Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:00:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #580 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2010, 06:10:15 pm »

đúng ý cháu là đang hành quân mà quay pháo như thế lỡ gặp địch thì bắn thế nào

chiếc BTR kia có thể chạy xa ra một tí chứ cần gì T phải quay ngược

độc là hiếm thấy IFV hành quân cùng tăng kìa Roll Eyes, đặc biệt loại BTR lắp 37 ly lại càng hiếm
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #581 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2010, 06:18:21 pm »

Chào các quê!
Đó là xe T54 hoặc T59, nhiều khả năng là T54B vì hình như nó có cái đèn pha hồng ngoại L2 (nhưng bị tàu lá dừa che mất)
Còn chuyện quay pháo ra phía sau là chuyện bình thường khi hành quân đường dài, xa địch- đặc biệt là khi đi trong rừng. Mục đích của nó nhằm để tránh va quệt hoặc đâm húc nòng pháo vào các vật cản.
Híc! Suốt cả nghìn cây số đường TS bọn này toàn phải quay pháo đằng sau thôi. Chỉ khi HQ mà phải SSCD thì mới quay pháo phía trước.
Còn hỏi của đơn vị nào thì mình chịu vì không có thông tin gì thêm. Nếu cái chú thích qd2 tiến vào NT-KH mà đúng thì là của 203 rùi Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #582 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 04:10:57 pm »

He...He...!
Hôm nay, xé tờ lịch của QSVN thì thấy câu châm ngôn "Có sắc đẹp...", vào QS thì cũng không thấy ghi ngày kỷ niệm nào cả. Chợt thấy nao nao trong dạ.
Vì sao ư? Chỉ vì hôm nay là ngày 28.01- ngày mà 37 năm trước HD Pa ri bắt đầu có hiệu lực ở VN. Tôi tin rằng những người quan tâm đến lịch sử CTVN và đặc biệt là những người lính thời chống Mỹ đều không thể quên được ngày này. Có thể nói không ngoa, khi biết HD Pa ri đã được ký và sắp có hiệu lực, những người lính đang ở chiến trường mừng như bắt được vàng vì hy vọng rồi hòa bình sẽ đến, rồi sẽ không còn B52 với pháo bầy và khả năng sống sót sẽ cao hơn nhiều. ... Mặc dù hôm đó không phải là giao thừa nhưng hầu như anh em ở cT3 của tôi đều thức trắng để xem tình hình ra sao. Có những tranh luận rất buồn cười, hơi có phần ngây ngô nữa. Ví dụ như: đang đánh giáp lá cà với nhau mà đến giờ hiệu lực thì sao? Thắng thì bảo đánh tiếp, thằng thì bảo buông nhau ra rồi cắm cờ... cứ nhặng xị cả lên mà chẳng có bên nào thắng.
Nhưng đúng là sự đời không đơn giản thế.
Vào cái lúc mà chúng tôi đang ngồi tán gẫu ấy vẫn có những đơn vị phải gồng mình lên chiến đấu và cũng còn rất nhiều đồng đội của chúng ta đã ngã xuống vì cái ranh giới giữa hai bên ấy.
Gần chúng tôi nhất là cT4 cùng tiểu đoàn bên đường 12 thì đánh Tà Lương. Cũng chỉ vì cái giờ hiệu lực sắp đến mà cái xe 381 suýt tiêu đời. May mà tên xạ thủ B41 bắn kém nó mới còn để sau này tham gia giải phóng SG.
Còn ở Cửa Việt, một cuộc chiến không cân sức giữa lực lượng phòng thủ của ta- trong đó có dTTG66 (thực ra chỉ có 6 xe) với 3 lữ đoàn quân ngụy lấn chiếm đã diễn ra suôt đêm 27, và cho đến đúng giờ hiệp định có hiệu lực thì 5 chiéc xe TG đã bị bắn cháy tại nam Cửa Việt chỉ trong vòng có 8 phút.
Kỷ niệm ấy sâu sắc và dữ dội đến nỗi Mạc Văn Đề- một CS trong 43 chàng trai Chí Linh quê tôi khi sống sót đã xăm lên cánh tay mình hình chiếc XT và dòng chữ 28.1.1973:



Và chủ nhân của nó đây ạ:

Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #583 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 04:28:00 pm »

trong đó có dTTG66 (thực ra chỉ có 6 xe) với 3 lữ đoàn quân ngụy lấn chiếm đã diễn ra suôt đêm 27, và cho đến đúng giờ hiệp định có hiệu lực thì 5 chiéc xe TG đã bị bắn cháy tại nam Cửa Việt chỉ trong vòng có 8 phút.

còn lại 1 xe là PT-85 số 704 đánh đến sáng ngày 28 phải không ạ?
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #584 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 04:35:04 pm »

trong đó có dTTG66 (thực ra chỉ có 6 xe) với 3 lữ đoàn quân ngụy lấn chiếm đã diễn ra suôt đêm 27, và cho đến đúng giờ hiệp định có hiệu lực thì 5 chiéc xe TG đã bị bắn cháy tại nam Cửa Việt chỉ trong vòng có 8 phút.

còn lại 1 xe là PT-85 số 704 đánh đến sáng ngày 28 phải không ạ?

Không phải vậy!
Chính chiếc PT85 số 704 đã bị bắn hỏng trong lần tiến công thứ hai của địch vào trận địa phòng ngự của TTG tại điểm cao 12 lúc nửa đêm. Còn 5 chiếc bị cháy ngay lúc HD có hiệu lực gồm 1 xe K63 và 4 xe PTR50PK lắp cao xạ 23 ly 2 nòng. Câu chuyện này rất dài và sẽ được tái hiện trong BT tập 3.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #585 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 04:40:38 pm »

..........Hôm nay, xé tờ lịch của QSVN thì thấy câu châm ngôn "Có sắc đẹp...", vào QS thì cũng không thấy ghi ngày kỷ niệm nào cả. Chợt thấy nao nao trong dạ.
Vì sao ư? Chỉ vì hôm nay là ngày 28.01- ngày mà 37 năm trước HD Pa ri bắt đầu có hiệu lực ở VN. Tôi tin rằng những người quan tâm đến lịch sử CTVN và đặc biệt là những người lính thời chống Mỹ đều không thể quên được ngày này. ....

Không quên được đâu, bác.
Buổi sáng ngày 28/01/1973, tại thôn Ngãi Cầu- An Khánh (hồi đó là 1 cái làng rất nghèo, được coi là nơi heo hút, gần với sông Đáy- chứ không "sốt đất" xình xịch như bây giờ), có mưa phùn, rét ngọt. Đây là nơi gần trận địa tên lửa đánh B-52 hồi tháng 12, nên mùi khét của tên lửa Sơ rai do máy bay Mỹ phóng xuống, vẫn đậm mùi khét lẹt. Vì thế, sự kiện Hiệp định Pa Ri có hiệu lực, là 1 sự kiện như từ cõi chết trở về  Angry
Em đã được tham gia bắn K44 lên trời để mừng hòa bình, súng và đạn là của tay xã đội chủ nhà. Em được phần 3 viên. Theo lời tay xã đội lúc đó: từ bây giờ, quân khu Tả Ngạn sẽ quản chặt súng đạn rồi. Hãy là 1 chầu mừng hòa bình - có chuyện gì ngày mai tính sau.
Sang đến ngày 29/01/1973, em trở về Hà Nội, rồi chẳng còn dịp nào quay lại đấy nữa.
Giao thừa năm ấy, bắn pháo hoa ở công viên Thống Nhất, lạ một điều là đại bộ phận pháo hoa đều mầu tím. Ai cũng ngất ngây, vì đều tin rằng: từ nay ăn cháo cũng sướng, vì hết chiến tranh rồi.
Nào ngờ, đến như bọn em còn phả qua 10 năm quân ngũ nữa, mới lạ được yên hàn như bây giờ.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #586 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2010, 12:10:02 pm »

Lại nói chuyện bắn chào mừng "hòa bình" một chút.
Ngày ký HDPR hình như đã là 26 Tết thì phải. Đêm đó không có chỗ nào bắn chào mừng như BL được mà là đánh nhau thật. Tuy nhiên, cái đêm giao thừa Tết năm đó thì khủng khiếp lắm. Sau Tết, bọn mình có gặp đc Phó Tư lệnh B4, ông kể: "Tôi đi chúc Tết, ngồi xe con mà phải đội mũ sắt vì sợ mảnh đạn hoặc đầu đạn rơi vào đầu". Theo lời ổng thì hôm đó cả ta và địch cùng bắn- tất nhiên bắn lên trời là chính. Thôi thì đủ cả: nhỏ thì có AK, 12 ly 7, lớn thì có cả cao xạ 57, 37... sáng rực cả trời. Ngoài ra là thủ pháo, lựu đạn... Nói tóm lại là cứ cái gì gây ra tiếng nổ là được lính hai bên sử dụng hết. Chắc quê PQ hôm ấy cũng phải tương vài phát 57 ly lấy oai chứ?
Riêng ở tiểu đoàn tôi thì lệnh cấm bắn được chấp hành rất nghiêm. Nghe các loại tiếng nổ dậy lên xung quanh cũng thấy ngứa ngáy chân tay lắm nhưng không dám bắn Undecided.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #587 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2010, 02:17:33 pm »

Hê hê, vui quá bác quê nhỉ Grin. Nhưng chiến tranh còn lâu mới kết thúc!
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #588 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 10:02:13 am »

Hê hê, vui quá bác quê nhỉ Grin. Nhưng chiến tranh còn lâu mới kết thúc!

Biết thế đấy nhưng lúc đó cái hy vọng hòa bình sẽ đến sớm, được sống sót trở về nó lớn hơn trước rất nhiều!

Còn bây giờ xin kể tiếp chuyện đi lấy gạo ở hậu cứ 108:
Sau khi ổn định chỗ ở tại 108 chừng 2 tháng thì bọ tôi sử dụng hết sỗ gạo mang theo từ ngoài Bắc và phải tổ chức đi gùi gạo về ăn.
Thực ra, vụ đi gùi gạo đối với anh em bộ binh thì chắc là chuyện thường tình thôi nhưng đối với lính xe tăng thì là cả một vấn đề. Đa số anh em trong đơn vị tôi cũng mới nhập ngũ. Khi vào bộ đội chỉ được huấn luyện tân binh qua loa rồi đi học kíp xe. Vì vậy hầu như chưa có chú nào được rèn luyện cái khoản “hành quân mang vác nặng”. Vào trong này gặp các bác bộ binh- nhất là những anh em ở lực lượng vận tải cõng trên vai một bao gạo 50 kg hoặc hơn đi mỗi ngày vài chục km là cứ xanh lè hết cả mặt mũi ra. Riêng với tôi thì vụ này còn đáng sợ hơn vì ngay từ bé vai tôi đã là “vai thờ”- như lời mẹ tôi vẫn thường chì chiết. Từ nhà ra đến giếng Dinh có vài trăm mét nhưng hôm nào phải đi gánh nước tôi cũng mất hàng tiếng mới được một chuyến. Có hai thùng nước con con mà đạt đòn gánh lên vai là đau không chịu được, cứ đi vài bước lại nghỉ một lần. Không phải do tôi lười hay đưọc chiều chuộng gì đâu mà có lẽ do cấu tạo cái vai của tôi nó thế, còn nếu đặt một bao gạo lên vai tôi vẫn có thể vác được cơ mà. Thế nhưng không đi gùi gạo thì không có cái ăn và dẫu biết rất khó khăn vẫn phải đi gùi Grin
Chuyến đi lấy gạo đầu tiên của c tôi là vào tháng 10.1972. Để lấy được gạo về ăn chúng tôi phải ra tận kho K70- cách đơn vị khoảng 50 km. Đoàn đi lấy gạo gồm hơn chục người, do anh Quang b phó b2 chỉ huy. Vì đường xa nên phải “đâm độ”- nghĩa là chia ra hai chặng, thành lập một điểm dừng ở quãng 2/3 đoạn đường, sau khi gùi hết về đấy rồi mới chuyển tiếp về đơn vị.
Cho đến lúc này chúng tôi cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm đi bộ mùa mưa rồi nên cả đoàn dưới chân là dép đúc TQ và tất. Lúc đầu trông cũng buồn cười nhưng phải công nhận đây là cách tốt nhất để hành quân bộ trong mùa mưa. Đi giày thì suốt ngày chân phải bó kín trong đó, nước lại đọng lại ở trong giày nên chỉ 1 ngày là chân bợt ra và không thể đi xa đwọc. Đi dép không thì rất trơn và nhiều khi dép tuột cả lên cổ chân. Đi chân không cũng bị trượt- nhất là khi leo dốc. Chỉ có dép với tất là tốt nhất, đặc biệt là loại tất dài của TQ, nó rất dày cặn, chắc chắn, nếu đi rừng buộc túm lấy ống quần thì còn chống được cả vắt. Ma sát giữa tất với đế dép đủ giữ cho mình khỏi trơn trượt. Còn quần áo cũng phải hết sức gọn nhẹ. Thường là quần cộc và áo lót, bên ngoài quàng tấm vải nhựa hoặc bao gạo TQ. Thậm chí các chú vận tải họ bảo nếu trời mưa thì “truổng cời” mà đi là tốt nhất bởi vì khi thấm nước vải thường bị cứng lại và cọ vào hai bên đùi non rất đau. Tuy nhiên, chúng tôi chưa dám dùng món võ này. Ngoài ra nên có một cây gậy và một cái túi ni- lon để đựng cơm nữa.
Không biết các anh em ở các chiến trường khác thế nào chứ ở Trị Thiên thì bộ đội thường không vắt cơm mà cứ để cơm nguội rồi cho vào túi ni- lon thôi, lúc nào ăn bỏ ra ăn, thậm chí vừa đi vừa ngửa cổ dốc vào miệng cũng được. Lý do, theo tôi chủ yếu vì số lượng cơm mỗi bữa đều quá ít. Nếu mà vắt chặt lại thì chỉ được một nắm chim chim bằng nắm tay là cùng nên không thể giải tỏa đưọc cơn đói. Xung quanh vụ này cũng có chuyện khá buồn cười. Chả là, hồi đó lính Trị Thiên khi bực mình vì chuyện gì đó thì thường không văng tục (thời ấy hình như đều thế, ít nói tiếng Đan Mạch lắm) mà chỉ phàn nàn một câu, không biết xuất xứ từ đâu ra là “C… ra rồi”. Đại loại như “Bỏ mẹ rùi”… Mà nó phổ biến lắm, gần như câu cửa miệng của lính. Thằng Thọ F xe tôi sau này hồi ấy vẫn còn ở cT3 là hay nói câu này nhất. Một hôm, Thọ F sau khi dồn cơm vào túi ni- lon thì bóp nhẹ cho nó xuống. Không may cái túi thủng một lỗ, cơm bị phòi ra. Quen miệng, hắn thốt lên: “C… ra rồi!”. Cả bọn tôi cười bò ra, nó vẫn chưa hiểu. Tôi phải bảo nó: “Đấy là cơm chứ có phải c… đâu”. Đến lượt nó cũng cười bò ra Grin.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #589 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 11:11:29 am »

Lại nói chuyện bắn chào mừng "hòa bình" một chút.
Ngày ký HDPR hình như đã là 26 Tết thì phải. Đêm đó không có chỗ nào bắn chào mừng như BL được mà là đánh nhau thật. Tuy nhiên, cái đêm giao thừa Tết năm đó thì khủng khiếp lắm. Sau Tết, bọn mình có gặp đc Phó Tư lệnh B4, ông kể: "Tôi đi chúc Tết, ngồi xe con mà phải đội mũ sắt vì sợ mảnh đạn hoặc đầu đạn rơi vào đầu". Theo lời ổng thì hôm đó cả ta và địch cùng bắn- tất nhiên bắn lên trời là chính. Thôi thì đủ cả: nhỏ thì có AK, 12 ly 7, lớn thì có cả cao xạ 57, 37... sáng rực cả trời. Ngoài ra là thủ pháo, lựu đạn... Nói tóm lại là cứ cái gì gây ra tiếng nổ là được lính hai bên sử dụng hết. Chắc quê PQ hôm ấy cũng phải tương vài phát 57 ly lấy oai chứ?
Riêng ở tiểu đoàn tôi thì lệnh cấm bắn được chấp hành rất nghiêm. Nghe các loại tiếng nổ dậy lên xung quanh cũng thấy ngứa ngáy chân tay lắm nhưng không dám bắn Undecided.
Pháo mặt đất thì bắn vào đâu được. Nói vậy thôi chứ ngày ấy tôi đã là lính pháo đâu, vừa thoát khỏi chân anh về nằm hậu cưa K15 ở nông trường Quyết Thắng. Lúc ấy chưa hình dung hiệp định sẽ ra sao vì cảng Cửa Việt đang đánh nhau to
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM