Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 23 Tháng Tư, 2024, 11:14:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277422 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 09:42:23 pm »

Chào quê!
Trên xe T59 (hay T54, T55) đều có 2 khẩu đại liên 7,62 mm kiểu K53 hoặc PKT. Trong đó:
- Khẩu thứ nhất gọi là súng máy song song (hay súng máy bên pháo)- nghĩa là nó gắn song song với pháo, pháo quay đi đâu nó quay đi đó và được ngắm bởi kính ngắm của pháo thủ. Tác dụng của nó là tiêu diệt sinh lực lộ hoặc mục tiêu bọc thép mỏng. Đối với BB thì khẩu này cũng đáng sợ lắm đây. Cái phễu mà quê nhìn thấy gọi là "loa che lửa" chư không phải là nòng súng Grin
- Khẩu thứ hai được lắp bên phải ghế lái xe, dành cho lái xe sử dụng. Khẩu này gắn cố định với xe, xe quay đi đâu thì nó quay đi đấy. Nút cò của nó ở trên đầu cần lái bên phải của LX. Để ngắm bắn nó lái xe sử dụng cần lái và chân ga. Tác dụng của khẩu này hạn chế hơn khẩu 1 vì độ chính xác kém hơn. Chủ yếu dùng khi xung phong hoặc truy kích địch. Chính cái lỗ nhỏ ở tấm giáp phía trước là lỗ bắn của khẩu này. Còn đạn trúng vào lỗ này hay không thì cũng có thể- nhưng xác suất vô cùng nhỏ Grin
- Trước mặt lái xe T64, T59 có 2 kính tiềm vọng. Kích thước cửa quan sát của nó cỡ 5 x 15 cm. Một kính nhìn thẳng phía trước. Một kính chếch về bên phải một chút. Góc nhìn của mỗi kính khoảng 15 độ. Khi lái xe đóng nắp cửa thì sẽ quan sát qua 2 kính tiềm vọng này. Nói chung cũng hơi bí Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #21 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2009, 10:05:54 am »

Chào các quê!
Hôm nay xin kể tiếp chuyện ở đại đội HL lái xe tăng khi cái Tết Nhâm Tý đến:

Cái Tết cổ truyền của dân tộc Việt từ bao đời nay đã trở nên thiêng liêng và trọng đại. Đó là dịp để sum họp gia đình, là thời gian thăm hỏi họ hàng, bạn bè, người thân và có lẽ cũng sẽ rất dễ ngỏ lời với ai đó mà bạn thầm để ý. Có lẽ chính vì vậy nó đã làm xao động cõi lòng của mấy trăm chàng lính trẻ HH vừa nhập ngũ hồi tháng 12.71 vào trung đoàn xe tăng 202.
Hôm trước quê nào đó có viết mấy câu vè về chuyện “bỏ ngũ”. Giờ tôi xin đính chính một chút theo đúng như mình vẫn nhớ:
“Nam chuồn, Hà lủi, Thái Bình bay
Hải Hưng anh dũng trốn ban ngày…” (chứ không phải Hải Phòng đâu)
Vì các đơn vị của trung đoàn vẫn ở quanh quanh tương đối gần nhau nên lính các huyện vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau được. Đến tầm cuối tháng Chạp thì hội ý liên miên. Hội CL bọn tôi chia thành 2 phe đối lập nhau. Một phe quyết định ở lại. Một phe quyết định về ăn Tết vì chắc chắn sau Tết sẽ phải đi B. Phe quyết về đông hơn.
Trong 6 tên đang học lái xe cũng hình thành 2 nhóm: Tôi và Thu quyết định ở lại. Còn Đức, Ký, Sơn, Hiệu quyết định sẽ “bùng”. Với tôi, Tết cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Bạn bè thì đi cả rồi. Người yêu chưa có. Về chỉ làm cha mẹ thêm bịn rịn mà thôi. Nhỡ ra trung đoàn cho người về bắt thì ê mặt… Muốn cho bọn chúng hạ hỏa tôi dọa: “Vệ binh trung đoàn rải khắp cả đường bộ, đường sắt rồi đấy”. Bọn hắn nhe răng cười: “Bọn tao lạ gì. Đi trinh sát rồi. Chỉ có vệ binh ở ga Vĩnh Yên, ga Hương Canh và ngoài đường quốc lộ 2 thôi. Bọn tao quyết định sẽ đi theo bờ ruộng về đến ga Phúc Yên mới lên tàu cơ”. Lại dọa: "Về rồi trung đoàn cho người về bắt thì xấu mặt lắm". Bọn hắn lại cười: "Tội gì nằm nhà cho các ông ấy bắt. Bọn tao cứ đi chơi suốt ngày, tối mới về nhà ngủ là thoát thôi mà". Đấy! Các quê thấy Âm mưu, thủ đoạn như thế đã xứng đáng là …”anh dũng trốn ban ngày” chưa Huh?
Thế rồi hôm 26 Tết chúng đi theo lộ trình như thế thật và lọt qua tất cả các vọng cảnh giới ngăn chặn đào ngũ từ đại đội đến trung đoàn và của cả BC nữa. Toàn trung đoàn có khoảng 50- 60 tên gì đó đi thoát (số bị bắt lại cũng chừng đó). Riêng CL bọn tôi đóng góp hơn chục. Gớm! Bọn hắn đi đâm ra bọn tôi ở lại cũng khổ, đêm nào cũng báo động kiểm tra quân số 1- 2 lần. Tôi tức quá nói với at Tao: “Bọn em đã ở lại là ở lại, còn về thì đã về rồi. Cứ báo động thế này là bọn em về đấy!”. Chẳng biết bác Tao lên đại đội phản ánh thế nào nhưng từ hôm sau thôi không báo động nữa. Mà cũng sát Tết rồi còn gì.
Tuy nhiên, trung đoàn cũng làm căng. Hôm 28 Tết cho mấy xe tải và rất đông cán bộ cùng một số lính cũ về “quây”. Số bị bắt lên cũng gần nửa. Riêng 4 thằng lái xe huyện tôi chỉ mỗi mình cu Ký bị “tóm cổ” lên, còn 3 thắng kia thoát nhờ chiến thuật “đi chơi suốt ngày”.
Đến mồng ba đã có một số lẻ tẻ lên. Thằng Đức huyện tôi thì lên hôm mồng Bốn. Mặc dù quân số còn thiếu nhưng đại đội vẫn tiếp tục huấn luyện từ hôm mồng ba. Thằng Sơn với thằng Hiệu “líp” ở nhà đến tận mồng tám mới lên nên không được học lái xe nữa mà chuyển xuống nấu cơm. Chẳng biết chúng nghĩ thế nào nhưng có vẻ lại khoái hơn thì phải.
Sau Tết mấy hôm thì có một chuyện khá buồn cười xảy ra. Hôm ấy là chủ nhật, b tôi được phân công ra kho ở “cây số 8” lĩnh gạo (Đây là một phố nhỏ, nằm ở km8 đường 23 đi Tam Đảo. Người ta cứ gọi mãi thành tên. Bây giờ cũng vẫn gọi là “số Tám”). Cả bọn đi men theo con đường đất ven chân Núi Đinh rồi tắt đồng ra đường nhựa. Ngang qua chân Núi Đinh thấy một con bò nằm trên một đống rơm nhỏ. Mấy thằng cùng lầm bầm chửi: “bò với bê gì rơm không chịu ăn lại đi nằm lên thế này”. Thằng Ngoan Kinh Môn thì bảo: “cho nó mồi lửa là nó đứng lên ngay mà”. Vừa dứt lời nó móc bao diêm ra xòe một que châm vào đống rơm. Rơm bén cháy và cả bọn cứ thế đi. Đi một quãng quay lại nhìn thấy lửa đã cháy to. Thế nhưng con bò vẫn không chịu đứng dạy mà cứ nằm đấy rống lên đầy thảm thiết. Cả bọn sợ quá, lại không thấy ai ở đấy nên hò nhau chạy thục mạng.
Lúc lấy gạo xong về qua thì chỉ thấy đống tro, còn không thấy bò đâu cả. Cả bọn thề với nhau sẽ ba không: “không biết, không thấy, không nói”. Về đến nhà thì mới biết: con bò đó bị ngã từ hôm trước nên nó bị đau chân không về nhà được. Vì trời rét nên bà con phải mang rơm ra cho nó ăn để tìm cách cứu chữa. Tuy nhiên, vì bị “thui sống” nên hiện nó đã chết và được đem về xả thịt. Về phía bà con trong thôn tuy cũng có nghi ngờ nhưng do cả bọn thực hiện “ba không” và cũng không ai trông thấy nên không có cơ sở để kiện cáo. Mà thực ra thì con bò đó đằng nào cũng chết, mọi người lại được bữa thịt tươi nên bà con cũng không muốn làm căng.
Tuy nhiên, đến chiều thì mọi sự vỡ lở. Một tên trong bọn- thằng Nghiệp NG đã “phản bội lời thề” lên khai báo với BCH đại đội. Khi mấy thằng nhìn thấy Nghiệp đi vào nhà BCH đã kịp thông báo cho cả hội. Bọn tôi lập tức hội ý và thống nhất Ngoan sẽ nhận toàn bộ trách nhiệm. Đại ý là nó với thằng Nghiệp đi tụt lại phía sau nên khi nó đốt bọn tôi không biết. Đến khi BCH gọi lên nó cứ thế nói nên cả hội không sao, còn nó thì BCH dự định sẽ kỷ luật nặng và phải đền con bò.
Đến lúc ấy thì Ban quản trị HTX Đồng Oanh vào cuộc. Họ bảo: “đằng nào con bò đó cũng chết nên không bắt đền bộ đội”. Họ lại còn biếu đơn vị mấy cân nữa chứ. Thế là mọi việc xong xuôi nhưng Ngoan ta vẫn bị khiển trách.
Đúng là một lũ trẻ con, phải không các quê? Người ta bảo "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Còn theo tôi cái lũ lính trẻ phải đưa lên hàng thứ nhất!
Sau này Ngoan hy sinh ở QT. Còn Nghiệp có về học SQ nhưng rồi cũng ra quân sớm.
Chuyện ầm ĩ hồi Tết rồi cũng qua nhanh. Chúng tôi tiếp tục lao vào học tập với một cường độ rất cao. Ngày nào cũng sáng đi lái, chiều bảo dưỡng xe, tối lại đi lái. Hình như chươing trình HL đang bị dồn nén đến mức cao nhất thì phải Huh
Đúng vậy!

Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #22 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2009, 10:03:02 pm »

@Lixeta: quê cho em hỏi về khẩu 7,62ly thứ 2 nó gắn bên phải LX nằm ở đâu vậy? Vì nếu lỗ ngắm ở giữa giáp trước thì em tìm mà chả thấy nòng súng? Grin
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2009, 10:22:54 pm »

@Lixeta: quê cho em hỏi về khẩu 7,62ly thứ 2 nó gắn bên phải LX nằm ở đâu vậy? Vì nếu lỗ ngắm ở giữa giáp trước thì em tìm mà chả thấy nòng súng? Grin

Nó nằm ngay sát bên tay phải lái xe. Chắc đây là xe mô hình để trưng bày nên người ta không lắp súng, vì vậy không thể tìm thấy được Grin. Để hình dung ra vị trí của nó có thể dựa vào lỗ bắn ở tấm giáp trước ấy. Đầu nòng súng chọc đúng vào cái lỗ ấy Grin
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2009, 10:35:43 pm »

@Lixeta: quê cho em hỏi về khẩu 7,62ly thứ 2 nó gắn bên phải LX nằm ở đâu vậy? Vì nếu lỗ ngắm ở giữa giáp trước thì em tìm mà chả thấy nòng súng? Grin

Nó nằm ngay sát bên tay phải lái xe. Chắc đây là xe mô hình để trưng bày nên người ta không lắp súng, vì vậy không thể tìm thấy được Grin. Để hình dung ra vị trí của nó có thể dựa vào lỗ bắn ở tấm giáp trước ấy. Đầu nòng súng chọc đúng vào cái lỗ ấy Grin
Ah, vậy coi như cái lỗ này là nòng súng của khẩu thứ 2 rồi Grin
Em chỉ để ý bên ngoài thôi, bên trong xe thì em thấy cả khẩu này, nó vẫn còn quê ạ Grin Chỉ quê nói thì em mới vỡ ra.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2009, 10:43:27 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 04:58:19 pm »

Tặng bác Lixeta một hình Tăng được trưng bày trong bảo tàng QK7

và một hình M113
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 06:51:22 am »

Tặng bác Lixeta một hình Tăng được trưng bày trong bảo tàng QK7


Cảm ơn quê quyenkh nhé!
Cái BT này mình chưa được đến lần nào. Chắc lần tới vào trong đó sẽ phải tới. Mỗi tội chưa biết bao giừ vào được Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #27 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 11:35:13 am »

Xin kể tiếp đoạn cuối khóa học lái tăng của mình:
 
Huấn luyện thêm chừng một tháng nữa (đến thượng tuần tháng Ba) thì bọn tôi đã lái được hơn 10 giờ (chừng 2/3 quy định). Các bài lái cũng đã xong gần hết, chỉ còn bài lái bắn, lái trong đội hình chiến đấu và lái cứu kéo là chưa tập đến. Nếu cứ bình thường thì từ bây giờ trở đi chúng tôi sẽ tập trung vào bài lái tổng hợp CNV và ôn thi. Thế nhưng không hiểu vì sao chúng tôi lại được chuyển K sang học lái loại xe TG bơi nước BTR- 50PK của LX và K63 của TQ. Sau này mới biết: do yêu cầu đưa e 202 vào Quảng Trị gấp nên chúng tôi phải học “chuyển K” để ra trường sớm chứ lúc ấy cũng chưa biết gì, chỉ biết được đi học lái xe bơi là thấy sướng tê cả người rồi. Sướng thật ấy chứ. Mỗi cái xe tăng nặng mấy chục tấn mà nổi được, bơi được đã là một sự kỳ diệu rồi. Bây giờ mình lại được tự tay điều khiển nó thì còn gì sướng bằng Grin.
Xe BTR50PK là một biến thể của xe tăng PT76- nghĩa là phần thân xe và máy nổ, truyền động, hành động v.v.. vẫn y như PT76, chỉ có phần vũ khí là khác. Xe không có tháp pháo, buồng chiến đấu trở thành buồng chở BB. Vũ khí trong biên chế của nó chỉ có mỗi khẩu RPD gắn ở nóc xe. Còn xe K63 thì mô phỏng cấu trúc của M13, nghĩa là động cơ đưa ra phía trước, buồng BB ở phía sau, có cả cửa nóc và cửa sau nên tiện lên xuống hơn. So với T34 thì hai loại xe này nhẹ nhàng hơn rất nhiều, buồng lái cũng rộng rãi và thoải mái hơn, hai cần lái cũng nhẹ hơn, xe chạy cũng êm ái hơn, không có những cú đập xóc kinh hồn như T34. Tuy nhiên, khi mới chuyển sang cũng hơi khó lái vì BTR50PK không có bàn đạp hãm và quan sát cũng khó hơn. Nói như vậy vì mũi xe rất dài và cao như mũi thuyền nên nếu đóng cửa lái xe và nhìn qua kính lái thì không thể nhìn thấy mặt đường trong phạm vi 7- 8 mét phía trước xe. Còn K63 thì khi chạy cứ chúi mũi xuống, khi đạp bàn đạp hãm đột ngột tưởng chừng như xe có thể lộn nhào về phía trước Grin.
Tuy nhiên, vì đã được học lái khá cơ bản rồi nên chỉ qua vài chục phút thực hành lái bọn tôi cũng đã làm chủ được nó. Và nếu so sánh với T34 thì đã thấy là “một trời, một vực”. Sau bài lái hành quân trên cạn bọn tôi chuyển sang học lái bơi trên xe BTR50PK.
Nơi bọn tôi học lái bơi là hồ Cổ Độ- một cái hồ khá lớn nằm giữa cánh đồng và ngay cạnh doanh trại của đại đội tăng 3, tiểu đoàn 66. Đây là một đại đội khá nổi tiếng ở trung đoàn về công tác quản lý bộ đội và huấn luyện- thực ra là chúng tôi nghe hơi nồi chõ mà biết vậy thôi. Đại trưởng là thượng úy Nguyễn Tiến Tùng- vốn người miền Nam tập kết, tính nóng như lửa nhưng lại rất thương lính. Lúc đầu nghe tên anh chúng tôi cứ buồn cười- Tiến Tùng là Túng Tiền mà, nghĩ là “giai thoại” nhưng at Tao thì khẳng định: “Đó là tên thật của anh ấy”.
Lần đầu tiên được lái bơi tôi vừa sướng nhưng lại cũng sợ. Sợ thật đấy vì tôi… không biết bơi. Nói ra thì xấu hổ nhưng đó là sự thật. Hồi học lớp 5 tôi bị chết đuối hụt, lại vì lá số Tử vi ông nội xem cho có đề “đề phòng nạn sông nước và bệnh đau mắt” nên bố tôi cấm dữ lắm. Cứ thấy tôi lẻn đi tắm sông với bạn bè là ông vác roi ra gọi về. Kết cục là tôi “lặn thì nổi mà bơi thì chìm” Grin Grin Grin
Nhưng rồi mọi sự suôn sẻ cả. Chỉ lúc mới xuống hồ thì nước có trào lên mũi xe, còn sau đó xe trở lại cân bằng thì nước chỉ mấp mé thân xe mà thôi. Nước thì lặng. Mặt hồ thật bình yên. Chỉ có mấy chiếc xe cần mẫn bơi theo những cái phao thả trên mặt hồ trong tiếng máy nổ đều đều. Ngoài thằng lái ngồi trong xe còn bọn tôi ngồi tất trên nóc xe ngắm cảnh. Đời cứ thế này thì thật “lên hương”!
Khác với các loại TB bơi dân dụng chủ yếu dùng sức đẩy của chân vịt, xe TTG bơi nước có nhiều kiểu khác nhau. Một số dùng chân vịt như các loại xe bánh lốp BTR-60PB, BRĐM2... Một số dùng xích và hộp xích như M113, K63… Còn xe tăng PT76, PT85 và xe BTR50PK thì dùng phản lực của nước. Nghĩa là mỗi xe có 2 ống phản lực nối từ dưới bụng xe ra phía sau (mỗi ống to cỡ một vòng ôm, thuôn dần về phía sau), trong có lắp cánh quạt như máy bơm. Khi cánh quạt đó quay sẽ hút nước từ dưới bụng xe phụt ra hai cửa phía sau tạo thành phản lực đẩy xe đi. Còn muốn chuyển hướng thì chỉ cần bịt một cái cửa đó lại, nước sẽ phun ra mang cá cạnh xe và tạo thành ngẫu lực để làm xe quay sang hướng mới. Có một cái khoái là xe có chế độ hỗn hợp: vừa chạy xích vừa chạy số bơi nên ở những chỗ nước nông xe vẫn chạy ngon lành chứ không bị mắc cạn. Còn một cái khoái nữa là cái ống phản lực hút nước rất mạnh, những con cá lởn vởn ở gần đó đều bị hút vào và bị cánh quạt chém chết nổi trắng ở phía sau. Bọn ngồi trên nóc xe kiếm mấy thứ làm cái vợt rất thô sơ mà cuối buổi lái cũng vớt được gần 1 xô cá (cũng chính vì cái tội này nên bây giờ các đơn vị muốn tập lái bơi rất khó khăn- ao hồ thì đều khoán quản cả mà) Grin.
Hai ngày tập lái bơi qua rất nhanh. Mặc dù chưa thể nói là thành thạo nhưng đại khái bọn tôi cũng đã được làm quen với một loại xe mới và có thể điều khiển chúng tương đối ngon lành. Thành ra thằng nào cũng khoái chí mà không cần quan tâm đến cái gì đang đợi mình ở phía trước. Tuổi trẻ mà Grin!
Logged
claymore
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 12:58:16 pm »

Tặng bác Lixeta một hình Tăng được trưng bày trong bảo tàng QK7


Cảm ơn quê quyenkh nhé!
Cái BT này mình chưa được đến lần nào. Chắc lần tới vào trong đó sẽ phải tới. Mỗi tội chưa biết bao giừ vào được Grin

chú Lixeta ( xin phép cháu không gọi Quê theo truyền thống topic vì chú lớn hơn cháu nhiều )
Việc vào Saigon không khó, sách chú in sách xong thì chú liên hệ chi nhánh nhà xuất bản tại Sài Gòn ( nếu có ) hoặc các cơ quan liên quan ( hội cựu chiến binh , Cty phát hành sách.....) tài trợ làm 1 buổi giới thiệu tác phẩm, thế là 1 công đôi chuyện chú à.
Logged

Cư An Tư Nguy--------------Chọn Lựa là Hy Sinh
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2009, 08:04:49 am »

Kỷ niệm ngày 27/7, nhớ về một anh hùng sư 9

Đọc “Lịch sử sư đoàn 9” do Mod macbupda post trong Cat ‘Thư viện….” ở topic “Bộ binh”, mới biết anh hùng Trừ Văn Thố là lính sư 9.
Ký ức thời nhi đồng chợt ùa về.
Đó là năm baoleo học lớp 3, cuối năm, được nhà trường nơi sơ tán ở Hà Bắc, thưởng cho quyển truyện tranh về anh hùng Trừ Văn Thố. Còn nhớ là nó in trên khổ giấy tầm nửa tờ A4 ngày nay, in ngang. Cái trang vẽ anh Thố bò lên lấp lỗ câu mai, còn có vẽ anh bộ đội ôm khẩu trung lên, băng đạn quay lên trời (giờ vào quansu mới được khai sáng- đó là khẩu Vĩnh Cát), bắn yểm hộ.
Cảm phục anh Thố, nên baoleo đã trình bầy rất thành công bài hát về anh hùng Trừ Văn Thố trong các buổi sinh hoạt nhi đồng hồi đó.
Lúc này, nhân dịp kỷ niệm ngày 27/7, trong topic: “Những mảnh rời ký ức này”,  baoleo xin chép tặng thương binh Lê Thái Thọ, cựu binh Trungsy 1-những người lính của sư 9 anh hùng nói riêng, cũng như toàn thể các bác CCB nói chung, bài hát về anh hùng liệt sỹ Trừ Văn Thố-lính sư 9.
Trí nhớ đã tàn phai, nên bài hát của gần 50 năm trước có thể có chỗ đúng, chỗ sai, nhưng xin các anh nhận lấy tấm lòng tri ân của baoleo tới các anh, nhân ngày 27/7.
Hôm nay chỉ có bác Thọ ở Hà Nội, còn bác Trungsy 1 đang ngồi tầu Thống Nhất xuôi Nam. Khi nào có đủ các bác, em sẽ lại cất lời ca như 50 năm trước đây:

Qua Cây Trường, ta nhớ trận diệt đồn hôm qua
Kìa gương Phan Đình Giót
      của miền Nam
            ngàn năm sáng ngời
Trừ Văn Thố
Lấy thân mình lấp lỗ châu mai
Mở đường Quân Giải Phóng diệt thù
Đập (ờ ờ) nát đồn
Tiến lên trả thù cho anh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM