Mặt trận Đường 14 - Phước Long:
Đêm 12 rạng sáng ngày 13-12-1974, được lệnh của Bộ Tư lệnh Miền, ba trung đoàn (2 trung đoàn của Sư đoàn 3 và 1 trung đoàn của Sư đoàn 7) kết hợp với lực lượng đặc công nổ súng mở màn chiến dịch tấn công khu vực Bù Đăng1 (Lực lượng đối phương có 1 tiểu đoàn bảo an và cảnh sát, dân vệ PBDS (khoảng 1.200 lính), 25 đồn bót, có 2 điểm chi khu cũ và mới, 1 quận lỵ hành chính). Sau 27 giờ chiến đấu, Quân giải phóng làm chủ khu vực Bù Đăng, phát triển xuống ngã ba Liễu Đức. Cùng lúc đó, trên một tuyến khác, 5 tiểu đoàn bộ binh cùng lực lượng đặc công tấn công khu vực Bù Na2 (Lực lượng đối phương có 1 tiểu đoàn bảo an, dân vệ (khoảng 500 lính), có 7 đồn, trong đó 1 yếu khu), đến 15-12-1974 thì dứt điểm, sau đó phát triển lên ngã ba Liễu Đức Liên, một bộ phận phát triển về hướng Đồng Xoài.
Cùng thời gian, bộ đội địa phương tỉnh Bình Phước tấn công tiêu diệt chi khu Bù Đốp lưu vong, nhưng bị quân ngụy phản kích và chiếm lại sau 2 ngày giao tranh ác liệt.
Như vậy, sau 3 ngày tác chiến (từ ngày 13 đến đến ngày 15-12-1974), Quân giải phóng chỉ làm chủ được đường 14 đoạn từ km11 đến nam Kiên Đức; chi khu Bù Đốp lưu vong chưa giải quyết được theo kế hoạch. Tuy nhiên, khi tuyến đường 14 bị Quân giải phóng phong tỏa, chính quyền Sài Gòn nhận ra rằng chi khu Đồng Xoài, chi khu Phước Bình và cả thị xã Phước Long đều bị Quân giải phóng uy hiếp. Hình thái chiến trường trở nên xấu đi nghiêm trọng cho quân đội Sài Gòn trong khi đang bị kìm chặt và căng mỏng trên khắp chiến trường miền Đông. Sư 18 ngụy bị kìm chân trên địa bàn Hoài Đức, Long Khanh; Sư 25 ngụy cũng bị căng mỏng trên chiến trường Tây Ninh. Trong khi đó, các nguồn tin tình báo cho biết, Quân giải phóng đang phát triển về uy hiếp Phú Giáo, Tân Uyên Bến Cát lô 7... (đòn nghi binh của Sư đoàn 9 Quân giải phóng), buọc Sư đoàn 5 ngụy phải tổ chức phòng ngự chống đỡ, không thể điều binh giải tỏa lộ 14.
Thời cơ tiêu diệt chi khu Đồng Xoài xuất hiện. Bộ Tư lệnh Miền sau khi kiểm tra lại tình hình đã hạ quyết tâm tiêu diệt Đồng Xoài và dự kiến nếu tình hình phát triển thuận lợi, Quân giải phóng có thể “phát triển lên hướng thị xã Phước Long, tiêu diệt các chi khu và đồn bót xung quanh, tạo thời cơ tốt để dứt điểm thị xã Phước Long với thời gian nhanh nhất”1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.37, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7). Đề nghị của Bộ Tư lệnh Miền không những được Quân ủy Trung ương chấp thuận mà còn được đồng ý cấp lệnh điều động xe tăng, pháo hạng nặng, pháo cao xạ phục vụ chiến dịch.
Để bảo đảm thực hiện chiến dịch thắng lợi, Bộ Tư lệnh Miền tập trung một lực lượng quân sự áp đảo, bao gồm: 1 sư đoàn (F3), 6 trung đoàn (2 E độc lập, 2E thuộc F7, 1E thuộc F9 và E16), các tiểu đoàn độc lập, đặc công, hậu cần, 2 tiểu đoàn pháo mặt đất (130 ly, 105 ly, 85 ly, cối 160 ly), 5 tiểu đoàn pháo cao xạ, 8 tăng T54 và 12 tăng T59.
Trước và trong quá trình diễn ra chiến dịch, Bộ Tư lệnh Miền cho Quân giải phóng tấn công nghi binh kìm chân Sư 18, Sư đoàn 5 ngụy tại các mặt trận Hoài Đức, Tây Ninh; lệnh cho lực lượng đặc công, pháo binh tập kích vào sân bay Biên Hòa, các bãi tiếp dầu trực thăng ở Lai Khê, Phú Lợi (Bình Dương) và căn cứ biệt động quân ở Chơn Thành, An Lộc nhằm ngăn ngừa sự chi viện cho Phước Long bằng đường không...
Ngày 22-12-1974, một bộ phận quân chủ lực Sư đoàn 7 kết hợp với bộ đội địa phương tỉnh Bình Phước tiến đánh chi khu Bù Đốp lần thứ hai. Sau khi chi khu Bù Đốp lưu vong thất thủ, số binh lính Sài Gòn sống sót chạy về Phước Long kết hợp với sô tàn quân canh trú trên đường 14 rút về trước đó đã lập thành các tuyến phòng thủ xung quanh thị xã, núi Bà Rá và chi khu Phước Bình. Do vậy, lực lượng quân ngụy Sài Gòn bảo vệ chi khu Đồng Xoài, chi khu Phước Bình và ở thị xã Phước Long có khoảng 4.000 quân, 10 pháo các loại, 1 chi đội cơ giới và có trên 40 đồn bót1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.38, lưu trù Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).
Ngày 26-12-1974, Trung đoàn bộ binh tăng cường của Sư đoàn 7 Quân giải phóng tấn công và nhanh chóng chiếm lĩnh chi khu Đồng Xoài. Ngày 31-12-1974, Quân giải phóng đồng loạt tấn công chi khu Phước Bình, cao điểm Bà Rá... Sau 4 ngày tấn công, Quân giải phóng không những đập tan chi khu Phước Bình, chiếm lĩnh cao điểm Bà Rá mà còn đập vỡ các tuyến phòng ngự, áp sát thị xã Phước Long từ hướng tây bắc, hướng nam... Trước sự tấn công như vũ bão của Quân giải phóng, đúng 10 giờ 30 phút ngày 6-1-1975, thị xã Phước Long hoàn toàn thất thủ, cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Quân giải phóng tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng Phước Long1 (Kết quả Quân giải phóng làm tan rã 4 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn thuộc Chiến đoàn 7 Sư đoàn 5 ngụy, diệt 1.160 tên, bắt sống 2.146 tên, thu 3.125 súng các loại (trong đó có 6 pháo 155 ly, 15 pháo 105 ly, 14 cối 81, 20 khấu cối 60 ly, 4 khẩu ĐK57, 1 khẩu 106,7), bắn rơi 15 máy bay).
Mặt trận Tánh Linh - Hoài Đức:
Để mở mặt trận Tánh Linh - Hoài Đức, Bộ Tư lệnh Miền sử dụng 2 trung đoàn bộ binh (E4, E33), 3 tiểu đoàn đặc công (D18, D20, D200c) thuộc Sư đoàn 6 Quân khu 7 và Trung đoàn 812 Quân khu 6.
Đêm 9 rạng sáng ngày 10-12-1974, Trung đoàn 812 và Tiểu đoàn 200C đặc công tiến công cao điểm Lồ Ô - Núi Gian, cô lập chi khu Tánh Linh; 2 tiểu đoàn đặc công (D18, D20) tiến công chi khu Hoài Đức; Trung đoàn 4 và Trung đoàn 33 chặn đánh Liên đoàn 7 biệt động quân, Chiến đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 và Trung đoàn 5 thiết giáp ngụy; mở tuyến Trà Tân - Cầu Gia Huynh, uy hiếp chi khu Võ Đắc.
Bị Quân giải phóng tấn công toàn tuyến Tánh Linh - Hoài Đức, chính quyền Sài Gòn đã điều động Chiến đoàn 43 thuộc Sư đoàn 18 lên ứng cứu. Do vậy, chiến dịch trở nên khó khăn, Quân giải phóng chưa thể dứt điểm được chi khu Võ Đắc. Tuy nhiên, Quân giải phóng đã kịp giải phóng hoàn toàn huyện Tánh Linh và 4 xã thuộc huyện Hoài Đức với 34.287 dân. Quan trọng hơn, Quân giải phóng đã kìm chân được Sư đoàn 18 ngụy, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Đường 14 - Phước Long2 (Kết quả mặt trận Tánh Linh - Hoài Đức, Quân giải phóng loại khỏi vòng chiến 2.380 binh lính Sài Gòn, xóa sổ 1 tiểu đoàn, 3 đại đội và mở được 48 đồn bót).
Mặt trận Tây Ninh:
Bộ Tư lệnh Miền sử dụng hai trung đoàn chủ lực Miền (E16, E205) kết hợp với bộ đội địa phương Tây Ninh tấn công căn cứ truyền tin dã chiến II trên đỉnh núi Bà Đen, căn cứ Xóm Phan và căn cứ Suối Đá (trận then chốt).
Rạng sáng ngày 5-12-1974, lực lượng trinh sát Bộ Tham mưu Miền được sự chi viện của hỏa lực pháo mặt đất và pháo cao xạ tiến công căn cứ truyền tin dã chiến II trên đỉnh núi Bà Đen. Cùng thời điểm, Trung đoàn 205 tập kích căn cứ Suối Đá, Trung đoàn 16 tiến công căn cứ Xóm Phan, bộ đội địa phương Tây Ninh kìm chân đốĩ phương ở khu vực phía nam Tòa Thánh và lộ 22...
Sau 32 ngày chiến đấu ác liệt, Quân giải phóng đã chiếm được căn cứ truyền tin dã chiến II trên đỉnh núi Bà Đen, làm rối loạn hệ thống truyền tin, buộc chính quyền Sài Gòn phải sử dụng Sư đoàn 25, lực lượng biệt kích dù và điều động cả lực lượng không quân thuộc Quân đoàn 3 lên giải cứu. Dù Quân giải phóng không mở được căn cứ Suối Đá, nhưng Mặt trận Tây Ninh có vai trò lớn trong việc kìm giữ lực lượng đối phương để Quân giải phóng hoàn thành mục tiêu ở Mặt tràn Đường 14 - Phước Long.
Mặt trận vùng ven - nội đô:
Trên hướng tây và tây bắc, lực lượng vũ trang Thành đội gỡ hệ thống đồn bót tại Củ Chi, Hóc Môn, nam bắc Bình Chánh, đánh địch ủi phá địa hình tại Phú Hòa Đông, Gò Vấp. Lực lượng đặc công (Đoàn 115, Đoàn 117) gỡ đồn bót và củng cố bàn đạp đứng chân tại Đức Hòa, Tam Tân. Đoàn 119 diệt và bức rút đồn bót dọc lộ 8, phát triển xuống sát Lái Thiêu.
Trên hướng đông và đông bắc, lực lượng vũ trang Thành đội tại Nam Thủ Đức tấn công gở đồn, bót và đánh binh lính Sài Gòn càn quét, đưa được lực lượng bám trụ tại vùng Bưng Sáu Xã (Nam Thủ Đức). Lực lượng đặc công (Đoàn 119) tiến đánh đồn bót, lực lượng phòng vệ dân sự trên địa bàn Châu Thành Thủ Dầu Một. Đoàn 116 tiến công đồn tại Long Thành, Thủ Đức, áp sát Long Bình, Suối Nước Trong, Nam Thủ Đức. Đoàn 10 bức rút đồn ở Nhà Bè, Nhơn Trạch, tấn công tàu chiến của đối phương trên sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu. Đoàn 113 tập kích bằng hỏa lực không chế sân bay Biên Hòa, tạo điều kiện cho Quân giải phóng mở Mặt trận Đường 14 - Phước Long- tập kích bằng hỏa lực vào Trung tâm huấn luyện Quang Trung căn cứ Đồng Dù, căn cứ Long Bình, căn cứ Quan Tre, căn cứ suối Nước Trong...
Ở nội thành, lực lượng đặc công, biệt động tập kích Phòng thông tin Phú Thọ Hòa, Trạm kiểm soát xa cảng Phú Lâm, Trạm tuyến lính ngã tư Bảy Hiền, bót cảnh sát tại quận 7, đường Minh Phụng1 (Kết quả hoạt động của mặt trận vùng ven - nội đô, lực lượng vũ trang cách mạng đã loại khỏi chiến đấu 4.281 tên, diệt 1 đại đội, gỡ 84 đồn, phá hủy 14 máy bay, 2 tàu, 78 xe, 5 kho, 20 cầu. Giải phóng hoàn toàn 3 xã, 4 xã cơ bản, 37 ấp, 17.000 dân)...
Kết quả chung đợt 1 mùa khô 1974-1975, Quân giải phóng trên chiến trường B2 đã loại khỏi vòng chiến được 56.315 binh lính Sài Gòn, xóa 22 tiểu đoàn, 1 bộ chỉ huy tiểu đoàn, 66 ban tề, 1 giang đoàn, 1 chi đội; đánh thiệt hại 25 tiểu đoàn, 4 chi đoàn; thu 12.122 súng các loại, 604 xe quân sự, phá hỏng 108 máy bay, 110 tàu chiến, mở 1.548 đồn bót2 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.42, 43, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7)...
Cùng với kết quả đợt 1, hoạt động của Quân giải phóng trên chiến trường B2 trong bước 1 đợt 2 mùa khô 1974-1975 đã làm thay đổi hình thái chiến trường, làm thay đổi cả cán cân quân sự địch - ta, làm cho cán cân đó nghiêng hẳn về phía Quân giải phóng. Kết quả đã tạo nên thời cơ vô cùng thuận lợi để quân dân miền Nam Việt Nam có thể hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã khởi đầu từ 21 năm qua.

81
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Lịch sử Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 1961-1976
vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:29:27 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
82
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Lịch sử Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 1961-1976
vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:27:47 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
4. Chiến đấu thực hiện kế hoạch tác chiến mùa khô 1974 - 1975
Đến cuối năm 1974, trên chiến trường B2, cán cân quân sự đã nghiêng hẳn về phía Quân giải phóng, thời cơ hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân xuất hiện. Quân ủy Trung ương chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu xây dựng “kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam sau vài ba năm làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam”. Dự thảo mang bí số 133/TG1 ra đời với nội dung kế hoạch “Quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam” trong hai bước: Bước một, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong năm 1975..., Bước hai, đánh lớn, tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi hoàn toàn miền Nam trong năm 19761 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn tháng (Hồi ức), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 109-110)... "... động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, đưa chiến tranh cách mạng phát triển đêh mức cao nhất, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy, đánh chiếm Sài Gòn, sào huyệt trung tâm của địch củng như tất cả các thành thị khác, đánh đổ ngụy quyền ở trung ương và các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà...”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.35, tr. 185). Trên chiến trường B2, kế hoạch tác chiến 1975 dự kiến chia thành 3 đợt: Đợt 1 (từ tháng 12-1974 đến tháng 2-1975); Đợt 2 (từ tháng 3-1975 đến tháng 6-1975); Đợt 3 (từ tháng 8-1975 đến tháng 10-1975). a) Đợt 1 mùa khô 1974-1975 Đợt 1 dự kiên thực hiện từ đầu tháng 12-1974 đến hết tháng 2-1975, Quân giải phóng B2 chủ động tấn công phá kế hoạch mùa khô của địch, giành thắng lợi lớn hướng chủ yếu là đồng bằng Cửu Long, khu vực Vĩnh Trà, vùng Chương Thiện, vùng 4 Kiến Tường và miền Đông Nam Bộ với hướng Đường 14 - Phước Long. Đêm 5-12-1974, Quân giải phóng Miền, Quân giải phóng các quân khu và bộ đội địa phương các tỉnh, huyện bắt đầu bước vào chiến dịch. Ở đồng bằng sông Cửu Long Trên địa bàn Vĩnh Trà, Quân khu 9 sử dụng hai trung đoàn (Trung đoàn 1 và Trung đoàn 3) kết hợp với bộ đội địa phương mở chiến dịch tổng hợp tại Vĩnh Trà. Ngày 5-12-1974, để đánh lạc hướng đối phương, Trung đoàn 1 đã nổ súng tản công giải phóng xã Tam Ngãi (Cầu Kè). Khi vào chiến dịch, (ngày 5-12-1974), lực lượng vũ trang Quân khu 9 lần lượt tấn công Trà Vinh, Vĩnh Long; mở toang vùng Tiểu cần, Trà Cú Cầu Ngang, Duyên Hải, nam sông Măng Thít..., làm chủ hầu hết các đường giao thông nông thôn, gỡ 423 đồn bót, loại khỏi vòng chiến và diệt 5 tiểu đoàn, 11 đại đội quân lực Sài Gòn, giải phóng 24 xã, giải phóng cơ bản 14 xã, 240 ấp, 206.000 dân. Trên địa bàn Hậu Giang, Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn 4 tấn công, bao vây chi khu Hưng Long, tập trung đánh Trung đoàn 31 thuộc Sư đoàn 21 ngụy phản kích, giải tỏa. Sau khi tấn công dứt điểm chi khu Hưng Long (ngày 17-12-1974), Sư đoàn 4 phối hợp với lực lượng quần chúng bao vây, bức rút địch ở Gò Quao, Vĩnh Hòa, Thúy Liễu, giải phóng tuyến Ba Hồ (Bắc Chương Thiện). Bên cạnh đó, Quân khu 9 sử dụng lực lượng chủ lực khu kết hợp với bộ đội địa phương tấn công Châu Hà, giải phóng Nam Thái Sơn, Mỹ Lâm, Tân Hội, Sóc Sơn, Bình Sơn, Thổ Sơn, phát triển lên mở vùng Ba Thê. Phối hợp với các mùi tấn công chính, bộ đội địa phương tổ chức “chia lửa” mở phân tuyến Xã No, Xà Phiên, Thuận Hưng, phần lớn xã Vĩnh Thuận Đông, Vị Thủy (Cần Thơ); Hóa Quản, Thủy Liễu, Cà Nhưng (Rạch Giá); tuyến Sông Đốc, Cái Tàu, Bảy Háp, nam bắc thị xã (Cà Mau); sông Cổ Cò, Thạnh Thới An giải phóng cơ bản 3 xã thuộc Mỹ Tú, mở lõm ở bắc Đại Ngãi (Sóc Trăng). Đặc biệt, trong giai đoạn 1, lực lượng ba mũi ở vùng Hậu Giang đã gỡ 157 đồn bót, có trên 400 đội du kích đánh 1.167 trận, loại khỏi vòng chiến trên 3.000 tên địch. Trên địa bàn Bến Tre, Quân khu 8 sử dụng Trung đoàn 1 và 1 tiểu đoàn đặc công kết hợp với bộ đội địa phương mở chiến dịch tổng hợp nhỏ tại Mỏ Cày, gỡ 13 đồn bót, mở 3 lõm thuộc Hưng Khánh Trung, Thành An, Tân Thạnh Tây. Riêng bộ đội địa phương Bến Tre gỡ được 6 đồn, giải phóng cơ bản xã Long Mỹ và một số ấp tại Giồng Trôm... Trên địa bàn Kiến Tường, Sư đoàn 5 của Miền tăng cường đã kết hợp với bộ đội địa phương Kiến Tường tấn công nhằm mở tuyến biên giới, dứt điểm quận lỵ Tuyên Nhơn; mở các tuyến Vàm Cỏ Tây, kinh La Răng, chùa Nổi, Nam Bình Châu... Trên địa bàn Đồng Tháp Mười, Sư đoàn 8 chủ lực của Quân khu 8 tấn công yếu khư Kinh Quận (điêm then chôt), chi khu Kiến Bình, căn cứ Phụng Thớt, khu nhà thờ Lá, đồn kinh Bùi Mới, đồn Bắc Hòa, đồn Bốn Bích... Một bộ phận Sư đoàn 8 còn kết hợp với Trung đoàn 88, Tiểu đoàn 341 công binh, Trung đoàn 207 và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho tiến công đồn Cầu Dừa (Mỹ Phước Tây), cắt lộ 12 (13 ngày), đánh sập cầu Cái Lân, mở lõm nam lộ 4 Cái Bè, gỡ 26 đồn, giải phóng cơ bản 3 xã, 12 ấp tại chợ Gạo... Chia lửa với chiến trường chính, bộ đội địa phương Long Châu Tiền, Sa Đéc gỡ được 6 đồn, giải phóng trên 10.000 dân ở Mỹ An Hưng, Lấp Vò (Châu Thành)...; bộ đội địa phương An Long mở vùng Kinh Quân, Kinh Xáng tuyến Vàm cỏ, đưa 7.000 dân về làng cũ làm ăn... Ở miền Đông Nam Bộ và Khu 6 Bước vào chiến dịch, Bộ Tư lệnh Miền chủ trương đồng thời mở bốn mặt trận chính bao gồm Đường 14 - Phước Long, Võ Đắc - Tánh Linh; Tây Ninh và vùng ven - nội đô nhằm kìm, căng đối phương trên diện rộng, tạo điều kiện cho việc giải quyết từng mục tiêu cụ thể. |
83
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
vào lúc: 20 Tháng Ba, 2023, 09:18:10 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
Cuộc khủng hoảng chính trị đang rung chuyển chế độ xã hội của nước Mỹ có nguồn gốc sâu xa từ những mâu thuẫn nội tại của chính chế độ tư bản chủ nghĩa Mỹ. Nhưng, với cuộc chiến tranh Việt Nam, những mâu thuẫn đó đã nổ bùng, ngày càng trở nên trầm trọng. Giới báo chí Mỹ đã đề cập đến cuộc khủng hoảng này qua nhiều giai đoạn:
- Cuộc khủng hoảng về tư cách cá nhân mỗi tổng thống Mỹ. Với sự can thiệp ngày càng trắng trợn của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến tranh này đã đưa lại bao nhiêu tai họa nhiều mặt cho nước Mỹ. Từ năm 1965 trở đi, một vấn đề đã được đặt ra trong sinh hoạt chính trị của nước Mỹ: phải chăng nguyên nhân của những sai lầm của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn trong các vấn đề đối nội, đối ngoại của nước Mỹ là sự bất tài, kém sáng suốt của cá nhân một tổng thống Mỹ như cá nhân Giôn-xơn, cá nhân Ních-Xơn, v.v... Nếu thế, chỉ cần thay đổi một cá nhân này bằng một cá nhân khác trên ghế tổng thống Mỹ là có thể thay đổi được tình hình. Nhưng, thực tế đã chứng minh rằng chính sách can thiệp, xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam vẫn không hề thay đổi dù rằng bốn người đã thay nhau ngồi trên cái ghế tổng thống Mỹ, từ Ai-xen-hao, Ken-nơ-đi, Giôn-xơn đến Ních-Xơn. - Cuộc khủng hoảng của "chức vụ tổng thống". Từ đấy, một vấn đề khác được dư luận công chúng Mỹ nêu lên: phải chăng nguyên nhân của các tai họa đang chồng chất lên nước Mỹ là ở chỗ "quyền hạn của chức vụ tổng thống" Mỹ quá rộng rãi, khiến cho mỗi cá nhân tổng thống Mỹ có thể quá rộng tay làm bừa, bất chấp dư luận công chúng trong nước và ngoài nước, bất chấp cả ngành lập pháp (tức là hai viện trong quốc hội Mỹ). Nhưng, thực tế cũng đã chứng minh rằng trong quá trình Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tuy có vài nghị sĩ Mỹ chống đối, nhưng chính quốc hội Mỹ cũng là kẻ đồng lõa tích cực tiếp tay cho các tổng thống Mỹ gây ra những tội ác tày trời trên các nước ở bán đảo Đông Dương này. Chính hai viện ở quốc hội Mỹ đã thông qua những ngân sách chiến tranh lên đến hàng trăm tỷ đô la, khiến cho đội quân viễn chinh Mỹ có thể tiến hành chiến tranh suốt từ 1965 đến đầu 1973 tại Việt Nam và các nước Đông Dương khác. Chính quốc hội Mỹ đã thông qua những món tiền lớn về những cái được gọi là "viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo" để nuôi dưỡng bè lũ bù nhìn tay sai Mỹ như tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn, tập đoàn Lon Non ở Nông Pênh... Cũng chính quốc hội Mỹ đã thông qua, chỉ với 2 phiếu chống, cái gọi là "Nghị quyết về Vịnh Bắc Bộ" được xem như cấp "ngân phiếu trắng" cho Giôn-xơn rộng tay leo thang chiến tranh tại Việt Nam. - Cuộc "khủng hoảng hiến pháp" Mỹ. Thế thì phải chăng có những gì không ổn ở hiến pháp của nước Mỹ, cái hiến pháp đã quy định những quyền hạn của chức vụ tổng thống, của hai viện ở quốc hội Mỹ, cái "hiến pháp" làm nền tảng cho chế độ chính trị "hai đảng tư bản" của nước Mỹ ngày nay. Hiến pháp nước Mỹ đã nói nhiều đến những quyền tự do và chính cái hiến pháp đó đã cho bốn đời tổng thống Mỹ cái quyền "tự do can thiệp, xâm lược" vào Việt Nam và Đông Dương, "tự do" tiến hành chính sách "sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ trên thế giới. Với những quyền "tự do" nói trên ban cho giới cầm quyền Oa-sinh-tơn, từ Nhà trắng, Lầu năm góc đến thượng nghị viện, hạ nghị viện trong quốc hội Mỹ, đã đưa lại cho nhân dân Mỹ những "tự do thất nghiệp", "tự do cùng khổ", "tự do phần biệt chủng tộc", "tự do tệ nạn xã hội", v.v... Một trong những tác động bất ngờ nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với tình hình nội bộ nước Mỹ là nhân dân Mỹ, qua cuộc chiến tranh này đã bắt đầu chăm chú xét duyệt chính bản hiến pháp của nước Mỹ, những điều khoản cụ thể của bản hiến pháp này. Một điều không mới mẻ gì, thực ra đã cũ kỹ đến gần 200 năm nay, kể từ ngày "lập quốc" của nước Mỹ, đã được cuộc chiến tranh Việt Nam tô đậm nét lại trước đôi mắt của đông đảo các tầng lớp nhân dân Mỹ: cái hiến pháp Mỹ đó chẳng qua chỉ là cơ sở pháp lý phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư bản độc quyền Mỹ, hay các "tổ hợp quân sự - công nghiệp" Mỹ theo lối nói ngày nay của nhiều người trong chính giới cầm quyền Mỹ, kể cả tướng Ai-xen-hao, cựu tổng thống Mỹ đã từng có lần thú nhận. Cuộc "khủng hoảng hiến pháp" đó, trong những năm gần đây đã vượt qua khuôn khổ của nó và trở thành điều mà giới báo chí Mỹ nói đến trong thời gian gần đây, trong và sau vụ bê bối "Oa-tơ-ghết" đã đưa Ních-Xơn đến chỗ phải rời bỏ ghế tổng thống Mỹ: "Cuộc khủng hoảng thể chế" của nước Mỹ. - Cuộc "khủng hoảng thể chế" của nước Mỹ. Chế độ xã hội của nước Mỹ ngày nay là chế độ tư bản chủ nghĩa với tất cả những mâu thuẫn, xấu xa và bế tắc tất yếu của nó. Thế nhưng, giới cầm quyền Mỹ từ trước đến nay lại sơn phết nó dưới lớp sơn màu mè hào nhoáng "tự do". Giới cầm quyền Mỹ còn tự gán cho nước Mỹ cái vai trò "duy trì nền tự do" trên toàn thế giới, thực chất là vai trò "sen đầm quốc tế. Cuộc chiến tranh Việt Nam với tất cả những hậu quả tai hại nghiêm trọng về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội đối với nước Mỹ đã làm cho nhiều người Mỹ như bừng mắt tỉnh giấc mơ tự hỏi: nếu chế độ nước Mỹ là một "chế độ tự do" thì tại sao nước Mỹ lại xua quân xâm lược nước khác, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, làm mất tự do của những dân tộc khác, trong khi đó, ngay trên đất nước Mỹ, chính quyền Giôn-xơn, Ních-Xơn lại đàn áp dã man các cuộc biểu tình chống chiến tranh của hàng triệu người Mỹ. Thế thì tự do ở đâu? Tại sao trên đất nước Mỹ, trong một thời gian không lâu, chỉ trong vòng 10 năm, lại xảy ra biết bao nhiêu tai ương dồn dập: cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc suy thoái, lạm phát về kinh tế, các cuộc xung đột chủng tộc lan rộng và dữ dội, làn sóng tệ nạn xã hội từ can phạm đủ loại tội ác đến nạn nghiện ngập ma túy, sự chia rẽ chính trị nội bộ sâu sắc, v.v... Phải trải qua những cơn giãy giụa quằn quại với cái giá hàng chục vạn người Mỹ chết và bị thương, hàng trăm tỷ đô la phung phí; Một câu trả lời chính xác rất đơn giản mới vượt qua được tất cả những chướng ngại vật của bộ máy tuyên truyền đồ sộ để hiện ra trước mặt hàng chục triệu người Mỹ: tất cả bắt nguồn từ "thể chế" của nước Mỹ ngày nay - thể chế tư bản chủ nghĩa. Cũng từ đây, một câu hỏi khác được đề ra: "Nếu thế, cần phải thực hiện những thay đổi gì đối với thể chế hiện nay của nước Mỹ". Trong tạp chí "Niu Oóc Ma-ga-din", số tháng 10 năm 1974, giáo sư sử học Mỹ Pôn Xta (Paul Staar) đã viết về tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với vấn đề "thể chế" của nước Mỹ như sau: "Trước đây, đại bộ phận các tầng lớp trung gian của nhân dân chấp nhận chế độ xã hội Mỹ hiện nay như một thể thống nhất, và chỉ chỉ trích một vài bộ phận cụ thể. Ngày nay, họ bác bỏ cái chế độ xã hội này như một thể thống nhất và chỉ còn chấp nhận một vài bộ phận nào đó". Bản thân thượng nghị sĩ Mỹ Ét-uất Ken-nơ-đi, trong một cuốn sách viết về thế hệ thanh niên Mỹ ngày nay cũng đã phải than thở: "Ngọn lửa cuộc kháng chiến của người Việt Nam đang châm ngòi cho ngọn lửa nổi loạn trên chính đất nước Mỹ". Khi dùng từ "nổi loạn" này, Ét-uất Ken-nơ-đi đã liên tưởng chừng nào đến làn sóng cách mạng sau này trên nước Mỹ. Cuộc đấu tranh giai cấp trong tình hình nước Mỹ ngày nay vừa quyết liệt, vừa gay go phức tạp. Cuộc "khủng hoàng thể chế" nói trên tuy mới chỉ là những đốm lửa mới nhen, nhưng lại là những đốm lửa có thể thiêu rừng nếu gặp những điều kiện thuận lợi. Chính vì thế, giai cấp tư sản thống trị Mỹ, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn ngày nay đã tỏ ra rất lo lắng trước cuộc khủng hoàng này. Hiện nay, cùng với sự suy yếu về kinh tế và quân sự, sự suy yếu về chính trị đã gây ra rất nhiều hạn chế đối với việc xác định một chiến lược quân sự mới của đế quốc Mỹ. Bất cứ đề án chiến lược quân sự nào của đế quốc Mỹ cũng đều bị đột trong khuôn khổ của "những hạn chế mới", hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. |
84
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
vào lúc: 20 Tháng Ba, 2023, 09:17:26 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
- Chiều hướng tan rã của "sự nhất tri về ý thức tư tưởng".
Đây chỉ là cách gọi của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn và giới báo chí Mỹ. Trong xã hội Mỹ đang nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, không hề bao giờ có "sự nhất trí về ý thức tư tưởng" giữa những kẻ thống trị, bóc lột và những người bị thống trị, bị bóc lột. Cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa Mỹ ngày càng quyết liệt. Thực ra, đây chính là chiều hướng tư tưởng trong nhân dân Mỹ bác bỏ chính sách "chiến tranh lạnh" với chiêu bài "chống chủ nghĩa cộng sản" mà giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã giương lên trong suốt mấy chục năm nay nhằm che đậy những âm mưu và hành động can thiệp xâm lược của đế quốc Mỹ trên thế giới. Cái được gọi là "ý thức tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản" mà giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã từng dùng bộ máy tuyên truyền đồ sộ của chúng nhằm lung lạc tư tưởng của nhân dân Mỹ, ngày nay đã trở thành "một món hàng ế ẩm" theo đúng cách gọi mà báo chí Mỹ đang dùng. So sánh thời kỳ chủ nghĩa chống cộng điên cuồng "Mắc Các-ti" hoành hành trên đất nước Mỹ trong những năm 1950 và đầu 1960 với thời kỳ từ 1965 đến nay, khi hàng triệu nhân dân Mỹ biểu tình chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam ngay trước tòa nhà quốc hội Mỹ, mọi người đều thấy rõ sự biến chuyển lớn lao, tầm quan trọng vô ngần và tác động của sự kiện này đối với đời sống của nước Mỹ ngày nay. Nhân dân Mỹ đang bác bỏ chính sách chiến tranh lạnh, chính sách "sen đầm quốc tế" nấp dưới chiêu bài "chống chủ nghĩa cộng sản" của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn. Ngay trong nội bộ bọn này cũng đang có sự chia rẽ sâu sắc về các phương thức, biện pháp "chống cộng sản" do những mâu thuẫn rất phức tạp về quyền lợi giữa các tập đoàn tư bản Mỹ tạo nên, những mâu thuẫn này ngày càng trở nên sâu sắc trầm trọng cùng với thế lực ngày càng suy yếu của đế quốc Mỹ. Bàn về sự tan rã của cái gọi là "sự nhất trí về ý thức tư tưởng" mà giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã từng nặn ra một cách giả tạo nhằm làm chỗ dựa cho các chính sách, chiến lược can thiệp, xâm lược của chúng, nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ Mai-cơn Cle (Michael Klare) đã viết trên báo "Thế giới ngoại giao" (tháng 3-1974) như sau: "Nay Mỹ đang tiến dần từng bước vào thời kỷ "sau Việt Nam", người ta thấy rõ ràng các nhà chiến lược ở bộ quõc, phòng (Mỹ) sẽ phải thích ứng với một số yêu cầu có tính chất bắt buộc sau đây: - Dư luận Mỹ từ nay sẽ không cho phép đưa lực lượng bộ binh Mỹ tham gia một cuộc chiến tranh dài hơi khác để chống lật đổ ở một vùng xa xôi trong thế giới thứ ba. - Tình hình ngày càng rối ren do kết quả của những vấn đề ở trong nước (thất nghiệp, khủng hoảng năng lượng, đời sống đắt đỏ,v.v...) cộng thêm với tình trạng nạn lạm phát ngày càng tăng, cán cân thanh toán ngày càng bị thiếu hụt, làm cho người ta trông thấy trước là ngân sách liên bang sẽ dành một phần ngày càng bị giảm bớt cho các chi tiêu quốc phòng trong những năm tới. - Tư tưởng chống chiến tranh lan rộng trong hàng ngũ quân đội và sự phát triển của phong trào lính Mỹ chống chủ nghĩa chủng tộc và chống sự đàn áp đã làm giảm khả năng chiến đấu của nhiều đơn vị tới mức Lầu năm góc đã phải từ bỏ một số kế hoạch chiến lược trong đó có vấn đề tham gia của những số quân rất lớn. Nhưng nghiêm trọng hơn nữa là sự tan rã của sự nhất trí về ý thức tư tưởng, một sự nhất trí nhờ đó đã tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân đối với tất cả mọi biện pháp thuộc loại chiến tranh lạnh trước kia dựa trên sự chống lại một cách không khoan nhượng đối với sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Ngày nay, không còn như thời hoàng kim của những ngày ở Bá Linh và Triều Tiên; khi chỉ cần nêu cao cái gọi là "hiểm họa cộng sản" là đủ có thể tranh thủ được dư luận (và đồng thời làm cho quốc hội thông qua ngân sách cần thiết). Như hồi 1972, tiểu ban Hạ nghị viện về chính sách an ninh quốc gia đã có thể đi đến chỗ kết luận rằng: "Nền an ninh quốc gia của Mỹ không phải mặc nhiên bị đe dọa mỗi khi có một nước nào đó đi theo ý thức tư tưởng cộng sản". Chỉ cách đây 10 năm, người nào dám đưa ra lời tuyên bố" như trên chắc có lẽ đã bị coi là theo tà thuyết hay thậm chí bị gọi là phản bội nữa". Như Mai-cơn Cle đã thú nhận, 10 năm của cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra một sự chuyển biến tư tưởng vô cùng lớn lao trong nhân dân Mỹ. Ngày nay, đế quốc Mỹ vẫn đeo đuổi mục tiêu bá chủ toàn cầu, sen đầm quốc tế của chúng, nhưng lại không còn đủ phương tiện vật chất để thực hiện được âm mưu đó do sự suy yếu toàn diện của nước Mỹ ngày nay và do sức mạnh tiến công của ba dòng thác cách mạng trên thế giới ngày càng phát triển. Điều trên đây càng làm cho Nhà trắng, Lầu năm góc đã lúng túng lại càng thêm lúng túng trong việc vạch ra "chiến lược quân sự sau Việt Nam" của chúng. Song song với nạn suy thoái, lạm phát trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, với cuộc khủng hoảng "ý thức tư tưởng", nước Mỹ đang trải qua một cuộc "khủng hoảng chính trị" nghiêm trọng chưa từng thây suốt trong vòng gần 200 năm lịch sử của Hợp chủng quốc. Cuộc khủng hoảng này diễn ra trên nhiều mặt. Giới chính trị, báo chí Mỹ đã đề cập đến nó, như là cuộc khủng hoảng của những mối quan hệ giữa ngành lập pháp và ngành hành pháp, trong nội bộ mỗi ngành lập pháp và hành pháp, giữa ngành lập pháp, hành pháp (tức bộ máy cầm quyền của nước Mỹ) với nhân dân Mỹ. Những biểu hiện cụ thể của tình hình nói trên là sự xung đột gay gắt giữa tổng thống Mỹ và quốc hội Mỹ, trong nội bộ chính phủ Mỹ: giữa tổng thống và các bộ trưởng, giữa các bộ trưởng với những khuynh hướng khác nhau, giữa đảng Cộng hòa Mỹ và đảng Dân chủ Mỹ, trong nội bộ mỗi đảng này, giữa hạ nghị viện Mỹ và thượng nghị viện Mỹ, trong nội bộ các nghị sĩ thuộc hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ ở mỗi viện, giữa tất cả những người trong bộ máy cầm quyền Mỹ và các tầng lớp nhân dân Mỹ, v.v... Trong "Thời kỳ Việt Nam" và "Thời kỳ sau Việt Nam" đã trôi vào quá khứ - điều mà giới cầm quyền Mỹ xưa kia từng rêu rao một cách tự hào "chính sách đối nội và đối ngoại lưỡng đảng", "sự nhất trí chính trị của quốc gia Mỹ sau lưng tổng thống Mỹ trong những thời kỳ khủng hoảng". |
85
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
vào lúc: 20 Tháng Ba, 2023, 09:16:01 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
"... Do thất bại này, chúng ta đã phải trả một cái giá nặng nề là sự tan vỡ của nền đoàn kết quốc gia". Tờ "Thời Vận", cơ quan của giới công thương, vốn không có cảm tình với giới cấp tiến, cũng viết: "Nước Mỹ đã là một nước bị chia rẽ, thất vọng và lo âu, một loạt sự kiện đã đẩy nước ta vào một tình trạng hoang mang, lo sợ còn hơn cả khi có cuộc khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn trầm trọng... Sự chia rẽ ở trong nước Mỹ đã lên tới mức không thể chịu đựng được nữa rồi".
Sự chia rẽ trong nội bộ giai cấp tư sản Mỹ tuy diễn ra trên nhiều mặt và trong nhiều vấn đề, giữa nhiều phe phái khác nhau với động cơ và mục đích cụ thể khác nhau trong việc tranh giành quyền lợi, song trước hết nó đã phản ánh sự bế tắc và phá sản toàn diện của cả một chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ, đồng thời cũng phản ánh sự suy yếu nghiêm trọng về chính trị trong giai cấp thống trị ở Mỹ. Nó làm cho giới cầm quyền Mỹ không thể tập trung được sức lực và trí tuệ vào chính sách xâm lược. Do sự chia rẽ về chính trị trong nội bộ nước Mỹ, do mất tín nhiệm với dân chúng Mỹ, Ních-Xơn đã phải bày ra "trò Oa-tơ-ghết" để được bầu lại tổng thống một lần nữa. Vụ Oa- tơ-ghết tai tiếng đã phơi bày cái thân hình ghẻ lờ ốm yếu của một chính quyền hiếu chiến ngày càng suy đồi vì thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trên thế giới, có lẽ người ta khó thấy một chính phủ mà cả tổng thống lẫn phó tổng thống đều bị gọi ra tòa rồi phải từ chức, hàng loạt cố vấn cao cấp bị đưa ra xét xử trước vành móng ngựa. Quả là một tấn bi hài kịch của chính phủ Mỹ, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Rõ ràng, giới cầm quyền Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì đồng thời cũng gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng, chính trị trầm trọng ở ngay trong nước Mỹ. Một số nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ đã gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là một chất xúc tác đã đưa đến một sự chuyển biến sâu sắc trong ý thức tư tưởng của nhân dân Mỹ. Một số chiều hướng ý thức tư tưởng mới của nhân dân Mỹ có liên quan chặt chẽ đến việc vạch ra những chiến lược quân sự mới của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã được nêu lên: - Chiều hướng ý thức tư tưởng "biệt lập chủ nghĩa" Giôn-xơn, Ních-Xơn, rồi Pho đều đã nhiều lần lên tiếng chống lại chiều hướng ý thức tư tưởng "biệt lập chủ nghĩa" ngày càng phát triển trong nhân dân Mỹ và xem đấy là một trong những "hậu quả tai hại" của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với "cách suy nghĩ" của người Mỹ. Giới cầm quyền Oa-sinh-tơn cho rằng: qua những thất bại và thiệt hại nặng nề của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đa số người Mỹ đang muốn "co về lại nước Mỹ, với châu Mỹ", "sống biệt lập trong khuôn khổ ranh giới nước Mỹ, châu Mỹ", "không quan tâm đến những sự việc xảy ra ở các nơi khác, các châu khác trên thế giới". Giôn-xơn, Ních-Xơn và Pho nhiều lần "đả kích" chiều hướng ý thức tư tưởng này và hô hào "phải tiếp tục đảm nhiệm vai trò, trách nhiệm và những cam kết của nước Mỹ trên thế giới". Thực ra, đây chính là chiều hướng tư tưởng của nhân dân Mỹ chống lại chính sách can thiệp, xâm lược, bành trướng, chính sách "sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ, đòi giới cầm quyền Oa-sinh-tơn phải quay về giải quyết những vấn đề đối nội cấp bách của chính bản thân nước Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Những khẩu hiệu chống chiến tranh quen thuộc "Không thêm Việt Nam nữa!", "Một Việt Nam là đã quá đủ rồi!", "Hãy quay ngay trở về nước Mỹ!" đã thể hiện "dấu ấn" sâu sắc của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với chiều hướng ý thức tư tưởng này của nhân dân Mỹ. Chiến lược quân sự toàn cầu của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn nhằm phục vụ cho âm mưu, ý đồ can thiệp, xâm lược của chúng trên thế giới để đóng vai trò "bá chủ toàn cầu", "sen đầm quốc tế". Những âm mưu, ý đồ đó của chúng đang vấp phải sức đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Mỹ. Bọn vạch ra chiến lược quân sự toàn cầu Mỹ không thể bỏ qua chiều hướng ý thức tư tưởng nói trên ngày càng lan rộng và thấm sâu trong nhiều tầng lớp nhân dân Mỹ và đây là một khó khăn lớn đối với chúng. - Chiều hướng ý thức tư tưởng "chống quân sự", "chống quân phiệt". Từ các tướng Tay-lơ, Oét-mo-len, A-bram đến các đô đốc Xác-pơ, Mu-rơ, Dum-oan và nhiều người khác trong giới quân sự chóp bu Mỹ đã nhiều lần đề cập đến vấn đề trên đây với những lời lẽ cay đắng. Ngày nay, nhân dân Mỹ nhìn tất cả những gì mang nhãn hiệu quân sự Mỹ với những đôi mắt hằn học, nghi ngờ, ghét bỏ, từ đường lối chiến lược quân sự, ngân sách quân sự đến các chương trình sản xuất các loại vũ khí, đến việc tuyển mộ một đạo quân gọi là "tình nguyện" nhưng thực chất là đánh thuê. Mặt khác, chính bản thân những sĩ quan các cấp và binh lính Mỹ ngày nay cũng mang theo trong tâm tư mặc cảm một quân đội xâm lược chiến bại đã gây ra những tội ác tày trời và đã bị đánh thua phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Báo chí Mỹ đã nói đến một hiện tượng tâm lý phổ biến của sĩ quan, binh lính Mỹ ngày nay: họ ngần ngại không dám mặc quân phục mỗi khi đi ra ngoài doanh trại, vì bộ quân phục Mỹ chỉ tượng trưng cho sự nhục nhã. Đã có một thời, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều viên tướng Mỹ được công chúng Mỹ xem như là những anh hùng dân tộc như Ai-xen-hao, Brát-lây, Mắc Ác-tơ, v.v... Một viên tướng Mỹ Ai-xen-hao đã ngồi trên ghế tổng thống Mỹ trong suốt hai nhiệm kỳ. Đã có lúc, đảng Cộng hòa Mỹ dự kiến có thể đưa tướng Oét-mo-len làm ứng cử viên của đảng này ra giành ghế tổng thống Mỹ. Tóm lại, từ 1945 đến 1965, trong suốt 20 năm đó, thế lực, uy quyền của giới quân sự Mỹ đã đạt đến đỉnh cao nhất. Cũng trong thời kỳ này, "chủ nghĩa quân phiệt" Mỹ ngày càng phát triển và bao trùm lên đời sống chính trị kinh tế, xã hội của nước Mỹ. Nhưng từ 1965 trở đi, cuộc chiến tranh Việt Nam đã đập gãy nát đôi cánh của con "diêu hâu" quân phiệt Mỹ đang định xòe đôi cánh khổng lồ của nó che phủ cả nước Mỹ lẫn toàn thế giới. Với cuộc chiến tranh Việt Nam, trước đôi mắt của nhân dân Mỹ, những viên tướng và đô đốc Mỹ kiêu căng trước đây đã trở thành những tên "tội phạm chiến tranh" từng gây ra những tội ác tày trời tại Việt Nam và đưa lại những tai họa cho chính nước Mỹ. Trong "Tập san quân sự" Mỹ (số tháng 7-1972), trung tá lục quân Mỹ Uy-liêm Hao-xơ (William Hauser) viết: "Lục quân Mỹ đang trải qua một thời kỳ thử thách gay go nhất trong lịch sử lâu đời của mình. Những bệnh hoạn của lục quân Mỹ đang là đề tài ưa thích của giới thông tin báo chí Mỹ, từ những tờ báo lá cải đến những tạp chí lớn như tập san "Đối ngoại" từ những cuộc nói chuyện trên màn ảnh vô tuyến truyền hình đến những bộ phim tài liệu giáo dục. Báo "Bưu điện Oa-sinh-tơn" viết một loạt bài về "lục quân Mỹ trong cơn quằn quại". Trong một buổi điều trần trước quốc hội Mỹ, phó tham mưu trưởng lục quân Mỹ phải buồn rầu thú nhận rằng những bài báo đó đã nói đúng sự thật. Tuy các nhà quan sát chưa nhất trí với nhau về những nguyên nhân gây ra những bệnh hoạn của lục quân Mỹ, nhưng mọi người đều nhất trí rằng đây là một cuộc khủng hoảng nhiều mặt. Đây là một cuộc khủng hoảng lòng tin nảy sinh ra từ một cuộc chiến tranh "không thắng được", từ những sự bất tài, bất lực liên quan đến cuộc chiến tranh (Việt Nam) này". Đồng thời Han-pơ-rin (Halperin), cựu thứ trưởng quốc phòng Mỹ (1967 - 1969), một thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (1969) cũng đã viết trên tạp chí "Đối ngoại" (số tháng 1-1972) như sau: "Trong những năm gần đây, uy tín của giới quân sự Mỹ đã xuống dốc..., ảnh hưởng chính trị của giới quân sự Mỹ đã giảm sút rất lớn. Việc các tham mưu trưởng các quân chủng Mỹ ủng hộ một đề nghị nhất định nào đó không còn là một đảm bảo cho sự chuẩn y của quốc hội và trong một số trường hợp, lại có thể có kết quả ngược lại". Chiều hướng ý thức tư tưởng "chống quân sự", "chống chủ nghĩa quân phiệt" Mỹ bắt nguồn từ sự thất bại thảm hại của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nay đang là trở ngại đáng kể đối với Nhà trắng và Lầu năm góc trong việc vạch ra và thực hiện các kế hoạch chiến lược quân sự của chúng. |
86
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
vào lúc: 20 Tháng Ba, 2023, 09:15:13 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ không những bị cả loài người tiến bộ lên án mà còn bị nhân dân tiến bộ Mỹ, những người Mỹ lương thiện kịch liệt lên án vì nó là một cuộc chiến tranh mất đạo đức nhất, lâu dài nhất, hao người tốn của nhất đối với nước Mỹ. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hao người tốn của không có lối thoát đã gây ra hàng loạt rối ren về kinh tế, chính trị, xã hội, làm cho những mâu thuẫn cơ bản sâu xa ở bên trong nước Mỹ càng thêm trầm trọng. Chưa bao giờ ở nước Mỹ có những xáo động chính trị mạnh mẽ, chưa bao giờ nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc như trong thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Do phải đóng góp ngày càng nhiều cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhân dân lao động Mỹ ngày càng bị áp bức bóc lột nặng nề, ngày càng bị nghèo đi. Họ hiểu ràng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam càng kéo dài thì họ càng bị đau khổ. Nhân dân lao động Mỹ hiểu rằng muốn cải thiện đời sống, muốn có một đời sống tốt đẹp hơn thì phải đấu tranh chống chiến tranh xâm lược. Cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của nhân dân Mỹ có sự gắn bó khăng khít với cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Những hành động đàn áp trắng trợn của chính phủ Mỹ đối với các cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ và phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mỹ, nhất là sự ngoan cố kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam của chính phủ Mỹ đã làm cho nhân dân lao động Mỹ dần dần thấy rõ tính chất phản động, thối nát của chế độ chính trị, xã hội ở Mỹ. Được rèn luyện trong cuộc đấu tranh này, ý thức chính trị của nhân dân lao động Mỹ đã có một bước phát triển mới, mạnh mẽ trong phong trào đấu tranh chống chính quyền phản động, xâm lược và hiếu chiến ở Mỹ hiện nay. Cuộc đấu tranh của nhân dân da đen trong tập thể nhân dân Mỹ cũng phát triển mạnh mẽ. Trong lịch sử 400 nâm đấu tranh của mình, chưa bao giờ cuộc đấu tranh của người da đen ở Mỹ lại bùng nổ dữ dội và lan rộng nhanh chóng như mấy năm vừa qua. Vốn là nạn nhân của chính sách phân biệt chủng tộc độc ác nhất của bọn cầm quyền Mỹ, là những người nghèo khổ và bị áp bức bóc lột nhiều nhất, những người da đen ở Mỹ đã phải chịu đựng những hậu quả nặng nề nhất do cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam gây ra, như nạn lạm phát, giá sinh hoạt đắt đỏ và không ngừng tăng cao, đời sống khó khăn và ngày càng cơ cực. Chính những người da đen ở Mỹ đã bị đẩy đi làm bia đỡ đạn ở Việt Nam nhiều nhất so với tỷ lệ số dân da đen ở Mỹ. Trong khi số dân da đen chỉ bằng 11% tổng số dân Mỹ thì số lính người da đen Mỹ bị thương vong ở Việt Nam chiếm 25% so với tổng số thương vong của lính Mỹ ở Việt Nam. Thất bại của Mỹ ở Việt Nam, những chết chóc, thương tật của người da đen trong cuộc chiến tranh xâm lược phi đạo lý này, cùng với sự đàn áp, khủng bố dã man của chính phủ phân biệt chủng tộc ở Mỹ đối với người da đen trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh và đòi dân sinh, dân chủ, đòi quyền bình đẳng dân tộc đã thức tỉnh người da đen và làm tăng thêm dũng khí đấu tranh của họ. Nhiều người da đen đã nêu khẩu hiệu "Cuộc chiến tranh cho tự do của chúng ta là ở ngay trong lòng nước Mỹ chứ không phải ở Việt Nam". Báo chí Mỹ đưa tin: nhiều binh lính da đen Mỹ ở Việt Nam đã bí mật giấu vũ khí mang về nước để chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng của người da đen. Cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và đòi dân sinh, dân chủ đã phát triển rộng rãi trong các giới nhân dân Mỹ, nhất là trong thanh niên, sinh viên. Cuộc đấu tranh này lan ra khắp các trường đại học ở Mỹ và cũng lan sang cả các trường trung học, đã trở thành hạt nhân của phong trào thanh niên Mỹ đấu tranh quyết liệt chống cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, với khẩu hiệu "Thà ngồi tù còn hơn đi lính sang Việt Nam". Sinh viên Mỹ là nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đầy tội ác do chính phủ Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Số sinh viên bị gọi vào quân địch chiếm tới 35% tổng số sinh viên trong năm 1969 (trước đây tỷ lệ chỉ là 5%). Bè lũ Ních-Xơn phải hoảng hốt đối phó với hành động bãi khóa của sinh viên hơn 600 trường đại học trong toàn nước Mỹ vào những ngày giữa tháng 10 năm 1969. Phong trào sinh viên đã trở thành một trong những lực lượng chống chiến tranh xâm lược mạnh nhất ở Mỹ. Kể từ năm 1965 đến năm 1969, số thanh niên Mỹ từ chối không đi lính sang Việt Nam đã tăng gấp 10 lần. Phong trào đó phát triển mạnh từ năm 1967- năm đế quốc Mỹ bắt đầu bị thất bại nặng nề ở Việt Nam. Nó có sức lôi cuốn rộng rãi và có tác động mạnh mẽ tới phong trào chống chiến tranh trong nhân dân Mỹ. Cuộc chiến tranh phi đạo lý ở Việt Nam đã làm cho lương tâm của những người lương thiện bị cắn dứt. Vì quá dã man, tàn bạo, vì quá phi đạo lý nên tự nó đã làm thức tỉnh những người, những giới rất khó thức tỉnh, kể cả giới văn nghệ sĩ Mỹ. Và chính nghĩa sáng ngời cũng như tinh thần chiến đấu hy sinh, dũng cảm phi thường của nhân dân Việt Nam đã đi vào chỗ tận cùng sâu thẳm của lòng người. Trong xã hội tư bản đen tối ở Mỹ đã sáng rực ngọn lửa chân lý của Mo-ri-xơn và ngày càng vang lên nhiều tiếng nói của những người Mỹ chân chính như Giên Phôn-đa, Pi-tơ Xi-go, Tôm Hay-đơn, No-am Chôm-xki, En-xbớc, v.v... Như trên phần nguyên nhân thất bại đã nói, phong trào đấu tranh rộng lớn của đông đảo quần chúng nhân dân Mỹ đã tác động mạnh tới hàng ngũ binh lính Mỹ là những người đem xương máu ra chịu đựng muôn vàn khó khăn, gian khổ, chết chóc ở Việt Nam để phục vụ cho quyền lợi ích kỳ của các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ. Điều rất đáng chú ý là hành động chống chiến tranh trong binh lính Mỹ đã phát triển nhanh và mạnh chưa từng thấy trong lịch sử quân đội Mỹ. Sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ chống bọn cầm quyền là một bước phát triển mới trên bước đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỳ. Nó chứng tỏ đông đảo nhân dân Mỹ quyết không để cho bọn hiếu chiến trong giới cầm quyền Mỹ có tiếng nói quyết định cuối cùng. Phong trào đấu tranh đó càng phát triển thì càng làm cho những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Mỹ, đặc biệt là mâu thuẫn giữa bọn tư bản lũng đoạn thống trị với nhân dân Mỹ càng ngày lại càng sâu sắc. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã tác động trực tiếp tới đời sống mọi mặt của nước Mỹ làm cho mâu thuẫn đó càng trở nên sâu sắc, không thể nào hòa hoãn được. Phong trào đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền Mỹ không những chỉ phát triển mạnh mẽ trong nhân dân Mỹ, mà còn tác động mạnh tới các giới chính trị, tới quốc hội Mỹ. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hao người, tốn của mà không giành được thắng lợi đã làm suy yếu nước Mỹ về kinh tế và chính trị, gây ra mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi giữa các tập đoàn tư bản và làm suy yếu địa vị bá chủ của đế quốc Mỹ trong thế giới tư bản. Trong hồi ký Thanh gươm và lưỡi cày, Tay-lơ phải tự thú: "Cái giá đắt khác nữa mà chúng ta phải trả cho cuộc chiến tranh này là sự chia rẽ nội bộ nước Mỹ, là việc để lộ những nhược điểm nội tại của chúng ta trước thế giới và là tình trạng mất quyền chủ động hành động để đối phó với các vấn đề đối nội và đối ngoại khẩn cấp khác của chúng ta". |
87
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
vào lúc: 20 Tháng Ba, 2023, 09:14:29 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
Cuộc phong tỏa dầu của các nước Ả-rập sau cuộc chiến tranh Trung Đông tháng 10 năm 1973 chứng tỏ các nước dân tộc chủ nghĩa đã biết đoàn kết lại và dám đứng lên đấu tranh chống sự khống chế, đàn áp, bóc lột của đế quốc Mỹ. Họ đã biết sử dụng dầu hỏa như một thứ vũ khí lợi hại để đấu tranh làm điêu đứng đế quốc Mỹ và các nước tư bản khác, gây ra sự lục đục, chia rẽ trong nội bộ các nước đó. Cuộc phong tỏa này đã có tác dụng làm suy yếu các nước tư bản đế quốc về kinh tế, dẫn đến chỗ đánh lùi âm mưu xâm lược, khống chế của chúng.
Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở ra một bước tiến mới trong giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mới. Với tác động mạnh mẽ của cuộc kháng chiến ở Việt Nam, cuộc chiến tranh ở Trung Đông giữa I-xra-en và các nước Ả-rập tháng 10 năm 1973 đã mở ra một hình thức đấu tranh mới của các nước dân tộc và các nước đang phát triển. Các nước Ả-rập đã biết tập hợp lại thành những tổ chức chính trị và kinh tế để đấu tranh chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Về kinh tế, các nước Ả-rập sản xuất dầu đã tổ chức tổ hợp dầu mỏ "OPEC", có chủ trương chung nhằm phong tỏa việc bán dầu cho Mỹ và Hà Lan, đồng thời khai thác và buôn bán dầu với thế giới, thoát khỏi sự khống chế của các nước đế quốc. Việc phong tỏa này đã làm cho nước Mỹ gặp rất nhiều khó khăn. Theo kinh nghiệm các nước Ả-rập sản xuất dầu, cảc nước sản xuất nguyên liệu cũng đang chuẩn bị thành lập các tổ hợp nguyên liệu để đấu tranh với các nước đế quốc. Các nước sản xuất đồng hình thành một tổ hợp lấy tên là "CIPEC" gồm phần lớn các nước châu Phi, Pê-ru, v.v... Tổ chức này đã chỉ đạo được giá đồng, và giá đồng đã tăng cao. Các nước sản xuất nguyên liệu khác có thể cũng đi theo con đường này. Họ phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giàu có của họ, không để cho các nước đế quốc thực dân mới, nhất là đế quốc Mỹ cướp đoạt. Các nước đó đã thấy họ phải làm chủ những nguyên liệu, tài nguyên có giá trị của họ như bô-xít, nhôm, cao su, gỗ, cà phê, đậu nành, v.v... Vì vậy, ký giả tờ "Thời báo Niu Oóc" Phrêt Bếc-xten đã phải thốt ra rằng: "Các tổ hợp sản xuất giờ đây đã thành hình tại nhiều nơi, và chính sự đoàn kết mới của họ sau một thời gian bị các đại cường quốc, thực dân tận lực khai thác, khiến họ có thể tăng cao giá bán một cách "yên ổn" mà không hề sợ bị các nước lớn trên trả đũa chút nào cả". Sự vùng lên của các quốc gia sản xuất trên còn tạo nên cả một sự thăng bằng về cán cân chính trị và kinh tế, lấy bớt các nguồn tài chính quá dồi dào của các nước lớn, giảm bớt các quyền uy lãnh đạo của các nước lớn này, đã chia đều hoặc nâng cao địa vị cho các nước đang phát triển". Điều đó chứng tỏ, các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước đang phát triển đã ý thức được rằng họ muốn nước nhà được thực sự độc lập, muốn dân tộc mình phát triển thì phải chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới. Muốn có sức mạnh thì phải đoàn kết lại, đoàn kết với phe xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Họ phải dùng cả vũ khí chính trị và kinh tế, đồng thời sẵn sàng dùng cả vũ khí quân sự. Thực tế cho ta thấy họ đã tập hợp lại thành những tổ chức chính trị và kinh tế, và khi cần thì cũng tập hợp lại thành những tổ chức quân sự. Rõ ràng, đế quốc Mỹ bị thất bại và suy yếu đi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cùng sự lục đục, mâu thuẫn, chia rẽ vì quyền lợi trong nội bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, đã tạo điều kiện và thời cơ cho các nước đang phát triển mạnh mẽ tiến lên chống chủ nghĩa đế quốc thực dân mới, củng cố nền độc lập của mình. Cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược đã được nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa tích cực ủng hộ. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các đoàn thể dân chủ, các nhân sĩ, trí thức tiến bộ đều tham gia phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Nhiều tổ chức chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đã được thành lập. Các tổ chức này đã ủng hộ nhân dân Việt Nam về tinh thần chính trị và cả về vật chất như quyên góp thuốc men, quần áo, tiền mua sắm các thứ cần thiết cho chiến đấu và sinh hoạt. Ngoài tác dụng ủng hộ nhân dân Việt Nam, cuộc đấu tranh này còn có tác dụng chống những ảnh hưởng của đế quốc Mỹ ở trong nước mình và động viên tập hợp nhân dân để đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Từ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa càng thấy rõ tính chất thiêng liêng và cao cả của cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, cho giá trị con người! Tấm gương của nhân dân Việt Nam đã cổ vũ nhân dân các nước tư bản tăng thêm dũng khí đấu tranh chống mọi áp bức, bóc lột, đàn áp và mọi thế lực phản động, đen tối. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam càng mạnh thì cuộc đấu tranh của nhân dân các nước tư bản cũng càng phát triển, cùng nhau tạo thành một trào lưu mạnh mẽ của cuộc đấu tranh sôi nổi cho tự do, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội. Cuộc đấu tranh lớn của giai cấp công nhân Nhật, Pháp, Ý, Anh... đã giành được những thắng lợi lớn về quyền dân sinh dân chủ và cao hơn nữa là có nơi đã làm lung lay đến tận gốc rễ, đã đánh bại những đường lối, chính sách phản dân chù, phản động của các chính phủ cầm quyền, thậm chí đánh đổ ngay cả chính phủ đó. Dưới sự lãnh đạo của các đàng cộng sản, giai cấp công nhân đã liên hiệp hành động với các tầng lớp nhân dân tiến bộ khác từng bước đánh lui thế lực phàn động của các tập đoàn tư bản lũng đoạn cầm quyền, từng bước đưa phong trào dân chủ tiến bộ tiến lên. Sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hao người, tốn của mà vẫn bị thất bại, đế quốc Mỹ đã bị suy yếu khá nặng nề về kinh tế, chính trị và quân sự. Vì phải tập trung vào Việt Nam, đế quốc Mỹ buộc phải bỏ trống các nơi khác, đồng thời cũng không tập trung được thời gian để xây dựng kinh tế; của cải, tiền bạc bị tiêu hao rất lớn mà không có cái để bù đắp. Giữa lúc đế quốc Mỹ mắc kẹt trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì các nước tư bản khác đã lợi dụng thời cơ có một không hai đó để rảnh rang và cố gắng xây dựng để đuổi sát nước Mỹ đồng thời hết sức tìm những chỗ hở của Mỹ mà "đệm" từng miếng đòn ngầm. Đã đuổi sát Mỹ về kinh tế thì các nước tư bản này cũng dần dần có thêm khả năng, điều kiện và ý chí để thoát dần ra khỏi ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ. Chẳng những thế, họ còn tranh giành quyền lợi, thế lực với Mỹ ở các nước trên thế giới là len lỏi chiếm đoạt cả thị trường ở ngay trong nội địa nước Mỹ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã tạo điều kiện cho những mâu thuẫn sẵn có trong nội bộ thế giới tư bản vận động và phát triển. Đế quốc Mỹ bị suy yếu đi vì cuộc chiến tranh Việt Nam đã đưa đến một thời kỳ mới của mối quan hệ trong nội bộ thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai: thời kỳ tranh giành thị trường. Các nước tư bản khác đang tranh giành thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và mua bán nguyên liệu, nhiên liệu với Mỹ trên tất cả các lục địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh. Điều nguy hại cho Mỹ là tư bản Nhật, Tây Đức, Pháp... đã mở được cửa đột phá để tiến vào sân sau của Mỹ là châu Mỹ la-tinh. Điều còn nguy hại hơn là tư bản Nhật và một số nước Tây Âu còn xâm chiếm cả thị trường nội địa nước Mỹ. Mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước tư bản khác đã gay gắt lại ngày càng gay gắt thêm. |
88
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
vào lúc: 20 Tháng Ba, 2023, 09:13:49 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
2. Suy yếu về chính trị
Như phần nguyên nhân thất bại đã nói, đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam trong những điều kiện lịch sử không có lợi cho bọn đế quốc gây chiến. Ngay từ năm 1968, thống chế Anh Môn-gô-mê-ri đã từng nhận xét rằng: "Toàn thế giới đã chống lại Mỹ" và coi đó "là một tấn thảm kịch đối với Mỹ". Nhận xét này gần như đã trở thành phổ biến trong dư luận phương Tây. Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam và chống đế quốc Mỹ đã nói lên tính chất và đặc điểm của thời đại ngày nay - thời đại suy tàn của chủ nghĩa tư bản, thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa và thời đại của phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, thời đại dân chủ và tiến bộ xã hội. Cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược của Việt Nam là tiêu điểm của hai trào lưu cách mạng trên. Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cũng còn là vì bản thân mình. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ Việt Nam tức là đánh bại âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ đối với toàn thế giới. Đế quốc Mỹ bị thất bại, bị suy yếu vì cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì nền độc lập của các nước trên thế giới càng được củng cố. Nhân dân Việt Nam càng giương cao ngọn cờ chính nghĩa, càng làm cho chân lý sáng ngời thì nhân dân thế giới càng củng cố được lòng tin của mình. Tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất, hy sinh gian khổ, khí phách hiên ngang, anh dũng tuyệt vời của nhân dân Việt Nam đã động viên khích lệ nhân dân thế giới, làm xúc động lòng người. Những sự tích anh hùng của nhân dân Việt Nam đã tỏa ra ánh sáng chói lọi của lương tri và đạo lý đối với loài người tiến bộ. Các nước xã hội chủ nghĩa đã tích cực ủng hộ Việt Nam cả về tinh thần lẫn vật chất, kiên quyết lên án hành động xâm lược của đế quốc Mỹ. Đông đảo các nước dân tộc chủ nghĩa, các phong trào giải phóng dân tộc cũng đứng về phía Việt Nam, tích cực cổ vũ ủng hộ về chính trị và tinh thần đối nhân dân Việt Nam, đồng thời kiên quyết phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ. Hơn 30 tổ chức quốc tế ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ đã được thành lập ở các nước dân tộc chủ nghĩa. Đi đôi với phong trào chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, phần lớn các nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ la-tinh còn hành động chống chủ nghĩa thực dân mới hoặc ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở chính ngay tại nước mình. Nhiều tổ chức ủng hộ Việt Nam, phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ đã được thành lập ở cả những nước tư bản chủ nghĩa như Thụy Điển, Pháp, Ý, Nhật, Anh, Tây Đức, Na Uy, v.v... Làn sóng chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủng hộ Việt Nam đã dâng lên mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới và trở thành phong trào có tổ chức của toàn thế giới. Trên thực tế, một mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủng hộ Việt Nam đã hình thành. Đó là một đòn nặng giáng vào đầu bọn xâm lược Mỹ, tên sen đầm quốc tế hung hãn, giáng vào dinh lũy của chủ nghĩa thực dân mới và đánh vào âm mưu làm bá chủ thế giới của đế quốc Mỹ. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới, của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, của phong trào giải phóng dân tộc và độc lập quốc gia của các nước. Trên thế giới, thắng lợi của nhân dân Việt Nam là thắng lợi của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng còn là thắng lợi của phong trào dân chủ tiến bộ và hòa bình trên toàn thế giới. Sự đoàn kết và giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với nhân dân Việt Nam để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã tạo ra một sức mạnh lớn của phong trào cách mạng trên thế giới để đánh bại sự xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và ở trên thế giới. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam và thất bại của đế quốc Mỹ đã làm cho đế quốc Mỹ, kẻ bóc lột và đàn áp lớn nhất trên thế giới bị suy yếu đi về chính trị, kinh tế, quân sự, làm cho lực lượng so sánh phát triển có lợi cho lực lượng cách mạng, cho lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam và thất bại của đế quốc Mỹ đã đánh dấu và cũng là bước mở đầu cho sự suy sụp của chủ nghĩa thực dân mới và chiến tranh xâm lược thực dân mới của chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong vai trò sen đầm quốc tế. Vì vậy, trên tờ Ri-đơ Đi-giót (2-1969), Giôn-xơn đã phải chua xót thú nhận: "Sự thật là sức mạnh hoặc sự kiện trên thế giới không đi theo ý muốn của chúng ta"1 (Chiến tranh Việt Nam và bước đường suy sụp của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nxb Quân đội nhân dân. H. 1973, tr. 54). Đúng thế! Sự thật hùng hồn trên thế giới đã, đang và sẽ chứng minh một cách rõ rệt cho điều đó. Triều Tiên bắt tàu do thám Pu-e-blô của Mỹ. Pê-ru một nước nhỏ ở "sân sau của Mỹ" cũng bắt tàu đánh cá hoặc tàu do thám của Mỹ, cũng quốc hữu hóa các công ty dầu lửa của Mỹ, trục xuất phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ. Pa-na-ma đang đấu tranh với Mỹ đòi chủ quyền trên sông đào Pa-na-ma. Nước Vê-nê-du-ê-la cũng đang tiến hành quốc hữu hóa các công ty tư bản Mỹ. Các nước châu Mỹ la-tinh đang theo nhau đứng lên đấu tranh để thoát khỏi sự khống chế về kinh tế và chính trị của đế quốc Mỹ, và giành được thắng lợi từng bước, từng phần. Châu Mỹ la-tinh đã cựa mình ngày càng mạnh mẽ. Sợi dây khống chế của đế quốc Mỹ đã bị chùng lỏng và rạn từng quãng. Có một sự kiện mới rất đáng chú ý: cuối tháng 2 năm 1974, trong cuộc hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao giữa các nước châu Mỹ la-tinh với Mỹ ở Mê-hi-cô, ngoại trưởng Mỹ Kít-xinh-giơ đã phải dùng những từ ngữ mỹ miều về mối "quan hệ bình đẳng" giữa các nước. Bình đẳng!!! Viên bộ trưởng ngoại giao kiêu căng và hợm hĩnh của chính phủ Mỹ mà phải uốn ba tấc lưỡi nói đến tiếng "bình đẳng", dù cho đó chỉ là giả dối và lừa bịp, thì có nghĩa là đế quốc Mỹ đã "xuống thế" lắm rồi! Ở châu Phi, sự khống chế của đế quốc Mỹ đang bị phá lỏng một cách mạnh mẽ. Các nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Phi, các nước Ả-rập đang đoàn kết đứng lên dần dần quốc hữu hóa các công ty tư bản độc quyền Mỹ và nước ngoài, đồng thời các nước đó cũng bắt đầu tách dần ra những ảnh hưởng văn hóa, chính trị của đế quốc Mỹ ở trong nước họ. Các nước Ả-rập và Ba Tư đã quốc hữu hóa 25% - 50% số công ty dầu của các nước tư bản phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan. Li-bi, An-giê-ri, I-rắc là những nước đang đi đầu trong việc quốc hữu hóa các công ty dầu. Tháng 7 năm 1962, I-rắc đã quốc hữu hóa phần lớn các cổ phần của công ty "Irak Petroleum" - một công ty hỗn hợp gồm các hãng BP, Shell, Mobiloil, v.v... Năm 1971, An-giê-ri đã quốc hữu hóa 51% số công ty dầu Anh, Mỹ, Hà Lan; Li-bi đã quốc hữu hóa công ty dầu Anh "British Petroleum" và công ty dầu Ý "Emi". |
89
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
vào lúc: 20 Tháng Ba, 2023, 09:12:08 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
Lực lượng kinh tế thứ ba đánh lùi sự khống chế và lũng đoạn về kinh tế của đế quốc Mỹ là các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba.
Các nước thuộc thế giới thứ ba trước kia vẫn là nguồn dự trữ về nguyên liệu và nhiên liệu của Mỹ và các nước tư bàn khác, là kho nguyên liệu của các nước tư bản phát triển. Đế quốc Mỹ và các nước tư bản phát triển làm giàu một cách nhanh chóng là do cướp đoạt tài nguyên và sử dụng nhân công rẻ mạt của các nước đang phát triển. Ngày nay, các nước này, lợi dụng được hoàn cảnh suy yếu của đế quốc Mỹ sau Việt Nam, được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ, biết cùng nhau đoàn kết lại, đã có sức đánh lùi từng bước sự khống chế, lũng đoạn và cướp đoạt của đế quốc Mỹ. Họ đã giành được độc lập về chính trị và đó là điều kiện thuận lợi để tiến lên giành độc lập về kinh tế. Các nước này đang tiến hành quốc hữu hóa các công ty tư bản nước ngoài. Họ đang tiến lên làm chủ tài nguyên, làm chủ đất nước của mình về cả chính trị và kinh tế. Họ sẽ từng bước tiến lên con đường công nghiệp hóa, con đường đánh lùi và đánh tan sự xâm lược về kinh tế của các nước tư bản. Đây là một đòn nghiêm trọng đối với đế quốc Mỹ và các nước tư bản phát triển. Mỹ và các nước tư bản sẽ mất những điều kiện cơ bản, rất quan trọng để phát triển kinh tế. Họ vừa mất những kho tài nguyên quý giá, lại vừa mất những thị trường béo bở, những công trường có sức lao động rẻ mạt. Mất quyền lũng đoạn những nguồn nguyên liệu quý và hiếm, đế quốc Mỹ và các nước đế quốc tư bản khác, không những sẽ bị suy yếu về kinh tế mà còn sẽ bị suy yếu về quân sự. Đó là một điều rất có ý nghĩa. Lực lượng kinh tế mới trỗi dậy này càng được phát triển, càng có sức mạnh và ngày càng quan trọng. Tình hình lạm phát tiền tệ, suy thoái kinh tế của nước Mỹ hiện nay đang làm suy yếu địa vị cường quốc thương mại số một mà nước Mỹ đã chiếm trong nhiều chục năm nay. Trong suốt gần một thế kỷ, Mỹ là một nước xuất siêu. Thế mà, với gánh nặng của cuộc chiến tranh Việt Nam đè nặng lên nền kinh tế Mỹ, nước Mỹ đã nhập siêu nặng nề trong vài năm gần đây. Điều đó đã dẫn đến việc cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ ngày càng thiếu hụt nặng. Trong 8 năm, từ 1965 đến 1972, tổng số thiếu hụt đã lên đến trên 50 tỷ đô la. Cán cân thanh toán bị hụt nặng khiến kho vàng dự trữ của Mỹ ngày càng giảm. Cuối năm 1964, nước Mỹ có 15,4 tỷ đô la vàng dự trữ. Đến tháng 10 năm 1972, con số này tụt xuống còn 10,4 tỷ. Trong khi đó số đô la giấy ở nước ngoài lại lên đến trên 80 tỷ. Tóm lại, Mỹ không có đủ số vàng bảo đảm cho đồng tiền của mình đã chạy ra nước ngoài. Mỹ đã trở thành một con nợ không còn khả năng trang trải. Từ đấy, đồng đô la ngày càng mất giá trên thị trường quốc tế, đánh dấu bước suy sụp không tài nào gượng dậy nổi của thế lực kinh tế, tài chính của nước Mỹ, trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại. Trong năm 1975 và chỉ nói riêng trước mắt, trong những năm còn lại của những năm 70, nền kinh tế Mỹ đang và sẽ phải đương đầu với những vấn đề trầm trọng sau đây: - Ngân sách tiếp tục bị thâm hụt to. Khó khăn tài chính ngày càng chồng chất. - Nền sản xuất không phát triển được, nạn suy thoái ngày càng đe dọa nghiêm trọng. - Nạn lạm phát tiếp tục bành trướng. - Nạn thất nghiệp ngày càng tăng. - Cán cân buôn bán không có lợi. - Cán cân thanh toán quốc tế ngày càng thâm hụt nặng. - Đồng đô la sau hai lần phá giá ngày càng suy yếu. Nếu trong những năm trước cuộc chiến tranh Việt Nam, những vấn đề trên đây chỉ là những mầm non đang nhú thì trong quá trình cuộc chiến tranh Việt Nam, các vấn đề đó đã được đà phát triển rất nhanh và ngày nay đang đe dọa không những nền kinh tế Mỹ mà cả cái gọi là "thể chế chính trị" Mỹ. Vì thế, có chính khách Mỹ đã nói: "Cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn chưa rút ra khỏi nền kinh tế tài chính của nước Mỹ". |
90
Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam / Tài liệu - Hồi ký Việt Nam / Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
vào lúc: 20 Tháng Ba, 2023, 09:11:03 am
|
||
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory | ||
Trong khi đế quốc Mỹ bị sa lầy và suy yếu về kinh tế vì cuộc chiến tranh Việt Nam, các nước xã hội chủ nghĩa đã có điều kiện thuận lợi để đuổi sát Mỹ về sự phát triển kinh tế và tốc độ tiến bộ về khoa học kỹ thuật.
Sức mạnh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa là một lực lượng chủ yếu để hạn chế, đánh lui, đánh bại sự lũng đoạn, khống chế và xâm lược kinh tế của đế quốc Mỹ trên thế giới. Sức mạnh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần đánh lui sự lũng đoạn và xâm lược kinh tế của đế quốc Mỹ ở nhiều nước dân tộc chủ nghĩa, nhất là một số nước ở châu Phi và Trung Đông. Sức mạnh kinh tế này cũng đang bắt đầu có tác dụng hạn chế một phần sự lũng đoạn kinh tế của Mỹ ở các nước tư bản Tây Âu. Xe ô tô của Liên Xô, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan đã bán sang thị trường các nước Tây Âu. Sức mạnh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa tiến sát và tiến ngang sức mạnh kinh tế của Mỹ và một số nước tư bản chủ yếu khác là một điều kiện rất quan trọng để đánh lùi, đánh bại mưu đồ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, là một điều kiện vô cùng quan trọng để giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc, độc lập quốc gia của các nước mới phát triển và đang phát triển và cũng là một điều kiện rất quan trọng để giúp đỡ cho phong trào công nhân và phong trào dân chủ tiến bộ trong các nước tư bản chủ nghĩa. Điểm thứ hai nói lên sự suy yếu về kinh tế của đế quốc Mỹ sau chiến tranh Việt Nam là sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản đàn em của Mỹ. Các nước này lớn mạnh lên về kinh tế thì có điều kiện và khả năng để đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc, khống chế của Mỹ. Các nước tư bản đàn em của Mỹ muốn được độc lập về chính trị thì điều đầu tiên là phải lớn mạnh lên về kinh tế, phải giành được địa vị độc lập về kinh tế. Trong mối quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa thì điều đầu tiên là quan hệ về kinh tế, quan hệ về đồng tiền. Sức mạnh kinh tế là sức mạnh chúa tể, quan hệ kinh tế là quan hệ hàng đầu. Các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản đang đấu tranh với Mỹ, cạnh tranh với Mỹ về kinh tế, nhất định không chịu để cho Mỹ khống chế mãi về kinh tế và chính trị. Đó là quy luật của cạnh tranh, quy luật của mạnh yếu. Trong khi nước Mỹ suy yếu đi vì bị sa lầy trong cuộc chiến tranh lâu dài không có lôi thoát ở Việt Nam thì các nước tư bản khác được rảnh chân và lớn mạnh lên về kinh tế. Trong khi Mỹ bị mắc kẹt ở Việt Nam thì sản xuất ở các nước tư bản khác tăng gấp 2 - 3 lần. Do đó mà đến cuối những năm 60, họ đã có điều kiện và khả năng để cạnh tranh về kinh tế với Mỹ. Hàng hóa công nghiệp của Nhật Bản đã xâm chiếm thị trường nước ngoài béo bở của Mỹ ở Đông Nam Á, ở châu Mỹ la-tinh và dần dần ở cả Tây Âu. Hơn thế nữa, hàng công nghiệp của Nhật còn xâm chiếm cả thị trường nội địa nước Mỹ. Lính Mỹ chiến đấu ở Đông Dương và Đông Nam Á đã dùng hàng công nghiệp của Nhật nhiều hơn của Mỹ. Nhiều hàng công nghiệp chiến tranh của Mỹ củng sản xuất, gia công và sửa chữa ở Nhật. Triển khai quân đội ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á để xâm lược Đông Dương, nước Mỹ không được cái gì mà trước mắt và trực tiếp lại mất quyền làm chủ một khu vực thị trường béo bở ở Đông Nam Á. Các nước tư bản Tây Âu trong khối thị trường chung châu Âu cũng đã thừa cơ hội này mà giành lại thế đứng của mình ở trong nước và dần dần phát triển thế đứng đó, len chân vào các thị trường của Mỹ ở châu Mỹ la-tinh, châu Phi và Trung Cận Đông. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã thi hành chương trình Mác-san ở Tây Âu. Số vốn đầu tư của tư bản Mỹ sang Tây Âu lên tới 17 tỷ đô la. Tình hình ngày nay lại diễn ra khác trước. Các nước tư bản Tây Âu đã giàu có lên và ngày nay họ đã có trong tay số đô la lên tới 85 tỷ, vượt gấp mấy lần số tiền đầu tư của Mỹ. Trước tình hình này, một số ký giả Tây Âu đã nói một câu tương đối ngộ nghĩnh là các nước Tây Âu có thể sẽ làm một chương trình Mác-san đảo ngược. Tuy nước Mỹ giàu có như thế, tổng sản lượng công nghiệp của Mỹ chiếm 40% trong tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ lại thấp hơn so với các nước tư bản khác. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm trung bình 5% tổng sản lượng quốc dân. Trong khi đó thì Tây Đức là 22%, Pháp là 15%, Nhật 12%. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới tư bản. Sau cuộc chiến tranh Trung Đông tháng 10 năm 1973 và đến đầu năm 1974, các nước Tây Âu trong khối thị trường chung và Nhật Bản càng có cơ hội để cạnh tranh với Mỹ. Pháp là nước đi đầu trong việc bành trướng mậu dich, hợp tác kinh tế, đầu tư sang các nước Trung Cận Đông, Bắc Phi và châu Mỹ la-tinh. Nước Pháp đang tiến hành các kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Ba Tư, nhà máy đúc thép ở I-rắc và các kế hoạch hợp tác kinh tế, mậu dịch, đầu tư khác ở các nước Ả-rập Xê-u-đích, Cô-oét, Bra-xin, v.v... Tây Đức và Nhật Bản cũng đang mạnh dạn đi theo con đường này của Pháp. Các nước Bắc Âu và Úc thì đang tìm con đường tự chọn, rồi đến các nước phụ thuộc và chư hầu của Mỹ cũng phải tìm lấy con đường sống cho bản thân mình. Thụy Điển là một nước công nghiệp quyết đi con đường phát triển của mình, không chịu ảnh hưởng của Mỹ, đang có kế hoạch hợp tác kinh tế và kỹ thuật với các nước có chế độ xã hội tiến bộ và các nước xã hội chủ nghĩa. Nước Úc cũng đang có chủ trương buôn bán với các nước khác, ngoài ý muốn và sự khống chế của Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn của tuần báo kinh tế Pháp "Kinh doanh", P. Rinh-prết, một cố vấn kinh tế thân cận của Ních-xơn đã nới: "Hoa Kỳ nhận thấy khó hợp tác với các nước kỹ nghệ để áp dụng một chiến lược chung nhằm đương đầu với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Tất cả những cố gắng của Hoa Kỳ để tăng cường sự hợp tác kinh tế với các đồng minh cố hữu của mình đều chuốc lấy những thất bại". Dưới đây là các số liệu nêu lên sự so sánh về sự phát triển kinh tế giữa các nước tư bản công nghiệp phát triển với Mỹ. ![]() |