tốt và ông ta chỉ cần có thể để được khen và thăng cấp. Lệnh cho các toán dự trữ không được động tĩnh ngày 20 tháng Bảy do Cao đưa ra chứ không phải do chỉ huy trung đoàn. Có một lời giải thích đơn giản cho thái độ lạ lùng ấy cũng như cho nhiều hành động của phía Việt Nam mà những người Mỹ ngây thơ tưởng rằng là vì họ ngu ngốc, dốt nát hoặc vì “tính cách phương Đông”.

Vann đi sâu vào vấn đề và phát hiện Diệm từ lâu đã bí mật ra lệnh miệng cho Cao và những chỉ huy khác không được lao vào những cuộc tấn công đưa lại những thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt đối với đội quân thường trực như trường hợp ngày 5 tháng Mười. Vann chưa hiểu đầy đủ chế độ để phân tích nguyên nhân. Lý do về căn bản cũng tương đối đơn giản.

Diệm và thân cận xem thiệt hai trong những cuộc hành quân tấn công Việt cộng là lý do chủ yếu của cuộc đảo chính không thành tháng Mười một năm 1960. Gia đình họ Ngô cho rằng sĩ quan dù của quân đội Nam Việt Nam, những kẻ xúi giục làm phản cấu kết với các phần tử chính trị đối lập bất mã bởi những thiệt hại trong chiến đấu. Đối với họ cũng như các nhà chính trị, gia đình họ Ngô tạo điều kiện cho Việt cộng tiến lên. Họ cũng não lòng thấy sĩ quan và quân đội của họ bị hy sinh cho những người như Cao, người mà tổng thống và gia đình bổ nhiệm vào những vị trí quyền lực. Họ Ngô không bao giờ tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa của cuộc đảo chính năm 1960 và không chấp nhận một ai dám đương đầu với mình. Họ không học hỏi gì, tin chắc những gì họ làm là đúng đắn và đạo đức. Họ không muốn lại có đảo chính và do đó chống đối những cuộc tiến công mang lại thiệt hại nghiêm trọng.

Tổng thống và gia đình cũng không muốn đưa quân đội Nam Việt Nam ra chiến đấu vì quân đội là chỗ dựa chính của quyền lực. Người Mỹ cho Quân lực Cộng hòa có nhiệm vụ bảo vệ miền Nam Việt Nam, còn đối với gia đình họ Ngô, nhiệm vụ chính của nó là bảo vệ chế độ ; việc tồn tại của chế độ được ưu tiên cao nhất. Để cho Quân lực Cộng hòa gặp rủi ro trong chiến tranh là làm Chính phủ lâm nguy. Việc kiểm soát quân đội cho phép họ đè bẹp những người đối lập không cộng sản. Họ nghĩ dù phần lớn đất đai miền Nam Việt Nam có vào trong tay những người cộng sản, một đội quân nguyên vẹn cho phép họ đứng vững khá lâu ở Sài Gòn và một số trung tâm lớn chờ Washington gửi quân đội Mỹ và Hải quân đến cứu. Họ khẳng định Hoa Kỳ, sức mạnh lớn nhất trên thế giời không thể để chính phủ chống cộng sản của họ rơi vào tay những nhà lãnh đạo Hà Nội. John Stirling, phóng viên tờ Times của Lon Don ở Sài Gòn năm 1962, nhận xét tế nhị hơn những người Mỹ hiểu rõ thái độ của Diệm và gia đình, thích lặp đi lặp lại “ Mục đích chính của đất nước này là chống cộng sản”. Họ Ngô Đình không hề nghĩ thái độ của họ phải trả giá rất đắt bằng máu người Việt Nam. Họ sẵn sàng chấp nhận  mọi thiệt hại trong hành động bảo vệ mình vì đó là cách duy nhất giữ được hệ thống các đồn tiền tiêu, cơ sở quyền lực của họ ở nông thôn. Mất mát quan trọng nhất rơi vào những người lính cảnh sát bảo vệ họ. Nhưng họ Ngô không quan tâm đến cái chết của những người nông dân ấy. Chế độ được giữ vững và tính mạng của những người nông dân ấy không đáng kể. Họ có thể được thay thế bằng những lính đánh thuê khác với khoảng một trăm phrăng mỗi tháng chuyển thành đồng bạc. Diệm không xem họ ra gì đến mức cấm họ vào sở ở tỉnh, một loại tập trung mà việc chữa bệnh cho lính cảnh sát thật sơ đẳng. Ở đấy thiếu thuốc men do nhân viên lấy bán ra ngoài. Chấy rận và hố xí ngoài trời làm ô nhiễm môi trường. Ngược lại, đối với tổng thống và gia đình, một đội quân thường trực đảm  bảo cho họ đương đầu với mọi hoàn cảnh.

Vann cố gắng thuyết phục Vao sự cấm đoán của Diệm thật vô lý về mặt quân sự : những người cộng sản sẽ thắng trong cuộc chiến nếu quân đội Nam Việt Nam không chịu đương đầu và bổn phận của Cao phải nói lên điều đó với tổng thống. Vann không biết hết sự khôn khéo của người đối thoại đã biến thành hợp lý những gì có lợi cho ông ta và anh còn quá tin vào sự kiêu căng của Cao. Ông ta chuyển hóa sự từ chối chiến đấu bằng một vỏ bọc thiên tài. Ông gửi một bức thư cho toàn sư đoàn ngày 31 tháng Mười năm 1962 nhân kỷ niệm lần thứ Bảy ngày thành lập sư đoàn, trong đó ông so sánh sự chỉ huy của ông ở miền Bắc vùng đồng bằng với sự chỉ huy của tướng Võ Nguyên Giáp ở Điện Biên Phủ. Theo tuyên bố của Cao, tướng Giáp là người bị thiệt hại lớn “ Năm 1954 ở Điện Biên Phủ, chiến thuật của Võ Nguyên Giáp tồi và nhận thức sai đến nỗi hàng nghìn người dân và binh lính chết một cách vô ích để giành được thắng lợi”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #28 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2008, 11:08:57 am »

Khi Vann báo cáo với Porter và Harkins về lệnh bí mật của Diệm. Harkins đến gặp tổng thống để xác định ý kiến. Diệm đã sẵn sàng trả lời. Ông ta biết lập luận của người Mỹ về tính tấn công trong chiến đấu. Đấy là triết lý của họ. Diệm thấy cách đặt vấn đề như vậy là sai. Ông không chấp nhận sự lựa chọn giữa việc đưa quân đội đến chỗ nguy hiểm và thấy cộng sản thắng trong cuộc chiến. Ông cho rằng việc dội bom đạn bằng máy bay hoặc pháo binh có hiệu quả hơn chiến đấu bằng bộ binh. Thực tế đã không một sĩ quan nào theo lý luận của người Mỹ càng củng cố lòng tin của ông. Dĩ nhiên những người đồng ý với các cố vấn không dám mạo hiểm nói ra. Ông ta cũng tin tưởng đã bắt đầu thắng lợi trong cuộc chiến tranh với chiến lược khôn khéo phù hợp với nhận thức của ông về cách khống chế nông dân. Ông tập trung họ vào các “ấp chiến lược”. Người ta xây dựng khắp nông thôn hàng nhiều nghìn trại tập trung có công sự, dây thép gai bao bọc. Người Mỹ tài trợ chương trình bình định này và cung cấp dây thép ga. Diệm nghĩ làm như vậy sẽ tách rời dân chúng với cộng sản, tát cạn nước trong đó con cá nổi lên đã tha hồ vùng vẫy. Với chương trình “ấp chiến lược” sẽ không cần bộ binh chiến đấu nữa.

Diệm và gia đình tăng cường thói quỷ quyệt trong quan hệ với người Mỹ. Họ không ngần ngại thể hiện sự bất đồng khi đối đầu có lợi cho họ. Họ phát hiện thấy người Mỹ nhạy cảm với những áp lực và đe dọa bê bối. Họ cũng hiểu cách tốt nhất để lợi dụng các đại sứ Mỹ, rằng tướng lĩnh và nhân viên CIA thường đồng tình với họ, nói những gì họ thích nghe là nói dối. Họ Ngô biết những nhân vật quan trọng ấy thường thỏa mãn, sẽ báo cáo với Washington những gì người ta nói với họ, mà không tìm hiểu xem đó có phải là sự thật không.

Khi Harkins hỏi Diệm có đúng ông ta ra lệnh cho các sĩ quan đừng mạo hiểm để thất thoát, Diệm bèn nói dối. Dĩ nhiên điều ấy không đúng, ông ta khẳng định. Ngược lại, ông đã nhấn mạnh với các chỉ huy quân đội và các tỉnh trưởng phải hăng hái hơn, ra lệnh tấn công không ngần ngại quân Việt cộng mỗi khi có thể. Harkins không vặn hỏi. Ông bắt đầu nhận những bảng tổng kết giả về thiệt hại của cộng sản của Cao và chuyển về Washington không ý kiến gì. Vann đề nghị Porter không cho phép Cao sử dụng máy bay lên thẳng để chấm dứt trò hề ấy. Porter bảo Harkins không đồng ý.

Những quan hệ giữa những người bị lợi dụng và những người lợi dụng có ý nghĩa nước đôi. Vann nghĩ đã điều khiển Cao nhưng Cao chỉ làm theo ý mình. Hai tổng thống Mỹ, Eisenhower và Kennedy gửi sang Sài Gòn những người có giá để điều khiển Diệm vì lợi ích của Hoa Kỳ nhưng những người họ Ngô ĐÌnh cứ làm theo ý họ.

Trong tháng Mười một và Mười hai, Vann giận dữ và thất vọng nhận thấy những tiến bộ của những người cộng sản : họ chiếm được nhiều đồn tiền tiêu hơn, bắt được vũ khí hiện đại Mỹ nhiều hơn, phục hồi lại các tiểu đoàn của họ ở mạn bắc vùng đồng bằng. Vann đã mắc sai lầm cùng với Cao như thần tượng của anh, Lansdale cùng với Diệm, người đã đưa anh sang Nam Việt Nam vào buổi đầu cuộc phiêu lưu này.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #29 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 02:22:31 pm »

II
DI SẢN CAY ĐẮNG


“Xem này ! Họ dẫm lên chân tôi!” Trong máy bay đưa ông ta trở lại Sài Gòn, Diệm phấn khởi nói, nhìn đôi giày xây xát và bụi bặm vốn đen nhánh sáng nay.

Ông miễn cưỡng đến đây vì từ trước tới nay ông ta vẫn thỏa mãn cai trị trên bàn giấy phủ tổng thống. Bây giờ ông hài lòng đã nghe lời Lansdale và những người Mỹ vây quanh ông. Trong số đó có Everet Bumgardner, quê ở một thành phố nhỏ của Virgina như Vann, đã bắt đầu cuộc chiến tranh tâm lý ở Việt Nam những năm năm mươi lúc còn là nhiếp ảnh gia của hãng Thông tấn Mỹ. Anh hoan hỷ về chuyến bay này, vào năm 1955, một trong những cuộc đi thăm đầu tiên của Diệm đến một vùng do cộng sản kiểm soát, một vùng “giải phóng” như họ  nói. Từ sáng sớm máy bay bay đến cảng nhỏ Tuy Hòa trên bờ biển miền Trung mà người Pháp không chiếm đóng do không đủ quân số, để lại cho mặt trận Việt Minh của Hồ Chí Minh trong chín năm cuộc chiến tranh đầu. Những người nổi dậy vừa rút về cảng Qui Nhơn lên tàu Ba Lan và Nga đưa họ ra khỏi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Geneve.

Việt Minh đã phá sân bay nên phi công của CIA phải đậu chiếc hai động cơ già cỗi C-46 xuống một đám ruộng. Máy bay vừa ngừng lại, nông dân từng đoàn hăng hái chạy đến làm Bumgardner sợ họ bị chết vì chong chóng trước khi phi công tắt máy. Khi Diệm xuất hiện, đám đông người ùa qua vệ sĩ suýt dẫm lên bóng người nhỏ, béo tròn mặc như tất cả những nhân vật chính phủ, một bộ quần áo lanh trắng, thắt cà vạt đen. Náo nức thấy và sờ vào người ông ta, nông dân dẫm chân trần lên giày ông, để lại dấu vết của cuộc đón tiếp nồng nhiệt.

Không ai ở Sài Gòn nghĩ đến điều đó dù Ngô Đình Nhu em ông và là cố vấn chính trị đã cử nhiều người đến tổ chức nhiều ngày trước cuộc đón tiếp ở Tuy Hòa. Chặng đường đi qua thành phố liên tiếp được hoan nghênh. Trẻ con vẫy những lá cờ nhỏ bằng giấy vẽ biểu tượng của chính quyền Sài Gòn : ba gạch ngang đỏ trên nền vàng. Bumgardner ngạc nhiên, ít nhất 50.000 người, có thể đến 100.000 đứng chật sân vận động nghe Diệm phát biểu. Ông nói về những cái xấu của chủ nghĩa cộng sản của cụ Hồ và Việt Minh là bù nhìn của Nga và Tàu, lên án cụ Hồ muốn phá tan những truyền thống Việt Nam để áp đặt một chế độ độc tài vô thần lên đất nước. Giọng nói giả tạo gốc Huế hình như không cản trở khả năng truyền đạt của ông. Đám đông hét lên đồng tình và vỗ tay mỗi lần ông ngừng lời. Bumgardner chụp ảnh những gương mạt phấn khích và ghi chép để viết bài đăng ở một tạp chí của cơ quan thông tấn Mỹ phát hành trong tất cả các nước không cộng sản. Những tài liệu này cũng phục vụ cho các báo chí bạn ở Việt Nam và nước ngoài.

Trở lại Sài Gòn sau cuộc đón tiếp nhiệt tình đó, Bumgardner kết luận, những nông dân và người thành phố ở Việt Nam vui mừng được thoát khỏi sự đè nén của cộng sản và chào con người kia như là người giải phóng cho họ . Chắc chắn những người Mỹ ở Việt Nam thành công trong việc đưa Diệm lên thành một anh hùng dân tộc đối mặt với người lãnh đạo của phía bên kia.


Lansdale muốn làm cho Diệm thành một Ramon Magsaysay khác, một người châu Á cấp tiến, trung thành với những nguyên tắc chống cộng sản. Như vậy miền Nam Việt Nam sẽ biến thành nước Philippines những năm năm mươi, một khuôn mẫu dân chủ có hiệu quả đế quốc Mỹ áp đặt ở châu Á.

Những nhà kiến thiết chế độ này là Dean Acheson, bộ trưởng ngoại giao của Truman, hai anh em Dulles trong chính quyền Eisenhower, John Foster ở Bộ ngoại giao và Allen ở CIA. Họ không quá ngây thơ nghĩ rằng có thể xuất cảng nền dân chủ sang tất cả các nước trên thế giới. Hoa Kỳ đã bắt đầu xây dựng ở Tây Đức, Nhật Bản và thuộc địa cũ của họ là Philippines. Họ lựa chọn trong số nước dân chủ hoặc độc tài cải lương. Chiến lược của họ nhằm tổ chức thế giới không cộng sản thành một hệ thống đồng minh hoặc lệ thuộc vào Hoa Kỳ, được sức mạn quân sự của họ bảo hộ, công nhận ưu thế của họ trên trường quốc tế, sáp nhập vào hệ thống kinh tế của đồng đô la và nền thương mại Mỹ đóng vai trò quyết định.

Ho Kỳ không tìm cách có những “thuộc địa” kiểu Châu Âu, khái niệm làm phật ý quan điểm chính trị của người Mỹ. Họ xác định hệ thống đế quốc của họ không thiệt hại gì cho những dân tộc khác. Một “lợi ích cá nhân tỏa sáng” là hình thức vị kỷ quốc gia duy nhất được họ chấp nhận. Những người Mỹ cho rằng thể chế của họ là một hình thức mới rất có ưu thế trong những vấn đề quốc tế. Nó không bóc lột các dân tộc như chế độ thực dân của các đế quốc Châu Âu thế kỷ XIX, cũng không phá hoại sự tự do cá nhân và các giá trị nhân văn khác như chế độ độc tài của Liên Xô, Trung Quốc và các đồng minh cộng sản. Thay vì các thuộc địa, Hoa Kỳ tìm kiếm những chính phủ bản xứ ngoan ngoãn theo ý muốn Mỹ, nếu có thể phụ thuộc vào một sự giám sát gián tiếp, hoạt động thay thế sức mạnh Mỹ. Mục đích cuối cùng là áp đặt cho đồng minh hoặc nước phụ thuộc sự thống trị mà mọi nước đế quốc cần để thực hiện ý muốn của mình trên thế giới vừa tránh được cơ cấu chế độ thực dân lỗi thời.

Những người cộng sản và phái hữu nói chung cho rằng chế độ đế quốc Mỹ ấy là một dạng quỷ quyệt hơn chế độ thực dân kiểu châu Âu. Họ gọi là “chế độ thực dân mới”. Nhưng đối với đa số người Mỹ những năm năm mươi và đầu sáu mươi, chính những người cộng sản mới thực sự là thực dân mới. Các nhà lãnh đạo của họ, đặc biệt ở châu Á, phản bội đất nước họ, đi theo học thuyết Mác – Lênin Chua Âu, dưới thế lực của Liên Xô. Lansdale so sánh Hồ Chí Minh với kẻ phản bội lớn của cách mạng Mỹ, Benedict Arnold ( Tướng Mỹ trong chiến tranh giành độc lập. Bị chi phối bởi những lời trách móc viên tướng này đã đề nghị Washington trả West Point cho người Anh năm 1780. Việc bại lộ, Benedict Arnold đã chạy sang hàng ngũ người Anh, chống lại những người đồng hương yêu nước) : “Bi kịch cuộc chiến tranh cách mạng giành độc lập của Việt Nam, ông ta viết, là việc “Benedict Arnold của họ” đã đạt được. Hồ Chí Minh được một nhóm Đảng hỗ trợ, bị người Nga và Trung Quốc lôi kéo, đã bí mật thay đổi mục tiêu chiến đấu. Thay vì đấu tranh cho nền độc lập chống thế lực thực dân Pháp, ông đã hướng cuộc chiến tranh đánh những người Pháp và sáp nhập Việt Nam vào đế quốc thực dân mới cộng sản”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM