Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:12:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242937 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #260 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:48:25 pm »

Kính chào bác Svailo
Tôi đã ghi âm được cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Mai, ngươi hộ tống Thiếu tướng Kim Tuấn nhưng do máy bị lỗi không lấy ra được. Một bạn khác của chúng tôi có quay lại cuộc nói chuyện đó bằng điện thoại song từ bữa chia tay đến nay bạn tôi đi công tác xa chưa găp được. Vẫn biết mình thất lễ.Mong bác thông cảm.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:54:45 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #261 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:37:42 pm »

Kính chào bác Svailo
   Tôi đã ghi âm được cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Mai, ngươi hộ tống Thiếu tướng Kim Tuấn   nhưng do máy bị lỗi không lấy ra được. Một bạn khác của chúng tôi có quay lại cuộc nói chuyện đó bằng điện thoại song từ bữa chia tay đến nay bạn tôi đi công tác xa chưa găp được. Vẫn biết mình thất lễ.Mong bác thông cảm.

  ******88
    Vâng ! Kính chào bác Vanphothotu  .
  Thật tuyệt vời   với những thông tin RẤT  HOT đó của  bác .
 Trong lúc đang chờ  Video Clip   để post nguyên văn , xin bác cho ngay 1 bài " tóm lược cơ bản " như 1 lời mở đầu , dẫn chuyện trước đi ạ !
   Một TL Quân đoàn xông xáo , quyết đoán , nhạy bén và dám chịu trách nhiệm như vây ... thật vô cùng đáng tiếc  !
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #262 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 07:47:01 pm »

                                    Hành quân về đường 3

Thời gian năm tháng đã lùi xa, tôi không thể nhớ rõ sư đoàn bộ 320 ở cầu sắt thêm 1hay hai ngày nữa chỉ biết gần sáng chúng tôi lên xe ô tô hành quân cùng sư đoàn bộ.Đến bến phà congphongcham tất cả xuống xe để lên phà. Kho thóc nơi chúng tôi đặt đài quan sát vẫn cháy, khói vẫn nồng nặc nghe đâu kho này cháy mấy tháng liền sau đó không ai dập.Trời vẫn chưa sáng, sóng nước Mê công mênh mông vẫn âm thầm chảy đưa đoàn quân giải phóng sang sông.Tôi lấy tay vục nước cho đỡ tỉnh ngủ chợt nhớ hình ảnh trận chiến vượt sông cách đây 2 ngày có bao chiến sỹ đã nghã xuống làm dòng sông phải thay màu ,đỏ ngầu sôi sục.Phà cập bến, mọi người hối hả lên xe ,con đường bị pháo ta băm dập tạo nên  những ổ gà làm xe lắc lư.Hàng phượng chạy theo con đường vào TP đây rồi. khi đặt đài quan sát chúng tôi vẫn thấy TP này rất nhiều cây phượng .Tôi rất tiếc do trời chưa sáng nên không nhìn thấy được vẻ đẹp của thành phố cổ kính này chỉ biết đây là cố đô có từ thời xa xưa và được pháp xây dựng lại vào hồi đầu thế kỷ.Tạm biệt TP congphongcham, tạm biệt bến phà và dòng sông không bao giờ quên trong ký ức, đoàn xe lại hối hả tiến về hướng có tiếng súng nổ.
   Đi qua ngã ba sê cun đ/c đại đội trưởng ngồi cạnh nói nơi này đã xảy ra giao tranh giữ dội giữa Miên và F10(hồi bên đó chúng tôi gọi địch là Miên chứ không gọi Pốt như các đ/v khác ).Đại đội trưởng của tôi khá đẹp trai người Quảng xương Thanh hóa rất hay làm thơ, có bài thơ nào mới ra đời là cho tôi đọc ngay.Tôi rất ấn tượng về đ/c đại đội trưởng trẻ trung mới tốt ngiệp khóa ts trường sỹ quan lục quân 1 này do bởi sự gan dạ thông minh và táo bạo trong nhiều lần cùng đi bám địch hay luồn sâu  cùng anh. Ví dụ khi cắt đường đụng chốt địch thì cứ lùi lại chỉ cần đủ vòng qua chốt thì tiếp tục góc phương vị cũ mà đi bởi thực tế một chốt chỉ quan sát và giữ được trong một khoảng nhất định nếu vòng rộng quá thì sẽ gặp chốt khác.Do có nhiều quyết định chính xác nên anh em trong đ/v thích cùng đi  với đại đội trưởng hơn các đ/c cán bộ đại đội khác.Hồi mùa mưa ở cao điểm 200 tôi thường tìm cách mắc võng gần anh để được nói chuyện và được nghe đài vào buổi đêm.Ngồi trên xe anh kể chuyện người yêu tên là Lan quê ở Quỳnh lưu nghệ an đang học năm thứ 3 khoa sử đại học tổng hợp. Mối tình này  đang gặp khó khăn do bố người yêu chưa đồng tình. Cặp này lấy nhau là một thiên tình sử nếu có dịp tôi sẽ kể các đồng đội nghe.
   Mãi đến trưa chúng tôi mới đến bến phà phrech đam đây là điểm cuối cùng của đường7. Dòng sông này trên bản đồ gi là tong le sap hình như chảy từ biển hồ xuống rồi chạy dọc đường 5 về Nongpenh.Chúng tôi xuống xe dừng khá lâu bởi vượt sông bằng phà tự hành bánh xích gsp của Liên xô chỉ chở được từng chiếc ô tô một cùng khoảng 25-30 người. Xe tăng của sư đoàn (lữ 273 tăng cường ) có khoảng chục chiếc tự bơi sang sông chỉ thấy trồi ụ pháo, tôi nhớ có người nói đây là xe tăng đời mới của Nga pt76 hay pt85 gì đó.Quãng sông này rộng chừng 400m nước chảy không xiết như sông Mê công đoạn chảy qua TPcông phông cham.Nhìn cảnh sư đoàn vượt sông hôm đó tôi lại nhớ trận vượt sông hôm 6/1 ở công pongcham,lần đó bi hùng bao nhiêu thì lần này hoàng tráng bấy nhiêu.Trong quá trình hành quân hàng trăm km và chờ ở bến phà chúng tôi tuyệt nhiên không thấy người dân nào,có lẽ họ đi lánh nạn chưa về.
  Trong lúc chờ đợi sang sông chúng tôi tìm nơi bóng mát nhai lương khô.Ở đây có một hình ảnh tôi không bao giờ quên đó là giữa “rừng” bộ đội đang chờ sang sông có một cô gái rất đẹp, da trắng má ửng hồng có lẽ do hôm ấy trời rất nắng đứng ở dưới bóng cây bàng ven sông(con gái k đa phần da đen) . Bên cạnh cô là đ/c lê Nông chủ nhiệm chính trị sư đoàn cùng một số đ/c trong ban địch vận. Tôi không hiểu nổi giữa trận mạc thế này lại có một cô tiên giáng trần đi cùng đ/v chủ lực tiến vào mặt trận mà hồi ở Mimut 100% tôi khẳng định không có một ai là nữ cả.Tôi còn nhớ như in cô mặc áo quần màu cỏ úa của thanh niên xung phong đầu đội mũ tai bèo nói tiếng Căm phu chia và nói cả tiếng việt nữa nhưng chưa sõi .Chẳng hiểu lý do gì mà cô khóc nhiều quá,bao nhiêu người sỹ quan đến giỗ dành nhưng cô im lặng chỉ một tý rồi lại khóc nức nở hình như cô đang xúc động mạnh cái gì đó. Đôi mắt luôn mở to đen tròn như hạt nhãn chỉ nhìn xuống dòng sông tong le sáp mà khi đó có mấy xe tăng lữ 273 đang tự bơi sang. Khoảng một tháng sau trên mặt trận đường 3 tôi may mắn được gặp lại người đẹp một lần cuối cùng khi cô đang đứng trên bục cầm mi cro đọc lời kêu gọi của mặt trận cứu nước Campuchia trước dân trong núi đang lũ lượt trở về bản quán.Đứng cạnh cô vẫn là mấy đ/c ở ban địch vận. Giọng đọc của cô trong trẻo mạch lạc rõ ràng của một người có học .Lúc này tôi thấy cô như một người chỉ huy chứ không yếu đuối như hôm vượt tonglesap.Cuộc đời cô gái Cămpuchia này về sau có lẽ sẽ là một cuốn tiểu thuyết hay nếu nhà văn k nào tìm biết được.
   Chờ mất khoảng 2 giờ chúng tôi mới sang sông được.Lên khỏi bờ là đường quốc lộ số 5 của bạn.Đường được dải nhựa mặt đường to và tốt hơn đường 7 chúng tôi rẽ trái chạy khoảng 2 giờ thì đến TP Nongpenh. Lúc này đã về chiều chúng tôi nghỉ lại dưới chân cầu sập .Đây là một chiếc cầu dài rất đẹp bắc từ thành phố qua sông không hiểu sao bị gãy sập mất mấy nhịp ở giữa. (có người thì nói cầu sập do máy bay ta ném bom ,có người thì nói sập từ hồi đánh mỹ, do máy bay mỹ ném bom…duccuong rất muốn ai biết thì giải thích hộ).
   Cảnh tượng đầu tiên trong mắt mọi người là thành phố Pnong penh rất đẹp nhưng hoang vắng (không tàn vì không có dấu hiệu chiến sự xảy ra nơi đây).Chúng tôi chỉ đủ thời gian đi loang quang mấy phố gần nơi trú quân bởi sợ lạc vì trời đã sắp tối nhưng tuyệt nhiên không gặp một ai kể cả bộ đội ta ở đ/v khác.
   Đêm đầu tiên ở thủ đô Pnong pênh cả đại đội ngủ dưới chân cầu sập. Dĩ nhiên sư đoàn bộ 320A cũng nghỉ loang qoang khu vực này.(còn tiếp)
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #263 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 09:28:59 pm »

    xuanv338 chào duccuong. chào các bác tham gia trang. duccuong cũng đang thả hồn mình về trong ký ức chiến trường K. Những bài viết của duccuong cũng đầy bi tráng chẳng kém lãng mạn của người lính trận. Cảm ơn duccuong đã tới nhà động viên xuanv338. và cũng bực mình vì cái tính kể chuyến hay vòng vo tam quốc của Cb. Đó là một cá tính riêng duccuong ạ!

    À hôm nay mấy anh em vùng quê xứ Nghệ gặp mặt giao lưu thật vui phải không? xuanv338 đợt này bận việc nên đã không cùng các anh trong ban liên lạc 341 Thái Bình vào xứ Thanh. nếu đi được nhân tiện chuyến đi biết đâu lại được vào thăm xứ Nghệ.

    Dịp nào đó có điều kiện, mời mấy anh em trong đó ra Thái bình thăm đất lúa. duccuong đã được gặp bác tranphu341 rồi chứ! anh ấy thật hiền và mến khách.

    xuanv338 chúc duccuong mạnh khỏe. viết bài hay.

    

  
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2013, 09:54:01 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #264 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 10:04:19 pm »

Chào chị xuanv338 - Anh vanthang341 ra Thanh hóa dự lễ họp mặt kỷ niệm sư đoàn, gé vào thăm nhà Đức Cường và phavothotu.Hai anh em quê Nghi lộc trưa nay ngồi hầu riệu bác vantthang rất vui nên cũng mệt. Bác vanthang tỉu lượng xếp hàng danh thủ, nhưng bọn em là đội chủ nhà cũng phải cố theo cho nên chiều nay cả hai duccuong -vapho đều mất sức chiến đấu.
  Nếu có dịp mời chị gé vào nhà duccuong -vapho chơi xem "quê choa rứa nạ" thật hư thế nào nhé. Ngày 27/11 này duccuong mới vào SG sẽ bố trí tgian vào thăm anh chị  vetran-anhtho.
  Chào chị.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #265 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2013, 04:43:15 am »

                                    Hành quân về đường 3
...
  Chờ mất khoảng 2 giờ chúng tôi mới sang sông được.Lên khỏi bờ là đường quốc lộ số 5 của bạn.Đường được dải nhựa mặt đường to và tốt hơn đường 7 chúng tôi rẽ trái chạy khoảng 2 giờ thì đến TP Nongpenh. Lúc này đã về chiều chúng tôi nghỉ lại dưới chân cầu sập .Đây là một chiếc cầu dài rất đẹp bắc từ thành phố qua sông không hiểu sao bị gãy sập mất mấy nhịp ở giữa. (có người thì nói cầu sập do máy bay ta ném bom ,có người thì nói sập từ hồi đánh mỹ, do máy bay mỹ ném bom…duccuong rất muốn ai biết thì giải thích hộ).
...
Cầu này tên là Croy Changva, thời điểm 1979 quân ta đánh giải phóng K thì cầu này dân điạ phương đã gọi là cầu sập rồi:


Yta262 trước dây cũng có tìm hiểu và được biết cầu bị đánh bom phá hủy năm 1973 - 1975, không ai biết Khmer đỏ hay Lon Nol hay ai phá nó, chắc chắn một điều là không có nguồn nào nói là bộ đội ta phá cả bác Đức Cường. Yta262 tra google thì đa số cho là Khmer đỏ phá, không có trang mạng nào hay diễn đàn nào kể cả các trang mạng và báo chí phương Tây cho là bộ đội VN ta phá cầu đó cả. Hôm cầu sập có người thuật lại là có 1 gã đàn ông đâu xe hơi lại rồi bỏ đi, sau đó chiếc xe phát nổ phá hỏng nhịp giữa cầu. Sau này Nhật và các nước Pháp Úc v.v... đã viện trợ tái thiết xây lại cầu cho dân K.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #266 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2013, 07:30:04 am »

Cảm ơn yta262 đã vẫn cùng duccuong hành trình đến Pnongpeenh. Duccuong khi viết bài này mới thấy tiếc tại sao hồi còn ở bên đó không tìm hiểu nguyên nhân chiếc cầu vĩ đại đẹp như vậy lại bị đánh gãy cũng như lý lịch của nó.Nhưng chắc rằng chiếc cầu sẽ là nhân chứng lịch sử của diễn biến chính trị quốc gia k trước đó.
  Duccuong cũng nghĩ nguyên nhân chiếc cầu bị đánh sập như bác đã trao đổi,tức là không liên quan đến sự kiện chiến tranh biên giới tây-nam.
  Duccuong muốn hỏi hình chụp trên cầu là ai,có phải yta262?
  Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #267 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2013, 11:15:58 am »

Chào DucCuong.Thời điểm ấy D4, e 52, F320 chốt cách cầu sập khoảng 1 km(Vì từ chỗ đóng quân nhìn lại phía sau thấy cầu sập rõ lắm). D4 đóng ngay mép sông, cạnh một bến phà nhỏ. Đồn trú lại thủ đo một ngày một đêm.Sáng hôm sau, vượt sông bằng phà sang truy quyét mạn bắc sông.Còn nhớ, bọn vận tái tiểu đoàn 4 lấy một quả mìn (chẳng rõ là mìn gì, hình như DH10) thả xuống sông đánh cá.Nghe nói cá nhiều lắm.
Mấy ngày sau lại vượt sông quay trở lại thủ đô và hành quân rất gấp lên đường 3.Gấp đến nỗi có 3 thằng đi dạo quanh thủ đô không kịp về để hành quân.Đến mãi sau tết bọn tôi được tiểu đoàn cử quay lại thủ đô đẻ tìm.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2013, 02:55:07 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #268 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2013, 11:23:09 am »


F302 và e88 đáng lẽ ra cũng đã được tham dự đánh vượt sông bằng sức mạnh vào ngày 6/1/1979 cùng với f320 cuả QĐ3 rồi, nhưng các bác e64 đã giải quyết trận Kampông Chàm quá đẹp nên không cần đến e88. Khiến cho tên bộ trưởng quốc phòng Son Sen (nhân vật thứ hai cuả Khmer đỏ, chỉ đứng sau Pôn Pốt 1 bậc) cũng đã ôm hận bỏ chạy thụt mạng. Như bác Nguyễn Trọng Luân và bác Vaphothotu có nhắc, đây là trận vượt sông bằng sức mạnh lần thứ nhất (và hy vọng cũng là lần cuối cùng) trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, f320 là quả đấm thép đập nát bộ máy thống trị tàn bạo cuả bọn diệt chủng chỉ trong 1 muà chiến dịch thôi. Năm 1972, f320 cũng đã từng đánh vượt sông Thạch Hãn, nhưng nói cho cùng, dù sao quân Khmer đỏ nói về thế và lực so với QĐNDVN thì không thể so sánh như tương quan giữa quân đội VNCH và QĐNDVN được.

Năm 1972 đó bác Tuanb, e88 cũng đánh vượt sông vào thành cổ Quảng Trị, rồi bật ra, nếu như Son Sen mà tử thủ như kiểu quân đội VNCH thì chắc hẳn e88 đã được dịp hội quân cùng với f320 một lần nữa làm lại 1 trận thành cổ Quảng Trị trên đất K., ôi quả đấm thép và hổ xám miền Đông cùng ra tay thì chắc hẳn Kampông Chàm rồi cũng nát như tương như Quảng Trị. Tướng Kim Tuấn cuả QĐ3 đã chọn đúng f320 đánh vượt sông Mê Công có lẽ cũng nghĩ tới kinh nghiệm đánh vượt sông Thạch Hãn cuả f320 vào năm 1972? f302 cũng tuyển đúng e88 vào trận vượt sông Mê Công cũng dựa vào kinh nghiệm cuả e88 trong trận đánh Quảng Trị 7 năm về trước?

Thật ra khi yta262 sang sông Mê Công sau ngày 7/1/1979 thì bờ tây sông Kampông Chàm không phải nát bét hết các bác ạ, dãy phố biệt thự dọc bờ sông vẫn còn nguyên, khu vực trung tâm thành phố và nhà cửa công thự đường xá cầu cống dọc lộ 7 vẫn chưa bị tàn phá gì mấy đó chứ. Chỗ bị nát bét chắc chỉ có đoạn sông quanh bến phà Tônlê Bét (đúng là cái tên nghiệt ngã: Tônlê Bét bị pháo 2 bên băm cho nát bét ra) ở khu vực Nam Kampông Chàm nơi Son Sen bố trí quân thôi. Yta262 còn nhớ là khi xe  pháo e262 chạy dọc bờ Tây sông Mekong vào sáng 8/1/1979 thấy bờ rất dốc, có cảm tưởng như đang đi qua đèo, xe chạy qua hàng phượng vĩ và các biệt thự Tây nhìn xuống dòng sông Mê Công đoạn ở Kampông Chàm rất đẹp. Các bạn đi Kampông Chàm để ý xem hiện nay ở Kampông Chàm vẫn còn nhiều biệt thự và dãy phố xây vào thời Pháp thuộc dọc bờ sông vẫn còn đó, nếu năm 1979 lữ 40 cuả QĐ3 mà băm cho nó nát bét thì còn gì các biệt thự Tây này? Trong bài Tròn 3 Năm Lính cuả bác Nguyễn Văn Lạc cũng có đoạn nhắc đến Kampông Chàm: "Xuôi Kampông sông Mê Công, Đêm trăng soi bóng nước mơ màng ...". Kampông Chàm trong ký ức cuả những người lính f302 vẫn còn mơ màng lãng mạn lắm chứ, không đến như các CCB f320 đã viết về sông Thạch Hãn: "Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ, Ở dưới đáy sông bạn tôi nằm". Dưới đáy sông Kampông Chàm cũng có nhiều liệt sĩ f320 nằm, các bác cựu thăm chiến trường xưa nếu có dịp sang sông đoạn Kampông Chàm nhớ cho yta262 thắp ké một nén hương cho những đồng đội cuả bác Đức Cường đã oai hùng ngã xuống cho anh em mình vượt sông an toàn vào năm 1979 nhé.

Đọc ở đoạn này
"Trận đánh lịch sử vượt sông Công pông chàm
(phần 2)
...
Trời sáng dần. Bằng mắt thường đã phát hiện các mục tiêu chính bên kia sông. Từ giờ phút này trở đi đường dây liên lạc với trung đoàn 64 và các trận địa pháo được lệnh ưu tiên số một.
5 giờ 45 phút, Sư đoàn trưởng lệnh pháo bắn chuẩn bị. Trong khi các cỗ pháo vồng cầu chụp xuống trung tâm chỉ huy của địch, thì các trận địa pháo bắn thẳng dồn dập vào tuyến công sự sát mép nước của địch. Xe tăng T54 cùng tiến ra bờ sông dùng pháo 100 ly tham gia "dàn nhạc". Trong lịch sử chiến đấu của Sư đoàn có lẽ chưa bao giờ thấy mật độ hỏa lực tập trung và có hiệu quả nh thế. Những tiếng nổ chồng lên nhau, kéo dài, rền vang. Hai chiếc ca nô lớn của địch bị bần cháy ngay từ loạt đạn đầu. Lửa và khói cuộn lên, che lấp tầm nhìn của quân địch. Bầu trời Công Pông Chàm ngập trong biển lửa, các tuyến hỏa lực sát mép nước và bờ đối diện bị đập nát, sở chỉ huy của tướng Xon Xen bị rối loạn."


Khúc sông Mekong đoạn bên bờ đông bến phà Tà lê bách rộng hơn 1km nhì sang bờ tây TX KPCham làm sao nhìn thấy mục tiêu (các hầm pháo) của quân Pốt bằng mắt thường được!?  Cheesy

Mình đọc ở sử QĐ3 có nói trong vòng 1 giờ đã bắn hơn 6 ngàn quả pháo các loại, trên phòng tuyến của quân Son Sen khoảng 1km dọc bờ sông thì quả là bão lửa nhưng như đoạn sử 320 viết:"các tuyến hỏa lực sát mép nước và bờ đối diện bị đập nát, sở chỉ huy của tướng Xon Xen bị rối loạn" thì cũng chỉ bắn thẳng chủ yếu ở mép nước mà thôi! bằng chứng là hàng phượng vĩ vẫn nguyên vẹn ở ngay trên bờ dọc theo bến sông mà dưới những hàng phượng đó là những hầm pháo rộng lớn cách nhau chỉ khoảng chục mét không thấy dấu vết bị pháo ta dập và dãy phố lầu dọc theo bến sông vẫn nguyên vẹn. và:
"Sau cơn choáng váng vì cơn bão pháo, địch bắt đầu hồi lại, chúng phát hiện được những chiếc thuyền đang lao như tên trên sông. Súng địch phát hỏa, bước đầu  còn chệch choạc, dần sau càng xoắn sít tập trung. Ra giữa sông, mới thấy khoảng cách còn lại là lớn. Những khoảng cách trong chiến tranh không chỉ đo bằng đơn vị chiều dài thông thường, hệ số bom đạn đã nhân nó lên gấp bội. Dới những trái đạn pháo 85 ly, ĐKZ, những chùm 12,7 ly, đại liên, súng cối các loại... mặt sông oằn lên sục sôi".

Nếu dập được phần lớn hỏa lực (các ụ pháo địch) thì đâu có chuyện pháo địch bắn "dần sau càng xoắn sít tập trung" như vậy!?

Suy ra trận pháo sức mạnh này chủ yếu bắn trấn áp dọc theo mép nước cùng với đạn khói mù để bộ binh vượt sông đổ bộ đánh chiếm TX mà thôi. Với thời gian quá hẹp chắc rằng khó mà có đề lô chính xác (và cũng không có kiểu L19 bay trinh sát trận địa), phía bên bờ đông Tà lê bách thì lộ 7 chạy thẳng đến bến phà là hẹp một bên phía thượng nguồn là bàu nước, đầm lầy, bên trái phía hạ nguồn địa hình cũng không bằng phẳng trống trải để triển khai đội hình lớn dàn ngang được. Muốn quan sát được phía bên thị xã phải ở ngay bờ đông ban ngày sáng rõ chỉa ống dòm quan sát e rằng cũng khó phát hiện các hầm pháo dưới hàng phượng vĩ được!?  Wink

Theo hồi ký của Shihanouk thì PonPot có kế hoạch di tản chiến thuật bỏ ngỏ PhomPenh (điều này nay có thể xác nhận là có khả năng đúng?) nhưng cũng phải tổ chức phòng tuyến Kampong Cham để chặn cánh quân từ hướng này bao vây PhnomPenh cắt đường rút lui của bộ sậu PonPot về hướng Pua sát biên giới Thái và với ý đồ đó nên Son Sen cũng không...tử thủ Kampong Cham, với thời gian nổ súng của QĐ3 từ 5g45 đến 10g30 chiếm được TX thì thời gian này cũng đủ để bộ chỉ huy của Son Sen rút bỏ trận địa phòng tuyến Kampong Cham và "Gắng gượng sức tàn, Xon Xen thúc một tiểu đoàn lợi dụng trảng dừa phía nam thị xã phản kích. Chúng gặp tiểu đoàn 1, đang trên đà tiến công, đành phải bật ra trảng trống. Lúc này kho bom đạn cũng nổ dữ dội. Những đám cháy khổng lồ thiêu hủy chút hy vọng cuối cùng của Xon Xen." thì chắc chắn bộ chỉ huy của Son Sen nằm ở cái phum cách bến phà TX xuối về hạ lưu khoảng 2km, trên lộ 223 chạy dọc sông đến huyện Coong Mia rồi theo đường 70 ra ngã 3 Scun thoát về hướng Prek Dam, Udong, Kampong Chnang

Chuyện đánh cận chiến trong TX như đoạn viết của F320 e rằng...cũng không dữ dội gì! vì...không thấy dấu vết đổ nát gì, TX Kampong Cham hầu như nguyên vẹn, trong TX chỉ có khu vực kho đạn của quân Pot cách bến phà khoảng 500m chếch vào trong về hướng thượng nguồn Mekong là đổ nát trong bán kính khoảng 50m (khu này nhà cửa cũng thưa rộng toàn là kiểu nhà sàn biệt thự của quan chức thời Lon Non (?)) vì kho đạn này bị F5 ta đánh bom trúng, cái kho đạn này trước là cái rạp hát thời Shihanouk tuy bị nổ tanh banh, nhưng vẫn còn dấu vết nhận ra được!

Còn chuyện dân K thì ở các thị trấn, phố xá đều bị Khmer đỏ quy thành phần đưa đi các công xã ở vùng tây KPC ráo, chỉ có dân tại chỗ là dân loại 1 ở các phum sâu hẻo lánh thì làm sao trên đường giải phóng K mà gặp đông đảo được!? Wink   
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #269 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2013, 01:22:35 pm »

Gửi bác dksaigon-Rất cảm ơn bác dksaigon đã có những nhận định và phân tích chiến thuận chính xác. Địch phòng ngự bờ sông nên pháo binh ta chỉ bắn vào trận địa phòng ngự chạy dài khoảng 2km theo bờ sông và vào phía sau nơi có trận địa pháo của địch(phản pháo). Cũng như TP pnong phênh hay khu vực đền ăng co ta không hủy diệt TP congpongcham để còn giữ thành quả lao động và di tích văn hóa cho đất nước họ.chỉ cần một viên đạn pháo"lạc đàn" thì bị cánh trinh sát pháo binh chỉnh ngay vì họ ở ngay bên này bờ sông.Bác dk sgon biết đó trước lúc sang làm nhiệm vụ quốc tế mọi đ/v và chiến sỹ đều học thuộc 9 điều qui định nên không dám bắn phá lung tung khi chưa có lệnh và  càng không có nạn trấn lột cướp bóc của dân vì ai cũng sợ ra tòa án binh. ở ngoài bắc thời điểm đó ai mà bị tước quân tịch hay đào nghũ thì rất khó sống với xã hội và ngay với cả gia đình mình,dòng tộc mình nên các "chú" lính chiến cứ chịu khó  chỉ có một lối đi "nhất xanh cỏ" may mắn thì trở về thôi.
  Có lẽ như bác nói dân bị pốt lùa đi nên không gặp người dân nào là phải.cả hàng trăm km trên đường nhựa qua bao thôn xóm thị tứ mà không gặp ai thì cũng lạ nhưng đó lại là sự thật.
  Bác chất vấn sử của sư đoàn 320a viết" đoạn sông rộng hơn 1km mà mắt thường vẫn nhìn thấy được các công sự chiến đấu ?" thưa bác là trong chương trình dự báo thời tiết người ta hay nói tầm nhìn xa trên 10km đúng không ặ ?vậy thì khi trời quang mây tạnh trong phạm vi <2km ta sẽ phân biệt rõ người đi bộ hay đang chạy chứ chưa nói đến hỏa lực khi bắn thì khói um lên.
  Rất mong được nghe những lời bình luận nhận xét sắc sảo của bác nhớ thư thoảng gé thăm đời quân ngũ nhé.Lâu nay bác ẩn dật ở đâu mà hôm nay mới thấy lên tiêng nhỉ ?
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2013, 04:02:50 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM