Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:14:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 334288 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 10:31:12 pm »

Box ta hết phần 6 mở ra phần 7.
Được sự tin tưởng và ủng hộ của ban quản trị, em sẽ tiếp tục làm tiếp công việc của anh quangcan.
DTLS69 hi vọng rằng vẫn nhận được sự ủng hộ của các cao nhân, các bác ccb, các thành viên luôn sát cánh bên anh quang và box giúp đỡ tìm kiếm thông tin và nơi các ANH nằm.
  4 năm qua những kinh nghiệm đúc rút mà anh quang cùng mọi người như bác tuaans, bác SGG , bác trung úy, và rất nhiều bác nữa mà em biết qua các bài viết của các bác không chỉ riêng diễn đàn mình mà diễn đàn khác nữa.
 Em rất mong được các bác giúp đỡ mà không phải cho riêng em mà để mỗi gia đình LS khi đăng bài hay họ tìm thông tin để biết được ,tìm được, thấy được hình ảnh người cha, người bác, người chú ,người anh, đã bao năm qua hi sinh vì nước.
  Có người đã về quê, có người chưa,có người có tên, có người chưa xác đinh được tên, vẫn đâu đây bên chúng ta người mẹ , người vợ, người em, người cháu hằng ngày, hàng tháng, hàng năm, mà cụ thể hơn 40 năm qua từ khi hòa bình lập lại,có nỗi buồn, niềm vui, hạnh phúc khi đón người thân trở về dù chỉ là nắm xương hay kỷ vât, để em thấy mình khi nhận công việc ở vị trí này vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm, nhưng các bác biết đấy có một thông tin nhỏ thôi, một tia hi vọng thôi cũng đáng quý và trân trọng biết bao.

  Trách cho chiến tranh, bí mật chiến tranh, những tờ giấy báo tử thật đơn giản đến độ vô cùng thương tiếc, chỉ là KB, NB ,B2 ,C, K, P1.....DMT, BTM.
vậy nên, em mong tất cả các bác hãy chung tay góp sức để đưa các ANH về, tìm lại tên cho ANH.
Thưa mọi người, để xoa dịu mất mát chiến tranh, người thân liệt sỹ không đòi hỏi gì nhiều, mỗi người thân họ chỉ ước, ước một ngày được , thèm một ngày nào đó đến bên nơi người thân họ hy sinh, được khóc, được châm một nén nhang để được an ủi.
                                                                      ''ANH ƠI
                                                               NGÀY ANH ĐI ANH NÓI
                                                               HÒA BÌNH ANH SẼ VỀ,
                                                               HÒA BÌNH RỒI,
                                                               HƠN 40 NĂM RỒI ,
                                                               SAO ANH CHƯA VỀ ? ''
Em muốn góp một chút sức nhỏ bé của mình, đôi lời em nói cũng là lời mở đầu cho phần 7, em không hoa lá nên câu chữ không được mềm mại, cốt chỉ mong mọi người chung tay góp sức.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2012, 10:36:36 pm gửi bởi ditimlietsy69 » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 08:42:56 am »

Chuyện vui một tý:

Tối qua cho con gái đi ngủ sớm, vậy mà 12 giờ đêm có cuộc gọi khuya đến muộn, hóa ra từ nước ngoài, lại một giọng buồn trăn trở về phiên hiệu BG  Tongue. Biết làm sao được nhỉ, cứ tưởng mất ngủ vợ bực lắm - hóa ra chỉ lườm lườm rồi buông thõng một câu: "... cẩn thận đấy, giờ ngoại cảm Việt nam sang tận cả nước ngoài rồi".   Wink.

----------------------------
Tốt rồi, tốt rồi. Đã sang Phần 7 với người thuyền trưởng mới. Mong em vững tay lái, bình tĩnh mà đi, đã có bọn anh ở bên và bao nhiêu anh chị em khác nữa. Chúng ta đồng chí đồng lòng đồng tâm đồng sức thì lo gì đây em.
Cuộc đời không phải cứ lấy bờ là đích, lấy kim chỉ nam là lý tưởng sống mà được. Mà đôi khi chỉ cần tâm sức và gắng công vì những cái nhỏ nhoi của đời thường vẫn lung linh rực rỡ. Đã biết mấy câu này chưa em:

Buổi chiều nào như buổi chiều nay
Biết nói gì cho đủ với nhau đây?
Nắng rung rinh khắp ngả đường Hà Nội
Còi báo yên vừa nổi
Chuông tàu đã leng keng
Mắt ai soi vào cũng sâu thẳm niềm tin.
Đây chị công an viên
Mang ngôi sao chính quyền trên mũ
Đứng canh ngã tư suốt giờ súng nổ...
Đây quầy hợp tác bán rau non
Những ngày mưa nắng đạn bom
Chưa lúc nào rau lên giá
Riêng điều ấy đơn sơ trên phố nhỏ
Cũng đáng cho ta cầm súng em à.

Ôi, đơn giản vậy đó, ngày xưa có những lớp người đã vậy thì ngày nay chúng ta - những người trẻ tuổi hãy cùng gắng chút sức mà thôi. Đâu rồi nhỉ, những người bạn của tôi, cùng thổi kèn tiến quân, ta tiến vào Phần 7:
Chung tay góp sức vì các Anh hùng Liệt sỹ đã ngã xuống cho Tổ quốc năm xưa

Logged

ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #2 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 02:22:09 pm »

Hết phần 6 còn những trường hợp đang dang dở.
1.Xác nhận trường hợp nhà bạn hiêunv.
2.Mời các bác tiếp tục nhà bạn K14, daisy13.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #3 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 04:48:56 pm »

@Hieunv: chà chà, hơi rắc rối tý, cứ tưởng xác định được ô tọa độ theo cái có sẵn mà hóa ra lại phiền.

Trích dẫn
...Ngày hi sinh: 19/9/1969 - Trường hợp hy sinh: Bị B52 oanh tạc vào vị trí trú quân
Nơi hy sinh: Bình Long - Nơi an táng: (24-48) 09 Quận Vô Rang (Miên)
 Em cũng đã tìm đến một số đồng đội cũ cùng đơn vị được cung cấp thông tin là liệt sỹ hi sinh khi đang trực dưới hầm. Khi cả đơn vị đi vào rừng tại hầm chữ A có 3 trợ lý chính trị và 4 trợ lý tác chiến đều hi sinh khi bị B52 oanh tạc (nhưng vẫn còn xác và được an táng). Trong thời gian này đang chuẩn bị cho chiến dịch Buprang Đức Lập đơn vị đang trú quân tại binh trạm H5 - Phước Long

Đầu tiên bác xem hộ cái
bản đồ hành chính Bình Phước này để nhìn thấy O Rang, Bình Long, Phước Long đã nhé.

Sau đó bác đọc thông tin này:
Trích dẫn
...Ngày 5 tháng 12 năm 1969, đợt hoạt động Nam Tây Nguyên kết thúc. Tiếng súng đánh địch vừa dứt, Trung đoàn 66 tổ chức lễ báo công với Bác. Ai cũng thấy vui được dâng lên Bác những chiến công xuất sắc lần đầu tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn hỗn hợp bộ pháo trong công sự vững chắc. Một chiến dịch đạt hiệu suất chiến đấu cao, diệt nhiều địch, ta thương vong thấp. Ngay sau lễ báo công, Trung đoàn lại cùng các đơn vị bạn hành quân gấp ra cánh Bắc. Tạm biệt cánh Nam, những hình ảnh người chiến sĩ đánh giặc giỏi, gùi gạo khỏe, giản dị, thương dân đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng bào và các đơn vị bạn cùng hoạt động trên mặt trận cánh Nam trong mùa Đông năm 1969.

Khu Cầu Lầy nằm sát biên giới Việt Nam - Cămpuchia, là trung độ tuyến đường hành lang chiến lược qua Tây Nguyên, nối liền với cửa khẩu VQ5. Từ giữa năm 1966, nơi đây đã trở thành hậu cứ vững chắc của Trung đoàn 66 và các đơn vị trong khối chủ lực Tây Nguyên. Cứ sau mỗi mùa chiến dịch, các đơn vị lại về đây rút kinh nghiệm chiến đấu, huấn luyện quân sự và tăng gia sản xuất. Do vị trí địa lý của Cầu Lầy, nên nó nhanh chóng trở thành trung tâm giao lưu tình cảm giữa bộ đội Tây Nguyên với những đoàn cán bộ, bộ đội vào Nam ra Bắc. Với bàn tay lao động cần cù sáng tạo, bộ đội ta đã phát rừng làm rẫy, trồng lúa, sắn, ngô, khoai, tự túc một phần đáng kể lương thực để trụ bám chiến trường. Theo chỉ thị của Bộ Tư lệnh Mặt trận, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải trồng 500 gốc sắn. Riêng Trung đoàn 66 bình quân mỗi người lên đến 1.000 gốc. Do vậy, cuối năm 1969 sang đầu năm 1970, Trung đoàn đã có trong tay 1.500ha sắn, sau 1 năm, 2 năm, số sắn này đủ nuôi Trung đoàn vài ba tháng. Có sắn Trung đoàn đã dành được hơn 100 tấn gạo cho chiến đấu. Ngoài ra, Trung đoàn còn cấp cho các đơn vị hành quân qua hàng chục tấn sắn. Tại Cầu Lầy, Trung đoàn 66 tổ chức 1 đại đội tăng gia, 1 tổ rèn công cụ, 1 tổ săn bắn và đánh cá, 1 tổ chế biến thực phẩm. Rau xanh tăng gia đã đủ ăn. Các bệnh do thiếu sinh tố đã bị đẩy lùi, sức khỏe bộ đội được nâng lên rõ rệt. Sản xuất tự túc đã trở thành nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài và trở nên sống còn đối với bộ đội chủ lực Tây Nguyên.

Rồi đọc lại bài viết này của bác sờ-gai (chỗ đậm):
Trích dẫn
....Rồi thì, cái thời "cuối sáu mí" í - phía Miền đông cũng đang thời "chuyển mã" nào Q, nào H... rồi thì K nữa (mấy gã tình báo Mẽo hẵn điên đầu với nào là "tuyến chuyển/tranfer" với "hành lang/corridor" - nhất là khi chúng đang chuẩn bị chuyển giao "Việt nam hóa")
Nên chăng, từ cái Q.V (Q5 hay H5) srok o'rang mà thành "Quân V o rang" (srok đâu có sát nghĩa là Quận phải không mấy cong-top ơi!)
Chuyện "trình phiên dịch chữ Việt" của các Bác quân lực/chánh sách đôi khi làm đàn em dở khóc dở cười!....

Vậy đâu là nơi trung đoàn 66 chính thức đặt quân để chuẩn bị chiến dịch nhỉ khi mà nơi hy sinh ghi rất rõ thuộc Bình Long? Nếu bác đọc tài liệu Lịch sử Bình Phước kháng chiến thì lại thấy rất rõ trong KCCM Miền lập Khu 10 gồm Bình Long, Phước Long, Quảng Đức. Như vậy là phân rõ ranh giới giữa Bình Long và Phước Long. Hơn nữa theo tài liệu chính thống đó bác có thể thấy vào khoảng thời gian Bác Hồ mất, Miền điều Sư đoàn 9 (F9) về Bình Long. Có hẳn một sư đoàn chủ lực tại huyện này thì cớ chi Miền điều thêm trung đoàn 66 ở tít cánh bắc Tây Nguyên vô nữa nhỉ?  Vậy có thể khẳng định không một vấn đề : binh trạm H5 Phước Long đâu có thể đặt trên đất Bình Long?

Em chợt nghĩ thế này:
- Tại sao BTL B3 Tây nguyên lại cho mở chiến dịch đánh vào tuyến phòng thủ Bu Prăng - Đức Lập?
Câu trả lời đơn giản là sau 1968 ta thiếu thốn trầm trọng về hậu cần, lương thực và vũ khí; các đường/ tuyến vận tải/ hành lang bị Mỹ - ngụy tung thám báo / ném bom tọa độ / .... chặn phá ác liệt (các có thể xem bài viết và phác đồ Mỹ - ngụy đã lập được về tuyến này ở đây của em. Điều đó buộc B3 Tây Nguyên không thể trông chờ vào tuyến 599 cung cấp mà phải chủ động khắc phục khó khăn qua một số cách sau:
- tự cung tự cấp (trồng hoa màu, nhất là cây sắn - bác có biết bài hát Cây Sắn tấn công,  Grin)
- đưa bớt các lực lượng không trực tiếp ra Bắc: một số trường, đơn vị,....
- thông đường vào B2 Nam Bộ để đưa ngược đạn - gạo ra.

Vậy đánh vào tuyến phòng thủ Bu Prăng - Đức Lập là để thông đường vào B2 mà thôi; em xin lưu ý là thông đường vào B2 chứ không phải là đưa quân vào B2. Chính vì thế mà BTL Miền (B2) mới đưa sư đoàn 9 ra để phối hợp đấy bác,  Grin.

Em dự rằng:
- hẳn E66 mang toàn bộ hàng rào dây thép gai thu được trong trận chiến Ngọc Tô Ba về Phước Long  lập mô hình và tập đánh công kiên + tự tải lương tải gạo cho chiến dịch thì hẳn phải dừng chân chỗ nào kín kín sát biên giới Việt - K chứ đâu xuống tận Bình Long nhể?
- Bù Prăng thuộc Quảng trực, Đức Lập thuộc Đăk Mil là dọc trục đường 14 sát biên giới. Nếu E28 tải đạn gạo từ cánh bắc, cánh trung của B3 xuống cánh nam; còn E66 (cứ cho rằng) tải đạn gạo từ B2 ra thì bác cũng có thể thấy đoạn này đâu gần Bình Long? đây.

Úi chà, có phải em vẽ rắn vẽ lươn không mà ngày càng phức tạp thế này nhể,  Grin
Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #4 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 07:13:55 pm »

@Hieunv: chà chà, hơi rắc rối tý, cứ tưởng xác định được ô tọa độ theo cái có sẵn mà hóa ra lại phiền.

Trích dẫn
...Ngày hi sinh: 19/9/1969 - Trường hợp hy sinh: Bị B52 oanh tạc vào vị trí trú quân
Nơi hy sinh: Bình Long - Nơi an táng: (24-48) 09 Quận Vô Rang (Miên)
 Em cũng đã tìm đến một số đồng đội cũ cùng đơn vị được cung cấp thông tin là liệt sỹ hi sinh khi đang trực dưới hầm. Khi cả đơn vị đi vào rừng tại hầm chữ A có 3 trợ lý chính trị và 4 trợ lý tác chiến đều hi sinh khi bị B52 oanh tạc (nhưng vẫn còn xác và được an táng). Trong thời gian này đang chuẩn bị cho chiến dịch Buprang Đức Lập đơn vị đang trú quân tại binh trạm H5 - Phước Long

Đầu tiên bác xem hộ cái
bản đồ hành chính Bình Phước này để nhìn thấy O Rang, Bình Long, Phước Long đã nhé.

Sau đó bác đọc thông tin này:
Trích dẫn
...Ngày 5 tháng 12 năm 1969, đợt hoạt động Nam Tây Nguyên kết thúc...

Khu Cầu Lầy nằm sát biên giới Việt Nam - Cămpuchia, là trung độ tuyến đường hành lang chiến lược qua Tây Nguyên, nối liền với cửa khẩu VQ5. Từ giữa năm 1966, nơi đây đã trở thành hậu cứ vững chắc của Trung đoàn 66 và các đơn vị trong khối chủ lực Tây Nguyên...
...
Vậy đâu là nơi trung đoàn 66 chính thức đặt quân để chuẩn bị chiến dịch nhỉ khi mà nơi hy sinh ghi rất rõ thuộc Bình Long? Nếu bác đọc tài liệu Lịch sử Bình Phước kháng chiến thì lại thấy rất rõ trong KCCM Miền lập Khu 10 gồm Bình Long, Phước Long, Quảng Đức. Như vậy là phân rõ ranh giới giữa Bình Long và Phước Long. Hơn nữa theo tài liệu chính thống đó bác có thể thấy vào khoảng thời gian Bác Hồ mất, Miền điều Sư đoàn 9 (F9) về Bình Long. Có hẳn một sư đoàn chủ lực tại huyện này thì cớ chi Miền điều thêm trung đoàn 66 ở tít cánh bắc Tây Nguyên vô nữa nhỉ?  Vậy có thể khẳng định không một vấn đề : binh trạm H5 Phước Long đâu có thể đặt trên đất Bình Long?

Em chợt nghĩ thế này:
- Tại sao BTL B3 Tây nguyên lại cho mở chiến dịch đánh vào tuyến phòng thủ Bu Prăng - Đức Lập?
Câu trả lời đơn giản là sau 1968 ta thiếu thốn trầm trọng về hậu cần, lương thực và vũ khí; các đường/ tuyến vận tải/ hành lang bị Mỹ - ngụy tung thám báo / ném bom tọa độ / .... chặn phá ác liệt (các có thể xem bài viết và phác đồ Mỹ - ngụy đã lập được về tuyến này ở đây của em. Điều đó buộc B3 Tây Nguyên không thể trông chờ vào tuyến 599 cung cấp mà phải chủ động khắc phục khó khăn qua một số cách sau:
- tự cung tự cấp (trồng hoa màu, nhất là cây sắn - bác có biết bài hát Cây Sắn tấn công,  Grin)
- đưa bớt các lực lượng không trực tiếp ra Bắc: một số trường, đơn vị,....
- thông đường vào B2 Nam Bộ để đưa ngược đạn - gạo ra.

Vậy đánh vào tuyến phòng thủ Bu Prăng - Đức Lập là để thông đường vào B2 mà thôi; em xin lưu ý là thông đường vào B2 chứ không phải là đưa quân vào B2.
...
Úi chà, có phải em vẽ rắn vẽ lươn không mà ngày càng phức tạp thế này nhể,  Grin

Có gì đâu mà rắn lươn... phức tạp... đâu hả bạn hiền?
Vốn xưa giờ anh em ta đã từng nói với nhau, từ đeo đuổi công việc này mà sinh ra cái thú vị, ngày càng được nghiền ngẫm hiểu biết thêm nghệ thuật dùng binh tuyệt vời của tầng lớp cha anh chúng ta - nhất là khi quân đội ta trong những thời kỳ ấy thua thiệt hơn đối phương về bom đạn và, SGG đã từng nói - ta chấp địch - cả một bầu trời... Grin
Chúng ta vốn không theo hướng khoe mình làm tham mưu con - được cái giải gì?? - mà chỉ là một cách để làu thông sử sách quân đội ta...

Này nhé...



Có lẽ thế thì ta tạm hiểu, đâu sẽ là khu vực Cầu Lầy? và hẳn đường nối liền với cửa khẩu VQ5 thì không có nghĩa VQ5 thuộc khu Cầu Lầy rồi đó
Cần nhớ là, nếu Đăknông ngày nay có cửa khẩu Bù-prang, Quảng Trực đang nâng tầm CKQT - còn Bình Phước, ngoài CKQT Hoa Lư thì ở đoạn Bù Gia Mập có cửa khẩu tiểu ngạch Hoàng Diệu (ai chà... O'rang thì gần cả hai nơi này)

Tọa độ ấy, cách ck Hoàng diệu tầm 2km chứ mấy - CK Hoàng diệu này, liệu có phải là VQ5? (ta cũng thấy vết bút ký "Hopital 5" ở gần BT4 trong tấm hình tuyến B2-B3 của quangcan ở bài trên)
Thật tình mà nói, hổm nay, SGG đã mấy lần xử lý chuyện tọa độ (kể cả của bên chuyên đề TVTKU nữa)... nhưng hầu hết, gần như "các nhà" đều thiếu một thông số quan trọng - đó là chi tiết "mảnh bản đồ"

Như bên topic các cựu Quảng trị, thấy ảnh chớp các cựu đang chỉ tay về khe Hải Lệ xưa trên mảnh bản đồ mới toanh - SGG em lấy làm ngứa ngáy tay chân lắm lắm (muốn nhắn lời xin xỏ Grin) - dưng với khu vực mà cái tay chỉ, phải chăng đó là "mảnh Ba Lòng" ngày ấy?  Grin Grin Grin

Vậy đó!
Vậy thì, thống nhất với quangcan về kết quả "thông đường vào B2..." mà như ở bài trước SGG đã có... ngầm nêu vài lý do khác về chuyện thông đường ở đoạn này.
Ta cần liên tưởng đến những sự kiện như:
- Đợt rộ "Mậu thân" ở các tỉnh thành Duyên Hải, trong khi Tây nguyên thì... cứ bình bình
- Rồi thì "Mặt trận B3" gần như "biến mất"... chiến dịch Nam Tây Nguyên - càng làm "trống trải" mạn Bắc
- Sau đó, địch đã nhúng tay "làm đảo chánh bên kia" để mở những đợt hành quân bắt đầu từ Snoul1970
- ...và sau đó lại "ngỡ ngàng" để lại tiếp tục "vướng lầy" vào Lam sơn 719
Thế mới thấy những nghệ thuật biến ảo tài tình của các nhà cầm quân - vẫn đảm bảo được việc kết hợp điều chuyển binh lương cùng luyện tập, mà cũng "ra đòn chí tử" - Mà thiên tài nhất là chỗ... Để rồi dẫn đến việc địch cũng đã tự "góp phần" tạo thành "tử huyệt" Tây Nguyên, mở đầu Mùa Xuân đại thắng!

- - -
Nói cho rõ thêm, ta đã từng biết chuyện, ở Quảng Trực, Đắknông đã từng tìm thấy 5 Ls E28 hy sinh vào đận 1969 - những tài liệu cho biết so với E66 thì E28 gần như là áp sát hơn vào Bù-prăng rất nhiều.
Vậy, SGG đặt giả thiết, chuyện một cánh E66 vẫn ở bên ngoài biên giới, đảm tuyến từ O'rang đến Bình Long
(theo bản đồ QS cũ thì... từ "tọa độ ấy" đi Bù-prăng hay Tà thiết cũng tầm trên dưới 40 cây số như nhau mà! Đi O'rang thì phân nửa khoản ấy)

@quangcan: Vấn đề quan trọng nữa, những điểm 24-48 khác - kể cả tính luôn kiểu đọc BB dễ hiểu thành... 48-24 - thì các chỗ tọa độ ấy, có cao độ 400m thì là gần O'rang nhất (mà cũng rất chi là gần chỗ... "Trạm 7" mà lần trước chúng ta đã bàn!)

Cũng xin nhắc, khẳng định rõ - quan điểm của SGG là, "kết quả tọa độ" chưa nói lên điều gì cả, đừng tưởng cứ thế mà thực địa là đạt kết quả.
"Các nhà" còn phải thực hiện nhiều đồng bộ khác nữa trong việc kiếm tìm...
Và đó mới chính là ý nghĩa cũng như mong muốn của anh em tham gia góp tay vào xây dựng chuyên mục này!

Trân trọng,
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
chi.vhtt
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 10:30:11 pm »

Chào các bác!
Xem lại trường hợp liệt sỹ của D31, F711 thì thông tin phần mộ đều ghi chung quá: Núi bàn thùng, huyện quế Sơn (trường hợp Ls gia đình bác Luân). Liệt sỹ Trần Văn Túc của gia đình em thuộc D7, E31, F711 lại ghi: Đồi Dân Vệ huyện Quế Sơn.
Em thầm nghĩ: 1. E31 sẽ có sơ đồ mộ thống nhất. 2. Đánh du kích không rõ địa danh.
Logged
daisy13
Thành viên
*
Bài viết: 49


Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình...


« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 11:38:47 pm »

Hết phần 6 còn những trường hợp đang dang dở.
1.Xác nhận trường hợp nhà bạn hiêunv.
2.Mời các bác tiếp tục nhà bạn K14, daisy13.
hix! Cháu bây giờ cứ thấy mình như đi vào ngõ cụt vậy. Vẫn chưa tìm được CCB nào còn sống. Để lên cao điểm 400 thì phải đi một ngày đường từ xã A Túc  mà chỗ đó lại quá mênh mông. Ngày mai bác Nguyễn Xuân Quy vào Đà Nẵng họp, cháu định ôm cả lên cho bác ấy xem thử có thể chỉ thêm hướng đi nào mới không. Hy vọng, hy vọng, hy vọng!
Logged

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm!
k14
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #7 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2012, 06:22:36 am »

Cháu chào các bác
Bác Quang ơi hôm qua cháu đến nhà bác Xuyên nhưng bác Xuyên đang ốm nằm viện nên cháu không gặp được
Khi nào có thông tin cháu sẽ gửi ạ
cháu chào các bác,cháu cảm ơn các bác
Logged
daisy13
Thành viên
*
Bài viết: 49


Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình...


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2012, 08:55:50 am »

Chào các bác, Cháu đã nhờ người tìm được một bác cùng đại đội với bác cháu và cùng đánh trận mà bác cháu hy sinh. Tuy nhiên sau khi gặp bác này thì tất cả quay trở về điểm xuất phát vì theo bác này thì bác cháu hy sinh vào một ngày tháng 10 âm lịch ( tháng 11/1965) năm 1965, lúc 2h chiều đoạn giữa Lao Bảo và Khe Sanh trên đường đánh quân chặn viện đường 9, nhưng bác này không trực tiếp chôn cất nên cũng không biết xác định được địa điểm. Như thế là hoàn toàn sai khác so với giấy báo tử ( ngày 28/2/1965 ) và thông tin trích lục cháu có trước đây. Cháu nghĩ khả năng sai vẫn có thể xảy ra vì bác cháu mất gần 5 năm thì mới có giấy báo tử. Cháu đang xin trích lục lại thông tin từ cục chính sách sau khi nhận được một câu trả lời sơ sài từ Quân Khu 4 ( "đang cập nhật, khi nào có sẽ gọi" câu trả lời cho gần nữa tháng hy vọng chờ đợi! ). Vì thông tin trước đây nhà cháu xin đã rất lâu và lúc ấy không có văn bản gì cả. Có nhanh chắc cũng tầm 10 ngày nữa cháu mới có thể có thông tin trả lời từ cục chính sách. Nhưng cháu nghĩ khả năng bác CCB đó đúng là rất lớn, thể nên bác nào có lịch sử của tiểu đoàn 806 KH đoạn tháng 10 - 11/1965 thì trích cho cháu với ạ. Cảm ơn các bác nhiều.
Logged

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2012, 03:13:37 pm »

@daisy13: em gái, vấn đề là xuất hiện thêm giả thiết mới thì em phải bình tĩnh, sáng suốt để nhận định nhé,  Grin. Anh có ít tài liệu này cho cô em gái Đà Nẵng yêu sách đây,  Grin. Em gái đọc rồi xem có ý kiến gì không nhá.



Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM