Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:15:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 334287 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dovuphong
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #260 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2012, 11:22:09 pm »

@dovuphong: tài liệu phía bên kia như đã hứa  Grin;

Đoạn tài liệu dưới này:
-  trùng ngày 07/4/1970 (thời điểm LS hy sinh),
- trùng khu vực đã khoanh cho bác lần trước
- trùng thông tin về việc mỹ phát hiện một đơn vị cối 82mm

Nếu nhìn vào bản đồ thì càng củng cố vững chắc thông tin về địa danh Bố Bà Tây nằm ở đây nhỉ,  Grin; yên tâm về mặt giả thiết được đặt ra chưa,  Grin, hết nợ nhá,  Wink

Em cảm ơn bác quangcan nhiều lắm!!! Em cũng đã lưu thông tin liện lạc của bác, hy vọng sẽ được gặp bác vào một ngày gần đây, Smiley. Mọi thông tin với cơ sở lập luận chính xác của bác, cùng với thông tin xác nhận về trường hợp hy sinh của chú em và 2 đồng đội nữa (cùng quê Thái Bình) có thể khẳng định chú em đã hy sinh ở Bố Bà Tây. Em có mò mẫm hỏi anh Gúc Gồ thì anh ấy bảo rằng, Bố Bà Tây cũng là địa danh khá là nổi tiếng. Bố Bà Tây (rừng Nhúm), Ba Thu (Mỏ Vẹt) chính là căn cứ địa của Bộ chỉ huy Tiền phương Nam trong chiến dịch Mậu Thân (1968), cũng là hậu cứ, trạm phẫu... cho các đơn vị chủ lực bổ sung lực lượng sau chiến dịch.

Anh quangcan thân mến! Anh tưởng hết nợ rồi mà gặp phải Con Nợ đeo bám chắc quá hổng chịu buông thì phải xử lý thế nào hả anh?!!! Xin phép anh cho dovuphong nhờ vả anh một chút chút nữa thôi, Smiley. Chả là trên cái bản đồ gửi cho em, anh có đánh dấu tọa độ theo tài liệu của Mỹ ghi lại, em muốn nhờ anh, trên cơ sở bản đồ lưu trữ và tọa độ XT 178297 (đã được anh đánh dấu trên bản đồ), anh áp vào bản đồ mới hiện nay xem liệu có thể khoanh vùng được tọa độ XT 178297 trên bản đồ mới không anh? Mong tin anh! Trân trọng cảm ơn! 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #261 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2012, 12:15:02 am »

Trích dẫn
...Anh tưởng hết nợ rồi mà gặp phải Con Nợ đeo bám chắc quá hổng chịu buông thì phải xử lý thế nào hả anh?!!! Xin phép anh cho dovuphong nhờ vả anh một chút chút nữa thôi, Smiley. Chả là trên cái bản đồ gửi cho em, anh có đánh dấu tọa độ theo tài liệu của Mỹ ghi lại, em muốn nhờ anh, trên cơ sở bản đồ lưu trữ và tọa độ XT 178297 (đã được anh đánh dấu trên bản đồ), anh áp vào bản đồ mới hiện nay xem liệu có thể khoanh vùng được tọa độ XT 178297 trên bản đồ mới không anh? Mong tin anh!... 

hì, bao năm làm bây giờ mới thấy chỉ có một bác "tỉnh táo" - không bị thông tin/ tài liệu làm "mất cảnh giác"  Grin; quyết khai thác dữ liệu/ thông tin đến cùng, hay, thích  Grin.

Bác muốn khoanh vùng thế nào:
- muốn xem tọa độ đó bây giờ là thôn/ ấp/ xã nào?
- vị trí tọa độ trên google map để định vị qua điện thoại di động hoặc thiết bị gps?

Nói thật là cái quả định vị này em cũng đang phải tự học, tự ngâm cứu vì phải xài phần mềm hoặc phương pháp riêng,  Grin. Nhìn cái bản đồ này tạm đã nhé,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #262 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2012, 11:33:30 am »

@huuthanh81: theo link trên thì các bác CCB F324 đã xác định/ cho là cao điểm 620 chính là đèo Kim Quy - nơi phân giới giữa huyện A Lưới và huyện Hương Trà.

Tôi vẫn băn khoăn một chút về hệ tọa độ bác đưa: 57 - 06 - 02 - 20
Không biết tôi có hiểu đúng ý người cán bộ chính sách ghi dòng tọa độ trên không? nhưng thấy rằng có thể hợp lý vì trục 57 lấy 6 và trục 02 lấy 2 hợp thành điểm tọa độ YD 576 022  Grin. Có thích hợp một chút vì :
- vẫn nằm trong phòng tuyến sông Bồ (gần núi Chúc Mao và phân giới như trên)
- sát đường trục chính miền đồng bằng TP Huế lên Hương Trà lên miền núi A Lưới;
- nằm trên dải/ 3 mỏm của động Cù Mông (mỏm chính 649m) => vẫn thuộc bình độ 600 và 620; nơi đây cũng là điểm tranh chấp ác liệt từ những năm 1969 - 1970;

Ngoài ra nếu xem kỹ trên bản đồ còn có một số điểm cao không được chỉ định rõ độ cao, nhưng nếu hiểu theo đường vòng cung của bình độ thì vẫn tính ra được là cao điểm 620 (vòng tròn xanh). Có lẽ phải người trong cuộc mới biết chính xác ,  Grin

Quên không đánh dấu, đoạn đèo Kim Quy trên bản đồ này là theo đường phân giới A Lưới - TP Huế đi lên, đoạn chỗ đường ngang số 04 đấy nhé; hơi lệch so với phán đoán của các bác CCB.

Logged

dovuphong
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #263 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2012, 01:50:46 pm »

hì, bao năm làm bây giờ mới thấy chỉ có một bác "tỉnh táo" - không bị thông tin/ tài liệu làm "mất cảnh giác"  Grin; quyết khai thác dữ liệu/ thông tin đến cùng, hay, thích  Grin.

Bác muốn khoanh vùng thế nào:
- muốn xem tọa độ đó bây giờ là thôn/ ấp/ xã nào?
- vị trí tọa độ trên google map để định vị qua điện thoại di động hoặc thiết bị gps?

Nói thật là cái quả định vị này em cũng đang phải tự học, tự ngâm cứu vì phải xài phần mềm hoặc phương pháp riêng,  Grin. Nhìn cái bản đồ này tạm đã nhé,  Grin

Cảm ơn bác quangcan nhé! Nhìn cái bản đồ bác gửi, em thấy có một manh mối, chính là cái địa danh lịch sử Căn cứ huyện ủy tại rừng Nhum,:). Em có đọc một bài viết của ông Trần Bạch Đằng có tiêu đề là: Mậu Thân, sau 30 năm nhìn lại, trong đó có đoạn:
Trích dẫn
Bộ tư lệnh Tiền phương Nam (còn gọi là Tiền phương II) phụ trách các đơn vị chủ lực hướng nam và một phần tây nam, toàn bộ lực lượng biệt động và quần chúng vũ trang, phụ trách nội thành (từ Quận 1 đến Quận 8, trừ Quận 9), điều khiển Phân khu 3 (Nhà Bè và Bình Chánh), một phần Phân khu 2, tỉnh Long An (trừ huyện Đức Hòa), dùng biệt động đánh các mục tiêu Đại sứ quán Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, Bộ tơ lệnh Hải quân, kho xăng Nhà Bè, Tổng nha Cảnh sát, dùng lực lượng chủ lực đánh chiếm nửa sân bay Tân Sơn Nhất, phát động quần chúng chiếm các xóm lao động, chờ đón quân chủ lực vào thành . Đầu năm dương lịch 1968, Bộ tư lệnh Tiền phương Nam chuyển xuống Bố Bà Tây (Rừng Nhúm) và Bộ tư lệnh Tiền phương Bắ chuyển xuống Củ Chi.
Vậy rừng Nhúm, rừng Nhum có phải là một, và Bố Bà Tây xưa có phải chính là khu vực có di tích Căn cứ huyện ủy ở trên bản đồ?!!! Hy vọng!!!
Anh quangcan thân mến! Thật khó cho anh khi phải cùng xác định một điểm tọa độ trên 2 bản đồ có hệ quy chiếu khác nhau, Angry. Tuy vậy, em cũng không cần chính xác tuyệt đối đâu anh, vì cũng chả để làm gì, chỉ cần "xem tọa độ đó bây giờ là thôn/ ấp/ xã nào?" thôi anh à. Vì điểm tọa độ nằm sát khu vực biên giới (và hy vọng cái đường biên giới trên bản đồ cũ và bản đồ hiện nay là na ná nhau), anh thử lấy đường biên giới, hoặc thế sông, thế núi nào đó (là cái bất biến) rồi ước lượng tỷ lệ mà chấm cho em một cái điểm đo đỏ trên bản đồ mới. Vậy là được rồi. Cảm ơn anh nhiều! Trân trọng!
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #264 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2012, 05:25:15 pm »

Nói về vạt đất Việt giới hạn bởi đường biên giới Việt-Cam và con sông Vàm cỏ Đông...
Đúng ra, Bố Bà tây - là cái tên gọi cả vùng đất ấy, hiện nay trải dài ba huyện Châu thành, Bến Cầu và một rẻo Trảng bàng của Tây Ninh - được giới hạn trong hai cụm tháp Chóp Mạt phía bắc và Bình thành phía nam. Banteay/Ban-tà-ey/Bon-ta-ey, vùng "đền tháp" mà ít người biết đó từng là cương vực của đất Chăm thuở nào - để rồi những người Kh'mer ở vùng này, phải xác định đây là "đất tạm/scha-la" (schala/ch'la này là phát nguyên cái tên Tha la của: Tha-la xóm đạo, của trái sa-la "cõi tạm" thường trồng trước cửa chùa - không phải Th'la trong tứk th'la/nước trong đâu quangcan nhé!) Đất này, cũng từng là đất cưu mang những người anh I-sa-rac thời chống Pháp...

Chính cái địa thế "bến cầu" ấy đã giải thích lý do tại sao ngày ấy có nhiều cứ, trạm đón chờ vượt sông... khi có biến thì chỉ cần sít qua sít lại hai bờ biên giới.
Vùng này, là xứ sở của một loài cây thú vị - đó là cây Nhum.
Thú vị ở chỗ, có thể nói thế, khi cứ nghĩ nó là "loài tổng hợp" của bốn thứ cây: cau, dừa, dừa nước và... thốt nốt Grin
Thân xớ gỗ có thể cao cả hai ba chục mét - chịu được đất từ ngập sình đến khô nứt nẻ - mọc từng cụm vài ba cây như thốt-nốt - gốc có "cổ hũ" như dừa - lá như lá dừa nước nhưng màu hung đỏ mọc suốt gần hết chiều dài thân - hoa và quả lại phát triển giống như cau, có bẹ mo và từng trái tròn nhỏ... Đặc biệt, nói về gai thì... chi chít tua tủa trên thân và sống lá, dài năm bảy phân là chuyện thường...

Ấy, chính từ cái kiểu gai trên vạt rừng cây lúp xúp ken đặc một lõm rừng ven sông Vàm cỏ đông như thế mà phát xuất ra cái tên "rừng sắc cạnh/Straight edge woods" của mấy chú cờ hoa xanh lõ, bó chân cấm com cho những cuộc hành quân truy xét, nên cuối cùng, đặt nó là khu "oanh kích tự do"... thậm chí cùng là điểm chốt ở những vòng lượn cuối cùng "còn bao nhiêu bỏ hết" của các pháo đài bay tầng cao sau khi kết thúc phi vụ chính ở vùng đại ngàn Trường sơn

@Quangcan&dovuphong: Điểm tọa độ cần tìm thì ngay chỗ giữa hai ký tự "g" và "n" của dòng chữ Đài tưởng niệm, thuộc xã Long Khánh, Huyện Bến Cầu đó!

"Rừng Long Khánh" - bìa nam rừng Nhum - ngày xưa đặc thù có loại cây dầu lông, dầu rái... trải dài trên nền đất khô tới tận... căn cứ Bời lời, Trảng bàng, lại là đầu cầu "tam giác sắt".
Hơn hai chục năm qua, cùng với chủ trương "phát quang vành đai biên giới" (?) lại thêm nhu cầu phát sinh "móc đất đắp đổ" mà Khu "rừng dầu Long Khánh" ngày xưa nay chỉ còn trong... ký ức.
Mà cũng nhằm xóa đi những dấu ấn chiến tranh, những hố đìa chi chít gần nhau, do bom B.52 tọa độ tạo thành (bà con quen gọi "bom đìa" là vậy) Giờ thì những hầm đất nhân tạo cũng được nối liên thông... nên có khi ta có thể gọi là "Đầm Long khánh" cũng được rồi.
Còn cái "căn cứ Rừng nhum" trên BĐHC - nay ước chừng 500 hécta được giữ/duy trì vì may nhờ vốn là di tích huyện nhà đó mà.

Nghĩa là... "công tác quy tập" cũng được tiến hành khá sớm và khá kỹ (đến độ có khi... không biết tìm đâu ra chút hồ sơ đi đàng nào nữa là... Cry )

@thuletxhn&longnd.hn: Cho tớ nợ một chút!
Bác hoàn.liên xô ơi ời... chờ em nhé!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
dovuphong
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #265 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2012, 10:29:39 pm »

Bác quangcan ơi, anh em mình gặp may rồi, đang loay hoay thì gặp ngay phải bác Guider, chuẩn không cần chỉnh,  Grin. Em cảm ơn bác SaigonGuider nhiều lắm! Thật ra khi nhờ các bác giúp đỡ để tìm hiểu về địa danh Bố Bà Tây, em cũng đã xác định đây mới chỉ là điểm đầu của hy vọng, còn việc có tìm ra được phần mộ của chú em hay không là hoàn toàn khác,  Angry. Cũng nhờ để ý tới công việc quy tập mộ liệt sỹ mà em được biết, ngay từ năm 1977, đã có hàng loạt "chiến dịch" quy tập "khoán" mộ liệt sỹ,  Cry. Nhất là với những địa danh có số, có má như Bố Bà Tây thì em chắc rằng việc đó càng được chăm chút cẩn thận hơn,  Cry. Theo logic thì khu vực mai táng chú em và đồng đội chắc sẽ không xa điểm tọa độ của mấy anh Mẽo đánh dấu trên bản đồ cho lắm, nếu vậy thì rất khó để vị trí mai táng nằm vào được khu bảo tồn, bảo tàng 500 hécta di tích huyện nhà, vì từ tọa độ mà bác Guider xác định giúp em, tới khu di tích huyện nhà cũng phải dễ đến 7-8km, Sad. Chỉ còn có hy vọng và hy vọng mà thôi. Dù sao thì trong việc tìm hiểu thông tin về trường hợp hy sinh của chú, đến nay, em đã tiến được một bước dài sau hơn 40 năm dậm chân tại chỗ với tờ giấy báo tử chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là Báo Tử, còn sau đây em có tiến thêm được bước nào nữa không thì chưa rõ,  Sad. Dù sao thì em cũng cảm kích và phải cám ơn diễn đàn, các bác trong box Giúp Đỡ Tìm Người, đặc biệt là hai bác quangcan và SaigonGuider nhiều lắm!!!

Song song với việc tìm hiểu hoàn cảnh, địa điểm hy sinh của chú, gia đình em cũng đang tích cực tìm kiếm thông tin về những đồng đội của chú em, vì em hiểu rằng, chỉ có những người đồng đội đã chôn cất chú em cùng các liệt sỹ đã hy sinh tại thời điểm đó may ra mới có thể xác định được vị trí mai táng. Còn nếu đã có người nhanh tay nhanh chân quy tập các chú ấy rồi thì...  Cry. Em có tìm trong danh sách những liệt sỹ đươc quy tập về các nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Tây Ninh trên websize của thầy Hồ thì không thấy có tên của chú em. Em vẫn hy vọng...!!! Chí ít thì em cũng có thể kể cho con, cháu nghe về ông trẻ Thắng của chúng, ông là chiến sỹ của sư 9 anh hùng, ông hy sinh tại Bố Bà Tây, nơi đó có một loài cây rất đặc biệt, là "loài tổng hợp" của bốn thứ cây: cau, dừa, dừa nước và thốt nốt... 
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #266 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 11:45:27 am »

  Chào các ccb trong Re giúp đỡ Tìm người : tôi có anh bạn trước ở e24 f10 muốn tìm thông tin về phần mộ của liệt sĩ : Trần đình Đảm ,sinh 1952  ,quê xã Đông lạc ,huyện Chí linh , Hải dương ,trước ở C22 vận tải  E24 ,hy sinh ngày 10-6-1972 ,trong trận đánh PlayCần !
 Ai biết phần mộ của liệt sĩ  Đàm nay ở đâu ?
xin trân thành cảm ơn !  
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2012, 07:29:52 pm gửi bởi Tomqb3 » Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #267 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 05:45:35 pm »

 Chào các ccb trong Re giúp đỡ Tìm người : tôi có anh bạn trước ở e24 f10 muốn tìm thông tin về phần mộ của liệt sĩ : Trần đình Đảm ,sinh 1952  ,quê xã Đông lạc ,huyện Chí linh , Hải dương ,trước ở C22 vận tải  E24 ,hy sinh ngày 10-6-1972 ,trong trận đánh PlayCần !
 Ai biết phần mộ của liệt sĩ  Đàm nay ở đâu ,xin thông báo cho đồng đội :Võ duy Khoái Đt: 0987357466
xin trân thành cảm ơn !  
Bác làm theo nội quy của box tìm LS, có thêm thông tin,thì anh quang sẽ giúp thông tin.
bác cố gắng đưa những bản trích lục bên cơ quan chính sách thì bọn em mới tiếp sức được.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2012, 05:51:39 pm gửi bởi ditimlietsy69 » Logged

duat
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #268 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 03:14:52 pm »

Cần tìm : Nguyễn Viết Dễ, sinh ngày 24/12/1945, quê quán xã Duy Ninh, huyện Quãng Ninh, tỉnh Quảng Bình nhập ngũ 8/2/1963, xuất ngũ tháng 6/1976, cấp bậc Thiếu úy, B trưởng, C33,F341. bõ nhà đi tháng 8/1980 khi đi mang theo toàn bộ hồ sơ giấy tờ thương binh ( thương tật 21% ) và nói với mẹ ( bà Lê Thị Cù ) là con đi vào đơn vị ở Tây Nguyên. Có ai biết thông tin về chú của tôi xin liên hệ Lê Hồng Duật, Nha Trang, Khánh Hòa ĐT 0966112888, Email Duatlhng@gmail.com xin cám ơn
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #269 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 04:02:37 pm »

 Chào các ccb trong Re giúp đỡ Tìm người : tôi có anh bạn trước ở e24 f10 muốn tìm thông tin về phần mộ của liệt sĩ : Trần đình Đảm ,sinh 1952  ,quê xã Đông lạc ,huyện Chí linh , Hải dương ,trước ở C22 vận tải  E24 ,hy sinh ngày 10-6-1972 ,trong trận đánh PlayCần !
 Ai biết phần mộ của liệt sĩ  Đàm nay ở đâu ?
xin trân thành cảm ơn !  
Bác Tom@. Trường hợp này bác điện hỏi phòng chính sách F10 nhờ họ liên hệ với ban quản lý các nghỉa trang ở kon tum (khu vực Plei cần). thì sẽ tìm thấy phần mộ của liệt sĩ trong nghĩa trang. Vì liệt sỹ ở đơn vị vận tải (ở tuyến sau) khi hy sinh, chắc chắn được đơn vị mai táng chu đáo...(sau giải phóng được qui tập về nghĩa trang địa phương). Bác xem lại giấy báo tử (chỗ tôi đánh dấu đỏ trên) vì trận Pleicần (lần 1) diễn ra từ 5/5/1972 đến khoảng 10/5/1972.  chứ tháng 6/1972 không có trận Plei cần. (trận tháng 5/1972 bob tui trực tiếp tham gia mà không dứt điểm). Lần 2 mới dứt điểm thì diễn ra tháng 10/1972. Chúc bác thành công.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM