Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Tư, 2024, 07:09:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 1)  (Đọc 192816 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #550 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 04:42:13 pm »

CÂU CHUYỆN TÌM NHÀ ĐỒNG ĐỘI LIỆT SĨ SĨ SAU 35 NĂM

Sáng 25/1/2014. Em nhận được cú điện thoại của anh Nguyễn Ngọc Hà, một CCB BGPB, quê Tuyên Quang nhưng hiện đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội : " Đúng ba giờ chiều nay anh qua nhà đón chú, cả mấy anh em đồng đội cũ của anh, cùng chiến đấu trên Lao chải - Vị Xuyên năm 1979 đi cùng nữa, chú chuẩn bị đi nhé ! ". Áng chừng đây là một công việc quan trọng, các bác mới gọi mình như thế, vội sắp xếp công việc xong buổi sáng, chiều nghỉ ngồi chờ các bác !

Đúng hẹn, một chiếc xe 7 chỗ biển Hà nội đỗ xịch trước cửa, không kịp ngồi uống nước, mọi người giục rối rít đi luôn. Lên xe mới biết, đây là chuyến đi của các bác tìm đến nhà một người đồng đội liệt sĩ, tên bác ấy là NGUYỄN ĐỨC XIÊM, hy sinh trong trận đánh ngày 11/3/1979 tại cao điểm 1558b - Lao Chải - Vị Xuyên - Hà giang.

Đây là những CCB, nhập ngũ đa số những năm 76, 77, lính của C 12, D3, E 122, tỉnh đội Hà Tuyên ( cũ ), là đơn vị trực tiếp chiến đấu tại Hà giang năm 1979.

Tóm tắt câu chuyện như sau :

Năm đó, khi Trung Quốc tấn công toàn tuyến BGPB, thì Hà Giang, tại Vị Xuyên họ chỉ mở một mặt trận duy nhất : Đó là từ bên phía công xã Múng Tủng, thuộc Tỉnh Vân Nam , đánh sang các cao điểm thuộc xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên. Còn ngã ba Thanh Thủy, 1509, Nậm ngặt... nơi mà ký ức của các CCB Hà Giang tả về nỗi khủng khiếp phải chịu đựng từ năm 84 trở đi thì hoàn toàn yên ắng, không có một tiếng súng pháo, mặc dù hơi thở chiến tranh đã rõ nét phía bên kia biên giới.

Ngày 17/2. Tại Lao Chải, các điểm chốt lần lượt hứng chịu những làn đạn pháo dữ dội, sau các đợt pháo, bộ binh tràn lên tấn công. Vẫn theo đúng bài bản " tiền pháo, hậu xung ", "biển người" từ trước. Hai dãy cao điểm là 1800 và 1785 mất ngay trong buổi sáng hôm đó, phía sau là các cao điểm 1588a, 1588b còn nguyên vẹn.

Sáng 11/3. Bộ đội được lệnh đào một số chiến hào phụ, theo kiểu râu tôm cạnh sườn 1588b, vừa kịp xong thì bị tấn công. Có người còn chưa kịp mặc quần áo ( do đào đất nóng quá cởi hết ra, mặc mỗi bộ lót ) vớ vội chiếc áo bông, khoác vũ khí ra công sự chiến đấu ngay. Bác Xiêm và đưa một đồng đội bị thương vào hầm, quay ra kê súng vào thành hào thì một quả đạn cối nổ trúng người, bay mất đầu và một cánh tay.

Trận chiến mỗi lúc diễn biến thêm ác liệt, quân địch lên quá đông, cứ lớp này gục ngã lại lớp kia xông lên, gần trưa tràn được vào công sự, hai bên đánh nhau theo kiểu trộn trấu, xáp lá cà. Còn một số người, đạn hết, sức cùng lực kiệt, đành rút xuống, không mang theo hết được tử sĩ, trong đó có bác Xiêm...

***

- Và....thế là liệt sĩ Xiêm cuối cùng không lấy được xác ạ ? - Em hỏi anh Nguyễn Ngọc Hà.

- Có ! ngay sáng hôm sau, đơn vị tái chiếm lại được chốt, bọn anh đã đưa anh ấy ra ngoài nghĩa trang Cầu Phỉ, sau đó tiếp tục các trận chiến liên miên, rồi bọn anh được xuất ngũ. Người về quê làm ruộng, người đi lao động xuất khẩu sang Tây, lăn lộn mưu sinh...Hơn ba mươi năm trôi qua, vô tình đọc trên diễn đàn CCB, thấy các bác F 313 về thăm chiến trường xưa đưa lên một tấm hình mộ liệt sĩ ở nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên,thấy tên anh ấy, mới biết được anh đã được quy tập về ở đó...

Nói đến đây, gần như tất cả các gương mặt của những CCB trên xe chùng hẳn lại, có một cảm giác gì đó day dứt, băn khoăn hiện lên những nét mặt khắc khổ, già nua, không ai nói gì thêm nữa.

Đường vào nhà liệt sĩ Xiêm tính từ trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng hai chục cây số, ngày xưa là xã Tân Hồng, huyện Yên Sơn, nay đổi thành xã Tân Tiến. Đây là một xã vùng sâu, vùng xa, thuộc diện địa bàn đang hưởng các chế độ theo chương trình 135 của Chính Phủ. Con đường nhựa mới làm nhưng vẫn gập ghềnh, lên xuống dốc, ngày trước trong này chưa có những cầu tràn thì gần như chuyện xe ô tô gầm thấp vào đến đây là không thể, chỉ tới đầu xã là phải bỏ xe xuống cuốc bộ tiếp.

Loanh quanh hỏi thăm mãi mới tới nơi, gia cảnh của liệt sĩ cũng thật ** le. Do cha mẹ đã khuất hết,hy sinh lúc còn trẻ cho nên người thờ phụng bác ấy hiện nay là bà chị gái, một gia đình thuộc diện nghèo ở nông thôn. Khi vào trong ngôi nhà xây tuềnh toàng, mọi người nhận ra ngay bức ảnh liệt sĩ nằm cạnh bảng Tổ quốc ghi công, mặc dù vẽ không giống lắm. Người trong gia đình gần như òa khóc lên hết khi biết các đồng đội cũ về thăm, thắp nén hương cho người thân của mình.

Câu chuyện về bác Xiêm được người chị kể trong nỗi xúc động nghẹn ngào, khiến các CCB cũng không cầm được nước mắt. Ngày trước nhà bác rất nghèo, trước khi nhập ngũ, bác còn lên đồi lấy rất nhiều củi chất quanh nhà để giúp bố mẹ, có đôi dép bác cũng nhường nốt cho người em trai : " Lo gì, anh đi lính quân đội sẽ phát cho đủ.." rồi đi chân đất ra ngoài huyện đội tòng quân. Đến khi gia đình nhận được tin hy sinh, ba mươi lăm năm trôi qua mà vẫn chưa đủ điều kiện để đi tìm thăm nơi người thân của mình an nghỉ, vì điều kiện quá khó khăn. Các CCB hứa năm tới sẽ lên và đưa họ tới nghĩa trang Vị Xuyên...

Các CCB C 12 - D3- E 122 chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình.




...- Còn một điều này nữa, anh kể nốt cho em biết, đó là nỗi niềm đè nặng tâm tư các anh hơn ba mươi năm qua - Anh Hà nói tiếp lúc đang ngồi xe ra về :

- Đúng ra thì anh Xiêm sẽ được nguyên vẹn thân thể. Hai ngày sau, bọn anh tìm thấy nốt phần còn lại của anh ấy, lúc đó đơn vị chuẩn bị tấn công, chiếm lại hai điểm cao 1800 và 1785, cho nên không có thời gian đưa ra tiếp, đành chôn phần thân thể đó ở một góc rừng, hứa với nhau là ai còn sống, khi quay lại sẽ mang ra, nhưng...- Giọng anh nghẹn lại : ....không ai làm được việc ấy !


HẾT.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #551 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 08:37:40 pm »

nhưng...- Giọng anh nghẹn lại : ....không ai làm được việc ấy ! Linh_Quany
 Sức viết của Bác Linh_QY thật đáng nể. Vâng các anh, tôi những con người giang dở....Trở về khi bao người nằm lại.....
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #552 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2014, 09:56:25 am »

   Chào bác Hồng đã ghé qua nhà em chơi !  Grin

   Mấy hôm rồi do đề tài BGPB đang thảo luận rộ quá, các bác CCB sôi nổi bàn luận về những ngày tháng bi hùng đó, em không biết nói gì nên lặng lẽ rút về nhà viết thôi bác ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #553 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2014, 11:03:25 am »

QUÀ 8/3


   Chợ hoa phố huyện, đêm mùng 8 tháng 3...

   Không khí ồn ào, sôi nổi, tập nập người ra kẻ vào xung quanh mấy cái cửa hàng hoa rực rỡ dưới ánh đèn, rực rỡ với muôn vàn loại hoa đang khoe đủ các màu sắc, nằm trong những chiếc xô nhựa hay trong các bao ni lông thắt nơ sang trọng.

   Không có ai để ý, bên kia đường, có một thằng bé, độ tuổi học sinh cấp II, đang ngồi trên chiếc xe đạp cà tàng,  nghển cổ ngó đăm đăm sang. Trên tay nó cầm một cái túi nhỏ, miệng túi thò ra một mẩu băng tua óng ánh, loại băng tua hay để gói quà. Hình như nó đang chờ một cái gì đấy.

   - Này em ! mua hoa tặng mẹ hay bạn gái à, sang chị gói cho ! - Đã có người bán hàng phát hiện, gọi với sang. Nó chỉ lắc đầu, rồi lại đứng yên , vẫn như chờ đợi điều gì đó !

   ***

   Một tuần trước...

   Lớp học 9A hôm nay tự nhiên sôi nổi hẳn, khi có một cu cậu học sinh, trong giờ ra chơi mở chủ đề : Ngày 8/3 tặng mẹ và chị em gái quà gì ?

   Những cô cậu bàn nhau rất hăng, người thì nói mình sẽ mua thứ này, người thì mình sẽ tặng cái kia, chỉ có nó, ngồi thu lu trong góc lớp, cố trốn tránh điều ấy !

   - Hiếu ! thế cậu định mua cái gì để tặng mẹ và chị gái cậu ? - Tú Linh, một cô gái quay lại hỏi nó.

   - Tớ...tớ..- nó ấp úng : Thì cũng như các bạn thôi, tớ sẽ mua một bó hoa thật đẹp, màu tím tặng mẹ với chị tớ, thêm mỗi người cái áo mới nữa ! Nói xong gương mặt nó tháng sầm lại. Nó nói dối, nó biết nó không cứ tiền mua bất cứ cái gì. Vì nể cô bạn gái, mệnh danh hoa khôi của lớp, cũng là con nhà khá giả nhất trong các bạn học của nó, nghe nói mẹ cô ấy có quầy hàng ở chợ, giàu lắm !

   Trả lời cô bạn xong Hiếu chạy vụt ra ngoài. Tú Linh nhìn theo cái dáng mảnh khảnh của cậu bạn học, lắc đầu thở dài...

   ***

   Mình lấy tiền ở đâu mua quà cho mẹ và chị bây giờ nhỉ ? câu hỏi cứ lởn vởn quanh đầu nó khi đi về.

   Càng nghĩ nó càng tủi thân, trong lớp học, nó là đứa có gia cảnh khó khăn nhất. Bố nó vốn là một thương binh, ông tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc, trong một trận đánh, hầm ông trúng đạn pháo, ba người ngồi trong đó thì chết mất hai, khi các chú bác đồng đội lôi bố nó ra thấy mềm nhũn, nhưng còn thở, vội đưa đi quân y viện luôn, may mắn ông được cứu sống nhưng vì di chứng do chấn thương sọ não. Lúc còn trẻ ông vẫn bình thường, thi thoảng thời tiết thay đổi mới tái phát một chút, lên cơn đau đầu, nhưng càng già ông càng lẫn, gần như hiếm khi tỉnh táo, suốt ngày ngồi với nụ cười ngây ngây, dại dại. Mẹ nó tần tảo sớm hôm nuôi cả người chồng lẫn hai đứa con, người chị gái hơn nó bốn tuổi, bỏ học từ khi hết cấp hai để phụ mẹ việc chợ búa, thêm thắt cho mẹ nó thuốc thang cho bố và nuôi nó ăn học.

   Được cái nó học rất giỏi, năm nào cũng đứng nhất nhì lớp. Mỗi lần nhìn thấy bảng điểm của nó mang về, trên gương mặt khắc khổ, rủ những sợi tóc bạc hơi sớm của người phụ nữ mà nó gọi là mẹ rạng rỡ như được an ủi phần nào, nỗi khổ của bà như được vơi đi chút. Nó biết thế nên càng ngày càng cố gắng học, học với niềm hy vọng mãnh liệt, một ngày đó sẽ bù đắp những gì cho người thân trong gia đình.

   Càng nghĩ nó càng ứa thêm nước mắt, nó thương mẹ, nó càng thương khi nghĩ tới chị gái nó, đã đến tuổi xuân thì nhưng nhìn đen đúa, quắt queo như một đứa trẻ con trạc tuổi nó, do quá vất vả. Những ngày như này, các cô gái trạc tuổi chị ấy được tặng bao nhiêu thứ hoa, quà, thì chị gái nó gần như không có một ai  tặng cho thứ gì, chị gái nó cũng chẳng có người  bạn trai nào , nó biết vậy !
  
***

   Người bác sĩ già giương mục kỉnh, ngạc nhiên khi thấy một thằng nhóc gầy gò, xanh rớt đến xin hiến máu, ông xoa đầu nó :

   - Cháu có ý tưởng thế là rất tốt, tuy nhiên cháu chưa đủ tuổi, và cũng không có sức khỏe để hiến máu đâu cháu ạ. Chờ vài năm nữa, khỏe mạnh lên và đủ tuổi thì đến đây nhé !

   Nó thất thểu ra khỏi trung tâm hiến máu nhân đạo, hôm qua vô tình nghe chuyện nếu hiến máu thì họ vẫn cho tiền bồi dưỡng. Máu à ! mình đầy máu, bán, à ! hiến một chút có sao ! Thế là nó đạp xe tới liền. Không ngờ người ta không chấp nhận.

   Con đường ra khỏi thị trấn huyện gồ ghề, lồi lõm, có những đống đá dăm chất đầy hai bên đường,  vài người phụ nữ cũng già như mẹ nó đang ngồi đập đập, bốc bốc. Tự dưng nó nghĩ ra, vội dừng xe, nhảy xuống :

   - Các cô ơi ! ở đây có cần người đập đá không ạ ? cho cháu làm với !

   ***

   Sau vài ngày, nó có một số tiền công cũng tương đối, đổi lại người nó ê ẩm, hai tay phồng rộp,  có bữa về muộn quá mệt ngủ luôn, quên cả ăn. Gia đình nó cũng không hỏi gì, họ nghĩ nó có công việc ở trường, chả gì nó cũng là lớp phó phụ trách học tập mà, với lại họ cũng tối mắt mũi suốt ngày, đâu có thời gian mà để ý.

   Cả ngày hôm nay, nó lang thang khắp khu chợ, tìm mãi mới được hai cái áo ưng ý, với giá cả phải chăng, chỉ còn bó hoa nữa thôi là đủ bộ, cứ nghĩ tới gương mặt rạng rỡ, phúc hậu của người mẹ và tưởng tưởng tượng người chị gái đẹp hẳn lên trong tối nay, nó thấy lâng lâng.

   - Hai trăm nghìn một bó hoa này cháu ạ ! - Bà chủ hàng hoa nói giá khi nó chỉ vào bó hoa, có những bông hoa màu tím rất đẹp nằm trên kệ.

   Nó giật mình, trong túi còn hơn trăm nghìn, không ngờ hoa đắt thế ! nó than thầm. Bà chủ như hiểu nỗi lòng của khách, xởi lởi : Hay cháu lấy những bó này đi, có năm mươi nghìn thôi. Cũng đẹp lắm !

   Không ! nó lắc đầu rồi bước ra. Nó cần bó hoa màu tím kia cơ ! nó muốn mẹ nó được vui trọn vẹn, bà thích hoa màu tím, từng kể với nó, hồi xưa mỗi lần bố nó trên biên giới về, thường hay tặng mẹ nó hoa màu này, hoa sim ! đúng là hoa sim màu tím. Không có hoa sim thì nó mua loại này thay, nhất quyết không lấy bó hoa nào khác.

***

   Đêm đã khuya dần, nó vẫn đứng ngoài đường, trước cửa mấy hàng hoa...

   Mọi người vẫn ra vào mua bán, những chàng trai chọn chọn, lựa lựa từng bó hoa, hào phóng rút tiền trả rồi lên xe lao vút đi, thi thoảng có người chở cả bạn gái đến, những cô gái xinh đẹp, sang trọng, cười khúc khích, sung sướng, hạnh phúc ôm những bó hoa lộng lẫy, cũng lên ngồi sau xe bạn trai lao vút đi, để lại phía sau thoang thoảng mùi nước hoa thơm ngát.

   Nó chờ, nó nghĩ hoa không để được lâu, hết buổi chắc người ta sợ mai héo, không bán được, sẽ bán tống bán tháo, sẽ rẻ đi rất nhiều, nếu còn thiếu ít nó mặc cả. Nó ngây thơ không biết rằng những người bán hoa chuyên nghiệp đâu sợ như nó nghĩ, nhưng vì thế nó vẫn có hy vọng. Mồm nó cứ lẩm bẩm suốt, mong đứng ai mua bó hoa kia của nó, để tý nữa nó có cơ hội mua.

   Hình như lời nguyện ướ của nó hơi bị...thiêng, bó hoa rõ đẹp nhưng cứ trơ trơ ở đấy, không ai lấy cả, thi thoảng cũng có người vào cầm lên xem làm nó thót tim, nhưng lại thở phào khi thấy người ta đặt xuống, chọn bó khác.

   ***

   Đêm đã khuya, người mua vãn dần, rồi vắng hẳn. Bặm môi nó lao sang, như sợ có một thằng nhóc nào cũng giống nó sang mua trước.

   - Ơ ! Hiếu, đi mua hoa à, sao muộn thế ! - một tiếng con gái quen quen cất sau lưng, hỏi đích danh nó .

   Nó lúng túng khi nhận ra, đấy chính là Tú Linh, cô bạn học cùng lớp.

   - Mẹ ! đây là Hiếu bạn con, con bác Hòa thương binh, người học giỏi nhất lớp mà con kể với mẹ rồi ấy. - Tú Linh nói với bà chủ quán.

   Thì ra đây là mẹ của Tú Linh, đến dọn hàng cho mẹ, ngại quá ! biết làm sao bây giờ ?

   - Cháu vẫn muốn mua bó hoa này phải không ? Lúc nãy mẹ thấy cậu ấy vào hỏi, chắc không đủ tiền, ra đứng  ngoài kia suốt ! cháu lấy đi !

   Nhìn vẻ mặt nó, cô gái chợt hiểu, cô tới dỡ bó hoa từ trên kệ xuống, nói gì nho nhỏ với mẹ, bà gật đầu, rồi cô mang ra cầm dúi vào tay Hiếu : Cậu cầm lấy đi, mang về tặng mẹ và chị gái, mẹ mình...không lấy tiền cậu đâu !

  - Không..không được..cháu phải trả tiền chứ ạ ! - Nó kêu lên. Bà mẹ Tú Linh mỉm cười : Cháu cứ cầm đi, đừng ngại, cô biết từ nãy cháu muốn lấy nhưng không đủ tiền, cô vẫn phần cho cháu, không bán cho ai cả, giờ biết cháu là bạn của con gái cô, người người bạn tốt, cô rất mừng vì con cô có người bạn hiếu thảo với bố mẹ, chị em trong gia đình như thế. Thôi, cho cô gửi lời hỏi thăm bố mẹ và chức mừng đến những người phụ nữ trong gia đình cháu nhé !

   Cầm bó hoa tím trên tay, mồm nó lúng búng, không rõ tiếng, đôi mắt như nhòa đi, có cái gì nghèn nghẹn ngang cổ.

   Chợt hình ảnh rạng rỡ của người mẹ, vẻ đẹp lộng lẫy như cô tiên của chị gái và nụ cười vui sướng pha chút ngây dại của người cha thương binh hiện ra thoang thoảng trong đầu nó...

   Hết.

   Viết tặng những người bạn nghèo, nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 !

   LQY.




« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2014, 12:51:32 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #554 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2014, 12:01:29 pm »

QUÀ 8/3


  ..........
 
   Mình lấy tiền ở đâu mua quà cho mẹ và chị bây giờ nhỉ ? câu hỏi cứ lởn vởn quanh đầu nó khi đi về.

   Càng nghĩ nó càng tủi thân, trong lớp học, nó là đứa có gia cảnh khó khăn nhất. Bố nó vốn là một thương binh, ông tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc, trong một trận đánh, hầm ông trúng đạn pháo, ba người ngồi trong đó thì chết mất hai, khi các chú bác đồng đội lôi bố nó ra thấy mềm nhũn, nhưng còn thở, vội đưa đi quân y viện luôn, may mắn ông được cứu sống nhưng vì di chứng do chấn thương sọ não. Lúc còn trẻ ông vẫn bình thường, thi thoảng thời tiết thay đổi mới tái phát một chút, lên cơn đau đầu, nhưng càng già ông càng lẫn, gần như hiếm khi tỉnh táo, suốt ngày ngồi với nụ cười ngây ngây, dại dại. Mẹ nó tần tảo sớm hôm nuôi cả người chồng lẫn hai đứa con, người chị gái hơn nó bốn tuổi, bỏ học từ khi hết cấp hai để phụ mẹ việc chợ búa, thêm thắt cho mẹ nó thuốc thang cho bố và nuôi nó ăn học.

   Được cái nó học rất giỏi, năm nào cũng đứng nhất nhì lớp. Mỗi lần nhìn thấy bảng điểm của nó mang về, trên gương mặt khắc khổ, rủ những sợi tóc bạc hơi sớm của người phụ nữ mà nó gọi là mẹ rạng rỡ như được an ủi phần nào, nỗi khổ của bà như được vơi đi chút. Nó biết thế nên càng ngày càng cố gắng học, học với niềm hy vọng mãnh liệt, một ngày đó sẽ bù đắp những gì cho người thân trong gia đình.

   Càng nghĩ nó càng ứa thêm nước mắt, nó thương mẹ, nó càng thương khi nghĩ tới chị gái nó, đã đến tuổi xuân thì nhưng nhìn đen đúa, quắt queo như một đứa trẻ con trạc tuổi nó, do quá vất vả. Những ngày như này, các cô gái trạc tuổi chị ấy được tặng bao nhiêu thứ hoa, quà, thì chị gái nó gần như không có một ai  tặng cho thứ gì, chị gái nó cũng chẳng có người  bạn trai nào , nó biết vậy !
  
***

   Người bác sĩ già giương mục kỉnh, ngạc nhiên khi thấy một thằng nhóc gầy gò, xanh rớt đến xin hiến máu, ông xoa đầu nó :

   - Cháu có ý tưởng thế là rất tốt, tuy nhiên cháu chưa đủ tuổi, và cũng không có sức khỏe để hiến máu đâu cháu ạ. Chờ vài năm nữa, khỏe mạnh lên và đủ tuổi thì đến đây nhé !

   Nó thất thểu ra khỏi trung tâm hiến máu nhân đạo, hôm qua vô tình nghe chuyện nếu hiến máu thì họ vẫn cho tiền bồi dưỡng. Máu à ! mình đầy máu, bán, à ! hiến một chút có sao ! Thế là nó đạp xe tới liền. Không ngờ người ta không chấp nhận.

   Con đường ra khỏi thị trấn huyện gồ ghề, lồi lõm, có những đống đá dăm chất đầy hai bên đường,  vài người phụ nữ cũng già như mẹ nó đang ngồi đập đập, bốc bốc. Tự dưng nó nghĩ ra, vội dừng xe, nhảy xuống :

   - Các cô ơi ! ở đây có cần người đập đá không ạ ? cho cháu làm với !
.........

  





   Cảm ơn LINHQANY !

Em nghi hôm nay ngày mồng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ ! thông thường đấng mày râu chúng ta gửi tặng chị em : lời chúc , tình cảm ,món quà ….không quên những đóa hoa tươi ! thể hiện tình cảm  của đấng mày râu với chị em …! Thế nhưng với bài viết này của Linhquany,có lẽ là món quà Cảm động nhất – có ý nghĩa nhất ! gửi tặng các Mẹ ,các Chị ,các Em….!

Xúc động quá cậu em ơi ! Cảm ơn cậu đã cho mình đọc một bài hay ,cảm động và ý nghĩa !!!



Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #555 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2014, 10:55:23 am »

   ĐOÀN TÂY CÔN LĨNH - KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY THÀNH LẬP - NHỮNG KHOẢNG KHẮC GHI LẠI .

   Hà giang ! mảnh đất được mệnh danh là nơi địa đầu Tổ Quốc !

   Hà giang ! nơi biên giới, năm 1979 cũng đã vang lên tiếng súng chống ngoại xâm, cùng các Tỉnh biên giới phía Bắc !

   Hà giang ! là nơi những người lính các sư đoàn thay phiên nhau lên chiến đấu, bảo vệ, gìn giữ từng tấc đất của địa đầu Tổ quốc, trong hàng ngàn, hàng vạn người thanh niên đi từ khắp các vùng miền, từ sau lũy tre làng , khoác bộ quân phục lên biên cương, nhiều người tham gia, bổ sung vào một sư đoàn được thành lập sau sự kiện tháng 2/1979: Sư đoàn 313, hay còn gọi là đoàn Tây Côn Lĩnh, tên dãy núi gắn bó với sư đoàn, với bao kỷ niệm, bao người đồng đội đã đổ máu, ngã xuống những năm tháng đó !

   Thấm thoát đã ba mươi lăm năm, hôm nay, ngày 15/3/2014. Hà giang dang tay đón chào những người CCB, những người con các tỉnh thành từng góp tuổi thanh xuân cho mảnh đất này, về đây, họp mặt kỷ niệm  ngày thành lập sư đoàn quân chủ lực đầu tiên, chốt giữ nơi hiểm yếu nhất của nó : huyện Vị xuyên.

   Sư đoàn 313, gồm các trung đoàn bộ binh 122,14,266,191, pháo binh457 và các tiểu đoàn hỏa lực, chuyên môn trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1979. Trải qua mười năm chiến đấu ( 1979 - 1989 ) và mười năm năm tồn tại, phát triển, giải thể ngày 15/4/1994, đã trải rất nhiều gian lao, thăng trầm trong lịch sử bảo vệ tổ quốc giai đoạn trên. Hiện nay, các CCb sư đoàn vẫn hướng tới nơi mà họ từng đóng quân năm xưa, có nhiều kỷ niệm chiến trường, kỷ niệm về tình dân quân với đồng bào các dân tộc mà họ từng gắn bó. Trong các ngày 15/3 hàng năm, và năm ngay, là một năm chẵn, cho nên lễ kỷ niệm được tổ chức với diện rộng khắp, của CCb 11 tỉnh thành, cùng các vị lãnh đạo địa phương, trung ương, lãnh đạo quân khu 2 về tham dự.

   Tuy nhiên cũng như hành trình với các CCb 356, trong phạm vi bài viết này của em không thể diễn tả hết được. Mọi vẫn đề nổi bật đã có báo đài chính thống và phóng viên xịn đưa tin. Em chỉ viết theo thể loại hành trình, đi đâu ảnh đến đó, và trong khuôn khổ của các bác thuộc chi hội CCB tỉnh Vĩnh Phúc . Kính mời các CCB , mọi thành viên VMH cùng tham gia cuộc hành trình này qua các điểm dừng chân của đoàn.

  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #556 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2014, 11:44:49 am »

    Đoàn CCB - Chi hội của tỉnh Vĩnh Phúc, do bác Đường Minh Tuấn, nguyên chiến sĩ C 14 - E 122 làm trưởng đoàn, bắt đầu xuất phát đi từ quê nhà sáng 14/3. Qua Tuyên quang, hội CCB một chi nhánh mời vào giao lưu bữa cơm thân mật cùng với các CCB 313 vùng đất thủ đô cách mạng.

    Địa điểm tập kết là ngôi nhà sàn của bác trưởng ban liên lạc 313 Tuyên quang ( chi hội nào em quên mất, hình như của huyện Yên sơn ). Ngoằn nghèo, đi sâu như đường vào bản :



   Ngôi nhà sàn theo kiểu của đồng bào dựa vào núi, nom đơn sơ, nhưng giờ là mốt của các đại gia khi về già an dưỡng.



    Trong lúc dưới bếp đang côm cốp, chan chát, xèo xèo, thì cac CCB tụ tập ngắm cảnh, hỏi han nhau đồng đội Vĩnh Phúc - Tuyên quang.



   Trưởng đoàn, bác Tuấn đang khoanh chân trên sàn...viết sớ ! Grin







   

   
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #557 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2014, 12:01:17 pm »

   Bác Vinh, người lính trinh sát pháo binh nằm đài bị thương trong ngày 28/4/1984 trên 1509. Qua câu chuyện ngồi bên cạnh chén nước chè cùng bác này, em mới biết, có một số thông tin viết chi tiết về 1509 em...hơi bị sai. thế mới biết các nhà báo thật hơi bị khôn, viết cứ chung chung, nghẹn ngào xúc động, vừa nổi tiếng vừa chả chết bố con thằng nào !   Grin



   Bác này cũng ở bên pháo, đang...nổ đôm đốp như canon !  Grin



    CCB của trung đoàn 14, không biết có bác nào E 14 nhận ra không ?



   Bóng hồng duy nhất trong đoàn, chắc là con gái của một CCb nào đó, em tính hay không quan tâm đến phụ nữ lắm, nhưng dù sao thì cũng kính trọng chị em, đến xin kiểu ảnh, em ấy ngượng, cứ quay đi làm em bấm mấy phát với được một kiểu chân dung, tuy nhiên em nghĩ đưa kiểu này lên hay hơn !


Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #558 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2014, 12:06:51 pm »

  Hôm qua (15/3) là ngày thành lập sư đoàn 313 ,mà tôi cũng từng là một người lính trong ngàn vạn người lính của sư đoàn,đã từng tham gia chiến đấu tại mặt trận Vị xuyên.35 năm sau,nay gặp lại chắc nhiều đồng đội đã "tóc bạc,răng long".Nhưng những gì mà họ đã từng trải trên mặt trận Vị xuyên hẳn chẳng ai có thể quên được.Linh Quany ơi,hãy chuyển tải những gì bạn có được lên xem nào.Mình tuy không có mặt,nhưng cũng rất nhớ những người CCB cùng sư đoàn.

  Sáng qua mình nhận được điện thoại của anh Lại (một người đồng hương Bắc thái cũ quê xã La hiên,Võ nhai,Thái nguyên).Anh là cán bộ tiểu đoàn trinh sát của sư đoàn,anh nói ngày kỷ niệm rất đông vui,anh gặp lại rất nhiều đồng đội cũ nguyên là cán bộ,chiến sỹ của sư đoàn trong thời chiến tranh biên giới.Điều đó chứng tỏ rằng:Những người lính,từng đi qua chiến tranh,trở về sẽ mãi mãi không thể quên ký ức của cuộc chiến
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #559 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2014, 01:18:22 pm »

 
   Trưởng đoàn, bác Tuấn đang khoanh chân trên sàn...viết sớ ! Grin







   

   

Cậu viết hay lắm ! Nhưng mà viết đúng thật tâm cậu đấy nhé ? Cậu mà lần này lại viết " ĐÁNH BÓNG " Bác TUẤN thành... thì cậu nhận án gì thì tự cậu biết nhé ..Hi..Hi...
Thôi đùa tí cho vui .Dù sao cũng chúc mừng các bác ccb F313 đã có buổi lễ kỷ niệm 35 năm thành lập F thành công ngoài mong đợi ! Kính chúc toàn thể các bác mạnh khỏe ,hạnh phúc !

Tôi xin thay mặt cho các ccb F356 đang sinh sống khắp mọi nơi và xin thay mặt cho linh hồn vong linh các liệt sĩ, còn đang nằm rải rác trên các điểm cao ,Xin cảm ơn tấm lòng của tất cả các Bác, đã bớt chút thời gian, lên thắp hương tại cây hương 468 và có chút thành tâm giọt dầu, tại tượng đài ngã ba Thanh Thủy !
     Xin chân thành cảm ơn !




Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM