Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:36:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »
 21 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:34:37 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
TIỂU BAN BẢO VỆ CHÍNH TRỊ, TỈNH ĐẮC LẮC


Tiểu ban Bảo vệ chính trị Đắc Lắc được thành lập năm 1965. Trải qua 15 năm chiến đấu, công tác, cán bộ, chiến sĩ luôn vững vàng, kiên cường bám trụ, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, xây dựng phong trào, phát triển mạng lưới cơ sở bí mật; đã phát hiện hàng chục toán gián điệp biệt kích, bắt hàng trăm tên.    Đơn vị độc lập chiến đấu hàng trăm trận, diệt hơn 200 tên đầu sỏ, ngoan cố.


Trong Tổng tiến công năm 1975, đơn vị đã kịp thời cung cấp tình hình địch ở Buôn Ma Thuột cho ban chỉ huy tiền phương và dẫn đường cho bộ đội đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch; đã phân loại khai thác 300 đối tượng phản động, nắm âm mưu địch và truy quét bọn lẩn trốn.


Đơn vị đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công, 3 Huân chương Giải phóng, 4 năm liền đạt Đơn vị Quyết thắng, 1 lần được Bác Tôn tặng lẵng hoa, 1 đồng chí được tuyên dương Anh hùng.


Ngày 13 tháng 8 năm 1980, Tiểu ban Bảo vệ chính trị tỉnh Đắc Lắc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 22 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:33:55 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
BAN AN NINH XÃ NGOK-LÂY, HUYỆN ĐẮC TÔ, TỈNH KON TUM


Ban an ninh xã Ngok-lây thành lập năm 1960, lúc đầu có 4 đồng chí, lúc nhiều nhất có 20 đồng chí.


Quá trình xây dựng và chiến đấu Ban an ninh xã Ngok-lây đã kiên trì phát động quần chúng, phát triển mạng lưới cơ sở bí mật, diệt ác phá kìm, bảo vệ an toàn vùng căn cứ cách mạng và cán bộ lãnh đạo về xã hoạt động. Đã phối hợp đánh hàng trăm trận, diệt gần 300 tên địch, giải phóng 5 ấp. Đã độc lập chiến đấu 12 trận, diệt 288 tên, làm bị thương hàng trăm tên, bắn cháy 1 máy bay, 1 xe tăng, 2 xe quân sự, thu hàng trăm súng, 2 máy vô tuyến điện.


Ngày 13 tháng 8 năm 1980, Ban an ninh xã Ngok-lây được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 23 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:33:26 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
BAN AN NINH XÃ BÌNH KHÁNH, HUYỆN MỎ CÀY, TỈNH BẾN TRE


Bình Khánh là xã đồng khởi đầu tiên của tỉnh Bến Tre, là vùng căn cứ kháng chiến của huyện, tỉnh và khu.


Ban an ninh xã Bình Khánh đã vượt qua mọi thử thách ác liệt, lập thành tích xuất sắc trong xây dựng phong trào quần chúng, phát triển mạng lưới an ninh, diệt ác phá kìm, bảo mật phòng gian, vận động nhân dân sản xuất chông mìn, đào hầm bí mật. Đơn vị đã xây dựng được 26 CCT sở an ninh ở các vùng trọng điểm, sử dụng hàng chục cơ sở trong hàng ngũ địch; đã diệt 38 tên ác ôn đầu sỏ, bắt 115 tên, giáo dục cải tạo 227 đối tượng; phối hợp chiến đấu 45 trận, phục kích diệt địch hàng chục trận, bức rút 5 đồn, diệt 47 tên, bắt sống 27 tên, làm bị thương 27 tên địch.


Đặc biệt đã bảo vệ an toàn cho đồng chí Lê Duẩn về hoạt động ở xã năm 1957.


Ban an ninh xã Bình Khánh đã được tặng thưởng 2 Huân chương Giải phóng và 3 bằng khen của tỉnh.


Ngày 13 tháng 8 năm 1980, Ban an ninh xã Bình Khánh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 24 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:33:01 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
BAN AN NINH HUYỆN PHÚ CHÂU TỈNH AN GIANG


Ban an ninh huyện Phú Châu thành lập năm 1960, lúc đầu có 10 người, lúc nhiều nhất có 40 người.


Trong kháng chiến chống Mỹ, đã phối hợp chiến đấu hàng trăm trận, độc lập chiến đấu diệt 100 tên địch, bắn hỏng 2 xe tăng, 1 máy bay, bắt sống 500 tên tình báo, phản động, thu hàng nghìn súng và nhiều tài liệu quan trọng, bảo vệ an toàn hàng nghìn cán bộ các cấp và khu căn cứ cách mạng của tỉnh.


Ngày 13 tháng 8 năm 1980, Ban an ninh huyện Phú Châu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 25 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:32:34 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
ĐỘI AN NINH VŨ TRANG CÔNG AN TỈNH AN GIANG


Đội An ninh vũ trang tỉnh An Giang thành lập năm 1961, nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ cấp ủy, bảo vệ khu căn cứ, đưa đón cán bộ đi công tác, trinh sát vũ trang, diệt ác phá kìm.


Trong kháng chiến chống Mỹ, đội đã chiến đấu 210 trận, diệt và làm bị thương 1.342 tên địch (có 5 cố vấn Mỹ), 109 tên ác ôn khét tiếng, thu hơn 500 súng, hàng vạn viên đạn, bắn cháy và bắn bị thương 4 máy bay, thu nhiều tài liệu quan trọng, bảo vệ an toàn cấp ủy và khu căn cứ. Đội đã làm hàng nghìn hầm hố, thu xếp và bảo vệ hàng trăm cuộc họp của Tỉnh ủy.


Đơn vị đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công, 2 cá nhân được thưởng huân chương, hàng chục đồng chí được công nhận Dũng sĩ và Chiến sĩ Thi đua.


Ngày 13 tháng 8 năm 1980, Đội an ninh vũ trang công an tỉnh An Giang được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 26 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:32:03 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
BAN AN NINH XÃ HỒ THỊ KỶ, HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU


Ban an ninh xã Hồ Thị Kỷ thành lập tháng 3 năm 1968, lúc đầu chỉ có 3 đồng chí, nhiều nhất có 24 đồng chí.


Trong kháng chiến chống Mỹ đã phối hợp đánh hàng trăm trận, độc lập đánh 203 trận, diệt 168 tên, làm bị thương 89 tên, bắt sống 32 tên địch, thu 124 súng và nhiều đạn dược, bảo vệ an toàn căn cứ cách mạng và các cơ quan Đảng, chính quyền ở địa phương, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, hỗ trợ quần chúng đấu tranh giành chính quyền.


Ngày 13 tháng 8 năm 1980, Ban an ninh xã Hồ Thị Kỷ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 27 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:31:26 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vũ trang nhân dân huyện A Lưới đã lập nhiều thành tích xuất sắc.


Từ năm 1955 đến năm 1975, lực lượng vũ trang nhân dânđã vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, kiên trì bám địa bàn, tích cực đánh địch, lập nhiều chiến công xuất sắc, diệt 7.300 tên địch (có 2.700 tên Mỹ), bắn bị thương 1.200 tên, bắt 231 tên, bắn rơi 365 máy bay, phá hủy 60 xe quân sự (có 20 xe tăng), 3 khẩu pháo 105 ly, 11 đại liên, thu 465 súng, hàng trăm tấn đạn dược và đồ dùng quân áự.


Lực lượng vũ trang nhân dân huyện A Lưới đã có 2 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng, 27 đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng các hạng.


Ngày 20 tháng 12 năm 1979, lực lượng vũ trang nhân dân huyện A Lưới được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 28 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:31:01 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN


Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh được thành lập từ năm 1960. Hầu hết các xã đều có trung đội hoặc đội du kích, các huyện có đại đội, tỉnh có tiểu đoàn và các đại đội, trung đội bộ đội địa phương. Quá trình chiến đấu các đơn vị đã kết hợp chặt chẽ giữa dân quân với bộ đội địa phương, giữa lực lượng vũ trang tỉnh với bộ đội chủ lực, giữa hoạt động vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng, chión đấu dũng cảm, ngoan cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, loại khỏi vòng chiến đấu gần 11 vạn tên địch, diệt và đánh thiệt hại nặng 8 tiểu đoàn, 4 chi đoàn, 138 xe quân sự (có hung trăm xe tăng, xe bọc thép), 113 khẩu pháo; đánh lật nhào 31 đoàn tàu quân sự, bắn rơi và phá hủy 434 máy bay, thu hơn 3.500 súng các loại, là tỉnh dẫn đầu các tỉnh thuộc Quân khu 6 cũ về thành tích chiến đấu.


Các đơn vị trong tỉnh đã được tặng thưởng nhiều Huân chương Quân công giải phóng và Chiến công giải phóng. Có 2 đơnvị và 3 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng. Lực lượng vũ trang đã góp phần tích cực vào thành tích chung của tỉnh, tỉnh được tặng thưởng


Huân chương Thành đồng (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba).


Ngày 20 tháng 12 năm 1979, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Thuận được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 29 
 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2024, 09:30:38 pm 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ


Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh được thành lập từ năm 1960. Tỉnh có 3 tiểu đoàn bộ đội tập trung, huyện nào cũng có đại đội bộ đội địa phương, hầu hết các xã có đội du kích. Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh đã kiên trì bám đất, bám dân vượt qua mọi khó khăn ác liệt, tích cực đánh địch, lập nhiều chiến công xuất sắc, diệt 68.800 tên địch (có 23.000 tên Mỹ), bắt 10.450 tên; diệt gọn 5 tiểu đoàn, 23 đại đội, 15 đoàn bình định, thu 12.160 súng, 140 tấn đạn, 28 xe tăng, 54 xe quân sự; bắn chìm 59 tàu, xuồng chiến đấu; bắn rơi và phá hủy 468 máy bay; phá hủy 1.600 xe quân sự, 237 khẩu pháo, 46 kho xăng, đạn, 31 đoàn xe lửa.


Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh đã có 10 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng, 290 đơn vị được tặng huân chương các loại, được tặng cờ "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường" của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.


Ngày 20 tháng 12 năm 1979, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 30 
 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2024, 09:24:05 pm 
Tác giả thongdiepthoigian - Bài mới nhất gửi bởi thongdiepthoigian
Một dịp nữa để tôi có thêm tư liệu về tình hình Campuchia. Đó là việc Trung tướng Hoàng Cầm, Phó Tư lệnh Quân tình nguyện đi thị sát tình hình biên giới phía Bắc Campuchia.Đoàn được tổ chức khá đầy đủ cán bộ các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật đi theo đến một số đơn vị chốt giữ những vị trí trọng yếu ở phía Bắc giáp giới với Thái Lan, tức là đến với các đơn vị chủ lực của ta.


Nơi đầu tiên chúng tôi đến là Sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Đoàn 479, sau gọi là Mặt trận 479 gồm hai tỉnh Batambang và Xiêm Riệp. Có thể nói, khu vực hai tỉnh này có nhiều điểm nóng nhất so với các nơi khác vì còn nhiều tàn quân của nhiều đầu sư đoàn bọn Pôn Pốt hoạt động ở đây. Trụ sở của Bộ Tư lệnh 479 đặt tại một khu vực vắng vẻ ở Trung tâm Xiêm Riệp, chỉ cách khu đền Ăngco nổi tiếng của Campuchia bảy kilômét. Trong khu đền Ăngco chỉ có Ăngco Vát là khu vực chính, đồ sộ nhất và tương đối an toàn, còn từ đó vào phía trong Ăngco Thom, bọn tàn quân Pôn Pốt còn lén lút hoạt động.


Sau khi làm việc ở Bộ Tư lệnh Mặt trận, theo ý kiến đồng chí Hoàng Cầm chúng tôi vào khu đền Ăngco Vát trước. Có lẽ, anh cũng muốn kết hợp cho nhiều anh em trong đoàn được tham quan một di tích nổi tiếng. Đi với anh, một cán bộ dầy dạn trận mạc, trưởng thành từ cán bộ cơ sở của Sư đoàn 312, chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ những ngày đầu tiên, tính tình cởi mở, gần gũi rất dễ mến. Trước khi anh nhận nhiệm vụ làm Phó Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, anh là Tư lệnh Quân đoàn 4.


Cùng đi với đoàn có một phiên dịch tiếng Campuchia. Khi chúng tôi đến Ăngco Vát, người hướng dẫn viên giới thiệu quản lý khu đền là một người khoảng gần 40 tuổi. Trông anh ta bủng beo như người bị bệnh sốt rét rừng, quần áo còn tồi tàn, nhưng giới thiệu về Ăngco Vát rất nhiệt tình, hiểu biết thấu đáo, lịch sự đối với khách tham quan. Khi kết thúc cuộc tham quan, Đoàn cảm ơn anh ta thì anh nói bằng tiếng Pháp muốn đề nghị với chúng tôi một việc. Trong số anh em chúng tôi chắc cũng có người nói được tiếng Pháp nhưng các anh cũng rụt rè chưa muốn nói. Tôi nói với anh ta "có gì anh cứ nói", anh ta tiếp tục nói bằng tiếng Pháp: "Tôi đề nghị với các ông, ở đây có ai biết ông G. (tôi quên mất tên) là nhà khảo cổ học người Pháp đã từng gắn bó với Ăngco nhiều năm, giúp chúng tôi trùng tu, nghiên cứu, quản lý khu đền này. Ông là một chuyên gia khảo cổ học giỏi, là thầy dạy chúng tôi. Từ khi Pôn Pốt cầm quyền, ông G. bỏ về Pháp nay chế độ Pôn Pốt đã sụp đổ, đề nghị các vị ở đây, ai có thể báo cho ông ấy trở lại giúp chúng tôi, chúng tôi xin cảm ơn!".


Tôi trả lời anh ta là trong chúng tôi không ai biết ông ấy, anh nên đề nghị với chính quyền cách mạng Campuchia việc này. Tôi thấy điều rất đáng quý ở anh là trách nhiệm của một người công dân đối với việc bảo tồn văn hóa lịch sử của đất nước mình và tình nghĩa thầy trò đối với nhà khảo cổ học người Pháp.


Sáng hôm sau, rời Mặt trận 479, chúng tôi đi bằng trực thăng đến một địa điểm giáp biên giới Thái Lan. Vị trí này vừa là điểm nóng, vừa là vùng cực kỳ trọng yêu. Đó là khu đền Prết Vihia (Preah Vihcar) cổ kính, trên đó có một tiểu đoàn mạnh của ta đang chốt giữ. Ngôi đền này tọa lạc trên một cao điểm của rặng núi Đăngrếch (Dangrek) (nếu tôi nhớ không lâm) ở độ cao 600 mét so với mực nước biển, về phía Campuchiaphải đi qua một dốc đá khá dài gần như dốc đứng, quanh co khúc khuỷu và phải mất vài giờ đồng hồ mới tới nơi. Còn về phía Thái Lan có một con đường trải nhựa đến tận cổng của khu đền, xe cơ giới có thể đi tốt.


Khu vực dưới chân dốc phía Campuchia có một sư đoàn của Quân khu 5 bố trí ở đó. Sư đoàn này vừa làm nhiệm vụ truy sát tàn quân Pôn Pốt còn lẩn trốn ở đó khá nhiều, vừa bảo vệ khu đền. Trực thăng tiếp đất trên một bãi phẳng tương đối kín đáo trong khu vực đóng quân của sư đoàn. Từ đó, chúng tôi đi bộ qua những khu vực đóng quân của một số đơn vị. Cán bộ, chiến sĩ trú quân ở đây rất tích cực trồng các loại rau, bí để cải thiện sinh hoạt. Đi qua những giàn bí đao trĩu quả, được bộ đội đan lưới đỡ từng quả một, đoàn chúng tôi thấy bộ đội rất trân trọng với thành quả lao động của mình. Tôi nói vui "bí được đeo xu chiêng", anh Hoàng Cầm cũng rất thú vị cười "đúng là xu chiêng thật". Bắt đầu leo dốc khoảng độ một giờ đồng hồ, nhiều người đã đổ mồ hôi như tắm, những vị nặng cân đã bắt đầu thở phì phò.


Đến khu vực đền, mọi người ngạc nhiên thấy đó là một bãi đất khá phẳng phiu, cây cối mọc khá đẹp. Các đồng chí chỉ huy tiểu đoàn cho biết diện tích khu đền rộng khoảng 50 hécta. Nhà chỉ huy và lán của bộ đội nền được đào chìm khoảng hơn một mét để tránh pháo, cối của địch bắn từ xa. Công sự chiến đấu được bố trí tương đối tốt. Anh Hoàng Cầm và anh em chúng tôi đi theo thấy đơn vị bố trí phòng thủ như vậy, anh đã kịp thời biểu dương anh em và tham gia một số ý kiến bổ sung cho kế hoạch tác chiến phòng ngự.


Đứng ở cổng đền sát ngay đầu đường trải nhựa bên phía Thái Lan, xa xa khoảng một kilômét, tôi nhìn thấy một "barie" chắn ngang đường nhựa, thấp thoáng thấy một vài bóng người lính Thái Lan đi lại có vẻ bình yên. Từ trước đến lúc này chưa có sự va chạm nào giữa binh lính Thái Lan và bộ đội ta.


Khoảng 2 đến 3 giờ chiều, chúng tôi tụt dốc trở lại nơi trực thăng đậu để trở về Batambang, còn một điểm nữa cần kiểm tra đó là Nimít, một cửa khẩu trước đây giáp Thái Lan. Trực thăng khởi hành lúc hơn 5 giờ chiều, bay dọc theo dãy núi Đăngrêch. Đi được một lúc thì trời bỗng tối sầm và một cơn mưa như trút nước đổ xuống kèm theo sấm chớp. Trực thăng bay giữa không gian tối như bưng, thỉnh thoảng một tia chớp lóe lên thấy nước mưa sối vào các ô cửa kính. Một không khí yên lặng rất căng thẳng trong máy bay, không ai nói với ai một câu nào, chỉ thấy tiếng nước mưa quật vào thân trực thăng. Tôi nghĩ mọi người đang lo lắng cho sự an toàn của chuyến bay. Cũng không thấy anh em tổ lái thông báo gì. Tôi nghĩ sẽ rất nguy hiểm nếu trực thăng bay vào một đám mây tích điện thì tai nạn là không thể tránh khỏi, rất may là chuyện đó không xảy ra. Khi gần đến sân bay Batambang thì mưa dần dần tạnh và trực thăng tiếp đất an toàn. Ra khỏi máy bay, dưới ánh điện mờ mờ, tôi thấy mình rất mệt và nhìn vẻ mặt của mọi người thấy rõ sự mệt mỏi sau một chuyến bay rất nguy hiểm và căng thẳng.

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »
Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM