Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:24:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277644 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
M_K
Thành viên
*
Bài viết: 34

Face The Change or Change The Face


« Trả lời #400 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2009, 11:03:25 am »

@ Bác Lixeta : Thế bác có hệ thống phân phối ở SGN không ạ  Grin ? Nếu không bác tính luôn tiền phí chuyển cuốn sách vào SGN là bao nhiêu cho em với nhé . Địa chỉ em sẽ PM riêng cho bác .
Chúc bác vui khỏe !

Hic , ông cậu út em cũng là lính tăng hồi BGPB . Tiếc là ổng mất vì di chứng chiến tranh  hơn cách đây hơn 3 năm rồi ... Cry Cry Cry

Nhưng mà bác nhớ cho em xin chữ ký của bác với nhé  Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2009, 11:11:32 am gửi bởi M_K » Logged

Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo...
Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ đó không về ....
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #401 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2009, 05:00:08 pm »

   Chào các quê!
   Về cái vụ chuyên môn IT thi mình cũng là loại "i- tờ" nên nghe các quê nói cứ như vịt nghe sấm vậy. Thôi thì cứ đành dùng tạm thế này, hỏng đâu khắc phục đó. Mà không hiểu sao cái máy này nó như bị "ma làm" ấy: hai hôm liền không khởi động đwọc, con trai định cài lại phần mềm nhưng đĩa lại không chạy. Chiều nay mình vào ấn đại một phát nó lại khởi động được. Thế là phải vào đây ngay. Không biết đến bao giờ nó lại giở chứng.
   Xin tiếp tục cái đêm định mệnh của xe 724:

   Chuyện xe lăn xuống vực ở trên đường TS trong những năm đó là chuyện thường ngày ở huyện. Thôi thì đủ thứ nguyên nhân. Riêng về xe tăng khi đi qua Cổng Trời chúng tôi đã được nghe anh em công binh ở đây kể chuyện: trước đó cũng có 2 chiếc đã bị rơi xuống vực, trong đó có 1 chiếc bị văng cả tháp pháo ra ngoài. Còn người thì hy sinh cả. Vì vậy, khi thấy chiếc xe bị dệ và nghiêng hẳn về một bên tôi chỉ còn biết thụp đầu xuống ôm chặt 2 cần lái và phó mặc cho số phận.
   Thế nhưng nó lại không lăn mới lạ chứ. Các quê khó có thể hình dung ra một chiếc xe nghiêng đến gần 45 độ nó nằm như thế nào đâu. Khi thấy nó không lăn tôi bám cửa xe chui ra khỏi xe nhưng rất khó nhọc vì xe nghiêng quá. Anh Hòa đang nằm dưới đất kêu đau vì lúc xe bắt đầu trượt là bác ấy lao ra khỏi cửa TX tính phi xuống đất nhưng lại vấp vào cái dây cáp nên ngã lăn quay ra đó. Tôi đỡ bác ấy dậy rồi hai anh em xem xét tình hình. Như vậy, chỗ xe tôi lùi vào là đất mượn nên đất phía dưới băng xích bên phải bị chuội đi làm cái xe dệ theo. Về độ nghiêng của nó lúc này chắc cỡ 45 độ. Có cảm tưởng chỉ cần đẩy nhẹ một cái là nó sẽ lăn luôn. Mà phía dưới là vực sâu hun hút. Nếu lăn xuống chắc phải trăm vòng. Tôi thêm một lần lạnh sống lưng- lăn xuống đó chắc tan xương, nát thịt. Mà cái xe 724 này làm sao thế không biết. Chả lẽ ngày hôm nay là ngày “chịu nạn” của nó?
   Không thể để như thế được. Anh Hòa lại phải chạy đi gọi bt Thanh. Lần này phải đem 2 xe đến: 1 xe cố định để nó không lăn, còn 1 xe kéo. Hì hục mất chừng 30 phút nữa thì mới kéo lên được. Trời đã gần sáng. Bt Thanh giục anh Hòa tìm chỗ giấu khác. Còn tôi thì cứ thắc mắc mãi: “Chả hiểu cái xe này hôm nay ra làm sao nữa. Chỉ vì một chỗ giấu xe mà cả đại đội vất vả suốt đêm, lại còn chết người nữa chứ”. Nhưng rồi đến sáng thì ổn cả. Xe được đưa xuống một cái hố bom cũ ven đường, lau le hai bên trùm gần như kín xe luôn.
   Sáng hôm sau, vừa bừng mắt dậy tôi giật mình khi thấy cái túi mặt nạ của mình nằm trong một vũng dầu cặn ngay dưới chân. Tôi vội nhặt lên và mở ra. Thật là đau xót: cuốn sổ tay mà tôi đã nắn nót ghi tiêu đề “Trường ca cuộc đời” đã bị thấm dầu. Thế là bao ghi chép từ hôm ở trên tàu hỏa đến nay đã mất. Tôi thấy lòng mình đau như bị xát muối.
   Cuốn sổ thấm dầu không thể dùng được nữa. Tiếc nó tôi còn giữ một thời gian nữa nhưng càng ngày chữ càng nhòe đi và tôi buộc phải vĩnh biệt nó. Thế là những ghi chép suốt hai tháng trời- mà đó là quãng thời gian có rất nhiều sự kiện xảy ra với tôi đã bị mất. Giá mà còn có khi nó cũng trở thành một betsle ấy chứ, các quê nhỉ? Nhưng không, chắc chắn là không vì tôi vẫn còn sống nhăn đây mà!
   Tôi một phần vì lúc đó không còn cuốn sổ mới nào, một phần vì chán nên chẳng ghi chép gì nữa, chỉ thỉnh thoảng làm bài thơ ghi vào cuốn sổ nhỏ- như bài “Hỏi” đã phọt lên làm “bằng chứng” hôm trước.
   Mãi sau này khi đã ký HĐ Pa-ri, có đồng hương ở eCX28 đi phép ở nhà gửi vào 2 cuốn sổ tay  tôi mới ngồi nhớ lại và ghi lại theo trí nhớ những gì đã đến với mình trong những tháng đầu năm 1972 đáng nhớ ấy. Tuy nhiên, vì là chép lại nên hình như nó có một cái gì đó thật là khô khan, nó không có cái không khí sinh động, tươi mới như trước nữa. Mà đến lúc ấy cũng quên béng mất những gì mình đã viết hồi trước. Cho đến giờ tôi chỉ nhớ được 1- 2 đoạn thơ mà thôi.
Như hôm đi vào Quảng Trị tôi đã viết:
   “Xe ta đi không biết đâu là đích; Nhưng cứ nhằm tiếng súng mà đi; Những tiếng súng vang! Ôi, tiếng gọi thần kỳ; Trận chiến đấu đang cần ta đến đó…”.
   Còn một đoạn này nói ra thì bảo nói phét nhưng đó là sự thực. Hồi đi trên cái xe phẫu ấy tôi gần như là tên duy nhất chưa có một “mảnh tình vắt vai”. Vì thế đã có lúc thấy thật thiệt thòi và đã viết:
   “… Rất có thể nay mai; Trên chiến trường mình sẽ; Đôi môi tươi đạn xé; Chưa một lần được hôn…”
Sau này, một lần được đọc bài thơ “Hôn” của Phùng Quán thì giật thót mình vì có hai câu quá giống nhau. Khổ thơ đó của PQ là:
 “…Em ơi rất có thể; Anh chết giữa chiến trường; Đôi môi tươi đạn xé; Chưa bao giờ được hôn !...”
   Thật tình, trước đó có bao giờ tôi được đọc câu thơ nào của PQ đâu, đến lúc đó cũng chả biết ông ta là ai nữa cơ (mãi sau này đọc Tuổi thơ dữ dội mới bắt đầu biết PQ). Mình nghĩ có thể là do hoàn cảnh giống nhau, cảm xúc giống nhau … đã tạo nên sự đồng cảm ấy. Còn so sánh thì không dám ạ! Cũng may tôi không gửi đăng ở đâu cả. Nếu không chắc sẽ mắc tội “đạo thơ”. Tuy nhiên, nếu ngẫm nghĩ một chút thì thấy có sự khác nhau đấy: tôi là tự sự của mình (đã có người yêu đâu mừ), còn PQ là tâm sự với người yêu.
    Bật mí thêm một tý: cuốn sổ tay thứ hai nhà gửi vào tôi dành để làm thơ vì cuốn sổ khổ nhỏ đã hết sạch (tất nhiên cũng chỉ là thơ “con cóc” mà thôi). Trong trận đánh ngày 28.4.1975 nó bị một mảnh đạn xé toang. Bảo tàng TTG biết chuyện ấy nên đã ngỏ lời xin làm hiện vật và tôi đã tặng nó cho BT.

 
@ Bác Lixeta : Thế bác có hệ thống phân phối ở SGN không ạ  Grin ? Nếu không bác tính luôn tiền phí chuyển cuốn sách vào SGN là bao nhiêu cho em với nhé . Địa chỉ em sẽ PM riêng cho bác .
Chúc bác vui khỏe !

Hic , ông cậu út em cũng là lính tăng hồi BGPB . Tiếc là ổng mất vì di chứng chiến tranh  hơn cách đây hơn 3 năm rồi ... Cry Cry Cry

Nhưng mà bác nhớ cho em xin chữ ký của bác với nhé  Grin Grin Grin

   Quê cứ PM cho tôi đi!
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #402 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2009, 09:28:38 pm »

Bác lính tăng lãng mạn thật Grin
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #403 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 04:43:11 pm »

Bác lính tăng lãng mạn thật Grin

   Cảm ơn quê đã có lời khen!
   Tuy nhiên, cũng xin nói thêm để quê biết: những người lính của chúng ta là thế đó. Hỏi có mấy ai khi lên đường nhập ngũ mà trong đáy ba- lô không có một vài cuốn sổ tay. Những người may mắn đã có mảnh tình vắt vai thì người yêu tăng, không may chưa yêu thì có bạn bè, người thân rồi lớp, chi đoàn tặng v.v.. Thế rồi người biết làm thơ thì tập tọe làm thơ, người thì ghi nhật ký, người thì ghi chép linh tinh... Thơ của lính dẫu là những vần thơ vụng dại, non nớt nhưng thường là rất thật. Sau này có thời gian ngầm nghĩ lại thì thấy rằng: chính cái lãng mạn ấy đã giúp chúng tôi vượt qua mọi gian nan, ác liệt của chiến tranh một cách nhẹ nhàng hơn. Không biết tôi nghĩ như vậy có đúng không, các quê nhỉ Huh

   Còn bây giờ xin kể tiếp cuộc hành quân của cT3:
   Cũng chính từ hôm bị C130 đánh đó tôi trở thành thành viên chính thức của xe 724. Bây giờ không còn là lái phụ nữa mà đã là lái chính. Tính đến lúc đó tôi mới nhập ngũ được chưa đầy 6 tháng nên mũi cứ phổng tướng lên. Về xe này, vì toàn cánh lính trẻ với nhau nên vui lắm. Già nhất xe là anh Hòa cũng mới 22- 23 tuổi. Còn lại sàn sàn nhau: 18- 19 thôi. Chiếc xe thì nằm gọn trong một hố bom cũ, lau lách hai bên cao ngập đầu được vít vào rất kín đáo. Phía trước mũi xe chúng tôi cũng đánh mấy bụi le ra trồng nên xe nằm ngay sát đường tuyến mà đi ngoài đường nếu không để ý cũng không biết. Vì đỗ dưới hố bom nên mũi xe thấp tẹt, chỉ cao hơn mặt đường độ 40 cm. Trên cái mũi xe lội nước khá rộng rãi chúng tôi căng một tấm tăng che nắng, che mưa và nơi đó trở thành nơi tụ tập sinh hoạt chung. Mấy cái đệm ghế trong xe được vứt ra đó để ngồi. Chỉ lúc ngủ mới chui vào xe mà thôi. Vì cứ nằm đợi nên chẳng có việc gì làm, suốt ngày bọn tôi đánh cờ, tán gẫu, còn anh Hòa thì luyện giọng hát suốt ngày. Mà phải công nhận giọng bác này hay, so với Trần Khánh, Quốc Hương… cũng chả kém mấy (ấy là bọn tôi nhận xét). Có lẽ vì hay hát nên bác ấy thuộc cũng nhiều bài hát, hỏi đến bài gì là bác ấy biết bài ấy. Tuy nhiên, bài hát bác ấy hay hát nhất và có lẽ hát hay nhất là “Những ánh sao đêm” của NS Phan Huỳnh Điểu và một bài hát nữa về “Cửu Long Giang”. Nghe hát nhiều đâm bọn tôi cũng “lây” và thuộc khá nhiều bài hát, cả xe cứ véo von suốt ngày. Có điều hồi ấy chúng tôi rất ít hát “nhạc vàng”.
   Trong những ngày nằm ở đấy, say cờ nhất là y tá Ban và thợ SC Độ. Hai thằng này nó có thể đánh suốt ngày được. Tôi thì chỉ thỉnh thoảng mới đánh. Tôi thì không cao cờ cho lắm nhưng cũng đánh được, đặc biệt là hay “gài thế” bất ngờ đánh một nước chết ngay nên hai thằng chúng nó “cay” lắm. Bên chỗ tổ SC thằng Thịnh thợ điện cũng hay sang. Thế là cái mũi xe 724 lúc nào cũng nhộn nhịp vui như Tết và tiêu thụ thuốc lào cũng tốn ra phết. Mấy ngày cuối nằm ở đó hết sạch thuốc lào. Thế là bọn hắn nghĩ ra kế xin của cánh công binh với lái xe tải (đây là hai giới giàu có nhất trên tuyến 559). Thằng  Độ được giao sửa sao cho cái nõ điếu thật kêu. Cứ nấu cơm sáng là pha luôn một bi đông xe (5 lít) nước đường để đấy. Sau đó cứ thấy tiếng người đi đến gần là rít thật kêu (điếu không ấy). Cánh bộ hành nghe tiếng điếu kêu thế nào cũng nổi cơn thèm lên và rẽ vào hút nhờ một điếu. Vào rồi thì hút đi, nước đường đấy, uống thoải mái (hồi đó mỗi xe mang hàng bao tải đường nên không thiếu). Khi đã ngất ngây rồi thì lính ta mới nhỏ nhẹ ngỏ lời xin điếu thuốc. Đã được ngồi đàng hoàng, được hút điếu ngon, lại được uống nước đường miễn phí thì có kẹt đến mấy cũng phải nôn ra cho anh em tôi một dúm. Thậm chí có bác lái xe tải trên đường ra còn cho cả bánh luôn.
   Nằm ở đây, lần đầu tiên tôi được chứng kiến bom B52 bay qua đầu. Hôm ấy, tầm độ 5 giờ chiều. Cơm nước đã nấu xong. Bọn tôi đang rủ nhau đi ăn cơm thì ai đó phát hiện  B52 “cua” gần như trên đỉnh đầu (Khi B52 bay thẳng thì không sao cả. Nhưng khi nó cua là nó bắt đầu- hay đã ném bom. Khu vực nằm ngoài rìa cái cua đó sẽ là khu vực hứng bom).  Cả bọn tôi nháo nhào chui vào xe. Cửa xe thì chật, người lại đông, lúc đó hai ba thằng cùng nhảy vào nên kẹt cứng. Lúc đang kẹt ở cửa thì bom đã bay qua đầu. Nghe tiếng rít của nó khủng khiếp lắm- như cứa con dao vào tinh nứa ấy, da cứ sởn gai ốc lên. Đến lúc cả bọn chui hẳn vào trong xe rồi thì bom bắt đầu nổ. Có một quả rơi khá gần xe tôi- chỉ độ mấy chục mét. Đây là quả bom “rớt”- tức là quả sau cùng, nó thường rơi ra ngoài “box”, một số mảnh của nó chém vào tháp pháo chan chát, còn đất đá văng đầy cả lên xe. Ơn Trời, các xe khác của đaị đội cũng không sao cả.
   Ngoài vụ B52 đánh gần trúng đội hình thì những ngày bọn tôi nằm đây khá yên tĩnh. Bọn phản lực chủ yếu đánh trên dốc Mèo. Con dốc đã hiểm trở, lại bị những trận mưa đầu mùa làm sạt lở nhiều đoạn nên chỉ cần nó ném trúng một vài quả bom là lập tức đường lại bị tắc ngay. Có vẻ như bọn chúng đã nắm vững quy luật này nên hôm nào tầm chiều chiều nó cũng ì ùng vài quả. Còn chúng tôi thì thật sự sốt ruột, nếu không vượt qua được nó sớm mà vào hậu cứ thì có khi phải nằm đây qua hết mùa mưa.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #404 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 08:12:58 pm »

   Cảm ơn quê đã có lời khen!
   Tuy nhiên, cũng xin nói thêm để quê biết: những người lính của chúng ta là thế đó. Hỏi có mấy ai khi lên đường nhập ngũ mà trong đáy ba- lô không có một vài cuốn sổ tay. Những người may mắn đã có mảnh tình vắt vai thì người yêu tăng, không may chưa yêu thì có bạn bè, người thân rồi lớp, chi đoàn tặng v.v.. Thế rồi người biết làm thơ thì tập tọe làm thơ, người thì ghi nhật ký, người thì ghi chép linh tinh... Thơ của lính dẫu là những vần thơ vụng dại, non nớt nhưng thường là rất thật. Sau này có thời gian ngầm nghĩ lại thì thấy rằng: chính cái lãng mạn ấy đã giúp chúng tôi vượt qua mọi gian nan, ác liệt của chiến tranh một cách nhẹ nhàng hơn. Không biết tôi nghĩ như vậy có đúng không, các quê nhỉ Huh
Chính xác quê ạ. Tình yêu ở đây không chỉ là đôi lứa, bạn bè, đồng đội, gia đình; mà còn là tình yêu với quê hương đất nước. Đó chính là động lực cho người lính làm nên những chiến công thần kì, kẻ thù phải kinh ngạc.
Chuyện quê kể về xin thuốc rất vui, đậm chất lính! Smiley
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2009, 08:21:14 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
daulauxuongcheo
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #405 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 11:14:18 pm »

Quê Lixeta cho cháu hỏi. Trước quê làm lái phụ thì khi hành quân hay gặp tình huống tác chiến thì quê ngồi đâu?
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #406 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 11:34:39 pm »

   Nằm ở đây, lần đầu tiên tôi được chứng kiến bom B52 bay qua đầu. Hôm ấy, tầm độ 5 giờ chiều. Cơm nước đã nấu xong. Bọn tôi đang rủ nhau đi ăn cơm thì ai đó phát hiện  B52 “cua” gần như trên đỉnh đầu (Khi B52 bay thẳng thì không sao cả. Nhưng khi nó cua là nó bắt đầu- hay đã ném bom. Khu vực nằm ngoài rìa cái cua đó sẽ là khu vực hứng bom).  Cả bọn tôi nháo nhào chui vào xe. Cửa xe thì chật, người lại đông, lúc đó hai ba thằng cùng nhảy vào nên kẹt cứng. Lúc đang kẹt ở cửa thì bom đã bay qua đầu. Nghe tiếng rít của nó khủng khiếp lắm- như cứa con dao vào tinh nứa ấy, da cứ sởn gai ốc lên. Đến lúc cả bọn chui hẳn vào trong xe rồi thì bom bắt đầu nổ. Có một quả rơi khá gần xe tôi- chỉ độ mấy chục mét. Đây là quả bom “rớt”- tức là quả sau cùng, nó thường rơi ra ngoài “box”, một số mảnh của nó chém vào tháp pháo chan chát, còn đất đá văng đầy cả lên xe. Ơn Trời, các xe khác của đaị đội cũng không sao cả.

Bác quê kể chuyện "B52 panh ót ngộp" nghe hay quá!
Nghe tiếng rít của nó khủng khiếp lắm- như cứa con dao vào tinh nứa ấy, da cứ sởn gai ốc lên. Nghe bác tả thấy tiếng bom rít... bén quá, sợ muốn đứt tay luôn Grin.
Quả là gừng càng già càng cay, cánh trẻ tây nam xin bái phục lời văn của bác quê.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #407 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 09:44:10 am »


Bác quê kể chuyện "B52 panh ót ngộp" nghe hay quá!
Nghe tiếng rít của nó khủng khiếp lắm- như cứa con dao vào tinh nứa ấy, da cứ sởn gai ốc lên. Nghe bác tả thấy tiếng bom rít... bén quá, sợ muốn đứt tay luôn Grin.
Quả là gừng càng già càng cay, cánh trẻ tây nam xin bái phục lời văn của bác quê.

Chào quê!
Quê làm cho tôi vỡ mũi bây giừ Grin
Nói cho công bằng: chiến tranh- dù là KCCP, KCCM, BGTN, BGPB thì đều khó khăn, gian khổ và ác liệt cả. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ nó có một sắc thái, một đặc điểm khác nhau. Đối với lính chống Mỹ thì phải chống chọi với KQ Mỹ, đặc biệt là với "pháo đài bay" B52 là cả một thách thức to lớn. Nói là chống chọi nhưng ở CT miền Nam hồi đó thực ra chủ yếu là tìm mọi cách để tồn tại, để sống mà thôi chứ có đánh lại đwọc nó đâu.

Quê Lixeta cho cháu hỏi. Trước quê làm lái phụ thì khi hành quân hay gặp tình huống tác chiến thì quê ngồi đâu?

Kíp Xe K63-85 có 04 người: trưởng xe, pháo thủ, lái xe và nạp đạn. Chỉ 4 thành viên này mới có vị trí và ghế ngồi riêng. Nhưng đó là trong chiến đấu. Còn dịp này bọn mình đang hành quân vào chiến trường nên ngồi đâu cũng được. Khi HQ mỗi xe thường có 6- 7 người (thành viên dự bị, thợ SC, lính thông tin...). Thường thì lúc còn sớm tất cả ngồi trên tháp pháo ngắm cảnh. Lúc đã muộn và mệt rồi thì chui vào trong xe... ngủ. Được cái buồng chiến đấu xe K63-85 khá rộng- có thể ngủ được 4-5 người. Vì nó rộng vậy nên khi chiến đấu cũng có thể đưa thêm 1 thành viên lên làm dự bị mà không ảnh hưởng đến thao tác của mọi người.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #408 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 12:25:40 pm »

Nói về danh tiếng của B52 em xin kể các bác quê ta nghe câu chuyện về Bê năm hai ở biên giới tây nam, gọi là góp vui văn nghệ:

Tháng 4/79, sư 5 về đứng chân tại huyện Sisophon, tỉnh Battambang, còn E4 (thuộc sư 5) thì đứng chân tại Nimith (ngã ba Con Voi), tiểu đoàn của em thì đóng trong phum Sophia, cách ngã ba Con Voi 2 km về hướng bắc. Ổn định chổ đóng quân xong, chúng em kéo vào nhà dân chơi, có một vài anh lính cũ bập bẹ nói chuyện tiếng nửa Việt nửa K với dân Campuchia. Lúc đó có bộ đội vào phum chơi, dân K đàn ông, đàn bà, con nít kéo ra tiếp chú đội nhiệt tình lắm, và sau đây là câu nói cửa miệng của các chú để nhận bà con:

Việt Nam - Campuchia
Xa-ma-ki                (đoàn kết)
Xi bò hốc                 (ăn mắm bò hốc)      
Sóc xà bai               (mạnh khỏe)
Bê năm hai              (máy bay B52)
Panh... ót ngộp         (bắn... không chết)

Chỉ một câu nói cửa miệng như vậy thôi, cả hai bên đều hiểu, đều cười hỉ hả, thắm tình đoàn kết, bao nhiêu nghi kỵ tiêu tan, dân vồn vã mời chú đội vào nhà chơi, uống rượu, hút thuốc...

Như vậy thì biết danh tiếng của máy bay B52 lan xa như thế nào, đến tận một vùng đất xa xôi tận biên giới Thái Lan, dân Campuchia cũng hiểu ý nghĩa ác liệt của máy bay ném bom B52 panh ót ngộp.

Không biết các mặt trận khác có làm dân vận với dân K bằng câu nói cửa miệng này không, riêng lính sư 5 chúng tôi lấy câu nói này làm bùa, vào phum nói chuyện với dân: Có rượu uống và hút thuốc rê... phù mỏ Grin.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2009, 12:33:24 pm gửi bởi thượng sĩ Hùng » Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #409 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 05:42:28 pm »

Việt Nam - Campuchia
Xa-ma-ki                (đoàn kết)
Xi bò hốc                 (ăn mắm bò hốc)      
Sóc xà bai               (mạnh khỏe)
Bê năm hai              (máy bay B52)
Panh... ót ngộp         (bắn... không chết)
Tự điển này có bán ở nhà sách cạnh cầu Rạch Miểu ! Grin Grin Grin
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM