Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:34:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường sắt Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2035-2050 phát triển như thế nà  (Đọc 153235 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #70 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 08:53:56 pm »

uh thì đồng ý về sự cần thiết của ĐSCT. Sau độ 20 -30 năm nữa, khi dầu mỏ cạn kiệt thì cũng chả biết ô tô và máy bay đi về đâu.

Các bác hiện nay luôn lấy viễn thông ra để nói về chuyện di tắt đón đầu. Tuy nhiên viễn thông gắn với công nghệ thông tin, càng ngày càng phát triển, và linh kiện, thiết bị điện tử (chip ...) càng lúc càng mạnh hơn, rẻ hơn. TRái lại công nghệ xây dựng (cầu, đường...) gần đây không còn gì đột phá nhiều, vật liệu xây dựng (thép, cát đá sỏi, nhân công...) càng lúc càng đắt, chi phí duy tu, vận hành lớn... Vậy thì làm sao mà so sánh đuợc?

Tuởng tuợng: Hiện nay Nhật cho mình vay món 30 tỷ $ đã là quá khủng, Quốc hội VN đồng ý đầu tư, phân kỳ giai đoạn 1, sử dụng công nghệ nhật bản. Các giai đoạn sau có rủi ro về nguồn vốn vay từ nhật, lúc đó đã sử dụng công nghệ nhật, vay nuớc khác lại đi kèm theo công nghệ khác? Lúc đó xử sao? ĐƯờng có 2 chiều, mỗi chiều sử dụng 1 công nghệ đsct? Grin
Logged
kakashivn87
Thành viên
*
Bài viết: 85


« Trả lời #71 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 11:28:07 pm »

ĐSCT cần phân biệt rõ gồm 4 thứ quan trọng nhất :
1- Đường sắt. Cái này chắc chắn phải khổ to chuẩn, nền móng cũng khác với loại to thường. 1 km có giá từ 35-55 triệu tờ xanh. Có thể sử dụng cho nhiều loại tàu khác nhau cùng khổ bánh. Cái này đắt nhất, xây lâu nhất.
2- Đầu máy + toa ngồi. Công nghệ thì thay từng ngày, nhưng loại này hơn 20 năm nay vẫn chưa đổi kiểu, đa số là mũi vát thân cong. Không biết 1 con tàu của Nhật thế nào, tàu Pháp thì 2 đầu máy( vẫn có ghế ngồi các bác nhé) + 8 toa thành 1 đoàn tàu, tuyến nào đông thì ghép 2 con lại ( 20 toa tất cả )
3- Đường điện chạy tàu, cái này theo đường sắt luôn, và chỉ để chạy tàu , Nếu không có nhà máy điện hạt nhân e khó mà nuôi nổi nó.
4- Hệ thống điều khiển, nhà ga, hệ thống sửa chữa bảo dưỡng. VN ta nếu chạy it tàu thì không quá lo, nhưng không biết các bác định làm đôi ray hay 1 cái cho tiết kiệm? Nếu đôi thì tiện quản lý, sửa chữa và điều tàu khi có chuyện hơn, nhưng giá xây đắt gần gấp đôi.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #72 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 11:32:27 am »

 Giáo sư Phan văn Trường nói gì về DSCT ?
 Nếu vẫn cứ muốn xây dựng DSCT thì giao cho Nhật bản đi BOT hay BOO gì đó rồi cho họ khai thác trong vòng 25 năm rồi thu hồi lại , như vậy là ta chẳng mất cái gì cả .
 Sau 25 năm khai thác DSCT đó nó thuộc về ta , thằng Nhật nó thi công thì cũng chẳng ai sơ múi được gì , cái lợi trước mắt cùng cái lợi lâu dài thì đã rõ rồi , xong phương án này chưa thấy ai ủng hộ cả .
 Điều mà ai đó muốn là đi vay tiền nước ngoài rồi tự làm hay thuê người làm để còn chấm mút tý chút chứ còn giao trắng cho Nhật như vậy thì còn màu mỡ gì nữa , còn bao giờ trả nợ , ai trả , trả đến bao giờ thì ...mặc mẹ chúng mày đời con cháu .
  Ha ..ha ..hô ...hô ...hu ...hu ( cả khóc lẫn cười cho sự đời )
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #73 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 12:23:48 pm »

Câu trả lời của GS PVT bác BY nên hiểu là KHONG. Ông ấy tế nhị thôi mà. Rất ít khả năng các doanh nghiệp Nhật chịu làm BOO hoặc BOT bởi vì thời gian hoàn vốn quá dài và hạ tầng kỹ thuật phục vụ (điện năng) của chúng ta còn quá yếu. Doanh nghiệp Nhật xây dựng cũng vẫn có chuyện tiêu cực như thường. Các ví dụ ở đại lộ Đông Tây, hầm Thủ Thiêm, cầu Cần Thơ còn đầy ra đấy. Doanh nghiệp Nhật sang đây trước kia còn ngon, nay thì nhièu thằng cùi bắp lắm.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #74 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 01:03:53 pm »

Giáo sư Phan văn Trường nói gì về DSCT ?
 Nếu vẫn cứ muốn xây dựng DSCT thì giao cho Nhật bản đi BOT hay BOO gì đó rồi cho họ khai thác trong vòng 25 năm rồi thu hồi lại , như vậy là ta chẳng mất cái gì cả .
 Sau 25 năm khai thác DSCT đó nó thuộc về ta , thằng Nhật nó thi công thì cũng chẳng ai sơ múi được gì , cái lợi trước mắt cùng cái lợi lâu dài thì đã rõ rồi , xong phương án này chưa thấy ai ủng hộ cả .
 Điều mà ai đó muốn là đi vay tiền nước ngoài rồi tự làm hay thuê người làm để còn chấm mút tý chút chứ còn giao trắng cho Nhật như vậy thì còn màu mỡ gì nữa , còn bao giờ trả nợ , ai trả , trả đến bao giờ thì ...mặc mẹ chúng mày đời con cháu .
  Ha ..ha ..hô ...hô ...hu ...hu ( cả khóc lẫn cười cho sự đời )
Ông giáo sư PVT nói như vậy là hơi chủ quan, để làm dự án BOT/BOO có rất nhiều điều kiện đi kèm theo bất lợi cho nước chủ nhà, mà các điều kiện này thì bên Nhà đầu tư BOT/BOO sẽ ép tối đa lên CP vả Bộ GTVT chứ không đơn giản đâu.
Tôi lấy thí dụ cho dự án Nhà máy nhiệt điện chạy khí BOT nhé:
Bên Nhà thầu dự án BOT sẽ yêu cầu Chủ đầu tư (Bộ Công thương) phải cam kết bán nhiên liệu (khí đốt) gọi là hợp đồng GSA(thỏa thuận cung cấp khí) trong vòng đời dự án 25 năm, phải ổn định lượng khí, giá mua cũng theo giá gần như cố định. Các ưu đãi về thuế. Nếu không sẽ có phạt (Chủ đầu tư bị phạt)
Nhà thầu BOT sẽ yêu cầu có hợp đồng mua bán điện PPA, theo đó Chủ đầu tư sẽ phải mua điện liên tục ổn định, lâu dài, giá cao theo quốc tế, ưu tiên mua theo bất kể hệ thống điện lúc đó cần điện như thế nào, nghĩa là có lợi nhất cho Nhà thầu.
Sau khi có 2 hợp đồng trên, cùng với ưu đãi về sử dụng đất đai, đền bù đất trong 25 năm... Nhà thầu mới dựng nhà máy điện BOT, và vận hành khoảng 5 năm đầu sẽ thu hồi vốn đầu tư, còn 20 năm sau chỉ thu lãi. Hưởng các ưu đãi về thuế...,
Nhà máy điện BOT chính là tư nhân hóa nhà máy điện.
Lúc đó các bác có chịu nhìn họ - với hợp đồng BOT đã ký kết - chỉ ngồi lấy lãi lâu đến thế không?

Với ĐSCT mà làm BOT/BOO cũng sẽ có chuyện cam kết chịu các rủi ro cho Chủ đầu tư như:
+ cam kết về lượng khách, giá vé. Hệ thống hầm chui, cầu vượt cắt ngang ĐTCT...
+ cam kết giành cho Nhà đầu tư toàn quyền thuê và sử dụng đất lâu dài (25 năm có thể còn lâu hơn như 50 năm): cho đường sắt, cho làm nhà ga, trạm tàu và dịch vụ kỹ thuật khác như hệ thống tàu, trạm biến áp cấp điện cho tàu, đường dây điện chạy dọc đường tàu, các hệ thống tin hiệu, điều khiển, cảnh báo dọc theo đường tàu...
+ cam kết cung cấp điện ổn định lâu dài cho ĐSCT...
+  Nhà thầu có ưu thế về các dịch vụ kinh doanh khác tại nhà ga, ga ngầm,... như siêu thị, cửa hàng...
Sau thời gian thu hồi vốn, sẽ có khoảng thời gian dài họ thu lãi nữa (thí dụ vòng đời dự án là sau 50 năm sẽ chuyển giao cho Chủ đầu tư, thì 25 năm đầu hòa vốn, 25 năm sau thu lãi ròng!)
Nếu làm BOT gần như là tư nhân hóa ngành đường sắt.
Cần lưu ý là một số ngành kinh tế xương sống, vai trò đặc biệt quan trọng thì chỉ có nhà nước làm chủ quản lý vận hành thôi, không thể thể tư nhân được như: dầu khí, điện lực, giao thông, hàng không,...
Tôi nghĩ là không giao cho họ (Nhật hay thực chất là các đại công ty Nhật) làm ĐSCT theo hình thức BOT được.

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2010, 01:10:11 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #75 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 03:53:12 pm »

Theo em nên mở rộng đường ray thôi! Hạ tầng mình, giá cả sinh hoạt phí, thu nhập của dân mình còn nhiều cái để mơ gần hơn. Em không tưởng tượng được sau khi hoàn thành thì giá vé nó là bao nhiêu? Khu vực nào có đủ khả năng ngồi? Đầu tư theo phương án hợp túi tiền để phát triển đồng bộ các ngành khác như giao thông đường thủy, đường không(Cái này 80% dân mình mơ à nghe) còn lại đầu tư cho việc ổn định giao thông đô thị, an ninh quốc phòng....Làm cái dự án cho to rồi các ngành kia teo lại vì không có kinh phí Huh Khi đó không hiểu nó như thế nào nhỉ?
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #76 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 04:30:16 pm »

Kiểu giống như anh kỹ sư vừa ra trường thế chấp mảnh đất do ông già khai khẩn để vay tiền tậu 1 chiếc xe bốn chỗ, tự hài lòng với suy nghĩ rằng mình có tầm nhìn xa, đi tắt đón đầu. Nợ để đó, trước mắt là sướng cái đã, thế gian được có mấy người?

Đi vay mà sử dụng không đúng chỗ, không hiệu quả thì có ngày mất sổ đỏ Grin

JBIC mà thấy các bác còn khả năng trả nợ thì họ sẵn sàng mở hầu bao thôi. Mấy chục người khoác áo công ty Vĩnh Thịnh thiệt mạng vì hệ thống giàn chống thép secondhand đã sử dụng bên Thái chở về, chỉ là 1 tai nạn.


Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #77 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 06:11:41 pm »

 Em ném đá Quốc hội 1 phát:
-Tầm nhìn xa vời quá, tận 2020, 2035, 2050(toàn là bội số của 5, anh em mình có khi "nghẻo" rồi).
-Nhìn gần thôi, hãy mơ thấy "ngày mai có củ khoai sọ" đi. Hãy mơ thấy trong 5 năm tới hành lang đường sắt được an toàn:
+) Không có trâu bò ngáo ngơ trên đường sắt.
+)Đường bộ giao nhau với đường sắt phải 100% có barỉe+người gác(em vẫn chui qua barie khi tàu...còn lâu mới đến, các bác có ai liều như em không, vội mà).
+)Hành khách ngồi trên tàu, không phải phóng tầm mắt qua lưới sắt+tấm kính mờ tịt, đi tầu mà chẳng nhìn thấy gì bên ngoài. Không có tấm lưới này, khối bác bị ăn "củ đậu bay" đấy.
+) Liên quan đến mấy phó nháy đây: Cấm tuyệt đối lên cầu Long biên chụp ảnh trong phạm vi đường sắt, trên thế giới hiếm(hoặc chưa bao giờ) có quốc gia nào lại có nhiều cô dâu chú rể lên đường sắt để chụp ảnh đến thế.
 +)   
     ...

  Thực hiện những việc trên không khó, ít tốn kém, chẳng phải đi nịnh bợ bố con thằng nào để vay tiền. Hãy làm cái việc trước mắt kia đi đã.
  Càng nói càng... đau đầu...có khi lại bị coi là xì pham!
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2010, 06:17:33 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #78 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 08:43:36 pm »

ĐSCT cần phân biệt rõ gồm 4 thứ quan trọng nhất :
1- Đường sắt. Cái này chắc chắn phải khổ to chuẩn, nền móng cũng khác với loại to thường. 1 km có giá từ 35-55 triệu tờ xanh. Có thể sử dụng cho nhiều loại tàu khác nhau cùng khổ bánh. Cái này đắt nhất, xây lâu nhất.
2- Đầu máy + toa ngồi. Công nghệ thì thay từng ngày, nhưng loại này hơn 20 năm nay vẫn chưa đổi kiểu, đa số là mũi vát thân cong. Không biết 1 con tàu của Nhật thế nào, tàu Pháp thì 2 đầu máy( vẫn có ghế ngồi các bác nhé) + 8 toa thành 1 đoàn tàu, tuyến nào đông thì ghép 2 con lại ( 20 toa tất cả )
3- Đường điện chạy tàu, cái này theo đường sắt luôn, và chỉ để chạy tàu , Nếu không có nhà máy điện hạt nhân e khó mà nuôi nổi nó.
4- Hệ thống điều khiển, nhà ga, hệ thống sửa chữa bảo dưỡng. VN ta nếu chạy it tàu thì không quá lo, nhưng không biết các bác định làm đôi ray hay 1 cái cho tiết kiệm? Nếu đôi thì tiện quản lý, sửa chữa và điều tàu khi có chuyện hơn, nhưng giá xây đắt gần gấp đôi.

Mấy pic về thông số kỹ thuật ở trang trước đã có rồi mà bác.
1. Khổ 1435 mm. ĐUơng nhiên là nền móng yêu cầu cực cao nên mới có khoảng 1000 km cầu cạn. TQ nó cũng làm đường sắt cao tốc, phải xử lý nền móng đó, gần như hóa cứng phần nền duới đường sắt. Bác nào biết cách xử lý phần nền đó do lún trên tuyến đường sắt cao tốc đang khai thác, qua đó chỉ cho chúng nó, chúng nó sẵn sàng cho lên bệ để thờ. Tụi nó giờ cũng không dám nghĩ đến chuyện  đó. VN mình nếu làm đsct cũng không phải là ngoại lệ.

4. ĐƯờng sắt đôi (2 tuyến), điện khí hóa.
Logged
thainhi_vn
Thành viên
*
Bài viết: 705


« Trả lời #79 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 09:35:38 pm »

Chuyên gia kinh tế trưởng Martin Rama của WB cảnh báo cần phải cân nhắc để tránh cho các thế hệ tiếp theo một gánh nợ khổng lồ

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/06/3BA1C953/
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM