Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:37:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277359 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #380 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 11:52:11 am »

Có cái hình minh họa cho đoạn này của bác lixeta. Đây là AC-47, nhưng chắc tính năng bay bắn không khác mấy so với AC-130.




Nó bắn chụm kinh dị
Tuy nhiên, sao ảnh của quê nhiều ánh sáng thế? "Thằng" này phải chiếu đèn pha hay thả pháo sáng mới bắn được à?
Năm 69 chưa có máy KTS, còn phim 35ly chỉ có độ nhạy 400ASA là cao nhất. Người chụp tấm ảnh này phải dùng chân để máy và chụp với tốc độ khoảng ...vài phút nên mới bắt được nguyên vòng lượn của máy bay. Còn các chớp sáng có thể là hỏa châu hoặc đạn pháo?? Có điều nó bắn chụm như thế chắc là có thiết bị ngắm tự động!!
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #381 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 04:41:29 pm »

Tuy nhiên, sao ảnh của quê nhiều ánh sáng thế? "Thằng" này phải chiếu đèn pha hay thả pháo sáng mới bắn được à? "Thằng AC 130" thì không thế, nó sử dụng khí tài hồng ngoại nên chỉ trông thấy bóng nó đen sì, lừ lừ bay (tốc độ khá chậm) và cái dây đạn từ nó xuống thôi. Lúc nó bắn cối 40 ly thì chí thấy một chớp sáng, còn tất cả tối thui Grin

AC-47 chắc cũng gắn kính hồng ngoại được. Thằng trong ảnh đang thả pháo sáng. Không rõ nó thả cho thằng kia chụp ảnh hay phải thế nó mới bắn được. Nhưng nếu tối thui thì lấy đâu ra ảnh cho mình xem bác nhỉ.  Grin
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #382 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 05:27:27 pm »

@Lixeta: quê cho em hỏi 1 điều vẫn thắc mắc đến giờ: không biết hệ thống Phòng không ở khu vực cT3 trú quân thế nào? C130 đến mà không có cao xạ 37mm bắn báo động hả quê?
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #383 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 09:29:15 pm »

Mỗi máy bay AC-47 hay AC-130 hay AC-119K đều có nhiều hệ thống ngắm điều khiển hỏa lực. Tôi đã từng trong nhóm khai thác 1 cấu phần của hệ thống này trên AC-119K, thiết bị FLIR (Foward Look InfraRed) AAD-4 (Google sẽ ra). Đây là hệ thống nhìn đêm hồng ngoại thụ động, nôm na là nhìn ảnh nhiệt. Ảnh nhiệt là hình ảnh do các vật thể bức xạ nhiệt được nhìn thấy. Mặt đất, cây cối về buổi tối bức xạ nhiệt mà nó thu nhận được từ mặt trời suốt trong ngày. Con vật và người bức xạ thân nhiệt; phương tiện vận tải và chiến đấu có động cơ thì bức xạ nhiệt nhiều hơn. Vì vậy các máy bay có thể không cần pháo sáng vẫn phát hiện và phân biệt được vật thể dưới mặt đất.
AAD-4 có phần nhạy nhiệt hồng ngoại đặt trong môi trường nhiệt độ gần 0 độ tuyệt đối (-273 độ C, Heli lỏng) và chân không cực cao (10 mũ trừ 13 mm thủy ngân). Bởi thế nếu không có sương mù, trời trong AAD-4 có thể thấy... chuột chạy trên đồng.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #384 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 09:32:47 am »

@Lixeta: quê cho em hỏi 1 điều vẫn thắc mắc đến giờ: không biết hệ thống Phòng không ở khu vực cT3 trú quân thế nào? C130 đến mà không có cao xạ 37mm bắn báo động hả quê?

   Như mình đã nói ở đoạn trên- lực lượng PK của 559 nhìn chung là yếu, chủ yếu đwọc bố trí ở bắc đường 9, còn càng xuống sâu càng thưa thớt, thậm chí không có. Chính vì vậy bọn mình không nhận được sự hỗ trợ nào.

Mỗi máy bay AC-47 hay AC-130 hay AC-119K đều có nhiều hệ thống ngắm điều khiển hỏa lực. Tôi đã từng trong nhóm khai thác 1 cấu phần của hệ thống này trên AC-119K, thiết bị FLIR (Foward Look InfraRed) AAD-4 (Google sẽ ra). Đây là hệ thống nhìn đêm hồng ngoại thụ động, nôm na là nhìn ảnh nhiệt. Ảnh nhiệt là hình ảnh do các vật thể bức xạ nhiệt được nhìn thấy. Mặt đất, cây cối về buổi tối bức xạ nhiệt mà nó thu nhận được từ mặt trời suốt trong ngày. Con vật và người bức xạ thân nhiệt; phương tiện vận tải và chiến đấu có động cơ thì bức xạ nhiệt nhiều hơn. Vì vậy các máy bay có thể không cần pháo sáng vẫn phát hiện và phân biệt được vật thể dưới mặt đất.
AAD-4 có phần nhạy nhiệt hồng ngoại đặt trong môi trường nhiệt độ gần 0 độ tuyệt đối (-273 độ C, Heli lỏng) và chân không cực cao (10 mũ trừ 13 mm thủy ngân). Bởi thế nếu không có sương mù, trời trong AAD-4 có thể thấy... chuột chạy trên đồng.

   Cách giải thích của quê vitinh về TB Hồng ngoại của AC 130 thế là rõ rồi. Tuy nhiên, theo mình ngoài chức năng quan sát phát hiện mục tiêu TB này còn khả năng "bám mục tiêu" nữa. Bằng chứng là nó vừa bay, vừa bắn mà đạn cứ chụm lại đúng một chỗ.

   Còn bây giờ xin tiếp tục kể về cái đêm vất vả đó của bọn mình:

   Cả cpKT Bình, bt Thanh, TX Hòa chúi đầu bấm đèn xem xét nhưng cuối cùng vẫn không biết nguyên nhân gì mà chiếc xe lại ì ra như vậy. Tranh cãi mãi cũng không ra vấn đề gì cp Bình bảo Thanh: “Cậu cho xe lên kéo nó ra”.
   Có lẽ đó là cách duy nhất nên bt Thanh đành cho đánh xe của mình ra để kéo xe 724. Phải giật mạnh mấy lần mới kéo được xe này ra. Hôm sau tôi ra xem lại nguyên nhân tại sao lùi vào được mà lại không ra được thì thấy ở đó có một gốc cây, xung quanh đã mục nhưng cái lõi còn rất chắc và ở trên cái lõi đó là tấm thép chắn cửa hút nước vào ống phản lực của xe mình! Chắc các quê còn nhớ: đây là loại xe bơi bằng sức phản lực của nước. Để tạo ra luồng nước phụt về phía sau trong xe có 2 ống phản lực (to cỡ hơn một vòng tay người cao lớn), trong đó có lắp cánh quạt bơm nước.  Dưới bụng xe là hai cửa hút nước. Để ngăn rác rưởi và các thứ linh tinh chui vào ống phản lực ở đó có một tấm lưới thép. Thì ra khi xe lùi vào, bụng xe trượt trên cái gốc cây ấy nên vào được. Đến lúc xe dừng thì cái gốc cây chọc đúng cửa hút nước vào. Vì tấm thép chắn cửa hút nước khá mỏng mảnh nên cái gốc cây nọ chọc sụm nó và trở thành cái chốt móc vào cửa hút nước không cho xe đi ra nữa. Thế là mặc cho xích guồng cái xe vẫn cứ ì ra.
   Khi kéo ra được rồi anh Hòa trưởng xe chỉ huy tôi vọt lên phía trước khoảng 300 mét nữa thì cho dừng lại (các thành viên khác và mọi người trên xe phải tập trung đưa ct Đô đi viện và mai táng cho lái xe Cửu). Lúc này thằng AC130 lại quay lại. Trong ánh trời đêm bàng bạc trông nó to như cái thuyền nan lừ lừ trôi trên đầu. Rất may khi dừng tôi đã nép sát vào một bên đường, ở đó lau le cũng khá tốt đã che đi cái ống xả vừa mới phát nhiệt nên nó không phát hiện ra. Anh Hòa xuống xe đi tìm chỗ giấu xe mới. Một lát anh quay về bảo tôi lái theo. Tiến thêm chừng chục mét bác ấy vẫn đứng trên cửa trưởng xe bảo tôi lùi vào (theo quy định thì trong trường hợp này  TX phải lội vào trong đó xem xét cẩn thận rồi mới cho xe vào, còn khi chỉ huy xe lùi trưởng xe phải xuống, đằng này bác ấy hơi lười và nói thực- có lẽ cũng ngại bị mìn vướng vì hồi ấy Mỹ ném xuống rất nhiều). Tôi cho lùi xe từng tý một rất thận trọng. Khi đã rời khỏi hẳn mặt đường thì anh Hòa bảo: “Thêm tý nữa cho chắc”. Tôi tiếp tục lùi vào chừng hơn 1 mét nữa. Đúng lúc đó tôi thấy chiếc xe lạng đi và nghiêng hẳn về bên phải. Cái ba lô và mấy thứ đồ lặt vặt để trên lan can bên trái đổ ập vào người. Một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng tôi. Tôi nhắm mắt ôm chặt hai cần lái vào ngực chờ: “Lăn này!” Undecided.


Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #385 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 10:39:43 am »

  Cách giải thích của quê vitinh về TB Hồng ngoại của AC 130 thế là rõ rồi. Tuy nhiên, theo mình ngoài chức năng quan sát phát hiện mục tiêu TB này còn khả năng "bám mục tiêu" nữa. Bằng chứng là nó vừa bay, vừa bắn mà đạn cứ chụm lại đúng một chỗ.
Đúng rồi, các đầu vào cho hệ thống điều khiển bắn bao gồm các thiết bị quan sát quang học (thường và hồng ngoại), tham số bay (góc tấn, góc nghiêng, độ cao, góc dạt, hướng trục, tốc độ,...), đo xa,... Nhờ hệ thống điều khiển bắn này mà máy bay có thể thay đổi quỹ đạo do ngoại cảnh hoặc cố ý mà điểm chạm của đạn vẫn tập trung vào mục tiêu.
Hệ ổn định pháo trên xe bác lixeta chắc chủ yếu dựa vào con quay quán tính để giữ tầm? Máy bay thì có lẽ nhiều thông số ảnh hưởng tới ngắm bắn hơn.
Năm 74 tôi tham gia khai thác một phần hệ thống điều khiển bay của máy bay không người lái Ong Lửa (Ryan Firebee) BQM-34 (http://en.wikipedia.org/wiki/Ryan_Firebee) được chế tạo ban đầu làm mục tiêu giả. Về sau này chúng được dùng làm máy bay chụp ảnh trinh sát tầm thấp sử dụng rất nhiều trong chiến tranh phá hoại miền Bắc với tên gọi Đom đóm (Lightning Bug) Ryan Model 147 (http://en.wikipedia.org/wiki/Ryan_Model_147_Lightning_Bug). Có những máy bay này bị bắn hạ mà máy móc ở trong hư hại ít, chúng tôi vẫn cho chạy lại được, ghép mấy cái máy bay hỏng lại thì tương đối hoàn chỉnh để luận về chúng. Nhờ vậy mà biết để chụp/bắn trúng cái gì trên mặt đất phải có máy nó tính toán cho. Chứ bắn như kiểu bộ binh thì khó lắm.
Nói thêm là những chiếc máy bay loại này (và các khí tài điện tử, vũ khí khác) ít bị hư hại nhất thì mình phải tặng cho các anh Cả, anh Hai. Mình chỉ khai thác để đối phó chứ họ khai thác còn để làm mẫu học theo. M79 là một ví dụ về vũ khí, tôi nghĩ vậy. Không phải họ không kiếm được gì trong cuộc chiến tranh của mình đâu.
À mà không biết bác lixeta gặp AC-130 hay AC-119K. Vì theo Wiki http://en.wikipedia.org/wiki/Lockheed_AC-130 thì lực lượng "săn" các bác ban đầu là AC-47 (Gunship I), sau được thay bằng AC-130 (Gunship II) và bổ sung bằng AC-119 (Gunship III). Buổi đêm bị nó bắn có khi mình không phân biệt được máy bay một thân to AC-130 hay là cái hai thân nhỏ hơn AC-119?
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2009, 10:53:56 am gửi bởi vitính » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #386 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 11:05:49 am »

   Chào quê VT!
   Chắc chắn là AC 130 đấy quê ạ. Nó bay không cao lắm, trên nền trời bàng bạc còn trông thấy nó to như cái thuyền cứ lừ lừ trôi, ghê chết đi được.
   Còn ổn định trên tăng- kể cả về tầm lẫn hướng chủ yếu dùng nguyên lý con quay. Vì vậy nó chỉ có thể "giữ cho nòng pháo song song với phương ban đầu trong không gian" thôi chứ không chủ động bám được mục tiêu. Còn của "thằng" này mình nghĩ là nó có khả năng "bám" được mục tiêu. Về nguyên lý thì chịu, không biết nó dựa trên nguyên lý nào Huh
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #387 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 12:29:17 pm »

  Còn ổn định trên tăng- kể cả về tầm lẫn hướng chủ yếu dùng nguyên lý con quay. Vì vậy nó chỉ có thể "giữ cho nòng pháo song song với phương ban đầu trong không gian" thôi chứ không chủ động bám được mục tiêu. Còn của "thằng" này mình nghĩ là nó có khả năng "bám" được mục tiêu. Về nguyên lý thì chịu, không biết nó dựa trên nguyên lý nào Huh
Bác lixeta, cái con quay của bác bắt buộc phải có trong tất cả các vật thể bay chạy nhẩy mà có điều khiển. Đầu vào của hệ thống điều khiển là các cảm biến. Sau cảm biến là máy tính. Sau máy tính là cơ cấu chấp hành.
Yêu cầu của bác chỉ có giữ song song với phương ban đầu thì con quay là cảm biến cho hai thông số góc tầm và hướng. Như thế con quay là đủ với yêu cầu giữ song song của bác. Máy tính trong trường hợp này chắc cũng không có gì phức tạp, thậm chí chỉ khuyếch đại công suất theo hệ số nào đó để tống sang cơ cấu chấp hành là hệ thống thủy lực và/hoặc động cơ điện.
Máy bay thì ít nhất phải lấy cho thêm vào máy tính góc mặt phẳng ngang máy bay với phương nằm ngang gọi là góc tấn, và góc mặt phẳng đứng qua trục dọc máy bay với hướng đường bay gọi là góc dạt (thí dụ do gió). Không phải trục máy bay bao giờ cũng trùng với đường bay mà ngược lại, thường là không trùng. Lại thêm thông số mục tiêu từ hệ thống quan học của thằng xạ thủ liên tục "bám" mục tiêu. Tất cả cho vào máy tính để máy tính điều khiển các cơ cấu chấp hành ở mỗi khẩu súng.
Tóm lại nguyên lý điều khiển hỏa lực trên AC-130 giống trên xe của bác thôi. Chỉ có điều nó có nhiều thông số phải tính toán hơn vì động học chuyển động của nó phức tạp hơn của bác. Cái "bám" bác thắc mắc vẫn là do xạ thủ nó ngắm bám để điều khiển súng thông qua máy tính thôi. Bám tự động như bom laser thì bản thân đầu bom phải có cái đầu ngắm bám chứ không có gì thay được động tác này.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2009, 12:34:30 pm gửi bởi vitính » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #388 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 04:52:21 pm »

Bám tự động như bom laser thì bản thân đầu bom phải có cái đầu ngắm bám chứ không có gì thay được động tác này.

Về lý thuyết thì nếu có máy tính đủ mạnh và mô hình tính toán đủ chính xác thì không cần đầu ngắm nữa.  Wink Chỉ cần cảm biến đo các tham số phát sinh sau khi bắn (như sức gió hay áp suất không khí) và điều khiển theo thuật toán có sẵn thôi.  Wink
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #389 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 06:18:33 pm »

Về lý thuyết thì nếu có máy tính đủ mạnh và mô hình tính toán đủ chính xác thì không cần đầu ngắm nữa.  Wink Chỉ cần cảm biến đo các tham số phát sinh sau khi bắn (như sức gió hay áp suất không khí) và điều khiển theo thuật toán có sẵn thôi.  Wink
Ngắm tức là xác định đâu là mục tiêu trọng mọi hoàn cảnh. Có các cách xác định mục tiêu khác nhau như hồng ngoại để cho các loại tên lửa tìm nhiệt. Nếu mục tiêu nó thả pháo sáng thì rất có thể lại không xác định được đúng mục tiêu nữa, vì pháo sáng cũng là nguồn nhiệt. Cách ngắm khác là khóa ảnh, như kiểu trước khi phóng thì khóa hình ảnh thu được trước đó để cho tên lửa "cầm ảnh" mà bám mục tiêu. Nó thả khói che phủ thì lại toi. Bom laser bám theo ánh sáng laser tán xạ từ mục tiêu do một máy bay khác chiếu vào (chỉ thị). Một là phang cho thằng chiếu tia nó không "ngắm" được nữa, hai là thả khói hấp thụ được tia laser thì cũng mất chỉ thị mục tiêu. Khói này tốt nhất là có kích thước hạt cỡ bước sóng tia chiếu thì mới có tác dụng. Ra đa điều khiển tên lửa SAM thời chống Mỹ vẫn có một cái chuồng cu. Trong đ/k bị nhiễu nặng hoặc hỏng phần cao tần (thu/phát) mà có thể nhìn thấy thì người ta trèo lên đấy "lái" cả dàn theo mục tiêu ngắm qua khí tài quang học để dẫn tên lửa thay cho sóng vô tuyến. Tóm lại ngắm là phân biệt mục tiêu ra khỏi nền trong mọi hoàn cảnh. Giống như bắn một quả trong chùm quả, chọn quả nào?
Nguyên tắc bắn-và-quên chỉ thực hiện được khi lúc nào cũng phân biệt được đâu là mục tiêu. Người ta luôn nói có cái vũ khí đó, nhưng cuộc chạy có bao giờ kết thúc đâu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM