Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 09:27:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường sắt Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2035-2050 phát triển như thế nà  (Đọc 153338 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #260 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 11:12:01 am »

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/06/3BA1D411/ lại thế nữa
Logged
cuongdbh
Thành viên
*
Bài viết: 26


Việt Nam - Hồ Chí Minh muôn năm!


« Trả lời #261 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 06:50:41 pm »

Nhân đây mờ các bác hạ cố sang Gúc tìm clip Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ , TB biểu tình .600 ng quây 2 ngày. Nhà nào ko đi thì dây điện bị rứt. Phó TGD Điện lực phải về
Logged

Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do
nguoi ham mo
Thành viên
*
Bài viết: 107


« Trả lời #262 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 01:20:27 am »

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/06/3BA1D411/ lại thế nữa

Hãng thông tấn Đức DPA và Bloomberg trích lời ông Seiji Maehara phát biểu trong một cuộc họp báo ở Tokyo rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam soạn thảo một kế hoạch khả thi mà Quốc hội Việt Nam có thể chấp thuận.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ Việt Nam để làm sao công nghệ tàu cao tốc được sử dụng tại đây", ông Maehara nhấn mạnh.


Chà chà , coi bộ anh Nhật đang vờn anh Việt.
Trước khi họp Quốc hội , cũng có 1 ông bộ trưởng Nhật qua VN,đi tàu lữa Vn, rồi về lêu loa : nào là cân nhắc kỹ, nào là cân nhắc cho vay ODA...
Sau khi họp QH, thì lại muốn hợp tác soạn thảo một kế hoạch khả thi mà Quốc hội có thể chấp thuận. Grin Grin Grin

Giống tiếp thị bán hàng quá.

Hạ giá,Hạ giá đi! Grin Grin Grin Grin

Riêng câu này em không hiểu :"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ Việt Nam để làm sao công nghệ tàu cao tốc được sử dụng tại đây", ông Maehara nhấn mạnh.

 Grin Grin


Logged
cangiuoclongan
Thành viên
*
Bài viết: 52

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!


WWW
« Trả lời #263 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 10:13:13 am »

Nhân đây mờ các bác hạ cố sang Gúc tìm clip Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ , TB biểu tình .600 ng quây 2 ngày. Nhà nào ko đi thì dây điện bị rứt. Phó TGD Điện lực phải về

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/386088/Thieu-dien-keo-dai-Phai-noi-that-voi-nguoi-dan.html

...
Tôi nghe các thành viên Chính phủ trả lời trước Quốc hội, rồi nhiều vị cũng hứa trên báo chí. Nhưng dân chưa thỏa mãn và chính tôi cũng không thỏa mãn. Năm nào cũng đổ cho phụ tải tăng nhanh, rồi mùa khô nhà máy thủy điện thiếu nước... Đây là những nguyên nhân đã biết từ lâu rồi, năm nào chả thế.

Khi tôi còn tham gia xây dựng các tổng sơ đồ điện hàng chục năm trước thì tất cả đã thấy vấn đề đó rồi, lường trước rồi. Vì vậy trong các tổng sơ đồ điện đều đề cập rất rõ lộ trình xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí.

Phụ tải tăng nhanh cũng không phải là điều bất ngờ, vì chúng ta đã dự báo đến năm 2010 cần khoảng 100 tỉ kWh, thực tế cho thấy đúng như vậy. Vậy tại sao từ năm 2005 đến nay liên tục thiếu điện trong mùa khô?

Câu trả lời là các nhà máy nhiệt điện chạy than đã không vào đúng tiến độ. Hai nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng và Quảng Ninh đều có công suất 600MW lẽ ra phải vào từ năm 2008, nhưng đến bây giờ vẫn chưa xong. Hai nhà máy này bắt đầu triển khai từ năm 2002, đến năm 2004 thì khởi công xây dựng, đến nay là gần bảy năm.

Không bao giờ một nhà máy nhiệt điện xây dựng đến bảy năm cả, người ta chỉ xây dựng từ 32-36 tháng thôi. Nếu hai nhà máy này vào đúng tiến độ, chúng ta có mỗi ngày gần 30 triệu kWh thì không thể thiếu điện.

Tôi cho rằng vấn đề mấu chốt mà nhiều người không dám nói ra là tại sao hai nhà máy nhiệt điện này vẫn chưa đi vào hoạt động.
...

----------------------
À mà post ở đây về vụ điện chắc có lẽ hơi bị lạc đề. Vậy có khi nhờ các mod tách ra thành một chủ đề khác thì hay hơn. Kiểu như "Ngành điện VN đến năm 2030 - vấn đề và giải pháp" Cheesy
Logged

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!
nghecon0001
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #264 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 10:32:42 am »

Nhân đây mờ các bác hạ cố sang Gúc tìm clip Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ , TB biểu tình .600 ng quây 2 ngày. Nhà nào ko đi thì dây điện bị rứt. Phó TGD Điện lực phải về

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/386088/Thieu-dien-keo-dai-Phai-noi-that-voi-nguoi-dan.html

...
Tôi nghe các thành viên Chính phủ trả lời trước Quốc hội, rồi nhiều vị cũng hứa trên báo chí. Nhưng dân chưa thỏa mãn và chính tôi cũng không thỏa mãn. Năm nào cũng đổ cho phụ tải tăng nhanh, rồi mùa khô nhà máy thủy điện thiếu nước... Đây là những nguyên nhân đã biết từ lâu rồi, năm nào chả thế.

Khi tôi còn tham gia xây dựng các tổng sơ đồ điện hàng chục năm trước thì tất cả đã thấy vấn đề đó rồi, lường trước rồi. Vì vậy trong các tổng sơ đồ điện đều đề cập rất rõ lộ trình xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí.

Phụ tải tăng nhanh cũng không phải là điều bất ngờ, vì chúng ta đã dự báo đến năm 2010 cần khoảng 100 tỉ kWh, thực tế cho thấy đúng như vậy. Vậy tại sao từ năm 2005 đến nay liên tục thiếu điện trong mùa khô?

Câu trả lời là các nhà máy nhiệt điện chạy than đã không vào đúng tiến độ. Hai nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng và Quảng Ninh đều có công suất 600MW lẽ ra phải vào từ năm 2008, nhưng đến bây giờ vẫn chưa xong. Hai nhà máy này bắt đầu triển khai từ năm 2002, đến năm 2004 thì khởi công xây dựng, đến nay là gần bảy năm.

Không bao giờ một nhà máy nhiệt điện xây dựng đến bảy năm cả, người ta chỉ xây dựng từ 32-36 tháng thôi. Nếu hai nhà máy này vào đúng tiến độ, chúng ta có mỗi ngày gần 30 triệu kWh thì không thể thiếu điện.

Tôi cho rằng vấn đề mấu chốt mà nhiều người không dám nói ra là tại sao hai nhà máy nhiệt điện này vẫn chưa đi vào hoạt động.
...

----------------------
À mà post ở đây về vụ điện chắc có lẽ hơi bị lạc đề. Vậy có khi nhờ các mod tách ra thành một chủ đề khác thì hay hơn. Kiểu như "Ngành điện VN đến năm 2030 - vấn đề và giải pháp" Cheesy
Hoàn toàn ủng hộ ý tưởng lập các Topic bàn luận về tương lai của các ngành, các lĩnh vực kinh tế, và các vùng kinh tế của Việt Nam giống như­ "Ngành điện VN đến năm 2030 - vấn đề và giải pháp" nhằm chỉ ra thực trạng, vấn đề và đưa ra giải pháp và định hướng phát triển (trong đó nếu được có thể phân tích những cái được, cái chưa được của các quy hoạch và định hướng phát triển). Mong lắm những topic mang tính phản biện khoa học chứ không phải chỉ là những phân tích mang nặng cảm tính.
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #265 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 07:34:21 pm »


Phụ tải tăng nhanh cũng không phải là điều bất ngờ, vì chúng ta đã dự báo đến năm 2010 cần khoảng 100 tỉ kWh, thực tế cho thấy đúng như vậy. Vậy tại sao từ năm 2005 đến nay liên tục thiếu điện trong mùa khô?

Câu trả lời là các nhà máy nhiệt điện chạy than đã không vào đúng tiến độ. Hai nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng và Quảng Ninh đều có công suất 600MW lẽ ra phải vào từ năm 2008, nhưng đến bây giờ vẫn chưa xong. Hai nhà máy này bắt đầu triển khai từ năm 2002, đến năm 2004 thì khởi công xây dựng, đến nay là gần bảy năm.

Không bao giờ một nhà máy nhiệt điện xây dựng đến bảy năm cả, người ta chỉ xây dựng từ 32-36 tháng thôi. Nếu hai nhà máy này vào đúng tiến độ, chúng ta có mỗi ngày gần 30 triệu kWh thì không thể thiếu điện.

Tôi cho rằng vấn đề mấu chốt mà nhiều người không dám nói ra là tại sao hai nhà máy nhiệt điện này vẫn chưa đi vào hoạt động.
...

----------------------
À mà post ở đây về vụ điện chắc có lẽ hơi bị lạc đề. Vậy có khi nhờ các mod tách ra thành một chủ đề khác thì hay hơn. Kiểu như "Ngành điện VN đến năm 2030 - vấn đề và giải pháp" Cheesy

 Em thấy là không lạc đề. ĐSCT mà không có điện chả lẽ chạy bằng đầu kéo hơi nước ( phì phà phì phò ). Bác cứ yên tâm, càng nhiều nhà máy điện ( nhất là thủy điện ) thì giá thành 1KWh càng không thấp. Cố gằng phấn đầu mỗi tỉnh có ít nhất một nhà máy điện . Như kiểu mỗi tỉnh một nhà máy xi măng, 1 nhà máy bia, 1 nhà máy đường, 1 trường đại học, 1nhà máy xi măng,... Cứ có cái đã, còn đơn giá của sản phẩm nó vọt tới đâu thì ai sử dụng cố gắng mà gánh. Cheesy
Logged
cangiuoclongan
Thành viên
*
Bài viết: 52

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!


WWW
« Trả lời #266 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 11:58:21 am »

http://www.tuanvietnam.net/2010-06-23-nganh-dien-noi-va-lam-van-theo-loi-cu-mon

Nhiều năm qua, vấn đề đầu tư cho ngành điện lực Việt Nam, vốn đặc biệt cần thiết, đã là vấn đề tranh cãi dai dẳng giữa các nhà kỹ trị theo hướng thị trường trong chính phủ với các quan chức của công ty điện lực quốc gia (EVN) được đào tạo tại Liên Xô. Các quyết định về giá điện đưa ra năm ngoái có thể dẫn tới một bước đột phá - nhất là khi tình trạng thiếu điện đã trở thành vấn đề nhức nhối.

Mỗi năm khi mùa khô tới, các doanh nghiệp và người dân lại phải chịu cảnh bị cắt điện. Năm 2010 là năm tồi tệ nhất. Mới chỉ một năm kể từ khi nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu - với việc sản xuất bùng nổ mạnh - nhưng hạn hán lại xảy ra trên toàn Đông Nam Á, làm giảm đáng kể sản lượng điện của các nhà máy thủy điện. Khi báo chí đưa tin mất điện kéo dài và trên diện rộng, dư luận bắt đầu tranh cãi về việc vấn đề này không phải do thời tiết không thuận lợi, mà do cách quản lý chưa tốt.

Nhưng cho tới gần đây, các cuộc cải cách dường như không có tiến triển nhiều. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn do những người từng theo học tại Liên Xô điều hành và quen với việc quản lý ngành điện như một ngành công nghiệp bình thường. Các kế hoạch 5 năm đã được thay thế bằng các chiến lược và tầm nhìn, nhưng lời nói và hành động của EVN và Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn theo cách cũ.

Vấn đề cốt lõi là bảng giá của ngành điện quá thấp khiến cho việc đầu tư mới trở nên không có hiệu quả kinh tế. Giải pháp kĩ thuật đã được chứng minh từ lâu rằng sẽ giúp cho việc giữ đúng giá.

Năm 2005, Bộ Công nghiệp Việt Nam (nay là Bộ Công thương) tuyên bố 15 dự án của các nhà sản xuất điện độc lập IPP để ngỏ cho đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của việc này là gia tăng thị phần ngành điện của những nhà sản xuất điện độc lập từ 14% năm 2005 lên 33% vào năm 2010. Thế nhưng sau 4 năm, lĩnh vực này không thể đi vào hoạt động bởi không thể đạt được thống nhất trong việc định giá chi phí sản xuất điện.

Các nhà sản xuất độc lập lũ lượt kéo tới Hà Nội để rồi phải chờ đợi hoặc mất đi mối quan tâm. Mục tiêu đầu tư 4 tỷ USD mỗi năm đến nay không hề nhìn thấy một tín hiệu nào của việc có thể hiện thực hóa.

Cuối năm ngoái, một giải pháp đã lộ diện. Sau một thời gian dài tranh cãi, ngày 27/10/2009, Chính phủ đã ban hành nghị định xây dựng tiêu chí đồng bộ cho các dự án BOT. Vài tuần sau đó, EVN và Vinacomin, cùng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), thông báo với chính phủ rằng họ đã sẵn sàng để chính phủ làm trung gian cho một cấu trúc giá chấp nhận được đối với điện sản xuất từ than. Điều này cuối cùng dẫn tới một thỏa thuận nhà nước theo đó họ có thể tăng giá điện dần dần.

Ít lâu sau đó, ngày 22/4/2010, EVN và công ty điện lực AES của Mỹ đã đạt thỏa thuận về giá bán điện từ nhà máy điện công suất 1.200 MW, trị giá 1,6 tỷ USD, mà AES sẽ xây dựng ngay cạnh một mỏ than của Vinacomin. Nhiều nhà máy nhiệt điện với tổng công suất hơn 12.000 MW cũng đã được lên kế hoạch xây dựng vào năm tới.

Tốc độ các công ty đạt được thỏa thuận từ khi các quy định mới về BOT có hiệu lực từ tháng 1/2010 cho thấy Việt Nam có thể giải quyết được các vấn đề về nguồn cung điện về trung hạn. Tuy nhiên, các cuộc cải cách về quản lý sẽ cần được tiếp tục để đảm bảo một sự phát triển lành mạnh cho ngành này.
Logged

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!
cuongdbh
Thành viên
*
Bài viết: 26


Việt Nam - Hồ Chí Minh muôn năm!


« Trả lời #267 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 01:03:59 pm »

Thật ra thì thiếu điện không phải do ngành điện hoàn toàn.1 phần do quy hoạch kém cuả các đvị khác. Đơn cử như nhà máy thép tái chế Chengli cuả Tq gần nhà cháu. 1 ngày nó dùng hết 1900 Mw  điện. Nó thuê đất, kí hợp đồng mua điện vs Ubnd tỉnh . Thế là dân bị cắt điện cho nó hđ.
Lạc đề quá đà nên cháu xin thôi tại đây
Logged

Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do
nguoi ham mo
Thành viên
*
Bài viết: 107


« Trả lời #268 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2010, 08:48:38 am »

Chuyện thiếu điện ở mình , riêng tôi , tôi thấy bình thường rồi. Grin Grin Grin

Hồi năm 2008 , có dịp xuống điện 3 pha , nên có ngồi nói chuyện với mấy anh lắp điện(điện lực Hóc môn, TPHCM). Nghe anh ta nói, bên điện lực phải mua điện của nhiệt điện Phú Mỹ với giá 2000 đồng/kw , hòa lưới điện, bán lại cho dân với giá 1000 đồng ( giá điện sinh hoạt có nhiều mức giá , anh ta nói : đại khái ).
Anh ta nói , bên nhiệt điện Phú Mỹ có thể bán điện nhiều hơn, nhưng bên điện lực hạn chế mua, vì mua càng nhiều càng lỗ. Anh ta nói , thế nào giá điện cũng phải tăng. Thế rồi vừa rồi cũng tăng giá điện rồi .
Có lẽ điện : là một bài toán khó.Hay là nhà nước với nhân dân cùng làm,thông tin toạt móng heo ra để mọi người cùng hiểu , cùng chia sẽ Grin Grin Grin
Em thì thấy mất điện hoài nên nói thế , có thể em chưa biết thông tin , các bác có thông tin , đưa lên đây cho em cập nhật nhé.


Logged
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #269 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 11:59:03 pm »

Em chẳng hiểu mấy ông ngành điện phân bổ sản lượng cho các tỉnh thế nào nữa, vừa rồi Khành Hòa đâm đơn kiện ENV rồi.
Độc quyền sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lắm, đơn giản chỗ em mắc cái công tơ điện thôi cũng phải bo cho mấy nhân viên vài trăm thì nó mới mắc cho đàng hoàng không thì cứ chập chờn suốt.
Theo em nếu nhà nước không kham nổi thì có thể cho nước ngoài đầu tư và làm như vậy cũng góp phần từng bước hoàn thiện thể chế của kinh tế thị trường.
Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM