
Tốc độ phát triển công nghiệp ở Mỹ rất chậm. Riêng về ngành công nghiệp chế tạo thiết bị lại càng chạm hơn. Nếu lấy chỉ số phát triển năm 1967 là 100 thì đến giữa năm 1972 chỉ số này chỉ tăng lên đến 106,2 (theo Tạp chí Survey of Current business, tháng 11-1972).
Theo thống kê tháng 3 năm 1974, sản xuất công nghiệp của Mỹ giảm nhiều nhất là sắt thép và hàng tiêu dùng.
Trong quý I năm 1974, khối lượng hàng bán lẻ giảm 8%. Nhiều công ty kỹ nghệ lớn của Mỹ đã phải đóng cửa vì thiếu hắn nguyên liệu và nhiên liệu. Các công ty sản xuất xe hơi lớn của Mỹ cũng đã phải đóng cửa hàng loạt các công xưởng. Theo tin tức của tuần báo Mỹ "Tin Mỹ và thế giới", công ty "Giê-nê-rôn Mô-to" đã ra lệnh đóng cửa suốt một tuần lễ 16 công xưởng sản xuất xe hơi. Công ty sản xuất xe hơi Crai-xlơ có 6 xưởng lắp ráp thì đóng cửa 5 xưởng, làm cho 6 vạn công nhân mất việc. Tình hình này nói chung làm cho hàng trăm ngàn công nhân sản xuất xe hơi phải lâm vào cảnh thát nghiệp, lôi kéo theo một cuộc sống bi đát cho hàng chục ngàn gia đình Mỹ.
Các hãng hàng không Mỹ cũng thải hàng ngàn phi công và nhân viên. Công ty hàng không lớn nhất của Mỹ, hãng U.A.L đã thải một lúc hơn 1.000 phi công và nữ chiêu đãi viên. Nhiều công ty hàng không khác như các hãng A.A.L, E.A.L và P.A.L cũng cùng lâm vào một cảnh như thế.
Đến lượt các công ty sản xuất máy bay cũng đang đóng cửa các công xưởng của họ, khiến cho hàng vạn công nhân sản xuãt máy bay mất việc làm. Công ty sản xuất máy bay Xe-xna thuộc bang Kan-xát, trong tháng 12 năm 1973 đã phải cho nghỉ việc 3.000 công nhân trong số 11.000 công nhân của công ty này. Nghiệp đoàn công nhân sản xuất máy bay Mỹ ước lượng rằng trên toàn nước Mỹ sẽ có đến khoảng 40.000 đoàn viên của họ lâm vào cảnh thất nghiệp trong thời gian gần đây.
Ngành xây dựng là một ngành cũng khá phát triển ở Mỹ, hiện nay đang lâm vào cảnh trì trệ. Hàng chục ngàn công nhân xây dựng đang không có việc làm vì ngành này đã giảm số công việc xuống đến hơn 20%. Ngành kỹ nghệ dệt đang lo ngại về thiếu hơi thiên nhiên; và như vậy thì việc chế hấp các loại tơ sợi hóa học sẽ gặp khủng hoảng.
Tại miền Nam nước Mỹ, các đoàn tàu đánh cá không nhổ neo được vì thiếu nhiên liệu chạy máy. Dọc theo bờ biển phía đông nước Mỹ, nhiều hãng lọc dầu đã phải cho máy nghỉ hoạt động vì thiếu dầu thô để lọc.
Các nông dân ở miền Tây - Nam nước Mỹ không mua được dầu để chạy máy cày của họ. Họ đã phải gửi một đơn thỉnh cầu có tính chất như một tối hậu thư cho chính phủ Mỹ đòi cung cấp dầu. Họ nêu lên rằng: "Nếu không thì mức sản xuất nông phẩm của Mỹ sẽ suy sụp thêm nữa".
Chính Rôc-phen-lơ, phó tổng thống Mỹ hiện nay đã phải nhìn nhận một phần sự thật: "Chúng ta đang tiến đến một giai đoạn của nhiều sự khan hiếm, thiếu hụt, và chúng ta đành phải chấp nhận sống trong một tình trạng như vậy vì không có một giải pháp nào khác hơn nữa cả!".
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã giáng một đòn nặng nế vào nền kinh tế Mỹ. Sự suy yếu về kinh tế là một hậu quả tai hại tác động mạnh mẽ đến địa vị của nước Mỹ trên thế giới nói chung và ngay cả trên thế giới tư bản nói riêng. Đế quốc Mỹ dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để khống chế các nước khác. Đế quốc Mỹ không hề có ai là bạn bè chân tình cả. Mối quan hệ của Mỹ với các nước khác là quan hệ dựa trên cơ sở kinh tế. Quan hệ của họ với các nước khác là quan hệ giữa khống chế và bị khống chế, quan hệ giữa buôn bán và cạnh tranh. Tất cả mọi quan hệ, mọi lẽ sống của họ đều xuất phát từ đồng tiển. Họ không có sức mạnh về chính trị, vì chính trị của họ là chính trị phi nghĩa.
Sự suy yếu về kinh tế là một điều nghiêm trọng cho nước Mỹ. Vì sức mạnh chủ yếu của nước Mỹ là sức mạnh về kinh tế, sức mạnh cơ bản của một quốc gia. Dĩ nhiên bất cứ nước nào cũng cần có sức mạnh về kinh tế, cơ sở cho các sức mạnh khác. Song, các quốc gia tiến bộ, ngoài sức mạnh về kinh tế còn có sức mạnh về chính trị và tinh thần, dựa trên cơ sở một nền chính trị tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử xã hội. Các quốc gia đó có sự đoàn kết nhất trí trong nhân dân về chính trị và tinh thần, đồng thời lại có sự đoàn kết, nhất trí với nhân dân tiến bộ trên thế giới. Do đó mà họ có một sức mạnh tổng hợp lớn.
Đế quốc Mỹ chỉ có một sức mạnh về kinh tế, song sức mạnh kinh tế đó lại bị đơn độc chẳng những không được sự hỗ trợ của các nước đồng minh mà còn bị đồng minh chèn ép. Vì vậy sức mạnh của đế quốc Mỹ là một sức mạnh bị hạn chế.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chứng minh điều đó. Cuộc chiến tranh Trung Đông tháng 10 năm 1973 lại chứng minh thêm khi các nước Ả-rập sử dụng "vũ khí dầu lửa" của họ và buộc đế quốc Mỹ phải tạm thời lùi bước.
Suy yếu về kinh tế là một điều nghiêm trọng cho nước Mỹ vì nó gây ra các mặt suy yếu, rối loạn khác về chính trị, quân sự, xã hội, tâm lý ở ngay trong nước Mỹ và làm suy yếu địa vị các mặt của Mỹ ở trên thế giới. Điều còn nghiêm trọng hơn cho Mỹ là các nước tư bản đàn em của Mỹ thường bị Mỹ khống chế lại mạnh lên và đang đuổi sát Mỹ về kinh tế. Trong khi vết thương kinh tế của Mỹ chưa lành thì các ông bạn cạnh tranh của Mỹ vẫn đang cố vươn lên.
Thế lực kinh tế của Mỹ trước kia đứng ở thế bao vây các thế lực kinh tế thế giới. Ngày nay thế lực kinh tế của Mỹ lại ở vào thế bị thế lực kinh tế thế giới bao vây lại. Ba thế lực kinh tế đang đấu tranh và đánh mạnh vào thế lực kinh tế của Mỹ là: kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản, và kinh tế các nước đang phát triển.
Lực lượng kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế toàn dân. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có sức động viên sự tự giác và tích cực sản xuất của nhân dân. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế có chỉ đạo, có kế hoạch và cân đối. Nền kinh tế đó không có suy thoái.
Liên Xô đã đuổi kịp Mỹ về sản xuất sắt thép và cũng đuổi kịp Mỹ về trình độ khoa học kỹ thuật. Các nước xã hội chủ nghĩa có những nguồn tài nguyên phong phú.
Trong 10 năm, từ 1958 đến 1967, sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 121% trong khi đó Mỹ chỉ tăng có 69%.
Hiện nay Liên Xô đã đuổi kịp và vượt Mỹ về sản xuất thép: Liên Xô đã sản xuất 136 triệu tấn/năm còn Mỹ là 113 triệu tấn/năm.
Tốc độ tăng hàng năm của nền công nghiệp Liên Xô là 6% đến 8% còn Mỹ chỉ tăng hàng năm từ 5% đến 6%. Trong 4 tháng đầu năm 1974, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1974, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng 8,7% so với cùng thời kỳ này trong năm 1973.
Sức mạnh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang phát triển sang châu Mỹ la-tinh. Tháng 5 năm 1974, Bộ trưởng thương mại Ác-hen-ti-na đã sang thăm và ký một số hợp đồng kinh tế với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Bá quyền kinh tế của Mỹ đã bị phá một lỗ hổng. Bên cạnh Liên Xô đã đứng ngang hàng với Mỹ về nền công nghiệp và nền khoa học kỹ thuật hiện đại, Trung Quốc cũng đang đuổi sát các nước công nghiệp tiên tiến. Sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc đã được chúng minh ở kết quả của sự thành công bước đầu về kỹ thuật tên lửa, hạt nhân vả vệ tinh nhân tạo.