Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:18:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277384 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #240 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 09:06:36 am »

He...He...!
"Nhân vô thập toàn" mờ.
Nếu cái gì cũng "mạnh" hết thì trở thành "vô địch thiên hạ" à? Suốt ngày lại phải "cầu bại" mệt lắm Grin Grin Grin

 - chào bác lixeta . em chào bác vì em đoán là em co thể từng được là hàng xóm của bác vào 1976 .

Chào quê!
Năm 1976 tôi đang học tại Trường SQTTG. Chắc hồi đó quê ở Học viện KTQS Huh
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #241 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 09:22:45 am »

    Vâng! Đúng như các quê đã biết! Đó là một thất bại nặng nề của Trung đoàn BBCG 202, là một chương bi thảm trong lịch sử BCTTG- gọi đúng tên của nó là như thế. Còn lúc đó thì chả thấy ai nhắc gì đến. Sau này thì các sách sử đều gọi đó là trận đánh “không thành công”. Mà cũng chỉ dành cho nó 1-2 dòng hiếm hoi và chưa bao giờ được tổng kết cho chu đáo. Ngay cả gần đây nhất trong hồi ức của chính ủy Võ Ngọc Hải (A7 xung trận) hoặc TBTS Hưng (Đi tìm A7) cũng chỉ nói rất sơ lược về trận này, thậm chí không đầy đủ.
    Vì có gần một ngày đi cũng các thủ trưởng trung đoàn, cộng với tìm hiểu các tư liệu sau này tôi được biết: trong 2 đêm 01 và 02 tháng Tư năm 1972 đã có 31 xe TTG của e202 vượt sông BH sang bờ nam. Trong đó đêm đầu có 13 xe của d66 sang được. Số còn lại sang đêm hôm sau (có cả xe QY của tôi).
    Vì nhiều lý do 13 xe của d66 vượt sông BH đêm 01.4 đã không đến được Ngã tư Sòng để bắt liên lạc với BB tiến công Đông Hà sáng sớm 02.4 theo giờ quy định. 06 giờ sáng hôm đó họ mới đến Vinh Quang Thượng- cách điểm hẹn chừng 5 km. Thấy máy bay địch hoạt động mạnh họ quyết định dừng lại trú quân trên một cồn cát lơ thơ cây bụi (tương tự chỗ bọn tôi nhưng cách nhau một cái làng). Đến gần trưa 03.4 thì địch phát hiện ra (nghe nói có chỉ điểm mặt đất) và sử dụng không quân đánh phá. Trận không kích kéo dài 5 tiếng đồng hồ mà chúng tôi quan sát được chính là trận máy bay địch đánh đơn vị này. Các chiến sĩ xe tăng đã đánh trả rất anh dũng nhưng do hỏa lực yếu hơn hẳn nên chỉ bắn rơi được 1 máy bay A37. Trong khi đó về phía ta bị cháy, bị hỏng mất 8 xe.
   Tiếp theo đó, do đã lỡ thời cơ tiến công Đông Hà nên cấp trên lệnh cho A7 quay ra bắc củng cố. Trên đường ra một số xe bị mìn, bị máy bay đánh và bị hỏng (nếu tôi nhớ không lầm thì cộng cả 2 xe FR bị chìm ở Cửa Tùng hôm 0.4 thì đợt này 202 thiệt hại 17- 18 xe). Sau này 2 xe bị chìm ở Cửa Tùng và những xe hỏng nằm lại ở vùng Cam Lộ được sửa chữa và kéo về. Còn 8 xe ở VQT thì coi như bị loại khỏi trang bị.
    Biết rằng đó là một trận đánh thất bại và để lại nhiều bài học quý giá tôi đã đôi lần có ý kiến với bộ phận tổng kết của Phòng KH-CN-MT và một số đc có trách nhiệm. Tuy nhiên cho đến giờ trận đánh đó chỉ được nhắc đến đôi dòng sơ sài trong một vài cuốn sách và hầu như đã rơi vào quên lãng. Về phần tôi, tôi đã cố gắng tái hiện nó trong BT tập 3.
    Còn đi sâu vào mổ xẻ nguyên nhân thất bại của nó thì cũng khá dài: có nguyên nhân khách quan và cũng có cả nguyên nhân chủ quan; có khuyết điểm do cấp trên và cũng có cả khuyết điểm của BCH trung đoàn và cấp dưới. Trong HK của mình chính ủy Võ Ngọc Hải đã có một số phân tích nhưng cũng chưa thật đầy đủ, chủ yếu là rút ra bài học cho bản thân (đoạn in đậm mà NPLÔ trích dẫn). Còn những gì thuộc về người chỉ huy CZ, về công tác bảo đảm (phòng không, công binh...) thì chưa nói đến. Cũng xin nói thêm với các quê rằng: trước khi ký HĐ Pa- ri thì bầu trời toàn bộ chiến trường miền Nam do địch làm chủ. Các lực lượng phòng không của ta có nhưng rất yếu, chủ yếu là 12,7 mm (riêng trên đường 559 thì có 37, 57 mm và sau năm 72 có thêm A72). Sau này khi xe tăng vào có biên chế thêm một số khẩu đội CX tự hành nhưng với số lượng rất ít nên cũng không phát huy tác dụng được mấy.
   

    Về phần mình, trở về vị trí tập kết ở NT Quyết Thắng chúng tôi lao vào củng cố xe cộ. Cuộc sống ở hậu cứ khá bình lặng và vui vẻ vì toàn lính trẻ với nhau. Đùng một cái- ngày 16.4.1972 tôi bất ngờ được lệnh chuyển sang một đơn vị mới- đó là c3/d244. Thế là tôi mới ở cQY được vừa tròn một tháng. Tuy nhiên, đó là một tháng rất nhiều kỷ niệm. Cuộc chia tay với anh em cQY thật là giản dị. Tôi còn 1 gói kẹo Hải Châu và 1 bao thuốc lá Tam Thanh vẫn để dành từ hồi bố mẹ lên thăm được đưa ra sử dụng hết.
    Tiếc rằng từ đó tôi không được gặp lại Toàn- cậu y tá người Hải Phòng, người bạn dù mới quen nhưng đã vô cùng thân thiết  lần nào nữa. Riêng y sĩ Uy thì có gặp lại nhưng anh ấy chẳng nhớ nổi tôi. Ct Bùi Văn Thư đến lúc tìm ra manh mối để liên lạc thì anh đã qua đời vì bệnh. Bây giờ thỉnh thoảng chỉ gặp vợ anh- cũng là một chiến sĩ thông tin của BCTTG đã về hưu.
   Một chặng đường mới lại mở ra trước mắt tôi.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #242 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 09:41:29 am »

Xe tăng gặp máy bay mà các bác bắn được 1 A37 thì đã thành công lắm rồi, bác ơi số liệu cái A37 này là bác lấy ở đâu?
Logged

Chết vì ghét người!
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #243 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 10:54:48 am »

Xe tăng gặp máy bay mà các bác bắn được 1 A37 thì đã thành công lắm rồi, bác ơi số liệu cái A37 này là bác lấy ở đâu?

   Chào quê!
   Như mình đã viết ở phần trên: bọn mình giấu quân chỉ cách chỗ d66 chừng hơn 1 km (cách nhau một cái làng- hình như là Mai Xá Thị thì phải). Vì vậy, toàn bộ trận không kích mình là người trực tiếp chứng kiến. Lúc cái máy bay A37 xịt khói đen kịt lao về hướng nam bọn mình đã vỗ tay ầm ĩ.
   Thực ra, lúc ấy không nghĩ thiệt hại lại nặng nề đến như vậy!
Logged
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #244 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 12:57:19 pm »

He...He...!
"Nhân vô thập toàn" mờ.
Nếu cái gì cũng "mạnh" hết thì trở thành "vô địch thiên hạ" à? Suốt ngày lại phải "cầu bại" mệt lắm Grin Grin Grin

 - chào bác lixeta . em chào bác vì em đoán là em co thể từng được là hàng xóm của bác vào 1976 .

Chào quê!
Năm 1976 tôi đang học tại Trường SQTTG. Chắc hồi đó quê ở Học viện KTQS Huh
- vậy thì em không được là hàng xóm của bác rùi . hu hu hu . nhưng em vẫn được là hàng xóm của lữ tăng 202 của bác . em đi qua lữ 202 này nhiều lần . và cũng hay đứng ngắm xe . thậm chí sờ cả bàn tay vào những vết đạn bên thành xe nữa . nhưng năm 1976 có nhiều xe lội nước mới và đẹp của Mỹ nữa kia bác Lixeta ạ
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #245 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 11:33:34 am »

   Đúng thế quê hp10/76 ạ!
   Chính cái chặng đường mới đang mở ra trước mắt tôi đã đưa tôi đi xa trung (lữ) đoàn 202 nên không được là hàng xóm với quê nữa.

   Trưa 16.4.72 tôi vác ba- lô theo anh Uy lên trung đoàn bộ. Ở đó tôi gặp ct mới của mình: trung úy Lê Minh Đô- người Thường Tín, Hà Tây. Sau đó một chiếc xe Vọt Tiến chở tôi và mấy chiến sĩ về Bắc Thị Ve- nơi c3 đang đứng chân ở đó- ngay cạnh đường 15. Trời nắng ong ong cực kỳ khó chịu. Đồi Thị Ve lơ phơ vài bụi cây chẳng che nổi thân xe. Con đường 15 đất đỏ bụi mù. Đến đây thì tôi biết: cT3 sẽ tách ra khỏi đội hình trung đoàn để đi vào Tây Huế. Cũng chẳng biết phía trước thế nào song tôi cũng thấy hơi phấn khởi vì về đây lại gặp Trần Huy Đức cùng huyện, cùng học lái xe. Ngoài ra còn có Ái, Thà, Ngà là ba thằng Chí Linh ở c Thông tin nay cũng được điều về c3 để đi độc lập.
   Quê nào đã đọc “Hành trình đến dinh Độc Lập” hẳn còn nhớ: cấp trên quyết định điều cho B4 hai cT vào tập kết ở A Lưới để làm mũi vu hồi xuống Huế từ phía tây: đó là cT4 trang bị xe T59 và 1 cT bơi nước của 203. Tuy nhiên, do cT bơi nước này bị máy bay địch đánh cháy hết trên đường 18 bên Lào nên rút tiếp cT3 của 202 đi thay. Tôi được điều về bổ sung cho đại đội này trong tình thế ấy.
   Đại đội 3 này trang bị 8 xe K63-85, gồm 2 trung đội. Mỗi trung đội 3 xe và xe của ct, xe của cv. Ct là Lê Minh Đô, thấp lùn, mặt rỗ hoa, mắt hơi hiêng hiếng, có một cái răng vàng trông rất “thủ đoạn”. Hồi ở ngoài bắc tôi đã loáng thoáng nghe về “chế độ ông Đô”- tức cách quản lý bộ đội rất chặt, rất lắm mẹo của bác này đã nổi tiếng khắp trung đoàn. Chính trị viên Nguyễn Thế Cương người Hiệp Hòa, Hà Bắc hơi đậm người, mặt vuông chữ điền, cái cười cởi mở làm người đối diện thấy rất đáng để tin tưởng. cpKT Nguyễn Thanh Bình người Bần Yên Nhân nhỏ bé, trắng trẻo như một thư sinh. Còn cv phó Phạm Ngọc Chu người Nam Hà thì dong dỏng cao, trông rất trẻ. Lúc tôi mới đến tưởng bác ấy là quản lý đại đội. Hỏi “anh là quản lý?” bác ấy cười “Ừ”. Đưa giấy tờ cung cấp tài chính bác ấy cũng nhận. Phải đến hôm sau đọc biên chế mới biết bác ấy là cv phó. Bt1 là anh Thanh- người Hà Bắc, bt2 là anh Quang người Hà Tĩnh. Đêm đầu tiên tôi nằm tạm ở xe cv Cương.
   Chiều hôm sau tập trung toàn đại đội đọc biên chế và phổ biến nhiệm vụ. Tôi chính thức được biên chế về làm lái phụ cho xe ct Đô- xe 762. Lái chính là Lê Tiến Thọ- còn gọi là Thọ đen; pháo thủ là Hiển, cũng đen. Hai thằng này quê Đa Phúc mà sao chúng đen thế? Pháo hai là Chỉnh híp người Thái Bình. Đi cùng xe này còn có một CS thông tin 2 W là Kiên- người Ninh Giang, HD cùng nhập ngũ một đợt với tôi. Đến lúc chuẩn bị xuất phát thì xe thêm một người nữa- đó là tiểu đoàn phó Phạm Ngọc Bảng- người  Hải Hậu, Nam Hà. Vì đại đội đi độc lập nên dp phải đi cùng. Cũng vì đi độc lập nên chúng tôi mang theo khá nhiều khí tài, LTTP… chất đày ụ trên buồng truyền động sau xe. Ngoài ra còn 01 xe tải Vọt Tiến, 01 máy nạp điện Phi- mắc, 01 bộ đài 15W. Về biên chế cũng tăng thêm, ngoài thành viên kíp xe còn có 01 tổ thợ SC, 01 tổ TT đủ cả báo vụ và cơ yếu.
   Với tôi, đây là lần đầu tiên được lên xe K63- 85 nên cũng có nhiều bỡ ngỡ. Thấy tôi lúng túng Hiển đen có vẻ hơi coi thường. Tuy nhiên, chỉ sau mấy tiếng lọ mọ tìm hiểu tôi đã yên tâm rằng mình sẽ lái tốt loại xe này. Nhìn chung, về cơ cấu điều khiển xe K63- 85 gần giống T34 nhưng cần lái và các bàn đạp nhẹ hơn rất nhiều. Số bơi cũng được cải tiến so với PT76 nên vào số rất dễ.
   Chiều tối 17.4.1972, sau khi ăn cơm chiều sớm chúng tôi xuất phát theo đường 15 xuôi về phía nam. Đích đến theo đường chim bay chỉ chừng hơn 100 km nhưng chúng tôi sẽ phải đi theo một hành trình hình vòng thúng: sang Lào, đi xuống Nam Lào rồi theo đường B45 trở về VN nên quãng đường dài thành gần 400 km.

Logged
fanruot_mu™
Thành viên
*
Bài viết: 128

Binh nhất Chiến sĩ


WWW
« Trả lời #246 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 01:50:32 pm »

Bác Quê quê ở Chí Linh - Hải Dương àh? Trước em cũng từng 2 năm lăn lê bò toài ở đấy đấy bác ạh. Bác ở xã nào vậy? Em ở trong tận Hoàng Hoa Thám đúng chỗ ngã 3 một con gà gáy 3 tỉnh nghe thấy: Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang. Đơn vị em là d2 - e2 - f395 ý, bác biết đơn vị đấy ko?
Logged

"Cuộc đời là những chuyến đi"
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #247 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 10:05:18 am »

Bác Quê quê ở Chí Linh - Hải Dương àh? Trước em cũng từng 2 năm lăn lê bò toài ở đấy đấy bác ạh. Bác ở xã nào vậy? Em ở trong tận Hoàng Hoa Thám đúng chỗ ngã 3 một con gà gáy 3 tỉnh nghe thấy: Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang. Đơn vị em là d2 - e2 - f395 ý, bác biết đơn vị đấy ko?

À! Ra thế!
Thế 2 năm lăn lộn ở đó có để lại kỷ niệm nào sâu sắc không? Và đã có dịp nào về thăm lại chiến trường xưa chưa đấy Huh
Về địa bàn đó thì mình cũng không lạ gì. Trung đoàn 2 của 395 cũng là đơn vị mình có quen biết một số anh em. Nếu mình nhớ không lầm thì d2 đóng ở chỗ trường Khơ Me phải không. Hiện nay HĐH Chí Linh ở Hn có website nguoichilinh.com đấy. Thỉnh thoảng ghé thăm cho đỡ nhớ nhé Grin
Nếu đúng là đóng ở trường KM thì có mấy tấm ảnh đây:

TRường KM cũ- nay là DT của 1 d thuộc e2/395


Hồ Khơ Me
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2009, 10:21:11 am gửi bởi lixeta » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #248 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 10:07:17 am »

    Còn bây giờ xin tiếp tục cuộc hành quân vào Tây Huế của cT3:

     Con đường hành quân của cT3 gần như trùng khít với con đường mà cT4 trước đó chừng gần 2 tháng đã đi và đã được kể lại khá chi tiết trong “HT đến dinh ĐL”. Vì vậy tôi sẽ không nhắc lại đầy đủ nữa mà chỉ kể những kỷ niệm chính đối với mình mà thôi.
    So với cT4 thì cuộc hành quân của cT3 có nhiều bất lợi. Thứ nhất: do xuất phát muộn hơn khá nhiều (đi thay cho cT bơi bị máy bay đánh cháy) nên đã chớm vào mùa mưa. Mà mùa mưa TS thì khủng khiếp lắm. Nếu đã chính thức vào mùa mưa thì gần như mọi hoạt động của cơ giới trên tuyến đều tê liệt. Nhất là hồi đó nghe nói Mỹ đã chế tạo và đem thử nghiệm một loại chất gây mưa trên đường TS nên mùa mưa kéo dài và dữ dội hơn hẳn. Nhân đây, cũng đề nghị các quê trên QSVN nếu có thông tin gì về việc này thì cũng cho biết. Không biết thực hư thế nào nhưng mùa mưa năm 1972 đến rất sớm và kéo dài. Ngay từ đầu tháng Tư, hôm từ Quảng Trị ra Bắc chúng tôi đã gặp một cơn mưa lớn (khoảng 05.4).
 Thứ hai, sau cú choáng hồi đầu tháng Tư bọn địch đã lấy lại được tinh thần và đẩy mạnh hoạt động của không quân, đặc biệt trên các tuyến đường TS để ngăn chặn sự cơ động lực lượng của ta.
Thứ ba xe của cT3 là xe bơi nước, các mắt xích của nó khá mỏng manh, chất thép của TQ cũng không được tốt lắm nên khi vượt những con đường gập ghềnh của TS thường xảy ra rất nhiều sự cố. Thôi thì đủ kiểu: trật xích, đứt xích… Gì chứ đánh bộc phá cho đứt xích khi bị trật đã trở thành chuyện thường đêm ở cT3 này. Cũng vì xích yếu nên khi gặp cái đại đội bị cháy (mà cT3 này phải di thay) chúng tôi đã tháo lấy gần hết xích của những người anh em xấu số nọ. Tuy nhiên, đây chính là một cái dại và tôi đã viết thành kinh nghiệm “Không cái dại nào giống cái dại nào” đăng trên một số tạp chí chuyên ngành, nay xin post lại để anh em cùng tham khảo:
   “Hành quân đường dài vượt Trường Sơn vào chiến trường đối với lính xe tăng nhìn chung là vất vả, đối với các loại xe tăng bơi nước càng vất vả hơn vì những hư hỏng của bộ phận vận hành rất hay xảy ra. Nguyên do cũng dễ hiểu: để giảm trọng lượng của xe các mắt xích cũng như các chi tiết khác được làm mỏng mảnh hơn. Vì vậy trước khi hành quân xe nào xe ấy đều không ngần ngại mang theo càng nhiều càng tốt mắt xích dự bị. Tuy nhiên, hồi đó đại đội tôi trang bị loại xe K63-85 do Trung Quốc sản xuất nên các loại khí tài dự bị khá hiếm, vì vậy chúng tôi phải tận dụng cả những mắt xích đã sử dụng thậm chí đã bị rạn nhỏ để mang theo.
   Ai đã từng hành quân qua đường Trường Sơn thời chiến chắc không thể quên những con đường quân sự làm gấp với chất lượng mặt đường cực kỳ xấu lại nhiều đèo dốc và những cái cua chóng mặt. Những con đường đó đã làm khổ chúng tôi rất nhiều và một trong những hư hỏng chúng tôi hạy gặp nhất là đứt xích, trật xích. Những mắt xích mỏng manh của loại xe lội nước bị đá núi và những cái cua tay áo của đường Trường Sơn nghiến ngấu một cách không thương tiếc và hầu như đêm hành quân nào chúng tôi cũng phải dừng lại khắc phục vài lần, cũng vì thế lượng mắt xích dự bị vơi đi nhanh chóng và trở thành một mối lo thường trực của cán bộ chiến sĩ trong đại đội.
   Đang buồn ngủ lại gặp chiếu manh- trong một đêm hành quân bên đất Lào chúng tôi phát hiện được mấy chiếc xe cùng loại K63-85 bị máy bay Mỹ đánh cháy nằm dúi vào một khe suối (Đây chính là đại đội xe tăng bơi được điều vào cho B4 và do nó bị máy bay đánh cháy nên đại đội 3 của tôi mới phải đi thay). Sau khi xem xét chúng tôi nhận thấy so với xe của đại đội tôi số xe này mới hơn nhiều và mặc dù bị cháy nhưng hai băng xích xe hầu như còn nguyên vẹn. Phấn khởi quá, ngày hôm sau ban chỉ huy đại đội cử ngay một tổ và chiếc xe Vọt Tiến quay lại nhằm nhặt nhạnh các loại khí tài- chủ yếu là xích với yêu cầu đề ra là càng nhiều càng tốt. Hiểu được tầm quan trọng này tổ công tác đã làm việc rất tích cực và sau một ngày làm cật lực hàng trăm mắt xích đã được tháo gỡ chất lên ô tô đem về chia đều cho các xe. Nhìn những mắt xích còn khá mới ai cũng phấn khởi vì đã cất được nỗi lo. Đồng chí đại đội phó kỹ thuật NT Bình chỉ thị cho tất cả các xe kiểm tra lại xích, những mắt nào đã bị rạn rồi thì cho thay ngay để tránh tình trạng mỗi đêm phải dừng lại xử lý xích đứt vài lần nhằm tăng tốc độ hành quân. Cả cánh rừng trú quân tạm thời vang lên tiếng búa tạ, mệt thì có mệt nhưng ai nấy đều vui.
   Cứ tưởng đêm hành quân hôm đó sẽ “thông đồng bén giọt, nào ngờ mới đi được chừng gần chục cây số thì không chỉ một xe mà bốn xe trong đại đội đã bị đứt xích. Các kíp xe hì hụi nối xích để tiếp tục hành quân nhưng chỉ đi thêm vài cây số nữa thì xích của tất cả các xe trong đại đội đều bị đứt. Thật không hiểu ra làm sao nữa?. Trời cũng đã gần sáng nên đại đội cho tạm dừng giấu xe để hôm sau tìm nguyên nhân.
   Sáng hôm sau tổ kỹ thuật đi từng xe kiểm tra, nhìn kỹ thì tất cả các mắt xích bị đứt đều là những mắt mới được thay vào; số mới thay vào còn lại chưa đứt nhưng cũng bị rạn nứt khá lớn. Tất cả các lái xe được tập trung lại để thảo luận tìm nguyên nhân và tất cả cùng đi đến thống nhất ý kiến: số xích xe này đã bị cháy- tức là bị nung qua lửa mà không được nhiệt luyện lại theo đúng quy trình nên đã bị “non” đi, vì thế nó không thể chịu được trọng lượng xe tăng cũng như lực kéo của động cơ.
   Một mệnh lệnh mới được ban ra: bỏ hết số xích lấy từ mấy xe bị cháy về, những mắt nào đã thay vào băng xích cũng phải loại ra. Lại những tiếng búa tạ vang lên chí chát khắp cánh rừng nhưng khí thế kém hẳn ngày hôm trước, mặt mũi tên nào tên ấy méo xèo xẹo. Đúng là “không cái dại nào giống cái dại nào!” Undecided Undecided Undecided.
Logged
fanruot_mu™
Thành viên
*
Bài viết: 128

Binh nhất Chiến sĩ


WWW
« Trả lời #249 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 10:40:56 am »



À! Ra thế!
Thế 2 năm lăn lộn ở đó có để lại kỷ niệm nào sâu sắc không? Và đã có dịp nào về thăm lại chiến trường xưa chưa đấy Huh
Về địa bàn đó thì mình cũng không lạ gì. Trung đoàn 2 của 395 cũng là đơn vị mình có quen biết một số anh em. Nếu mình nhớ không lầm thì d2 đóng ở chỗ trường Khơ Me phải không. Hiện nay HĐH Chí Linh ở Hn có website nguoichilinh.com đấy. Thỉnh thoảng ghé thăm cho đỡ nhớ nhé Grin


Em cám ơn bác Quê nhiều nhé. Trường 10 cũ là nơi đóng quân của Ebộ và d1 bác Quê ạh. D2 và D3 em đóng quân trong khu hồ Khơ me cơ. Em về thăm lại đơn vị hồi cuối năm 2008 vừa rồi, thay đổi cũng nhiều bác ạh.

Hồi em ở đấy thì chỉ huy E là chú Lâm tham mưu trưởng E8 về làm E trưởng, chú Lã Thanh Tú tham mưu phó lên làm E phó tham mưu trưởng, rồi chú Chàng tham mưu phó, chú An Ngọc Phú E phó chính trị, chú Lê Văn Duẩn chủ nhiệm chính trị... chắc mấy chú đấy bác Quê biết hết đúng ko?

Chỉ huy E thì lính bọn em quý chú Tú tham mưu trưởng nhất, chú ngày xưa cũng là lính thông tin bên K đấy, mỗi lần sinh hoạt đơn vị chú kể chuyện chiến đấu bên K hay lắm. Tính chú thẳng thắn, nói năng cũng bậy, chửi tục luôn mồm và thương lính lắm nên lính quý bác ạh.
Logged

"Cuộc đời là những chuyến đi"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM