Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:50:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 1)  (Đọc 192347 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #410 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2013, 06:40:06 pm »

        Đò ngang
Lâu lâu không thấy tiếng đò
thì ra cố quá nằm co trên giường
cứ tưởng đang sức trẻ trai
nhẽ ra có thể mất tai có ngày
chỉ vì có tội cái tay
hay đi phơi cá có ngày mất không
mỏi lưng mỏi gối mỏi chày
mỗi ngày như thế không tày gang tay.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2013, 05:16:41 am gửi bởi pb47vp » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #411 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2013, 11:06:34 am »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II .



   Kính thưa các anh chị CCB và mọi người !

   Em xin phép tiếp tục viết về phần 2 - cuộc hành trình theo các cựu chiến binh của sư đoàn 356, về thăm chiến trường xưa và dự lễ khánh thành ( có thể tạm nói như vậy ), một công trình tâm linh mang đầy ý nguyện của những người CCB 356, hay tất cả các CCB đã từng chiến đấu, công tác tại một địa danh gắn liền với tuổi trẻ của họ gần ba mươi năm trước : VỊ XUYÊN - HÀ GIANG. Nơi mà các đồng đội của họ đã nằm xuống, gửi gắm thân xác, tâm hồn mãi mãi để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

   Phần 2 này em sẽ không viết thứ tự về một cuộc hành trình từ khi xuất phát cho đến khi hoàn thành công việc, như lễ cầu siêu cho liệt sĩ ở phần 1. Mà em sẽ mở rộng, miên man một chút về nhiều sự kiện, vấn đề khác nhau của cuộc chiến trong các bài viết phần này.

   Vì sao phải như vậy ?

   Trên diễn đàn hiện tại có rất nhiều CCB, nhiều thành viên các chiến trường khác nhau, các địa phương khác nhau và các thời khác nhau đang theo dõi những ngôi nhà chung Hà giang hay Ký ức người lính 356  bên Box Một thời máu và Hoa. Để giúp những người chưa từng chiến đấu hay đặt chân đến Hà giang. Em sẽ lấy một số tư liệu và câu chuyện kể không những của CCB F 356, mà của các CCB đơn vị khác lồng vào, kèm theo hình ảnh cho dễ hiểu hơn.

   Do cũng là thế hệ sau và không trực tiếp chiến đấu tại mảnh đất một thời nóng bỏng này, cho nên bài viết của em còn sơ sài, chưa tổng hợp được hết mọi ý nghĩa, có thể có sai sót trong khi diễn giải. Kính mong các CCB bổ sung, chỉnh lý cho hoàn thiện hơn. Hy vọng một ngày nào đó, em tiếp tục được viết rộng thêm về các địa danh khác trên chiến trường Hà giang.




  
  
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2013, 11:33:18 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #412 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 06:40:53 am »

Chú em Linhquany ơi ! cá nhân anh nghĩ ngay chủ đề của chú là "TÌNH ĐỒNG ĐỘI" nó đã ý nghĩa thế nào rồi ? trong cuộc sống bộn bề đầy dẫy những bon chen của cuộc sống nhưng tình đồng đội vẫn là một thứ mà khi nhắc tới nó thiêng liêng cao quí không có gì đánh đổi được.anh rất mong chú bớt thời gian ôm ấp mấy con cá khô trong vùng sâu vùng xa để có thời gian viết về mảng đề tài này .Mấy con cá khô vùng sâu vùng xa chú để cho nó "ĐÓI" như chú để cho đọc giả đói khát chờ chú thế này có phải tốt  hơn không?Huh??
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #413 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 08:01:12 pm »

Ba hồn bảy vía Lính Quany đâu về với anh em đê. Mọi người ngóng mỏi hết cả cổ rồi.....hu...hu
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #414 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 08:51:12 pm »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

   Ký ức là gì ? Nói một cách đơn giản đó là những gì đã xảy ra vào quá khứ được lưu lại trong trí nhớ của mỗi con người. Ai cũng có ký ức, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, vui hay buồn, tùy thuộc vào các sự kiện mà họ trải qua.

   Hàng năm, cứ vào những ngày nào đó, lại có những đoàn người, hay vài người cùng nhau đến vài địa danh nghe có thể quen và có thể không quen : Thanh Thủy, Lao Chải.... thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Những người đàn ông kèm theo lác đác vài người phụ nữ với mái tóc đã ngả hoa râm. Họ đến từng bờ suối, ngọn đồi, hay những chiếc hang nằm trong lòng núi với các gương mặt vui buồn lẫn lộn. Có người như được về thăm ngôi nhà họ đã từng sống, có người cảm thấy như tìm thấy thứ gì đó mà trong cuộc sống lâu nay tưởng bị lãng quên. Họ đi tìm và thăm gì vậy?

   Đó là những người CCB đang đi tìm lại ký ức, nếu nói tìm lại tuổi trai trẻ của mình cũng được .

   Họ đi tìm lại kỷ niệm, về những trận đánh khốc liệt họ từng tham dự nơi đây. Trên các triền núi, mỏm đá, con suối dều ghi lại dấu chân những người lính năm xưa. Thời gian và thiên nhiên đã làm xóa nhòa, đổi thay gần hết các dấu vết. Chỉ có ký ức của những CCB mới nhìn ra, kể cả sự thay đổi đến đâu, cho dù chính họ cũng già đi, gương mặt cũng thay đổi nhiều so với vài chục năm về trước.

    Những cuộc hành trình còn mang họ đến không chỉ thăm lại chiến trường xưa, mà còn đến thăm những người đồng đội xấu số hy sinh. Nhiều người hiện chưa về được với anh em đồng đội theo diện quy tập. Xương cốt đã hòa tan vào đất, vĩnh viễn ở lại nơi rừng cao núi thẳm, với mảnh đất biên cương, địa đầu Tổ Quốc.

  

   Đã nhiều năm, sau khi chiến tranh trôi qua. Khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn, đường đi lối lại vẫn chưa thuận tiện. Các điểm cao còn đầy rẫy các loại mìn hai bên cài chưa giải tỏa được hết. Không thể tả được nỗi vất vả của những CCB khi đi thăm lại chốn xưa. Nhưng có lẽ điều đó không phải là nỗi đau đáu trong tâm khảm của những người lính già, nỗi đau vẫn không nguôi khi thấy các đồng đội nằm lại chưa có một nơi nào để mọi người lên thắp cho nén hương, châm cho điếu thuốc hay rót chén rượu nhạt được đàng hoàng. Tất cả mời đồng đội về chia sẻ với nhau chỉ là tạm bợ bên một vạt cỏ hay manh áo mưa trải trên đường. Cũng chính vì vậy ý tưởng xây dựng một cây hương ra đời, bắt nguồn từ các CCB của F 356, dựng lên ngay tại gần các cao điểm xưa kia.




   Trong loạt bài viết này, người viết do chưa đi hết được các nơi trong phạm vi chiến trường gần 30 năm về trước. Chỉ cố gắng diễn tả được một số hình ảnh và câu chuyện tại một vài địa danh thuộc xã Thanh Thủy. Nơi mà xảy ra chiến sự dữ dội nhất, kéo dài nhất trong sự kiện gọi là  CHIẾN TRANH BGPB LẦN 2 TẠI HÀ GIANG.

***
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2013, 09:06:25 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #415 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 09:20:06 pm »

hay ..hay ..hay quá !!! chú mày dẫn dắt câu chuyện ,kết hợp với hình ảnh quá hay,quá tình cảm ,quá xúc động !!!! nguyên phần mở đầu này chú xứng đáng nhận một BOM BIA HOI HA NỘI XIN !!!nhưng mà chú làm bon  anh thững thờ ...chẳng khác nào cả tuần dói khát nay cho ngửi mỡ rán ....chú mày ác quá đấy Huh?
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #416 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 09:10:04 am »

   Bác @ gọi em khiếp quá !  Tongue Cứ từ từ rồi khoai các nhừ các bác ạ.

  Bác Quyền : Em không cần bia của bác cho chuyện này đâu. Em có một tấm ảnh có thể nói là nếu đem đấu giá thì tống ...bia cả chục bom, kèm theo vài nồi lẩu. Khổ chủ của nó cấm có từ chối được câu nào. Hic  Wink!
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #417 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 09:45:15 am »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

   Em xin phép được quay lại chút về quá khứ, vì nó sẽ liên quan tới câu chuyện ngày hôm nay.

   Hiện nay, cái tên các điểm cao biên giới Vị Xuyên chắc cũng đã được nhắc và nghe nhiều đến, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các câu chuyện hồi ức CCB trên các diễn đàn hay chuyện...chém gió tại các quán nước vỉa hè lúc trà dư tửu hậu. Nhưng trước chiến tranh, hầu như ít ai biết về các tên đó, ngoài những người lính từng phục vụ tại các chốt, điểm tựa tiền tiêu.

   1509,1800, 1100, 1250, 1030,772, 685, 233.... chỉ là độ cao so với mặt nước biển của các mỏm núi trên bản đồ địa chính. Hay Đồi Đài, Đồi chuối, Đồi chè là do bộ đội ta đặt ra nói về những điều kiện, công việc, đặc trưng của các quả đồi đó.

   Lao Chải, Thanh Thủy, Minh Tân, Nậm Ngặt....chỉ là những tên địa danh hành chính chỉ các xã, bản, xóm làng tại các huyện vùng cao của tỉnh Hà Tuyên ( nay thuộc Hà giang ). Như bao xóm làng, thôn bản bình thường trên đất nước Việt Nam.

   Cũng như vậy. Sông Lô, Sông Miện, suối Thanh Thủy, suối cụt cũng sẽ lẫn tên vào trong hàng ngàn con sông suối, thác gềnh  nếu không có chiến tranh xảy ra.


   Thanh Thủy là một xã vùng biên, nằm cách thị xã Hà giang chừng gần hai chục cây số, có cửa khẩu tiếp giáp với Trung quốc. Các điểm cao chạy từ cửa khẩu bắt đầu từ cao điểm 233, 266 lên tới chỗ cao nhất là 1509 đều tiếp giáp với "bên kia" về mặt Bắc. Địa hình hiểm trở, kinh tế khó khăn, điều kiện tiếp tế về hậu cần chính vì vậy cũng gặp rất nhiều bất lợi, điều đó chứng minh ngay khi bắt đầu cuộc chiến mà sư đoàn 313, là sư đoàn đầu tiên có những người lính nổ súng chống trả lại quân thù.

   Ngày ấy, cả một khu vực rừng núi rộng lớn chỉ có riêng Sư đoàn 313, một sư đoàn mới thành lập, một số từ bộ khung từ các đơn vị khác sau kháng chiến chống Mỹ, chốt giữ, bảo vệ với diện tích áng chừng vài chục km vuông ( em không chắc chắn về số liệu, mong các bác CCB bổ sung ). Với ba trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh, họ đóng trải dải từ trong các cao điểm từ Lao chải ra đến Vị Xuyên, phía sau còn có một số đơn vị như sư đoàn 314, là nơi huấn luyện tân binh cung cấp quân số cho 313, các đơn vị thuộc tỉnh đội Hà Tuyên cũ.v.v.. nhưng cũng bị rải mỏng theo các chiến tuyến lên tận huyện Đồng Văn.

***
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #418 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 11:57:09 am »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

   Theo ký ức của các CCB F 313 kể lại thì ngày xưa vùng Nậm Ngặt, hay gọi là bản Nậm Ngặt cùng với các dãy núi bên dãy 1509 cây cối xanh tốt, có rất nhiều loại gỗ quý như nghiến, lim. Đặc biệt vùng này có một loại chè cổ thụ cao lớn, lính ta trước chiến tranh vẫn thường đi trèo hái về rồi sao tẩm trong hầm bằng đủ các loại dụng cụ nồi niêu, xong chảo quân dụng, thậm chí cả bằng ...mũ sắt. Sau nhiều công đoạn tỉ mỉ, đã ra đời thứ chè chốt nổi tiếng, có thể nói  thơm ngon hơn hẳn nhiều loại chè có thương hiệu thời bầy giờ.

   Nếu lấy chính cánh tay trái của mình khuỳnh ra thì có thể tưởng tượng được phần nào sơ đồ của dãy 1509. Từ chỗ vai chính là đỉnh cao nhất, xuôi theo đó là các bình độ, điểm cao 772,  685, 400, 300, 233. Bên đối diện, qua một cái thung lũng là bản Nậm Ngặt, và các cao điểm, bình độ đối xứng độ cao như 1100, 800, 600 ...

   Lính 313 chốt giữ những nơi đó phải nói thật vất vả. Mùa đông trên đỉnh 1509 có những lúc tuyết rơi, nước bị đóng băng. Bình thường thì quanh năm mây mù bao phủ, trời lúc nào cũng một màu xanh ngắt lạnh lẽo kể cả khi có nắng to. Để đảm công tác chuẩn bị hầm hào, hố chiến đấu họ phải khênh từng thanh gỗ, bê tông trèo lên các chốt, các thanh bê tông mà lính ta hay gọi đùa là " kẹo lạc" tầm vài chục cân theo các con đường mòn cheo leo lên tới đỉnh dùng lát hầm, công sự.

Đỉnh 1509, phút giây hiếm hoi khi mây tan nhìn thấy mờ mờ mỏm 1 lộ ra. Phía bên phải màn hình là xuôi theo 772, 685...bên trái là sang 1100, Nậm Ngặt...và các độ cao theo hướng từ trên xuống dưới chạy tới suối cụt giữa thung lũng.




   Ngày 17/2/1979, chiến sự xảy ra toàn tuyến các tỉnh biên giới phía Bắc. Riêng Hà Giang thì Thanh thủy, nơi mà sau này gọi là cửa tử của cả hai bên, lại là nơi im ắng nhất, mặc dù cả hai bên đã tập trung tinh thần cao độ. Một số trận chiến dữ dội chỉ xảy ra tại các điểm cao thuộc xã Lao Chải giáp huyện Hoàng Su Phì.

   Đầu tháng 4/1984. Cuộc chiến dai dẳng và khốc liệt mới bắt đầu đặt chân đến đây. Bắt đầu từ các trận tấn công nhỏ lẻ mang tính thăm dò, kèm pháo binh bắn phá hoại. Ngày 28/4 địch với chính thức tổng tấn công toàn bộ các cao điểm. Bắt đầu từ 1509, một đại đội khoảng 70 người chống trả các đợt tấn công của đối phương cỡ trung đoàn đổ lên. Chỉ còn một người duy nhất bị thương sống sót lê xuống các điểm phía dưới, còn đâu hy sinh hết, hy sinh ngay tại chỗ hay bị thương xong rồi mới hy sinh. Lần lượt các điểm cao, bình độ khác cũng thất thủ chỉ trong vòng một ngày. Điểm cao thất thủ cuối cùng là 233, vào rạng sáng 29/4/1984. Với lực lượng mỏng, gần như không có sự chi viện tiếp tế, những người lính F 313 đã chiến đấu cho đến khi không còn gì để chiến đấu nữa.

   Đó là phía Tây sông Lô, phía Đông Sông Lô cũng lần lượt mất các điểm cao 1030 ( thuộc xã Minh Tân huyện Quản Bạ ), hay 1250 địch cũng kéo hỏa lực lên đó khống chế toàn bộ ngã ba Thanh Thủy.

   Dông 1250, góc trái màn hình, phía dưới là các đồi Đá Pháp 1,2,3. Ảnh chụp từ Đài tưởng niệm Thanh Thủy.



   1250 chụp ở cửa khẩu, ranh giới quốc gia nằm giữa hai cái cột điện, Phía Việt Nam cột một màu trắng còn cột phíaTrung quốc màu điểm xanh vàng.



   Lúc này cả hai bên bắt đầu vào một cuộc chiến kéo dài thật sự. Những đơn vị  thuộc các sư đoàn, quân đoàn, các Đại quân khu tên tuổi được "bên kia" đưa ra. Phía ta cũng có một số các tiểu đoàn, trung đoàn thuộc nhiều phiên hiệu có tiếng từ hồi chống Pháp, Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Lào, Cam pu chia như F 312, 316, F3, 31 cùng F313, 356, 314.346 v..v thay phiên nhau lên tấn công giành đất hoặc chốt giữ trận địa. Ngày D của chiến dịch MB 84, giành lại những khu vực đã mất được ấn định là ngày 12/7/1984.

  Bắt đầu từ cuối tháng tư, các đơn vị thuộc F 316, 356 bộ đội được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và lên xe từ Hoàng Liên sơn, Lai Châu cùng các đơn vị khác, sư đoàn khác đóng quân miền xuôi sang, lên mảnh đất nóng nỏng bỏng Vị Xuyên. Cuộc chiến khốc liệt và đầy đau thương mất mát bắt đầu...
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2013, 12:47:30 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #419 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 12:30:04 pm »

Chú em tổng hợp có đầu có đuôi làm cho người đọc rất rễ hiểu và nhận ra ! cố gắng lên chú em ! mình làm việc này là đã làm được một việc hết sức ý nghĩa là "NÓI VÀ VIẾT THAY CHO CÁC LIỆT SĨ ĐÃ NGÃ XUỐNG VÌ MẢNH ĐẤT BIÊN CƯƠNG NÀY "
Anh xin bổ xung cho chú thêm một chi tiết là : địch bắt đầu mở các đợt tấn công vào các cao điểm từ ngày 2/4/1984 dòng dã gần một tháng đến ngày 28/4/1984 chúng chiếm được các cao điểm đó của ta từ tay các đồng đội F 313.
anh tình nguyện bồi dưỡng phục vụ chú em để có sức viết bài ! chứ anh không đủ tài chính để trả công cho chú . Bài viết của chú nó vô giá không thể mua bằng tiền được .   Nhưng chú đừng lôi bả bối tống tiền anh nhé !!! hề ..hề...
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2013, 02:49:06 pm gửi bởi ngocquyen C6 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM