Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:08:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 334772 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daisy13
Thành viên
*
Bài viết: 49


Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình...


« Trả lời #190 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2012, 09:26:57 am »

Bác Minhhoang.CCCP:
- Cháu đã liên hệ với tất cả các BCHQS có liên quan nhưng ở BCHQS Hà Tĩnh thì cũng có thông tin y như trích lục còn ở BCHQS Huế và Quảng Trị thì không có thông tin gì cả
- Còn riêng với bác Huỳnh An, cháu chưa gặp trực tiếp nhưng cháu cũng đã trao đổi với bác qua điện thoại và đọc đi đọc lại nhiều lần bản trích lục cho bác nghe. Bác ấy cũng quá quen với cháu, vì suốt ngày gọi điện làm phiền bác ấy. Grin. Bác ấy hứa là khoảng 10 ngày nữa có cuộc họp ban liên lạc sẽ hỏi giúp cháu. Còn bác Tùng thì đang hỏi giúp cháu người đại đội trưởng đại đội vận tải 25 còn ở Huế để tìm thêm thông tin.
Logged

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm!
daisy13
Thành viên
*
Bài viết: 49


Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình...


« Trả lời #191 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2012, 09:28:26 am »

@em daisy13: Trong khi chờ trích lục bản đồ, em nên gọi cho bác Hói, xin số điện thoại để liên hệ với bác Hồ Quang Trung, hỏi bác "thổ dân" này xem ở xung quanh khu vực A Túc (cũ) có cao điểm 400 nào không? Vì theo anh, cao điểm 400 có thể là một địa danh quy ước để gọi trong chiến tranh, còn thực tế, cao độ trên bản đồ có thể là 390, 430... Mọi thông tin đều phải lật qua, lật lại để tìm manh mối. Vì chưa chắc bác em đã hy sinh ở A Túc, mà có khi ở cao điểm 400 nào đó phía Bắc đường 9 thì sao?!!! Những chuyện Muôn Năm Cũ thì hãy tìm những người Muôn Năm Cũ mà tìm hiểu,  Smiley. Thân mến!
Em cảm ơn anh. Em đã nhiều lần gọi ra xin số của bác Trung nhưng bác Hói bảo bác Trung không dùng điện thoại. Có lẽ đợt nào phải ra trực tiếp mới đựoc anh à.
Logged

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #192 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2012, 04:07:24 pm »

K ính g ư ỉ : B ác Quangcan
Nhờ bác ngó qua giúp em nhé!
Quá trình tìm kiếm liệt sỹ là bác ruột em như sau:

Liệt sỹ: Vũ Mai Ánh
Quê quá: Đồng Tiến – An Hải – Hải Phòng
Nhập ngũ: Tháng 8 năm 1970
Đơn vi: C2 D1 E9 F968    
Chức vụ: Chuẩn úy      
Hy sinh: 15/07/1974    
Tại: Tọa độ 049 – 475 Mảnh bản đồ Bảo Đức tỷ lệ: 1:50.000 Mộ số 20

Qua các bác CCB, các anh trong diễn đàn Quansuvn.net em được liên lạc với các bác CCB Trung đoàn 9.
Thông qua cuộc gặp mặt hàng năm của CCB Trung Đoàn 9 – Cù Chính Lan Anh Hùng do các bác CCB tổ chức vừa qua ngày 20/05/2012 tại Hà Nội. Em và bố em đã gặp gỡ các CCB Trung đoàn 9 và các bác CCB cùng Tiểu đoàn, Đại đội đã từng chiến đấu với Liệt sỹ là bác ruột em trong những năm KCCM.

Được gặp gỡ các bác và các bác cũng xác nhận Liệt sỹ hy sinh ngày 15/07/1974 trong trận đánh có mật danh là Y3 tại Lệ Ngọc (Nay là huyện Chư Prông Tỉnh Gia Lai) năm 1974. Trong trận đánh này có một vài đồng đội của bác cũng anh dũng hy sinh. Cuối năm 1973 bác em sau khi học sỹ quan xong chuyển từ Trung đoàn 64 ( Không rõ tiểu đoàn hay đại đội nào) về C2 D1 Trung đoàn 9.
Sau nhiều cuộc trò truyện cùng các bác và những thông tin các bác đưa ra để củng cố cho gia đình em niềm tin tiếp tục tìm kiếm hài cốt của bác em thể hiện được ý nguyện của gia đình.

Ngày 25/05/2012 gia đình em và một vài bác CCB trong KCCM là những người có nhiều năm kinh nghiệm đi tìm hài cốt đồng đội tiếp tục tổ chức vào Tỉnh Gia Lai để tìm kiếm lại từ đầu khi đã có được nhiều thông tin rất quý báu và sự giúp đỡ, thông tin của bác TrongC6, các CCB E9, các bác trong diễn đàn Giup đỡ tìm người quansuvn.net

Quá trình tìm kiếm thông tin theo thời gian như sau:

Ngày 1:
Tới Tỉnh Gia Lai, em đưa giấy báo tử của bác em cho một bác CCB đã từng tham gia kháng chiến tại Tỉnh Kon tum bác xem và chỉ dẫn em nên xuống huyện Chư Prông tìm. Trước khi vào các cơ quan tìm kiếm, Đoàn ra thắp hương tưởng niệm các Liệt sỹ tại Nghĩa trang LS Chư Prông. Ngh ĩa trang rất đẹp, quy mô lớn với hơn 2.000 lịêt sỹ
Em đến Phòng LĐ TB&XH huyện Chư Prông để tra danh sách tên tuổi những liệt sỹ được an nghỉ tại Nghĩa trang LS thì không có tên bác em.

Em tiếp tục hỏi các anh đang quản lý hồ sơ tại đây xem còn có hồ sơ nào liên quan tới Liệt sỹ hy sinh trong địa bàn và những giấy tờ liên quan khác, các anh nhiệt tình đưa ra rất nhiều quyển sổ viết tay đã cũ kỹ được ghi chép cẩn thận từ những năm 1976, em đọc từng trang và tìm thêm được hơn 100 Liệt sỹ có tên tuổi quê quán thuộc E9 F968 hy sinh từ năm 1972 – 1975 của 3 tiểu đoàn D1 D2 D3. Ngoài ra còn rất nhiều Liệt sỹ hy sinh của Trung đoàn 64, 48,...thuộc sư đoàn 320 có tên tuổi quê quán.
Một niềm hy vọng đến với gia đình vì gia đình đã đi nghĩa trang các huyện trong tỉnh Gia Lai nhưng đây là nghĩa trang có tên, tuổi, quê quán. đơn vị các đồng đội cùng thuộc Trung đoàn 9 của bác em nhưng trong đó không có tên bác em trong danh sách hơn 100 Liệt sỹ Trung đoàn 9 F968
( Khả năng xảy ra là bác em cũng được mai táng tại đây nhưng ở danh sách Liệt sỹ chưa xác định được tên)

Em tìm thấy một hồ sơ viết tay (chữ viết rất đẹp và gọn gàng) bàn giao di chuyển hài cốt hơn 800 liệt sỹ của Nghĩa trang Liệt sỹ Thanh An cho nghĩa trang Liệt sỹ Huyện Chư Prông trong đó không có tên bác em và các liệt sỹ thuộc Trung đoàn 9 F968.
( Như vậy là Nghĩa trang Liệt sỹ Thanh An xã Thăng Hưng đã quy tập hài cốt liệt sỹ từ các nơi di chuyển về Nghĩa Trang Liệt sỹ Huyện Chư Prông từ giữa năm 1976 trở đi)
Sau khi tìm kiếm không có thông tin về bác em cũng như các liệt sỹ thuộc Trung đoàn 9 không có trong danh sách bàn giao từ Nghĩa Trang Thanh An về Nghĩa Trang LS huyện Chư Prông  

Ngày 2 :
Em được giới thiệu sang hội CCB của huyện và gặp Chú Thanh đang là Chủ nhiệm hội CCB của huyện, Nguyên là huyện đội trưởng Huyện Chư Prông, chú  đã sống và công tác tại đây gần 36 năm.
Khi gặp chú em rất mừng vì chú cũng là người CCB năm xưa, rất thân thiện, nhiệt tình ân cần và đã từng giúp đỡ rất nhiều thân nhân Liệt sỹ từ xa xôi đến địa bàn tìm Liệt sỹ.
Sau khi xem qua Giấy báo tử, chú trực tiếp dẫn chúng em tới Ban chỉ huy Quân sự huyện (Trước đây chú từng là Huyện đội trưởng) gặp phòng chính sách rồi mở Một tấm bản đồ Bảo Đức tỉ lệ 1:50.000 (Cỡ to như 04 chiếc bàn làm việc với 09 mảnh ghép với nhau)
Đối chiếu Toạ độ mai táng Liệt sỹ trên giấy báo tử ( 049 – 475 Mảnh bản đồ Bảo Đức) với toạ độ trong bản đồ chú chỉ ra địa danh này nằm giữa Làng Git Drông 1 – Làng Gít Drông 2 (nay gọi là Làng Phang), thuộc xã Ia Din Huyện Đức Cơ  xã này trước kia thuộc Huyện Chư Prông nay tách ra nhập vào Huyện Đức Cơ.
Sau khi chú Thanh xác định được toạ độ đã mai táng bác em trên bản đồ Quân sự Bảo Đức, chú Thanh tiếp tục dẫn chúng em rời Trung tâm Huyện Chư Prông đến Làng Git Drông, Làng Phang để tìm tiếp thông tin xác định chính xác nơi đã an táng Liệt sỹ.
Rời trung tâm huyện, theo con đường trải nhựa thẳng tắp đi qua sân bay dã chiến của Mỹ ngày xưa, hai bên là hàng cây cao su đều tăm tắp xanh thẳm, đi qua xã Thăng Hưng, xã Bình Giáo, con đường 19 nằm cạnh dãy núi Chư Grông Grăng, địa phận giáp 3 huyện Chư Prông, Ia Grai, Đức Cơ đến làng Git Drông. Tại đây, chú Thanh vào gặp Già làng là người dân tộc
Già làng tên là Hoắc, theo lời kể của Già làng, “ Tôi sinh ra và lớn lên tại mảnh đất đang đứng đây, cha mẹ theo cách mạng miền Bắc, tôi là du kích năm xưa, sau giải phóng miền nam tôi tham gia vào quân đội cách mạng và chiến đấu tại Campuchia sau về Làng Git Drông và sinh sống đến nay”
Sau khi kể chuyện, Già làng Hoắc dẫn đoàn đi đến vị trí bộ đội ngày xưa được chôn cất trong năm 1974.
Từ trường tiểu học Git Drông em đi theo sự chỉ dẫn cách 500m đến địa phận Làng Phang xã Ia Din, Già làng chỉ các vị trí đóng quân của Bộ đội ta năm xưa, tiếp đó chỉ đến vị trí cạnh con đường 5A đoàn đang đặt chân và nói đây là vị trí ngày xưa những chiến sỹ bộ đội ta hy sinh năm 1974 được chôn cất tại đây và sau khi giải phóng miền nam Già làng chỉ cho Bộ đội vị trí mộ để cất bốc, những người làm công tác cất bốc hài cốt này nói giọng miền Bắc đã đến quy tập và đem đi nơi khác mai táng. (Vị trí chôn cất Bộ đội nằm cạnh con đường cấp phối đi xuyên giữa Làng Phang này giờ  là vườn của một CCB người dân tộc ngày xưa, người CCB dân tộc này cũng xác nhận có rất nhiều hài cốt tại vườn của mình được bộ đội miền Bắc quy tập và mang đi. Đây là con đường 5A và 5B ngày xưa theo tên gọi của Du kích và bộ đội đứng chân. Cả 02 người đều không biết năm 1976 là Bộ đội nào, thuộc quân đoàn, trung đoàn hay sư đoàn nào cất bốc các hài cốt và không biết đưa hài cốt các liệt sỹ đi mang táng ở Nghĩa trang nào.
Đoàn đã làm một lễ thắp hương tưởng nhớ tới bác em và các đồng đội của bác đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng Đất nước tại vị trí tạm gọi là nghĩa trang mặt trận này.

Ngày 3:
Khi biết vị trí chôn cất các liệt sỹ hy sinh năm 1974, em điện thoại cho Bác Dũng, Bác Phạm Trung Lương ( Trong hồi ký của bác TrọngC6) CCB C2 D1 E9 cùng Đại đội với bác em để đối chiếu lại với các bác vị trí các bác đã chiến đấu cùng bác em ngày xưa và cũng được xác nhận là bác em hy sinh ngày 15/07/1974 trong lúc tiềm nhập do dẫm phải mìn và thi hài được mai táng tại Đường 5A nhưng không rõ Đại đội nào của Trung đoàn thực hiện việc chôn cất tử sỹ sau trận đánh mở màn Mật danh là Y3 và Sơ đồ mộ chôn cất tử sỹ này đang được lưu giữ tại cơ quan nào hay đã thất lạc. Em không còn tìm ra được bác CCB nào chôn cất bác em.
Em được bác Trọng C6 và các bác CCB của E9 F968 kể lại, đầu năm năm 1974 Trung đoàn 9 tách khỏi sư đoàn 968 và từ Lào về nhập và Sư đoàn 320 và đứng chân vùng gần sân bay Đức Cơ cũ về phía tây của Thị xã Pleiku và tác chiến tại đây ( đánh Cheo Reo, Phú Bổn, Chư Nghé, Lệ Ngọc)  đến đầu năm 1975.
Các bác CCB còn xác nhận, năm 1974 vùng gần Sân bay Đức Cơ Trung đoàn 9 đứng chân tác chiến chính hướng Tây Nam là vùng giải phóng rồi nên việc chôn cất tử sỹ được làm rất cẩn thận. Những đồng đội nào hy sinh đều được bọc mảnh tăng võng nilong cẩn thận và không quên viết tên tuổi, quê quán, đơn vị vào mảnh giấy cho vào lọ Pinicilin kẹp vào nách để sau này tiện lợi cho việc quy tập.

Như vậy qua các thông tin về trận đánh, qua lời kể của các bác CCB E9, qua sự chỉ dẫn của Già Làng Hoắc, qua vị trí trên bản đồ quân sự thì vị trí này em khẳng định là địa danh bác em đã hy sinh nhưng chưa biết sau giải phóng được quy tập về nghĩa trang nào, đơn vị nào thuộc Sư đoàn 320 hay Sư đoàn 968 hay Quân đoàn 3 quy tập

Những thông tin quý giá này tiếp tục mở ra cho em cơ hội tìm kiếm thấy hài cốt của bác em sau nhiều năm bố, chú các bác em đi tìm không thấy thông tin gì.
 
Xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ ân cần, rất nhiệt tình của Chú Thanh hội trưởng Hội CCB, Phòng LĐ TB&XH huyện Chư Prông, Huyện Đội Chư Prông, hội CCB huyện Chư Prông, Làng Git Drông, Làng Phang…..

Ngày tiếp theo …..
Em tiếp tục về BCH Quân sự - Tỉnh đội Gia Lai được Chú Hiền là CCB E28 F10 ( Nguyên là Trung đoàn trưởng E28) đã có nhiều năm đi tìm kiếm đồng đội mình tại mặt trận phía Nam và Campuchia cùng đi và hướng dẫn lên Quân đoàn 3 tìm thêm thông tin về Liệt sỹ có trong hồ sơ của Quân Đoàn 3 để kiểm tra chéo xem còn đồng đội nào hy sinh cùng với bác em cũng được chôn cất tại toạ độ theo giấy báo tử và nay được đưa về nghĩa trang nào trên địa bàn Tỉnh Gia Lai
Tại phòng chính sách Quân đoàn 3, sau khi làm các thủ tục cần thiết theo quy định, em được liệt kê thông tin bác em hy sinh ngày 15/07/1974 tại Đường 5A Gia Lai, toạ độ 049 – 475 mộ số 20 bản đồ Bảo Đức tỉ lệ 1: 50.000 theo đúng giấy báo tử.
Như vậy các chú trong đoàn nhận định tại vị trí toạ độ 049 – 475 có nhiều hơn 20 mộ được chôn cất tại đây.
Tiếp tục liệt kê những đồng đội của bác em hy sinh trong ngày 15/07/1974 thì được một danh sách gồm:

Các liệt sỹ thuộc Quân đoàn 3 hy sinh cùng ngày 15/07/1974 là      : 39 người
Các liệt sỹ hy sinh tại Đường 5A Gia Lai ngày 15/07/1974 là      : 30 người
Các liệt sỹ cùng Đại đội, tiểu đoàn 1 2 3 E9 F968 hy sinh ngày 15/07/1974 là   : 28 người
Các liệt sỹ được chôn cất tại toạ độ 049 – 475 được đánh số từ 1 – 31 ( Có thể hơn 31 mộ) là:  31 người

Căn cứ vào vị trí chôn cất các liệt sỹ tại toạ độ 049 – 475 hy sinh cùng ngày 15/07/1974 với số mộ nhiều như vậy em khẳng định rằng vị trí này sau khi giải phóng miền nam đã được cơ quan nào đó quy tập về Nghĩa trang nào đó trong Tỉnh Gia Lai – Kon tum.

Em tiếp tục đến Sở LĐ TB&XH thành phố Pleiku để tìm thêm thông tin về bác em khi đã biết có rất nhiều động đội của bác hy sinh cùng ngày, cùng toạ độ, cùng trên Đường 5A Gia Lai.
Sau khi làm các thủ tục cần thiết tại đây, em xin được tra cứu danh sách trong 39 liệt sỹ hy sinh cùng ngày 15/07/1974 này xem trong danh sách này có Liệt sỹ nào được Quy tập về nghĩa trang nào trong tỉnh Gia Lai.
Em bất ngờ khi được thông báo:
Trong danh sách 39 liệt sỹ hy sinh ngày 15/07/1974 có:
STT   Tên liệt sỹ                 Đơn vị    Nơi hy sinh            Nơi an táng   Nay an nghỉ tại NTLS Tp Pleiku
1   Trần Đình Quyền    C11 D3 E9 Đường 5A Gia Lai   049 – 475  Tỷ lệ 1/50.000 mộ số 6 Hàng mộ :11 Số mộ :17 Ô :II
2   Nguyễn Văn Mùi   C11 D3 E9   Đường 5A Gia Lai   049 – 475  Tỷ lệ 1/50.000 mộ số 2 Hàng mộ :03 Số mộ :14 Ô :V
3   Vũ Đình Qui    C11 D3 E9   Đường 5A Gia Lai   049 – 475  Tỷ lệ 1/50.000 mộ số 3 Hàng mộ :10 Số mộ :29 Ô :IV

01 Liệt sỹ Đào Minh Dũng thuộc  C23 F 320  hy sinh ngày 15/07/1974 tại Chi Rệ, Gia Lai được An táng tại toạ độ 049 – 475 1/50.000 Mộ số 03 ( Cùng toạ độ với anh em và 03 liệt sỹ trên) nay đang an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt Sỹ huyện Chư Prông.

Như vậy, em nhận định có thể bác em và các liệt sỹ cũng an táng tại toạ độ 049 – 475 đều được đưa về an táng tại NTLS Thành phố Pleiku. Qua tra cứu danh sách không có tên bác em tại nghĩa trang toàn Tỉnh. Có thể bác em nằm ở danh sách những liệt sỹ “Chưa xác định được tên”.

Tiếp tục tìm kiếm những thông tin khác để xác định…..

Sau khi đã tra cứu danh sách liệt sỹ, em được Bác Đàm cũng là CCB KCCM đang công tác tại Sở LĐTB&XH thành phố Pleiku thông tin thêm rằng Sở LĐ TB&XH có quyển danh sách bàn giao năm 1976 của (Tỉnh đội hay Quân đoàn… em không nhớ rõ) các hài cốt các liệt sỹ được quy tập từ các nơi trong KCCM về Nghĩa Trang liệt sỹ Đức Cơ ( Nghĩa trang liệt sỹ này gần sân bay Đức Cơ cũ). Nghĩa trang này, tháng 6 – 7  năm 1976 di dời toàn bộ các hài cốt liệt sỹ đang an nghỉ về Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Pleiku. ( Nghĩa là các liệt sỹ được di dời 2 lần từ nghĩa trang mặt trận về Nghĩa trang Đức Cơ rồi từ Nghĩa trang Đức Cơ về Nghĩa trang Liệt sỹ Pleiku).
Trong danh sách di dời bàn giao hài cốt này có tên 04 liệt sỹ liệt kê ở trên có tên tuổi đầy đủ và có 64 liệt sỹ chưa xác định được tên chuyển về Nghĩa trang liệt sỹ Pleiku

Như vậy các thông tin đã trình bày ở trên đây một lần nữa em nhận định là bác em đã được quy tập cùng với 39 liệt sỹ có thể nhiều hơn. 04 liệt sỹ có tên tuổi quê quán ở trên từ toạ độ 049 – 475 ( làng Git Drông và Làng Phang) về nghĩa Trang Liệt sỹ Đức Cơ. Sau di dời toàn bộ hơn 1.000 hài cốt và 64 hài cốt chưa xác định được tên về Nghĩa Trang Liệt sỹ Tp  Pleiku. Nhận định trong 64 hài cốt này trong đó có hài cốt bác em. Sau đó 64 hài cốt này được để cùng với hơn 350 hài cốt của các Liệt sỹ chưa xác định được tên. Thế là tỉ lệ tìm ra chính xác hài cốt bác em lại tăng thêm là 1/400
Hiện nay nghĩa Trang Liệt sỹ TP Pleiku có hơn 400 liệt sỹ chưa xác định được tên.

Qua các thông tin trên và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác CCB, cá nhân, tập thể, cơ quan, các tỉnh huyện, xã. Qua nhiều năm đi tìm kiếm thông tin liệt sỹ, gia đình em đã phần nào nguôi ngoai nỗi niềm tìm mộ bác em vì ít nhất 80% - 90% hài cốt bác cũng được an táng cùng đồng đội E9 F968 tại Nghĩa trang liệt sỹ rất đẹp và quy mô của thành phố Pleiku. 10 – 20% còn lại có thể hài cốt bác em được An táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Chư Prông. Cả hai nghĩa trang liệt sỹ đều vô cùng đẹp và thoáng mát thể hiện được sự quan tâm rất lớn của các ban nghành trong Tỉnh Gia Lai.

Nếu chính sách của Nhà nước một vài năm sau này tập trung phát triển Lấy mẫu Gen các Liệt sỹ chưa xác định được tên và lưu trữ trong Ngân hàng DNA các liệt sỹ toàn quốc thì gia đình sẽ có cơ duyên tìm lại chính xác mộ phần của bác em.

Trên đây là quá trình đi tìm kiếm thông tin về liệt sỹ. Em đang tổng hợp để gửi danh sách những bác liệt sỹ cùng hy sinh tại thời điểm này tới BLL Trung Đoàn 9. Em xin chia sẻ để nếu gia đình nào có liệt sỹ cùng Trung đoàn 9 F968 chưa tìm được phần mộ thì liên hệ tới BLL Trung đoàn 9 để biết thêm thông tin về các Liệt sỹ
Hiện nay em chưa thấy một gia đình nào trong Danh sách 39 người hy sinh cùng ngày với bác em và cùng E9 đăng tin tìm mộ cả. Chắc do điều kiện hoặc thông tin gì đó gặp khó khăn.
Có thể một chuỗi thông tin trên em tổng hợp lại trong quá trình tìm kiếm biết đâu sau này sẽ giúp được ai đó hoặc thân nhân của Liệt sỹ nào đó qua diễn đàn này hoặc qua thông tin khác.

Nhờ bác Quangcan bớt chút thời gian ngó qua giúp em hoặc có khâu gì sai trong việc tìm thì í ới lại cho em với. Trường hợp gia đình em đến đây thì tắc. Trình bày của em hơI dài có khi bác đọc bị rối mong bác thông cảm
Xin trân trọng cảm ơn bác, mong nhận được hồi âm của bác.
  
 Mr Tùng
Hải phòng, 06/06/2012

Tốt quá bác ductung2510,  Grin.
Bản đồ dưới đây chỉ rõ: cao điểm 631, đường 5A (đường tỉnh lộ 509), làng bảo đức 1 &2, điểm tọa độ 049 - 475.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2012, 04:26:46 pm gửi bởi quangcan » Logged

ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #193 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2012, 04:35:49 pm »

Bạn ductung thân mến!
Trước hết cho mình được chia sẻ cảm xúc những ngày bạn đi thực địa vừa qua, có nhiều thời điểm lóe sáng, hi vọng, rồi lại rơi vào lo lắng.
Lo vì nhỡ mai không còn thông tin để được xem, để được tìm. Biết mỗi lúc lật từng trang giấy, sẽ vỡ òa trong niềm vui sướng khi thấy tên cùng đồng đội, cùng đơn vị rồi người thân nhà mình. Cũng một phần sung sướng chia sẻ với những lời bác viết trên đây:
Trích dẫn
Qua nhiều năm đi tìm kiếm thông tin liệt sỹ, gia đình em đã phần nào nguôi ngoai nỗi niềm tìm mộ bác em vì ít nhất 80% - 90% hài cốt bác cũng được an táng cùng đồng đội E9 F968 tại Nghĩa trang liệt sỹ rất đẹp và quy mô của thành phố Pleiku. 10 – 20% còn lại có thể hài cốt bác em được An táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Chư Prông. Cả hai nghĩa trang liệt sỹ đều vô cùng đẹp và thoáng mát thể hiện được sự quan tâm rất lớn của các ban nghành trong Tỉnh Gia Lai.
Ít nhất cũng được quy tập rồi nhỉ, vấn đề chờ thử gen.
Tạm thời thế đã bạn nhé.
Logged

ductung2510
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #194 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2012, 09:47:47 pm »

@ditimlietsy69 quý mến. Vâng, rất cảm ơn bác đã quan tâm tới trường hợp nhà em và có lời động viên thật tình cảm.

@bac Quangcan: Cảm ơn bác chỉ dẫn và điểm huyệt thật chính xác. Bác chỉ ra tọa độ 049 - 475 trên bản đồ và con đường 5a, điểm cao 631, thế là vừa rồi nhà em làm cái lễ cầu siêu nho nhỏ tại nơi già làng chỉ có khi không chính xác. ( Nhưng cũng tốt vì cầu siêu cho các đồng đội hoặc các LS khác là Gia đình em cũng toại nguyện. Đoạn Đường 5A do Già làng chỉ lại không chính xác rồi hay có khi lại có đường 5A khác. Té ra tọa độ bác Thanh huyện đội trưởng cũ tra cứu chỉ ra làng Git lại trật mấy chục km  Grin.

Các bác cho em hỏi thêm: Em không hiểu sao đội quy tập năm đó lại quy tập hài cốt các Liệt sỹ ở tọa độ 049 -475 về Nghĩa trang liệt sỹ Đức Cơ cũ (Gần sân bay Đức Cơ cũ) mà không phải là Nghĩa trang Ia Kha gần đó bác nhỉ? Vì em tra trong sổ bàn giao di dời hài cốt từ NTLS Đức Cơ cho NTLS Pleiku có 3 LS em đã nói ở trên.  Embarrassed Sao các cụ ngày ấy lại quy tập rồi đem hài cốt các LS đi đoạn đường ngược ra thay vì đưa gần vào các xa, huyện xung quanh.

 Tiện bác xem qua em chụp lại cái sổ bàn giao giữa hai nghĩa trang năm 1976.
Có một số mộ vô danh bác nhận xét giúp em xem những thứ tự này có phải là đem từ điểm cao 631 về không bác?
Em xin phô tô cả quyển hơn 1000 LS và 64 LS chưa xác định được tên nhưng Bác đó bảo là Mật không được phép công bố rộng rãi em đành chụp lại 3 trang để có tài liệu ạ.




Ở trang này có bác Quyền và bác Quy có tên được bàn giao từ NTLS Đức Cơ cũ đến NTLS Pleiku.  Sau tờ này là đến tờ LS chưa biết tên


Các bác ngó qua cái dãy số : ba số đầu là thứ tự - 2 số sau là số mộ - còn 3 số cuối là quy tập từ điểm cao. Em nhận xét vậy có phải không bác nhỉ?
Em bôi đỏ số mộ 20 nghi là của bác em ạ.
Mong các anh tư vấn thêm.

 
 
Logged
kaodzung
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #195 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 08:11:01 am »

nào trả nốt nợ nhé,  Grin:[/i]

Ở đoạn trích dẫn trên ta đã có:
- sư đoàn 325C là sư đoàn 6.
-F325C gồm E95C và E101C.

LS hy sinh ngày 23/5/1968 do Bị B52 tại Đăk Tô, Kon Tum với hệ trục tọa độ 19-80.

1. E1 F6/ trung đoàn 1 sư đoàn 6 hay E101D F325C/ trung đoàn 101D sư đoàn 325C:
Lần lại dấu chân người đi trước: bác đọc toàn bộ sơ-ri chúng em đã trả lời cho bác Cù Thế Bằng để có thêm cái nhìn toàn cảnh nhé.

Từ việc trả lời cho nhà bác Cuthebang, đã cho ta thông tin chính xác hơn:
- F325C có E101D, 101D chứ không phải 101C. E101D lúc này có D1, D3 và D8 F304 (thay thế cho tiểu đoàn 2 ở lại vây lấn Tà Cơn); đồng thời:
Trích dẫn
...Do tiểu đoàn 2 trung đoàn 101 và một số bộ phận của sư đoàn đã đánh lấn quá sâu tíền duyên địch ở hướng bắc, tây và tây - bắc Tà Cơn nên việc bàn giao trận địa gặp nhiều trở ngại. bộ tư lệnh B.5 chỉ thị cho sư đoàn để lại tiểu đoàn 2 và nhận tiểu đoàn 8 của sư đoàn 304 thay thế. Trong đoàn 18C và trung đoàn 78 pháo binh cũng tách khỏi sư đoàn, tiếp tục ở lại Trị - Thiên - Huế chiến đầu.

Trung tuần tháng 4 năm 1968, sư đoàn bành quân vào tới Tây Nguyên và mở ngay một đợt hoạt động mới trên hướng đường 18. Thực hiện nhiệm vụ của Bộ tư lệnh Tây Nguyên, sư đoàn đưa trung đoàn 101D và 95C vào bao vây đánh lấn căn cứ Mỹ ở Plây Cần và đánh bại các cuộc hành quân giaỉ tỏa của địch. Được pháo binh và cao xạ của mặt trận chi viện, sư đoàn đã đánh một số trận tương đối tốt, góp phận làm cơ sở cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên nghiên cứu vận dụng chiến thuật đánh địch trong công sự vững chắc sau này. Đó là các trận diệt gọn hai đại đội Mỹ ở Ngọc Pơ (8 và 9 tháng 5), tiêu diệt một tiểu đoàn chủ lực ngụy ở điểm cao 824 (25 tháng 5), ở Ngọc Hồi (29 tháng 5). Trong đợt hoạt động cuốỉ tháng 4 đến đầu tháng 6 năm 1968, sư đoàn đã hoàn thành nhiệrn vụ kìm chân, thu bút địch trên khu vực đường 18, phối hợp vớì chiến trường chung, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, bắn rơỉ 24 máy bay, phá hủy 22 đạỉ bác và nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch.

Hề hề, đến thời điểm này có thể khẳng định trung đoàn 101D/ E101D chính là E1 F6 rồi đấy.

2. hệ trục 19-80 là thế nào?
- cái này thì hơi rắc rối bởi cách hiểu cả giữa ta và mỹ. Nếu hiểu theo mỹ thì 19 là dọc,  80 là ngang; của ta có khi lại ngược lại; trong trường hợp này hiểu ngược lại có khi lại đúng hơn vì nếu hiểu theo kiểu mỹ sẽ quá xa về trục tọa độ trên bản đồ 1/50k. Bác kaodzung chỉ việc nhìn bản đồ dưới đây là hiểu liền, khỏi phải giải thích nhiều,  Grin.



3. liên hệ:
- muốn tìm mấy bác CCB thì bám bác Cuthebang nhỉ,  Grin
- cao điểm 824 nay thuộc xã Đăk Mế, huyện Ngọc Hồi đấy.

p/s: chỉ buồn là đơn vị LS bị dính bom B52 rải thảm, đừng buồn và quá cố làm gì bác ạ, hãy tự hào về họ.
Mấy ngày nay em bận quá thật là cảm ơn bác nhiều lắm nhưng sao em chẳng thấy cái bản đồ đâu nhỉ. Vẫn biết là rất khó nhưng cũng cứ cố xem sao. Thực ra nói ra điều nay thì cũng hơi buồn vì hoàn cảnh gia đình từ đời ông bà là thuần nông Nghệ An nghèo khó, gia đình nhà em cùng các cậu, dì cũng chẳng khá hơn, trước giờ chưa có điều kiện đi tìm được. Bây giờ đến đời bọn em là cháu mới có tí điều kiện đi kiếm mộ cậu được. Hy vọng mong manh nhưng những thông tin bác đem lại cũng phần nào động viên tinh thần bà và mẹ em. Hôm qua gọi điện cho bà thì bà cũng vui lắm, năm nay bà cũng gần 80 rồi. Có thể chưa tìm thấy và cũng có thể là không bao giờ tìm thấy cho đến lúc bà mất nhưng cũng phải động viên sức khỏe bà.Em có vài lời xin chia sẻ!  Xin trân trọng cảm ơn!
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #196 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 10:07:47 am »

@huntervn: chào bác, trường hợp   nhà bác (trang 17) thì chắc là trung đoàn 320/ E320 thuộc sư đoàn bộ binh 1 (F1 gồm E320, E33, E66/ đoàn PleiMe) trực thuộc BTL B3 Tây Nguyên rồi.

1. Gốc tích của E320:
Trích dẫn
...Cũng trong thời gian này (cuối 1964), nhiều đơn vị chủ lực được Bộ Tổng tư lệnh và các quân khu ở miền Bắc chi viện cho Mặt trận Tây Nguyên, lần lượt vào chiến trường. Tháng 9, Trung đoàn bộ binh 320 đã vượt Trường Sơn đến Tây Nguyên với đầy đủ quân số, vũ khí trang bị. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị được chọn lọc từ ba sư đoàn: 308, 304 và 350; đồng chí Tô Đình Khản làm trung đoàn trưởng, đồng chí Bùi Dự và sau đó là đồng chí Nguyễn Chức làm chính ủy. Đây là trung đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Mặt trận Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

2. Các đơn vị của E320:
- tiểu đoàn 344/ D344: đơn vị do sư đoàn 308/F308 cử sang
- tiểu đoàn 635/ D635: đơn vị do lữ đoàn 305/F305 cử sang
- tiểu đoàn 966/ D966 đơn vị do sư đoàn 304/F304 cử sang - 966 là ghép tên của trung đoàn 9 và 66 mà thành.
khi E320/trung đoàn 320 đứng chân trong đội hình sư đoàn bộ binh 1/F1 thì E320 có mật danh/phiên hiệu/ký hiệu đơn vị là E2 F1 và các tiểu đoàn được đổi/ còn được gọi là tiểu đoàn 4/D4/D344; tiểu đoàn 5/D5/D635; tiểu đoàn 6/D6/D966.
- cùng các đại đội trực thuộc.

3. E320 trong khoảng thời gian LS hy sinh 18/2/1968 hay 28/01/1968:
Hy sinh ngày 18/2/1968 tại Mặt trận phía Nam (đến tháng 8/1969 gia đình nhận được Giấy báo tử gửi từ Cục cán bộ, Tổng cục Chính trị).
Sau khi em liên hệ với Ban Chính sách, Quân đoàn 3, Cục Chính trị Gia Lai thì được biết ngày hy sinh của Ông sau khi tra cứu dữ liệu tại đây là ngày 28/01/1968 tại Đăk Moót, Kontum.

- Về ngày hy sinh: em nên hỏi thêm các bác CCB, thủ trưởng của họ chắc nhớ sẽ chính xác hơn.
- Chức vụ chính ủy trung đoàn/ E320 lần lượt là:
  * khi thành lập ngoài Bắc: đ/c Bùi Dư quê Quảng Ngãi
  * Bùi Hồng Thanh:
  * Nguyễn Thông: hy sinh tháng 1/1968 (em xem hộ bí danh Nguyễn Thông có phải là người nhà em, LS - chính ủy Phan Trọng Thông hay không?)  Wink . Nếu đúng thì sẽ có sự sai khác dưới đây,  Grin

- Về nơi hy sinh:
  * Đăk Mót - tại bản đồ hành chính Kontum

  * hoàn cảnh hy sinh:




Cao điểm 857/ Ngọc Rinh Rong/ Ngok Long Rua ô tọa độ 92-22 ô 1 hoặc vị trí tọa độ YB 922 - 228 và Đăk Mốt / Dak Mot kram tại ô tọa độ 95 - 23 ô 3 hoặc vị trí tọa độ YB 957 237:


4. Liên hệ:
- một số thông tin về người có thể nhờ vả và các CCB B3 tây nguyên tại Kon tum hiện nay qua tin nhắn nội bộ,  Grin
- trung đoàn 320 đã giải thể rồi được tái lập sau này thuộc BCH QS tỉnh Đồng Tháp dưới phiên hiệu E891, chắc là chả còn lại cán bộ cũ đâu mà hỏi,  Grin
- mờ nhà bác huntervnbác kaodzung là  nơi hy sinh gần nhau đấy, cách có đoạn hơn 10km thôi hà,  Grin

p/s: dành cho những ai quan tâm,  Grin
- cửa khẩu VQ5: ở Tân Lập,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #197 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 10:24:46 am »

kaodzung: trời, bữa trước có hết mà, tui làm bài bản chớ đâu phải tay mơ đâu,  Grin; mà ngại chi rứa chuyện dấu "hàng"; lại nè: trục tọa độ 80 -19; lấy điểm mốc tọa độ là cao điểm 805 ta có vị trí tọa độ  YB 806 195; tôi lại chú ý nhiều hơn đến yên ngựa và cao điểm cùng mốc 800 ở bên cạnh cao điểm 805 nhiều hơn,  Grin; còn tất nhiên là Bom B52 rải thảm thì không phải nói rồi.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #198 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 11:33:24 am »

@huntervn: gặp BLL CCB E320:
- Những nhân chứng sống - Ông Ba Nguyên, Đại đội trưởng Đại đội 7 E320,

Mà nhân tiện đang làm về E320/ trung đoàn 320 năm 1968; tui có thấy một tài liệu như sau:

1. Tài liệu mỹ lấy được ngày 26/8/1969 tại vị trí tọa độ YA 633 972 (thuộc đất Lào), gồm 2 giấy giới thiệu của bác sỹ Bùi Văn Thọ, phụ trách quân y E320, giới thiệu một số thương bệnh binh của trung đoàn đến V211/ Group 211 (Viện quân y 211 thuộc B3 Tây Nguyên) điều trị:
- Nguyễn Công Vững , bí danh Nguyễn Công Dũng: cán bộ quân y
- Trần Khắc Dần, Lê Văn Minh: C3 K4 E320/ đại đội 3 tiểu đoàn 4/D344 trung đoàn 320
- Lý Văn Quân: chiến sỹ thuộc C2 K4 E320
- Nguyễn Quang Thắng: trung đội trưởng thuộc C13 K3
- Nguyễn Viết Thuận: trung đội trưởng thuộc C5 K5
- Phạm Trần Nhung: C16
- Bùi Văn Hón, Nguyễn Văn Thán : Chiến sỹ C7 K5
- Lê Văn Xứng, Nguyễn Tiến Ngọc: C11 K6 E320
- Phạm Như Hiện: C1 K6 E320



Sợ là số cán bộ chiến sỹ này đang trên đường đến Viện quân y 211 thì bị địch tập kích, rất dễ rơi vào trường hợp mất thông tin, mất tích (phiên hiệu/ ký hiệu/ mật danh: MTB/ DMT/ MT)

2. Tài liệu mỹ cùng ngày, cùng vị trí tọa độ, tại nơi ĐT3 V211 (đội điều trị 3 Viện quân y 211):
- Đặng Văn Lâm: không rõ phiên hiệu/ thông tin đơn vị
- Nguyễn Tuấn Ngọ : C11 K6/D6/ D966  (Đại đội 11 tiểu đoàn 6)
- Thái Văn Kế: C10 K6/D6/ D966  (Đại đội 10 tiểu đoàn 6)

Logged

ducthang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #199 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 11:48:10 am »

...
Bởi có thể các Bác mới ở đây chưa được biết hết - nhất là các Bác vừa buông lời than vãn mấy ngày qua... - Những thành viên như Mod ditimlietsy69, trunguy... và cả Bác ducthang này... cũng đang là những người đau đáu tìm một thông tin Ls nhà mình... và vẫn nén lòng, gác nỗi niềm riêng mà góp tay chung sức cùng anh em chuyên mục này đó các Bác ạ
máy)[/i]

...

@ bác SGG:Ducthang nhà em rất hiểu và trân trọng những lời động viên của bác.
Chúc bác vui, tiếp tục có nhiều đóng góp cho chuyên mục tìm người này Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM