Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:23:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 780537 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #170 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 07:35:44 pm »

cái này mình đã post rồi. tất cả các dẫn chứng mình đã post đầy đủ, các bạn nên đọc đầy đủ.

Bạn nhầm ở một điểm, đây không phải là thử nghiệm trình độ bắn của xạ thủ, mà kiểm tra đường đạn.

Trình độ xạ thủ này cực ngon, vì đó là cái giá thử súng. Viên đầu tiên lệch xa vì nòng chưa đủ nóng, 3 viên tiếp theo chui vào một lỗ hình bầu dục, điểm xa nhất 18mm. tầm bắn 250 mét, ngoài trời tuyết rơi, đạn AK-74. Rất ít súng đạt được như thế, đặc biệt là các súng không chuyên bắn tỉa.


bac  huyphuc1981_n co phóng đai về khẩu ak ko vậy , bắn 3vien qua 1 lổ ở khoảng cách 200m à ,  bắn  bằng kính ngăm hay bẳng rùi vậy bác? bac trả lời giủm em?
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2009, 08:54:14 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc198101
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #171 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 05:58:22 pm »

Chúng ta đã thấy rằng, việc sinh ra súng trường tấn công là điều tất yếu. WWI, Khoa học quân sự bế tắc trong các chiến hào và sinh ra MP-18. Tuy nhiên, MP xung phong thì tốt, nhưng tầm rất ngắn và do đó vẫn phải trang bị cho lính súng trường. Chẳng lẽ bắt lính dùng hai súng ?? Và do đó người ta đã cố gắn làm ra loại súng có thể bắn khi đang chạy như MP, mà tầm xa như súng trường. Ở Đức sự việc bắt đầu trong thập niên 193x, với khẩu Maschinen Karabine MKb35. Tuy nhiên, lúc đó chính quyền Hitler lên mà khẩu này không hợp cạ với hắn lắm, nên chương trình đình đốn. Sau này, đầu 194x, Hitler bắt bộ sậu của hẵn, những nhà thiết kế cùng cánh, phát triển một chương trình thay thế, nhưng sự dốt nát của Hitler về quân sự đã biến súng trường thành súng ngắn.

MKb-42, sản phẩm của chương trình này, biến thành một trò cười trong làng chế súng Đức suốt mấy năm liền, quá xấu hổ, nó tự chuyển tên cho đúng đắn thành MP-42, rồi thành MP-43. Ngày 6-4-1944 Hitler ra một lệnh xác định 3 súng chính của quân đội Đức: súng máy MG-42, súng trường K-43 và súng xung phong STG-44, tức MP-43, từ đây súng được sản xuất khá lớn (cỡ vài trăm ngàn khẩu), dập trên vỏ chữ MP-44. Có một điểm dễ nhầm, sau này một khẩu súng cùng đạn với máy hoàn toàn khác được Hitler định danh MP-45, nhưng nhiều MP-44 được dập dòng MP-45 trước quyết định này.

Ở đây cần chú ý, súng xung phong STG-44 không phải là súng trường, chức năng súng trường trong bộ trên là K-43. Ngoài đầu đạn yếu, MP-44 còn nhiều đặc điểm của súng ngắn khác mà mình đã phân tích, bây giờ thì lộn xộn không còn biết ở đâu mà lần nữa. Ví dụ, súng không có ốp lót tay trước để bắn tầm xa như súng trường, mà cầm trực tiếp vào băng để bắn ứng dụng nhanh như súng ngắn. Vả chăng, người làm súng và chính phủ của họ đã dập tên MP lên súng, thì đương nhiên nó là súng ngắn. Điểm đáng cười của MP-44 là nó bắn đạn súng ngắn nhưng lại nặng 5,2kg (rỗng) như trung liên, trình độ thiết kế súng của các cạ này quá kém và việc xác định mục tiêu thiết kế không rõ ràng. Còn một số điểm nữa, súng bắn liên thanh nhưng thừa kế khóa nòng nghiêng của súng bắn phát một, sẽ làm súng rung theo chiều đứng, khóa nòng MP-44 có tai xách lên giống hệt của PTRS, và CKC sau này. Trong khi đó súng bắn phát một G-43 lại dùng khóa nòng ngạnh kiểu DP rung rất cân hợp với súng liên thanh.

Tầu Trắng dập khuôn tên Đức. Ngay từ lúc mới thành lập nhà nước Tầu Trắng, Viên Thế Khải đã đặt mua súng ống Đức và sau ông ta, chính phủ Dân Quốc gấp rút tiến hành những công việc to lớn để chế súng. Có một thời gian, ngoài trang bị, quân phục quân Dân Quốc dập khuôn Đức. Tầu Trắng đạt những tiến bộ vượt bậc, tạp lên đội ngũ công nhân, trí thức... cơ khí mới mà sau này sẽ bị CMVH đánh tơi bời. NORINCO ngày nay là thừa kế nhà máy Đông Bắc, gần tô giới cũ của Đức. Tầu Trắng gọi súng là thương, tức vũ khí bộ binh, hồi Hồ Nguyên Trừng thì súng là "thần cơ thương", để phân biệt với thương thường là giáo. Súng bộ binh là "bộ thương", súng cạc bin là "kỵ thương"-cavalry, súng tấn công STG là "xung phong thương", từ STG được dùng từ 193x ở Đức du nhập sang Tầu như vậy. Vì các STG Đức lúc đó đều là MP nên Tầu gọi chung MP, SMG... là "xung phong thương".

Trong các yêu cầu chiến thuật đặt ra khi phát triển MKb-35 người Đức đã có một số điểm đi đúng hướng. Mà đoạn viết về cái này cũng đâu cả rồi, bực mình quá đi thôi. Những điểm này tuy sơ khai, nhưng đã xác định không đầy đủ vai trò của một súng trường tấn công. Chỉ có Hitler mới biến nó thành súng ngắn. Thật ra, về hình dáng thì việc thu nhỏ một súng trường hay phóng to một súng ngắn không có gì khác nhau, quan trọng là xác định những nhiệm vụ của súng.

Năm 1913-1915, Hội Đồng Súng Trường Nga đã cùng Fedorov phát triển những nguyên lý cơ bản của một súng trường tấn công:
1- Súng bắn phát một tự động để đạt tốc độ bắn nhanh trong cuộc đối kháng súng trường tay đôi ngày đó.
2- bắn được liên thanh bằng tỳ vai hay ứng dụng không ngắm khi đang chạy, dễ dàng chiến đấu giáp lá cà trong hào.
3- bỏ những yêu cầu tầm quá xa trên 5-6 trăm mét, vì chỗ đó đã có pháo và súng máy. Các súng trường đối kháng đều nỗ lực bắn tới 1500-2000 mét, nhưng ở khoảng cách đó, tỷ lệ bắn trúng không đáng kể. Súng trường tấn công chỉ yêu cầu "tầm bắn hiệu quả", tức là tầm bắn có tỷ lệ trung đích lớn.

Thiếu những nguyên lý này, mà cứ loay hoay thu nhỏ súng trường hay phóng to súng ngắn đều lạc đường cả. MP-44 có làm nặng hơn gấp rưỡi AK hay AS-44 thì cũng không thể là một súng trường. Cái khó khăn đặt ra là phải hiệ đại hóa đạn, điều kiện tiên quyết để có súng nhỏ nhẹ nhưng mạnh. Chúng ta xem video dưới đây, đây là khẩu AVT, phiên bản bắn liên thanh của SVT. Người ta không thể bắn liên thanh chính xác với đạn súng trường đối kháng hạng nặng.
Viêc làm một súng liên thanh nhẹ để mang một người không khó, không đến nỗi nặng như Chauchat hay BAR, cả hai phiên bản liên thanh AVS và AVT đều nhỏ gọn như súng trường, chúng không phải súng trường tấn công chỉ ở một điểm: không bắn được liên thanh khi tỳ vai mà không kê lên đất. Đó là điểm khác nhau giữa súng trường tấn công và trung liên.

<embed width="448" height="361" type="application/x-shockwave-flash" wmode="transparent" src="http://i180.photobucket.com/player.swf?file=http://vid180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/SVT/SVT_video/AVT-40_rifle.flv">


Fedorov đã phát triển khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới, nhưng còn nhiều nhược điểm: đạn 6,5mm Nhật có nhiều nhược điểm, năng lực đầu đạn cao, nhưng lại kém sát thương, tốc độ bắn thấp và máy súng không bền do mòn ổ đỡ nòng lùi. Fedorov cũng không bắn liên tục được nhiều đạn do nóng súng, phiên bản dùng bắn loạt dài phải làm mát bằng ống nước và dùng như trung liên.

Như vậy, mấu chốt của vấn đề là một loại đạn mới, làm súng ít giật như súng ngắn liên thanh MP, PP, nhưng lại mạnh như súng trường trong tầm bắn hiệu quả. Như thế mới khó, chứ thiết kế một súng ngắn to hay một súng trường nhỏ đều chỉ là a dua a tòng phù phiếm. Đạn nhỏ hơn vừa cho phép bắn loạt dài, vừa mang được nhiều đạn.

Ban đầu M43 có kích cỡ vỏ đạn 7,62x41. Kiểu đạn này được lắp trên AS-44 , súng được thử nghiệm trong chiến tranh, được đánh giá là hơi nặng. Do đó, đạn được format lại nhỏ đi một chút thành cỡ vỏ đạn 7,62x39. Tuy nhiên, phần ruột đạn thì còn sau đó mới thành đạn AK. Đạn AK bắn 3 viên xuyên một lỗ ở 250 mét, đạn AK-47 sức công phá lớn hơn đạn NATO 7,62x51. Tầm bắn hiệu quả của AK là 300 mét, ngang B-41 và đây là tầm bắn cần thiết của bộ binh. Chúng ta cần hiểu tầm bắn hiệu quả này là tầm bắn mà phần lớn đạn bắn phát một trúng bia số 4, tốc độ bắn cao, sát thương mạnh, theo nguyên lý đối kháng trong yêu cầu trên của Fedorov.

Thuốc đạn AK là loại thuốc viên dẹt. Có hai loại thuốc định hình hay được dùng, súng to dùng trụ rỗng, súng nhỏ dùng viên dẹt do khó chế tạo trụ rỗng. AK dùng loại thuốc đồng nhất chất liệu, tham số cháy ổn định. Thuốc viên trụ và dẹt có đặc tính là khi mòn đi, nó ít thay đổi diện tích mặt ngoài, diện tích này sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ cháy về thể tích, nên các thuốc dạng trục đặc (cordite) viên cầu (NATO 7,62x51) sẽ giảm diệnt ích mặt ngoài rất mạnh, đặc biệt là viên cầu. Người Pháp áp dụng thuốc dẹt đầu tiên trên loại đạn Lebel 8mm từ cuối tk19, nhưng do thiếu đầu tư sâu sắc, họ không phát triển được chất thuốc cháy ổn định, vững chắc trong phát bắn chuyển động rất mạnh, các viên thuốc vỡ tăng nhanh tốc độ cháy ngoài ý muốn. Từ Mosin 1908, thì Mosin đã vượt lên hàng đầu thế giới về năng lực đầu đạn, áp suất đồng đều, áp suất tối đa thấp. Đến AK, thì một lần nữa kỹ thuật lại hoàn thiện đẩy AK thành khẩu súng vô địch.

Chúng ta cần chú ý rằng, M16 chưa từng, hoặc đã thử nghiệm tầm bắn hiệu quả nhưng chưa hề công bố. M-16 chỉ công bố "tầm bắn hiệu quả tối đa 450 mét", mà ở tầm đó, lệch gió ngang 15km/h của M16 đã là hàng mét thì chắc tỷ lệ trúng chỉ vài phần trăm. AK không có tầm bắn hiệu quả tối đa vì được xác định bằng giá trị trung binh các loại người sau huấn luyện cơ sở, đã là trung bình thì không có tối đa. Độ chính xác M16 không đủ để bắn bài 1 AK và tầm bắn hiệu quả thật sự nằm trong khoảng 150-200 mét.


AS-41 có máy ngạnh nghiêng, tai xách hai bên khóa nòng giống của SVT. AS-44 được thiết kế rất nhanh, vượt lên dẫn đầu trong các súng dùng đạn mới.
Thật đáng tiếc, Sudaev ốm năm 1945 và mất năm sau đó khi chưa kịp hoàn thiện súng.

AS-44 cũng dùng khóa nòng nghiêng, nên cũng rung, nhưng về sau AK rung rất mạnh do trích khí khỏe khoắn lừng danh của mình. Tuy nhiên, AS-44 có một đặc điểm sáng giá mà AK lĩnh hội ngay , đó là thiết kế dão với khoàng cách các chi tiết lớn, súng long sòng sòng không có dáng hiện đại, nhưng cực kỳ tin cậy bền bỉ. Đặc tính này được triển khai sau mẫu đầu tiên, AK-46 thua trận.

Một đặc tính nữa AS phát minh ra là trích khí xiên ngược khí động, rất lớn, to, thằng không bao giờ tắc. Tuy nhiên, đặc tính lừng danh sau này của AK đi theo một nhược điểm, là không hiệu chỉnh được trích khí nên súng hoạt động mạnh và rung khi bắn loạt liên thanh.

Khóa nòng của AK giống như của Bulkin AB-46, kiểu khóa nòng xoay hai tai, giống của Chauchat. Kiểu khóa nòng này có một mấu móc đạn rất tin cậy mà các kiểu khóa nòng xoay nhiều tai không có. Đồng thời, khóa nòng chịu lực đồng đều bền bỉ. Nhược điểm là hành trình của bệ khóa nòng dài, kéo dài máy súng. Với các súng có nòng to nặng dài thì việc kéo dài máy súng thật khó khăn, nhưng do đạn ưu việt, nòng AK rất ngắn so với các nòng súng trường khác nên hộp khóa nòng kéo dài được. Kiểu khóa nòng này phát triển từ Chauchat, sang đến M1 Garand thì nó có hộp đạn hai hàng rất tin cậy với cái móc đạn trên, nhưng ở M1 là kẹp đạn chưa có băng.

Trong khi AK phát triển như vậy, thì cùng được chấp nhận với Fedorov là Chauchat và BAR, hai súng trường tấn công nối nhau concept sai lầm, thực ra, chúng là trung liên nặng 10kg, bắn phát một rất tồi vì bắn từ khóa nòng mở, bắn liên thanh thì quá ít đạn.
BAR là con của Colt, 50 năm sau, Colt lại làm một vụ nữa. Colt dựng AR-15 của Armalite lên ngôi vua đẻ non, với nguyên lý chẳng giống ai: súng trường chiến đấu đối kháng (battle rifle) đạn nhỏ.
Người ta dùng súng trường tấn công nhẹ, thì Colt dùng súng trường tấn công nặng.
Người ta dùng súng trường đối kháng nặng, thì Colt dùng súng trường đối kháng nhẹ.

Về nguyên tắc, súng trường là súng chiến đấu cá nhân, trung liên là súng hỗ trợ. Súng trường bắn được khi tỳ vai, trung liên phải bắn tỳ đất. Súng trường tấn công bắn được khi đang chạy, khác súng trường thường phải đứng lại bắn.

Mondragon đã nỗ lực phát triển một súng trường tấn công, nhưng điều kiện kỹ thuật chưa cho phép và ông không dùng được đạn 5,2mm. Kiểu máy của ông sau được phát triển ở súng trường Thomson và FN. Máy nhiều tai dẫn đến mỏi tai nhanh, kín khít dễ tắc, nhưng với các nòng quá dài thì nó rút ngắn chiều dài súng. Cuối cùng, máy nhiều tai nhập hồn vào xác AR-15.

Trích khí AR-15 bắt nguồn thừ AG-42, AG-42 là bản sao của SVT nhưng bỏ trích khí cho rẻ. Sau này, thấy máy AR-15 quá tệ, AR-18 dùng lại kiểu trích khí SVT.

Thuốc đạn 03-06 là cordite có thành phần gần giống thuốc nổ dẻo, Mỹ lúc đó quá lạc hậu về vũ khí nên vẫn bám lấy thuốc này. Dí nhiên là châu Âu không thể ngửi được cái trình độ súng pháo Mỹ, nên NATO 7,62x51 cải tiến, dùng thuốc viên hình cầu, cũng rất phi lý với thuật phó, viên thuốc được thấm chất làm chậm, có tốc độ cháy không ổn định càng làm súng hay tắc. Loại thuốc này được dùng cho M16. Cái dở nhất mà nó mang lại là nòng vừa dầy vừa dài.
Áp suất tối đa của M16 cao gấp hơn một lần rưỡi AK.

Bắt nguồn từ nguyên lý chiến đấu sai lầm, cóp nhặt kỹ thuật linh tinh... M16 giống như MP44 vậy, một tập hợp những giải pháp lạc hậu trong một khẩu súng mới. Trong khi đó AK là kết quả của hàng loạt các nỗ lực phát triển.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2009, 07:25:53 pm gửi bởi huyphuc198101 » Logged
huyphuc198101
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #172 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 03:36:33 am »

Ở cùng thời điểm, AS-44 và các súng anh em khác là súng trường, nhưng lại nhẹ bằng chưa đến 2/3 súng ngắn MP-44. Hết người Đức cười đến lượt người Liên Xô cười vào mũi súng này.


Sau khi AS-44 được thử nghiệm ngoài chiến trường, thì Sudaev ốm nặng rồi mất. Trong khi đó, Liên Xô đứng trước một thách thức biết đến qua thực tế. Đạn làm súng nặng hơn người ta tưởng. Điều này dễ xảy ra, với kiểu súng mới, tiêu thụ số đầu đạn tăng vọt so với súng trường tự động bắn phát một, trong khi khố lượng mỗi đạn tăng so với PP. Do đó, lượng đạn mỗi lính thấy cần mang theo qua kinh nghiệm thực tế tăng lên.

Vấn đề là thế này, cần làm nhẹ đạn đi và cần àm đạn mạnh hơn.

Thật ra, những súng đầu tiên sử dụng đạn 7,62x41 M43 đều có sơ tốc thấp hơn AK-47 sau này. Các sơ tốc dịch chuyển ở 680-700m/s. Các mẫu thử từ 1944 đến 1940 trong cuộc đua AK đều có nòng gọn cỡ 400mm, vì nòng và đạn được thiết kế cùng nhau bởi các nhà thiết kế đạn, đây là cốt lõi của súng, và thiết kế này được phân cho các nhà chế súng. Đạn Mosin nổi tiếng là hùng mạnh nhất về sức mạnh trong các đạn súng trường hạng nặng, có thể người Nga cậy thể chất họ to khỏe hơn chẳng hạn, nguyên nhân điều đó thì không rõ nhưng hậu quả của nó chắc là một điểm để M43 cần mạnh lên.
MP-44 cũng có sơ tốc xấp xỉ sơ tốc tối đa của đạn là 680m/s, nhưng nòng kéo dài quá như trung liên, M43 thì không thể như thế được, nó được đánh giá, thiết kế và sử dụng bởi những chiến minh tốt và dĩ nhiên không thể làm một trò cười trong làng chế súng Đức được như MP-44.

Hơn nữa, dù AS-44 có chưa đủ mỹ mãn, thì nó đã chứng minh một thời đại mới đã bắt đầu, thời đại súng trường tấn công. Đạn mới đã bù lấp chỗ trống, đã cộng sức mạnh của hai loại súng chủ lực. Thời đại bất đắc dĩ của MP, PP, SMG cần phải kết thúc và thời điểm kết thúc đã đến. Việc đem một loại đạn được thiết kế để bắn tầm rất ngắn ra trận tiền là bất đắc dĩ và đương nhiên điều đó phải kết thúc.

Và điều quan trọng nhất là sau 2 năm chiến đấu bằng MP, Liên Xô đã phát động tiến trình thiết kế súng trường tấn công như là súng chủ lực trong tương lai. Điều đó là dĩ nhiên, Liên Xô đã cố tránh sửa mẫu đạn Mosin đã quá cổ chỉ vì muốn thống nhất vũ khí chủ lực. Mosin đã quá cổ cần phải đổi. Hơn nữa, nhiều tiến bộ khoa học đạn dược mới đã ra đời và khó áp dụng trên đạn Mosin đã fix tiêu chuẩn, đây là cơ hội để đẩy đạn tiến một bước nhảy vọt. Thêm nữa, việc sử dụng song song hai loại súng chủ lực, súng trường và PP, với nước khác có thể không có vấn đề gì, nhưng với Liên Xô không thể chấp nhận được, điều đó còn tệ hại hơn nhiều việc sử dụng hai loại đạn Mosin cùng lúc-ví dụ như vậy.

Việc Đức không đạt được quyết tâm thiết kế 2 trong một chức năng này chứng minh rằng, Liên Xô đã đi tiên phong về thiết kế và sử dụng súng trường. Có thể người Đức đã không may mắn khi mất MKb-35, có thể nhiều người Đức không tán thành Hitler... Nhưng không khi nào nước Đức huy động được nhiều nhà chế súng lừng danh, đưa ra nhiều mẫu thử để chọn lựa, cải tiến các mẫu thử nhiều lần... như cuộc đua AK.

Như vậy, sau khi thử nghiệm AS-44 ngoài chiến trường và hàng loạt súng có nguyên lý chiến đấu tương tự dùng đạn M-43, thì Liên Xô đã có một lô nhưng mẫu súng trường tần công, đã sử dụng và có kinh nghiệm về nguyên lý chiến đấu này. Nguyên lý này bám theo những yêu cầu cơ bản của Fedorov. Sau khi AK ra đời, Fedorov trở thành Viện Sỹ Hàn Lâm, chức danh và chức vụ cao nhất trong khoa học ở Nga và Liên Xô.

Súng cần những yêu cầu:
+Bắn phát một hiệu quả như súng trường hạng nặng ở tầm đưới 600 mét. Bắn phát một nhanh để chế thắng trong cuộc đấu súng trường cổ điển kiểu đối kháng, đồng thời để rút nhanh tránh súng máy và pháo trong cuộc chiến kiểu này khi mục tiêu đã bị tiêu diệt. Đây là yêu cầu lớn nhất mà Hội Đồng Súng Trường đã nếu ra sau những gợi ý của Fedorov năm 1915. Yêu cầu này được cụ thể hóa hơn và xác định đây là "súng trường". Yêu cầu này cũng có trong các đề xuất phát triển MKb-35.
+Bắn loạt ứng dụng khi đang chạy để giáp lá cà bằng đạn chứ không hoàn toàn băng lê như súng trường cổ điển. Đây là yêu cầu thứ 2 của Hội Đồng trên. Yêu cầu này sau phát triển với việc nhẹ để mang theo nhiều đạn, nhẹ cả súng, nhẹ cả đạn. Đây là yêu cầu thể hiện "tấn công".
Đây là điểm mà MKb-35 thiếu, không phải Hitler bỏ làm vẹo chương trình này là hoàn toàn vô lý, MKb-35 không chú ý đến hai chữ "tấn công", nên STG-44 thế chỗ cũng là có lý. Thật ra, lúc thiết kế MKb-35 có thể tác giả đã đúng về súng trường tấn công, nhưng sau đó, viện Mauser đã không nắm được điều này và cụ thể hóa yêu cầu quá thiếu. Thế là Đức có hai súng, "tấn công" và "súng trường" rời nhau.

Rõ ràng hơn, súng mới cần thỏa mãn một yêu cầu sau là cơ bản nhất của AK, tức là đạt được ưu thế trong tầm 300 mét, gọi là tầm bắn hiệu quả. Ưu thế nảy thể hiện ở hai việc. Một là bộ đội, tức là mọi loại đàn ông trong xã hội sau huấn luyện 1 tháng cơ bản, bắn trúng bia số 4 với tỷ lệ cao, chỉ tiêu này là một con số trung bình qua thử nghiệm trên nhiều loại người, thời tiết, địa hình... Hai là sát thương trong tầm đó cao. Khả năg của súng trong tầm bắn này sẽ là tiền đề cho khả năng phát huy hỏa lực trong tầm này khi tấn công.

Sau này, trong tiến trình thử nghiệm, một yêu cầu mới nữa đưa ra. AS-44 kém thỏa mãn yêu cầu này, AK cũng không khá lắm và chỉ thắng hơn ở những điểm khác. Yêu cầu này là bắn liên thanh trong tư thế bắn súng trường phát một (đứng bắn tỳ vai). Để thỏa mãn điều này cần súng chụm đạn trong loạt liên thanh. AS-44 có khóa nòng rung và phiên bản cải tiến sau có trích khí kiểu AK sau này, rất khỏe.
Yêu cầu này thể hiện hỏa lực khi bắt đầu xung phong. Từ điểm xuất phát xung phong khoảng 300 mét, bộ binh tấn công. Trước đây, người tấn công chỉ gây uy lực rất yếu với địch bởi PP tầm gần, trung liên không chạy theo kịp cuộc xung phong. Cuộc xung phong đã yêu cầu tốc độ cao mà khoảng cách chưa cho phép bắn xách tay như giáp lá cà tầm rất gần. Các súng liên thanh trước đây giật mạnh không giữ được trong tình huống tương tự, như AVT.

Tư thế bắn này là của súng trường hạng nặng trước đây, bắn phát một. Khi có một súng liên thanh bắn chụm thì dễ thấy rằng, các loạt bắn liên thanh ngắn sẽ uy lực hơn là liên tiếp nhả từng viên. Ở tầm xa nhưng trong tầm bắn hiệu quả, các viên đạn trong loạt đi rất gần nhau. Nếu là cuộc đấu 1-1 thì địch không trúng viên đầu ở đúng đường ngắm-do xạ thủ ước lượng tầm hay tốc độ, khoảng cách chưa đúng chẳng hạn, thì khả năng các viên khác trong loạt trúng mục tiêu lớn. Đặc biệt ưu thế trong tình huống hỏa lực tập trung, một vài xạ thủ ta bắn một mục tiêu hay một nhóm mục tiêu ngần nhau, khi tốc độ lấy đường ngắm chậm và sai nhiều-như khoảng cách tương đối lớn, thì các loạt liên thanh ngắn cực trội, nhân lực lượng của ta lên 2-3 lần so với súng trường tự động phát một.

Việc thay ngắm bắn tầm trung bình và xa bằng loạt liên thanh ngắn làm số lượng viên đạn tiêu thụ tăng vài lần, khối lượng đạn tiêu thụ tăng 2-3 lần so với súng trường hạng nặng. Việc tấn công tầm gần như PP tăng khối lượng đạn khi cùng tiêu thụ số lượng mà khối lượng mỗi viên lớn. Thêm nữa, cùng xung phong ít đạn như PP, nhưng súng trường tấn công có khả năng bắn từ 300-200 mét, tầm này PP không nên bắn. Tất cả những lý do như thế dẫn đến việc thiếu đạn cho súng trường tấn công hơn là dự tính.
Vì bắn từ xa hiệu quả, nên AS-44 thử nghiệm có càng chữ V như trung liên, và chỉ càng làm nó xài nhiều đạn thêm mà thôi.

Và thế là Liên Xô buộc phải thu nhỏ đạn nhưng lại tăng năng lực đạn. Sau khi thử nghiệm AS-44 thì Liên Xô bước sang giai đoạn mới, chuyển từ quan điểm "thu nhỏ súng trường" sang "phát triển đạn".


« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2009, 10:43:59 am gửi bởi huyphuc198101 » Logged
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #173 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2009, 04:37:20 pm »

Hồi sau 1979, em thấy trang bị khá nhiều M79. Những đơn vị mạnh như  304 ra Bắc liền trang bị lại hết bằng PK, RPK, B41, AKM. Nhưng vưỡn thích giữ M79. Lúc này, AK còn thiếu nhiều ống phóng lựu GP-25. Khẩu M79 thực hiện rất tốt tư cách "dã pháo tiểu đội". Nó hơn đứt B40, B41 ở chỗ, đạn nhỏ súng nhẹ mang nhiều đạn.
-------------------------------------
Đồng chí Huy Phúc và mọi người cho em hỏi là AK ở VN mình đã có laọi phóng lựu gắn kèm chưa??? có tương đối phổ thông trong các đơn vị BB cơ giới không? (mấy khẩu để nghiên cứu trên bộ hoặc cục quân khí thì chắc là có).

Hỏi vậy vì em chưa bao giờ nhìn thấy quân VN mình vác khẩu AK có phóng lựu bao giờ cả
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #174 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2009, 09:31:24 am »

Калаш/Kalash Danh tiếng của lòng tự hào!

Khẩu súng trường tự động AK Kalashnikov, không nghi ngờ gì là khẩu súng được dùng phổ biến nhất thế giới. Các chuyên gia Mỹ của Trung tâm thông tin Quốc phòng (Center for Defense Information) ước tính ngày nay trên toàn thế giới đã và đang sử dụng 100 triệu khẩu các phiên bản khác nhau.

Để so sánh: các loại súng bộ binh khác đang lưu hành có số lượng thấp hơn hẳn, chỉ trong giới hạn từ 1 triệu đến 10 triệu khẩu.

Uzi (Israel) dưới 10 triệu khẩu.

FN FAL súng máy Bỉ các phiên bản kể cả loại chế tạo tại Bỉ, Canada, Mỹ, Áo, Anh , v.v khoảng 5-7 triệu khẩu.

Họ Heckler&Koch dòng súng của Đức khoảng 7 triệu khẩu.

Dòng M16 cũng khoảng 7 triệu khẩu.

Các chuyên gia Nga cho biết hiện có khoảng 10 nước sản xuất AK theo giấy phép hoặc có bản quyền, số sản xuất lậu, không phép thì vô số. Đặc biệt Mỹ cũng là nước sản xuất rất nhiều AK theo giấy phép của hãng Arsenal Bungari nhưng đã hết hạn từ lâu.

Tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) ước tính giá của mỗi khẩu AK trên thị trường "chợ đen" dao động từ 10 đô la ở Afghanistan cho đến 3800 đô la ở Ấn Độ.

 http://www.snariad.ru/page/14/
Logged
Kira Nakazato
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #175 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2009, 04:37:34 pm »

Mình cũng là một người thần tượng khẩu AK huyền thoại nhưng có mấy điều mình vẫn không giải thích được:

+Về cái mà ta vẫn gọi là khả năng tự bù lệch do gió của đầu đạn AK,các AK's fanboy vẫn tự hào là AK bắn trong điều kiện gió thì đường đạn không bị ảnh hưởng nhờ vào cấu tạo của đầu đạn,vậy tại sao người ta không áp dụng nguyên lý đó cho đạn súng bắn tỉa mà trên kính ngắm vẫn phải có nấc hiệu chỉnh ảnh hưởng của gió?

+Ta nói đạn của M16 cấu tạo ngu si nhưng tại sao các súng sử dụng chung đạn đó(VD như AUG , Sig SG552/550) lại vẫn có độ chính xác cao?thậm chí Sig SG 550 còn là sniper-rifle?

+Phải chăng thực sự thì AK có độ chính xác chấp nhận được,rẻ tiền và có độ tin cậy cao,không hỏng hóc trong chiến đấu còn M16 chỉ có lỗi là hay hóc đạn trong điều kiện thực?còn độ chính xác thì 2 súng tương đương nhau,có chăng đạn AK nặng hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn bởi gió,tấ nhiên về sức sát thương thì AK hơn hẳn rồi,ta chỉ tính đến độ chính xác nhé...
Logged

...Alpha one is down,I repeat Alpha one is down...Alpha team,man down,man down...
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #176 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2009, 11:12:37 pm »

Thiết nghĩ bạn đã đọc bài của Huyphuc, phải không ạ? Bạn hãy vào chủ đề của Huy phúc phản bác lại xem!
Lão ấy múa gậy vườn hoang, độc cô cầu bại đã lâu, chán bỏ đi đâu mất! Nhiều người không thích lão có lẽ vì không chửi nhau hay bằng lão!  Grin
Logged
dang_cap_pro
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #177 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2009, 11:37:15 pm »

Thiết nghĩ bạn đã đọc bài của Huyphuc, phải không ạ? Bạn hãy vào chủ đề của Huy phúc phản bác lại xem!
Lão ấy múa gậy vườn hoang, độc cô cầu bại đã lâu, chán bỏ đi đâu mất! Nhiều người không thích lão có lẽ vì không chửi nhau hay bằng lão!  Grin


"lão" HP đang ở bên VN Defence , đang múa kiếm luận anh hùng bên đó
http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1587

Bác Kira Nakazato , muốn phản bác hay hỏi vấn đề thắc mắc gì thì cứ PM trực tiếp với bác đó , sẽ nghe nhiều điều rất thú vị .
VD câu hỏi :
Trích dẫn
+Ta nói đạn của M16 cấu tạo ngu si nhưng tại sao các súng sử dụng chung đạn đó(VD như AUG , Sig SG552/550) lại vẫn có độ chính xác cao?thậm chí Sig SG 550 còn là sniper-rifle?
sẽ bị bác đó chữi một chập luôn.
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #178 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 08:36:37 am »

Mình cũng là một người thần tượng khẩu AK huyền thoại nhưng có mấy điều mình vẫn không giải thích được:

+Về cái mà ta vẫn gọi là khả năng tự bù lệch do gió của đầu đạn AK,các AK's fanboy vẫn tự hào là AK bắn trong điều kiện gió thì đường đạn không bị ảnh hưởng nhờ vào cấu tạo của đầu đạn,vậy tại sao người ta không áp dụng nguyên lý đó cho đạn súng bắn tỉa mà trên kính ngắm vẫn phải có nấc hiệu chỉnh ảnh hưởng của gió?

+Ta nói đạn của M16 cấu tạo ngu si nhưng tại sao các súng sử dụng chung đạn đó(VD như AUG , Sig SG552/550) lại vẫn có độ chính xác cao?thậm chí Sig SG 550 còn là sniper-rifle?

+Phải chăng thực sự thì AK có độ chính xác chấp nhận được,rẻ tiền và có độ tin cậy cao,không hỏng hóc trong chiến đấu còn M16 chỉ có lỗi là hay hóc đạn trong điều kiện thực?còn độ chính xác thì 2 súng tương đương nhau,có chăng đạn AK nặng hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn bởi gió,tấ nhiên về sức sát thương thì AK hơn hẳn rồi,ta chỉ tính đến độ chính xác nhé...

Thứ nhất, bác hiểu nhầm (có thể là chưa hiểu) vấn đề lệch gió. Ở đây bác HP chỉ nói là "đường đạn trung bình" không bị ảnh hưởng, cái đường đạn này là đường đạn trường hợp không có gió, khi có gió, viên đạn đảo quanh trục là cái "đường đạn trung bình kia", dĩ nhiên là vẫn lệch gió, nhưng độ lệch là đều các phía, do vậy xác suất trúng đích của viên đạn vẫn cao hơn. Cụ thể là ngắm vào vòng 10 chuẩn, thì khi có gió nhẹ viên đạn lệch đều, độ lệch nhỏ hơn chấm vòng 10, vẫn vào vòng 10 được với xác suất lớn, đại khái thế.

Thứ 2, bác cần đọc kỹ để hiểu "đạn M16" hay là 5,56x45 NATO có nhiều phiên bản, cái bị chửi "ngu si" nặng nhất là M193, còn các bản sau bác HP thở than là phải tương thích ngược nên không được hoàn hảo bằng đạn AK. Hiện nay 5,56x45 NATO cũng có nhiều vơ zần tùy nước sản xuất.

SiG 550 là súng bắn tỉa thì chưa từng nghe qua. Ở đây : http://world.guns.ru/assault/as25-e.htm bác để ý là đạn được phê duyệt dùng cho SiG 55x là bản đạn cải tiến chứ không phải đạn 5,56x45 của Mỹ, nguyên văn "However, the Swiss army selected a slightly improved version of the 5.56 x 45 NATO cartridge as the 5.6 mm GP90, and further testing proved the superiority of the SIG SG-541 rifle over its W+F rival"

Và ở đây bác đang hỏi câu tạm gọi là "lạc đề" vì đang bàn đến đạn súng trường tiến công chứ không phải súng bắn tỉa. Việc bù gió cho súng trường tiến công trong phạm vi 300m cũng giống như phải lắp bù gió cho súng ngắn trong phạm vi 30m vậy. Vượt quá tầm này đương nhiên việc "đường đạn trung bình" bị lệch bởi gió là đáng kể, phải có thước ngắm bù gió. Chả riêng gì súng bắn tỉa, các súng có tầm bắn thiết kế trên 300m đều phải có thước này.

Câu "phải chăng" của bác thì đầy rẫy trên internet, bác đọc lại các bài của bác HP, xem các hình vẽ thực nghiệm bắn xem có hiểu thêm được chút nào không Huh Nếu so M16A1 với đạn M193 và AK-47 đạn M43 thì câu phải chăng của bác không đúng đâu  Grin

Lỗi của M16 không chỉ là hóc đạn bác ạ, nó còn là yêu cầu bảo dưỡng quá nhiều, tuổi thọ nòng thấp, quá nhạy cảm với điều kiện chiến trường (mưa gió, bùn lầy, cát bụi...), tốc độ bắn quá cao làm thời gian chiến đấu quá thấp, chi tiết quá nhỏ và chính xác làm cho việc bảo dưỡng trên chiến trường mất nhiều thời gian và khó thực hiện....
Logged
Kira Nakazato
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #179 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 01:19:23 pm »

Vấn đề nó nằm ở chỗ cái đường đạn trung bình ấy,bạn nói là nó lệch ĐỀU quanh cái đường đạn trung bình đó,tức là viên đạn không đi theo đường thẳng mà bay theo một đường xoáy trôn ốc(sau khi đọc các bài của HP thì mình hiểu vậy...),cái đường xoáy trôn ốc ấy có tâm là đường đạn trung bình mà bạn nói và đường xoáy trôn ốc ấy có dạng như 1 cái lò xo,khi ta nén cái lò xo ấy lại sẽ được một hình tròn,đó là những tập hợp những điểm mà viên đạn có thể trúng,và đường kính của hình tròn này khoảng vài cm.

Vậy mình thắc mắc là nếu đường đạn trung bình được coi là thẳng theo phương ngang thì làm thế quái nào nó lại cong theo phương thẳng đứng trong khi tác dụng của trọng lực và sức gió lên đầu đạn là tương đương nhau?

Còn SG550 là sniper-rifle thì nó đây,cũng trong site bạn đã đưa cho mình http://world.guns.ru/sniper/sn24-e.htm ...

Còn vụ đạn 223 Rem và 5.56 NATO thì mình nghĩ là do cách hiểu của mình chưa chính xác,ta chỉ so sánh đạn AK và M16 nguyên thủy,còn sau này đạn 5.56 đã được cải tiến dần nên so sánh vậy là hơi khập khiễng hi hi

Ở đây mình chỉ nhấn mạnh đến vụ đường đạn,mấy cái râu ria khác...bỏ qua

Thế có ai giải thích lại cho mình nguyên lý bù lệch gió của đạn AK với...thực sự là chưa hiểu lắm


Logged

...Alpha one is down,I repeat Alpha one is down...Alpha team,man down,man down...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM