Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:14:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 4  (Đọc 340059 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #570 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 09:30:02 pm »

Em nghe nói nước thốt nốt, ngâm cùng dược thảo lên men sẽ được loại bia rất ngon. Bia có mầu xanh lơ, trong như mắt mèo và có mùi thơm hấp dẫn.

Từ lâu, nhiều người biết đến thốt nốt qua các mặt hàng đặc sản được chế như đường thốt nốt (đường tán hoặc đường chảy) nước thốt nốt được bán trong những ống tre. Hai mặt hàng này được tiếp thị rộng rãi ngoài thị trường Nam Bộ, nổi tiếng từ hơn 50 năm qua. Gần đây, lại có thêm đặc sản thạch thốt nốt ngon như thạch dừa Bến Tre. Bia thốt nốt lại có giá trị ẩm thực độc đáo, người Khmer gọi là: tứk-thnốt-chu (có nghĩa là thốt nốt chua) được chế biến từ nước thốt nốt với kỹ thuật ngâm ủ gây men truyền thống của dân tộc Khmer miền Thất Sơn (An Giang).

Bia thốt nốt được khai thác từ cuống hoa cây thốt nốt, hương vị vừa chua chua, vừa ngọt dịu gây hưng phấn.

Men ủ để làm bia thốt nốt là các loại dược thảo của rừng núi "Thất sơn linh địa" có tác dụng tẩy độc thông huyết, bồi bổ cơ thể... Lấy nước thốt nốt chứa trong cái khạp có ngâm các dược thảo từ 30 ngày trở lên là uống được, nước sủi bọt trắng, trong suốt như pha lê, giữ càng lâu càng ngon, bia để lâu có mầu xanh lơ, trong vắt như mắt mèo, mùi thơm cực kỳ, chưa uống đã say.

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #571 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 10:39:40 pm »

Lại muốn hỏi tiếp các bác ở K về vụ thốt nốt:
1. Bên K họ có nấu rượu như rượu cuốc lủi bên ta không, hay chỉ uống rượu thốt nốt? Mà thứ rượu này chẳng qua chỉ là nước ngọt lên men chứ không có chưng cất gì, phải không ạ?
2. Từ nước thốt nốt, người K có nấu thành đường cát như đường mía của ta không? Ý tôi muốn hỏi là khi uống cà phê chẳng hạn, thì họ dùng đường gì?
Cảm ơn các bác.

1. dân K nấu rượu từ gạo bình thường
2. Dân k nấu ra cái bánh đường thốt nốt - bánh dường còn chút mật nên không khô hẳn. Sáng sớm ăn hủ tíu thì có hũ đường cát để bên cạnh!  Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #572 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 10:39:57 pm »

Vậy là cô hoacuc không đọc mấy trang trước rồi mới nói các chế biên như vậy, không đâu, đã có bạn giải thích hoàn toàn chính xác cách làm nước thốt nốt chua của dân K (chánh gốc và K Nam bộ) rồi mà.
Dân K cũng như dân mình ngày xưa ngày xửa, chỉ làm loại đường tán, đường nước thôi. Uống càfê thì cũng dùng đường cát làm từ mía.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #573 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 10:46:09 pm »

Bài này tui không nghe nói mà là cọp trên mạng, bác TQNam đừng có bắt bẻ tui nha!
 Grin Grin Grin


Nếu dân thiểu số vùng Tây Nguyên có rượu cần, kích thích người Kinh khi có dịp thưởng thức, thì tộc Khmer miền Thất Sơn Nam Bộ có một thứ nước giải khát cuốn hút lạ lùng mà bia công nghiệp cao cấp khó sánh được. Thứ nước uống đó, tôi muốn nói mau là ''Bia thốt nốt''.

Từ lâu, nhiều người biết đến thốt nốt qua các mặt hàng đặc sản được chế biến thành đường tán hoặc đường chảy có hương thơm và béo, gọi là đường thốt nốt và thức uống được gánh bán rong trong những ống tre: "Nước thốt nốt". Hai mặt hàng này được tiếp thị rộng rãi ngoài thị trường Nam Bộ, nổi tiếng từ hơn 50 năm qua. Gần đây, lại có thêm đặc sản "Thạch thốt nốt" qua mặt cả thạch dừa Bến Tre. Còn loại bia thốt nốt vừa đề cập lại có giá trị ẩm thực độc đáo, người Khmer gọi là: tứk-thnốt-chu (có nghĩa là thốt nốt chua, loại nước có gas) được chế biến từ nước thốt nốt với kỹ thuật ngâm ủ gây men truyền thống của dân tộc Khmer miền Thất Sơn. Bia thốt nốt được khai thác từ cuống hoa cây thốt nốt, hương vị vừa chua chua, vừa ngọt dịu gây hưng phấn mà nhiều người có cảm giác như nước rượu của Pháp. Đến tham quan miền Thất Sơn mà được thưởng thức món "Bò xào lá vang" nhắm nháp "bia thốt nốt" với gió núi mây rừng thoang thoảng đong đưa, lâng lâng chút hơi men chếnh choáng tựa hồ bông gòn bay bổng, thật lạ lẫm cho vùng đất có lắm điều kỳ thú, với biết bao đặc sản hấp dẫn.

Qua tìm hiểu được biết, men ủ để làm bia thốt nốt là các loại dược thảo của rừng núi "Thất Sơn linh địa" có tác dụng tẩy độc, thông huyết, bồi bổ cơ thể... Lấy nước thốt nốt chứa trong cái khạp có ngâm các dược thảo từ 30 ngày trở lên là uống được, nước sủi bọt trắng, trong suốt như pha lê, giữ càng lâu càng ngon, bia để lâu có màu xanh lơ, trong vắt như mắt mèo, mùi thơm cực kỳ, chưa uống đã say.
 
Du khách có dịp hành hương qua miền Thất Sơn trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam, tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu hay lễ Dâng Y, Tết Dolta, Chol Chnăm Thmây... được ngắm nhìn những rặng thốt nốt "mát trời ông địa" bên dòng kinh Vĩnh Tế nước chảy lững lờ, được nghe khúc nhạc líu lo của muông chim rừng gọi đàn, hòa quyện với điệu nhạc ngũ âm cao vút qua các vũ khúc lâm-thôl... rồi nâng ly bia thốt nốt đặc sản của miền Thất Sơn thấy lòng thanh thản như ở cõi tiên, xa lánh mùi trần tục.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2008, 11:06:22 pm gửi bởi tuaans » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #574 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 10:50:24 pm »

hehe , có điều lạ thế này chổ em (XR ) dừa lại nhiều hơn thốt nốt . Hành quân mà nhìn xa xa thấy ngọn dừa là mừng húm
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #575 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 11:49:52 pm »

trời đất ơi! em ăn cá sấy với sầu đâu ko thôi mà 2 thằng làm hết 5lít beer, hehê ngon mê tơi! làm được như bác TQNam chắc chít vì sướng quá
Cheesy
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #576 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 02:29:42 am »

Bài này tui không nghe nói mà là cọp trên mạng, bác TQNam đừng có bắt bẻ tui nha!
 Grin Grin Grin

...
Nếu dân thiểu số vùng Tây Nguyên có rượu cần, kích thích người Kinh khi có dịp thưởng thức, thì tộc Khmer miền Thất Sơn Nam Bộ có một thứ nước giải khát cuốn hút lạ lùng mà bia công nghiệp cao cấp khó sánh được. Thứ nước uống đó, tôi muốn nói mau là ''Bia thốt nốt''.

Từ lâu, nhiều người biết đến thốt nốt qua các mặt hàng đặc sản được chế biến thành đường tán hoặc đường chảy có hương thơm và béo, gọi là đường thốt nốt và thức uống được gánh bán rong trong những ống tre: "Nước thốt nốt". Hai mặt hàng này được tiếp thị rộng rãi ngoài thị trường Nam Bộ, nổi tiếng từ hơn 50 năm qua.
...
Chuyện là vầy, hoacuc, tuaans và ytá góp nhặt các bài phóng sự dựa trên những kinh nghiệm làm thốt nốt của dân tộc Khmer Nam Bộ. Cách đây vài trăm năm, dân tộc Khmer chia làm 2 quốc gia: Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Người Khmer Nam Bộ (tự họ gọi họ là Khờ-me Krom) thuộc Thủy Chân Lạp nên phong tục tập quán có khác với người K. là Lục Chân Lạp (cái này phải nhờ bác TQNam cắt nghĩa thêm), kể cả cách làm thốt nốt chua cũng làm khác. Ytá không nghĩ nhà báo dám nói thêm cái vụ này. Họ nội và ngoại của ytá đều ở An Giang nên có tiếp xúc ít nhiều với dân tộc Khmer Nam Bộ. Ytá thường nghe ông nội và ba của ytá gọi họ là "Thổ" (chớ không phải "Miên", đây là chữ của ông nội nên hơi sặc mùi "kỳ thị"), ông thường ưa nhắc lại chuyện qua Miên buôn bán lá ở Nam Vang (Phnom Pênh) và bị Thổ dậy vào năm 1942-1943 ở Vĩnh Châu & Bac Liêu, giết người VN mình rất nhiều. Hình như người Khmer Nam Bộ bị đám thực dân Pháp xúi dục đòi tự trị, theo đúng bài bản "chia để trị" của Pháp ở Đông Dương thời bấy giờ. Gia đình ông nội may mắn thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, rồi cả đại gia đình phải chạy giặc lên Long Xuyên và ở lại LX cho tới giờ. Kể ra ytá có duyên nợ kha khá với dân tộc Khmer đó chứ!
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2008, 08:04:14 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #577 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 09:17:04 am »

Họ nội và ngoại của ytá đều ở An Giang nên có tiếp xúc ít nhiều với dân tộc Khmer Nam Bộ. Ytá thường nghe ông nội và ba của ytá gọi họ là "Thổ" (chớ không phải "Miên", đây là chữ của ông nội nên hơi sặc mùi "kỳ thị"), ông thường ưa nhắc lại chuyện qua Miên buôn bán lá ở Nam Vang (Phnom Pênh) và bị Thổ dậy vào năm 1942-1943 ở Vĩnh Châu & Bac Liêu, giết người VN mình rất nhiều.

@Bác Ytá : đọc bài trên của bác em mới hiểu tại sao trong truyện Hòn Đất của Anh Đức, đôi khi bà Cà Sợi (mẹ thằng Xăm) bị gọi là "con mụ Thổ"

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2008, 09:18:38 am gửi bởi Galaxy » Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #578 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 10:31:38 am »

Tôi đã từng có ý kiến như anh về "con Mên , thằng Thổ"! Có điều lâu nay tôi vẫn nghĩ các cụ ngoài Bắc mới nói vậy, các cụ trong Nam thì gọi "tụi Miên"! Lục lọi mãi trong trí nhớ nhỏ nhoi  không ra là trong Nam xưa cũng gọi "Thổ". Sơn Nam, đúng rồi trong một số truyện ngắn và khảo cứu của mình ông cũng từng dùng từ nậy. Cám ơn, nhờ Yta262 mà tôi mới nhớ lại được. Thú vị thật.
Còn vế Lục và Thủy Chân Lạp, theo tôi nó chỉ có ý nghĩa về địa chính trị và lịch sử thôi. Hai quốc gia nầy được tách ra từ 1 vương quốc cổ rồi tái xác nhập  cách đây hơn 1000 năm rồi. Cư dân của cả 2 vương quốc nầy đều là người Môn Khme nên xét về văn hóa (nghĩa tổng quát) là một, tính bản địa không lớn. Nhận xét nầy của tôi  hữu lý ở chổ (về lý luận) tính bảo thủ của tập quán/văn hóa, nhất là đối với một cộng đồng người mà trình độ phát triển không cao (trừ thời kỳ Ăngkor) và ít giao lưu với các cộng đồng khác. Thực tế quan sát của tôi không thấy sự dị biệt lớn giữa người K ở K với người K ở Nam bộ mình. Cái khác lớn nhất là thổ âm.
Nhà báo không nói khoác trong chuyện nầy đâu, tôi nghĩ họ bị mà mắt bời ai đó thôi Cái "dược thảo" làm thốt nốt chua là bí truyền của họ. Tôi có quen 1 anh lăn lộn trong dân K, thậm chí từng đi tu tập trong chùa mấy năm, nói chuyện với các sư K thoải mái với đúng từ ngữ của các sư mà cũng phải lắc đầu về cái dược thảo nầy.

Hì hì, mấy đứa anh em tụi mình diễn đàn trong nầy, ai mà không lắm duyên nợ?
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #579 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 10:42:10 am »

Bài này tui không nghe nói mà là cọp trên mạng, bác TQNam đừng có bắt bẻ tui nha!
 Grin Grin Grin

...
Nếu dân thiểu số vùng Tây Nguyên có rượu cần, kích thích người Kinh khi có dịp thưởng thức, thì tộc Khmer miền Thất Sơn Nam Bộ có một thứ nước giải khát cuốn hút lạ lùng mà bia công nghiệp cao cấp khó sánh được. Thứ nước uống đó, tôi muốn nói mau là ''Bia thốt nốt''.

Từ lâu, nhiều người biết đến thốt nốt qua các mặt hàng đặc sản được chế biến thành đường tán hoặc đường chảy có hương thơm và béo, gọi là đường thốt nốt và thức uống được gánh bán rong trong những ống tre: "Nước thốt nốt". Hai mặt hàng này được tiếp thị rộng rãi ngoài thị trường Nam Bộ, nổi tiếng từ hơn 50 năm qua.
...
Chuyện là vầy, hoacuc, tuaans và ytá góp nhặt các bài phóng sự dựa trên những kinh nghiệm làm thốt nốt của dân tộc Khmer Nam Bộ. Cách đây vài trăm năm, dân tộc Khmer chia làm 2 quốc gia: Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Người Khmer Nam Bộ (tự họ gọi họ là Khờ-me Krom) thuộc Thủy Chân Lạp nên phong tục tập quán có khác với người K. là Lục Chân Lạp (cái này phải nhờ bác TQNam cắt nghĩa thêm), kể cả cách làm thốt nốt chua cũng làm khác. Ytá không nghĩ nhà báo dám nói thêm cái vụ này. Họ nội và ngoại của ytá đều ở An Giang nên có tiếp xúc ít nhiều với dân tộc Khmer Nam Bộ. Ytá thường nghe ông nội và ba của ytá gọi họ là "Thổ" (chớ không phải "Miên", đây là chữ của ông nội nên hơi sặc mùi "kỳ thị"), ông thường ưa nhắc lại chuyện qua Miên buôn bán lá ở Nam Vang (Phnom Pênh) và bị Thổ dậy vào năm 1942-1943 ở Vĩnh Châu & Bac Liêu, giết người VN mình rất nhiều. Hình như người Khmer Nam Bộ bị đám thực dân Pháp xúi dục đòi tự trị, theo đúng bài bản "chia để trị" của Pháp ở Đông Dương thời bấy giờ. Gia đình ông nội may mắn thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, rồi cả đại gia đình phải chạy giặc lên Long Xuyên và ở lại LX cho tới giờ. Kể ra ytá có duyên nợ kha khá với dân tộc Khmer đó chứ!

Thủy và Lục Chân Lạp và 2 vương quốc Chămpa bác ạ. Bác hỏi bác TQNam thì rõ hơn. Sử Tàu nó gọi là TchenLa.

Còn người Khmer gốc Môn Khmer có vương quốc Phù Nam trung tâm ở Óc Eo - An Giang (suy tàn tk8 ). Vương quốc Angkor từ tk 6-12, 13, 14 rồi suy tàn chuyển về Nam Vang. Theo em có lẽ người Ấn đi biển tới phát triển Phù Nam trước, rồi mới lên trên Angkor. Hôm trước em thấy có cuốn Coedes nhưng rồi lại không mua.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2008, 10:47:34 am gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM