IV. THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH, CÁC TỈNH ĐỒNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, HẢI ĐẢO1. Chiến đấu giải phóng Sài GònTừ đầu tháng 4-1975, trong khi lực lượng vũ trang tiếp tục đẩy mạnh tiến công đối phương trên chiến trường B2 thì các Quân đoàn 1, 2, 3 Quân giải phóng đang trên đường thần tốc tiến về chiến trường B2. Đến ngày 25-4-1975, các Quân đoàn 1, 2, 3 Quân giải phóng đã tiến đến các điểm tập kết, hình thành nên thê trận vây chặt Sài Gòn từ nhiều hướng.
Ngày 26-4-1975, Quân giải phóng hình thành 5 mũi tiến công trên 4 hướng nhắm vào 5 mục tiêu chủ yếu của chính quyền ngụy trong nội đô Sài Gòn, bao gồm: Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Dinh Độc Lập.
- Hướng bắc và đông bắc do Quân đoàn 1 phụ trách, tiến công mục tiêu Bộ Tổng tham mưu.
- Hướng tây bắc do Quân đoàn 3 phụ trách, tiến công mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất.
- Hướng nam và tây nam do Binh đoàn Tây Nam phụ trách, tiến công mục tiêu Biệt khu thủ đô và Tổng nha cảnh sát Sài Gòn.
- Hướng đông và đông nam do Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2 phụ trách, tiến công mục tiêu Dinh Độc Lập.
Để trực tiếp chỉ huy chiến dịch, sáng ngày 26-4-1975, bộ phận tiền phương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh chuyển đến lập sở Chỉ huy tại Căm Xe - Bến Cát.
Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu!
Từ ngày 26 đến ngày 28-4-1975
Lực lượng B2 trong đội hình Quân đoàn 4 (Sư đoàn 7, Sư đoàn 341: Sư đoàn 6, Lữ 52, 1 tiểu đoàn pháo 130 ly, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn cao xạ hỗn hợp, 1 tiểu đoàn xe tăng, Trung đoàn 113 đặc công).
Ngày 27-4-1975, Sư đoàn 341 tấn công Trảng Bom, sông Thao, Bàu Cá. Đến ngày 28-4-1975 hoàn thành các mục tiêu, làm chủ một khu vực rộng lớn từ Trảng Bom và đoạn từ Suôi Đỉa đến sát ga Long Lạc, diệt và bắt 1.600 binh lính ngụy, phá 7 pháo và 20 xe tăng. Sư đoàn 6 (Quân khu 7) tiến công yếu khu Trảng Bom, căn cứ Hố Nai, gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương nên chưa thể chiếm lĩnh các mục tiêu. Riêng Sư đoàn 7 và Lữ đoàn 52 theo sau đội hình Sư đoàn 6 đã áp sát được nam lộ 1.
Lực lượng B2 trong đội hình Binh đoàn Tây Nam (F3, F5, F9, E16, E88, E24, E271b, E117, E429 đặc công, 1D tăngT54, 1D PT 85, 1D K634, 1D pháo 130, 1E và 5D cao xạ hỗn hợp):
Ngày 27-4-1975, Sư đoàn 5 tiến chiếm cắt đứt lộ 4 đoạn từ Bến Lức đến Tân An. Sư đoàn 8 (Quân khu

chiếm lĩnh lộ 4 đoạn Trung Lương - Tân Hiệp. Tiểu đoàn 341 (Quân khu 8 ) kết hợp với bộ đội địa phương cắt lộ 4 đoạn từ Cai Lậy đến An Hữu. Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 (Quân khu 8 ) tiến chiếm đường số 5, mở rộng địa bàn đứng chân ở phía tây bắc Cần Giuộc áp sát Sài Gòn. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu An Ninh Lộc Giang, khống chế đối phương, bảo đảm cho Sư đoàn 9 và binh khí kỹ thuật vượt sông Vàm Cỏ Đông. Đến ngày 28-4-1975, toàn bộ lực lượng Sư đoàn 9 đã hoàn chỉnh công tác vận động vượt sông Vàm Cỏ Đông tập kết tại Bàu Công - Mỹ Hạnh (Đức Hòa). Như vậy, lực lượng Quân giải phóng B2 trong cánh quân do Binh đoàn Tây Nam phụ trách đã hoàn thành nhiệm vụ cắt đứt hoàn toàn lộ 4, kìm chế được lực lượng Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 22 ngụy, tạo điều kiện cho Sư đoàn 9 và binh khí kỹ thuật vượt sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí tập kết áp sát Sài Gòn.
Lực lượng B2 ở vùng ven:
Ngày 27-4-1975, Trung đoàn 116 đặc công (2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 19) kết hợp với Tiểu đoàn 25 đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu xa lộ Biên Hòa. Ngày 28-4-1975, Trung đoàn 113 đặc công sử dụng 2 tiểu đoàn (D23, D174) đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu Ghềnh, cầu Rạch Vát (sau đó đổi phương phản kích chiếm lại). Đoàn 316 (D81, Z23) đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu Rạch Chiếc
1 (Cùng thời gian Quân đoàn 2 đánh chiếm chi khu Đức Thạnh, chi khu Long Thành, thị xã Bà Rịa và Trường huấn luyện thiết giáp. Quân đoàn 1 diệt các trận địa pháo, mỏ đoạn Bình Mỹ Bình Cơ/lộ 16; cắt lộ 22, lộ 1, gỡ một số đồn bót, chặn và chia cắt Sư đoàn 25 địch). Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu xa lộ Sài Gòn. Trung đoàn 316 kết hợp với bộ đội tỉnh Tây Ninh chốt chặn trên các tuyến đường 1, 22, kìm chế không cho lực lượng Sư đoàn 25 ngụy rút chạy từ Tây Ninh về Đồng Dù, Hóc Môn. Tiểu đoàn 40 đánh chiếm ấp Bến Gỗ; Trung đoàn 10 đặc công sử dụng 2 đại đội (C4, C32) tiến đánh đồn Phước Khánh, không chế đoạn Phước Khánh - ngã ba Đồng Tranh...; 2 đại đội (C5, C21) đột kích căn cứ Hải quân, phà Cát Lái, pháo kích Dinh Độc Lập, pháo kích Bộ Tư lệnh Hải quân. Trung đoàn đặc công 429 (D197, D23) tiến công trung tâm vô tuyến viễn thông Phú Lâm. Trung đoàn Gia Định đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất...
Sau 2 ngày tấn công (từ ngày 26 đến ngày 28-4-1975), Quân giải phóng B2 hầu như đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đưa lực lượng áp sát phía đông và phía nam, tây nam Sài Gòn. Đặc biệt, lực lượng Quân giải phóng ở vùng ven đã áp sát các mục tiêu giao thông quan trọng, chiếm lĩnh được một số cầu, không cho đổi phương co cụm về cố thủ bảo vệ Sài Gòn.
Tối ngày 28-4-1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh Tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn mặt trận. Quân giải phóng đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu then chốt ở nội đô Sài Gòn, đồng thời chỉ thị cho các quân khu trên chiến trường B2 phối hợp tiến công và nổi dậy với khẩu hiệu hành động: “Chậm trễ là có tội với lịch sử”, “thời cơ là mệnh lệnh”
1 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.968).
Ngày 29-4-1975
Quân đoàn 4:
Sư đoàn 6 kết hợp với Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7) tấn công căn cứ Sư đoàn thiết giáp 18 ngụy tại ngã ba Yên Thế, sau chiếm lĩnh mục tiêu, phát triển đánh chiếm căn cứ Hố Nai, nhưng không giải quyết được mục tiêu. Sư đoàn 341 tấn công Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy, sân bay Biên Hòa nhưng đều bị đối phương ngăn chặn. Sư đoàn 7 tiến đánh Tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến và lực lượng tăng thiết giáp của Sư đoàn 18 ngụy tại phía tây Hố Nai...
Binh đoàn cánh Tây Nam:
Sư đoàn 3 đánh chiếm thị xã Hậu Nghĩa, bức rút chi khu Đức Hòa, Đức Huệ, căn cứ Trà Cú, mở thông tuyến hành lang dọc sông Vàm Cỏ Đông. Sư đoàn 9 (binh đoàn thọc sâu) và một số đơn vị binh chủng kỹ thuật xuất phát từ Mỹ Hạnh, Vĩnh Lộc tiến lên Bà Quẹo, Bà Lác, đê Đại Hàn, phía bắc Bà Hom... Sư đoàn 5, Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 (Quân khu 8 ) cắt lộ 4, chiếm lộ 5 đoạn Cần Giuộc - Chợ Lớn.
Lực lượng B2 ở vùng ven Sài Gòn:
Trung đoàn 116 đặc công tấn công Bộ Chỉ huy Tiếp vận 3 và khu xăng dầu tại nam Long Bình (D19); đánh chiếm cầu xa lộ Biên Hòa, bám trụ đánh phản kích và chờ đón binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 (D25). Tiểu đoàn 23 và Tiểu đoàn 174 đặc công (E11) đánh chiếm lại cầu Ghềnh, cầu Mới. Tiểu đoàn 9 (E113) đánh chiếm Bộ Chỉ huy Trung đoàn 15 thiết giáp, Trung tâm tiếp vận Biên Hòa. Trung đoàn 10 đặc công tiên đánh và chiếm lĩnh đoạn giao thông Phước Khánh - ngã ba sông Đông Tranh và sông Sài Gòn, đánh chiếm chi khu Nhà Bè, một bộ phận vượt biển ra giải phóng đảo Côn Sơn. Trung đoàn 115 đặc công đánh chiếm cầu Bình Phước (đầu cầu phía tây), cầu Chợ Mới, Đài Phát thanh Quán Tre. Tiểu đoàn 91 đặc công đánh chiếm phân chi khu Tân An, cầu Tân An, cầu Rạch Cát, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn 5 đặc công (E117) tấn công lực lượng Liên đoàn 8 biệt động quân. Tiểu đoàn 7b đặc công tiến đánh lực lượng địa phương quân tại Tân Tạo, cầu Bà Hom... Tiểu đoàn 9 đặc công đánh bức đồn Bình Trị Đông, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn 13 đặc công (E49) tấn công căn cứ rađa Phú Lâm. Tiểu đoàn 78 đặc công giải phóng ấp Bình Hưng, đánh chiếm căn cứ Ký Thúc Ân, cầu Nhị Thiên Đường. Đoàn 316 biệt động đánh chiếm bót Phú Thọ Hòa, bót Nguyễn Văn Cừ (D90), căn cứ Tiểu đoàn 61 pháo trại Phù Đổng, bót cầu sắt An Phú Đông (D80, Z8, Z32), cầu Rạch Chiêc (D81), lực lượng dân vệ tại Xuân Thới Thượng (Z23 và E1 Gia Định), cầu Rạch Bà, cảng Rạch Dừa tại Vũng Tàu (Z10)...
Lực lượng Thành đội Sài Gòn:
Trung đoàn 1 Gia Định tiến công bót ngã Ba Đông, cầu lớn lộ 9, cầu Tham Lương, giải phóng xã Tân Thới Nhất, Xuân Thới Thượng. Trung đoàn 2 Gia Định bức rút bót Tổng Khôn, Tân Thạnh Đông, chặn đánh lực lượng Sư đoàn 25 ngụy rút chạy về lộ 8, lộ 15. Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đánh chiếm được cầu xa lộ Sài Gòn (lần 2). Bộ đội Củ Chi kết hợp với lực lượng Quân đoàn 3 tấn công Đồng Dù, đánh chiếm chi khu Củ Chi. Bộ đội Bình Chánh, Tân Bình diệt chi khu Tân Tạo, Tân Túc, Tân Hòa... Tiểu đoàn 4 Gia Định kết hợp với Trung đoàn 115 đặc công giải phóng xã Tân Thới Hiệp, mở hành lang tiếp cận phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất cho lực lượng Quân đoàn 3 tấn công...
Ngày 30-4-1975
Quân đoàn 4:
Sư đoàn 6 phối hợp với một trung đoàn thuộc Sư 341 đánh chiếm Chỉ huy sở Quân đoàn 3, chiếm Bộ Tư lệnh Không quân, sân bay Biên Hòa. Sau khi hoàn thành các mục tiêu ở Biên Hòa, đội hình phát triển sang Thủ Đức, Tiểu đoàn 7e (F341) vượt cầu Ghềnh tiến vào đến nội thành Sài Gòn. Trung đoàn 209 (F7) tiến chiếm Chỉ huy sở Sư đoàn 18 biệt động quân, sau đó phát triển vào nội thành Sài Gòn. Sư đoàn 7 tiến công căn cứ Tam Hiệp tiếp đó vượt cầu xa lộ Biên Hòa tiến vào Sài Gòn, bộ phận đi đầu đến Dinh Độc Lập, bộ phận khác tiến công chiếm lĩnh Bộ Chỉ huy Thủy quân lục chiến, căn cứ Hải quân, Bộ Quốc phòng, cảng Bạch Đằng, Đài Phát thanh. Lữ đoàn 52 tiến vào sau đội hình Sư đoàn 7, đánh chiếm Bộ Tư lệnh biệt động quân...
Binh đoàn cánh Tây Nam:
Sư đoàn 3 sau khi giải phóng Hậu Nghĩa chuyển làm lực lượng dự bị cánh Tây Nam. Sư đoàn 5 bức hàng lực lượng Sư 22 cộng hòa và Liên đoàn 6 biệt động quân ngụy, đánh chiếm thị xã Tân An, Thủ Thừa. Trung đoàn 16 chiếm cầu An Lạc, cầu Bình Điền, phát triển vào nội thành Sài Gòn. Trung đoàn 1 (F9) sau khi chiếm lĩnh Vĩnh Lộc phát triển đến ngã tư Bảy Hiển, tiến chiếm Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô. Trung đoàn 2 (F9) phát triển hợp điểm tại Dinh Độc Lập. Trung đoàn 3 (F9) đánh chiếm chi khu Tân Tạo, trạm rađa Phú Lâm, Trường đua Phú Thọ. Trung đoàn 24 gỡ bót ngã ba Bình Hưng Đông, bót cảnh sát Quận 8, đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, chiếm Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia. Trung đoàn 88 (Quân khu 8 ) gỡ bót, tấn công phân chi khu Đa Phước, bức hàng đồn Ông Thìn, ngã ba An Phú, Nhà Bè...
Lực lượng B2 ở vùng ven:
Lực lượng đặc công biệt động sau khi đánh chiếm các trục đường, cầu giao thông quan trọng tạo điều kiện cho các cánh Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, đã tham gia tác chiến với từng cánh quân chủ lực, trực tiếp tham gia đánh chiếm các mục tiêu trong nội đô.
Trung đoàn đặc công 116 đưa đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2 phát triển theo trục xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, chiến đấu diệt cụm quân ngụy ở liên trường Thủ Đức. Tiếp đó Đội Z23 biệt động đón đội hình thọc sâu của ta vượt qua cầu Rạch Chiếc. Khi đến cầu Sài Gòn, Tiểu đoàn 4 Thủ Đức mới tái chiếm ở đầu phía đông, nên khi vượt cầu thì đụng phải ổ đề kháng của quân ngụy ở đầu cầu phía tây. Trận chiến diễn ra ác liệt, mãi đến hơn 11 giờ, đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 mới tiên được vào Dinh Độc Lập. Lực lượng biệt động vùng ven gồm Z28, Z32 của Lữ đoàn B16 biệt động cùng đội trinh sát của Lữ đoàn đặc công biệt động 316 chia làm 3 tổ xuất phát đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu, chiếm lĩnh Trung tâm Điện toán và chờ đón lực lượng chủ lực đến tiếp quản. Tiểu đoàn 80 đặc công cơ giới và một bộ phận Lữ đoàn đặc công biệt động 316 đánh chiếm căn cứ pháo binh Cổ Loa, căn cứ thiết giáp Phù Đổng ở Gò Vấp...
Lực lượng Thành đội Sài Gòn:
Đoàn 198 đặc công biệt động chiếm giữ cầu Bông, đón Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 3 tiến theo đường số 1 tấn công tiêu diệt Trung tâm huấn luyện Quang Trung, sân bay Tân Sơn Nhất. Trung đoàn Gia Định 1 tăng cường Đoàn 195 đặc công biệt động tiến công phân chi khu Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhất, đồn Nhà Tô... Trung đoàn Gia Định 2 diệt đồn Tổng Khôn, Tân Thạnh Đông, bức hàng bót Chợ, giải phóng xã Tân Thạnh Đông, chặn đánh tàn quân Sư đoàn 25 ngụy. Tiểu đoàn 4 Gia Định phối hợp với một bộ phận của Trung đoàn 115 đánh chiếm cầu Bình Phước, diệt các ổ đề kháng của quân ngụy trên xa lộ Đại Hàn...
Đến 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Quân giải phóng đánh chiếm xong 5 mục tiêu chủ yếu trong nội thành, cắm cò trèn Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc toàn thắng. Lực lượng Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 ngụy hoàn toàn tan rã, bộ máy chính quyền trung ương Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Quân giải phóng.