Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:13:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277337 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #440 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 10:08:39 am »

bác lixeta ơi cháu là hâu bối có môt câu hoi muon hỏi bac.tại sao trong chiến BGTN quân ta không dùng xe tank  của ngụy ? theo cháu biết thì xe của ngụy cũng khá hiện dại,và nó dược thiết kế dể dánh ta.ta mà dem tank do dánh pốt va TQ thi rất hiêu quả!cám ơn bác nha!

Câu hỏi này của quê thì NPLO đã trả lời khá chính xác rùi đó.
Còn các quê cũng phải thông cảm chút. Mình đã phải báo cáo lý do rùi mờ Grin
Còn bây giờ xin tiếp tục:

   Lần này thì tôi ngủ một mạch tận đến lúc có ai đó gọi dậy ăn cơm chiều. Nghe nói đến ăn mới thấy mình đang đói gần chết, bụng dạ cứ cồn cào cả lên. Thì tính từ bữa ăn sớm chiều hôm qua, lại qua một đêm thức trắng lái xe vượt đèo, rồi cả ngày hôm nay có cái gì cho vào bụng đâu mà không đói. Vì vậy suất cháo người ta đưa đến tôi húp mấy húp là hết bay. Mà sao cháo ngon thế không biết Grin Một ai đó hỏi: “Còn ăn được nữa không?”. Tôi hơi ngượng nhưng vì vẫn đói nên gật đầu: “Được!”. Thế là các anh ấy đưa thêm sang một bát B52 nữa, tôi lại đánh hết veo. Có ai đó cười: “Đúng là thanh niên. Vừa mới ở bàn mổ xuống lúc nãy mà đánh bay được hai suất”. Thực sự, lúc đó tôi thấy người đã gần như trở lại bình thường ngoại trừ hai mắt tối đen cùng vài vết đau trên ngực và hai bả vai.
   Sáng hôm sau y tá Ban lại vào. Nó mang cho tôi vài thứ lặt vặt. Tôi mừng rỡ vì cứ tưởng đơn vị đã đi rồi. Hỏi chuyện đơn vị thì Ban cho biết: “xe 724 của tôi đã chữa xong, anh Hòa cũng bị thương nhẹ thôi. Các xe khác thì bình thường. Đêm hôm nay sẽ tiếp tục hành quân”. Tôi đòi đi theo nhưng nó không nghe. Các anh ở phẫu cũng xúm vào can nên tôi đành chịu. Với lại cũng phải ở lại để xem đôi mắt của mình thế nào chứ, bây giờ đó là mối quan tâm lớn nhất của tôi cơ mà. Nó mà có làm sao thì tôi cũng chẳng muốn sống nữa. Lúc ra về Ban dúi vào tay tôi mấy tờ giấy. Nó bảo: “Giấy chứng thương với giấy cung cấp tài chính của mày đây”. Tôi bịn rịn cứ túm lấy tay nó nhưng rồi cũng phải buông ra cho nó về. Tối nay đại đội tôi sẽ tiếp tục đi sâu vào phía nam. Hỏi nó “Mày có biết đơn vị mình sẽ đi đến đâu không?” thì nó bảo: “Không biết! Chẳng thấy ai nói gì cả.”. Mà thế cũng phải, lính tráng thì chỉ biết có lệnh đi là đi thôi.
    Một ngày dài lê thê nữa trôi qua. Tôi sống trong bóng đêm đen kịt và mối lo thấp thỏm về đôi mắt của mình. Chắc thấy thái độ buồn nản của tôi nên mấy anh thương binh cùng lán cứ xúm lại động viên, đại khái là “Cứ yên tâm! Không sao đâu!”. Tôi cứ vâng dạ nhưng thật sự chẳng tin chút nào.
     Sáng ngày tiếp theo tôi thấy tiếng của ai đó gọi bảo đi theo. Tôi bá vai anh ta đi một đoạn thì anh bảo: “Ngồi xuống đây! Bây giờ tớ mở băng mắt cho cậu. Đầu tiên cậu cứ nhắm mắt đã nhé. Sau đó mới mở dần dần ra. Đừng mở to ngay ra đấy!”. Tôi đáp “Vâng” và hồi hộp theo dõi từng vòng băng đang được tháo ra khỏi mắt mình. Băng đã hết. Tôi từ từ ti hí mắt. Một vầng sáng hiện ra. Tôi đợi một tý cho quen rồi mở mắt to hơn. Thật không còn gì vui bằng: mắt tôi vẫn nhìn thấy, mặc dù mọi thứ có bị hơi lòe nhòe và mắt vẫn hơi rát. Anh bác sĩ kiểm tra lại một lần nữa và bảo: “Như vậy là tốt rồi. Mắt không bị hỏng nhưng cũng bị tổn thương nhẹ do cát và thuốc mìn văng vào. Chịu khó tra thuốc mấy hôm là đỡ”. Anh đưa tôi mấy tuýp thuốc mỡ và thuốc nước dặn phải tra liên tục. Tôi đi về lán TB, một anh ở đó đưa cho tôi mượn mảnh gương. Tôi đưa lên soi và giật thót mình: toàn bộ cái mặt và cổ tôi đen sạm máu khô, một bên tai bị biến dạng. Thấy mắt tôi vẫn nhìn được ai cũng bảo: “Phúc nhà mày to còn bằng cái đình, em ạ!”. Tôi công nhận điều đó là sự thật Grin.
Logged
DuyAnh
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #441 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 10:22:17 am »

Bác Lixeta ơi, cái vật nổ tung làm bác bị thương cụ thể nó là cái gì đấy ạ, sau này bác có biết chính xác được không??
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #442 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2009, 03:54:54 am »

''....một bên tai bị biến dạng ''.
===========================
 Thế mà : '' Tao nghe trên xe chú có tiếng con gái ''.  Huh Cheesy
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #443 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2009, 08:59:02 am »

''....một bên tai bị biến dạng ''.
===========================
 Thế mà : '' Tao nghe trên xe chú có tiếng con gái ''.  Huh Cheesy

   He...! He...!
   Nói cho chính xác là vành tai trái bị biến dạng. Còn màng nhĩ không sao cả Grin

   Tôi chịu khó tra thuốc lắm nên có vẻ như thị lực phục hồi cũng nhanh. Đến lúc này tôi mới có dịp tìm hiểu về nơi mình đang ở. Đó là đội phẫu thuật 4 của  Binh trạm 41 thuộc đoàn 559. Đây là đội phẫu tiền phương, quân số chưa đến chục người do BS Nguyễn Văn Phùng làm đội trưởng. Trạm phẫu nằm trên đỉnh một quả đồi đất đỏ, cây cối rậm rạp ở quãng km 67-68 đường 14 Đông TS. Lúc này thương binh ở phẫu cũng chừng chục người. Thôi thì đủ cả: bị thương, sốt rét, tai nạn v.v… Tất cả thương binh nằm trong một lán được đào âm xuống sườn đồi, trên những vạt giường bằng lồ ô. Phòng mổ cũng đào âm xuống khoảng vài chục phân, có dù căng bốn phía. Tuy nhiên, cái bàn mổ thì thua xa bàn mổ trên xe phẫu của tôi lái hồi trước. Đó chỉ là mấy mảnh gỗ ghép trên 4 cái cọc chôn xuống nền nhà mà thôi.
   Kết hợp cả trí nhớ của mình, cả chuyện Ban vào kể lại và ý kiến các y, bác sỹ tôi kết luận: mình đã bị thương vì một quả mìn vướng hoặc bom bi gì đó (nhiều khả năng là mìn vướng hơn). Bom bi chắc các quê biết cả rồi. Còn Mìn vướng- đó là loại mìn to bằng quả bom bi nhưng hơi dẹt. Khi nó rơi xuống sẽ tung ra 4 phía 4 sợi dây mảnh như tơ nhện nhưng rất dai dài khoảng 8 mét (sau này bọn tôi nhặt làm dây cước câu cá rất bền). Khi có tác động vào 1 sợi dây bất kỳ thì mìn nổ. Tuy nhiên, chắc là quả mìn này được ném xuống đã lâu, nó đã bị đứt dây và bị đất cát lấp lên trên nên khi xe tôi lùi vào và cả lúc tôi với anh Hòa đứng ở đó kiểm tra xe thì nó đã không nổ. Chỉ đến khi tôi tung cuộn cáp kéo xích (loại cáp lụa, đường kính khoảng 1 cm, dài 30 m, nặng khoảng 5-6 kg) xuống rơi đúng chỗ nó nằm, lực tác động đủ mạnh nó mới nổ. Có điều lạ là anh Hòa đứng gần quả mìn hơn tôi mà gần như không bị sao cả, chỉ bị 1 mảnh nhỏ bắn vào mắt, mấy ngày sau mới sưng lên. Còn tôi bị khoảng 5- 6 mảnh ở ngực, 2 mảnh ở bả vai trái, 1 mảnh ở bả vai phải, mấy mảnh ở mặt- thật may đó là những mảnh nhỏ nhất. Hỏi mấy ông YS ở đó các bác ấy bảo đã lấy hết ra rồi nhưng thực ra không phải. Năm 1976, khi đi khám sức khỏe ở Viện 9 (Vĩnh Yên) để chuẩn bị vào học SQ, tay nhân viên phòng Xquang kêu lên: “Ngực ông làm sao mà như mắt sàng thế này?”. Đến lúc đó mới biết trong ngực mình còn mấy mảnh nữa. Chắc là chúng nằm khá sâu, mấy bác ở phẫu tiền phương không lấy ra được. Trong khi đó nó lại không gây chết người ngay nên các bác ấy cứ đóng lại để đó đã. Tôi cũng chẳng trách gì anh em. Hoàn cảnh lúc đó nó thế, có máy móc gì hỗ trợ đâu, chỉ có quan sát bằng mắt thường mà thôi. Mà hình như các anh ấy cũng đã mò mẫm rất nhiều rồi, đến nỗi thuốc mê hết cả tác dụng, tôi tỉnh lại thấy ngứa ngáy và gạt phăng tất cả dụng cụ của họ đi cơ mà. Bây giờ thì trở trời cũng hơi khó chịu tý thôi.
Nhưng như thế lại may. Nhờ có mấy cái mảnh còn ở trong ấy mà sau này tôi giám định thương tật khá thuận lợi- “Nhân chứng, vật chứng rõ ràng mờ”.
   Nhân đây cũng kể luôn chuyện giám định thương tật. Năm 1977, sau khi vào học sĩ quan được ít lâu thì tôi được gọi đi GĐTT. Có lẽ đó là thời điểm hết chiến tranh rồi nên lính tráng bị coi chả ra gì- đúng như câu thành ngữ “hết cáo rồi thì đến lượt chó săn vào nồi” nên họ khám qua loa rồi kết luận: “Thương tật của tôi chỉ là 17%”. Tôi đwọc lĩnh 3 tháng sinh hoạt phí = 70 đồng. Quả thật là rẻ rúng nhưng biết kêu ai. Chả thế, trong đợt ấy có một trưởng xe bị cửa xe đập vào đầu, thỉnh thoảng lại lên cơn tâm thần cũng chỉ được hơn 10%. Tức quá, hắn ta chồm qua bàn “táng” cho ông chủ tịch Hội đồng GĐ một quả gẫy mấy răng Grin.
   Đến năm 84 tôi được đi học LX. Mọi thứ giấy tờ làm xong rồi, chỉ còn cái giấy khám sức khỏe nữa là đủ. Vào viện… cô BS khoa mắt săm soi đôi mắt tôi rồi bảo: “mắt anh đầy sẹo trên giác mạc, không đủ điều kiện đi học”. Sau mấy câu năn nỉ cô ta vẫn khăng khăng như vậy. Tôi tức mình, mặt khác cũng biết các thứ khác đã đâu vào đấy rồi nên buông thõng: “Cô có biết đó là sẹo gì không? Mìn đấy! Còn bây giờ cô muốn viết cái gì vào đấy cũng được”. Cô ta ngán ngẩm nhìn tôi và viết 2 chữ BT Undecided.
   Mãi đến năm 1995 mấy anh em ở cơ quan chính sách động viên tôi đi giám định lại. Với những “nhân chứng, vật chứng” rành rành ra đấy nên cũng được cái thương binh hạng ¾. Cũng may mà các bác đội phẫu 4 đã để lại cho ít vật chứng chứ hồi ấy mà các bác ấy móc ra hết thì đành lại cười trừ thôi Grin.
Logged
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #444 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2009, 05:17:27 pm »

Các mảnh kim loại (đạn, mìn) không móc được hết đâu. Chỉ những mảnh lớn, ở chỗ nguy hiểm Qy mới lấy thôi. Lúc bị thương thì thể lực còn yếu. Kéo dài thời gian phẫu thuật, gây mất sức thương binh. Hoặc sẽ được lấy ra trong lần phẫu thuật khác. Các mảnh nhỏ sẽ từ từ bị đẩy ra ngoài. Trong VQy thương binh mình khi đi tắm cứ rơi dụng mảnh đạn ra ngoài suốt. Ngày nào cũng có ông khoe rơi được vài mảnh ra ngoài, cất đi làm kỷ niệm.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #445 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2009, 05:37:49 pm »

Cho em hỏi các bác tý nhé , khi giám định thương tật một người nào đó chỉ được đâu em thí dụ 19% chẳng hạn , nhưng người ấy không nhận tiền xương máu , một thời gian sau lại bị thương nữa , vậy khi giám định lại cái biên bản giám định trước vẫn còn nguyên giá trị phần trăm vậy không .
Bác sỹ giám định ngày ấy dựa theo tiêu chuẩn gì , không có máy siêu âm hay phim phọt gì cả chỉ theo kinh nghiệm suy đoán chăng , hồi đơn vị em có thằng chỉ dính mảnh mìn ở bắp tay , thế là nó treo tay không cử động , bắp tay teo thật các ông phán cho ngày ấy là loại 2/4 , khi xong nó về nước tập lại cũng bình thường .
Em nói thật câu Thiên bất dung gian quả không sai , nó bây giờ cũng lãnh án 4 năm , nhưng tiền kiếm được lúc tại chức chắc vẫn còn nhiều .
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #446 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2009, 07:41:52 pm »

Chú bác CCB nào lúc trước khám mà bị phán từ 17% đến 19% ,dù đã lãnh tiền xuơng máu bây giờ còn giấy tờ đàng hoàng ,xin ra H Đ tái khám vì vết thuơng cũ ...tái phát hoặc ...cãm thấy sức khõe xuống 01 cách kỳ lạ thì xác xuất lên loại 4/4 là 99% Grin Grin.
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #447 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2009, 03:10:43 pm »

Yêu cầu đối với người xài OS mã nguồn mở như Linux là phải có trình độ về IT, có thể phát triển theo nhu cầu của mình. Windows của MS thì dạng đóng gói, tích hợp được với các thiết bị ngoại vị, software khác nên dễ sử dụng cho các bác CCB.
Bác Nã-phá-luân hiểu vấn đề ở mức chiến lược cái ý "phát triển theo nhu cầu của mình". Ý đó là đúng, nhưng là xét trên phương diện cộng đồng hay trong (hoặc do) cơ quan có tiềm lực kha khá cơ.
Ví dụ như trong Ubuntu cho đến bây giờ hãng Canonical tít tận bên Anh nó đã tích hợp một số kết quả của cộng đồng Việt vào sản phẩm của nó, thí dụ như gõ tiếng Việt, tiếng Việt cho hệ điều hành và bộ Văn phòng, và chắc sẽ còn có nữa không chỉ liên quan tới tiếng Việt.
Hoặc ví dụ như Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung Số của Bộ TT&TT phát triển Ubuntu thành sản phẩm NetPC iDragon.
Còn "thấp bé nhẹ cân" như mình thì cứ dùng như phần mềm đóng gói. Bây giờ Ubuntu đã tích hợp rất nhiều thứ, thậm chí chỉ cần cài hệ điều hành là nhiều thứ ngoại vi chạy ngay vì 6 tháng nó ra bản mới, cứ cập nhật thường xuyên là được. Xét về mặt này thì Ubuntu còn hay hơn Windows, vì cài xong Windows lại phải cài nhiều thứ khác mới xong.
Một số trường hợp ngoại vi chưa ăn ngay, như Wifi, thì hầu hết do dùng bản đời 8.xx chứ 9.04 trở đi là hỗ trợ tốt. Hoặc một số máy in thị phần nhỏ (Brother, Canon,...) cũng chưa có trình điểu khiển ngay mà phải vào trạm mạng của nhà SX để tự lấy và cài. Chứ trình điều khiển cho máy in HP thì bây giờ đã có sẵn trong Ubuntu.

Xin lỗi các bác, cho em spam tí, với các bác CCB trên này có thể dùng bản hacao, còn nhẹ hơn ubuntu nhiều nhưng cũng tạm đủ các thứ cần thiết, dung lượng 321MB, chỉ cần 1 usb 512Mb là chạy đc rồi, máy tính cũ yếu yếu 128Mb RAM chạy tốt, nếu máy cấu hình cao chạy rất nhanh, thử nghiệm máy Celeron 2.13Ghz với 1Gb RAM main Intel 845 em mở Open Office mất chưa tới 3s là gõ văn bản được rồi. Cái này hacao làm tối ưu cho máy tính cũ và netbook bây giờ, bác nào quan tâm có thể tham khảo tại http://hacao.com/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=65
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #448 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2009, 01:24:17 am »

Chú Lixeta ơi! Cháu tưởng là nếu còn mảnh trong người thì nó sẽ chạy lung tung chứ ah? Mà nếu còn mảnh trong người mà chưa lấy ra đựoc thì lúc trái nắng trở trời sẽ buốt lắm phải không chú? Bây giờ điều kiện y tế có rồi, chú có dịnh lấy hết mảnh ra không ah?? Các chú sau chiến tranh Cpc nhiều người được sang Nga nhỉ? Nổi tiêng là ông Lê Ngọc Hường cố ct hội đông hương người Vn tại Nga, cũng là CCB chiền trường CPC cùng các chú phải không ah???
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #449 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2009, 09:14:35 am »

Cho em hỏi các bác tý nhé , khi giám định thương tật một người nào đó chỉ được đâu em thí dụ 19% chẳng hạn , nhưng người ấy không nhận tiền xương máu , một thời gian sau lại bị thương nữa , vậy khi giám định lại cái biên bản giám định trước vẫn còn nguyên giá trị phần trăm vậy không .
Bác sỹ giám định ngày ấy dựa theo tiêu chuẩn gì , không có máy siêu âm hay phim phọt gì cả chỉ theo kinh nghiệm suy đoán chăng , hồi đơn vị em có thằng chỉ dính mảnh mìn ở bắp tay , thế là nó treo tay không cử động , bắp tay teo thật các ông phán cho ngày ấy là loại 2/4 , khi xong nó về nước tập lại cũng bình thường .
Em nói thật câu Thiên bất dung gian quả không sai , nó bây giờ cũng lãnh án 4 năm , nhưng tiền kiếm được lúc tại chức chắc vẫn còn nhiều .

   Quê tran479 nói đúng đó.
   Nếu có trường hợp như quê nói, còn đủ giấy tờ thì đi giám định lại chắc chắn sẽ được cộng vào để tăng tỷ lệ TT. Còn việc các BS dựa vào gì thì mình không biết cụ thể, chỉ biết các bác ấy có bộ ba- rem rất dày Grin

   Còn bây giờ xin tiếp về những ngày nằm phẫu:

   Đúng là sức trẻ. Tôi hồi phục nhanh không ngờ. Chỉ vài ngày sau các vết thương ở ngực và bả vai bắt đầu lên da non. Trên mặt và cổ máu cũng đã khô hẳn và đóng thành vẩy. Tôi mượn cái gương và tỷ mẩn bóc dần đám vẩy trên mặt. Thật may, chỉ có mấy mảnh lớn để lại sẹo. Còn lại chỉ là những vết xanh mờ của thuốc mìn- nhất là dưới mắt trái. Với tôi, thế là đã quá may mắn rồi.
   Lúc này trong lán TB có chừng gần chục người, tôi là trẻ nhất, vết thương lại đã đỡ nhiều. Vì vậy, rất tự nhiên tôi trở thành người phục vụ cho cả lán. Thôi thì lấy cơm, đổ bô, dìu đi chỗ này chỗ khác… tôi làm tất. Ngoài ra, thấy đội phẫu ít người nên tôi còn đi lấy nước, chặt củi giúp cho bộ phận nuôi quân. Rồi thì đi chặt lồ ô làm vạc giường, sửa lán, sửa hào giao thông, sửa đường xuống suối… tôi thấy cái gì cần là tôi làm. Có lẽ vì thế cả y, bác sỹ trong đội và anh em TB đều quý tôi lắm.
   Bác sỹ Phùng, đội trưởng đội phẫu người Phú Thọ, phải hơn tôi đến hơn chục tuổi. Ngày trước anh học giỏi, thành phần gia đình lại cơ bản nên năm 60 được đi học Liên Xô. Mới được 1- 2 năm gì đó thì CN xét lại nổi lên. Thế là bị rút về học ĐH Y trong nước, học xong là được động viên vào quân y ngay. Tính anh hiền lành, nhẫn nại và rất chịu khó. Là bác sĩ trạm trưởng mà anh sẵn sàng làm mọi thứ việc TB hoặc anh em yêu cầu. Suốt thời gian ở đấy tôi không thấy anh cáu gắt hay nặng lời với ai lần nào. Tất cả anh em trong đội phẫu cũng như TB đều rất tin tưởng và quý mến anh. Hình như anh sinh ra để làm bác sĩ thì phải. Riêng Anh thì cũng rất quý tôi. Buổi tối, sau khi xong việc anh toàn xuống lán thương binh nằm chung với tôi. Ngày đó đã chớm mùa mưa nên buổi tối hơi lạnh. Anh bảo “xuống nằm với mày cho ấm”. Hai anh em ôm nhau kể đủ thứ chuyện trên đời. Sau này tôi đã có ý đi tìm ở một số viện QY phía bắc nhưng không gặp. Thật tiếc là hồi đó không ghi lại địa chỉ quê anh. Không biết giờ này anh ở đâu? Nếu anh có lên mạng hoặc con cháu anh có ai đọc được những dòng này thì hãy nói giùm tôi với anh rằng thằng em nhỏ lính xe tăng hồi đó vẫn không một phút nào quên anh và các anh em ở đội phẫu tiền phương BT41. Anh và các anh em ở đội phẫu hồi đó chính là những ví dụ sống động nhất về câu “Lương y như từ mẫu”. Vì sự sống, vì sức khỏe của TBB mà họ làm tất cả, không nề hà bất cứ việc gì. Chả bù cho các BS thời nay, ngay cả các BSQY cũng vậy. Năm 1996 tôi phải mổ lấy một viên sỏi ở niệu quản phải. Là sĩ quan cấp 2// nên đwọc đưa vào viện QY nhớn. Lúc đã cởi hết quần áo nằm lên bàn mổ rồi thì một thành viên trong kíp mổ hỏi: “Tiêu chuẩn của anh là dịch truyền và chỉ nội. Ở đây chúng tôi có dịch ngoại và chỉ ngoại. Anh có định dùng không?”. Đã đến lúc ấy thì “trăm sự nhờ các BS thui” nên tôi gật và bảo họ cứ dùng rồi thanh toán với người nhà đang ở bên ngoài phòng mổ ấy. Sau này được nghe mấy bác có thâm niên nằm viện bảo: “Họ ăn 2 lần đấy. Lần 1 là tiền dịch và chỉ ngoại (mà chả biết có ngoại thật không?). Lần 2 là số dịch và chỉ nội tiêu chuẩn không dùng đến họ lại nhập vào cho khoa Dược để lấy tiền!”. Thực ra số tiền không lớn lắm nhưng cái cách họ làm, cái thời điểm họ đặt vấn đề thì thật quá quắt. Lại càng nhớ thương, cảm phục anh Phùng và những CB, CS của cái đội phẫu nhỏ bé ngày nào Undecided.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM