Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:32:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277060 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mig21q
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #150 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 06:48:09 pm »

T90 bác ạ!
Đây này: http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/115/115/115/85836/Default.aspx

....
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 là xe tăng hiện đại nhất của Nga hiện nay. Nó được thiết kế để tận dụng các ưu điểm của hai dòng tăng nổi tiếng T-72 và T-80 của Nga. Xe tăng T-90 được trang bị một pháo chính 2A46 125mm có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau. Đặc biêt, T-90 có thể bắn tên lửa chống tăng có điều khiển AT-11 Sniper qua nòng pháo. Chính khả năng này, T-90 có biệt danh là “xe tăng hỏa tiễn”. Ngoài ra, nó còn trang bị một súng phòng không 12,7mm điều khiển tự động từ trong xe và súng máy đồng trục 7,62mm.
.....
Bạn tamking có bổ sung là Nga có T80, Đức có lê ô pát, Mỹ có M1 nữa ạ. Cám ơn tamking nhé!
Quê lixeta xem đã chuẩn chưa ạ Grin Grin Shocked
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 06:59:38 am gửi bởi mig21q » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #151 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 08:25:49 am »

Chào các quê!
Mất gần 2 ngày rớt mạng thành ra chậm trả lời, các quê thông củm nhé!
Như MIG21q và tam king trả lời là đúng đấy. Mà không chỉ có thế. Từ đời T72 của LX và M48 của Mỹ đã đưa khẩu trọng liên này vào cho TX bắn từ trong xe (không phải tự động đâu). Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm là góc bắn cao thấp tương đối hạn chế nên nếu bắn máy bay sẽ gặp khó khăn. Cái gì cũng có giá của nó phải không các quê Grin

Hôm nay bác lixeta đã tặng em cuốn sách "Cơn lốc đầu mùa" có chữ ký tặng, em rất cám ơn bác!

Cùng đi với bác lixeta có một bác cựu sinh viên, nguyên là chiến sĩ của trung đoàn tên lửa 276. Bác này thường xuyên vào lấy tư liệu của 4rum quansuvn để viết bài và rất khen 4rum của ta. Bác cựu CB này đã ủng hộ quỹ quansuvn.net 500.000đ.

Thay mặt các thành viên quansuvn.net em xin cám ơn một cựu chiến binh nhiệt tình, mong rằng bác sẽ sớm tham gia quansu và có những bài viết hay đóng góp cho quansuvn.net.

Thế không có gụ và cũng không có hát gì à bác quê lixeta ơi?

Cái món này thì ai người ta lại công khai ra làm giề Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #152 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 10:45:28 am »

   Xin tiếp tục về hành trình vào mặt trận:

   Tối hôm đó bọn tôi tiếp tục lên đường. Không biết vì tàu chở nặng quá hay do trời mưa đường trơn mà khi lên dốc Xây (sau này mới biết đó là dốc Xây chứ lúc ấy chẳng biết dó là dốc gì, chỉ thấy hai bên đường lau lách rậm rì) tàu cứ bị trượt bánh hoài. Có lẽ do cả hai. Chúng tôi ngồi trên tàu chỉ thấy bánh sắt dưới chân cứ giật lên đùng đùng mà tàu không chạy được. Một lúc sau nó lùi lại lấy đà rồi tăng tốc lao lên rất nhanh. Tuy nhiên, cũng lại như lần trước. Bánh sắt đầu tầu cứ rít lên, miết vào đường ray tóe lửa. Tàu thì cứ giật uỳnh uỵch nhưng đứng tại chỗ. Ba bốn lần thế không được tàu phải dừng lại để đợi lắp thêm một đầu máy đẩy nữa vào đuôi tàu. Đến lúc đó nó mới chật vật vượt qua được.
   Gần sáng chúng tôi vượt qua cầu Hàm Rồng. Trong ánh sáng mờ đục của  buổi ban mai sớm cầu HR hiện ra trước mắt tôi thật hoang tàn. Dấu tích những trận đánh ác liệt vẫn còn nóng hổi. Cầu chẳng còn thành, những thanh sắt to đùng cái chúc xuống lòng sông, cái chơ vơ chĩa lên bầu trời. Còn những người thợ cầu vẫn đang mải miết làm. Tàu chúng tôi đi đến đâu có cảm giác như cầu oằn xuống đến đấy. Tôi thấy bần thần cả người.  Đối với tôi cầu HR có một ấn tượng khá đặc biệt. Chả là hồi bé tôi có đọc một cuốn sách nói về việc bắc cầu này. Theo cuốn sách đó thì ngày trước Pháp đã định bắc cầu cứng qua đó nhưng do địa hình, địa thế và chế độ thủy văn đặc biệt của con sông Mã này họ đã bất lực. Viên kỹ sư trưởng của Pháp xấu hổ nên đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Vì vậy họ chỉ bắc được cầu treo. Và đến khi ta bắc được cầu cứng qua đó thì cầu HR trở thành niềm tự hào của thợ cầu VN. Thế rồi CTPH xảy ra, hầu như ngày nào trên đài, trên báo cũng có bài nói về cầu HR. Vì vậy, khi nhìn thấy khung cảnh hoang tàn ở đây tôi càng cảm phục những chiến sĩ và công nhân ngày đêm đang bảo vệ và duy trì cho cây cầu đứng vững. Sáng hôm đó chúng tôi dừng lại ở một ga xép (hình như đoạn ga Nghĩa Trang) thì phải. Suốt cả ngày vẫn nghe thấy ì ùng tiếng máy bay và tiếng bom cả ở phía bắc và phía nam.
   Gần sáng đêm thứ ba thì chúng tôi đến ga Vinh. Tôi thấy hơi lạ là nhà ga vẫn có điện- tất nhiên chỉ là những bóng điện ngụy trang mờ đục mà thôi. Chúng tôi hối hả cuộn bạt, tháo dây chằng, bỏ chèn chống và đợi đến lượt xuống tàu. Chừng 30 phút thì toàn bộ xe trên tàu đã được đưa xuống sân ga. Xuống tàu xong bọn tôi chạy về một thôn ở gần Bến Thủy để chờ tàu thủy (thuộc đất Hưng Nguyên nhưng tôi không nhớ là Hưng gì).
Xe tôi đậu nhờ ở vườn một gia đình chỉ có một mẹ và… một cô con gái tầm tuổi bọn tôi. Vốn trước đây tôi có một ông chú rể người trong này. Người ông cứ sắt lại, da thì đen. Ông  hay kể chuyện về quê của ông là nơi “gió Lào, nắng lửa” nên tôi cứ hình dung ra người trong này chắc phải đen lắm- ít ra cũng phải như ông chú của tôi. Thế nên khi nhìn thấy cô gái con bà chủ tôi cứ trố mắt ra mà ngạc nhiên: “sao lại có người trắng thế kia ở đây?”. Mà “bạn ấy” thì tự nhiên lắm, trước hàng chục tên choai choai bọn tôi mà chẳng xấu hổ gì cả. Về phía tôi nhìn để mà nhìn thôi vì một là mình còn quá trẻ, chưa hề có kinh nghiệm gì nên không thể tranh chấp với gần một tiểu đội trên xe “kinh nghiệm đầy mình” về lĩnh vực này. Hai là cánh lái xe bọn tôi những lúc dừng nghỉ này thường vẫn nhiều việc- phải kiểm tra, bảo dưỡng xe nên chẳng có thời gian mà làm việc khác. Tôi nói thật đấy. Các quê đừng nghĩ sai mà oan cho tôi Grin.
   Tối hôm đó bọn tôi kéo nhau đi bộ về Vinh. Vớ ngay đúng hôm ở Vinh có chiếu phim bãi. Cả bọn kéo nhau vào xem. Đó là bộ phim “Sức mạnh tinh thần”. Tuy nhiên nội dung phim thì cho đến giờ không thể nhớ nổi nó như thế nào???
   Ở đó hai ngày thì có tàu thủy- loại tàu “há mồm” của HQ. Tàu này sẽ chở bọn tôi vào Đồng Hới. Cũng chẳng biết các bác ấy có số hay không Grin
Logged
THANHSON2003
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #153 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 11:04:18 am »

    
 Về phía tôi nhìn để mà nhìn thôi vì một là mình còn quá trẻ, chưa hề có kinh nghiệm gì nên không thể tranh chấp với gần một tiểu đội trên xe “kinh nghiệm đầy mình” về lĩnh vực này. Hai là cánh lái xe bọn tôi những lúc dừng nghỉ này thường vẫn nhiều việc- phải kiểm tra, bảo dưỡng xe nên chẳng có thời gian mà làm việc khác. Tôi nói thật đấy. Các quê đừng nghĩ sai mà oan cho tôi Grin.
 
Em tin bác! (Nhưng bác không phải thanh minh như thế, đã có ai "nghĩ sai" đâu mà bác ....)
Mà em đã tìm hiểu được tại sao hệ thống động lực trên các đời xe tăng của Mỹ thường sử dụng động cơ tuốc-bin còn với xe tăng LX (Nga) lại thường dùng động cơ đốt trong thông thường (có hoặc không turbo tăng áp).
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #154 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 11:08:21 am »

Chú Lixeta cho cháu hỏi với ạ. Trong trận Làng Vây 1968, ta đã cơ động xe tăng theo dòng Sepon và trong đó có "huyền thoại gùi xe tăng vào trận địa". Vậy thực hư chuyện này đến đâu, xe PT76 đã tháo và cơ động như thế nào, trong điều kiện chiến trường thời đó xe này có thể tháo được ra những bộ phận nào.  Smiley
Logged
daccongbacviet
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #155 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 11:23:30 am »

Xin tặng bác lixeta một bài của Tây đánh giá về chiếc T-54/T-55, thông tin trên mạng có thể nhiều, nhưng bài này là em tự tay dịch và chọn lọc, bác thấy sai chỗ nào xin nói cho đàn em biết ạ  Grin

T54/T55 Main Battle Tank



Tổ lái: 4
Khối lượng: 40,5 tấn
Dài: 6,2m
Cao: 2,32m
Rộng: 3,6m
Động cơ: V-55 diesel 580 hp
Tầm hoạt động: 311km
Tốc độ tối đa (Đường tốt/đường xấu): 50/35 (km/h)
Tốc độ trung bình trên đường địa hình: 25 km/h
Vũ khí: Pháo 100mm D-10T2S, PKT 7,62mm và AA DShKM 12,7mm
Tốc độ bắn: 5-7 viên/phút
Góc nâng: -5 đến +18 deg



T-54 là loại tăng được thiết kế theo kiểu qui ước, với vũ khí chính là một khẩu pháo 100mm. T-54 được sử dụng nhiều hơn bất kì một loại tăng nào trên thế giới từ sau WW2 ( hơn 57 000 chiếc đã được xuất xưởng). Nó gồm có 5 bánh xích mỗi bên và có tháp pháo dạng vòm tròn gắn trên khung thân thấp.

Series T-54 đầu tiên ra mắt năm như là một sự thay thế cho loại tăng T-34 của WW2. Mẫu T-54 đầu tiên được hoàn thành năm 1946 để cho việc sản xuất hang loạt bắt đầu từ năm 1947. Chiếc T-54 liên tục được cải tiến và chỉnh sửa trong thời gian sau đó, và khi việc cải tiến đã được thực hiện đầy đủ, nó được đặt tên là T-55. Chiếc T-55 được giới thiệu năm 1958 và nó kết hợp những cải tiến tốt nhất của thế hệ T-54 mà không có sự thay đổi nhiều về thiết kế hay hình dáng bên ngoài chiếc tăng. Chiếc T-55A ra mắt vào đầu những năm 1960, việc sản xuất T-55 ở Liên Xô được kéo dài tới tận năm 1981 và nó còn được sản xuất ở những quốc gia khác như Trung Quốc, Tiệp Khắc và Ba Lan.






Cho đến nay, một số lượng lớn T-54/T-55 vẫn còn được sử dụng mặc dù đến những năm 1980 nó đã được thay thế hầu hết bởi T-62, T-64, T-72 và T-80 trong vai trò tăng chủ lực của các lực lượng tăng và các đơn vị bộ binh cơ giới Liên Xô. Được sử dụng trong các cuộc can thiệp ở Hungagy năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968, Sirya năm 1970 và là loại tăng chủ lực của các quốc gia Arab trong những cuộc chiến tranh 1967 và 1973 với Israel. Trong những năm 1970, T-54 còn tham chiến ở Việt Nam, Cambodia và Uganda.

Xe tăng hạng trung T-55 là loại tăng sử dụng bánh xích với 5 bánh dẫn động mỗi bên, nó có một khoảng trống giữa bánh dẫn động thứ nhất và thứ hai, bên cạnh đó nó cũng không có các con lăn hỗ trợ, thiết kế khung thân thấp với tháp pháo dạng vòm tròn đặt ở vị trí bánh dẫn động thứ 3. Khẩu pháo 100mm có một cái bọc hút khói ở đầu nòng, bên cạnh đó là một khẩu PKT 7,62mm đồng trục và một khẩu 7,62mm ở vị trí lái xe. Những mẫu T-55 sau này đã bỏ khẩu 7,62mm ở vị trí lái xe đi. T-55 có thể phân biệt với T-54 ở chỗ T-55 không có vòm ở bên phải và quạt thông gió của tháp pháo được lắp phía trước so với quạt thông gió của T-54, hầu hết những chiếc T-55 khác T-54 ở chỗ nó không có súng trọng liên DShKM 12,7mm trên vị trí pháo hai và tất cả các mẫu T-55 đều có một kính hồng ngoại dành cho pháo thủ lắp bên phải pháo chính. Tuy nhiên, bộ phận tìm kiếm ánh sáng này không phải là một đặc điểm phân biệt, bởi vì nó cũng được trang bị trên nhiều mẫu T-54 và T-54A.

Đại liên 12,7mm trên T-55:





T-55 là sự kết hợp giữa một khẩu pháo sơ tốc cao với một khung xe cơ động cao, chiều cao thấp với một khẩu pháo nòng dài. Những cải tiến từ T-54 bao gồm động cơ diesel V-12 làm mát bằng nước lớn hơn với 580hp thay vì 520hp, tăng quãng đu7òng hành trình lên 500km ( sẽ là 715km với hai thùng dầu phụ 200L  đặt ở đuôi xe ) so với 400km ( 600km với thùng dầu phụ ở bản cũ ). . T-55 cũng có hai cái ổn định hai cánh (two-plane) chứ không chỉ có cái ổn định dọc, số đạn dự trữ sẽ là 43 viên thay vì 34 viên của T-54.

T-55 có thể lội nước sâu 1,4m mà không cần chuẩn bị, với ống thông hơi chuyên dụng thì nó có thể di chuyển ở độ sâu 5,5m với vận tốc 2km/h, thiết bị này cần 15-30 phút để lắp đặt nhưng có thể được vứt bỏ ngay lập tức khi xe rời khỏi mặt nước. Tất cả các xe T55 đều có hệ thống dò tìm bức xạ PAZ, và T-55A cũng có thiết bị chống bức xạ. Một số chiếc T-55 được trang bị một hệ thống bảo vệ NBC đầy đủ (lọc không khí và điều chỉnh áp suất). Một màn khói có thể được tạo ra bằng cách phun dầu diesel bay hơi vào một cái ống xả.

T-54 của quân đội Việt Nam:



T-55:



T-55 có thể lắp thêm lớp giáp bán nguyệt phía trước, với lớp giáp tháp pháo tăng lên tới 330 mm (KE) và 400-450 mm (CE). Những cải tiến khác bao gồm giáp gầm chống mìn, động cơ mạnh hơn, các miếng lót cao su ở xích. Kính 1K13 là loại kính dùng để nhìn đêm và kính ngắm bắn ATGM, tuy vậy thì nó không thể sử dụng hai chức năng này cùng 1 lúc. Kính ngắm quang học và hệ thống kiểm soát hỏa lực có thể sử dụng thiết bị El-Op Red Tigervà Matador FCS của Israel, kính NobelTech T-series của Thụy Điển, kính Atlas MOLF của Đức. Các hệ thống kiểm soát hỏa lực SUV-T55A FCS của Serbia, Marconi Digital FCS của Anh, Tiger của Nam Phi, SABCA Titan của Bỉ là nhũng cấu hình có thể được nâng cấp.

Thế hệ APS (active protection system) đầu tiên, được đặt tên là Drozd, được phát triển ở LX giữa những năm 1977 và 1982, nó được lắp đặt lên chừng 250 chiếc T-55A của Hải quân đánh bộ ( được đặt tên là T-55AD ) vào đầu những năm 1980, được thiết kế để chống lại các loại ATGM và súng phóng lựu chống tăng. Nó sử dụng các rada cảm biến sóng milimet ở mỗi bên của tháp pháo để phát hiện những viên đạn đang tới, dĩ nhiên là sẽ có một thiết bị kiểm tra trong một bộ xử lý để đảm bảo là các mục tiêu này đang bay tới với vận tốc của các loại ATGM. Nó sẽ kích hoạt một hoặc nhiều rocket tầm ngắn mang những đầu đạn mảnh ( kiểu như đạn súng cối ), đạn được phóng từ một cái ống phóng 4 viên đạn trong đó ( mỗi bên tháp pháo có 1 ống ), Drozd cung cấp khả năng bảo vệ của 2 ống phóng hướng 60 độ về phía trước,  trong khi đó hông và đuôi xe thì hoàn toàn không được bảo vệ. Nếu muốn, tổ lái có thể định hướng các gọc được bảo vệ bằng cách quay nòng pháo về hướng đó.

Hệ thống Drozd vẫn mắc nhiều thiếu sót. Radar của nó không thể xác định rõ các mối nguy hiểm ở các góc nâng một cách thỏa đáng, và đạn rocket phóng ra, cũng như ERA, đều gây ra những mối nguy hiểm đáng kể cho binh lính xung quanh, đặc biệt là những binh sĩ đang thoát li ra khỏi xe.

T-54 ở Prague, Tiệp Khắc năm 1968:



Những điểm hạn chế

T-55 hiệu quả nhất khi dùng để chống lại các loại xe bọc giáp hạng vừa. Cơ số đạn dự trữ thông thường cho pháo chính là 43 viên. Những thùng nhiên liệu gắn vào đuôi xe rất dễ bị tổn thương với các loại đạn bắn vào nó, bởi vì lớp vỏ rất mỏng. T-55 cũng không thể hạ thấp nòng tốt như các xe của phương Tây, điều đó khiến cho nó phải nhô hẳn thân xe ra khi khai hỏa từ trong công sự trên các điểm cao. Mặc dù tháp pháo dạng nửa quả trứng của T-55 có những ưu điểm của nó, thì nó cũng khiến chon không gian làm việc của tổ lái rất chật hẹp, dẫn đến việc tốc độ bắn thấp, khả năng bảo vệ của kết cấu khung thấp ( thấp hơn 1m so với loại M60 của Mĩ ) lại là đối trọng với lớp giáp bảo vệ khá yếu của nó ( mỏng hơn so với tiêu chuẩn phương Tây ). Cũng  trong tiêu chuẩn ấy, khả năng kiểm soát hỏa lực cũng khá là tệ. Nó cũng là khuyết điểm chung của các loại tăng Soviet ở khả năng hạ góc bắn, chiếc xe không thể lòi mộĩ nòng pháo ra để bắn mà phải nhô nguyên thân ra. Vị trí đặt đạn dược và nguyên liệu rất nguy hiểm.

Chiếc T-55 không hề kín. Mặc dù tổ lái sẽ được bảo vệ bởi phóng xạ thì họ cũng phải đeo mặt nạ phòng hóa và mặc đồ bảo hộ để chống lại các tác nhân sinh học và hóa học, chiếc tăng phải chạy qua những vùng ô nhiễm nhanh chóng rồi phải được tẩy rửa trước khi có thể hoạt động tiếp.

T-55 nâng cấp:



Một số biến thể

•   T-54: Mẫu chế tạo đầu tiên, có tháp pháo với đuôi xe khác nhiều các mẫu sau này
•   T-54A: Có bọc hút khói cho pháo 100mm và thiết bị lội nước
•   T-54AK: Phiên bản xe chỉ huy với radio tầm 100 dặm
•   T-54M: T-54 nâng cấp lên chuẩn T-55M
•   T-54B: Mẫu đầu tiên được trang bị đèn hồng ngoại
•   T-55: Đã nói ở trên
•   T-55M: Lắp hệ thống kiểm soát bắn Volna ( với thiết bị phóng ATGM ), nâng cấp hệ thống ổn định pháo, nâng cấp động cơ , radio mới và tăng khả năng bảo vệ, gồm ống phóng đạn khói, giáp hông….
•   T-55AD Drozd: Phiên bản với hệ thống Drozd nhưng không có Volna FCS và ERA.

T-55AD:







T-55 nâng cấp:



T-55 nâng cấp của Việt Nam:

Logged

Có 2 thứ không bao giờ được đùa giỡn: Đó là chiến tranh và tình yêu
mig21q
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #156 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 11:27:45 am »

Chú Lixeta cho cháu hỏi với ạ. Trong trận Làng Vây 1968, ta đã cơ động xe tăng theo dòng Sepon và trong đó có "huyền thoại gùi xe tăng vào trận địa". Vậy thực hư chuyện này đến đâu, xe PT76 đã tháo và cơ động như thế nào, trong điều kiện chiến trường thời đó xe này có thể tháo được ra những bộ phận nào.  Smiley

Cái này có rồi mà, gùi chỉ là gùi ắc quy và một số mắt xích thay thế thôi.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #157 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2009, 08:05:29 am »

   He...! He...!
   Cái bác "đặc công" này mà lại có vẻ nắm chắc về "tàu bò" bọn tui thế nhể. Chắc nghiên cứu kỹ để tìm cách diệt cho nhanh phải không Grin
   Nói chung, Xin cảm ơn quê về bài viết. Về cơ bản là chính xác. Tuy nhiên, chắc là do không thuộc chuyên môn sâu nên đôi chỗ quê sử dụng thuật ngữ chưa thật chính xác cho lắm. Ví dụ: trên T55 có trang bị "thiết bị ổn định hai mặt phẳng" thì quê dịch là "hai cái ổn định hai cánh". Híc...! Nhưng không sao cả Grin
   @new: Còn vụ "gùi xe tăng vào trận" thì hình như mình đã có giải thích đâu đó rồi. Đó chỉ là do các nhà báo: hoặc muốn phóng đại lên, hoặc nghe tai nọ xọ tai kia mà viết nên (nhưng ít nhất có đến 6 tờ báo đã giật cái tít này). Tuy nhiên, có vẻ như các đc đang tại nhiệm ở BTLTTG cũng không muốn cải chính thì phải. Riêng các CCB của dT198- đơn vị trực tiếp đánh trận LV thì rất bức xúc. họ nghĩ rằng cái tiêu đề giật gân này sẽ mang lại phản cảm. Và có lẽ đúng như vậy. Được sự cho phép của các bác ấy mình đã viết một vài bài phản hồi về chuyện này nhưng không có báo nào trả lời cả. Chắc họ cũng nhận ra mình "quá lố" nên im lặng là thượng sách.
   Đúng như mig21q nói: đồng bào Vân Kiều có giúp đỡ cT9 gùi một số mắt xích và binh điện từ hậu cứ đến vị trí TK trước chiến đấu- chừng độ gần 2 tấn trọng lượng thôi chứ làm sao mà gùi được xe tăng. Mình đã tái hiện trận đánh này (và cả quá trình chuẩn bị) tương đối kỹ trong cuốn Bão Thép tập 1 mới ra vừa rồi. Bạn có thể tìm hiểu qua đó Grin
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #158 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2009, 12:07:06 pm »

Vâng, mấy chuyện đó cháu cũng biết vì trước đây cháu có tham gia tranh luận kịch liệt về vấn đề này. Nhưng đến any, cháu vẫn băn khoăn là việc đồng bào dân tộc gùi thiết bị có hiệu quả đến việc cơ động xe tăng như thế nào, vì sao phải làm vậy.  Smiley
Logged
THANHSON2003
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #159 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2009, 01:25:39 pm »

@new : Nếu bạn đọc kỹ " Cơn lốc đầu mùa" của bác Lixeta thì câu trả lời đã rất rõ.
Do yêu cầu bí mật của trận đánh, sự thay đổi về thời gian hiệp đồng tác chiến nên có sự điều chỉnh về sự tham gia của TTG nên phải điều chuyển một số bình điện và mắt xích dự phòng,thay thế từ các xe khác, hướng khác. Sự tham gia của đồng bào Vân kiều chỉ đơn thuần là vận tải chứ không phải tham gia vào công tác hậu cần hay kỹ thuật trước trận đánh.
Đôi khi báo chí, các nhà viết sử vì tính thời sự của sự kiện không coi trọng những yếu tố tưởng như đơn giản, nhưng chi tiết tưởng như nhỏ đã làm người đọc hình dung sai. Chính vì vậy những dòng hồi ký của các CCB, nhân vật chính của các sự kiện mới càng có ý nghĩa.
@ bác Lixeta : trong "Cơn lốc đầu mùa" có rất nhiều thơ vui của lính, nếu chỉ là nghe lại thì khó có thể nhớ được đầy đủ như vậy, liệu có bài nào chính bác là tác giả? Gặp bác rồi em mới dám hỏi câu này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM