Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Ba, 2023, 06:56:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »
 41 
 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2023, 08:52:19 am 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC HÀNH
(Liệt sĩ)


Nguyễn Đức Hành sinh năm 1960, dân tộc Kinh, quê ở xã Triệu Phước, huyện Triệu Hải, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhập ngũ ngày 15 tháng 2 năm 1983. Khi hy sinh đồng chí là hạ sĩ, tiểu đội phó trinh sát thuộc tiểu đoàn 504, trung đoàn 320, mặt trận 779, Quân khu 7.


Sau 3 tháng huấn luyện Nguyễn Đức Hành cùng đơn vị nhận nhiệm vụ chiến đấu trên địa bàn tỉnh Công Pông Thom (Cam-pu-chia). Đồng chí đã chiến đấu nhiều trận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Ngày 26 tháng 7 năm 1983 tại Phum Cô-ca-ếch tổ trinh sát của đồng chí gồm 3 người đang đi làm nhiệm vụ, bất ngờ bị địch phục kích, đồng chí mưu trí linh hoạt cho đồng đội vòng sang phải đánh tiêu diệt 5 tên và thu 2 khẩu súng, đơn vị an toàn.


Ngày 19 tháng 12 năm 1983, Nguyễn Đức Hành chỉ huy trung đội phục kích địch tiêu diệt được 20 tên. Đặc biệt ngày 25 tháng 2 năm 1984 ở Phum Tà Bông, xã Tăng Cà Xâu, huyện Xăng Túc, tỉnh Công Pông Thom, trung đội đang hành quân thì bị địch phục kích, một số đồng chí trong đơn vị bị thương, trong đó có Nguyễn Đức Hành. Trước tình thế khó khăn đó, đồng chí đã ở lại chặn đánh địch để đơn vị đưa thương binh rút ra ngoài an toàn. Nguyễn Đức Hành đã chiến đấu rất dũng cảm, đạn hết, bọn địch xông lên bao vây định bắt sống, đồng chí chờ cho địch đến gần, mới cho nổ quả lựu đạn cuối cùng diệt tại chỗ 5 tên làm bị thương một số tên khác và đã anh dũng hy sinh. Hành động của Nguyễn Đức Hành đã nêu một tấm gương sáng tiêu biểu cho toàn đơn vị học tập noi theo.


Mới 11 tháng tuổi quân nhưng Nguyễn Đức Hành đã có 8 tháng chiến đấu trên đất bạn, đã cùng trung đội diệt 200 tên địch, thu 15 khẩu súng và một số trang bị quân sự khác của địch.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Nguyễn Đức Hành được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 42 
 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2023, 08:51:44 am 
Tác giả quansuvn - Bài mới nhất gửi bởi quansuvn
ANH HÙNG LÊ VĂN VẰN
(Liệt sĩ)


Lê Văn Vằn sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Trào, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 12 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp, tiểu đội trưởng lái xe ô tô vận tải đại đội 51, tiểu đoàn 782, Cục Hậu cần, mặt trận 579 Quân khu 5, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lê Văn Vằn tham gia lái xe phục vụ đơn vị chiến đấu trong các chiến dịch Nông Sơn, Đức Dục, Tiên Phước, Chu Lai, Đà Nẵng, Quy Nhơn và chiến dịch Hồ Chí Minh. Là một lái xe xông xáo, luôn tìm tòi sáng tạo đồng chí xử trí được nhiều tình huống khó... để hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đồng chí chuyên chở lương thực, thực phẩm, vũ khí, trang bị cho các đơn vị chiến đấu, trong 6 tháng cuối năm 1978 đồng chí đã vận chuyển được 26 chuyến hàng từ La Sơn - Plây-cu lên các chốt. Có lần xe bị mìn, hỏng xăm lốp, nhíp, nhưng Lê Văn Vằn đã nhanh chóng khắc phục đưa hàng đến đích an toàn.


Trong 2 năm (1978 - 1979), đồng chí đã vận chuyển 105 chuyến hàng với 332 tấn, bình quân 3,5 tấn/xe, đạt 57.710 tấn/km. Đồng chí đã vận chuyển 1.775 lượt người an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có 2 lần xe Lê Văn Vằn bị vấp mìn tăng, sức khỏe giảm sút, cấp trên định đưa đồng chí về phía sau công tác, nhưng đồng chí xin được ở lại, tiếp tục lái xe vận tải phục vụ đơn vị chiến đấu.


Ngày 10 tháng 3 năm 1979, trong chuyến chở hàng lên phía trước, khi quay về kết hợp chở thương binh, xe bị vấp mìn, Lê Văn Vằn bị thương quá nặng đã anh dũng hy sinh.


Lê Văn Vằn đã nêu một tấm gương sáng trong đội ngũ chiến sĩ lái xe của mặt trận 579, có quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ, có tinh thần khắc phục khó khăn, sáng tạo trong công tác, sống giản dị được đơn vị yêu mến.


Lê Văn Vằn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 lần là Chiến sĩ quyết thắng, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 24 bằng và giấy khen.


Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Lê Văn Vằn được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 43 
 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:45:32 am 
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory
3. Thực hiện công tác chính sách và tổ chức lại lực lượng

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong mùa Xuân 1975, lực lượng vũ trang B2 được phát triển lên mức cao chưa từng thấy. Tính đến thời điểm tháng 4-1975, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã lên đến 277.659 cán bộ, chiến sĩ (tháng 12-1972 là 185.372 cán bộ, chiến sĩ)1 (Đề cương tỉ mỉ báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Ban Tổng kết chiến tranh B2, 1979, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, tr.7/KN). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhu cầu giải quyết công tác chính sách, hậu phương quân đội đặt ra không kém phần cấp bách. Thực hiện Chỉ thị số 223/CT-TV ngày 8-7-1975 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác thương binh và xã hội sau chiến tranh, Bộ Tư lệnh Miền ban hành Chỉ thị số 06/CT-75 yêu cầu các đơn vị vũ trang: 1. Nhanh chóng chuyển tin tức của các quân nhân tại ngũ về gia đình; 2. Khẩn trương xác định liệt sĩ, quân nhân từ trần hoặc mất tích, báo tử, an ủi động viên và giải quyết chu đáo quyền lợi gia đình, con cái liệt sĩ; 3. Phát hiện, tu sửa, giữ gìn, quy tập mộ liệt sĩ; 4. Thống kê, lập hồ sơ khen thưởng thành tích trong chiến tranh; 5. Từng bước bồi hoàn mất mát và những đóng góp của các gia đình có công trong kháng chiến2 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1975-2000), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr.90-91).


Trong điều kiện công việc hết sức bề bộn, đời sống khó khăn, các đơn vị Quân giải phóng đã tập trung thực hiện tốt chỉ thị của Bộ Tư lệnh Miền. Mỗi đơn vị đều cử 1 phó chính ủy, 1 chính trị viên phó trực tiếp phụ trách công tác chính sách. Cơ quan chính sách các cấp tổ chức tập huấn cán bộ chuyên trách, liên hệ với chính quyền địa phương để cùng phối hợp thực hiện: lập danh sách, xác minh các trường hợp mất tích, báo tử, quy tập mồ mả; giám định sức khỏe, xếp hạng thương tật, cấp sổ; khen thưởng các trường hợp tồn đọng sau chiến tranh (trong thời kỳ kháng chiến, riêng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh) gồm các loại thi đua quyết thắng và đề nghị tặng thưởng huân huy chương, danh hiệu đơn vị và cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Mặc dù nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, nhưng trong một thời gian ngắn, lực lượng vũ trang B2 đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ. Tính đến tháng 12- 1977 (khi Bộ Tư lệnh Miền giải thể), riêng Quân khu 7 đã lập danh sách, quản lý hồ sơ 68.566 liệt sĩ; quy tập về nghĩa trang, kiểm tra, đánh dấu cắm bia 23.360 mộ liệt sĩ; thống kê giám định 18.593 (trên 36 đầu đơn vị) thương binh các hạng, cấp sổ cho 6.342 người; khen thưởng hàng chục nghìn huân chương các loại, xét đề nghị tuyên dương 11 đơn vị và 21 cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân1 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1975-2000), Sđd, tr. 94-95).


Các đơn vị sắp xếp lại lực lượng và tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ phù hợp với điều kiện thời bình. Theo đó, về tổ chức quân sự theo lãnh thổ, Quân khu 6 (T6) nhập về Quân khu 5; Quân khu 8 (T2) nhập về Quân khu 9; Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh nhập về Quân khu 7. Về lực lượng chủ lực, Quân đoàn 4 được kiện toàn gồm 3 sư đoàn bộ binh (7, 9, 341) và một số đơn vị bộ binh trực thuộc, các đơn vị binh chủng. Một số đơn vị khác được điều chuyển trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc bổ sung về các quân khu. Sư đoàn bộ binh 5 chuyển về Quân khu 7. Bộ Tư lệnh Quân đoàn do Hoàng Cầm làm Tư lệnh, Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy2 (Các thành viên khác: Phó Tư lệnh là Bùi Cát Vũ, Nguyễn Huỳnh Ngân; Phó Chính ủy là Vương Thế Hiệp). Các tổ chức vũ trang nói trên khẩn trương sắp xếp lại lực lượng theo biên chế thời bình đủ các khối: thường trực sẵn sàng chiến đấu (bộ binh và binh chủng), cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần - kỹ thuật), nhà trường (quân chính, hạ sĩ quan, quân y, văn hóa, thiếu sinh quân), hậu cần, kỹ thuật (bệnh viện quân y, xưởng sửa chữa, kho trạm) và đơn vị trực thuộc khác (đối ngoại, pháp chế, tổng kết chiến tranh, trạm khách, điều dưỡng...). Đặc biệt, các quân khu đều tổ chức một lực lượng lớn làm nhiệm vụ sản xuất. Riêng Quân khu 7 có 3 đoàn kinh tế: Đoàn Phước Long (Sư đoàn 3, gồm 7 trung đoàn), Đoàn 600 (gồm 4 trung đoàn), Đoàn La Ngà (gồm 4 trung đoàn)1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Lịch sử hậu cần Quân khu 7 (1945-2000), Sđd, tr.682).


Việc sắp xếp lại tổ chức quân sự và lực lượng vũ trang đến giữa năm 1976 mới cơ bản hoàn thành. Các quân khu, quân đoàn từng bước chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiêp từ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Và ngày 7-7-1976, Bộ Tư lệnh Miền chính thức giải thể, Quân giải phóng trên chiến trường B2 hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang sau 15 năm hoạt động.


Giai đoạn 1973 - 1976, Quân giải phóng trên chiến trường B2 đã từng bước đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, giành thắng lợi to lớn, cùng quân dân cả nước thực hiện thành công cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam. Từ vấn đề khôi phục, phát triển lực lượng, hình thành các đơn vị binh chủng chuyên môn như công binh, pháo binh, vận tải, trinh sát, đặc công... đến việc xây dựng căn cứ địa, phát triển tiềm lực, vật lực quân sự, làm cho Quân giải phóng B2 ngày một lớn mạnh và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau ngày miền Nam giải phóng, tính chất cuộc cách mạng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đã hoàn toàn thay đổi, nhưng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động, tiếp quản vùng mới giải phóng, nhất là các thành phố thị xã, căn cứ quân sự, chính trị và hệ thống kho tàng dự trữ vật chất kỹ thuật của địch; truy quét tàn quân địch, trấn áp lực lượng phản cách mạng, thu dung và cải huấn sĩ quan, binh lính quân đội Sài Gòn, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng, các địa bàn chiến lược, toàn bộ khu vực biên giới, bờ biển và hải đảo; tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, tháo gỡ bom mìn và các chướng ngại quân sự, giúp đỡ nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định cuộc sống, xây dựng quan hệ sản xuất mới, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giải quyết chính sách hậu phương quân đội và sắp xếp lại tổ chức quân sự và lực lượng cho phù hợp với điều kiện thời bình. Kết quả của những hoạt động ấy đã góp phần quan trọng vào thành công của cách mạng Việt Nam trong những năm 1975-1976, đặt tiền đề để lực lượng vũ trang tiến lên con đường xây dựng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

 44 
 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:43:18 am 
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory
2. Truy quét tàn quân địch, thu hồi cơ sở vật chất của quân đội Sài Gòn

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, phần lớn sĩ quan, binh lính quân đội Sài Gòn ra trình diện, học tập và trở lại địa phương làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, vẫn còn không ít tên ngoan cố không ra trình diện, sống lẩn lút, móc nối tìm cách chống phá cách mạng bằng nhiều thủ đoạn, hoặc ngấm ngầm hoặc công khai. Riêng địa bàn Sài Gòn - Gia Định, thành phố có dân số đông nhất nước (gần 3,5 triệu người), có trên 2 vạn tên địch đang lẩn trốn và tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng. Nhiều nơi tàn quân tập hợp đến cấp đại đội, rải truyền đơn, khẩu hiệu, xuyên tạc chính sách của cách mạng, sát hại các cán bộ, tổ chức vượt biên, phá hoại tài sản công cộng. Nhiều đảng phái, tổ chức phản động vẫn tiếp tục tồn tại, lén lút hoạt động. Một bộ phận dân cư bị ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của Mỹ - ngụy, sống bất hợp tác với chính quyền cách mạng hoặc che giấu các phần tử phản động.


Triển khai Nghị quyết Hội nghị Quân ủy Miền ngày 3-5- 1975 “tiếp tục truy lùng, truy quét địch, trấn áp các lực lượng phản động để bảo vệ thành quả của cách mạng; đồng thời, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu đánh địch còn phá rối, bất luận lúc nào, ở đâu, trong phạm vi mình phụ trách để bảo vệ chính quyền, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất, quốc phòng, kỹ thuật, kho tàng... nói chung”1 (Biên bản Hội nghị thường trực Quân ủy Miền mở rộng (ngày 8-5- 1975), lưu trữ Ban Tổng kết chiến tranh B2, tài liệu số 2050/BM, tr.6-7), các đơn vị Quân giải phóng vừa kiên trì kêu gọi trình diện vừa kiên quyết truy quét các nhen nhóm tàn quân, đập tan những đảng phái phản động. Tại Quân khu 7, trong hai tháng 5 và 6-1975 lực lượng vũ trang diệt và bắt 15.094 tàn quân, 331 tên trong các tổ chức phản động, thu 32.575 súng, đưa đi học tập cải tạo ngắn hạn 31.112 binh sĩ, đưa đi học tập dài hạn 6.000 sĩ quan, nhân viên cao cấp ngụy2 (Báo cáo tổng hợp số liệu các mặt hai tháng 5 và 6-1975 của khu vực miền Đông Nam Bộ, lưu trữ Văn phòng Trung ương Đàng, tài liệu số 23). Tại Quân khu 8, tính đến 12-5-1975, lực lượng vũ trang bắt giam gần 300 tên (trong đó có 1 sĩ quan cấp tướng), thu 1.900 xe, 135.000 súng, có 218 pháo (30 đến 155mm), 136 tàu, 11 máy bay, 3 triệu lít xăng. Tại Quân khu 9. tính đến 11-5-1975, lực lượng vũ trang bắt giam 2.040 sĩ quan (trong đó có 2 sĩ quan cấp tướng), thu 231 tàu, 284 xe cơ giới các loại (có 72 thiết giáp), 176 máy bay, 68.748 súng (188 pháo), 1.391 máy vô tuyến điện, 7.880.000 lít xăng3 (Báo cáo tình hình kết quả tấn công và tiếp quản của các quân khu 7, 8, 9, lưu trữ tại Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9, tài liệu số 46/1975/TWC). Bên cạnh việc truy quét tàn quân, lực lượng vũ trang B2 còn trấn áp, phá nhiều vụ án chống phá cách mạng của các đảng phái phản động, lùng bắt các băng cướp đang hoành hành và nhiều đối tượng tệ nạn xã hội khác. Riêng tại thành phố Sài Gòn - Gia Định, từ tháng 5 đến tháng 11-1975, lực lượng vũ trang đã triệt phá 850 vụ phá hoại chính trị của 288 đối tượng, bắt giam 737 tên lưu manh trộm cướp và 2.437 đối tượng tệ nạn xã hội.


Trong lúc lực lượng vũ trang B2 đang truy quét tàn quân địch thì ở bên kia biên giới, chính quyền Khmer đỏ ở Campuchia ngày càng bộc lộ thái độ thù địch với Việt Nam. Từ ngày 3 đến ngày 10-5-1975, chúng bất ngờ tiến công Việt Nam tại nhiều điểm thuộc huyện Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên tỉnh Tây Ninh, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, giết hại và bắt đi hàng trăm dân thường vô tội. Chính sách thù địch của Khmer đỏ gây nhiều căng thẳng ở vùng biên giới, làm khó khăn thêm quá trình ổn định tình hình ở miền Nam. Các đơn vị Quân giải phóng phối hợp với lực lượng vũ trang các địa phương tổ chức chiến đấu chống hành động tiến công xâm lược của quân đội Pôn Pốt. Lực lượng vũ trang các quân khu 7, 8, 9 phối hợp với bộ đội Biên phòng, bộ đội quân chủng Hải quân đã kiên quyết chặn đánh quân địch, giải phóng hoàn toàn các đảo, đẩy địch về bên kia biên giới, giữ vững lãnh thổ và chủ quyền vùng biên giới.


Đồng thời với việc truy quét tàn quân và chiến đấu chống hành động xâm lấn biên giới, Quân giải phóng khẩn trương tiếp quản, thu hồi, bảo quản cơ sở vật chất của địch để lại. Quân đội Sài Gòn tan rã nhanh chóng, để lại một khối lượng vũ khí trang bị, cơ sở vật chất rất lớn. Thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Cục về “nhận rõ tài sản đó là do địch vơ vét mồ hôi nước mắt của nhân dân, là xương máu của nhiều cán bộ, đồng chí, đồng đội, đó là những tài sản của nhà nước”1 (Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.1084) các quân khu, quân đoàn, đơn vị, binh chủng nhanh chóng tiếp quản các căn cứ, kho tàng quân sự của địch để lại, tổ chức bảo vệ, phân loại, quản lý theo nguyên tắc ngành nào tiếp quản cơ sở ngành đó, cấp nào tiếp quản cấp đó, tiếp quản tới đâu quản lý sử dụng ngay tới đó. Quân giải phóng còn phối hợp với chính quyền cách mạng và nhân dân thu gom tất cả các loại vũ khí, đạn và mìn còn vương vãi đưa ra khỏi thành phố, thị xã. Tính đến cuối tháng 8-1975, toàn B2 đã thu hồi khoảng 27.000 tấn vũ khí, đạn dược, gồm 3.777 tấn súng, 22.128 tấn đạn, 962 tấn thuôc nổ (chưa kể khoảng 40 tấn còn tồn trong các kho lớn)2 (Báo cáo kết quả thu hồi vũ khí, phương tiện, binh khí kỹ thuật của địch (từ ngày 1-5-1975 đến ngày 30-10-1975), lưu trữ Ban Tổng kết chiến tranh B2, số MI 1736). Riêng tại thành phố Sài Gòn - Gia Định, chỉ trong 7 ngày sau ngày 30-4, Quân giải phóng đã thu gom được khoảng 10.000 tấn súng đạn, quân cụ các loại3 (Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Lịch sử hậu cần Quân khu 7 (1945-2000), Sđd, tr.655). Đến cuối năm 1975, công tác kiểm kê, phân loại, bàn giao cơ sở vật chất doanh trại, kho tàng, trang bị, vũ khí đạn dược hoàn tất. Một bộ phận được đưa vào sử dụng phục vụ cho nhiệm vụ trước mắt của lực lượng vũ trang toàn Miền, bộ phận khác được chuyển giao cho các đơn vị của Bộ đứng chân trên địa bàn.

 45 
 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:42:04 am 
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory
V. QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2 SAU NGÀY MIỀN NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

1. Tiếp quản, quân quản

Sau khi giải phóng thành phố Sài Gòn, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và hải đảo, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Miền, các đơn vị Quân giải phóng khẩn trương tiếp quản các căn cứ quân sự của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Bộ Tư lệnh Miền chuyển sở Chỉ huy về căn cứ Sóng Thần, sau đó chuyển tiếp về căn cứ Trần Hưng Đạo trong nội thành Sài Gòn (căn cứ Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa). Các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần - kỹ thuật, các đơn vị thông tin, pháo binh, phòng không, tăng - thiết giáp, công binh... thuộc Bộ Tư lệnh Miền tiếp quản các căn cứ tương ứng của quân đội Sài Gòn để lại. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 chuyển sở Chỉ huy vào căn cứ Lê Văn Duyệt (Biệt khu Thủ đô của chính quyền Sài Gòn) sau đó chuyển về căn cứ Sóng Thần ở Thủ Đức. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tiếp quản căn cứ Quân khu 3 - Quân đoàn 3 tại thành phố Biên Hòa, sau đó chuyển về căn cứ Trần Hưng Đạo. Bộ Tư lệnh Quân khu 8 tiếp quản căn cứ Đồng Tâm tại Mỹ Tho (căn cứ Sư đoàn 7 ngụy). Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tiếp quản căn cứ Quân khu 4 - Quân đoàn 4 tại thành phố Cần Thơ. Bộ Tư lệnh Sài Gòn - Gia Định tiếp quản căn cứ Biệt khu Thủ đô. Tỉnh đội các tỉnh tiếp quản căn cứ tiểu khu của địch tại từng địa phương.


Trong khi tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định và các địa phương, Quân giải phóng nhận được chỉ thị về việc chuẩn bị công tác tiếp quản các tỉnh, thành trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, đặc biệt là thành phố Sài Gòn - Gia Định. Hàng loạt cán bộ quân sự, chính trị các cấp được cử tham gia Ủy ban quân quản và chính quyền cách mạng các địa phương.


Sau khi tiếp quản các căn cứ quân sự của địch, Ủy ban quân quản các địa phương lần lượt ra mắt và bắt tay thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng lâm thời: ban bố mệnh lệnh kêu gọi tất cả đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tích cực cùng chính quyền cách mạng nhanh chóng thiết lập trật tự, duy trì các hoạt động dân sinh trở lại bình thường; kêu gọi nhân viên chính quyền cũ, các binh sĩ ngụy ra trình diện; các công nhân, viên chức cũ trở lại nhiệm sở và ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm. Các lực lượng tiếp quản đã tịch thu, quản lý toàn bộ tài liệu quân sự, chính trị, kỹ thuật, thiết bị doanh trại của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ - ngụy; các cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự của địch từ trung ương tới địa phương.


Phối hợp với Ủy ban quân quản các địa phương, Quân giải phóng mỗi sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và địa phương phụ trách một số quận, huyện, xã. Riêng Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định cử 5.500 cán bộ, chiến sĩ, tổ chức 4 đoàn, 34 đội công tác. Các đơn vị vũ trang chia nhỏ lực lượng trên khu vực hành chính được phân công, thành lập từng đội công tác thực hiện nhiệm vụ cứu trợ1 (Chí tính riêng ở miền Đông Nam Bộ, trong hai tháng 5 và 6-1975, bộ đội bớt khẩu phần án và thu gom từ các kho tàng cứu đói cho dân 661 tấn gạo, 27 tấn lúa và 475 giạ lúa, 8 triệu đồng), tổ chức đưa đồng bào chạy nạn về quê cũ sinh sông, khôi phục sản xuất1 (Các đồn điền cao su ở miền Đông Nam Bộ đến cuối tháng 6-1975 đã khôi phục hoạt động sản xuất tại 11 đồn điền cao su, cho vav vốn 53.200.000 đồng; cứu tế, cứu đói cho công nhân 450.000 đồng, 42.000kg gạo), rà phá, tháo gỡ bom mìn, vật nổ, thu dọn phế liệu chiến tranh và văn hóa phẩm độc hại, khám chữa bệnh cho nhân dân... Các đội công tác vũ trang tổ chức tuyên truyền về các chính sách của cách mạng, vạch rõ những luận điệu xuyên tạc của chế độ cũ, vận động nhân dân tham gia các hoạt động xây dựng xã hội mới. Trong năm 1975, lực lượng vũ trang B2 đã tuyên truyền phát động cho hàng triệu lượt quần chúng, phát triển hàng trăm chi đoàn, hàng nghìn đoàn viên, hàng trăm nghìn hội viên công đoàn giải phóng, nông hội thanh niên giải phóng và phụ nữ giải phóng.


Vừa thực hiện các nhiệm vụ tiếp quản, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội, ổn định đời sống nhân dân, các đơn vị Quân giải phóng còn triển khai công tác tiếp nhận trình diện và cải huấn sĩ quan, binh lính ngụy trước đây. Trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, ngoài số tướng lĩnh, nhân viên chính quyền cao cấp chạy ra nước ngoài, đại đa số vẫn còn ở lại (riêng tại miền Đông Nam Bộ đã có khoảng nửa triệu ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ). Không kể đối tượng hạ sĩ quan, binh lính không phải là ác ôn ra trình diện được học tập ngắn ngày rồi trở về địa phương, số người phải tập trung cải huấn lên đến 64.395 người (trong đó có 33 cấp tướng, 414 đại tá, 2.500 trung tá, 4.567 thiếu tá và một số cấp úy, xã trưởng)2 (Cục Hậu cần Miền: Báo cáo công tác hậu cần 9 tháng đầu năm 1975, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, tài liệu BC-214 tr.4). Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo thành lập 5 đoàn quản giáo làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức học tập, điều trị cho số sĩ quan nói trên (gồm Đoàn 500 tại các địa điểm Hóc Bà Thức, thị xã Long Khánh, Suối Râm - Đồng Nai, Trảng Lớn - Tây Ninh; Đoàn 600 tại Cát Tiên - Lâm Đồng; Đoàn 700 tại Phú Quốc; Đoàn 775 tại Tân Hiệp - thị xã Biên Hòa; Đoàn 875 tại Tây Ninh). Ngoài ra, một số liên trại được tổ chức để quản giáo các đối tượng thuộc diện tệ nạn xã hội như gái điếm, trộm cướp, xì ke ma túy1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Lịch sử hậu cần Quân khu 7 (1945-2000), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 663-664).


Tháng 2-1976, Ủy ban nhân dân cách mạng được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sau khi chuyển một số cán bộ quân sự sang cơ quan dân - chính - đảng các địa phương, các đơn vị vũ trang B2 kết thúc nhiệm vụ quân quản, chuyển sang hoạt động thường xuyên, xây dựng lực lượng, truy quét tàn quân địch, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện thời bình.

 46 
 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:41:02 am 
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory
3. Giải phóng đồng bằng sông Cửu Long

Với tinh thần tự “giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình” trước khi Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, lực lượng vũ trang ba thứ quân ở Quân khu 8, Quân khu 9 được chuẩn bị khá chu đáo về lực lượng và thế trận. Tuy nhiên, do lực lượng đối phương ít bị tổn thất trong các chiến dịch quân sự trước đó, lực lượng địch còn nguyên 3 sư đoàn chủ lực và các đơn vị biệt động quan, địa phương quân. Tư lệnh vùng 4 Nguyễn Khoa Nam hô hào binh lính “tử thủ đến cùng”.


Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Miền vẫn duyệt kế hoạch cho đồng bằng sông Cửu Long tự giải phóng, nhưng được phép tổ chức chậm hơn 2 ngày so với kế hoạch dự kiên. Do vậy, những thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh đang diễn ra ở Sài Gòn và ở miền Đông Nam Bộ lan tỏa rất nhanh và tác động tích cực đến đồng bằng sông Cửu Long.


Ngày 28-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long, binh lính ngụy ở các tỉnh hoảng loạn cực độ. Trước sự bao vây, bức hàng, bức rút của Quân giải phóng, bộ máy công quyền và quân đội ngụy ở các tinh tan rã từng mảnh.


Quân khu 8 (Trung Nam Bộ):

Tại Long An, 2 tiểu đoàn nằm trong đội hình Binh đoàn Tây Nam tiến công Sài Gòn, lực lượng còn lại thực hiện nhiệm vụ tự giải phóng. Ngày 29-4-1975, Binh đoàn Tây Nam tiến công tiểu khu Hậu Nghĩa, Hiệp Hòa, Đức Hòa; lực lượng biệt động thị xã đánh chiếm thị xã Tân An. Ngày 30-4-1975, tỉnh Long An hoàn toàn giải phóng.


Tại Kiến Tường, Quân giải phóng tiến vào thị xã, dùng loa kêu gọi Tỉnh trưởng đầu hàng. Trước sức mạnh của Quân giải phóng, ngày 1-5-1975, Tỉnh trưởng đầu hàng không điều kiện, tỉnh Kiến Tường được hoàn toàn giải phóng.


Tại Mỹ Tho, khi nghe lòi tuyên bố đầu hàng của Tổng thông Dương Văn Minh, lực lượng biệt động phát động quần chúng nổi dậy. Ngày 1-5-1975, Quân giải phóng khu tiến vào chiếm dinh Tỉnh trưởng, giải phóng thị xã. Tại căn cứ Đồng Tâm, sáng 30-4-1975, Tư lệnh Sư đoàn 7 ngụy vẫn triệu tập cuộc họp xây dựng “kế hoạch Gavel” nhằm “tử thủ đến cùng”. Tuy nhiên, khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, binh lính Sư đoàn 7 đã trôn chạy gần hêt. Ngày 30-4, du kích đã lọt vào căn cứ và đến 24 giờ, phối hợp với chủ lực Khu tiến công từ ngoài vào, binh lính trong căn cứ Đồng Tâm tan rã, một số bị bắt. Chuẩn tướng Nguyễn Văn Hai - Tư lệnh Sư đoàn 7 tự sát.


Tại Gò Công, khi lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh được phát đi trên đài phát thanh, lực lượng chính trị, binh vận tại chỗ kịp thời hành động, giải phóng thị xã lúc 13 giờ ngày 30-4. Sau đó bộ đội địa phương mới về tiếp quản. Toàn tỉnh Gò Công được giải phóng lúc 14 giờ 30 phút ngày 30-4.


Tại Bến Tre, Tỉnh trưởng Bến Tre ban đầu ra lệnh “tử thủ đến cùng”, nhưng sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, y đã bỏ lại binh lính chạy trốn. Quần chúng ở thị xã và các chi khu đã chiếm 200 đồn bót ngoại vi dọc đường giao thông, gọi hàng 2 đại đội bảo an trước khi bộ đội tỉnh vận động tới thị xã. Ngày 30-4-1975, Quân giải phóng tiến vào chiếm Tòa hành chính, tiểu khu quân sự, dinh Tỉnh trưởng. Ngày 5-5-1975, số binh lính ngoan cố còn lại (trong đó có viên Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 22 ngụy) ra hàng Quân giải phóng.


Tại Sóc Trăng, bộ đội ta đã áp sát tiểu khu quân sự. Quần chúng nổi dậy tước súng của phòng vệ dân sự, trang bị thành lực lượng vũ trang phối hợp chiến đấu với bộ đội, hướng dẫn bộ đội chiếm các mục tiêu quan trọng. Hàng vạn quần chúng trong nội ô xuống đường phục vụ chiến đấu, tham gia truy bắt tàn binh, thu vũ khí, giữ gìn trật tự trị an, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.


Tại Long Xuyên, ngày 30-4-1975, quần chúng khắp nơi nổi dậy tiến chiếm công sở, đài truyền tin, kho bạc... Ngày 1-5- 1975 Trung đoàn 101 của Quân khu Tây Nam Bộ với xe bọc thép và xe chuyển quân ồ ạt tiến vào giải phóng thị xã Long Xuyên, chiếm Đài truyền tin, phát lệnh của Quân giải phóng.


Tại Châu Đốc, ngày 1-5-1975, tiểu đoàn tỉnh và lực lượng biệt động, an ninh vũ trang tiến vào thị xã Châu Đôc, nhận bàn giao từ viên Trung tá Phó tỉnh trưởng, sau đó tổ chức mít tinh mừng thắng lợi. Một đại đội thuộc Tiểu đoàn A12 tỉnh cùng một đại đội của Trung đoàn 101 đánh quân bảo an Hòa Hảo cố thủ ở tổng hành dinh của thủ lĩnh vũ trang giáo phái Hòa Hảo Lâm Thành Nguyên. Hai tiểu đoàn Quân giải phóng của tỉnh Long Châu Tiền từ Tân Châu, Hồng Ngự tiến về vùng Hưng Nhơn, Phú An, Hiệp Xương, Long Sơn, Phú Tân... nơi đang tập hợp hơn 18.000 lính bảo an tuyên bố “tử thủ” “bảo vệ Tổ đình”, đòi lập khu đạo tự trị ở Long Xuyên, Châu Đốc. Sau nhiều ngày giải thích, Quân giải phóng đã giải tán “lực lượng thống nhất bảo an - Hòa Hảo”. Ngày 3-5, Quân giải phóng tiến vào Tổ đình Hòa Hảo, thu giữ vũ khí.


Tại Sa Đéc, Quân giải phóng sau khi làm chủ tỉnh lỵ (1-5-1975) liền tập trung toàn bộ 3 tiểu đoàn (502A, 502B và 1 tiểu đoàn mới thành lập), tăng cường 1 chi đội xe thiết giáp bánh hơi, một bộ phận giang thuyền, tàu chiến đấu nhỏ, pháo 105 ly chiến lợi phẩm vừa thu được... để chi viện cho lực lượng giải phóng huyện Chợ Mới - nơi tàn quân địch rút về tử thủ tại chùa cổ Tây An. Ngày 6-5-1975, lực lượng “quyết tử” và “tử thủ” đầu hàng. Ta bắt bọn cầm đầu, thu trên 40.000 súng, 35 tàu chiến, 1 trực thăng, 33 xe quân sự...


Quân khu 9 (Tây Nam Bộ):

Tại Cần Thơ, Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Khoa Nam hô hào “tử thủ đến cùng”, điều Quân đoàn 4 ngụy về lập công sự bảo vệ thành phố. Đêm 29-4-1975, một số" đơn vị thuộc Sư đoàn 4 Quân khu Tây Nam Bộ đánh chiếm ngoại vi thành phố. Ngày 30-4-1975, quân dân Cần Thơ nổi dậy chiếm giữ cầu Trà Nóc, uy hiếp sân bay, Đài Phát thanh và phát đi lời tuyên bố của ủy ban nhân dân cách mạng Cần Thơ. Chiều ngày 30- 4-1975, toàn bộ các đơn vị thuộc Sư đoàn 21, Sư đoàn, Trung đoàn bảo an Phong Dinh, 2 thiết đoàn và 1 chi đội xe thiết giáp đầu hàng Quân giải phóng.


Tại Sóc Trăng, ngày 30-4-1975, bộ đội đã áp sát tiểu khu quân sự. Quần chúng nổi dậy tước súng của phòng vệ dân sự tự trang bị thành lực lượng vũ trang phối hợp chiến đấu với bộ đội, hướng dẫn bộ đội chiếm các mục tiêu quan trọng. Hàng vạn quần chúng trong nội ô xuống đường phục vụ chiến đấu, tham gia truy bắt tàn binh, thu vũ khí, giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ chính quyền cách mạng. Đến 14 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, thị xã Sóc Trăng được giải phóng và đến sáng 1-5-1975, toàn tỉnh được giải phóng.


Tại Trà Vinh, lực lượng vũ trang địa phương giải phóng thị xã, gỡ được 22 đồn bót. Tiếp đó tiến công 2 cụm pháo (21 khẩu) của Sư đoàn 7 ngụy với lời thề “quyết tử giải phóng Trà Vinh!”. Ngày 30-4, quần chúng nổi dậy với băng rôn, cờ cách mạng xuất hiện khắp nơi. 10 giờ 30 ngày 30-4-1975, Ban khởi nghĩa vào chiếm dinh Tỉnh trưởng. Đến hết ngày 30-4-1975, toàn bộ hệ thống kìm kẹp hoàn toàn bị tan rã, tỉnh Trà Vinh được giải phóng.


Tại Vĩnh Long, ngày 30-4-1975, Quân giải phóng tiến công thị xã với thế mạnh áp đảo, dùng máy bộ đàm kêu gọi đầu hàng. Tuy nhiên, Đại tá Tỉnh trưởng Vĩnh Long vẫn lệnh cho binh sĩ “tử thủ”. Đến khi Vùng 4 chiến thuật thất thủ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 16 Sư đoàn 9 ngụy đầu hàng Quân giải phóng, viên đại tá Tỉnh trưởng mới đầu hàng và bàn giao chính quyền cho cách mạng. Ngày 1-5-1975, Vĩnh Long được giải phóng.


Tại Bạc Liêu, ngày 30-4-1975, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tỉnh, quần chúng nổi dậy bao vây tòa hành chánh. Tuy nhiên, Đại tá Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp vẫn hô hào binh lính “tử thủ đến người cuối cùng”. Nhưng dưới sức ép mạnh mẽ của Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh, đến 10 giờ 30, Nguyễn Ngọc Điệp buộc phải giao chính quyền cho cách mạng.


Tại Rạch Giá, ngày 30-4-1975, lực lượng vũ trang kết hợp với quần chúng nổi dậy ở thị xã, tiến công chi đội thiết giáp ở Rạch Sỏi. Tiểu đoàn 207 của tỉnh tiến công sân bay. Trước sức tấn công mạnh mẽ của Quân giải phóng, đến 20 giờ cùng ngày, Tỉnh trưởng ra lệnh cho binh lính đầu hàng. Đến 22 giờ 30 phút ngày 30-4, tỉnh Rạch Giá hoàn toàn được giải phóng.


Tại Cà Mau, đêm 29-4-1975, lược lượng vũ trang tỉnh triển khai tấn công và làm tê liệt vành đai bảo vệ thị xã. Tuy vậy, khoảng 12.000 binh lính Sài Gòn vẫn hô hào “tử thủ”. Với lực lượng vũ trang áp đảo1 (10 tiểu đoàn, riêng lực lượng tỉnh có 7 tiểu đoàn và 1 đại đội pháo 105 ly), qua máy bộ đàm, Quân giải phóng thuyêt phục viên Đại tá Tỉnh trưởng Cà Mau đầu hàng, giao chính quyền cho cách mạng. Dù thế, tên Tỉnh trưởng vẫn chỉ huy các lực lượng còn lại chống cự và sau đó lên trực thăng trốn thoát. Ngày 1-5-1975, Quân giải phóng tiến vào thị xã, tỉnh Cà Mau được giải phóng.


Tại Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu, lực lượng quần chúng từ thế bao vây tấn công đến binh vận, bức hàng từng đồn, tua nhỏ, phân chi khu, giải phóng ấp xã. Quần chúng kéo ra đông đảo, phối hợp với du kích bao vây, đuổi bắt ác ôn, kêu gọi, bức hàng. Nhiều nơi, địch đã rút chạy trước, quần chúng kéo ra chiếm, phá đồn tua.


Từ ngày 30-4 đến ngày 6-5-1975, 19/19 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều được giải phóng.

 47 
 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:39:53 am 
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory
2. Chiến đấu giải phóng các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Là địa bàn bao quanh thủ phủ Sài Gòn, làm bàn đạp cho Quân giải phóng tiếp cận Sài Gòn từ 4 hướng, do vậy nhiều vùng thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ là chiến trường chính mà Quân giải phóng phải giải quyết trước khi bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Trong đợt 1 và trong bước 1 đợt 2 của chiến dịch mùa khô 1974-1975, nhiều vùng tuyên ở các địa phương đã được giải phóng. Điển hình như tuyến lộ 14 nối liền với Tây Ninh tạo bàn đạp bao vây Sài Gòn từ hướng Bắc; Phước Long, lộ 20 - Tánh Linh - Võ Đắc - Xuân Lộc tạo bàn đạp bao vây cô lập Sài Gòn từ hướng đông; Dầu Tiếng - Bầu Đồn - Truông Mít uy hiếp lộ 22 tạo bàn đạp bao vây từ phía tây bắc; Bến cầu, Quéo Ba, tuyến Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây... tạo bàn đạp bao vây Sài Gòn từ phía tây. Hơn nữa, từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 4-1975, những chiến thắng vang đội trên địa bàn Tây Nguyên, Trị Thiên, Khu 5, Khu 6, Long An, Hậu Nghĩa, Xuân Lộc... đã tác động mạnh mẽ đến quân dân miền Đông Nam Bộ với tinh thần “quyết giành toàn thắng giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình và toàn miền Nam”1 (Nghị quyết đặc biệt của Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 15. Lưu trữ tại Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9, số 471/1975/TWC (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.505)) mà Nghị quyết 15 của Trung ương Cục đã đề ra.


Tại Tây Ninh, được sự hỗ trợ của Đoàn 232, ngày 11-3-1975, Đại đội 61 lực lượng vũ trang tỉnh cùng bộ đội địa phương tiến công yếu khu Bến cầu. Đến ngày 15-3-1975, Bến Cầu là huyện đầu tiên của Tây Ninh được giải phóng. Tiếp đó Trung đoàn 16 chủ lực Miền kết hợp với lực lượng vũ trang tỉnh (D14) và bộ đội địa phương tiến công giải phóng toàn bộ vùng nông thôn Dương Minh Châu, Tân Biên, Gò Dầu, Trảng Bàng... Ngày 29-4-1975, vây ép địch ở huyện Châu Thành và thị xã Tây Ninh. Sáng ngày 30-4-1975, tỉnh Tây Ninh hoàn toàn giải phóng.


Tại Tân Phú, từ giữa tháng 3-1975, chủ lực Quân đoàn 4 kết hợp với bộ đội tỉnh tiến công địch ở Phân chi khu Phương Lâm, Núi Tràn, cao điểm 112, làm chủ đường 20. Đến ngày 20-3-1975, toàn tỉnh Tân Phú hoàn toàn giải phóng.


Tại Long Khánh, cùng với thời điểm quân chủ lực tiến công phá vỡ tuyến phòng thủ Long Khánh, bộ đội tỉnh tiến công giải phóng Sở cao su Bình Lộc, Suối Tre... Dưới áp lực mạnh mẽ của Quân giải phóng, ngày 21-4-1975, bộ máy kìm kẹp của chính quyền Sài Gòn ở tỉnh Long Khánh hoàn toàn bị tan rã.


Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, được sự hỗ trợ của Sư đoàn 3, ngày 26-4-1975, bộ đội tỉnh Bà Rịa tiến công thị xã, đến 15 giờ ngày 27-4-1975 thị xã Bà Rịa hoàn toàn được giải phóng. Tiếp đó, bộ đội tỉnh tiến công giải phóng Xuyên Mộc, Long Đất. Riêng đảo Lý Sơn, bộ đội địa phương tiến hành giải phóng huyện đảo. Ở thành phố Vũng Tàu, ngày 30-4-1975, Quân giải phóng thực hành tiến chiếm các công sở hành chính, đến 13 giờ 30 thi hoàn thành.


Tại Thủ Dầu Một, ngày 26-4-1975, bộ đội địa phương được sự giúp sức của lực lượng Quân đoàn 1 tiến công các tuyên phòng thủ phía bắc thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 29-4-1975, bộ đội địa phương tiến công giải phóng Tân Uyên, Châu Thành, Phú Giáo, Lái Thiêu, Dĩ An, áp sát thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 30-4-1975, bộ đội địa phương đánh chiếm tiểu khu Phú Lợi, giải phóng huyện Lái Thiêu, thị xã Thủ Dầu Một, Phú Giáo, Bến Cát. Riêng việc giải phóng Dĩ An có sự can thiệp, giúp sức của lực lượng quân chủ lực thuộc Quân đoàn 4.


Tại Biên Hòa, ngày 27-4-1975, lực lượng nằm trong đội hình Quân đoàn 4 tiêu diệt yếu khu Trảng Bom, Hố Nai, sông Thao, Bàu Cá. Ngày 27-4-1975, bộ đội địa phương giải phóng huyện Thống nhất, tù chính trị phá khám Tân Hiệp. Sáng ngày 30-4-1975, Sư đoàn 6 phối hợp 1 trung đoàn của Sư 341 đánh chiếm Chỉ huy sở Quân đoàn 3 ngụy, Bộ Tư lệnh Không quân, sân bay Biên Hòa. Bộ đội địa phương tiến công giải phóng huyện Vĩnh Cửu, khu kỹ nghệ, thị xã. Đến 10 giờ ngày 30-4-1975, thành phố Biên Hòa hoàn toàn được giải phóng.

 48 
 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:38:36 am 
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory
IV. THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH, CÁC TỈNH ĐỒNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, HẢI ĐẢO

1. Chiến đấu giải phóng Sài Gòn

Từ đầu tháng 4-1975, trong khi lực lượng vũ trang tiếp tục đẩy mạnh tiến công đối phương trên chiến trường B2 thì các Quân đoàn 1, 2, 3 Quân giải phóng đang trên đường thần tốc tiến về chiến trường B2. Đến ngày 25-4-1975, các Quân đoàn 1, 2, 3 Quân giải phóng đã tiến đến các điểm tập kết, hình thành nên thê trận vây chặt Sài Gòn từ nhiều hướng.


Ngày 26-4-1975, Quân giải phóng hình thành 5 mũi tiến công trên 4 hướng nhắm vào 5 mục tiêu chủ yếu của chính quyền ngụy trong nội đô Sài Gòn, bao gồm: Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Dinh Độc Lập.


- Hướng bắc và đông bắc do Quân đoàn 1 phụ trách, tiến công mục tiêu Bộ Tổng tham mưu.

- Hướng tây bắc do Quân đoàn 3 phụ trách, tiến công mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất.

- Hướng nam và tây nam do Binh đoàn Tây Nam phụ trách, tiến công mục tiêu Biệt khu thủ đô và Tổng nha cảnh sát Sài Gòn.

- Hướng đông và đông nam do Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2 phụ trách, tiến công mục tiêu Dinh Độc Lập.


Để trực tiếp chỉ huy chiến dịch, sáng ngày 26-4-1975, bộ phận tiền phương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh chuyển đến lập sở Chỉ huy tại Căm Xe - Bến Cát.

Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu!

Từ ngày 26 đến ngày 28-4-1975

Lực lượng B2 trong đội hình Quân đoàn 4 (Sư đoàn 7, Sư đoàn 341: Sư đoàn 6, Lữ 52, 1 tiểu đoàn pháo 130 ly, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn cao xạ hỗn hợp, 1 tiểu đoàn xe tăng, Trung đoàn 113 đặc công).


Ngày 27-4-1975, Sư đoàn 341 tấn công Trảng Bom, sông Thao, Bàu Cá. Đến ngày 28-4-1975 hoàn thành các mục tiêu, làm chủ một khu vực rộng lớn từ Trảng Bom và đoạn từ Suôi Đỉa đến sát ga Long Lạc, diệt và bắt 1.600 binh lính ngụy, phá 7 pháo và 20 xe tăng. Sư đoàn 6 (Quân khu 7) tiến công yếu khu Trảng Bom, căn cứ Hố Nai, gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương nên chưa thể chiếm lĩnh các mục tiêu. Riêng Sư đoàn 7 và Lữ đoàn 52 theo sau đội hình Sư đoàn 6 đã áp sát được nam lộ 1.


Lực lượng B2 trong đội hình Binh đoàn Tây Nam (F3, F5, F9, E16, E88, E24, E271b, E117, E429 đặc công, 1D tăngT54, 1D PT 85, 1D K634, 1D pháo 130, 1E và 5D cao xạ hỗn hợp):

Ngày 27-4-1975, Sư đoàn 5 tiến chiếm cắt đứt lộ 4 đoạn từ Bến Lức đến Tân An. Sư đoàn 8 (Quân khu Cool chiếm lĩnh lộ 4 đoạn Trung Lương - Tân Hiệp. Tiểu đoàn 341 (Quân khu 8 ) kết hợp với bộ đội địa phương cắt lộ 4 đoạn từ Cai Lậy đến An Hữu. Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 (Quân khu 8 ) tiến chiếm đường số 5, mở rộng địa bàn đứng chân ở phía tây bắc Cần Giuộc áp sát Sài Gòn. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu An Ninh Lộc Giang, khống chế đối phương, bảo đảm cho Sư đoàn 9 và binh khí kỹ thuật vượt sông Vàm Cỏ Đông. Đến ngày 28-4-1975, toàn bộ lực lượng Sư đoàn 9 đã hoàn chỉnh công tác vận động vượt sông Vàm Cỏ Đông tập kết tại Bàu Công - Mỹ Hạnh (Đức Hòa). Như vậy, lực lượng Quân giải phóng B2 trong cánh quân do Binh đoàn Tây Nam phụ trách đã hoàn thành nhiệm vụ cắt đứt hoàn toàn lộ 4, kìm chế được lực lượng Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 22 ngụy, tạo điều kiện cho Sư đoàn 9 và binh khí kỹ thuật vượt sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí tập kết áp sát Sài Gòn.


Lực lượng B2 ở vùng ven:

Ngày 27-4-1975, Trung đoàn 116 đặc công (2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 19) kết hợp với Tiểu đoàn 25 đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu xa lộ Biên Hòa. Ngày 28-4-1975, Trung đoàn 113 đặc công sử dụng 2 tiểu đoàn (D23, D174) đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu Ghềnh, cầu Rạch Vát (sau đó đổi phương phản kích chiếm lại). Đoàn 316 (D81, Z23) đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu Rạch Chiếc1 (Cùng thời gian Quân đoàn 2 đánh chiếm chi khu Đức Thạnh, chi khu Long Thành, thị xã Bà Rịa và Trường huấn luyện thiết giáp. Quân đoàn 1 diệt các trận địa pháo, mỏ đoạn Bình Mỹ Bình Cơ/lộ 16; cắt lộ 22, lộ 1, gỡ một số đồn bót, chặn và chia cắt Sư đoàn 25 địch). Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu xa lộ Sài Gòn. Trung đoàn 316 kết hợp với bộ đội tỉnh Tây Ninh chốt chặn trên các tuyến đường 1, 22, kìm chế không cho lực lượng Sư đoàn 25 ngụy rút chạy từ Tây Ninh về Đồng Dù, Hóc Môn. Tiểu đoàn 40 đánh chiếm ấp Bến Gỗ; Trung đoàn 10 đặc công sử dụng 2 đại đội (C4, C32) tiến đánh đồn Phước Khánh, không chế đoạn Phước Khánh - ngã ba Đồng Tranh...; 2 đại đội (C5, C21) đột kích căn cứ Hải quân, phà Cát Lái, pháo kích Dinh Độc Lập, pháo kích Bộ Tư lệnh Hải quân. Trung đoàn đặc công 429 (D197, D23) tiến công trung tâm vô tuyến viễn thông Phú Lâm. Trung đoàn Gia Định đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất...


Sau 2 ngày tấn công (từ ngày 26 đến ngày 28-4-1975), Quân giải phóng B2 hầu như đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đưa lực lượng áp sát phía đông và phía nam, tây nam Sài Gòn. Đặc biệt, lực lượng Quân giải phóng ở vùng ven đã áp sát các mục tiêu giao thông quan trọng, chiếm lĩnh được một số cầu, không cho đổi phương co cụm về cố thủ bảo vệ Sài Gòn.


Tối ngày 28-4-1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh Tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn mặt trận. Quân giải phóng đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu then chốt ở nội đô Sài Gòn, đồng thời chỉ thị cho các quân khu trên chiến trường B2 phối hợp tiến công và nổi dậy với khẩu hiệu hành động: “Chậm trễ là có tội với lịch sử”, “thời cơ là mệnh lệnh”1 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.968).


Ngày 29-4-1975

Quân đoàn 4:

Sư đoàn 6 kết hợp với Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7) tấn công căn cứ Sư đoàn thiết giáp 18 ngụy tại ngã ba Yên Thế, sau chiếm lĩnh mục tiêu, phát triển đánh chiếm căn cứ Hố Nai, nhưng không giải quyết được mục tiêu. Sư đoàn 341 tấn công Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy, sân bay Biên Hòa nhưng đều bị đối phương ngăn chặn. Sư đoàn 7 tiến đánh Tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến và lực lượng tăng thiết giáp của Sư đoàn 18 ngụy tại phía tây Hố Nai...


Binh đoàn cánh Tây Nam:

Sư đoàn 3 đánh chiếm thị xã Hậu Nghĩa, bức rút chi khu Đức Hòa, Đức Huệ, căn cứ Trà Cú, mở thông tuyến hành lang dọc sông Vàm Cỏ Đông. Sư đoàn 9 (binh đoàn thọc sâu) và một số đơn vị binh chủng kỹ thuật xuất phát từ Mỹ Hạnh, Vĩnh Lộc tiến lên Bà Quẹo, Bà Lác, đê Đại Hàn, phía bắc Bà Hom... Sư đoàn 5, Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 (Quân khu 8 ) cắt lộ 4, chiếm lộ 5 đoạn Cần Giuộc - Chợ Lớn.


Lực lượng B2 ở vùng ven Sài Gòn:

Trung đoàn 116 đặc công tấn công Bộ Chỉ huy Tiếp vận 3 và khu xăng dầu tại nam Long Bình (D19); đánh chiếm cầu xa lộ Biên Hòa, bám trụ đánh phản kích và chờ đón binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 (D25). Tiểu đoàn 23 và Tiểu đoàn 174 đặc công (E11) đánh chiếm lại cầu Ghềnh, cầu Mới. Tiểu đoàn 9 (E113) đánh chiếm Bộ Chỉ huy Trung đoàn 15 thiết giáp, Trung tâm tiếp vận Biên Hòa. Trung đoàn 10 đặc công tiên đánh và chiếm lĩnh đoạn giao thông Phước Khánh - ngã ba sông Đông Tranh và sông Sài Gòn, đánh chiếm chi khu Nhà Bè, một bộ phận vượt biển ra giải phóng đảo Côn Sơn. Trung đoàn 115 đặc công đánh chiếm cầu Bình Phước (đầu cầu phía tây), cầu Chợ Mới, Đài Phát thanh Quán Tre. Tiểu đoàn 91 đặc công đánh chiếm phân chi khu Tân An, cầu Tân An, cầu Rạch Cát, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn 5 đặc công (E117) tấn công lực lượng Liên đoàn 8 biệt động quân. Tiểu đoàn 7b đặc công tiến đánh lực lượng địa phương quân tại Tân Tạo, cầu Bà Hom... Tiểu đoàn 9 đặc công đánh bức đồn Bình Trị Đông, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn 13 đặc công (E49) tấn công căn cứ rađa Phú Lâm. Tiểu đoàn 78 đặc công giải phóng ấp Bình Hưng, đánh chiếm căn cứ Ký Thúc Ân, cầu Nhị Thiên Đường. Đoàn 316 biệt động đánh chiếm bót Phú Thọ Hòa, bót Nguyễn Văn Cừ (D90), căn cứ Tiểu đoàn 61 pháo trại Phù Đổng, bót cầu sắt An Phú Đông (D80, Z8, Z32), cầu Rạch Chiêc (D81), lực lượng dân vệ tại Xuân Thới Thượng (Z23 và E1 Gia Định), cầu Rạch Bà, cảng Rạch Dừa tại Vũng Tàu (Z10)...


Lực lượng Thành đội Sài Gòn:

Trung đoàn 1 Gia Định tiến công bót ngã Ba Đông, cầu lớn lộ 9, cầu Tham Lương, giải phóng xã Tân Thới Nhất, Xuân Thới Thượng. Trung đoàn 2 Gia Định bức rút bót Tổng Khôn, Tân Thạnh Đông, chặn đánh lực lượng Sư đoàn 25 ngụy rút chạy về lộ 8, lộ 15. Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đánh chiếm được cầu xa lộ Sài Gòn (lần 2). Bộ đội Củ Chi kết hợp với lực lượng Quân đoàn 3 tấn công Đồng Dù, đánh chiếm chi khu Củ Chi. Bộ đội Bình Chánh, Tân Bình diệt chi khu Tân Tạo, Tân Túc, Tân Hòa... Tiểu đoàn 4 Gia Định kết hợp với Trung đoàn 115 đặc công giải phóng xã Tân Thới Hiệp, mở hành lang tiếp cận phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất cho lực lượng Quân đoàn 3 tấn công...


Ngày 30-4-1975

Quân đoàn 4:

Sư đoàn 6 phối hợp với một trung đoàn thuộc Sư 341 đánh chiếm Chỉ huy sở Quân đoàn 3, chiếm Bộ Tư lệnh Không quân, sân bay Biên Hòa. Sau khi hoàn thành các mục tiêu ở Biên Hòa, đội hình phát triển sang Thủ Đức, Tiểu đoàn 7e (F341) vượt cầu Ghềnh tiến vào đến nội thành Sài Gòn. Trung đoàn 209 (F7) tiến chiếm Chỉ huy sở Sư đoàn 18 biệt động quân, sau đó phát triển vào nội thành Sài Gòn. Sư đoàn 7 tiến công căn cứ Tam Hiệp tiếp đó vượt cầu xa lộ Biên Hòa tiến vào Sài Gòn, bộ phận đi đầu đến Dinh Độc Lập, bộ phận khác tiến công chiếm lĩnh Bộ Chỉ huy Thủy quân lục chiến, căn cứ Hải quân, Bộ Quốc phòng, cảng Bạch Đằng, Đài Phát thanh. Lữ đoàn 52 tiến vào sau đội hình Sư đoàn 7, đánh chiếm Bộ Tư lệnh biệt động quân...


Binh đoàn cánh Tây Nam:

Sư đoàn 3 sau khi giải phóng Hậu Nghĩa chuyển làm lực lượng dự bị cánh Tây Nam. Sư đoàn 5 bức hàng lực lượng Sư 22 cộng hòa và Liên đoàn 6 biệt động quân ngụy, đánh chiếm thị xã Tân An, Thủ Thừa. Trung đoàn 16 chiếm cầu An Lạc, cầu Bình Điền, phát triển vào nội thành Sài Gòn. Trung đoàn 1 (F9) sau khi chiếm lĩnh Vĩnh Lộc phát triển đến ngã tư Bảy Hiển, tiến chiếm Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô. Trung đoàn 2 (F9) phát triển hợp điểm tại Dinh Độc Lập. Trung đoàn 3 (F9) đánh chiếm chi khu Tân Tạo, trạm rađa Phú Lâm, Trường đua Phú Thọ. Trung đoàn 24 gỡ bót ngã ba Bình Hưng Đông, bót cảnh sát Quận 8, đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, chiếm Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia. Trung đoàn 88 (Quân khu 8 ) gỡ bót, tấn công phân chi khu Đa Phước, bức hàng đồn Ông Thìn, ngã ba An Phú, Nhà Bè...


Lực lượng B2 ở vùng ven:

Lực lượng đặc công biệt động sau khi đánh chiếm các trục đường, cầu giao thông quan trọng tạo điều kiện cho các cánh Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, đã tham gia tác chiến với từng cánh quân chủ lực, trực tiếp tham gia đánh chiếm các mục tiêu trong nội đô.


Trung đoàn đặc công 116 đưa đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2 phát triển theo trục xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, chiến đấu diệt cụm quân ngụy ở liên trường Thủ Đức. Tiếp đó Đội Z23 biệt động đón đội hình thọc sâu của ta vượt qua cầu Rạch Chiếc. Khi đến cầu Sài Gòn, Tiểu đoàn 4 Thủ Đức mới tái chiếm ở đầu phía đông, nên khi vượt cầu thì đụng phải ổ đề kháng của quân ngụy ở đầu cầu phía tây. Trận chiến diễn ra ác liệt, mãi đến hơn 11 giờ, đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 mới tiên được vào Dinh Độc Lập. Lực lượng biệt động vùng ven gồm Z28, Z32 của Lữ đoàn B16 biệt động cùng đội trinh sát của Lữ đoàn đặc công biệt động 316 chia làm 3 tổ xuất phát đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu, chiếm lĩnh Trung tâm Điện toán và chờ đón lực lượng chủ lực đến tiếp quản. Tiểu đoàn 80 đặc công cơ giới và một bộ phận Lữ đoàn đặc công biệt động 316 đánh chiếm căn cứ pháo binh Cổ Loa, căn cứ thiết giáp Phù Đổng ở Gò Vấp...


Lực lượng Thành đội Sài Gòn:

Đoàn 198 đặc công biệt động chiếm giữ cầu Bông, đón Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 3 tiến theo đường số 1 tấn công tiêu diệt Trung tâm huấn luyện Quang Trung, sân bay Tân Sơn Nhất. Trung đoàn Gia Định 1 tăng cường Đoàn 195 đặc công biệt động tiến công phân chi khu Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhất, đồn Nhà Tô... Trung đoàn Gia Định 2 diệt đồn Tổng Khôn, Tân Thạnh Đông, bức hàng bót Chợ, giải phóng xã Tân Thạnh Đông, chặn đánh tàn quân Sư đoàn 25 ngụy. Tiểu đoàn 4 Gia Định phối hợp với một bộ phận của Trung đoàn 115 đánh chiếm cầu Bình Phước, diệt các ổ đề kháng của quân ngụy trên xa lộ Đại Hàn...


Đến 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Quân giải phóng đánh chiếm xong 5 mục tiêu chủ yếu trong nội thành, cắm cò trèn Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc toàn thắng. Lực lượng Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 ngụy hoàn toàn tan rã, bộ máy chính quyền trung ương Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Quân giải phóng.

 49 
 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:33:17 am 
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory
Ở đồng bằng sông Cửu Long:

Trên tuyến biên giới Tây Ninh - Long An, ngày 12-3-1975, Đoàn 232 sử dụng Sư đoàn 3 và 1 trung đội thuộc Sư đoàn 5 tấn công hệ thống đồn bót trên tuyến biên giới Tây Ninh - Long An. Ngày 14-3-1975, dứt điểm hệ thống đồn bót ở Bến Cầu, Mộc Bài, An Thạnh, Tra Cao; ngày 20-3-1975 dứt điểm yếu khu Quéo Ba, mở thông hành lang dọc bờ tây sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ Tây Ninh đến Kiến Tường. Quân giải phóng đã làm rã 2 tiểu đoàn bảo an, Tiểu đoàn 83 biệt động quân, khoảng 2.300 phòng vệ dân sự, 36 đồn bót...


Trên tuyến Đồng Tháp Mưòi - Mỹ Tho, chủ lực Quân khu 8 sử dụng lực lượng Sư đoàn 8 tiến công căn cứ Ngã Sáu Mỹ Tho, giải phóng đại bộ phận lộ 20; Trung đoàn 88 bức rút đồn Bắc Cai Lậy; Tiểu đoàn 341 công binh tiến công giao thông trên lộ 12...


Trên tuyên Vĩnh Trà - Bến Tre, chủ lực Quân khu 9 sử dụng lực lượng Trung đoàn 3 và Trung đoàn 1 tấn công yếu khu Thầy Phò, đánh chặn viện và gỡ đồn bót trên lộ Vĩnh Xuân. Sau khi hoàn thành mục tiêu, Trung đoàn 3, Trung đoàn 1 phối hợp với bộ đội địa phương Vĩnh Trà tiến đánh yếu khu cầu Mới, Cái Nhum, Ba Còng, Cát Vòn... làm chủ tuyến sông Măng Thít. Trung đoàn 1 tiếp tục phối hợp với bộ đội địa phương Bến Tre bức rút đồn bót, giải phóng xã Tân Thiêng, Phú Son, Hòa Nghĩa (Chợ Lách)... Bộ đội địa phương Bến Tre diệt PCK Tân Xuân - Phưóc Tuy - Ba Tri, giải tỏa Tiểu đoàn 454, Tiểu đoàn 453 bảo an, gỡ 40 đồn bót, mở mảng ở 3 xã của huyện Ba Tri.


Trên địa bàn Hậu Giang, Sư đoàn 4 tấn công căn cứ Bà Đầm, giải phóng Thường Xuân, Kinh Xáng, Ô Môn. Trung đoàn 10 (F4) đánh thiệt hại FCK Rạch Gòn, giải phóng cánh đồng Long Thành, Nam Cái Tắc. Bộ đội địa phương Cần Thơ giải phóng cơ bản kinh xáng Xà Mo từ Kinh 14.000 lên vàm.


Bước 2 (đợt 2)

Cùng với những thắng lợi vang dội của Quân giải phóng B3 trên chiến trường Tây Nguyên, B4 trên chiến trường Trị Thiên, BI trên chiến trường Khu 5... kết quả hoạt động bước 1 trong đợt 2 mùa khô 1974-1975 của Quân giải phóng B2 đã làm cho binh lính ngụy Sài Gòn trở nên hoang mang đến cực độ, một bộ phận hoảng loại, trốn chạy... dân đến nguy cơ tự tan rã từng mảng lớn, cả trong bộ máy công quyền và lực lượng quân sự Việt Nam Cộng hòa.


Hình thái chiến trường thật sự có lợi cho Quân giải phóng, “Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự, chính tri như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam”1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.44).


Trên cơ sở nhận định trên, từ nửa cuối tháng 3-1975, Bộ Chính trị đề ra quyết tâm “Nắm vững thời cơ, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào phương hướng chủ yếu, hành động táo bạo bất ngờ, làm cho địch không dự kiến kịp và không kịp trở tay”; “quyết tâm hoàn thành giải phóng Sài Gòn và miền Nam trước mùa mưa”2 (Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, t.2, tr. 209); “thời điểm chiến lược để tiến hành tổng tiến công và nổi dậy vào sào huyệt của địch đã chín muồi”3 (Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Sđd, tr. 217).


Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền, từ cuối tháng 3-1975 đã tiến hành xây dựng phương án tiến công giải phóng Sài Gòn bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang B2 có tăng cường thêm từ 2 sư đoàn đến 1 quân đoàn của Bộ. Song để bảo đảm chắc thắng, Bộ Chính trị quyết định tập trung sử dụng 15 sư đoàn quân chủ lực. Sau khi giải phóng xong Sài Gòn nếu đồng bằng sông Cửu Long chưa giải quyết xong sẽ phát triển xuống đồng bằng để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng toàn bộ đất nước. Để thực hiện phương án này, Bộ Quốc phòng đã điều động 3 quân đoàn chủ lực và số lớn binh khí kỹ thuật từ miền Bắc, miền Trung vào tham gia chiến dịch1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kỉnh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2 -1979, tr.59, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Ngày 29-3-1975, Thường vụ Trung ương Cục ra Nghị quyết 15, chỉ đạo quân dân trên chiến trường B2 “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà...”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.503-504, 504-505). “Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tập trung cao nhất mọi sức mạnh tinh thần và lực lượng của mình, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp ba mũi giáp công, ba thứ quân, ba vùng, vùng lên tổng công kích tổng khởi nghĩa nhanh chóng đánh sập toàn bộ ngụy quân ngụy quyền, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân với khí thế tấn công quyết liệt, thần tốc, táo bạo và quyết giành toàn thắng, giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình, toàn miền Nam”3 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.503-504, 504-505).


Trên địa bàn B2, Quân giải phóng bước vào chiến dịch nhằm phá thế phòng thủ, chia cắt lực lượng đối phương, tạo thế trận có lợi cho trận quyết chiến chiến lược cho chiến dịch.


Trên địa bàn Quân khu 6 và Quân khu miền Đông:

Trong bước 1 Đợt II, sau khi hoàn thành các mục tiêu trên hướng Lâm Đồng - Di Linh - Đà Lạt, một bộ phận Trung đoàn 812 (Quân khu 6) phát triển về Ninh Thuận, Bình Thuận, phối hợp với lực lượng Quân đoàn 2 của Bộ đánh chiếm Phan Rang (từ ngày 14 đến ngày 16-4-1975), Phan Thiết (ngày 19- 4-1975), Bình Tuy (ngày 22-4-1975)... giải phóng hoàn toàn Khu 6.


Ở Mặt trận Xuân Lộc, do lực lượng chủ lực Quân đoàn 41 (Quân đoàn 4 (thiếu) phụ trách hướng đông - đông nam, bao gồm lực lượng Quân đoàn 4 được tăng cường thêm Sư đoàn 6 (Quân khu 7), Lữ 52 (Quân khu 5), 1 tiểu đoàn pháo 130 ly, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn pháo cao xạ hỗn hợp, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn đặc công (E113) cùng lực lượng bộ đội địa phương các tỉnh miền Đông. Quân đoàn 4 có nhiệm vụ thực hành chia cắt, bao vây tiêu diệt F18 địch, giải phóng Xuân Lộc, phát triển về Biên Hòa (bao gồm cả Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 địch và sân bay), một bộ phận phát triển xuống đánh thẳng vào Vũng Tàu, cắt đứt lộ 15 và sông Lòng Tàu, đưa pháo bắn vào các mục tiêu quân sự trong Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập, căn cứ Hải quân, Bộ Quốc phòng, Đài Phát thanh... Thời gian nổ súng là đêm 9-4-1975) được bổ sung thêm Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 thiêu (Quân khu 7), Trung đoàn 5 (Quân khu 5) phụ trách. Sáng 9-4-1975, Sư đoàn 1 tiến công thị xã Xuân Lộc, đánh chiếm bến xe, ấp Trần Hưng Đạo, hậu cứ Chiến đoàn 52, đồi Móng Ngựa... Sư đoàn 6 (Quân khu 7) và Trung đoàn 95E bố trí đánh chặn viện, chia cắt phía tây Xuân Lộc, giải phóng Túc Trưng, Kiệm Tân, Dầu Giây...


Sau 5 ngày chiến đấu, Quân giải phóng không thể dứt điểm được các mục tiêu đã định; thế trận trở nên giằng co, gây thương vong lớn. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của trên, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 thay đổi cách đánh: “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”.


Từ ngày 15-4-1975, Quân đoàn 4 chuyển hướng, đánh chiếm ngã ba Dầu Giây, Núi Thị, uy hiếp Trảng Bom (Sở Chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy), chế áp sân bay Biên Hòa... Bên cạnh đó, tuyến phòng thủ từ xa Phan Rang lần lượt bị thất thủ đã đặt Xuân Lộc vào thế bị Quân giải phóng bao vây bốn mặt. Trước tình thế nguy cấp đó, ngày 18-4-1975, Chuẩn tướng Lê Minh Đảo cấp báo với Bộ Tư lệnh Quân đoàn xin bỏ Xuân Lộc rút về phòng thủ Biên Hòa1 (Tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh, với tư tưởng giữ tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh bằng mọi giá, Tổng thống Thiệu đã bố trí toàn bộ Sư đoàn 18 tại đây và cử Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Lê Minh Đảo chia sư đoàn làm 3 chiến đoàn: Chiến đoàn 43 và 2 tiểu đoàn địa phương giữ Xuân Lộc (tỉnh lỵ Long Khánh). Ban chỉ huy đóng tại hậu cứ Chiến đoàn 43 ở thị xã; Tiểu đoàn 2 ở Núi Thị; Tiểu đoàn 1 và 3 bảo vệ hướng đông, đông bắc thị xã; Đại đội 83 biệt động ở đông nam thị xã; Chi đoàn 1/5 chiến xa M41, Chi đoàn 3/5 M13, Đại đội trinh sát 48 và Bộ Chỉ huy Thiết đoàn 5 đóng trong thị xã; Đại đội trinh sát 18, một đại đội của Tiểu đoàn 2 đóng quanh nhà riêng của Tư lệnh - là Sở Chỉ huy nhẹ của Sư đoàn; phân tán từng trung đội đóng ở các nhà cao tầng xung quanh Bộ Tư lệnh; 2 tiểu đoàn địa phương quân được giao nhiệm vụ bảo vệ sân bay và đường sắt.


Chiến đoàn 52 phòng thủ Tân Kiên và đoạn đường 1 từ núi Trân đến Sóc Lù (Chi khu Tân Kiên và đoạn quốc lộ 20) là chiến đoàn còn có nhiệm vụ làm lực lượng ứng viện cho thị xã khi cần thiết. Ban Chỉ huy Chiến đoàn 52 đóng ở nam chi khu; Tiểu đoàn 1 Núi Đét; Tiểu đoàn 2 tại khu; Tiểu đoàn 3 đồi Móng Ngựa (nam chi khu); Chi đoàn 3/5 hợp lại thành đại đội trinh sát làm lực lượng ứng trực cho Chiến đoàn; Đại đội 43 trinh sát, Đại hội 30 địa phương ở Núi La; một toán viễn thám và 2 trung đội địa phương đóng ở Sóc Lù. Chiến đoàn 48 kết hợp với Quân đoàn 3 do tướng Toàn chỉ huy giải tỏa quốc lộ 1, tái chiếm núi Chứa Chan, sau đó về đóng cứ tại vùng ven thị xã nhằm tãng cường lực lượng bảo vệ Xuân Lộc. Cùng thời gian trên, tướng Toàn phát hiện được Quân giải phóng đang di chuyển về hướng Long Khánh, phán đoán Quân giải phóng sẽ đánh Long Khánh nên đã quyết định hoàn trả Chiến đoàn 48 cho Sư đoàn 18, đồng thời điều toàn bộ Lữ đoàn 3 thiết giáp đến tăng cường cho hướng Xuân Lộc. Ban Chỉ huy Chiến đoàn 48 đóng trong rừng cao su phía đông chi khu; Tiểu đoàn 1 ở cùng với Bộ Chỉ huy Chiến đoàn; Tiểu đoàn 3 đóng ở suối Cát). Ngày 21-4-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn y ý kiến của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, ra lệnh rút bỏ Xuân Lộc. Thực ra trong đêm 20-4-1975, lực lượng Sư đoàn 18 ở Xuân Lộc đã rút về Long Bình, Biên Hòa, Bà Rịa.


Sau khi rút bỏ Xuân Lộc, các sư đoàn quân ngụy ở miền Đông Nam Bộ bị chia cắt, “Sư đoàn 25 Sài Gòn bị kềm chân ở Tây Ninh không thoát ra được; Sư đoàn 5 Sài Gòn bị kìm chân ở hướng Bình Long, không di chuyển về Bình Dương được; Sư đoàn 22 Sài Gòn bị đánh thiệt hại nặng ở Long An, không bảo đảm giữ được phía nam Sài Gòn”1 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sdd, t.II, tr.950). “Phòng tuyến ngoài Sài Gòn đã vụn như vỏ củ hành”2 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sdd, t.II, tr.950). “Cánh cửa thép” phía đông Sài Gòn đã mở”3 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sdd, t.II, tr.950).


Trên địa bàn Quân khu Sài Gòn - Gia Định:

Binh đoàn Tây Nam được lệnh từ bỏ mục tiêu Mộc Hóa (Kiến Tường), sử dụng Sư đoàn 5 và Sư đoàn 3 (1E) thọc sâu xuống lộ 4 (Long An), tấn công Tân An, gỡ đồn bót tạo hành lang nối thông xuống bắc lộ 4. Sư đoàn 3 (thiếu) và Sư đoàn 9 tập kết tại tây Vàm Cỏ Đông, sử dụng Trung đoàn 205 mở khu an ninh Lộc Giang...


Từ đầu tháng 4-1975, lực lượng Thành đội tập kích sân bay Biên Hòa, trường huấn luyện Nước Trong, căn cứ Hốc Bà Thức, kho bom Bình Ý, trạm rađa Phú Lâm..., triển khai lực lượng ở vùng ven, áp sát các mục tiêu được phân công theo kế hoạch chiến dịch.


Trên địa bàn Quân khu 8:

Ngày 15-4-1975, Sư đoàn 8 chuyển hoạt động xuống lộ 4, mở hành lang nam Long An. Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 kết hợp với 2 tiểu đoàn Long An gỡ 45 đồn bót, giải phóng 12 xã thuộc các huyện Châu Thành, Cần Đước, Tân Trụ... mở rộng bàn đạp tấn công từ hướng nam lên Sài Gòn.


Trên địa bàn Quân khu 9:

Sư đoàn 4 mở vùng Chương Thiện, Cần Thơ, khống chế sân bay Trà Nóc, áp sát các mục tiêu thị xã Cần Thơ.

Kết quả, từ ngày 21-2-1975 đến ngày 20-4-1975, Quân giải phóng B2 đã loại khỏi chiến đấu 37.591 tên; diệt 1 chiến đoàn, 3 chi đoàn, 2 chi đội, 27 tiểu đoàn, 2 đoàn bình định và 827 đồn bót các loại; thu 27.953 súng các loại, 911 VTĐ, 100 xe (28 tăng). Giải phóng 3 tỉnh, 3 huyện, 50 xã1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chỏng Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trường Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.68, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).

 50 
 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:31:04 am 
Tác giả vnmilitaryhistory - Bài mới nhất gửi bởi vnmilitaryhistory
b) Đợt 2 mùa khô 1974-1975

Theo dự kiến, đợt 2 mùa khô năm 1974-1975 được thực hiện từ đầu tháng 3-1975 đến tháng 6-1975. Tuy nhiên, trên thực tế Đợt 2 mùa khô 1974-1975 hình thành nên 2 bước: Bước 1 từ đầu tháng 3-1975 đến ngày 9-4-1975; Bước 2 từ ngày 10- 4-1975 đến ngày 25-4-1975 (bước này có thể coi là giai đoạn chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh) và tiếp theo là Chiến dịch Hồ Chí Minh.


Bước 1 (đợt 2)

Ngay từ tháng 1-1975, Bộ Chính trị họp và nhận định: Thế và lực cách mạng đã lớn mạnh hơn hẳn lên, ta đang ở thế chủ động tấn công, lại có vùng giải phóng rộng lớn liên hoàn vùng núi, thế chiến lược của ta rất vững chắc và ngày càng mạnh ở nông thôn...1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 02 năm 1979, tr.44, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7). Từ nhận định đó, Bộ Chính trị chủ trương “chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích và tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã ngụy, đánh đổ ngụy quyền... giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam Việt Nam”2 (Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, t.II, tr. 184-185).


Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị là cách mạng miền Nam sẽ giành thắng lợi quyết định trong 2 năm (1975-1976), đồng thời dự kiến: nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì phải nhanh chóng nắm lấy thời cơ, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam ngay trong năm 19751 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.44, 45, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo lực lượng vũ trang trên chiến trường B2 quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đã hoạch định ngay trong mùa khô năm 1975.


Ở miền Đông và Khu 6:

Trên hướng Dầu Tiếng, Tây Ninh, lộ 13, đêm 10 rạng sáng 11-3-1975, Quân đoàn 4 sử dụng một bộ phận Sư đoàn 9, Trung đoàn 16, 1 đại đội pháo 130 ly và 1 tiểu đoàn tăng T54 kết hợp với bộ đội địa phương Tây Ninh, Bình Phước mở chiến dịch tấn công chi khu Dầu Tiếng, căn cứ Suối Ông Hùng, cầu Khởi, lộ 13 (Tây Ninh)... Đến ngày 17-3-1975, tất cả các mục tiêu đều được giải quyết. Quân giải phóng diệt 3.089 lính ngụy, thu 1.063 súng, phá 61 xe, 3 xe M41, 6 pháo, 155 máy thông tin...


Trên hướng An Lộc - Chơn Thành, ngày 20-3-1975, Quân đoàn 4 sử dụng một bộ phận Sư đoàn 9, Trung đoàn 341 kết hợp với bộ đội địa phương Bình Phước tấn công giải phóng An Lộc, Chơn Thành, diệt trên 2.000 lính ngụy.


Trên hướng Định Quán - lộ 20, Quân đoàn 4 sử dụng Trung đoàn 14 (Sư đoàn 7) tấn công chi khu Định Quán; Trung đoàn 290 (Sư đoàn 7) tấn công cầu La Ngà; một tiểu đoàn của Trung đoàn 4 (Sư đoàn 7) tấn công yếu khu Đạ Hoai, Phương Lâm. Phục vụ mặt trận Định Quán - lộ 20, ngoài lực lượng Sư đoàn 7 còn có lực lượng của Sư đoàn 341. Tuy nhiên, Sư đoàn 341 chỉ làm lực lượng dự bị, sẵn sàng cơ động đánh chặn Sư đoàn 18 ngụy có thể từ Túc Trưng - Long Khánh kéo lên. Kết quả trên hướng Định Quán - lộ 20, Quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến 200 lính ngụy, bắt 145 tên, thu 364 súng các loại, 54 máy thông tin1 (Lực lượng đối phương trên tuyến lộ 20 từ Túc Trưng - Đạ Hoai gồm có 1 tiểu đoàn chủ lực, 11 đại đội bảo an. Ngoài ra còn có lực lượng Sư đoàn 18 đóng tại Long Khánh, Chiến đoàn 318 tại Trảng Bom, Liên đoàn 9 biệt động quân đóng tại Long Bình).


Trên hướng Lâm Đồng - Di Linh - Đà Lạt, Quân đoàn 4 sử dụng lực lượng Sư đoàn 7 tấn công thị xã Lâm Đồng; một bộ phận kết hợp với quân chủ lực Khu 6 (E812) tấn công giải phóng Di Linh; một bộ phận phát triển về Đà Lạt. Kết quả, trên hướng Lâm Đồng - Di Linh - Đà Lạt, Quân giải phóng đã đánh tan 4 tiểu đoàn dân vệ và 2 tiểu đoàn biệt động quân.


Trên hướng Bình Tuy - Long Khánh, ngày 16-3-1975, lực lượng Sư đoàn 6 của Quân khu 7 phối hợp lực lượng bộ đội địa phương tiến công giải phóng khu vực lộ 3, đoạn từ Hoài Đức đến Gia Ray, ngã ba ông Đồn, Đồi 52 (Long Khánh), Suối Cát, căn cứ 3 lộ 1, căn cứ 4 lộ 1 Long Khánh, căn cứ 10 lộ 1 Bình Tuy... Kết quả, trên hướng Bình Tuy - Long Khánh, Quân giải phóng đã đánh tan Chiến đoàn 48, Chiến đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 tại Long Khánh, 2 tiểu đoàn thuộc Chiến đoàn 43 tại Núi Thị, 1 tiểu đoàn thuộc Chiến đoàn 43 tại Võ Đắc ngoài ra còn có Tiểu đoàn 344 Bình Tuy tại Trà Tân...


Trên vành đai vùng ven Sài Gòn, ngày 20-3-1975, Trung đoàn Gia Định 1 kết hợp với lực lượng bộ đội địa phương Củ Chi tấn công đoàn xe GMC chở đạn (51 xe GMC và 2 xe hộ tống) trên tuyến Hóc Môn - Củ Chi. Lực lượng đặc công biệt động tham gia đội hình Sư đoàn 2 đặc công triển khai xuống hướng tây nam, pháo kích sân bay Biên Hòa, Đồng Dù, kho xăng Vũng Bèo...

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »
Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM