Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:47:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 4  (Đọc 340388 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Zom8x
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #220 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 10:48:07 am »

Xin chào các chú các anh trong diễn đàn .Theo dõi Biên giới Tây Nam
từ đầu đến giờ em hiểu hơn về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1979 em sinh năm 1978 Bố em được bên em đúng một năm thì lại tiếp tục chia tay gia đình lên biên giới phía bắc để chống Tầu (sau này em có đọc trộm nhật ký của Bố thấy viết lãng mạn lắm ) .
          Em có hai anh trai con ông Bác hi sinh ở K .Một anh tên là Nguyễn văn Đường một anh là Nguyễn Văn Cát .Quê quán Thạc ĐỒng Thạch Hà Hà Tĩnh .
        Có bác nào biết anh em thì kể cho em với nhé .Ở nhà gia đình chỉ biết là hi sinh thôi chết thế nào thì k biết .Vừa rồi về quê em có làm lại ảnh thờ cho anh nên đã scan vào máy lần sau em sẽ Post ảnh anh em lên .(nếu còn sống bây giờ anh ấy cũng khoảng 50 tuổi)
         Chúc các bác mạnh khoẻ
Logged
vubang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 131


« Trả lời #221 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 11:39:36 am »

@Zom8x: Cháu phải nói rõ đơn vị nào thì “may ra” các chú các bác ở đây mới có thể giúp cháu được. Mà mấy ông anh của cháu hy sinh nhưng có lấy được xác không? Đây lại là chuyện khác vì hiện nay mặc dù nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ bị thất lạc trong các cuộc chiến tranh, nhưng xem chừng cũng khó lòng tìm được tất cả (nếu không muốn nói là không thể) cháu ạ! Cháu cứ tiếp tục vào DĐ. Chúc cháu luon vui khoẻ
@haanh: Chà! Cái vụ này mình cũng từng bị lính lừa rồi. Hồi đó có một chú “foóng “ chiến đấu và sợ cực cứ kiếm chuyện nhức đầu đau bụng mỗi khi có chiến dịch. Nhất quá tam mình nỗi nóng chửi thề: “ĐM chết cũng đi, nếu cần tao cho người khiêng, chống lệnh tao kỷ luật…đm bắn bỏ…”Lần đó nó phải chấp hành mệnh lệnh, sau này không còn thấy giở trò nữa. Rõ ràng nhiều lúc phải biết cứng rắn mới được, không thể ăn cắp sương máu đồng đội được. Bác kể chuyện B TT em mới nhớ, hồi năm ngoái tình cờ gặp một thằng lính qua đầu năm 81 trong một đám cưới. Sau mấy lần gặp nhau, nó hỏi mình có nhớ thằng P.  ở B TT tiểu đoàn kg? (Vì thằng này ở gần nhà mình hiện nay). Mình nói làm sao nhớ hết được, vả lại mình ở đại đội mà, may ra gặp mặt thì có thể nhớ. Cách đây vài tháng mình đã gặp nó. Quả thật mình nhớ ra vì sau này mình về trung đội chuyên gia nên về đóng quân chung tiểu đoàn bộ. Tuy nhiên có một tình tiết mà mình nghe kể lại là anh này đào ngũ sau một lần đụng trận xém chết, không biết bằng cách nào mà nó mò về nước được, phục thật. Vì không khéo Pốt nó xơi tái dọc đường hoặc gặp KSQS xem như xong. Kể cũng lạ?!
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #222 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 12:58:37 pm »

em cũng phục mấy thằng đào ngũ , không 1 xu dính túi mà về nước dễ như đi chợ , có mấy thằng trở qua nói nếu KSQS bắt được thì giữ lại đơn vị đó luôn , hoá ra còn sướng hơn mình . Nhớ khi còn 6 tháng nữa rút quân , B em có 3 thằng dân quận 1 đào ngũ em nói hết lời mà tụi nó vẫn đi , 1 thằng về xử con vợ ngoại tình 2 thằng kia đi chung cho vui , ba thằng lấy bấm móng tay cắt cái nhận 1 chỉ vàng chia nhau phòng khi bị bắt hoặc lạc đường . sau này về nước nghe nói cả 3 thằng vẫn nhận được quyết định xuất ngũ ( chắc do em ăn gian không báo cắt quân số )
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #223 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 01:32:48 pm »

Hê! nhắc chuyện thuốc men, chỗ tớ cũng nhiều chuyện vui:
Cũng là chuyện đau mắt đỏ, nghe vubang nói vậy, chắc hồi đó có dịch nhiều vùng ở K. Nhỏ bằng nước muối ăn thua gì! hết thuốc!!!, sáng kiến xuất phát từ tên y tá C1( y tá gì mà lác, lang ben đủ bộ! hê, xin lỗi yta262 nha! )lấy dầu lau súng của mỹ nhỏ mắt, mà thằng này nó cũng... gan! nó tự thử nghiệm trước, bà độ sao ấy! hết bệnh mới quái đản! thấy vậy người thứ 2 xung phong là C trưởng, rồi toàn C hết bệnh, tiếp theo là phổ biến chữa cho dân trong vùng! khi thấy hiệu nghiệm quá trời! ông C trưởng lên báo cáo thành tích với D, Dbộ chỉ bị vài em nhưng chữa cũng thấy hiệu nghiệm bèn báo cáo thành tích lên E, ai dè bị mấy ông y sĩ E chửi cho là phản y học ! tưởng rằng được khen ai ngờ bị chửi quá xá, rồi bị hăm nếu bộ đội bị...mù hết! thì đưa mấy ông chỉ huy vô quân lao! tức! về chửi um xùm mấy cha chỉ ngồi trên đếch biết nỗi khổ của lính bên dưới, lạ là cấm xài thuốc mỹ nhưng cũng chẳng cấp cho một giọt thuốc gì để chữa ?!
Còn chuyện dân bạn họ bệnh đến xin thuốc, coong top VN cấp C thì có gì ngoài thuốc phòng sốt! thế là cứ thuốc phòng sốt mà phát, mà dân họ lại khỏi tuốt tuồn tuột từ đau bụng, nhức đầu, cảm cúm...! giải thích thế nào? chắc là niềm tin chiến thắng bệnh tật! bởi vậy các pét được trọng vọng như lục thum , được dân hậu tạ kính biếu dừa xòai,mon,tia, thuốc cotab hút mệt nghỉ!hê hê!
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #224 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 01:47:54 pm »

Sau này năm 1981 ,lúc mình về học khóa quân sự địa phương ,có chính sách tất cả anh em đi mà đào ngũ ,sau khi trình diện lại ,nếu anh nào có số tuổi quân trên 02 năm rồi mới đào thì tiếp tục ở quận đội cho đến khi đủ 03 năm thì làm quyết định cho xuất ngủ ,nhưng ghi rỏ  lý do xuất ngủ là đào bỏ lạc ngũ ,nếu ở trên 2,5 năm mới đào thì làm giấy cho xuất ngũ ngay (để nhập hộ khẩu ),đơn vị mình cũng có 01 tay ,lúc gặp lại thì đang lang thang vì đào ngũ,tay này cũng húc từ 31-07-77 đến 79 thì đi học lái xe ,tưỡng ngon ai dè ra trường cho hắn lái M 113 ở Xiêm Riệp ,đụng nhau mấy trận ,hắn thấy cháy xe nhiều quá nên khi được đi phép thì ở nhà luôn ,lúc đó mình ở Phường Đội nên biết có chính sách trên ,nên kêu hắn ra trình diện phường ,được ngay quyết định xuất ngũ 04 lổ để nhập hộ khẩu mà kiếm việc làm .
Logged
vubang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 131


« Trả lời #225 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 02:00:18 pm »

@haanh: Bởi vậy nói ra sợ sai quan điểm chứ anh nào chấp hành tốt là bị thiệt. Câu này cũng đã nghe nhiều rồi mà chẳng thấy sai
@dksaigon: Em định kể cho mấy bác nghe nhưng thấy có vẻ như sai quan điểm . Quả thực lính ta liều thật. Ở đơn vị em hồi đó còn cho cho dân uống cả thuốc lọc nước nữa. Các bác biết rồi đấy, thuốc lọc nước này từ thời chống Mỹ, sau này phát cho lính ta mỗi em một lọ, nó chỉ khữ mùi (uống nghe mùi thuốc) chứ đâu có lọc cho nước sạch được. chắc là sát trùng, Lính ta lúc bí quá cho cả dân ống thuốc lọc nước. Thế mà nó cũng khỏi, tài thật??!!, Cả em nữa, dạo đó bọn đóng ở một phum cạnh bìa rừng. Một anh Miên không biết bị bẹnh gì mà ôm bụng lăn lộn suốt mấy ngày. Thuốc chẳng còn, bí quá em đánh liều cho nó uống thuốc lọc nước. Thế là nó khỏi. Phải cái dân này nó nghèo quá nên chỉ “o cun”(cám ơn) suông. Quên đi hơn năm sau, lúc đó bọn em đi tuần qua một cái chùa đang “thuơ bon” (Làm lễ) khộng nhớ lễ gì mà lớn lắm đông lắm. Vậy là vào xem, không ngờ gặp lại cái thằng năm xưa khỏi bệnh nhờ mình cho uống thuốc lọc nước.Gặp mình nó mừng quá, ôm chầm lấy, nói lạc cả giọng: “Boong ênh, sốc sộp bai, nức boòng ênh ná”( Anh  mình ơi, khoẻ không. Nhớ anh quá) Nó dẫn em về xe bò của nó, gặp vơ nó cũng vậy. Xong nó cho em 10 riêl ( Lúc này dân K đã có tiền, chắc nó làm ăn được), gọi là cám ơn ngày trước đã giúp nó . Thấy kỳ em từ chối cách mấy vợ chồng nó cũng không chịu. Cuối cùng em phải nhận 5 Riêl cho có tình vợ chồng nó mới chịu. Kể ra dân K cũng tốt bụng thật. Lính mình dân vận cũng khéo. Thằng này chắc giờ còn sống cũng tầm tuồi anh em mình, chắc nó vẫn nhớ đến em.
Logged
vubang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 131


« Trả lời #226 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 04:33:17 pm »

@Tran479: Đúng đấy. sau này cũng có chính sách. Đơn vị mình có anh đi năm 1975. Năm 81 trứơc khi có chính sách ra quân, được về phép trốn luôn không qua K, phải chi trở qua vài tháng sau được ra quân thì đâu mất quyền lợi. Hoá ra sau này cũng được xuất ngũ nhưng mất quyền lợi ,sống cũng vất vả lắm. Một trừơng hợp khác, tay này đi năm 76, qua 78 đào ngũ vì biên giới ác liệt quá, năm 79 thu gom qua K. Không hiểu bằng cách nào nó lại khai báo nhập ngũ năm 76 mà không bị phát hiện  Thế là được tính tuổi quân từ năm 76. Mãi sau này sau khi ra quân nó mới dám kể lại anh em nghe, lúc mọi việc đã xong. Còn một anh nữa đi năm 75 qua 76 đào ngũ, 77 thu gom thì 78 đào ngũ, 79 thu gom qua K và anh dũng hy sinh đâu cuối năm 82  khi chưa kịp ra quân. Lúc này mình đã ra quân nghe anh em kể lại thấy thương nó quá, vì thằng này sống rất có tình với đồng đội, dân K cũng thương nó nữa. Nghe anh em kể lại nó chết rất linh, xe chở xác nó về nước dọc đường ngang quá bất cứ chỗ nào nó từng đóng quân đều bị hư phải dừng lại, dân địa phương đem nhang đèn ra cúng xong thì xe lại chạy được Không biết thực hư ra sao?
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #227 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 06:38:16 pm »

Cảm ơn TL vì đã có Mục Lục rất khoa học !   Grin
TRỞ VỀ ĐƠN VỊ
Đầu tháng 8, trại viết giải tán. Tôi ra chợ mua một cái bút máy Héro, vài thứ linh tinh lặt vặt khác, chuẩn bị quay về đơn vị. Các bác lục tục hành trang trở về Hà nội. Bác Hựu thì đang buồn vì chuyện hậu phương riêng của bác ấy bị “tập kích”. Trong thời gian các bác sang đây, vợ bác ấy ở nhà có ngay tình yêu mới. Thế mới thấy trong tình yêu, ông thượng tá hay anh binh nhất, súng ngắn súng dài cũng khổ sở như nhau. Bác Sắc nháy tôi :”Có cái gì gửi về nhà không? Tao mang hộ!”. Thằng lính như tôi thì có cái gì được chứ? Tôi viết lá thư gửi về nhà cho gia đình yên tâm. Phút chia tay nhiều lưu luyến. Lá thư này bác Sắc chuyển về tận nhà. Trong câu chuyện với gia đình mà mẹ tôi kể lại bây giờ, bác ấy chỉ có mỗi ca ngợi cái đức ngủ của tôi :”Thằng này nó có tài ngủ, ngủ suốt ngày ông bà ạ!”. Các cụ có tuổi, ít ngủ nên ngả mũ trước cái tài ngủ của tôi là đương nhiên!
Anh Dân kéo tôi về phòng Chính trị Quân đoàn ở Ô Đông chơi ít bữa. Anh ấy gạ, bảo mày cứ ở đây, tao làm cái giấy xuống Sư đoàn xin cho mày về phòng này. Có khả năng đấy! Thích đi học ở Sài gòn thì cũng dễ. Thôi! Ở đây với các anh! Biết anh ấy quý mình nên mới tạo điều kiện thế. Nhưng nếu đồng ý ở lại là suốt đời chọn con đường binh nghiệp, là tiếp những tháng năm dằng dặc xa nhà. Thôi anh ạ! Em chỉ muốn mau được trở về nhà thôi! Dưới đơn vị đang có chính sách giải quyết ra quân, phục viên dần dần rồi. Vài bữa nữa chắc em cũng đến lượt. Ở với các anh sướng thật đấy! Nhưng em muốn về đơn vị, nơi em sống thoải mái hơn, em được vô tư hơn. Không phải ne nét ý tứ nhiều vì tính thằng em lắm khi vô duyên lắm! Với lại em nhớ chúng nó quá…
Phải nói là ở S’toung, nơi trung đoàn tôi đóng trong thời gian này, tình hình chiến sự cũng yên ắng nên tôi mới quyết định như thế! Còn không biết nếu Sư đoàn đã lên biên giới Thailand, ngày nào cũng ùng oành thì tôi sẽ quyết định thế nào?
Cuộc đời có những ngã ba. Dẫu vẫn đi lối mình đã chọn nhưng vẫn có phần tò mò về cái ngả rẽ kia. Nếu ta đi lối đó thì sao nhỉ ?
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #228 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 06:52:00 pm »

Cảm ơn TL vì đã có Mục Lục rất khoa học !
-----------------------------------------------
 He...he, không có gì bác ạ! Grin

 Bác này, hôm nào em với bác qua thắp hương cho ông Sắc (em phải gọi bằng ông vì...theo bố) và thăm bác Đ.G.Hựu nhé!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #229 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 06:58:22 pm »

Cảm ơn TL vì đã có Mục Lục rất khoa học !
-----------------------------------------------
 He...he, không có gì bác ạ! Grin

 Bác này, hôm nào em với bác qua thắp hương cho ông Sắc (em phải gọi bằng ông vì...theo bố) và thăm bác Đ.G.Hựu nhé!
Vâng! TL cứ sắp xếp đi nhé! Nhưng đừng có nói trước với cụ Hựu xem cụ có nhận ra không! Trong kỳ nghỉ lễ này đi!  Cheesy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM