Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:31:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 4  (Đọc 340092 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
swear
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #60 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 04:30:53 pm »

Nhưng nhất thiết không được kể những chuyện  ra dân xin chó, chui bụi ngó trộm con gái tắm suối bị kiến cắn sưng mông, nhậu say lăn ra nhà bà giá ngủ…Vậy là tôi bắt đầu mê mải viết những điều trong tưởng tượng…

Đến chết cười với bác, em thức 1 tuần lễ để đọc hết 4 phần của bác luôn, hay quá.
Ông cụ em hồi trước cũng đi K, bên hải quân, mà hình như năm 80 giải ngũ rồi (vì trải qua chống Pháp, chống Mỹ). Đọc mới thấy ác liệt.
Logged
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #61 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 04:36:43 pm »

@trungsy1: Em nghe nói Thư viện QĐ tặng luôn bác trungsy1 cuốn TL photo đó rồi không cần bảo hành máy photocopy đâu bác ạ
-------------------------------------------
 Hờ...hờ, dôi-a bị ngã rồi!

 Nào, nào...cô hạ hỏa đê, hôm nào cô rảnh anh cho cô đi ăn kem cho nó... mát tính! Grin

Cho em đi với TL ơi, dạo này em cũng bị nóng quá!  Grin
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #62 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 05:28:06 pm »

Các bác hào hiệp quá! Được động viên em xin tiếp đây! Cheesy

...Tôi nghĩ ra một câu chuyện về tình bạn giữa một anh lính Việt và một thanh niên Campuchia. Anh lính Việt tìm thấy và cứu anh bạn K này gần chết đói trong khi đánh địch ở Biển Hồ. Anh bạn K đi lính Hun Xen vì có mối thù riêng với Angka đã bức giết cô gái người yêu của anh ấy. Bối cảnh hai người bạn gặp nhau tại nhà một ông già làm thốt nốt và thuộc nhiều câu chuyện cổ về ma cọp. Cổ tích huyền thoại và hiện tại đan cài trong vị chua đắng của nước thốt nốt chua cùng xâu cá khô. Kết luận : Angka và ma cọp tàn ác chẳng khác gì nhau, phải chung sức đánh đuổi nó. Sáng hôm sau, đơn vị của hai anh cùng lên biên giới. Đại khái thế!
Đặt xong tên đứa con tinh thần của mình là “Men thốt nốt”, tôi lại nộp cho cụ Sắc. Đọc xong, cụ khoái trá ra mặt, sửa chữa chút ít rồi lôi truyện ngắn của tôi ra đọc rút kinh nghiệm trước toàn trại viết vì lúc đó, các anh ấy chưa kịp đẻ xong. Hè hè! Bác Duy Khán bảo :” Thường! Thường thôi!”. Anh Khanh khen :”Có không khí lắm…!”. Các anh khác không nói gì. Anh Dân đang viết dở truyện của anh ấy, phải quay sang đánh máy cho tôi vì cả trại chỉ có một cái máy chữ duy nhất và anh ấy biết đánh máy. Khi gõ xong câu chuyện, ở phần tên tác giả, anh Dân cười hô hố rồi gõ : Đại văn hào phố Phùng. Nhà tôi ở Hà Nội lúc đó đã chuyển từ Hàng Khoai về Phùng Hưng, không ở cùng ông bà ngoại nữa. Nhà mới cách cơ quan các cụ bên phố Lý Nam Đế cái cầu đá dẫn xe lửa lên cầu Long Biên thôi. Cùng dân Hà Nội, lại thấy tôi bằng tuổi con mình mà dấn thân chiến trường ác liệt quá nên các cụ thương lắm. Các bác kể chuyện Hà Nội, còn tôi kể lại những chuyện linh tinh bá láp của đời lính. Nhà cụ Sắc ở làng Hoàng Mai. Cứ mỗi sáng Chủ nhật, nghe tiếng flute dặt dìu say đắm thổi bài “Khát vọng” trong chương trình Văn nghệ, cụ lại nháy mắt hãnh diện :” Đấy! Nó chơi đấy!”. Nó ở đây là anh Dương (tôi không dám chắc tên lắm, nhớ mang máng thế), con trai cụ và cũng bằng tuổi tôi.
Phòng Chính trị Quân đoàn cho trại viết hai con heo. Các cây bút cự phách không ai biết làm thịt. Được giao việc, tôi sang vệ binh nhờ anh em sang chọc tiết, cạo lông có ăn chia tỷ lệ. Một loáng, hai con heo đã phanh bụng móc hàm trắng hếu. Anh Khanh ca cẩm :” Ăn thế chó nào hết được?”. “Thì bán bớt đi!”. “Thế mày đi bán đi!”. Tôi gọi xe lôi, chất một con heo lên xe chạy thẳng ra chợ Olympic. Xe dừng, cánh lái thịt ào đến ngay. Không nhớ là đã thu bao nhiêu tiền nhưng tôi bán đứt con heo chỉ trong vòng 15 phút. Trở về, tôi đưa tiền cho anh Khanh sau khi đã trích lại khoản cà phê tối tự thưởng. Bữa cơm chiều, xoay trần làm đủ các món heo cho mâm bốn người. Đến lúc ăn, anh Khanh lôi ra một chai rượu với bốn cái ly hạt mít. Cụ Sắc lại hỏi :”Có biết uống không?”. “Dạ! Kh…ô…ông… ạ!”. “Thế thì tốt! Nhưng hôm nay vui thì cũng làm vài chén đi!”. “Vâ â…ng…ạ !”. Chết cười sặc! Tôi nhấm nháp chút chít ba ly cho các cụ vui lòng…
Rửa chén bát xong, tôi xin phép chuồn ra phố. Lang thang từ đài phát thanh ra đến Cầu Sập phải hơn 1.5 km đi bộ. Trên cầu, hàng nhậu đêm, hàng nước giải khát đốt đèn trứng vịt lốm đốm. Tôi gọi một chai 75, vài con khô nướng rồi ngồi kê dép thõng chân ngay đoạn đứt cây cầu, cảm nhận tận cùng cái hụt hơi của cao độ xuống lòng sông. Tonle Sáp dưới chân bóng sáng mờ xuôi chảy. Độc ẩm nhưng sao rượu vào thế này! Ờ! Thì tao uống với mày, uống với dòng sông đêm mà hơn ba năm trước, tiểu đoàn tao đã ngược lên đánh trận Ô Đông. Hơi rượu vào quá! Gió thổi mạnh quá! Hồn tử sỹ gió ù ù thổi… Anh em tao đấy, anh em tao đang về theo gió đấy! Anh em tao đã hy sinh khối. Còn mày chắc cũng thương tích đầy mình! Nhất là cái trận bọn giang hạm nó giã cối 81. Trúng địch thì ít mà trúng mày thì nhiều. Cá chết trắng cả! Thôi đổ xuống chén rượu đền mày đây! Còn xa tít bên cầu, phía những đám mây vần vụ, chớp biển đang nhằng nhịt kia là quê cha quê mẹ tao! Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa mày có biết không?
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2008, 10:08:55 am gửi bởi Trungsy1 » Logged
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #63 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 07:07:18 pm »

... Cứ mỗi sáng Chủ nhật, nghe tiếng flute dặt dìu say đắm thổi bài “Khát vọng” trong chương trình Văn nghệ, cụ lại nháy mắt hãnh diện :” Đấy! Nó chơi đấy!”. Nó ở đây là anh Dương (tôi không dám chắc tên lắm, nhớ mang máng thế), con trai cụ và cũng bằng tuổi tôi.
...

Bác Trungsy1 cho em hỏi 1 chút. Bài "Khát vọng" mà bác nói bên trên là bài "Khát vọng" của Phạm Minh Tuấn (Hãy sống như đời sông, để biết yêu nguồn cội ...) hay là bài "Khát vọng" của Thuận Yến (Gửi tình yêu vào đất, được hoa trái đầy cành, ...) ạ ?

Với cả em cũng muốn hỏi về thời gian kéo dài (từ lúc gặp địch đến khi trận đánh kết thúc) của trận tao ngộ chiến tại trang 1 topic này mà các bác Yên, Phụng, Thịnh đã hi sinh. Em hỏi vậy để có thể hình dung và hiểu rõ hơn về sự ác liệt của chiến tranh.

Cảm ơn bác.

Đọc đoạn bác độc ẩm hay quá. Có khi hôm nào em cũng phải vác 1 chai Vodka Hà Nội, vài con mực lên cầu Long Biên ngồi ngắm sao.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2008, 09:07:31 pm gửi bởi Galaxy » Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #64 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 08:02:32 pm »

hehe đúng là  nhà văn nói láo , nhà báo nói thêm , bác viết truyện thật thì các cụ không ưng nói dóc và thêm tí tình củm thì các cụ khen hay . hèn gì các nhà văn thường "hảo ngọt " Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #65 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 08:19:28 pm »

Đọc mãi mấy cái đánh nhau, giờ chuyển sang thế thái nhơn tình không khói súng. Tự nhiên thấy chua chua, xót xót, xa xa! Lòng dạ bồi hồi nơi đoạn cuối.
Được đó Trungsy1.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #66 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 08:22:44 pm »

@ Galaxy: Bài này của một nhạc sỹ Việt tôi không nhớ tên, viết cho flute solo thôi, không phải tên các bài hát mà em vừa kể. Tin là nếu em nghe thì sẽ thấy quen ngay
Trận tao ngộ chiến này kéo dài khoảng 45 phút thì tắt tiếng súng. D4 đuổi địch quen rồi, trận này nó chơi lại ác quá nên bị bất ngờ.
@ ha anh: Các cụ thì ưng và rất thương. Thậm chí choáng! Nhưng ta thua hoặc thiệt hại nhiều với không khí thời đại đó lại không...không...không phù hợp. Tốt nhất là cất bản viết của nó đi cho nó còn đường về quê mẹ!
- Cảm ơn anh Nam!  Cheesy
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2008, 08:33:11 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
fanruot_mu™
Thành viên
*
Bài viết: 128

Binh nhất Chiến sĩ


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 11:45:58 pm »

Trích dẫn
Độc ẩm nhưng sao rượu vào thế này! Ờ! Thì tao uống với mày, uống với dòng sông đêm mà hơn ba năm trước, tiểu đoàn tao đã ngược lên đánh trận Ô Đông. Hơi rượu vào quá! Gió thổi mạnh quá! Hồn tử sỹ gió ù ù thổi… Anh em tao đấy, anh em tao đang về theo gió đấy! Anh em tao đã hy sinh khối. Còn mày chắc cũng thương tích đầy mình! Nhất là cái trận bọn giang hạm nó giã cối 81. Trúng địch thì ít mà trúng mày thì nhiều. Cá chết trắng cả! Thôi đổ xuống chén rượu đền mày đây! Còn xa tít bên cầu, phía những đám mây vần vụ, chớp biển đang nhằng nhịt kia là quê cha quê mẹ tao! Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa mày có biết không?

Em nể bác quá, bác viết như này thì mấy ông phê bình văn học có khó tính mấy cũng ko bắt bẻ được j` bác. Đọc đoạn này mắt em ướt ướt. Cảm động quá, tiếp tục đi bác ơi  Kiss

Tiện đây em xin phép bác cho em post 4 phần hồi ký này của bác lên blog em nhé. Tất nhiên em sẽ ghi rõ nguồn quansuvn.net bác ạh. Kính bác chén rượu!
Logged

"Cuộc đời là những chuyến đi"
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #68 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 08:38:09 am »

@ Galaxy: Bài này của một nhạc sỹ Việt tôi không nhớ tên, viết cho flute solo thôi, không phải tên các bài hát mà em vừa kể. Tin là nếu em nghe thì sẽ thấy quen ngayTrận tao ngộ chiến này kéo dài khoảng 45 phút thì tắt tiếng súng. D4 đuổi địch quen rồi, trận này nó chơi lại ác quá nên bị bất ngờ.
@ ha anh: Các cụ thì ưng và rất thương. Thậm chí choáng! Nhưng ta thua hoặc thiệt hại nhiều với không khí thời đại đó lại không...không...không phù hợp. Tốt nhất là cất bản viết của nó đi cho nó còn đường về quê mẹ!
- Cảm ơn anh Nam!  Cheesy

Nếu em không nhầm thì đó là bài : 'Bài ca hy vọng" các Bác ạ. Grin
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #69 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 08:44:51 am »

Trungsi1 ơi ,chắc hồi đó TS1 bị bà xả ...dụ phải không,văn hay,đàn giỏi,đẹp trai,nghệ sĩ tính .Má ơi ,kiếm đâu ra ông bộ đội K như vầy,hàng hiếm đây ,Mấy ông HN phải bảo vệ ...gien quý hiếm nha Huh
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM