Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:51:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 4  (Đọc 339757 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #580 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 12:47:55 pm »

Đề tài các bác đang bàn quả là lý thú đấy , đúng như bác TQNam nói, anh em mình có nhiều duyên nợ với đất nước KPC ! có lẽ nên bàn tiếp về đất nước này ở một thớt khác, bác Nam chủ trì đi ? bởi đất này của bác Trungsy1 bị chiếm hơi bị nhiều, mà bác í còn phải hòan thành NVQS của bác.  Grin
Lỡ nói thì nói thêm một chút:
- cái ông đế quốc Ăngko cứ muốn đòi đất VN mà ổng cố tình quên ổng cũng chiếm của Phù Nam , chứ xưa kia ổng ở tận trong nội địa giáp Thái lan bây giờ ?!
- cái nước thốt nốt chu xanh lơ trong như mắt mèo, càng để lâu ( 1 tháng )càng ngon?! hê hê, tui uống cũng nhiều mà chưa thấy đặc sản này bao giờ! Shocked 
Logged
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #581 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 12:51:46 pm »

Đề tài các bác đang bàn quả là lý thú đấy , đúng như bác TQNam nói, anh em mình có nhiều duyên nợ với đất nước KPC ! có lẽ nên bàn tiếp về đất nước này ở một thớt khác, bác Nam chủ trì đi ? bởi đất này của bác Trungsy1 bị chiếm hơi bị nhiều, mà bác í còn phải hòan thành NVQS của bác.  Grin

Các chú sang topic : Một số kỷ niệm về chiến trường K ấy ! Cháu nhìn thôi chưa cần chém đã sắp vỡ thớt rồi ạ  Grin
Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #582 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 05:39:45 pm »

Muốn viết thì phải có gì ở đầu ngón tay, tôi chỉ có thể "ăn theo, nói leo" một chút thôi. Tiếc! Song lời của dksaigon là chí lý, hữu tình. Xin ghi nhận.
Logged
matkieng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 271


« Trả lời #583 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 10:25:25 pm »

Về nguyên thủy cpc tôi cũng tìm hiểu sơ lược ghi ra có gì các bác góp thêm.Vùng đất cpc đã có con người sông từ 2000 năm trước CN. Quốc gia đầu tiên là nước Phù Nam, Thứ sử Giao châu là Sỉ Nhiếp năm 220 sau Cn có báo cáo về triều đình Đông hán, là Giao châu bị Lâm ấp (chiêm thành) và Phù nam quấy nhiểu>sáng lập nhà nước Phù nam là vua Kaundiyađến từ Ấn, đánh bại nử Hòang liuyeh và kết hôn với bà. Đế quốc Phù nam hưng thịnh rồi bị suy vong ở TK6 trước CN do cuộc nồi lọan của quốc gia chư hầu là Chân lạp, 1 nước nhỏ ở phía tây Lâm ấp vùng ratakiri ngày nay.năm 706 Chân lạp chia là 2 vùng là thượng và Thủy chân lạp. Năm 820 vua jayavarman 2 thống nhất, đổi tên nước là kambuya dời đô về Angko, đến đời vua Suryvarman (1113-1150) đã bành trướng đến đất đến bán đảo Mãlai, đánh phá Chiêm Thành xây dựng đền Angkovat, 1228 triều đại angko bắt đầu suy vong, từ đó người Chiêm thành va người Xiêm liên tiếp tấn công chiếm hơn nửa đấtnước , triều đình phải dời về Phnom penh năm 1434. vào TK 17 chiêm thành hòan hòa nhập với đàng Trong.Nội bộ Chân lạp xâu xé lẩn nhau, chân lạp nhờ Chúa nguyễn cứu giúp dâng phần đất Đồng nai Gia định cho ta, năm 1698 Chúa nguyễn sai Lể Thành Hầu NGuyễn Hữu Cảnh vào Gia định lập sổ đinh và họa đồ vùng đất và chính thức xác lập chủ quyền.Vùng Hà tiên An giang do tổng binh họ Mạc lánh nạn nhà Thanh đến chiếm và khai phá (1644) đến năm 1706 xin thần phục chúa Nguyễn sáp nhập lảnh thổ nước ta, năm 1782 bị nhà Tây sơn xóa sổ họ Mạc (Mạc Thiên tích).Tôi nhớ sơ lược như thế mong các bác góp thêm
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #584 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 10:52:32 pm »

Về nguyên thủy cpc tôi cũng tìm hiểu sơ lược ghi ra có gì các bác góp thêm.
...
Tôi nhớ sơ lược như thế mong các bác góp thêm
"Dân tộc Việt có giành chiếm đất của người Chân Lạp không ?". Để sáng tỏ chính nghĩa các CCB đã sang K. làm nghĩa vụ quốc tế, chuyện Pôn Pốt Iêng Sary (và ngay cả bây giờ 1 thiểu số người K. vẫn còn tin) dựng chuyện ông cha ta tàn độc với người Khmer, xâm chiếm đất của người Khmer, rồi khởi động chiến tranh đòi lại Miền Nam. Hôm bữa ytá coi youtube còn thấy 1 đoạn phim phỏng vấn em bé K. được dạy là người VN mình tàn sát 1 triêu người K. từ 75-79 chứ không phải tập đoàn Pôn Pốt Iêng Sary!!! Nực cười và tội nghiệp dân chúng K. thiệt! Ytá đi tìm hiểu diễn đàn lịch sử VN thì tìm thấy 1 bài viết giá trị, có liên quan đến công chúa Ngọc Vạn:
http://lichsuvn.info/Home/index.php/Lich-su-Viet-Nam/Danh-nhan/Cong-nu-Ngoc-Van-nguoi-khong-co-%E2%80%9Ctruyen%E2%80%9D-trong-su.html

Từ xưa, vua chúa Nguyễn đã làm "nghĩa vụ quốc tế" cho người Khmer(Chân Lạp - CPC) chống Xiêm La (Thái Lan ngày nay), máu xương của người Việt đã đổ trên đất chùa tháp rất nhiều từ những thế kỷ trước! Sau đây là phần trích:

Dân tộc Việt có giành chiếm đất của người Chân Lạp không ?

(Đề mục quan trọng & không ít nhạy cảm này, người soạn chỉ nêu vắn tắt, không đi sâu vào chi tiết. Xin bạn đọc tự tìm đọc nhiều bài nghiên cứu của những tác giả có công tâm, có uy tín.)

Lý do vương triều Chân Lạp dễ dàng nhượng vùng hạ lưu sông Cửu Long, vì nguyên thủy vùng đất nầy không phải là đất của họ, mà là của nước Phù Nam (Funan) thủa xa xưa.

Và gần hơn, theo Trịnh Hoài Đức, tác giả Gia Định thành thông chí: nước Bà Lợi là Bà Rịa, nước Chu Lai là Sài Gòn ngày nay. Còn theo Nguyễn siêu, tác giả Phương Đình dư địa chí thì nước Xích Thổ & nước Can Đà Lợi chính là vùng đất Biên Hòa bây giờ vv..

( Xin bạn đọc xem chi tiết trong bài Trước khi lưu dân Việt Nam tới, đất Sài Gòn xưa thuộc cư dân nào? của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, sách Địa chí văn hóa Tp HCM, nxb Tp HCM, năm 1987)

Vì không phải là đất của mình, lại rất ít dân sinh sống, không có người đủ tài đức cai quản, nguồn lợi thu về không là bao; nên vua chúa Chân Lạp dễ dàng dùng đất nầy làm quà tạ lễ các chúa Nguyễn đã giúp họ lên ngôi, hoặc giúp họ chống lại Xiêm La.

Vả lại, trong lịch sử, chuyện cắt đất để cầu phong, để củng cố thế lực hoặc cầu bình an cho vương triều là chuyện thường xảy ra ở chế độ phong kiến. Bạn đọc dễ dàng tìm thấy ví dụ trong các sách, nhất là ở sử Tàu …

Như thế có nghĩa, người Việt đã không giành chiếm mà chỉ đến (cùng vài dân tộc khác như Hoa, Champa chẳng hạn) cộng cư với dân bản địa, đơn thuần buổi đầu chỉ là lý do mưu sinh với sự đồng thuận của cả hai vương triều.

Nhưng do tập quán sinh hoạt, canh tác của mỗi dân tộc ít nhiều có điểm khác nhau, như dân bản địa thích chọn ở nơi đất cao (giồng), trồng khoai sắn, làm ruộng chỉ cầu đủ ăn và ít muốn khai thác gì thêm; người Hoa thì thích buôn bán hơn.

Riêng người Việt,vì bấy lâu bẩn chật nơi mảnh đất miền Trung nhỏ hẹp, nghèo khó, lắm thiên tai; giờ được đứng trước vùng đất phương nam mênh mông nhiều sông nước này; nên cha ông ta với lòng hăm hở cộng thêm đức tính cần cù, không ngại khó; vì thế chẳng bao lâu nơi trước đây còn hoang vu, nhiều đầm lầy, rừng rậm, thú dữ…trở thành vô số những cánh đồng ngút ngàn màu mỡ, trĩu xanh.

Dù vậy, nhưng người bản địa không hề tỏ thái độ cạnh tranh hay thù hằn, và cũng vì thói quen sống nên họ thường lánh đi nơi khác...

Mãi về sau, năm 1698, nghĩa là đã tròn 40 năm, nếu tính từ năm1658, thời trị vì của Batom Reacha Pontana Reja ( tức hoàng thân So, con Ngọc Vạn), Minh Vương Nguyễn Phúc Chu mới cử Nguyễn Hữu Cảnh đến thiết lập chủ quyền nơi vùng đất mới để bảo vệ cuộc sống bình an, sự làm ăn mua bán của cư dân mình vì chính quyền Chân Lạp thời bấy giờ cứ liên tiếp xào xáo, không ổn định.

Vậy có thể nói gọn:

Trước mắt của người Đàng Trong là một vùng đất mênh mông hoang vu cần khai khẩn để biến nó thành kho lương thực, thành tài sản quí giá cho người dân và quốc gia.

Với lòng khao khát này, tất nảy ra “Cái khó ló cái khôn”: đấy chính là kế sách “tầm ăn dâu” khôn khéo của các chúa Nguyễn, là đường lối “dân đi trước, làng nước theo sau”, là tài thao lược khiến đối phương thì qui phục, dân thì tin yêu của các danh tướng như Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại vv…

Và đặc biệt hơn cả, chính là tấm lòng son của một phận má hồng: Ngọc Vạn.

Hơn ai hết, Ngọc Vạn thấu hiểu dãi đất miền Trung, nơi bà đã sinh trưởng & lớn lên, cuộc sống khốn khó như thế nào .

Cho nên dù tuổi mới đôi mươi lại phải dấn thân đến chốn đất khách quê người rồi lâm cảnh chồng chết sớm, con trẻ bị giết hại, triều chính đầy dẫy những thế lực cùng tham vọng mù quáng, đen tối… trái tim bao dung, không bao giờ biết vun vén ấy; phải luôn dằn nén mọi nỗi đau riêng để hoàn thành sứ mạng vì dân tộc của mình.


(Xin lỗi bác trungsy1, tụi mình lại phải sắp sửa vác ba-lô hành quân sang phần 5 quần nhau với Pốt tiếp rồi)
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2008, 10:21:47 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #585 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 11:26:56 pm »

Biên giới Tây Nam sẽ có đủ 7 phần. Các bác cứ tự nhiên cho!  Cheesy

Ngoài cựu binh chúng ta ra, còn có một bộ phận các anh em là con chung của hai dòng máu Việt - Kh'mer cùng tham gia chống diệt chủng. Các anh em này được dạy dỗ, nuôi nấng trên đất Mẹ (thường thì bố là Liệt sỹ- người Kh'mer) trong các trường ưu tiên tập trung. Sau này sang chiến trường chiến đấu rất dũng cảm vì có thù riêng Tôi biết một cái trường đặc biệt như thế ở Hải Hưng cũ. Trong Nam có trường nào như thế không các bác?
Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #586 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2008, 12:31:55 am »


Biên giới Tây Nam sẽ có đủ 7 phần. Các bác cứ tự nhiên cho!  Cheesy

Ngoài cựu binh chúng ta ra, còn có một bộ phận các anh em là con chung của hai dòng máu Việt - Kh'mer cùng tham gia chống diệt chủng. Các anh em này được dạy dỗ, nuôi nấng trên đất Mẹ (thường thì bố là Liệt sỹ- người Kh'mer) trong các trường ưu tiên tập trung. Sau này sang chiến trường chiến đấu rất dũng cảm vì có thù riêng Tôi biết một cái trường đặc biệt như thế ở Hải Hưng cũ. Trong Nam có trường nào như thế không các bác?


Theo như đ/c Fan MU thì vùng Hải Hưng là nơi mà Nhà nước ta cho định cư dân K chạy nạn diệt chủng phải không bác TS? Em không hiểu số dân này làm sao kịp lấy vợ Việt sinh con đi chiến đấu chống diệt chủng? Và tại sao lại xây dựng trường riêng khi họ cũng là con cháu Việt Nam?
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #587 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2008, 08:33:29 am »

Biên giới Tây Nam sẽ có đủ 7 phần. Các bác cứ tự nhiên cho!  Cheesy
...

Trương Minh Giảng và đội quân nghĩa vụ quốc tế (1831-1834)

Nguồn:
http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050106094245/nr050113095211/ns060214121124/view
http://en.wikipedia.org/wiki/Siamese-Vietnamese_War_(1831-1834)

GIẶC TIÊM LA. Nước Tiêm La tự khi mất quyền bảo hộ ở Chân Lạp, vẫn có ý muốn sinh sự với nước Nam, nhưng còn sợ thế lực Nguyễn triều chưa dám làm gì, chỉ thỉnh thoảng sang sinh sự với những nước ở Lào. Hễ khi nào Tiêm và Lào đánh nhau, thì nhà vua sai quan quân phòng giữ những chỗ biên thuỳ, và sang cứu viện những nước bị Tiêm bắt nạt.
...
Đến cuối năm Quí Tị (1833) nhân có nguỵ Khôi khởi loạn ở đất Gia Định và tên Khôi lại cho người sang cầu cứu, vua Tiêm La bèn sai quân thuỷ bộ chia ra làm 5 đạo sang đánh Việt Nam.

Đạo thứ nhất thuỷ quân đem hơn 100 chiếc thuyền vào đánh lấy Hà Tiên; đạo thứ nhì bộ quân sang đánh Nam Vang (Phnom Penh), rồi tiến lên đánh lấy Châu Đốc và An Giang; đạo thứ ba đánh lấy mặt Cam Lộ; đạo thứ tư đánh lấy Cam Cát, Cam Môn, đạo thứ năm đánh Trấn Ninh.

Tuy rằng quân nghịch năm đạo cùng tiến, nhưng chủ đích của Tiêm La là cốt đánh Chân Lạp và Nam Kỳ, còn các đạo khác là để phân quân lực của nước Nam mà thôi.

Vua Thánh tổ được tin báo cấp, liền xuống chiếu sai quan quân phòng ngự các nơi. Phía tây nam thì sai quân thứ ở Gia Định, chia quân cho Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đi tiến tiễu ở mặt An Giang. Phía tây bắc thì sai Lê Văn Thuỵ giữ mặt Cam Lộ, thuộc Quảng Trị, Phạm Văn Điển giữ mặt Nghệ An. Lại sai Nguyễn Văn Xuân [1] làm Kinh lược đại sứ đi tiễu trừ quân Tiêm và quân Lào ở Trấn Ninh.

Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đại phá quân Tiêm La ở sông Cổ Cắng. Quân Tiêm La ở Chân Lạp cũng bị người bản xứ đánh phá. Chỗ nào quân nghịch cũng thua to chết hại rất nhiều; chỉ trong một tháng mà quan quân lấy lại Hà Tiên và Châu Đốc, đuổi quân Tiêm ra ngoài bờ cõi, rồi tiến lên đánh lấy thành Nam Vang và đưa vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân về nước.

Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân từ Nam Vang tiến lên đánh quân Tiêm, liền phá mấy trận, chém tướng bắt binh lấy được súng ống khí giới không biết ngần nào mà kể. Tướng Tiêm La là Phi Nhã Chất Tri đem đại binh chạy về nước, quan quân đuổi đánh lấy lại thành Phú Túc (Pursat) rồi cho người Chân Lạp ở lại giữ các nơi: chỗ nào hiểm yếu thì làm đồn đắp luỹ, để phòng ngự quân giặc.

Những đạo quân Tiêm và quân Lào sang đánh ở mặt Quảng Trị, Nghệ An và Trấn Ninh, đều bị tướng quân là Nguyễn Văn Xuân, Phạm Văn Điển và Lê Văn Thuỵ đánh đuổi, chỗ nào quan quân cũng được toàn thắng, giữ được bờ cõi nguyên như cũ cả.

Quân Tiêm sang đánh từ tháng giêng năm Giáp Ngọ (1834), đến tháng năm năm ấy, thì quan quân đã bình xong cả mọi nơi. Vua Thánh tổ mừng rỡ, ban thưởng cho các tướng sĩ và bố cáo ra cho mọi nơi đều biết.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2008, 08:42:29 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #588 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2008, 08:43:41 am »

Nguyễn Tri Phương và đội quân nghĩa vụ quốc tế (1841-1845)

Nguồn:
http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050106094245/nr050113095211/ns060227123029/view
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ang_Mey
http://en.wikipedia.org/wiki/Siamese-Vietnamese_War_(1841-1845)

Khi quân của Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ dẹp xong giặc Lâm Sâm ở Nam kỳ, thì quân Tiêm La lại đem binh thuyền sang cùng với quân giặc để đánh phá. Vua bèn sai Lê Văn Đức làm tổng thống đem binh tướng đi tiễu trừ. Sai Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Tiến Lâm giữ mặt Vĩnh Tế, Phạm Văn Điển và Nguyễn Công Nhân giữ mặt Hậu Giang. Ba mặt cùng tiến binh lên đánh, quân Tiêm và quân giặc thua to, phải rút về giữ Trấn Tây. Quan quân đuổi được quân Tiêm La ra ngoài bờ cõi, đặt quân giữ các nơi hiểu yếu để đợi ngày tiến tiễu.

Nguyên là Nặc Ông Đôn [1] đem quân Tiêm La về cứu viện để đánh lấy lại nước. Nhưng đến khi Việt Nam rút về rồi, quân Tiêm La tàn bạo, người Chân Lạp lại không phục, có người sang cầu cứu ở Nam Kỳ, vua bèn sai Võ Văn Giải sang kinh lý việc Chân Lạp.

Tháng sáu năm Ất Tị (1845), là năm Thiệu Trị thứ năm, Võ Văn Giải vào đến Gia Định, cùng với Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị, tiến binh sang đánh Chân Lạp, phá được đồn Dây Sắt.

Đoạn rồi, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem binh đuổi đánh quân Tiêm La và vây tướng Tiêm La là Chất Tri ở Ô Đông (Oudon).

Tháng chín năm ấy, Chất Tri sai người sang xin hoà. Qua tháng mười thì Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn và Chất Tri ký tờ hoà ước ở nhà hội quán, hai nước đều giải binh. Nguyễn Tri Phương rút quân về đóng ở Trấn Tây, đợi quân Tiêm thi hành những điều ước đã định.

Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và sai sứ đem đồ phẩm vật sang triều cống.

Tháng hai năm Đinh Vị (1847) là năm Thiệu Trị thứ bảy, Triều đình phong cho Nặc Ông Đôn làm Cao Miên quốc vương và phong cho Mỹ Lâm quận chúa làm Cao Miên quận chúa. Lại xuống chiếu truyền cho quân thứ ở Trấn Tây rút về An Giang.

Từ đó nước Chân Lạp lại có vua, và việc ở phía nam mới được yên ổn.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #589 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2008, 08:48:11 am »

Chắc phải lập tôpíc mới với chủ đề: Quân đội Việt nam - Xưa và nay - nghĩa cả! để mọi người bàn luận về vấn đề giúp đỡ các nước láng giêngf anh em, các bác nhở! Grin Topic này sắp hết phần 4 rồi....
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM