Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:29:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 333780 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nang64
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #370 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 05:54:11 pm »

KÍNH NHỜ TÌM THÔNG TIN VỀ LIỆT SĨ:

NGUYỄN PHÚ CƯỜNG

Kính gửi: Chương trình “Dựng nước và giữ nước ”.
          Tôi tên là: Nguyễn Phú Năng, con của liệt sĩ: Nguyễn Phú Cường.
Kính thưa, các Bác, các Cô, các Chú, các đồng chí.  Bố tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã hy sinh tại mặt trận phía nam (Theo giấy báo tử). Nhưng đến nay vẫn chưa tìm được mộ chí, hài cốt, đấy là do gia đình thiếu thông tin về liệt sĩ trong chiến trường. Để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ Nguyễn Phú Cường, tôi có nguyện vọng kính đề nghị như sau:

          Kính mong các cơ quan chức năng của nhà nước (Đặc biệt là  Chương trình “ Dựng nước và giữ nước ”), kính đề nghị và thiết tha, mong chờ chương trình “ Chương trình “Dựng nước và giữ nước”), sớm cho gia đình được biết thông tin về liệt sĩ, hy sinh và chôn cất cụ thể ở đâu để gia đình tôi mong muốn tìm được phần mộ của liệt sĩ, để viếng thăm và hồi hương.

 THÔNG TIN VỀ LIỆT SĨ:

Họ và tên: Nguyễn Phú Cường.

Sinh năm: 01/04/1941

Quê quán: Thôn Thọ Vực, Xã Vĩnh Ninh, Huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa.

Trước khi nhập ngũ tham gia công tác tại: Xã Vĩnh Ninh, Huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa.

Nhập ngũ tháng 07 năm 1968, huấn luyện ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, tháng 02/1969 thì đi B. Lá thư cuối cùng gửi về cho gia đình là từ Phan Thiết.

Đến năm 1975 thì gia đình nhận được báo tử, nội dung trong giấy ghi:
Cấp bậc: Thượng sĩ
Chức vụ: Tiểu đội trưởng
Đơn vị: 103 KB
Hy sinh: 15/4/1970
Nơi mai táng: khu vực nghĩa trang của đơn vị.

 Thông tin về liệt sĩ xin vui lòng báo tin cho tôi là:
 Nguyễn Phú Năng;  Điện lực Thạch Thành, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0978857304, Email: nang64@gmail.com

Kính thư: Nguyễn Phú Năng
(Con của liệt sĩ)

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Sau này Bác Vinh có về quê tôi một lần, lúc đó tôi còn nhỏ nhưng đã ý thức được Bác có nói là đi bộ đội cùng đợt với Bố tôi nhưng ở đơn vị khác gần đơn vị của bố tôi ( số điện thoại Bác Vinh: 0988645041 ) hiện đang ở Bình Thuận . Bác ấy nói Bố tôi hy sinh ở tỉnh Bình Thuận , Gia đình tôi đã nhờ Bác tìm mộ nhưng chưa thấy. Tôi có liên lạc bằng điện thoại vài lần cho Bác Vinh nhưng vẫn không tìm ra manh mối  nào cả. Bố tôi vào đến Phan Thiết thì có gửi lá thư cuối cùng về cho gia đình.  Rất tiếc là Bố tôi không còn hình ảnh nào cả, các giấy tờ liên quan khác cũng không còn.
KÍNH THƯA: CHƯƠNG TRÌNH “ Chương trình “ Dựng nước và giữ nước ”
Theo giấy báo tử của Bố tôi như sau:
Giấy này do Bộ chỉ hy quân sự tỉnh Thanh Hóa báo chứ không phải đơn vị chiến đấu báo.
Tôi có liên hệ với cục chính sách Bộ quốc phòng, thì họ bảo liên hệ với BCHQS tỉnh Thanh Hóa. Thì tôi có liên hệ với BCHQS Thanh Hóa và được biết Bố tôi có các thông tin như trên và cụ thể nơi hy sinh và chôn cất ban đầu:
 Hoàn cảnh hy sinh: Làm nhiệm vụ bị bệnh.
Nơi hy sinh: D19.
Nơi mai táng ban đầu: Sông Khiêng.
Tôi có liên lạc bằng điện thoại để xác minh xem địa danh Sông Khiêng là ở đâu, thì tôi đã liên lạc được Chú Phúc ở Bình Thuận (ĐT: 0908180646)  và chú ấy cho biết  Sông Khiêng là thôn thuộc xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận. Sau đó tôi có liên lạc với phòng thương binh XH huyện Bắc Bình  thì họ bảo để họ kiểm tra có gì họ báo lại nhưng chưa thấy thông tin lại.

Tôi có tìm gặp được một đồng đội của Bố tôi là chú Lê Văn Thế (Quê quán: Xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa)  thì chú ấy đang còn sống ở quê, chú nói  đơn vị là: ( C3, D186, E812, QK6 ) và hy sinh tại Bắc Bình -  Bình Thuận. Chú có nói là rất khó khăn vì lúc đó là rừng còn bây giờ là trắng băng cả rồi không thể xác định được đâu với đâu cả.
Tôi có tìm hiểu qua Thiếu tướng Nguyễn Văn Kha (ĐT: 0913953224) đang còn sống ở Đà Lạt và là cán bộ tham mưu Quân khu 6 lúc bấy giờ  thì Bác ấy bảo lúc trước 1975 thì C3, D186, E812, thuộc QK6, nhưng sau giải phóng thì QK6 sát nhập vào QK7.
Ngoài ra tôi còn liên hệ với các chương trình, các Bác, các Chú ở địa chỉ sau để tìm hiểu về thông tin nhưng vẫn chưa có kết quả:
Đài tiếng nói và đài truyền hình Việt Nam, trang web “Nhắn tìm đồng đội”, trang web của bác Nguyễn Sĩ Hồ, và cũng đã nhờ tìm hiểu về hồ sơ của liệt sĩ: Nguyễn Phú Cường thông qua Cục chính sách Bộ Quốc Phòng,  Quân khu 5, 7,  BCHQS tỉnh: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quân đoàn 4 và một số các Bác, các chú như: Thiếu tướng Nguyễn Văn Kha (ĐT: 0913953224) đang còn sống ở Đà Lạt và là cán bộ tham mưu Quân khu 6 lúc bấy giờ, Chú Tâm ở Bình Thuận (ĐT:09140994701), Chú Phúc ở Bình Thuận (ĐT: 0908180646), Chú Được ở Lâm Đồng(ĐT: 0982300560) nguyên là trinh sát tiểu đoàn 186  bấy giờ  là trưởng ban liên lac của tiểu đoàn 186, Bác Vinh ở Bình Thuận (ĐT:  0988645041) là người lấy vợ ở làng tôi nhưng nay đang sống trong Bình Thuận.
 
Còn lại liên hệ Quân đoàn 4, QK5, 7, BCHQS tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng thì họ trả lời là trong hồ sơ lưu trữ tại đơn vị không có tên của Bố tôi.
Nhưng có 2 thông tin là Bác Vinh ở gần đơn vị Bố tôi  và chú Thế cùng đơn vị Bố tôi nói là Bố tôi hy sinh ở Bình Thuận. Kết hợp thông tin của BCHQS Thanh Hóa và cục chính sách BQP thì xác định được là Bố Tôi hy sinh tại Sông Khiêng, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
 
Nhưng đến nay vẫn chưa thấy được phần mộ ở đâu cả.
Kính nhờ chương trình “ Chương trình “ Dựng nước và giữ nước ” tìm giúp phần mộ của Bố tôi để xoa dịu bớt nỗi đau thương và đặc biệt là mẹ tôi nay đã 75 tuổi có một ước nguyện là tìm được phần mộ và hài cốt của Bố tôi. Để rồi có nhắm mắt xui tay cũng thỏa lòng mong đợi.
Một lần nữa gia đình tôi thiết tha kính nhờ chương trình tạo mọi điều kiện có thể giúp đỡ cho gia đình tôi sớm tìm được phần mộ và hài cốt của Bố tôi.
Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn !!!
Thay mặt gia đình
 (con của liệt sĩ)
 
Nguyễn Phú Năng
 
Xác nhận thành viên nang64 đã thực hiện đúng quy định của box.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2012, 09:31:30 am gửi bởi quangcan » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #371 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 10:29:09 pm »

quangcan: Tôi vẫn chưa biết sử dụng gps. Nhưng sẽ học được thôi. Grin Nhưng kể cả biết chính xác vị trí trong vòng khoảng 500m2 như bây giờ thì tìm thế nào? ....

Đang hy vọng là sai số kỹ thuật trong 100m2

Trường hợp này thế nào Quang nhỉ? có phải khó khăn trong việc xác định tọa độ trên thực địa không? Nếu có tọa độ mộ liệt sỹ, có bản đồ thì có cách để xác định trên thực địa đấy. cũng gần đúng thôi, theo kiểu giao hội 2 hoặc 3 điểm biết trước ấy!
Logged
daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #372 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 11:00:13 pm »

Các bác nào biết phiên hiệu Quân y 24 hoạt động trong thời kỳ đường 9 Nam Lào (từ tháng 2/1971 đến tháng 3/1971)? Xin chỉ bảo,
em cần biết thêm thông tin về quân y hoạt động trong thời gian này?
Có bác nào biết các bác cựu chiến binh quân y 24 tham gia đường 9 có ai ở Hà Nội không? nếu biết nhắn tin cho em vào hòm thư.
Em cám ơn!  Smiley

Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #373 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 03:44:31 pm »

Chà chà, hai hôm nay nhận được nhiều thông tin phải giải đáp, hỗ trợ quá nhỉ,  Grin. Nào, bắt đầu từ "cô gái" @hoanghuyen_1992 với thông tin:
Trích dẫn
...Đơn vị: đại đội 3, tiểu đoàn 7, trung đoàn 209
Nhập ngũ 1970 - Hy sinh ngày 19/12/1971 tại mặt trận phía Tây quân khu 4

1. Em gái có thể gõ các từ khóa: "Cánh đồng Chum", ("Sảm Thông"+"Long Chẹng"), "Phu Tâng". Trên diễn đàn này có cả một "sơ-ri" viết về các trận đánh của F312/ sư đoàn 312/ đoàn Chiến Thắng tại chiến trường Lào rồi em ạ. Muốn làm rõ, biết về cái gì, việc đầu tiên là phải tìm hiểu những thứ quanh nó xem ra sao đã,  Grin.

Thời điểm năm 1971 là ta có 2 trung đoàn 209/E209 đấy nhé: đơn vị của bác em ở chiến trường Lào và E209A thuộc F7/ sư đoàn 7 tại chiến trường Miền Đông Nam Bộ. Giấy báo tử mờ quá và mất một phần nên không thể thấy hết là E209 nào? Em phải chắc là thông tin đã đưa đấy nhéGrin

2. Thời điểm Liệt sỹ hy sinh:
Trích dẫn
...Ngày 2 tháng 11 năm 1971 , Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ đạo các đơn vị tham gia chiến dịch hành quân vào vị trí tập kết. Khi nhận lệnh, các đơn vị của sư đoàn đang làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Hai trung đoàn 209 và 165 hoạt động ở mặt trận Cánh Đông Chum. Các tiểu đoàn 14, 16, 17 củng cố ở khu vực Bản Ban. Trung đoàn 141 và các lực lượng còn lại của sư đoàn đang ở Thanh Hóa. Vì vậy nhiệm vụ trước mắt của sư đoàn là đưa các đơn vị về tập kết ở đông Cánh Đồng Chum. Cuộc hành quân được tiến hành nhanh gọn, bộ đội phấn khởi, tin tưởng. Công tác chuẩn bị chiến đấu triển khai nhanh, đúng thời gian quy định. Các đơn vị hỏa lực được tăng cường cho sư đoàn gồm trung đoàn 226 pháo cao xạ, tiểu đoàn 42 pháo binh, tiểu đoàn 7 (trung đoàn 866), đại đội 18 xe tăng cũng đã hành quân vào đến vị trí tập kết .

Theo kế hoạch chiến dịch, hướng tác chiến của sư đoàn nằm trong hướng đột phá chủ yếu của chiến dịch . Lực lượng địch ở cụm phòng ngự Phu Thắng Nòng, Bản Tôn (phía nam) gồm 9 tiểu đoàn, trong đó có 4 tiểu đoàn Thái Lan (BC.603, BC.605, BC.607, BC.609) làm nòng cốt và 4 tiểu đoàn (GM.22, BS.227 BS.229, BS Nậm Dụ) của Vàng Pao đóng vòng ngoài án ngữ tuyến đường 7B . Hỏa lực của địch gồm 21 pháo 105 và 155 ly, 13 súng cối 106.7 ly thuộc hai tiểu đoàn quân Thái Lan (BĐ.635, BA.636). Để phát hiện đối phương từ xa, địch dùng các loại máy bay L19, OV10, AC.130 bay trinh sát trên vùng trời Cánh Đồng Chum.

Đối tượng tác chiến chủ yếu của sư đoàn là quân Thái Lan đóng trên các điểm cao, có công sự vững chắc, hàng rào bao bọc và quân Vàng Pao bảo vệ vòng ngoài. Để bảo đàm chắc thắng cho trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, Sư đoàn trưởng Lã Thái Hòa cùng Ban tham mưu và chỉ huy các đơn vị chuẩn bị phương án tác chiến, dự kiến các tình huống, nắm chắc tình hình địch. Toàn sư đoàn sẵn sàng bước vào chiến dịch với ý chí quyết chiến quyết thắng

Trong khu vực tác chiến của sư đoàn nổi lên hai điểm cao có giá trị chiến thuật. Đó là điểm cao 1584 (Phu Theng Neng) và 1208 (Phu Tôn). Nếu ta diệt được quân địch trên hai điểm cao này thì thế phòng ngự của địch ở Cánh Đồng Chum sẽ tan vỡ, tạo thuận lợi cho ta phát triển tiến công sào huyệt của địch ở Sảm Thông -Long Chẹng.

Địa hình Phu Theng Neng gồm 3 mỏm cao từ 1.300mét đến 1584 mét sườn dốc, rừng rậm. Tiểu đoàn BS609 Thái Lan gồm 500 tên tổ chức phòng ngự trên ba điểm cao Phu Theng Neng. Chúng bố trí hầm ngầm và nhiều trận địa hỏa lực, xung quanh cứ điểm có 3-4 lợp rào dây thép gai và bãi mìn. Quân Vàng Pao thường xuyên lùng sục xung quanh điểm cao Phu Theng Neng, máy bay Mỹ liên tục trinh sát, các trận địa pháo binh sẵn sàng chi viện hỏa lực nếu cứ điểm bị tiến công. Trung đoàn 165 có kinh nghiệm bao vây, tiến công địch ở Bản Na trong chiến dịch 139 vừa được củng cố đủ quân số và trang bị, được sư đoàn giao nhiệm vụ tiến công địch ở Phu Theng Neng. Đây là trận then chốt của sư đoàn trong chiến dịch.

Ở Phu Tôn. Địa hình trống trải, thuận lợi cho tác chiến hiệp đồng bộ binh với xe tăng, pháo binh. Trung đoàn 141 đã được tập huấn và diễn tập đánh hiệp đồng binh chủng ở hậu phương được sư đoàn giao nhiệm vụ tiến công địch ở Phu Tôn. Đây là trận có ý nghĩa quan trọng trên hướng tác chiến chủ yếu của sư đoàn.

Chiều ngày 17 tháng 12 năm 1971, các đơn vị chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công. 4 giờ sáng ngày 18 tháng 12, trận đánh bắt đầu. Trong khi pháo chi viện hỏa lực, trên các hướng công binh bắt đầu nổ mìn, phá hàng rào, mở thông các cửa cho bộ binh xung phong vào các cứ điểm Phu Theng Neng và Phu Tôn. Cùng lúc, trung đoàn 209 tiến công địch ở Bàn Quay, Đồi Xanh. Hai đại đội 2 và 6 nhanh chóng chiếm các điểm cao dọc đường và tổ chức trận địa chốt giữ bảo vệ các đơn vị phát triển tiến công.

Ở Phu Theng Neng, trận đánh diễn ra rất quyết liệt. Quân Thái Lan được không quân, pháo binh chi viện dựa vào công sự và lợi thế trên cao, dùng hỏa lực bịt các cửa mở, đồng thời liên tiếp phản kích. Đêm 18 tháng 12 năm 1971, bộ đội ta liên tục phá rào, mở nhiều cửa mở làm cho địch khó phán đoán hướng tiến công chủ yếu và phải phân tán hỏa lực để ngăn chặn mũi đột kích của ta. Xạ thủ B41 Hoàng Đăng Miện chớp thời cơ sau loạt bộc phá nổ vừa dứt, đứng lên bắn 4 phát B41, diệt 4 mục tiêu. Địch ở phía trước hoảng sợ bỏ chạy vào trung tâm. Suốt đêm hôm đó, trận đánh diễn ra ở thế giằng co giữa ta và địch. Bộ đội ta chiến đấu kiên cường, dũng cảm và rất mưu trí. Trung đoàn 165 tổ chức bộ đội mang theo vỏ chăn, bao tải để chứa đất chặn đạn địch và làm ụ súng lấn dần vào các khu cửa mở. Cán bộ và chiến sĩ động viên nhau nhanh chóng lấn vào gần các cứ điểm, hạn chế thương vong do không quân và pháo binh địch đánh phá.

Sau hai ngày đêm đánh lấn, bộ binh ta đã tiến sát các cửa mở. Địch ở Phu Theng Neng chống cự yếu dần. Nắm thời cơ, 13 giờ ngày 19 tháng 12 trung đoàn trưởng trung đoàn 165 Nguyễn Chuông lệnh cho các đơn vị chuẩn bị đột phá vào các cứ điểm địch khi trời vừa tối. Theo kế hoạch, 16 giờ 45 phút ngày 16 tháng 12 năm 1971 trung đoàn 165 tiến công điểm cao số 1 ở Phu Theng Neng. Đại đội trưởng Nguyễn Thế Thao dẫn đầu đại đội 9 tiến công trên hướng chủ yếu. Chiến sĩ Nguyễn Đức Thành xông lên cắm cờ trên điểm cao số 1. Cùng lúc trên hướng điểm cao số 2, đại đội trưởng Nguyễn Như Kim dẫn đầu tiểu đoàn 4 xung phong qua cửa mở Trung đội trưởng Nguyễn Xuân Thiên bị thương vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu. Trung đoàn phó Hà Kiểng và tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6 vượt lên trung tâm điểm cao số 1 trực tiếp chỉ huy bộ đội chiến đấu . Sau 50 phút giành giật với địch từng đoạn hào, công sự, 17giờ 30 phút ngày 19 tháng 12 năm 1971, trung đoàn 165 đã diệt gọn tiểu đoàn BC.609 Thái Lan chiếm điểm cao số 1 và số 2. Thắng lợi của trận mở màn chiến dịch gây tiếng vang lớn.

Mất Phu Theng Neng, cụm quân địch ở phía nam Cánh Đồng Chum bị uy hiếp nghiêm trọng. Trung tâm Cánh Đồng Chum, sân bay, Bản áng, Phu Tôn bị ta khống chế. Trước tình thế nguy khốn, địch buộc phải rút bỏ Phu Tôn. Chúng tổ chức nghi binh bằng cách liên tục bắn pháo sáng và bắn súng bộ binh trên điểm cao 1208. Trung đoàn 141 không nắm chắc địch, bỏ lỡ cơ hội diệt địch. Trận đánh hiệp đồng của trung đoàn 141 với xe tăng và pháo binh cũng không thực hiện được như dự kiến, trung đoàn phải chuyển sang truy kích địch trên hướng Nậm Khô - Mường Pốt. Trên đường truy kích, trung đoàn tiêu diệt nhiều sinh lực địch ngoài công sự ở Nậm Khô. Trung đoàn 209 và tiểu đoàn 14 cũng tích cực đánh địch trên cánh đồng Càng Xẻng, diệt nhiều sinh lực địch. Tiểu đoàn 19 có nhiệm vụ chặn địch ở Bản Kéo đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt lớn khi địch tháo chạy về Mường Pang

Chi tiết hơn một chút nữa Grin:



3. Trước khi hi sinh đã được đưa vào viện Phu tâng?
- Thông tin về các Đội quân y, trạm/ đội phẫu thời điểm đó:


- Bản Quay là cứ điểm tiền tiêu nằm ở phía đông Bản Tôn.



Toét mắt ra mà chả thấy Bản Quay và Phu Tâng đâu cả, 5647-1 hay 5647-2 các bác nhỉ?

4. Liên hệ:
- bác conlietsy
- BCH QS Tỉnh Nghệ An: 49 Lê Hồng Phong, TP Vinh, tỉnh Nghệ An; ĐT: Văn phòng 038 3833930/ ban Chính sách 038 3594497 ; Đội quy tập: Anh Bình - đội trưởng 01685 771233
- Một bác CCB E209 F312 nhà mình ở thời điểm 1972, nhờ bác ấy xem: đây

Suy ngẫm:
- "trở trăn - trăn trở" mãi từ sáng đến giờ vì cái vụ hy sinh ở Viện Phu Tâng? Tìm không thấy, hỏi chú qtrung mới biết Phu Tâng là cách gọi khác của dãy Phu Theng Leng/ Phu Theng Neng,  Cheesy Cheesy Cheesy.
- Theo tôi hiểu thì thế này: Nhìn thẳng từ trên xuống ta sẽ thấy Lòng chảo Xieng Khoang/ Xiêng Khoảng, rồi bản Tôn, rồi Phu Theng Neng. BCH chiến dịch giao nhiệm vụ cho D7 E209 F312 đánh bóc vỏ căn cứ ngoại vi phía ngoài (Bản Quay gồm đỉnh phía tây là của C1 và đỉnh phía đông của C3). Còn lại lực lượng chủ lực là E165/ trung đoàn 165 thọc sâu đánh gọn toàn bộ dãy cứ điểm Phu Theng Neng/ Phu Tâng. Vậy cần phải hiểu danh từ Viện Phu Tâng thế nào đây? Đội phẫu chắc là đúng hơn chăng? Đội phẫu này của trung đoàn hay sư đoàn hay của chiến dịch? Tại sao lại đặt đội phẫu sâu đến vậy trong khi D7 đánh Bản Quay (phía đông của Bản Tôn) ở phía ngoài?
- dành riêng cho các chuyên gia: Bản Quay = LS 09 (Lat Houang/ 1189)?
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #374 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 03:58:32 pm »

quangcan: Tôi vẫn chưa biết sử dụng gps. Nhưng sẽ học được thôi. Grin Nhưng kể cả biết chính xác vị trí trong vòng khoảng 500m2 như bây giờ thì tìm thế nào? ....

Đang hy vọng là sai số kỹ thuật trong 100m2
Trường hợp này thế nào Quang nhỉ? có phải khó khăn trong việc xác định tọa độ trên thực địa không? Nếu có tọa độ mộ liệt sỹ, có bản đồ thì có cách để xác định trên thực địa đấy. cũng gần đúng thôi, theo kiểu giao hội 2 hoặc 3 điểm biết trước ấy!

hì, sai số thuần túy về mặt kỹ thuật thôi chú ạ, độ lệch giữa cách tính và chỉ định điểm tọa độ UTM trên bản đồ khi chuyển sang google maps hoặc earth. Thật ra là thế này: cách đây lâu lâu, cháu nung nấu một ý định là xác định điểm tọa độ theo bản đồ quân sự của mỹ với các tỷ lệ khác nhau, bằng cách nào đó chuyển/ "con-vớt" nó sang hệ tọa độ địa lý hiện nay để các gia đình liệt sỹ dễ nhìn, dễ xác định. Không phải ai cũng hiểu về kiến thức quân sự cũng như ngay cả cháu cách đây vài tháng cũng là "kẻ ngoại đạo" trong GPS, kỹ thuật đo/vẽ/tính trên bản đồ,  Grin. Từ hệ tọa độ địa lý trên thì hy vọng là chỉ cần dùng điện thoại di động bình thường cũng có thể xác định được tương đối vị trí thực tế tại thực địa. Nhưng có lẽ hướng đi ấy tiêu rồi; lý do thật đơn giản là không phải điện thoại nào cũng làm được; có điện thoại xài được gps thì cũng dính một điểm vô cùng đơn giản: vị trí tọa độ đó sẽ được "hiểu nhầm" với vị trí cột phát sóng. Có lẽ chỉ có một cách là dùng thiết bị gps mới xác định được chính xác nhất mà thôi.

Việc xác định giao hội 2 điểm và 3 điểm thì chú cứ cho một vài kinh nghiệm : ở đây. nhé.

-------------------------------
@dong giang: trường hợp nhà bác mình đã có một vài thông tin sơ bộ, đang tổng hợp để có một bài hoàn thiện. Muốn hỏi bác thêm là các thông tin dưới đây bác lấy ở đâu ra, trong khi trong giấy báo tử chỉ đề mỗi phiên hiệu đơn vị là KT:
Trích dẫn
....- đơn vị khi hy sinh: C1, Viện1, Phòng Hậu cần, B3. Quân Đoàn 3
- cấp bậc, chức vụ khi hy sinh:4/2, Tiểu đội trưởng
- ngày hy sinh: 08/3/1970 - - nơi hy sinh: Viện1 - - nơi an táng ban đầu: Binh trạm 4      
-------------------------------
Các bác nào biết phiên hiệu Quân y 24 hoạt động trong thời kỳ đường 9 Nam Lào (từ tháng 2/1971 đến tháng 3/1971)? Xin chỉ bảo,
em cần biết thêm thông tin về quân y hoạt động trong thời gian này?
Có bác nào biết các bác cựu chiến binh quân y 24 tham gia đường 9 có ai ở Hà Nội không? nếu biết nhắn tin cho em vào hòm thư.

Viện quân y/ đội phẫu mang số hiệu 24 hay là quân y của trung đoàn 24? Hai cái hoàn toàn khác nhau,  Wink. Sơ bộ thì số hiệu 24 hình như không có, còn quân y trung đoàn 24 thì có. Bác có thể tải trực tiếp tài liệu về quân y thời điểm 1969-1975 ở trang www.quandany.com.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2012, 04:23:41 pm gửi bởi quangcan » Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #375 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 04:19:52 pm »

"Vậy cần phải hiểu danh từ Viện Phu Tâng thế nào đây? Đội phẫu chắc là đúng hơn chăng? Đội phẫu này của trung đoàn hay sư đoàn hay của chiến dịch? Tại sao lại đặt đội phẫu sâu đến vậy trong khi D7 đánh Bản Quay (phía đông của Bản Tôn) ở phía ngoài?
- dành riêng cho các chuyên gia: Bản Quay = LS 09 (Lat Houang/ 1189)?"

Cách gọi "Viện Phu Tâng" là theo cách gọi : Viện khu vực Phu Tâng( Phu Theng neng), khi đánh nhau bị thương thì sơ cứu rồi chuyển về phẫu trung đoàn( không cố định)  rồi chuyển đến viện chiến dịch, nguyên tắc là thế.
Ta có vài bệnh viện chiến dịch, 1 là 139, ở tận ngoài Nong Pet, 2 là viện gì đó ( không nhớ tên) ở khu vực Na nu ( phía trên đầu cùng ô với Phu theng neng)(có thể là khu vực bản Zon?) và 3 là ở khu vực bản Thẩm (Ban Tham)( Viện mà papa Lone some đã điều trị) nó nằm bên phải cùng ô với P.ThengLeng. Bên phải cùng có địa danh Phu Nhu chính là khu vực Bộ chỉ huy mặt trận ) vậy chú đoán khả năng nhiều nhất là L/s  đã được đưa về bệnh viện BanTham, đ/v chú có mấy người điều trị và hy sinh ở đó, trừ anh nào hy sinh luôn thì cáng về chôn ở nghĩa trang riêng của đon vị. Nói chung là nếu hy sinh ở bệnh viện thì sẽ được an táng ở nghĩa trang chung của bệnh viện, là ưu tiên quy tập trước. Chú có nghe nói sau đó L/s ở khu vực loanh quanh được quy tập về  an táng ở khu vực ngã ba Latthuang, sau này chuyển về và mất tên ở Anh sơn.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 08:16:23 am gửi bởi q.trung » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #376 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 03:11:33 pm »

@qtrung: cảm ơn chú,  Grin.

------------------------------------

@các bác mới tham gia diễn đàn: mong các bác lưu ý cho:

1. box là nơi trao đổi thông tin, hỏi và đáp cụ thể. Các bác nhờ bọn em thông tin để tìm kiếm, hỗ trợ thông tin về Liệt sỹ. Bọn em đáp lại bằng sự nhiệt tình vì các bác, các cô, các chú đã ngã xuống. Chính vì vậy, thông tin hai chiều là rất cần thiết cho việc làm rõ "đề bài = thông tin liên quan đến trường hợp hy sinh của Liệt sỹ"; từ đó xác định được mục tiêu, tổng hợp và đối chiếu để trả lời. Có bác lên đọc quy định, đưa thông tin lên rồi để đó, mong chờ câu trả lời. Nhưng khi bọn em hỏi để làm rõ hơn, xác định chắc chắn hơn trước khi trả lời thì lại không thấy "nói năng" gì. Làm bọn em rất khó xử. Mong các bác lưu ý cho vì chúng em phải gạn lọc thông tin và cơ sở dữ liệu. Ví dụ như nhà bạn hoanghuyen_1992 hỏi Viện Phu Tâng? em tìm một ngày với các kiểu bản đồ và dữ liệu mà không thể ra; nhưng chỉ cần chú qtrung nói chính là Phu Theng Leng là xong ngay, lại chỉ vài phút. Vậy đấy, mong các bác tiết kiệm thời gian cho bọn em vì bọn em đang giúp chính các bác, đừng để lòng nhiệt tình của chúng em nguội lạnh  Tongue. Nếu chúng em hỏi lại mà các bác không trả lời thì bài viết phải tạm dừng ở đó, chờ lúc nào các bác "nhả chữ" mà thôi  Undecided. Các bác chỉ cần có sao nói vậy, thông tin ghi từ nguồn nào, ra sao; như vậy chúng em sẽ hiểu và sẽ nắm bắt tốt hơn, chứ có cần gì nhiều đâu.

2. bác dong giang đọc hộ cuốn nhật ký Tây Nguyên ngày ấy của bác sỹ Lê Cao Đài, Viện 211 ; để ý vị trí tọa độ YA 633972; cái bản đồ mô tả vị trí các binh trạm/ trạm trên chiến trường B3 Tây Nguyên ở ngay phía dưới và "cố gắng" trả lời sớm hộ câu hỏi của em,  Tongue

---------------------------------------
@nang64Grin, bọn em chỉ là một tập hợp những người trẻ lập diễn đàn như bao diễn đàn khác mà thôi; chương trình hay pháp nhân gì đâu bác; quan trọng là có giúp được bác cái gì không mà thôi. Bác mất công tìm nhiều thật, thông tin tương đối đấy ạ!

1. Bố tôi vào đến Phan Thiết thì có gửi lá thư cuối cùng về cho gia đình.
- Lá thư đó còn không bác? địa chỉ và ngày tháng có không? có thông tin gì là lạ không?

2. Thông tin đơn vị: như vậy là có sự vênh khá cao
- giấy báo tử là tiểu đoàn 103/ D103
- BCH QS tỉnh Thanh Hóa trả lời là D19/ tiểu đoàn 19.
- một số CCB cùng quê thì nói đơn vị là D106/ tiểu đoàn 106.
Hơi phức tạp đấy nhỉ,  Undecided, vì tại một thời điểm, các tiểu đoàn độc lập này sẽ đánh ở các vị trí khác nhau, hành quân theo các hướng các khác nhau đấy bác ạ.

Cái này cần phải đối chiếu với địa danh Sông Khiêng (nơi hy sinh) để xác minh thực tế đơn vị, bài toán ngược vậy, để tối về em xem tài liệu của cụ Xuyên,  Grin
Logged

chi.vhtt
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #377 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 11:09:01 pm »

Chào cả nhà!
Tại trang ‘Nhantimdongdoi” bác Vũ Tuấn Đạt có đăng tin thông báo như sau:
Tại Nghĩa trang Liệt sỹ xã Quế Bình huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam (trong thời chiến tranh  là xã Bình Sơn huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam) có một số ngôi mộ không có tên, theo ông Chủ tịch xã thì đa số những ngôi mộ không có tên là liệt sỹ bộ đội miền bắc. Trong đó có một ngôi mộ có tên là: Trần Văn Tân hay Tốn gì đó vì bia đã mờ không có ngày tháng hy sinh, đơn vị, …. Tuy nhiên em quan tâm vì anh trai em là liệt sỹ:
Theo bản trích lục : Thông tin về quân nhân hy sinh, mất tích trong chiến tranh
Liệt sĩ: Trần Văn Túc;
Sinh năm: 1948
Quê quán: xã Thanh sơn - huyện Sơn Động - tỉnh Hà Bắc.
Trú quán: xã Thanh sơn - huyện Sơn Động - tỉnh Hà Bắc.
Nhập ngũ: tháng 12 năm 1969. Ngày đi B: 7/1970
Đơn vị khi hy sinh: D7, E31, F711, QK 5,
Cấp bậc khi hy sinh: 4/3.
Chức vụ khi Hy sinh: Trung đội phó
Ngày hy sinh hoặc mất tích: 06/01/1972.
Trong trường hợp chiến đấu.
Nơi an táng: Đồi Dân Vệ; Huyện Quế Sơn; Tỉnh Quảng Nam.
Thân nhân: Cha: Thân Văn Hùa.

Em hy vọng chính là phần mộ Liệt sĩ Thân Văn Túc
Vậy các bác trên diễn đàn, ai rõ thông tin về ngôi mộ trên hoặc có số điện thoại để tìm hiểu thông tin về nghĩa trang trên xin vui lòng báo tin cho em  theo địa chỉ sau:
Thân Duy Chi 
Địa chỉ: Thị trấn An Châu huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 02403886439; Di động:  0972298909
Email:  chivhtt@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn!
 
Em xin trích bài đó lên để các bác tham khảo nhé.

NTLS cấp xã
Danh sách Liệt sĩ miền Bắc có bia tại nghĩa trang xã Quế Bình, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
(18/8/2006 10:14:24 PM) Về nghĩa trang Quế Bình (Sơn Bình): có 232 ngôi mộ liệt sĩ; số vô danh và chưa rõ họ tên: ~40, trong đó chưa rõ họ tên: 19. Số mộ liệt sĩ người Miền Bắc có bia mộ là 13 (xem DS). Còn 1 liệt sĩ chỉ có
Vừa qua các chú Vũ Tuấn Đạt, Vũ Ngọc Tiến thân nhân Liệt sĩ Vũ Hướng Dương có cung cấp danh sách mộ bộ đội Miền Bắc có bia tại nghĩa trang xã Quế Bình, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (tên thời kỳ chiến tranh là: xã Sơn Bình, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Theo dân địa phương, các mộ này không có người thân thăm nom.

Về nghĩa trang Quế Bình (Sơn Bình): có 232 ngôi mộ liệt sĩ; số vô danh và chưa rõ họ tên: ~40, trong đó chưa rõ họ tên: 19. Số mộ liệt sĩ người Miền Bắc có bia mộ là 13 (xem DS). Còn 1 liệt sĩ chỉ có tên Trần Văn Tân, theo ông phó chủ tịch xã đây có thể là Trần Văn Tốn, quê Miền Bắc. Số mộ còn lại là liệt sĩ của địa phương hoặc quê Miền Nam.

Thông tin được cung cấp bởi các chú: Vũ Tuấn Đạt, Vũ Ngọc Tiến, do các chú đi tìm mộ em trai là liệt sĩ Vũ Hướng Dương tại nghĩa trang này. Địa chỉ liên hệ: chú Tiến (4)8581937; 0912048421; vungoctien125@yahoo.com.vn. Chú Vũ Hướng Dương thuộc số "chưa rõ họ tên" như đã nói trên. Lý do việc "chưa rõ họ tên" là: các mộ vốn đều có tên, nhưng khi quy tập bị mất danh sách (theo địa phương cho biết). Gia đình Liệt sĩ Vũ Hướng Dương nhờ may mắn, có thêm nhà ngoại cảm Nguyễn Khắc Bảy giúp sức nên đã tìm được mộ chú Dương.

Theo tìm hiểu của gia đình thì số liệt sĩ chưa rõ họ tên thuộc trung đoàn pháo binh 572 (E572), quân khu V. Đây là pháo lớn, vào chiến trường B tháng 4/1972. Các chiến sĩ này hy sinh trong khoảng từ 21/7/1972 (trận đầu tiên tại Sơn Bình) đến hết năm 1972 - khi trận địa pháo chuyển sang huyện khác của Quảng Nam. Danh sách này gồm 22 người, là DS do Ban liên lạc CCB Trung đoàn cung cấp, đã được đối chiếu, bổ sung với bản báo tử gốc mà Trung đoàn gửi ra BQP hiện lưu ở Bộ Quốc Phòng.

Các bia mộ đã mòn và thiếu thông tin, những phần không có hoặc đọc không rõ được đánh dấu hỏi (?).
 
STT   Họ   Tên   Quê   Năm sinh   Ngày hy sinh
1   Bùi Văn   Nhiếp   N.Nghĩa, Lạc Sơn, Hòa Bình   1952   1974
2   ?   Thành   miền Bắc   ?   1970
3   Nguyễn   Thuật   ?   ?   ?
4   Lê Xuân   Dương   Hoàng Mai (?), Tam Dương, Vĩnh Phú   ?   1968
5   Lê Văn   Thống   Yên La, Vĩnh Phú   1947   1968
6   Đào Văn   Lôi   Trùng Hải (?), Vĩnh Giang, Hải Hưng   1947   1968
7   Bạch Văn   Thông   Trung Lai, Mỹ Đức, Hà Tây   ?   1968
8   Trừ Văn   Khò   Toáng Tân, Tam Dương, Vĩnh Phú   1947   1968
9   Hoàng D (?)   Sách   K.Trung, Duyên Hà, Thái Bình   1945   1962(?)
10   Phạm   Tuất   Tây Hồng Long, Vĩnh Phú   1945   1968
11   Trần Văn   Kiếng   Tiêu Tài, Yên La, Vĩnh Phú    1949   1968
12   Đinh Văn   Lai   Biên Giới, Ý Yên, Nam Hà   1947   1968
13   Nguyễn Hữu   Tu   Quốc Tuấn, An Hà, Hải Hưng   1947   1968
14   Trần Văn    Tân (Tốn?)   ?   ?   
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 11:23:49 pm gửi bởi chi.vhtt » Logged
nang64
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #378 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2012, 03:29:12 pm »

Kính chào các Bác: Lá thư cuối cùng của Bố tôi giờ không còn nữa. Còn trích lục hồ sơ thì ngày 14/8/2012 tôi sẽ trực tiếp đi xin lại xem cụ thể thế nào. Còn chú Thế cùng đơn vị với Bố tôi, người cùng huyện ( Tôi đã trực tiếp đến nhà chú Thế rồi) thì nói là đơn vị là: C3-  D186 - E812 - QK6 không sai đâu, chú khẳng định là đúng, vì chú ở đơn vị đó cho đến lúc ra quân mà. Chú còn nói là Bố tôi hy sinh ở Bắc Bình - Bình Thuận. Kính mong chương trình tìm giúp phần mộ của Bố tôi.
Xin chương trình cho tôi hỏi: Tại sao các tỉnh khác đưa thông tin mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang của tỉnh đó công khai, còn tỉnh Bình Thuận thì cực ít thông tin về mộ liệt sĩ tại Bình Thuận hả các Bác nhỉ.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #379 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2012, 11:37:21 am »

"Vậy cần phải hiểu danh từ Viện Phu Tâng thế nào đây? Đội phẫu chắc là đúng hơn chăng? Đội phẫu này của trung đoàn hay sư đoàn hay của chiến dịch? Tại sao lại đặt đội phẫu sâu đến vậy trong khi D7 đánh Bản Quay (phía đông của Bản Tôn) ở phía ngoài?
- dành riêng cho các chuyên gia: Bản Quay = LS 09 (Lat Houang/ 1189)?"

Cách gọi "Viện Phu Tâng" là theo cách gọi : Viện khu vực Phu Tâng( Phu Theng neng), khi đánh nhau bị thương thì sơ cứu rồi chuyển về phẫu trung đoàn( không cố định)  rồi chuyển đến viện chiến dịch, nguyên tắc là thế.
Ta có vài bệnh viện chiến dịch, 1 là 139, ở tận ngoài Nong Pet, 2 là viện gì đó ( không nhớ tên) ở khu vực Na nu ( phía trên đầu cùng ô với Phu theng neng)(có thể là khu vực bản Zon?) và 3 là ở khu vực bản Thẩm (Ban Tham)( Viện mà papa Lone some đã điều trị) nó nằm bên phải cùng ô với P.ThengLeng. Bên phải cùng có địa danh Phu Nhu chính là khu vực Bộ chỉ huy mặt trận ) vậy chú đoán khả năng nhiều nhất là L/s  đã được đưa về bệnh viện BanTham, đ/v chú có mấy người điều trị và hy sinh ở đó, trừ anh nào hy sinh luôn thì cáng về chôn ở nghĩa trang riêng của đon vị. Nói chung là nếu hy sinh ở bệnh viện thì sẽ được an táng ở nghĩa trang chung của bệnh viện, là ưu tiên quy tập trước. Chú có nghe nói sau đó L/s ở khu vực loanh quanh được quy tập về  an táng ở khu vực ngã ba Latthuang, sau này chuyển về và mất tên ở Anh sơn.

Ở Xiêng Khoảng còn có viện 61 nữa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM