Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: AK47 trong 12 Tháng Mười Một, 2007, 09:48:57 pm



Tiêu đề: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: AK47 trong 12 Tháng Mười Một, 2007, 09:48:57 pm
AK 47 vũ khí huyền thoại
                           tác giả:Tera Hz;Work: HRC, JSC School: Dai Hoc Lao Dong Xa Hoi
Chắc chắn người Việt Nam từ già trẻ lớn bé gái trai đều biết về khẩu súng có tên là: AK 47(Avtomat Kalashnikova ) hay nó còn được gọi với 1 cái tên rất Việt Nam AK cụ Hồ

AK-47 là một trong những vũ khí cá nhân thông dụng nhất của thế kỷ 20, do Mikhail Timofeevich Kalashnikov vẽ kiểu hoàn chỉnh vào năm 1947. Tên súng là viết tắt của "Avtomat Kalashnikova mẫu năm 1947" (tiếng Nga: Автомат Калашникова образца 1947 года), được Quân đội Xô viết sử dụng phổ biến vào năm 1949 và nhanh chóng trở thành loại vũ khí được ưa chuộng nhất bởi tính thông dụng, sự linh động, độ chính xác cao và chứa được nhiều đạn.Cho đến thời điểm hiện tại, AK-47 và các phiên bản của nó là thứ vũ khí ưa chuộng tại các nước nghèo và trong chiến tranh du kích bởi chi phí thấp và độ tin cậy rất cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn của loại súng này làm cho nó trở thành loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới
Tiểu liên AK 47 và đạn
(http://i221.photobucket.com/albums/dd146/e29f267/ak47-1.jpg)
(http://i221.photobucket.com/albums/dd146/e29f267/762x39.jpg)
Các thông số của súng:

Cỡ đạn: 7,62×39 mm

Nguyên tắc nạp đạn tự động: trích khí phản lực
Khóa nòng: chốt xoay
Hộp đạn: 30 viên một băng tháo lắp được, ngoài ra còn sử dụng được trống đạn 71 hoặc 100 viên.
Trọng lượng súng không có hộp tiếp đạn, lưỡi lê và dây đeo: 4,3 kg (AK-47), 3,14 kg (AKM)
Trọng lượng khi lắp hộp tiếp đạn bằng sắt với 30 viên đạn: 5,117 kg (AK-47), 3,957 kg (AKM)
Chiều dài cả báng: 869 mm
Chiều dài nòng súng: 414 mm
Khương tuyến: 4 rãnh, bước khương tuyến: 235 mm
Thước ngắm nằm ở phía trước, có thể điều chỉnh được; tiếp tuyến với bộ phận nằm sau, khía rãnh ngắm hình chữ V
Sơ tốc đầu đạn: 710 m/s
Tốc độ bắn cao nhất: 600 phát/phút
Tốc độ bắn trong chiến đấu: 200 phát/ phút.
Tầm bắn hiệu quả (effective range): 300 m (nhưng theo mấy bác dạy quân sự nói thì là 350m)
Lực bắn của AK là: 1992 Jun mạnh hơn hẳn đối thủ truyền kiếp M16 (USA) 1570 Jun vì vậy Ak để lại vết thương trên người nan nhân rất lớn ( đây la sự nguy hiểm của AK)
Trên thực tế AK 47 ra đời do cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và Mỹ. Ngươi Nga cần một khẩu súng gọn nhẹ và hiệu quả để trang bị cho quân đội thay cho loại sung PPS (súng đĩa) to và nặng được mỗi cái lắm đạn (71 viên). AK được chế tạo và cải tiến lại từ khẩu súng MP44 của phát xít Đức

PPS41:
(http://i221.photobucket.com/albums/dd146/e29f267/ppsh4101.jpg)
(http://i221.photobucket.com/albums/dd146/e29f267/F2003102113411000000.jpg)

MP44:
(http://i221.photobucket.com/albums/dd146/e29f267/1-1-624_3.jpg)

AK 47 có ưu điểm là có thể tác chiến trên mọi địa hình vì vậy rất cơ dộng VD: AK 47 có thể ngâm dưới nươc hoặc duới bùn hàng tháng trời khi lôi lên súng vẫn có thê sử dụng đựoc ngay lập tức.AK khi bắn phát ra những âm thanh rất chát chúa gây ra nỗi sợ hãi cho quân thù

Trong những năm kháng chiến chống mỹ AK47 cùng với súng trường bán tự độn CSC (tên thật là SKS)và trung liên RPD,súng chống tăng B40(RPG-2), B41 (RPG-7) được trang bị cho bộ đội chủ lực quân đội Việt Nam dân chủ cộng hoà. Những loại vũ khí do Nga chế tạo này đã trở thành nỗi khiếp sợ của quân Mỹ và quân Ngụy quyền Sài Gòn.


CKC (SKS):
(http://i221.photobucket.com/albums/dd146/e29f267/Yugoslavian_SKS.jpg)

Xin mang phép mở màng box về súng AK bằng bài viết trên của Tera Hz. Minh se còn update thêm do tài liệu đang được dịch.Hình ảnh sẽ được bổ sung vào ngày mai.
Bài viết trên được trích từ địa chỉ sau: blog.360.yahoo.com/blog-1Q2TQvc1frNLH.sLXLHcU...


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 15 Tháng Mười Một, 2007, 11:49:13 pm
Bài hơi nhiều sạn, bác chủ topic chịu khó tỉa lại 1 tý!

Tôi chưa nghe "AK cụ Hồ" bao giờ. Tên của AK đời đầu vào đến chiến trường thì có "trung liên cá nhân", "súng máy cá nhân" hay "tiểu liên AK", tòan do các cụ du kích cầm quen tiểu liên pháp, Mỹ sáng tạo ra cả.

Độ chính xác của AK không hề cao, nếu không muốn nói là trung bình yếu

Số đạn của AK chứa không nhiều, nhất là so với tiểu liên thời trước đó (thompson, PPSh...)
Ảnh viên đạn không phải ảnh thật của đạn AK.

Không có nguyên lý tự động nào mang tên "trích khí phản lực". Dịch từ tiếng Anh là "gas operated" thì sang tiếng Việt chỉ là "trích khí" thôi.

Không có khái niệm lực bắn. Đơn vị J (jun, jule) là đơn vị công, cái đó có lẽ là động năng của đạn.

M16 chưa bao giờ được coi là đối thủ "truyền kiếp" của AK.

AK không phải là chế tạo lại và cải tiến của MP42/44

Không khẩu AK nào ngâm bùn cả tháng mà lôi lên bắn được ngay.

Khẩu súng trường bán tự động là CKC (đúng tên tiếng Nga đấy, dịch sangký tự latin là SKS, cũng như máy bay Su thì trong nguyên bản là Cy)
Quân chủ lực VN dân chủ cộng hòa có thể gọi thẳng tên là Quân đội Nhân dân Việt Nam, vì các lực lượng trong Nam, thuộc MTDTGPMNVN cũng thuộc quân đội NDVN.

Nỗi khiếp sợ do người lính tạo ra, chứ không do khẩu súng. Quân và dân Nam bộ, trước khi được chi viện, cũng đã là nỗi khiếp sợ mà chỉ dùng súng Pháp, Mỹ.

Về ảnh, 2 khẩu AK đó có lẽ là AKM, tôi thấy không giống bản AK-47 nguyên thủy.



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: AK47 trong 16 Tháng Mười Một, 2007, 12:03:30 am
BÀi viết trên được trích từ bài viết của một người khác cho nên nội dung chính được giữ gần như nguyên vẹn, chỉ có hình khẩu súng và đạn là minh lấy từ một trang web
viết về AK,những góp ý của thủ trưởng vchien rất bổ ích, xin chân thanh cám ơn, nội dung và ảnh sẽ được chỉnh sữa.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: AK47 trong 23 Tháng Mười Một, 2007, 05:29:46 pm
đó là dòng AK thế hệ mới sử dụng cở đạn nhỏ hơn, khoảng 5,56 (cùng cở với M16) thì phải,
loại này thì e chưa biết nhiều về nó, chỉ biết qua mạng thôi, con AK47 đã được sờ và bắn thử


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 24 Tháng Mười Một, 2007, 12:58:33 am
Mình klhông hiểu bạn lấy từ chuyện nào ????
Trên thực tế AK 47 ra đời do cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và Mỹ. Ngươi Nga cần một khẩu súng gọn nhẹ và hiệu quả để trang bị cho quân đội thay cho loại sung PPS (súng đĩa) to và nặng được mỗi cái lắm đạn (71 viên). AK được chế tạo và cải tiến lại từ khẩu súng MP44 của phát xít Đức

Đây là một điều hoàn toàn láo, trong cả những bài viết bôi bác nhất đều không có. AK ra đời chính thức năm 1947, lúc đó Nga Mỹ còn đồng minh thân thiện lắm.

Một số người thường cho rằng AK xuất phát từ MP-44, đây cũng là một điều sai lầm.
AK được người chế tạo ra nó vẽ kiểu từ năm 1943, khi ông nằm trên giường bệnh, lúc này MP-44 vẫn còn bí mật và cũng vẫn chỉ là một ý tưởng. Thật ra, lúc này AK cũng mới chỉ có bản vẽ phác, nhưng rõ ràng, nó không xuất phát từ MP-44.
MP-44, là "súng ngắn bắn nhanh", sub-machine gun (tên MP trong tiếng Đức). Hitler còn đặt cho nó cái tên STG-súng bão, STG-44. Súng này có tầm bắn độ chính xác... như súng ngắn. Các súng ngắn bắn nhanh dùng hồi thế chiến có MP41, PPS41, MP-44 ra đời muộn và số lượng ít.
Còn AK là "súng trường tấn công". Súng trường tất nhiên là dùng đạn lớn, tầm xa hơn súng ngắn rồi. "Súng Trường", theo cách nói thông tường không phải là súng dài, mà là "súng chính của bộ binh". Còn súng ngắn thì chỉ là súng cận chiến, chỉ dùng trong những trường hợp riêng không phổ biến.

Súng trường xuất phát từ kiểu súng "hỏa mai dài" thời cổ. Hồi dó có hai loại súng là súng dài và súng ngắn. Súng dài là vũ khí chính. Súng ngắn còn gọi là súng kỵ sỹ, gọn nhẹ hơn. Đến cuối thế kỷ 19, súng trường hay được gọi là riffle, viết tắt của riffle long gun. Loại súng trường được quân đội dùng có tên "súng trường trang bị", súng trường có hai cỡ đạn, cỡ lớn là "súng trường hạng nặng". Cuối tk19 đầu tk20, "súng trường chủ lực", "súng trường trang bị" là "súng trường hạng nặng", được đặt tên là "súng trường chiến đấu". Lúc đó, bộ binh chiến đấu cũng như hai xe tăng đầu pháo: nạp đạn, ngắm cẩn thận và nã một phát. Vì bắn cẩn thận như vậy nên đạn cỡ lớn to nặng. Ngày nay loại súng trường này chỉ dùng để đi săn và bắn tỉa.

Đến Thế chiến 2, súng trường được yêu thích phải có tốc độ bắn nhanh. Do đó, nó hao tốn đạn và xuất hiện những yêu cầu: đạn nhỏ, mang nhiều đạn, chọn chế độ bắn...và tầm bắn, uy lực phải đạt như súng trường chiến đấu. Người ta chọn súng trường cỡ đạn nhỏ để chế ra "súng trường tấn công". Khẩu STG-45 Đức không kịp đi vào trang bị. AK thì thành công rực rỡ. Sau đó rất lâu (20 năm), Mỹ mới hoàn thiện M-16 như là một súng trường tấn công.

AK đi trước thời đại như vậy, có thể nó may mắn hơn STG-45 vì nó là súng của kẻ thắng, nhưng dù thế nào nó cũng là khẩu súng trường tấn công đầu tiên của thế giới.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: AK47 trong 24 Tháng Mười Một, 2007, 11:22:24 pm
xin chân thành cám ơn những thông tin mà huyphuc1981_nb đã viết, trên thực tế bài viết trên minh cóp được từ blog của một người khác, có chú thích nguồn phí dưới.
mong là các đồng chí xa gần có ý kiến đóng góp cung như các thông tin chính xác về khảu súng huyền thoại AK 47 này.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 14 Tháng Mười Hai, 2007, 08:09:37 pm
Trích dẫn
Thước ngắm nằm ở phía trước, có thể điều chỉnh được; tiếp tuyến với bộ phận nằm sau,
chả hiểu gì luôn :D

Trích dẫn
Tốc độ bắn trong chiến đấu: 200 phát/ phút.
thực tế bắn liên thanh tối đa cũng chỉ 100 phát/ phút

Trích dẫn
sung PPS (súng đĩa) to và nặng được mỗi cái lắm đạn (71 viên).
khẩu súng trong ảnh là PPSh41(tiểu liên Shpaghin-1941) chứ ko phải là PPS43(tiểu liên Sudaep-1943) , PPS chỉ có 1 loại băng đạn 30 viên thôi

Trích dẫn
Tôi chưa nghe "AK cụ Hồ" bao giờ. Tên của AK đời đầu vào đến chiến trường thì có "trung liên cá nhân", "súng máy cá nhân" hay "tiểu liên AK", tòan do các cụ du kích cầm quen tiểu liên pháp, Mỹ sáng tạo ra cả.
cái này thì em nghe nói rồi, đúng là có cái tên AK cụ Hồ thật đấy bác ạ

Trích dẫn
Ảnh viên đạn không phải ảnh thật của đạn AK.
ảnh đó cũng là ảnh của đạn AK ( em có một viên y như thế luôn :D ), tuy nhiên trong thực tế chiến đấu người ta hay dùng loại đạn có vỏ màu đồng hơn, còn loại đạn kia thì chẳng mấy dùng

Trích dẫn
Đây là một điều hoàn toàn láo, trong cả những bài viết bôi bác nhất đều không có. AK ra đời chính thức năm 1947, lúc đó Nga Mỹ còn đồng minh thân thiện lắm.
theo em thì điều này mới thực sự là bôi bác :D, bác có hiểu bản chất của họi nghị Yantalà gì ko, năm 1947 Mĩ chính thức phát động chiến tranh lạnh với LX, vậy mà bác bảo là thân thiện

Trích dẫn
Một số người thường cho rằng AK xuất phát từ MP-44, đây cũng là một điều sai lầm.
AK được người chế tạo ra nó vẽ kiểu từ năm 1943, khi ông nằm trên giường bệnh, lúc này MP-44 vẫn còn bí mật và cũng vẫn chỉ là một ý tưởng. Thật ra, lúc này AK cũng mới chỉ có bản vẽ phác, nhưng rõ ràng, nó không xuất phát từ MP-44.
MP-44, là "súng ngắn bắn nhanh", sub-machine gun (tên MP trong tiếng Đức). Hitler còn đặt cho nó cái tên STG-súng bão, STG-44. Súng này có tầm bắn độ chính xác... như súng ngắn. Các súng ngắn bắn nhanh dùng hồi thế chiến có MP41, PPS41, MP-44 ra đời muộn và số lượng ít.
bác có vẻ ghét quân FX quá hay sao ý, đây cũng là một giả thuyết đc nhiều ng công nhận mà. Hơn nữa MP tiếng Đức là Machine Pistol thì phải, còn STG là STurm Gewerh ( súng bão ) . Bác bảo STG bắn như súng ngắn là sao ? STG dùng đạn 7,62x33 ( hay là 7,92x33 gì đó), nòng súng dài hơn so với súng ngắn, thứ này so với súng ngắn thì đến trẻ con cũng biết là mạnh hơn và bắn xa hơn rồi. Các loại tiểu liên dùng cùng loại đạn súng ngắn trong CTTG 2 đếuc tầm bắn khoảng 200m, trong khi súng ngắn có tầm bắn là 50-100m


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: cheoholala trong 18 Tháng Mười Hai, 2007, 02:00:09 am
Em không rành tiếng Đức lắm, nhưng hình như Sturm Gewerh là súng trường tấn công (Sturm tương đương chữ assault trong tiếng Anh, Gewerh tương đương chữ rifle, người Đức có khẩu trường bán tự động Gewerh 43 nổi tiếng), một ví dụ tương tự là xe StuG III - Sturm Geschutz III (pháo xung kích III, loại pháo tự hành trên nền panzer III). Như vậy, có vẻ người Đức là người đầu tiên dùng khái niệm súng trường tấn công. Còn Machine Piston (MP) là khái niệm của người Đức tương đương với khái niệm Sub-machine Gun.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 18 Tháng Mười Hai, 2007, 11:14:26 am
Em không rành tiếng Đức lắm, nhưng hình như Sturm Gewerh là súng trường tấn công (Sturm tương đương chữ assault trong tiếng Anh, Gewerh tương đương chữ rifle, người Đức có khẩu trường bán tự động Gewerh 43 nổi tiếng), một ví dụ tương tự là xe StuG III - Sturm Geschutz III (pháo xung kích III, loại pháo tự hành trên nền panzer III). Như vậy, có vẻ người Đức là người đầu tiên dùng khái niệm súng trường tấn công. Còn Machine Piston (MP) là khái niệm của người Đức tương đương với khái niệm Sub-machine Gun.

Sturm = storm (eng) = bão
Gewehr= rifle (eng) = súng trường

Nó là "súng trường Bão táp"

Trong tiếng Đức tới hiện nay các súng trường tấn công (cùng dòng AK47) chỉ có tên là Gewehr thôi, như G-3, G-36, G-41, G-416....

Các bạn đọc thêm về  tiểu sử của Kashlanikov (http://www.vodkakalashnikov.com/biography.htm) để hiểu rằng thiết kế súng AK-47 là một quá trình bắt đầu từ năm 1941 tới năm 1947:
" In 1938, Kalashnikov was called up for military service, served in the Kiev special military district and graduated from a school of tank drivers. During his service, Kalashnikov showed his worth in invention. He devised an inertia revolution counter to register the number of actual shots from a tank gun, made a special appliance for the TT pistol to enhance fire effectiveness through tank turret slits and designed a tank running time meter.
    In June I94I, Mikhail Kalashnikov, as an inventor, was sent by military district commander General of the Army G.K. Zhukov to Leningrad to implement his recent invention.     From the outset of the Great Patriotic War senior sergeant Mikhail Kalashnikov fought against fascist invaders as a tank commander. In October 1941 he was seriously wounded in the violent battle of Bryansk.
    While in hospital, Kalashnikov conceived the idea of a submachine gun. Later, while on a six-month sick leave, he came to the Matai depot and, assisted by the depot personnel, realized his invention is the depot shops. With the submachine gun he left for Alma-Ata. Secretary of the Communist Party of Kazakhstan Kaishingulov sent the inventor to the Ordzhonikidze Moscow Aviation Institute which had been evacuated to Alma-Ata. A second model of Kalashnikov's submachine gun was devised and made in the shops of the Institute aviation ordnance department. In June 1942 the model was sent for reference to the Dzerzhinsky Ordnance Academy located in Samarkand.
    A.A Blagonravov, an outstanding Soviet small arms specialist, displayed interest in senior sergeant Kalashnikov's submachine gun, Although the submachine gun was not recommended for service, the talent, efforts and original design approaches of the self-taught designer were highly appreciated. In 1942 Kalashnikov was assigned to the Central Research Small Arms Range of the Main Ordnance Directorate of the Red Army.
    In 1944 Mikhail Kalashnikov devised a prototype of the self-loading carbine; its main assemblies were used as a basis for an assault rifle made in 1946. In 1947, Kalashnikov's updated assault rifle displayed high reliability and fire effectiveness during arduous competitive tests and was found best. In 1949, after modifications, the assault rifle, designated "Kalashnikov 7.62mm assault rifle, make 1947 (AK)," became operational in the Soviet Army and Mikhail Kalashnikov received the Stalin Prize First Class.
    Since 1949 Mikhail Kalashnikov has been living and working in Izhevsk. He worked his way up from soldier to General Designer of small arms in the Soviet Army."


Tạm dịch:
"Vào 1938, Kalashnikov được gọi quân dịch, đã phục vụ trong quân khu đặc biệt Kiev và tốt nghiệp trường lái tăng. Trong thời gian công tác, Kalashnikov cho thấy khả năng của ông trong lĩnh vực thiết bị. Ông lắp đặt một máy đếm vòng quay để đếm số lượng những phát bắn thực tế từ pháo tăng, đã làm một trang thiết bị đặc biệt cho súng lục TT để tăng cường hiệu quả bắn qua các khe tháp pháo và thiết kế một đồng hồ đo thời gian hoạt động của xe.
    Trong Tháng sáu I941, Mikhail Kalashnikov, như một nhà phát minh, được tư lệnh quân khu G.K. Zhukov gửi tới Leningrad để thực hiện các phát minh. Chiến tranh Cứu nước Vĩ đại bùng nổ, thượng sĩ Mikhail Kalashnikov chiến đấu chống quân phát xít trong vai trò trưởng xe. Tháng mười 1941 ông bị thương nặng trong trận  Bryansk.
    Trong bệnh viện, Kalashnikov thai nghén ý tưởng về một khẩu tiểu liên. Sau đó, trong kỳ nghỉ ốm 6 tháng, ông đến kho Matai và với sự giúp đỡ bởi nhân viên trong kho, ông hiện thực hóa các ý tưởng của mình trong nhà xưởng của kho. Với cây tiểu liên này, ông tới Alma- Ata. Bí thư Đảng Cộng sản Kazakhstan Kaishingulov gửi nhà phát minh tới Học viện hàng không Ordzhonikidze (Matxcơva) lúc đó đang sơ tán ở Alma-Ata. Mẫu thứ 2 khẩu tiểu liên của Kalashnikov ra đời trong xưởng thuộc khoa vũ khí hàng không của trường. Khẩu súng được chuyển tới Học viện vũ khí Dzerzhinsky để đánh giá.
 A.A Blagonravov, một chuyên gia thượng thặng về vũ khí hạng nhẹ, rất quan tâm tới khẩu súng của thượng sĩ Kalashnikov. Mặc dù khẩu súng không được đưa vào trang bị, nhưng năng khiếu, sự cố gắng và hướng tiếp cận thiết kế của nhà thiết kế tự học được đánh giá rất cao. Năm 1942, ông được nhận vào làm việc tại Trung tâm nghiên cứu vũ khí hạng nhẹ, thuộc (Main Ordnance Directorate) của Hồng Quân.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 03:49:14 pm
PPSh41 vẫn có loại băng đạn 30 viên.Hình ảnh trong trận Điện biên phủ cho ta thấy rõ điều này


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 05:15:25 pm
PPSh41 vẫn có loại băng đạn 30 viên.Hình ảnh trong trận Điện biên phủ cho ta thấy rõ điều này

Lọai đó quân giới VN gọi là K50 thì phải, là bản TQ copy PPSh41/43

Bác nói đúng, PPSh41/43 đều có băng cong 30 viên, tuy nhiên với đạn yếu (7,62x25) và tốc độ bắn cao, chủ yếu dùng băng trống (drum) 45 viên, 30 viên thì hơi ít!

Súng này có yếu điểm là làm mát không khí, tốc độ bắn cao nhưng không có ốp tay cầm, yếu lĩnh bắn chủ yếu cầm băng đạn nên hơi kém chính xác. AK-47 cũng bị chung nhược điểm dòng vũ khí xôviết là nóng nhanh, nên các cải tiến của AK-47 đại đa số đều cải tiến ốp tay cầm hoặc làm thêm cả tay cầm trước (piston grip) để bắn được chuẩn và lâu hơn.
Trên youtube có vài video clip về AK-47, bắn liên tục hàng chục băng đạn, tuy nhiên từ băng thứ 7 trở đi, ốp tay cầm bằng gỗ (nguyên thủy) cháy đùng đùng.

Một yếu tố "tương truyền" là AK-47 bắn nóng đỏ nòng thì đạn rơi trước mặt, bên Mỹ chứng minh là sai, bắn liên tục 200 đạn (cỡ 7 băng liên tục) đạn vẫn bay vèo vèo. Theo các site chơi súng của Mỹ, bản AK-47 tệ nhất là của Rumania, cũng có đặc tính chiến đấu ổn định hơn hẳn M16A1 hoặc AR15.

Cũng theo các site này, việc "chê" AK-47 không chính xác là hòan tòan vớ vẩn. Họ khẳng định nếu cầm AK-47 bắn trúng bia cỡ người (human sized target) trong vòng 200m mà không được thì tốt nhất đừng nên cầm súng làm gì. Và khe ngắm mở (open sighting) của AK-47 cho tầm nhìn rộng tốt hơn là khe ngắm kín của M16, cho phép xạ thủ quan sát chiến trường tốt hơn.

Để có thời gian (sau tết ta) em sẽ làm 1 chuyên khảo vấn đề này. Kết luận của em sẽ gây bất ngờ với dân amatơ đấy, là AK-47 không phải là hậu duệ của MP44, mà M16 mới xứng vai trò này (xét về cấu trúc súng, như môđun hóa, đặc điểm cụm cò, bệ khóa nòng, báng, kết cấu trích khí...). Ngay cả mấy cấu tạo che bụi (dust cover) hay kiểu bảo dưỡng (field strip) thì M16 gần MP44 hơn AK-47 rất nhiều.

Nói về sử dụng, kiếm được người dùng AK-47 vứt súng để cầm M16 ít hơn hẳn người dùng M16 vứt đi để dùng AK-47. Hiện tại, ở Iraq, rất nhiều lực lượng Mỹ coi trang bị AK-47 cho binh sĩ là chuyện thường ngày. Ảnh binh sĩ Mỹ dùng AK-47 chỉ cần dùng google cũng thấy vô cùng nhiều.

Cùng nhà sản xuất ở Mỹ, tính giá theo kinh tế thị trường xịn, thì AK-47 và đạn 7,62x39 đều rẻ hơn 50% so với M16 các đời và đạn 5,56x45 Nato.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: pbdkhatmau trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 11:16:16 pm
Cũng theo các site này, việc "chê" AK-47 không chính xác là hòan tòan vớ vẩn. Họ khẳng định nếu cầm AK-47 bắn trúng bia cỡ người (human sized target) trong vòng 200m mà không được thì tốt nhất đừng nên cầm súng làm gì.
Nói thế chứ bắn AK cự ly 200m ở tư thế đứng bắn không có bệ tỳ thì việc trúng bia đâu có phải là đơn giản.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 31 Tháng Mười Hai, 2007, 09:44:59 am
Cũng theo các site này, việc "chê" AK-47 không chính xác là hòan tòan vớ vẩn. Họ khẳng định nếu cầm AK-47 bắn trúng bia cỡ người (human sized target) trong vòng 200m mà không được thì tốt nhất đừng nên cầm súng làm gì.
Nói thế chứ bắn AK cự ly 200m ở tư thế đứng bắn không có bệ tỳ thì việc trúng bia đâu có phải là đơn giản.

Đứng bắn thì 100m cũng khó chứ đừng nói 200m. Vừa chạy vừa bắn thì 50m cũng là khá khó.

Người ta nói trên cơ sở chung. Nói M16 bắn chính xác ở tầm 200m hay 300m thì mặc nhiên phải hiểu tư thế bắn nào chứ nhỉ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 31 Tháng Mười Hai, 2007, 02:01:27 pm
Cũng theo các site này, việc "chê" AK-47 không chính xác là hòan tòan vớ vẩn. Họ khẳng định nếu cầm AK-47 bắn trúng bia cỡ người (human sized target) trong vòng 200m mà không được thì tốt nhất đừng nên cầm súng làm gì.
Nói thế chứ bắn AK cự ly 200m ở tư thế đứng bắn không có bệ tỳ thì việc trúng bia đâu có phải là đơn giản.

Đứng bắn thì 100m cũng khó chứ đừng nói 200m. Vừa chạy vừa bắn thì 50m cũng là khá khó.

Người ta nói trên cơ sở chung. Nói M16 bắn chính xác ở tầm 200m hay 300m thì mặc nhiên phải hiểu tư thế bắn nào chứ nhỉ?

AK-47 có tầm bắn hiệu quả 250 mét. Các AK đời sau có tầm bắn hiệu quả cao hơn chút do ưu thế của loại đạn mới. Tầm bắn sát thường thì cao, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ thế thôi.
So với các súng khác, AK có tầm bắn khá, kể cả tầm bắn hiệu quả liên thanh phát một gì đó. Tuy vậy, có người lấy tỷ lệ trúng 1/3 là hiệu quả, người khác thì 2/3, người nữa lại 99%. Nếu bắn có bệ tỳ, tầm băna 250 mét mục tiêu bia số 8 ( người đứng) cố định thì AK chắc chắn đạt trên 90%, thậm chí xấp xỉ 100% với lính thường. Khả năng bắn trúng giảm đi khi mục tiêu di chuyển. Mục tiêu bia số 4 (đầu ngực, trượng trung người đứng trong hào) tầm 100 mét (bài 1), hầu hết lính đạt 2/3 chỉ sau có 2 tuần huấn luyện, mà đây lại là bài bắn đầu tiên của lính, cho thấy AK hết sức dễ bắn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 31 Tháng Mười Hai, 2007, 02:40:55 pm
Trích dẫn
Tốc độ bắn trong chiến đấu: 200 phát/ phút.
thực tế bắn liên thanh tối đa cũng chỉ 100 phát/ phút

Tốc độ bắn là 120 phát/phút liên thanh và 40 phát/phút phát một. Một trong những tiêu chuẩn của súng trường tấn công là tiết kiệm đạn khi tấn công. Mỗi trận đánh, người lính không thể mang quá cỡ hơn 100 đạn được, nếu họ làm nhiệm vụ xung phong vào địch. Súng trường tấn công phải có tốc độ bắn liên thanh dược tính kỹ và chọn được chế độ bắn (selective fire).
Việc tiết kiện đạn còn được hoàn thiện thêm bước nữa với việc rèn kỹ thuật bắn 2 viên 1. Ra trận mà thấy đối phương bắn rất "lười", lại còn 2 phát 1 loạt nữa thì thôi, chạy cho sớm, gặp phải cáo già rồi.


Trích dẫn
Đây là một điều hoàn toàn láo, trong cả những bài viết bôi bác nhất đều không có. AK ra đời chính thức năm 1947, lúc đó Nga Mỹ còn đồng minh thân thiện lắm.
theo em thì điều này mới thực sự là bôi bác :D, bác có hiểu bản chất của họi nghị Yantalà gì ko, năm 1947 Mĩ chính thức phát động chiến tranh lạnh với LX, vậy mà bác bảo là thân thiện
Năm 1947 được coi là năm xuất hiện chiến tranh lạnh, cho đến năm đó, Liên Xô vẫn chở động cơ máy bay chiến đấu chủ lực của họ là MiG-15 nhập khẩu từ Anh. Cũng năm đó, AK-47 đã được hoàn thiện từ lâu và được duyệt đưa vào biên chế. Tôi không muốn cãi cọ về vấn đề này.

Trích dẫn
Một số người thường cho rằng AK xuất phát từ MP-44, đây cũng là một điều sai lầm.
AK được người chế tạo ra nó vẽ kiểu từ năm 1943, khi ông nằm trên giường bệnh, lúc này MP-44 vẫn còn bí mật và cũng vẫn chỉ là một ý tưởng. Thật ra, lúc này AK cũng mới chỉ có bản vẽ phác, nhưng rõ ràng, nó không xuất phát từ MP-44.
MP-44, là "súng ngắn bắn nhanh", sub-machine gun (tên MP trong tiếng Đức). Hitler còn đặt cho nó cái tên STG-súng bão, STG-44. Súng này có tầm bắn độ chính xác... như súng ngắn. Các súng ngắn bắn nhanh dùng hồi thế chiến có MP41, PPS41, MP-44 ra đời muộn và số lượng ít.
bác có vẻ ghét quân FX quá hay sao ý, đây cũng là một giả thuyết đc nhiều ng công nhận mà. Hơn nữa MP tiếng Đức là Machine Pistol thì phải, còn STG là STurm Gewerh ( súng bão ) . Bác bảo STG bắn như súng ngắn là sao ? STG dùng đạn 7,62x33 ( hay là 7,92x33 gì đó), nòng súng dài hơn so với súng ngắn, thứ này so với súng ngắn thì đến trẻ con cũng biết là mạnh hơn và bắn xa hơn rồi. Các loại tiểu liên dùng cùng loại đạn súng ngắn trong CTTG 2 đếuc tầm bắn khoảng 200m, trong khi súng ngắn có tầm bắn là 50-100m

MP-44 là Machine Pistol (Maschinenpistole), tiếng Anh thông dụng ngày nay là sub-machine-gun, súng ngắn bắn nhanh, như PPSh-41. STG được Hittler đặt cho MP. Người Đức đặt hàng thiết kế STG-44, ban đầu là phiên bản MP-43, sau đó được cải tiến thành MP-44 và được đặt tên lại là STG-44. Súng được chế tạo khi đức phát hiện ra những ưu thế của PPSh-41 trên chiến trường. Tuy vậy, súng vẫn còn thiếu đặc điểm cơ bản của súng trường tấn công là tiết kiệm đạn và chọn chế độ bắn.
Thực ra, khẩu MP-44 được thiết kế với xu hướng đúng, kết hợp những ưu điểm của sub-machine-gun (súng ngắn bắn nhanh) và riffle (súng trường). Đạn 7,92×33mm  short  (Pistolenpatrone-đạn súng ngắn 43-7,92x33mm Kurz) là đạn được thiết kế riêng cho MP-44 từ đạn 9mm Parabellum, trong khi MP-40 dùng đạn súng ngắn thông dụng 9mm Parabellum. Nó vẫn là đạn súng ngắn (Pistolenpatrone-đạn súng ngắn), không như đạn AK là đạn của súng trường (đạn 7,62x39mm rifle cartridge), ban đầu được dùng trên súng cạc bin SKS-45 (СКС-45). 

Rõ ràng, ý tường thiết kế của MP-44 thiếu nhiều so với AK để trở thành khẩu súng trường tấn công hoàn chỉnh.

Trong các bài viết trên nét, AK-47 thường được gán cho tốc độ bắn 400-500 và hơn nữa. Nhưng người kém hiểu biết tâng bốc AK khi thấy tốc độ bắn của nó là 120 phát/phút, theo họ là quá chậm và như thế là .... quá tồi.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 31 Tháng Mười Hai, 2007, 10:56:15 pm
Một đặc điểm của AK-47 là súng rất ổn định tin cậy. Nếu như khẩu M16 rơi xuống nước, dính đất bẩn, bị đất bẩn văng vào máy.... là tắc thì AK khác. Demo cho AK thường thấy cảnh đặt khẩu súng lên đám đất để chụp, hay một người du kích vớt súng dưới nước lên, đổ hết nước đi, bật khóa an toàn và chơi liền, điều đó thật khó làm với cỗ máy rất nhỏ so với sức mạnh của nó.

Quan sát nhiều khẩu AK các đời khác nhau, người ta thấy súng có kích cỡ các chi tiết rất khác nhau. Khi thiết kế, nhà phát minh đã để rất nhiều khoảng trống dư, cho những vật liệu tồi, công nghệ tồi, máy súng cũ hay đơn giản là đất bẩn. Có thể thấy điều này khi lắc khẩu súng: tất cả các chi tiết kêu như được buộc với nhau bằng xích. Khi có công nghệ tốt, người ta chế được khẩu súng trường tấn công AK-47 rất tốt và nhẹ, nhưng khi không có công nghệ tốt, người ta vẫn có số lượng lớn súng AK-47 rẻ, dễ chế tạo và tin cậy.

Chú ý đến một chi tiết nhỏ.
AK-47 dùng máy lùi trích khí. Nhưng đặc điểm riêng của nó là piston lùi chịu áp lực khí trong khoảng nhỏ, cỡ vài mm, còn sau đó toàn bộ máy lùi chạy bằng quán tính. Kiểu máy lùi này gọi là trích khí xung, khác với trích khí hành trình, piston chịu áp lực khí trong đoạn cylinder dài. Trích khí xung hoạt động mạnh mẽ, máy lùi cán vỡ các đất bẩn nếu có. Những kẻ ghen tỵ với AK thường cho rằng kiểu này làm yếu đạn, nhưng thực tế sức công phá và độ chính xác của đạn AK rất tốt, tốt hơn những súng trường tấn công khác, đặc biệt là sức công phá. Nhược điểm lớn nhất của máy lùi xung là khối lùi cần phải nặng, do đó tăng khối lượng súng lên, nhưng cả khối này cũng chỉ nặng vài trăm gram. Lý luận cho rằng kiểu máy lùi này tốn khí là sai lầm. Người thiết kế thông minh đã chọn giải pháp này, quán tính khối lùi lớn, nên nó đóng kín cylinder cho đến khi đạn đã ra khỏi nòng.
Các kết cấu máy lùi trích khí cylinder dài có lực đẩy về yếu, khối lùi tốc độ thấp, dễ bị cản trở.

M16 không bao giờ là đối thủ của AK-47 và AK các loại.
M16 ra đời sau nhiều, phổ biến cũng chậm. Tuy vậy, nó bộc lộ nhược điểm về chiến lược thiết kế ngay từ những trận đánh đầu tiên. Một số đặc điểm cơ bản được cải tiến theo hướng AK, nhưng nhiều đặc điểm thì không thể.
Quay lại thời trận đánh Iađrăng. Lúc đó, quân ta là đội quân hết sức lạc hậu trong khối đỏ, nhưng đã trang bị đồng loạt AK. Còn Mỹ, thì AR-15 vẫn rất ít, chủ yếu vẫn là khẩu cạc bin. Tốc độ bắn của AR-15 rất cao, mà lại chỉ có một tốc độ bắn. Những đơn vị Mỹ bị tách rời khỏi đội hình mất sức chiến đấu nhanh chóng chỉ sau một hai đợt chiến đấu ngắn vài chục phút. Đơn giản, mỗi người lính không thể mang đủ đạn cho khẩu súng bắn 800 phát phút và không có bắn hạn chế. Chuyện một người lính Mỹ hốt hoảng bắn một loạt hết cả băng là chuyện thường, chỉ 1,5 giây. Người lính giỏi giang tỉnh táo cũng thường bắn loạt 5-6 viên. So với AK có chế độ bắn phát một, dễ dàng bắn liên thanh 2 viên một loạt.
Sau những thất bại ban đầu, AR-15 được cải tiến thành M16, rồi M16 cũng có "selective fire", chọn chế độ bắn để bắn tiết kiệm đạn. Đến lúc đó, những chiến lược thiết kế của AK đã trở thành tiêu chuẩn của súng trường tấn công-vũ khí chủ lực của bộ binh. Khẩu AR-15 không đạt những tiêu chuẩn đó, chỉ là một khẩu tiểu liên.

Nhưng những nhược điểm khác thì không thể khắc phục được, kể từ khi khẩu AR-15 được chấp nhận năm 1958 cho đến M16A2 hiện tại. Một là cái ống dẫn khí dài, rất dễ tắc. Hai là cơ cấu máy quá chính xác, không thích hợp với thực địa. Các khoảng trống dự trữ hạn hẹp không cho phép cải tiến M16 theo xu hướng "dơ sòng sọc" của AK. Ví dụ như khóa nòng. Cùng là khóa nòng then xoay nhưng M16 có 6 then, làm cho khóa nòng của nó chỉ quay một góc nhỏ là được, trong khi đó khóa nòng AK chỉ có 2 tai.

Tất nhiên về số lượng sản xuất, số lượng lính dùng, dân số các nước lấy làm súng chính.... thì không khẩu súng nào sánh với AK.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 01 Tháng Giêng, 2008, 01:36:38 am
Bổ sung cho bác HP, AK đạt đặc tính bắn chậm vì khối lùi nặng. M16 có muốn làm thế thì chỉ tổ kẹt, vì khối lùi của M16 quá nhẹ (muốn nặng cũng chả được, vì bé tý) dẫn tới muốn bắn chậm thì lò xo đẩy về phải yếu (độ cứng nhỏ) -> rất dễ kẹt.
Trên thế giới, duy nhất dòng M16 có cái gọi là foward assist, dùng để đẩy khóa nòng về vị trí đóng trong trường hợp lò xo không trả hết!

Có điểm này bác HP hình như nhầm, trận Iadrang thì lính kỵ binh Mỹ dùng M16A1 rồi. AR15 chỉ có vài ngàn súng sang VN dùng thử, sau cha con lính kêu trời vì kẹt đạn, cải tiến có thêm foward assist, giãn lò xo giảm tốc độ bắn, mạ crôm cho nòng, cải tiến lại nắp che bụi, có nấc bắn phát 1, sản xuất đạn mới dùng thuốc súng không khói, thêm bộ đồ lau súng và thông nòng, thành M16A1 trang bị đại trà cho lục quân. Đặc nhiệm Mỹ lúc đó vẫn dùng SMG hoặc M2 carbin.



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 01 Tháng Giêng, 2008, 03:52:42 pm
SMG Mỹ xử dụng là loại gì vậy?Carbin M2 thì tôi biết rồi


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 01 Tháng Giêng, 2008, 09:20:42 pm
Trích dẫn
Bổ sung cho bác HP, AK đạt đặc tính bắn chậm vì khối lùi nặng. M16 có muốn làm thế thì chỉ tổ kẹt, vì khối lùi của M16 quá nhẹ (muốn nặng cũng chả được, vì bé tý) dẫn tới muốn bắn chậm thì lò xo đẩy về phải yếu (độ cứng nhỏ) -> rất dễ kẹt.
AK bắn chậm còn vì hành trình dài nữa.

Trích dẫn
SMG Mỹ xử dụng là loại gì vậy?Carbin M2 thì tôi biết rồi
M2 ko phải là SMG, trong WW2 Mĩ dùgn 2 loại SMG là Thompson và M3 :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 01 Tháng Giêng, 2008, 09:36:02 pm
Một đặc điểm của AK-47 là súng rất ổn định tin cậy. Nếu như khẩu M16 rơi xuống nước, dính đất bẩn, bị đất bẩn văng vào máy.... là tắc thì AK khác. Demo cho AK thường thấy cảnh đặt khẩu súng lên đám đất để chụp, hay một người du kích vớt súng dưới nước lên, đổ hết nước đi, bật khóa an toàn và chơi liền, điều đó thật khó làm với cỗ máy rất nhỏ so với sức mạnh của nó.

Quan sát nhiều khẩu AK các đời khác nhau, người ta thấy súng có kích cỡ các chi tiết rất khác nhau. Khi thiết kế, nhà phát minh đã để rất nhiều khoảng trống dư, cho những vật liệu tồi, công nghệ tồi, máy súng cũ hay đơn giản là đất bẩn. Có thể thấy điều này khi lắc khẩu súng: tất cả các chi tiết kêu như được buộc với nhau bằng xích. Khi có công nghệ tốt, người ta chế được khẩu súng trường tấn công AK-47 rất tốt và nhẹ, nhưng khi không có công nghệ tốt, người ta vẫn có số lượng lớn súng AK-47 rẻ, dễ chế tạo và tin cậy.

Chú ý đến một chi tiết nhỏ.
AK-47 dùng máy lùi trích khí. Nhưng đặc điểm riêng của nó là piston lùi chịu áp lực khí trong khoảng nhỏ, cỡ vài mm, còn sau đó toàn bộ máy lùi chạy bằng quán tính. Kiểu máy lùi này gọi là trích khí xung, khác với trích khí hành trình, piston chịu áp lực khí trong đoạn cylinder dài. Trích khí xung hoạt động mạnh mẽ, máy lùi cán vỡ các đất bẩn nếu có. Những kẻ ghen tỵ với AK thường cho rằng kiểu này làm yếu đạn, nhưng thực tế sức công phá và độ chính xác của đạn AK rất tốt, tốt hơn những súng trường tấn công khác, đặc biệt là sức công phá. Nhược điểm lớn nhất của máy lùi xung là khối lùi cần phải nặng, do đó tăng khối lượng súng lên, nhưng cả khối này cũng chỉ nặng vài trăm gram. Lý luận cho rằng kiểu máy lùi này tốn khí là sai lầm. Người thiết kế thông minh đã chọn giải pháp này, quán tính khối lùi lớn, nên nó đóng kín cylinder cho đến khi đạn đã ra khỏi nòng.
Các kết cấu máy lùi trích khí cylinder dài có lực đẩy về yếu, khối lùi tốc độ thấp, dễ bị cản trở.

M16 không bao giờ là đối thủ của AK-47 và AK các loại.
M16 ra đời sau nhiều, phổ biến cũng chậm. Tuy vậy, nó bộc lộ nhược điểm về chiến lược thiết kế ngay từ những trận đánh đầu tiên. Một số đặc điểm cơ bản được cải tiến theo hướng AK, nhưng nhiều đặc điểm thì không thể.
Quay lại thời trận đánh Iađrăng. Lúc đó, quân ta là đội quân hết sức lạc hậu trong khối đỏ, nhưng đã trang bị đồng loạt AK. Còn Mỹ, thì AR-15 vẫn rất ít, chủ yếu vẫn là khẩu cạc bin. Tốc độ bắn của AR-15 rất cao, mà lại chỉ có một tốc độ bắn. Những đơn vị Mỹ bị tách rời khỏi đội hình mất sức chiến đấu nhanh chóng chỉ sau một hai đợt chiến đấu ngắn vài chục phút. Đơn giản, mỗi người lính không thể mang đủ đạn cho khẩu súng bắn 800 phát phút và không có bắn hạn chế. Chuyện một người lính Mỹ hốt hoảng bắn một loạt hết cả băng là chuyện thường, chỉ 1,5 giây. Người lính giỏi giang tỉnh táo cũng thường bắn loạt 5-6 viên. So với AK có chế độ bắn phát một, dễ dàng bắn liên thanh 2 viên một loạt.
Sau những thất bại ban đầu, AR-15 được cải tiến thành M16, rồi M16 cũng có "selective fire", chọn chế độ bắn để bắn tiết kiệm đạn. Đến lúc đó, những chiến lược thiết kế của AK đã trở thành tiêu chuẩn của súng trường tấn công-vũ khí chủ lực của bộ binh. Khẩu AR-15 không đạt những tiêu chuẩn đó, chỉ là một khẩu tiểu liên.

Nhưng những nhược điểm khác thì không thể khắc phục được, kể từ khi khẩu AR-15 được chấp nhận năm 1958 cho đến M16A2 hiện tại. Một là cái ống dẫn khí dài, rất dễ tắc. Hai là cơ cấu máy quá chính xác, không thích hợp với thực địa. Các khoảng trống dự trữ hạn hẹp không cho phép cải tiến M16 theo xu hướng "dơ sòng sọc" của AK. Ví dụ như khóa nòng. Cùng là khóa nòng then xoay nhưng M16 có 6 then, làm cho khóa nòng của nó chỉ quay một góc nhỏ là được, trong khi đó khóa nòng AK chỉ có 2 tai.

Tất nhiên về số lượng sản xuất, số lượng lính dùng, dân số các nước lấy làm súng chính.... thì không khẩu súng nào sánh với AK.
Trước khi xử dụng AR15 Mỹ vẫn đang xử dụng M14


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 02 Tháng Giêng, 2008, 07:42:24 pm
Trích dẫn
Tốc độ bắn là 120 phát/phút liên thanh và 40 phát/phút phát một. Một trong những tiêu chuẩn của súng trường tấn công là tiết kiệm đạn khi tấn công. Mỗi trận đánh, người lính không thể mang quá cỡ hơn 100 đạn được, nếu họ làm nhiệm vụ xung phong vào địch. Súng trường tấn công phải có tốc độ bắn liên thanh dược tính kỹ và chọn được chế độ bắn (selective fire).
Việc tiết kiện đạn còn được hoàn thiện thêm bước nữa với việc rèn kỹ thuật bắn 2 viên 1. Ra trận mà thấy đối phương bắn rất "lười", lại còn 2 phát 1 loạt nữa thì thôi, chạy cho sớm, gặp phải cáo già rồi.
cho em xin cái nguồn cái

Trích dẫn
Năm 1947 được coi là năm xuất hiện chiến tranh lạnh, cho đến năm đó, Liên Xô vẫn chở động cơ máy bay chiến đấu chủ lực của họ là MiG-15 nhập khẩu từ Anh. Cũng năm đó, AK-47 đã được hoàn thiện từ lâu và được duyệt đưa vào biên chế. Tôi không muốn cãi cọ về vấn đề này.
cái đó chẳng nói lên điều gì cả, trong thời gian chiến tranh lạnh LX vẫn nhập khẩu lương thực của Mĩ đó thôi :|

Trích dẫn
Đơn giản, mỗi người lính không thể mang đủ đạn cho khẩu súng bắn 800 phát phút và không có bắn hạn chế
có chắc là 800 phát / phút ko, đây là bắn thực tế chứ ko phải nguyên lí


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 02 Tháng Giêng, 2008, 10:59:32 pm
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Giêng, 2008, 11:41:24 pm
Nguồn tốc độ bắn của AK à ??????
Cậu đi lính đi rồi biết, đó là những lý thuyết quân sự đầu tiên cậu sẽ học trong lính, liền sau đợt huấn luyện đội ngũ.
Còn tốc độ bắn AR-15: đó là tốc độ bắn khi cậu gữ cò, vì nó chỉ có một tốc độ bắn nên đó là tốc độ bắn luôn của khẩu súng này.
Tớ không muốn tranh luận với những người chứ biết những điểm cơ bản trên, nhưng lại hay tán dóc.

Quay trở lại với AK.

Nhìn lại súng.
Súng trở thành vũ khí chính cả bộ binh vào cuối thế kỷ 18. Lúc đó, người ta thường sử dụng hai loại súng, một là tổ tiên của súng ngắn, còn gọi là súng kỵ sỹ, hai là súng dài. Lúc đó, súng cầm tay đều là súng hỏa mai, kích nổ đá lửa, nhồi miệng nòng. Khẩu súng dài (long gun) trở thành tổ tiên của súng trường. Dần dần, người ta gọi súng trường chỉ vũ khí chính của bộ binh. Đến cuối thế kỷ 19, súng trường bắn đạn có vỏ hình thành. Lúc dó, đạn không nhồi từ miệng cho phép làm nòng xoắn. Người ta gọi tắt rifle long gun thành rifle, dần thành quen.
Cuối thế kỷ 19, hình thành những khái niệm về súng trường.
Súng trường trang bị. Trên thị trường dĩ nhiên là có nhiều loại súng trường, nhưng quân đội lại thường chỉ trang bị một loại duy nhất, thống nhất là sức mạnh mà. Loại súng may mắn được chấp nhận đó gọi là súng trường trang bị, hay là súng trường phục vụ (service rifle).
Súng trường hạng nặng, hạng nhẹ và súng cạc bin. Người ta thường chế ra hai loại súng trường, một loại nặng hơn, dùng loại đạn to hơn loại kia, gọi là súng trường hạng nặng. Tất nhiên là có súng trường hạng nhẹ, ví như Mosin (7,62x54R) là súng trường hạng nặng và SKS(7,62x39) là súng trường hạng nhẹ. Ngoài hai loại súng đó ra, súng cạc bin là súng bắn cùng đạn súng trường nhưng nòng ngắn, gọn nhẹ, yếu hơn.
Súng trường chiến đấu. Lúc đó, cuộc chiến đấu của hai chiến sỹ bộ binh không khác gì hai xe tăng bi giờ, cảnh này vẫn còn được dựng phim. Hai bên nạp đạn, ngắm cẩn thận, nã một phát. Loại súng trường tầm xa hạng nặng được sử dụng như vậy nên gọi là súng trường chiến đấu (battle rifle). Bộ binh cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế chiến 2 lấy súng trường chiến đấu hạng nặng đó làm vũ khí chính, hầu hết các súng trường phục vụ ở châu Âu như vậy. Tuy nhiên, vai trò của gọn nhẹ cũng sớm được thể hiện trên khẩu cạc bin, nhưng chưa ưu thế.
Súng trường phát một. Cuối thế kỷ 19 xuất hiện khẩu súng trường có hộp đạn. Những súng dùng hộp đạn ban đầu có khóa nòng xoay, mỗi lần bắn xạ thủ phải kéo khóa nòng nhả vỏ nạp đạn mới, lever-action, lên cò tay. Súng này gọi là súng trường phát một. Winchester là khẩu súng phát một rất sớm, nhưng kiểu băng đạn ống (pump-action) sớm được thay thế bằng băng cọc, Mosin (Nga 1891) là một trong những súng trường chiến đấu đầu tiên như thế. Khẩu súng này thành công cũng chỉ kém AK một chút, thời gian phục vụ lâu, phổ biến. Đến năm 1904, đã có 3,8 triệu khẩu được sản xuất ở Nga và Pháp, Mỹ. Khẩu Mosin còn được sản xuất dài dài sau đó, kể cả có và không license, dùng rộng rãi cho đến Việt Nam đánh Mỹ, còn thấy khá nhiều ở Chechen, Iraq. Không khẩu súng trường phát một nào thành công như vậy. Súng trường phục vụ cuối tk19 đến đầu thế chiến 2 đều là súng trường phát một hạng nặng.
Súng trường tự động là súng trường dùng năng lượng pháp bắn thực hiện động tác trên. Bán tự động là sau mỗi phát bắn, máy súng khóa cò lại, chờ lần bóp cò tiếp, mỗi lần bóp cò chỉ bắn một phát. Tự động đủ là súng bắn liên thanh.
Súng trường bán tự động trở thành súng trường phục vụ từ gần thế chiến 2, chủ yếu do giá thành nên phổ biến chậm, Fedorov Avtomat là một trong những khẩu đầu tiên thai nghén từ trước thế chiến 1, nặng nề, khó kiếm đạn. Đồng thời, khi súng trường hạng nặng tự động chưa phổ biến thi. Bán tự động cơ cơ cấu cò phức tạp hơn tự động toàn phần, do phải làm thêm lẫy nhận động tác nhả cò, chứ nhả cò thì chứ bắn tiếp được. Nhưng súng tự động hoàn toàn-súng chỉ bắn liên thanh phải trả giá cho tốc độ bắn cao, các cơ cấu phải chịu được nhiệt độ cao và bên với số lượng phát bắn lớn. Vì súng liên thanh nặng, nên nó không trở thành súng chính trước khi các khó khăn về giá thành được giả quyết.

Sau thế chiến 1, ưu thế của nhẹ gọn bắn nhanh càng ngày càng thể hiện rõ. Trong thế chiến 2, những khẩu súng ngắn bắn nhanh như PPSh hay MP thể hiện ưu thế trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi xung phong. Những tình huống như thế, súng trường cồng kềnh nặng nền bắn chậm hoàn toàn thất thế. Nhưng súng ngắn bắn nhanh nhỏ yếu, tầm gần, vẫn thất thế trong phần lớn các tình huống khác. Trong khi đó, như trên đã nói, súng bắn liên thanh bằng đạn súng trường lúc đó còn nặng nề. Chẳng lẽ làm 2 súng cho một lính ???? Giải pháp cần có là súng trường tấn công assault rifle.
General purpose machine gun, súng máy đa năng, được người Đức rút từ kinh nghiệm chiến trường thế chiến 1, sau này trở thành trung liên. Đây là súng cá nhân, sức mạnh đầu đạn như súng trường, bắn được liên thanh, nhưng lại nhẹ hơn súng nhiều người dùng (đại liên). Phương án này rõ ràng là nặng nề, không đủ sức trở thành vũ khí chính.

Nhu cầu về súng trường tấn công xuất hiện từ trước Thế Chiến 2 sau chiến tranh Tây Ban Nha, nhưng nhiều khó khăn kỹ thuật và kinh tế dẫn đến chậm trễ. Hitler đã yêu cầu các nhà kỹ thuật chế MP-44, tuy nhiên, nó về bản chất vẫn là súng ngắn bắn nhanh, một khẩu súng ngắn bắn nhanh cố tiến theo hướng súng trường. Người Đức đưa ra những ý tưởng gần giống súng trường tấn công sau này, như cạc bin liên thanh (Maschinenkarabiner), nhưng không hiểu sao họ lại đi theo hướng tăng động năng đầu đạn của súng ngắn (các đời súng bão, Sturmgewehr). Kể ra, khẩu STG-45 đã gần đạt yêu cầu một súng trường tấn công, nhưng nó không kịp đi vào chiến tranh, sau này Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Đức hoàn thiện khẩu này đưa ra những bản CETME, Heckler & Koch G3, SIG 510 là các súng trường dùng đạn cỡ lớn 7,62x51mm NATO, MP5 là súng ngắn bắn nhanh. STG-45 tiến gần hơn so với STG-44 về hướng súng trường tấn công, nhưng vẫn là một súng máy bắn nhanh. Cải thiện lớn của STG-45 là giá giảm đi gần một nửa. STG-45 dùng đạn súng ngắn, nên tác dụng súng trường của nó mờ nhạt.

Còn AK thì thành công rực rỡ như vậy. Ngoài những chiến lược thiết kế chính, AK còn có một số giải pháp lẻ nhưng rất ưu việt. Ví như đạn hình côn với băng đạn cong (trước đây, súng trường thường dùng đạn trụ), trích khí xung. Các chiến lược thiết kế như chọn chế độ bắn, bắn tiết kiệm đạn, sau này trở thành tiêu chuẩn cho súng trường tấn công. Nhưng tiêu chuẩn cơ bản là dùng đạn súng trường nhỏ, tầm bắn hiệu quả 200-400 mét, bắn tiết kiệm đạn, chọn chế độ bắn. Một tiêu chuẩn mà không khẩu nào đạt được như AK là dễ chế tạo, cái này người Nga và Đức yêu cầu cao, nhưng các nước khác không chú ý, có thể là do các nước khác chưa từng gặp cảnh suýt chết.

Cho đến khi AK-47 đã phổ biến ở khối Đỏ, thì phần còn lại của thế giới vẫn đi theo hướng cạc bin lên thanh. Người Đức lúc đó đang bị hạn chế quân sự nên mãi sau mới thiết kế lại khẩu STG-45 chuyển sang đạn súng trường (cuối những năm 1950). Việc xuất hiện súng trường tấn công cũng đặt ra nhu cầu cỡ đạn cho nó. Heckler & Koch G3 là phiên bản súng trường tấn công hoàn thiện từ STG-45. Như vậy, AK-47 là khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới. G3, với các đặc điểm khá đầy đủ của súng trường tấn công, nhanh chóng phổ biến rất rộng rãi.

Hoạt động của AK đã gây áp lực cho các khẩu súng trường tấn công khác. Tuy nhiên, hàng chục năm sau đó các nước khác mới hiểu được giá trị của chiến lược thiết kế AK. Ví dụ, tốc độ bắn chậm và chọn chế độ bắn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 03 Tháng Giêng, 2008, 08:18:47 pm
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m

Basc kiểm lại giúp, băng AK lọai 10,20, 25 viên không phổ biến. Phổ biến nhất là lọai băng 30 viên, dùng chung được cho AK và RPK


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Giêng, 2008, 08:58:07 pm
Cái này tại trích dẫn nguyên văn trong sách chứ ai cũng biết là AK hiện nay sử dụng băng đạn 30 viên mà


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: AK47 trong 03 Tháng Giêng, 2008, 10:11:55 pm
Đây là bài viết về súng tiểu liên AK được em trích từ trong tài liệu học tập môn Giáo Dục Quốc Phòng (dùng cho Sinh Viên ĐH-CĐ) của TT GDQP ĐHQG TPHCM,
mong được sự đóng góp và thảo luận nhiều hơn nơã của các đồng chí về khẩu súng AK huyền thoại này


 
SÚNG TIỂU LIÊN AK

Súng tiểu liên AK kiểu Ka - lát - nhi - cốp cở
7,62 mm do Liên Xô chế tạo gọi tắt là súng AK.
Súng AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy, lẫy
giảm tốc, thước ngắm có vạch khấc đến 10 gọi là AKM.
Súng AK báng gấp gọi là AKMS.
Việt Nam và một số nước khác dựa vào mẫu AK để sản xuất
 
A. Tác dụng :
súng trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt
sinh lực địch, súng có gắn lê để đánh gần.

B. Tính năng chiến đấu :
 
1.Súng bắn được cả liên thanh và phát một .
 
2. Tầm hắn của súng.

a. Tầm bắn ghi trên thước ngắm ( TN )
Súng AK : Ghi từ 1 đến 8 ứng với cự ly bắn từ 100 m - 800 m.
Súng AKM : Ghi từ 1 đến 10 ứng với cự ly bắn từ 100 m - 1.000 m.

b. Tầm bắn thẳng :
Là tầm bắn trong cự ly bắn nhất định, với góc bấn tương ứng, khi bắn đỉnh cao nhất của đường đạn
không cao vượt quá chiều cao của mục tiêu ( MT )
 MT người ( nằm cao 0,5m ) : tầm bắn thẳng 350 m
 MT người chạy ( cao 1,5m ) : tầm bắn thẳng 525 m.

c Tầm bắn chiến đấu :
. Khi bắn tập trung tiêu diệt được các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước ở cự ly 800 m. Bắn máy bay, quân dù
trong vòng 500 m, ở cự ly 1 .500m đầu đạn vẫn còn khả năng sát thương .

3. Tốc độ bắn :

a. Tốc độ bắn lý thuyết : 600 phát/phút

b. Tốc độ bắn chiến đấu :
Bắn liên thanh : 100 phát 1 phút ; Bắn phát một: 40 phát 1 phút

4. Đạn dùng cho súng :
Đạn kiểu 1943 do tiên Xô sản xuất hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Có bốn loại đầu đạn:
Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn cháy, và đầu đạn xuyên cháy. Súng dùng chung đạn với
súng K63, CKC, RPK, RPD - cỡ đạn 7,62 mm.

C-Số liệu kỹ thuật.

Trọng lượng súng:
+ Súng không đạn: 3.8 kg
+ Súng đầy đạn ( 30 viên ) : 4,3 kg

Kích thước súng:
+ chiều dài súng không có lê: 870 mm
+ chiều dài súng khi giương lê: 1.020mm
+ chiều dài nòng súng: 415mm
+ chiều dài đường ngắm gốc: 378mm
 
D. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính của súng : (gồm 11 bộ phận).

1. Nòng súng:( Dài 415 mm Có tác dụng định hướng bay cho đầu đạn .

2. Bộ phận ngắm: ( Chiều dài ĐNG : 378 mm ). Để ngắm bắn vào M ở các cự ly khác nhau.

3. Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng: Để liên kết các bộ phận bên trong của súng và định
hướng cho bệ khoá nòng , khoá nòng chuyển động, che chắn bụi, bảo vệ súng.

4. Bệ khoá nòng và thoi đẩy : Làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy chịu áp lực
của khí thuốc .

5. Khoá nòng : Đẩy đạn từ hộp tiếp đạn vào buồng đạn, khoá nòng súng làm đạn nổ, mở khoá nòng kéo
vỏ đạn hất ra ngoài.

6. Bộ phận cò súng : Để giữ búa đập ở tư thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò đồng thời định ra
cách bắn liên thanh, phát một, khoá an toàn, chống nổ sớm.

7. Bộ phận đẩy về : Để đẩy khoá nòng, bệ khoá nòng về phía trước và giữ nắp hộp khoá nòng.

8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay: Định hướng cho thoi đẩy chuyển động và cầm tay khi bắn khỏi nóng

9. Báng súng và tay cầm: Dùng để tỳ vai, giữ súng khi bắn cho chắc.

10 Hộp tiếp đạn: Chứa và tiếp đạn liên tục khi bắn.

11. Lê: Để đánh gần, cưa cắt dây thép gai , dùng thay dao

E. Cấu tạo của đạn:

Khối lượng nặng 16,2g .
Đầu đạn 7,9g .
Thuốc phóng 1,6g
Cỡ đạn 7,62 mm.

H. Sơ lược Chuyển Động :

1. Khi bắn liên thanh :
Gạt cần định cách bắn về vị trí liên thanh, lên đạn, bóp cò, búa đập vào kim hoả, làm đạn nổ, khi đầu
đạn đi qua lỗ trích khí, một phần khí thuốc được trích qua khâu truyền đập vào mặt thoi đẩy, làm bệ khoá
nòng lùi, mở khoá nòng. Khoá nòng lùi theo kéo theo vỏ đạn, nhờ có mấu hất, vỏ đạn bị hất ra ngoài,
mấu giương hứa đè búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại, khi bệ khoá nòng và khoá nòng lùi về sau hết
cở lò xo đẩy về giãn ra đẩy khoá nòng, khoá nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khoá
nòng súng, búa đập đập vào kim hoả làm đạn nổ. Mọi hoạt động của súng lại lặp lại như ban đầu. Nếu
giữ nguyên tay cò đạn nổ tiếp, thả tay cò ra đạn không nổ, nhưng viên đạn tiếp theo đã vào buồng đạn.
Súng ở tư thế bắn tiếp.

2. Khi bắn phát một :
Đặt cần định cách bắn ở vị trí bắn phát 1, lên đạn, bóp cò. Mọi hoạt động của súng diễn ra như bắn liên
thanh nhưng chỉ khác: Mấu cần định cách bắn không giữ chân lẫy phát 1, nên lẫy phát 1 được lò xo đẩy
đầu lẫy ngả về trước, nếu không thả tay cò ra thì búa bị lẫy phát 1 giữ lại, muốn bắn tiếp phải thả tay cò 1
ra rồi bóp tiếp. Mọi hoạt động lại diễn ra như trên.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Giêng, 2008, 10:21:27 pm
Trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979 về súng AK cũng tương tự như tài liệu giáo dục quốc phòng này nhưng có thêm phần thứ tự tháo lắp,và động tác sử dụng


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: AK47 trong 03 Tháng Giêng, 2008, 10:50:18 pm
phần tháo lắp được hướng dẫn trơcj tiếp trên súng rồi, động tác bắn có bài dạy riêng ngoài bãu tập, ko có tài liệu lý thuyết.
Có thể tài liều này tham khảo quyển sách mà đ/c vừa đề cập


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 03 Tháng Giêng, 2008, 10:56:42 pm
Trích dẫn
Nguồn tốc độ bắn của AK à ??????
Cậu đi lính đi rồi biết, đó là những lý thuyết quân sự đầu tiên cậu sẽ học trong lính, liền sau đợt huấn luyện đội ngũ.
Còn tốc độ bắn AR-15: đó là tốc độ bắn khi cậu gữ cò, vì nó chỉ có một tốc độ bắn nên đó là tốc độ bắn luôn của khẩu súng này.
Tớ không muốn tranh luận với những người chứ biết những điểm cơ bản trên, nhưng lại hay tán dóc.
ĐC sĩ trung úy huấn luyện em bảo là tốc độ bắn của AK47 là 100phát/ phút đối với bắn liên thanh, còn tốc độ 120phát/phút của bác là ở nguồn nào ạ
còn tốc độ bắn 800phát/phút thì em thực sự nghi ngờ, em nghĩ tốc độ của nó cũng chỉ vào khoảng 200phát/phút là cùng

Trích dẫn
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m
băng đạn 25 viên là dùng cho huấn luyện,... còn chiến đấu thì phải nạp đủ 30 viên

Trích dẫn
Người ta thường chế ra hai loại súng trường, một loại nặng hơn, dùng loại đạn to hơn loại kia, gọi là súng trường hạng nặng. Tất nhiên là có súng trường hạng nhẹ, ví như Mosin (7,62x54R) là súng trường hạng nặng và SKS(7,62x39) là súng trường hạng nhẹ. Ngoài hai loại súng đó ra, súng cạc bin là súng bắn cùng đạn súng trường nhưng nòng ngắn, gọn nhẹ, yếu hơn.
loại đạn nhỏ hơn đc ra đời chủ yếu sau CTTG2, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ loại đạn to


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Giêng, 2008, 11:29:14 pm
Trích dẫn
Nguồn tốc độ bắn của AK à ??????
Cậu đi lính đi rồi biết, đó là những lý thuyết quân sự đầu tiên cậu sẽ học trong lính, liền sau đợt huấn luyện đội ngũ.
Còn tốc độ bắn AR-15: đó là tốc độ bắn khi cậu gữ cò, vì nó chỉ có một tốc độ bắn nên đó là tốc độ bắn luôn của khẩu súng này.
Tớ không muốn tranh luận với những người chứ biết những điểm cơ bản trên, nhưng lại hay tán dóc.
ĐC sĩ trung úy huấn luyện em bảo là tốc độ bắn của AK47 là 100phát/ phút đối với bắn liên thanh, còn tốc độ 120phát/phút của bác là ở nguồn nào ạ
còn tốc độ bắn 800phát/phút thì em thực sự nghi ngờ, em nghĩ tốc độ của nó cũng chỉ vào khoảng 200phát/phút là cùng

Trích dẫn
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m
băng đạn 25 viên là dùng cho huấn luyện,... còn chiến đấu thì phải nạp đủ 30 viên

Trích dẫn
Người ta thường chế ra hai loại súng trường, một loại nặng hơn, dùng loại đạn to hơn loại kia, gọi là súng trường hạng nặng. Tất nhiên là có súng trường hạng nhẹ, ví như Mosin (7,62x54R) là súng trường hạng nặng và SKS(7,62x39) là súng trường hạng nhẹ. Ngoài hai loại súng đó ra, súng cạc bin là súng bắn cùng đạn súng trường nhưng nòng ngắn, gọn nhẹ, yếu hơn.
loại đạn nhỏ hơn đc ra đời chủ yếu sau CTTG2, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ loại đạn to
Trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu không nên lắp đủ 30 viên mà chỉ nên lắp 29 viên để tránh trường hợp lò xo của hộp tiếp đạn bị ép cứng thời gian lâu dẩn đến trường hợp kẹt đạn khi trình đạn lên nòng lúc bắn liên thanh


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Giêng, 2008, 10:03:29 am
Trích dẫn
Nguồn tốc độ bắn của AK à ??????
Cậu đi lính đi rồi biết, đó là những lý thuyết quân sự đầu tiên cậu sẽ học trong lính, liền sau đợt huấn luyện đội ngũ.
Còn tốc độ bắn AR-15: đó là tốc độ bắn khi cậu gữ cò, vì nó chỉ có một tốc độ bắn nên đó là tốc độ bắn luôn của khẩu súng này.
Tớ không muốn tranh luận với những người chứ biết những điểm cơ bản trên, nhưng lại hay tán dóc.
ĐC sĩ trung úy huấn luyện em bảo là tốc độ bắn của AK47 là 100phát/ phút đối với bắn liên thanh, còn tốc độ 120phát/phút của bác là ở nguồn nào ạ
còn tốc độ bắn 800phát/phút thì em thực sự nghi ngờ, em nghĩ tốc độ của nó cũng chỉ vào khoảng 200phát/phút là cùng
Tớ đã bảo cậu luyên thuyên quá. Thắng trung úy nào đó nói với cậu, trung úy quán nước à, hay mấy cuốn sách phổ biến kiến thức quân sự trẻ em. Tốc độ bắn liên thanh AK là 120 phát phút (hay 100) thì con số 200, 800 nghĩa là gì ???? tớ hoàn toàn không muốn tranh luận với trẻ con như cậu, đây là tớ vạch ra cái luyên thuyên của cậu để trẻ em đọc không nhầm thôi.
Trong đội hình đại đội bộ binh biên chế vũ khí Liên Xô thời AK-47, có tiểu trung đại liên.
Tiểu liên là súng trường tấn công AK-47, tốc độ bắn 120 phát/phút.
Trung liên RPK, tốc độ bắn 200 phát/phút.
Đại liên PKMS, tốc độ bắn 1200 phát/phút.
Tất cả các tốc độ bắn này đã được tính toán là trở thành tiêu chuẩn để thiết kế súng, tức súng phải thiết kế theo tốc độ bắn. Điều này ngược với phướng Tây, tốc độ bắn chạy theo khả năng công nghệ của súng. Vì tốc độ bắn được quy định chặt chẽ như vậy nên không thể có AK bắn như trung liên đại liên được.
Cậu nhố nhăng quá.

Trích dẫn
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m
[/quote]
Không quy định nào ghi 25 viên cả, cũng không có băng đạn nào 25 viên cả. rõ ràng cậu quá luyên thuyên rồi. Huấn luyện nạp bao nhiêu viên chả được, bắn bài 1 thì nạp 3 viên, tập bắn tấn công theo đội hình thì nạp đủ 31 viên với vài băng dự trữ đã sao.

Trích dẫn
Người ta thường chế ra hai loại súng trường, một loại nặng hơn, dùng loại đạn to hơn loại kia, gọi là súng trường hạng nặng. Tất nhiên là có súng trường hạng nhẹ, ví như Mosin (7,62x54R) là súng trường hạng nặng và SKS(7,62x39) là súng trường hạng nhẹ. Ngoài hai loại súng đó ra, súng cạc bin là súng bắn cùng đạn súng trường nhưng nòng ngắn, gọn nhẹ, yếu hơn.
loại đạn nhỏ hơn đc ra đời chủ yếu sau CTTG2, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ loại đạn to
Trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu không nên lắp đủ 30 viên mà chỉ nên lắp 29 viên để tránh trường hợp lò xo của hộp tiếp đạn bị ép cứng thời gian lâu dẩn đến trường hợp kẹt đạn khi trình đạn lên nòng lúc bắn liên thanh.
Đã bảo cậu không biết gì thì dán băng dính vào mồm đi. Fedorov Avtomat, một trong những khẩu súng trường tự động đầu tiên đã áp dụng đạn nhỏ từ thế chiến 1. Bản thân MP đã cải tiến đạn súng ngắn theo hướng giảm đường kính, tăng chiều dài, tăng năng lượng... tức là tiến theo hướng đạn súng trường tấn công. Từ đầu tk20, đã xuất hiện nhiều súng trường tự động, súng trường thu nhỏ cạc bin... dùng các cỡ đạn súng trường nhỏ. Khái niệm súng trường hạng nặng và súng trường hạng nhẹ có từ đó.

Trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu không nên lắp đủ 30 viên mà chỉ nên lắp 29 viên để tránh trường hợp lò xo của hộp tiếp đạn bị ép cứng thời gian lâu dẩn đến trường hợp kẹt đạn khi trình đạn lên nòng lúc bắn liên thanh.

Cậu nghe hơi nồi chõ mấy thằng ngồi xổm trên ghế băng quán nước tán dóc luyên thuyên. Không có hướng dẫn sử dụng nào ghi như thế cả. Các băng đạn không có ngướng tớ không biết, các băng đạn tớ đã dùng đều có thể lắp chặt, một số băng đạn có ngưỡng gờ, không thể lắp thêm được. Người ta làm một lỗ quan sát băng dạn đầy. Băng đạn dược thiết kế cho 30 viên là 30 viên, không có nhà thiết kế nào làm băng 30 viên rồi bắt người ta nhồi 29 viên cả, nếu có như thế thì đó là băng đạn 29 viên, tớ chưa nghe thấy bao giờ. Lò xo băng đạn chỉ rối khi nó hỏng do va đập, gỉ... đến lúc băng đạn đầy thì lò xo vẫn còn thoải mái thể tích, chưa thể rối được.

Những băng đạn tớ dùng đều có thể lắp 31-32 viên do chiều rộng của băng có thể phình ra, loại băng đạn nhựa sợi thủy tinh ổn định hình dạng hơn, thường lắp được 31 viên. Thêm một viên lên nòng sắn là có thể đến 32-33 viên. Súng RPK (trung liên trên cơ sở AK) thường được lắp băng đạn 45 viên, cũng có băng 75 viên và hơn nữa, nhưng ít. Băng đạn của các loại đạn rất côn như AK phóng to ra khá thoải mái, người ta chỉ hạn chế kích thước cho đỡ cồng kềnh. Các loại đạn trụ và côn ít mới phải hạn chế kích thước chống tắc băng đạn.

Cảnh cáo huyphuc1981_nb lần thứ 2


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 04 Tháng Giêng, 2008, 01:27:38 pm
Trích dẫn
Trích dẫn từ: anhlinhcuHo trong 03 Tháng Giêng, 2008, 10:56:42 pm
Trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu không nên lắp đủ 30 viên mà chỉ nên lắp 29 viên để tránh trường hợp lò xo của hộp tiếp đạn bị ép cứng thời gian lâu dẩn đến trường hợp kẹt đạn khi trình đạn lên nòng lúc bắn liên thanh.


Cậu nghe hơi nồi chõ mấy thằng ngồi xổm trên ghế băng quán nước tán dóc luyên thuyên. Không có hướng dẫn sử dụng nào ghi như thế cả. Các băng đạn không có ngướng tớ không biết, các băng đạn tớ đã dùng đều có thể lắp chặt, một số băng đạn có ngưỡng gờ, không thể lắp thêm được. Người ta làm một lỗ quan sát băng dạn đầy. Băng đạn dược thiết kế cho 30 viên là 30 viên, không có nhà thiết kế nào làm băng 30 viên rồi bắt người ta nhồi 29 viên cả, nếu có như thế thì đó là băng đạn 29 viên, tớ chưa nghe thấy bao giờ. Lò xo băng đạn chỉ rối khi nó hỏng do va đập, gỉ... đến lúc băng đạn đầy thì lò xo vẫn còn thoải mái thể tích, chưa thể rối được.

Những băng đạn tớ dùng đều có thể lắp 31-32 viên do chiều rộng của băng có thể phình ra, loại băng đạn nhựa sợi thủy tinh ổn định hình dạng hơn, thường lắp được 31 viên. Thêm một viên lên nòng sắn là có thể đến 32-33 viên. Súng RPK (trung liên trên cơ sở AK) thường được lắp băng đạn 45 viên, cũng có băng 75 viên và hơn nữa, nhưng ít. Băng đạn của các loại đạn rất côn như AK phóng to ra khá thoải mái, người ta chỉ hạn chế kích thước cho đỡ cồng kềnh. Các loại đạn trụ và côn ít mới phải hạn chế kích thước chống tắc băng đạn.


Trích dẫn
Đã bảo cậu không biết gì thì dán băng dính vào mõm đi. Fedorov Avtomat, một trong những khẩu súng trường tự động đầu tiên đã áp dụng đạn nhỏ từ thế chiến 1. Bản thân MP đã cải tiến đạn súng ngắn theo hướng giảm đường kính, tăng chiều dài, tăng năng lượng... tức là tiến theo hướng đạn súng trường tấn công. Từ đầu tk20, đã xuất hiện nhiều súng trường tự động, súng trường thu nhỏ cạc bin... dùng các cỡ đạn súng trường nhỏ. Khái niệm súng trường hạng nặng và súng trường hạng nhẹ có từ đó.
Fedorov Avtomat dùng đạn 6,5x50 của Nhật, cùng loại với Arisaka 38 mà

Trích dẫn
Tớ đã bảo cậu luyên thuyên quá. Thắng trung úy nào đó nói với cậu, trung úy quán nước à, hay mấy cuốn sách phổ biến kiến thức quân sự trẻ em. Tốc độ bắn liên thanh AK là 120 phát phút (hay 100) thì con số 200, 800 nghĩa là gì ???? tớ hoàn toàn không muốn tranh luận với trẻ con như cậu, đây là tớ vạch ra cái luyên thuyên của cậu để trẻ em đọc không nhầm thôi.
Trong đội hình đại đội bộ binh biên chế vũ khí Liên Xô thời AK-47, có tiểu trung đại liên.
Tiểu liên là súng trường tấn công AK-47, tốc độ bắn 120 phát/phút.
Trung liên RPK, tốc độ bắn 200 phát/phút.
Đại liên PKMS, tốc độ bắn 1200 phát/phút.
Tất cả các tốc độ bắn này đã được tính toán là trở thành tiêu chuẩn để thiết kế súng, tức súng phải thiết kế theo tốc độ bắn. Điều này ngược với phướng Tây, tốc độ bắn chạy theo khả năng công nghệ của súng. Vì tốc độ bắn được quy định chặt chẽ như vậy nên không thể có AK bắn như trung liên đại liên được.
Cậu nhố nhăng quá.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Giêng, 2008, 03:14:21 pm
Cậu nghe ai bảo AK thế kệ cậu. Cậu lấy dẫn chứng thằng nào với sách nào nói AK băng đạn 25 viên, bắn 100 phát/phút, AR-15 bắn 200 phát/phút, băng đạn AK chỉ nên nhồi 29 viên thì đó là việc của cậu, tớ không quan tâm.

Đạn súng trường nhẹ được áp dụng song song với đạn súng trường hạng nặng từ cuối thế kỷ 19, dưới đây là 3 loại đạn 6,5mm. Không những thế, những kiểu đạn nhỏ, côn, không gờ móc cũng có ngay từ lúc đó. Ví dụ, Arisaka nhật có hai kiểu đạn 6,5x50SR & 7,7x58 (súng trường hạng nặng). Kiểu hạng nhẹ 6,5x50SR dùng cho Fedorov Avtomat có từ năm 1897.
Đạn côn không gờ móc 6,5mm.
(http://armor.kiev.ua/Tanks/BeforeWWII/MS1/fedorov/patron.gif)

http://world.guns.ru/assault/as86-e.htm
http://armor.kiev.ua/Tanks/BeforeWWII/MS1/fedorov/index.html
Автомат Фёдорова, Fedorov Avtomat (Phê-đô-rôv Av-tô-mat, súng tự động-Avtomat của Fedorov) là một trong những súng trường tự động đầu tiên trên thế giới, nó được cho là kiểu mẫu chưa hoàn thiện của súng trường tấn công assault rifle. Tuy nhiên, để sử dụng súng trường tiến công phôi thai này cần lực sỹ, vì đặc điểm gọn nhẹ của Fedorov Avtomat chỉ thể hiện với những siêu lực sỹ thôi. Với lính thường, nó là khẩu súng hơi nặng: 4,4kg.

Đại úy Vladimir Grigoryevich Fedorov thuộc quân đội Nga, ông đã sớm nhận ra vai trò của kiểu súng trường mới và nỗ lực phát triển nó từ rất sớm. Khẩu súng có nhiều thành công, hết sức tiên tiến lúc bấy giờ. Đáng tiếc, sự dốt nát của chính quyền Nga Hoàng đã làm chậm việc áp dụng và phát triển nó. Khẩu súng vẫn còn nhiều nhược điểm, lớn nhất là kiểu lùi tự do cả nòng. Sau này, ông đứng về phía Hồng Quân.

Captain V. Fedorov của Russian Imperial Army, đế chế Nga phát triển súng trường nạp đạn tự động từ năm 1906. Ông được sự trợ giúp của nhà thiết kế súng nổi tiếng V.Degtyarov. Ban đầu, khẩu súng của ông dùng băng đạn cố định 5 viên, chỉ bắn phát một được, đạn 7,62x54R (đạn đại liên và súng trường hạng nặng Nga, dùng cho súng trường phục vụ hạng nặng Mosin). Mẫu súng được thử nghiệm năm 1911, năm 1912, Ủy ban súng trường Quân Đội Nga đặt hàng 150 súng cho những thử nghiệm tương lai. Năm 1913, ông hoàn thiện thiết kế súng với bắn liên thanh và đạn không vành 6,5mm. Đây là những tiến bộ đầu tiên của súng trường theo hướng đạn nhỏ, liên thanh chọn chế độ bắn, giảm giật. Đầu đạn cũng như các đạn súng trường khác, là đầu đạn cầu có bọc vỏ mềm (cùng loại AK). Đầu đạn 8,5gram sơ tốc 860m/s. Động năng đầu đạn 3140J so với đạn 7,62x54R từ 3600J-4000J. Kiểu đạn này được gọi là đạn 6,5 Fedorov. Lợi điểm của loại đạn này với kiểu máy của súng là giảm được giật, băng đạn gọn, không mắc đạn vì bỏ vành móc, thay bằng rãnh móc. Kiểu đạn này rất giống kiểu đạn 7,62x54R. Súng mới được thử nghiệm cuối năm 1913 cho kết quả rất tốt. Nhưng súng vẫn dùng băng đạn cố định, điểu truyền thống này hạn chế tốc độ bắn khi chiến đâu do phải nạp đạn thủ công vào băng. Sau đó, chiến tranh xảy ra, chính quyền Nga Hoàng cho dừng phát triển súng vào thời điểm cần nó nhất.
Năm 1915, thực tế chiến tranh đã chứng minh ưu thế của loại súng trường tấn công sau này. Quân đội lại yêu cầu Fedorov phát triển tiếp súng, dùng băng đạn rời thay thế khắc phục nhược điểm trên. Tuy nhiên, điều kiện khó khăn của chiến tranh không cho phép sản xuất đạn riêng cho nó. Quân đội Nga yêu cầu ông chuyển sang dùng đạn 6,5x50SR Arisaka Nhật, đạn này đang được sản xuất lớn ở Anh cho súng trường trang bị trong Hải Quân Hoàng Gia nước này. Khẩu súng phải thay đổi lại cấu tạo ổ đạn và thước ngắm. Năm 1916, 25 ngàn khẩu được đặt hàng. Năm 1919, còn 9000 khẩu. Trong nội chiến đến năm 1924, chỉ có 3200 khẩu được chế tạo sau cùng.

Tầm quan trọng của khẩu súng Fedorov Avtomat.

Sau khẩu Fedorov Avtomat ít năm, có khẩu Browning BAR M1918. Tuy nhiên, khẩu súng này vẫn sử dụng đạn súng trường hạng nặng 7,62x63mm (0,30-06 M2). Khẩu súng nặng gần 8,8kg (gấp đôi Fedorov Avtomat) này là khẩu trung liên (LMG) sau này chứ không phải súng trường tấn công. Chauchat Pháp, 1916 cũng vậy, nó tuy có chọn chế độ bắn liên thanh-phát một, bắn tiếp kiệm đạn, nhưng là trung liên chứ không phải súng trường, nặng hơn 9 cân.

Avtomat là tên người sau đặt cho Fedorov Avtomat, súng tự động. Còn trước đó, nó là khẩu súng vác vai tự động, chưa có tên Avtomat. Súng còn được sử dụng trong quân đội Liên Xô 20 năm sau nữa. Tuy vậy, gần Thế Chiến 2 súng được cất kho do yêu cầu dùng thống nhất đạn. Chiến tranh Phần Lan có một ít súng lấy ra dùng. Thế chiến 2 sau đó nhấn mạnh yêu cầu của súng trường tấn công. Khẩu Fedorov Avtomat đã trở thành hình mẫu phát triển của AK.
Fedorov Avtomat thật sự đã trở thành khẩu súng có những đặc điểm của súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới được trang bị thực tế. Nó không tiếp tục phát triển vì kiểu khóa nòng lùi ngắn, lùi toàn bộ nòng. Đến SKS và AK, khóa nòng then xoay cho phép khẩu súng gọi nhẹ tin cậy, bắn chính xác. Sau này, khi dùng đạn cỡ nhỏ thì khóa nòng lùi có hãm làm chậm lên ngôi. Ưu thế của khóa nòng Fedorov là đơn giản, dễ chế tạo, không yêu cầu độ chính xác cao, thích hợp với công nghệ ngày đó.
So sánh với MP-44 (STG-44), Fedorov Avtomat có khóa nòng cổ lỗ nên rung hơn nhiều. Nhưng MP-44 (súng ngắn bắn nhanh) nặng mà vẫn yếu ớt hơn nhiều. Tầm bắn sát thương Fedorov Avtomat cao gấp 2,5 lần MP-44 (2100mét và 800mét). Fedorov Avtomat dài hơn một chút (cồng kềnh) nhưng nặng ngang nhau.
Một điểm nữa, các cơ cấu giá cầm tay của khẩu này cũng không hoàn thiện chau chuốt như AK sau này. Súng vẫn còn nhiều đặc điểm súng trường hạng nặng như dài, công kềnh. Fedorov sinh nhầm thời đại, hay tiến bộ quá sớm, có thể nói như vậy, nhưng không thể phủ nhận sự dốt nát của chính quyền Nga Hoàng. Sự dốt nát này đã làm ánh sáng đầu tiên của cách mạng súng trường cháy leo lét rồi sớm lụi tàn.
Amerigo Cei-Rigotti ở Ý bắt đầu thiết kế súng trường tấn công từ năm 1890, đến năm 1990, súng được thử nghiệm ở Anh và Ý, Từ 1903 đến 1911 tác giả hoàn thiện máy súng với cơ cấu giống như trích khí. Súng dùng đạn 6,5mmx52 Mannlicher-Carcano. Súng được chế tạo thử nghiệm ở Ý, Anh, Nga, Áo, Thụy Sỹ. Có những mẫu thử nghiệm đạn 8mmx56 (Áo)  và 7,62mmx54R (Nga). Theo kết quả thử nghiệm của Hải Quân Anh, súng khó khăn khi tháo vỏ và tỷ lệ không nổ cao.
Không được quân đội nào chấp nhận dùng do quá không tin cậy. Đạn cũng không gờ móc, nhỏ, nhưng vẫn trụ, đầu đạn dài... chưa hoàn thiện.
http://www.answers.com/topic/cei-rigotti
http://www.answers.com/topic/6-5-x-52-mannlicher-carcano

Đặc điểm của Fedorov Avtomat.
Đạn: 6,5x50SR Arisaka
Cơ chế: lùi ngắn cả nòng
Chiều dài súng: 1045 mm
Chiều dài nòng: 520 mm
Nặng: 4,4 kg chưa đạn
Băng 25 viên.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/avtomat.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/federov_avtomat_assault1916.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/fedorov3.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/fedorov2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/fedorov1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/250px-FedorovMechanismSchematic.jpg)

CEI-RIGOTTI, ảnh hiếm hoi chụp mẫu thử còn lại. Dưới là đạn của nó, 6,5x52 Mannlicher-Carcano. Khẩu súng không được hoàn thiện vì kỹ thuật hồi đó. Đồng thời, viên đạn kiểu này cũng không lấy gì làm hay ho, tầm bắn thấp, khó thao tác trên súng..
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/CEI_RIGOTTI/CEI-RIGOTTI.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Ce141.gif)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 04 Tháng Giêng, 2008, 08:26:42 pm
em nói lại với bác lần cuối :
1- tốc độ bắn của AK47 là 100 phát/ phút, nhiều tài liệu cũng như thế, nếu có sai khác với con số 120 của bác thì có thể là do nguồn của em đã cũ, nguồn của bác mới hơn hoặc là đối với AKM, cái này em cũng ko muốn tranh cãi nhiều
2- tốc độ bắn của AR15 là em đoán chừng vậy, nếu ko đúng thì bác bỏ qua cho, song em vẫn thấy con số 800 nó cao thế nào ý. Giá bác giải thích hộ em cái nguyên lí tính tốc độ bắn thì hay quá, cảm ơn bác nhiều.
3- em ko nói băng đạn AK 25 viên mà là ông sĩ quan giảng thế ( "trong thời bình, có thể nạp 25 viên và băng cũng dc"), tuy nhiên trong thời chiến, băng đạn AK là 30 viên với băng kim loại và có thể nhiều hơn với băng cải tiến là điều ko thể sai, em ko có gì cãi bác.
4- người bảo băng đạn Ak nạp 29 viên là bác Ngocvancu, ko phải em, bác đừng co mà chụp mũ :|
5- em rất khoái những kiến thức về vũ khí mà bác post, mong được bác chỉ giáo thêm :)
4-


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 04 Tháng Giêng, 2008, 08:42:55 pm
Tiểu liên AR15 {còn gọi là súng tiểu liên cực nhanh,sơ tốc nhanh,mẫu cải tiến là súng trường tấn công M16),là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Súng có chân
Cỡ nòng : 5,56mm
Sơ tốc : 990-1000m/giây
Tầm bắn hiệu quả : 200m
Tốc độ bắn lý thuyết ; 759phát/phút
Hộp tiếp đạn : 20 viên
Trọng lượng súng : 3kg
Chiều dài súng : 0,95m


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 05 Tháng Giêng, 2008, 11:20:16 am
Tiểu liên AR15 {còn gọi là súng tiểu liên cực nhanh,sơ tốc nhanh,mẫu cải tiến là súng trường tấn công M16),là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Súng có chân
Cỡ nòng : 5,56mm
Sơ tốc : 990-1000m/giây
Tầm bắn hiệu quả : 200m
Tốc độ bắn lý thuyết ; 759phát/phút
Hộp tiếp đạn : 20 viên
Trọng lượng súng : 3kg
Chiều dài súng : 0,95m

Bạn Ngocvancu lưu ý các điểm sau:
- Bạn đang đi lệch nội dung topic đề ra (về tiểu liên AK0
- Số liệu của bạn đưa lên có nhiều điểm không chính xác nhưng không thấy bạn có hành động cải chính hoặc bảo vệ. Điều này không được hoan nghênh trong các mục thảo luận kỹ thuật. Bạn cần có chính kiến về các số liệu hay vấn đề mình đưa ra.
- Bạn tham khảo trước các nguồn như http://world.guns.ru/main-e.htm để kiểm tra số liệu trước khi đưa thông tin lên, tránh tranh cãi không cần thiết và làm lõang diễn đàn.

Bạn cần lưu ý!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 05 Tháng Giêng, 2008, 04:06:58 pm
Tài liệu và thông số kỹ thuật tôi đưa lên hoàn toàn nằm trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh của 2 tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979.
Thông số của AR15 tôi cũng trích dẵn từ cuốn sử dung vũ khí bộ binh mà ra để anhlinhcuho tham khảo
Băng đạn AK chỉ nên nạp 29 viên và không bao giờ bắn hết số đạn ở trong hộp tiếp đạn mà dành lại vài viên để khi hữu sự còn vét được vài viên mà phòng thân là do kinh nghiệm chiến đấu thực tế đấy Chienv ạ


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 05 Tháng Giêng, 2008, 04:42:52 pm
Tài liệu và thông số kỹ thuật tôi đưa lên hoàn toàn nằm trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh của 2 tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979.
Thông số của AR15 tôi cũng trích dẵn từ cuốn sử dung vũ khí bộ binh mà ra để anhlinhcuho tham khảo
Băng đạn AK chỉ nên nạp 29 viên và không bao giờ bắn hết số đạn ở trong hộp tiếp đạn mà dành lại vài viên để khi hữu sự còn vét được vài viên mà phòng thân là do kinh nghiệm chiến đấu thực tế đấy Chienv ạ

Thứ nhất, nếu có thể, đề nghị bạn quét bìa và trang sách của quyển sách đó đưa lên cho tôi xem nội dung, vì tôi nghi ngờ qua nội dung sai lệch và ngây ngô của nó.

Thứ hai, việc nạp 29 viên đạn trong băng AK, tôi chưa bao giờ thấy ở bất kỳ kinh nghiệm chiến trường của bất kỳ quân đội nào dùng AK. Kết hợp với việc bạn nói không bao giờ bắn hết số đạn trong hộp tiếp đạn thì tôi e rằng đấy là do bạn tưởng tượng ra. Nếu không có cơ sở cho ý kiến này, tôi đề nghị bạn sửa. Nếu có, đề nghị bạn cho biết "kinh nghiệm chiến trường" kia bạn lấy ở đâu ra?

Có phải bạn suy diễn từ kinh nghiệm lính Mỹ là chỉ nạp 18-19 viên cho M16 rồi suy ra AK-47 cũng thế không??? Tôi e rằng bạn suy diễn sai đấy, cấu trúc súng và băng đạn của 2 dòng khác hẳn nhau, và quan trọng là đến khi có băng đạn 30 viên cong thì lính Mỹ không cần cái mẹo bẩn đấy nữa. Cái bớt viên chỉ đúng cho băng thẳng thôi!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 05 Tháng Giêng, 2008, 08:53:52 pm
Suy diễn thì không đâu ChienV,kinh nghiệm sống còn của lính ta tại mặt trận 479 đấy.Sách sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai của nhà xuất bản quân đội nhân dân xuất bản vào năm 1979 gồm có 2 tập.
Tập 1 : Sử dụng các loại súng bộ binh Từ K54 -M72 (bao gồm cả bảng bắn của B40,B41)
Tập 2 : Cách đánh thuốc nổ,cách đánh và tháo mìn bộ binh,chống tăng,Các loại lựu đạn(sát thương,hóa học,chống tăng)
Hai tập sách này là sách gối đầu giường cùa tôi đến tận bây giờ cùng với cuốn Sổ tay chiến sĩ cũng của nhà xuất bản quân đội nhân dân xuất bản năm 1979.
Vì tình hình công tác của tôi hiên nay và nơi tôi công tác không có Scan nếu có tôi đã Scan để cho bạn thấy được "bằng chứng tại toà"
Nhưng tôi nghĩ bạn hoacuc,doanadong có thể giúp bạn bắng cách tìm trong thư viện quân đội đươc đấy.Bảo đảm là những nguồn tư liệu tôi trích dẫn đều có trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh của nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 05 Tháng Giêng, 2008, 09:21:41 pm
cám ơn bác ngocvancu về mấy thông số kĩ thuật của khẩu AR15, tốc độ bắn lí thuyết của nó là khoảng 800/p, em công nhận đúng, nhưng còn tốc độ thực tế thì sao ạ, bằng với tốc độ lí thuyết ạ ? Có ai đã từng bắn AR15 tì chỉ cho em với.
Trích dẫn
Băng đạn AK chỉ nên nạp 29 viên và không bao giờ bắn hết số đạn ở trong hộp tiếp đạn mà dành lại vài viên để khi hữu sự còn vét được vài viên mà phòng thân là do kinh nghiệm chiến đấu thực tế đấy Chienv ạ
ông thầy em cũng luôn để 1 viên đạn K54 trong túi áo, ra là vậy :|


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Giêng, 2008, 09:48:00 pm
Kinh nghiệm của lính tại 479 thì phải thỉnh giáo bác dienthai mới chính xác được! Nhưng từ hồi biết cầm súng đến giờ là 21 năm chưa nghe thấy ở đâu cái kinh nghiệm này cả! Mà hồi ở HG cũng khá nhiều các bác lính cựu từ 479, 879 về!



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 05 Tháng Giêng, 2008, 09:57:24 pm
Kinh nghiệm sương máu của trinh sát đấy dongadoan ạ.Xin hỏi một tý ngoài lề dongadoan phai chang la dong a doan.Mà dong a là 1 một cách gọi khác của ho Trần,vậy xin hỏi tên đầy đủ của bạn có phải là Trần Đoàn hay Trần Doãnphải không?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Giêng, 2008, 10:05:32 pm
Kinh nghiệm sương máu của trinh sát đấy dongadoan ạ.Xin hỏi một tý ngoài lề dongadoan phai chang la dong a doan.Mà dong a là 1 một cách gọi khác của ho Trần,vậy xin hỏi tên đầy đủ của bạn có phải là Trần Đoàn hay Trần Doãnphải không?
-----------------------------------------------------------------------------------
  Thế cơ à? Ta lại sa vào chuyện "nghe kể", "thấy bảo" rồi chăng?(http://thongdiepthoigian.bantay.net/Bm21/Anh/IconYM/42.gif) Mà cái "kinh nghiệm sương máu" là cái kiểu kinh nghiệm gì nhỉ?
  He...he, bạn muốn hiểu nick của tớ theo kiểu nào thì tùy thích! Chỉ cần đừng viết nick tớ thành doanadong như bài trước là được!(http://thongdiepthoigian.bantay.net/Bm21/Anh/IconYM/4.gif)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 05 Tháng Giêng, 2008, 10:10:14 pm
Thành thật nhận lỗi với dongadoan vì gõ thành doanadong,đồng ý là sẽ đi vào đúng chủ đề của AK


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Giêng, 2008, 12:30:42 am
Cái cuốn Lương Bắc Thu Mai đó rõ ràng là có vấn đề. Không ai nói đến việc băng đạn tắc cả khi nhồi 30 viên hay là 31-32 viên. Trong chiến trận, chuyện lò xo bị tắc là chuyện thường, do dị vật bắn làm hỏng băng. Nhưng khi nhồi đầy đạn vào băng, không bao giờ lò xo bị nén quá dẫn đến rối. Thực ra, sợi lò so rất nhỏ, phần phía trên và dưới lò xo có các bộ phận để lò xo không nén chặt quá, như một cái hộp. Người ta làm băng đạn 30 viên là 30 viên. Xin nói để bạn biết, từng bộ phận nhỏ của súng, cùng là các phiên bản khác nhau của nó, đều được thử thách kỹ theo các điểm yêu cầu. Nếu đó là băng 29 viên thì người ta làm thêm nửa phân nữa, không có lý gì để nguyên loại băng 29 viên cả. Mình ở lính nhiều, bạn ở lính nhiều, nói chuyện với các anh các chú cự chiến nhiều nhưng không ai có ý kiến như thế cả.

Khi nhồi quá nhiều (32 viên), không phải lò xo rối. Mà hai hàng đạn phình ra ép vào thành băng, nhưng nếu băng không có dị vật hay bẹp thì cũng không thể gây tắc, vì lực ép hai bên thành rất nhỏ so với lực lò xo. Người ra đã tính tóan kỹ hình dáng viên đạn để hai hàng đạn xếp so le, đảm bảo viên này đè lên viên kia chưa không đội ra hai bên.
Vỏ đạn cũng chắc chắn hơn đạn các súng khác. Nếu xẻ dọc vỏ đạn từ trước ra sau có thể thấy điều đó, phần sau vỏ đạn như là một miếng kim loại đặc. Đầu đạn cũng là kim lọai đặc, đít vỏ cũng vậy, viên đạn trở thành một khối rất vững chắc, không thể biến dạng khi lò xo ép ngang được.
Đầu đạn cũng được thiết kế riêng giảm lực cản và chống tắc. Nếu đọc về đạn AK, người ta sẽ thấy một điểm đặc biệt, nó thuộc nhóm đạn cầu có vỏ mềm. Vỏ mềm để súng bền. Nhưng đạn cầu ????? thực tế, hình dáng viên đạn AK nhọn dài cơ mà ???? Thực ra, trọng tâm đầu đạn nằm ở cuối đầu đạn, phần nhọm trước chỉ là phần kéo dài. Khi đạn bay, phần kim loại cứng-nhẹ-nhọn kéo dài này đẩy tâm khí động về trước. Còn khi ở trong máy súng, phần này làm đạn nhọn dài chuyển động trơn chu. Việc bỏ gờ móc và làm đạn rất côn cũng làm đạn chuyển động thuận lợi.

Đạn hình côn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/9005207_62mm20x203920Hyperlink.jpg)

Bố trí đạn hai hàng trong băng không chèn ra ngoài và cấu tạo vỏ đạn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sododanak.jpg)

Dưới đây là các loại đạn AK-47 phổ biến.
Left to Right
 7.62mm x 39 Tracer (7.62 TRACER STEEL TYPE 56) (PRC)
 7.62mm x 39 Tracer (7,62 T-45GJ) (Russia)
 7.62mm x 39 Short-Range-Tracer (PATRONE M43 Üb Ls.) (DDR)
 7.62mm x 39 Armor-Piercing (PATRONE M43 SKE) (DDR)
 7.62mm x 39 Armor-Piercing Tungsten Core (Finland)
 7.62mm x 39 Armor-Piercing-Incendiary (7.62 BZGS) (Romania)
 7.62mm x 39 Armor-Piercing-Incendiary (7.62 ARMOR_PIERCING_INCENDIARY STEEL TYPE 56) (PRC)
 7.62mm x 39 Armor-Piercing-Incendiary (7,62 BZGJ) (Russia)
 7.62mm x 39 High-Pressure Test (7.62 X 39 DE SUPRAPRESIUNE) (Romania)
 7.62mm x 39 Barrel Test (Russia)
 7.62mm x 39 Blank (7.62  DE MANEVRA) (Romania)
 7.62mm x 39 Dummy (7.62 UCS. GSZ. OKTATO) (Hungary)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/22007207_62mm20x203920Various-1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/cacsloaijddanjak47.jpg)

Left to Right
 7.62mm x 39 Ball (7,62 PSGS) (Bulgaria)
 7.62mm x 39 Ball (PATRONE M43) (DDR)
 7.62mm x 39 Ball  (Egypt)
 7.62mm x 39 Ball (7.62 PSZ. GZS. 43M) (Hungary)
 7.62mm x 39 Ball (7.62 PS ú ST WZ.43) (Poland)
 7.62mm x 39 Ball (Portugal)
 7.62mm x 39 Ball (7.62 BALL STEEL TYPE 56) (PRC)
 7.62mm x 39 Ball (7.62 PSGS) (Romania)
 7.62mm x 39 Ball (7.62 PSGJ) (Russia)
 7.62mm x 39 Ball (Serbia)
 7.62mm x 39 Short-Range Ball (PATRONE M43 Üb) (DDR) (đạn tầm ngắn)
 7.62mm x 39 SIlencer Ball (7.62 USGJ) (Russia) (đạn giảm thanh)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/200620_6220x203920Ball20Various.jpg)

7.62mm x 39 High-Explosive (USA)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/2007z120762mm20x203920HE.jpg)



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Giêng, 2008, 12:41:37 am
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/762x39CartDrawing.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/intro584.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: AK47 trong 06 Tháng Giêng, 2008, 10:05:52 am
Xin bác huyphuc chỉ giáo thêm về các loại đầu đạn của AK dưới đây:
Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn cháy, và đầu đạn xuyên cháy.
Em chưa biết rõ lắm về mấy cái này.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 06 Tháng Giêng, 2008, 10:11:01 am
hồi 1984, TQ có dùng loại AK mới là type81, bác huyphuc có thông tin gì về khẩu này ko ạ


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Giêng, 2008, 11:32:47 am
Xin bác huyphuc chỉ giáo thêm về các loại đầu đạn của AK dưới đây:
Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn cháy, và đầu đạn xuyên cháy.
Em chưa biết rõ lắm về mấy cái này.

Đầu đạn thường, thường được gọi là đạn xuyên. Đạn thép có vỏ mềm, thường là đồng. Như hình vẽ trên. Dùng bắn người, đạn không sơn gì cả.
Đạn xuyên mạnh, một số nước làm đạn xuyên mạnh, sơn đầu đen như trên. Đạn xuyên và đạn xuyên mạnh có độ chính xác rất cao. Đường đạn của chúng giống nhau và là đường đạn cơ bản dùng để tính toán súng. Đạn xuyên mạnh chỉ khác ở giá thành, ví như đạn xuyên composite có vỏ mềm nhẹ và lõi volphram.
Đạn cháy là đạn chứa thuốc cháy, xuyên vào trong mục tiêu rồi tự cháy. Đạn cháy có khả năng xuyên mạnh là đạn xuyên cháy, trúng đạn này rất nguy hiểm, thường phải cắt bỏ nơi trúng đạn.
Đạn vạch đường vừa đi vừa cháy, phun ra rất nhiều bột nhôm và magiê sang rực chỉ rõ đường đạn, chỉ huy bắn vào đâu lính bắn theo đó. Đạn vạch đường thường có vạch đỏ. Nhiều người gọi đạn vạch đường là đạn cháy, đạn cháy thì lại gọi là đạn xuyên cháy. Đạn xuyên cháy có đường đạn cũng tốt nhưng đnạ vạch đường bắn không chính xác, thường không dùng để hạ mục tiêu mà chỉ dùng chỉ thị.
Đạn thử áp lực cao, đơn giản là có đầu đạn nặng, dùng để thử súng. Mỗi khẩu trước khi đến tay quân đội dùng đều phải bắn khá nhiều phát như vậy với vài chế độ bắn khác nhau.
Đạn giảm thanh. Tức là đạn giảm thanh bắn trên súng thường không đầu giảm thanh. Đạn yếu hơn, thường có 2 phần đầu đạn, một phần sau cản trở tiếng nổ. Đạn giảm thanh chỉ dùng ở tầm rất gần, đường đạn rất tồi.
Đạn tầm ngắn. Đây là đạn có vận tốc thấp, đạn tầm ngắn dưới âm có vận tốc đầu nòng dưới âm, đơn giản là đầu đạn rất nặng. Đạn được sản xuất với các yếu cầu như: dùng cho phiên bản cạc bin hay súng ngắn, hạn chế tầm đạn... Đạn tầm ngắn tạo áp lực rất cao trong nòng, nhưng đầu đạn nhẹ hơn đạn thử áp lực, tạo áp lực bé hơn. Đạn tầm ngắn có đường đạn không tốt, do quá khác đường đạn cơ bản mà khẩu súng thích hợp nhất. Tản mát xảy ra nhiều phấn lớn do tâm khí động và trọng tâm gần nhau, trọng tâm tiến liên phía trước làm cho đầu đạn ngoáy mạnh. Đạn này có ưu thế giảm thanh khi sử dụng đầu giảm thanh.

Nhìn chung, đạn AK là loại đạn có mật độ năng lượng trong thuốc phóng cao-được thiết kế dùng cho loại nòng súng trường ngắn. Khẩu súng chịu được áp lực rất cao so với loại đạn thông thường, dễ dàng tăng được động năng đầu đạn hơn nữa. Tuy vậy, người ta đều cố gắng tính toán động năng đầu đạn theo như loại đạn xuyên thường.
Vỏ đạn được làm bằng phường pháo nhồi phôi hình khối. Trước đây, phương pháp làm vỏ đạn là phương pháp dập kéo tấm mỏng. Phương pháp nhồi trước đây chỉ dùng chế vỏ đạn lớn, chế vỏ đạn chịu áp lực cao và điều kiện hình dáng buồng đạn khóa nòng không tốt. Ngày nay, phương pháp nhồi phôi khối vẫn là phương pháp quý tộc với đạn nhỏ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Giêng, 2008, 12:32:44 pm
Kiểu AK-47 được Tầu gọi là 56 thức xung phong bộ thương, một cách gọi súng trường tấn công. Vốn hay to mồm, tầu hiện đại hóa ngôn ngữ, thay từ xung phong bằng đột kích để chỉ súng trường tấn công, ASSAULT RIFLE.
81式突击步枪, 81 thức đột kích bộ thương, AK tầu kiểu 81.

Người Tầu sớm phản bội anh cả Liên Xô, Liên Xô mới rút chuyên gia trước khi tầu có AKM và RPK. Tầu mới chế ra súng Kiểu 81. Đây không phải là một loại súng mà là một nhóm súng, bao gồm các loại chính.
Type 81    7,62mm, súng trường tấn công báng cố định.
Type 81-I  7,62mm, súng trường tấn công đổ bộ đường không báng gập.
Type 81    7,62mm, trung liên 
Type 81S   Xuất khẩu
Type 87    5,8mm Mẫu thử đạn mới, súng trường tấn công
Type 87    5,8mm Mẫu thử đạn mới, trung liên.

Cũng như sản phẩm máy bay FC-1 hay các sản phẩm công nghệ khác thời này, sản phẩm Type-81 được gia tăng áp lực phát triển với yêu cầu "Khoa Học Tầu tốt hơn Liên Xô", chứ không vì những áp lực hiện đại hóa do xuất hiện những kinh nghiệm sử dụng và kỹ thuật mới. AK kiểu 81 thêm các chức năng mới, như nhẹ hơn, bắn lựu bằng nòng qua hai buồng giảm áp. Khóa nòng-piston đẩy về giống hệt AK-47, phần cò bắn-khóa án toàn thì giống SKS và Type-63. Kiểu 81 vẫn còn cách để khóa nòng ở vị trí mở sau khi viên đạn cuối cùng trong băng bắn đi. (kiểu khóa nòng này trước đây dùng cho súng có kẹp đạn, nhanh chóng lắp kẹp đạn mới, bỏ đi khi dùng băng tháo rời).
Kiểu 81 được gia tăng áp lực trong chương trình "4 hiện đại hóa" của Đặng. Chương trình hiện đại hóa quân đội tầu là kết quả của thảm bại hết sức nhục nhã 1979, làm đi đứt những tướng lĩnh cuối cùng của thời cách mạng. Yêu cầu lớn nhất của nhiệm vụ thiết kế súng chỉ là giảm trọng lượng. Đến 1982, súng đã được sản xuất hàng loạt, nhưng những thử nghiệm sử dụng thực tế ở biên giới Việt Trung rất sớm. Súng được ưu tiên dùng trong xung đột biên giới với Vịt, mới trang bị số lượng rất ít (chủ yếu là kiểu trung liên) đã lạc hậu.
Sau này, kiểu đạn nhỏ có tên Type-87.
Có lẽ, cải tiến lớn duy nhất của Kiểu-81 là dùng các vật liệu mới cho súng nhẹ đi đôi chút (hoặc là bớt vật liệu những vẫn là vậy liệu cũ, giảm ổn định của súng đổi lấy nhẹ). Máy súng chỉ là một kết hợp lộn xộn của SKS (CKC), AK-47 và súng trường cổ.

Sự phát triển giả dối của súng này làm cho nó yểu vong như vậy, tầu sau đó phát triển kiểu 95 có dáng FAMAS Pháp nhưng khóa nòng tầu.

Tên súng:             81式(Type 81),  81-I式(Type 81-I),            81式机枪(Type 81 machine gun)
全长(Overall length) 955mm            750mm (折叠枪托,butt folded) 1,004mm
重量(Weight(连同弹匣/弹鼓,with magazine/drum)) 3.50kg 3.40kg 5.15kg
口径(Bore diametre) 7.62mm
子弹(Cartridge) 7.62 X 39mm 
有效射程(Effective range) 400m 400m 500m
出膛速度(Muzzle velocity) 750m/s 750m/s 735m/s
射速(Rate of fire (理论,theory))  N/A N/A 720r/m
射速(Rate of fire (持续,sustained)) N/A N/A 120r/min
弹药容量(Cartridge capacity) 30 rounds 30 rounds 75 rounds

http://military.china.com/zh_cn/dljl/dyzwfjz/01/11043454/20060117/13038444.html
http://www.armsky.com/Article/wangshangdujia/seechina/ChinaArmy/200608/5491.html
http://www.gunsandammomag.com/long_guns/chinese81_040207/
http://www.sinodefence.com/army/small_arms/type81rifle.asp
http://world.guns.ru/assault/as71-e.htm

Báng gập ngang, bán thường và trung liên kiểu-81.
(http://www.armsky.com/Article/Up5loal3dFil2es/200608/20060814005650164.jpg)
(http://www.armsky.com/Article/Up5loal3dFil2es/200608/20060814005653461.jpg)


Một số ảnh khác.
Súng trường tấn công và trung kiên xuất khẩu (81S)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/Type81Slateproductionexportversionw.jpg)

7,62x39 Type 81-1
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/type81-1_762x39assault_rifle__foldi.jpg)

Súng trường tấn công thử nghiệm 5,8x42 Type 87-1 dùng đạn DBP87 đang được phát triển cho QBZ-95. Nhưng sau đó thì  QBZ-95 thay cho type-812 khi chưa kịp trang bị đủ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/58x42type87-1experimentalassaultrif.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Giêng, 2008, 12:44:22 pm
AKM là tên kiểu AK-47 sản xuất sau này. Nó được cải tiến nhiều lần chứ không phải một. Những cải tiến nhỏ chủ yếu là công nghệ chế tạo. Ban đầu, AK-47 có vỏ máy súng (receiver) được làm bằng thép nỏng dập-kết hợp phay, tán vào nhau bằng đinh tán yếu hơn. AKM cũng có vỏ máy làm bằng thép dập nhưng tán ép các bộ phận, làm bằng máy.
Súng và đạn cũng được thiết kế lại để thuận tiện sản xuất tự động. Phiên bản AK-47/1954 (sau này được sản xuất năm 1955) đã bắn đầu áp dụng vỏ máy súng mới. Hầu hết súng ở Nga sau năm 1959 máy súng sản xuất tự động, làm bằng thép mỏng có gờ tăng cường độ cứng. Nhờ vậy, súng nhẹ và rất rẻ. Những nước không có công nghệ này thường phải gia công các thiết kế cũ bằng dập-tán-phay nặng và yếu hơn.
Đạn cũng được sản xuất tự động hóa hoàn toàn. Công nghệ làm đạn súng khá phức tạp hơn các loại đạn khác, nhưng sau khi tự động hóa, đạn súng rất rẻ.
Ngay cả băng đạn cũng được khỏe nhẹ hơn nhờ công nghệ, có nhiều gờ làm cứng và hàn. Các băng đạn 40 viên và 75 viên xuất hiện. Sau này, băng đạn sợi thủy tinh phổ biến.

AKM là tên gọi những AK xuất hiện khoảng 1960 có áp dụng cơ cấu búa làm chậm và cân bằng.
Trông xa xa, súng Kiểu-81 rất giống AK-M, nhưng vào gần thì hình dáng ngoài cũng khác. Bên trong, AKM có những cải tiến ưu việt mới thì tầu không hiểu được và không thèm bắt chước.
Đặc 2 điểm cải tiến quan trọng của AKM là tính cân bằng và làm chậm tốc độ bắn bằng cò.
Cò AKM có chức năng làm chậm phát đập búa, nhờ đó, giảm được khối lượng khối lùi, giảm tốc độ bắn  loạt mà súng vẫn nhẹ, khẩu AKM những phiên bản cổ nhất chỉ nặng có 3,1kg, còn Type-81 nặng bằng những phiên bản AK-47 sản xuất muộn. Vì những cải tiến ở đây nên phần máy súng (receiver) và khóa an toàn biến đổi hơi khác.
Đầu AKM có lắp phần như bị chém chéo, đây là kiểu đầu nòng cân bằng, cộng với thiết kế lại khối lùi, đầu nòng này giảm thay đổi hướng nòng súng khi bắn loạt.
AKM và các AK sau đí không bắn lự bằng nòng chính, thực chất, AK sau đó không có chức năng bắn lựu, mà lắp thêm một ống phóng lựu khác dưới nòng chính.
Một cải tiến của AKM là lê đa năng, còn được gọi ở Vịt à lê 7 tác dụng, cũng không thấy có ở Type81.

Cải tiến trông rõ rệt nữa là phần trích khí. Nhờ khối lùi nhẹ, trích khí cũng nhỏ nhẹ hơn. Người ta kéo dài hành trình trích khí chút, nhưng cơ bản vẫn là trích khí xung. Lò xo cũng khỏe hơn chút. Lò xo khỏe làm tăng tốc độ bắn, nhưng việc làm chậm đã đặt lên phương án cò-búa, gọn nhẹ hơn nhiều.

Tất nhiên là ngay cả AK nguyên thủy cũng gọn nhẹ hơn kiểu 81, dài 870mm, bằng AKM (kiểu 81 dài 955mm báng gập vào còn 730mm). Khối lượng AKM thì ưu việt, chỉ 3,1kg (AK 4,3 kg). Ngày xưa, đơn vị tớ toàn AKM và một chút AKM Tiệp (bộ binh cơ giới).

AKM dần được thay thế bởi AK-74, dùng đạn nhỏ hơn.

Kalashnikov AK original AK-47 with combination stamped / milled receiver
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/1ak.jpg)

Modified AK (1955 manufacture), with machined receiver. Note the distinctive machined cuts above and forward of the magazine well.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/2ak_54.jpg)

Automat Kalashnikova Modernized - AKM assault rifle, with the multipurpose bayonet-knife. Note that the stamped receiver has small indents above the magazine instead of the machined cuts on the earlier AK models. Lê 7 tác dụng đây. Hồi xưa tớ ăn trộm mãi không được con nào. Vịt sản xuất ra con dao phay to tướng thay thế.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/3akm.jpg)

AKMS - AKM with folding buttstock. Báng gập
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/4akms.jpg)

AKM và con GP-25, súng phóng lựu 40mm. Tronmg ảnh có cái đầu nòng giảm giật. Cách lắp súng phóng lựu này chưa được ổn lắm, về sau này còn được thay đổi.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/5akm_gp25.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Giêng, 2008, 01:52:28 pm
Đầu AKM có lắp phần như bị chém chéo, đây là kiểu đầu nòng cân bằng, cộng với thiết kế lại khối lùi, đầu nòng này giảm thay đổi hướng nòng súng khi bắn loạt.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
  Hì, ở Vịt quen gọi là nòng vát! Cái nòng vát này có tác dụng giảm giật rõ rệt cho súng nên AKM dù có rơi vào tay các chú tân binh chuyên bóp cò kéo cả băng đạn thì vẫn có độ chính xác cao hơn!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Giêng, 2008, 07:39:13 pm
Bọn em là bộ binh cơ giới đi xe BT, toàn AKM, RPK. Súng nhẹ hơn hẳn.
Có thời gian về sư 325, thôi thì đủ loại súng: AK các đời, RPD, còn cả B40, ĐK cũng có 75mm tầu với 82mm B10. Đại liên kéo xe thì không thấy nhưng khoác khẩu RPD tầu chết mệt luôn.


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/akm_cut.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 06 Tháng Giêng, 2008, 07:41:04 pm
Bổ sung thêm chút về AKM:

AKM ngòai hộp khóa nòng (vỏ máy súng, receiver, thân súng) hòan tòan bằng thép dập, có gân chịu lực nên sản xuất rất nhanh, rẻ và nhẹ, còn có các cải tiến nhỏ so với AK:

- Ống muống dẫn thoi đẩy về không có các lỗ tản khí trích (AK-47 có hàng lỗ, AKM thay bằng các lỗ tiếp giáp ống muống với khối trích khí)
- Góc tay cầm (piston grip) được chỉnh lại thẳng hơn so với thân súng, tay cầm bằng nhựa cứng thay cho gỗ.
- các lỗ chốt trên thân súng gia công bằng khoan sau khi dập gân chịu lực, chính xác, nhanh hơn khi gia công.
- Băng đạn dùng các gân nổi tăng độ cứng, là lọai được dùng phổ biến nhất về sau cho các dòng AK bắn 7,62x39mm. AKM cũng bắt đầu sử dụng băng đạn bakelit (nhựa cômposit có cốt sợi)

Tuy nhiên vẫn có thể dùng các chi tiết của AK-47 lắp lẫn được (đặc trưng rất quan trọng).

Miếng vát giảm nẩy đầu nòng không có trong nhiều dòng AKM và AKMS. Báng gập của AKMS và AKS cũng có thể lắp lẫn cho nhau.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Giêng, 2008, 07:53:39 pm
Bọn em là bộ binh cơ giới đi xe BT, toàn AKM, RPK. Súng nhẹ hơn hẳn.
---------------------------------------------------------
 Vâng, biết quân e66 nhà chú rồi! Sau 1980, khi LX viện trợ cho Vịt vũ khí, khí tài để thành lập các đơn vị BBCG thì vũ khí cũ của các đơn vị này được thu hồi, trang bị được cấp mới đồng bộ nên e66 nhà chú mới xài toàn AKM với RPK!
 Lại nhớ hồi đi học SQ, mình thấp bé nhẹ cân nhất trung đội nên chúng nó thương tình cho nhận khẩu AKM của Tiệp, báng nhựa, ốp lót tay cũng nhựa --> nhẹ bỗng so với mấy khẩu AK Tàu! Thế mà lần hành quân dã ngoại, trèo dốc "Mẹ ơi" cũng vãi mồ hôi cha, mồ hôi con!(http://thongdiepthoigian.bantay.net/Bm21/Anh/IconYM/4.gif)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Giêng, 2008, 12:32:38 am
Kiểu 1955 không được đặt tên. Nhưng kiểu 1959 đôi khi được đaqựt tên là AKS.
So sánh AK-47 và AKS (AK-47/1959)

Cỡ nòng  7,62х39mm  Giống nhau
Chiều dài cả súng    AK: 870mm    AKS:868 mm
Chiều dài nòng 415 mm 415 mm
Khối lượng không đạn 4,3 kg 3,9 kg
có đạn 4,876 kg 4,476 kg
tầm thước ngắm 800 м 800 м
sơ tốc, giống nhau, 715m/s

Bảo tàng AK, mở cửa nhân dịp sính nhật 85 của Kalashnikov.
http://kalashnikov-weapons-museum.ak47-guide.com/ch1a.html
http://www.weaponplace.ru/kalash.php
http://gunsite.narod.ru/ak47.htm
http://guns.blokpost.ru/stormrifle_main.shtml
http://handgun.kapyar.ru/page.php?pg=101

Đầu nòng vát chỉ có chức năng bì giật, chưa có chức năng giảm chớp đầu nòng, sau này được thay thế bởi kiểu đầu nòng tròn. Bù giật được thực hiện bởi các tuye rất nhỏ khoan cạnh ống đầu nòng. Phía trước các lỗ đó là các cửa giảm chớp như của đại bác. Các cửa này phân tán luồng khí giảm chớp lửa, giảm luồng bụi mà súng thổi lên từ mặt đất.

Vị trí khóa an toàn trên cùng: khóa súng
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/safe74_01.jpg)

Vị trí khóa an toàn giữa: liên thanh. Tầu ký hiệu là L, Liên Xô là AB, Ba Lan là C. Trong ảnh là Kiểu 81 Tầu
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/1_autoakmw.jpg)

Liên thanh, AK-74, Liên Xô
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/1auto74_600.jpg)

Bắn phát một tự động AK-74. Liên Xô ký hiệu  да (ĐA) cho AK-74, Ba Lan là P
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/2auto74_600w.jpg)

AKM bắn phát một tự động, vị trí dưới cùng, ký hiệu Д
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/2autoakm600w.jpg)

Ấn vào nút sau nắp khóa nòng để tháo nắp khóa nòng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart01w.jpg)

Máy súng đã tháo nắp. Lò xo đẩy về cắm vào bệ khóa nòng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart02w.jpg)

Lại ấn vào nút ấy lần nữa rồi đẩy lên trên, tháo lò xo đẩy về.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart03w.jpg)

Kéo bệ khóa nòng về sau, nhấc bệ khóa lên, rồi lại kéo bệ khóa nòng ra sau, rút piston ra khỏi ống
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart04w.jpg)

Kkóa nòng then xoay 2 tai, trong khóa nòng này là kim hỏa, cái kim hỏa thì lính không tháo.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart05w.jpg)

Quay khóa nòng theo rãnh song song với việc đẩy về sau đến vị trí sau cùng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart06w.jpg)

Quay ngạnh khóa nòng ra rồi đẩy về trước, lấy khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart07w.jpg)

Lật khóa hãm ống piston lên
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart08w.jpg)

Lấy ống piston ra.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart09w.jpg)

Lật khóa ốp lót tay dưới ra.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart13w.jpg)

AKM
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/akmapart1024w.jpg)

AK-74, đầu nòng vát bù giật được thay bằng đầu nòng kiểu này, Vùa bù giật vừa giảm chớp đầu nòng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/ak74a1.jpg)

Ấn chốt hãm đó rồi xoay đầu nòng ra.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/ak74a03.jpg)

Đầu nòng có rãnh chốt
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/ak74a02.jpg)

Đầu nòng có chức năng bù giật và giảm chớp.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/ak74compw.jpg)

Đẩy đầu que thông nòng xuống để rút ra.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart11w.jpg)

Ấn que thông nòng xuống dưới rồi kéo ra.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/thao_lap/apart12w.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Giêng, 2008, 01:32:46 am
Cái tên Tiểu Liên quan ta dùng từ thời đánh Pháp dể chỉ Sub-Machine-Gun, súng ngắn bắn nhanh. Đây là những súng liên thanh dùng đạn súng ngắn. Hồi đánh Tây, ta dùng lại các súng Thế chiến 2, thường là các khẩu khóa lòng lùi không hãm hết sức đơn giản.
Các khẩu súng selective fire đầu tiên xuất hiện từ hồi thế chiến 1 như M1918 Browning Automatic Rifle sau này trở thành Trung Liên, bắn được Liên Thanh thời gian dài, không như SVT tuy bắn được liên thanh nhưng bắn liên tục 3--4 băng là nòng nóng dãn. Chúng vẫn dùng cá nhân nhưng không nhẹ nhàng chút nào, thường có giá. Sau này, đa phần trong chúng chỉ còn bắn liên thanh được thôi.
Các khẩu đại liên thường được hiểu như súng liên thanh, bắn đạn súng trường hạng nặng, sử dụng ở tổ.

Nhưng tiểu-trung-đại liên sau này được tầu dùng như súng liên thanh ở tiểu-trung-đại đội. Vì vậy, khác với Sub-Machine-Gun. Tiểu Liên sau được chỉ những súng như AK, AR-15, M16... đều là những súng cỡ súng trường. Vì vậy, ngày nay thường gọi phân biệt:
Súng ngắn bắn nhanh, Sub-Machine-Gun, SMG, được định nghĩa là súng dùng đạn súng ngắn nhưng bắn liên thanh. Có một số khẩu như MP-44 khó định nghĩa. Tên Đức cửa MP là Súng ngắn bắn nhanh, Sub-Machine-Gun. Nhưng đạn MP-44 được chế tạo lại, khá mạnh. Súng này chết yểu theo Hitler nên cũng khó phân biệt.
Tiểu Liên, các súng cá nhân nhẹ dùng đạn súng trường, tất nhiên bắn liên thanh. Đây là cách gọi của Tầu nhà văn nhà báo vẫn dùng. Gọi đúng ra phải là súng trường, các loại súng trường như súng trường tấn công, súng cạc bin (súng trường ngắn nòng), súng trường tự động. Có những loại không bắn phát một, như AR-15. Súng trường được định nghĩa như súng chiến đấu của bộ binh. Khái niệm súng tiểu đội là của tầu nghèo trước đây.
Trung Liên, còn có các khái niệm như súng máy nhẹ (LMG, MGS), súng máy tiểu đội (Squad-machine-gun). Được định nghĩa là súng cá nhân nhưng nặng, bắn mạnh. Nhiều trung liên không bắn phát một. Khái niệm súng trung đội là trước đây của tầu còn nghèo.

Các tiểu trung đại Liên Xô và Nga sau này đều dùng kiểu máy AK, như RPK (trung liên, đạn AK, máy AK, thường có càng hai chân), PK và PKMS (đại liên, dùng đạn súng trường hạng nặng-như đạn Mosin, bắn băng đạn xích thép).

Trọng Liên Tầu dùng để chỉ súng máy hạng nặng như 12,7mm. Bên Mỹ còn có mini gun, thường để chỉ loại súng máy nhiều nòng (máy súng kiểu gatling) rất nặng, thường đặt cố định hay trên xe. Mimi gun có lẽ chỉ rằng chúng bắn đạn nhỏ so với khối lượng súng, tốc độ bắn thì thôi rồi, nhưng phải cung cấp nhiều thứ như điện, đạn...  Nga cũng sản xuất kha khá các súng Gatling, chỉ đặt trên giá (xe, máy bay....).


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Giêng, 2008, 02:00:57 am
RPK là trung liên, phát triển và đi vào trang bị vào những năm 1950. Máy súng giống hệt AK, dùng chung đạn và băng đạn, nòng dài hơn (590mm sao với 415mm AK và 445 kiểu 81 tầu.). Tốc dộ bắn và sơ tốc đều nhỉnh hơn.
RPK (Ручной пулемёт Калашникова, súng máy cầm tay Kalashnikov) được thiết kế với nhiệm vụ thay thế cho súng trường tự động tầm xa (như CKC SKS), trung liên RPD. Súng nặng, khồng thuận tiện tiến công như AK. Bù lại, đọng năng đầu đạn lớn, tầm bắn xa, bắn nhiều đạn hơn.
Song song với AK cũng có các đời RPKS (đổ bộ đường không báng gấp), RPKM, RPK-74 (đạn nhỏ M74 5,45mm)... Đời RPKN là súng bắn tỉa có ránh gắn kính ngắm hồng ngoại. Cũng có phiên bản dùng đạn 5,56mm NATO để xuất khẩu.

Súng có càng 2 chân, báng thích hợp với nằm bắn có càng, không thích hợp với đứng bắn cầm tay. Băng lắp được băng AK, kiểu băng dài 40 viên và băng trống 75 viên. Các băng đều lắp đạn tời vào thủ công. Người dùng súng cần một số băng lắp sắn đạ khi vào trận. Dùng chung các kỹ thuật với các AK cùng thời.

Kiểu RPK-74 bắn đạn nhỏ nhưng đồ dùng chung với RPK 7,62, trừ các bộ phận liên quan đến cỡ đạn.

Tốc độ bắn như các trung liên khác, 600 phát/phút, bổ sung bắn selective fire với hai chế độ bắn phát một và liên thanh. Trong chiến đấu thường, thường lấy số tính toán 200 phát/phút.

Súng dùng như súng trường chiến đấu (bắn tỉa), dùng yểm trợ bám sát khi tấn công (súng máy tiểu đội), rất thuận tiện khi phòng ngự cấp cá nhân và tiểu đội. Thường được trang bị như hỏa lực của tiểu đội.

Cũng như AK, RPK được sản xuất rộng khắp, có license và không. Mỹ là nước dẫn đầu về sản xuất phụ tùng không license cho AK và RPK. Xuất khẩu chính thức cho một vài nước.

Nặng 4,8 kg không đạn (đời 74 là 4,7kg)
dài cả súng 1040 mm
dài nòng 590 mm
Sơ tốc 745m/s (RPK) và 960m/s (RPK-74)

Băng trống 75 viên, ở Vịt hay gọi là đĩa.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/rpk_01.jpg)

Băng 40 viên
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/rpk_02.jpg)

RPKS
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/rpkm.jpg)

Đây là RPK 7,62 vẫn đang sản xuất.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/rpks.jpg)

RPK-74 ban đầu, báng gỗ và băng nhựa sợi thủy tinh.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/rpk74_01.jpg)

RPK-74 sau này, Thay gỗ bằng nhựa
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/rpk74_02.jpg)

RPK-74M  Báng gấp và ránh bên sườn để lắp kính ngắm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/rpk74m_1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/rpk74m_2.jpg)

RPK và một kiểu kính ngắn bắn tỉa đêm.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/RPK/1168206606_145.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:00:40 pm
Trung Liên RPK cũng thành công vang dội như AK, nó quá nhỏ gọn nhẹ so với tính năng. Như đã nói, đây là khẩu súng 3 trong 1: trung liên, súng trường tấn công và súng trường chiến đấu.

Súng được thiết kế theo yếu cầu chiến thuật của Hồng Quân như là súng máy cấp tiểu đội, cùng với đại liên PK trang bị trên trung đội tạo thành hỏa lực lớn. Các đơn vị đổ bộ đường không sử dụng RPK theo nguyên tắc chiến thuật tương tự. Khi tấn công, người lính mang băng đạn lớn 75 viên, phát triển cùng với các thành phần tiểu đội khác. Trên đường đi RPK bắn áp đảo địch (yểm trợ bám sát), như một súng trường tấn công hỏa lực mạnh. Khi phòng thủ súng sử dụng từ vị trí bắn trong công sự, bằng càng, tương tự như dùng trung liên. Các đơn vị trinh sát đi mô-tô M-1972 đặt súng lên xe như súng chính tự vệ.
Súng RPK lắp được NSP-2, kính ngắm bắn tỉa và các kính nhìn đêm. Có bộ phận hiệu chỉnh gió để trở thành một súng bắn tỉa.

RPK cũng tin cậy, ít hỏng hóng, dễ bảo dướng sửa chữa không khác gì AK, một số bộ phận có thể hoán đổi với AK (luôn sẵn đồ), băng đạn dùng chung. Súng bắn từ trong xe chiến đấu BMP không cần thay đổi gì.

Tuy vậy, RPK cũng mang nhược điểm cơ bản của trung liên nhẹ, đó là nòng nhanh nóng. Súng chỉ cho phép bắn lâu dài tốc độ 80 phát/phút trong thực tế. Trong khi đó yêu cầu của súng là 200 phát/phút. Nòng nóng lên dẫn đến đạn ở trong buồng đạn rất nóng, không ổn định. Súng bắn tỉa có độ chính xác cao dùng chung với chức năng trung liên, dẫn đến độ chính xác nhanh giảm. Người sử dụng cần tuân thủ yêu cầu làm sạch nòng súng, không bắn khi nòng bẩn.
Thực ra, với tốc độ bắn vừa phải và nòng luôn sạch, súng có độ ổn định rất cao. Ngoài nhược điểm này, khẩu súng khá hoàn hảo.

Về chiến lược thiết kế. Việc dùng băng đạn hộp dẫn đến hạn chế số lượng đạn mang theo và thời điểm dừng thay băng. Điều này phù hợp với học thuyết quân sự Liên Xô lúc đó: cả tiểu đội cùng tấn công một mục tiêu, dùng bắn áp chế ở chế độ liên thanh. Không như các kiểu khác, trung liên hay đại liên ngồi một chỗ bắn áp chế trong khi đồng đội xung phong. Học thuyết quân sự Liên Xô phát triển số lượng đại liên PK, biên chế đến trung đội và thậm chí tiểu đội bộ binh nặng, làm nhiệm vụ bắn áp chế loạt dài. Với các chiến thuật khác, RPK không gây khó khăn vì băng đạn này, nó được dùng điểm xạ từng loạt như súng trường.

RPK thay thế cho trung liên RPD và được thay bởi RPK-74 bắn đạn nhỏ. Vì những nhược điểm khi dùng với vai trò là trung liên, nhiều dư luận đánh giá không tốt việc thay RPD bằng RPK. RPD và RP-46 lúc được thay là những súng đóng vai trò hỏa lực mạnh của tiểu đội và trung đội, phải bắn nhiều. Nhưng sau nữa, RPK-74 dùng đạn nhỏ lại bắn nhiều bắnh nhanh tốt, thay thế tất cả.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:14:19 pm
Loại lê phổ biến ngày xưa ở đơn vị tớ là lê 3 cạnh. Lê này xuất phát từ lê M1891/30 Mosin. Kiểu lê này được chấp nhận trang bị năm 1930. Lê này do Kabakov and Komaritskii thiết kế.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M9130display.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M9130fitting.jpg)

Ở Liên Xô, lê 3 cạnh dùng đến 1947. Sau đó, trong một thời gian ngắn người ta dùng lê M47, lê này vẫn được trang bị đến 1959.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M47display.jpg)

Lê có vòng đút phần đầu nòng vào, trên vòng đó là nút bấm tháo lê.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M47attach.jpg)

Trở thành dao găm và bao
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M47scabbardfrnt.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M47scabbarback.jpg)

Còn đây là lê M58, hiện là lê chính thức cuaqr AK, vẫn được gọi là Lê 7 tác dụng. Ai đi lính rồi thì biết thép của nó như thế nào, vừa bổ củi được vừa cạo râu được.

Cắm vào súng
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M59attach.jpg)
Nút tháo lê
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M59release.jpg)
Dao găm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M58scabbardfrnt.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/m58scabbard.jpg)
Và thành kìm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/M59wirecutter.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:26:38 pm
Lê này có ký hiệu là M45, ban đầu được dùng cho CKC (SKS).

Lê này dẹt như dao găm 2 lưỡi nhưng không mài sắc, chỉ dùng đâm thôi. Được cái có con này thủ đi lại ở HN hồi 198x thì khoái. Trong ảnh là con lê lá lúa, cắm trên súng CKC (SKS).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/Le/sksshowcaseM45.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:39:06 pm
Loại SKS này còn có 1 loại có thể phóng lựu đươc nữa mà,hình như của Nam Tư hay Rumani thì phải


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 11 Tháng Giêng, 2008, 10:45:14 pm
Loại SKS này còn có 1 loại có thể phóng lựu đươc nữa mà,hình như của Nam Tư hay Rumani thì phải

Bác "hình như" nhiều quá.

Hầu hết các lọai súng trường đều có thể phóng lựu từ nòng.
Các lựu phóng từ nòng súng bán tự động hay tự động dạng trích khí đều phải có cơ cấu chặn trích khí khi phóng, nếu không dễ bị hỏng thoi đẩy.
Các lựu phóng từ nòng quân Vịt hay gọi là đạn AT.
Trên youtube có thể tìm được vài đọan clip về phóng lựu từ nòng AK, FAMas.
Riêng dòng trích khí trực tiếp như M16, Mas.. thì không phóng lựu từ nòng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 12 Tháng Giêng, 2008, 10:24:24 pm
Tớ thật tình mà lỡ không đúng các cậu sửa lưng cho quê lắm


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 05 Tháng Hai, 2008, 01:23:54 pm
đề nghị bác huyphuc giảng tiếp về AK74 đi, so với AKM thì AK74 có cải tiến gì đáng kể ko ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: mig19farmer trong 06 Tháng Hai, 2008, 07:21:06 pm
Tớ thật tình mà lỡ không đúng các cậu sửa lưng cho quê lắm

Bác Chiến nhẹ giọng với anh em một chút đi mà.

Súng SKS phiên bản của Nam Tư có tên là M59/66A1 sản xuất ở nhà máy Zastava Ordnance /Red Banner Works từ năm 1967 tới năm 1970. Do đặc điểm nhạy cảm của Nam Tư về chính trị: cave chơi với cả hai phe nên súng của họ có nhiều điểm đặc biệt:

- Mua license súng và đạn LX. SKS là một trường hợp cụ thể.
- Xài nòng phóng lựu theo chuẩn Nato. Lắp các loại lựu phóng của Nato vào xài được ngay.
- Là loại SKS duy nhất không có nòng mạ crom, do họ không có nguồn mua đủ lớn. Cả hai phe đều chả ưa loại cave đong đưa vật vờ này nên không bán cho.




Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 17 Tháng Hai, 2008, 03:19:33 pm
Trời đất, mạ crom cũng phải mua
Bác MiG nhầm rồi. Tôi mạ crom, lại còn xốp, dzo tư đi. Bác bảo mấy con bác bốn ấy đến tôi bán cho. Hoa hồng 75%.

Thật ra thì lớp mạ không đóng góp nhiều với độ bền nòng, cái này phụ thuộc vào khả năng chịu nhiệt của thép làm nòng. Nòng có sai số ????? người ta chỉnh dầu ruồi. Đạn xoáy nên nòng sai bắn tốt, miễm đúng đường ngắm.

Mạ chỉ là một biện pháp phụ, và người ta cũng không mạ crom.

Luyên thuyên.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 17 Tháng Hai, 2008, 04:52:28 pm
Hồi trước em học thì các yêu cầu gia công nhiệt với nòng súng gồm có tôi cứng và nhuộm đen (thực chất là một công cả), hầu như ít khi dùng phương pháp mạ vì tốn kém và giá trị sử dụng không cao hơn bao nhiêu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: mig19farmer trong 18 Tháng Hai, 2008, 12:12:39 am
Hồi trước em học thì các yêu cầu gia công nhiệt với nòng súng gồm có tôi cứng và nhuộm đen (thực chất là một công cả), hầu như ít khi dùng phương pháp mạ vì tốn kém và giá trị sử dụng không cao hơn bao nhiêu.

Mặt trong nòng súng của nhiều loại súng được phủ một lớp crom bạn ạ (chrome plated), tôi không rõ có phải nguyên công mạ hay là nguyên công khác. Vấn đề súng Nam Tư không có nòng mạ crom cho cả bản nhái SKS và AK của họ đều là do tôi "ngộ độc" trên net cả thôi. Bạn có rảnh thì tự dịch nhá, tôi vốn dốt tiếng Anh.

"The main difference between the typical SKS carbines and the Yugoslav versions is that the bores of the Yugo versions were not chrome plated. The reason for this is because Yugoslavia has no significant native chromium ore deposits.

Fact: gun powder is dirty when fired. Twentieth century semi-auto military barrels are usually chrome-lined with some exceptions. This is a fix that allows the firearm to function while using some pretty dirty and corrosive gun powders, in some pretty crappy climatic conditions, in extended firing sessions, while not cleaning it as regularly as not having people shoot at you allows. Chrome-lined barrels also allow you to have maladjusted gas systems and still function well. Extreme gas pressure can cause early extraction of the case before bore pressures have reduced enough to allow the cartridge case to contract and be released from the walls of the chamber. Chrome-lined barrels allow the case to be extracted easily even if this condition exist."

To Phúc: Đây là tôi bới rác ra đấy, cũng chả đủ trình để dịch hay đối thoại với ông đâu lownj ạ. Lên bới thử xem thế nào nhá http://en.wikipedia.org/wiki/AK-47.
Tôi tạm trích một đoạn: "AK-47 1952, 7.62x39mm — Has a milled receiver and wooden buttstock and handguard. Barrel and chamber are chrome plated to resist corrosion. Rifle weight is 4.2 kg (9.3 lb)"





Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 18 Tháng Hai, 2008, 04:06:40 pm
Nghe cái wiki rác rưởi ấy thì lấy xxx mà nấu cháo ăn. Công nghệ mạ crom là phổ biến nhất trong các vật liệu cơ khí dân sự, nên cứ thấy lớp mạ là bảo crom. Ngớ ngẩn.

Mạ crom cũng không phải là công nghệ khó khăn gì. Tôi đang nói nguyên văn như vậy, anh không phải cãi. Các hàng dân sự rẻ tiền đều mạ crom được, lại còn là crom xốp nữa. Mà tôi nói nguyên văn là lớp mạ này không đóng góp gì nhiều, anh không phải lải nhải cãi, tởm bỏ mịe.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg15251#msg15251

Còn AK, anh cứ nghe trên net ấy thì anh lấy xxx ra mà nấu cháo ăn.
Nòng AK bên trong phủ một lớp hợp kim, anh rõ chửa, mạ điện chỉ cho nguyên chất thôi, không ai mạ hợp kim vì rất khó khống chế thành phần và tạo tinh thể. Lớp mạ crom dân sự có đế sắt nguyên chất hay đồng đều không chịu được nhiệt. Nếu không có đế này thì lớp mạ còn hay bóng ra do lực, nhiệt...
Cứ thấy trăng trắng là phán mạ crom ???? anh xem đồ dùng gia đình xem, mạ crom mà đốt nóng nó càng chóng bong.

Hơn nữa, lớp chịu nhiệt và mài mòn trong AK Nga còn rất dầy, gần một mm, nên người ta không "mạ". Lớp này có trước khi gia cỗng rãnh xoắn, dầy hơn chiều sâu rãnh.

Lớp này được làm theo một số công nghệ, cũng có công nghệ mạ điện, nhưng mạ nhiều lần các lớp kim loại khác nhau, rồi ủ ở nhiệt độ cao thời gian dài để chúng thành hợp kim, không còn là lớp mạ nữa.

Còn vỏ ngoài AK chỉ là lớp vỏ phốt-phát hóa.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: excon trong 18 Tháng Hai, 2008, 10:04:37 pm
Ông Phúc,

Tôi là "fan" của ông từ TTVNOL đến bên này ông ạ. Lúc đầu tôi cũng thấy "khoái" ông vì thấy ông viết nhiều cái hay hay, ông đứng vveef bên Pro Nga ông chửi bên Pro Mỹ tôi cũng thấy ông có cá tính, sau đó ông chửi cả đằng mình thì tôi thấy cần xem xét lại ông, ông ạ.

Tôi chỉ biết tiếng Anh nên không tham khảo bên Nga chính gốc nó viết như thế nào nên tôi có mấy cái link tiếng Anh (có cả site .ru) nói về nòng súng AK có mạ Chrome ông ạ.

"AK-47 1952, 7.62 × 39 mm
has a milled receiver and wooden buttstock and hand-guard. Barrel and chamber are chrome-plated to resist corrosion. Rifle weight 4.2 kg."
Nguồn: http://762x39.net/russian43.htm

Các biến thể của nó nữa này:

"Tigr Dragunov
7.62x54 R
Barrel bore and chamber are chrome-plated"
Nguồn: http://www.ak-47.us/New_Zealand.php

"RPK 7.62-mm Light Machine Gun
It has a chrome-plated barrel..."
Nguồn: http://www.armscontrol.ru/atmtc/Arms_systems/Land/Small_Arms/smarms.htm

Không chỉ AK mà nhiều loại vũ khí có nòng mạ chrome, ông search với cụm từ "chrome plated barrel" sẽ thấy liền. Tôi không có súng thật chỉ có khẩu M4A1 Airsoft loại hàng xịn (loại có vỏ sản xuất theo license của chính hãng) nòng của nó cũng có mạ cái mà tôi cho là chrome, không tin nếu ông ở HN tôi cho ông xem.

Hoặc là tôi không đủ kiến thức để hiểu chrome có nghĩa là loại hợp kim chuyên dụng như ông nói hoặc ông sai. Nếu tôi sai tôi xin được xin lỗi ông trước còn nếu ông sai và dám nhận sai xin ông xin lỗi mig17farmer đi vì ông reply bài người ta với nhiều từ cục kỳ thô  lỗ, thô lỗ đến mức tôi phải đăng ký cái nick này chỉ được hầu chuyện ông.

Chúc ông năm mới nhiều sức khỏe.



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: mig19farmer trong 18 Tháng Hai, 2008, 10:22:40 pm
Cám ơn bác excon đã có lời bênh vực em. Nhưng với cái loại người này thì bác mất công reg nick vào viết bài làm gì mất công. Nó sẽ lươn lẹo là cái lớp đó không phải là crom nguyên chất, không tin thì phân tích thành phần hóa học đi. Hoặc giả sử bác có điều kiện để phân tích thành phần hóa học để chứng minh đó là crom đi nữa thì nó sẽ giở ra bài là có một loại AK-47 model ABC sản xuất năm XYZ không hề mạ crom mà là hợp kim dày 1 mm - lấy trường hợp thiểu số (mà có thể hoàn toàn do nó bịa ra) để chứng minh một tuyên bố hùng hồn như định lý bao hàm tất cả - là truyền thống của thằng này. Những ví dụ điển hình như có loại đạn 37mm hay có loại đạn B-40 có gắn động cơ tên lửa (mà bới khắp nơi chưa thấy đâu ngoài tuyên bố của nó).

Nếu bác không thấy có tính thuyết phục, nó sẽ đưa ra dẫn chứng từ link đến vài chục bài viết "có giá trị" trên các diễn đàn quân sự khác (mà tác giả đều là...chính nó). Các bài viết này thường lặp đi lặp lại những tuyên bố hùng hồn, đao to búa lớn kiểu "cánh mạng vượt trội", "bước tiến nhảy vọt",... để miêu tả về các thành tựu của nước Nga vĩ đại và các từ ngữ thóa mạ không thương tiếc như "300 năm không đuổi kịp", "3 vạn năm nữa cũng không có thứ tương đương",..  để nói về các quốc gia nhược tiếu hơn như Mỹ, Anh, Đức, ... Minh chứng cho các tuyên bố hùng hồn này là các hình vẽ nguệch ngoạc vẽ vội vàng bằng Pain Brush, những hình vẽ có vẻ đẹp hơn chút là xào nấu lại từ các trang web mà nó hết lời chửi bới, khuyên mọi người không nên đọc kẻo "ngộ độc" (tất nhiên những hình ảnh này đã bị chú thích lại hết theo những tư duy kỳ quái của nó hoặc bị ảnh hưởng bởi một vốn ngoại ngữ nghèo nàn, ví dụ như với đạn RPG-7 thì "aerodynamic cover" dịch thành "vỏ cứng cứng sắc để cắt đứt lưới thép gai")

Và nếu thấy đuối lý với bác thì nó sẽ đem tất cả các từ ngữ như "lợn", "bò", "động vật nhai lại", "động vật móng guốc", "đống rác","mồm thối", "con hoang", "ngu hơn cả lownj"...cùng với nhiều thứ thô tục khác mà em khó gọi tên ra để thóa mạ bác, hòng làm bác chán mà dừng tranh luận, để nó tiếp tục dương dương tự đắc là ...chiến thắng trong tranh luận (dù về mặt cá nhân mà nói, em thấy tất cả những thứ mà nó lôi ra để thóa mạ người khác đều sẽ cảm thấy hổ thẹn nếu bị xếp ngang hàng với nó).

Em dám chắc nó sẽ bù lu bù loa lên chửi em là em reg hai nick để tung hứng chửi nó cho mà xem.

To anh Đoàn: cả bài này em không hề dùng từ ngữ gì phạm quy để thóa mạ ai đâu nhá, anh có thể xóa bài nhưng không thể treo em lên cột điện được đâu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: mig19farmer trong 18 Tháng Hai, 2008, 10:51:32 pm
BTW, về vụ SKS của Nam Tư không có lớp crom thì trên các diễn đàn của dân chơi súng bàn khá nhiều vì loại này đẹp và khá chính xác, chưa kể vụ có sẵn nòng phóng lựu nên thiên hạ có thể phóng nghịch nhiều thứ hay ho. Tuy nhiên vì không có lớp crom nên có rất nhiều bài hướng dẫn cách bảo dưỡng lau chùi loại nòng súng này cũng như danh sách các loại đạn 7,62x39mm có thuốc kíp ít gây ăn mòn nhất để đỡ hại nòng súng.

Bác nào muốn tìm hiểu thêm thì vào đây nhé:http://www.surplusrifle.com/shooting/lastgreatsks/index.asp




Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Hai, 2008, 09:56:57 am
@ huyphuc và mig: Diễn đàn là để thảo luận, trong khi thảo luận đương nhiên sẽ có quan điểm bất đồng dẫn đến tranh luận. Đã tranh luận thì ai cũng muốn mình thắng, nhưng tranh luận thế nào để thắng mà "đối thủ" tâm phục, khẩu phục mới khó, chứ còn tranh luận bằng cách xúc phạm, thóa mạ nhau thì quá dễ.
Vẫn biết cả hai chú có "truyền thống" đối đầu từ bên ttvn nhưng anh cứ hy vọng sang đây thì ít nhất các chú cũng nể cái diễn đàn mới mà hòa nhã hơn. Nhưng rồi vẫn chứng nào tật nấy! Đặc biệt là huyphuc, chú quá thiếu kiềm chế trong tranh luận nên bao nhiêu kiến thức của chú đều thành phí, mọi lý lẽ đều phản tác dụng.

Để giữ gìn sân chơi chung và để tránh cho các thành viên khác khỏi bị "ngộ độc" theo các chú nên dù có thân quen thì anh cũng đành phải ngậm ngùi mà kỷ luật các chú cho khỏi nhờn! Đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1197.msg15374;topicseen#msg15374

@ all:Đề nghị các bạn nên kiềm chế trong tranh luận, tôn trọng người đối thoại cũng chính là tôn trong chính mình! Hy vọng là sẽ không phải xử lý những vụ tương tự nữa!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: pbdkhatmau trong 20 Tháng Hai, 2008, 01:43:11 pm
Hồi trước em có hỏi câu này ở bên ttvn nhưng chẳng thấy ai trả lời cả, bây giờ bê qua đây hỏi tiếp, bác nào biết trả lời giúp em với: súng M16 có sơ tốc đạn là 975m/s vậy thì sau 1s cái đầu đạn 5,56 đó có vượt qua được quãng đường đủ 975m không, tương tự câu hỏi trên với đạn 7,62 của AK.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 20 Tháng Hai, 2008, 03:42:45 pm
Hồi trước em có hỏi câu này ở bên ttvn nhưng chẳng thấy ai trả lời cả, bây giờ bê qua đây hỏi tiếp, bác nào biết trả lời giúp em với: súng M16 có sơ tốc đạn là 975m/s vậy thì sau 1s cái đầu đạn 5,56 đó có vượt qua được quãng đường đủ 975m không, tương tự câu hỏi trên với đạn 7,62 của AK.

Bạn phải tính là nó chạy chậm dần do lực cản không khí nữa chứ?

Còn nếu bắn nó trong môi trường không lực cản thì đúng là sau 1s nó đi được 975m.

Muốn tính cũng hơi khó, vì lực cản không khí lại liên hệ không tuyến tính với tốc độ, đạn không bay chậm dần đều!

Tốt nhất là dùng cái máy đo, bắn thử...  ;D



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 20 Tháng Hai, 2008, 06:57:18 pm
Vậy có phương pháp nào để tăng sơ tốc đạn không ạ ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Hai, 2008, 06:58:54 pm
Ngoài lực cản không khí còn trọng lực đầu đạn nữa chứ! Với những tác động ấy, đầu đạn sẽ không thể nào đi hết 975m/1s được và cũng chính vì thế cái 975m/s ấy mới được gọi là sơ tốc! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Hai, 2008, 07:06:01 pm
Vậy có phương pháp nào để tăng sơ tốc đạn không ạ ?
Để tăng sơ tốc đầu đạn thường người ta phải tăng chiều dài nòng súng hoặc tăng kích cỡ (chiều dài) đạn để thêm thuốc phóng. Nhưng những biện pháp này lại mâu thuẫn với yêu cầu gọn nhẹ của các loại súng trường chiến đấu như AK hay M16 vì vậy người ta cũng chỉ "dám" tăng sơ tốc đầu đạn đến một mức độ nhất định!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 20 Tháng Hai, 2008, 07:18:56 pm
thế nếu dùng loại thuốc làm liều phóng mạnh hơn thì sao ạ? có ảnh hưởng gì đến các chi tiết khác của súng khi vận hành không ạ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Hai, 2008, 07:29:06 pm
thế nếu dùng loại thuốc làm liều phóng mạnh hơn thì sao ạ? có ảnh hưởng gì đến các chi tiết khác của súng khi vận hành không ạ?
------------------------------------------
Tất nhiên rồi, lúc ấy nòng và các bộ phận khác như qui-lát, thoi trích khí... sẽ bị mòn nhanh hơn, chóng rơ rão hơn! Các loại súng sử dụng đạn lớn, tốc độ bắn nhanh như đại liên, trọng liên đều phải liên tục thay nòng trong chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 20 Tháng Hai, 2008, 09:18:01 pm
Vậy có phương pháp nào để tăng sơ tốc đạn không ạ ?

Bổ sung thêm 1 ít:

- Tăng sơ tốc đạn đồng nghĩa với tăng lực "giật" của súng, với các vũ khí cá nhân thì cái này khá quan trọng, người ta giới hạn để đảm bảo độ chính xác của lọat bắn.

- Tăng sơ tốc đạn đồng nghĩa tăng tốc độ tự quay của đạn, cái này nếu tăng quá sẽ nhanh làm mòn khương tuyến súng, giảm tuổi thọ

- Sơ tốc đạn đạt được là do gia tốc đạn trong nòng nhờ thuốc phóng, muốn tăng sơ  tốc thì có 2 hướng: tăng thời gian/quãng đường gia tốc, hoặc tăng gia tốc (lực đẩy đạn). Hướng 1 đạt bằng cách tăng chiều dài nòng, hướng 2 đạt bằng tăng lượng thuốc phóng hoặc lọai thuốc phóng mạnh hơn.

Tác dụng của tăng sơ tốc:
Tăng sơ tốc đạn sẽ đảm bảo đường đạn "căng" hơn, thiết kế thước ngắm dễ hơn và ít phải chỉnh thước ngắm khi bắn.
Tầm sát thương, tầm hiệu quả của súng lớn hơn.

Với đạn thông dụng 7,62x39 hay 5,56x45, có các phiên bản trung liên dùng chung đạn này chính là giải pháp kéo dài nòng súng để tăng sơ tốc.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 24 Tháng Hai, 2008, 11:40:55 am
khi lắp loa giảm giật vào đầu nòng súng thì viên đạn có bị mất sơ tốc ko ạ ?

Không hề.

Một vấn đề nữa là ống hãm thanh. Thực ra ống hãm thanh cũng không hề làm giảm sơ tốc đạn. Tuy nhiên, khi dùng hãm thanh hiệu quả cần dùng loại đạn riêng có tốc độ cháy nhanh hơn, làm sơ tốc thấp hơn, nên dễ gây hiểu nhầm.
Khi dùng đạn thông thường, nếu lắp các thiết bị đầu nòng đều không làm giảm sơ tốc đạn.

Trong các ảnh chụp nhanh, viên đạn bao giờ cũng đi trước sóng xung kích đầu nòng, chứng tỏ khi thoát khỏi nòng chính, thuốc súng mất ngay tác dụng đẩy đạn. Mà các thiết bị gắn đầu nòng chỉ tác động vào sóng xung kích đầu nòng (giảm giật, giảm âm...)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: hana_kiwi trong 14 Tháng Ba, 2008, 06:52:01 pm
em muốn hỏi: khi bắn súng tiểu liên AK thời điểm khoá nòng mở, khoá nòng súng lùi về sau khi nào? tại sao? " e đang học quốc phòng, đây là câu hỏi thảo luận, mọi người trả lời giup e? (dài dài một tí! ;) ::) :o ??? ::)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 15 Tháng Ba, 2008, 12:19:05 pm
em muốn hỏi: khi bắn súng tiểu liên AK thời điểm khoá nòng mở, khoá nòng súng lùi về sau khi nào? tại sao? " e đang học quốc phòng, đây là câu hỏi thảo luận, mọi người trả lời giup e? (dài dài một tí! ;) ::) :o ??? ::)

AK-47 và 74: thời điểm khóa nòng mở luôn sau khi đạn ra khỏi nòng. Từ vị trí khóa đóng, phải lùi từ 0,6 đến hơn 1mm khóa nòng mới mở. Khóa nòng bắt đầu lùi khi viên đạn tới cách đầu nòng khỏang 1/4 đến 1/10 chiều dài nòng (tùy lọai đạn) do lúc đó khí trích mới bắt đầu đủ áp lực lên piston đẩy về. Tuy nhiên nhờ trọng lượng khối lùi nặng, khỏang lùi trước khi đạn ra khỏi nòng là rất ít. AK, AN94 hay G3, MPxxx đều tận dụng nguyên lý: gia tốc lớn nhất trong khỏang đầu, khi đạn trong nòng, rồi duy trì tốc độ lùi bằng trọng lượng lớn của khối lùi. Ưu điểm là đạt được động năng lớn cho khối lùi trong khi vỏ đạn lùi không đáng kể, giảm thiểu (thực tế là lọai bỏ) hiện tượng đứt đít đạn khi bắn tự động.

Trích khí thì đương nhiên khóa nòng lùi về là do khí trích đẩy khối lùi về sau.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: hana_kiwi trong 16 Tháng Ba, 2008, 12:21:20 pm
khi ngắm súng tiểu liên AK để tăng mức độ trúng, chụm trên mục tiêu đòi hỏi người bắn phải nắm chắc và thực hiện tốt các yếu tố nào ??? đây là câu hỏi thảo luận môn GDQP, mọi người trả lời giúp e ::) :'( ;)



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 16 Tháng Ba, 2008, 12:50:53 pm
khi ngắm súng tiểu liên AK để tăng mức độ trúng, chụm trên mục tiêu đòi hỏi người bắn phải nắm chắc và thực hiện tốt các yếu tố nào ??? đây là câu hỏi thảo luận môn GDQP, mọi người trả lời giúp e ::) :'( ;)



Nắm chắc và thực hiện tốt yếu lĩnh  ;D ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: hana_kiwi trong 16 Tháng Ba, 2008, 02:35:10 pm
ui, sao chú trả lời ngắn thế ạ, thế thì cháu đến lớp thảo luận thế nào đc ạ, chú trả lời dài dài một tí đi ạ, cháu đang học về súng này, khó hjểu wa ??? :( 8) :'(


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tntbusttnt trong 02 Tháng Tư, 2008, 06:09:13 pm
tuy đạn ak mạnh, nhưng khi bắn vào người cũng chỉ tạo 1 lỗ 7-8 mm. Còn đạn M-16 tuy yếu, nhưng khi trúng vào xương sẽ vở thành nhiều mảnh, sát thương mạnh hơn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Cao Sơn trong 02 Tháng Tư, 2008, 06:22:32 pm
tuy đạn ak mạnh, nhưng khi bắn vào người cũng chỉ tạo 1 lỗ 7-8 mm. Còn đạn M-16 tuy yếu, nhưng khi trúng vào xương sẽ vở thành nhiều mảnh, sát thương mạnh hơn.

Ha ha ha. Bạn này nói cứ như đúng rồi ấy nhỉ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: liua trong 02 Tháng Tư, 2008, 06:42:17 pm
 Ấy chết,bạn tntbus nói lỗ 7-8mm là đầu vào hay đầu ra đấy,nếu đạn mà hơi cuối tầm thì lỗ ra ấy không nhỏ đâu.Mà M-16 chơi đạn đum-đum à?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: hana_kiwi trong 04 Tháng Tư, 2008, 12:14:59 pm
E MUỐN HỎI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG TÍNH NĂNG CỦA SÚNG TIỂU LIÊN AK?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Tư, 2008, 12:33:01 pm
 LẮp thêm kính hồng ngoại để quan sát ban đêm, lắp thêm súng phóng lựu.
 Có tiền thì đi mua Ak-103 hoặc các dòng >100.
 Ak-101 bắn đạn 5,56х39 bọn Nga nó chỉ suất khẩu hay sao ý.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 04 Tháng Tư, 2008, 12:45:50 pm
E MUỐN HỎI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG TÍNH NĂNG CỦA SÚNG TIỂU LIÊN AK?

Bạn hỏi tăng tính năng là tính năng gì mới được chứ!

Tính năng chiến đấu: cải tiến đạn, dùng vật liệu mới cho thân súng, lắp thêm phóng lựu...
Tính năng hỗ trợ chiến đấu: lắp kính ngắm quang, kính ngắm đêm, đèn pin, tay cầm trước, thay ốp nòng, tay cầm, báng, túi đeo băng đạn, quai đeo súng.... kiểu khác ;D


@daibangden: AK-74 là quá ổn cho tính năng súng trường tấn công cho bộ binh, AK-10x cải thiện về nguyên lý nhưng việc cải thiện về hiệu quả thực chiến không nhiều, mặt khác cấu trúc súng phức tạp hơn nên giảm tính tương thích với điều kiện khắc nghiệt, có lẽ thế nên Nga chưa cần bỏ ra mấy triệu đô mua đồ mới. Các dòng FAMAS hay G3, G36... cũng vậy.
Chỉ có ông Mỹ dùng khẩu M16 nhiều lỗi quá nên cứ phải upgrade xòanh xọach, và ông TQ chuyên gia thời trang.

Vịt mình có nâng thì nên làm theo hướng Venezuela, mua súng AK-10x dùng đạn 7,62x39 và nhận chuyển giao công nghệ, đi tắt đón đầu luôn  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: phuong nam trong 04 Tháng Tư, 2008, 12:47:34 pm
LẮp thêm kính hồng ngoại để quan sát ban đêm, lắp thêm súng phóng lựu.
 Có tiền thì đi mua Ak-103 hoặc các dòng >100.
 Ak-101 bắn đạn 5,56х39 bọn Nga nó chỉ suất khẩu hay sao ý.
khổ luyện bắn súng mọi lúc mọi nơi, khi lâm trận trăm phát trăm trúng, cách này rẻ hơn nhiều. lính ta thiếu đủ thứ trừ thời gian nên việc này rất khả thi, để dành tiền mua đồ hiện đại chọi với không quân, hải quân Tàu. Súng bộ binh xài đồ cũ cũng không sao. Trong lục quân, vũ khí là quan trọng, nhưng con người mới là yếu tố quyết định


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Tư, 2008, 06:21:31 pm


Vịt mình có nâng thì nên làm theo hướng Venezuela, mua súng AK-10x dùng đạn 7,62x39 và nhận chuyển giao công nghệ, đi tắt đón đầu luôn  ;D
AK-103 đấy bác ạ.
 AK-74 đạn 5,45х39mm.
 Trang bị AK mới chỉ có lính dù với lính thủy đánh bộ. Bộ binh vẫn dùng AK-74, đặc nhiệm ở Chéc vẫn thấy cầm AK-47. Em xem qua tivi, nên không đưa được nguồn đâu.
 Chơi Đột kích em bắn cả AK 74 lẫn AK 47 ;D (Đùa nhảm tý cho vui, các anh tha tội).



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kien098 trong 07 Tháng Tư, 2008, 07:34:44 pm
Tin cũ, nhưng chính thống. Lính Mỹ ở Iraq dùng AK-47 như 1 lựa chọn tốt cho kiểu chiến tranh chống du kích.

More U.S. troops using confiscated AK-47 rifles (http://dwb.sacbee.com/24hour/special_reports/iraq/story/978295p-6862352c.html)
By ANDREW ENGLAND, Associated Press


Lính Mỹ vẫn phải kêu ca về sự kẹt đạn vô lý của M4, M16A2 và M16A4. M4 còn có cơ chế an tòan rất tệ, nhiều lính Mỹ cho biết trên đáy các viên đạn trong băng của họ có vết tỳ của kim hỏa M4 dù cho súng vẫn gài khóa an tòan. Còn AK-47 vẫn làm lính Mỹ ngạc nhiên vì sự bền bỉ của nó trong gió cát và điều kiện khắc nghiệt khác.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kien098 trong 09 Tháng Tư, 2008, 01:45:24 pm
Có link youtube đây:
http://www.youtube.com/watch?v=mqaeX2KigSc&feature=related

Nhận xét: AK-74 có sức xuyên hơn hẳn, sức phá hơn hẳn đạn bắn từ M16A1 mặc dù sơ tốc thấp hơn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kien098 trong 09 Tháng Tư, 2008, 08:50:15 pm
Bạn tntbusttnt viết rằng:
"tuy đạn ak mạnh, nhưng khi bắn vào người cũng chỉ tạo 1 lỗ 7-8 mm. Còn đạn M-16 tuy yếu, nhưng khi trúng vào xương sẽ vở thành nhiều mảnh, sát thương mạnh hơn."


Chắc sau khi xem đọan so súng sau đây (discovery chanel) bạn sẽ phải nghĩ lại đấy:
http://www.youtube.com/watch?v=G6BpI3xD6h0

Cuộc tranh cãi M-16 vs AK-47 luôn sôi nổi. Đây là 1 trong các tham luận trên youtube:
http://www.youtube.com/watch?v=eGFKqVrFi8U


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kien098 trong 09 Tháng Tư, 2008, 09:15:49 pm
Còn đây là 1 góc nhìn vào thế giới của AK-47, khẩu súng được ước tính giết 250.000người/năm trên tòan thế giới. Trong phim có những cảnh thử nghiệm AK trong băng tuyết, cát, nước....

Trong mọi điều kiện, nó vẫn bắn.

http://www.youtube.com/watch?v=na2_Nw31BBI

Những người dùng nó trải khắp thế giới, từ quân chủ lực đến quân nổi lọan, du kích, kẻ cướp... và cả lính Mỹ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kien098 trong 09 Tháng Tư, 2008, 09:28:10 pm
Còn đây, liệu có phải 1 chương trình "Chia tay Vàng Anh" trong lĩnh vực vũ khí :)

Georgia giải thích việc bỏ AK, thay bằng M4A1

http://www.youtube.com/watch?v=OhGMScrXo28


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 08:03:47 pm
tuy đạn ak mạnh, nhưng khi bắn vào người cũng chỉ tạo 1 lỗ 7-8 mm. Còn đạn M-16 tuy yếu, nhưng khi trúng vào xương sẽ vở thành nhiều mảnh, sát thương mạnh hơn.


Lại một chú ngộ độc quảng cáo. Mà chú này bị thành nào ị mà đến nỗi đạn M16 nổ phá ???? Còng trúng vào xương mà vỡ thành nhiều mảnh thì không gẫy xương ????? bắn vào đầu văng ra ????  Người ta cần đạn vỡ hay lộn trong phần mềm để nó phá, còn khi chạm xương cần tập trung sức phá vỡ xương. (Câu văng tục này không liên quan đến AK hay M16, mà liên quan đến chuyện bác Huyphuc_nb được lên cột điện 1 ngày). Đạn M16 mà vỡ khi chạm xương thì đó là đạn rởm, chắc dùng gang tồi quá nên mới thế. Thực tế M16 khá rắn chắc, chắc chắn là mấy chú ngu si đần thộn này kiếm được đạn rởm rồi.

Đạn đạn AK là đạn cầu đầu mềm. Nó có phần đầu thường là nhẹ, để cho rẻ người ta không làm rỗng mà kéo dài đầu nhọn ra tác dụng tương tự. Cơ cầu này dồn trọng tâm về sau ổn định đường đi. Một tác dụng của nó là phá rất mạnh. Khi đạn trong phần mềm, phần mềm không làm nó chậm lại trực tiếp mà cơ chế hồi chuyển làm nó ngoáy đảo mạnh. Đạn AK-74 nhỏ có phần đầu rỗng mềm để tạo tác dụng tương tự, lúc này công nghệ phát triển nên đi theo hướng này.

Muốn biết đạn AK thế nào thì đi mà hỏi những thằng đã may mắn biết cảm giác đạn trúng bụng. Lỗ sau lưng bằng cái bát sắt, nó không thổi bay thịt đi mà trộn đều thành một hỗn hợp ....

Lục trên mạng thấy mấy chú không chuyên đem lợn ra thử AK đấy, các chú đo đạc tính toán ghi chép còn hơn cả pờ rồ.
----


Năm 1947 làm gì có ai nghĩ đến ''súng trường tấn công'' assault rifle.  Khẩu MP-44 giống súng ngắn bắn nhanh niều hơn, tuy rằng nó rất gần ''súng trường tấn công'', nhưng khi thiết kế đã ưu tiên nhiệm vụ ''tấn công'' mà bỏ quên nhiệm vụ ''súng trường''.

Khẩu súng trường cần làm tất cả những nhiệm vụ của người bộ binh. Nó cần bánh mạnh khi xung phong, cần mang được nhiều đạn và bắn tiết kiệm khi hành quân, cần bắn xa khi phòng ngự... và nó cũng không quýt sờ tộc như các loại bắn tỉa, đại liên...

Trong khi đó những ''súng trường'' truyền thống như Mauser, Mosin, SVD... lại thiếu khả năng ''tấn công''. Người ta làm rất nhiều súng ngắn bắn nhanh sub machine như PPS. Chả lẽ lại trang bị cho lính hai súng. AK được vẽ kiểu năm 1943 vì yêu cầu chiến trường như vậy. Nó kết hợp ưu thế của súng ngắn bắn nhanh và súng trường. Ngày nay, những thiết kế của AK trở thành tiêu chuẩn: Chọn chế độ bắn, bắn tiết kiệm đạn, tầm hiệu quả 300 mét, tin cậy an toàn...

M16 ra đời sau nhưng lại có hướng thiết kế sai. M16 thậm chí còn không đạt điểm MP-44, nó chỉ có chức năng ''súng ngắn bắn nhanh'', lại còn cực nhanh nữa. Các chú ngộ độc cứ thấy bắnh nhanh là sướng, cáng nhanh càng sướng. Thế nên trận Iadran các chú chỉ gặp một hai xung lực là sức chiến đấu về mo. Liệu mỗi linh mang được bao nhiêu đạn ???? đủ bắn ''thật cẩn thận'' 20 loạt không (mỗi loạt trung bình 6 viên). Còn nếu tính chỉ hơi đãng trí giật mình là đi một băng thì bắn được mấy phát ????
Đây mới chỉ là một chiến lược thiết kế sai nhỏ, sau nó cũng khắc phục bằng loạt bắn 3 viên. Đến lúc đó Mỹ mới có súng trường tấn công, mặc dù chưa thật giống lắm, đấy là thập niên 197x, gần 30 năm sau khi AK được chấp nhận phục vụ. Nhưng những điểm sai lớn khác thì không thể khắc phục được, như độ tin cậy, khả năng cân bằng.

Đặc biệt một điều là Mỹ đến tận bây giờ không thật sự có khái niệm ''súng trường phục vụ''
Súng trường phục vụ điển hình là Mauser và Mosin. Nó không phải là một khẩu cụ thể, mà là một tập hợp các tiêu chuẩn, công nghệ. Bản quyền không phải của nhà thiết kế hay nhà máy nào mà do nhà nước hoặc quân đội giữ. Mỗi hãng sẽ đề xuất phương án của mình và nếu được chấp nhận sẽ được đặt hàng.

Để có tập hợp các tiêu chuẩn đó ????
Mosin và Mauser đều ra đời qua một cuộc thi thiết kế rộng, tuyển súng khắp châu Âu. Chúng còn hoàn thiện nhiều cho đến năm 1898, khi chúng có tiêu chuẩn đạn.
Súng trường trang bị được bắt buộc trang bị trong toàn quân, thậm chí các động tác bắn cũng có điều lệnh, nghệ sỹ biểu diễn láo là nằm hầm ngay.


Nhờ vậy, súng có những đặc trưng:
Không phải thiết kế theo ưu thế công nghệ của bất cứ hãng nào, súng được thiết kế sao cho dễ dàng sản xuất nhất trong những điều kiện rộng rãi nhất. Ví dụ, AK có những ''dơ'', khoảng trống dự trữ giữa các chi tiết rất lớn. Khi có điều kiện tốt, người ta chọn vật liệu tốt cho ra khẩu AK xịn rất nhẹ và bền. Nhưng khi nghèo thì đồ địa phương cũng rất sẵn. CŨng ví dụ như Mauser, nó đường tầu nhái trong các xưởng thủ công không thể tồi tệ hơn. Hay như Mosin, nó được đặt hàng khắp Anh Pháp Mỹ, làm thủ công ở Nga... đâu cũng chế tạo được. Và kết quả thật kinh hoàng, nước Nga nghèo đói nhất trong số các nước to đầu hồi đó đến 1904 khi bắt đầu chiến tranh với Nhật đã có 4 triệu súng ????? Chất lượng thì thôi rồi, súng vẫn còn thấy ở Iraq sau khi nó ra đời hơn 100 năm. Mà Mỹ là nước sản xuất trộm (không license) Mosin lớn nhất trong hơn 100 năm qua. Ban đầu, sau cách mạng tháng 10, Mỹ quỵt Liên Xô số súng đặt hàng ở đây. Để trong kho mãi rồi bán rẻ. Thế là dân Mỹ nghiện luôn, sau khi hết đồ thì các hãng lại sản xuất ăn cắp license với lý do ''không đội trời chung với bọn đỏ'', license là đinh. Dân Mỹ cũng độ súng ngang trời luôn, không biết bao nhiêu vạn phát minh được đang ký và không đanưg ký quanh khẩu này.
Tất nhiên là các hãng Mỹ luôn cười Mosin là dại, ai đời đi thiết kế quả súng vùa rẻ vừa dễ làm ????


Súng Mỹ thì ngược lại. Để đảm bảo lãi lớn, người ta cố gắng thiết kế súng trên bình diện công nghệ cao và rất ít hãng cạnh tranh trong sản xuất. Tuy nhiên, thiết kế một khẩu súng chỉ làm được bằng ''công nghệ cao'' chỉ như muỗi dãn so với thiết kế một khẩu súng xịn nhưng lại làm được ở công nghệ thấp.
Cái kiểu đó tất nhiên được một thứ súng mà đệ tử ruột của Mỹ cũng chả thèm. Ví như tầu tưởng, đệ tử vĩ đại lớn nhất mợi thời đại của Mỹ, nó cứ dùng Mauser-tự chế-đi mua-ăn cướp ăn trộm... bằng mọi giá có Mauser, ném mịe nó Spring Field vào sọt rác.
Thiếu một cuộc tuyển súng cỡ gần chục năm như Mauser hay Mosin, các súng Mỹ không được các lính chiến, thiện xạ, sỹ quan, thợ rèn, thợ sửa... thổi linh hồn vào và những nhược điểm bộc lộ sau đó, khi mà thiết kế đạ được duyệt và đông cứng. Ví như M16, người ta vội đưa vào trang bịmột khẩu súng có yêu cầu làm việ như trong xưởng chứ không phải trong rừng.


Sỹ quan Mỹ thì chưa bao giờ có khái niệm ''súng trường phục vụ'' cả. Về nguyên tắc, lính Mỹ có thể dùng bất cứ súng nào (nếu có đạn là nó dùng AK luôn), và license cũng không bắt buộc súng nào phaỉ trao cho nhà nước Mỹ cả.  Vậy nên một súng của một hãng dù lớn đến mấy cũng không thể là một súng của nhà nước được.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 08:27:03 pm
khi lắp loa giảm giật vào đầu nòng súng thì viên đạn có bị mất sơ tốc ko ạ ?

Không hề.

Một vấn đề nữa là ống hãm thanh. Thực ra ống hãm thanh cũng không hề làm giảm sơ tốc đạn. Tuy nhiên, khi dùng hãm thanh hiệu quả cần dùng loại đạn riêng có tốc độ cháy nhanh hơn, làm sơ tốc thấp hơn, nên dễ gây hiểu nhầm.
Khi dùng đạn thông thường, nếu lắp các thiết bị đầu nòng đều không làm giảm sơ tốc đạn.

Trong các ảnh chụp nhanh, viên đạn bao giờ cũng đi trước sóng xung kích đầu nòng, chứng tỏ khi thoát khỏi nòng chính, thuốc súng mất ngay tác dụng đẩy đạn. Mà các thiết bị gắn đầu nòng chỉ tác động vào sóng xung kích đầu nòng (giảm giật, giảm âm...)


Đúng rồi

Loa giảm giật thật ra là loa cân bằng giật. Mỗi khi bắn, súng nào cũng lệch nòng đi một chút và cái loa lệch này bù vào. ban đầu cái này có dạng vát như bị chém nhưng gần đây thay bằng dạng có khoan lỗ hình tuye bên sườn.

Tuy nhiên, nhiều tay súng xịn lại không dùng loa đã quen, nên việc lắp loa gây nhiều tranh cãi. Tất nhiên là phải đào tạo lại mấy ông già này hơn là bỏ loa đi.

Một tác dụng của thiết bị đầu nòng là phân tán ánh lửa. Tuye thoát làm nguội khí rất nhanh và giảm ánh lửa chủ yếu do các phần tử nóng rắn trong khí.

Lục trên nét thấy bọn Mẽo nó phát minh, chế tạo chuyên nghiệp, home made, bán... ty tỷ cái đầu nòng AK.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 13 Tháng Tư, 2008, 12:44:36 pm
phiền bác huyphuc phân tích Mauser và Springfield khác nhau về đặc điểm kĩ thuật ở chỗ nào được ko ạ


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: minh_mai trong 13 Tháng Tư, 2008, 11:01:31 pm
phiền bác huyphuc phân tích Mauser và Springfield khác nhau về đặc điểm kĩ thuật ở chỗ nào được ko ạ

Mịe cái nhà điện, gõ 3 lần rồi.

Chuyện dài dài, ta nói dần. Mỹ thì cho đến nay vẫn có trình độ súng trường tồi tệ. Trình độ Mỹ có chỗ yếu nhất, đó là, không đặt hướng thiết kế và đánh giá đúng.


Từ nửa sau Thế kỷ 19 xuất hiện Súng trường phục vụ.
Ở mức độ thấp nhất, Súng trường phục vụ. được coi là loại súng trường được chọn dùng trang bị cho toàn quân, dễ hậu cần.

Khẩu G88-1888 thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện cả về thiết kế, sự thống nhất, đạn... Nó được thực hiện bởi một hội đồng, không hiểu sao Mauser không tham gia. Sau này Mauser mới hàn thiện súng của mình theo hướng G88 và được chấp nhận trang bị rộng năm 1898. Mặc dù vậy, G88 mang nhiều nét riêng của Mauser, một phần các đặc điểm quan trọng khác lấy từ nhiều loại súng khác ở châu Âu.

Krag-Jørgensen là một thiết kế của Na-uy, sau được Đan Mạch sử dụng. Khẩu này ở châu Âu không được sản xuất nhiều, tổng cộng suốt đời nó chỉ 700 ngàn. Nó mang nhiều nét đặc trưng của G88 và các đời Mauser, tuy nhiên, nó có một cải tiến quan trọng là dùng băng thay cho kẹp đạn. Sau vài lần cải tiến, bang đã thay thế được, riêng phần này là một tiến bộ lớn so với các súng lúc đó. Băng đạn của súng này cắm vào bên cạnh. Đanj côn nhưng vẫn còn gờ.

Ngoài tiến bộ đó ra thì còn rất nhiều điểm để Krag tụt hậu so với G88. Ví dụ cơ cấu khoa nòng rất to và dễ hỏng (cái này là của Mauser cổ, sau Mauser cải tiến rất nhiều), đường đi của đạn lằng nhằng dễ hóc trong thời buổi rèn là chính-phay là quýt sờ toọc (cái này là điểm độc đáo riêng, hậu quả của cái băng đạn), năng lượng đầu đạn rất thấp trong thời buổi thứ đó là quan trọng.

Krag-Jørgensen ra đời năm 1886. Ở Mỹ, nó được chấp nhận trang bị năm 1892 với License của Springfield, chính là Springfield Model 1892.

Tiếp theo là một số cải tiến như chuyển băng đạn xuống dưới, chuyển vị trí que thông nòng... và cho ra model 1899. Nhìn chung là một khẩu chie cỡ đồ chơi đi săn của châu Âu được Mỹ sùng bái, thế thôi.

http://www.okiegunsmithshop.com/lvl25.html
http://www.okiegunsmithshop.com/krag92.jpg
http://patentpending.blogs.com/patent_pending_blog/2005/03/the_krag_jorgen.html
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Krag_J%C3%B8rgensen_M1892_as_tested.jpg

Đạn
http://www.stevespages.com/page8d.htm
http://stevespages.com/jpg/cd3040krag.jpg



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 13 Tháng Tư, 2008, 11:10:57 pm
phiền bác huyphuc phân tích Mauser và Springfield khác nhau về đặc điểm kĩ thuật ở chỗ nào được ko ạ

Mịe cái nhà điện, gõ 3 lần rồi.

Chuyện dài dài, ta nói dần. Mỹ thì cho đến nay vẫn có trình độ súng trường tồi tệ. Trình độ Mỹ có chỗ yếu nhất, đó là, không đặt hướng thiết kế và đánh giá đúng.


Từ nửa sau Thế kỷ 19 xuất hiện Súng trường phục vụ.
Ở mức độ thấp nhất, Súng trường phục vụ. được coi là loại súng trường được chọn dùng trang bị cho toàn quân, dễ hậu cần.

Khẩu G88-1888 thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện cả về thiết kế, sự thống nhất, đạn... Nó được thực hiện bởi một hội đồng, không hiểu sao Mauser không tham gia. Sau này Mauser mới hàn thiện súng của mình theo hướng G88 và được chấp nhận trang bị rộng năm 1898. Mặc dù vậy, G88 mang nhiều nét riêng của Mauser, một phần các đặc điểm quan trọng khác lấy từ nhiều loại súng khác ở châu Âu.

Krag-Jørgensen là một thiết kế của Na-uy, sau được Đan Mạch sử dụng. Khẩu này ở châu Âu không được sản xuất nhiều, tổng cộng suốt đời nó chỉ 700 ngàn. Nó mang nhiều nét đặc trưng của G88 và các đời Mauser, tuy nhiên, nó có một cải tiến quan trọng là dùng băng thay cho kẹp đạn. Sau vài lần cải tiến, bang đã thay thế được, riêng phần này là một tiến bộ lớn so với các súng lúc đó. Bang đạn của súng này cắm vào bên cạnh.

Krag-Jørgensen ra đời năm 1886. Ở Mỹ, nó được chấp nhận trang bị năm 1892 với License của Springfield, chính là Springfield Model 1892.

Tiếp thae là một số cải tiến như chuyển băng đạn xuống dưới, chuyển vị trí que thông nòng... và cho ra model 1899.

Hơi hám lời văn giống của 1 người quá


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: minh_mai trong 13 Tháng Tư, 2008, 11:14:20 pm
Đúng của người đó đó, đang bị treo.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Ngocvancu trong 13 Tháng Tư, 2008, 11:24:39 pm
Đúng của người đó đó, đang bị treo.
Nhớ trả lời cái vụ AMD 65 nha người đó.Thân


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: minh_mai trong 13 Tháng Tư, 2008, 11:25:21 pm
Mỹ không thể nào có "Súng trường phục vụ" đúng nghĩa. Vẫn mạnh ai nấy làm , mạnh ai nấy trang bị...

Springfield Model 1892 tỏ ra quá yếu, lắp băng chậm... mà không cải tiến được. Mỹ thuê Mauser thiết kế phiên bản mới, Springfield Model 1903. Tuy nhiên cũng như MBT70 của Thế kỷ 20, bản thiết kế thuê này bị cắt đầu cắt đuôi rồi cũng phò phạch.

Súng có máy khá giống Mauser, nhưng phần giá trị nhất là cái khóa an toàn trên kim hỏa kiểu Mauser lại không có. Động năng đầu đạn (tiêu chí nổi trội hồi đó) yếu hơn Mosin và Mauser. Đạn 03-06 Springfield giống đạn Mauser nhưng dùng thuốc nổ Cordic của Mỹ.

Súng có tuổi thọ phục vụ rất thấp, nó sớm được thay bởi cạc bin nhẹ (bản thân súng Springfield Model 1903 cũng có động năng đầu đạn chỉ như các phiên bản cạc bin nhẹ của Mauser và Mosin). 

Vả lại, súng cũng không bao giờ là Súng trường trang bị, Súng trường phục vụ thật sự, vì còn rất súng khác cạnh tranh cùng thời.

Đạn
http://www.oldammo.com/february05.htm
http://www.inetres.com/gp/military/infantry/rifle/30_ammo.html

Ban đầu, súng dùng đạn 30-45, còn gọi là đạn 30-03 (đạn 0,3 inch năm 1903). Tuy cùng là đạn 0,3 inch nhưng con này thực ra là 7,82mm (0,308 inch) do khác nhau về quy định rãnh xoắn. Sau đạn được cải thành 30-03 (đạn 0,3 inch năm 1906) giống như những cải tiến trước đó của đạn Mauser và Mosin. Kiểu mới có tên thông dụng hơn là Springfield 7,62x63mm .

45-70, 30-40 Krag, 30-03, 30-06.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/moi_4_2008/Springfield/ddanj_sungs_truwowngf/Springfield_4570_3040Krag_3003_3006.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: minh_mai trong 14 Tháng Tư, 2008, 10:57:52 am
Súng trường phục vụ qua nhiều thời kỳ biến đổi khác nhau.

Súng trường phục vụ không hoàn toàn.
Springfield Model 1892 và Springfield Model 1903 và tất cả các súng trường khác của Mỹ, kể cả M16. Chúng không đạt những đặc điểm quan trọng nhát của một Súng trường phục vụ, ví dụ, được thiết kế để sản xuất trong nhiều điều kiện khác nhau, license do các cơ quan nhà nước nắm giữ, bản thiết kế được hoàn thiện trong một quá trình dài, được các thợ làm súng, chiến binh, sỹ quan và kỹ sư thổi hồn vào.

Các phiên bản Springfield 1892 và 1903 đều là những đứa con hoang của dòng Mauser.

Springfield Model 1892 là Krag, phiên bản "tiền Mauser"-"tiền G88", được cải tiến từ các phiên bản Mauser trước G88. Một phát triển riêng của Krag là băng, với mục tiêu là nạp đạn nhanh không cần kéo khóa nòng. Tuy nhiên, sau khi G88 ra đời thì nó lại nạp đạn quá chậm so với khẩu "Súng Hội đồng" G88 vẫn dùng kẹp đạn, điều đó đã chứng minh sức mạnh của các Hội đồng thiết kế súng trường phục vụ.
Một nhược điểm lớn của Krag là kết cấu ổ đạn-khóa nòng không thể tăng được áp suất buồng đạn, đồng thời, thuốc nổ Cordic (thuốc súng thừng, được chế tạo đối phó với các thuốc súng đúc viên điều khiển phản ứng cháy của Đức) chứng tỏ khả năng điều khiển phản úng cháy tồi. CŨng có thể, mỗi loại đạn cần một hình dáng kích cỡ viên thuốc khác nhau mà các nhà khoa học Mỹ không tính toán-thử nghiệm được. Thời điểm đó, động năng đầu đạn lại là hướng phát triển số một, mà Krag (Springfield Model 1892) sau nhiều nỗ lực không thể cải thiện được buồng đốt.

Springfield Model 1903 là phiên bản thuê Mauser thiết kế để khắc phục điều trên. Không hiểu sao, phiên bản này không sao chép Mauser nguyên si mà lại thu nhỏ sức mạnh, yêu cầu lớn nhất thời đó. Lúc này, Mauser đã được chấp nhận trang bị 5 năm với bản 1898 và bản cạc bin K98k. Springfield Model 1903 bắn đạn nhẹ 150 grain đạt 800m/s, trong khi đó, các đạn nhẹ của Mauser và Mosin đều đạt trên 900m/s, các đầu đạn nặng bắn nòng ngắn thông dụng đạt 850m/s. Có lẽ, "tiếp thị quốc gia" đã xuất hiện ngay từ lúc này, bộ máy tuyên truyền giấu biến chuyện đây là phiên bản thuê Mauser thiết kế Springfield Model 1903, cũng như ngày nay giấu biến chuyện M1 là đứa con hoang của Leopard 2, các chú ngộ độc tha hồ tự hào với đặc sản dân tộc, quốc hồn quốc túy Springfield và M1.

Và dĩ nhiên, đệ tử lớn nhất mọi thời đại của Mỹ là Tầu Tưởng nó ném mịe nó con hoang Springfield đi mà tìm G88, G98 dùng. Dù Tầu Tưởng có copy Mauser trong nhưng khu xưởng tồi không thể tồi hơn thì đó vẫn là con đẻ.

Không được thiết kế kỹ và chỉ có thể sản xuất trong những điều kiện cực kỳ tốt, vai trò của Springfield quá mờ nhạt trước Mosin và Mauser. Ví dụ, đến 1904 đã có 4 triệu Mosin được chế tạo, so sánh với 843,239 Springfield model 1903 được chế tạo cho đến đầu Thế chiến 1. Springfield model 1903 được thay thế quá sớm trong thập niên 193x bởi cạc bin nhẹ, trong khi đó, Mauser và Mosin thậm niên này lại hoàn thiện đời mới của mình (chúng cũng được gọi là cạc bin nhưng động năng đầu đạn lại hơn phiên bản súng trường Springfield model 1903). Số lượng sản xuất của Springfield model 1903 chỉ bằng phần chục của Mosin hay Mauser.

Súng trường chiến đấu.
Một súng trường phục vụ phải là một khẩu súng được một hội đồng nhà nhước thiết kế, được tuyển chọn các thiết kế sao cho binh lĩnh và sỹ quan khoái nhất, điều khó nhất là tính năng ưu việt nhưng lại phải sản xuất được trong những điều kiện rất khác nhau. Nhờ đó, huy động được sức mạnh quốc gia cung cấp vũ khí chính cho mặt trận trong những điều kiện rất khác nhau.

Khẩu Súng trường phục vụ đầu tiên là G88 1888. Khẩu này còn được gọi là súng hội đồng, vì được thiết kế từ "Hội đồng vũ khí cầm tay" của Phổ. Nga lập "Hội đồng súng có ổ đạn trong" và cho ra Mosin. Mauser ban đầu không hiểu sao không tham gia "Hội đồng vũ khí cầm tay", nhưng sau đó thiết kế theo hướng G88 và cho ra G98 (Mauser).

Khả năng sản xuất trong những điều kiện khác nhau thì khỏi bàn, Mauser được Tưởng chế tạo trong những điều kiện không thể tồi hơn, kể cả phiên bản mới nhất Trung Chính (những năm 193x).

Những khẩu súng trường phục vụ ban đầu là Súng trường chiến đấu. Phục vụ chiến thuật bắn phát một từ trong hào tương tự súng bắn tỉa ngày nay.

Súng trường hạng nặng.
Kiểu chiến đấu như vậy càng ngày càng cần tầm xa, yêu cầu chính xác và động năng đầu đạn. Vì vậy, những súng trường chiến đấu mạnh đều thuộc hàng Súng trường hạng nặng.

Súng trường tự động.
Kiểu lên cò tay bolt action được thay bởi nạp đạn tự động.



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Krongen trong 16 Tháng Tư, 2008, 04:11:09 pm
Mà hình như đạn Ak cũng có 2 loại: lõi đồng(mấy nước Đông Âu xài) và lõi thép(Nga, VN) thì phải ???, em nghe đạn lõi thép mạnh hơn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Krongen trong 07 Tháng Năm, 2008, 03:05:39 pm
Coi Discovery Chanel thấy có cái áo chống đạn mà đạn AK bắn ở tầm gần cũng không lũng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 08 Tháng Năm, 2008, 06:46:24 pm
Coi Discovery Chanel thấy có cái áo chống đạn mà đạn AK bắn ở tầm gần cũng không lũng.

Bạn muốn xem thì lên youtube rất nhiều đọan so AK47-M16

Đạn AK luôn xuyên tốt hơn, xung lực mạnh hơn đạn M16.

 Trong thử nghiệm AK74 vs M16 trên youtube, viên M16 bị mắc lại trong các tấm gỗ cản, còn AK74 bắn xuyên sâu hơn khỏang 25% quãng đường và ... bay biến đi đâu mất (xuyên thủng và bị lệch hướng, bay ra ngòai).

Trong thử nghiệm AK47 vs M16 trên youtube, khi bắn qua khối gỗ dày khỏang 20cm, viên M16 nằm lại, viên AK47 xuyên tóac khối gỗ.

Cái áo chống đạn AK bắn không lủng thì M16 cũng bó tay tòan tập. Tuy nhiên xung lực đạn AK mạnh hơn nhiều, đạn không xuyên thì người mặc áo cũng như bị quai búa tạ. Đạn M16 xung lực kém hơn và dễ bị vỡ, không tạo được chấn động mạnh khi không xuyên.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Năm, 2008, 01:11:07 am
Coi Discovery Chanel thấy có cái áo chống đạn mà đạn AK bắn ở tầm gần cũng không lũng.

Bạn muốn xem thì lên youtube rất nhiều đọan so AK47-M16

Đạn AK luôn xuyên tốt hơn, xung lực mạnh hơn đạn M16.

 Trong thử nghiệm AK74 vs M16 trên youtube, viên M16 bị mắc lại trong các tấm gỗ cản, còn AK74 bắn xuyên sâu hơn khỏang 25% quãng đường và ... bay biến đi đâu mất (xuyên thủng và bị lệch hướng, bay ra ngòai).

Trong thử nghiệm AK47 vs M16 trên youtube, khi bắn qua khối gỗ dày khỏang 20cm, viên M16 nằm lại, viên AK47 xuyên tóac khối gỗ.

Cái áo chống đạn AK bắn không lủng thì M16 cũng bó tay tòan tập. Tuy nhiên xung lực đạn AK mạnh hơn nhiều, đạn không xuyên thì người mặc áo cũng như bị quai búa tạ. Đạn M16 xung lực kém hơn và dễ bị vỡ, không tạo được chấn động mạnh khi không xuyên.

Không phải so bì.
M16 đã có rất nhiều cải tiến theo hướng AK, nhưng về nguyên lý thì chưa bao giờ trở thành súng trường cả, mãi vẫn là súng ngắn bắn nhanh. Chất lượng thì khỏi bàn đi.

"súng trường" là vũ khí chính của quân đội. người tầu gọi là "bộ thương", thương vừa là "giáo", vừa là "súng", chỉ vũ khí chính của quân đội. Nó khác "súng ngắn" chỉ là đồ ăn chơi oai là chính, "súng trường" có nhiệm vụ giết người là chính. Một súng "trường tấn công" "assault rifle" khác với "súng trường hạng nặng" như SVD, cũng khác với "súng ngắn bắn nhanh" "sub machine gun". Nó cần có sức giết người của súng trường và uy lực khi sung phong của súng máy nhẹ. Các yêu cầu chính:
Tầm bắn hiệu quả 200-450 mét (AK=250 mét), tầm sát thương đến trên 1000 mét để đôi khi thay nhiệm vụ "súng trường chiến đấu".
Tốc độ bắn liên thanh cỡ trên 100 đến vài trăm phát phút (tốc độ này được tính kỹ, để tiếp kiệm đạn, mỗi trận chiến  dạng tiến công mỗi lính chỉ mang cùng lắm là 7kg đạn=4 băng ak).
CHọn được chế độ bắn. Đây là điểm quan trọng, để súng máy trở thành súng trường. Do rất ít đạn khi tấn công nên chức năng này quyết định vũ khí là đồ ăn chơi cho oai hay là đồ chiến.
Ở chế độ súng trường, cần có ưu thế tốc độ bắn cao



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: SaoDoLienXo trong 14 Tháng Năm, 2008, 07:47:56 pm
Mấy bác cho em hỏi AK băng đạn kép thì hoạt động thế nào. Em thấy lính Nga hay dùng AK hai băng đạn được quấn băng dính. Thế thì làm sao đạn từ băng thứ hai lên nòng được
Đây này
(http://home.planet.nl/~rouw0062/dcdbase/images/fa/ar/fa_ar_ak74_1.JPG)
(http://www.militaryfactory.com/smallarms/imgs/ak74.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Năm, 2008, 07:52:31 pm
Bắn hết, tháo ra, đảo đầu, lắp băng đầy vào bắn ;D
Không chỉ Nga mà Vịt và nhiều nước khác cũng có cái mẹo vặt rứa.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Năm, 2008, 07:56:36 pm
  "Mẹo vặt" này tiết kiệm ối thời gian so với cách nhét hộp tiếp đạn trong bao-xe. ;D Trong tác chiến, hơn kém nhau vài giây có khi đã quyết định sống hay chết rồi!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 18 Tháng Năm, 2008, 02:07:22 am
khi ngắm súng tiểu liên AK để tăng mức độ trúng, chụm trên mục tiêu đòi hỏi người bắn phải nắm chắc và thực hiện tốt các yếu tố nào ??? đây là câu hỏi thảo luận môn GDQP, mọi người trả lời giúp e ::) :'( ;)



Bằng, Chắc, Đều, Bền! và đạn đã phải lên nòng! hehe


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 18 Tháng Năm, 2008, 03:28:10 pm
Bắn AK bài một để dễ bắn thường để thước ngắm thấp, ngắm vào đáy bia, đạn ăn lên điểm 10, cách điểm ngắm 20 phân (một gang). Đáy bia là điểm ranh giới đen trắng (bia màu đen), rất dễ nhìn, chứ vòng 10 khó định vị. Vị trí đáy bia chính là vị trí cái rốn. Mục tiêu bài 1 là bia số 4, Bia số 4 là bia bán thân, bao gồm ngực, đầu và chút bụng, tượng trưng người ngồi khuất đất phần dưới. Trước đây thằng nào 30 điểm là được đi tranh thủ về gặp bạn gái tí.

Vậy mấy có mấy câu thơ "yếu lĩnh dễ nhớ", luyện quân tu thân:

Mục tiêu số 4
Cách rốn 1 gang
Xạ thủ sẵn sàng
Lên cò nhả đạn.


 ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D

AK VS M16
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.0


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 19 Tháng Năm, 2008, 03:53:51 am
Đoạn này không dặt bên VS được, vì một chiều quá. Doạn này nói về công nghệ làm thuốc.

Nhu cầu kéo dài nòng súng và nhẹ.
Cuối thế kỷ 19, Đức đẻ ra công nghệ làm thuốc phóng. Trước đó, nhiều loại thuốc phóng mới đã được thay cho thuyốc nổ đen truyền thống, như các hỗn hợp của TNT, bông thuốc súng, trinitrô glyceryl..., nhưng người  ta chưa điều khiển được tốc độ cháy của chúng. Đặc trưng của thời đại thuốc nổ đen là thuốc chỉ cháy ở đoạn buồng đốt ngắn, do thuốc cháy quá nhanh, không điều khiển được phản ứng cháy. Do đó, phần nòng kéo dài của súng trường có ít tác dụng đẩy đạn, súng nặng mà yếu. Súng nặng do cái buồng đốt phải dầy quá đáng và tạo ra loại hải pháo ngắn tũn, gù lưng, nặng 50 tấn bắn xa vài km.
Loại pháo nòng tũn này gọi là "nòng dầy".
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg21793#msg21793

Như cầu cho thấy, cần một loại thuốc cháy điều khiển được tốc độ cháy. Phải làm sao cho nó cháy đều trong khoảng thời gian đạn di chuyển trong nòng, nhờ đó, áp suất buồng đốt không tăng quá cao. Ước mơ của các nhà làm súng là làm sao áp suất đồng đều suốt thời gian đạn ở trong nòng. Đạn chuyển động nhanh dần đều, nên nếu như vậy, tốc độ cháy của thuốc phải phù hợp với tốc độ đạn. Ước mơ này chỉ cần thực hiện được một phần, là nhiệt độ áp suất khí thuốc giảm nhưng chậm, đã là lợi lắm rồi.

Những nguyên liệu quý để làm thuốc cháy điều khiển được là Bông thuốc súng (TriNitrô Celluloz) TNT (TriNitrô Tôluen) đều không được tôn trọng, lý do là người ta đánh giá chúng yếu hơn loại thuốc nổ thông dụng hồi đó là TriNitrô glyceryl.

Chỉ đến thập niên cuối cùng của Thế Kỷ 19, người Đức mới đưa những kỹ thuật điều khiển tốc độ cháy vào thực tế. Quyết định của việc này là xuất hiện "Súng trường phục vụ", "service rifle", nó được hiểu là một khẩu súng mà kỹ thuật của nó thuộc về sở hữu toàn quốc. Súng được phát triển bởi nhà nước, do nhà nước nắm license, được trang bị như vũ khí chủ lực của quân đội. Nhờ đó, súng được phát triển kỹ thuật chỉ vì phục vụ lợi ích quân đội, không vì lợi ích của hãng nào. Súng được tập hợp những nhà khoa học lớn toàn quốc tham gia thiết kế thử nghiệm, tập hợp được những đỉnh cao công nghệ. Súng cũng được những người lính nhiều kinh nghiệm nhất đánh giá, dể tích vào đó đỉnh cao của thiện chiến.

Trước đây, người Nga thế kỷ 18 đã có Hội Đồng KHoa Học Pháo Binh, nhưng giai đoạn này chính quyền Nga không còn nhanh nhẹn khỏe mạnh như trước. Háng thiết kế súng danh tiếng của Đức là Mauser tự kiêu, không tham gia vào khẩu "service rifle" đầu tiên là G88, tuy nhiên, hãng này sau đó đã nắm được ưu thế của các Hội Đồng, cải tiến khẩu Mauser và đưa nó thành súng Hội Đồng kế tiếp, khẩu G98.

Giải pháp
Các nhà bác học Đức đã tìm ra định luật cháy của thuốc viên. Người ta cố gắng tạo ra những loại thuốc viên có thành phần đồng nhất và rất bền chắc, không vỡ khi bắn. Khi đó, trong một đoạn đồ thị rất dài, tốc độ cháy tỷ lệ thuận nhiệt độ tuyệt đối, nhân với áp suất, nhân với tổng diện tích bề mặt của khối thuốc. Nếu như giữ được diện tích bề mặt của khối thuốc ổn định, thì mỗi phát bắn sẽ có tốc độ cháy ổn định với một loại đạn có khối lượng xác định. Khi áp suất tăng quá, đạn đi nhanh, áp suất giảm, giảm tốc độ cháy. Ngược lại, khi áp suất quá thấp, đạn tăng tốc chậm và áp suất tăng, đẩy cao tốc độ cháy. Khi viên đạn nặng quá khối lượng tới hạn, tốc độ cháy sẽ chuyển lên vùng trên, cháy rất nhanh và có thể vỡ nòng.

Đến lúc này, những TNT và bông thuốc súng bị coi thường tự nhiên trở nên quý giá. Chúng đúc được viên có độ bền cơ học rất cao. Pháo thường dùng viên hình trụ rỗng, khi cháy, trong ra ngoài vào ít giảm diện  tích, đồng thời viên thuốc rất bền chắc. Súng cối và súng nhỏ hay dùng thuốc dẹt.
Với bông thuốc súng, người ta giặt qua rồi hòa tan vào một dung dịch kiềm thành một thứ nhão, nhờ đó trung hòa hết axit-nguyên nhân bốc hơi ôxi nguyên tử làm tốc độ cháy không ổn định. Hỗn hợp sau đó được nén qua máy đùn, đùn qua khuôn thành viên nhỏ, sất khô. TNT thì thật tuyệt vời, nó có năng lượng không đến nỗi quá thấp như bông thuốc súng, không chắc bằng, nhưng lại ổn định cháy hơn. Thuốc dễ đúc ở nhiện độ trên 80 độ C thành viên tùy thích. Cũng có thể hòa thêm các thuốc mạnh hơn vào TNT lỏng mà cho ra những loại thuốc có tốc độ cháy khác nhau.

Pháo bi giờ có khái niệm "áp suất tống đạn" và "liều trước". Đạn có gờ, phải dủ áp suất phá gờ đạn mới bay đi, nhờ đó đạn chỉ chuyển động khi tốc độ cháy đã ổn định. Liều trước tạo áp suất ban đầu rất nhanh, khi đạn chưa kịp bay đi, khởi động liều chính là thuốc viên trong tốc độ cháy ổn định. Liều trước thường dùng bằng các thuốc cháy nhanh như thuốc bột, thuốc dẻo, ví như nitro-glyceryn hay sau này là RDX, HMX.

Nhờ điều khiển được, người ta đưa ra pháo "nòng mỏng". Áp suất buồng đốt không tăng quá cao, thời gian cháy thuốc lâu. Nhờ đó mà làm mỏng được buồng đốt và kéo dài được nòng. Có thể nhồi rất nhiều để bắn sơ tốc lớn. Khoảng 1903-1905, Đức đưa vào pháo bắn đạn xuyên. Còn khoảng thập niên 189x, Nga và Đức cho ra Mauser và Mosin lừng danh.

Một trong những khó khăn của loại thuốc mới là nó không hề có công thức, hình dáng cụ thể. mà mỗi loại đạn, cần thiết kế lại những cái đấy cho chúng. Để thay đổi tốc độ cháy, người ta thấm cho chúng các chất làm chậm, thay đổi kích thước, thay đổi hình dáng viên thuốc.  Người ta cũng trộn một vài loại viên thuốc, hoặc một phần là thuốc bột, thuốc dẻo cháy gần như tức thời, ví dụ TriNitrô glyceryl, thuốc nổ đen, hay anh em thuốc nổ đen là nhôm và nitrát amôn... Những phương pháp điều khiển phức tạp như vậy cần hàng loạt những phương pháp tính toán bí truyền, thử nghiệm bí mật và không ít thiết bị hiếm.


Ưu thế của "service rifle".
Nước Mỹ không bao giờ có "service rifle", và lập tức bộc lộ nhược điểm trước Mauser, Mosin và sau đó là AK. Đứng trước sự tiến bộ của các súng khác, Mỹ cũng có ý định thống nhất súng, cho ra M1892. Đây là khẩu súng do Springfield nắm license nên còn gọi là Springfield Model 1892-99. Thực chất đó là sao lại khẩu Krag-Jørgensen của Nauy. Tuy nhiên, cũng như các súng khác sau này, nó không bao giờ được chấp nhận trong toàn quân Mỹ, đừng nói là sở hữu, phát triển công cộng.

Một trong những nhược điểm lớn là thiếu bí mật về thuốc viên vững chắc và công thức tính tốc độ cháy. Lúc bí giờ, rất ít những nhà bác học lớn sử dụng được phương pháp này, không những thế, người ta chỉ tính được một phần rồi đem thử nghiệm. Lúc bấy giờ, máy tính của Nga là những "trung đoàn tính toán", và dĩ nhiên, "ngôn ngữ lập trình" và "thuật giải", cách chia việc cho trung đoàn này, cũng là một môn bí truyền. Không tính được và mỗi vài hãng, dù lớn đến mấy, cúng khó mà đủ sức thực hiện phần thử nghiệm, cần khối lượng công việc lớn và sự tham gia đông đảo của các nhà bác học cũng như thiết bị đặc biệt.

Sử dụng "Thuốc nổ đen siêu cấp"-thuốc nổ dẻo, không quan tâm đến thuật phóng, mặc dù tên là thuật phóng
Lúc này, thuốc nổ của Nobel đã chứng minh nhược điểm khi đẩy đạn đi trong súng trước các thuốc nổ mới xuất hiện ở Đức, Nga, Hung. Tuy nhiên, rất nhiều nhà bác học, trong đó có Nobel, không nhìn thấy các tính chất bí mật của thuốc mới, họ chỉ quan tâm đến thành phần, khói... và cho đến tận ngày nay người Mỹ vẫn thường đánh giá thuốc bằng ... năng lượng trên khối lượng. Nói một cách khác, Nobel và một số nhà bác học của Anh, Mỹ cần đối đầu với hàng loạt súng trường bắn đạn có vỏ mới, tìm mọi cách chế ra loại "thuốc nổ đen cao cấp", không khói, năng lượng cao, và không quan tâm đến việc điều khiển tốc độ cháy.

Ballistite
Năm 1887, Nobel đưa ra Ballistite (thuật phóng), có thể hiểu là thuốc súng, chứa 10% long não (camphor) và phần còn lại 45% nitro-glyceryn và 45% bông thuốc súng. Bông thuốc súng được giặt kỹ theo phương pháo cổ, chứ chưa biết đúc kiềm (vì chưa viết giá trị của viên độ bền cao). Hỗn hợp được hoà tan trong cồn hay ête-ether, ép đùn thành sợi và sấy khô. Long não chính là chất thay thế cho kiềm bên trên, thật sự Nobel không giải thích được hiện tượng cháy không ổn định của Bông thuốc súng, và đã dùng thứ này. Thực chất, nó có tính kiềm, trung hòa các ion axit, kẻ tạo ra HNO3, thứ này lại làm xuất hiện oxy nguyên tử, gây cháy không ổn định. Nhưng Nobel đã giải thích sai theo một quan điểm sai, ông cho rằng chất đó dễ bay hơi và hơi đó hấp thụ cái gì đó.

Poudre B
Poudre B là hỗn hợp nitro-glyceryn và bông thuốc súng của Pháp, Paul Vieille, 1884. Nobel đã cải tiến hỗn hợp này bằng 10% Long Não như vậy. Đây là cách sử dụng bông thuốc súng nguyên thủy nhất, người ta giặt đi giặt lại nó, giặt rồi lại sấy hàng chục lần. Nỗ lực tốn công và ít hiệu quả đó là do chưa giải thích được nguyên nhân của việc nó dễ bắt cháy và cháy không ổn định. Thực chất, Bông thuốc súng được tạo ra từ phản ứng của axit HNO3 pha với H2SO4 đặc, sau khi phản ứng sau còn dư nhiều ion axit. Các thuốc nổ viên trung hoàn lượng axít này bằng cách hòa tan trong kiềm như trên.

Ngay cả Nobel khi giải thích quảng cáo, cũng hoàn toàn không nhắc đến việc điều khiển phản ứng cháy bằng viên thuốc rắn, ổn định tổng diện tích bề mặt. Ông chỉ cho rằng, đây là loại thuốc nổ mạnh gấp 3 thuốc nổ đen và không có khói. Điều đó cho thấy, kỹ thuật thuốc viên vẫn là một bí mật đặc biệt khi Mosin và Mauser ra đời, Nobel và các nhà thiết kế súng Anh Pháp Mỹ Ý không hề quan tâm. Khẩu Ý M1890 Vetterli đã dùng thay cho khẩu M1870 thuốc nổ đen.
Lúc đó, hàng loạt các nước ồ ạt cố tìm ra những loại thuốc nổ mới thay thuốc nổ đen, mà hoàn toàn không chú ý đến tính bền cơ học, diện tích bề mặt và dĩ nhiên, không thể nghiên cứu toán học về những thứ đó. Anh Mỹ cũng đưa ra những bản thuốc súng mới của mình, đều theo hướng thuốc nổ dẻo, mạnh và không khói.

Ngày nay, đến trẻ con cũng có thể cười khi biết ai đó dùng thuốc nổ dẻo để nhồi liều phóng. Nhưng ngày đó, ai mà dám cười Nobel  ;D ;D ;D ;D ;D ;D. Nhà bác học già bằng uy tín vĩ đại của mình đã kéo vẹo đạn Anh Mỹ ra khỏi chân lý.  ;D ;D ;D

Cordite
Thay cho việc lập "Hội Đồng Súng..." như Nga và Đức để chế Mauser và Mosin, cái thời lập hội đồng này người Anh chỉ khiêm tốn lập hội đồng be bé, "Explosives Committee", hội đồng thuốc súng. Hội đồng được dẫn đầu bởi Frederick Abel, ông cùng James Dewar cho ra Cordite năm 1889. Đây đưa ra một thuốc nổ dẻo hoàn toàn đúng nghĩa. 58% nitrôglyeril-nitroglycerine, 37% bông thuốc súng và 5% vaseline-mỡ nhão. Hỗn hợp cũng được hoàn tan trong dung môi, ép đùn thành sợi nhỏ, sợi uốn quấn vào nhanh nên gọi là thuốc nổ thừng, "cord powder", Cordite.  Đây là phiên bản "Cordite MK-1".
Ngày nay, thật hài hước khi lấy thuốc nổ dẻo làm thuốc súng. Nhưng ngày đó như vậy. Cho đến giờ, phương Tây vẫn thường cười nhạo vũ khí Nga-Đức, hoặc tự vỗ ngực vũ khí của họ cũng sánh với Nga-Đức. Nhìn lại cái hồi lấy thuốc nổ dẻo làm thuốc súng sao mà hài hước. Sau gần một thế kỷ cố cạnh tranh với Nga Đức, ngày nay thì Anh Mỹ Pháp Ý đều dùng súng Đức trong xe tăng, cũng có thể họ thích súng Nga, nhưng không nói ra  ;D ;D ;D. Chả ai thích súng tăng Anh Mỹ cả, trừ mấy thằng bại não.  ;D ;D ;D

Chuyện thuốc nổ viên này Nga và Đức cứ im ỉm, kệ mịe các nước khác vỗ ngực. Và hồi đó thì Mỹ hua khẩu M1892, M1903 lên và cười Mauser lạc hậu, Mosin thô kệch. ;D ;D  Pháp thì cho đến tận trước khi chết năm 1940 vẫn huyênh hoang với hàng đàn cánh cam nòng tũn, cười nhạo xe tăng nòng dài của Đức... là xấu ;D ;D ;D. Pháo hạm anh thì Bismark cho chỉ một chưởng là gẫy đôi ;D ;D. Thật ra thì Mauser và Mosin cũng có nhiều thứ khác ngoài thuốc. Và thuốc nổ viên bền chắc còn dùng cho nhiều súng. Hàng loạt các súng ngắn, dài, máy, phát một, đại bác nòng dài, lựu pháo gọn nhẹ... đặc sắc nhất là các khẩu siêu pháo của Đức... xuất hiện thời Thế chiến I.
Không những thế, những khẩu pháo nhỏ cũng có tính năng "siêu", do thuốc cháy chậm, nhồi nhiều, nòng dài và sơ tốc rất lớn, hồi đó có những khẩu 75mm bắn xa 20km.
Cho đến hết Thế Chiến I, Anh Mỹ ý thức được thuốc phóng của họ tồi ở cái gì đó, đưa ra phiên bản cải tiến "Cordite RDB" vẫn là thuốc nổ dẻo sấy khô.  ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D


Nhược điểm của Cordite
Thể hiện trong các phiên bản M1892 và M1903 (Mauser mà không Mauser).
Chúng có cấu tạo hình học rất khá, học được rất nhiều thứ của các đời Mauser. M1903 thì chính do Mauser thiết kế. Đến phiên bản đạn 03-06 năm 1906 thì đã có hình dáng giống của Mauser và Mosin năm 1898: đầu đạn dài nhọn bọc kim loại mềm. Đạn 03-06 hình dáng giống hệt đạn Mauser, chỉ khác có là nhồi Cordite.

Tuy nhiên, M1892 qua nhiều lần cải tiến liên tục vẫn không thể nâng được động năng đầu đạn. Có làm đạn to thì chỉ một là vỡ nòng, hai là súng nặng ụch ra. M1892 ra đời cùng với Mosin và Mauser, nhưng sớm bị thải hồi năm 1903, trong khi Mosin và Mauser còn thọ 100 năm nữa.
Phiên bản M1903 và đạn 03-06 cũng vậy, vào những năm 193x dớm bị thay đổi.

Không riêng gì Cordite, nhiều loại thuốc nổ khác ra đời vào những ngày xuất hiện Mosin và Mauser đều chung một nhược điểm, chúng vẫn chỉ là thuốc nổ cổ, chưa có hình dáng và độ bền cơ học (thuốc dẻo). Cái cải tiến duy nhất của chúng so với thuốc nổ đen là năng lượng cao và không khói. Phản ứng cháy nhanh làm súng rất nặng mà yếu. Mọi người a dua a tòng chế đạn có vỏ mà không nắm được bí quyết bí mật của Nga và Đức.

Cordite tiến bộ nhát trong số các thứ đó. Một vài thử nghiệm quy mô không đạt đã cho thấy nó có thể cháy chậm hơn thuốc nổ khác, thuốc đã có thể coi là thuốc viên (dạng mỳ sợi dài). Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không nắm được quy luật cơ sở của được phản ứng cháy, đưa ra một hình dáng thuốc viên trái với đúng đắn. Thứ nhất là độ bền cửa "viên" được kết dính bằng mỡ vadơlin, nó nát vụn ra ngay khi bắt đầu cháy. Thứ hai, hình dáng sợi dài làm sợi dứt phừng phựt khi chuyển động hỗn loạn, làm phản ứng cháy mất ổn định. Cuối cùng, "viên" thuốc hình trụ cháy từ ngoài vào giảm diện tích bề mặt rất nhanh, ban đầu thì cháy nhanh, nhưng cháy chậm dần, trong khi người ta nỗ lực làm thuốc cháy càng nhanh càng lợi, vì đạn chuyển động nhanh dần và áp suất có xu thế giảm.

Như trên đã nói, các súng nhỏ, cối... không đúc được viên trụ thì làm viên dẹt. "Viên mỳ", "viên thừng" được cái là độc đáo.  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 19 Tháng Năm, 2008, 05:14:39 am
Để hiểu nòng mỏng, xem lại nòng dầy
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg21793#msg21793

Ở trên đã trình bầy, Anh Mỹ Pháp Ý sử dụng hàng loạt thuốc nổ rất nổi tiếng do những người hết sức tiếng tăm thiết kế. Còn Mosin và Mauser âm thầm dùng những loại thuốc súng không tên không tuổi. Đã thế các thuốc nổ này lại yếu hơn Ballistite, Poudre B, Cordite, tỉnh theo tỷ lệ năng lượng / khối lượng. Chúng yếu vì chúng khinh không thèm dùng đặc sản của Nobel là nitroglycerine, loại thuốc nổ mạnh. Nga và Đức chắc do ốm đói nên chỉ dùng TNT và bông thuốc súng, rẻ tiền yếu ớt  ;D ;D ;D ;D ;D.

Đây chính là thời điểm mà "Hội Đồng" và "Thương Hiệu" đối đầu, "Hội Đồng" thể hiện những ưu thế của mình. Thuốc súng dùng cho Mosin và Mauser, cho pháo trên xe tăng Nga và Đức cũng chỉ là Bông thuốc súng, TNT, Nitro Glyxêrin..., nhưng nó không có thương hiệu danh tiếng gì ;D. Đơn giản là với mỗi loại súng, mỗi loại đạn... người ta phải thiết kế lại thuốc, dùng một loại thuốc mới, và nếu có tên thì chỉ là ký hiệu. 
Các thứ thuốc "thương hiệu" ?? thực chất việc dùng chung thuốc cho tất cả các loại súng đạn là gì ?? là không có thiết kế, "siêu thuốc nổ đen", "đồ cổ thời hiện đại". Khi thiết kế mội loại súng mà không có "Hội Đồng", người ta không thể có điều kiện để thiết kế thuốc và đành phải dùng thuốc "Thương Hiệu", có lẽ từ "hàng chợ" có lúc này.  ;D ;D ;D
Ngày nay ty tỷ thằng bại não thường vỗ ngực về những loại thuốc súng danh tiếng  ;D ;D ;D mừ không biết rằng mỗi loại đạn của người ta có một loại thuốc súng thật sự, được thiết kế trên quy mô lớn, bởi những nguyên lý hoàn toàn cách mạng so với các tiêu chuẩn khôi khói và năng lượng cao.

Đến Thế chiến II thì Anh Mỹ Pháp đã quá hiểu rằng, thuật phóng trong, phương trình tính tốc độ cháy của thuốc viên rắn, quá khó với họ. Không bao giờ họ có thể chế tạo được những khẩu tiểu liên xinh xắn rẻ tiền, những khẩu pháo trên những xe tăng vô địch cả.

Thối nhất là chú Pháp, Ông Tây Phú Lãng Sa, mẹ của nhà ta. Các Thiết Giáp Hạm chỉ huy hạm đội của họ đến đầu Thế Chiến 2 vẫn dùng thuốc nổ dẻo để bắn. Không biết vì nguyên nhân gì, sau bao lời bốc phét và các lễ nghi hoành tráng, trận chiến đầu tiên của Risơliơ, đức giáo chủ bay mất nòng vì áp suất cao quá.
Trong khi đó thì từ Thế Chiến I, Tây Phú đã bị bắn bởi khẩu pháo nòng siêu dài, thời gian đạn trong nòng lên đến trên 1/10 giây.

Với mỗi loại súng và đạn cho súng đó, người ta phải thiết kế được viên thuốc thật đúng. Nếu nó nhỏ quá, áp suất tăng nhanh, đoạn nòng kéo dài vô tích sự, súng trường thành súng đoản. Nếu viên to quá thì nó cháy không hết và chói lòa lên ngoài nòng như pháo hoa, trong khi đạn rơi bộp. Khi đã có cấu tạo các viên thuốc đó rồi thì sản xuất chúng thật đơn giản, nhưng để có điều đó thì không đơn giản.

Nhà kỹ thuật tài hoa thiết kế được các viên thuốc sao cho đồ thị phản ứng cháy đồng đều nhất. Nhờ đó, nòng súng gọn, nhẹ, bền mà mạnh mẽ. Không có điều đó thì người ta phải đổ cái nòng súng to tướng để đảm bảo bắn được mọi loại đạn thiết kế ẩu, hay giảm động năng đầu đạn...

Mỹ ngày nay chán không làm pháo xe tăng nữa, trừ mấy thằng bại não cứ tưởng Mỹ thiết kế pháo xe tăng vô địch, nó chán được hơn 60 năm rồi. M16 với AK cũng vậy. AK-47 ra trước 20 năm, đạn to hơn, vật liệu tồi hơn, nhưng lại gọn nhẹ ngắn nòng.  ;D ;D ;D ;D thế mới đểu chứ.

http://www.gun-world.net/china/rifle/1956ar/1956.htm

Đạn AK "7,62x39R" M43 (model 1943). Các chú bại não thường cho răng AK sao chép của MP44  ;D ;D trong khi bản vẽ phác thảo của AK cùng tiêu chuẩn đạn đã có từ thời MP44 còn ở trong ý tưởng.  ;D ;D ;D

Đạn không gờ.

đường kính nhoài đầu đạn 7,90 mm (0.311 in)
đườn kính rãnh 8,64 mm (0.340 in)
đường kính vai đạn 10,01 mm (0.394 in)
đường kính hông đạn 11,25 mm (0.443 in)
đường kính vành sau  11,30 mm (0.445 in)
vỏ đạn dài 38,65 mm (1,522 in)
cả đạn và vỏ dài 55,80 mm (2.197 in)

Sức mạnh
tầm 100 mm xuyên thép 6mm, 150mm mét xuyên tường, 300mm đất đắp, 400mm gỗ. không thử nghiệm ;D nhưng có thể đoán là xuyên qua hai cái bụng người, 600mm thịt. Tầm 500 mét nó vắn bắn hỏng trực thăng. Bắn nhanh loạt ngắn trúng trên 90% trên đầu loạt mục tiêu bia số 4 ở 275 mét (tầm bắn hiệu quả). Bắn điểm xạ phát một nhanh hiệu quả 400 mét.

sức mạnh này thì M16 khóc thét. Nhưng M16 vô ngực là AK-74 cải tiến theo xu hướng nó.
Oạch AK-74 xuyên 16mm ở 100 mét, hơn 2 lần AK-47. Nói thật, M113 mất điện trước đạn AK-74 6N22, quạt ở 100 mét là bay mất vỏ M113.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.0


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 19 Tháng Năm, 2008, 08:18:22 am
Bác Thanh ( ;D) có hình đạn xuyên AK cho em xem với!



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: phuong nam trong 19 Tháng Năm, 2008, 10:19:47 am
nghe nói vào giai đoạn đầu của KCCM du kích ta rất thích khẩu ga-răng M1(không biết em có nói sai tên súng không), nhưng sau đó vất cả thay tất bằng CKC và AK, Bác cho em biết vài thông tin về khẩu này với. Cám ơn Bác Thanh nhiều


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 19 Tháng Năm, 2008, 12:58:18 pm
nghe nói vào giai đoạn đầu của KCCM du kích ta rất thích khẩu ga-răng M1(không biết em có nói sai tên súng không), nhưng sau đó vất cả thay tất bằng CKC và AK, Bác cho em biết vài thông tin về khẩu này với. Cám ơn Bác Thanh nhiều

Du kích ta thì thích tất cả mọi thứ, miễn là súng bắn được.

Garand M1 thì đây: http://world.guns.ru/rifle/rfl05-e.htm

Súng này là bán tự động trích khí trực tiếp như MAS49, dùng khóa xoay. Nói chung so với CKC thì được, đạn to hơn nên mạnh hơn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 19 Tháng Năm, 2008, 01:01:44 pm
Bác Thanh ( ;D) có hình đạn xuyên AK cho em xem với!



Ở đây có hình AK-74. Còn chiện AK-47 thì từ từ nói  ;D
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.0

M1 Garand so với CKC thì trong thời đại mới hơn đứt. Vì ngày nay, loại súng trường  bắn phát một bán tự động không còn dùng như súng chủ lực nữa, mà dùng vào các mục đích riêng phụ, ví như bắn tỉa, M1 đạn to tầm xa. Cái này thì dĩ nhiên là M1 Garand hơn CKC, CKC hơn AK và M16, Mosin Mauser lại hơn M1 Garand.  ;D ;D
Cái nhiệm vụ chính thì CKC có lợi điểm là gọn nhẹ nhanh, mang dược rất nhiều đạn, duy trì thời gian chiết đất rất lâu... bền chắc ổn định... thì thất nghiệp, vì bi giờ chằng ai dùng CKC để tấn công, ngay cả du kích cũng vậy.

Chiện cải tiến cải lùi này là xu hướng chung, đến cuối Thế Kỷ 20 mới mâu thuẫn nặng nề, buộc Nga ở Chéc phải thực hiện một cuộc cách mạng nhỏ về cơ cấu súng. Lúc này, súng trường cứ bé mãi và đã đến lúc không thể là súng bắn tỉa được nữa. Vậy nên người ta quay lại súng trường chiến đấu, dùng cỡ nòng khổng lồ 12,7mm của Thế Kỷ 19, làm súng bắn tỉa, và buộc phải có loại lính mang hai ba súng. Điều này cũng sử lý đơn giản thời cơ giới.
Thấy Mỹ ở Afghan cũng thử nghiệm một kiểu, nhưng vẫn là súng thử nghiệm.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: selene0802 trong 19 Tháng Năm, 2008, 11:18:20 pm
Các bác cho hỏi luôn, GP 25 với GP 30 khác nhau chỗ nào ạ ? ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 20 Tháng Năm, 2008, 12:48:07 am
Các bác cho hỏi luôn, GP 25 với GP 30 khác nhau chỗ nào ạ ? ???

Như nhau thôi, như là AK-47, AK-S, AKM...
GP-25 được chấp nhận trang bị năm 1978, nó được phát triển trong những năm 196x rồi dừng, đến năm 1975 phát triển thử nghiẹm phiên bản cụ thể.

GP-30 năm 1989. Nó thiết kế thông minh hơn, đơn giản hơn, chế tạo dễ hơn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 20 Tháng Năm, 2008, 01:58:29 am
Đến sau Thế chiến II thì Anh Pháp Mỹ phát chán những loại thuốc súng danh tiếng của họ rồi, chuyển sang dùng các ký hiệu, không tên tuổi như là Nga và Đức.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24045#msg24045
Hay là họ vẫn dùng nhưng buộc phải cải tiến để đúc khuôn viên cứng. Cordite cũng có cải tiến phiên bản mới vào thời gian này theo mục đích như vậy, nhưng điều đó là thừa, vì từ lâu đã có đầy thuốc của Nga và Đức. Chỉ có phương pháp tính và thử nghiệm ra hình dáng viên thuốc đúc là hiếm thôi, Nga vẫn Đức vẫn đầy nhưng ngại không sang tên. Anh Mỹ nố lực chế pháo tăng thêm một thời gian nữa rồi chấp nhận dùng khẩu 120mm Đức. Nhiều ... thường tung hô XM256 như là một tác phẩm quốc hồn quốc túy của đất mẹ đại Mẽo, gọi là bó tay chấm côm.
Súng trường thì có thời gian cháy ngắn hơn súng tăng nhiều, nên cũng dễ đặt yêu cầu hơn so với pháo tăng.


AK ra đời năm 1943.
Lũ nợn trên internet thường nói AK xuất phát từ MP44. Trong khi đó, bản thân chữ MP là tương đương PPS bên Nga, tức là súng ngắn bắn nhanh. A, tự động, viết tắt của súng trường tự động, là súng trường. Tiếng Anh gọi AK là Assault Rifle, súng trường tấn công.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=41.msg24043#msg24043
Пистолет-пулемёт Шпагина, PPS, Пистолет-пулемёт là súng ngắn máy, tương đương tiếng Anh là Machine Pistol, nhưng tiếng Anh lại hay dùng từ Sub machine gun=SMG, tiếng Đức là MaschinenPistole.


AK được vẽ kiểu năm 1943, khi K nằm trên giường bệnh. Ông là thợ làm súng 3 đời ở quân xưởng Tula, bản thân ông đã kinh qua chiến đấu khốc liệt. Kết hợp cả hai điều đó là mẫu súng mới, thật may mắn, súng lọt vào mắt xanh nhiều người, cả Stalin. Năm 1944, khẩu súng bắt đầu được thiết kế thử nghiệm. Tớ thì hơi nghi ngờ khả năng thực hiện bản vẽ của K cho đến khi ông đi học sau đó, và có lẽ công việc thiết kế năm 1944 do nhiều người trợ giúp K. Vào cái năm 43 đó thì MP44 vẫn còn là ý tưởng.  Hay là Liên Xô có gián điệp  ;D ;D.
Kiểu đạn theo tiêu chuẩn ngày nay được gọi là 7,72mmx39R xuất hiện lần đầu năm 1943, có tên là M43, Model năm 1943. Từ trước đó, trước Thế chiến I và Cách Mạng, một khẩu súng trường tấn công đã được sản xuất với số lượng đáng kể, đây là khẩu súng trườn tấn công đầu tiên trên thế giới, nó tuy không được trang bị lớn nhưng nhiều người đã được dùng và kể về kinh nghiệm sử dụng trong chiến đấu.


Fedorov Avtomat
Khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới là "Fedorov Avtomat".
http://world.guns.ru/assault/as86-e.htm

Vladimia Fedorov là một sỹ quan trong quân đội Nga Hoàng, và cũng như K, ông đi đến thiết kế súng qua kinh nghiệm chiến đấu trước tiên, rồi mới đến các bản vẽ kỹ thuật. Fedorov sau này trở thành một tướng Hồng Quân. Ông thiết kế khẩu súng trường lên đạn tự động đầu tiên năm 1906, kẹp đạn 5 viên, dùng đạn 7,62x54R (đạn Mosin). Sau này, Degtyarov  nhiệt tình giúp đỡ và Fedorov phát triển súng của mình. Đến năm 1911, Fedorov được quyền đưa súng của mình vào thử nghiệm (Hội Đồng Súng Trường), bằng một mẫu nguyên thủy và một thiết kế đề nghị. Năm 1912, Hội Đồng chi tiền cho ông thực hiện 150 súng cho bước thử tiếp theo. Trong năm 1913, Fedorov đã đủ thời gian đánh giá và thiết kế một loại đạn 6,5mm, rất giống đạn Mosin trừ hai điểm, một là nhỏ hơn, hai là không có gờ móc, thuận tiệnh cho súng liên thanh. Súng bắn đạn 8,5 gram, sơ tốc 860m/s. Lúc này súng vẫn dùng kẹp đạn. Việc thử nghiệm tiếp theo dừng lại vì Thế Chiến. Đến năm 1915, cuộc chiến đã cho thấy lợi điểm của súng, người ta yêu cần sản xuất băng đạn tháo rời và to hơn, đồng thời yêu cầu sử dụng đạn Nhật 6,5x50SR Arisaka. Đạn này có thể dễ mua từ Anh đồng minh, đang gia công đạn cho Nhật. Ban đầu 25 ngàn khẩu được đặt hàng nhưng cuối cùng chỉ có 3200 khẩu được sản xuất  ở Kovrov  do en nờ cuộc chiến tranh.
Súng gặp khó khăn khi mới ra đời, do nhiều nguyên nhân, Nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất là đạn dược quá mới, không ai nghĩ rằng cỡ đó lại sẽ là loại đạn chủ lực, chứ không phải là đạn của Mosin và Mauser. Nguyên nhân nữa là những cuộc chiến tranh liên tiếp đã làm dừng nỗ lực hoàn thiện khẩu súng đang dở dang. Hồng Quân sau khi giành chính quyền không có điều kiện tiếp tục sản xuất những vũ khí phức tạp trong một thời gian 8 năm, cho đến thập niên 193x.
Vào thời của "Fedorov Avtomat", khoa học chiến tranh đã sa lầy ở Vec-Đoong, nhưng người ta vẫn rất bảo thủ với loại súng trường hạng nặng, súng trường chiến đấu. Ví dụ, Hồng Quân và Bạch Quân đều dùng kỵ binh là lực lượng chính, nếu thay cho mỗi chú một "Fedorov Avtomat" thì kỵ binh tắt đèn toàn tập. Điểu này dễ dàng hơn là phát triển các xe bọc thép dã chiến.

Súng nặng 4,4 kg không đạn, băng tháo rời 25 viên, tốc độ bắn 600-700 phát pơ mi nịt.
(http://world.guns.ru/assault/fedorov1.jpg)

Hướng phát triển 193x
Vào những năm 193x, hướng trang bị tiên tiến là súng trường, tự động, ngắn (cạc bin) mà vẫn dùng đạn hạng nặng của Mauser, Mosin hay 03-06. Trung đội mang thêm súng LMG, đây là các súng máy cá nhân, nhưng nặng và được thiết kế để bắn trên giá. Hồi đó, LMG thường nặng 8kg, di thiếu thốn mà trang bị nâng lên đến đại đội hay hơn nữa. LMG bắn đạn chung với súng trường, nòng dài bằng nhau.
Phía Liên Xô có AVS và SVT là những súng trường tự động như vậy. SVT nhẹ và bắn liên thanh tốt nhưng chính ở đây, đạn nặng bộc lộ nhược điểm, súng giật đến mức không ai giữ được. Như vậy, khẩu súng trường chiến đấu tự động chỉ khác khẩu súng trườg tấn công sau này ở đặc điểm lớn nhất là đạn nhỏ. Dùng đạn to thì khối lượng súng phải 6-7-8kg, mới đảm bảo bền nòng lâu dài và trước mắt là giữ được súng khi nó giật.
http://es.youtube.com/watch?v=zRMiCEmHHm4

Súng ngắn bắn nhanh
Đến Thế chiến 2 thì các loại MP và PPS dã có khá nhiều.
Tầu gọi thứ súng ngắn bắn nhanh này là xung phong thương. Xem phim "Vạn Lý Trường Chinh", được các nhà sử học và các cực thành viên cuộc chiến này tham ra dựng cảnh công phu, có thể thấy cách dùng súng này của tầu cộng. Vài chú đi đầu giữ cò, bắn không cần ngắm, hét to, các bị thịt khác hét thật lớn chạy theo. Súng bắn như thế không thể trúng được và chỉ dùng tiếng nổ thay tiếng thét hura.  ;D ; ??? ::) ::) :P :P Tuy nhiên, không ai thèm lấy kinh nghiệm chiến đấu của Tầu mà làm súng cả.

Thực tế thì SMG, súng ngắn bắn nhanh tác dụng rất mạnh trong Thế chiến 2. Khi mục tiêu đột ngột xuất hiện ở tầm rất gần-chỉ vài chục mét, như thò đầu lên miệng hào hay góc nhà.  Chiến sỹ không kịp ngắm cẩn thận mà bắn ứng dụng trùm lên mục tiêu một loạt đạn, hay một vài loạt đạt trong khi vừa bắn vừa chỉnh bằng cách nhìn những điểm chạm của đạn, chứ không ngắm qua thước. Thông thường, ngay từ những viên đầu tiên mục tiêu có thể chưa dính nhưng dã thúc thủ: người có kinh nghiệm thì trốn và tìm chỗ khác để lòi ra, người nhát thì ... Đây là cuộc tấn công điển hình, người lính nhìn chằm chằm trước mặt mà chạy đến, theo dõi chặt chẽ và sử lý tức thời, đoạt mục tiêu. Hoặc kiểu khác là xạ thủ yểm trợ rất gần-yểm trợ bám sát, chỉ vài chục mét cho đồng đội đang xung phong, có thể rình những mục tiêu mới xuất hiện như trên hay bắn áp chế thẳng vào lỗ châu mai.

Trong Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại, thì SMG đã rất phổ biến ở mặt trận. Liên Xô có PPS-41, Đức có MP-40. Nhưng MP 40 có sơ tốc quá thấp 370 m/s nên tầm bắn hiệu quả rất tồi, tuy đạn 9 ly, 8gram có động năng mạnh. PPS-41 có đạn 5g nhưng sơ tốc 490m/s, chả cứ Đức, mà Mẽo ở Iraq còn khoái khẩu PPS.

Lai súng.
Trong những trường hợp như thế, súng trường chậm, còn trung liên thì quá nặng để phản ứng, hay đơn giản là vác súng vừa chạy nhanh vừa bắn. Tầm bắn xa của chúng không tác dụng mấy. Nếu bắn như SMG, thì LMG ăn cả yến đạn và không ma nào mang được khi tấn công cả. Tuy nhiên, các SMG chỉ có tầm bắn hiệu quả rất ngắn, trừ hao quảng cáo thì chỉ 100 mét. Trừ khi tấn công sắp thắng ra thì phần lớn các trường hợp là bắn ngoài tầm đó, SMG tỏ ra yếu, chả lẽ mang hai súng. Giải pháp là lai hai súng, hai trong một, đó là súng trường tấn công.

Rõ ràng, trở ngại lớn nhất khi lai súng là phải có loại đạn mới. Nhưng người ta lại ngại vượt qua trở ngại đó. Fedorov một mình đi trước thời đại. Giữa hai cuộc thế chiến, Đức cũng phát triển các cạc bin liên thanh và nhiều loại đạn cho chúng, nhưng không khẩu nào đạt thành công ở mức Fedorov. Tuy nhiên, máy súng Fedorov thì lại là máy lùi ngắn toàn bộ nòng, sau được dùng cho... đại bác.  ;D ;D Loại này không bền lắm và nặng nề. Tuy kiểu máy nói chung là nặng, nhưng súng Fedorov thì hơn khối súng, nó còn nhẹ hơn MP44 cơ mà, có thể nói, Fedorov đã sử lý các vấn đề thiết kế rất thông minh.


1943
Thật ra thì MP44 cũng là nỗ lực nâng cao năng lực súng ngắn bắn nhanh. AK nhẹ hóa súng trường, có lẽ hai khẩu có phần giống nhau ở cái đích, bằng hai hướng phát triển ngược nhau.  ;D ;D ;D ;D ;D Tuy nhiên, cái đích đó MP44 chưa đến, nó vẫn là súng ngắn, mặc dù nặng hơn súng trường. Có hai phiên bản MP44 và MP45, khóa nòng then xoay và lùi có làm chậm. Khẩu MP45 sau này làm mẫu cho rất nhiều loại súng trường tấn công và tiểu liên, cái dáng của M16 có từ đây. Nguyên nhân chính là đạn "Pistolenpatrone 43" (đạn súng ngắn 43),  7,92×33 mm Kurz Đức. Đây là phiên bản đạn lai giữa 9 mm Parabellum  (đạn súng ngắn được MP40 dùng) và hình dáng vỏ ngoài của đạn Mauser 7,92×57 mm, thuận tiện cho  thiết kế súng máy. Cùng ra đời năm 1943 với đạn AK, và cũng như AK, đạn được thiết kế cùng thuật phóng trong và hình dáng cơ sở của nòng, phổ biến cho các hãng thiết kế các vũ khí ứng dụng. Tuy nhiên,  "Pistolenpatrone" là "đạn súng ngắn", quan điểm này cản trở rất nhiều sách mạnh các vũ khí, chỉ sau này, người ta sao lại bản MP45 dùng đạn mạnh hơn mới cho ra các súng trường tấn công, cồn MP44 và MP45 đều là súng ngắn bắn nhanh. Một súng nữa được thiết kế dùng đạn này là Volkssturmgewehr 1-5, thiết kế thông minh kết hợp cả trích khí và lùi, nhưng không nổi lắm. MP45 dùng ngáng con lăn làm chậm, đạt sơ tốc nhỉnh hơn MP44 những còn yếu, MP45 và Volkssturmgewehr 1-5 đạt đến giới hạn của sơ tốc đạn "Pistolenpatrone 43" là 680 m/s.

Phía Liên Xô, năm 1943 đưa ra thuật phóng-những đặc điểm chính về nòng, và tiêu chuẩn đạn M43, chính là đạn 7,62x39R sau này.

Tất nhiên là thời điểm này, MP44 còn chưa có ý tưởng ra đời. Khẩu MaschinenKarabiner 1942 (MKb 42, cạc bin liên thanh) không qua thử nghiệm, một số cải tiến MP43 cũng không được quan tâm. MaschinenPistole 43 (MP43) là tên những khẩu vừa thử nghiệm vửa thay đổi thiết kế của MKb 42 cuối cùng, chương trình này trở thành một trò cười  ;D ;D ;D và dừng một năm. Những phiên bản thử nghiệm cuối cùng sử dụng loại đạn mới "Pistolenpatrone 43", "đạn súng ngắn kiểu 1943", thay cho đạn MP40.

Thời điểm ý tưởng ra đời MP44 là tháng 6/4/1944, Hitler ra lệnh hoàn thiện các vũ khí chính, trước sức ép của Hồng Quân. Chương trình MKb 42 sống lại với mã MP44, sau này dán thêm thương hiệu STG44 (bão  bộ binh Sturmgewehr), người Anh đã convert thành assault rifle-mặc dù nó là súng ngắn  ::) ::) (chuyện Anh Mỹ làm súng giỏi thì đã viết ở bài trước). http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24045#msg24045
MP44 có tầm bắn hiệu quả cao hơn chút so với MP40, sơ tốc tăng từ 370m/s lên 647m/s, sơ tốc này to hơn của PPS-41, nhưng vẫn yếu so với súng trường.

Cùng năm 1943, cùng với AK, hàng loạt súng được phát triển trên cơ sở đạn mới. CKC thành công đầu tiên, vì nó đơn giản chỉ là AVS dùng đạn mới. Tuy nhiên, cách hoạt động của nó không phải điều mà người ta đang mong khi thiết kế loại đạn này (thực chất, là một tập hợp các thiết kế về cấu tạo cơ sở nòng, rãnh xoắn, đạn, thuốc... nói thiết kế đạn chỉ là đại diện, thiết kế này sẽ phổ biến cho các nhà thiết kế súng ứng dụng).  CKC sau này được sản xuất khá nhiều để thay thế cho AVS mà thống nhất đạn với AK.
AK chỉ được bắt đầu thực hiện bản vẽ thiết kế, và liền đó là thử nghiệm, năm 1944. Tuy nhiên, trước khi có bản vẽ thiết kế, bản vẽ mẫu đã tạo được ấn tượng ở đông đảo những người có trách nhiệm, trong đó có Stalin. Vậy nên khẩu AK mới được các nhà kỹ thuật chuyên nghiệp chuyển thể, trong khi trình độ của K còn thấp. (Ngày nay vẽ bằng CAD nên ít người hình dung ra khó khăn khi thực hiện bản vẽ thiết kế và bản vẽ gia công ngày đó, nó cần những chuyên gia được đạo tạo đàng hoàng và giầu kinh nghiệm).

Như vậy, AK ra đời khi mà MP44 còn chưa có ý tưởng và mẫu thử nghiệm vẫn còn là bí mật. Hơn nữa, MP44 là khẩu súng có máy móc khác xa AK, nó rất nặng và hay hỏng hóc (nặng 5,2 kg và trích khí hành trình dài), và yếu, thêm nữa là phức tạp đắt đỏ. Đây là khẩu thiết kế rất tồi, khác hẳn khẩu MP45 khá hay, không dưng mà người ta cười nhạo MP43 cả năm trước khi Hít Le trát phấn bôi ve cho nó. MP45 lại dùng kiểu máy lùi có làm chậm chứ không trích khí, hoàn toàn khác MP44.

Hình dáng
... thì bào MP44 đẻ ra AK do hình dáng chúng giống nhau. Đây cũng là sao chép của MP44  ;D ;D ;D ;D ;D
(http://world.guns.ru/assault/korobov_tkb517.jpg)

Trên là súng Korobov TKB-517, của German Alêxi Korobov ở Tula. Ông thử nghiệm TKB-408 cùng với AK và bị AK đánh thắng, sau đó cải thành TKB-454 và TKB-517. Súng được phát triển song song với AK trong thời kỳ phát triển các súng cho đạn mới M43. ... không thấy nói khẩu này cũng là con của MP44 sao !!!!!
Thật ra thì hình dáng này là phổ biến lúc đó. Nó chỉ khác các súng cũ ở chỗ băng đạn tháo rời, đạn côn nên băng cong mà thôi. Dán thêm cái băng cong vào Mosin và Mauser đều được hình dáng này. Nếu bỏ băng ra thì được dáng quen thuộc. Cho đến sau này, các súng Nga và Đức vẫn giữ hình dáng này, kể cả khi nhựa hóa như các hậu duệ của MP45.
Korobov TKB-517 có máy hoàn toàn khác so với các súng cùng thời, nó là lùi có làm chậm bằng đòn bẩy, giống Famas sau này, khác với MP-45 và một số súng hiện đại là lùi có ngáng con lăn làm chậm. Máy nó khác biệt như vậy, nhưng vì vỏ mà là con của MP44  ;D ;D  ??? ??? ::) ::) :P :P



Yêu cầu bác dinh_van_than lưu ý lại ngôn từ khi post bài. Bác mà còn tiếp tục thêm lần nữa là nhận kỷ luật đấy!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: molnya trong 20 Tháng Năm, 2008, 05:39:17 am
Nghe bảo khẩu Koborov này hơn hẳn AK mà sao lại thua thầu nhỉ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 20 Tháng Năm, 2008, 11:42:12 am
Đây là khẩu Korobov TKB-408. Cấu trúc này nay được gọi là "bullpup", có tác dụng làm ngắn súng đi đáng kể, sau này nhiều súng ứng dụng, như Famas.
Đây là thiết kế hết sức tiên tiến, là khẩu súng đầu tiên theo cấu trúc này.
(http://world.guns.ru/assault/korobov_tkb408.jpg)

Đây là khẩu  Korovin 7.62mm năm 1945
(http://world.guns.ru/assault/korovin-1945.jpg)

Kiểu lùi có làm chậm lúc đó còn rất mới, người ta còn nghi ngờ độ tin cậy của chúng. Hơn nữa, các khẩu trên đều kém AK-47 ở thiết kế chau chuốt, chúng đều hơn nặng hơn chẳng hạn.

Kiểu lùi có làm chậm về sau này mới đạt ưu thế ở cỡ đạn nhỏ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 20 Tháng Năm, 2008, 12:58:52 pm
Hài hước cái giai thoại MP44 là mẫu cho AK-47.

Hai khẩu đi lên từ hai hướng khác nhau: phóng to súng sáng  ngắn và thu nhỏ súng trường. Kết quả là MP là súng ngắn còn AK là súng trường.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=41.msg24043#msg24043

MP44 có máy móc khác xa AK, nó là thiết kế tồi tệ nhất của Đức được sản xuất lớn. Thật ra, nó đã bị chính người Đức cười nhạo và xếp xó các mấu thử nghiệm trước khi thằng rồ Hitler lôi ra. Quá nặng, yếu, hay hỏng. Nó nặng như trung liên và mạnh mẽ như súng ngắn.  ;D ;D ;D Giá thành thì chính người Đức kêu ca, và quyết định đưa vào sản xuất không có thúc đẩy nào ngoài sự điên rồ của Hitler trước các súng Soviet, Cụ thể hơn là PPS, AVS và SVD. Như đã nói trên, đạn cho súng này quá yếu và hai phiên bản lùi có làm chậm đã không được Hitler rồ chú ý.
Gọi là sản xuất lớn hơn các mấu thử nghiệm thôi, chứ con số 400 ngàn khẩu chỉ là lớn so với súng Anh Pháp Mỹ, còn so với súng Nga Đức thì còn khiêm tốn lắm.

Cái giống nhau duy nhất là hình dáng bên ngoài  ;D ;D ;D ;D. Cái giống là tay cầm và băng cong  ;D ;D ;D Còn điểm quan trọng nhất ở hình dáng bên ngoại lại khác nhau. Đó là điểm cầm tay trước (tay trái người thuận phải), MP có điểm này của súng ngắn bắn liên thanh. Ốp lót trước của MP44 như chưa dùng được để nắm tay, vẫn phải dùng kiểu nắm vào băng và kéo dài receiver (chỗ cắm bắng lấy đạn), đây là thiết kế của súng ngắn liên thanh SMG, khoảng cách hai tay ngắn, hướng súng không vững, không dùng được cho súng trường, khi lấy đường ngắm qua thước.
Còn AK là súng trường, đó là cái ốp tay trước, đặt xa về phía đầu súng để giữ hướng súng khi bắn xa bằng thước ngắm. Đây là điểm phân biệt súng trường và các súng khác, súng trường là súng dài, để bắn xa mà.

Những đặc điểm duy nhất giống nhau là màu sơn, tay cầm, băng cong. Màu sơn thì súng trường Nga Đức nào cũng thế rồi, không bàn. Vậy là còn giống nhau mỗi tay cầm và băng cong.
Thật ra, cái hình dáng AK là hình dáng truyền thống của súng trường, cắm thêm tay cầm và băng cong. Băng cong thì là đạn côn. Còn tay cầm thì không phải phát minh của MP44, cấu trúc tay cầm từ trước xuất hiện từ nhiều súng để thay thế cho đoạn báng cong, thuận tiện hơn cho các súng nhỏ nhẹ ngắn hơn súng trường hạng nặng. Người Đức cũng không lấy gì làm tiên tiến hơn trong việc thiết kế súng ứng dụng cấu trúc tay cầm này.
Nếu nhỏ nhen đê tiện nói MP44 là mẫu AK thì chính PPS-43 là mẫu MP44,  ;D ;D ;D ;D Cả hai PPS-43 và MP44 đều là Machine Pistol concept, súng ngắn bắn liên thanh. So PPS với MP chính xác hơn là so súng trường và súng đoản.  ;D ;D ;D ;D

Phương Tây khoái khẩu MP44, MP45 lắm, và thường tung hô MP44 là: "Súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới".  ;D ;D ;D Ỉm phéng đi phát minh này của Đại Úy Fedorov ;D ;D ;D Thật ra, Anh Pháp Mỹ làm súng trường thế nào thì đã nói trên. Sau Thế Chiến II thì còn mỗi Nga giữ lại các "súng trường phục vụ", AK làm khối chú tị nạnh đến phát rồ.  ;D ;D ;D ;D .

Cấu trúc của MP45, phiên bản không được Hither chú ý như MP44, khá tốt. Nó chỉ còn được giới hạn bởi "đạn súng ngắn 43" quá yếu. Sau này, cấu trúc này được sao chép ở nhiều nơi, AME 49 của Pháp nguyên xi chẳng hạn. Tuy nhiên, chỉ những phiên bản sử dụng đạn mạnh hơn mới thể hiện ưu việt, và nhiều bản trong số chúng trở thành súng trường tấn công phương Tây.

Đây là MP44, nhìn thấy rõ những gờ nắm tay trên receiver, nơi cắm băng đạn. Người ta không thiết kế ốp lót tay cho MP44 như súng trường, nó có cách cầm tay của súng ngắn liên thanh, MP, SMG.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/47/Sturmgewehr_44.jpg)
(http://world.guns.ru/assault/mp44.jpg)

MP44 sao chép PPS-43  ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D Tay cầm băng cong nhé. Thật ra, MP-43 còn tiên tiến hơn MP44 về hiình dáng, vì ốp lót trước đã thật sự dùng để nắm tay được khi bắn xạ kích (bắn chính xác qua thước ngắm). Còn MP44 chỉ hạn chế chín tay khi nhỡ chạm phải thôi vì ốp lót sơ sài. Thêm một điều tiên tiến là có báng gập  ;D. Nếu MP44 không bị PPS-43 bắn chết tháng 5/1945 thì đến năm 1946 có khi có báng xếp thế này  ;D ;D ;D ;D.
(http://world.guns.ru/smg/pps-43-1.jpg)

Thêm một bằng chứng nữa chứng minh MP44 chép PPS-43, đây là MP-41, chưa có tay cầm và băng cong    ;D ;D ;D. Không có ốp lót tay và tay cầm. Tay trái cầm vào báng, tay phải cầm vào băng.
(http://world.guns.ru/smg/mp41-1.jpg)

Máy MP44 khác xa AK. Hồi này phim tầu chiếu ra rả, các bạn thấy đúng là máy Pạc hoọc, Mao De, Mao Sắt chưa. Bố trí máy giống súng ngắn C96 nhưng thêm trích khí. Bên dưới là máy C96 (Pạc hoọc, Mao De, Mao Sắt).
Còn máy Súng trường AK ở đây:  http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg12452#msg12452
Thật ra MP44 là mẫu AK, chỉ là thứ phát minh bởi wiki.
(http://world.guns.ru/assault/mp43_strip.jpg)
 (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/tau_pac_hooc/allparts.jpg)


 ;D ;D ;D ;D ;D ;D
Đặt hình hai khẩu lên để thấy rõ thôi. Như đã nói trên, có thể nhiều dáng giống, nhưng AK không liên quan, nó là phát triển tiếp theo của Đại Úy Fedorov. Kiểu "súng trường tấn công" hoàn toàn là một phát minh của người Nga, họ đã kịp đưa Fedorov Avtomat tham gia nhiều trận chiến với số lượng đủ để chứng minh rằng, đây là lối thoát cho Vec-đoong, cơ động thay cho hầm hào. Nếu như phương Tây biết đến Đại Úy Fedorov bên Nga thiết kế súng trường tấn công trước Thế chiến I, thì khoa học quân sự không sa lầy vào Véc-đoong.
Fedorov Avtomat đi trước AK 30 năm và năm 1943, Liên Xô quyết định khởi động mẫu súng mới bằng một hội đồng kiểu mới. Đạn, thuật phóng trong, cơ sở nòng được thiết kế trước và cung cấp cho các nhà thiết kế súng sử dụng. Hàng loạt các mẫu được đem ra đọ để trở thành khẩu "súng trường phục vụ" mới thay cho thế hệ Mosin. AK chỉ là một khẩu trong số đó. Như trước đã nói, chỉ Đức và Nga có khả năng nghiêm túc thực hiện "Súng trường phục vụ" trên quy mô lớn và thật ưu việt, sau chiến tranh thì chỉ còn Nga, trước khi nước Đức hồi lại và có tiếng nói quan trọng trong NATO.

Tớ đặt hình hai khẩu trên trong đó MP44 có cả hai mặt để các bạn dễ nhìn. MP44 không phải là súng trường.  Nó không có ốp lóp tay trước, điểm này thì thua cả PPS-43, và buộc phải dùng tay trái (người thuận phải) nắm vào băng đạn. Vì vậy, kiểu khóa băng đạn bằng chốt sau không dùng được-mà kiểu dó thao tác nhanh và đơn giản ít hỏng, băng đạn được khóa chặt bởi chốt vít bên phải súng, để băng đạn vững thay cho tay cầm. Tuy băng đạn có thật vững như hàn thì hai tay vẫn gần nhau, không thể cầm vững hướng súng được, nhất là đối với khẩu súng nặng 5,2 kg như trung liên.
Thật ra thì MP44 cũng có ốp tay trước, nhưng nó quá mỏng, chỉ dùng được khi bắn phát một, hay loạt ngắn, y hệt như SMG. Bản thân những người thiết kế MP44 cũng không cho phép nó bắn liên thanh dài, việc nóng ốp lót tay chỉ là phụ, còn nhiều đặc điểm nữa cản trở việc MP44 bắn liên thanh.  ;D ;D ;D ;D ;D Không phải ta cười mà chính những người thiết kế ra nó đã cười nhạo năm 1943.

Cái kiểu ốp lót này đặc sệt của SMG-súng ngắn liên thanh, tầm rất ngắn, bắn ứng dụng không cần ngắm bằng thước. Mà chính thằng đồ tể Hitler và những người thiết kế súng này vẫn gọi nó là súng ngắn liên thanh (MP) và đạn nó là  "Pistolenpatrone 43" (đạn súng ngắn 43), chỉ mấy ... không Đức chẳng Nga phong nó làm súng trường.

Còn tại sao Fedorov Avtomat không dùng đạn Mosin thì xem đoạn băng này của Ai Van Hoi.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=41.msg12809#msg12809
http://es.youtube.com/watch?v=zRMiCEmHHm4


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: minh_mai trong 22 Tháng Năm, 2008, 07:37:07 am
Súng trường tấn công là súng trường, trước tiên thế đã.

Súng trường, long gun từ cổ đã là loại súng chủ lực trong chiến đấu, nặng và bắn xa. Thế kỷ 19, người ta chuyển sang dùng rifle long gun, viết tắng là rifle. Nhà linh hay nói tắt, vì như hiện tượng tầu khu trục, "torpedo boats destroyer", được gọi là "destroyer".

Cấu tạo kinh điển của súng trường là dài, dĩ nhiên rồi. Các đặc điểm kinh điển nữa là tay cầm trước rất xa về phía đầu súng. Nhờ đặc điểm này mà xạ thủ vững hướng súng (bao giờ cũng thế, đòn bẩy càng dài càng khoẻ mà). Vững hướng súng trước tiên vứng đường ngắm, khi ngắm qua thước. Tiếp theo, vứng hướng súng thì bắn chính xác, không rung. Cái vị trí tay cầm trước đó có thể là dạn tay cầm hoặc ốp lót.

Súng ngắn thì không có thứ này. Súng ngắn liên thanh thì nắm vào chỗ lắp băng (receiver). Sau này, có nhũng loại súng MP (ngắn bắn liên thanh) có ốp lót, nhưng không bao giờ súng trường cầm tay trước vào băng cả.

Đó là do, súng ngắn bắn gần, không cần chính xác. Cầm gần quay súng linh hoạt hơn. Các hình dưới đây cho thấy rõ khác nhau giữa MP44 và súng trường. MP44, STG44 là súng ngắn.
Mà Đức nó gọi MP là súng ngắn liên thanh. Thế nhưng hài hước là rất nhiều chú phong nó làm súng trường. Và hài hước nữa là các chú đó thường chả Nga cũng không Đức, nhười Nga và Đức không có ai ngu si thế, đặc biệt là lính. Có rất nhiều chú chụp ảnh cầm MP44 bằng cái ốp tay mỏng tang đó để thể hiện nó giống súng trường  ;D ;D. Bắn một hai phát biểu diễn loè người như thế, dán tay các chú vào miếng sắt truyền nhiệt đó rồi bắn hai băng, có ngay thịt quay.
Gọi súng ngắn là súng trường, các chú chuyên đời cố tìm cách chứng minh lộn nhào như vậy trên tất cả mọi chuyện.

http://priskos.atw.hu/Alakulatok-Hadseregek/Gyalogsag/Nemet/nem-gyalogsag.htm

MP40
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/tranh_tuwj_vex_sungs/wss-mp40.jpg)

MP44
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/tranh_tuwj_vex_sungs/mp44zf4.jpg)

Vị trí cầm tay trước của MP44, ốp lót mỏng bằng kim loại không thể cầm tay được. Người ta chế ra nó cũng như của PPS-41, để đỡ bòng khi nhỡ tay chạm vào nòng, chứ không phải để nắm. Nó cũng như ốp ngoài của bô xe máy vậy, để tránh quá nóng, khi nhỡ chạm chân vào còn có cơ rút ra trước khi xèo, chứ không thể dí chân vào đấy được.
Nó cầm tay trước vào receiver, MP-44 là súng ngắn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/tranh_tuwj_vex_sungs/Sturmgewehr_44_long_vex_tay_caamf.jpg)

AK, trừ cái băng cong và tay cầm thì đây là súng trường như Mosin. Băng dài là do nhiều đạn, băng cong là do đạn côn. Tay cầm vì súng nhỏ và tay cầm là xì tin của súng trường thời này.
Điểm khác biệt giữa M-pistol và rifle là đây, vị trí cầm tay trước di chuyển về phía trước, đấy là rifle, long gun, súng trường.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/tranh_tuwj_vex_sungs/ak47.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/tranh_tuwj_vex_sungs/800px-AKMS_and_AK-47_DD-ST-85-01270.jpg)

Súng trường khi bắn khác súng ngắn thế này. Chú bên phải đang nâng súng, ảnh miêu tả tay chú đang dịch chuyển về ốp lót, chuẩn bị bắn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/tranh_tuwj_vex_sungs/00-AK47CQB-0017ss.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/tranh_tuwj_vex_sungs/340x.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: minh_mai trong 23 Tháng Năm, 2008, 06:04:15 am
search trên mạng thì thấy rất nhiều đoạn mô tả "MP44 là súng trường tấn công", MP44 phát minh ra "assaut rifle concept"...

Trong khi những người chế tạo ra nó gọi nó là MP, súng ngắn liên thanh  ;D ;D ;D ;D Đây là một sự thường thấy, những ông nội chả nga cũng không đức luôn cố chứng minh những gì đó lộn tùng phèo như vậy.  ;D ;D ;D

Khẩu Fedorov Avtomat đã được chấp nhận trang bị và được thử thách trong chiến tranh với tư cách là súng trường tấn công. Nhưng nó số phận hầm hiu, nguồn cung đạn là Anh, có thái độ thù địch với Hồng Quân, do đó, nó dừng sản xuất sớm. Hồng Quân gặp nhiều khó khăn sau 1922, và họ khó có điều kiện sản xuất một loại đạn hoàn toàn mới, dùng loại súng có đạn lạ...

Thật ra, ở Đức không thiếu những nố lực sản xuất loại súng trường có concept tương tự khoảng giữa hai thế chiến. Ví dụ, khẩu M35. Họ gọi những khẩu này là MKb, súng cạc bin liên thanh. Tuy vậy, không có thiết kế nào được chấp nhận trang bị cả. Trong chiến tranh, việc sản xuất một loại đạn trung gian đã sai lầm, chính là đạn của MP44-STG44, nó quá yếu. Vì vậy mà khẩu MP43 mới trở thành trò cười suốt một năm giời, khi nó còn đang bí mật và dừng ở mức thử nghiệm. Đáng cười quá chứ, nó bắn đạn súng ngắn nhưng súng lại nặng như trung liên. Đáng cười vì nó thể hiện trình độ thiết kế tồi.

Việc đổi tên MP43 thành STG44 chỉ là một sản phẩm của Hitler ngày 6 tháng 4 năm 1944. Hắn không có súng mới để đối lại với PPS và SVD, dễ thôi, không có súng mới thì tên súng cũ có tên mới.  ;D ;D ít ra lính tráng được có niềm hy vọng  ;D ;D ;D

Tại sao rất nhiều chú lại cố chứng minh lộn ngược súng ngắn là súng dài, bất chấp tên nó sờ sờ ra là Pistol.  ;D ;D ;D ;D Vấn đề là ở sự hơn kém giữa AK và M16.

M16 ra sau AK 20 năm, nhưng nó sai concept. Ban đầu, nó bắn quá nhanh, chỉ có bắn liên thanh mà không có selective fire, chọn chế độ bắn. Như vậy, nó không thể là súng trường và chỉ có thể duy trì xung lực tấn công trong 3-5 phút chiến đấu. Hơn nữa, những phiên bản ban đầu không chú ý đến sức công phá và độ chính xác, tầm xa... Súng có động năng đầu đạn rất thấp so với các súng trường ngày đó, lại không hề có thiết kế đạn hợp lý để tăng độ chính xác.
Rõ hơn: loạt bắn ngắn nhất mà đa phần lính dùng là 6 viên, do tốc độ quá cao. Các loạt bắn đi cả băng 20 viên là chuyên thông thường. Mỗi lính tấn công sẽ mang được bao nhiêu bắng và bắn được bao nhiêu loạt đây. ???

M16A1 trở đi cố gắng bắt chước AK ở một vài điểm quan trọng nhất. Để tiết kiệm đạn, nó làm lẫy đếm 3 viên. 3viên vì để chế độ bắn phát một vừa khó coi đối với khẩu súng tấm sát thương quá yếu. 3V viên vì rất khó cải tiến phần cò. Độ chính xác được tăng lên bằng vận tốc quay của đầu đạn khủng khiếp 3-4 ngàn vòng giây. Dĩ nhiên là giật gấu vá vai như vậy thì không thể sánh với AK, đơn giản là khả năng tiết kiện đạn, sức công phá... của súng trường không bao giờ có.

Một điểm đặc biệt quan trọng, M16 hiện nay chỉ có thể dùng bắn chính xác được với tuổi thọ quy ra đạn là bao nhiêu, không ít người sẽ giật mình, chỉ chục băng, 200 viên. Với tốc độ quay khủng khiếp như thế, được như thế là may.

Quan trọng nhất là Mỹ mà lại theo concept Nga ư.  ;D ;D ;D ;D ;D Cách giải quyết là concept đó không phải Nga, mà vinh quang thuộc về người Đức.  ;D ;D Người ta cố nhồi vào những cái sọ rỗng tuếch điều đó bất chấp người Đức thét toáng, STG 44 nó là pistol, là súng ngắn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 26 Tháng Năm, 2008, 02:25:52 am
Để thấy được yêu cầu bức bách chế ra đạn súng ngắn 43, "Pistolenpatrone 43", chỉ cần so sánh các MP40, MP41 với PPS.
MP40 dùng đạn 9x19mm Parabellum, sơ tốc 380m/s. (bắn máy bay chở khách ngày nay là tụt hơi  ;D ;D).
PPS-41 dùng đạn 7,62x25mm Tokarev. Sơ tốc 488m/s.
Với concept súng ngắn phát một đút túi quần thì đạn cỡ to làm nòng súng rất ngắn, súng gọn gọn (đổi chiều dài lấy đường kính). Nhưng với súng ngắn bắn nhanh xung trận ngoài chiến địa thì nó giảm sơ tốc, phân tán và giảm tầm bắn. Còn nhiều điểm nữa, ví dụ, đạn thằng không côn nhiều nên chuyển động không trơn tru trong súng liên thanh.
Đây tớ chỉ so sánh về đạn. Thực chất, PPS-41/43 có nhiều ưu thế thiết kế Nga, rất nhẹ, gọn, cầm chắc tay (súng được thiết kế để cầm phần nòng trước như ốp lót súng trường), và đặc biệt rẻ. Vào thời điểm 1943-1944, cả súng ngắn bắn nhanh, súng trường chiến đấu chủ lực... của Đức đều tụt. SVT-38/40 được copy phần máy súng, trích khí ngay trong chiến tranh (điều được Hitler đặc vbiệt kiêng kỵ), trở thành khẩu súng trường phục vụ (súng chủ lực của quân đội), mang tên G43 (Gewehr 43, Bộ Binh 43, ký hiệu của súng chủ lực, hay là K43).

Như vậy, người ta cần một loại đạn súng ngắn mới, rất côn, không gờ móc, đường kính nhỏ và mạnh hơn một chút. Đấy chính là nguyên nhân thúc đẩy ra đời các súng ngắn bắn nhanh thế hệ mới MP43, phiên bản dùng đạn kiểu mới của Mkb42. Yêu cầu cực kỳ bức bách khi chiến tranh đến hồi quyết liệt nhất mà nòi giống Aryan lại có thiết kế súng bộ binh tồi tệ toàn tập. Tuy nhiên, việc thiết kế tồi tệ làm khẩu súng ngắn thế hệ mới nặng như trung liên, trơng thời điểm đánh giá súng, nó trở thành một trò cười. Thực thất, Mkb42 được hoàn thiện trong hơn hai năm trời mà vẫn chỉ là trò cười. Mkb42 sản xyất hơn một vạn khẩu để lính đánh giá.

"Pistolenpatrone 43" tức là đạn súng ngắn kiểu 43, dùng cho súng MP43, tức là súng ngắn kiên thanh kiểu 43. Đức trước yêu cầu của Hitler, các nhà thiết kế đã láu cá, cùng khẩu súng, nhưng có hai cách gọi. Khi Hitler yêu cầu súng ngắn thì nó được gọi là MP43, khi Hitler yêu cầu súng trường thì nó có tên STG44, bắn đạn "Kurzpatrone" (đạn ngắn) một cách gọi tránh đạn súng ngắn "Pistolenpatrone 43".  ;D ;D ;D ;D.

Phiên bản Mkb42 đã được chế tạo kha khá để đánh giá. Có hai phiên bản Mkb42, có ký hiệu là Karl Walther (MKb42(W) và C.G.Haenel (MKb42(H). Phiên bản H sửa lại một số đặc điểm, bắn khi đã khóa nòng (đặc biệt quan trọng với kiểu súng trường), thể hiện trội hơn khi thử nghiệm. Những phiên bản thử nghiệm cuối cùng áp dụng kiểu đạn Pistolenpatrone 43, trước đó, một vài loại đạn đã được thử nghiệm. Loại đạn mới này có động năng đầu đạn chỉ thấp hơn AK-47 một chút (8g, 680m/s),. với tham vọng ôm ba chức năng: súng ngắn bắn nhanh (MP, SMG), súng trường (rifle) và trung liên (LMG). Sau đó, súng được đăng ký tên MP43 và được sản xuất khỏang 1 vạn khẩu cho lính ở mặt trận phía Đông (Liên Xô) thử nghiệm. Kết quả báo cáo tốt. Tuy nhiên, bất chấp những tụng ca này của phát xít con, có thể thấy, đạn quá yếu để làm súng trường tầm xa, trung liên. Không như RPK và AK sau này.

Đây chính là khẩu STG44. STG là "súng bộ binh bão tố", có thể hiểu là súng trường tấn công (súng trường ký hiệu là G. bộ binh). Ngày 6/4/1944, Hitler quyết định sét úp tên mới cho súng cũ, súng ngắn MP43 trở thành.... súng trường STG44.  ;D ;D ;D ;D Súng bắt đầu sản xuất hàng loạt đầu năm 1944. Phiên bản STG44 (MP44) dược sản xuấtnăm 1945. Tổng các loại MP43/44 được sản xuất năm 1943-44-45 là 19,501-281,860-124,616.

Máy súng cũng không khác gì máy khẩu súng ngắn C98 cả, bổ sung thêm trích khí và tất nhiên là khóa nòng. Trích khí dạng piston hành trình dài, khóa nòng then đẩy xuống. Súng nặng như một khẩu trung liên và quá yếu khi giáp lá cà, thậm chí chỉ cần va đập mạnh cũng hỏng. Chức năng trung liên và súng trường tầm xa không thực hiện được, đây là nguyên nhân chính để MP44 không thể trở thành vũ khí chính. Ngoài ra, tư thế bắn súng không thoải mái cho lắm. Điều này cho thấy, truyền thống súng trường phục vụ của Mauser đã bị Hitler phá vỡ, khẩu súng không được xây dựng bằng một quá trình công cộng, những người lính thiện chiến đã không tham gia vào thiết kế súng, mà chỉ đánh giá lại thiết kế khi nó đã đông đặc. Có thể, việc phóng to súng ngắn không khác mấy thu bé súng trường, cũng có thể người ta đã hy vọng đây sẽ là súng trường, thậm chí là trung liên, như mấy chú phát xít con cháu chắt chút chít hay nói... Nhưng MP44 đã không là súng trường, cũng không có tính năng công cộng "phục vụ".

Thực tế, súng không bao giờ được sản xuất đủ lớn đúng mức một khẩu súng chính, G theo tiếng Đức cả (phải nhiều triệu khẩu). Hài hước, khẩu súng chính thật sự cuối cùng của quân Đức lại là G43, phiên bản Đức hóa của .... SVT.

--------------

Như trên đã nói, đó thiết kế nhầm đạn mà STG44 có tên là MP44, trước khi bị Hitler đổi tên. Thật ra không phải là thiết kế nhầm, mà ở đây có một bí ẩn gì đó. Đức nổi danh với Mauser, dùng đạn côn không gờ móc, đây là loại đạn tiên tiến ra đời rất sớm, 1898. Trong đoạn 192x-193x khá nhiều nỗ lực của Đức thiết kế loại súng trường tấn công theo concept của Federov, thu bé đạn lại. Việc thu bé đạn lại không phải chỉ để thu bé súng, thực chất mục tiêu chính để giảm sức giật, vì những đạn "súng trường hạng nặng" như Mosin và Mauser khi bắn liên thanh giật đến mức người khỏe không thể giữ được súng cỡ súng trường. Động năng của sự giật chỉ giảm đi khi tăng trọng lượng súng lên cao (8kg như trung liên Thế chiến I), lại chống đỡ giật bằng nằm bắn có giá 2 chân. Như đoạn trên đã thấy Ai Van Hoi bốt bắn AVD liên thanh nó giật thế nào. Cùng động năng đạn, sức giật tỷ lệ nghịch với khối lượng súng mà.
Một số khẩu đó của Đức, ví như M35 đã kha khá. Các loại súng cỡ đó được Đức gọi là Maschinenkarabiner, có thể hiểu là súng trường nhẹ liên thanh. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà hậu duệ của Mauser tiến bộ rất chậm. M35 có hìmh dáng bề ngoài giống như súng trường Fedorov, bắn đạn  Kurzpatrone7,75x40 mm, đạn này đính là Kurzpatrone7 (đạn súng trường ngắn), chứ không phải đạn súng ngắn.
Cuối cùng, họ buộc phải đổi tên súng ngắn thành súng trường.  ;D ;D  Tại sao ??

Thực tế, chương trình súng trường tấn công của Đức những nawm 193x đã thất bại, concept được thực hiện nhưng không một khẩu súng nào đạt những yêu cầu thực tế: nhẹ và đủ tin cậy. Súng liên thanh không nhẹ thì đầy loại, cái cần là nhẹ. Có thể thấy, truyền thống thiết kế súng huy hoàng của Mauser đã được những người thừa kế thực hiện tồi tệ thế nào khi xem khẩu MP44 bắn đạn súng ngắn nhưng nặng 5,2kg như trung liên, động năng và vận tốc đầu đạn thấp. Ở góc độ khác, có thể nhìn khẩu ZBvz26 của Tiệp, bắn đạn Mauser nhưng nặng đến 11kg, cho thấy mức độ nặng nề của kiểu máy này. Người ta phải dùng khẩu súng ngắn MP43 (MP44) vì nếu đạn to hơn thì không biết súng nặng đến đâu.  cho thấy trình độ thiết kế súng Đức đã tụt hậu phần nào so với Liên Xô lúc này.

Có thể hiểu thêm là, thời đại của Hitler, những hãng lọt vào mắt xanh của hắn, băng của hắn... chế súng không cao minh. Khẩu MP35 đã đạt nhiều thành công, concept và cỡ đạn đều đúng cả, nhưng lụi sớm quá.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Vù Cưỡng trong 26 Tháng Năm, 2008, 03:20:46 pm
Cái wiki tiếng Anh thì nói MP44 là khẩu súng đầu tiên theo assault rifle concept, AK cũng là assault rifle nhưng chúng mở ngoặc thêm là AK rất khác MP44, AK và M16 đều là những assault rifle.
The Soviet Union was quick to adopt the assault rifle concept. The AK-47 used a similar-sized round and followed the design concept, but the AK was mechanically very different.

Cái Wiki tiếng Việt cắt gọt thành MP44 là nguyên mẫu của AK, chứ không chỉ chung concept nữa  ;D

Rồi lại một thứ tiếng nào đó chép lại wiki tiếng Việt, có khi thành người thiết kế MP44 là K cũng nên. Hoặc ngược lại, AK không phải do K thiết kế mà là do người thiết kế MP44.  ;D ;D ;D ;D ;D

MP44 và AK, cũng như rất nhiều súng khác thời đó, chỉ giống nhau duy nhất bằng cong và tay cầm. Nếu cứ thế là assault rifle thì PPS-43 cũng assault rifle cho sướng. Trong khi đó, các súng bắn đạn NATO như G3 không cong lắm nên không phải là assault rifle,  ;D ;D ;D  Cứ như thế, cái wiki phát minh và phát triển "MP44 concept"

Khác biệt ở đạn. Tuy đạn AK chỉ có vận tốc đầu đạn hơn một chút so với MP44, nhưng nó đã thật sự là súng trường-súng dài, còn MP44 vẫn là súng ngắn-súng đoản. Ở trên đã nói về tư thế cầm súng, còn ở đây nói về đạn.
Một trong những đặc điểm của súng trường là nó sử dụng loại đạn chung cho các súng bộ binh phổ biến nhất, ít ra là cỡ tiểu đội trung đội. Các chức năng súng bộ binh này có ba chức năng, xung phong như PP (PPS-40,41,43), MP...Súng trường tầm xa như Mosin và SVD, và chức năng trung liên (LMG). Một trong những nhược điểm của súng ngắn bắn nhanh là đạn nó khác biệt, nhỏ hơn đạn thông dụng. Và việc kết hợp MP với Rifle cho ra Súng trường tấn công phải đảm bảo điều kiện đạn thống nhất. Đạn nhỏ hơn đạn thông dụng là súng ngắn và đạn to hơn là súng nặng (trọng liên 12,7mm). Việc thống nhất đạn sẽ tránh việc mỗi lính phải có hai súng, khi xung phong thì dùng MP đạn nhỏ còn khi trong chiến hào bắn xa thì dùng súng trường đạn to.

AK chung đạn với SKS (CKC), đã đảm bảo toàn bộ các chức năng xung phong và súng trường. RPK đảm bảo chức năng trung liên và súng trường, như vậy, tồn tại hai bộ hợp lý. Một là RPK và SKS, hai là RPK và AK. RPK 7,62mm là trung liên nòng dài kiêm chức năng súng trường chiến đấu hạng nặng, có sơ tốc đầu đạn 745m/s, nhưng lại nhẹ hơn cả MP44 (4,8kg đầy đủ so với 5,2kg của MP44).  SKS 735 m/s nặng 3,8kg đầy đủ. Như vậy, chỉ bằng một loại đạn này là đảm bảo cho 3 chức năng của súng bộ binh. Động năng đầu đạn tính ra tương đương với các súng cạc bin bắn đạn hạng nặng 7,9x57mm của Mauser. (K98k 1898 sơ tốc 760m/s).

Điểm khác biệt của MP44 chứng minh nó vẫn còn là súng ngắn, là đạn. MP44 tại sao nặng thế, vì đó là cấu trúc nòng dài hết cỡ (với loại đạn đó), để tận dụng tối đa năng lượng khí thuốc. Như vậy, bằng loại đạn đó không thể tăng năng lượng đầu đạn đến mức làm được chức năng súng trường chiến đấu, súng trường tầm xa, trung liên LMG..., không làm được bao giờ cả, vì khai thác kiệt quệ mới chỉ đạt 680m/s, đường đạn rất tồi. Đó là chưa kể các chức năng khác như đánh giáp lá cà bằng lê, ổn định... của một súng bộ binh. Thiếu các chức năng súng trường và trung liên nên các súng bộ binh khác bên cạnh MP44 phải dùng đạn to hơn, 7,9x57 và vì vậy, MP44 hết sức đúng với các concept Sub Machine Gun-SMG (súng máy bắn đạn nhỏ) hay là Machine Pistol (súng ngắn bắn liên thanh), các loại súng bắn đạn bé hơn đạn thông dụng.
Không những thế, một đặc điểm mà bọn này không nói đến là MP44 gặp nhiều vấn đề khi bắn liên tục loạt dài, nòng súng quá dầy và không dủ khả năng chịu nhiệt.

Mà dân Đức nó đặt tên nguyên bản MP43 là Machine Pistol, súng ngắn rồi, sao thiện hạ lại cứ dựng cái mồ ma ấy lên và bắt nó làm súng dài làm cái gì.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Vù Cưỡng trong 26 Tháng Năm, 2008, 09:11:18 pm
Như vậy, súng trường tấn công khác súng ngắn ở đặc điểm, nó dùng chung đạn với các súng khác, tạo thành một bộ cạ, ba chức năng và 1 loại đạn.

Tuy nhiên, việc sử dụng RPK gặp nhiều tranh luận. Khẩu trung liên đầu tiên đi kèm với đạn M43 không phải là RPK. Ban đầu, Liên Xô sử dụng bộ CKC (SKS) và RPD.  RPD là trung liên, tiếng Nga RP là súng máy xách tay, D là tên người, Degtyarov. Cùng là đạn M43 như cạ AK-RPK, nhưng cạ SKS-RPD có sơ tốc tốt hơn. Tuy nhiên, SKS bắn phát một, cạ này vì thế mà không được chuộng về sau này ở Liên Xô nhưng ở Vịt thì quá hợp. SKS và AK dùng cho cá nhân, còn RP dùng cho tiểu đội.

Riêng về RPD, nó nặng hơn RPK rất nhiều, trông xấu. Súng có khóa nòng then ngạnh, bệ đẩy về thúc hai ngạnh xòe ra chống vào thành hộp máy súng. Súng không làm súng trường được, nhưng kảm trung liên tốt hơn RPK. Nòng súng to khỏe chịu nhiệt và băng mềm bắn được nhiều không phải thay. Súng bắn từ khóa nòng mở và không có chế độ phát một. Trích khí hành trình, ống piston dưới nòng có lỗ điều chỉnh tố độ bắn.

Nặng 7,4 kg không đạn và có giá 2 chân
dài 1037 mm
nòng dài 520 mm
Băng mềm 100 quấn trong hộp trống
tốc đọ bắn 650
sơ tốc 735 m/s

RPK ra đời sau đó, kiêm chức năng trung liên và súng trường, máy AK. Súng rất nhẹ, 4,8kg rỗng trên giá 2 chân, nòng dài 590mm. Cạ RPK và AK đủ cả ba chức năng, đồng thời, số lượng súng bắn liên thanh khi xung phong tăng vọt so với cạ SKS-RPD. Các súng này trang bị cấp tiểu đội hoặc tổ, cấp cap hơn, trung đội thì có đại liên PK, cũng khóa nòng giống AK nhưng dùng đạn to 7,62x54R của Mosin.

Tuy nhiên, sau này sử dụng đạn nhỏ, AK-74 và RPK-74 thì nhiều vẫn đề mới xuát hiện. Đó là, chức năng trung liên và súng trường tầm xa giảm đi theo đạn nhỏ. Trung liên cần có động năng đầu đạn và tầm bắn kha khá để bắn phá công trình nhỏ hay bắn xuyên rừng. Đạn AK-74 có khả năng sát thương cao, nhưng động năng thì lại nhỏ. Việc đưa RPK-74 vào thay trung liên tiểu đội đã gây ra cuộc trang luận kéo dài ở Liên Xô. Thực tế các cuộc chiến Afghan và Chech đã chỉ rõ hơn điều đó. Sau này, người Nga dùng nhiều đại liên PK và súng bắn tỉa 12,7mm thay hai chức năng này. Điều này lại làm cho súng trường tấn công bi h có vai trò như là .... MP hay PP ngày xưa, bắn đạn nhỏ ?? Tuy nhiên, rõ ràng là đại liên PKMS quá nặng cho tiểu đội.

Phổ biến đại liên nhẹ xuống trung đội tiểu đội.
Đại liên PKM rất nhẹ, có khối lượng như là trung liên trước đây, nhưng có khả năng bắn liên tục nhiều đạn, tầm xa như là đại liên. Súng nặng 7-8kh, cả giá 3 chân tripod là 12kg. Bắn băng xích thép. Súng có hai nòng thay ngay trong khi chiến đấu rất nhanh chóng (có tay cầm nòng, lắc nhẹ là ra, chỉ vài giây), nóng nòng thì thay. Tuy nhiên, chức năng súng trường của thứ này thì kém. Nó thiếu khả năng bắn vác vai khi di chuyển hay đeo day bắn ngang hông khi tấn công theo đội hình.
Đại liên PK ra đời những năm 196x là một thành tựu nổi bật của K, nó nhẹ nhàng ưu việt tin cậy hơn tất cả những loại đại liên đương thời và sau đó, và cũng như AK, nó là đại liên tốt nhất thế giới, số lượng sản xuất cún đứng đầu thế giới với con số ít nhất 1 triệu khẩu.
Phiên bản đầu thiên là PK, sau đó là PKM, phiên bản trên xe là PKT (tank). Phiên bản ban đầu nặng 9kg trên giá 2 chân có sẵn và thêm 7,7kg giá 3 chân, nòng 658mm. PKM là 7,5 + 4,5 kg, nòng 645mm, đại liên siêu nhẹ này nhẹ hơn rất nhiều trung liên phương tây. PKT dĩ nhiên không có giá, nặng hơn chục kg, nòng dài hơn đến 722mm. Thay nó vào làm trung liên tiểu đội thì vẫn được, tuy nhiên, vẫn thiếu khả năng như một trung liên xách tay như RPK, ví dụ khả năng súng trường, khả năng bắn khi di chuyển...

Các chú Mẽo thì như truyền thống, vừa chê bai PK vừe copy trộm, chiện này thì xảy ra từ lâu, với Mosin, AK, và đến RPK cũng như vậy. Vltor vừa sao chép và làm phụ tùng thay thế cho PK. Mẽo thì không có khẩu đại liên nào ra hồn cả, mua phiên bản châu Âu thì kém PK, thế là lúc nào cũng như bà giá ăn vụng, thèm nhỏ dãi ra nhưng chế lên chế xuống.  ;D ;D ;D ;D ;D ;D

Có một chiện hài kề ra đây. Gần đây nhà Vịt có xin chuyển giao công nghệ chế tạo súng này. Dĩ nhiên, súng cực tốt này không như AK và Nga không đồng ý. Họ không chuyển giao công nghệ nhưng cung cấp toàn bộ hợp kim. Có điều, đến phần chút chút thôi phải tự chủ là công nghệ nhiệt luyện nhà vịt không làm được.  ;D ;D Món thầu được quyết định không phải bằng những nhà kỹ thuật mà bằng dăm ba chú lẻo mép tổ chức dây kiếm ăn nên như thế. Được cái, dân xây cầu sập thì ít ra có 1-2 chú bị điều tra, chứ linh vzô tư đi.  ;D ;D

Đại liên nhẹ dùng cá nhân PKP Petcheneg
Nga cũng phát triển một loại súng máy mới, trung liên được phát triển từ đại liên PK, là trung liên PKP Petcheneg, nặng như trung liên cổ, gọi chính xác hơn là đại liên rất nhẹ hay đại liên dùng cá nhân. Khác biệt với đại liên PK là súng phát triển khả năng súng máy và súng trường tầm xa, khả năng dùng chỉ một người. PKP duy trì khả năng bắn liên tục như đại liên. Súng nặng 8,7 kg giá 2 chân có sẵn  và 12,7kg khi lắp thêm giá 3 chân. Súng bắn đạn Mosin 7,62x54R. Súng có cơ cấu làm mát bơm khí cưỡng bức, trước đây, hồi Thế chiến I đã được dùng ở súng máy Lewis. Tuy nhiên, cơ cấu của  PKP Petcheneg timh vi và rất gọn. Nòng súng to và có các gờ làm mát, được bọc trong một ống. Khí nén được bơm ở cuối ống, đẩy về đầu nòng và thoát ra trong nòng, làm mát nòng. SÚng bắn liền 600 phát không hề hấn gì. Đạn lắp trong bắng xích thép giống hệt đại liên PK, PKMS. Súng được trang bị ở tổ và tiểu đội, đúng như chức năng của RPK, RPD..
Giá 2 chân Bipod được dịch lên trước, điều này cũng như việc đưa tay cầm trước (ốp lót) của AK lên trước vậy, nó làm tăng khả năng ổn định hướng, nhờ đó, súng hoàn thiện các khả năng bắn tầm xa, ví như khả năng súng trường tầm xa. Súng không có khả năng bắn vác vai do thiếu ốp lót, nhưng có khả năng bắn ngang hông. Nhiều khả năng, súng được trang bị song song với RPK để đánh giá.

Bỏ ngỏ xu hướng mới
Không riêng gì Nga mà nhiều nước đã cảm thấy sức ép của súng trường đạn nhỏ, yêu cầu cần có những súng bắn đạn lớn. Tuy vậy, phương tây tiến rất chậm chạp và cho đến nay vẫn dừng ở mức độ phổ biến đại liên xuống tiểu đội. Điều này với tình hình chiến sự "nhàn nhã" nửa chiến tranh như Iraq thì không vẫn đề gì. Nhưng rõ ràng, trong một cuộc chiến thật thì tổ và tiểu đội không kham được đại liên, riêng mang vác sử dụng đã mất phéng một tổ 2 hay 3 người. Phương tây giữ lại các thiết kế trung liên cổ đại, thay cho việc thiết kế một "đại liên tiểu đội" như PKP Petcheneg. Mỹ cũng theo Nga phát triển các súng bắn tỉa cỡ lớn 12,7mm nhưng chưa phổ biến.

Xu hướng tách rời 3 loại đạn cho súng trường tấn công, trung liên và súng trường chiến đấu sẽ làm rắc rối to cho việc cung cấp đạn, súng và các thứ khác. Có vẻ như xu hướng này đi ngược lại những gì người ta đã nỗ lực trước đây để đạt sự thống nhất. Tuy nhiên, hiện nay không có kế sách gì tránh nó cả và người ta cho rằng, việc cung cấp thuận tiện hơn với cơ giới và các phương tiện thông tin hiện đại.

PKP Petcheneg. Petcheneg là tên một giống dân du mục trên đất Nga cổ, rất hiếu chiến.
(http://world.guns.ru/machine/pkp_1.jpg)
(http://world.guns.ru/machine/pkp_2.jpg)
(http://world.guns.ru/machine/pkp_3.jpg)



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 27 Tháng Năm, 2008, 09:10:21 pm
Đây là súng trường tấn công đầu tiên của Mỹ.   ;D ;D ;D ;D
http://m1.50webs.com/sectioni.html


Trong thời điểm giữa hai Thế Chiến, Mỹ cũng nố lực phát triển một loại súng nhỏ. Họ cũng đi theo con đường của người Đức, phóng to súng ngắn, ngược với người Nga thu nhỏ súng trường. Tuy nhiên, phiên bản M2 không bao giờ được dân Mỹ vốn ngu và hay khoe mẽ vỗ ngực nhận là súng trường cả. Mục tiêu ban đầu của M1 là chế tạo súng ngắn  ;D ;D ;D ;D ;D đúng như vậy, các phiên bản này là các súng ngắn có hình dáng kích thước của súng trường.  ;D ;D ;D ;D ;D

Câu chuyện bắt đầu từ thập niên 193x, người Mỹ muốn một loại súng cho lính dù và lính hỏa lực (đã mang các phương tiện khác như cối). Tuy nhiên, những phiên bản MP phương Tây lúc đó quá yếu, đã thế lại có sơ tốc quá thấp, không đạt yêu cầu bắn chính xác xa kiểu súng trường. Cuối cùng, người Mỹ đã chọn M1, phiên bản "súng trường nhỏ" dùng đạn 7,62x33 Mỹ có tên  ".30 Carbine". Đạn này được Winchester  phát triển cho lực lượng đặc nhiệm, mục tiêu là các súng mạnh hơn so với các súng sử dụng đạn ".45 ACP" (M1911 pistol) và ".45 Thompson" dùng cho Thompson submachine gun (cái SMG này nhà mình đầy). ".30 Carbine" hỗ trợ khả năng liên thanh như đạn côn và không gờ móc. Chiều dài cát tút giống hệt AK.

M1A1 ra đời năm 1941, được đặt tên là carbine M1. Súng có phong cách cổ điển, không tay cầm. Súng không dùng kiểu băng đóng bằng ngạnh như AK, lúc đó đã phổ biến trên nhiều loại súng. M1 dùng "băng lai kẹp đạn", một kiểu kẹp đạn có vỏ đóng từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống. Phiên bản M1 ban đầu này  là súng bắn phát một tự động nạp đạn. Súng rất nhẹ, 2,4kg rỗng.
Phiên bản M2 bắn liên thanh (fully-automatic ), chọn chế độ bắn (selective fire). Khẩu M1 cải tiến có tính năng trên được sản xuất năm 1944. Khẩu M2 thật sự xuất hiện sau Thế Chiến II và được dùng ở Triều Tiên. M2 có băng 30 viên. Khẩu M3 là M2 có kín hồng ngoại. Tuy nhiên, cả M2 và M3 vẫn thường được gọi là M1. Người ta gọi là M1 carbine để phân biệt với M1 Garand

Tại sao, cùng được trang bị một thời điểm với AK mà M2 không bao giờ được mấy anh Mẽo vừa thộn vừa điên tung hô vạn tuế là Súng trường tấn công ???? Vài đặc điểm thiếu hiện đại về cấu trúc không thành vẫn đề quan trọng để đánh giá.
Dễ hiểu. Đặc điểm lớn nhất là động năng đầu đạn.  ;D ;D ;D Có lẽ, kinh quan giai đoạn yếu ớt này nên ngày nay dân Mỹ luôn vỗ ngực về động năng đầu đạn  ;D ;D ;D ;D ;D.  M1 có cấu trúc nòng-đạn phải nói rất giống AK, súng dài 90cm, nòng dài 460cm, đạn cỡ bằng nhau, cát tút bằng nhau. Thế nhưng động năng chỉ bằng hơn nửa của AK. Đầu đạn M1 nặng 110 grain (7,1 g), sơ tốc 600 m/s, động năng 1280 j. Đạn AK cùng đường kính là 2050 j .

Người Mỹ hay khoe nhất cũng không dám nhận đây là súng trường tấn công vì vậy, nó là khẩu súng ngắn có hình súng trường  ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D . Nó có quá đầy đủ tính năng của một súng trường tấn công, trừ động năng đầu đạn. Súng trường tấn công thì trước tiên phải là một súng trường vì vậy.

Cả M1 và M1 Carbine đều được dùng rất nhiều ở Vịt kết quả thế nào thì chả buồn nói  ;D ;D ;D ;D ;D

M1 nguyên thuỷ
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0e/Saginaw-M1.jpg)

Khẩu M2 carbine, rất giống AK  ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D Thế nhưng bọn mẽo chả bao giờ dám nhận đó là Assault  Rifle Concept, mà nhường vinh quang đó cho MP44.  ;D ;D ;D ;D ;D ;D đều là họ hàng nhà súng ngắn  ;D ;D ;D ;D ;D ;D
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/6/62/Malcomxm1carbine3gr.gif)
 



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 28 Tháng Năm, 2008, 12:16:08 am
Bác nói rõ hơn cái kiểu làm mát cưỡng bức bằng khí nén? 


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 28 Tháng Năm, 2008, 01:28:26 am
Bác nói rõ hơn cái kiểu làm mát cưỡng bức bằng khí nén? 

Kiểu này được BAR (M1918 Browning Automatic Rifle) thực hiện từ sau Thế Chiến I, mình cũng không rõ là bản cải tiến nào bắt đầu có trò này. Động tác này khá tinh vi, nó làm súng trở nên rất phức tạp nhưng có lợi là bắn liên tục dài mà không cần phải thay nòng như PK. PK vì phải mang nòng dự trữ mà trở nên nặng nề và tối thiểu cần tổ 2 người. Phiên bản BAR hợp tác với Bỉ, bắn đạn Mauser (công ty  Fabrique Nationale, FN), được gọi là "FN đầu bạc" M1930 thì cũng dùng giải pháp thay nòng.
http://www.ww2db.com/weapon.php?q=52

BAR là trung liên, LMG. Tiếng Nga là RP, Ручной пулемёт (RPK, RPD...)  súng máy xách tay. BAR tuy mang tên là Automatic Rifle nhưng nó rất yếu khả năng Rifle mà chỉ trội khả năng trung liên. Nó được thiết kế theo concept trung liên súng dễ dàng mang theo người, nhưng sử dụng khi nằm bắn yểm trợ tầm ngắn, cho đồng đội đánh chiếm mục tiêu kế tiếp. Súng bắn từ khóa nòng mở nên giảm kả năng súng trường. Nặng khoảng hơn 9kg.

Súng có nòng được bọc bằng một vỏ ống, khi máy súng chuyển động, nó bơm khí nén dọc theo cái ống ấy , thoát ra phần đầu nòng. Cái bơm của BAR là flanges/fins. Ngoài bản FN ra, không phải bản nào của BAR cũng có ống làm mát cả, các bản có ống làm mát thường có ký hiệu "nòng nặng" đi kèm.

BAR cỡ đạn na ná PKP Petcheneg (đúng ra thì đạn Mosin mạnh hơn chút). Cân nặng cũng na ná, nhẹ hơn cỡ 8kg thì bắn liên thanh đạn súng trường chiến đấu cổ rất khó vì súng giật mạnh không giữ được. Nhược điểm của BAR so với PKP là nó cổ  ;D ;D ;D cụ thể hơn là băng hộp  chứa được ít đạn hơn băng dây. Bản thân BAR có làm mát nhưng cũg không thể bắn liên tục được nhiều đạn như súng sau này.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/7/75/Army_Heritage_Museum_B.A.R..jpg/800px-Army_Heritage_Museum_B.A.R..jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 13 Tháng Sáu, 2008, 01:44:42 am
Máy AK chạy
http://www.youtube.com/watch?v=TRBEJCU8rf4 (http://www.youtube.com/watch?v=TRBEJCU8rf4)

Cái ống dấn khí trích của AK xứng đáng là một phát minh lớn nhất loài người, chỉ sau phát minh ra trích khí  ;D ;D

Nó trông đơn giản như thế nhưng nguyên lý khoai lòi kèn. Nó không phải dùng cái lỗ tiết lưu xỏ kim không lọt của M16 nguyên thủy, không phải dùng cái ống cong veo tắc không biết thông thế nào, cũng không phải dùng cái máy piston nhỏ như que đũa của M16 LWRC hiện đại sắp ra. Nó cũng không hao khí thuốc và cũng chả nặng hơn loại máy nào. Một động cơ của cỗ máy AK mạnh và không tốn xăng, động cơ này mạnh thoải mái theo yêu cầu và là một trong những mấu chốt ưu thế của AK.

Khá nhiều súng đã học phát minh này. Đức chẳng hạn, tuy rằng thời này châu Âu không khoái trích khí lắm, máy lùi có hãm tốn cái con lăn siêu bền nhưng châu Âu không tiếc xiền. M16 thì chưa đủ bản lĩnh tính được nguyên lý hoạt động của cái ống xiên ngược này nên vẫn là ruột gà cong với lỗ tiết lưu xỏ kim không lọt.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg27584#msg27584 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg27584#msg27584)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 13 Tháng Sáu, 2008, 05:20:43 am
Cũng bùn cừi, thấy MP44 có tay cầm băng cong là bảo AK  ;D ;D ;D

Đây là AK rõ rệt, hay là không phải ??? theo tiêu chuẩn tay cầm băng cong thì AK được thiết kế từ Mauser.
http://www.notpurfect.com/main/ak.htm (http://www.notpurfect.com/main/ak.htm)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MiG-21VN trong 06 Tháng Bảy, 2008, 05:58:34 pm
Súng tiểu liên AK-47


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bao.nguyen trong 24 Tháng Mười Một, 2008, 04:50:28 pm
Em xin góp hình AK-47 đời đầu đây http://mixerrific.com/wp-content/upload29/2008/07/mikhail-kalashnikov-holding-ak-47.jpg (http://mixerrific.com/wp-content/upload29/2008/07/mikhail-kalashnikov-holding-ak-47.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ionfrog trong 08 Tháng Mười Hai, 2008, 09:51:03 pm
Cho mình hỏi khi bắn ak47 báng gỗ,(do phải tì vai,áp má),độ giật của báng súng sẽ ảnh hưởng đến má.Vậy nó có ảnh hưởng gì đế hàm răng hay bộ phận khác của đầu không?Câu hỏi này không có ý spam xin adim đừng xóa.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 11:17:18 am
Cho mình hỏi khi bắn ak47 báng gỗ,(do phải tì vai,áp má),độ giật của báng súng sẽ ảnh hưởng đến má.Vậy nó có ảnh hưởng gì đế hàm răng hay bộ phận khác của đầu không?Câu hỏi này không có ý spam xin adim đừng xóa.

Không!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 11:21:57 am
Trường Hung.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 11:25:24 am
RPK74


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 11:31:06 am
Tháo ráp thông thường


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 11:31:47 am
Tháp ráp dành cho quân khí.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 11:36:14 am
Lại 1 hình nữa của tác giả - tác phẩm.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 11:39:51 am
khẩu PPS41


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 12:54:55 pm
Một số kí hiệu trên súng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 19 Tháng Hai, 2009, 12:56:35 pm
Ở đây, mình đã nói rõ về ngụy biện AK là bản sao của STG-44 ??
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24317#msg24317
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24732#msg24732
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24886#msg24886
Ngụy biện này phổ biến trên internet mặc dù điều đó hết sức ngu si. Tực chất, dân nói tiếng Anh về trình độ vũ khí không lấy gì làm hay, nên không hiểu được thế nào là súng trường và thế nào là súng ngắn. Mặt khác, trước sự thành công quá lớn của AK, thì nững người kém hiểu biết đẻ ra hàng đống những ngụy biện có tính ghen tị đê hèn.

Sự thật thì AK chỉ là mẫu thành công nhất trong hàng loạt các mẫu súng được thiết kế từ năm 1942, và sự phát triển của AK có trước STG44. Rất nhiều mẫu súng của Liên Xô ra đời trước STG44 và đã rất giống AK. Một sự thật nữa là, thế mạnh cơ bản của AK là đường đạn chứ không phải khẩu súng, đạn M1943.

Xu thế chế tạo một khẩu súng trường, mà ngày nay gọi là "súng trường tấn công", có từ lâu. Người Pháp đã đặt ý tưởng này từ đầug Thế kỷ 20, nhưng do thiếu nghiên cứu công phu và cũng do loạn xì ngầu các ý kiến, mà đa phần của các quý bà lịch lãm, nên ý kiến của các chiến binh và các nhà kỹ thuật đúng đắn bị át đi. Khẩu "súng trường tấn công" đầu tiên trên thế giới lại của Nga, Fedorov Avtomat:
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24242#msg24242
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31252#msg31252

Đến năm 193x, bên Đức, người ta cũng nỗ lực chế tạo súng trường tấn công, mà lúc đó họ gọi là MaschineKarabine MKb. Khẩu đầu tiên theo hướng này là M35. Tuy vậy, Hitler lên thì hắn lại hợp cạ với những nhà thiết kế súng tồi, mà hướng phát triển hay nhất bị làm héo rồi chột hẳn.


Ở đây, mình trình bầy thêm một chút về việc ra đời của AK. AK phát triển trước MP44 nhiều và các súng tiền thân của AK ra đời trước MP44 (STG44). Cùng thời với AK có các kiểu STG44 Đức, M1 Carbine Mỹ, nhưng các khẩu Đức Mỹ bị thui chột nhanh chóng, mặc dù đã được sản xuất lớn (6,5 triệu khẩu M1 Carbine và vài trăm ngàn STG44), nhưng các súng này chết rất nhanh chóng trước khi AK chính thức ra đời.

---------------

Cũng như ở Đức và Mỹ, ở Liên Xô, việc thiết kế súng trường thế hệ mới đặt ra trước và trong thời gian bắt đầu chiến tranh năm 1941. Chúng ta chú ý một điểm, vào lúc đó, trình độ thiết kế súng của Liên Xô đã đứng đầu Thế giới. Đạn Mosin được cải tiến thành tiêu chuẩn M1908/30 lúc đó là loại đạn tốt nhất thế giới, bất chấp một vài nhược điểm nhỏ như vẫn dùng gờ móc (để tương thích đời cũ). Nằm trong tiêu chuẩn này, nhiều loại đạn tiên tiến đã được thiết kế, tuy nhiên, do công nghiệp hồi đó, số lượng các loại đạn tiên tiến này còn ít.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31130#msg31130

Súng tự động Tokarev SVT-38, SVT-40 được Đức copy y nguyên (tất nhiên trừ trong nòng và đường đạn của Mauser), thành G43. Copy của địch ngay trong chiến tranh, dùng làm súng chủ lực, chứng tỏ chất lượng tuyệt vời của khẩu này.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg75713#msg75713
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg76065#msg76065
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg76067#msg76067

Kiểu máy của SVT về sau này còn được ứng dụng ở AR-18 và gần đây là LWRC đang được quảng cáo rầm rỹ bên Mỹ.

Trong lúc đó, bên Mỹ, trình độ sử dụng thuốc đạn vẫn ở mức thuốc nổ cổ điển như 1000 năm trước, cháy nhanh. Chỉ hơn ở điểm không khói..

--------------
Đầu chiến tranh, Liên Xô được viện trợ khẩu M1 Carbine Mỹ và bắt được ngoài mặt trận khẩu MKb42 Đức (tiền thân của khẩu STG44). Lúc này, việc sử dụng súng ngắn bắn liên thanh đã rất rộng rãi và tỏ ra những mặt tiện dụng hơn súng trường (tiếng Nga là PP, Đức là MP, Anh là SMG).
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1910.0
Tuy nhiên, MP quá yếu và không thể sử dụng như súng bộ binh chủ lực. Hai khẩu trên đều thuộc lớp MP, bất chấp tên chúng là Carbine, nhưng chúng có đạn mạnh hơn các đạn MP khác. Đây là hướng phát triển đúng đắn, tuy rằng chúng đã không đi hết quãng đường.

Bên cạnh đó, các tay súng và các nhà thiết kế Nga cũng đặt vấn đề mẫu thuẫn giữa súng ngăn bắn nhanh và súng trường. Làm sao có khẩu súng bắn nhanh, gọn nhẹ như súng ngắn liên thanh, nhưng sức mạnh đầu đạn lại như súng trường ??

-------------------------

Mikhail Kalashnikov sinh ra trong một gia đình 3 đời làm súng, nối nhau phục vụ tại một trong những xưởng chế súng hàng đầu ở Nga. Đồng thời, ông cũng là một chiến binh. Trong năm 1942, ông bị thương, trong thời gian nằm viện ông thiết kế một súng ngắn bắn nhanh, xuất phát từ những kinh nghiệm chế súng và chiến đấu. Bản thiết kế này chỉ dừng ở mức bản vẽ, nhưng được nhiều người tán thưởng và do đó, ông được Tổ chức Nghiên cứu và Cung cấp súng cối, súng cá nhân Hồng Quân (NIPSMVO) nhận vào, để ông tiếp tục học tập và phát triển vũ khí tương lai.

Mấu chốt của thế hệ vũ khí mới là đường đạn mới, chứ không phải là một thiết kế súng. Điều đó được thỏa mãn nhanh chóng. Nối tiếp trình độ thiết kế đạn những năm 193x, Liên Xô đưa ra loại đạn M1943, cỡ đạn 7,62x41mm. Nó giống hệt kiểu đạn 7,62x39 sau này, kiểu đạn 7,62x39 ra đời sau đó 1-2 năm và vẫn được gọi là M1943. Đạn phát triển những bài toán tiên tiến đã được thực hiện trong thập niên 193x. Về đường đạn, đạn ngắn hơn Mosin, tầm sát thương thấp hơn, nhưng lại có đường đạn ngoài tốt hơn và chính xác hơn, do đó tầm bắn hiệu quả giữ trong vòng 250-300 mét, quá đủ cho một súng trường. Thật ra không phải là thiết kế đạn, mà là một bộ tiêu chuẩn về thiết kế đạn và bên trong nòng súng.

Mấu chốt của sự ưu việt mới là thế nào ?? nó giữ khả năng sát thương và tầm bắn của súng trường mà vẫn nhỏ nhẹ. Ở đây có thể so, sức sát thương của đạn M34 cao gấp đôi M16 sau này, mạnh hơn NATO 7,62x51 sau này mặc dù đạn NATO to hơn. Đạn 7,62x51 được NATO dùng như là loại đạn súng trường hạng nặng.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31094#msg31094
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg27552#msg27552

Đó là nguyên nhân sự vượt trội của AK sau này, MKb42 và M1 Carbine chỉ là cái mác súng trường dán lên một khẩu súng ngắn. Sau khi cải tiến hết cỡ đạn M42 thành M43, Đức chấp nhận bỏ tên súng trường và gọi đúng chúng là súng ngắn: MP44, MP45. Thật ra, Mkb42 chỉ được dùng như tên dành cho một khẩu súng thử nghiệm, cái tên súng trường (Karabine) chỉ là mơ ước. Người Mỹ thì dốt hơn người Đức, vốn không hiểu thế nào là súng trường, thế nào là súng ngắn, họ giữ tên M1 Carbine.

Sau khi mẫu đạn-nòng mới ra đời, nó được gửi rộng rãi cho các nhà chế súng và hàng loạt khẩu súng ra đời. Một số trong chúng phát triển như kiểu biên chế đời cũ, sử dụng súng trường bắn phát một và súng máy cá nhân (trung liên) cho tiểu đội. Kiểu này dễ thiết kế và đi đến thành công rất sớm, đó là cạ súng CKC (SKS) và RPD.
Tháng 11/1943, mẫu đạn được quyết định, đến đầu năm 1944 đó có ít nhất 10 vũ khí được thiết kế dùng loại đạn này. Một trong chúng là CKC (SKS). Điểm đặc biệt là khẩu MAS bắn phát một lên đạn tự động sau này rất giống máy trong của CKC, chỉ có điều dùng trích khí khác.

Nhưng nhiều nhà thiết kế súng đã nhìn thấy một thay đổi có tính cách mạng trong biên chế. Đó là tiểu độ biên chế bởi hai súng. Một là súng trường tấn công, một đặc trưng là chọn được hai chế độ bắn: phát một lên đạn tự động và liên thanh. Một súng khác trong tiểu độ là súng máy cá nhân kiêm súng trường tầm xa, có nòng dài và tầm bắn xa hơn. Và thật hoàn hảo nếu các súng này dùng chung đạn. Sau này, AK và RPK như vậy.



Giữa năm 1944, hội đồng thử nghiệm đã chọn AS-44, thiết kế bởi Sudaev. Khác với CKC-súng trường chiến đấu nhẹ, AS-44 là súng trường tấn công đầy đủ ý nghĩa. Một số lượng nhỏ súng được sản xuất để bộ binh thử nghiệm. Một số súng được sản xuất trong mùa xuân năm 1945 và được bộ binh sử dụng, đánh giá mùa hè năm 1945. Bộ binh hồi âm rất koái khẩu này, nó có tầm bắn hiệu quả cao hơn PPSh-41 (một loại súng được dùng rộng rãi bậc nhất lúc đó), và hơn nữa có chọn chế độ bắn phát một lên đạn tự động. Nhược điểm hồi âm về là súng nặng (5kg rỗng) và do đó, quyết đinh sửa lại đạn M43 thành loại M43 7,62x39 ngày nay. Việc sửa đạn diễn ra đầu năm 1946 (nên nhiều khi viết là M1943/46). Việc thay đổi thiết kế các mẫu thử theo kiểu đạn mới khá dễ dàng nhanh chóng. Ngoài hình dáng bề ngoài, thay đổi lớn của thuật phóng trong loại đạn mới, đều hơn và áp suất tối đa thấp hơn. Áp suất tối đa thấp, đồ thị đều là ưu việt của thuật phóng trong, làm súng nhẹ mà vẫn mạnh.
Sau này, còn một số lần sửa lại thiết ké đạn nữa nhưng không thay đổi kích thước.

Những khẩu súng trường tấn công giai đoạn này chính là tiền thân trực tiếp của AK, chúng gần gũi hơn với AK và thiết kế trước MP44, nhưng bọn nhồi sọ ngu si trơ trẽn vẫn ra rả cái ngu si của chúng.

Một khẩu nữa thiết kế đang chú ý, nhưng ra đời muộn là  AT-45 của Tokarev, súng ra đời cuối năm 1945.


Kiểu AK No1, còn được gọi là AK-46, là khẩu súng đầu tiên mà Mikhail Kalashnikov thiết kế được chấp nhận sản xuất thử nghiệm. Đây là khẩu súng ông dày công học tập, nghiên cứu, thiết kế từ năm 1942. TRái với những nhảm nhí trên Internet, khẩu súng tham khảo nhiều hình dáng chi tiết máy của M1 Garand và chẳng liên quan gì đến khẩu súng ngắn STG44 cả. Súng có hộp máy chia làm hai phần, hai cần khóa an toàn và chọn chế độ bắn liên thanh rời nhau. Các bộ phận đẩy về, piston, ốp lót, bệ khóa nòng và khóa nòng đã khá giống AK-47. Đạn trong băng hai hàng giống như M1 Garand, khác là M1 dùng kẹp đạn trong chứ không phải băng ngoài chứa nhiều và thay nhanh.
Điểm đặc biệt, ống trích khí thẳng xiên ngược của AK-46 đã giống của AK-47. Ống này quyết định rằng máy súng rất khỏe mạnh tin cậy mà tiết kiệm khí trích. Ống kiểu này là một phát kiến tài năng từ AS-44.

AK-16 tham gia cuộc chọn có 16 mẫu, 5 trong số đó được xản xuất thử nghiệm. Tháng 11 năm 1946, Kalashnikov đến nhà máy sản xuất vũ khí cầm tay tại Kovrov để sản xuất các mẫu thử, tháng 12 năm đó, súng được gửi đến NIPSMVO. AS-44 được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá, đáng tiếc, nhà thiết kế súng tiên phong Sudaev ốm từ giữa năm 1945 và mất năm 1946, thiết kế súng của ông dừng lại.
AK-46 by Kalashnikov, AB-46 by Bulkin và AD by Dementiev là ba súng trường tấn công được chọn sau vòng đầu. Đến vòng tiếp theo, AK-46 đứt phựt.

Ở đây, có một may mắn với Kalashnikov, hay nói cách khác, khác với các nhà sáng tạo, Kalashnikov  là con người thực tế, vừa là một thợ chế súng gia truyền, vừa là một chiến binh. Có thể ông mới được học hành chính quy nên cơ cấu máy móc chưa đủ tốt, nhưng về bản chất, Kalashnikov có mong muốn đúng đắn, đó là ưu tiên hàng đầu tính tin cậy, đơn giản dễ sản xuất.

Sử dụng các mối quan hệ ở đây (như đã nói, Kalashnikov theo học tại NIPSMVO), ông tiếp xúc với các đánh giá của hội đồng và được bật đèn xanh cho phiên bản tiếp theo. Với tư cách là "giai cấp công nhân" gia truyền, ý kiến của ông được chú ý và mặt khác, hội đồng coi trọng hướng phát triển rất thực tế của ông. Phiên bản mới mượn nhiều ưu điểm của các loại súng đã có.

ví dụ. cấu tạo piston và đẩy về học của Bulkin AB-46, lắp vào trích khí rất ưu việt của AK-46. Hướng thiết kế "dão", có khoảng cách bệ khóa nòng và tường vỏ máy súng lớn, đạt độ tin cậy cao, trơn tru học của AS-44, đây là hướng thiết kế đặc biệt mà hội đồng đánh giá cao-một suy nghĩe đúng đắn, nó làm súng có vẻ dặt dẹo, "dão", long sòng sọc, không "hiện đại" chút nào, nhưng trái với cảm giác, nó lại rất tiên tiến tin cậy. Kiểu tay lên đạn bệ khóa nòng che bụi tốt học từ thiết kế của Browning trong súng săn Remington model 8. Phiên bản súng mới là AK-47.

Trong tháng 12-1947 và tháng giêng 1948 diễn ra việc thử nghiệm mở rộng, bao gồm ba tay đua là AK-47, Dementiev KB-P-410,  Bulkin TKB-415. Nhưng kết quả cuối cùng không được thống nhất. AK-47 đạt điểm tốt nhất về độ bền và độ tin cậy, nhưng mắc phải nhược điểm là bắn liên thanh rung, thiếu chính xác, và nhiều vẫn đề nữa với độ chính xác. Chế độ bắn liên thanh lúc đó được coi trọng, nên AK-47 đứng xếp hạng sau 2 khẩu kia. Khẩu súng thỏa mãn nhất về yêu cầu độ chính xác là Bulkin AB-47 / TKB-415 , nhưng nó lại gặp vấn đề về độ bền.

Vấn đề AK rung, bắn liên thanh không tốt này còn tồn tại khá lâu. Bắn liên thanh không tốt ở AK do hai nguyên nhân chính. Một là, máy súng làm việc quá khỏe, rúng bần bật. Hai là, đường tỳ báng hơi gấp xuống, điểm này sẽ đặt cao đường ngắm cơ bản (thước bắm-đầu ruồi) dễ ngắm bắn phát một. Nhưng sẽ làm súng lệch đi vì điểm tựa lệch sau mỗi phát bắn trong loạt. Đây có thể coi là một bảo thủ của AK, trong khi các súng khác cùng thời chuyển sang làm báng thẳng, AK vẫn bảo thủ với báng gấp xuống. Kalashnikov quyết định tôn trọng chế dộ bắn phát một hơn là bắn liên thanh, bất chấp hội đồng nghĩ ngược lại.

Sau những cuộc họp kéo dài, AK được đánh giá là tốt hơn, hiện tại nó không chính xác, nhưng bền, và triển vọng sau này sẽ hoàn thiện cả độ bền và độ chính xác. Quyết định này đã đưa AK-47 đến cơ hội sản xuất và dùng thử nghiệm bởi quân đội, tháng 12 năm 1947, người ta quyết định sẽ sản xuất thử nghiệm tại nhà máy Izhevsk (nay hay viết tắt "nhà mãy chế tạo máy Izhevsk" là IzhMash. Kalashnikov  rời Kovrov  tới nhà máy để chuẩn bị sản xuất, việc sản xuất bắt đầu giữa năm 1948. Súng được chấp nhận trang bị năm 1949, cũng thời gian đó, phiên bản báng gấp AKS được đưa vào sử dụng. Từ đó đến 1951, thiết kế ban đầu của súng được thay đổi cho hợp với công nghệ chế tạo, hướng dễ sản xuất hơn, thay đổi lớn nhất ở vỏ máy súng.

Vào 195x, AK đứng trước thách thức của Korobov TKB-517 , nó bắn liên thanh chính xác hơn, và giá rẻ hơm AK 1/3. Korobov TKB-517 là kiểu máy lùi có hãm. Đồng thời, AK cũng cần thỏa mãn yêu cầu biên chế mới, cần thiết kế phiên bản súng trợ chiến cấp tiểu đội, đảm bảo tiểu độ đủ ba chức năng: súng máy trợ chiến, súng trường tầm xa và súng trường tấn công, chung đạn. Hơn nữa, để cạnh tranh với các súng khác, AK cần rẻ hơn, chính xác hơn và tin cậy hơn. Việc phát triển được thực hiện bới nhóm AK tại Tula và Kovrov từ năm 1955. Việc thử nghiệm diễn ra 1957-1958 cùng với việc xuất hiện RPK năm 1959. Một lần nữa AK lại chiến thắng và từ đây, bộ binh Liên Xô triển khai cơ cấu súng mới, tổ bộ binh có AK, RPK và B41 (RPG-7).

Vấn đề chống rung bằng đầu nòng bù lệch lần đầu tiên xuất hiện.

Tuy nhiên, RPK gặp không ít chỉ trích có lý. Súng nhẹ, nhưng không bắn được dài hơi như RPD. Tuy nhiên, RPD đang dùng lúc đó làm tiểu đội thiếu khả năng súng trường tầm xa. Các kiểu máy lùi có vẻ không thích hợp với loại đạn độ côn lớn M43, mặc dù chúng rẻ hơn, tin cậy hơn về cơ cấu máy, nhưng khả năng vỡ vỏ đạn lớn hơn.

Từ AK đến AKM, nòng súng và đạn cũng they đổi chút ít, đưa tốc đọ đầu nòng lên trên 700m/s. Súng nhẹ đi khá nhiều. AKM dùng kiểu đầu nòng bù giật vát. Về sau, nhiều kiểu đầu nòng bù giật khác xuất hiện.

Dưới đây là hình minh họa các súng tiền nhiệm, mẫu của AK-47.

M1 Garand và AT-45 Tokarep
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79292#msg79292

AS-44
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79302#msg79302

Dementiev KB-P-410
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79345#msg79345

Bulkin AB-46
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79336#msg79336

Các mẫu thử AK cho đến AKM
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79353#msg79353


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 19 Tháng Hai, 2009, 04:20:43 pm
Minh họa cho đoạn này
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79245#msg79245

M1 Garand là khẩu trúng trường bắn phát một lên đạn tự động Mỹ. Súng dùng đạn 03-06, trích khí, then xoay. Trích khí của súng rất giống RPD trừ đi cơ cấu chỉnh tiết lưu.

Lấy đạn và xếp đạn hai hàng của súng chạy tin cậy, ý tưởng này được AK học. Buồn cười, dân nói tiếng Anh thường lải nhải trên net là AK học STG44 (MP43, MP44) , trong khi điều đó vô lý vì AK bắt đầu trước đó và học chủ từ các súng Liên Xô cùng thời và trước đó. Bọ nói tiếng ANh dố đặc về súng đạn, chúng không biết rằng một trong những niềm tự hào của chính chúng mới là mẫu cho AK.
Cái ngu dốt nó cũng nhiều điều hài hước.

AK thay kẹp đạn trong bằng băng ngoài dế thay.

M1 Garand là khẩu súng được thiết kế và chấp nhận trang bị cùng thời với SVT. M1 Garand được thiết kế sau SVT chút, khẩu súng được thiết kế vào đoạn 1930-1932, nhận bằng sáng chế 1932. Súng được chấp nhận làm súng chủ lực năm 1936: "M1936 Automatic Rifle M1 caliber 0.30".  Năm 1939 súng được sửa chút, chủ yếu là trích khí.

Súng có trích khí đặt dưới nòng. piston hành trình dài và khóa nòng xoay hai tai. Cái khóa nòng hai tai, cái móc đạn và băng đạn có miệng với góc khó hình dung, hai hàng đạn là những đặc điểm gợi ý AK thiết kế theo. M1 Garand gặp khá nhiều vẫn đề với trích khí. ban đầu, dùng một ống kéo dài nòng để hứng khí, vừa cồng ền vừa bất ổn. Năm 1939 trở đi, súng dùng trích khí hiệu chỉnh tiết lưu, kiểu như RPD hay STG-44 khá phổ biến ngày đó.

Trong các cuốn lịch sử AK đều chú ý điểm M1 Garand làm mẫu cho AK vài điểm rất quan trọng. Thế nhưng các nhà ái quốc Mẽo chả ai bít đến điều đó khi bĩu môi đê tiện trước AK cả. Nói chung là não đã liệt rồi thì chả động đậy cược cái gì cả.
 ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D

Kẹp đạn của M1 Garand.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/M1_garand/m1gar_4.jpg)


Trên Waffeninfo.net có mấy cha làm cái gif trình diễn hay hay, kiểu khóa nòng then xoay hai tai của M1 Garand và AK. Tuy nhiên, bọn này không đủ khéo tay để mô tả cái điểm quan trọng nhất, là miệng băng đạn. Cái miệng băng đạn đó được uốn theo một góc rất khó hình dung nếu không nghĩ đến-thế mới là ý tưởng tài. Tức là, cái miệng đó rộng hơn viên đạn nhưng nhét đạn vào trong đạn không bật ra, mà vẫn đứng hai hàng. Cái móc đạn ra khỏi băng cũng khó hình dung, nó trượt trên hàng đạn, ấn hàng đạn xuống khi lùi về. Khi tiến lên nó đẩy đạn ngóc đầu lên và tự nhiên đạn lách qua cái cửa băng trên, trong khi bình thường nằm im. Cái kiểu lách đó làm giảm bớt chút chiều dài hành trình.

Trích khí trong hình này là trích khí hành trình dài của M1 Garand hoặc MP44 (STG44).

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/rotboltani.gif)


Đây là hình ảnh một trong những súng trường tấn công sớm nhất trước AK, khẩu AT-45 của Tokarep
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/at44.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 19 Tháng Hai, 2009, 04:43:55 pm
Minh họa cho đoạn này
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79245#msg79245

Trên nét nhan nhản những nhảm nhí của dân đê tiện tị nạnh với danh tiếng lấy lừng của AK. Bọn đê tiện thường cho AK sao chép MP-44. Post lên đây người anh cả thật sự cả AK.

AS-44.
Khi đạn M43 được format, đây là khẩu súng trường tấm công đầu tiên được chấp nhận sản xuất hạn chế để sử dụng thử. Cấu tạo trong nòng và kích thước đạn M43 được gửi đi 12/1943. Lúc này, vẫn là loại đạn 7,62x41. Đến giữa năm 1944 thì súng AS-44 đã đến thử nghiệm. Mùa hè 1945, liền trước khi chiến tranh kết thúc, đã có một số lượng súng giao cho bộ binh dùng thử để đánh giá.

Súng được đánh giá rất tốt, nó có sức mạnh của súng trường nhưng dễ dùng như súng ngắn bắn nhanh. Nhược điểm lớn của súng là nặng (5,2kg), qua đó, người ta quyết định giảm kích thước đạn M43 thành 7,62x39.

Súng do nhà thiết kế Alecxey Sudaev (Алексей Иванович Судаев) thực hiện. Thật đáng tiếc, giữa năm 1945 ông ốm nặng và mất năm 1946, khi thiết kế súng còn chưa hoàn thiện.

Đây là một trong những mẫu súng gần gũi nhất của AK-47. Sudaev chính là người đã thiét kế PPS-43. PPS-43 là phiên bản thiết kế lại PPSh-41, có báng gập thép, bằng cong, tay cầm rất giống AK báng xếp AKMS sau này. Về bề ngoài, AS-44 là PPS-43 dùng loại đạn mới.

AS-44 có khóa nòng giống như CKC (SKS), kiểu khóa nòng này làm việc như sau, khi bệ khó nòng chuyển động về trước, nó đẩy khóa nòng nghiêng xuống và cắm vào một khe ở tấm đáy của vỏ máy súng, khe này chặn không cho khó khoa nòng lùi về khi đạn nổ. Kiểu máy súng này được dùng ở MAS (Pháp) và súng trường tấn công thử nghiệm Anh 195x.

piston và bệ khóa nòng khá giống AK, nắm hộp khóa nòng (vỏ máy súng) cũng mở như AK. Những mẫu thử nghiệm ban đầu có trích khí thiết lưu nhỏ, có chỉnh tiết lưu giống của RPD, đặt bên trên súng. Nhưng nhưng mẫu sau này có trích khí xiên thằng ngược rất giống của AK-47.

Đặc biệt, hướng thiết kế "dão", khoảng cách của các chi tiết lớn là AK-47 học của súng này, sau bài học đắt giá tí nữa thì chết năm 1946. Kiểu thiết kế này làm súng long sòng sọc, trông bề ngoài không "hiện đại", "chính xác", "công nghệ cao"... chút nào, nhưng lại làm việc tin cậy bền bỉ.

PPSh-43, cùng tác giả, chỉ cần nhìn cũng biết được đây là các tiền thân của AK.
http://world.guns.ru/smg/smg03-e.htm
(http://world.guns.ru/smg/pps-43-1.jpg)

AS-44 đặt trong bảo tàng AK-47 Kalashnikov Museum, dưới chân dung các nhà chế súng lừng danh.
Ảnh treo tường chụp ở bãi thử Shurovskoy 1942, nơi đây, làn đầu tiên Kalashnikov gây ấn tượng lớn với các nhà chế súng và đặt giao tiếp thân tình với Degtyarev, Simonov, Sudayev.

http://kalashnikov-weapons-museum.ak47-guide.com/ch4-5.html
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/AS-44/p1010167-ppsh1-1.jpg)

(http://kalashnikov-weapons-museum.ak47-guide.com/pics/exh/1000px/p1010148-showcase-topolev.jpg)

Tác giả và 3 phiên bản. Trên là giữa và cuối năm 1944. Phiên bản dưới đã có trích khí xiền ngược thẳng rất AK. Có thể, Sudaev đã thiết kế lỗ trích khí độc đáo này ngay trong năm 1944. Trích khí này có ống to, thẳng, rất mạnh mẽ. Nó làm xiên ngược để khí phải vòng gấp đi ngược lại từ tốc độ 600-700m/s, nhờ đó khí chờ đạn đi ra khỏi nòng mới tác động vào mặt piston. Cơ chế này đỡ tốn khí trích mà súng lại rất khỏe, lỗ trích khí rộng và thẳng không bao giờ tắc.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/AS-44/1688278.jpg)


Cùng tác giả
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/AS-44/file-5.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/AS-44/file-1.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/AS-44/file.jpg)

Có thể là mùa xuân 1945 trong chiến tranh
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/AS-44/file-2.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 19 Tháng Hai, 2009, 05:55:40 pm
Hình minh họa cho chỗ này http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79245#msg79245

Булкина АБ-46, Bulkin AB-46 là khẩu súng gần giống AK nhất trong số các súng tham gia cuộc đua.  Nó không bền bằng AK, nhưng bắn chính xác hơn.
http://www.sinopa.ee/sor/bo001/bo04av/bo04av01/ispit01/ispit01.htm

Súng có cấu tạo rất giống AK-47. Từ AK-46 tiến lên AK-47, AK đã học cấu tạo piston, bệ khóa nòng và đẩy về của Bulkin.

Vòng sau 1948, chỉ còn Bulkin, AK và Dementiev KB-P-410. Bulkin đi trước AK khá nhiều về kỹ thuật, kể cả chiếc báng gấp. Bulkin chỉ thua AK ở việc AK trung thành với hướng tin cậy bền bỉ.
Một nhược diểm của Bulkin ТКБ-415 là nặng và dài.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/3anhemak.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Bunkin/1840280.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Bunkin/bu001.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Bunkin/bu002.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Bunkin/ab46-2.jpg)


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Bunkin/bu004.jpg)



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 19 Tháng Hai, 2009, 06:30:10 pm
Hình minh họa cho chỗ này http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79245#msg79245

Dementiev KB-P-410 là một trong 3 súng cuối cùng được chọn, gồm AK và Bulkin.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Dementiev/de004.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Dementiev/3anhemak.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Dementiev/de005.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Dementiev/de003.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Dementiev/de002.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/Dementiev/de001.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 19 Tháng Hai, 2009, 06:57:23 pm
Hình minh họa cho chỗ này http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79245#msg79245

Korobov TKB-517

Vào giữa thập niên 1850, chỉ còn khẩu này trong cuộc đua. Cuối cùng, người ta đã chọn AKM.

Korobov TKB-517 có máy tiên tiến, máy lùi có làm chậm. Máy súng này là kiểu lùi đòn bẩn làm chậm có hai khối lùi trước sau. Nguyên lý thế này, khối lùi trước là khóa nòng, một đòn bẩy làm vận tốc khối lùi sau lớn hơn khối trước, nhờ thế lực hãm do khối sau tạo ra lớn mà không cần khối lượng nặng. Khiểu máy súng này là kiểu Kiraly, áp dụng trên súng ngắn bắn nhanh Hungari M39.  Kiểu máy súng này sau  cũng được dùng ở súng Pháp Famas.

Bắt đầu thời đại Súng ống, Hungaria là nước có kỹ nghệ súng ống khá tốt, một trong những cái nôi của công nghiệp súng ống châu Âu. Từ thời Mông Cổ, xứ này đã là nơi tập trung "công nghiệp vú khí", quan Mông Cổ đem nhiều tinh hoa khắp Á-Âu đến. Thời Thổ Nhĩ Kỳ lập đế quốc Ôtoman, nơi đây tiếp tục là một trong những căn cứ cung cấp vú khí cho đế chế này. Đến thời Đế Quóc Áo Hùng thì công nghiệp vũ khí ở đây rất hoành tráng.
Kiraly Danuvia http://www.sunblest.net/gun/Danu39.htm

Súng dễn sản xuất, không cần nhiều công nghệ cao và giá rẻ chỉ bằng 2/3 AK. Máy súng làm việc tin cậy hơn, vì rất đơn giản. SÚng cũng nhẹ hơn AK.

Nhiều người cho rằng, việc chọn AKM thay Korobov TKB-517 là do thiên vị gì đó !! thực chất không phải thế. Korobov TKB-517 và các máy lùi khác không thích hợp với đạn có độ côn lớn như M43. Súng có độ mài mòn các chi tiết thấp, máy súng làm việc tin cậy, nhưng xác suất hỏng vỏ đạn gây tắc súng sau một tuổi thọ súng, tăng lên nhanh.

Korobov là nhà chế tạo súng tài ba. Ông đi tiên phong, có những mẫu súng vượt xa thời đại như kiểu nòng thụt vào trong báng, TKB-408, đặc biệt khẩu súng có dáng siêu hiện đại TKB-022. TKB-022 là một trong những mấu thử nghiệm rất sớm đạn nhỏ, ban đầu súng dùng đạn AK M43 năm 1962, sau đó dùng đạn thử nghiệm 5,6x39 (tiền thân của đạn 5,45x39) năm 1968. Súng dự định dùng cho các lực lượng tăng pháo, cực kỳ ngắn gọn mà vẫn mạnh. Tỷ lệ chiều dài nòng / chiều dài súng vô địch cho đến nay: 415mm / 525mm, khối lượng cũng vô đich trongc ác súng dùng đạn M43, tùy phiên bản nặng 2,8 - 2,4 kg. Nhưng súng chỉ dùng ở mức thử nghiệm chứ không đi đến đại trà như AK-74.

http://world.guns.ru/assault/as73-e.htm
http://world.guns.ru/assault/as94-e.htm

Korobov TKB-517
(http://world.guns.ru/assault/korobov_tkb517.jpg)

Sơ đồ nguyên lý lùi hãm bằng đòn bẩy
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/leverdelayedblowbacksysew5.gif)

TKB-022 1962 dùng đạn M43
(http://world.guns.ru/assault/tkb022_1.jpg)

TKB-022 1965.
(http://world.guns.ru/assault/tkb022pm_1.jpg)
(http://world.guns.ru/assault/tkb022pm_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 19 Tháng Hai, 2009, 07:45:36 pm
Hình minh họa cho chỗ này http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79245#msg79245

Thật ra, đến 1959, khi RPK được chấp nhận sử dụng thì AK mới thật sự được chấp nhận là súng suy nhất để biên chế thống nhất. Còn trước đó vẫn là cạ CKC-RPD chiếm kha khá.

AK-46
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/ak46_1.jpg)

AK-46
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/ak46_2.jpg)

Mẫu thứ nhất của AK-47
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/ak47_1.jpg)

Mẫu thứ hai của AK-47
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/ak47_3.jpg)

Kiểu được sản xuất thử nghiệm 1949-1951
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/ak49.jpg)

Kiểu được sản xuất sau năm 1951
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/ak49.jpg)

Kiểu được sản xuất sau năm 1951
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/ak53_2.jpg)

AKM
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/akm.jpg)

AKMS, S là báng gấp
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/akms.jpg)

AKMN, N là nhìn đêm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/akmn.jpg)

AKM và phóng lưu GP-25
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/sun_Nga_gcung_thoi_dua/akm_gp25.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 20 Tháng Hai, 2009, 01:14:45 am
TRên mình đã bốt cả lò bố mẹ anh chị em ông bà AK, để ai đó đọc không nhận nhầm giống nòi.
AK có thể nói là một tập hợp các phát triển kỹ thuật lúc đó. Cốt lõi của AK là đường đạn thì là của ai đó cực bí mật, chứ không phải của AK. Đúng vậy, cái sức mạnh chính của AK là đạn M43 chứ không phải khẩu súng do Mikhail Kalashnikov thiết kế. AK học rất nhiều ở AS-44, đặc biệt, cái động cơ xiên ngược rất đặc trưng và cái cơ cấu nhão nhào cũng vậy. Phần khóa nòng chắc học của Bulkin AB-46/47.

Đấy là đời bố đời anh, đời ông bà chắc là PPS-43, cùng chung tác giả với AS-44.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg79245#msg79245

AK đã sản xuất với số lượng khổng lồ, chỉ riêng những súng được công nhận là AK, ví dụ không kể type-81 Tầu, là hơn 90 triệu khẩu. Trên đời này chỉ có 3 súng sản xuất nhiều như thế, là Mauser, Mosin và AK, dĩ nhiên là tốc độ sản xuất của AK khủng khiếp nhất. Tất nhiên nhiều chú liệt não sẽ nhảy dựng lên, ơ, sao không có M16 ?? thưa là, M16 cố ấn vào tay người ta bắt dùng, cũng chỉ được đâu chục triệu khẩu thôi.

Mauser, Mosin và AK là những súng trường phục vụ như vậy. Chúng được phát triển bằng năng lực cả nước hay cả châu Âu, license công cộng do nhà nước nắm. Do đó, chúng được thiết kế sao cho tốt mọi mặt, sử dụng tốt và sản xuất tốt. Còn M16, M1903, M1 Garand... không có license công cộng, được thiết kế sao cho đắt và khó làm. Cũng vì thế mà Mỹ không bao giờ có súng trường ra hồn.

-------------

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24317#msg24317
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24732#msg24732
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24886#msg24886

Ở đây đã nói chút về sự khác nhau của STG44 và AK, một súng ngắn một súng trường. Buồn cười, dân nói tiếng Anh có thể tự hào là, khẩu AK Vĩ Đại dùng của lại họ, (M1 Garand), băng đạn hai hàng và cái móc đạn. Thế nhưng đội nói tiếng Anh này quá dốt nát. Một điểm hài hước của sự dốt nát.

Chúng dốt, ừ, chúng đâm quàng đâm xiên lại làm một sự dốt nát nữa, đó là chúng nói STG44 là mẫu của AK. Thế mới dốt, hai khẩu súng hoàn toàn khác nhau, ở đây ta sẽ làm rõ điểm đó. Mà sao cái vinh quang của M1 Garand lại cứ bị gán cho STG44 thế nhỉ ?? tại dốt mà. Nhìn chung dân nói tiêng Anh cực dốt về súng ống.

Ở đây, chuyện dốt hài cười ra mếu này tạo bởi sự kết hợp giữa dốt nát và đê hèn của liệt não, được dẫn đường bởi những nhà quảng cáo tài ba. Trong khi đê hèn tị nạnh với vinh quang chói ngời của AK, thằng dốt nát bĩu môi: "thằng Đức nó làm ra từ tám hoánh, có gì là hay", rồi các ông nối đời nhau xây dựng học thuyết súng ngắn là súng trường.

Cái giai thoại STG44 là bố đẻ ra AK, bất chấp cả lò anh chị em bố mẹ ông bà AK đứng trên, lại không thiếu trên internet.

Cái hài hước đầu tiên trong giai thoại trên là : STG44 là súng trường.

STG44 là súng trường. Bất chấp chính những người tạo ra nó goi nó là MP, MP truyền đời, MP43 MP44. MP thì tất nhiên là súng ngắn, Maschine Pistonle, tương đương tiếng Anh là machine pistol, hay là SMG, súng ngắn bắn liên thanh, súng máy bắn đạn nhỏ. Đã là súng ngắn thì không phải là súng trường.

Đây, nó ghi rõ là MP44
http://galerie.waffeninfo.net/mp44/

Đây, ảnh súng có dập MP44
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/04.jpg)

Vì nó là súng ngắn nên nó bắn bằng đạn súng ngắn. Người ta cũng ghi rõ như vậy. Pistolenpatrone 43 . Pistolenpatrone 43 = Pistolen patrone 43 = đạn Pistolen kiểu 43 = đạn súng ngắn kiểu 43
http://www.waffeninfo.net/mun_7,92x33.php
(http://www.waffeninfo.net/munition/8x33_01.jpg)

Thế người ta bảo súng trường là súng ngắn, súng ngắn là súng trường bằng cách nào ?? À, thống minh phết, các trùm lái súng Mỹ đã thiết kế cho bọn liệt não một cái đánh võng khá thông thái. Họ nói  với liệt não là, STG trong tiếng Đức là "súng trường tấn công", mà đã là súng trường tấn công thì dĩ nhiên là súng trường rồi.
Sturmgewehr là súng trườnng tấn công ?? Nếu coi  Sturm là tấn công thì gewehr là súng trường.

Thế nhưng Büchse trong tiêng Đức mới là súng trường ?? à, hóa ra đây là cái tài ba của các nhà quảng cáo tiếng Anh. Công họ làm liệt não mấy đời dân tiếng Anh mới được như vậy. Gewehr là "vũ khí chính của bộ binh", tương đường chữ "thương" trong tiếng Trung. Trước đây, thương là cây giáo, nay thương là cây súng, gewehr cũng vậy. Trước thời STG44 thì gewehr là Mauser, là súng trường. Mấy lão nhồi sọ tiếng Anh mới làm ảo thuật, làm dân tiếng Anh ngu si quên gốc đi và tưởng là súng trường từ mấy nghìn năm rồi và mấy nghìn năm sau cũng vậy. Trong tiếng Trung, các MP được gọi là "xung phong thương", ví như PPSh-41 là 50 thức xung phong thương, không vì thế mà nó là sún trường, cũng như vậy, 1000 thức xung phóng thương là cấy giáo, không vì cây giáo là "vũ khí bộ binh xung phong" mà cây giáo là súng trường.

nói dân sự cho dễ hiểu, người tầu gọi cái xe (xe, xa...) là xa, từ xe người kéo cho đến ô tô, tầu hỏa (hỏa xa), đều là xa,  nhưng không vì thế mà cái xe cải tiến, cải tiến xa, là xe chạy động cơ hơi nước hay đốt trong. Ở đây, tiếng Anh quá bừa bãi so với các ngôn ngữ khoa học, và các bác quảng cáo lợi dụng chỗ đó để nhồi sọ ngu si liệt não.


Ở đây, lại có một ảo thuật nữa.
Có một số người không liệt não như bò lắm, thắc mắc, thì được giải thích cách khác. Các anh hiểu sai rồi, rifle không phải là súng trường, mà là nòng xoắn. Assault Rifle là "nòng xoắn xung phong". Người ta cố làm cho những người hơi tỉnh lại một chút u mê mẩn, hết gây phong trào thắc mắc. Đến chỗ khác, bọn lái súng quảng cáo lại tỉnh bơ nói rifle là súng trường.

Trên các kênh tiếng Anh  lại thêm một sáng tạo nữa. Người ta gọi Pistolenpatrone 43  bằng tên mới coóng là Kruzpatrone 43= đạn ngắn 43. Cũng chỉ để những người biết chút hết thắc mắc, để rảnh tay đi tẩy não.

Các nhà tẩy não thật là tài.

Thật ra. Chương trình MP43, MP44 chỉ có cái tên STG44 ngày 6-4-1944. Hitler ra lệnh phát triển ba hướng úng, một là khẩu MG42 làm nhẹ đi, một là khẩu G43 làm ngắn đi thành cạc bin (G43 là bản sao SVT), và phát triển MP44, tất cả để làm sao có một súng ngắn cá nhân nhẹ. Không phải Hiler đặt tên MP44 thành STG44 là hắn gọi MP44 là súng trường. Điều này chỉ là trò ảo thuật hết sức đơn giản của mấy cha tẩy não dân tiếng Anh mà thôi.

---------------------

Bọn tẩy não thường nói, STG44 là mẫu AK vì nó có tay cầm băng cong. À, tay cầm băng cong thì PPS-43 cũng có. Dĩ nhiên là cùng một tác giả của PPS-43 có AS-44, cũng tay cầm băng cong.

Ở đây, ta xem STG44 là gì. Trước tiên, một khẩu súng dạng gì đặc trưng bởi khóa nòng và trích khí.
Mới nhìn, cũng biết đó không phải là khóa nòng AK. Nó là khóa nòng của ai đấy, của CKC (SKS), của MAS bán tự động. Mas bố trị hơi ngược, nhưng CKC (SKS) giống hệt, nhìn xa hơn, kiểu khóa nòng chống vào tường hộp khóa nòng này nếu to thì có ngạnh như DP, RPD, nếu nhỏ thì đây, CKC, SVT (được copy thành G43) và MP44.

Nói rộng ra như vậy, đích dòng kiểu khóa nòng này là PTRS-41, kiểu SKS-41 giống như vậy dùng đạn Mosin không đi đến sản xuất lớn. CKC (SKS) sao y bản chính PTRS-41, chỉ thu nhỏ lại. Như vậy, tuy CKC ra cùng MP44, MP44 lại kết tiếp các súng Mkb42, MP42, MP43... ra trước CKC, nhưng MP44 sao y bản chính khóa nòng CKC. Kiểu khóa nòng này về sau dùng ở MAS bán tự động.

Kha kha kha kha kha. Hóa ra MP44 không phải là cha của AK, mà là em của CKC, là anh của MAS, đều là con cháu SVT. Dùng nguyên lý khóa nòng đó, nhưng SVT đí trước đã có cái piston xung ngắn lâu rồi.

Khóa nòng. Nguyên lý của nó hoàn toàn khác biệt. Thế nhưng không hiểu sao cái giai thoại AK là bản sao của MP44 vẫn lưu truyền được. Rõ ràng, giai thoại này lưu truyền trong những dạng liệt não đến thế nào ??

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/mp44_bolt.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/71.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/tiltblockani.gif)

Đây là hình ảnh khóa nòng PTRS-41 và CKC (nhỏ dưới). MP44 là con hoang của khẩu súng danh tiếng PTRS-41.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/SKS/slr16.jpg)

Tiếp theo ta nhìn cái trích khí.
Cái ốc chỉnh tiết lưu to tướng, đích thị, đây là trích khí của trung liên DP, trung liên RPD.
Kha kha kha kha STG44 bi giờ mới biết, là con hoang của dòng DP, chả liên quan gì đến AK cả.


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/27.jpg)



Còn đây là tổng thể máy STG44. Con hoang của DP không biết với nhà nào mà chả giống ai.
Chúng ta cần biết là STG44 cực kỳ tồi. Nó bắn đạn súng ngắn nhưng nặng đến 5,2kg, như trung liên. Máy trích khí hành trìn dài thì dĩ nhiên đặc trưng là hay tắc trích khí và kẹt piston. Trong khi đó AK là hành trình xung ngắn. TRích khí của MP44, STG44 và DP, RPD là dùng tiết lưu, lỗ nhỏ. Còn của AK là khí động, lỗ to, đặc trưng bởi chả bao giờ tắc và khỏe như voi.

Một số dạng liệt não mà mình đã gặp cam đoan với mình AK là hành trình dài. Mình ngỡ người, đúng rồi, piston AK là hành trình dài. Nhưng cái piston ấy vẫn là xung ngắn, xung ngắn điển hình, xung nó ngắn và hành trình nó dài chả có gì liên quan đến nhau cả. Xung ngắn khỏe làm máy súng vượt qua những bụi bẩn tắc. Tim của khẩu súng là cái trích khí, là động cơ của súng, động cơ khỏe là tiền đề của máy tốt.

Đương nhiên là động cơ có cái lỗ trích khí khí động xiên ngược to như cái đũa không chấp gì cái trích khí xỏ kim không lọt. Mà ở trong thời đại có trình gia công câc bạn nhìn ảnh AP44 đó.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/_ak_34a.jpg)


bệ khóa nòng với piston hành trình dài của STG44 và bệ khóa nòng với piston xung ngắn của AK.
Khó nòng then xoay hai tai của AK và khóa nòng kiểu CKC của MP44.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/_ak_05.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/_ak_08a.jpg)



Từ Thế Chiến I, Fedorov đã làm khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới, có hộp đạn tháo nhanh. Rồi AK chuyển kẹp đạn trong của M1 Garand ra ngoài tận hướng băng hai hàng. Còn MP44 ?? Trời đất ơi, nó lạc hậu đến mức ban đầu dùng kẹp đạn đóng bên trên, sau đó mới dùng băng, nhưng một hàng. và trong băng tháo rời vẫn là.... cái kẹp đạn.


(http://claus.espeholt.dk/billeder/mp44/fri1.jpg)

(http://claus.espeholt.dk/billeder/mp44/10round_ron5.jpg)

Cuối cùng thì G43 có băng đạn rời 2 hàng. MP44 không đình được nữa mới trang bị loại băng này
(http://www.gunpics.net/german/mp44/mp447.JPG)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 20 Tháng Hai, 2009, 09:15:02 am
Giai đoạn đầu đúng đắn.

Thật ra, ban đầu chương trình MKb khá tốt. MKb là Maschine Karabine, súng trường tấn công thật sự. Thế nhưng làm sao mà chúng lại đẻ ra MP, súng ngắn bắn nhanh.
Hai khẩu ban đầu của chương trình này là M35. Khẩu súng dùng đạn Geco 7,75x40. đây là bước đi đúng đắn mà chỉ cần tiến lên một chút là người Đức đã có súng trường tấn công. Fedorov đã chế súng trường tấn công, đã sản xuất đem chiến ở Rumania, Hồng Quân tiếp tục sản xuất và đem chiến ở Phân Lan, Fedorov đã chỉ ra các yêu cầu như băng thay nhanh, đạn nhỏ... thì việc tiến thêm một bước nữa không khó.

Sau M35 là Walther Automatic Carbine cạnh tranh với nó, cuộc đua đã sẵn sàng như AK năm 1944-1949.

Vollmer Automatic Carbine, M35
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/WaltherAutomaticCarbine.jpg)

Walther Automatic Carbine
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/VollmerAutomaticCarbine.jpg)

Có một vài nhược điểm với đạn Geco 7,75x40. Đầu đạn quá nặng 9gram, đầu đạn quá dài và áp suất cao. Nhưng kiểu đạn đầu tiên không bao giờ hoàn hảo, như kiểu M43 41mm Liên Xô. Người Đức đã khởi động một cuộc đua lớn như thời sau này ở Liên Xô.  Trời đất, năm 1935 họ đã ở vào thời kỳ 1944 ở Liên Xô, chỉ một vài năm nữa thôi là người Đức sẽ có AK hay cái gì đó gần giống. Này nhé, tuyên bố format một kiểu đạn mới, mở một cuộc thi tuyển và sẽ có.



Người Đức đã nìn thấy những nhược điểm của súng trường khi tham chiến và sa lầy trong các trận địa Verdun (Véc-đoong). Họ đã dúng cảm làm cách mạng, chế ra khẩu yếu hơn, MP-18. Khẩu súng nhanh chóng tỏ ra ưu thế trước súng trường ở nhiều điểm, mở đầu cho các MP, PP và SMG. Tuy nhiên, MP cũng thể hiện nhược điểm, súng ngắn thuần túy dùng đạn súng ngắn tầm rất ngắn. Điển hình về tệ ở nơi mà chế súng cũng như dùng súng, tán nhảm về súng... tệ nhất quả đất, đó là ở nước Mỹ. M3 Grease có tầm bắn hiệu quả 50 mét !! đạn súng ngắn nhẹ như đi tốc độ dưới âm 280 m/s !! Ở xứ đó, M1 Carbine được gọi là súng trường cũng đáng, vì súng ngắn ở đó bằng súng cao su chỗ khác.

Sự thiếu sót ở cả hai mặt súng ngắn bắn nhanh MP và súng trường đã đẻ ra các ý định đạn khác từ đó. Nhưng nước đức bại trận. Mọi việc đình lại đến giữa 193x, dưới sự định hướng của Bộ Vũ khí HWA (Heeres Waffenampt) .

Geco forrmat đạn Geco 7,75x40 cùng với súng M35, còn được gọi là Geco M.35, đạn này hay được gọi là 8x40 Geco. Một số anh đê tiện hay cố tình nói một cách-không ai kiểm chứng được là chính xác không, 7,75x39,5, để gợi ý cho liệt não là đây là mẫu của ... đạn AK. Đạn dài tổng cộng 55mm, cát tút dài 40mm, hình dáng vỏ ngoài giống Mauser (đạn hơi côn, không gờ móc).  Đầu đạn 7,75x40 Geco M.35 nặng 140 grain, sơ tốc tối đa 690 m/s.
(cần phân biệt một số khái niệm vận tốc. AK hay dùng “vận tốc tính toán”, tức vận tốc trung bình trong tầm bắn hiệu quả, dùng để tính đường đạn, còn sơ tốc là vận tốc đầu nòng, sơ tốc tối đa là con số lý thuyết bắn trên cái nòng lý tưởng, trơn và dài vô cùng.)

Súng và đạn được gửi đến thử nghiệm tại Polte, Magdeburg tronmg sự đỡ đầu của Bộ Vũ Khí HWA. Việc chấp nhận sử dụng đã tiến đến rất gần.

Thật ra, sức mạnh chính của AK không nằm trong khẩu súng do Mikhail Kalashnikov thiết kế. Mà ở viên đạn và cấu tạo nòng. Cấu trúc thiết kế này được đưa ra 1944, rồi cải tiến cuối năm 1946-1947 khi AS-44 báo cáo từ mặt trận về là nặng. Tiếp theo nó lại được cải tiến khi bắt đầu sản xuất trước 1951. Rồi lại cải tiến nữa trước 1959. Viên đạn nhỏ nhẹ nhưng sát thương mạnh hơn cả đạn NATO 7,62 x 51. Vì đạn NATO là đạn súng trường hạng nặng, nên đương nhiên AK là súng trường mạnh.

Tuy Geco 7,75x40 chưa hoàn thiện như đạn AK, nhưng đó là hướng đúng, nếu hướng này được nhà nước hỗ trợ, thì khó gì một nỗ lực tái thiết kế nó.

Ban đầu, vào 193x, Bộ Vũ khí HWA  định hướng sẽ copy cấu tạo sẵn có của súng trường vào cỡ đạn nhỏ hơn, để giải quyết sự thiếu hụt chéo ngheo giữa súng ngắn bắn nhanh MP và súng trường. Đây là một hướng đi tiêu cực, một loại súng mới cần nhứng đắc tính chiến đấu mới, ví dụ, hội đồng khi tuyển AK đã đề yêu cầu khắt khe về độ chính xác khi bắn liên thanh, điều mà các súng trường bắn phát một không cần, điều này đã tí nữa làm AK váng đứt phựt.

Tuy quan điểm sơ sài, Bộ Vũ Khí đã có văn bản, định hướng đại thể là đúng về súng trường tấn công. 0. H. Von Lossnitzer, lúc đó là Giám Đốc Nghiên Cứu Vũ Khí của Mauser, sau chiến tranh đã công bố định hướng đó. Bao gồm:

i) nhẹ hơn và chí ít không nặng hơn K98, ngắn hơn.
ii) ở 600 mét hiệu quả như K98 (độ chính xác và sức sát thương).
iii)dùng được ống phóng lựu đầu nòng sẵn có.
iv)Tốc độ bắn liên thanh không cao hơn 360-450 phát phút.
v)Sử dụng ở cự lạnh và sa mạc, chống được bụi bẩn
vi) máy móc đơn giản.


Chúng ta đánh giá định hướng trên thế nào ??

Một là, chúng thiếu một số trong các đặc trưng sau này của yêu cầu cuộc thi AK, mà sau này được coi là thành phần của các điều kiện cần và đủ trong định nghĩa súng trường tấn công. Ví dụ: bắn có chọn chế độ bắn phát một lên đạn tự động và liên thanh, bắn khi đang chạy. Một thiếu khuyết nữa như đã nói trên, hướng yêu cầu này chưa tính đến súng nhẹ bắn liên thanh cần phải cân chống rung thế nào.

Một số yêu cầu cụ thể hơn cũng không có: bắn ứng dụng khi đang chạy (điều này thì Fedorov đã đưa ra), khả năng mang xxx đạn...

Tuy nhiên, việc giới hạn tốc độ bắn cũng là một biểu hiện chưa rõ ràng của khả năng mang đạn. Điểm này thì hơn đứt M16 sau này, 30 năm sau M35, anh M16 vẫn nâng tốc độ bắn lên và anh vẫn coi bấn cành nhanh càng tốt.

Một điểm khá thô của lý luận này là vẫn chưa dứt được súng trường K98.

Nhìn tổng thể, theo 0. H. Von Lossnitzer trình bầy quan điểm Bộ Vũ khí HWA, thì đây là những lý luyanj còn rất sơ sài. Nhưng đây là những điểm xuất phát theo hướng đúng. Người ta chưa hình dung cụ thể súng trường tấn công như thế nào, nhưng quan trọng nhất, đã chỉ ra khải niệm côt lõi: tầm bắn hiệu quả, bất chấp việc trình bầy khái niệm này còn thô sơ.

Chúng ta cần hiểu tầm bắn hiệu quả chút, đây là tiêu chí đánh giá số một của súng trường tấn công, trong khí đó, súng trường đời trước được đánh giá bằng tầm bắn tối đa. Cũng cần chú ý, M16 chưa bao giờ thử nghiệm tầm bắn hiệu quả cả.

Mauser, Mosin, các đại diện thế hệ súng trường trước đây có thể bắn xa 1500-2000 mét. Trong điều kiện khôg khí tĩnh lý tưởng, trình độ bắn lý tưởng (ví dụ trình độ bắn của cái giá thử súng).. thì chúng bắn được tầm đó và ở tầm đó chúng giết được người.  Ở đây, tầm bắn là tầm bắn trúng, tầm bắn chết, hai chỉ tiêu đó phải đạt cả mới là tầm bắn.

Tuy nhiên, ở thực tế, bắn xa trên 1000 mét khả năng trúng rất thấp, lệch gió, tản mát ngẫu nhiên do súng cũ, xạ thủ rung tay, địch di chuyển (người đi bộ ngang cũng 1 mét giây, sau hai giây viên đạn đến nơi thì đã lệch 2 mét). Ngắm cẩn thận may ra trúng độ vài phần mười, còn ngắm nhanh gió mạnh thì hầu như không trúng. Như vậy, tuyệt đại đa số trường hợp súng vẫn sử dụng ở tầm ngắn vài trăm mét.

Mặt khác, việc làm một đạn nhỏ mà mọi mặt bằng đạn to là điều phi lý. Vì vậy, khác với súng trường chiến đấu, súng trường tấn công khongc ần chú ý đến tầm xa, mà chỉ cần hoàn thiện các khả năng chiến đấu trong "tầm bắn hiệu quả". Tầm bắn hiệu quả là chỉ tiêu cơ bản nhất của súng trường tấn công, ở đó, nó phải bắn chính xác và sát thương mạnh như súng trường khác mới gọi là súng trường. Nếu ở tầm chiến đấu bộ binh (300 mét), mà không đạt như súng trường, bắn tản mát, bắn yếu không làm địch chết... thì là súng ngắn.

Rẽ sang lối đi đúng đắn đó, nhiều nhà thiết kế súng Đức đã gọi loại súng mới là MKb-Machinenkarabiner súng cạc bin liên thanh. Tên này cũng được dùng khá nhiều trong cuộc đua AK. Có lẽ cần nói rõ hơn, cạc bin là súng trường ngắn, nó ngắn, nhưng vẫn là súng trường, chưa phải súng ngắn.

-----------------------------

Đây là đạn Geco M.35 thứ hai bên trái sang.
Hình ảnh cho thấy khó khăn khi làm ngắn đạn đã không vượt qua được. Phần chóp đầu không kéo dài được nhiều dẫn đến đường đạn ngoài không tốt.


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/STG44_STG43_MkB42/dan_STG44/792x33.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 20 Tháng Hai, 2009, 11:01:46 am
Giai đoạn mới.

Thêm một điểm nữa, lúc 1935 đó Winters đang làm giám đốc phát triển của Geco, ông đã format đạn  8 mm x 33,5 . Khẩu súng M35 sau này được nói đến nhiều như là khẩu MKb đầu tiên, khẩu súng trường tấn công đầu tiên của Đức, một cơ hội để Đức có AK trước Liên Xô... chứ lúc đó, khẩu súng chìm nghỉm. Những năm đó người ta không nói đến nhiều M35, mà nói đến cuộc đấu tranh giành chính quyền của Hitler. Ở đây, có một căn bệnh giống như ở Mỹ sau này, tức là tiếng nói của những cây đa cây đề trong Mauser còn át tiếng quần chúng lắm, nhưng tài năng của họ đã xưa rồi.

Rồi nước Đức say sưa điên dại trong chiến thắng dễ dàng trước cả châu Âu, và chẳng ai nhỡ rằng trên đời có khẩu Vollmer Automatic Carbine M35  nữa.

Đến khi tấn công Liên Xô thì Đức mới biết thế nào là súng đạn. Việc họ copy SVT làm súng chủ lực G43 thể hiện điều đó. Lần đầu tiên, danh tiếng lẫy lừng của hãng Mauser bị chính người Đức sổ toẹt, sổ lớn, sổ phũ sổ phàng, sổ nhục sổ nhã bằng một khẩu súng của kẻ địch một mất một còn. Thêm nữa, PP (MP) Liên Xô cũng được nghiên cứu kỹ càng và đương nhiên có sơ tốc, tầm bắn vượt trội, cũng như độ tin cậy phi thường.

Thế nhưng đến lúc đó, những người đã chế ra Vollmer Automatic Carbine M35 không còn hợp cạ với chính quyền Hitler từ lâu rồi, ngay sau khi Hitler lên. Khẩu M35 không được chú ý vài năm, cho đến thời kỳ 1938, lần lượt các xếp HWA là Becker và Leeb lên cầm quyền ở đây. Sự nghiệp vĩ đại của ho là biến súng trường thành súng ngắn. Chương trình Machinenkarabiner được hỗ trợ tiếp tục, nhưng nó lại thui đi.

Khoảng năm 1935, ngay khi mới ra đời, Vollmer Automatic Carbine M35 đã được bộ chú ý và thử nghiệm, tiến gần đến việc chấp nhận trang bị. Khẩu Walther Automatic Carbine tiến bước theo nó và có thể đó là cơ hội tiến gần đến AK. Nhưng sau này, vào 1938-1940, mọi sự đã trở nên méo mó. Người ta không chính xác hóa các khái niệm sơ khai trước đây của Bộ Vũ Khí, mà còn bóp méo đến hỏng. Thay cho việc đầu tư cả nước đối mặt với một khó khắn lớn, chế vien đạn nhỏ nhưng mạnh như đạn to, thì người Đức làm sai bước đầu, để súng không bao giờ hoàn thành: làm thiết kế đạn sai, do hiểu sai về lối phát triển của loại súng mới.

Thay cho việc chấp nhận và hoàn thiện một loại đạn mới, những người mới lên cầm quền ở HWA đã sử dụng phương thức dung dị dễ hiểu, là làm ngắn lại đạn Mauser 7,9 truyền thống. Từ năm 1938 tại Polte, người chế ra nhiều cỡ đạn khác nhau, đường kính bằng nhưng ngắn hơn đạn Mauser, cùng lớp kỹ thuật. Và không hiểu sao, những nhà lãnh đạo mới đi lên từ... cỡ súng ngắn. Ban đầu, vỏ đạn dài 35mm, năm 1940 loại vỏ đạn 30mm xuất hiện, được đặt tên "P.79 1 40", bắn đạn 110 grain, sơ tốc tối đa 650m/s.

Kết quả của hàng loạt các thử nghiệm là kiểu đạn "Pistolen Patrone 43 m.E", vỏ đạn 33mm.

Ở đây có một cáid hài hước. Đến năm 1942 thì chương trình vẫn giữ tên MKb (Machinenkarabiner, súng trường liên thanh), nhưng nó đã là một trò hài hước trong nội bộ nước Đức suốt 2-3 năm trời. Người ta bằng niềm tin muốn nỗ lực chế ra một khẩu súng bắn loại đạn súng ngắn mạnh như súng trường ?? Sự điên rồ của Hitler về sau được vá đắp bằng việc nâng năng lực đầu đạn lên.

Để so sánh, chúng ta biết rằng đạn AK M43 được chê là quá mạnh làm nặng súng. Người ta coi trọng đầu tiên là sức mạnh viên đạn. Súng quá nặng, lại tiếp tục đầu tư khoa học để áp lực đồng đều và cũng làm giảm kích thước đạn AK đi chút, từ 7,62x41 thành 7,62x39.

Đến thời Hitler thịnh trị, thì nổi lên 3 nhà chế súng lớn, Mauser cũ và Walther, Haenel. Những người này kế tục công việc của Vollmer M35 nhưng đi kèm những tính toán ti tiện để bảo vệ quyền lợi, và lập luận sai hoàn toàn về nguyên lý súng mới. Đạn cỡ của Vollmer cũng được thay đổi chiều dài và đánh giá ở Mauser, DWM và ngoài chiến trường.

Một kiểu đạn DWM cỡ 7mm, cát tút dài 39mm, đầu đạn 100 grain (6,48 gram), có chóp khí động, ký hiệu “581”.

Mộ kiểu đạn 7mm khác sau được không quân Đức phát triển nhưng không đi đến sản xuất. Đầu đạn 140 grain (9 gram).

Ngay trước chiến tranh, Vollmer thử nghiệm đạn 7mm x 45 đầu đạn 112 grain (7,2 gram), gọi là 7mm N, ký hiệu của hãng sản xuất RWS.

RWS năm 1939 có sản xuất môt loại đạn không rõ xuất xứ ý tưởng từ đâu, dùng cỡ truyền thống của Mauser (7,92mm, thường gọi là 8mm), ký hiệu "N. 8 x 46", vỏ đạn 46mm, đầu đạn 198 grain (12 gram).

Không cần nghĩ ngợi nhiều cũng biết được đạn "N. 8 x 46"có ý nghĩa gì ?? nó dùng cớ truyền thống của Mauser, sẽ thừa kế license và các máy gia công của hệ thống này nếu được chấp nhận. Sao nó nặng thế ?? vẫn đề rõ ràng, nó làm như đạn súng ngắn, do thuật phóng tròng nòng quá yếu đuối so với yêu cầu nên người ta làm đạn nặng uỵch lên, bất chấp điều đó phản lại hình dáng khí động và sơ tốc. Cuối cùng thì nhà vua truyền thống tái chiếm ngai vàng dưới sự bảo trợ của Hitler.

Súng trường biến thành súng ngắn.

Chương trình MKb (súng trường) đã biến thành MP (súng ngắn) như vậy. Tuy nhiên, nó dần dần được gọi nhiều hơn bằng cái tên mới rất oách Sturmgeweher, tên này tương đương “vũ khí tấn công của bộ binh”, mà dân dốt nát ngu si nói tiếng Anh sau thêm “súng trường” và để nhồi sọ liệt não đó là “súng trường tấn công”. Từ năm 1942, kiểu Sturmgeweher-42 đựoc gọi là MP42 (súng ngắn liên thanh 42).

Đến thời 1942, cả nước Đức cười vào mũi bộ sậu của Hitler, đáng cười quá chứ, thằng điên đem súng ngắn ra trận tiền diễn trò tuồng. Thế là những nỗ lực cuối cùng cố gắng làm cho súng ngắn có vẻ giống súng trường. "N. 8 x 46" được cải tiến chút, đầu đạn bé hơn 8,19 gram để tăng tầm, thành đạn MP42, bước này lại làm giảm thuật phóng ngoài !!. (Lúc này, đứng trước sự cười giễu của các nhà kỹ thuật, cánh hẩu của Hitler đã gọi súng là MP) . Trong năm 1943, đạn được cải tiến nhỏ thành M43. Đạn còn được gọi tên là 8x33mm.

Trong chiến tranh, có vài loại đạn trên tiêu chuẩn này được sản xuất:
9 mm. Pistolen Patrone 43 m.E.  đạn xuyên lõi thép 9mm
7.9 mm. Pistolen Patrone 43 s.S. đạn súng MP lõi chì.
7.9mm. Pistolen Patrone 43 S.m.K đạn lõi thép đầu chì.
7.9 mm. Pistolen Patrone 43 S. m. xuyên cháy. 
"Guns Review" Volume 24 No. 4 April 1984.


Thay cho việc nỗ lực thực hiện hướng đi của Bộ Vũ Khí và M35, người Đức không thể format được đạn hoàn thiện và vì lý do quyền lợi nhỏ nhen, các hãng đã đưa cho MP44 một dạng đạn súng ngắn. Đầu đạn 8 gram, sơ tốc tối đa 680m/s. Cái chính là thuật phóng của nó rất tồi nên tụt tầm bắn xuống.

MKb42 bị cười nhiều quá khi dùng đạn này, liền đổi tên là MP42, đổi tên súng trường thành súng ngắn. Đến MP43, MP44 lại tiếc khả năng súng trường, nên tăng hết cỡ có thể năng lực đầu đạn. Cuối cùng thì chú MP44 nặng như trung liên (5,2kg rỗng) nhưng lại bắn đạn súng ngắn.


Kể ra người Đức còn hiểu biết, còn biết đâu là súng trường, đâu là súng ngắn. Chứ như anh Mỹ, không chế tạo được súng trường thì anh ấy dán cái mác súng trường lên khẩu súng ngắn M1 Carbine.

Đâu là súng trường, đâu là súng ngắn.

Tên STG đã được dùng nhiều để chỉ các MP, nhưng quyết định gọi MP44 là STG44 là ngày 6-4-1944. Quyết định này gồm ba điều, chỉ rõ trang bị chính thức của đế chến


Một, hoàn thiện khẩu MG42. (MaschineGeweher, súng máy của bộ binh, dĩ nhiên là điều này dân nói tiếng Anh thường liệt não ỉm đi vì nó chứng minh cho liệt não biết Geweher không phải là súng trường)

Hai, Cải tiến súng trường G43 thành cạc bin K43. (G43 là phiên bản copy hoàn toàn SVT).

Ba, cải tiến và đưa vào sử dụng súng bộ binh tấn công STG44 từ MP44


Ngư vậy, ngày khai sinh chính thức ra tên STG44, Hitler đã chỉ rõ, đâu là súng máy súng trường súng ngắn. Thế nhưng trong thế giới tiếng Anh, khá đông liệt não ngồi cãi nhằng cãi cuội súng ngắn là súng trường.


Mặt bằng trình chế súng Đức thời Hitler.

Vinh quang của SVT, G43 đã nói quá đủ về so sánh trình Đức-Liên Xô lúc đó rồi. Ngaòi những thiết kế cổ, các vú khí mang dáng vẻ mới của Đức chả có gì, một dáng vẻ mới với tập hợp các chi tiết cổ lỗ.
MP44 STG44 không nằm ngoài điều đó.

SVT có hành trình xung ngắn, một điểm mới. Trong khi đó, MP44 vẫn là hành trình dài.

AK có trích khí khí động, trong khi đó MP44 vẫn trích khí tiết lưu.

AK dùng khóa nòng xuay, sau này các súng trường tấn công đa phần dùng khóa nòng xoay.

AK có lò xo đẩy về giấu trong bệ khóa nòng và cần đẩy về. MP44 thô thiển đến mức cho lò xo vào báng.

Một cái đẳng cấp quá thấp của MP44 là ban đầu nó dùng kẹp đạn. Rồi làm có băng như người ta, nhưng trong băng vẫn là kẹp đạn, mà là kẹp đạn chỉ có một hàng cổ lỗ của TK19.

Cái thối MP42, MP43, MP44 làm Đức không có gì thoát lên được ngoài SVT-G43. (các súng này na ná nhau, mặc dù mỗi loại đều có nhiều phiên bản đến từ nhiều hãng ?? điều giản thích duy nhất, đây là sản phẩm chung của "tập đoàn thống trị" gồm toàn những cây đa cây đề bao quanh Mauser). Điểm này đã àm xuất hiện MP45. Máy súng vượt thời đại, sau này được dùng làm nhiều máy súng trường tấn công.

Tuy nhiên, không vì thế mà MP45 thoát khỏi kiếp MP mà làm súng trường, các súng sau này dùng đạn to hơn mới là súng trường.

Chú thích

Nhiều khẩu vãn thấy dập MP45 lên các súng sản xuất năm 1945 nhưng thiết kế MP44. Vì vậy nên rất nhiều người nhầm lẫn đâu là MP45. MP45 là máy lùi hoàn toàn khác biệt. MP45 là súng có máy rất tiên tiến, nó chỉ còi cọc bởi đạn dở người mà thôi.

Ở đây cho thêm ảnh nữa thêm hài hước.
STV hóa ra tập trung nhiều thành quả kỹ thuật và rất được trọng dụng... bên địch. Sau này, G43 cõng có băng đạn tháo rời hai hàng.... hơn đứt MP44.

Thật ra thì MP44 được sản xuất ít, vài trăm ngàn khẩu so với con số hàng triệu súng các loại ngày đó. Đây là kể tất tần tật từ MP42 đến MP45, kể cả W hay H hay O. Nó chỉ "nổi tiếng" khi mà bọn npois tiếng ANh bũi môi AK và quyết tâm chứng minh MP là súng trường.

Đây là băng đạn tháo rời hai hàng đạn của G43, đẳng cấp cao với so với kẹp đạn trong một hàng của MP44. Thật ra thì cuối chiến tranh mới có đồ này.
http://www.gunpics.net/german/g43/g43.html
(http://www.gunpics.net/german/g43/g4320.JPG)
(http://www.gunpics.net/german/g43/g4317.JPG)

Còn đây là kẹp đạn trong một hàng ban đầu của G43. Thật ra thì G43 vẫn là khẩu súng danh tiếng, khẩu súng chủ lực. Trong chiến tranh và cho đến nay, nhười Đức vẫn tôn súng phiên bản AVT Đức, chỉ có dân tiếng Anh liệt não mới thổi STG44 để bĩu môi AK mà thôi, cái bĩu môi đó thì nó có bản chất là đê tiện, cũng chả cần hài hước thêm nữa.
(http://www.gunpics.net/german/g43/g4315.JPG)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: SSX trong 20 Tháng Hai, 2009, 01:12:03 pm
Hay quá, cả một lò súng Nga.

Lịch sử đạn Nga có trên 110 năm tuổi gắn liền với khẩu Mosin 1891 và đã trải qua 5 lần thay đổi lớn. Tuy nhiên người ta nói về súng nhiều hơn là nói về đạn.

Lần 1: Năm 1908 hiện đại hoá khẩu Mosin cùng đạn 7.62mm.

Lần 2: Những năm 1930 chấp nhận trang bị đạn 12.7mm cho súng máy cỡ lớn.

Lần 3: Những năm 1940 đạn 14.5mm dùng cho bắn tỉa chống tăng.

Lần 4: Từ WW2 đến 1949 đạn M1943 7.62mm cho súng tự động do một nhóm thiết kế lãnh đạo bởi ông N.M. Yelizarov và B.V.Semin.

Lần 5: Những năm 1970 đạn xung nhỏ 5.45mm M1974 cho súng tự động do một nhóm kỹ sư lãnh đạo bởi ông V.M.Sabelnikov thiết kế.

Trước hết có mấy khái niệm về đạn của người Nga, đây là những khái niệm cơ sở chứ không phải khái niệm phân loại, khái niệm này có thể bao trùm lên khái niệm kia và đi sâu tìm hiểu rất phức tạp. Vấn đề là khi dịch sang tiếng Việt có thể không trùng với định nghĩa chính thống đang dùng trong quân sự nước ta hay ngôn ngữ bình dân, bác nào biết chỉnh sửa thêm.

Đạn-Cartridge - thường gọi cho đạn dược cỡ nhỏ dưới 75mm và thường có vỏ chứa thuốc đạn và ngòi nổ còn gọi là đạn đơn khối, phân biệt bới đạn liều phóng rời hay đạn nhồi thuốc phóng đen thời trước. Đạn đơn khối xuất hiện đầu tiên có vỏ bằng giấy vào những năm 40 của thế kỷ XIX, đến những năm 1860 thì xuất hiện đạn vỏ kim loại. Trong WW2 xuất hiện đạn cỡ trung và sau đó là đạn xung (cỡ nhỏ) và đạn không vỏ nói ở dưới.

Đạn pháo (có vỏ)-Artillery cartridge - cỡ khoảng 20-75mm là đạn đơn khối, cũng có thể có cỡ lớn hơn, còn gọi là đạn nạp từng viên.

Đạn không vỏ-caseless ammunition - đạn không có vỏ bọc, thuốc phóng thường được nén thành khối, cũng có loại vỏ cháy khi bắn. Đạn không vỏ có lịch sử dài hơn đạn có vỏ, từ các khẩu thần công nhồi thuốc nổ đen, pháo cỡ lớn ngày nay hay đạn dùng cho khẩu G11 của Đức.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2098.msg31100#msg31100

Đạn xung nhỏ-little impulse cartridge - còn gọi là đạn cỡ nhỏ hay dùng cho súng cỡ nhỏ dưới 6.5mm, sở dĩ gọi là xung nhỏ là bởi nó được đo bằng xung lực khoảng 5 N.s (NewtonXgiây) nhỏ hơn đạn cỡ trung 2-3 lần 12 N.s. Cần phân biệt với đạn súng ngắn.

Đạn súng cầm tay cỡ nhỏ-Small arms cartridges – là đạn dùng cho tất cả các súng cầm tay như súng ngắn (piston, revolve), súng trường, súng máy cầm tay cỡ nhỏ. Ngày nay tính năng, sức mạnh, công dụng của súng trường súng máy đã thay đổi nhiều nên khái niệm này ít dùng và hay dùng khái niệm đạn súng ngắn.

Đạn cỡ trung-Intermediate cartridge – là đạn trung gian giữa đạn súng ngắn và đạn súng trường kiểu cũ. Đây là loại đạn dùng phổ biến cho súng bộ binh ngày nay và súng máy cỡ nhỏ như đạn M43 7.62x39 dùng cho AK-47, CKC, RPD, RPK.

Đạn đơn khối-Unitary cartridge – là đạn có tất cả các bộ phận đầu đạn, thuốc phóng, ngòi nổ… đóng chung trong một khối.


Đạn cỡ trung ra đời từ nhu cầu chiến trường, loại trừ những nhược điểm của 2 loại súng dùng nhiều lúc đó là súng trường và súng ngắn, các yêu cầu theo đúng thứ tự là: mạnh, tầm xa như súng trường, lại nhỏ nhẹ như súng ngắn để mang được nhiều đạn và có cơ sở để bắn tự động cả loạt mà không thiếu đạn. Chính vì vậy mới ra đời đạn cỡ trung M43 7.62x39 và là đạn phổ biến nhất thế giới.

Các nghiên cứu về đạn cỡ trung ở Liên xô, mà sau này ra đời M43, bắt đầu từ năm 1939 để thay thế đạn súng trường kiểu cũ và đạn súng ngắn đang dùng nhiều lúc đó. Đạn súng trường cũ khoẻ nhưng nặng, mang được ít, đạn súng ngắn yếu, tầm bắn hạn chế chỉ trong vòng 150-200m trở lại.

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là tìm ra loại đạn vượt trội hơn đạn 7.62x33 của khẩu StG-44 mà quân Đức đang dùng nhiều lúc đó. Ở Mỹ cũng có quá trình nghiên cứu tương tự mà sau cho ra đời đạn .3 Carbine (7.62x33mm) dùng cho khẩu M1 Carbine  (Garant) nhưng không được thành công cho lắm.

Năm 1943 đạn M43 (7.62x39mm) của nhóm thiết kế do các ông N.M.Yelizarov và B.V.Semin lãnh đạo được chấp nhận đưa vào sử dụng chính thức. Đạn M43 đạt được hầu hết các yêu cầu đã đặt ra, sức mạnh kém đạn súng trường 7.62x53 một ít, tốc độ đầu nòng cũng thấp hơn nhưng nhẹ hơn nhiều. 1000 viên 7.62x53 nặng 21-24kg tùy thuộc vào bao bì, còn 1000 viên M43 nặng chỉ 16.2kg. Đạn còn được chỉnh sửa cải tiến thêm mãi về sau này nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên các đặc tính ban đầu nên sau này vẫn gọi là đạn M43.
 
Về hình thức M43 giữ nguyên cỡ nòng 7.62mm và ngắn hơn đạn súng trường, nó bỏ đi cái gờ ở đáy viên đạn và dùng rãnh móc đạn.

Khẩu súng trang bị hàng loạt dùng đạn này đầu tiên là khẩu CKC (SKS) nhưng tiếng tăm của M43 chỉ thực sự có được sau khi ra đời khẩu AK-47.

Cũng có giai thoại rằng sau 1945, người dân Liên xô đói kém, súng đạn thì nhiều nên họ thường mang CKC đi săn mà chẳng được ăn, bắn gà thỏ thì nát bét mà bắn thú lớn như hươu nai thì chúng chạy mất bởi viên đạn quá mạnh, nó chỉ xuyên qua con thú rồi đi thẳng, thậm chí còn xảy ra nhiều tai nạn cho đám người dồn vây con thú. Về sau dân săn bắn nảy ra cái mẹo cắt cụt đầu đạn để đi săn thú lớn. Sau đó nữa người ta chế tạo riêng đạn M43 làm rỗng đầu đạn để săn bắn. Còn hiện tại, để đi săn người ta dùng nhiều súng Saiga có loại đạn riêng.


nguồn tham khảo: http://hand-gun.narod.ru/patron/osnova.htm

(http://i277.photobucket.com/albums/kk69/SSX2008/RU/762x39.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 20 Tháng Hai, 2009, 01:54:36 pm
Đúng rồi, người ta hay nói đến Mosin, AK mà chả thấy ai nói đến đạn mấy.
Mosin có đạn ngày nay là 1908/30. Đạn 1908 là đạn có đầu nhọn uốn trục, còn trước đó là đạn hình trụ trục cố định như M16. Năm 1930 sử dụng thuốc cháy đều hơn và đạn cũng nhẹ hơn, cải thiện đường đạn. Đạn AK thì phát triển đâu đó mãi mới xong. Thật ra, những AK-46, AS-44 ban đầu chưa mạnh lắm.

Nhưng mình ít được đọc về đạn, chỉ toàn thấy nói đến súng.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24242#msg24242
ở đây đã nói sơ về Fedorov Avtomat rồi, ở đây nói kỹ lại chút.

Buồn cười cái giai thoại MP44 là anh AK nhan nhản trên Internet dùng nhồi sọ liệt não. Người Đức thì từ nguyên thủ quốc gia cho đến các trang web, từ hồi chiến tranh cho đến nay... từ thằng thiết kế ra cho đến thằng dùng, đều bảo STG44 là MP44, là súng ngắn, nhưng các anh liệt não nói tiếng Anh cãi bằng được đó là súng trường.

Thật ra, không giấu được thái độ đê tiên trước vinh quang chói ngời của AK, nên các anh mới bĩu môi AK không có gì mới, chỉ là học của MP44 mà thôi. Nếu máy AK không có gì buống với bất cứ cái gì của MP44, thì AK học cái nguyên lý ??  ví dụ: Senich, Peter R., The German Assault Rifle 1935 - 1945, Paladin Press (Boulder, Colorado, 1987)

Bọn chầy bửa cùn hèn bất chấp cả việc Hitler đã chính thức về MP44 như trên.
Chính Hitler đã phân ra ba chức năng của bộ binh, mà vào năm 1959, AK thực hiện toàn diện. Đó là súng máy trợ chiến, súng trường và vũ khí xung phong. Cái hơn của ÁK là nhập vũ khí xung phong vào súng trường. Còn Hitler tách biệt ra bằng MP43 và K43, do không làm được súng trường nhẹ mà vẫn mạnh.

Thật ra đây là kết quả của chuyện bè phái bên Đức thôi. Các khẩu Mkb42, MP42H, MP42W tuy xuất xứ khác nhau nhưng.... giống nhau. Bè phát dốt nát đã thiết kế khẩu súng mang dáng vẻ mới nưng được tập hợp từ những chi tiết cổ lỗ và quan trọng hơn, biến súng trường M35 thành súng ngắn MP44.

---------------
Nhìn về lâu hơn. Người Pháp đã có ý tưởng thiết kế các súng trường bắn nhanh từ đầu thế kỷ. Nhưng người Pháp chỉ giỏi các ý tưởng để tán nhảm với các quý cô hở lưng, chứ không giỏi toán học và thiết kế, thử nghiệm và sử dụng trên chiến trường. NHìn chung, cuối tk19 và đầu tk20, vũ khí Pháp có rất nhiều ý tưởng tiến bộ, nhưng không được đầu tư quy mô lớn và các nhà khoa học cũng thiếu kiên trì sâu sắc để hoàn thiện các ý tưởng.

Khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới, Fedorov Avtomat ra đời trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, ngược hoàn toàn với MP44 được vào cạ của Hitler. Thời kỳ 190x, chính phủ Nga suy đồi, bọn con buôn giống như ở nước vịt nào đó, vừa ngu si, vừa có chỗ ngồi tốt, chỉ thích ném các hợp đồng ra nước ngoài ăn tiền cho gọn.

Cũng như AK, Fedorov là một người lính. Ông thiết kế súng không đơn thuần là một nhà khoa học, mà đứng trên các quan điểm của người lính. Phát minh ví đại của ông là súng trường tấn công, loại súng trường tự động nhẹ bắn được khi đang chạy.

Valadimir Grigorevich Fedorov ( Владимир Григорьевич Фёдоров ) sinh năm 1874 , năm 1900 tốt nghệp Học Viện Pháo Binh Mikhailovskaya (Sau cách mạng là Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự Leningrad, hiện sát nhập vào Học Viện Tên Lửa Военная академия им. Ф. Э. Дзержинского ), ông về làm việc tại Bộ tham mưu Pháo Binh với chức vụ Đại Úy. Sau Cách Mạng, ôg tham gia nhiều việc trong khoa học chế súng, làm việc tại Kobrov, đạt danh hiệu Tiến Sỹ 1940, Anh Hùng Khoa Học 1928. Sau Thế Chiến II, ông đã làn thành viên của Viện Khoa Học Pháo Binh (cấp bậc Viện sỹ là lớn nhất với một nhà khoa học ở Nga và Liên Xô)

Giai đoạn đầu: những nhà khoa học hy sinh thân mình, và giống nhau ở một điểm, sau này đứng về phía Cách Mạng.

Khoảng năm 1906, Fedorov bắt đầu phát triển một súng bộ binh mới. Ban đầu, ông chỉ dự kiến phát triển một súng trường chiến đấu bắn nhanh. Tuy nhiên, dưới con mắt của một nhà quân sự, ông đã nhìn thấy những khác biệt trong thực tế chiến đấu khi có một súng trường bắn liên thanh, và đã đặt những yêu cầu kỹ thuật chính xác, rồi thực hiện khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới. Lúc đó, có nhiều súng cá nhan bắn tự động, nhưeng chúng sẽ chỉ phát triển thành súng trường tự động, trung liên, mà không nhà thiết kế nào đủ trình độ cả kỹ thuật và quân sự như Fedorov để cho ra súng trường tấn công.

Đây cũng là khẩu súng máy đầu tiên Nga sản xuất số lượng kha khá. Lúc đó, ngay cả Mosin cũng bị bán các hợp đồng chủ yếu ra nước ngoài.

Năm 1907, Fedorov hoàn thành nhiều bản vẽ trong phác thảo và gọi súng của ông là Avtomat, như là cách gọi tắt, sau này được dùng như một từ truyền thống ở Nga.

Đây là thời kỳ khó khăn, rất nhiều nhà khoa học tài ba lúc đó phát triển vũ khí, nhưng không nhận được hỗ trợ gì về tiền bạc, khoa học và sự công nhận của chính phủ, quân sự hay công nghiệp. J. W. Roschepeem, PN Frolov, FV Tokarev, VA Degtyarov... là những nhà khoa học đó. J. W. Roschepeem gọi đó là "thời kỳ hy sinh toàn diện". Các nhà khoa học tự phát triển kỹ thuật bằng chính khả năng của mình. Chính trong công việc, Fedorov đã quen biết, quan hệ và nhận sự giúp đỡ kỹ thuật của nhà chế súng phi thường Vladimir Fyodorov. Qua đó, ông đặt quan hệ thân tình với nhóm các nhà chế súng tiên phong, sau này họ cùng phục vụ trong chính quyền mới và chế tạo ra những vũ khí chủ lực của Hồng Quân.

Nhiều nhà khoa học cố liên lạc với chính quyền, quân đội và công nghiệp để thể hiện các phát triển của họ, yêu cầu trợ giúp. Trong đó, FV Tokarev, VA Degtyarov được đánh giá là có những tiến bộ tốt. Nhưng tất cả đều vô vọng.

May hơn là Fedorov. Ông liên lạc được với Fyodorov. Fyodorov đã chế tạo súng có hộp đạn trong cùng cuộc đua với Mosin, năm 1905 ông đã rất sớm phát triển súng nạp đạn tự động. Qua đó, NM Filatov và Degtyarev cùng tham gia các ván đề tính toán khoa học và khóa nòng. Bản vẽ chi tiết hoàn thành năm 1906 với 54 chi tiết, so với Browning BAR 74 chi tiết. Súng có hộp đạn trong 5 viên. Việc thử nghiệm súng tiến hành chậm chạp từ 1909-1912. Có nhiều tiến trình thử nghiệm khác nhau về khả năng chịu đựng, khả năng bắn... và Fedorov nhận được Huân Chương Mikhailovskaya Vàng, Hoaan chương cho kỹ thuật súng ống 5 năm trao một lần, liền trước chính là Mosin.

Phiên bản súng này dùng đạn Mosin thường và  Xường Sestroretsk nhận nhiệm vụ chế tạo 150 khẩu thử nghiệm đầu tiên cho bước kiểm tra tiếp theo. Sau những xem xét thử nghiẹm "sơ sơ", tính ra, lần thử nghiệm đầu tiên là năm 1911 và Hôi đồn súng trường quyết định lần sau là 1913.

Cũng trong thời gian này, khoa học quân sự Thế gới chứng kiến nhiều thay đổi về súng cá nhân. Madsen ( Đan Mạch , 1896) là một trong những khẩu súng trường tự động đầu tiên, được quân Nga sử dụng và thích thú. Madsen Say này trở thành nguyên tắc cho các trung liên. Nhược điểm của Madsen là súng lớn, 10kg.

Các cuộc giáp lá cà ở chiến tranh Nga Nhật cũng cho các nhà khoa học thấy cấp thiết sử dụng đạn nhỏ hơn. Lúc đóa, giáp lá cà không sử dụng được súng trường và chỉ dùng lựu đạn, lê, súng ngắn.

Đây là những vẫn đề tiên quyết của nguyên lý súng trường tấn công. Thêm nữa, vào thời điểm đó, việc thu nhỏ đạn đang là thời trang. Lúc đó, không ít nước dùng cỡ đạn 6,5mm như Hy Lạp, Na Uy, Thụy ĐIển, Ý và Rumania, nên việc quyết định dùng đạn nhỏ khá dễ dàng.

Năm 1913, ông sử dụng loại đạn do ông thiết kế. Đầu đạn chóp chọn đường đạn nặng 8,5 gram, sơ tốc 850 m/s . (Trước  thời gian đó, đạn chóp nhọn cho Mosin được quyết định dùng ở Nga M1908 ). Đạn mới chứng minh hiệu quả tốt, súng ít giật hơn và bắn liên thanh tốt hơn. Đầu đạn bọc đồng mềm. Cái tiến bộ của đạn là bỏ gờ móc, hiện đại hơn Mosin.  Năng lượng đầu đạn 3140 Joules so với kiểu Mossin là 3600 - 4000 và cao ngang đạn cỡ NATO 7,62x51 sau này.  Kiểu đạn này sau được gọi là 6,5mm Fedorov. Xường Sestroretsk nhận được đơn đặt hàng 20 khẩu súng bắn đạn mới để thử nghiệm. Phiên bản súng này chưa có băng tháo rời, nhưng đã có kẹp đạn, (không có kẹp đạn thì phải lắp từng viên vào ổ đạn, có kẹp đạn thì lắp sẵn trong kẹp đạn rồi tống cả vào). Tuy nhiên, chiến tranh nổ ra và các nhân viên Hội Đồng Súng Trường bận rộn ném chương trình vào tủ cất kỹ.

Giai đoạn sau, súng được chấp nhận.

Sau gần chục năm phát triển, súng được thử nghiệm ỉu xìu rồi đình lại.

Thế nhưng, ánh sáng bừng lên sau 2 năm công việc đình đốn. Thực tế chiến tranh nhanh chóng chứng minh những điểm cần thiết của chiến thuật. Trong khi đó, bọn đỉa hút máu công nghiệp và các nhân viên quan liêu cũng không thể tác quái được như thời bình. Các nhà quân sự đặt ra nhiều tính huống để yêu cầu kỹ thuật, hậu cần. Có hai tình huống đáng chú ý.

Một là, trận đấu súng trường tay đôi, mà ngày nay là súng trường chiến đấu, súng bắn tỉa. Địch có những chỗ quan sát kín, từ đó, chúng gọi súng máy và pháo nã vào khu vực các xạ thủ bắn tỉa. Yêu cầu cân tăng tốc độ bắn để tiêu diêt những con cú vọ trước. Đồng thời cú vọ nhà ta cũng cần khẩu súng gọn gàng hơn dễ ẩn mình.

Hai, điều quan trọng này đã đặt ra từ chiến tranh Nga-Nhật. Đó là cuộc chiến giáp lá cà. Đặc biệt là trong hào chật, tốc độ bắn súng phải cao, các mục tiêu xuất hiện đột ngột liên tục, xạ thủ phải bắn liên tục ở tầm rất gần không cần ngắm, không có thời gian kê súng và lên đạn. Trong tình huống đó, súng trường cổ điển không bắn được và chỉ có tác dụng khi lắp lê vào dùng như cây giáo. Nó vừa dài vướng, vừa bắn chậm, vừa đòi hỏi tư thế bắn quá đàng hoàng mà khi thực hiện xong thì đã chết rồi.

Về tầm súng, hiện đã có nhiều pháo và súng máy tầm xa, nên súng cá nhân chỉ còn cần đến ở tầm gần, chứ không ai nói bắn súng trường hiệu quả ở 1500-2000 mét nữa. Trong khi đó các súng trường hạng nặng tầm xa lại vướng víu, chỉ còn là cây giáo trong chiến hào, và đôi khi tác dụng không bằng dao găm. Khi dùng súng trường, hóa ra trong hào nên vứt súng trường đi mà dùng súng ngắn.

Việc thiếu súng mới sẽ dẫn đến chiến tranh quay lại thời kỳ Napoleon, với pháo dập và giáp lá cà, súng rất yếu như là vô dụng. Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm chiến tranh Thế Giới I sa lầy trong các chiến hào.

Người Nga đã chấp nhận nguyên lý chiến đấu (concept) súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới như vậy. Súng trường liên thanh như Maden hay Bar là trung liên, mà súng trường tấn công hoàn toàn khác.

Đứng trước sự sa lầy, người Đức đã phản ứng khác. Họ chế ra các súng ngắn bắn nhanh mà đại diện là MP18. Kiểu súng có nguyên lý chiến đấu MP này nay vẫn được sản xuất. Nhưng nó tầm quá gần, nó là súng ngắn, đánh lợi trong hào, không thể thay thế được súng trường.

Hội đồng cân nhắc ý kiến các chiến binh và yêu cầu Fedorrov thêm một số tính năng cho kiểu đã thử năm 1913.

Một là, nòng ngắn đi chút, súng có tay cầm trước để bắn được trên tay khi đang chạy , (ốp lót trước truyền thống của súng trường tiện bắn khi tỳ vai ngắm kỹ), tuy nhiên, thực tế sau này cho thấy, nếu chú ý huấn luyện tốt ngay từ đầu (loại bỏ các thói quen xấu), thì việc dùng ốp lót trong bắn ứng dụng trên tay vấn tốt hơn là tay cầm trước.  Tuy vậy, yêu cầu này cho thấy, Hội Đồng đã đánh giá cao động tác bắn ứng dụng trên tay, một đặc điểm cơ sở của súng tấn công.

Hai là, lắp băng đạn tháo lắp nhanh, tăng đạn lên 25 viên

Ba là chọn chế độ bắn.

Đến năm 1916, Fedorov hoàn thành thiết kế theo yêu cầu mới và được yêu cầu đặt hàng 25 ngàn khẩu đầu tiên. Với các yêu cầu trên, Fedorov Avtomat đã trở thành khẩu súng trường tấn công thật sự.

(http://Không may, một quyết định sai lầm của chính quyền Nga Hoàng.)

Cho đến cuối chiến tranh, khoàng 3200 khẩu được sản xuất. Súng được đưa ra chiến trường và dễ dàng đánh giá được sự ưu việt của nguyên lý chiến đấu mới.

Việc thử nghiệm chiến thuật hồi đó đơn giản, lô súng đầu tiên được gửi đến lữ đoàn 189 mùa hè 1916. Ngày 1/12 năm 1916 , súng ra đến mặt trận, một đại đội 158 lính và 4 quan, mặt trận Rumania. Súng 6,5 Fedorov được dùng ở 10 đơn vị.

Đến lúc đó, đây là khẩu súng máy nhẹ duy nhất trên thế giới. Ngay cả chức năng súng trường của nó cúng tốt, súng làm việc tin cậy và bền (các chi tiết được thiết kế để sản xuất bằng công nghệ thô sơ, chi tiết nào cũng to tướng), bắn chính xác.

Do công nghiệp Nga tồi và bọn chủ tiền chỉ muốn bán cho gọn, một yêu cầu dở người là Fedorov phải thiết kế lại súng để dùng đạn 6,5mm Nhật. Đạn này yếu hơn, nhưng có thể mua từ Anh đang gia công cho Nhật, hiện đang dùng cho súng Arisaka 1895. Ban đầu, quyết định này không ảnh hưởng lắm đến súng. Nhưng chỉ trong tương lai ngắn sau đó, nó đã giết chết khẩu súng.

Hồng Quân

Sau Cách mạng Tháng 10 , Fedorov và các bạn mình đều đi theo Hồng Quân. Ông chuyển về nhà máy vũ khi ở Kovrov . Năm 1918, ông trúng cử trong một cuộc bầu cử và trở thành lãnh đạo nhà máy cùng Degtyarov. Ngay sau đó, họ bắt tay vào chế tạo DP và hàng loạt các kiểu súng khác.

Cách mạng đến nhưng số phận Fedorov Avtomat thật hầm hiu. Do súng dùng đạn Anh, nên sau cách mạng, súng bị cấm vận. Trong nội chiến Hồng Quân quá bận rộn và việc tổ chức sản xuất một số lượng lớn loại đạn lạ không được xem xét. Phiên bản dùng chung đạn Mosin vẫn được sản xuất nhưng, thế thì không còn gì là loại thế của súng trường tấn công nữa.

Trong nội chiến trước 1922, chỉ có rất ít hồi ký và báo cáo hiếm hoi nói đến Fedorov Avtomat.

Trong thập niên 193x, một cơ hội đến khi Stalin đè bẹp các đối thủ ngu dốt trì trệ lên nắm quyền, điều kiện tiên quyết cho AVT, AVS, YaK, T-34... phát triển. Một lần nữa loại đạn lạ lại không được chú ý.

Súng được trang bị trên xe tăng MC-1.

Trong chiến tranh Mùa Đông với Phần Lan, súng được trang bị cho bộ binh. Nhưng cũng là lần cuối cùng thấy súng tham chiến.


Đặc tính chính của súng

Dài 1045 mm
nòng dài 520 mm
Nặng: 4,4 kg rỗng
Băng: 25 viên
Đạn : 6,5x50SR Arisaka

Đánh giá : dạng máy lùi ngắn hay dùng cuối TK20 cho pháo bắn tự động. Nhưng có vẻ hiếm thấy dùng trên súng trường. Súng rất bền vì dạng máy này các chi tiết to tướng, cũng vì thế mà dễ gia công trong điều kiện yếu kém và giá thành chắc chăn là rất rẻ.

Súng dài hơn AK , vì vẫn hơi hướng súng trường cổ, cũng chưa có tay cầm sau (tay bóp cò). Nòng cũng dài, nòng AK dài 415 mm

Khối lượng hơn AK chút nhưng nhẹ hơn thể loại MP44 rởm đời. Đồng thời, năng lực đầu đạn vẫn cao.

Vấn đề băng rời đã được M1892 Mỹ thể hiện trong những cải tiến. Nhưng nó không thành đại trà vì thiếu tin cậy. Mình không hiểu, có lẽ, hồi đó cái băng rời khá nặng nên chỉ áp dụng trên các trung liên như Madsen.

Quan trọng hơnc ả là , tron những yêu cầu thiết kế, người ta đã đặt ra nhứng yêu cầu chính của một súng trường tấn công. Và do đó, hoàn thiện súng tức là hoàn thiện khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới.




Máy súng dạng lùi ngắn, các chi tiết to khủng bố, rất bền
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/250px-FedorovMechanismSchematic.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/1580686.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/file-1.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/249-01.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/avtomat.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/1643359.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/image006.gif)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/247-01.jpg)

Chiến ntranh Phần Lan
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Fedorop/what261_980.jpg)




Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kov trong 20 Tháng Hai, 2009, 04:56:03 pm
 Ngắt mạch bác Phúc chút. Cho em hỏi con AKMN cấu tạo của nó thế nào ạ ?
  Trước đọc 1 sách về Ak bắn  đêm.  Em chỉ thấy viết là có bôi thêm lân tinh vào đầu ruồi và khe ngắm.  Có phải alf loại này ko ạ ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 20 Tháng Hai, 2009, 05:12:49 pm
Ngắt mạch bác Phúc chút. Cho em hỏi con AKMN cấu tạo của nó thế nào ạ ?
  Trước đọc 1 sách về Ak bắn  đêm.  Em chỉ thấy viết là có bôi thêm lân tinh vào đầu ruồi và khe ngắm.  Có phải alf loại này ko ạ ?

Ùa, AKMN chả có gì khác. Chỉ có bên trái có cái rãnh to tướng để lắp kính nhìn đêm thôi. Kính lúc không lắp để trong hộp.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: SSX trong 20 Tháng Hai, 2009, 07:23:25 pm
Trong kỹ thuật có những thứ rất ngược đời, càng đơn giản lại càng khó, viên đạn là 1 thứ như vậy. Khái niệm thuật phóng ngoài có lẽ là của đồng chí HP lần đầu tiên đưa lên diễn đàn. Đối với đạn súng trường tấn công hiện đại cần thoả mãn rất nhiều tiêu chuẩn để có được hiệu quả ứng dụng trên vũ khí. Nhìn chung có thể qui nó về thành 6 nhóm tiêu chí như sau:

1.   Quĩ đạo đạn đạo (thuật phóng ngoài) của viên đạn (tầm bắn trực tiếp, độ cao ngắm bắn);
2.   Tác động khi chạm mục tiêu và gây sát thương của đạn;
3.   Độ xuyên và độ phá của đạn;
4.   Khả năng duy trì hoạt động tự động cho súng;
5.   Độ chụm (ổn định) của đạn khi bắn phát một và cả loạt;
6.   Độ tin cậy ổn định chức năng của cả tổ hợp súng+đạn.

Cái hình này trước đây HP đã post ở đâu đó, 6 tiêu chí đó hình thành nên tính hiệu quả của tổ hợp súng+đạn AK
(http://i277.photobucket.com/albums/kk69/SSX2008/RU/osnova.jpg)

Fedorov cũng là một người có tài, có lẽ ông không được may mắn và thành công như Kalashnikov bởi vì không có đạn phù hợp cho khẩu súng của mình. Đạn phải đi trước súng một bước.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: SSX trong 20 Tháng Hai, 2009, 07:32:48 pm
Có một đặc điểm đáng chú ý là phần lớn những người phát minh súng đạn của Liên xô lại xuất phát từ tầng lớp thấp, binh lính, nông dân. Trái với phương Tây, súng đạn, gươm giáo là đặc quyền của giới thượng lưu quí tộc và sau này là giới tài phiệt. Có lẽ vì thế mà những người như Kalashnikov đã có được thiết kế đáp ứng tốt các nhu cầu thực tế trên chiến trường chứ không sa đà vào lý thuyết giáo điều sách vở.
 
Nước ta có nhà khoa học Trần Đại Nghĩa cũng vậy, ông là một người tài, rất xứng đáng mọi người phong là giáo sư, bác học, nhưng thực ra ông cũng chỉ là kỹ sư tốt nghiệp khoa cầu đường của Pháp, kiến thức về thuốc nổ, đạn dược là ông đọc thêm từ tài liệu ngoài nhưng đã rất thành công về thiết kế vũ khí.

ảnh: một sĩ quan VN nhận xét về khẩu AK (có lẽ ông tên là Tô Xuân Khuê)
(http://i277.photobucket.com/albums/kk69/SSX2008/ToXuanKhue.png)
 
Nếu như Kalashnikov mà ở nước Mỹ thì chắc chắn với thành công như thế ông đã giàu sụ. Còn ở nước Nga ông không giàu. Ông nói tiền bạc không phải là mục đích của đời ông. Người ta vẫn thấy ông sống ở quê, căn nhà 4 phòng của ông trông có vẻ tươm tất nhưng thực ra rất đơn sơ và chẳng có nhiều đồ đạc tiện nghi, thấy ông có 1 chiếc U-oát là sang so với nhiều người ở Liên xô lúc ấy, chắc là ông mua bằng tiền được thưởng. Các đoạn video phóng sự về ông hiện có rất nhiều trên mạng.

Ông cũng đã có dịp mời Eugene Stoner, bạn đồng nghiệp, cha đẻ của khẩu M16 sang quê ông chơi, 2 người đàm đạo như những người bạn thân lâu năm, và cùng nhau vào rừng đi săn. Họ chẳng bắn phát súng nào trong cuộc săn mà chỉ tản bộ ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã. Đối với cả 2 ông, súng đạn như thế có lẽ là đã quá đủ rồi.
 

(http://i277.photobucket.com/albums/kk69/SSX2008/4-1.jpg)

Có điều hơi lố bịch là trước thành công vang dội của khẩu súng AK, một số báo chí phương Tây lại kết tội ông và khẩu AK đã gây ra cái chết của hàng trăm triệu người, trong khi lờ đi một thực tế là súng AK trong tay những kẻ giết người hầu hết là hàng nhái và trôi nổi. Đáp lại ông nói rất nhẹ nhàng, đại ý: ông vui mừng vì khẩu súng AK đã góp phần vào cuộc đấu tranh chính nghĩa giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới. Song ông cũng thấy đau buồn khi những thường dân vô tội bị thiệt mạng vì khẩu súng mà ông sáng chế.
   
ảnh: du kích VN với khẩu AK-47
(http://i277.photobucket.com/albums/kk69/SSX2008/Dukich.jpg)

Ông còn nói: “Tôi tạo ra khẩu súng này là bởi nước Đức và chiến tranh. Tôi là một người lính khi đó. Những người lính cần vũ khí đơn giản và tin cậy,”

Tại một cuộc triển lãm vũ khí ở thành phố Delft nước Đức, trong đó có khẩu AK, một cựu chỉ huy xe tăng Đức khi được hỏi liệu có phải ông Kalashnikov và khẩu súng của ông ta phải chịu trách nhiệm vì các cuộc xung đột có sử dụng nó hay không đã nói: “Chẳng có khẩu súng đơn độc nào phát động chiến tranh. Vũ khí chỉ sử dụng trong môi trường chiến tranh hiện đại. Do vậy, anh không thể nói có bất cứ mối liên hệ nào giữa vũ khí này và bất cứ cuộc chiến tranh nào.”

Ông Kalashnikov phát biểu về mong muốn của mình với Reuters:
“Cái mà tôi muốn sống để nhìn thấy là khoảng khắc khi mà hoà bình và hạnh phúc đến với trái đất.”;  "Tôi mong di sản của tôi đem lại hoà bình cho thế giới, chấm dứt chết chóc, chấm dứt chiến tranh và các nhà chính trị học được cách giải quyết các vấn đề của họ bằng con đường hoà bình."
 


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 10 Tháng Ba, 2009, 04:05:11 pm
Thật ra, gọi AK là tiểu liên là nhầm.

Mấy chữ tiểu liên, trung liên và đại liên là do Hồng Quân tầu đặt cho súng liên thanh tiểu đội, trung đội, đại đội hồi họ mới chập chững biết đi. Nói cho thật công bằng, khoa học quân sự của Hồng Quân tầu cả về kỹ thuật vũ khí, thân pháp cá nhân và chiến thuật đơn vị đều còi xương. Bạch Quân tầu thì dập khuôn tên Đức từ sau thời 1930. Hồng Quân tầu vì khoa học còi xương nên định nghĩa các khái niệm không đủ vững vàng để cố định và các khái niệm chạy lung tung xèng cả. Hồi đầu đánh Pháp, quân ta đương nhiên là kém trình độ khoa học quân sự, nên sát nhập lung tung các khái niệm và rõ ràng cần phải định vị lại.

Trong tiếng Anh, SMG là súng máy bắn đạn nhỏ (Sub Machine Gun)), được dùng để chỉ súng ngắn bắn nhanh. Trong tiếng Đức là MP, tiêng Nga là PP, đều là súng ngắn bắn liên thanh. Từ machine M thường chỉ súng bắn liên thanh. Các loại súng liên thanh to hơn là machine gun, thường có ba loại: LMG (L = light =  nhẹ), MG (tứ là MG không L, súng máy thường) và HMG (H=heavy = nặng).

LMG được hiểu là súng máy mang bởi một một người, như thế thì có phải AK cũng là LMG ?? không. Ngoài nghĩa ghép từ, các từ tiếng nước nào cũng thế, còn có nghĩa riêng. Các súng máy LMG, MG, HMG được hiểu là các súng dùng hỗ trợ, AK cũng có dùng hỗ trợ, nhưng chức năng chính của nó là súng cá nhân. LMG là súng hỗ trợ, bắn liên thanh, dùng một người. Theo truyền thống từ thời sơ khai đánh tây, LMG được dịch trong tiếng Việt là "Trung Liên".

Tiếng Nga rõ hơn, có từ RP được đặt sau WWII dùng để chỉ "súng máy xách tay", tức là súng máy dùng một người, ví dụ "Ручной пулемет Дегтярева РПД", RPD. Khoa học quân sự mỗi nước mỗi khác, hệ đặt tên Nga Đức khác hệ tiếng Anh, vì người Nga người Đức khinh thường các nước khác về trình độ súng, cả thiết kế chế tạo và đánh giá sử dụng, nên chỉ có gần đúng chứ không có đúng ở đây. Cũng như SMG Anh có thể dịch là PP Nga, thì RP có thể hiểu là trung liên tiếng Việt. Có nhưng RP nặng khủng, mà thực chất nó bắn loạt dài như đại liên sau này, ví dụ RP-46 (DPM), súng rỗng nặng 13kg, nhưng khi mang băng 200 viên thì nặng 21,3kg, RP-46 có chức năng y hệt như PK sau này, bắn loạt dài và PK hay được nhà ta gọi là đại liên.

Trong tiếng Đức, ít thấy gọi chính thức đâu là trung, đại liên cả, chỉ dùng từ chung là súng máy, Maschinen Gewehr, MG, tức là "súng máy của bộ đội". Ví dụ MG-42 khi dùng giá hai chân có sẵn thì có thể coi là trung liên, nhưng khi dùng giá ba chân thì nặng uỵch, súng rỗng đã hơn 20 cân, trung gì, thêm băng đạn 200 viên vào nữa là xấp xỉ 30 cân, ai mà xách tay được.  Vả lại, biến chế MG-42 là theo kiểu đại liên, tổ 3 người hỗ trợ hỏa lực, tổ trưởng mang ống nhòm và MP, xạ thủ mang súng, phụ mang giá và MP, đạn chia nhau mang.

Hệ thống quân sự Anh-Pháp-Mỹ thì ngôn ngữ loạn tùng bậy bởi quảng cáo, nên khó có khái niệm nào của họ được chính họ công nhận là hoàn toàn đúng. Ví dụ, nếu BAR 10kg là súng trường, thì Browning M1917 15kg là trung liên LMG !! dĩ nhiên là không ai gọi như thế. Madsen Đan Mạch là súng máy nhẹ đầu tiên được phổ biến ở phương Tây, súng mang tên bộ trưởng Chiến Tranh Đan Mạch đã đẩy mạnh chương trình này. Nó nhẹ, vì lúc đó Maxim và các đồng đội nặng nửa tạ. Có nhiều phiên bản Madsen, phiên bản giá hai chân gọn là trung liên đúng nghĩa dùng bởi một người. Phiên bản phòng không thì nặng hơn cả nửa tạ. Thế nhưng sau này, ví dụ PK chỉ nặng hơn 7kg vẫn được làm đại liên. Chính vì vậy, khái niệm LMG ở Anh-Pháp-Mỹ hết sức tương đối mờ ảo lộn xộn.
Madsen đưa phiên bản liên thanh vào sản xuất năm 1902, trước BAR gần 20 năm và trước Chauchat 7 năm, trước thời điểm chấp nhận Chauchat 13 năm. Dí nhiên là Madsen chưa bết đúng sai thế nào, vẫn có ưu thế là lắm đạn hơn, đúng ghĩa trung liên hơn.  ;D.



Tiếng Anh dùng MG là các loại súng máy hỗ trợ nói chung, machine gun. Nếu MG không có L thì nó không phải dùng một người, thường được hiểu là đại liên. Tuy vậy, PK trong tiếng Việt thường được gọi là đại liên, nhưng tiếng nước ngoài thì chỉ là MG mà thôi, không trung đại gì cả. Thực chất, PK có thể dùng như một súng máy cá nhân, hoặc như một súng máy cộng đồng của tổ 3 người, bắn hỗ trợ. Khi dùng cá nhân thì bắn loạt ngắn không thay nòng, khi dùng trong tổ thì mang nhiều đạn và nòng thay thế. Vì vậy, đúng nghĩa, PK tiếng nước ngoài chỉ là súng máy (P trong tiếng Nga), không trung không đại gì cả. Khối lượng PK có 7-8 kg rỗng thì nhẹ hơn cả các trung liên khác dùng đạn súng trường hạng nặng.

Loại súng máy đại liên nặng ụch như Maxim được kế nghiệp bởi DS-39, DS-4S và SG-43. Các súng này vẫn thừa kế concpet cũ, có lá chắn nặng nửa tạ. Nhưng Maxim trước đây chủ yếu nặng do máy móc cồng kềnh, còn các súng mới chủ yếu do xe cơ động, còn nếu tháo xe ra thì DS-39 nặng 14,3 kg rỗng, SG nặng 13,8kg rỗng. Giá 3 chân của DS nặng 28kg, xe bánh sắt của SG 41kg. Tốc độ bắn của các súng mới cao hơn trước, DS chọn chế độ bắn 600 và 1200 phát phút, SG là 600 phát phút.

Thật ra thì đến hồi WWII người ta đã cố gắn xóa bỏ khái niệm LMG, xóa bỏ ranh giới trung liên đại liên. Ví dụ, các súng bắn dây băng như MG-42 (Đức), MG-34 (Đức), RP-46... Công nghệ mới cho phép các súng nhẹ bắn được nhiều hơn và dùng dây băng thoải mái như súng to. Các khẩu súng này đều được thiết kế có giá hai chân dùng như trung liên LMG cũ, việc phân biệt trung liên đại liên giờ đây chỉ là việc lắp thêm hay tháo đi giá 3 chân cho MG-42. Các súng này được người Đức gọi là "súng máy đa năng", hàm ý vừa trung vừa đại liên.

PK được thiết kế với mục tiêu như vậy, do đó, nó vừa là trung liên vừa là đại liên. Phiên bản ban đầu PK nặng 9kg, 7,7 kg giá 3 chân. Phiên bản PKM nặng 7,5kg và giá 4,5kg. Khi tháo giá ra thì nó là trung liên còn khi ngự trên giá ba chân, được mang vác điều khiển bởi 2 người, 2 nòng, thì nó là đại liên. Vào thập niên 196x, SG-43 dừng sản xuất, như vậy, đây là thời điểm khai tử khái niệm "đại liên" ở Liên Xô. Cái PK mà ta quen gọi là đại liên thực chất chỉ là "súng máy", rõ hơn là "súng máy đa năng", hay nói một cách chữ nghĩa ông đồ cóc là "trung đại lưỡng dụng liên thương".

Khái niệm trung liên ngày nay đã đổi khác. Madsen, DP, RPG, MG-34, MG-42... không hoàn toàn giống trung liên RPK ngày nay về chức năng. PK ngày nay kiêm chức súng trường tầm xa và trung liên trước đây. Chauchat và BAR giống với concept của RPK, tuy nhiên, hai chú này lại bắn từ khóa nòng mở, khoá nòng và bệ khóa nòng nặng ụch và BAR khóa chèn rung lệch nên chức năng súng trường tương đương hỏa mai, bắn 50 mét chưa chắc đã trúng. Điểm này cần do trước đây quá nhiều súng trường hạng nặng tầm xa rồi, nay thay bằng súng trường tấn công, chức năng tầm xa yếu đi nên phải bổ sung, (đúng hơn là súng trường xung phong, nhưng tớ dùng quen rồi, nhà ta hôm nào làm lễ đổi, tớ gọi như thế trước đây để tránh nhầm với xung phong thương tiếng Tầu là MP).


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 11 Tháng Ba, 2009, 09:55:44 am
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.170

chuyển sang "Súng đạn buổi sớm mai" theo cái link trên, bác HP ạ!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Ba, 2009, 07:35:44 pm
cái này mình đã post rồi. tất cả các dẫn chứng mình đã post đầy đủ, các bạn nên đọc đầy đủ.

Bạn nhầm ở một điểm, đây không phải là thử nghiệm trình độ bắn của xạ thủ, mà kiểm tra đường đạn.

Trình độ xạ thủ này cực ngon, vì đó là cái giá thử súng. Viên đầu tiên lệch xa vì nòng chưa đủ nóng, 3 viên tiếp theo chui vào một lỗ hình bầu dục, điểm xa nhất 18mm. tầm bắn 250 mét, ngoài trời tuyết rơi, đạn AK-74. Rất ít súng đạt được như thế, đặc biệt là các súng không chuyên bắn tỉa.


bac  huyphuc1981_n co phóng đai về khẩu ak ko vậy , bắn 3vien qua 1 lổ ở khoảng cách 200m à ,  bắn  bằng kính ngăm hay bẳng rùi vậy bác? bac trả lời giủm em?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc198101 trong 12 Tháng Ba, 2009, 05:58:22 pm
Chúng ta đã thấy rằng, việc sinh ra súng trường tấn công là điều tất yếu. WWI, Khoa học quân sự bế tắc trong các chiến hào và sinh ra MP-18. Tuy nhiên, MP xung phong thì tốt, nhưng tầm rất ngắn và do đó vẫn phải trang bị cho lính súng trường. Chẳng lẽ bắt lính dùng hai súng ?? Và do đó người ta đã cố gắn làm ra loại súng có thể bắn khi đang chạy như MP, mà tầm xa như súng trường. Ở Đức sự việc bắt đầu trong thập niên 193x, với khẩu Maschinen Karabine MKb35. Tuy nhiên, lúc đó chính quyền Hitler lên mà khẩu này không hợp cạ với hắn lắm, nên chương trình đình đốn. Sau này, đầu 194x, Hitler bắt bộ sậu của hẵn, những nhà thiết kế cùng cánh, phát triển một chương trình thay thế, nhưng sự dốt nát của Hitler về quân sự đã biến súng trường thành súng ngắn.

MKb-42, sản phẩm của chương trình này, biến thành một trò cười trong làng chế súng Đức suốt mấy năm liền, quá xấu hổ, nó tự chuyển tên cho đúng đắn thành MP-42, rồi thành MP-43. Ngày 6-4-1944 Hitler ra một lệnh xác định 3 súng chính của quân đội Đức: súng máy MG-42, súng trường K-43 và súng xung phong STG-44, tức MP-43, từ đây súng được sản xuất khá lớn (cỡ vài trăm ngàn khẩu), dập trên vỏ chữ MP-44. Có một điểm dễ nhầm, sau này một khẩu súng cùng đạn với máy hoàn toàn khác được Hitler định danh MP-45, nhưng nhiều MP-44 được dập dòng MP-45 trước quyết định này.

Ở đây cần chú ý, súng xung phong STG-44 không phải là súng trường, chức năng súng trường trong bộ trên là K-43. Ngoài đầu đạn yếu, MP-44 còn nhiều đặc điểm của súng ngắn khác mà mình đã phân tích, bây giờ thì lộn xộn không còn biết ở đâu mà lần nữa. Ví dụ, súng không có ốp lót tay trước để bắn tầm xa như súng trường, mà cầm trực tiếp vào băng để bắn ứng dụng nhanh như súng ngắn. Vả chăng, người làm súng và chính phủ của họ đã dập tên MP lên súng, thì đương nhiên nó là súng ngắn. Điểm đáng cười của MP-44 là nó bắn đạn súng ngắn nhưng lại nặng 5,2kg (rỗng) như trung liên, trình độ thiết kế súng của các cạ này quá kém và việc xác định mục tiêu thiết kế không rõ ràng. Còn một số điểm nữa, súng bắn liên thanh nhưng thừa kế khóa nòng nghiêng của súng bắn phát một, sẽ làm súng rung theo chiều đứng, khóa nòng MP-44 có tai xách lên giống hệt của PTRS, và CKC sau này. Trong khi đó súng bắn phát một G-43 lại dùng khóa nòng ngạnh kiểu DP rung rất cân hợp với súng liên thanh.

Tầu Trắng dập khuôn tên Đức. Ngay từ lúc mới thành lập nhà nước Tầu Trắng, Viên Thế Khải đã đặt mua súng ống Đức và sau ông ta, chính phủ Dân Quốc gấp rút tiến hành những công việc to lớn để chế súng. Có một thời gian, ngoài trang bị, quân phục quân Dân Quốc dập khuôn Đức. Tầu Trắng đạt những tiến bộ vượt bậc, tạp lên đội ngũ công nhân, trí thức... cơ khí mới mà sau này sẽ bị CMVH đánh tơi bời. NORINCO ngày nay là thừa kế nhà máy Đông Bắc, gần tô giới cũ của Đức. Tầu Trắng gọi súng là thương, tức vũ khí bộ binh, hồi Hồ Nguyên Trừng thì súng là "thần cơ thương", để phân biệt với thương thường là giáo. Súng bộ binh là "bộ thương", súng cạc bin là "kỵ thương"-cavalry, súng tấn công STG là "xung phong thương", từ STG được dùng từ 193x ở Đức du nhập sang Tầu như vậy. Vì các STG Đức lúc đó đều là MP nên Tầu gọi chung MP, SMG... là "xung phong thương".

Trong các yêu cầu chiến thuật đặt ra khi phát triển MKb-35 người Đức đã có một số điểm đi đúng hướng. Mà đoạn viết về cái này cũng đâu cả rồi, bực mình quá đi thôi. Những điểm này tuy sơ khai, nhưng đã xác định không đầy đủ vai trò của một súng trường tấn công. Chỉ có Hitler mới biến nó thành súng ngắn. Thật ra, về hình dáng thì việc thu nhỏ một súng trường hay phóng to một súng ngắn không có gì khác nhau, quan trọng là xác định những nhiệm vụ của súng.

Năm 1913-1915, Hội Đồng Súng Trường Nga đã cùng Fedorov phát triển những nguyên lý cơ bản của một súng trường tấn công:
1- Súng bắn phát một tự động để đạt tốc độ bắn nhanh trong cuộc đối kháng súng trường tay đôi ngày đó.
2- bắn được liên thanh bằng tỳ vai hay ứng dụng không ngắm khi đang chạy, dễ dàng chiến đấu giáp lá cà trong hào.
3- bỏ những yêu cầu tầm quá xa trên 5-6 trăm mét, vì chỗ đó đã có pháo và súng máy. Các súng trường đối kháng đều nỗ lực bắn tới 1500-2000 mét, nhưng ở khoảng cách đó, tỷ lệ bắn trúng không đáng kể. Súng trường tấn công chỉ yêu cầu "tầm bắn hiệu quả", tức là tầm bắn có tỷ lệ trung đích lớn.

Thiếu những nguyên lý này, mà cứ loay hoay thu nhỏ súng trường hay phóng to súng ngắn đều lạc đường cả. MP-44 có làm nặng hơn gấp rưỡi AK hay AS-44 thì cũng không thể là một súng trường. Cái khó khăn đặt ra là phải hiệ đại hóa đạn, điều kiện tiên quyết để có súng nhỏ nhẹ nhưng mạnh. Chúng ta xem video dưới đây, đây là khẩu AVT, phiên bản bắn liên thanh của SVT. Người ta không thể bắn liên thanh chính xác với đạn súng trường đối kháng hạng nặng.
Viêc làm một súng liên thanh nhẹ để mang một người không khó, không đến nỗi nặng như Chauchat hay BAR, cả hai phiên bản liên thanh AVS và AVT đều nhỏ gọn như súng trường, chúng không phải súng trường tấn công chỉ ở một điểm: không bắn được liên thanh khi tỳ vai mà không kê lên đất. Đó là điểm khác nhau giữa súng trường tấn công và trung liên.

<embed width="448" height="361" type="application/x-shockwave-flash" wmode="transparent" src="http://i180.photobucket.com/player.swf?file=http://vid180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/SVT/SVT_video/AVT-40_rifle.flv">


Fedorov đã phát triển khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới, nhưng còn nhiều nhược điểm: đạn 6,5mm Nhật có nhiều nhược điểm, năng lực đầu đạn cao, nhưng lại kém sát thương, tốc độ bắn thấp và máy súng không bền do mòn ổ đỡ nòng lùi. Fedorov cũng không bắn liên tục được nhiều đạn do nóng súng, phiên bản dùng bắn loạt dài phải làm mát bằng ống nước và dùng như trung liên.

Như vậy, mấu chốt của vấn đề là một loại đạn mới, làm súng ít giật như súng ngắn liên thanh MP, PP, nhưng lại mạnh như súng trường trong tầm bắn hiệu quả. Như thế mới khó, chứ thiết kế một súng ngắn to hay một súng trường nhỏ đều chỉ là a dua a tòng phù phiếm. Đạn nhỏ hơn vừa cho phép bắn loạt dài, vừa mang được nhiều đạn.

Ban đầu M43 có kích cỡ vỏ đạn 7,62x41. Kiểu đạn này được lắp trên AS-44 , súng được thử nghiệm trong chiến tranh, được đánh giá là hơi nặng. Do đó, đạn được format lại nhỏ đi một chút thành cỡ vỏ đạn 7,62x39. Tuy nhiên, phần ruột đạn thì còn sau đó mới thành đạn AK. Đạn AK bắn 3 viên xuyên một lỗ ở 250 mét, đạn AK-47 sức công phá lớn hơn đạn NATO 7,62x51. Tầm bắn hiệu quả của AK là 300 mét, ngang B-41 và đây là tầm bắn cần thiết của bộ binh. Chúng ta cần hiểu tầm bắn hiệu quả này là tầm bắn mà phần lớn đạn bắn phát một trúng bia số 4, tốc độ bắn cao, sát thương mạnh, theo nguyên lý đối kháng trong yêu cầu trên của Fedorov.

Thuốc đạn AK là loại thuốc viên dẹt. Có hai loại thuốc định hình hay được dùng, súng to dùng trụ rỗng, súng nhỏ dùng viên dẹt do khó chế tạo trụ rỗng. AK dùng loại thuốc đồng nhất chất liệu, tham số cháy ổn định. Thuốc viên trụ và dẹt có đặc tính là khi mòn đi, nó ít thay đổi diện tích mặt ngoài, diện tích này sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ cháy về thể tích, nên các thuốc dạng trục đặc (cordite) viên cầu (NATO 7,62x51) sẽ giảm diệnt ích mặt ngoài rất mạnh, đặc biệt là viên cầu. Người Pháp áp dụng thuốc dẹt đầu tiên trên loại đạn Lebel 8mm từ cuối tk19, nhưng do thiếu đầu tư sâu sắc, họ không phát triển được chất thuốc cháy ổn định, vững chắc trong phát bắn chuyển động rất mạnh, các viên thuốc vỡ tăng nhanh tốc độ cháy ngoài ý muốn. Từ Mosin 1908, thì Mosin đã vượt lên hàng đầu thế giới về năng lực đầu đạn, áp suất đồng đều, áp suất tối đa thấp. Đến AK, thì một lần nữa kỹ thuật lại hoàn thiện đẩy AK thành khẩu súng vô địch.

Chúng ta cần chú ý rằng, M16 chưa từng, hoặc đã thử nghiệm tầm bắn hiệu quả nhưng chưa hề công bố. M-16 chỉ công bố "tầm bắn hiệu quả tối đa 450 mét", mà ở tầm đó, lệch gió ngang 15km/h của M16 đã là hàng mét thì chắc tỷ lệ trúng chỉ vài phần trăm. AK không có tầm bắn hiệu quả tối đa vì được xác định bằng giá trị trung binh các loại người sau huấn luyện cơ sở, đã là trung bình thì không có tối đa. Độ chính xác M16 không đủ để bắn bài 1 AK và tầm bắn hiệu quả thật sự nằm trong khoảng 150-200 mét.


AS-41 có máy ngạnh nghiêng, tai xách hai bên khóa nòng giống của SVT. AS-44 được thiết kế rất nhanh, vượt lên dẫn đầu trong các súng dùng đạn mới.
Thật đáng tiếc, Sudaev ốm năm 1945 và mất năm sau đó khi chưa kịp hoàn thiện súng.

AS-44 cũng dùng khóa nòng nghiêng, nên cũng rung, nhưng về sau AK rung rất mạnh do trích khí khỏe khoắn lừng danh của mình. Tuy nhiên, AS-44 có một đặc điểm sáng giá mà AK lĩnh hội ngay , đó là thiết kế dão với khoàng cách các chi tiết lớn, súng long sòng sòng không có dáng hiện đại, nhưng cực kỳ tin cậy bền bỉ. Đặc tính này được triển khai sau mẫu đầu tiên, AK-46 thua trận.

Một đặc tính nữa AS phát minh ra là trích khí xiên ngược khí động, rất lớn, to, thằng không bao giờ tắc. Tuy nhiên, đặc tính lừng danh sau này của AK đi theo một nhược điểm, là không hiệu chỉnh được trích khí nên súng hoạt động mạnh và rung khi bắn loạt liên thanh.

Khóa nòng của AK giống như của Bulkin AB-46, kiểu khóa nòng xoay hai tai, giống của Chauchat. Kiểu khóa nòng này có một mấu móc đạn rất tin cậy mà các kiểu khóa nòng xoay nhiều tai không có. Đồng thời, khóa nòng chịu lực đồng đều bền bỉ. Nhược điểm là hành trình của bệ khóa nòng dài, kéo dài máy súng. Với các súng có nòng to nặng dài thì việc kéo dài máy súng thật khó khăn, nhưng do đạn ưu việt, nòng AK rất ngắn so với các nòng súng trường khác nên hộp khóa nòng kéo dài được. Kiểu khóa nòng này phát triển từ Chauchat, sang đến M1 Garand thì nó có hộp đạn hai hàng rất tin cậy với cái móc đạn trên, nhưng ở M1 là kẹp đạn chưa có băng.

Trong khi AK phát triển như vậy, thì cùng được chấp nhận với Fedorov là Chauchat và BAR, hai súng trường tấn công nối nhau concept sai lầm, thực ra, chúng là trung liên nặng 10kg, bắn phát một rất tồi vì bắn từ khóa nòng mở, bắn liên thanh thì quá ít đạn.
BAR là con của Colt, 50 năm sau, Colt lại làm một vụ nữa. Colt dựng AR-15 của Armalite lên ngôi vua đẻ non, với nguyên lý chẳng giống ai: súng trường chiến đấu đối kháng (battle rifle) đạn nhỏ.
Người ta dùng súng trường tấn công nhẹ, thì Colt dùng súng trường tấn công nặng.
Người ta dùng súng trường đối kháng nặng, thì Colt dùng súng trường đối kháng nhẹ.

Về nguyên tắc, súng trường là súng chiến đấu cá nhân, trung liên là súng hỗ trợ. Súng trường bắn được khi tỳ vai, trung liên phải bắn tỳ đất. Súng trường tấn công bắn được khi đang chạy, khác súng trường thường phải đứng lại bắn.

Mondragon đã nỗ lực phát triển một súng trường tấn công, nhưng điều kiện kỹ thuật chưa cho phép và ông không dùng được đạn 5,2mm. Kiểu máy của ông sau được phát triển ở súng trường Thomson và FN. Máy nhiều tai dẫn đến mỏi tai nhanh, kín khít dễ tắc, nhưng với các nòng quá dài thì nó rút ngắn chiều dài súng. Cuối cùng, máy nhiều tai nhập hồn vào xác AR-15.

Trích khí AR-15 bắt nguồn thừ AG-42, AG-42 là bản sao của SVT nhưng bỏ trích khí cho rẻ. Sau này, thấy máy AR-15 quá tệ, AR-18 dùng lại kiểu trích khí SVT.

Thuốc đạn 03-06 là cordite có thành phần gần giống thuốc nổ dẻo, Mỹ lúc đó quá lạc hậu về vũ khí nên vẫn bám lấy thuốc này. Dí nhiên là châu Âu không thể ngửi được cái trình độ súng pháo Mỹ, nên NATO 7,62x51 cải tiến, dùng thuốc viên hình cầu, cũng rất phi lý với thuật phó, viên thuốc được thấm chất làm chậm, có tốc độ cháy không ổn định càng làm súng hay tắc. Loại thuốc này được dùng cho M16. Cái dở nhất mà nó mang lại là nòng vừa dầy vừa dài.
Áp suất tối đa của M16 cao gấp hơn một lần rưỡi AK.

Bắt nguồn từ nguyên lý chiến đấu sai lầm, cóp nhặt kỹ thuật linh tinh... M16 giống như MP44 vậy, một tập hợp những giải pháp lạc hậu trong một khẩu súng mới. Trong khi đó AK là kết quả của hàng loạt các nỗ lực phát triển.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc198101 trong 14 Tháng Ba, 2009, 03:36:33 am
Ở cùng thời điểm, AS-44 và các súng anh em khác là súng trường, nhưng lại nhẹ bằng chưa đến 2/3 súng ngắn MP-44. Hết người Đức cười đến lượt người Liên Xô cười vào mũi súng này.


Sau khi AS-44 được thử nghiệm ngoài chiến trường, thì Sudaev ốm nặng rồi mất. Trong khi đó, Liên Xô đứng trước một thách thức biết đến qua thực tế. Đạn làm súng nặng hơn người ta tưởng. Điều này dễ xảy ra, với kiểu súng mới, tiêu thụ số đầu đạn tăng vọt so với súng trường tự động bắn phát một, trong khi khố lượng mỗi đạn tăng so với PP. Do đó, lượng đạn mỗi lính thấy cần mang theo qua kinh nghiệm thực tế tăng lên.

Vấn đề là thế này, cần làm nhẹ đạn đi và cần àm đạn mạnh hơn.

Thật ra, những súng đầu tiên sử dụng đạn 7,62x41 M43 đều có sơ tốc thấp hơn AK-47 sau này. Các sơ tốc dịch chuyển ở 680-700m/s. Các mẫu thử từ 1944 đến 1940 trong cuộc đua AK đều có nòng gọn cỡ 400mm, vì nòng và đạn được thiết kế cùng nhau bởi các nhà thiết kế đạn, đây là cốt lõi của súng, và thiết kế này được phân cho các nhà chế súng. Đạn Mosin nổi tiếng là hùng mạnh nhất về sức mạnh trong các đạn súng trường hạng nặng, có thể người Nga cậy thể chất họ to khỏe hơn chẳng hạn, nguyên nhân điều đó thì không rõ nhưng hậu quả của nó chắc là một điểm để M43 cần mạnh lên.
MP-44 cũng có sơ tốc xấp xỉ sơ tốc tối đa của đạn là 680m/s, nhưng nòng kéo dài quá như trung liên, M43 thì không thể như thế được, nó được đánh giá, thiết kế và sử dụng bởi những chiến minh tốt và dĩ nhiên không thể làm một trò cười trong làng chế súng Đức được như MP-44.

Hơn nữa, dù AS-44 có chưa đủ mỹ mãn, thì nó đã chứng minh một thời đại mới đã bắt đầu, thời đại súng trường tấn công. Đạn mới đã bù lấp chỗ trống, đã cộng sức mạnh của hai loại súng chủ lực. Thời đại bất đắc dĩ của MP, PP, SMG cần phải kết thúc và thời điểm kết thúc đã đến. Việc đem một loại đạn được thiết kế để bắn tầm rất ngắn ra trận tiền là bất đắc dĩ và đương nhiên điều đó phải kết thúc.

Và điều quan trọng nhất là sau 2 năm chiến đấu bằng MP, Liên Xô đã phát động tiến trình thiết kế súng trường tấn công như là súng chủ lực trong tương lai. Điều đó là dĩ nhiên, Liên Xô đã cố tránh sửa mẫu đạn Mosin đã quá cổ chỉ vì muốn thống nhất vũ khí chủ lực. Mosin đã quá cổ cần phải đổi. Hơn nữa, nhiều tiến bộ khoa học đạn dược mới đã ra đời và khó áp dụng trên đạn Mosin đã fix tiêu chuẩn, đây là cơ hội để đẩy đạn tiến một bước nhảy vọt. Thêm nữa, việc sử dụng song song hai loại súng chủ lực, súng trường và PP, với nước khác có thể không có vấn đề gì, nhưng với Liên Xô không thể chấp nhận được, điều đó còn tệ hại hơn nhiều việc sử dụng hai loại đạn Mosin cùng lúc-ví dụ như vậy.

Việc Đức không đạt được quyết tâm thiết kế 2 trong một chức năng này chứng minh rằng, Liên Xô đã đi tiên phong về thiết kế và sử dụng súng trường. Có thể người Đức đã không may mắn khi mất MKb-35, có thể nhiều người Đức không tán thành Hitler... Nhưng không khi nào nước Đức huy động được nhiều nhà chế súng lừng danh, đưa ra nhiều mẫu thử để chọn lựa, cải tiến các mẫu thử nhiều lần... như cuộc đua AK.

Như vậy, sau khi thử nghiệm AS-44 ngoài chiến trường và hàng loạt súng có nguyên lý chiến đấu tương tự dùng đạn M-43, thì Liên Xô đã có một lô nhưng mẫu súng trường tần công, đã sử dụng và có kinh nghiệm về nguyên lý chiến đấu này. Nguyên lý này bám theo những yêu cầu cơ bản của Fedorov. Sau khi AK ra đời, Fedorov trở thành Viện Sỹ Hàn Lâm, chức danh và chức vụ cao nhất trong khoa học ở Nga và Liên Xô.

Súng cần những yêu cầu:
+Bắn phát một hiệu quả như súng trường hạng nặng ở tầm đưới 600 mét. Bắn phát một nhanh để chế thắng trong cuộc đấu súng trường cổ điển kiểu đối kháng, đồng thời để rút nhanh tránh súng máy và pháo trong cuộc chiến kiểu này khi mục tiêu đã bị tiêu diệt. Đây là yêu cầu lớn nhất mà Hội Đồng Súng Trường đã nếu ra sau những gợi ý của Fedorov năm 1915. Yêu cầu này được cụ thể hóa hơn và xác định đây là "súng trường". Yêu cầu này cũng có trong các đề xuất phát triển MKb-35.
+Bắn loạt ứng dụng khi đang chạy để giáp lá cà bằng đạn chứ không hoàn toàn băng lê như súng trường cổ điển. Đây là yêu cầu thứ 2 của Hội Đồng trên. Yêu cầu này sau phát triển với việc nhẹ để mang theo nhiều đạn, nhẹ cả súng, nhẹ cả đạn. Đây là yêu cầu thể hiện "tấn công".
Đây là điểm mà MKb-35 thiếu, không phải Hitler bỏ làm vẹo chương trình này là hoàn toàn vô lý, MKb-35 không chú ý đến hai chữ "tấn công", nên STG-44 thế chỗ cũng là có lý. Thật ra, lúc thiết kế MKb-35 có thể tác giả đã đúng về súng trường tấn công, nhưng sau đó, viện Mauser đã không nắm được điều này và cụ thể hóa yêu cầu quá thiếu. Thế là Đức có hai súng, "tấn công" và "súng trường" rời nhau.

Rõ ràng hơn, súng mới cần thỏa mãn một yêu cầu sau là cơ bản nhất của AK, tức là đạt được ưu thế trong tầm 300 mét, gọi là tầm bắn hiệu quả. Ưu thế nảy thể hiện ở hai việc. Một là bộ đội, tức là mọi loại đàn ông trong xã hội sau huấn luyện 1 tháng cơ bản, bắn trúng bia số 4 với tỷ lệ cao, chỉ tiêu này là một con số trung bình qua thử nghiệm trên nhiều loại người, thời tiết, địa hình... Hai là sát thương trong tầm đó cao. Khả năg của súng trong tầm bắn này sẽ là tiền đề cho khả năng phát huy hỏa lực trong tầm này khi tấn công.

Sau này, trong tiến trình thử nghiệm, một yêu cầu mới nữa đưa ra. AS-44 kém thỏa mãn yêu cầu này, AK cũng không khá lắm và chỉ thắng hơn ở những điểm khác. Yêu cầu này là bắn liên thanh trong tư thế bắn súng trường phát một (đứng bắn tỳ vai). Để thỏa mãn điều này cần súng chụm đạn trong loạt liên thanh. AS-44 có khóa nòng rung và phiên bản cải tiến sau có trích khí kiểu AK sau này, rất khỏe.
Yêu cầu này thể hiện hỏa lực khi bắt đầu xung phong. Từ điểm xuất phát xung phong khoảng 300 mét, bộ binh tấn công. Trước đây, người tấn công chỉ gây uy lực rất yếu với địch bởi PP tầm gần, trung liên không chạy theo kịp cuộc xung phong. Cuộc xung phong đã yêu cầu tốc độ cao mà khoảng cách chưa cho phép bắn xách tay như giáp lá cà tầm rất gần. Các súng liên thanh trước đây giật mạnh không giữ được trong tình huống tương tự, như AVT.

Tư thế bắn này là của súng trường hạng nặng trước đây, bắn phát một. Khi có một súng liên thanh bắn chụm thì dễ thấy rằng, các loạt bắn liên thanh ngắn sẽ uy lực hơn là liên tiếp nhả từng viên. Ở tầm xa nhưng trong tầm bắn hiệu quả, các viên đạn trong loạt đi rất gần nhau. Nếu là cuộc đấu 1-1 thì địch không trúng viên đầu ở đúng đường ngắm-do xạ thủ ước lượng tầm hay tốc độ, khoảng cách chưa đúng chẳng hạn, thì khả năng các viên khác trong loạt trúng mục tiêu lớn. Đặc biệt ưu thế trong tình huống hỏa lực tập trung, một vài xạ thủ ta bắn một mục tiêu hay một nhóm mục tiêu ngần nhau, khi tốc độ lấy đường ngắm chậm và sai nhiều-như khoảng cách tương đối lớn, thì các loạt liên thanh ngắn cực trội, nhân lực lượng của ta lên 2-3 lần so với súng trường tự động phát một.

Việc thay ngắm bắn tầm trung bình và xa bằng loạt liên thanh ngắn làm số lượng viên đạn tiêu thụ tăng vài lần, khối lượng đạn tiêu thụ tăng 2-3 lần so với súng trường hạng nặng. Việc tấn công tầm gần như PP tăng khối lượng đạn khi cùng tiêu thụ số lượng mà khối lượng mỗi viên lớn. Thêm nữa, cùng xung phong ít đạn như PP, nhưng súng trường tấn công có khả năng bắn từ 300-200 mét, tầm này PP không nên bắn. Tất cả những lý do như thế dẫn đến việc thiếu đạn cho súng trường tấn công hơn là dự tính.
Vì bắn từ xa hiệu quả, nên AS-44 thử nghiệm có càng chữ V như trung liên, và chỉ càng làm nó xài nhiều đạn thêm mà thôi.

Và thế là Liên Xô buộc phải thu nhỏ đạn nhưng lại tăng năng lực đạn. Sau khi thử nghiệm AS-44 thì Liên Xô bước sang giai đoạn mới, chuyển từ quan điểm "thu nhỏ súng trường" sang "phát triển đạn".




Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: songvedem trong 24 Tháng Ba, 2009, 04:37:20 pm
Hồi sau 1979, em thấy trang bị khá nhiều M79. Những đơn vị mạnh như  304 ra Bắc liền trang bị lại hết bằng PK, RPK, B41, AKM. Nhưng vưỡn thích giữ M79. Lúc này, AK còn thiếu nhiều ống phóng lựu GP-25. Khẩu M79 thực hiện rất tốt tư cách "dã pháo tiểu đội". Nó hơn đứt B40, B41 ở chỗ, đạn nhỏ súng nhẹ mang nhiều đạn.
-------------------------------------
Đồng chí Huy Phúc và mọi người cho em hỏi là AK ở VN mình đã có laọi phóng lựu gắn kèm chưa??? có tương đối phổ thông trong các đơn vị BB cơ giới không? (mấy khẩu để nghiên cứu trên bộ hoặc cục quân khí thì chắc là có).

Hỏi vậy vì em chưa bao giờ nhìn thấy quân VN mình vác khẩu AK có phóng lựu bao giờ cả


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: SSX trong 03 Tháng Tư, 2009, 09:31:24 am
Калаш/Kalash Danh tiếng của lòng tự hào!

Khẩu súng trường tự động AK Kalashnikov, không nghi ngờ gì là khẩu súng được dùng phổ biến nhất thế giới. Các chuyên gia Mỹ của Trung tâm thông tin Quốc phòng (Center for Defense Information) ước tính ngày nay trên toàn thế giới đã và đang sử dụng 100 triệu khẩu các phiên bản khác nhau.

Để so sánh: các loại súng bộ binh khác đang lưu hành có số lượng thấp hơn hẳn, chỉ trong giới hạn từ 1 triệu đến 10 triệu khẩu.

Uzi (Israel) dưới 10 triệu khẩu.

FN FAL súng máy Bỉ các phiên bản kể cả loại chế tạo tại Bỉ, Canada, Mỹ, Áo, Anh , v.v khoảng 5-7 triệu khẩu.

Họ Heckler&Koch dòng súng của Đức khoảng 7 triệu khẩu.

Dòng M16 cũng khoảng 7 triệu khẩu.

Các chuyên gia Nga cho biết hiện có khoảng 10 nước sản xuất AK theo giấy phép hoặc có bản quyền, số sản xuất lậu, không phép thì vô số. Đặc biệt Mỹ cũng là nước sản xuất rất nhiều AK theo giấy phép của hãng Arsenal Bungari nhưng đã hết hạn từ lâu.

Tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) ước tính giá của mỗi khẩu AK trên thị trường "chợ đen" dao động từ 10 đô la ở Afghanistan cho đến 3800 đô la ở Ấn Độ.

 http://www.snariad.ru/page/14/


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 18 Tháng Bảy, 2009, 04:37:34 pm
Mình cũng là một người thần tượng khẩu AK huyền thoại nhưng có mấy điều mình vẫn không giải thích được:

+Về cái mà ta vẫn gọi là khả năng tự bù lệch do gió của đầu đạn AK,các AK's fanboy vẫn tự hào là AK bắn trong điều kiện gió thì đường đạn không bị ảnh hưởng nhờ vào cấu tạo của đầu đạn,vậy tại sao người ta không áp dụng nguyên lý đó cho đạn súng bắn tỉa mà trên kính ngắm vẫn phải có nấc hiệu chỉnh ảnh hưởng của gió?

+Ta nói đạn của M16 cấu tạo ngu si nhưng tại sao các súng sử dụng chung đạn đó(VD như AUG , Sig SG552/550) lại vẫn có độ chính xác cao?thậm chí Sig SG 550 còn là sniper-rifle?

+Phải chăng thực sự thì AK có độ chính xác chấp nhận được,rẻ tiền và có độ tin cậy cao,không hỏng hóc trong chiến đấu còn M16 chỉ có lỗi là hay hóc đạn trong điều kiện thực?còn độ chính xác thì 2 súng tương đương nhau,có chăng đạn AK nặng hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn bởi gió,tấ nhiên về sức sát thương thì AK hơn hẳn rồi,ta chỉ tính đến độ chính xác nhé...


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 18 Tháng Bảy, 2009, 11:12:37 pm
Thiết nghĩ bạn đã đọc bài của Huyphuc, phải không ạ? Bạn hãy vào chủ đề của Huy phúc phản bác lại xem!
Lão ấy múa gậy vườn hoang, độc cô cầu bại đã lâu, chán bỏ đi đâu mất! Nhiều người không thích lão có lẽ vì không chửi nhau hay bằng lão!  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dang_cap_pro trong 18 Tháng Bảy, 2009, 11:37:15 pm
Thiết nghĩ bạn đã đọc bài của Huyphuc, phải không ạ? Bạn hãy vào chủ đề của Huy phúc phản bác lại xem!
Lão ấy múa gậy vườn hoang, độc cô cầu bại đã lâu, chán bỏ đi đâu mất! Nhiều người không thích lão có lẽ vì không chửi nhau hay bằng lão!  ;D


"lão" HP đang ở bên VN Defence , đang múa kiếm luận anh hùng bên đó
http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1587 (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1587)

Bác Kira Nakazato , muốn phản bác hay hỏi vấn đề thắc mắc gì thì cứ PM trực tiếp với bác đó , sẽ nghe nhiều điều rất thú vị .
VD câu hỏi :
Trích dẫn
+Ta nói đạn của M16 cấu tạo ngu si nhưng tại sao các súng sử dụng chung đạn đó(VD như AUG , Sig SG552/550) lại vẫn có độ chính xác cao?thậm chí Sig SG 550 còn là sniper-rifle?
sẽ bị bác đó chữi một chập luôn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 19 Tháng Bảy, 2009, 08:36:37 am
Mình cũng là một người thần tượng khẩu AK huyền thoại nhưng có mấy điều mình vẫn không giải thích được:

+Về cái mà ta vẫn gọi là khả năng tự bù lệch do gió của đầu đạn AK,các AK's fanboy vẫn tự hào là AK bắn trong điều kiện gió thì đường đạn không bị ảnh hưởng nhờ vào cấu tạo của đầu đạn,vậy tại sao người ta không áp dụng nguyên lý đó cho đạn súng bắn tỉa mà trên kính ngắm vẫn phải có nấc hiệu chỉnh ảnh hưởng của gió?

+Ta nói đạn của M16 cấu tạo ngu si nhưng tại sao các súng sử dụng chung đạn đó(VD như AUG , Sig SG552/550) lại vẫn có độ chính xác cao?thậm chí Sig SG 550 còn là sniper-rifle?

+Phải chăng thực sự thì AK có độ chính xác chấp nhận được,rẻ tiền và có độ tin cậy cao,không hỏng hóc trong chiến đấu còn M16 chỉ có lỗi là hay hóc đạn trong điều kiện thực?còn độ chính xác thì 2 súng tương đương nhau,có chăng đạn AK nặng hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn bởi gió,tấ nhiên về sức sát thương thì AK hơn hẳn rồi,ta chỉ tính đến độ chính xác nhé...

Thứ nhất, bác hiểu nhầm (có thể là chưa hiểu) vấn đề lệch gió. Ở đây bác HP chỉ nói là "đường đạn trung bình" không bị ảnh hưởng, cái đường đạn này là đường đạn trường hợp không có gió, khi có gió, viên đạn đảo quanh trục là cái "đường đạn trung bình kia", dĩ nhiên là vẫn lệch gió, nhưng độ lệch là đều các phía, do vậy xác suất trúng đích của viên đạn vẫn cao hơn. Cụ thể là ngắm vào vòng 10 chuẩn, thì khi có gió nhẹ viên đạn lệch đều, độ lệch nhỏ hơn chấm vòng 10, vẫn vào vòng 10 được với xác suất lớn, đại khái thế.

Thứ 2, bác cần đọc kỹ để hiểu "đạn M16" hay là 5,56x45 NATO có nhiều phiên bản, cái bị chửi "ngu si" nặng nhất là M193, còn các bản sau bác HP thở than là phải tương thích ngược nên không được hoàn hảo bằng đạn AK. Hiện nay 5,56x45 NATO cũng có nhiều vơ zần tùy nước sản xuất.

SiG 550 là súng bắn tỉa thì chưa từng nghe qua. Ở đây : http://world.guns.ru/assault/as25-e.htm bác để ý là đạn được phê duyệt dùng cho SiG 55x là bản đạn cải tiến chứ không phải đạn 5,56x45 của Mỹ, nguyên văn "However, the Swiss army selected a slightly improved version of the 5.56 x 45 NATO cartridge as the 5.6 mm GP90, and further testing proved the superiority of the SIG SG-541 rifle over its W+F rival"

Và ở đây bác đang hỏi câu tạm gọi là "lạc đề" vì đang bàn đến đạn súng trường tiến công chứ không phải súng bắn tỉa. Việc bù gió cho súng trường tiến công trong phạm vi 300m cũng giống như phải lắp bù gió cho súng ngắn trong phạm vi 30m vậy. Vượt quá tầm này đương nhiên việc "đường đạn trung bình" bị lệch bởi gió là đáng kể, phải có thước ngắm bù gió. Chả riêng gì súng bắn tỉa, các súng có tầm bắn thiết kế trên 300m đều phải có thước này.

Câu "phải chăng" của bác thì đầy rẫy trên internet, bác đọc lại các bài của bác HP, xem các hình vẽ thực nghiệm bắn xem có hiểu thêm được chút nào không ??? Nếu so M16A1 với đạn M193 và AK-47 đạn M43 thì câu phải chăng của bác không đúng đâu  ;D

Lỗi của M16 không chỉ là hóc đạn bác ạ, nó còn là yêu cầu bảo dưỡng quá nhiều, tuổi thọ nòng thấp, quá nhạy cảm với điều kiện chiến trường (mưa gió, bùn lầy, cát bụi...), tốc độ bắn quá cao làm thời gian chiến đấu quá thấp, chi tiết quá nhỏ và chính xác làm cho việc bảo dưỡng trên chiến trường mất nhiều thời gian và khó thực hiện....


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 19 Tháng Bảy, 2009, 01:19:23 pm
Vấn đề nó nằm ở chỗ cái đường đạn trung bình ấy,bạn nói là nó lệch ĐỀU quanh cái đường đạn trung bình đó,tức là viên đạn không đi theo đường thẳng mà bay theo một đường xoáy trôn ốc(sau khi đọc các bài của HP thì mình hiểu vậy...),cái đường xoáy trôn ốc ấy có tâm là đường đạn trung bình mà bạn nói và đường xoáy trôn ốc ấy có dạng như 1 cái lò xo,khi ta nén cái lò xo ấy lại sẽ được một hình tròn,đó là những tập hợp những điểm mà viên đạn có thể trúng,và đường kính của hình tròn này khoảng vài cm.

Vậy mình thắc mắc là nếu đường đạn trung bình được coi là thẳng theo phương ngang thì làm thế quái nào nó lại cong theo phương thẳng đứng trong khi tác dụng của trọng lực và sức gió lên đầu đạn là tương đương nhau?

Còn SG550 là sniper-rifle thì nó đây,cũng trong site bạn đã đưa cho mình http://world.guns.ru/sniper/sn24-e.htm ...

Còn vụ đạn 223 Rem và 5.56 NATO thì mình nghĩ là do cách hiểu của mình chưa chính xác,ta chỉ so sánh đạn AK và M16 nguyên thủy,còn sau này đạn 5.56 đã được cải tiến dần nên so sánh vậy là hơi khập khiễng hi hi

Ở đây mình chỉ nhấn mạnh đến vụ đường đạn,mấy cái râu ria khác...bỏ qua

Thế có ai giải thích lại cho mình nguyên lý bù lệch gió của đạn AK với...thực sự là chưa hiểu lắm




Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 19 Tháng Bảy, 2009, 01:47:53 pm
Bài hơi nhiều sạn, bác chủ topic chịu khó tỉa lại 1 tý!

Tôi chưa nghe "AK cụ Hồ" bao giờ. Tên của AK đời đầu vào đến chiến trường thì có "trung liên cá nhân", "súng máy cá nhân" hay "tiểu liên AK", tòan do các cụ du kích cầm quen tiểu liên pháp, Mỹ sáng tạo ra cả.

Độ chính xác của AK không hề cao, nếu không muốn nói là trung bình yếu

Số đạn của AK chứa không nhiều, nhất là so với tiểu liên thời trước đó (thompson, PPSh...)
Ảnh viên đạn không phải ảnh thật của đạn AK.

Không có nguyên lý tự động nào mang tên "trích khí phản lực". Dịch từ tiếng Anh là "gas operated" thì sang tiếng Việt chỉ là "trích khí" thôi.

Không có khái niệm lực bắn. Đơn vị J (jun, jule) là đơn vị công, cái đó có lẽ là động năng của đạn.

M16 chưa bao giờ được coi là đối thủ "truyền kiếp" của AK.

AK không phải là chế tạo lại và cải tiến của MP42/44

"Không khẩu AK nào ngâm bùn cả tháng mà lôi lên bắn được ngay."

Khẩu súng trường bán tự động là CKC (đúng tên tiếng Nga đấy, dịch sangký tự latin là SKS, cũng như máy bay Su thì trong nguyên bản là Cy)
Quân chủ lực VN dân chủ cộng hòa có thể gọi thẳng tên là Quân đội Nhân dân Việt Nam, vì các lực lượng trong Nam, thuộc MTDTGPMNVN cũng thuộc quân đội NDVN.

Nỗi khiếp sợ do người lính tạo ra, chứ không do khẩu súng. Quân và dân Nam bộ, trước khi được chi viện, cũng đã là nỗi khiếp sợ mà chỉ dùng súng Pháp, Mỹ.

Về ảnh, 2 khẩu AK đó có lẽ là AKM, tôi thấy không giống bản AK-47 nguyên thủy.


Thấy anh em bình luận về khẩu AK47 xôm quá tôi thấy khoái quá vì tôi cũng là người mê AK47 vô cùng , ngày còn chiến đấu bên chiến trường K tôi may mắn là được làm bạn với AKM ( cả tiểu đoàn tôi chỉ có 2 khẩu), tôi yêu mến nó vô cùng và cũng rất bùi ngùi khi phải chia tay với nó sau 5 năm gắn bó bên nhau.
 Về những vấn đề khác tôi không dám nói vì cũng hiểu biết giới hạn không thể đưa ra cụ thể về những con số kỹ thuật nhưng về sử dụng nó trong chiến trường thì ít nhiều tôi tương đối rõ . Vậy ở đây tôi chỉ xin thảo luận về những điều mình biết thôi .
 Chúng ta thì ai cũng ít nhất sử dụng qua 1 lần AK47 , về âm thanh thì nổ to hơn những súng khác nên có tính uy hiếp tinh thần đối phương , nếu để nấc liên thanh 2 3 phát 1 thì khoảng cách thời gian giữa 2 viên đạn chậm hơn những loại súng khác , nhát gừng nhát gừng nhưng đầy khủng khiếp đe dọa tinh thần đối phương. Đúng là tôi cũng có nghe nhiều người là lính chế độ cũ VNCH nói chuyện nếu họ nghe tiếng đạn AK47 của ta bắn liên thanh loạn xạ thì họ biết đối phương của họ là anh lính mới vào chiến trường có thể chơi được , nếu nghe tiếng súng nhát gừng chậm dãi 2 phát 1 thì họ không muốn chiến đấu nữa rồi vì họ biết trước mặt họ là đối thủ giàu kinh nghiệm trận mạc.
 Ở đây có thấy nói đến AK47 mà ngâm bùn 1 tháng không sử dụng ngay được thì không đúng đâu , tôi xin kể ngắn gọn thôi chuyện mà cả tiểu đoàn tôi chứng kiến . Ngày đó chúng tôi vào tải gạo cho sư 339 giáp biên giới Thái lan , D tôi đóng tại con suối mang tên chết trôi, tên đó có vì cách đấy 1 năm 1 đ/v công an vũ trang đâu trung đoàn 9 thì phải (tôi sẽ kể cụ thể hơn cho bài này tai Mũi chính diện giải phóng N.pênh) anh em CAVT hành quân vào đó gặp lũ và 1 chiến sỹ ta bị nước cuốn trôi với toàn bộ quân trang vũ khí đạn dược . Một chiều khi anh em đi tải gạo về và ra suối tắm thì trên mặt suối tự nhiên nổi lên một cái bọc trên mặt nước ( cái này cũng pha chút tâm linh đây), anh em tắm ở đó lúc đầu cũng sợ chưa dám bơi ra sau có anh bơi lại gần và mang vào nguyên cái ba lô của anh lính CAVT chết trôi kia, trên thân ba lô vẫn buộc ngang khẩu AK47, chúng tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao với trọng lượng đó cái ba lô ,súng đạn và nhiều thứ khác lại có thể nổi lên trên mặt nước sau từng đó thời gian ngâm dưới suối .
 Khẩu AK47 vẫn nguyên chỉ có phần báng gỗ là ngâm nước lâu ngày nên đã bở hết phần gỗ , súng rỉ toe rỉ toét đạn cũng thế gần 300 viên . Anh em lắp vào súng bắn thử đoàng ..đoàng ..đoàng tiếng nổ vẫn ròn rã về cơ bản là súng vẫn dùng tốt. Vậy ai dám bảo rằng AK47 ngâm bùn 1 tháng không sử dụng được ngay nào ?
 Với tôi khẩu AK47 thuộc loại cực kỳ tốt và dễ sử dụng , rất tiện lợi trên chiến trường Đông dương không có khẩu súng nào thay thế được nó
  Vài dòng như vậy với chút ít hiểu biết góp chuyện cùng anh em


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 19 Tháng Bảy, 2009, 02:30:56 pm
Vấn đề nó nằm ở chỗ cái đường đạn trung bình ấy,bạn nói là nó lệch ĐỀU quanh cái đường đạn trung bình đó,tức là viên đạn không đi theo đường thẳng mà bay theo một đường xoáy trôn ốc(sau khi đọc các bài của HP thì mình hiểu vậy...),cái đường xoáy trôn ốc ấy có tâm là đường đạn trung bình mà bạn nói và đường xoáy trôn ốc ấy có dạng như 1 cái lò xo,khi ta nén cái lò xo ấy lại sẽ được một hình tròn,đó là những tập hợp những điểm mà viên đạn có thể trúng,và đường kính của hình tròn này khoảng vài cm.

Vậy mình thắc mắc là nếu đường đạn trung bình được coi là thẳng theo phương ngang thì làm thế quái nào nó lại cong theo phương thẳng đứng trong khi tác dụng của trọng lực và sức gió lên đầu đạn là tương đương nhau?

Còn SG550 là sniper-rifle thì nó đây,cũng trong site bạn đã đưa cho mình http://world.guns.ru/sniper/sn24-e.htm ...

Còn vụ đạn 223 Rem và 5.56 NATO thì mình nghĩ là do cách hiểu của mình chưa chính xác,ta chỉ so sánh đạn AK và M16 nguyên thủy,còn sau này đạn 5.56 đã được cải tiến dần nên so sánh vậy là hơi khập khiễng hi hi

Ở đây mình chỉ nhấn mạnh đến vụ đường đạn,mấy cái râu ria khác...bỏ qua

Thế có ai giải thích lại cho mình nguyên lý bù lệch gió của đạn AK với...thực sự là chưa hiểu lắm




thứ nhất, khái niệm "đường đạn trung bình" theo ý bác HP không phải là đường thẳng, mà là đường đạn trong điều kiện không có gió, bác đọc lại pót trước của tôi nhé!

Về mặt lý tưởng, nó là một cung parabol, về thực tế, nó là một đường cong phức tạp, tùy thuộc điều kiện không khí (mật độ, độ ẩm, gia tốc trọng trường tại nơi bắn...) và đặc tính viên đạn khi ra khỏi nòng (sơ tốc, tốc độ xoay, vật liệu vỏ đầu đạn, cấu tạo hình học mũi và thân đầu đạn....)

Bản SiG 550 của bác đưa là bản cải tiến chuyên dụng cho nhiệm vụ bắn tỉa, không phải là 550 nguyên thủy, và ở đó người ta nhấn mạnh nó là Sniper tầm ngắn và trung bình, nhưng trọng lượng tăng vọt lên tới 7kg (bằng trọng lượng 1 khẩu trung liên), Cái này thì tương đương CKC gắn kính ngắm bắn đạn M43 thôi. Mặt khác bác thấy rõ là họ nhấn mạnh ưu điểm của nó là bắn liên tiếp nhiều phát, cũng phải có lý do gì đó để bắt nó phải làm thế chứ nhỉ, mà theo tôi thì là do nó không chính xác cho lắm nên cần bắn thêm mấy phát để tính bù lệch luôn :)

Đạn súng trường tấn công thường không dùng cho súng tỉa chuyên nghiệp, bét nhất dòng tỉa chuyên nghiệp của quân đội sử dụng đạn của trung/đại liên cơ ạ!

Cái gọi là "nguyên lý bù lệch gió" đó thì không có gì lạ, bác HP giải thích rõ rồi còn gì? Không riêng đạn M43, đa số các đạn khác đều như thế, tốc độ vòng quay vừa phải để trục đạn có thể uốn được theo đường đạn trong quá trình bay, sẽ giảm cản gió và tự bù lệch nhỏ bằng việc xoáy đảo quanh đường đạn trung bình (lý thuyết). Bác xem cái hình cố định trục mà bác HP đã pót, sẽ thấy sự bất lợi của dạng đạn xoáy nhanh cố định phương trục: ở cuối đường đạn, đạn ưỡn ngực lao vào mục tiêu chứ không đâm mũi vào, nhanh chóng bị thất tốc và bị các yếu tố gió hoặc lực cản không khí đẩy lệch xa đường đạn trung bình.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 05 Tháng Tám, 2009, 09:51:08 pm
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m

Basc kiểm lại giúp, băng AK lọai 10,20, 25 viên không phổ biến. Phổ biến nhất là lọai băng 30 viên, dùng chung được cho AK và RPK

Theo quy định của BQP thì 1 cơ số đạn cho 1 lính nhà ta trong điều kiện chiến đấu trung bình là 200v chia đôi  bác ạ(1 nửa lính mang còn 1 nửa để ở chỗ quân khí). Em cũng không hiểu sao lại thế nhưng hồi em đi BĐ cứ lắp thêm một viên vào HTĐ là lại bị nhắc nhở. Khẩu phần của RPK và RPD là 200v x 2.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 05 Tháng Tám, 2009, 10:07:01 pm
Em chưa đọc hết cái topic này nhưng cũng tham gia vào phần tốc độ bắn một chút.

- AK có tốc độ bắn khoảng 600 v/ph là đúng. 1 lượng đạn 30 viên nếu có bác nào cứ giữ cò thì chỉ 5s là hết veo.
- 100 hay 120 v/ph là tốc độ bắn chiến đấu của kiểu bắn 2 viên 1 và 3 viên 1 liên tục được kiểm nghiệm qua thử nghiệm và thực tế chiến đấu (Mục tiêu xuất hiện liên tục, yêu cầu bắn loạt ngắn tiêu chuẩn).
- 40 v/ph phát 1 cũng như trên.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Tám, 2009, 05:31:26 pm
Theo quy định của BQP thì 1 cơ số đạn cho 1 lính nhà ta trong điều kiện chiến đấu trung bình là 200v chia đôi  bác ạ(1 nửa lính mang còn 1 nửa để ở chỗ quân khí). Em cũng không hiểu sao lại thế nhưng hồi em đi BĐ cứ lắp thêm một viên vào HTĐ là lại bị nhắc nhở. Khẩu phần của RPK và RPD là 200v x 2.
-------------------------------
 Bạn cứ đùa! ;D

 Cơ số đạn của một khẩu súng nào đó làm sao lại "chia đôi (1 nửa lính mang còn 1 nửa để ở chỗ quân khí)" được? Ngoài ra, cụ thể là khẩu AK thì cơ số đạn là 150 viên, không phải "200v chia đôi".

 Lại còn "điều kiện chiến đấu trung bình" nghĩa là sao? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Tám, 2009, 03:48:12 am
 Thời 79 trong chiến dịch chúng tôi luôn phải mang 3 cơ số đạn và 3 cơ gạo.
1 cơ số đạn = 300 viên =900 viên cho AK
1 cơ số gạo = 7 ngày ăn , cứ thế nhân lên=16,8kg , gạo ai người đó mang.
 Đạn của RPD
1 cơ số =500 viên = 1500 viên
B40 3 cơ số =12 quả
B41 3 cơ số =10 quả
 Đạn cối 60 lính gánh cối tôi thấy nhiều nhất 24 quả.
 Bình quân 1 người lính mang trên vai luôn 45 đến 50kg gồm vũ khí đạn dược quân tư trang . Cũng tùy theo chiến trường cũng như điều kiện tiếp tế lương thực và đạn dược của cấp trên.
 Chúng tôi là những đơn vị đánh luồn sâu nên mang vác nhiều còn các đơn vị khác cũng có thể ít hơn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 07 Tháng Tám, 2009, 04:08:08 pm
Thời 79 trong chiến dịch chúng tôi luôn phải mang 3 cơ số đạn và 3 cơ gạo.
1 cơ số đạn = 300 viên =900 viên cho AK
1 cơ số gạo = 7 ngày ăn , cứ thế nhân lên=16,8kg , gạo ai người đó mang.
 Đạn của RPD
1 cơ số =500 viên = 1500 viên
B40 3 cơ số =12 quả
B41 3 cơ số =10 quả
 Đạn cối 60 lính gánh cối tôi thấy nhiều nhất 24 quả.
 Bình quân 1 người lính mang trên vai luôn 45 đến 50kg gồm vũ khí đạn dược quân tư trang . Cũng tùy theo chiến trường cũng như điều kiện tiếp tế lương thực và đạn dược của cấp trên.
 Chúng tôi là những đơn vị đánh luồn sâu nên mang vác nhiều còn các đơn vị khác cũng có thể ít hơn.

Ngàn lần cảm ơn bác về cái thông tin này! Trước nhà em cũng vác cái ba lô cát 20 cân chưa kể VKTB đeo trên người đi hành quân. cũng 1 bao cát như thế cho bất kể xung hay hỏa lực. Nếu có thời gian mời bác vào topic "VKTB cho phân đội bộ binh tương lai" tư vấn cho em. Mà đơn vị em 1 lính AK chỉ 100v trên người thôi ạ, không biết do đâu lại có sự khác biệt này.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ninjaVN2007 trong 07 Tháng Tám, 2009, 04:25:02 pm
Thời 79 trong chiến dịch chúng tôi luôn phải mang 3 cơ số đạn và 3 cơ gạo.
1 cơ số đạn = 300 viên =900 viên cho AK
1 cơ số gạo = 7 ngày ăn , cứ thế nhân lên=16,8kg , gạo ai người đó mang.
 Đạn của RPD
1 cơ số =500 viên = 1500 viên
B40 3 cơ số =12 quả
B41 3 cơ số =10 quả
 Đạn cối 60 lính gánh cối tôi thấy nhiều nhất 24 quả.
 Bình quân 1 người lính mang trên vai luôn 45 đến 50kg gồm vũ khí đạn dược quân tư trang . Cũng tùy theo chiến trường cũng như điều kiện tiếp tế lương thực và đạn dược của cấp trên.
 Chúng tôi là những đơn vị đánh luồn sâu nên mang vác nhiều còn các đơn vị khác cũng có thể ít hơn.

Ngàn lần cảm ơn bác về cái thông tin này! Trước nhà em cũng vác cái ba lô cát 20 cân chưa kể VKTB đeo trên người đi hành quân. cũng 1 bao cát như thế cho bất kể xung hay hỏa lực. Nếu có thời gian mời bác vào topic "VKTB cho phân đội bộ binh tương lai" tư vấn cho em. Mà đơn vị em 1 lính AK chỉ 100v trên người thôi ạ, không biết do đâu lại có sự khác biệt này.
Chắc là do lúc đó là chiến dịch, hậu cần khó khăn, phải mang vác nặng để đủ khả năng chiến đấu dài ngày.
Nghĩ đến mà thấy phải biết ơn những người đã trải qua quãng thời gian ấy. 1 người lính trung bình nặng 55-60kg, mà mang vác 45-50kg, trèo đèo, vượt suối, chưa kể mưa gió lửa đạn để bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ đất nước.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 07 Tháng Tám, 2009, 04:49:38 pm
Về số lượng đạn mang theo cho từng súng, nhất là AK - loại phổ biến nhiều người biết đến nhất lại có quá nhiều số liệu chênh lệch. Theo em phải bắt đầu từ cái yếm đạn 3 túi cho nó: 120 viên/người. Do yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ đã có những thay đổi như sau:

- Trong KCCM oánh nhau tưng bừng nên cơ số đạn nhiều.
- Hiện nay thời bình, thêm vào đó là HTĐ có tuổi thọ quá lâu nên lò xo yếu > nên giảm xuống.

Cơ số đạn cũng thay đổi theo yêu cầu nhiệm vụ, chia ra như sau:

- Điều kiện chiến đấu ??? (50-75%)
- Điều kiện chiến đấu bình thường (100%)
- Điều kiện chiến đấu ác liệt kéo dài (150-200%)

Tên gọi của cấp đầu em không nhớ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 07 Tháng Tám, 2009, 04:53:49 pm
Về số lượng đạn mang theo cho từng súng, nhất là AK - loại phổ biến nhiều người biết đến nhất lại có quá nhiều số liệu chênh lệch. Theo em phải bắt đầu từ cái yếm đạn 3 túi cho nó: 120 viên/người. Do yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ đã có những thay đổi như sau:

- Trong KCCM oánh nhau tưng bừng nên cơ số đạn nhiều.
- Hiện nay thời bình, thêm vào đó là HTĐ có tuổi thọ quá lâu nên lò xo yếu > nên giảm xuống.

.


Vụ này là sao?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Tám, 2009, 05:30:16 pm
Cơ số đạn cũng thay đổi theo yêu cầu nhiệm vụ, chia ra như sau:

- Điều kiện chiến đấu Huh (50-75%)
- Điều kiện chiến đấu bình thường (100%)
- Điều kiện chiến đấu ác liệt kéo dài (150-200%)

-------------------------------------
Hì, bạn kt38138 này hài hước cực! ;D

Báo cáo bạn, làm gì có phân biệt cái "chiến đấu bình thường" với "chiến đấu ác liệt, kéo dài"? Chiến đấu nào chả ác liệt, lại có loại hình chiến đấu như... đi chơi à?

Cơ số đạn của một khẩu súng là cố định, tùy theo điều kiện, hình thức chiến đấu (tiến công hay phòng ngự, tiến công tập kích hay phục kích, vận động hay đánh địch phòng ngự trong công sự vững chắc), tùy theo khả năng đảm bảo của hậu cần (có thể kịp thời bổ sung sau 1 ngày chiến đấu hay không) mà người chỉ huy ký phê chuẩn Quyết tâm chiến đấu ra chỉ thị cho đơn vị cấp dưới từng loại vũ khí mang theo bao nhiêu cơ số đạn.
Ví dụ:
- Chiến đấu tiến công với hình thức tập kích thì cơ số đạn mang theo của súng bộ binh thường là 1 cơ số, đạn hỏa lực cũng 1 cơ số.

- Chiến đấu tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc thì súng bộ binh 1 cơ số nhưng hỏa lực thì 2 đến 2,5 cơ số.

-...


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 07 Tháng Tám, 2009, 05:42:21 pm
Là bác ct' của em bảo thế, em chỉ biết gật rồi đến khi diễn tập thì AKM 40v mang ra bắn như Mosin-Nagant đồ cổ chứ có bao giờ ôm một cơ số đạn trên người đâu mà biết rõ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: selene0802 trong 07 Tháng Tám, 2009, 10:15:17 pm


- Hiện nay thời bình, thêm vào đó là HTĐ có tuổi thọ quá lâu nên lò xo yếu > nên giảm xuống.

Chứ không phải để tránh làm yếu lò xo nên chỉ nạp 25 viên 1 băng à ? ??? :o


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 08 Tháng Tám, 2009, 04:48:22 pm


- Hiện nay thời bình, thêm vào đó là HTĐ có tuổi thọ quá lâu nên lò xo yếu > nên giảm xuống.

Chứ không phải để tránh làm yếu lò xo nên chỉ nạp 25 viên 1 băng à ? ??? :o


Bác cứ ấn thử 2 HTĐ cũ và mới sẽ biết ngay thôi mà.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: selene0802 trong 08 Tháng Tám, 2009, 09:58:13 pm


- Hiện nay thời bình, thêm vào đó là HTĐ có tuổi thọ quá lâu nên lò xo yếu > nên giảm xuống.

Chứ không phải để tránh làm yếu lò xo nên chỉ nạp 25 viên 1 băng à ? ??? :o


Bác cứ ấn thử 2 HTĐ cũ và mới sẽ biết ngay thôi mà.

Hồi trườc nhà cháu chỉ đi học quân sự có 1 tháng, toàn súng cũ mèm nên chả biết hộp tiếp đạn cũ khác mới chỗ nào nên mới hỏi đấy chứ? Nhà ta xuất khẩu được hộp tiếp đạn mà lính xài hộp tiếp đạn cũ à ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 08 Tháng Tám, 2009, 10:16:13 pm
Chứ không phải để tránh làm yếu lò xo nên chỉ nạp 25 viên 1 băng à ? ??? :o


Bác cứ ấn thử 2 HTĐ cũ và mới sẽ biết ngay thôi mà.

Hồi trườc nhà cháu chỉ đi học quân sự có 1 tháng, toàn súng cũ mèm nên chả biết hộp tiếp đạn cũ khác mới chỗ nào nên mới hỏi đấy chứ? Nhà ta xuất khẩu được hộp tiếp đạn mà lính xài hộp tiếp đạn cũ à ?

Nếu vậy thì tội nghiệp chúng em quá bác ạ  :'(! Mấy HTĐ bọn em dùng thì rỗ hoa cà hoa cải, HTĐ mới chỉ để cất vào kho thôi. Lần đầu tiên và cuối cùng em thấy AKM và các trang bị phụ tùng mới nguyên (Chả biết có phải không) là khi gần ra quân.

Không trích dẫn quá 3 bài, đọc kỹ nội quy trước khi gửi bài. Bạn còn vi phạm nội quy 1 lần nữa sẽ được cấp giấy giới thiệu sang ngành điện thực tập ngay lập tức.

Trân trọng,


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 09 Tháng Tám, 2009, 03:11:39 pm
Hồi em còn trong quân đội,lúc đó đảo em được phân là tuyến 1.Tiền phụ cấp và tiền ăn đều gấp rưỡi đất liền.Mỗi thằng bb phải giữ 1 AK,2 băng đạn đầy đủ,2 lựu đạn(sau bỏ lựu đạn).Thỉnh thoảng kiểm tra đạn.Thiếu 1 viên phạt 1,4 mỹ kim+ 1 tạ củi khô.Kiếm củi khô tiêu chuẩn trong rừng cũng mệt đấy các bác ạ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 09 Tháng Tám, 2009, 04:35:39 pm
Hồi em còn trong quân đội,lúc đó đảo em được phân là tuyến 1.Tiền phụ cấp và tiền ăn đều gấp rưỡi đất liền.Mỗi thằng bb phải giữ 1 AK,2 băng đạn đầy đủ,2 lựu đạn(sau bỏ lựu đạn).Thỉnh thoảng kiểm tra đạn.Thiếu 1 viên phạt 1,4 mỹ kim+ 1 tạ củi khô.Kiếm củi khô tiêu chuẩn trong rừng cũng mệt đấy các bác ạ.

Em cũng biết là lính đảo chế độ hơn bọn trên cạn nhà em nhưng sao chỉ có gấp rưỡi thôi? Em ưởng phải cao hơn chứ? Với lại tiền nhà ta lấy đắt quá! Đạn AK tự SX được rẻ như bèo mà lấy 30k/v. Thế ra bác là thủy quân lục chiến à?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 09 Tháng Tám, 2009, 06:39:14 pm
Hồi đó bọn em được ăn tiêu chuẩn 2,2 nghìn, còn trên bộ là 1,5 nghìn.Phạt như thế là do chỉ huy đảo áp dung.,thì em biết vậy.Nhưng dọa thế thôi,chứ phạt khó lắm. Bọn em lúc nào cũng có hộp sắt tây 720 viên.Thoải mái bác ạ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Tám, 2009, 07:23:21 pm
Thời đó chắc các bác dùng AK-47/AKM, giờ TKLC mình được trang bị cả AK-74 rồi. Đối phó với TQ có khác.
--------------------------------
 Bạn vẫn không rút được kinh nghiệm nhỉ? Tôi cho bạn 24h để chứng minh cái bôi đỏ ở trên, nếu không chứng minh được tôi sẽ treo cảnh cáo bạn ít nhất là 3 ngày!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 09 Tháng Tám, 2009, 07:27:03 pm
Vậy là tiền bối rồi. Tiêu chuẩn của bọn trên bộ chúng em bây giờ là gần 30.000 cơ. Thời đó chắc các bác dùng AK-47/AKM, giờ TKLC mình được trang bị cả AK-74 rồi. Đối phó với TQ có khác.
AKM ít lắm.Chủ yếu vẫn là AK Trung quốc thôi,nặng trịch lê 3 cạnh và cũng không được mới lắm.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kt38138 trong 09 Tháng Tám, 2009, 08:57:52 pm
Thời đó chắc các bác dùng AK-47/AKM, giờ TKLC mình được trang bị cả AK-74 rồi. Đối phó với TQ có khác.
--------------------------------
 Bạn vẫn không rút được kinh nghiệm nhỉ? Tôi cho bạn 24h để chứng minh cái bôi đỏ ở trên, nếu không chứng minh được tôi sẽ treo cảnh cáo bạn ít nhất là 3 ngày!

Mời bác treo luôn không phải chờ đến 24h đâu. Cái dùng để chứng minh được thì em không số hóa nó được mà post lên đây.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 09 Tháng Tám, 2009, 11:09:18 pm
Thời đó chắc các bác dùng AK-47/AKM, giờ TKLC mình được trang bị cả AK-74 rồi. Đối phó với TQ có khác.
--------------------------------
 Bạn vẫn không rút được kinh nghiệm nhỉ? Tôi cho bạn 24h để chứng minh cái bôi đỏ ở trên, nếu không chứng minh được tôi sẽ treo cảnh cáo bạn ít nhất là 3 ngày!

Tin vịt từ mấy bác gạo cội bên vndefence cũng vào tai được khối người bác Đoành nhỉ  ;)

Khổ chủ đã chấp nhận kỷ luật rồi kìa bác  :-X


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: daccongbacviet trong 09 Tháng Tám, 2009, 11:40:38 pm
Thời đó chắc các bác dùng AK-47/AKM, giờ TKLC mình được trang bị cả AK-74 rồi. Đối phó với TQ có khác.
--------------------------------
 Bạn vẫn không rút được kinh nghiệm nhỉ? Tôi cho bạn 24h để chứng minh cái bôi đỏ ở trên, nếu không chứng minh được tôi sẽ treo cảnh cáo bạn ít nhất là 3 ngày!

Tin vịt từ mấy bác gạo cội bên vndefence cũng vào tai được khối người bác Đoành nhỉ  ;)

Khổ chủ đã chấp nhận kỷ luật rồi kìa bác  :-X

Bên nhà em cũng có mem nói HQĐB xài AK-74, tuy nhiên khi nhà em đòi dẫn chứng thì im. Thế thôi chứ chả biết bác nói ai đưa thông tin này  :)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Tám, 2009, 05:42:48 am
Có hai giả thiết:

- Bạn kt38138 thực sự có tài liệu nói về HQĐB được trang bị AK-74 nhưng vì lý do gì đấy bạn ấy không đưa lên trang mạng được. Vậy bạn ấy vi phạm Nội quy ở hành động: tiết lộ bí mật quân sự.  >:( Mình thì mình rất nghi ngờ giả thiết này vì một lý do là khéo bạn kt38138 còn chả biết AK-74 dùng đạn khác AK-47 ;D

- Bạn kt38138 lang thang trên mạng, nghe tin của các "chiên da nổ" và đem về đây định lòe thành viên quansuvn. Cái này có vẻ đúng vì bạn ấy đến khẩu cối của đại đội mình còn chả biết nó là loại gì thì việc biết trang bị của đơn vị khác, rất khác là bất khả thi ;D

Tóm lại, điều bạn kt38138 sang Điện lực 3 ngày (tính từ 10/8) để ngồi đọc hết Nội quy và các topic trong box Kiến thức QP. Hy vọng sau 3 ngày bạn ấy sẽ bình tĩnh hơn! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 10 Tháng Tám, 2009, 08:09:37 am
Ở ngoài đảo bọn em còn phải học bắn AK trên biển.Đất bằng còn mệt huống chi sóng gió.Bia bắn được cắm ở trên phao,thả nổi ,được neo bằng cục đá lơ lửng trong nước để nó không trôi được nhanh.Bọn em trên bờ ngắm bắn ,điều kiện là phải điểm xạ 2 viên,tối thiểu là 3,chú nào "tắc cú" thì coi chừng ,về bắn nguội mệt nghỉ.Thế nên là cứ"sâu tay cò không lo tắc cú" là có 3 viên."Bóp vào nhả ngay,ra tay dính cò "là được 2 viên.Nhưng cái bài ở trên tàu bắn bia thả trên biển thì quả là "xương". Tàu chạy chậm ,bia thì thả trôi,sóng thì lắc cả tàu lẫn bia. Bắn điểm xạ 8 loạt (16 viên).Trúng được nó thì cũng nghệ đấy. ;D
Mà em thấy AK TQ tồi lắm.Khi có công tác thu gom,quân khí F ra,có thằng bạn em cùng đoàn, thằng bạn em nó bảo thích bắn thoải mái thì đi cùng tao.Vào 3 kho ,lấy ngẫu nhiên 10 khẩu,mang ra thử.Lắp đủ 30 viên, em đeo dây súng qua vai,nách kẹp báng,tay trái ghì chặt ốp lót tay xuống, đứng chữ Đinh,bóp cò. Chỉ có 2/10 khẩu đi hết băng, còn lại thì chỉ từ 14-18 viên là không ra đạn nữa ,khẩu thì bệ khóa nòng không về được,khẩu thì hóc ...Nói chung là chỉ bắn kiểu tiết kiệm đạn. Điểm xạ và điểm xạ mà thôi. ??? ??? ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 14 Tháng Tám, 2009, 01:54:06 pm
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/AK47-phep-mau-cua-chang-David-ky-1/20098/53548.datviet


Tác giả bài báo chắc là tham khảo nhiều bài viết của bác HP :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 15 Tháng Tám, 2009, 07:53:05 pm
Sức công phá của nó thì em thấy là mạnh. Em có bắn 1 con bò(Nó là đồ thực phẩm dự trữ chiến đấu, 22-12,Chỉ huy đảo cho làm thịt) ở khoảng cách độ 20m ,1 phát trên mắt 10cm ,con bò đổ ngay ,chết đứ đừ,Ở khoảng cách 50-60m bắn con Dê(Dê nhà để lính nuôi thành Dê rừng, cứ thấy người là nó chạy) đạn đi vào ức xuyên tim ,phá ra nách, lỗ vào nhỏ nhưng lỗ ra to bằng nắm tay, bắn Cò trúng thì chỉ còn cái đùi thôi. Bọn em bắt tàu ,mà nó chạy thì phải nổ súng nhằm vào mũi, khi bắt được nhìn vết đạn cảm tưởng viên đạn bay ngang,Vì nó toàn nằm ngang đầu đạn , lạ thế ??? ??? ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tuaans trong 15 Tháng Tám, 2009, 08:14:22 pm
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/AK47-phep-mau-cua-chang-David-ky-1/20098/53548.datviet


Tác giả bài báo chắc là tham khảo nhiều bài viết của bác HP :D

Thấy có nhắc đếntừ "máy" (súng)!  ;D

À, mà cái này thì xảy ra ở đâu nhỉ?
Một câu chuyện nổi tiếng tương tự cũng kể rằng, một viên trung tá quân đội Mỹ đi cùng nhà báo chiến trường David Hackworth đã lôi một khẩu súng AK-47 được chôn vùi cùng một người lính Nga trong bùn hơn một năm và bắn hết một băng đạn 30 viên không một lần kẹt đạn cũng như không cần chùi rửa gì.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 16 Tháng Tám, 2009, 08:51:12 am
Theo bác lôi 1 khẩu súng AK dưới bùn lên,nòng nó đầy đất, lò xo bệ khóa nòng nó cũng có đất, thì bác bảo bắn thế nào .Bắn cái m... nó à. Bọn em diễn tập thực binh bắn B41, thằng H1 tò te ,lau súng thì đút giẻ vào nòng ( chắc để lần sau lau tiếp :-\). Khi đội hình xung phong nó quỳ bắn đúng bài, thường thì B41 nổ thì là Binh...chạm mục tiêu uỳnh...xuyên qua thì Oàng. Đây lại nghe ùng 1 cái, quay lại thì thấy nó đang giật tê tê, cái đầu biến mất, máu cứ ồng ộc tuôn ra, nhìn ớn lắm. Sau vụ đó thì toàn bộ các đảo kiểm tra lại súng B41, khẩu nào mà lớp mạ crom, không còn sáng hoặc có vết rạn là bỏ không dùng nữa. Thằng bắn AK đó chắc không chết cũng bị vỏ đạn văng đúng mồm ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 16 Tháng Tám, 2009, 11:35:34 pm
Theo bác lôi 1 khẩu súng AK dưới bùn lên,nòng nó đầy đất, lò xo bệ khóa nòng nó cũng có đất, thì bác bảo bắn thế nào .Bắn cái m... nó à. Bọn em diễn tập thực binh bắn B41, thằng H1 tò te ,lau súng thì đút giẻ vào nòng ( chắc để lần sau lau tiếp :-\). Khi đội hình xung phong nó quỳ bắn đúng bài, thường thì B41 nổ thì là Binh...chạm mục tiêu uỳnh...xuyên qua thì Oàng. Đây lại nghe ùng 1 cái, quay lại thì thấy nó đang giật tê tê, cái đầu biến mất, máu cứ ồng ộc tuôn ra, nhìn ớn lắm. Sau vụ đó thì toàn bộ các đảo kiểm tra lại súng B41, khẩu nào mà lớp mạ crom, không còn sáng hoặc có vết rạn là bỏ không dùng nữa. Thằng bắn AK đó chắc không chết cũng bị vỏ đạn văng đúng mồm ;D ;D ;D

hì hì, em cũng nghĩ như bác. AK bắn tốt nhưng phải tháo súng lau chùi đã, rồi làm viên đạn không đầu hay mã tử cho thông máy, mới tằng tằng được, chứ bùn đất còn trong súng mà bắn thì chỉ cần bùn phọt ra là đủ vỡ mặt  ;D ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 19 Tháng Tám, 2009, 09:48:45 am
Bọn em trước có trò ,tháo đầu đạn đổ bớt thuốc ra để bắn, nó nổ nhỏ hơn và chim Cu không bị nát (vì ngồi trong hầm bắn ra gần lắm). Một lần em đi chơi về cứ thấy thằng Sơn "đen" nó gõ cái gì cành cạch ở hầm bên,em mò sang thì nó đang cho que thông nòng ,nghiến răng cầm đá đập.Thì ra là bố cháu đổ thuốc đạn quá tay, đạn nó đi được 2/3 nòng thì tắc tị,mà viên đạn phải nói là chặt căng,gõ mấy nó cũng không suy xuyển.Em cũng học lỏm được từ trước bảo thôi để tao.Bẻ đầu 1 viên nữa lấy giấy nút lại,lắp vào,chĩa vào thành hầm bóp cò,cái đầu đạn cắm tung cả đất.Thế là từ lần sau không phải nghĩ nhiều vấn đề kẹt nòng súng nữa.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 25 Tháng Tám, 2009, 05:50:31 pm
Tôi thì chưa nghe hay nhìn thấy súng AK74 bao giờ nhưng áo lính của mình một thời có phát loại áo K 74 . Loại này mặc bỏ ngoài quần , có 2 đai nhỏ bên sườn để lồng thắt lưng to bản , trên vai có cầu vai , áo chiết ly sau lưng , nếu ai vai ngang , người cao 1,7m trở lên mặc rất đẹp , còn người bé nhỏ hay thấp lùn mặc dài quá thì không thể nhìn nổi , trông cứ như khoác áo Mangto vậy . Quần thì vẫn vậy nhưng theo mình quân trang cứ kiểu xuân hè , áo bỏ trong quần và thắt lưng đàng hoàng là đẹp nhất , nhìn người lính có gì đó hiền lành , trí thức hơn , giản dị hơn đúng phong cách người lính Cụ Hồ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 25 Tháng Tám, 2009, 05:56:00 pm
Tôi thì chưa nghe hay nhìn thấy súng AK74 bao giờ nhưng áo lính của mình một thời có phát loại áo K 74 . Loại này mặc bỏ ngoài quần , có 2 đai nhỏ bên sườn để lồng thắt lưng to bản , trên vai có cầu vai , áo chiết ly sau lưng , nếu ai vai ngang , người cao 1,7m trở lên mặc rất đẹp , còn người bé nhỏ hay thấp lùn mặc dài quá thì không thể nhìn nổi , trông cứ như khoác áo Mangto vậy . Quần thì vẫn vậy nhưng theo mình quân trang cứ kiểu xuân hè , áo bỏ trong quần và thắt lưng đàng hoàng là đẹp nhất , nhìn người lính có gì đó hiền lành , trí thức hơn , giản dị hơn đúng phong cách người lính Cụ Hồ.

AK 74 bắn đạn 5.45 mm bác em ạ. Bác có thể tham khảo thêm ở link sau:
http://world.guns.ru/assault/as02-e.htm


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: duccungyp trong 25 Tháng Tám, 2009, 09:33:50 pm
Tôi cũng đã dùng AK khá nhiều nhưng chưa bao giờ lắp được viên đạn thứ 31 vào hộp tiếp đạn. Còn có ý kiến là khi bắn thì giữ lại vài viên phòng thân (ở mỗi hộp tiếp đạn) có vẻ là khó, bố ai lại có thể vừa bắn (chiến đấu) lại vừa đếm số đạn đã bắn (có mà chơi game). Chỉ khi bóp cò thấy cạch thì thay HTĐ mới chứ ai lại tính để dành!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 25 Tháng Tám, 2009, 09:57:04 pm
Tôi cũng đã dùng AK khá nhiều nhưng chưa bao giờ lắp được viên đạn thứ 31 vào hộp tiếp đạn. Còn có ý kiến là khi bắn thì giữ lại vài viên phòng thân (ở mỗi hộp tiếp đạn) có vẻ là khó, bố ai lại có thể vừa bắn (chiến đấu) lại vừa đếm số đạn đã bắn (có mà chơi game). Chỉ khi bóp cò thấy cạch thì thay HTĐ mới chứ ai lại tính để dành!

Ai lắp viên thứ 31 vào hộp tiếp đạn hả bác? Cho 1 viên lên nòng, khóa chốt an toàn, tháo hộp tiếp đạn ra, nhét cho đủ 30 viên, lắp lại => cây AK đã có 31 viên. Việc giữ lại vài viên là thói quen sinh tồn sẽ có thôi.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: mig21-58 trong 25 Tháng Tám, 2009, 10:00:10 pm
Tôi thì chưa nghe hay nhìn thấy súng AK74 bao giờ nhưng áo lính của mình một thời có phát loại áo K 74 . Loại này mặc bỏ ngoài quần , có 2 đai nhỏ bên sườn để lồng thắt lưng to bản , trên vai có cầu vai , áo chiết ly sau lưng , nếu ai vai ngang , người cao 1,7m trở lên mặc rất đẹp , còn người bé nhỏ hay thấp lùn mặc dài quá thì không thể nhìn nổi , trông cứ như khoác áo Mangto vậy . Quần thì vẫn vậy nhưng theo mình quân trang cứ kiểu xuân hè , áo bỏ trong quần và thắt lưng đàng hoàng là đẹp nhất , nhìn người lính có gì đó hiền lành , trí thức hơn , giản dị hơn đúng phong cách người lính Cụ Hồ.
cái áo này tôi đã mặc rồi ,nó được phát lần đầu có lẽ tháng 7 hay tháng 8 năm 75 ,vải tô châu chéo ,ta may túi nổi xẻ đít thắt dây lưng to ,(chả ai thắt cả ) thực ra không đẹp tí nào lúc mới phát các ông ấy bẩu từng bước tiến lên chính quy ,hiện đại nay hóa ra lùi lên hiện đại  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dong chi trong 28 Tháng Tám, 2009, 03:16:43 pm
Thế đặc công nhà ta có dùng ak74U không các bác.Em thấy loại này rất thích hợpvì nhỏ gọn,uy lực cao,độ giật+tiếng nổ thấp.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 28 Tháng Tám, 2009, 07:58:30 pm
Ai bảo quân mình toàn AK74 thế, ở B754 cũng chỉ có vài khẩu. Nói không phải chứ mấy thằng lính nghĩa vụ bay giờ, đầu không có tí tóc nào, giao súng cấp 5 cho còn giữ không xong nói gì chuyện AK74. Hiện tại ở đa số các đơn vị thì súng A2 đều là AKM rồi, ít nhất cấp 2, còn súng huấn luyện thì đủ loại, AK47, 51, K56, linh tinh.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dong chi trong 29 Tháng Tám, 2009, 11:03:36 am
ý em hỏi là mấy bác đặc công xài hàng gìchứ không phải là ak74 được trang bị đại trà.Bác hiểu ý em chứ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 29 Tháng Tám, 2009, 07:27:01 pm
Cái này thì chịu, đặc công thì tớ không đi nhiều, nhưng như các đơn vị M13, M98, và một số đoàn khác ở QK7 thì đều dùng AKMS cả. Có thể họ vẫn có 1 ít AK74 nhưng dùng trong SSCĐ hoặc để học tập thôi. Ở LQ2 cũng có vài khẩu để học như vậy.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Chín, 2009, 10:26:09 am
Theo bác lôi 1 khẩu súng AK dưới bùn lên,nòng nó đầy đất, lò xo bệ khóa nòng nó cũng có đất, thì bác bảo bắn thế nào .Bắn cái m... nó à. Bọn em diễn tập thực binh bắn B41, thằng H1 tò te ,lau súng thì đút giẻ vào nòng ( chắc để lần sau lau tiếp :-\). Khi đội hình xung phong nó quỳ bắn đúng bài, thường thì B41 nổ thì là Binh...chạm mục tiêu uỳnh...xuyên qua thì Oàng. Đây lại nghe ùng 1 cái, quay lại thì thấy nó đang giật tê tê, cái đầu biến mất, máu cứ ồng ộc tuôn ra, nhìn ớn lắm. Sau vụ đó thì toàn bộ các đảo kiểm tra lại súng B41, khẩu nào mà lớp mạ crom, không còn sáng hoặc có vết rạn là bỏ không dùng nữa. Thằng bắn AK đó chắc không chết cũng bị vỏ đạn văng đúng mồm ;D ;D ;D

Đúng rồi, đạn AK bắn thử áp lực tối đa 20 gram, một số loại súng đặc biệt 25 gram, nếu miếng giẻ nặng hơn là đi. Cái thằng nó lôi ở bùn lên là nó thổi đi rồi. Còn ngâm nước không thì vô tư. Mình hay lấy viên đạn hơi, loại vỏ đạn dài có tóp đầu, chứ không phải là loại vỏ đạn thường không đầu ít thuốc đâu, nhét một ít cát vào miệng nòng sau khi lên đạn, bắn chim bắn sóc cực đã, tất nhiên là mình phạm tội phá hoại vũ khí, nhưng cơ mà cái súng phát cho lính tập cũng chỉ có tác dụng đó thôi.

nếu miếng giẻ ở đầu nòng AK thì nó gẫy cần đẩy về. Nếu miếng giẻ ở sau thì bật ren nòng, nòng văng về trước, chắc chắn trường hợp nào cũng đi một bàn tay trái, có thể một phần tay phải.
Còn B41 phải là cục gỗ mới vỡ được súng. Giẻ thì đạn nó đẩy đi lúc lắp rồi còn đâu, có mắc lại cũng chỉ vớ hòn đá đằng sau súng thôi.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Chín, 2009, 10:37:58 am
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/AK47-phep-mau-cua-chang-David-ky-1/20098/53548.datviet


Tác giả bài báo chắc là tham khảo nhiều bài viết của bác HP :D

ĐÚng là thời thế giới liệt não.
Bạn nào hỏi cái thằng viết bài báo ấy.

Thế nào là đạn spitzer ?.
đạn súng trường to chính xác hơn hay bé chính xác hơn ? .

một súng vừa không spitzer, vừa bé thì thế nào.

Hay là cái phát minh spitzer của người Đức là ngu si thay cho bọn nào si ngu ?? à, cả thế giới này ngu si khi áp dụng spitzer, có mỗi mấy thằng đó là thông thái.

Đạn cỡ 0.22 ban đầu là của Mauser phát triển khoảng năm 192x, dùng để săn vịt. Bác nào vác AK đi săn vịt thì biết rồi, nếu trúng mình may lắm còn cái đùi. Nếu trúng nước trước con vịt trời bơi thì có khi đùi chả còn mà ăn. Chính vì vậy người Mỹ khi cải tiến đạn bắn vịt sang bắn người phải kéo dài đầu đạn và vỏ, để tăng thuốc và khối lượng đầu. Vì dài quá nên nó không còn spitzer nữa.

Đạn spitzer và thuốc viên hình dẹt do người Đức phát triển, được áp dụng lớn trên súng phục vụ lần đầu năm 1886-1888 ở Lebel. Nhưng do không đầu tư phát triển sâu nên tiến bộ hời hợt và chậm thay thế các loại đạn khác cho đến WW1. Đức triển khai trên súng phục vụ ở G88, Mauser 1898. Trước Spitzer là đạn trục cố định trục độ xoáy lớn như M16 đó.

Mấy thằng bệnh hoạn mới biết đọc tiếng anh nhai lại các thức ăn làm liệt não vịt phát không thì lắm cái hài hước. Hồi mình bắt đầu nói về đạn M16 trục cố định hạ đuôi xuống, có cô nàng hai cà sáy trương ngay sơ đồ ngoáy đầu trục uốn dẻo của pháo Nga ra cãi. Chán luôn, mình cũng chả buồn cãi với những thứ liệt não như thế.

-----

Chú huyphuc1981_nb lưu ý tiết chế cách phát ngôn khi lập luận trên Diễn đàn!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 03 Tháng Chín, 2009, 11:21:09 am
Em thấy cái vụ bắn B41 vỡ súng là do súng bị rạn bên trong, vì sau này thì mình mới hiểu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Mèo Sạch Thỉu trong 03 Tháng Chín, 2009, 11:33:58 pm
Đọc xong từng ấy trang mới thấy tâm lý tôn sùng hàng Nga Xô ở mình quả là vẫn cao thật ...


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: _new trong 04 Tháng Chín, 2009, 12:03:48 am
AK và B40 do Việt Nam sản xuất.
(http://i84.photobucket.com/albums/k16/vo_quoc_tuan/trien%20lam/madeinVietnam.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 04 Tháng Chín, 2009, 01:37:46 am
Đúng rồi, đạn AK bắn thử áp lực tối đa 20 gram, một số loại súng đặc biệt 25 gram, nếu miếng giẻ nặng hơn là đi. Cái thằng nó lôi ở bùn lên là nó thổi đi rồi. Còn ngâm nước không thì vô tư. Mình hay lấy viên đạn hơi, loại vỏ đạn dài có tóp đầu, chứ không phải là loại vỏ đạn thường không đầu ít thuốc đâu, nhét một ít cát vào miệng nòng sau khi lên đạn, bắn chim bắn sóc cực đã, tất nhiên là mình phạm tội phá hoại vũ khí, nhưng cơ mà cái súng phát cho lính tập cũng chỉ có tác dụng đó thôi.

nếu miếng giẻ ở đầu nòng AK thì nó gẫy cần đẩy về. Nếu miếng giẻ ở sau thì bật ren nòng, nòng văng về trước, chắc chắn trường hợp nào cũng đi một bàn tay trái, có thể một phần tay phải.
Còn B41 phải là cục gỗ mới vỡ được súng. Giẻ thì đạn nó đẩy đi lúc lắp rồi còn đâu, có mắc lại cũng chỉ vớ hòn đá đằng sau súng thôi.

Thắc mắc đoạn chữ đỏ chút,đầu đạn nặng 20 gram hay 25 gram theo mình không ảnh hưởng nhiều đến chuyện súng có vỡ nòng hay không vì lực ma sát giữa viên đạn và nòng súng chắc chắn lớn hơn khối lượng đầu đạn rất nhiều(có thể thấy rõ vết tích của rãnh xoắn nòng để lại trên đầu đạn,hơn nữa có bác nói đầu đạn kẹt trong nòng lấy que thông nòng đập đá cũng không ra)
  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật








Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Chín, 2009, 03:19:21 pm
Đúng rồi, đạn AK bắn thử áp lực tối đa 20 gram, một số loại súng đặc biệt 25 gram, nếu miếng giẻ nặng hơn là đi. Cái thằng nó lôi ở bùn lên là nó thổi đi rồi. Còn ngâm nước không thì vô tư. Mình hay lấy viên đạn hơi, loại vỏ đạn dài có tóp đầu, chứ không phải là loại vỏ đạn thường không đầu ít thuốc đâu, nhét một ít cát vào miệng nòng sau khi lên đạn, bắn chim bắn sóc cực đã, tất nhiên là mình phạm tội phá hoại vũ khí, nhưng cơ mà cái súng phát cho lính tập cũng chỉ có tác dụng đó thôi.

nếu miếng giẻ ở đầu nòng AK thì nó gẫy cần đẩy về. Nếu miếng giẻ ở sau thì bật ren nòng, nòng văng về trước, chắc chắn trường hợp nào cũng đi một bàn tay trái, có thể một phần tay phải.
Còn B41 phải là cục gỗ mới vỡ được súng. Giẻ thì đạn nó đẩy đi lúc lắp rồi còn đâu, có mắc lại cũng chỉ vớ hòn đá đằng sau súng thôi.

Thắc mắc đoạn chữ đỏ chút,đầu đạn nặng 20 gram hay 25 gram theo mình không ảnh hưởng nhiều đến chuyện súng có vỡ nòng hay không vì lực ma sát giữa viên đạn và nòng súng chắc chắn lớn hơn khối lượng đầu đạn rất nhiều(có thể thấy rõ vết tích của rãnh xoắn nòng để lại trên đầu đạn,hơn nữa có bác nói đầu đạn kẹt trong nòng lấy que thông nòng đập đá cũng không ra)
  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật









Thắc mắc này bạn về hỏi người dậy vật lý cho bạn.
Bạn có thể so sánh lực tạo rãnh và sức ép 3000atm, nếu như người dậy vật lý cho bạn không thể giải thích được. Theo mình, khi người dạy vật lý đã không giải thích cho bạn được vến đề, thì bạn khá giống loại bò thiu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Chín, 2009, 03:43:36 pm
AK và B40 do Việt Nam sản xuất.
(http://i84.photobucket.com/albums/k16/vo_quoc_tuan/trien%20lam/madeinVietnam.jpg)

Chưa thấy cái B40 Việt Nam nào nhãn mác in bến ấy cả, bạn chụp hình to lên được ko ??.




Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bichuoi trong 04 Tháng Chín, 2009, 03:59:16 pm
 đạn AK bắn thử áp lực tối đa 20 gram, một số loại súng đặc biệt 25 gram, nếu miếng giẻ nặng hơn là đi.

Có đồng chí huyX cũng chịu khó tìm tòi, công bằng mà nói cũng nhiều bài hay nhưng có câu cửa miệng là "liệt não"... Chẳng hiểu kiểu tranh luận thế ai muốn  :o? Ngay những khái niệm đơn giản còn viết như thế thì cũng phải về đi học lại môn vật lý thôi.



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Chín, 2009, 04:39:43 pm
Thế đồng chí bi của chuối muốn nói chiện thế nèo ??

Cây B40 thì mình vừa có ý kiến, còn cây AK thì để bác Đoành bác ấy xem xét, phải không bác Đoành.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Chín, 2009, 05:01:01 pm
(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/danK56-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Chín, 2009, 05:41:34 pm
Bác không phải khoe AK VN có đồ thị áp suất tốt hơn M16 Mỹ 4000, ý em hỏi là cây AK với RPG-2 trên có nguồn gốc đâu cơ. Còn cái đồ thị áp suất tốt ấy thì nó có từ 1906-1908, khi Mosin trở thành súng trường mạnh và chính xác nhất trong số các súng sản xuất lớn. Thật ra về đường đạn, đầu đạn AK gần như đạn 9 gram Mosin thời đó, tuy nhiên Mosin vẫn sử dụng song song các đầu đạn 12 gram, 10 gram và 9 gram. Cải tiến của đạn AK tiến lên chỉ là phần thuốc đạn, làm nòng súng ngắn hơn, ổn định hơn, mỏng hơn.

À, bác Đoành này, cái công cụ tẩy não nổi tiếng nó cãi bác đấy, nó bảo đạn AK 7,62mm cả vỏ nặng 25 gram (bằng đạn Mosin), nên dân liệt não mới chê AK nặng đấy. Cái truyền thuyết AK cồng kềnh và nặng sao mà khó tẩy thế bác.

Mấy lị em chả thấy thằng nào ở nước ngoài nó dám phát biểu câu "nguồn wiki lừng danh" cả, mừ seo ở xứ nèo lại lắm thằng dùng câu ấy thía nhẩy. Ở nước ngoài thằng nèo ghé mắt đến đống rác thối ấy đã phải lấy tay che monitor rùi, thế mừ ?

À, nhiều bạn vưỡn không hình dung ra spitzer, để ngồi vẽ chút vậy, đa phần các bạn và thế giới này đều biết kỹ thuật spitzer rùi, để mình thử tẩy não lại đám liệt não xem sao, các bạn biết rồi nhưng lười vẽ để tui sáng tác.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Chín, 2009, 05:49:04 pm
Ơ, anh tưởng chú vẫn đang nói về cái vụ nút giẻ vào nòng súng! ;D

Cái ảnh ấy thì hỏi chú _new chứ hỏi gì anh?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 04 Tháng Chín, 2009, 07:24:43 pm
Súng B40 do Việt Nam sản xuất có dòng chữ Ma de in Việt Nam ở bên trái tay cầm,nó được in chìm giống như chữ tên thương hiệu của ông thợ rèn làng trên dao,liềm... Chốt an toàn là chốt bấm,ấn sang phải là khóa,ấn trở lại là mở.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: graywolf83 trong 04 Tháng Chín, 2009, 07:35:57 pm
Bác không phải khoe AK VN có đồ thị áp suất tốt hơn M16 Mỹ 4000, ý em hỏi là cây AK với RPG-2 trên có nguồn gốc đâu cơ. Còn cái đồ thị áp suất tốt ấy thì nó có từ 1906-1908, khi Mosin trở thành súng trường mạnh và chính xác nhất trong số các súng sản xuất lớn. Thật ra về đường đạn, đầu đạn AK gần như đạn 9 gram Mosin thời đó, tuy nhiên Mosin vẫn sử dụng song song các đầu đạn 12 gram, 10 gram và 9 gram. Cải tiến của đạn AK tiến lên chỉ là phần thuốc đạn, làm nòng súng ngắn hơn, ổn định hơn, mỏng hơn.

À, bác Đoành này, cái công cụ tẩy não nổi tiếng nó cãi bác đấy, nó bảo đạn AK 7,62mm cả vỏ nặng 25 gram (bằng đạn Mosin), nên dân liệt não mới chê AK nặng đấy. Cái truyền thuyết AK cồng kềnh và nặng sao mà khó tẩy thế bác.

À, nhiều bạn vưỡn không hình dung ra spitzer, để ngồi vẽ chút vậy, đa phần các bạn và thế giới này đều biết kỹ thuật spitzer rùi, để mình thử tẩy não lại đám liệt não xem sao, các bạn biết rồi nhưng lười vẽ để tui sáng tác.
em đố bác huyphuc bỏ đc mấy cái chữ đỏ kia đi  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: TQNam trong 04 Tháng Chín, 2009, 07:44:00 pm

Đồng chí Huy Phúc và mọi người cho em hỏi là AK ở VN mình đã có laọi phóng lựu gắn kèm chưa??? có tương đối phổ thông trong các đơn vị BB cơ giới không?

Có đấy. Một lần ở gần đồn biên phòng Xa mát, tôi thấy 1 anh mang cây AK có lấp thêm M79 bên dưới. Bạn cứ hình dung từ cây M18 của Mỹ lấp thêm M79. Đó là đâu 1981 hay 1982 gì đó, tôi không hỏi được gì vì tôi ngồi trên xe sang K, còn anh bạn đó cùng mấy đồng đội đi bộ từ K về VN.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Chín, 2009, 08:15:53 pm
Bỏ làm sao được, vì đó là sự thật.
Có một trào lưu thế này, một số trẻ em mới học tiếng Anh liền tập đọc tiếng Anh rất nhiều. Bạn có biết khi bọn mình mới học máy tính bọn mình nghĩ về trình độ tiếng anh của bọn mình thế nào không ?? ôi trời, ông đây siêu tiếng anh, quyển sách ngàn trang ông đọc ngoay ngoáy. Chỉ cần sau quyển sách đó là những người may mắn biết được MS có cả công nghệ làm help cho các soft của nó. Chúng có cả một hệ thống máy tính đếm các từ nào có tần suất xuất hiện nhiều nhất trên các thể loại: báo chí thường, kinh tế, cơ khí, máy tính, điện tử..., rồi chúng lập ra danh sách 1 ngàn từ xuất hiện nhiều nhất, hai ngàn từ nhiều nhất,... nờ ngàn từ nhiều nhất, và chúng có một công nghệ làm sách. Sau khi viết bản thảo, chúng lấy máy tính ra duyệt, nếu các từ dành cho tin học căn bản mà có từ nằm ngoài khoảng 1 ngàn từ đầu tiên là chúng sửa. Vậy nên ông đây đọc cả ngàn trang nhưng vốn từ vẫn chưa quá vỉa hè.

Thế nhưng các cỗ máy làm liệt não sản xuất rất nhiều tài liệu nói AK nặng, AK cồng kềnh, AK kém chính xác... bằng vốn từ vỉa hè đó, và thế là rất nhiều ông đây bà đây lấy làm hãnh diện vì biết những thứ đó. Mình lấy ví dụ thật là cô nhỏ Hai cà sáy. Khi mình bắt đầu nói đạn M16 cố định trục nên khi hạ xuống nó hạ đuôi xuống, Hai cà sáy liền đưa ra một hình vẽ mô phỏng chuyển động của... đạn pháo Nga. Cô nàng còn khoe cả việc đo động năng đầu đạn của tk16 để nói về AK và M16, tức là phương pháp bắn đạn chì vào quả lắc. Mình nhớ mãi chuyện đó vì nó là điển hình của liệt não.

Có vẻ nhiều bạn chưa biết thế nào là spitzer, mình trình bầy chút.

Các bạn đều biết con quay rồi nhỉ. Nó có một cái đinh dài, trọng tâm trên đỉnh đinh. Khối lượng con quay không tập trung ở trọng tâm mà tập trung ở một vành đai khá rộng, rộng tốc độ chuyển động mới cao và quán tính mới lớn. Con quay sở hữu cái gọi là "hiệu ứng con quay". Bạn cho nó quay trên bàn, nó đảo một lúc rồi đứng yên, trọng tâm trên đỉnh đinh, ngược với hướng trọng lực. Bạn thổi vào cho nó nghiêng đi, nó lảo đảo một lúc rồi lại đứng yên, tìm về tư thế trọng tâm trên đỉnh hướng trọng lực, đường nối điểm tựa-trọng tâm ngược với vector trọng lực. Nếu bạn làm con quay bằng sắt và di một nam châm dưới bàn, để con quay thay đổi hướng trọng lực giả, bạn thấy nó phản ứng y như thế, đảo một chút rồi tìm về hướng bố trí trọng tâm ngược với hướng trọng lực giả.

Vành khối lượng càng to con quay càng ổn, vì hiệu ứng con quay càng mạnh khi quán tính xóay càng mạnh.

Điều này ngược hoàn toàn với mũi tên, trọng tâm đi trước cánh đuôi.

Một hướng nữa làm mất hiệu ứng con quay là hạ trọng tâm xuống điểm tựa. Nếu độ cao của  vành khối lượng đúng bằng độ cao điểm tựa thì con qua trở thành đĩa bay, cố định trục, không lắc đảo tìm về hướng nào nữa mà cố định luôn hướng ban đầu nó quay, đó là nguyên tắc của con quay hổi chuyển chứ không phải con quay có đinh, nó luôn chống lại bất cứ xu hướng nào làm lệch trục ban đầu. Để chống xu hướng này, trọng tâm phải đặt xa điểm tựa.

Đạn spitzer cũng vậy, nó có một cái gọi là "mũi đường đạn", mũi này mình đã nói nhiều rồi, nó gạt không khí tạo ra một buồng chân không, con quay chính là viên đạn trong buồng chân không đó, đầu đinh quay chính là đỉnh mũi đường đạn. Và vì vậy, nó luôn tìm về hướng trọng tâm thẳng hướng sau mũi đường đạn, theo phương bay. Trọng tâm càng lui về sau thì đạn càng dễ tìm về hướng đó. Nếu trọng tâm dồn vào mũi đường đạn thì đạn trở thành đạn viên cầu.


Nếu như đạn quá dài, tốc độ không đúng... đều làm đạn thò cái đuôi ra và hiệu ứng mũi tên xuất hiện, đạn lộn đuôi đi trước. Trước khi nó lộn hẳn đuôi lên thì nó đảo phát khiếp và do đó đạn phân tán không dùng được nữa.

Nếu như buồng chân không không tốt, tâm khí động (điểm tựa) gần với trọng tâm, thì đạn cũng trở thành đĩa bay cố định trục.

Loại đạn dễ hiểu nhất là "đạn có cần". Nhưng vì làm "đạn có cần" khó khăn nên người ta làm đạn spitzer. Nếu đạn spitzer dài ra thì nó thò đuôi ra là mất hiệu ứng spitzer.

Khi vùng chân không không rõ ràng như đạn đường kính nhỏ hay tốc độ thấp so với chiều dài, thì cần đặt trọng tâm lùi về sau một cánh rõ ràng, nếu không thì vị trí điểm tựa về gần vị trí trọng tâm và đạn trở thành con quay hồi chuyển cố định trục.

Đạn AK 7,62 là loịa đạn Spitzer nhất trong tất cả các loại đạn súng trường phổ biến nếu làm bằng vật liệu đồng nhất (do hình dáng của nó). Đạn AK 5,45 là đạn đầu rống trước đây ở Nga và hiện nay ở phương Tây chỉ dám dùng cho bắn tỉa. Đạn AK bắn chui qua cùng một lỗ ở 250 mét. Tất cả những điều đó khi người nào dám mở miệng AK kém chính xác so với súng nào hãy nhỡ trước khi phát biểu.

Và dân liệt não một lần nữa nhớ rằng, M16 tất cả các loại là đạn cố định trục kiểu đĩa bay, không spitzer. Spitzer để làm gì, để chính xác. Đạn dài hình trụ là mức kỹ thuật nào: là cuối tk19, điển hình như ".3003" được thay bởi ".3006".

Nếu như người nào  phát biểu những gì ngược với những điều trên mà chưa cảm thấy mình liệt não thì xem lại, thế giới này dùng spitzer làm gì. Đi ngược thế giới này là gì ??

đạn mũi tên bao giờ cũng trọng tâm trước

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/nguy_ly_canh_duoi.jpg)



Trên là mũi tên, còn đạn viên chuyển động trọng tâm sau, điều này ngược với đạn mũi tên.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/con_quay_va_dau_dan_co_can.jpg)


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/dan_co_can_cham.jpg)

Con quay trở thành đĩa bay, đĩa bay luôn có xu hướng nhỡ lại hướng trục ban đầu của nó.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/con_quay_va_dia_bay.jpg)

ứng dụng của đĩa bay là con quay hồi chuyển, người ta đặt đĩa bay lên giá 3 chiều tự do, để con đĩa bay dễ thể hiện trí nhớ của nó. Nhờ đĩa bay nhỡ hướng trục ban đầu nên nó được dùng để đo hướng máy bay.
Loại đạn có trọng tâm gần trùng với tâm khí động (điểm tựa) sẽ cố định trục khi bay.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/1111-004-C8150A9F.gif)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/Gyroscope_operation.gif)


Qyat lại, loại đạn dễ hiểu nhất là đạn có cần
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/bien_doi_tu_dan_co_can_sang_dan_spi.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/dan_qua_dai.jpg)


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/bien_doi_tu_dan_co_can_sang_dan_-1.jpg)

to graywolf83.
Mình không rõ tuổi của bạn, nếu bạn chưa học hết phổ thông thì ráng học típ đi. CÒn như nếu bạn học hết phổ thông rồi thì nên trả bằng học lại. Đây là sơ đồ đường đi của một phân tử khí khi nó va phải mũi đường đạn. Trong thực tế, ranh giỡi vùng chân không và vùng khí áp cao không rõ ràng nên bài toán rất lớn với các nhà toán học.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/mui_duong_dan.gif)

M16 đây
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/dan_qua_daithanhdiabay_mau.jpg)


AK74 đây
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/dan_qua_daidau_rong.jpg)

từ ".3003" tiến lên ".3006" như thế này
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/dan_qua_daikhotngoi.jpg)

tiến bộ cuối tk19. Vậy M16 là thế kỷ thứ mấy
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/dan_linhtinh/Springfield_4570_3040Krag_3003_3006.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: graywolf83 trong 04 Tháng Chín, 2009, 08:26:21 pm
Bác huyphuc cho em làm phiền chút vì đến giờ em vẫn chưa hiểu rõ về đường đi của đạn AK , tại sao nó lại lộn khi vào mục tiêu chứ không lộn trong không trung ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 04 Tháng Chín, 2009, 10:38:47 pm
Đúng rồi, đạn AK bắn thử áp lực tối đa 20 gram, một số loại súng đặc biệt 25 gram, nếu miếng giẻ nặng hơn là đi. Cái thằng nó lôi ở bùn lên là nó thổi đi rồi. Còn ngâm nước không thì vô tư. Mình hay lấy viên đạn hơi, loại vỏ đạn dài có tóp đầu, chứ không phải là loại vỏ đạn thường không đầu ít thuốc đâu, nhét một ít cát vào miệng nòng sau khi lên đạn, bắn chim bắn sóc cực đã, tất nhiên là mình phạm tội phá hoại vũ khí, nhưng cơ mà cái súng phát cho lính tập cũng chỉ có tác dụng đó thôi.

nếu miếng giẻ ở đầu nòng AK thì nó gẫy cần đẩy về. Nếu miếng giẻ ở sau thì bật ren nòng, nòng văng về trước, chắc chắn trường hợp nào cũng đi một bàn tay trái, có thể một phần tay phải.
Còn B41 phải là cục gỗ mới vỡ được súng. Giẻ thì đạn nó đẩy đi lúc lắp rồi còn đâu, có mắc lại cũng chỉ vớ hòn đá đằng sau súng thôi.

Thắc mắc đoạn chữ đỏ chút,đầu đạn nặng 20 gram hay 25 gram theo mình không ảnh hưởng nhiều đến chuyện súng có vỡ nòng hay không vì lực ma sát giữa viên đạn và nòng súng chắc chắn lớn hơn khối lượng đầu đạn rất nhiều(có thể thấy rõ vết tích của rãnh xoắn nòng để lại trên đầu đạn,hơn nữa có bác nói đầu đạn kẹt trong nòng lấy que thông nòng đập đá cũng không ra)
  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật
Thắc mắc này bạn về hỏi người dậy vật lý cho bạn.
Bạn có thể so sánh lực tạo rãnh và sức ép 3000atm, nếu như người dậy vật lý cho bạn không thể giải thích được. Theo mình, khi người dạy vật lý đã không giải thích cho bạn được vến đề, thì bạn khá giống loại bò thiu.

Mình vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng cho việc nhét giẻ vào nòng AK bắn có thể gấy vỡ nòng,còn chuyện vật lý thì xin thưa với bạn là mình cũng ngồi trong đội tuyển lý từ năm lớp 7,thi HSG tuy chỉ được gải 3 thành phố và mình thi ĐH được 9,5 lý nên bạn không cần phải lo mình có hiểu được hay không


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb_temp trong 05 Tháng Chín, 2009, 08:01:38 pm
Bác huyphuc cho em làm phiền chút vì đến giờ em vẫn chưa hiểu rõ về đường đi của đạn AK , tại sao nó lại lộn khi vào mục tiêu chứ không lộn trong không trung ?

Bạn thay đổi câu hỏi mà không báo cho mình biết. Câu hỏi cũ của bạn về tác dụng của mũi đường đạn mình đã bỏ công vẽ hình bên trên. Không phải cho riêng bạn đâu, hình đó cần cho nhiều bạn khác. Kỹ thuật sử dụng mũi đường đạn được người Đức phát minh cuối tk19, gọi là "chống trên mũi nhọn". Tuy vậy, sản xuất đạn spitzer không rẻ so với đạn chì có đai đúc với độ chính xác chỉ cần mm lúc đó. Lebel đã áp dụng các kỹ thuật đạn đạo trước tiên năm 1886-1888, cả trong và ngoài, cả thuốc và đầu, nhưng đầu tư ngâm kúi không sâu nên hiệu quả chẳng ra sao. Mauser dùng ở G98 1988.

Vấn đề bạn đổi câu hỏi mình không muốn xử lý với các bạn, đây là vấn đề của bác Đoàn. Nên mình không cần có lời nào với bạn cả.

Vẫn đề mới:
Đấy là cái khác nhau của đĩa bay và con quay. Đĩa bay đơn giản chỉ cố định trục của nó, còn con quay khi gặp vật cản thì đảo để về trung bình.

Đạn Spitzer không hề cố định trên đường bay, mà đảo để tìm về trung bình, như bạn thổi vào con quay cho nó lệch, nó ngoáy đảo để về trung bình. Điều này làm đường đạn chính xác chứ không vẹo sườn khi gặp gió hoặc hạn độ cao đường đường đạn khi bay xa. Khi gió làm lệch trục đạn đĩa bay, nó không đảo tìm về hướng đúng mà cứ y nguyên lệch như thế vẹo sườn tiến lên. Khi vào mục tiêu (đường đạn cuối), nó cũng giữ hướng mà tiến không ngoáy phá.

Khi bạn cố ý giữ thật mạnh con quay, nó ngoáy đảo rất mạnh trước khi dừng hẳn, nên đạn AK công phá mạnh. Trong khi đạn cố định trục bằng mũi tên hay đĩa bay chỉ khoan một lỗ nhỏ như dùi đâm. Tốt nhất bạn nên tự uốn lấy một vài con quay và bắt đầu các thí nghiệm đường đạn đầu tiên.


Mình hỏi các bạn nhé, từ "vấn nạn" có nghĩa là gì ? các bạn nên trả lời nghiêm túc, sẽ hiểu ra nhiều điều về đạn AK.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 05 Tháng Chín, 2009, 08:16:11 pm
Đúng rồi, đạn AK bắn thử áp lực tối đa 20 gram, một số loại súng đặc biệt 25 gram, nếu miếng giẻ nặng hơn là đi. Cái thằng nó lôi ở bùn lên là nó thổi đi rồi. Còn ngâm nước không thì vô tư. Mình hay lấy viên đạn hơi, loại vỏ đạn dài có tóp đầu, chứ không phải là loại vỏ đạn thường không đầu ít thuốc đâu, nhét một ít cát vào miệng nòng sau khi lên đạn, bắn chim bắn sóc cực đã, tất nhiên là mình phạm tội phá hoại vũ khí, nhưng cơ mà cái súng phát cho lính tập cũng chỉ có tác dụng đó thôi.

nếu miếng giẻ ở đầu nòng AK thì nó gẫy cần đẩy về. Nếu miếng giẻ ở sau thì bật ren nòng, nòng văng về trước, chắc chắn trường hợp nào cũng đi một bàn tay trái, có thể một phần tay phải.
Còn B41 phải là cục gỗ mới vỡ được súng. Giẻ thì đạn nó đẩy đi lúc lắp rồi còn đâu, có mắc lại cũng chỉ vớ hòn đá đằng sau súng thôi.

Thắc mắc đoạn chữ đỏ chút,đầu đạn nặng 20 gram hay 25 gram theo mình không ảnh hưởng nhiều đến chuyện súng có vỡ nòng hay không vì lực ma sát giữa viên đạn và nòng súng chắc chắn lớn hơn khối lượng đầu đạn rất nhiều(có thể thấy rõ vết tích của rãnh xoắn nòng để lại trên đầu đạn,hơn nữa có bác nói đầu đạn kẹt trong nòng lấy que thông nòng đập đá cũng không ra)
  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật








Đạn nặng quá -> gia tốc nhỏ hơn -> quãng đường đi được nhỏ hơn -> thể tích vùng khí nóng sau đạn nhỏ hơn.

Trong khi thuốc phóng vẫn cháy đều (thậm chí cháy nhanh hơn) -> lượng khí sinh ra không đổi (hoặc lớn hơn), chia cho thể tích nhỏ hơn -> áp suất sau đít đạn lớn hơn -> hỏng nòng, gãy thoi đẩy về....



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 05 Tháng Chín, 2009, 08:49:43 pm
Thắc mắc đoạn chữ đỏ chút,đầu đạn nặng 20 gram hay 25 gram theo mình không ảnh hưởng nhiều đến chuyện súng có vỡ nòng hay không vì lực ma sát giữa viên đạn và nòng súng chắc chắn lớn hơn khối lượng đầu đạn rất nhiều(có thể thấy rõ vết tích của rãnh xoắn nòng để lại trên đầu đạn,hơn nữa có bác nói đầu đạn kẹt trong nòng lấy que thông nòng đập đá cũng không ra)
  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật

Đạn nặng quá -> gia tốc nhỏ hơn -> quãng đường đi được nhỏ hơn -> thể tích vùng khí nóng sau đạn nhỏ hơn.

Trong khi thuốc phóng vẫn cháy đều (thậm chí cháy nhanh hơn) -> lượng khí sinh ra không đổi (hoặc lớn hơn), chia cho thể tích nhỏ hơn -> áp suất sau đít đạn lớn hơn -> hỏng nòng, gãy thoi đẩy về....


Không phải đâu bạn chiến thắng, ý hắn muốn nói là nòng vỡ do miếng giẻ chèn như nêm. Bạn có thể trả lời nó là với lywcj 2 tấn thì miếng giả giống như đặt trên đe lấy búa đập, không thể làm đe hay búa lõm được.
Những vấn đề liệt não đó để anh Đoàn xử lý đi.

Với tiết diện nòng AK, áp 2500kgf/cm2 thì sơ cũng là 4,5 tấn f rồi bác  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bichuoi trong 06 Tháng Chín, 2009, 12:10:14 am
Vài vấn đề trao đổi về đạn nhọn
Được bắn ra khỏi nòng và chuyển động nhờ quán tính.
Nếu giả thiết là môi trường chân không thì sẽ rất đơn giản vì chuyển động quán tính là chuyển động thẳng, tuy nhiên thực tế phức tạp là do môi trường chuyển động của đạn là trong không khí và trong trường trọng lực.

Một thời người ta cho rằng "Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ" dẫn đến thí nghiệm thả hai quả cầu nổi tiếng ở tháp nghiêng, và dẫn đến kết luận "trong chân không thì các vật rơi với vận tốc như nhau" thí nghiệm thả một lông chim và một viên chì trong ống chân không thấy vận tốc không đổi.

Tuy vậy trong thực tế nếu buộc một cái lông gà vào miếng chì và ném, ta sẽ thấy miếng chì đi trước, cái đuôi đi sau đó là do không khí đã cản cái đuôi lại chứ không phải hiệu ứng gì hết. Ai chơi đá cầu cũng thấy điều này. Như vậy dẫn đến một điều hơi vô lý khi thiết kế viên đạn nhẹ ở đầu, vì sao lại như vậy chúng ta hãy tạm xét sau.

Vậy thì khi di chuyển trong không khí viên đạn sẽ chịu tác động của lực ma sát và lực cản đầu mũi, lực này làm viên đạn chuyển động chậm dần. Muốn đạn đi đựoc xa thì phải làm giảm các lực này. TA tạm hình dung như đóng một cái cọc vào môi trường đất, cọc đầu nhọn sẽ dễ xuyên hơn (do lực cản đầu mũi ít hơn). Như vậy một đầu đạn thiết kế tốt sẽ có hình dáng khí động học tốt.

Spitzer là gì? Ta hãy xem một con tàu đang tiến. Thứ nhất ta thấy có một ít sóng cuộn phía trước mũi đó là lục cản mũi, các lớp xóng tiếp tục lan xa và xung quanh thân tàu nó sẽ là hỗn hợp nước và bọt. Nếu giả thiết tàu chạy với vận tốc đủ lớn nước sau đuôi tàu sẽ không kịp choán chỗ và sẽ có một vùng không khí. Tương tự như với viên đạn nó sẽ dãn khí ra và tạo nên vùng chân không. Cái lợi ở đây là: - ma sát với môi trường giảm và - Ảnh hưởng làm thay đổi hướng của môi trường tác động lên vật chuyển động giảm. Mục tiêu ở đây là thay đổi môi trường xung quanh vật chuyển động. Một phát minh của người nga tương tự theo hướng này chính là loại ngư lôi có đầu tạo bọt, nó làm cho môi trường quanh quả ngư lôi là hỗn hợp bọt (khí+ nước) nên giảm ma sát và tăng tốc độ phóng.

Làm thế nào để tạo ra Spitzer? Thứ nhất là tốc độ phải đủ lớn, nếu không đủ lớn sẽ không tạo ra hiệu ứng có vùng gần chân không phí sau. Thứ 2 là hình dáng khí động học của đầu vật chuyển động, nếu nhọn quá sẽ tạo ra vùng hẹp, nếu tiết diện lớn quá sẽ bị trả giá bởi lực cản mũi lớn. điều này lý giải tại sao không làm nó nở xoè như bông hoa được. Và khi đã tạo ra Spitzer rồi còn cần tận dụng nó ( lúc này thì hình dạng hay chiều dài viên đạn phí sau phải hợp lý để chui toàn bộ vào cái vùng chân không mới tạo ra).

Tiếp đến là vấn đề khi đạn bay thẳng thì các lực tác động lên các phương không đều nhau. đó là do dù thiết kế rất tốt nhưng viên đạn không thế đối xứng quanh trục chuyển động. dẫn đến là đường đạn đi bị lệch. Để sửa sai số này người ta sủ dụng hiệu ứng con quay. Nó là một trong những kỹ thuật làm đường đạn ổn định và không liên quan gì đến Spitzer. Để hiểu được cái hiệu ứng này đơn giản nhất là ta thử đóng đinh vào tường, đôi khi đinh sẽ cong queo do gạch không đồng nhất, và cái lỗ do đinh tạo ra khó mà thẳng được. Tuy nhiên vấn đề sẽ được giải quyết nếu sử dụng một cái khoan, lỗ sẽ thẳng hơn, nôm na là như vậy.

Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến độ chính xác của viên đạn nữa?

đó chính là trọng lượng: rõ rằng trọng lượng càng lớn thì quán tính càng lớn, nhưng cái giá phải trả ở đây là kích thước tăng thì lực cản tăng. Để giải quyết người ta dùng các vật liệu có tỷ trọng lớn (rẻ và dễ nhất là chì) tuy vậy không thể là một khối chì vì một số lý do, nó sẽ bị môi trường ăn mòn, khi đạn bay sẽ rất nóng và chảy ngay khối chì này. để đơn giản ta sẽ làm vỏ đồng và đổ chì vào trong.

Cơ bản một số hướng tiếp cận để tăng độ chính xác là như vậy.

Bây giờ quay lại vấn đề tại sao đầu viên đạn khoét rỗng?

Một trong những lý do là:

giả sử ta có một xe xitéc chở đầy dầu, Khi phanh gấp ta thấy dầu trong téc không thể chuyển động. Vấn đề khác hẳn khi xe chở dầu vơi, nếu phanh gấp khối dầu sẽ có xu hướng dồn về phía trước. Nếu vỏ phía trước thiết kế yếu nó sẽ vỡ ra như hoa cải.

Chì là một kim loai dẻo, khi đầu đạn chạm mục tiêu khổi chì  trong lõi sẽ có khoảng rỗng để di chuyển lên, và kết quả là vỏ đầu đạn bị phá vỡ xoè ra như hoa cải, sức công phá và sát thương tăng lên nhiều lần.

Vấn đề sẽ ngược lại nếu ta thiết kế lõi cứng vỏ mềm, đó chính là trường hợp của đóng vít nở vào tường.

mẹo cưa đầu đạn để tăng sức công phá thì bộ đội nhà ta đã làm từ trong kháng chiến chống Mỹ. Bác nào biết chuyện săn voi dữ ở đường Trường Sơn... có chi tiết này. Ta cố tình tạo mũi phá trước đầu đạn, nếu bắn cự ly gần thì không ảnh hưởng đến đường đạn nhiều, ngược lại sức phá thì tăng khủng khiếp.

Lý do thứ 2 là:

Cùng một công đẩy viên đạn đi tất nhiên đạn nhẹ sẽ bay nhanh và xa hơn, ít ảnh hưởng bởi trọng lực hơn (dù rất nhỏ), dễ gia tốc lên tốc độ lớn... Cái này sẽ bù vào phần công để tạo ra buồng chân không hợp lý.

Không phải tất cả các vấn đề về đường đạn đều có thể dùng phương trình hay công thức, thực tế công thức cho đến khi chế tạo lại là một khoảng cách, do đó bắn thử vẫn là yêu cầu bắt buộc. Còn kết quả thế nào là bí mật không phải ai cũng biết.

Nhiều thiết kế trong thực tế thoạt nhìn chúng ta thấy lạ, ví dụ máy bay lắp cánh quạt trước hay sau hiệu quả hơn (đẩy hay kéo)... nó cũng giống như đạn nặng đầu hay nặng đuôi hiệu quả hơn? Không có câu trả lời đúng trong tất cả các trường hợp.







Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bichuoi trong 06 Tháng Chín, 2009, 08:56:05 am
Tại sao lại là người Đức phát minh ra Spitzer chứ không phải Mỹ hay Nga?

Chỉ đến khi kỹ thuật của người Đức cho phép chụp ảnh vùng "Khí động" quanh viên đạn chuyển động.

Một thời gian dài sau này trong lịch sử hàng không khi phát triển có động cơ phản lực đã gặp phải đó là rào cản âm thanh. Hiện tượng xảy ra khi máy bay chuyển động gần đến tốc độ âm thanh ~ 344m/s, bức tường không khí tạo ra phía trước làm vỡ các máy bay. Sau này, các cải tiến làm cho mũi máy bay nhọn nên không còn bị vỡ nữa (đó cũng là một tiến bộ trong nghiên cứu khí động học cho hàng không).

Một trong các hướng nữa để tiếp cận đến độ chính xác của viên đạn là thiết kế đường bay của viên đạn sao cho trơn ( chuyển động luôn tiếp xúc với quỹ đạo) chuyển động này giúp ta dễ tìm ra quỹ đạo thực thay vì một quỹ đạo rối loạn. Vấn đề này có liên quan trực tiếp đến thước ngắm, vì nếu không tìm ra đúng thì thước ngắm trở nên vô dụng. Để có được điều này một trong những kỹ thuật là giảm nhẹ đầu đạn. Bây giờ ta hình dung đang lái xe chở hàng nếu đầu xe nhẹ, hàng để phía sau thì lái nhẹ nhàng. Ngược lại người khác để hàng phía trước thì cảm giác xe sẽ đầm hơn. Tất nhiên cũng có người chia ra một nủa phía trước và một nửa phía sau.

Mỗi phương án mỗi cải tiến đều có thuận lợi nhưng đều có giá phải trả nhất định.

Trong thiết kế đạn có nhiều thứ quá khó mà con Người phải chịu, vì không thể thay đổi được môi trường không khí. Ví dụ đơn giản nhất là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Do các khối khí chuyển động có chiết xuất ánh sáng khác nhau dẫn đến làm lệch đường ngắm thực (quỹ đạo dường đạn sẽ khác với đường ngắm). Độ lệch này sẽ tăng lên rất nhiều khi khoảng cách lớn và không khí nóng. Khi chiến đấu vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều khi không khí mát sẽ cho đường ngắm tốt hơn giữa trưa.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphuc1981_nb_temp_1 trong 06 Tháng Chín, 2009, 11:15:19 am
Tại sao lại là người Đức phát minh ra Spitzer chứ không phải Mỹ hay Nga?

Chỉ đến khi kỹ thuật của người Đức cho phép chụp ảnh vùng "Khí động học" quanh viên đạn chuyển động.

Một thời gian dài sau này trong lịch sử hàng không khi phát triển có động cơ phản lực đã gặp phải đó là rào cản âm thanh. Hiện tượng xảy ra khi máy bay chuyển động gần đến tốc độ âm thanh ~ 344m/s, bức tường không khí tạo ra phía trước làm vỡ các máy bay. Sau này, các cải tiến làm cho mũi máy bay nhọn nên không còn bị vỡ nữa (đó cũng là một tiến bộ trong nghiên cứu khí động học cho hàng không).

Một trong các hướng nữa để tiếp cận đến độ chính xác của viên đạn là thiết kế đường bay của viên đạn sao cho trơn ( chuyển động luôn tiếp xúc với quỹ đạo) chuyển động này giúp ta dễ tìm ra quỹ đạo thực thay vì một quỹ đạo rối loạn. Vấn đề này có liên quan trực tiếp đến thước ngắm, vì nếu không tìm ra đúng thì thước ngắm trở nên vô dụng. Để có được điều này một trong những kỹ thuật là giảm nhẹ đầu đạn. Bây giờ ta hình dung đang lái xe chở hàng nếu đầu xe nhẹ, hàng để phía sau thì lái nhẹ nhàng. Ngược lại người khác để hàng phía trước thì cảm giác xe sẽ đầm hơn. Tất nhiên cũng có người chia ra một nủa phía trước và một nửa phía sau.

Mỗi phương án mỗi cải tiến đều có thuận lợi nhưng đều có giá phải trả nhất định.

Trong thiết kế đạn có nhiều thứ quá khó mà con Người phải chịu, vì không thể thay đổi được môi trường không khí. Ví dụ đơn giản nhất là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Do các khối khí chuyển động có chiết xuất ánh sáng khác nhau dẫn đến làm lệch đường ngắm thực (quỹ đạo dường đạn sẽ khác với đường ngắm). Độ lệch này sẽ tăng lên rất nhiều khi khoảng cách lớn và không khí nóng. Khi chiến đấu vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều khi không khí mát sẽ cho đường ngắm tốt hơn giữa trưa.


http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5950.msg143127#msg143127

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5950.msg143232#msg143232

Đây là pót tiếp theo, bác Đoàn không phải dùng liệt não a lô xô. em mất oông gõ ra không nhẽ đen đi, còn kiểu làm việc của bác, xin kiếu.


-----
Luyên thuyên, làm gì chia ra nửa trước nửa sau. Đạn chia đều nửa trước nửa sau là đạn đĩa bay cố định trục. Đã là đạn spitzer thì phải trong tâm dồn sau. Đạn mũi tên phải trọng tâm dồn trước. Hai loại đạn chính xác này đều có quyết định khoa hcoj rõ ràng, chỉ có M16 mới ngớ ngẩn không spitzer cũng chẳng múi tên cánh đuôi.

Tại sao Đức mà không phải Nga hay Mỹ ?? Tầm bậy.

Đức Pháp là hai nước phát triển súng trường nhất lúc đó. Lúc đó là thời ký toán học Đức phát triển rự rỡ. Đức phát minh nhưng Pháp áp dụng lần đầu tiên trên súng trường sản xuất lớn. Kiểu đạn này cũng được áp dụng trước đó trên pháo-đương nhiên là trước súng trường. Thực chất, kỹ thuật này được "Hội đồng khoa học pháo binh" Nga phát triển bằng thực nghiệm và đạn pháo có hình dáng này đã xuất hiện nửa sau tk19 trên các pháo lục quân nhẹ, nhưng chưa có công thức toán học đúng đắn. Nhưng người Đức chứng minh bằng toán học và đặt tên "chống trên mũi nhọn". Đạn có hình dáng như thế đã có từ lâu, nhưng khi chứng minh bằng toán học thì người ta làm hình dáng đầu đạn đúng đắn hơn. Đạn pháo dễ làm hơn vì ngắn hơn và vùng chân không lớn hơn. Đến lượt mình, Nga lại đóng góp bằng các phương trình hoàn thiện hơn vào thập niên 193x, với các kiểu đạn M36, M38, M42 và M45 của Mosin. Thời này đạn pháo Nga đã vượt trội cả về giá thành và đường đạn nhờ đầu rỗng, mũ chụp đầu rỗng từ đó được gọi là "mũi đường đạn" theo Nga. Loại đạn M1930 Nga là cải lui theo hướng tăng khả năng xuyên để các súng máy dễ bắn hỏng ô tô, tiến bộ chủ yếu do nhóm Tokarev phát triển là thuốc đạn chứ không phải đường đạn ngoài, phần đường đạn ngoài là cải lui, nhưng đến năm 1936 thì chính Tokarav phát triển loại đạn chính xác cho SVT.

Chỉ đến khi kỹ thuật của người Đức cho phép chụp ảnh vùng "Khí động học" quanh viên đạn chuyển động. Siêu bậy, chỉ đên WW2 người ta mới chụp được ảnh viên đạn với độ nét chấp nhận được bằng máy ảnh cỡ 1/triệu giây. Ảnh vẫn hơi nhoà đi cỡ 1/10 chiều dài, nhưng cũng đủ để quan sát. Vùng chân không quanh đạn được tính bằng toán học, vùng chân không 100% tối thiểu được tính bằng vận tốc của phân tử khí, áp suất không khí, hình dáng mũi đường đạn và vận tốc đạn. Từ đướng chân không chuẩn này người ta tính tiếp ra biên đường áp suất tăng dần từ trong ra.
Tính toán được kiểm chứng tiếp bằng thực nghiệm, người ta làm cánh đuôi dài ngắn khác nhau và bắn thử, khi hiệu ứng cánh đuôi thể hiện thì tức là nó đã đi ra ngoài vùng chân không. Viên đạn thử nghiệm rất nhỏ và dài, ban đầu là mũi đường đạn, sau đó là cánh đuôi và sau nữa mới là trọng tâm ở rất xa phía sau, không xoáy. Người ta di dần cánh đuôi về sau và thay đổi kích thước của nó, nếu góc chạm mục tiêu quá lớn là hiệu ứng cánh đuôi đã phát triển. Bằng khoảng cách bắn, vận tốc bay và góc chạm tính được ra áp suất tác động vào cánh đuôi, tức biên vùng chân không.
Đến đầu tk20 tuy chưa chụp ảnh rõ lắm, nhưng gián tiếp qua ảnh mờ cũng tính được chính xác biên vùng chân không. Người ta dùng giấy ảnh cố định chụp một mũi đường đạn được bắn đi, đặt tại đầu một cái chuôi dài. Ảnh chụp được là một đường dài, qua độ rõ của biên đường đó mà xác định được mật độ không khí qua các phương trình vi phân. Từ mật độ ngang, tính dần ra mật độ dọc qua các bài toán về dãn nở khí lúc đó đã rất phát triển. Từ những thực nghiệm quy mô này, người ta tính ra các công thức thực tế cho khá đầy đủ kích cỡ đạn và vận tốc, thực chất là thể hiện thực nghiệm để bất cứ nhà nghiên cứu nào sau đó cũng tự tính ra buồng chân không mà không cần thử nghiệm nữa. Tuy nhiên, các công thức thực nghiệm trên cũng chưa chính xác như sau này.
Những thử nghiệm ảnh giá tiếp cuối cùng trước khi có máy ảnh đủ nhậy là thập niên 193x ở Nga, lúc này có thể bên Đức GeCo và Mauser cũng phát triển tiếp việc thiết kế đạn. Nhưng cả hai hãng đều thất sủng và các loại đạn đều không được ứng dụng. Mauser và GeCo đã chứng mình rằng đạn súng trường vẫn còn quá dài, một là phóng to đường kính lên 8,3mm  và hai là rút ngắn đầu đạn. Nhưng các súng dùng các đạn này bị phái Hitler dừng thử nghiệm năm 1939.

Thập niên 193x ngoài toán học phát triển, một phương pháp chụp ảnh đắt đỏ cũng được áp dụng để chính xác hoá vùng chân không. Ánh sáng phát ra từ đèn âm cực với tần số cao truyền qua khe hẹp liên tiếp tạo các ảnh cắt ngang đường đạn và in lêm phim cuốn thành trục quay, nhờ đó chuotj được mặt cắt hẹp của dòng khí trước khi có máy ảnh nét.Máy ảnh nét cũng có đèn chớp hùng quang hoặc âm cực tần số cao trên phim quay cho ảnh toàn cảnh xuất hiện liền sau đó. Trước đấy, năm 198x, hoạ báo Liên Xô đã đưa các thí nghiệm này. Đạn pháo chụp dễ hơn từ đèn hồ quang chiếu qua gương quay. Đây là động lực lớn nhất để tạo ra các đạn SVT và đạn pháo đầu rỗng lúc đó. Đến 196x thì việc mô phỏng máy tính đã phát triển và có đạn AK74 cũng như đạn AK 7,62mm M67.
Máy tính cũng như máy ảnh sẽ đưa ra các công thức thực nghiệm. Nhờ đó, các nhà kỹ thuật khi tính toán chỉ cần nhẹ nhàng vẫn có độ chính xác cao. Ở Nga, các công thực thực nghiệm tốt được giữ bí mật với các tiêu chuẩn 3 đời là người Nga và sau khi kết thúc công việc không được ra nước ngoài trước 2 năm.
Đường ngắm chả liên quan gì đến đường đạn cả, đường đạn được tính nhiều nhất là ở pháo bắn gián tiếp, khi đó không có đường ngắm..

CÒn Mỹ, cho đến nay Mỹ nhập khẩu toàn bộ các kỹ thuật lục quân, từ xe tăng, đại bác, súng trường, súng chống tăng. Mũ kỹ thuật thì không cần nghiên cứu gì, Mỹ phát minh ra cái gì mới là lạ chứ không ra cái gì là đương nhiên. Mỹ cũng có phát triển nhưng đạn M16A1 tệ đến mức 30 năm châu Âu thà không có súng trường xung phong còn hơn. Đến năm 1903, sau G88 5 năm, sau Lebel 17 năm, thì ".3003" vẫn là đạn trụ. Súng ".3003" là sao chép Mauser nhưng đầu đạn cổ, thước nổ dẻo cordite và kim hoả thô, thêm nữa có gờ móc. ".3006" copy hình dáng đầu đạn của các phát triển Mosin đang được thực hiện, nhưng thuốc đạn vẫn dẻo. Đến 1930, khi Mosin phát triển tiếp thuốc đạn, 1936 Mosin phát triển tiếp đầu đạn, thì ".3006" không copy được thuốc, về hưu. Kể cả ban đầu nó cũng có đạn quá to nặng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 06 Tháng Chín, 2009, 12:33:26 pm
  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật
Đạn nặng quá -> gia tốc nhỏ hơn -> quãng đường đi được nhỏ hơn -> thể tích vùng khí nóng sau đạn nhỏ hơn.
  Trong khi thuốc phóng vẫn cháy đều (thậm chí cháy nhanh hơn) -> lượng khí sinh ra không đổi (hoặc lớn hơn), chia cho thể tích nhỏ hơn -> áp suất sau đít đạn lớn hơn -> hỏng nòng, gãy thoi đẩy về....
OK,mình đã hiểu ra vấn đề,đúng là ban đầu mình chưa tính đến vụ gia tốc của đầu đạn.
Nhưng trường hợp như bạn nói thì miếng giẻ nặng hơn đầu đạn đó phải nằm ở vị trí như của đầu đạn,tức là sát với vỏ đạn,còn khi miếng giẻ ở đầu nòng thời gian để nó thoát ra khỏi nòng ngắn hơn nhiều,khi đó miếng giẻ phải nặng hơn kha khá so với đầu đạn thì mới vỡ nòng hoặc gãy cần đẩy.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: graywolf83 trong 06 Tháng Chín, 2009, 09:27:45 pm
To huyphuc:
Em phải xin lỗi bác trước rằng em chưa từng đặt một câu hỏi nào trước khi em đặt câu hỏi tại sao viên đạn của AK nó chạm vào mục tiêu mới xoay chứ không xoay trong không trung , tất cả những điều bác giải thích quả thực có lẽ kiến thức của em có hạn nên em rất mong một câu trả lời ngắn gọn từ bác . Kính bác


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 06 Tháng Chín, 2009, 10:52:40 pm
To huyphuc:
Em phải xin lỗi bác trước rằng em chưa từng đặt một câu hỏi nào trước khi em đặt câu hỏi tại sao viên đạn của AK nó chạm vào mục tiêu mới xoay chứ không xoay trong không trung , tất cả những điều bác giải thích quả thực có lẽ kiến thức của em có hạn nên em rất mong một câu trả lời ngắn gọn từ bác . Kính bác

Theo mình thì là do trọng tâm của đầu đạn nằm về phía sau viên đạn,khi chạm vào mục tiêu thì phần mũi đầu đạn gặp lực cản trước,khi đó phần đuôi nặng,quán tính lớn nên nó văng lên trước.Bạn có thể hình dung kiểu như mấy thằng tổ lái đang phi thì không sao nhưng khi xòe thì quăng mấy vòng luôn đó


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: graywolf83 trong 07 Tháng Chín, 2009, 07:40:44 am

Theo mình thì là do trọng tâm của đầu đạn nằm về phía sau viên đạn,khi chạm vào mục tiêu thì phần mũi đầu đạn gặp lực cản trước,khi đó phần đuôi nặng,quán tính lớn nên nó văng lên trước.Bạn có thể hình dung kiểu như mấy thằng tổ lái đang phi thì không sao nhưng khi xòe thì quăng mấy vòng luôn đó
Cái em cần chỉ thế thôi ạ  ;D cảm ơn bác


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 07 Tháng Chín, 2009, 03:02:47 pm
Em đã bắn AK vào cái thùng đựng khoai tây cách khoảng 10 mét. Sau loạt đạn khoai văng tung tóe,bét nhè hết. Xem vết đạn trên trên thùng,có cảm giác viên đạn bay ngang.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bichuoi trong 07 Tháng Chín, 2009, 10:12:44 pm
Các đồng chí thích nghiên cứu về vết đạn thì tham khảo mấy cái link dưới:

(http://www.bajaarizona.org/fklr/wund2000.gif)

http://saxtech.eu/Zielwirkung/Frog.html
http://www.bajaarizona.org/fklr/fklr.html
http://www.frfrogspad.com/terminal2.htm

Nếu có thời gian thì chịu khó dịch sang tiếng Việt cho anh em mở mang, nói chung có kiến thức vật lý một chút là giải thích được, còn nhiều nhà diễn thuyết hay nói lởm khởm lắm, mình chỉ tin thực nghiệm. Nói đạn như đi ngang trong mục tiêu là đúng đấy. có thể thấy cái đạn AK nó rơi đít ra sau.

Còn đồng chí nào muốn thấy nó chạm da thịt thật thì chịu khó Google từ khoá "bullet wound ak47" nhiều hình nhìn ghê chết  >:(


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 08 Tháng Chín, 2009, 02:49:16 pm
 :D Đạn AK là lõi thép khi qua cơ thể nó xuyên qua. Lúc vào thì nhỏ lúc ra thì bị trổ bự ra x3 đến x4 viên đạn..  :D. Còn đạn M16 là bằng chì... khi bắn đầu đạn ma sát lớn sinh nhiệt cao khi vào cơ thể nóng+lạnh đột ngột => đầu đạn tung tóe trong người..Loại đạn này củng hem kém cạnh đâu ::)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 08 Tháng Chín, 2009, 03:38:10 pm
Trong phim Rambo có cảnh "người hùng" giải cứu đồng bọn. Cướp súng AK,cầm 1 tay bắn hàng loạt,trúng mục tiêu. Chắc thằng đạo diễn chưa bắn AK bao giờ. Khẩu súng nặng tới 4,3kg,cùng với độ dài và sức giật của nó. Mà cầm bắn như súng lục,vẫn ngon. Hài vãi...


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dong chi trong 09 Tháng Chín, 2009, 06:04:03 pm
Trong phim thì chuyện gì cũng có thể xảy ra,ngay cả những thứ không tưởng chứ nói gì đến mấy cái chuyện vặt ấy


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 09 Tháng Chín, 2009, 09:27:53 pm
Sức công phá của đạn AK thì em được mục kích. Con Dê bị trúng đạn ở khoảng cách 60-70 m,đạn xuyên chéo ức đi qua tim trổ ra đường nách. Lỗ vào nhỏ nhưng đường ra to bằng nửa bàn tay. Mổ ra quả tim rách miếng lớn bằng 3 đầu đạn. Đạn AR15 em thấy không ăn thua, có bác bạn nhậu của em,là thương binh năm 72 bị rơi vào ổ phục,3 bác đi thì 1 nằm lại 2 bị dính nhưng chạy thoát. Bác này bị 1 viên AR15 xuyên qua má,vào hàm dưới, chỉ bị gẫy mấy cái răng và vết sẹo nhỏ ở má. Lần đó mà dính đạn AK, thì chắc chắn không còn hàm để nhai.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Chín, 2009, 03:49:53 pm
Không phải cứ đạn AK nào cũng phá đâu , cũng nhiều loại đạn lắm đấy , nếu dính đạn phá nó mới phá ra như vậy còn đạn xiên thì vào thế nào ra như vậy không hơn , còn dính đạn phá thì gặp xương cứng thì nó phá lung tung và đầu ra thì khỏi bàn . Cũng phụ thuộc nhiều ở cự ly , khoảng cách giữa đầu nòng và mục tiêu để viên đạn phá , nếu đạn phá mà ở cự ly gần thì cũng vào sao ra vậy.
 Đạn phá thì cũng bình thường thôi , viên đạn ngoài bọc chì trong có lõi bằng sắt tròn được đúc lệch tâm nên khi bị đẩy đi nó sẽ ngoáy ở khoảng cách 50m trở lên từ đầu nòng , khi gặp mục tiêu va chạm vật cứng nó sẽ đảo lung tung có thế thôi.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 10 Tháng Chín, 2009, 03:55:06 pm
Hôm qua có việc trên khu đền Bến Dược ở Củ chi, vừa bận quá, lại vừa mưa nữa, nên không bắn AK được ???, tiếc quá đã tính ra khu bắn tập mua 01 băng AK, bắn vài loạt cho xả stress, lâu lắm không ngửi mùi thuốc súng ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: thainhi_vn trong 10 Tháng Chín, 2009, 04:55:17 pm
Hôm qua có việc trên khu đền Bến Dược ở Củ chi, vừa bận quá, lại vừa mưa nữa, nên không bắn AK được ???, tiếc quá đã tính ra khu bắn tập mua 01 băng AK, bắn vài loạt cho xả stress, lâu lắm không ngửi mùi thuốc súng ;D

Giá cập nhập là 24K/viên AK và 30K/viên M16 đấy bác ạ


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 10 Tháng Chín, 2009, 07:26:35 pm
Sức công phá của đạn AK thì em được mục kích. Con Dê bị trúng đạn ở khoảng cách 60-70 m,đạn xuyên chéo ức đi qua tim trổ ra đường nách. Lỗ vào nhỏ nhưng đường ra to bằng nửa bàn tay. Mổ ra quả tim rách miếng lớn bằng 3 đầu đạn. Đạn AR15 em thấy không ăn thua, có bác bạn nhậu của em,là thương binh năm 72 bị rơi vào ổ phục,3 bác đi thì 1 nằm lại 2 bị dính nhưng chạy thoát. Bác này bị 1 viên AR15 xuyên qua má,vào hàm dưới, chỉ bị gẫy mấy cái răng và vết sẹo nhỏ ở má. Lần đó mà dính đạn AK, thì chắc chắn không còn hàm để nhai.
@Haitanphongthu : Bác nói sau chứ, >:( theo em được biết thì AR15 dùng đạn có lõi chì. Khi bắn sinh nhiệt rất cao, lúc vào cơ thể thì mấy bác biết rồi đó, nguyên lí đang nóng mà bị làm lạnh đột ngột thì đầu đạn trong trường họp này sẽ vở vụng thành từng mảnh( vì trong cơ thể có nước + đầu đạn có độ ma sát lớn =>  :P).Khi xuyen qua má là các mảnh găm của đầu đạn củng đủ phá nát miệng bác ấy rồi :-\. Vì theo lời bác kể là đạn xuyên qua má mà. Mức độ nhiễm trùng rất cao. Chưa kể là các mảnh chì găm vào xương, nếu không xử lí kịpcó thể dẫn đến mất mạng hoặc vô sinh. Chứ rớt mấy cái răng.....thì không hiểu được! ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 10 Tháng Chín, 2009, 08:48:46 pm
Xin 2 bạn dac_cong với binhyen1960 cho dẫn chứng ợ


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 10 Tháng Chín, 2009, 08:52:06 pm
Giá cập nhập là 24K/viên AK và 30K/viên M16 đấy bác ạ

Tôi không hỏi giá đạn ở khu bắn đạn thật, thấy mấy anh bạn đi cùng lại nói giá là 1USD/viên.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 10 Tháng Chín, 2009, 09:52:56 pm
;D mấy bác định buôn bác vũ khí quân dụng hay sao mà hỏi giá kĩ thế :D( hem biết mói gì mod có ý kiến hem nửa ::)
Đó là giá một viên đạn AK (hoặc M16) bán cho du khách, để bắn ngay tại khu vực bắn đạn thật.
Bạn nên đọc cẩn thận và hiểu rõ xem đoạn đó nhé. Sau đó hãy hỏi.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ov10 trong 10 Tháng Chín, 2009, 10:38:59 pm
:D Đạn AK là lõi thép khi qua cơ thể nó xuyên qua. Lúc vào thì nhỏ lúc ra thì bị trổ bự ra x3 đến x4 viên đạn..  :D. Còn đạn M16 là bằng chì... khi bắn đầu đạn ma sát lớn sinh nhiệt cao khi vào cơ thể nóng+lạnh đột ngột => đầu đạn tung tóe trong người..Loại đạn này củng hem kém cạnh đâu ::)

Đạn AK loại rẻ tiền áo bằng thép mạ đồng còn lõi bằng chì chứ làm gì mà toàn thép không?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 10 Tháng Chín, 2009, 10:47:06 pm
:D Đạn AK là lõi thép khi qua cơ thể nó xuyên qua. Lúc vào thì nhỏ lúc ra thì bị trổ bự ra x3 đến x4 viên đạn..  :D. Còn đạn M16 là bằng chì... khi bắn đầu đạn ma sát lớn sinh nhiệt cao khi vào cơ thể nóng+lạnh đột ngột => đầu đạn tung tóe trong người..Loại đạn này củng hem kém cạnh đâu ::)

Đạn AK loại rẻ tiền áo bằng thép mạ đồng còn lõi bằng chì chứ làm gì mà toàn thép không?
Gữi bác ov10: cháu không hiểu bác nói gì u. Theo cháu biết thì đầu đạn Ak là lõi thép mạ đồng, còn đầu đạn AR15 là làm bằng chì. Có gì không đúng ở đây hở bác


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: lonesome trong 11 Tháng Chín, 2009, 12:00:18 am
[nghe nói]Bắn kỳ đà suối ở cự ly 20-30m mà dùng AK thì chẳng còn miếng thịt nào bỏ vào mồm
Chẳng biết bắn đạn phá hay không nhưng viên đạn AK47 lỗ vào nhỏ bằng ngón tay còn lỗ ra thì to bằng miệng bát ăn cơm[/nghe nói]


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 11 Tháng Chín, 2009, 12:18:42 am
[nghe nói]Bắn kỳ đà suối ở cự ly 20-30m mà dùng AK thì chẳng còn miếng thịt nào bỏ vào mồm
Chẳng biết bắn đạn phá hay không nhưng viên đạn AK47 lỗ vào nhỏ bằng ngón tay còn lỗ ra thì to bằng miệng bát ăn cơm[/nghe nói]
theo cháu biết thì AK-47 có tốc độ bắn lý thuyết: 600 phát/phút, tốc độ bắn trong chiến đấu: 40 phát/phút khi bắn phát một và 100phát/phút khi bắn liên thanh.
Tầm bắn hiệu quả: 800 m dùng cỡ đạn: 7,62x39mm. Khi bắn vào người thì chỉ x3 đến x4 lần viên đạn là cùng, tức là chỉ lổ ra chỉ 3cm à. Không đến mức bằng miệng bát ăn cơm đâu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: SSX trong 11 Tháng Chín, 2009, 12:51:14 am
Sức công phá của đạn AK thì em được mục kích. Con Dê bị trúng đạn ở khoảng cách 60-70 m,đạn xuyên chéo ức đi qua tim trổ ra đường nách. Lỗ vào nhỏ nhưng đường ra to bằng nửa bàn tay. Mổ ra quả tim rách miếng lớn bằng 3 đầu đạn. Đạn AR15 em thấy không ăn thua, có bác bạn nhậu của em,là thương binh năm 72 bị rơi vào ổ phục,3 bác đi thì 1 nằm lại 2 bị dính nhưng chạy thoát. Bác này bị 1 viên AR15 xuyên qua má,vào hàm dưới, chỉ bị gẫy mấy cái răng và vết sẹo nhỏ ở má. Lần đó mà dính đạn AK, thì chắc chắn không còn hàm để nhai.

Chưa ăn thua, đạn M16 bắn vào chân, chui lên bụng, xuyên qua buồng phổi và trổ ra ở đỉnh đầu.

Không tin? Đó là đoạn giới thiệu về sức mạnh cây M-16 của các chiên gia Mỹ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ov10 trong 11 Tháng Chín, 2009, 12:52:19 am
Gữi bác ov10: cháu không hiểu bác nói gì u. Theo cháu biết thì đầu đạn Ak là lõi thép mạ đồng, còn đầu đạn AR15 là làm bằng chì. Có gì không đúng ở đây hở bác

Thép không đủ nặng nên người ta phải đổ chì vào trong.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ov10 trong 11 Tháng Chín, 2009, 12:54:44 am
Đạn bắn còn tuỳ cự ly và trúng đâu nữa, nếu là phần mềm thì đỡ chứ trúng xương thì có khi văng cả mảng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ov10 trong 11 Tháng Chín, 2009, 12:57:16 am
nghe nói]Bắn kỳ đà suối ở cự ly 20-30m mà dùng AK thì chẳng còn miếng thịt nào bỏ vào mồm

Tại bắn có trúng đâu mà đòi có ăn.

 ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 11 Tháng Chín, 2009, 01:23:28 am
Sức công phá của đạn AK thì em được mục kích. Con Dê bị trúng đạn ở khoảng cách 60-70 m,đạn xuyên chéo ức đi qua tim trổ ra đường nách. Lỗ vào nhỏ nhưng đường ra to bằng nửa bàn tay. Mổ ra quả tim rách miếng lớn bằng 3 đầu đạn. Đạn AR15 em thấy không ăn thua, có bác bạn nhậu của em,là thương binh năm 72 bị rơi vào ổ phục,3 bác đi thì 1 nằm lại 2 bị dính nhưng chạy thoát. Bác này bị 1 viên AR15 xuyên qua má,vào hàm dưới, chỉ bị gẫy mấy cái răng và vết sẹo nhỏ ở má. Lần đó mà dính đạn AK, thì chắc chắn không còn hàm để nhai.

Chưa ăn thua, đạn M16 bắn vào chân, chui lên bụng, xuyên qua buồng phổi và trổ ra ở đỉnh đầu.

Không tin? Đó là đoạn giới thiệu về sức mạnh cây M-16 của các chiên gia Mỹ.
Có trổ lên đỉnh đầu hay không thì cháu không biết, nhưng mà đầu đạn của M16 làm bằng chì khi vào cơ thể lạnh đột ngột thế là thành các mảnh vở tung tóe trong cơ thể. Các y sĩ phải gắp từng mảnh ra, xử lí không khéo thì không chết củng dẫn đến vô sinh. Cái thâm độc của thằng Mĩ là thế đó, cả cái vũ khí của nó củng độc ác không kém gì nó ( Mặt dù cháu nói câu này thì hơi ấu trĩ, vì chỉ có người xử dụng và mục đích xử dụng xấu thôi. Chứ vũ khí nó vô tội trong tất cả các cuộc chiến). Nhưng mà sao cháu thấy mấy bàn đến Ak-47, M16 không thôi. Còn cái tiểu liên của tụi diệt chủng thì sao. Theo cháu được biết thì nó xài loại tiểu liên do Trung Quốc sản xuất. Đặt điểm nhận diện là phát đầu tiên của loại này là bắn hơi để đẩy trái phá đi tới, giống như hỏa lực cá nhân. Có bác nào biết loại vũ khí cháu mô tả không? Cháu không biết tên loại này


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 11 Tháng Chín, 2009, 01:47:10 am
Đạn AK loại rẻ tiền áo bằng thép mạ đồng còn lõi bằng chì chứ làm gì mà toàn thép không?
===============================================
 Cái này bác nói gần đúng. Đạn AK ngoài là lớp đồng. Lõi là sắt . Giữa là lớp chì mỏng


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 11 Tháng Chín, 2009, 02:03:00 am
Đạn AK loại rẻ tiền áo bằng thép mạ đồng còn lõi bằng chì chứ làm gì mà toàn thép không?
===============================================
 Cái này bác nói gần đúng. Đạn AK ngoài là lớp đồng. Lõi là sắt . Giữa là lớp chì mỏng
Cháu đọc tài liệu thấy khi bên K QĐ Việt Nam chủ yếu sử dụng hỏa lực là nhiều. Mỗi tiểu đội chỉ còn 5-7 người mà đa phần là B41, B40 khoảng chừng 1-3 tay súng Ak là cùng thôi.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 11 Tháng Chín, 2009, 02:03:23 am
đầu đạn của M16 làm bằng chì khi vào cơ thể lạnh đột ngột thế là thành các mảnh vở tung tóe trong cơ thể. Các y sĩ phải gắp từng mảnh ra, xử lí không khéo thì không chết củng dẫn đến vô sinh.
========================================================
  ;D ;D ;D Ngày xưa em trót dại ăn thịt cầy bắn bằng đạn này. Có lẽ nhiếm chì qua thịt cầy nên giờ mắc bệnh thấy gái ko khoái . Xìu xìu ển ển tội lắm . Đã thế cứ phải ăn thịt chó cho đỡ nhớ thịt cầy . Bác xem có y sỹ nào đã gắp mảnh chì của đạn M-16 cho em cái địa chỉ . Em nhờ chữa khỏi bịnh, em hậu tạ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 11 Tháng Chín, 2009, 02:09:30 am
Cháu đọc tài liệu thấy khi bên K QĐ Việt Nam chủ yếu sử dụng hỏa lực là nhiều. Mỗi tiểu đội chỉ còn 5-7 người mà đa phần là B41, B40 khoảng chừng 1-3 tay súng Ak là cùng thôi.
==============================================
 Có lẽ theo điều kiện chiến trường thôi .Biên chế theo sách : 1 a đủ 12 lính . 1 B hoặc M79, 1 RPD còn lại là tiểu liên .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 11 Tháng Chín, 2009, 02:22:24 am
Cháu đọc tài liệu thấy khi bên K QĐ Việt Nam chủ yếu sử dụng hỏa lực là nhiều. Mỗi tiểu đội chỉ còn 5-7 người mà đa phần là B41, B40 khoảng chừng 1-3 tay súng Ak là cùng thôi.
==============================================
 Có lẽ theo điều kiện chiến trường thôi .Biên chế theo sách : 1 a đủ 12 lính . 1 B hoặc M79, 1 RPD còn lại là tiểu liên .
Hỏa lực nhiều như vậy nên lính K đón giao thừa bằng B41 đó hen! Tựa vào gò mối bắn chỉ thiên lên trời! Cháu nghe nói thế à.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 11 Tháng Chín, 2009, 07:12:10 am
Nếu bác nào đã từng làm bật lửa bằng đạn thì biết đầu nó bằng gì. Nguyên liệu 2 viên Ak, 2 viên đạn đại liên K53 ,1 đoạn vỏ đạn 12,7 ly, 1 lõi bánh xe bật lửa ga. Cách làm: tháo hết đầu đạn,đổ thuốc đi màh mòn hết phần vỏ thép ở đít đầu đạn. Cho vào bếp để chảy hết chì ra,vứt bỏ lõi thép,giữ lại phần vỏ,xè 1 đầu thành khe để lắp bánh răng,1 đầu cắt  ngang bằng tầm đá lửa để gắn bấc. Cắt 2 viên K53 đi 1/3,dùng vỏ 12,7 ly làm đai,ngắn dài tùy khéo tay,vì nhiều thằng nó còn khắc chạm 2 con chim Bồ cu gắn mỏ vào nhau. Đóng đai vào 2 viên Ak làm thân, 2 viên K53 làm nắp. Đổ xăng vào và Điếu đâu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 11 Tháng Chín, 2009, 12:11:33 pm
Sức công phá của đạn AK thì em được mục kích. Con Dê bị trúng đạn ở khoảng cách 60-70 m,đạn xuyên chéo ức đi qua tim trổ ra đường nách. Lỗ vào nhỏ nhưng đường ra to bằng nửa bàn tay. Mổ ra quả tim rách miếng lớn bằng 3 đầu đạn. Đạn AR15 em thấy không ăn thua, có bác bạn nhậu của em,là thương binh năm 72 bị rơi vào ổ phục,3 bác đi thì 1 nằm lại 2 bị dính nhưng chạy thoát. Bác này bị 1 viên AR15 xuyên qua má,vào hàm dưới, chỉ bị gẫy mấy cái răng và vết sẹo nhỏ ở má. Lần đó mà dính đạn AK, thì chắc chắn không còn hàm để nhai.

Chưa ăn thua, đạn M16 bắn vào chân, chui lên bụng, xuyên qua buồng phổi và trổ ra ở đỉnh đầu.

Không tin? Đó là đoạn giới thiệu về sức mạnh cây M-16 của các chiên gia Mỹ.
Có trổ lên đỉnh đầu hay không thì cháu không biết, nhưng mà đầu đạn của M16 làm bằng chì khi vào cơ thể lạnh đột ngột thế là thành các mảnh vở tung tóe trong cơ thể. Các y sĩ phải gắp từng mảnh ra, xử lí không khéo thì không chết củng dẫn đến vô sinh. Cái thâm độc của thằng Mĩ là thế đó, cả cái vũ khí của nó củng độc ác không kém gì nó ( Mặt dù cháu nói câu này thì hơi ấu trĩ, vì chỉ có người xử dụng và mục đích xử dụng xấu thôi. Chứ vũ khí nó vô tội trong tất cả các cuộc chiến). Nhưng mà sao cháu thấy mấy bàn đến Ak-47, M16 không thôi. Còn cái tiểu liên của tụi diệt chủng thì sao. Theo cháu được biết thì nó xài loại tiểu liên do Trung Quốc sản xuất. Đặt điểm nhận diện là phát đầu tiên của loại này là bắn hơi để đẩy trái phá đi tới, giống như hỏa lực cá nhân. Có bác nào biết loại vũ khí cháu mô tả không? Cháu không biết tên loại này
Đính chính lính Pôn Pốt dùng Ak có gắn quả AT bắn dạn như hỏa lực


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bichuoi trong 11 Tháng Chín, 2009, 04:09:18 pm
Nếu bác nào đã từng làm bật lửa bằng đạn thì biết đầu nó bằng gì. Nguyên liệu 2 viên Ak, 2 viên đạn đại liên K53 ,1 đoạn vỏ đạn 12,7 ly, 1 lõi bánh xe bật lửa ga. Cách làm: tháo hết đầu đạn,đổ thuốc đi màh mòn hết phần vỏ thép ở đít đầu đạn. Cho vào bếp để chảy hết chì ra,vứt bỏ lõi thép,giữ lại phần vỏ,xè 1 đầu thành khe để lắp bánh răng,1 đầu cắt  ngang bằng tầm đá lửa để gắn bấc. Cắt 2 viên K53 đi 1/3,dùng vỏ 12,7 ly làm đai,ngắn dài tùy khéo tay,vì nhiều thằng nó còn khắc chạm 2 con chim Bồ cu gắn mỏ vào nhau. Đóng đai vào 2 viên Ak làm thân, 2 viên K53 làm nắp. Đổ xăng vào và Điếu đâu.

Trước mình có một cái khắc hình cô gái rất đẹp nhưng bị mất rồi. Vì dùng lâu bánh xe mòn không kiếm được cái bánh xe loại nhỏ cho vừa cái nắp.

@MUCTAU: Ngày xưa miền Bắc chỉ phổ biến "Bật lửa tầu, cho dầu cũng cháy" khó kiếm bánh xe như bật ga bây h


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 11 Tháng Chín, 2009, 07:28:01 pm
Trước mình có một cái khắc hình cô gái rất đẹp nhưng bị mất rồi. Vì dùng lâu bánh xe mòn không kiếm được cái bánh xe loại nhỏ cho vừa cái nắp
===================================
Dùng bánh xe bật lửa ga vừa đẹp .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Chín, 2009, 07:44:50 pm
Hồi em ở trên HG, lính cũng hay làm loại bật lửa này. Thường dùng đạn K-53 vì nó to hơn đạn K-56, ít phải đổ xăng hơn. Em có cái bật lửa "đểu" làm bằng vỏ đạn AR15 post lên cho các bác tham khảo, em đổ xăng Zippo vào vẫn dùng tốt! ;D

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/DSC00059.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: angko krao trong 11 Tháng Chín, 2009, 08:07:48 pm
 ;D Cái quẹt của TL bằng vỏ AK mà ! Ở TP.HCM , ghé Bảo tàng tội ác chiến tranh ( trên đường Võ Văn Tần ) hay chịu khó đi xa tí, lên Khu di tích địa đạo Củ Chi, mấy cái hộp quẹt "nhái" kiểu này, bán cho du khách tính Đôla không đấy bác ! Có cả đèn dầu, tim đèn tự đẩy lên khi nhấn xuống , làm từ vỏ đạn M79 , bán mắc kinh hồn, còn bằng nhôm tiện thì rẻ hơn !


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: haanh trong 11 Tháng Chín, 2009, 08:13:10 pm
hehe , hồi xưa bên K cũng chơi loại quẹt như thế này nhưng đa số là hình apsara , em phải đổi 90 viên 1 cái hộp quẹt , qui ra thóc mắc hơn địa đạo Củ Chi bán  ;D Hôm rồi con gái em nó mua 1 trái M79 tặng bố có 45 nghìn , ở trong là 1 cái hộp quẹt ga chính hiệu  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Chín, 2009, 08:16:33 pm
Cái quẹt của TL bằng vỏ AK mà !
--------------------------
 Do em chụp nghiêng nên bác thấy nó to ra thôi, chính xác nó là đạn 5,45 của Mỹ đó. Em được một cô bạn tặng khi 2 đứa đi chui địa đạo Củ Chi ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: zutiah trong 11 Tháng Chín, 2009, 08:29:58 pm
Do em chụp nghiêng nên bác thấy nó to ra thôi, chính xác nó là đạn 5,45 của Mỹ đó. Em được một cô bạn tặng khi 2 đứa đi chui địa đạo Củ Chi ;D
Chết thật. Tư lệnh đi đâu không đi, lại đỉ chir ku với một cô bạn, lại còn chui hầm nữa ;D. May mà cô bạn của TL tặng cái bật lửa đóa, chứ tặng cái khác thì khéo nguy to.
Thế tại sao các loại ak mới bây giờ lại toàn chuyển ra loại chuẩn nato nhỉ? Bác nào cho em biết với.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 11 Tháng Chín, 2009, 08:48:10 pm
Lính mình ở những đơn vị trực chiến súng đạn nhiều rỗi việc. Nghĩ ra lắm thứ, như cưa liều phóng B41 ra làm nhẫn,vòng . Đánh bóng trông như bạc đẹp cực kỳ,thợ kim hoàn còn chào thua,rồi lấy vỏ nhựa đựng đạn cao xạ 37 ly làm lọ hoa,cắt tỉa thôi rồi. Rỗi việc làm giết thời gian,tặng bạn bè làm kỷ niệm.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 11 Tháng Chín, 2009, 11:10:30 pm
Do em chụp nghiêng nên bác thấy nó to ra thôi, chính xác nó là đạn 5,45 của Mỹ đó. Em được một cô bạn tặng khi 2 đứa đi chui địa đạo Củ Chi ;D
Chết thật. Tư lệnh đi đâu không đi, lại đỉ chir ku với một cô bạn, lại còn chui hầm nữa ;D. May mà cô bạn của TL tặng cái bật lửa đóa, chứ tặng cái khác thì khéo nguy to.
Thế tại sao các loại ak mới bây giờ lại toàn chuyển ra loại chuẩn nato nhỉ? Bác nào cho em biết với.

Nó xuất khẩu nên phải chiều theo cỡ đạn của Nato thôi chứ hàng nội địa với mấy thăng nhập súng của nó vẫn đạn 7,62 thôi

@dongadoan:hị hị Mẽo nó xài đạn Ngố từ bao giờ rứa bạn?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 11 Tháng Chín, 2009, 11:38:51 pm
 Cái bật lửa như của bác Đoành MT cũng đã làm bằng đạn AR-15 và đạn AK . Có điều xí hơn vì phải nhờ thợ gò hàn họ gắn hộ.
 Các bác cho em hỏi cách ''xử lí'' đầu đạn M-79 để làm đèn .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: trauxanh trong 11 Tháng Chín, 2009, 11:51:26 pm
Đọc xong từng ấy trang mới thấy tâm lý tôn sùng hàng Nga Xô ở mình quả là vẫn cao thật ...

Vấn đề ở đây không phải là tôn sùng, thật sự ra là ở chủ đề này mọi người đang thảo luận chia sẽ nhứng hiểu biết về khẩu súng AK
cây súng gắn bó với chiến sĩ ta trong các cuộc chiến. và thực sự nnos đã thể hiện tính hiệu quả của hàng nga xô qua thực tế


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 12 Tháng Chín, 2009, 05:26:00 am
Cái quẹt của TL bằng vỏ AK mà !
--------------------------
 Do em chụp nghiêng nên bác thấy nó to ra thôi, chính xác nó là đạn 5,45 của Mỹ đó. Em được một cô bạn tặng khi 2 đứa đi chui địa đạo Củ Chi ;D

Chắc lộn rồi bác ơi! Đạn Mỹ này làm ra phòng khi cướp được AK74 thì nhét vô bắn luôn quá! ;D
Mà sao đang súng lại chuyển qua đạn rồi về tới hộp quẹt với chui lỗ vầy nè trời???!!!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Chín, 2009, 07:45:31 am
Hì, nhầm thật! Đính chính lại là đạn cỡ 5,56 của AR15. ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 12 Tháng Chín, 2009, 04:35:29 pm
Ak nó khỏe,nó bền,dễ sử dụng bảo quản. Giờ các bác lôi nhược điểm nó ra đi. Em thấy nó nặng,đi xa mà mang nó cũng oải lắm, nó giật mạnh,nên bắn loạt dài khó chính xác. Còn tiếp đi các bác.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tontu01 trong 12 Tháng Chín, 2009, 05:18:18 pm
(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/DSC00059.jpg)
Loại này em củng có 1 cái. Đám bạn khen không đụng hàng , bây giờ thì đụng hàng rồi  :-\


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vuthanhhuy01 trong 13 Tháng Chín, 2009, 08:54:37 pm
HQ đánh bộ nhà ta dùng ak-74 thôi phải không các bác


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Chín, 2009, 05:08:07 pm
HQ đánh bộ nhà ta dùng ak-74 thôi phải không các bác
----------------------------
 Nguồn đi bạn! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vuthanhhuy01 trong 14 Tháng Chín, 2009, 06:41:02 pm
HQ đánh bộ nhà ta dùng ak-74 thôi phải không các bác
----------------------------
 Nguồn đi bạn! ;D
Thì em không biết mới hỏi các bác chứ em mà biết thì hỏi làm chi ::) ::) ::) ::)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bocuaHeliox trong 14 Tháng Chín, 2009, 06:50:19 pm
HQ đánh bộ nhà ta dùng ak-74 thôi phải không các bác
----------------------------
 Nguồn đi bạn! ;D
Thì em không biết mới hỏi các bác chứ em mà biết thì hỏi làm chi ::) ::) ::) ::)
Có gì khó hiểu đâu bạn ơi ;D. Bạn để ý nhé: 47 lộn đầu, lộn đuôi sẽ thành 74 đúng không nào? Từ đó, cứ thế mà suy ra tức là Ak-47 cầm lộn ngược lại sẽ thành Ak-74 ;D - hiểu như là xicalo với xì cà lồ ý ;D Đơn giản thế thôi, bạn hiểu chưa? ;D.
 Xem ra cái tin HQ đánh bộ nhà mình được tran bị Ak-47 lộn ngược được cập nhật nhanh quá nhỉ? Thế này còn gì là bí mật quân sự nữa? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ChienV trong 17 Tháng Chín, 2009, 02:02:49 pm
Ak nó khỏe,nó bền,dễ sử dụng bảo quản. Giờ các bác lôi nhược điểm nó ra đi. Em thấy nó nặng,đi xa mà mang nó cũng oải lắm, nó giật mạnh,nên bắn loạt dài khó chính xác. Còn tiếp đi các bác.

Nếu bằng mức giá của M16Axx, nó nhẹ hơn nhiều bác ạ. Ví dụ so AKM của Liên Xô với M16A2 thì AKM đã nhẹ hơn hẳn, dù giá bằng 1/2. Bác thử tưởng tượng 1 khẩu AKM dùng báng súng, ốp nòng, vỏ băng đạn bằng sợi carbon, nắp che bằng nhôm, thoi đẩy, bệ khóa, khóa nòng bằng hợp kim titan.... xem, nó nhẹ hơn cả M16A1 với mức giá tương đương M16A2.

Nhược điểm nặng là do quá rẻ, dùng vật liệu nặng và gia công tồi. Em nghe nói AK của Tiệp nhẹ hơn cả AKM Liên Xô.

Nhược điểm của AK47 là bắn loạt dài khó, song nó không nằm trong tiêu chí thiết kế và sử dụng. Để bắn loạt dài là cỡ trung liên trở lên.

Nhược điểm lớn nhất của AK47 là khó phóng lựu từ nòng. Nhược điểm lớn thứ hai là không tiện nghi cho lính (báng không có giảm chấn, băng đạn dài và cong gây vướng ở tư thế nằm/bò). Nhược thứ 3 là dễ lộ vị trí bắn (tiếng nổ đầu nòng lớn, khói nhiều, chớp lửa đầu nòng lớn)...

Nói chung AK47 mang đủ ưu điểm của súng trường tấn công và nhược điểm của trung liên không càng  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 18 Tháng Chín, 2009, 08:44:59 pm
Em hỏi tí ! Các bác thấy gì ở cái dây khi mang-đeo-treo súng ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 18 Tháng Chín, 2009, 09:00:36 pm
Em hỏi tí ! Các bác thấy gì ở cái dây khi mang-đeo-treo súng ?
Súng AK đa phần có dây súng có vị trí móc tại (1) gờ móc dây gần với ốp lót tay, (2) ở các AK47 và phần lớn các đời AK thì gờ móc dây ở phần tiếp giáp thân súng và của báng súng (thân bên trái). Loại dây súng này tiện lợi cho mang- đeo-treo súng nhất, nhưng chỉ thuận khi khoác vai phải.
Vị trí (2) còn có ở các loại AKMs, AK nòng vát, gờ móc dây này lại ở gần cuối báng súng, nằm tại vị trí mép bụng báng súng gần đế (không phải thân phải hay thân trái báng súng). Loại dây này hơi khó đeo, vì cảm giác súng dài, khi đeo hơi khó chịu. Nhưng khi khoác súng vai phải và vai trái, bên nào cũng không vướng


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 19 Tháng Chín, 2009, 03:36:52 am
Hi hi ! Rất đơn giản ko hiểu sao các nhà SX lại làm thế.
Các bác tập đội ngũ hoặc mang súng đường dài đều biết. Cái khoen tra dây nằm ở báng súng thật là bất tiện . Cả 3 tư thế : Mang - đeo- treo toàn làm súng đung đưa lật ra xa người. Ở vị trí này , dây dài nên treo súng 1 bên nó sệ xuống HTĐ thúc vào dây lưng rất khó chịu khi hành quân. Mang súng, khi tập đội ngũ, phần thân súng lật ra ngoài, HTĐ chọc vào sườn trái nhất là lúc đi nghiêm chào. Khi quấn dây vào tay bắn. Tỷ lệ dây và cẳng tay ko phù hợp, bắn ko chắc tay. Anh em toàn bỏ khoen thắt dây vào cổ báng súng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: American standard trong 19 Tháng Chín, 2009, 09:07:56 pm
HQ đánh bộ nhà ta dùng ak-74 thôi phải không các bác
----------------------------
 Nguồn đi bạn! ;D
Bác vào gamevn tìm từ AK-74 sẽ thấy nguồn ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 21 Tháng Chín, 2009, 01:53:24 am
 Cảm ơn bác HUYPHUC. Em cũng rất mê AK nhưng hiểu về nó mù mờ lắm.Nay được bác giảng giải cặn kẽ, lại lấy ví dụ rất trực quan. Trình độ lớp 4 trường làng như em cũng hiểu.
 Em có một thắc mắc từ lâu.Xin bác chỉ cho : Đầu đạn lửa khác đầu đạn thường về hình dạng, kích thước. Vậy trọng tâm của nó có khác với đầu đạn thường. Tính chất con quay của nó còn ko? Sức công phá mục tiêu của nó có khác đầu đạn thường ko?
 Bác rất thẳng tính, quan điểm rõ ràng. Em rất quý. Dù sao, bác dùng từ chỉ trích hơi quá. Em góp ý vậy chắc bác ko giận.
 Mong những bài mới của bác.
 Nữa đi anh !


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: phuc trong 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:16:33 am
cho mình hỏi áp suất khí thuốc trong nòng khi bắn của súng ak47 là bao nhiu


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 21 Tháng Mười Một, 2009, 07:19:21 pm
 Lực đẩy đủ để đẩy viên đạn rời đầu nòng và bay đi đến mục tiêu cần bắn với vận tốc nhiều trăm mét trên giây , nó có thể bay xa không thể tưởng tượng hết rồi rơi xuống đất .
 Ai mà nhớ cho hết những chỉ tiêu kỹ thuật áp xuất lực nén lực đẩy của đầu đạn AK khi rời đầu nòng .
 Mấy bác bên quân khí vào giải thích hộ anh em đi

 Theo điều lệnh đã học khi mang vác AK đã học ở thao trường thì phải đeo AK dọc theo thân người vế bên phải nên chuyện khuyên treo dây súng là cần thiết . Trong hành quân tác chiến hay khi tư thế chiến đấu chúng tôi chẳng dùng đến những động tác đã học được bao nhiêu .
  Khi khoác dây súng lên vai luôn hất đầu nòng súng về phía trước sao cho thân súng gần ngang với mặt đất , như vậy sẽ tiện lợi hơn khi tác chiến gặp địch có thể nổ súng nhanh hơn , nhìn qua thì hơi mất tác phong nhưng được cái tiện .
  Khi bắn súng thì chẳng thấy ai quấn dây súng vào tay bao giờ , tay cầm súng hơi nghiêng cho ca tút văng ra không bật vào mặt mình rồi điểm xạ ngang tầm bụng đối thủ hất lên , theo độ giật của súng ta quét được một đường chéo độ sát thương đối thủ nhiều hơn , tay cò đặt sâu vào cuối đốt tay thứ 2 bóp rồi thả ngay bảo đảm không bao giờ tắc cú , tay trái cầm chặt ốp che tay ghì xuống độ giật của súng cũng sẽ giảm nhiều .
 Khi trên đường hành quân xa thường lính mình khoác súng lên vai , bụng ốp che tay trên vai đuôi băng tiếp đạn chạm lưng tay phải hơi vít đầu nòng súng xuống vậy là đi , lầm lũi mà đi nếu gặp địch cũng rất nhanh rút được súng về mà bắn .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 22 Tháng Mười Một, 2009, 11:13:31 pm
 Em thường phải mang súng đi đường dài nên chuyện vị trí dây đeo súng rất đáng lưu ý. Trong thực tế, chỉ có bắn bia ở vị trí đứng bắn mới sử dụng dây súng quấn vào cẳng tay trái. Bắn nhanh thì quấn làm sao kịp.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Lính tình nguyện trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 03:53:31 am
Chứng tỏ AK bắn giựt rất mạnh đúng không các chú?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 11:48:08 am
 Giật không đáng kể. Nó nẩy nòng hướng lên trên làm chệch hướng bắn ban đầu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: TQNam trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 11:50:23 am
Nó chỉ vừa đủ cho nhiều chị em bắn lần đầu tè dầm thôi. Oa oa oa.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 12:31:46 pm
Chứng tỏ AK bắn giựt rất mạnh đúng không các chú?
Nếu mà kê báng vào mồm, bóp cò=> răng ra đi, hàm ở lại. :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 12:33:22 pm
Nó chỉ vừa đủ cho nhiều chị em bắn lần đầu tè dầm thôi. Oa oa oa.

Thực tiễn thao trường em có thấy các chị em bắn lần đầu tè dầm đâu bác ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 12:36:04 pm
Nó chỉ vừa đủ cho nhiều chị em bắn lần đầu tè dầm thôi. Oa oa oa.

Thực tiễn thao trường em có thấy các chị em bắn lần đầu tè dầm đâu bác ;D

Dạ, em thì có thấy rồi bác ạ. Khóc tu tu nữa cơ. :D Nhưng chả hiểu sao chị em bắn phần lớn chính xác hơn anh em?! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: thainhi_vn trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 12:43:22 pm
Nó chỉ vừa đủ cho nhiều chị em bắn lần đầu tè dầm thôi. Oa oa oa.

Thực tiễn thao trường em có thấy các chị em bắn lần đầu tè dầm đâu bác ;D

Dạ, em thì có thấy rồi bác ạ. Khóc tu tu nữa cơ. :D Nhưng chả hiểu sao chị em bắn phần lớn chính xác hơn anh em?! ;D

Nhưng quan trọng là chị em ta ít hồi hộp hoặc háo hức như anh em ta, dẫn đến bắn chính xác hơn. Anh em nào lạnh tanh mới qua cửa này được.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: TQNam trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 01:17:49 pm
Ông OldBuff coi trường bắn một ngày.
Ông DepTraiDeu coi trường bắn một ngày khác.
Hai ông cùng coi trường bắn, một ông thấy, một ông không. Cách nhau mấy ngày?

Thôi, chạy, kẻo hai ông bắn mình.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:15:26 pm
Một nghiên cứu khoa học cho biết, do nhịp tim của đa phần chị em chậm hơn đàn ông nên hơi thở của chị em dài hơn --> đường ngắm chuẩn và ít bị dao động hơn cánh mày râu chúng ta. ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 24 Tháng Mười Một, 2009, 09:12:29 pm
Cho hỏi tí,mới được bắn ak hà chưa được bắn ckc. vậy cảm giác bắn ckc nó ra sao bác nào bắn rồi chia sẻ với, có giống như ak bắn từng viên không? 


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: MUCTAU trong 25 Tháng Mười Một, 2009, 08:33:56 am
Cảm giác khi bắn ckc và ak khác hẳn nhau. Ckc giật mạnh hơn ak,đầu nòng không nẩy lên như ak tiếng nổ to nhưng trầm hơn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Mười Một, 2009, 08:57:19 am
 Khi bắn súng tay ghì chắc nhưng cơ tay nên lỏng không nên gồng cơ ghì chặt súng quá , đưa đầu ruồi và khi thước ngắm tới mục tiêu thả từ trên từ từ xuống rồi nhẹ nhàng bóp cò bảo đảm mục tiêu sẽ bị hạ , không nên ghì chặt súng áp má ngắm kỹ quá mục tiêu sẽ nhòe trong mắt mình rồi tay ghì súng mỏi vậy là độ chính xác sẽ mất đi .  :o
 Tôi bắn súng thành tích tương đối khá và đó là kinh nghiệm của tôi , gần đây mắt kém rồi nhìn thấy mục tiêu thấy khe thước ngắm mất đầu ruồi , có đầu ruồi có khe thước ngắm thì lại mất mục tiêu .
 Trên thao trường có lẽ tôi là người máu lạnh , khi được gọi lên bệ bắn tôi bước lên tỉnh bơ bòm bòm 3 phát lạnh te rồi cắm cờ chờ kết quả . Chẳng thấy hồi hộp gì . :D
 Trong chiến trường chẳng mấy khi sử dụng đến đường ngắm cơ bản toàn bắn ứng dụng hết , lia súng về vị trí cần bắn rồi bóp cò , nó cũng tạo được bản năng của bắn ứng dụng , tầm hướng nào lia súng nó cũng có cữ ở tay của mình , phản xạ tự nhiên khiến mình bắn súng như vậy lúc nào không hay , trong chiến đấu mà cứ chờ ngắm với chả nghía có ngày địch nó cho mình đi tàu 6 tấm trước . ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Lính tình nguyện trong 14 Tháng Mười Hai, 2009, 08:28:38 pm
Lâu rồi không thấy mọi người bàn thêm về Ak nhỉ. Mình tìm thấy 1 trang web nói đến sự cải tiến của Ak, mời các bác cùng đọc..


http://images.google.ch/imgres?imgurl=http://img131.imageshack.us/img131/6710/ak47rf2.jpg&imgrefurl=http://passionmilitaria.conceptforum.net/divers-f22/les-differentes-ak-partie-1-les-modeles-russes-t9655.htm&usg=__2JuUqgjmWBk3b0QE14sr5LbC4NQ=&h=289&w=800&sz=87&hl=fr&start=1&um=1&tbnid=SQdxuUl8M9xDHM:&tbnh=52&tbnw=143&prev=/images%3Fq%3DAK47%2Bversion%2Bam%25C3%25A9lior%25C3%25A9%26hl%3Dfr%26sa%3DN%26um%3D1


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 14 Tháng Mười Hai, 2009, 10:08:13 pm
 Các Bác cho mình hỏi với . Không biết vì sao mà AK của mình có ngâm nước hay ngâm sình lúc đưa lên là bắn tốt ngay , chứ không như súng M16 hay đại liên M60 của Mỹ ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: thainhi_vn trong 14 Tháng Mười Hai, 2009, 10:58:25 pm
Với cái trích khí to bằng cả ngón tay út, bác xem có hạt nước hay bụi có thể làm khó được AK-47 chăng?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 07:31:14 pm
 Khẩu súng M6o của Mỹ pít tông trích khí còn to hơn cã AK mà vẩn thường xuyên bị kẹt đạn , nếu súng khô dầu hay bị mưa nhiều ngày . Còn AK thì vô tư bọn mình dầm mưa cã tháng , qua suối có khi cã súng dìm dưới nước khi lên chỉ xóc xóc cho chảy nước ra , có khi cũng chẳng có thời gian lau súng , súng rỉ xét đỏ au như con tôm luộc thế mà vẫn nổ tốt , còn M60 và M16 của Mỹ là bị hóc ngay . Khi súng bị hóc lúc nào cũng có một vỏ đạn ( ca tút) nằm trong buồn đạn , không bay ra được . Như vậy thì tại sao , các nhà quân khí của mình có tìm được nguyên nhân không ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 08:10:45 am
MP-44, là "súng ngắn bắn nhanh", sub-machine gun (tên MP trong tiếng Đức). Hitler còn đặt cho nó cái tên STG-súng bão, STG-44. Súng này có tầm bắn độ chính xác... như súng ngắn.
Bác Phúc này, cái vàng vàng íh, theo cái Janes Defence thì đạn 7,92x33 mm Kurz có sơ tốc là 650 m/s, động năng của đạn là 1468J, e nghĩ với thông số như thế này thì cũng ko đến độ như súng ngắn đâu bác ạ. Theo ý kiến của riêng em thì, gọi MP-44 là súng ngắn bắn nhanh thì hơi tội nghiệp cho nó (mặc dù cha đẻ của nó muốn nó làm MP thật), nhưng mà gọi nó là súng trường tấn công thì chẳng đúng tẹo nào. Có lẽ nó là 1 kiểu "lại cái" chăng  ;D ,


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 08:59:55 am
vậy cái thằng Desert Eagle sài đạn .50ace hay ancolda sài đạn .44Magnum không phải súng ngắn chắc,năng lượng ngang ngửa ak


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 09:16:08 am
vậy cái thằng Desert Eagle sài đạn .50ace hay ancolda sài đạn .44Magnum không phải súng ngắn chắc,năng lượng ngang ngửa ak
Không đơn giản vậy bạn a`, đạn .50AE của DE nặng 21.1 g, sơ tốc khoảng 400 m/s, đạn .44 Magnum nặng khoảng 16g, sơ tốc khoảng 450 m/s với khối lượng lớn và sơ tốc chỉ đạt trung bình như vậy, 2 loại đạn này có tầm bắn hiệu quả rất thấp. Cái mình muốn nói ở đây là, với khối lượng khoảng 7g, sơ tốc 650 m/s; đạn 7,92 Kurz 43 dù đc bắn từ 1 khẩu súng tồi tệ như MP-44 cũng đạt được tầm bắn hiệu quả ở 1 mức độ nào đó chứ? Quả thật 7,92 Kurz có tên ban đầu là Pistolenpatrone 43, nhưng nói nó là đạn súng ngắn thì không chính xác cho lắm.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 09:31:18 am
chắc chắn là tầm bắn phải thấp hơn rồi vì nòng nó ngắn tủn hà, thời gian gia tốc trong nòng không đủ lâu đề có vận tốc lớn,còn mp 44 nòng dài hơn thì gia tốc phải lớn hơn rồi.vậy chứ theo bạn m9 với mp5 sài cùng loại đạn 9 x 19 đó thì cái nào mạnh hơn,tầm bắn hiệu quả ai cao hơn


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 09:55:41 am
thời gian gia tốc trong nòng không đủ lâu đề có vận tốc lớn,còn mp 44 nòng dài hơn thì gia tốc phải lớn hơn rồi.vậy chứ theo bạn m9 với mp5 sài cùng loại đạn 9 x 19 đó thì cái nào mạnh hơn,tầm bắn hiệu quả ai cao hơn
Cái màu màu đó, sơ tốc đạn phụ thuộc nhiều yếu tố, kiểu thuốc, loại thuốc, khối lượng đầu đạn, độ dài nòng. Đạn 7,92x33 có sơ tốc lớn hơn .50AE và .44 magnum ko phải chỉ vì MP-44 có nòng dài hơn, mà hơn nữa, các thông số mà bạn hay thấy là bắn ở trong nòng lý tưởng, mà nòng lý tưởng thì dài vô tận mà  ;).
Mà bác huyphuc đâu íh nhỉ, muốn nghe cao kiến của bác ấy lắm cơ!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 10:10:06 am
Cảm giác khi bắn ckc và ak khác hẳn nhau. Ckc giật mạnh hơn ak,đầu nòng không nẩy lên như ak tiếng nổ to nhưng trầm hơn.
CKC đanh hơn chứ bác, bắn nghe đoàng... đoàng, còn ak thì nghe bạch bạch... bạch bạch... bạch bạch bạch (e tả có giống ko nhở?). Mà có bác nào từng bắn SVD chưa, e thấy tiếng SVD là khoái nhất, đanh mà lại vang vang nữa


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 12:18:25 pm
Khẩu súng M6o của Mỹ pít tông trích khí còn to hơn cã AK mà vẩn thường xuyên bị kẹt đạn , nếu súng khô dầu hay bị mưa nhiều ngày . Còn AK thì vô tư bọn mình dầm mưa cã tháng , qua suối có khi cã súng dìm dưới nước khi lên chỉ xóc xóc cho chảy nước ra , có khi cũng chẳng có thời gian lau súng , súng rỉ xét đỏ au như con tôm luộc thế mà vẫn nổ tốt , còn M60 và M16 của Mỹ là bị hóc ngay . Khi súng bị hóc lúc nào cũng có một vỏ đạn ( ca tút) nằm trong buồn đạn , không bay ra được . Như vậy thì tại sao , các nhà quân khí của mình có tìm được nguyên nhân không ?
Gửi bác Hai Ruộng !
 Theo kinh nghiệm và những nhìn nhận thực tế mà mỗi lần tháo lắp hay sử dụng AK của em thôi thì em nhận thấy thế này :
 Pít tông to hay nhỏ của thoi đẩy về trên súng chảng liên qua đến hóc súng khi bắn đâu bác ạ , ngay trên đầu phần trích khí của súng cũng có lỗ thoát khí thừa , khi viên đạn bay đi một phần khí sẽ được trích ra để đẩy thoi đẩy về của súng , khi thoi đẩy về làm việc thì nó sẽ móc ca tút đạn đã sử dụng rồi văng ra ngoài , lực đẩy này từ phần khí được trích nếu phần khí này vẫn thừa thì nó được thoát ra ngoài theo đường trích khí thừa ngay đầu phần trích khí , lò xo đẩy đó sẽ đẩy tiếp viên nữa lên buồng nòng  và cứ thế cho đến hết băng tiếp đạn .
 Vậy thì súng hóc trong chiến đấu không phải nằm ở bộ phận này mà là khe móc ca tút đạn ra khỏi buồng nòng đấy mới là nguyên nhân chính , súng sử dụng nhiều bị mòn phần này , thép luyện không tốt dẫn đến dãn nở khi nhiệt độ cao .
 AK là loại súng có thể quăng quật thoải mái trên mọi địa hình , mọi thời tiết và cũng rất đáng tin cậy trong chiến đấu .
 Chẳng có điều gì khiến người lính " kinh hoàng " hơn là trong chiến đấu súng của mình bị hỏng hóc , bỗng chốc ta trở thành kẻ tay không đánh nhau với kẻ có súng và khi đó xấu hay đẹp nặng hay nhẹ cũng không còn là vẫn đề gì quan trọng nữa phải không bác Hai Ruộng ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongminhkh trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 02:11:45 pm
Món AK này thì chỉ có giáo sư Huy Phuc là số 1! ;D
Hồi này lão ta đi bán mắm ở đâu rồi nhỉ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bach_viet90 trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 05:48:59 pm
bác nào cho em biết thêm về con AKE đi ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 06:36:08 pm
 Bình Yên nói là gần đúng rồi đấy ! Mình phải đợi hảng chế tạo súng của Mỹ nó trả tiền chất xám cho mình , mình mới bật mí yếu tố kỹ thuật đó ra . Mình có thời gian hơn một năm giữ khẩu M60 của Mỹ , một lần chạm súng mình chỉ bắn được một viên là hóc , may là có anh lính mới ngồi trong công sự cùng với mình , nhờ vậy mà mình nhờ vậy mà mình chụp khẩu AK bắn tiếp .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: haanh trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 07:22:11 pm
hehe , em thì dốt cơ khí nhưng thấy súng hóc là đúng như nguyên nhân bác binhyen nói , trường hợp thứ 2 là băng đạn bị móp hoặc lo xo yếu không đẩy viên đạn lên được . Tóm lại Ak chỉ hỏng hóc khi nó quá cũ .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 09:40:56 pm
 Mình đã vẽ autocad cấu tạo hệ thống đẩy vỏ đạn của AK - RPD - M60 và M16 mà sao pót lên mạn không được . Có bạn nào giúp mình cách gữi AUTOCAD lên mạn với


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dksaigon trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 10:40:46 pm
Súng M16 ổ khóa nòng nó chạy trong thân súng như xi lanh pít tông xe, do vậy nó chỉ cần có cát đất lọt vào hoặc bị sét là kẹt " pít tông " ngay! đầu tiên thì AR15 không có cần thúc, M16 bổ sung để khắc phục nhược điểm này! khi ổ khóa nòng không ép sát vào buồng đạn, khóa nòng không bám móc vào đuôi đạn và bị hở khoảng cách kim hỏa không đập được và viên đạn vẫn nằm lại trong ổ đạn!
AK thì bệ khóa nòng chạy trên thân súng như chạy trên đường ray thì ưu điểm của nó hơn M16 chỗ này, cát đất rỉ sét gì cũng không cản được bệ khóa nòng vào vị trí vì lên đạn bằng tay thì lò xo AK cũng rất mạnh, lực dư sức ép khóa nòng ngoạm lấy đít viên đạn và kim hỏa ép sát!, còn khi đã nổ viên đầu thì lực phản về ép lò xo mạnh nên không có lỗi như M16, nhưng vì nó lực kéo khi đạn nổ mạnh quá nên nếu đạn sét đuôi ( xuống cấp ) hoặc đạn vỏ sắt ( đạn VN ) dễ bị giựt đứt đuôi, còn cái ống cát tút ở lại! :D

Thực ra nếu nói súng ngâm nước bắn nổ hay không nổ, thì tùy tình huống cụ thể, thực tế thì M16 hay AK chìm dưới nước 1 thời gian móc lên siết cò ( đạn đã lên nòng ) thì nổ tốt! cái này tôi đã từng bắn hồi mới giải phóng, trong rẫy gần trường lục quân 2 bây giờ, sau GP khoảng hơn tháng lúc tắm suối mò được súng M16 quẳng dưới nước móc lên bóp cò nó vẫn nổ tốt đi hết băng, nước sình văng tùm lum! :D
Còn nếu thọc nòng nửa dưới nước thì AK hay M16 cũng phù nòng, cái vụ này mấy chú đội ta cũng lờ mờ cái chuyện AK thọc xuống nước bắn... không sao?! nên đã thực nghiệm! kết quả là súng hư trả về kho quân khí, mấy thằng chơi trò này bị tôi điểm mặt nhưng... thôi cũng tha! vì súng ngoài sổ sách vẫn dư nên mất 1 khẩu cũng không thành vấn đề! :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 17 Tháng Mười Hai, 2009, 11:50:37 pm
súng M16 quẳng dưới nước móc lên bóp cò nó vẫn nổ tốt đi hết băng, nước sình văng tùm lum! :D
Em cũng từng thử như bác đấy, nhưng mà súng nổ, đạn ko bay mà cái hộp khóa nòng bay, mí mắt phải của em bây giờ còn cái sẹo đây này  ;D. Ma` bác dksaigon này, bác chắc cũng ở cam phải ko ạ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dksaigon trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:16:35 am
He, M16 siết cò đạn nổ mà ổ khóa nòng bay ra được thì chắc trong đó có gài sẵn thuốc nổ C4 mới đủ sức phá thân súng làm ổ khóa nòng văng ra?! ;D
Súng đã nổ thì đạn phải bay, đạn không bay ra được thì nó phá nòng , làm sao nó phá được thân súng? chắc là bạn heaven nhầm cái nắp che cát bụi của cái cửa sổ cho cát tút văng ra? ;)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 11:43:47 am
Mình đã vẽ autocad cấu tạo hệ thống đẩy vỏ đạn của AK - RPD - M60 và M16 mà sao pót lên mạn không được . Có bạn nào giúp mình cách gữi AUTOCAD lên mạn với
Bác xuất ra file ảnh (Jpeg) rồi gửi lên đây. Trong phần print có option chọn đó bác ạ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:43:01 pm
 Có lẽ nhờ Bác D T D hưpớng dẫn kỹ hơn nữa , chứ mình tìm chưa ra cách gửi hình AUTOCAD lên mạn


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 19 Tháng Mười Hai, 2009, 02:06:11 am
He, M16 siết cò đạn nổ mà ổ khóa nòng bay ra được thì chắc trong đó có gài sẵn thuốc nổ C4 mới đủ sức phá thân súng làm ổ khóa nòng văng ra?! ;D
Súng đã nổ thì đạn phải bay, đạn không bay ra được thì nó phá nòng , làm sao nó phá được thân súng? chắc là bạn heaven nhầm cái nắp che cát bụi của cái cửa sổ cho cát tút văng ra? ;)
Híc, em nào có biết đâu bác, em bóp cò, bụp! Mở mắt ra đã thấy cái hộp khóa nòng téc léc, cái tay lên đạn cũng văng ở đường nào, nòng thì hình như vẫn còn nguyên (em chỉ lo để ý cái mặt máu của em thôi  nên ko nhìn kỹ  ;D)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 21 Tháng Mười Hai, 2009, 10:56:57 pm
Mình cố gắn vẽ nguyên lý hoạt động của hệ thống thoát vỏ đạn của súng ak và súng M16 để minh họa thêm cho cách lý giải cua mình về nguyên nhân hay bị kẹt đạn của súng Mỹ , mình cho quét scan rồi nhưng tiếc quá dung lượng đến 1,3MB nên chưa đưa lên được  lên được . Thôi để mình mô tả trước với các bạn .
 Các loại súng phe ta như ẠK,CKC, RPD ... Đều có cấu tạo của hệ thống thoát vỏ đạn giống nhau . Còn hệ thống thoát vỏ đạn của ca-bin , M16 , M60 của Mỹ đều giống nhau cã .
 Súng AK : Ở khóa nòng của súng , bên phải khóa nòng là mấu để ngoạm vào rảnh của đít vỏ đạn , mấu nầy dùng lò so đẩy để mấu luôn luôn ngoạm vào đít vỏ đạn . Phía bên trái của khóa nòng AK được xẻ một rảnh . Khi bắn , lúc đầu đạn vừa qua lỗ trích khí , áp lực khí trích đẩy vào pít tông khóa nòng lôi bệ khóa nòng về phía sau ,lám cho khóa nòng quay một góc để mở khóa nòng , sau khi mở xong khóa nòng bị lôi về phía sau kèm theo vỏ đạn được giử chặt trong gờ của đích đạn và mấu giữ vỏ đạn . Khi vỏ đạn lùi đến ngang cửa thoát vỏ đạn trên thành súng thì lúc nầy , đít vỏ đạn phía bên trái vừa chạm vào một cái gờ cố định ở thành súng phía bên trái khóa nòng , trong khi vỏ đạn lùi về phía sau , bên phải đít vỏ đạn thì bị mấu ngoạm chặt , còn bên phải thì bị cản lại bởi một cái gờ cố định vì vậy vỏ đạn bắt buộc phải văng về phía bên phải ra cửa thoát đạn . Rất là đơn giản (nếu đang giữ súng anh em cứ thử cho nạp đạn vào rồi lấy tay từ từ kéo ra sẽ thấy rỏ nguyên lý hất vỏ đạn của súng , nhớ nội qui an toàn khi sử dụng súng nhé ) .
 Súng M16 :Cũng giống như súng AK ở phần mấu ngoạm đít vỏ đạn ở bên phải khóa nòng . Nhưng phần bên trái lại khác với súng AK , ở chổ : Ngay trong bệ khóa nòng lệch về phía bên trái của đít vỏ đạn , súng Mỹ có khoan một lỗ sâu vào khóa nòng sau đó lắp một cái lò so nhỏ xíu ( vì bệ khóa nòng nhỏ nên không thể chế tạo lò xo lớn được) , lò xo nầy đây vào một cái chốt  , chốt đẩy vào góc bên trái của đít vỏ đạn để vỏ đạn văng xéo về phía bên phải ra cửa thoát .
  So sánh hai cách thoát vỏ đạn :
  Ta thấy cách thoát vỏ đạn của AK rất đơn giản mà rất hiệu quả . Một cái gờ cố định cản vào góc trái của vỏ đạn trong khi vỏ đạn đang lùi về với sức mạnh của lực trích khí thì làm sao mà kẹt cho được . Như vậy một bài toán hóc búa được giải bằng phép giải hết sức đơn giản và hiệu quả chứng tỏ người sáng chế rất là thông minh và giàu kinh nghiệm .
   Còn cách thoát vỏ đạn của M16 có nhiều yếu điểm hơn :
 - lò xo đẩy vỏ đạn thoát ra khỏi hộp khóa nòng rất nhỏ nên lực đẩy lúc nào cũng yếu , dể bị kẹt . Chỉ cần súng bị nước mưa vào khgoá nòng , nước mưa ngắm vào lò xo đẩy vỏ đạn là coi như toi .
 - Khi bắn nhiều súng bị nóng làm cho lò xo mềm lực đẩy yếu cũng sẽ gây kẹt vỏ đạn trong hộp khóa nòng .
 - Súng sử dụng lâu bị mòn , đít vỏ đạn bị lỏng vỏ đạn bị rớt ra khỏi mấu trước khi vỏ đạn ra đến cửa thoát là cũng bị kẹt .
 - Chế tạo rất là phức tạp , khó sửa chửa , khó lắp ráp .
     Thời gian giữ M60 của mình cũng gần một năm , mấy lần kẹt đạn cũng đều nằm trong lý do trên . Cuối cùng mình vứt trả lại quân khí khẩu M60 , đổi lấy khẩu RPD bắn tốt hơn nhiều . Sau nầy mình được khẩu ca bin chiến lợi phẩm để đi săn , mình tháo ra xem cấu tạo cũng như M60 , sau đó mình mượn khẩu M16 của du kích xem , cũng không có gì khác .
     Mình khám phá ra yếu điểm nầy đáng lẻ thằng Mỹ phải trả tiền chất xám cho mình đấy . Ha ! ha ! ha !


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: quyenkh trong 22 Tháng Mười Hai, 2009, 11:30:57 am
Chuyển giúp bác Hairuong .

(http://i1021.photobucket.com/albums/af337/hairuong747/Untitled-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 22 Tháng Mười Hai, 2009, 08:35:00 pm
 Chú thích tấm ảnh trên :
 Ảnh bên phải : hệ thống thoát vỏ đạn của M16 .
 Ảnh bên trái  : HTTV đạn của AK .
 Số 1 : Mấu giữ đít vỏ đạn .
 Số 2 : Đối với súng AK ( hình bên trái ) gờ cố định trên thành hộp khóa nòng dùng để gạc vỏ đạn văng xéo ra bên ngoài theo cửa thoát , khi khóa nòng kéo vỏ đạn xuống . Đối với M16 là lò xo đây vào đít vỏ đạn để vỏ đạn văng xéo ra ngoài theo cửa thoát . Chính vì cấu tạo thiếu thông minh như vậy cho nên súng Mỹ thường hay bị kẹt vỏ đạn trong khóa nòng so với khẩu AK của Liên Xô .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bach_viet90 trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 08:49:40 pm
cho mình hỏi một câu nhé

báng súng hai loại này loại nào thích hợp với người lính hơn ???



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 09:45:14 pm
 Bạn bách Viet hỏi chung chung quá . Nếu xét về cấu tạo thì báng súng hai loại ngang nhau M16 có kết cấu thẳng vì thước ngắm của nó cao , còn AK thì thước ngắm thấp hơn nên bá phải hơi nghiêng xuống để sao cho khi tỳ bá súng vào vai thì tầm ngắm của thước ngang tầm mắt . Về vật liệu thì báng nào bằng nhựa nó sẽ nhẹ hơn . Tuy nhiên nếu súng quá nhe chưa chắc hẳn đã là tốt , vì súng nhẹ khi bắn nó sẽ giật lùi mạnh hơn ( M1 x V1 = M2 x V2 ) . Như vậy khối lượng đạn và vận tốc đạn khi ra khỏi nòng là không thay đổi , nếu khối lượng súng M1 càng lớn thì vận tốc giật lùi V2 của súng càng nhỏ . Vì vậy mà súng RPD ít giật hơn AK , khi bắn đạn gom hơn . Còn nếu xét vị trí quai đeo súng thì vị trí của AK thuận tiện hơn khi ta đeo súng nòng súng trúc xuống dước , với kiểu đeo súng nầy khi tao ngộ chiến thì bộ đội ta chuyển súng về vị trí bắn nhanh hơn súng M16 .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dksaigon trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 10:56:41 pm
cho mình hỏi một câu nhé

báng súng hai loại này loại nào thích hợp với người lính hơn ???


Bạn này nghe mấy ông ca súng AK và chê M16 quá nên có vẻ " khíu chọ " ( ???)  ;)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bach_viet90 trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 11:00:51 pm
có phải  kiểu báng súng thẳng như M16 làm súng giật theo phương ngang còn AK thì có xu hướng xoay quanh vai
vậy M16 khi bắn sẽ đỡ giật hơn ???



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 07:43:08 am
cho mình hỏi một câu nhé

báng súng hai loại này loại nào thích hợp với người lính hơn ???


Báng của M-16 dễ ngắm hơn khi bắn loạt, báng kiểu Ak-47 bắn 1 hoặc 2 viên/ lần thì ko sao, nhiều hơn thì dễ mất đường ngắm. Từ Ak-74 trở về sau, báng được nâng lên gần như song song với thân súng, không giống kiểu báng của súng trường truyền thống nữa. Có lẽ báng song song với thân thích hợp cho súng trường tấn công hơn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:18:40 am
 Báng súng thẳng kiểu M16 , hay báng súng kiểu truyền thống của AK theo mình nghĩ nó không ảnh hưởng nhiều đến tư thế tấn công đâu . Nếu súng AK truyền thống khi địch đông ở cự ly gần ta chỉ cần lật nghiêng khẩu súng là có thể siết nguyên băng cũng rất tốt . Tuy nhiên người lính bắn nguyên băng chưa hẳn là tốt hơn bắn điểm xạ đâu . Một nhóm mình bốn người dàng hàng ngang khi cách địch chưa đầy 7 mét mình là người đứng gần địch nhất đã bị nó siết nguyên băng nó bắn làm hai lần phơ đi rồi phơ lại đến nổi thuốc súng cháy chưa hết còn trong nòng văng cã vào mặt mình . Vậy mà bốn anh em mình không trúng một viên nào cã , cũng may là nhờ phúc đức ông bà , nếu không thì giờ nầy đã xanh cỏ từ lâu . Nhưng mình muốn chứng minh là cách bắn nguyên băng là không hiệu quả chút nào hết . Lúc đó chỉ cần ta bình tỉnh điểm xạ thật nhanh từng thằng một , vậy mà chắc ăn hơn . Nếu không tin , các bạn thử lăn thùng phuy ra để cách 10 mét rồi siết nguyên băng thử xem có mấy viên đạn lọt vào thùng phuy . Vì khi bắn như vậy ở đầu nòng là bựng lửa và khói che mất tầm nhìn có thấy đường đâu nữa mà ngắm mục tiêu . Đây là kinh nghiệm máu xương của anh em mình muốn truyền đạt lại cho con cháu sau nầy giữ biên giới hải đảo , nếu gặp kẻ thù nó có đông thật đông đi nữa thì vẫn cứ bình tỉnh điểm xạ thật nhanh từng thằng một , chứ đừng bao giờ siết nguyên băng uổng đạn mà không trúng nó đâu , mà nếu loạt đạn đầu mà không diệt được vài thằng thì coi như mình bị nó diệt thôi , đó là qui luật sống còn của chiến tranh .
 Còn AK cải tiến thành báng thẳng có lẻ do yếu tố kỹ thuật nhiều hơn vì báng thẳng dể gá vào súng hơn là báng nghiêng . Báng nghiêng chỉ bắt được hai con vít ở cổ báng súng thôi cho nên báng cần phải làm bằng gổ tốt mới chắc được . Gổ tốt ngày nay rất khó tìm


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:33:17 am
Cuối cùng cũng tìm được video về cái vụ "hộp khoá nòng bay" của M-16
http://www.youtube.com/watch?v=AGwkHktkTxU (http://www.youtube.com/watch?v=AGwkHktkTxU)
Các bác xem ở 1:30 ấy, cái hộp khoá nòng văng mất, băng đạn bị rơi, nhưng cái nòng còn nguyên, giống hệt như trường hợp của em!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tvm303 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:39:18 am
Ước gì nhà mình được trang bị AK đời mới như AK-74M, AK-103/104. Như vậy thì người lính bộ binh thời nay sẽ sướng hơn thời xưa khá nhiều.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:43:19 am
 Còn AK cải tiến thành báng thẳng có lẻ do yếu tố kỹ thuật nhiều hơn vì báng thẳng dể gá vào súng hơn là báng nghiêng . Báng nghiêng chỉ bắt được hai con vít ở cổ báng súng thôi cho nên báng cần phải làm bằng gổ tốt mới chắc được . Gổ tốt ngày nay rất khó tìm
Nếu nói vậy thì không giải thích được trường hợp cái báng gập bác ạ, AKS-47 có báng nghiêng, còn AKMS báng cũng gần như song song với thân, 2 cái báng này được gá vào thân cùng 1 kiểu. Nhưng hoàn toàn đồng ý với bác là Ak ít ai bắn cả băng, mà bắn cả băng thì hay rơi vào 3 trường hợp: lính mới, đang rút chạy, trong film  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tvm303 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:52:05 am
Các loại súng hiện đại thậm chí còn giúp cho những cậu tân binh vẫn bắn điểm xa được bằng cách cài vào chế độ bắn burst 3 viên một, tuy nhiên em thấy nếu cần kíp bắn áp chế, gìm đầu đối phương ta vẫn có thể bắn loạt dài (ko phải cả băng, tầm 10 viên hay 15 viên thôi).


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 12:00:17 pm
Ước gì nhà mình được trang bị AK đời mới như AK-74M, AK-103/104. Như vậy thì người lính bộ binh thời nay sẽ sướng hơn thời xưa khá nhiều.
Hôm nọ em có xem phóng sự trên kênh Russia Today, quân Nga ở Chét-xờ-nha đòi đổi AK-74 lấy AKM, lí do là đạn của AK-74, mặc dù ai cũng khen là tốt, nhưng lính thì bảo bắn tụi Chét-xờ-nha không chết, đạn mà trúng bụi cây thì hay bị chệch hướng. Trong khi đó tụi khủng bố Chét-xờ-nha dùng AKM với RPD tỏ ra có ưu thế vượt trội. Vậy là quân Nga phải tăng cường AKM cho các đơn vị ở đấy!
Các bác có ý kiến gì về vụ này không? Em chưa được bắn AK-74 bao giờ nên cũng không rõ đạn của nó làm ăn thế nào.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: thainhi_vn trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 12:00:26 pm
Ước gì nhà mình được trang bị AK đời mới như AK-74M, AK-103/104. Như vậy thì người lính bộ binh thời nay sẽ sướng hơn thời xưa khá nhiều.

AK-74 dùng đạn 5.45, AK-103/104 dùng đạn 7.62. Theo em nếu kinh tế thì chỉ cần AK-74M là ngon rồi vì súng và đạn đều nhẹ hơn (chờ thằng Nga thay súng), còn ngon nữa thì dùng AK-107  ;)

Theo em biết thì đạn M74 nguyên thủy chỉ là loại M43 thu nhỏ nên nhẹ và động năng thấp. Còn bây giờ, sau 10 năm, đạn mới cải tiến nhiều, có lẽ đã khác phục được tình trạng trên


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 12:13:36 pm
Các loại súng hiện đại thậm chí còn giúp cho những cậu tân binh vẫn bắn điểm xa được bằng cách cài vào chế độ bắn burst 3 viên một, tuy nhiên em thấy nếu cần kíp bắn áp chế, gìm đầu đối phương ta vẫn có thể bắn loạt dài (ko phải cả băng, tầm 10 viên hay 15 viên thôi).
Đầu thập niên 80, để giải quyết vấn đề "siêu nhanh" và "siêu tốn đạn" của M16A1, thay vì dùng các giải pháp truyền thống như chỉnh sửa cơ cấu trích khí, hoặc dùng khóa nòng nặng hơn, quân đội Mỹ lại nghĩ ra một giải pháp "thiên tài" là tạo ra khẩu M16A2 chỉ có 2 chế độ bắn: 1 viên hoặc 3 viên/ 1 lần (có muốn bắn xả láng cũng không được). Hậu quả là lính Mỹ than trời, chế độ bắn 3 viên chỉ có tác dụng khi ở khoảng cách trung bình, còn ở tầm gần rất khó phản ứng, vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi lính Mỹ phải chiến đấu trong điều kiện chiến tranh đường phố. Đó là lí do tại sao trong các kiểu súng trường tấn công mà Mỹ có, lính Mỹ thích M4A1 nhất.
Còn bắn loại dài 10-15 viên mà có hiệu quả thì gần như là không thể với AK, RPD thì chắc được.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 12:50:05 pm
Theo em biết thì đạn M74 nguyên thủy chỉ là loại M43 thu nhỏ nên nhẹ và động năng thấp. Còn bây giờ, sau 10 năm, đạn mới cải tiến nhiều, có lẽ đã khác phục được tình trạng trên
Cái vụ lính Nga đòi thay AK-74 bằng AKM là năm 2004, năm đấy thì chắc lính Nga đã dùng 7N6 với 7N10 rồi (7N22 với 7N24 thì đắt quá, chắc không trang bị đại trà). Nhưng đạn AK-74 đời đầu khác hẳn đạn M43 bạn ạ, nó có phần giống với đạn M193 của NATO, có lõi thép đúc với 1 khoang rỗng nhỏ ở đầu. Bạn gúc thiết kế của 2 loại đạn sẽ thấy!
Mà nhân tiện, động năng của đạn 5.45x39, tất cả các đời,  đều khá thấp. Ngay cả đạn 7N22 cũng chỉ có 1430J, tuy nhiên do thiết kể của đạn, độ sát thương (trên sách vở và tài liệu mình đọc)  là rất cao. Chính vì thế nên mình mới thắc mắc là tại sao lính Nga đòi đổi AKM  ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 07:20:00 pm
 Mình nghĩ muốn sử dụnh vũ khí có hiệu quả vẫn phải khổ luyện , thao trường đổ mồ hôi , chiến trường bớt đổ máu . Thời bọn mình do nhu cầu của chiến trường nên chỉ được học qua loa thôi . Sau đó vừa đánh nhau vừa học , chính lúc nầy anh em mình mới thấy quan trọnh không thể thiếu được ở những đợt tập huấn ấy , kết hợp với kinh nghiệm của lớp đàn anh chống Mỹ truyền lại , không phải chỉ biết ngắm chính xác không thôi , mà quan trọng là phải luyện tay cò , khi nằm trên võng vẫn phải luyện tay cò . Luyện làm sao khi bóp vào buông ra là chỉ đúng nhịp hai viên . Còn một điều quan trọng nữa khi xiếc cò là chỉ cử động có hai lóng ngoài của ngón tay trỏ mà thôi , luyện được như vậy thì khi siếc cò súng mới không rung , không được ngoéo cã ngón tay trỏ . Động tác nầy phải luyện cã tháng trời đấy . Sau đó tới bắn gần và bắn nhanh vào mục tiêu mà không cần đưa súng lên ngắm , mà chỉ bắn điểm xạ hai viên thôi . Động tác nầy trinh sát rất cần .
  Còn khẩu RPD - RPK có thể bắn một loạt 10-15 viên rất tốt vì nhờ có chân chống và súng tương đối nặng nên đạn rất gom , mình đã bắn thử vào ụ mối cách 100 mét mà dấu đạn xuyên chỉ cánh nhau tối đa khoảng chưa tới gang tay , chứng tỏ đạn bay rất gom . Vì vậy loại hỏa lực nầy dùng để phục kích bố trí bắn rọc theo dọc đội hình quân địch là rất hiệu quả . Còn ria ngang chỉ để hù địch mà thôi , tức là bắn ghìm đầu để nó sợ nó nằm xuống rồi dùng loại hỏa lực khác để mà tiêu diệt chúng


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 07:27:39 pm
  Còn khẩu RPD - RPK có thể bắn một loạt 10-15 viên rất tốt vì nhờ có chân chống và súng tương đối nặng nên đạn rất gom , mình đã bắn thử vào ụ mối cách 100 mét mà dấu đạn xuyên chỉ cánh nhau tối đa khoảng chưa tới gang tay , chứng tỏ đạn bay rất gom . Vì vậy loại hỏa lực nầy dùng để phục kích bố trí bắn rọc theo dọc đội hình quân địch là rất hiệu quả . Còn ria ngang chỉ để hù địch mà thôi , tức là bắn ghìm đầu để nó sợ nó nằm xuống rồi dùng loại hỏa lực khác để mà tiêu diệt chúng
RPK bắn khác RPD lắm không bác, RPD bắn rất đầm tay nhưng thay đạn thì hơi mệt chút, còn RPK em chưa được thử bao giờ!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 07:39:50 pm
 RPK giống hệt như AK nhưng nòng dài hơn AK và đầu nòng có hai chân chống , RPK nhẹ hơn RPD , có thể lắp đạn bắng hộp tiếp đạn của AK . Còn hộp tiếp đạn của RPK dài hơn băng đạn AK một tý đựng được 40 viên , AK chỉ có 30 viên . RPK còn có thể lắp hộp tiếp đạn tròn 100 viên .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 08:52:37 pm
Theo em biết thì đạn M74 nguyên thủy chỉ là loại M43 thu nhỏ nên nhẹ và động năng thấp. Còn bây giờ, sau 10 năm, đạn mới cải tiến nhiều, có lẽ đã khác phục được tình trạng trên
Cái vụ lính Nga đòi thay AK-74 bằng AKM là năm 2004, năm đấy thì chắc lính Nga đã dùng 7N6 với 7N10 rồi (7N22 với 7N24 thì đắt quá, chắc không trang bị đại trà). Nhưng đạn AK-74 đời đầu khác hẳn đạn M43 bạn ạ, nó có phần giống với đạn M193 của NATO, có lõi thép đúc với 1 khoang rỗng nhỏ ở đầu. Bạn gúc thiết kế của 2 loại đạn sẽ thấy!
Mà nhân tiện, động năng của đạn 5.45x39, tất cả các đời,  đều khá thấp. Ngay cả đạn 7N22 cũng chỉ có 1430J, tuy nhiên do thiết kể của đạn, độ sát thương (trên sách vở và tài liệu mình đọc)  là rất cao. Chính vì thế nên mình mới thắc mắc là tại sao lính Nga đòi đổi AKM  ???

Tại đạn AK-74 mất sức ở tầm xa và sau khi xuyên


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dksaigon trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 09:15:48 pm
@Hai Ruộng: băng RPK có băng 50 v.
Bác đã bắn AK lật ngang gác băng lên cánh tay trái chưa? mình bắn thử kiểu này để xem đường đạn thế nào ( bắn kiểu này rất chắc và đường đạn đi ngang để dễ kiểm tra ), bắn vào tường, cự li 10m, kết quả viên thứ 2 cách viên thứ 1... các viên cách đều khoảng 40 cm ! mấy thằng cùng thử và rút ra kết luận: bắn thẳng không tì vai thì chỉ trúng hay không chỉ viên đầu, còn từ viên thứ 2 trở đi thì...tìm chim! :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 10:49:05 pm
Báng súng thẳng kiểu M16 , hay báng súng kiểu truyền thống của AK theo mình nghĩ nó không ảnh hưởng nhiều đến tư thế tấn công đâu . Nếu súng AK truyền thống khi địch đông ở cự ly gần ta chỉ cần lật nghiêng khẩu súng là có thể siết nguyên băng cũng rất tốt . Tuy nhiên người lính bắn nguyên băng chưa hẳn là tốt hơn bắn điểm xạ đâu . Một nhóm mình bốn người dàng hàng ngang khi cách địch chưa đầy 7 mét mình là người đứng gần địch nhất đã bị nó siết nguyên băng nó bắn làm hai lần phơ đi rồi phơ lại đến nổi thuốc súng cháy chưa hết còn trong nòng văng cã vào mặt mình . Vậy mà bốn anh em mình không trúng một viên nào cã , cũng may là nhờ phúc đức ông bà , nếu không thì giờ nầy đã xanh cỏ từ lâu . Nhưng mình muốn chứng minh là cách bắn nguyên băng là không hiệu quả chút nào hết . Lúc đó chỉ cần ta bình tỉnh điểm xạ thật nhanh từng thằng một , vậy mà chắc ăn hơn . Nếu không tin , các bạn thử lăn thùng phuy ra để cách 10 mét rồi siết nguyên băng thử xem có mấy viên đạn lọt vào thùng phuy . Vì khi bắn như vậy ở đầu nòng là bựng lửa và khói che mất tầm nhìn có thấy đường đâu nữa mà ngắm mục tiêu . Đây là kinh nghiệm máu xương của anh em mình muốn truyền đạt lại cho con cháu sau nầy giữ biên giới hải đảo , nếu gặp kẻ thù nó có đông thật đông đi nữa thì vẫn cứ bình tỉnh điểm xạ thật nhanh từng thằng một , chứ đừng bao giờ siết nguyên băng uổng đạn mà không trúng nó đâu , mà nếu loạt đạn đầu mà không diệt được vài thằng thì coi như mình bị nó diệt thôi , đó là qui luật sống còn của chiến tranh .
 Còn AK cải tiến thành báng thẳng có lẻ do yếu tố kỹ thuật nhiều hơn vì báng thẳng dể gá vào súng hơn là báng nghiêng . Báng nghiêng chỉ bắt được hai con vít ở cổ báng súng thôi cho nên báng cần phải làm bằng gổ tốt mới chắc được . Gổ tốt ngày nay rất khó tìm


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: bach_viet90 trong 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:21:11 pm
các bác  cho nhận xét vè hệ thống trích khí của  G36 so với   AK

loại nào tỏ ra hiệu quả và ổn định hơn ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 03:21:37 am
RPK giống hệt như AK nhưng nòng dài hơn AK và đầu nòng có hai chân chống , RPK nhẹ hơn RPD , có thể lắp đạn bắng hộp tiếp đạn của AK . Còn hộp tiếp đạn của RPK dài hơn băng đạn AK một tý đựng được 40 viên , AK chỉ có 30 viên . RPK còn có thể lắp hộp tiếp đạn tròn 100 viên .
Vậy RPK bắn cảm giác hệt như AK hả bác. Mà cái băng tròn 100 viên của Trung Quốc ấy thì AK lắp vẫn được mà?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 07:39:31 am
Báng súng thẳng kiểu M16 , hay báng súng kiểu truyền thống của AK theo mình nghĩ nó không ảnh hưởng nhiều đến tư thế tấn công đâu . Nếu súng AK truyền thống khi địch đông ở cự ly gần ta chỉ cần lật nghiêng khẩu súng là có thể siết nguyên băng cũng rất tốt . Tuy nhiên người lính bắn nguyên băng chưa hẳn là tốt hơn bắn điểm xạ đâu . Một nhóm mình bốn người dàng hàng ngang khi cách địch chưa đầy 7 mét mình là người đứng gần địch nhất đã bị nó siết nguyên băng nó bắn làm hai lần phơ đi rồi phơ lại đến nổi thuốc súng cháy chưa hết còn trong nòng văng cã vào mặt mình . Vậy mà bốn anh em mình không trúng một viên nào cã , cũng may là nhờ phúc đức ông bà , nếu không thì giờ nầy đã xanh cỏ từ lâu . Nhưng mình muốn chứng minh là cách bắn nguyên băng là không hiệu quả chút nào hết . Lúc đó chỉ cần ta bình tỉnh điểm xạ thật nhanh từng thằng một , vậy mà chắc ăn hơn . Nếu không tin , các bạn thử lăn thùng phuy ra để cách 10 mét rồi siết nguyên băng thử xem có mấy viên đạn lọt vào thùng phuy . Vì khi bắn như vậy ở đầu nòng là bựng lửa và khói che mất tầm nhìn có thấy đường đâu nữa mà ngắm mục tiêu . Đây là kinh nghiệm máu xương của anh em mình muốn truyền đạt lại cho con cháu sau nầy giữ biên giới hải đảo , nếu gặp kẻ thù nó có đông thật đông đi nữa thì vẫn cứ bình tỉnh điểm xạ thật nhanh từng thằng một , chứ đừng bao giờ siết nguyên băng uổng đạn mà không trúng nó đâu , mà nếu loạt đạn đầu mà không diệt được vài thằng thì coi như mình bị nó diệt thôi , đó là qui luật sống còn của chiến tranh .
 Còn AK cải tiến thành báng thẳng có lẻ do yếu tố kỹ thuật nhiều hơn vì báng thẳng dể gá vào súng hơn là báng nghiêng . Báng nghiêng chỉ bắt được hai con vít ở cổ báng súng thôi cho nên báng cần phải làm bằng gổ tốt mới chắc được . Gổ tốt ngày nay rất khó tìm

Trên đường đi Đà Lạt, có đi qua 1 cánh rừng phòng hộ, ở đó trồng toàn lại gỗ Trắc (không biết em nhớ phải không, vì lúc ấy lo ngắm cô hướng dẫn viên nhiều hơn là ngắm gỗ ::) ), cô ấy giới thiệu là loại gỗ này lúc cây còn sống đốt không cháy và rất cứng nên được trồng làm rừng phòng hộ và để bên quân đội sản xuất báng và ốp lót súng  :)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: thainhi_vn trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 07:40:26 am
Báng súng thẳng kiểu M16 , hay báng súng kiểu truyền thống của AK theo mình nghĩ nó không ảnh hưởng nhiều đến tư thế tấn công đâu . Nếu súng AK truyền thống khi địch đông ở cự ly gần ta chỉ cần lật nghiêng khẩu súng là có thể siết nguyên băng cũng rất tốt . Tuy nhiên người lính bắn nguyên băng chưa hẳn là tốt hơn bắn điểm xạ đâu . Một nhóm mình bốn người dàng hàng ngang khi cách địch chưa đầy 7 mét mình là người đứng gần địch nhất đã bị nó siết nguyên băng nó bắn làm hai lần phơ đi rồi phơ lại đến nổi thuốc súng cháy chưa hết còn trong nòng văng cã vào mặt mình . Vậy mà bốn anh em mình không trúng một viên nào cã , cũng may là nhờ phúc đức ông bà , nếu không thì giờ nầy đã xanh cỏ từ lâu . Nhưng mình muốn chứng minh là cách bắn nguyên băng là không hiệu quả chút nào hết . Lúc đó chỉ cần ta bình tỉnh điểm xạ thật nhanh từng thằng một , vậy mà chắc ăn hơn . Nếu không tin , các bạn thử lăn thùng phuy ra để cách 10 mét rồi siết nguyên băng thử xem có mấy viên đạn lọt vào thùng phuy . Vì khi bắn như vậy ở đầu nòng là bựng lửa và khói che mất tầm nhìn có thấy đường đâu nữa mà ngắm mục tiêu . Đây là kinh nghiệm máu xương của anh em mình muốn truyền đạt lại cho con cháu sau nầy giữ biên giới hải đảo , nếu gặp kẻ thù nó có đông thật đông đi nữa thì vẫn cứ bình tỉnh điểm xạ thật nhanh từng thằng một , chứ đừng bao giờ siết nguyên băng uổng đạn mà không trúng nó đâu , mà nếu loạt đạn đầu mà không diệt được vài thằng thì coi như mình bị nó diệt thôi , đó là qui luật sống còn của chiến tranh .
 Còn AK cải tiến thành báng thẳng có lẻ do yếu tố kỹ thuật nhiều hơn vì báng thẳng dể gá vào súng hơn là báng nghiêng . Báng nghiêng chỉ bắt được hai con vít ở cổ báng súng thôi cho nên báng cần phải làm bằng gổ tốt mới chắc được . Gổ tốt ngày nay rất khó tìm

Trên đường đi Đà Lạt, có đi qua 1 cánh rừng phòng hộ, ở đó trồng toàn lại gỗ Trắc (không biết em nhớ phải không, vì lúc ấy lo ngắm cô hướng dẫn viên nhiều hơn là ngắm gỗ ::) ), cô ấy giới thiệu là loại gỗ này lúc cây còn sống đốt không cháy và rất cứng nên được trồng làm rừng phòng hộ và để bên quân đội sản xuất báng và ốp lót súng  :)

Ý bác muốn nói là rừng giá tỵ ở Định Quán chăng?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 08:29:41 am
các bác  cho nhận xét vè hệ thống trích khí của  G36 so với   AK

loại nào tỏ ra hiệu quả và ổn định hơn ???

2 cái đều là short-stroke piston cả, G-36 không dùng direct-impingement như M-16, hiệu quả và ổn định  hệ thống trích khí của G-36 có thể nói tương đương với AK.
Kết cấu đây
(http://www.famous-guns.com/wp-content/uploads/hk-g36-03-interns.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8f/Trich_khi_ak.JPG)
Mình sẽ cố tìm hình ảnh nét hơn, bạn dùng cái này tạm!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 10:10:12 am
 Cái yếu điểm của các loại súng Mỹ kể cả M16 khiến nó thường xuyên bị kẹt đạn không phải là ở hệ thống trích khí , mà là ở hệ thống đẩy vỏ đạn văng ra khỏi bệ khóa nòng ,như hình vẽ nguyên lý của mình đưa ra ở trang 35 ( nhờ QKH pót lên đó ) . Như vậy dù cho nó có bắt chước hệ thống trích khí như AK đi nữa thì cũng không giải quyết được yếu điểm hay bị kẹt lại vỏ đạn trong buồn ( đúng là coi vậy mà sao bọn chế tạo súng của Mỹ nầy nó lại kém thông minh nhỉ ) .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 10:20:43 am
Cái yếu điểm của các loại súng Mỹ kể cả M16 khiến nó thường xuyên bị kẹt đạn không phải là ở hệ thống trích khí , mà là ở hệ thống đẩy vỏ đạn văng ra khỏi bệ khóa nòng ,như hình vẽ nguyên lý của mình đưa ra ở trang 35 ( nhờ QKH pót lên đó ) . Như vậy dù cho nó có bắt chước hệ thống trích khí như AK đi nữa thì cũng không giải quyết được yếu điểm hay bị kẹt lại vỏ đạn trong buồn ( đúng là coi vậy mà sao bọn chế tạo súng của Mỹ nầy nó lại kém thông minh nhỉ ) .
thì em có nói nguyên nhân hoàn toàn do hệ thống trích khí đâu, nhưng mà cái hệ thống thiên tài này đúng là có công lớn làm kẹt đạn đó bác. Nếu bắn quài mà không chịu chùi là cái khoá nòng nó bám đầy mụi than. Cái này thì em từng thấy tận mắt, nếu mà không chịu chùi khoá nòng với mấy thứ linh tinh trong đấy thì nó hay kẹt hơn hẳn, đặc biệt sau khoảng 20 băng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 01:50:34 pm
Cho em hỏi đạn ak khi bắn ra thì ma sát với không khí rất lớn nên phải rất nóng,vậy sao chì không bị chảy ra.? ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: cobra062000 trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 03:10:29 pm
Cho em hỏi đạn ak khi bắn ra thì ma sát với không khí rất lớn nên phải rất nóng,vậy sao chì không bị chảy ra.? ???
Câu hỏi của bạn rất hay, tuy nhiên không biết bạn hỏi để làm gì? >:(


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 06:57:33 pm

Ý bác muốn nói là rừng giá tỵ ở Định Quán chăng?
Em chả nhớ đâu bác ạ, hehe, lý do của em rất chính đáng cơ mà
Nhưng có khi là Định Quán thật vì em nhớ mang máng là trước hay sau chổ Đá Chồng 1 tí


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 09:06:33 pm
 Trả lời bạnTANK ; Tất cã các lại súng bắn từ mặt đất kễ cã pháo lớn hay pháo tăng sự ma sát của không khí và cộng thêm cã ma sát nòng súng ban đầu , tuy có lớn nhưng sinh nhiệt không đủ làm nóng đỏ viên đạn thì làm sao mà chảy chì cho được . Các bạn có thấy súng bắn ban đêm không ? Nếu là đạn chì có bao giờ nhìn thấy lằn lửa đỏ bay ra khỏi nòng đâu ( ngoại trừ đạn chiếu sáng ) . Trong quá trình đạn bay ra khỏi nòng nhiệt lượng sinh ra do ma sát thì cũng có nhiệt lượng mất đi do đầu đạn tiếp xúc với không khí , quá trình sinh nhiệt và thất thoát nhiệt do trao đổi cân bằng với nhau nên nhiệt lượng ( sức nóng ) không đu làm cho chảy chì . Nếu ta lên vũ trụ bắn xuống thì gia tốc do trọng trường gây ra sẽ làm cho viên đạn bốc thành hơi khi va vào không khí


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 09:13:21 pm
Hì, đầu đạn của súng quân dụng chỉ có lõi chì thôi, ở ngoài là vỏ đồng Biteman ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 09:28:04 pm
Hì, đầu đạn của súng quân dụng chỉ có lõi chì thôi, ở ngoài là vỏ đồng Biteman ;D

hehe đạn súng quân dụng chì không có vỏ bọc được sử dụng trong nội chiến Nga đầu thế kỷ trước.
Quân đỏ và quân trắng choảng nhau chí chết. Quân trắng thiếu đạn phải đúc đạn chì không vỏ bọc để bắn, kết quả là tầm bắn và độ chính xác bị ảnh hưởng, tuy nhiên vết thương thì khỏi nói! :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dksaigon trong 29 Tháng Mười Hai, 2009, 09:36:09 pm
Cho em hỏi đạn ak khi bắn ra thì ma sát với không khí rất lớn nên phải rất nóng,vậy sao chì không bị chảy ra.? ???
Câu hỏi của bạn rất hay, tuy nhiên không biết bạn hỏi để làm gì? >:(

Câu trả lời ở ngay câu hỏi! vậy sao chì không bị chảy ra ... vậy thì ngược lại! ;D
Vậy cũng hỏi! :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: conlinh trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 01:22:11 am
Câu trả lời ở ngay câu hỏi! vậy sao chì không bị chảy ra ... vậy thì ngược lại! ;D
Vậy cũng hỏi! :D

Chú dksaigon cho cháu hỏi cái loại này lõi của nó là gì vậy hả chú :
(http://i739.photobucket.com/albums/xx39/conlinh/Copy4ofVKbb.jpg)

nó hay đi cùng cái loại AK này chú ạ :
(http://i739.photobucket.com/albums/xx39/conlinh/CopyofVKbb.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tvm303 trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 01:25:41 am
Đạn này là súng phóng lựu, không giống đạn súng bộ binh. Đạn phóng lựu thì có nhiều loại, HE, HE-FRAG, đạn cháy, đạn khói, đạn cay, đạn Stun,...


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 03:54:52 am
cái loại này lõi của nó là gì vậy hả chú :
(http://i739.photobucket.com/albums/xx39/conlinh/Copy4ofVKbb.jpg)

nó hay đi cùng cái loại AK này chú ạ :
(http://i739.photobucket.com/albums/xx39/conlinh/CopyofVKbb.jpg)
Đạn đấy hình như không phải của GP-25 các bác ơi, nó có vỏ!--> hình như là hàng airsoft, có mấy cái lỗ để bắn bb kìa!
Đạn GP-25 thế này cơ mà
(http://world.guns.ru/grenade/gp-25-vog.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 06:06:07 am
 Loại đạn nầy giống như đạn chài của M79 . Hồi trước anh em trinh sát mình thường sử dụng ba loại đạn M79 . Loại thường có đầu máu vàng , đầu hơi nhọn giống như quả đạn đó nhưng không có lỗ , một loại đầu tròn như quả trứng sơn màu trắng hơn , hai loại nầy đều là loại đầu đạn nổ . Còn một loại đầu đạn bằng nhưa màu đen có nhiều lỗ như vậy , khi bắn nó chỉ phun ra nhiều viên bi bằng chì thôi , đầu đạn không nổ như hai loại kia . Anh em trinh sát mình khi đi đầu thường lắp loại đạn nầy để bắn gần khi bất ngờ gặp địch . Có một lần ở rìa phum TU-BI (Ba Rai , kong pong thom) . Anh em Trinh Sát D7 đang cắt rừng từ đám rừng sậy lúc băng qua đường mòn gần cứ của địch, bất thình lình gặp một thằng từ trong cứ của chúng đi ra . vì đường cong và rừng sậy um tùm , nên khi gặp nhau chỉ còn cách nhau chừng hai , ba mét . Anh Ngọc đi đầu đội hình đang cầm khẩu M79 gắn đạn chài , khi gặp bọn mình tên địch quay lưng chạy , bị anh Ngọc tróc cho một phát đạn chài vào lưng ở khoảng cách chừng hai ba mét . Tên nầy vừa chạy vào cứ của chúng vừa la vừa khóc, sau đó tên nầy có chết không thì anh em mình cũng không biết . Bọn mình cũng phải tìm cách chuyển hướng ngay sau đó .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 07:48:04 am
Còn một loại đầu đạn bằng nhưa màu đen có nhiều lỗ như vậy , khi bắn nó chỉ phun ra nhiều viên bi bằng chì thôi , đầu đạn không nổ như hai loại kia .
Cháu tưởng bằng nhôm chứ bác? Hoá ra là bằng nhựa  :o


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 12:53:57 pm
Vậy là nhiệt độ đủ mà nhiệt lượng thiếu. Theo em chì vẫn có thể chảy ra ngoài vỏ được nhưng tại vì thời gian bay ngắn quá không đủ để nó chảy ;) ,ủa mà sao nếu viên đan bằng chì bắn vào vật cứng hơn(sắt) thì nó không bị vỡ hay bẹp dúm lại mà tan chảy thành nhiều viên chì nhỏ văng tung tóe ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: haidangngay trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 01:15:28 pm
Vậy là nhiệt độ đủ mà nhiệt lượng thiếu. Theo em chì vẫn có thể chảy ra ngoài vỏ được nhưng tại vì thời gian bay ngắn quá không đủ để nó chảy ;) ,ủa mà sao nếu viên đan bằng chì bắn vào vật cứng hơn(sắt) thì nó không bị vỡ hay bẹp dúm lại mà tan chảy thành nhiều viên chì nhỏ văng tung tóe ???
Không biết bạn còn bé hay sao mà hỏi nhiều câu ngô nghê vậy. bạn có biết phân biệt nhiệt độ và nhiệt lượng không!
Và như các bác trả lời trên là nhiệt độ khi viên đạn bay trong không khí thì nhiệt độ không quá cao để có thể chảy được chì nên chẳng có chì nào chảy ra ở đây. Còn trường hợp chì bay từ viên đạn là các viên chì được làm sẵn như trong quả bom bi vậy, chứ không phải chì trong viên đạn chảy ra. Nếu bạn có súng hơi (đạn bằng chì) thì cứ bắn thử vào tấm sắt nào xem kết quả hình dạng viên đạn ra sao nha.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: haanh trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 03:08:13 pm
Còn một loại đầu đạn bằng nhưa màu đen có nhiều lỗ như vậy , khi bắn nó chỉ phun ra nhiều viên bi bằng chì thôi , đầu đạn không nổ như hai loại kia .
Cháu tưởng bằng nhôm chứ bác? Hoá ra là bằng nhựa  :o
hehe , bác HR nói không kỹ thôi bạn ơi , dĩ nhiên vỏ đạn bằng kim loại . Chính xác là loại đạn chài này nó không có đầu đạn , trong ruột vỏ đạn có 1 ống nhựa màu đen như bác HR nói , trên miệng có 1 nắp nhựa màu trắng để bi không rơi ra ngoài . Đạn này bắn xong lấy lại vỏ làm đồ đựng tăm rất đẹp  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: OldBuff trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 04:15:57 pm
Gửi hình và thông tin minh họa đạn lựu VOG-25 và VOG-25P dùng cho GP-25/GP-30 cho các đồng chí và các bạn quan tâm ;)

(http://rus.mil.pl/forum/uploads/sprzet_gp_ostre/__40mm_VOG-25_VOG-25P_diagram.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 06:07:54 pm
Vậy là nhiệt độ đủ mà nhiệt lượng thiếu. Theo em chì vẫn có thể chảy ra ngoài vỏ được nhưng tại vì thời gian bay ngắn quá không đủ để nó chảy ;) ,ủa mà sao nếu viên đan bằng chì bắn vào vật cứng hơn(sắt) thì nó không bị vỡ hay bẹp dúm lại mà tan chảy thành nhiều viên chì nhỏ văng tung tóe ???
Không biết bạn còn bé hay sao mà hỏi nhiều câu ngô nghê vậy. bạn có biết phân biệt nhiệt độ và nhiệt lượng không!
Và như các bác trả lời trên là nhiệt độ khi viên đạn bay trong không khí thì nhiệt độ không quá cao để có thể chảy được chì nên chẳng có chì nào chảy ra ở đây. Còn trường hợp chì bay từ viên đạn là các viên chì được làm sẵn như trong quả bom bi vậy, chứ không phải chì trong viên đạn chảy ra. Nếu bạn có súng hơi (đạn bằng chì) thì cứ bắn thử vào tấm sắt nào xem kết quả hình dạng viên đạn ra sao nha.
]
Đang nói súng thật mà chứ không phải súng hơi.Trường hợp em gặp là con bồ câu đậu trên  trụ rào,ông chú ổng lấy cây cacbin của ổng (đạn đầu đạn đúc bằng chì ) bắn 1 phát trúng cây trụ dưới chân,vậy mà con chim gục tại chỗ.Qua khám nghiệm thấy 2 viên chì hình tròn hơi dẹt nằm bên trong.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 06:20:53 pm
Xin lỗi mấy bác vì có những câu hỏi hơi kì cục nhưng ở đây em muốn các bác xác nhận một điều là chì bên trong viên đạn đang bay ở thể rắn hay lỏng, thế thôi :-\
+nếu rắn thì tại sao khi va chạm vào vật rắn hơn nó lại văn ra những viên chì hình cầu (chứng tỏ nó đã nóng chảy)
+nếu lỏng tại sao nó không chảy ra/hay có 1 lực nào đó giữ nó lại, mà lực đó phải lớn hơn ms nghỉ của khối chì đó sao?
 bác nào rành vật lý giải thích giúp


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hoa_Thuong_Thich_Vat_@ trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 06:51:36 pm
Vậy là nhiệt độ đủ mà nhiệt lượng thiếu. Theo em chì vẫn có thể chảy ra ngoài vỏ được nhưng tại vì thời gian bay ngắn quá không đủ để nó chảy ;) ,ủa mà sao nếu viên đan bằng chì bắn vào vật cứng hơn(sắt) thì nó không bị vỡ hay bẹp dúm lại mà tan chảy thành nhiều viên chì nhỏ văng tung tóe ???
Không biết bạn còn bé hay sao mà hỏi nhiều câu ngô nghê vậy. bạn có biết phân biệt nhiệt độ và nhiệt lượng không!
Và như các bác trả lời trên là nhiệt độ khi viên đạn bay trong không khí thì nhiệt độ không quá cao để có thể chảy được chì nên chẳng có chì nào chảy ra ở đây. Còn trường hợp chì bay từ viên đạn là các viên chì được làm sẵn như trong quả bom bi vậy, chứ không phải chì trong viên đạn chảy ra. Nếu bạn có súng hơi (đạn bằng chì) thì cứ bắn thử vào tấm sắt nào xem kết quả hình dạng viên đạn ra sao nha.
]
Đang nói súng thật mà chứ không phải súng hơi.Trường hợp em gặp là con bồ câu đậu trên  trụ rào,ông chú ổng lấy cây cacbin của ổng (đạn đầu đạn đúc bằng chì ) bắn 1 phát trúng cây trụ dưới chân,vậy mà con chim gục tại chỗ.Qua khám nghiệm thấy 2 viên chì hình tròn hơi dẹt nằm bên trong.

Bạn thích mấy viên bi ?
(http://i944.photobucket.com/albums/ad285/trymto_ttvn/ammo_basic_components.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hoa_Thuong_Thich_Vat_@ trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 06:55:21 pm
Xin lỗi mấy bác vì có những câu hỏi hơi kì cục nhưng ở đây em muốn các bác xác nhận một điều là chì bên trong viên đạn đang bay ở thể rắn hay lỏng, thế thôi :-\
+nếu rắn thì tại sao khi va chạm vào vật rắn hơn nó lại văn ra những viên chì hình cầu (chứng tỏ nó đã nóng chảy)
+nếu lỏng tại sao nó không chảy ra/hay có 1 lực nào đó giữ nó lại, mà lực đó phải lớn hơn ms nghỉ của khối chì đó sao?
 bác nào rành vật lý giải thích giúp
Như tấm hình đã dưa ở trên, đầu đạn khi đang bay vẫn giữ nguyên hình dạng. Khi chạm vào vật rắn nếu là đạn thường thì nó sẽ bẹp lại, còn đạn shot gun ( mà bạn gọi là các bin ấy) nó là 1 tổ hợp nhiều viên bi nhỏ, nên mới có chuyện con chim có 2 viên bi trong người.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 09:04:28 pm
Bộ bác chọc quê em à hay sao mà bảo em không phân biệt được 2 loại đan đó,thiệt là >:(
+lấy cuộn chì bỏ vô cái chén sắt nấu ra,rót vô khuôn đất sét,úp lại đập đập mấy cái. Rồi lấy kiềm vặn vô cactut mà ra được đạn shot gun à ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 09:08:07 pm
Ừ mà nè,cái đuôi chân không sau viên đạn là có lợi hay hại ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 09:10:07 pm
Gửi hình và thông tin minh họa đạn lựu VOG-25 và VOG-25P dùng cho GP-25/GP-30 cho các đồng chí và các bạn quan tâm ;)

(http://rus.mil.pl/forum/uploads/sprzet_gp_ostre/__40mm_VOG-25_VOG-25P_diagram.jpg)
Ôi bác ơi, hình đẹp quá! Bác có cả sách này không ạ, cho cháu với!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hoa_Thuong_Thich_Vat_@ trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 09:45:39 pm
Bộ bác chọc quê em à hay sao mà bảo em không phân biệt được 2 loại đan đó,thiệt là >:(
+lấy cuộn chì bỏ vô cái chén sắt nấu ra,rót vô khuôn đất sét,úp lại đập đập mấy cái. Rồi lấy kiềm vặn vô cactut mà ra được đạn shot gun à ???

Ồ, đã làm súng đạn trái phép còn khoe nữa cơ đấy  :o
Ai bảo cậu nói là đạn các bin, đối với tôi, súng các bin (shotgun) là bắn đạn Gauge 12. Còn hoa cà hoa cải hay tự chế thì về hỏi ông chú xem, ông ấy chế tạo mà. Còn không tin những gì tôi và các bác ở đây nói thì tốt nhất là nên tự tìm hiểu (trong trường hợp đọc không hiểu những thứ các bác ấy viết thì tốt nhất là nên xem lại khả năng của mình).


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tvm303 trong 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:53:50 pm
Bộ bác chọc quê em à hay sao mà bảo em không phân biệt được 2 loại đan đó,thiệt là >:(
+lấy cuộn chì bỏ vô cái chén sắt nấu ra,rót vô khuôn đất sét,úp lại đập đập mấy cái. Rồi lấy kiềm vặn vô cactut mà ra được đạn shot gun à ???

Ồ, đã làm súng đạn trái phép còn khoe nữa cơ đấy  :o
Ai bảo cậu nói là đạn các bin, đối với tôi, súng các bin (shotgun) là bắn đạn Gauge 12. Còn hoa cà hoa cải hay tự chế thì về hỏi ông chú xem, ông ấy chế tạo mà. Còn không tin những gì tôi và các bác ở đây nói thì tốt nhất là nên tự tìm hiểu (trong trường hợp đọc không hiểu những thứ các bác ấy viết thì tốt nhất là nên xem lại khả năng của mình).

Xem ra đ/c chưa hiểu 12 gauge là cái gì. Cái này là cỡ nòng, chứ ko phải loại đạn. Đạn 12 Gauge có các kiểu bird-shot (bi nhỏ, nhiều), buckshot, slug (có cả loại slug-sabot), đạn flechette (đinh), đạn HE, đạn HE-frag, đạn phá cửa, đạn hơi cay, đạn cao su,... Thực ra nói chính xác ko nên gọi shotgun là cạc bin mà nên gọi là súng bắn đạn hoa cải.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: selene0802 trong 31 Tháng Mười Hai, 2009, 07:31:27 am
Bộ bác chọc quê em à hay sao mà bảo em không phân biệt được 2 loại đan đó,thiệt là >:(
+lấy cuộn chì bỏ vô cái chén sắt nấu ra,rót vô khuôn đất sét,úp lại đập đập mấy cái. Rồi lấy kiềm vặn vô cactut mà ra được đạn shot gun à ???

Ồ, đã làm súng đạn trái phép còn khoe nữa cơ đấy  :o
Ai bảo cậu nói là đạn các bin, đối với tôi, súng các bin (shotgun) là bắn đạn Gauge 12. Còn hoa cà hoa cải hay tự chế thì về hỏi ông chú xem, ông ấy chế tạo mà. Còn không tin những gì tôi và các bác ở đây nói thì tốt nhất là nên tự tìm hiểu (trong trường hợp đọc không hiểu những thứ các bác ấy viết thì tốt nhất là nên xem lại khả năng của mình).

Xem ra đ/c chưa hiểu 12 gauge là cái gì. Cái này là cỡ nòng, chứ ko phải loại đạn. Đạn 12 Gauge có các kiểu bird-shot (bi nhỏ, nhiều), buckshot, slug (có cả loại slug-sabot), đạn flechette (đinh), đạn HE, đạn HE-frag, đạn phá cửa, đạn hơi cay, đạn cao su,... Thực ra nói chính xác ko nên gọi shotgun là cạc bin mà nên gọi là súng bắn đạn hoa cải.

Các bin là tên goi cho shotgun từ thời chống Mỹ của các cụ, và thực chất, Gauge cũng có thể dùng là đạn shotgun chung chung cũng ko ai cấm cả :D (vì người ta vẫn gọi đạn cỡ 7.62mm cho Ak dù đạn Ak cũng có rất nhiều kiểu đạn), không cần quá cứng nhắc như thế đâu.
Hòa thượng tánh nó thich vật linh tinh và dùng từ lung tung kiểu bình dân, các cụ thông cảm ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 31 Tháng Mười Hai, 2009, 08:58:17 am
Các bin là tên goi cho shotgun từ thời chống Mỹ của các cụ
Em tưởng các bin là tên gọi của M1 Carbine của các cụ chứ. Còn shotgun thì các cụ gọi là "súng phà" cơ mà!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 31 Tháng Mười Hai, 2009, 09:15:29 am
Đã xác định cây súng mà ổng gọi là cacbin ý là mosin k44 vì bây giờ nó được đánh vecni lại, sơn đen và đang ngự trên vách tường ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: selene0802 trong 31 Tháng Mười Hai, 2009, 12:48:02 pm
Các bin là tên goi cho shotgun từ thời chống Mỹ của các cụ
Em tưởng các bin là tên gọi của M1 Carbine của các cụ chứ. Còn shotgun thì các cụ gọi là "súng phà" cơ mà!
Tớ đâu biết, thấy mấy cụ gần nhà gọi thế nên biết thế :)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 31 Tháng Mười Hai, 2009, 04:02:20 pm
Mà shotgun trong chiến tranh chống Mỹ cả 2 bên đều ít dùng, bởi chiến trường chính là ở rừng, ở các vùng thôn quê, bác AK với bác M-16 còn chưa động nhau thì shotgun làm gì dám hó hé. Chỉ các cuộc chiến sau này, khi chiến tranh đường phố phổ biến, thì shotgun mới có đất dùng!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 31 Tháng Mười Hai, 2009, 09:16:00 pm
Trả lời bạn Tank 90 : Khi viên đạn bay thì viên đạn mang theo  động năng là chính ( M xV ) là chính , còn nhiệt năng sinh ra do ma sát không đáng kể . Nên khi chưa chạm vào mục tiêu thì viên đạn không đủ nóng chảy . Đến khi chạm vào mục tiêu , nếu mục tiêu mềm hơn viên đạn thì viên đạn sẽ xuyên qua luôn , viên đạn không hề bị biến dạng . Ví dụ như xuyên vào phần mềm của thân người chẳng hạn , hay xuyên vào đất sốp hay cát chẳng hạn , ta có thể moi đầu đạn lên còn nguyên vẹn , hoặc đầu đạn hết tầm lúc nầy động năng không còn nữa nên viên đạn có chạm vào gốc cây cũng chỉ ghim vào đó , đầu đạn còn nguyên . Nhưng nếu khi vừa ra khỏi nòng động năng viên đạn còn lớn , nếu nó va vào mục tiêu cứng hơn viên đạn ( cứng hơn vỏ bọc bằng đồng ) , lúc nầy toàn bộ động năng của đầu đạn bị dồn vào mục tiêu , nếu mục tiêu quá cứng chẳng hạn như đá hay thép xe tăng chẳng hạn thì tất cả động năng của đầu đạn sẽ biến thành nhiệt năng làm chảy đầu đạn và văng tung tóe ra xung quanh . Vì vậy nên có lúc anh em ta nấp cạnh tảng đá , địch bắn trúng tản đá anh em mình cũng có thể bị thương .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 01 Tháng Giêng, 2010, 08:12:38 am
Trả lời bạn Tank 90 : Khi viên đạn bay thì viên đạn mang theo  động năng là chính ( M xV ) là chính , còn nhiệt năng sinh ra do ma sát không đáng kể . Nên khi chưa chạm vào mục tiêu thì viên đạn không đủ nóng chảy . Đến khi chạm vào mục tiêu , nếu mục tiêu mềm hơn viên đạn thì viên đạn sẽ xuyên qua luôn , viên đạn không hề bị biến dạng . Ví dụ như xuyên vào phần mềm của thân người chẳng hạn , hay xuyên vào đất sốp hay cát chẳng hạn , ta có thể moi đầu đạn lên còn nguyên vẹn , hoặc đầu đạn hết tầm lúc nầy động năng không còn nữa nên viên đạn có chạm vào gốc cây cũng chỉ ghim vào đó , đầu đạn còn nguyên . Nhưng nếu khi vừa ra khỏi nòng động năng viên đạn còn lớn , nếu nó va vào mục tiêu cứng hơn viên đạn ( cứng hơn vỏ bọc bằng đồng ) , lúc nầy toàn bộ động năng của đầu đạn bị dồn vào mục tiêu , nếu mục tiêu quá cứng chẳng hạn như đá hay thép xe tăng chẳng hạn thì tất cả động năng của đầu đạn sẽ biến thành nhiệt năng làm chảy đầu đạn và văng tung tóe ra xung quanh . Vì vậy nên có lúc anh em ta nấp cạnh tảng đá , địch bắn trúng tản đá anh em mình cũng có thể bị thương .
Cám ơn bác,phải vậy chứ  ;) .Vậy mà bác kia khăn khăn bảo em sài shotgun,hix :'(


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 01 Tháng Giêng, 2010, 08:24:34 am
Đã xác định cây súng mà ổng gọi là cacbin ý là mosin k44 vì bây giờ nó được đánh vecni lại, sơn đen và đang ngự trên vách tường ;D
Không sai, Mosin K-44 là bản các-bin của súng Mosin. Phiên bản thu ngắn của các loại súng trường thường gọi là các-bin. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta, khi nhắc tới các-bin, người ta thường đề cập đến M1 Carbine  :). Mà nhắc chú bạn cẩn thận nhé, treo trên vách tường thế, có ngày chú công an nào thấy thì lại không hay, nhà mình ngày xưa có thể tạm gọi là kho súng mini, có 2 AK, 1 M-16, 1 K-54 và 1 Colt .45  (toàn kỉ niệm của 2 thế hệ đấy);D, sau bố mình thấy mình táy máy tháo ra lắp vào, cụ hoảng quá nên đem nộp tất (thế mà sao không bị truy tố tội tàng trữ vũ khí quân dụng nhỉ  ??? ??? ???)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Hai, 2010, 06:17:36 pm
 Dù bất kể thời nào giai đoạn nào mà trong nhà bạn có vũ khí quân dụng không có giấy phép sử dụng súng quân dụng là sai với pháp luật đấy . Cũng may đã giao nộp cho chính quyền nếu không với từng đó vũ khí quân dụng thì gia đình bạn sẽ hết sức mệt mỏi với cơ quan chức năng . Với một đống câu hỏi tại sao và tại sao cũng đủ khiến gia đình bạn phải quay như đèn kéo quân rồi  ;D 
 Năm 1983 khi vừa ra quân tôi có mang về nhà một lưỡi dao găm , đó là kỷ niệm chiến trường của tôi còn sót lại duy nhất , khi giải phóng Pnom Penh đơn vị tôi mỗi người được phát 1 con , rất đẹp có bao da đàng hoàng , lưỡi mạ sáng bóng , tôi quý nó lắm chẳng mấy khi dùng nên còn gần như mới , nó nằm trong ba lô trên lưng tôi với nhiều km hành quân .
 Ngày về tôi mang theo coi như vật kỷ niệm của cá nhân mình , một hôm thằng em ruột lôi ra chơi mọi người nhìn thấy và tối hôm đó anh Công an hộ tịch phố vào nhà đề nghị nộp không nên cất giữ trong nhà , lúc đầu tôi không nộp và khăng khăng nói đó là kỷ niệm của tôi không ai có quyền thu giữ , nhưng sau một hồi phân tích của anh C.A hộ tịch phố tôi cũng hiểu ra nên tình nguyện mang nộp lại mặc dù nó chỉ là con dao không nguy hiểm hơn những con dao khác thời đó bao nhiêu .
 Phải chia tay với một vật đã gắn bó với mình nhiều năm khó khăn nhất của cuộc đời , kể cũng tiếc xong cũng nên chia tay với nó vào cái thời điểm thích hợp nhất . Giã từ vũ khí .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tung677 trong 21 Tháng Hai, 2010, 11:31:47 am
hồi năm 1981,mình đóng quân tại Thông nông-Cao bằng,khí hậu khắc nghiệt,nhất là mùa đông ẩm thấp sương mù,mấy anh em ở chốt với nhau khi lau chùi bảo quản vũ khí.trong đó có 5 khẩu AK nhưng của mấy nước XHCN sản xuất,gồm Tầu,Bun,Nga...VN,có những khẩu đồ đạc lắp lẫn không rõ suất xứ,cùng lau dầu như nhau sau 10-15 ngày,mấy anh AK Tầu,VN ..rỉ đỏ như tôm luộc,còn anh Nga,Bun..có rỉ nhưng không đến nỗi thế,cứ lỳ ra.liệu có phải do chất lượng thép không. bác nào biết cho tôi biết với.cảm ơn trước.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 21 Tháng Hai, 2010, 01:00:40 pm
Cái này cháu nghĩ là do các công đoạn xử lý thép như mạ, sơn của ta kém hơn.
Mà bác cho cháu hỏi, AK ấy có phải của NORINCO làm không ạ? Hàng của NORINCO thì chất lượng phải nói là rất ổn!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: t2ncdn trong 21 Tháng Hai, 2010, 01:38:23 pm
Vũ khí thì người ta không sơn hoặc mạ mà được xử lý bằng một công nghệ gọi là thấm than (một giáo viên ở khoa vũ khí Học viện KTQS giải thích với mình thế).
Có lẽ do cả công nghệ xử lý thép và chất lượng thép nên súng của Liên Xô chắc chắn và ít gỉ hơn. Lúc còn là chiến sĩ mình được trang bị một khẩu AK báng gấp, súng đề sản xuất tại Liên Xô năm 1958 mầu đen bóng khác xa với những khẩu súng của TQ hay VN sản xuất sau nó vào những năm 7x có mầu đen xỉn. Khẩu súng này tôi rất khoái vì khi đi hành quân xa tôi chỉ việc cắm hộp tiếp đạn vào đằng sau bao xe chỗ tiếp giáp với ngực áo nhờ đó hai tay được tự do có thể vung vẩy hoặc đỡ quai ba lô cho khỏi đau vai thuận tiện hơn rất nhiều so với những anh phải cầm súng báng gỗ. Có điều tuy là báng gấp nhưng hình như nó nặng hơn cả súng báng gỗ của VN hay TQ sản xuất.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 21 Tháng Hai, 2010, 02:15:15 pm
Súng Trung Quốc có màu tím mực chứ chú?
Mà hình như đặc điểm nhận dạng là vòng ngắm nó làm liền, chứ không phải hở như Liên Xô. Chẳng biết có phải không các bác?
Mà cho cháu hỏi thêm câu nữa, trong trận chiến nhưng chưa gặp địch, bộ đội ta có khoá chốt an toàn hay không? Hay mở luôn, gặp địch là tương ạ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: t2ncdn trong 21 Tháng Hai, 2010, 04:55:36 pm
Lâu rồi không sờ đến súng ống nên cũng không nhớ chính xác lắm nhưng theo tôi thì súng VN và súng TQ có mầu đen hơi ánh nâu (mầu gỉ sắt). Còn đặc điểm dễ nhận của súng AK TQ trang bị ở VN là đầu ngắm vòng tròn liền và lưỡi lê 3 cạnh lắp liền vào súng. Sau này TQ cũng cải tiến rất nhiều nghe các cựu binh nói lại, súng TQ trang bị cho Pốt thì ốp lót tay, hộp tiếp đạn và báng súng đều bằng nhựa màu đen, trọng lượng toàn bộ súng rất nhẹ chỉ hơn 2 kg nhưng các nhân mình chưa thấy tận mắt. Mong các bác Cựu cho biết thêm thông tin.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tung677 trong 21 Tháng Hai, 2010, 05:18:44 pm
Súng Trung Quốc có màu tím mực chứ chú?
Mà hình như đặc điểm nhận dạng là vòng ngắm nó làm liền, chứ không phải hở như Liên Xô. Chẳng biết có phải không các bác?
Mà cho cháu hỏi thêm câu nữa, trong trận chiến nhưng chưa gặp địch, bộ đội ta có khoá chốt an toàn hay không? Hay mở luôn, gặp địch là tương ạ?
đặc điểm súng TQ là vậy,nhưng báng súng gỗ nhỏ,thon hơn,suôi chéo về phía sau hơn,có lê 3 cạnh liền súng.còn khóa chốt an toàn đóng mở tùy từng hoàn cảnh,không lại quân ta bắn quân mình,


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tung677 trong 21 Tháng Hai, 2010, 05:42:59 pm
hàng hóa TQ chinh phục thế giới=những câu NHIỀU-NHANH-TỐT-RẺ đấy là NÓ nói,còn mọi người nói về HÀNG nó...LỞM quá. chắc súng AK của TQ cũng vậy,còn súng nào bắn trúng...không chết...cũng..bị thương.TÀU mà.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 21 Tháng Hai, 2010, 06:22:17 pm
Mà cho cháu hỏi thêm câu nữa, trong trận chiến nhưng chưa gặp địch, bộ đội ta có khoá chốt an toàn hay không? Hay mở luôn, gặp địch là tương ạ?

 Cháu là con trai hay con gái vậy ! Nếu là con gái chắc cháu xinh lắm .
 Ở chiến trường lính ta gần như ở tư thế đạn lên nòng 24/24 . Nhưng khóa an toàn thì phải khóa cẩn thận , nếu không thì có ngày quân ta giết quân mình hay chính súng mình bắn mình . Nhiều cây AK đã cũ , cò bị mòn chỉ cần mở khóa an toàn dộng mạnh báng súng xuống đất là nổ luôn không cần bóp cò . Tuy nhiên khi gặp địch ở cự ly gần mà địch chưa phát hiện ta , thì khi mơ khóa an toàn phải dùng tay giữ chặt cần khóa để khi mở khóa nó không phát lên tiếng kêu nghe " cách " , tiếng động nầy đủ để làm cho địch phát hiện ta . Có một lần anh em mình xuống núi Hồng để lấy gạo ở phum Skun , hai anh Trinh Sát đi đầu đội hình cách xa đội hình 100 mét , hai bên rừng cây rậm rạp , bị lọt vào ổ phục kích của địch , địch bố trí phục kích cách đường từ 3 đến 5 mét . Khi hai anh trinh sát đi gần đến cách chừng 3 - 5 mét chúng mở khóa an toàn nghe tiếng cách , thế là trinh sát ta chạy luôn thật nhanh về phía trước , chúng bị bất ngờ nổ súng theo nhưng trật lất , hai anh TS thoát chết 


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: lonesome trong 01 Tháng Ba, 2010, 05:03:31 pm
Các bác cho em hỏi trong thực tế các bác có cái túi đựng băng đạn như hình này không:

(http://farm3.static.flickr.com/2546/4234440604_a2d7c30d32_o.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: t2ncdn trong 01 Tháng Ba, 2010, 05:09:20 pm
À đây là túi đựng đạn kiểu Liên Xô, hồi trước tôi cũng có 1 chiếc, cắt các vách ngăn ra thành cái túi bình thường để đựng đồ


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 01 Tháng Ba, 2010, 07:48:34 pm
Đố các bác đây là súng gì nào?
(http://i221.photobucket.com/albums/dd142/nhatmeo/92043e4e.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 01 Tháng Ba, 2010, 07:53:09 pm
À đây là túi đựng đạn kiểu Liên Xô, hồi trước tôi cũng có 1 chiếc, cắt các vách ngăn ra thành cái túi bình thường để đựng đồ

Có đấy Lonsome ạ, phía mặt dưới nó còn có quai xỏ để móc vào thắt lưng to bản, đeo ở hông, bình thường nó có quai dài khoác/đeo chép vai. Có túi loại màu vàng nhạt nữa.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Ba, 2010, 08:03:04 pm
Đố các bác đây là súng gì nào?
(http://i221.photobucket.com/albums/dd142/nhatmeo/92043e4e.jpg)
Ak-47SU ;D - sử dụng trong điều kiện tác chiến đường phố. Được trang bị cho lính tăng.
 Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Apkhazia cũng thấy trang bị


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 01 Tháng Ba, 2010, 08:36:28 pm
Đố các bác đây là súng gì nào?
(http://i221.photobucket.com/albums/dd142/nhatmeo/92043e4e.jpg)
Ak-47SU ;D - sử dụng trong điều kiện tác chiến đường phố. Được trang bị cho lính tăng.
 Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Apkhazia cũng thấy trang bị
AKS-47U chứ nhẩy  ;D
Nhưng không phải bác ơi!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Ba, 2010, 08:40:19 pm
 S = spetsnaz = Спецназ ;D
 Nhìn ảnh thấy khác mỗi cái báng gấp thôi, chứ còn gì khác không? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 01 Tháng Ba, 2010, 09:02:52 pm
S = spetsnaz = Спецназ ;D
 Nhìn ảnh thấy khác mỗi cái báng gấp thôi, chứ còn gì khác không? ;D
Ốp lót tay, đầu ruồi, tay cầm, mỗi thứ khác 1 tí  ;D
Bác có hình của AK-47SU không?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Ba, 2010, 09:10:56 pm
AKS-47S chứ gì, ông chỉ được cái lắm chuyện ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Ba, 2010, 09:12:01 pm
AK-47SU:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/ak47su.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Ba, 2010, 10:50:14 pm
 Hehehe..... ;D khẩu súng kia đọc là AK-47US, nãy bấm lộn  ;D
 Về khẩu AK này thì:
 AK-47U: U = У = укороченте = rút gọn
 AK-47S: S = С = складной = gấp, gập (báng súng)
 AK-47US: US = УС = укорочение для спецназ = phiên bản rút gọn dàng riêng cho lính đặc nhiệm

 Còn đây là một số biến thể của dòng AK:

1. AKS: súng AK với báng gấp bằng kim loại, được trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không, được tiếp nhận đồng thời với AK. Ban đầu, nòng súng được chế tạo bằng phương pháp rèn, còn từ năm 1951 – sử dụng phương pháp phay bởi tỉ lệ lỗi xuất hiện cao trong quá trình rèn.

2. AKM: được tiếp nhận năm 1959 («Автомат Калашникова Модернизированный». AKM có một vài sự thay đổi, hướng đến việc tăng sự tin cậy và thuận lợi trong khai thác sử dụng.

3. AKMS: phiên bản AKM với báng gấp. Hệ thống giữ báng súng được thay đổi gần liên quan tới AKS. Biến thể được thiết kế một cách đặc biệt dành cho lính dù.

4. AKMSU: phiên bản AKM rút gọn với báng gấp, dành cho các lực lượng đặc biệt hoặc lính dù.

5. AKMN: phiên bản AKM với kính ngắm ban đêm

6. AKMSN: biến thể của AKMN với báng gấp kim loại.

 ;D ;D ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 02 Tháng Ba, 2010, 10:31:43 am
Thôi ra đáp án cho nhanh
Là Zastava M92, của Nam Tư
Tiếp nào
(http://i221.photobucket.com/albums/dd142/nhatmeo/006.jpg)
(http://i221.photobucket.com/albums/dd142/nhatmeo/B04.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Ba, 2010, 11:55:25 am
 Hehehe... tại sao lại là Zastava 92 mà không nằm trong những dòng Ak kể trên nhỉ? Hay là cái ảnh đó chụp ở Nam Tư? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 02 Tháng Ba, 2010, 01:47:25 pm
Hehehe... tại sao lại là Zastava 92 mà không nằm trong những dòng Ak kể trên nhỉ? Hay là cái ảnh đó chụp ở Nam Tư? ;D
Thiên hạ bảo là ruột giống như Zastava M-70, mà không biết ruột M-70 có khác AKM ở chỗ nào không, về bên ngoài thì khác với Ak kia ở chỗ móc dây đeo, có thêm 1 móc phụ ở bên phải nòng ngay ở chỗ trích khí. Hình dáng của thước ngắm khác, khoá an toàn nhìn vuông vắn hơn và có vết khuyết đặc trưng. Tay cầm có rãnh song song với thân súng. Nhưng đặc điểm nhận dạng rõ ràng nhất là trên ốp lót tay có 3 lỗ, không phải 2 lỗ như hầu hết AK, ngoài ra, nắp che hộp khoá nòng của M92 là kiểu xoay lên chứ không phải tháo rời như AK
(http://www.ak-47.us/pic/6-07/00-6-14-07-058.jpg)
Đầu ruồi và thước ngắm phát quang dạng lật lên để ngắm đêm của M92
(http://www.ak-47.us/pic/6-07/00-6-14-07-059.jpg)
(http://www.ak-47.us/pic/6-07/00-6-14-07-061.jpg)
Thước ngắm đặc trưng của M92, có thể thấy sự tinh xảo trong chế tạo của Nam Tư. Không thấy chốt giữ ống dẫn khí, có lẽ nằm ở bên kia
(http://www.ak-47.us/pic/6-07/00-6-14-07-051.jpg)
M92 khi tháo rời so với WASR-10
(http://www.ak-47.us/pic/6-07/00-6-14-07-056.jpg)
Cái này xưa như trái đất, cãi nhau cũng đã nhiều, nhưng em vẫn muốn hỏi, AK có piston hành trình dài hay piston hành trình ngắn đây ạ, trong sách của ông Maxim Popenker (chủ xị của cái website world.guns.ru nổi tiếng), ổng bảo là piston hành trình dài
(http://world.guns.ru/assault/vektor-cr21-2.jpg)
Thêm 1 thông tin thú vị, khẩu súng trên... có máy súng gần giống hệt AK
(http://world.guns.ru/assault/vektor-cr21-3.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: menthuong trong 14 Tháng Ba, 2010, 05:39:51 am
Loạt bài về AK khá hay và phong phú. Nhưng tôi vẫn muốn hiểu thêm:

1. Số, mã hiệu hay ký hiệu của các loại AK do các nước khác nhau và được chế tạo tại các thời điểm khác nhau thì giống và khác nhau thế nào không?

2. Số, Mã hiệu đó trên cùng một khẩu thì khi đóng ở thân súng, bệ khóa nòng và ốp khóa nòng giống và khác nhau ra sao? Tác dụng của việc này?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 14 Tháng Ba, 2010, 09:12:57 pm
 Theo phân loại bên...động cơ thì động cơ piston hành trình ngắn là động cơ có khoảng chạy của piston nhỏ hơn đường kính trong của xilanh,động cơ piston hành trình dài là động cơ có khoảng chạy của piston lớn hơn đường kính của xialnh

 Với súng thì mình nghĩ cũng tương tự vậy,có điều khoảng chạy sẽ được tính kết thúc khi áp suất trong xilanh giảm đột ngột do thân xi lanh bị đục lỗ :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 14 Tháng Ba, 2010, 09:40:38 pm
 Mình không biết các đơn vị khác ra sao . Chứ đơn vị mình thì mã số súng không quan trọng , đóng ở đâu cũng được , không đóng cũng được vì khi phát súng chỉ cần phát chung cho C mà thôi ai muốn giữ súng gì thì giữ  , khi đánh trận nầy thấy sử dụng AK có lợi là lấy khẩu AK , trận sau thấy thích B40 thì giữ B40 còn súng nếu lấy được của địch nếu nó tốt hơn súng ta thì lấy súng địch sử dụng luôn vứt lại súng của mình vào đóng chiến lợi phẩm , còn anh nào lở chạy mất súng ( do bị tập kích bất ngờ chẳng hạn ) thì đơn vị kỳ hạn cho thời gian ( cho nợ )tìm cách lấy lại súng của địch mà trả lại cho nhà nước .
 Có lẽ thời bình thì phải quản lý vũ khí chặt hơn vì nó còn anh hưởng đến việc an ninh trật tự , dể truy tìm tội phạm khi chúng trộm cắp vũ khí để gây án . Vì vậy , số súng phải được đóng trên nòng (hoặc là thân gắn liền nòng , không thể tháo ra được ), để sau nầy giám định viên đạn , thì mới biết nó được bắn ra từ khẩu súng nào .


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 11 Tháng Năm, 2010, 12:04:12 pm
 Ngày đó đơn vị của BY những năm 1979 1980 nếu nói về súng thì nhiều vô khối , nhiều tới mức chán chẳng buồn thu nhặt chiến lợi phẩm mang nộp lấy thành tích , khi đó có lệnh ai thu súng thì phải mang vác về cho đến khi nào giao nộp được lên trên thì được tính thành tích cho người đó , thế là lính nhà ta đun đẩy nhau sau khi diệt địch .
 Khoảng cuối 1980 khi càn quét trong Kim ry hoàn toàn vô tình khi luồn sâu một đêm càn quét cả buổi sáng chẳng thấy gì , tầm 11h trưa thì tới cái trảng khá rộng , lính cũng rất chủ quan vượt trảng rất nghênh ngang , khi qua tới bên kia đi vào sâu 100 150m thì đụng địch , những cái lán tạm giữa rừng cùng võng dù đen mắc dày đặc , vài cái hầm hố chiến đấu tạm mới được đào còn mới . Thôi thì súng nổ ran trời đất , càng đánh càng thấy nhiều lán nhiều võng cùng bếp núc của chúng , địch chạy rạt ra trảng vì hướng bên kia cũng bị các đơn vị của D đánh lùa lại , chúng bỏ chạy toán loạn đen trảng và phần lớn không kịp mang theo súng , lính chúng tôi được bữa thu súng địch . Trong C người thu ít nhất là 5 khẩu các loại , anh em lính vận tải nhìn đống súng thu được lắc đầu ngán ngẩm , lúc hành quân cứ lẩm bẩm chửi mấy thằng lính C2 thu nhiều súng quá nên anh em vận tải phải mang vác nặng trên đường .
 Lính chúng tôi lúc đó thoải mái đổi súng , ai muốn đổi gì thì đổi , vũ khí của địch vứt lại gần như toàn đồ mới cứng , xong lính cũng chẳng thiết tha đổi trác súng ống vì súng của chúng tôi cũng toàn đồ mới cả , hơn nữa dùng súng của mình nó cũng quen rồi , chỉ có mấy ông cán bộ C tranh thủ đổi mấy khẩu K54 còn mới nguyên và thu thêm được ít đạn K54 của địch , mấy ông SQ đeo súng ngắn K54 mà tôi chẳng thấy được phát đạn bao giờ và cũng ít khi các ông này nổ súng bằng cái đùi gà đó , chuyện số má của súng thì chẳng ai quan tâm đâu .
 Trận đó chúng tôi chó ngáp phải ruồi , nếu địch cảnh giác cao hơn chút nữa phát hiện ra chúng tôi khi đang hành quân ngoài trảng thì có lẽ ít nhất nhà nước cũng phải ký thêm 40 cái bằng Tổ quốc ghi công nữa chứ không ít , nhóm địch này cỡ 1 tiểu đoàn mới vượt dãy U ran từ đất Thái lan về nội địa K được ít ngày . Từ sau trận đó lính C2 chúng tôi 100% nằm võng dù , không ai còn phải nằm đất hoặc nằm võng vải nữa . ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: HUY_AK_47 trong 14 Tháng Năm, 2010, 04:34:25 pm
các bác cho em hỏi,cái chốt nòng xoay của AK nó thế nào có khác M16 là mấy không?
 


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 14 Tháng Năm, 2010, 04:53:28 pm
các bác cho em hỏi,cái chốt nòng xoay của AK nó thế nào có khác M16 là mấy không?
 

Chốt nòng xoay là bộ phận nào vậy bạn?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: HUY_AK_47 trong 14 Tháng Năm, 2010, 06:32:02 pm
em xin lỗi là cái khóa nòng ạ


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Năm, 2010, 01:26:15 pm
Loạt bài về AK khá hay và phong phú. Nhưng tôi vẫn muốn hiểu thêm:

1. Số, mã hiệu hay ký hiệu của các loại AK do các nước khác nhau và được chế tạo tại các thời điểm khác nhau thì giống và khác nhau thế nào không?

2. Số, Mã hiệu đó trên cùng một khẩu thì khi đóng ở thân súng, bệ khóa nòng và ốp khóa nòng giống và khác nhau ra sao? Tác dụng của việc này?
Như tất cả chúng ta đã biết khẩu AK47 là khẩu súng tiểu liên do Liên Xô chế tạo ra vào năm 1947 , người sáng tạo ra nó cũng là một người lính chiến đấu trên chiến trường đã bỏ nhiều công sức cùng trí tuệ và kinh nghiệm của mình mà vẽ lên một khẩu súng đơn giản tiện lợi nhất cho người lính chiến đấu , theo như nhận định của một số chuyên gia quân sự trên thế giới rằng : Nếu khẩu AK47 được thiết kế sớm hơn dùng phục vụ trong chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô thì chắc chắn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc sớm hơn với thời điểm lịch sử 9.5.1945 .
 Nói như vậy để chúng ta cùng hiểu tầm quan trọng của khẩu AK47 vào thời điểm đó .
 Bằng kinh nghiệm của người lính bộ binh đã từng có vài năm sử dụng khẩu AK47 tôi có thể nói nên được vài phần mình biết về khẩu súng tiểu liên AK47 như câu hỏi bạn muốn biết :
 1- Như tất cả chúng ta đã biết về nguyên lý của khẩu súng AK47 và loại súng này đã được nhiều nước sản xuất và cơ bản là các nước XHCN cũ trong đó có cả VN chúng ta , vậy thì sẽ có nhiều ký mã hiệu của súng theo từng nước sản xuất , trong mỗi đợt sản xuất thì đều có sự cải tiến , hơn một tý kém một tẹo , dài hơn một tý ngắn hơn một chút ở một số bộ phận chi tiết của súng , đặc biệt rõ nhất là sự khác biệt giữa AK báng gỗ và AK báng gập , ngay như Liên Xô cũ cũng liên tiếp cho ra đời nhiều loại súng AK với nhiều cải tiến cho khẩu súng hoàn thiện hơn , phù hợp hơn với từng chiến trường , điều này thì BY nhận thấy khi lau chùi súng lấy các bộ phận của súng loại này lắp qua loại kia là không được ví dụ bệ khóa nòng AKM lắp qua AK Trung Quốc là không được rồi , lò xo đẩy cũng vậy của AKM dài hơn bình thường nên không thể lấy phụ tùng loại khác thay thế . Xong có chi tiết nhỏ là lấy AK TQ lắp qua AK VN thì có thể dùng lắp lung tung được .
 Đặc biệt có khẩu AK Tiệp khắc thì theo nguyên lý hoàn toàn khác mặc dù nhẹ hơn nhưng không thấy dùng trên chiến trường , vẫn nguyên lý đó nhưng được cấu tạo khác thoi đẩy về trượt trên 2 thanh trượt giống như súng trung liên RPD , theo lính cũ cho biết loại này hay hóc súng khi chiến đấu nên bị loại khỏi chiến trường VN chỉ dùng để huấn luyện , nhiều năm nay BY chưa hề thấy lại loại súng này .
 Theo cá nhân BY nhận xét khẩu AK47 là khẩu súng đáng tin cậy của người lính bộ binh .
 2- Mã số đóng trên thân súng ở phần thép được đục số cùng ký hiệu của súng theo BY là để làm công tác quản lý vũ khí , ghi lại số má khi cần thiết để truy tìm ngoài ra chẳng có tác dụng gì cho cả khẩu súng lẫn người dùng súng .
 Trên những bộ phận khác hình như bệ khóa nòng cũng có đóng số còn lại theo BY nhớ không có số má gì nữa .
 3- Khóa nòng ( BY nhầm khóa an toàn súng ) là cái chốt gạt bên phải thân súng , nó có nhiệm vụ  chặn giữ búa đập không thể đập vào kim hỏa làm cò súng mất tác dụng . Với M16 thì cũng trên nguyên lý này thôi còn cấu tạo cũng tùy theo bố trí trên thân súng khác nhau làm sao cho người lính thấy tiện dụng nhất ( BY cũng từng bắn M16 nhưng chưa tháo lắp bao giờ nên không rõ ) ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:39:19 pm
 Chết thật,đi lính mà không phân biệt được khóa an toàn và khóa nòng thì chết ...


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: binhyen1960 trong 17 Tháng Năm, 2010, 01:25:52 pm
 Vua chúa đôi khi còn nhầm nữa là mình  ;D . Mấy chục năm rồi chẳng mấy khi nhắc nhở đến chuyện súng đạn chứ đừng nói là nhìn thấy hay cầm lại súng  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Năm, 2010, 03:37:27 pm
Bác BY nói rất đúng về AK 47! Tôi chỉ xin góp 1 chút thông tin về khẩu súng huyền thoại này.

Khẩu AK47 như chúng ta được biết do 1 người lính từng tham gia chiến tranh vệ quốc vĩ đại sáng chế khi ông nằm trên giường bệnh. Năm 1947 tức là sau 2 năm chiến tranh thế giới kết thúc, khẩu AK ra đời. Người ta lấy chữ cái đầu của tên nhà phát minh để đặt cho tên khẩu súng (Автоматический Клашникков) vì khẩu súng ra đời năm 1947 nên khẩu súng được mang tên đầy đủ là: Súng tự động Kalashnikov - AK47. Tuy ra đời năm 1947 nhưng mãi tới năm 1949 mới được trang bị cho quân đội Xô Viết và đến 1951 thì toàn bộ quân đội Xô Viết mới thay thế K50 bằng AK47. Năm 1959 súng AK 47 được cải tiến lần 1, gọi là AKM (Tất cả các vũ khí Nga khi được cải tiến đều mang chữ "M" đằng sau, đây là chữ cái đầu của từ Модернизация: Hiện đại hóa). Năm 1974 súng AK được cải tiến lần 2, dùng cỡ đạn 5,45mm. Năm 1991 nhận thấy đạn 5,45mm xuyên phá rất kém nên người Nga quay lại dùng đạn 7,62mm. Đến năm 2001 Quân đội Nga đã có 2 phiên bản súng AK cải tiến, AK-107 dùng cỡ đạn 7,62mm (cỡ đạn hay dùng trong khối các XHCN) và AK-108 dùng cỡ đạn 5,56mm (cỡ đạn hay dùng của khối Nato). Ngày nay trên thế giới có hơn 50 nước sản xuất và sử dụng súng AK, nhưng chỉ có duy nhất Venezuela có giấy phép sản xuất. Khi đưa vào sản xuất mỗi nước cải tiến và sửa đổi đôi chút so với khẩu AK nguyên mẫu, nhưng về cơ bản chúng vẫn là AK. Cũng như người phát minh ra chất nổ, ông Mikhail Klashnikov cũng nhận được tấm huy chương danh giá nhất, nhưng chính họ cũng ân hận vì phát minh của mình bị nhiều kẻ sử dụng sai mục đích để giết người vô tội.




Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 30 Tháng Năm, 2010, 02:47:58 pm
em xin lỗi là cái khóa nòng ạ

Cái khóa nòng của bạn HUY_AK_47 đây :
(http://i964.photobucket.com/albums/ae123/sudoanbb2/AK.jpg)

1- lò xo đẩy về
2- Bệ khóa nòng (phía trước là thoi đẩy)
3- khóa nòng vừa xoay và trượt trên bệ khóa nòng. Khi vào đẩy viên đạn vào hết buồng đạn thì nó xoay ( hình như 45 độ ) chặn viên đạn và ngoàm móc đạn đã "cắn chặt" vào rãnh ở đít viên đạn để khi đạn nổ thì bệ khóa nòng lùi về sau kéo theo khóa nòng có móc cả cattut , quá trình lùi về khi qua khỏi hộp tiếp đạn, cattut ( vỏ đạn )vướng gờ của thân súng ( bên hông khóa nòng có rãnh ) lúc ấy vỏ đạn văng qua bên kia ( tay phải ). Lâu quá rồi , tôi chỉ nhớ đến vậy.
Bạn xem thêm tại đây :
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.50.html


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: HUY_AK_47 trong 03 Tháng Sáu, 2010, 11:20:11 am
Cám ơn bác ongbom_f2 nhé


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: thainhi_vn trong 03 Tháng Sáu, 2010, 01:06:44 pm
Năm 1974 súng AK được cải tiến lần 2, dùng cỡ đạn 5,45mm. Năm 1991 nhận thấy đạn 5,45mm xuyên phá rất kém nên người Nga quay lại dùng đạn 7,62mm. Đến năm 2001 Quân đội Nga đã có 2 phiên bản súng AK cải tiến, AK-107 dùng cỡ đạn 7,62mm (cỡ đạn hay dùng trong khối các XHCN) và AK-108 dùng cỡ đạn 5,56mm (cỡ đạn hay dùng của khối Nato).

Đạn M74 được cho là yếu hơn M43 nhưng hiện nay các phiên bản súng chuẩn mới nhất của Nga vẫn dùng? Trong các phiên bản AK-1xx thì chỉ có mỗi AK-103 (chuẩn) và AK-104 (ngắn) là dùng M43, còn lại AK-105, AK-107 và các phiên bản AEK-971 và AN-94 đều dùng đạn M74 (các dòng Ak-101, AK-102 và AK-108 dùng cỡ đạn NATO).


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Sáu, 2010, 01:58:46 pm
Năm 1974 súng AK được cải tiến lần 2, dùng cỡ đạn 5,45mm. Năm 1991 nhận thấy đạn 5,45mm xuyên phá rất kém nên người Nga quay lại dùng đạn 7,62mm. Đến năm 2001 Quân đội Nga đã có 2 phiên bản súng AK cải tiến, AK-107 dùng cỡ đạn 7,62mm (cỡ đạn hay dùng trong khối các XHCN) và AK-108 dùng cỡ đạn 5,56mm (cỡ đạn hay dùng của khối Nato).

Đạn M74 được cho là yếu hơn M43 nhưng hiện nay các phiên bản súng chuẩn mới nhất của Nga vẫn dùng? Trong các phiên bản AK-1xx thì chỉ có mỗi AK-103 (chuẩn) và AK-104 (ngắn) là dùng M43, còn lại AK-105, AK-107 và các phiên bản AEK-971 và AN-94 đều dùng đạn M74 (các dòng Ak-101, AK-102 và AK-108 dùng cỡ đạn NATO).

Nga đang chuẩn bị thử nhiệm 1 phiên bản mới về súng AK gọi là AK-200 , với phiên bản này người Nga sẽ dùng đạn cỡ 7,62mm.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 03 Tháng Sáu, 2010, 03:54:17 pm
Năm 1974 súng AK được cải tiến lần 2, dùng cỡ đạn 5,45mm. Năm 1991 nhận thấy đạn 5,45mm xuyên phá rất kém nên người Nga quay lại dùng đạn 7,62mm. Đến năm 2001 Quân đội Nga đã có 2 phiên bản súng AK cải tiến, AK-107 dùng cỡ đạn 7,62mm (cỡ đạn hay dùng trong khối các XHCN) và AK-108 dùng cỡ đạn 5,56mm (cỡ đạn hay dùng của khối Nato).

Đạn M74 được cho là yếu hơn M43 nhưng hiện nay các phiên bản súng chuẩn mới nhất của Nga vẫn dùng? Trong các phiên bản AK-1xx thì chỉ có mỗi AK-103 (chuẩn) và AK-104 (ngắn) là dùng M43, còn lại AK-105, AK-107 và các phiên bản AEK-971 và AN-94 đều dùng đạn M74 (các dòng Ak-101, AK-102 và AK-108 dùng cỡ đạn NATO).

Thực ra thì
AK-74M/AK-101/AK-103 là 3 biến thể tương đương dùng cho 3 cỡ đạn 5.45/5.56/7.62
AK-105/AK-102/AK-104 là 3 biến thể tương đương dùng cho 3 cỡ đạn 5.45/5.56/7.62
AEK-971/AEK-972/AEK-973 là 3 biến thể tương đương dùng cho 3 cỡ đạn 5.45/5.56/7.62
Như vậy không phải người Nga không chuộng đạn 7.62mm nữa mà có ít phiên bản AK cho cỡ đạn này

AK 107/108 và AN-94 Abakan mang tính chất thử nghiệm nhiều hơn và giá thành đắt đỏ nên không phổ biến,vì vậy chưa có biến thể cho đạn 7.62 và 5.56,cũng có thể do AN-94 là hàng độc,người Nga không thích xuất khẩu,hơn nữa AN-94 có chế độ bắn 2 viên tăng cường khả năng xuyên nên không cần dùng đạn to,cấu tạo cung phức tạp nên chyện thay cỡ đạn cũng không dễ.

Thực tế thì đạn 5.45 dù bị coi là xuyên kém nhưng vẫn mạnh hơn đạn 5.56,điểm yếu chính của đạn này là mất sức ở tầm xa do đầu đạn nhẹ,không thích hợp cho vùng rừng núi có nhiều vật cản như cây cối,mô đất.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 05 Tháng Sáu, 2010, 01:28:36 pm
Loạt bài về AK khá hay và phong phú. Nhưng tôi vẫn muốn hiểu thêm:

1. Số, mã hiệu hay ký hiệu của các loại AK do các nước khác nhau và được chế tạo tại các thời điểm khác nhau thì giống và khác nhau thế nào không?

2. Số, Mã hiệu đó trên cùng một khẩu thì khi đóng ở thân súng, bệ khóa nòng và ốp khóa nòng giống và khác nhau ra sao? Tác dụng của việc này?
Tới bây giờ, có bao nhiêu khẩu AK đã và đang xuất xưởng, bao nhiêu nước sản xuất thì đúng là... trời biết  ;D. Em chỉ biết một vài kí hiệu của các kiểu thông dụng. Thường phân biệt AK bằng kí hiệu của nhà sản xuất được dập ngay trên hộp khoá nòng ở phía trên tay cầm và các kí tự ở các nấc chọn cách bắn
-Liên Xô/Nga: của xưởng Tula có ngôi sao 5 cánh hoặc sao 5 cánh trong tam giác bên cạnh là model, vị trí tự động là "АВ", phát 1 là "ОД"
-Trung Quốc: thường là hình tam giác với số hiệu của xưởng (vdụ: 26 là số hiệu của nhà máy 296, thấy khá nhiều súng của ta từ nhà máy này  ;D) bên cạnh là model viết bằng số hoặc chữ Hán, vị trí tự động là L, phát 1 là D, có khi dùng chữ Hán. Nếu thấy 3 kí hiệu liền nhau như tròn tròn tam giác, tam giác tròn tròn, tam giác tròn sao... thì đích thị là AK TQ
-Bun-ga-ri: thường là số hiệu nhà máy trong vòng tròn, vị trí tự động là "АВ", phát 1 là "ЕД"
-Ba Lan: phần lớn AK Ba Lan là từ nhà máy Lút dzơ nhít, số hiệu nhà máy là 11, tự động là C, phát 1 là P
-Đông Đức: kí hiệu C mặt trời hoặc búa liềm, tự động là D phát 1 là E
-Tiệp: 2 thanh gươm bắt chéo, không ghi gì ở các nấc chọn cách bắn (kinh nghiệm của các bác là thấy thứ này thì vứt ngay, kiếm khẩu khác mà dùng, kẹt có tiếng  ;D)
-Triều Tiên: ngôi sao 5 cánh tiếp xúc với vòng tròn, nấc chọn cách bắn có chữ Triều
-Hung: hay còn gọi là AK vô cùng, nấc tự động có dấu vô cùng, phát 1 có số 1
Ai biết thêm kiểu nào nữa thì đóng góp đi ạ



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 05 Tháng Sáu, 2010, 01:35:16 pm
Bác ống bom cho em hỏi tại sao lại kêu là "khóa nòng" ạ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 05 Tháng Sáu, 2010, 04:35:26 pm
Bác ống bom cho em hỏi tại sao lại kêu là "khóa nòng" ạ?

Thì nó dùng để khóa chặt viên đạn trong buồng đạn,mà buồng đạn là 1 phần của nòng nen gọi là khóa nòng chứ sao,tác dụng là không có vỏ đạn tụt ra khỏi nòng >"<


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Sáu, 2010, 04:41:02 pm
Mục đích chính của khóa nòng là làm kín, không kín thì khí thuốc không đủ áp suất để đẩy đầu đạn miết vào rãnh khương tuyến ra khỏi nòng! Với cả ông Bodoibucket hỏi chả vờ đấy ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 05 Tháng Sáu, 2010, 05:19:07 pm
-Hung: hay còn gọi là AK vô cùng, nấc tự động có dấu vô cùng, phát 1 có số 1
Ai biết thêm kiểu nào nữa thì đóng góp đi ạ


Nhớ lại hồi ở huấn luyện tân binh 3 tháng, khi học súng AK, thấy có ký hiệu này (∞, vô cùng) , A trưởng người làng Đồng kỵ, cũng dạy lính (đại đội tôi phần lớn là sinh viên và học sinh, chỉ có một số ít là cán bộ cơ quan ...) đọc là "số tám nằm ngang"  ::) là bắn tự động, còn số 1 là bắn phát một. Bọn tân binh cãi lại ngay phải đọc là vô cùng...  ;)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 05 Tháng Sáu, 2010, 06:01:49 pm
Hehế, em chả hỏi "chả vờ" gì đâu!

Ngay cả bây giờ thì Kira Nakazato và bác Đoành cũng nói khác nhau mà!  ::)
Mà các bác nói là "khóa chặt trong viên đạn trong buồng đạn" với lại "làm kín" ... Thì khi lên đạn, viên đạn trong nòng rồi, đàng sau nó chỉ cần có vật gì nằng nặng chặn lại là ổn ...

Ý em đây là cái chữ "khóa" ???; còn chữ "nòng" tạm chấp nhận.  Em thì thích đ/c gì ở ninhbình gọi là "máy súng" hơn.  ;D

Nói thế chứ ngày xưa thì chỉ huy treo cái tờ vẽ chi tiết súng lên dạy 1 buổi cũng nói là "khóa nòng" và "bệ khóa nòng".


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 05 Tháng Sáu, 2010, 06:29:55 pm
Hehế, em chả hỏi "chả vờ" gì đâu!

Ngay cả bây giờ thì Kira Nakazato và bác Đoành cũng nói khác nhau mà!  ::)
Mà các bác nói là "khóa chặt trong viên đạn trong buồng đạn" với lại "làm kín" ... Thì khi lên đạn, viên đạn trong nòng rồi, đàng sau nó chỉ cần có vật gì nằng nặng chặn lại là ổn ...
Ý em đây là cái chữ "khóa" ???; còn chữ "nòng" tạm chấp nhận.  Em thì thích đ/c gì ở ninhbình gọi là "máy súng" hơn.  ;D
Nói thế chứ ngày xưa thì chỉ huy treo cái tờ vẽ chi tiết súng lên dạy 1 buổi cũng nói là "khóa nòng" và "bệ khóa nòng".

Nó ưu việt hơn loại lên đạn tự động bằng nguyên lý "lùi bệ khóa nòng " là ở chỗ trích 1 phần nhỏ khí thuốc. Thuật ngữ khóa là ở chỗ khi nó vào đến miệng buồng đạn thì nó xoay ngang khoảng 45 độ theo chiều nòng súng ( AR15;M16;M18 thì góc xoay ít hơn ). Nếu bác vỡ két lấy thông nòng đẩy từ miệng nòng ra sau thì viên đạn cứ nằm im trong buồng đạn. Còn loại kia thì vô tư ( K50, tomxong,... ) . Vốn dĩ đạn của nó hình dạng to dần về phía đuôi, thì khi khóa nòng đã xoay ngang là lúc buồng đạn kín nhất, kín là nhờ cattut được đẩy vào buồng đạn hết cỡ .Em chỉ hiểu được đến đó, có gì các bác chỉ giáo thêm.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:53:50 am
Cực kỳ thiếu sót khi quên nói về AK Việt Nam chứ nhỉ  ;D. Theo em biết thì phần lớn AK Việt Nam ta không số không mác, phụ tùng lắp lẫn được với AK Trung Quốc, đôi khi 1 vài khẩu có chữ VN hoặc VIETNAM ở phía bên trái cùng với ngôi sao và series, ngay dưới thước ngắm.
Có đúng thế không ạ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kakashivn87 trong 06 Tháng Sáu, 2010, 03:41:07 am
AK Việt Nam theo em nhớ ( từ thời học QS thôi nhé) là báng nhựa, nòng vát, trên thân có dập chữ " VietNam", nấc số 1 là số "1", nấc liên thanh không nhớ rõ.
Cảm giác là nhẹ và chắc chắn hơn súng TQ.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kon tiahien trong 06 Tháng Sáu, 2010, 10:32:52 am
AK Việt Nam theo em nhớ ( từ thời học QS thôi nhé) là báng nhựa, nòng vát, trên thân có dập chữ " VietNam", nấc số 1 là số "1", nấc liên thanh không nhớ rõ.
Cảm giác là nhẹ và chắc chắn hơn súng TQ.
Tiahien nghĩ chưa có AK VN sản xuất nguyên cây đâu, chỉ là những phụ kiện thay thế khi hỏng hóc, sửa chữa thôi. Súng tiểu liên được VN sx mà thế giới công nhận là loại K-50M cải tiến từ Loại Type50 do TQ trang bị từ thập niên 1960(a license-built version of the Soviet Shpagin PPSh-41, phiên bản chuyển nhượng từ Nga Soviet)
http://world.guns.ru/smg/smg109-e.htm (http://world.guns.ru/smg/smg109-e.htm)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Sáu, 2010, 11:28:34 am
Tiahien nghĩ chưa có AK VN sản xuất nguyên cây đâu, chỉ là những phụ kiện thay thế khi hỏng hóc, sửa chữa thôi.
---------------------------------------
 Được TQ viện trợ công trình mang mật danh 6xxx, VN sản xuất súng AK, CKC trên cơ sở bán thành phẩm từ những năm 60 của TK20, bác ạ! Còn hiện tại thì Nhà máy Z11x sản xuất ĐKZ, PKMS, 12,7mm, 14,5mm, AKM-VN,... từ lâu rồi. Bác "coi thường" CNQP của VN quá! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:16:03 pm
(http://i54.servimg.com/u/f54/11/94/71/06/mak411.jpg)
chữ VIETNAM rất rõ nha bác. Súng có hộp khoá nòng kiểu dập, sản xuất giữa những năm 60, nấc chọn cách bắn có ghi 0-30-1
Cái K-50M chỉ là đồ viện trợ cho miền Nam trong những năm tháng đầu ta chưa thể công khai mà thôi  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:38:52 pm
chữ VIETNAM rất rõ nha bác. Súng có hộp khoá nòng kiểu dập, sản xuất giữa những năm 60, nấc chọn cách bắn có ghi 0-30-1
Cái K-50M chỉ là đồ viện trợ cho miền Nam trong những năm tháng đầu ta chưa thể công khai mà thôi  Grin


Khẩu AK của bạn đưa lên là loại thân súng chế tạo theo công nghệ phay, bào, khoan, cắt gọt phôi kim loại. Nhìn vết phay thân súng (phía trên chỗ gắn hộp tiếp đạn) rõ thế kia mà.
VN cũng có loạt súng AK mà thân súng chế tạo theo công nghệ uốn/dập, cứ nhìn mấy khẩu AK có các chốt đinh tán phần thân súng đó, là loại công nghệ này.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:45:01 pm
Đúng là nhầm thật ạ  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kingkong_VC trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:45:15 pm
Các bác cho em hỏi một tí.
Trong một vài lần xem chương trình QĐND em thấy các bác nhà ta có nói đến việc dùng báng nhựa, ốp lót tay... thay cho gỗ, của súng AK.
Em cũng mới tìm được một tấm ảnh về nó. Không biết có được áp dụng đại trà hay là chỉ thử nghiệm.
Và, khi thay như thế có ảnh hưởng nhiều đến độ chính xác của súng không ạ.

Hình của em nó đây:
(http://i252.photobucket.com/albums/hh31/kingkong_VC/VPA/bangnhua_AK.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:47:23 pm
AKM-VN mới dùng công nghệ dập! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 06 Tháng Sáu, 2010, 08:45:58 pm
Mục đích chính của khóa nòng là làm kín, không kín thì khí thuốc không đủ áp suất để đẩy đầu đạn miết vào rãnh khương tuyến ra khỏi nòng! Với cả ông Bodoibucket hỏi chả vờ đấy ;D

Mình nghĩ khi thuốc đạn cháy áp suất trong cát tút tăng cao làm cát tút bị nở ra ép vào buồng đạn và chính việc này sẽ làm kín nòng,khóa nòng thì chỉ có tác dụng là giữ không cho cái cát tút tụt ra do áp suất cao trong nòng súng thôi.

@ kingkong_VC : báng bằng nhựa chả ảnh hưởng gì đến sự chính xác của súng cả,lại nhẹ và không bị mọt :D,có điểm yếu là dùng cận chiến phang nhau thì mau hư hơn báng gỗ thôi (thời chống Mỹ M16 cũng bị chê khoản này,chả biết giờ nhựa có tốt hơn không :D )

@all : thời 1949-1951 thấy nói AK sản xuất bằng phương pháp dập (stamped),1951 trở đi thì thấy nói dùng phay (milled) đến thời AKM thì lại quay lại với phương pháp dập (stamped) , có bác nào có thông tin về sự khác nhau giữa cái dập thời 49 với dập thời AKM không ? chứ không nhẽ lại quay lại với cái máng lợn ??? Với loại thân súng phay thì không có đinh tán ở chỗ gần nòng,vậy cụm nòng và thước ngắm được gắn vào thân súng bằng gì nhỉ ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Sáu, 2010, 09:06:51 pm
Mình nghĩ khi thuốc đạn cháy áp suất trong cát tút tăng cao làm cát tút bị nở ra ép vào buồng đạn và chính việc này sẽ làm kín nòng,khóa nòng thì chỉ có tác dụng là giữ không cho cái cát tút tụt ra do áp suất cao trong nòng súng thôi.
--------------------------------------------
 He...he, bạn ơi! Cái catut (vỏ đạn) mà "nở ra ép vào buồng đạn" khiến cho buồng đạn kín được thì làm sao nó văng ra ngoài qua lỗ thoát vỏ đạn trên nắp hộp khóa nòng được nhỉ? Cái khóa nòng giữ vai trò làm kín để khí thuốc không bị lọt vào hộp khóa nòng, bạn ạ. Còn nòng thì không cần làm kín đâu! ;D






Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 06 Tháng Sáu, 2010, 09:21:45 pm
Mình nghĩ khi thuốc đạn cháy áp suất trong cát tút tăng cao làm cát tút bị nở ra ép vào buồng đạn và chính việc này sẽ làm kín nòng,khóa nòng thì chỉ có tác dụng là giữ không cho cái cát tút tụt ra do áp suất cao trong nòng súng thôi.
--------------------------------------------
 He...he, bạn ơi! Cái catut (vỏ đạn) mà "nở ra ép vào buồng đạn" khiến cho buồng đạn kín được thì làm sao nó văng ra ngoài qua lỗ thoát vỏ đạn trên nắp hộp khóa nòng được nhỉ? Cái khóa nòng giữ vai trò làm kín để khí thuốc không bị lọt vào hộp khóa nòng, bạn ạ. Còn nòng thì không cần làm kín đâu! ;D


 Khi viên đạn đi qua đoạn nòng có lỗ trích khí thì áp suất trong nòng bắt đầu giảm,bệ khóa nòng bắt đầu lùi và xoay khóa nòng,khi đó khóa nòng chưa lùi,khi viên đạn ra khỏi nòng rồi,áp suất giảm hẳn thì cũng là lúc khóa nòng đã xoay xong và bắt đầu lùi và lôi cát tút ra khỏi buồng đạn.
 Bạn để ý kĩ cấu tạo của khóa nòng sẽ thấy là nó không thể nào có chức năng làm kín được,chức năng làm kín là do buồng đạn và cát tút làm :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Sáu, 2010, 09:29:56 pm
Ừm, mình hỏi thật nhé! Bạn đã sờ vào cái khóa nòng của khẩu AK bao giờ chưa? Khóa nòng không "lôi" catut ra khỏi buồng đạn, bạn à! Theo như bài trước của bạn thì catut "nở ra" - tức là lớn hơn kích thước ban đầu của nó - vậy tớ mới thắc mắc là lớn hơn như vậy chắc nó phải găm chặt trong buồng đạn chứ nhỉ? ;D

Bạn muốn xem hình vẽ cấu tạo khóa nòng không để tớ post lên?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 06 Tháng Sáu, 2010, 09:39:21 pm
Ừm, mình hỏi thật nhé! Bạn đã sờ vào cái khóa nòng của khẩu AK bao giờ chưa? Khóa nòng không "lôi" catut ra khỏi buồng đạn, bạn à! Theo như bài trước của bạn thì catut "nở ra" - tức là lớn hơn kích thước ban đầu của nó - vậy tớ mới thắc mắc là lớn hơn như vậy chắc nó phải găm chặt trong buồng đạn chứ nhỉ? ;D

Bạn muốn xem hình vẽ cấu tạo khóa nòng không để tớ post lên?

Sờ thì cũng được vài lần,còn ngắm thì tớ cũng ngắm mòn mắt rồi.Còn lôi cái cát tút thì cụ thể nó là cái móc của khóa nòng được chưa ợ ?
Còn cát tút nở ra do áp suất của khí thuốc,khi nòng đã "mở" thì áp suất trong nòng giảm,cát tút không còn bị ép sát vào buồng đạn nữa nên nó lại tụt ra nhẹ nhàng chứ sao.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Sáu, 2010, 09:54:26 pm
Hì, đúng rồi! Trên khóa nòng là mấu hất vỏ đạn, dùng từ "lôi" nghe như cái khóa nòng kẹp lấy vỏ đạn để lôi ra ấy!

He... he, đồng làm vỏ đạn vốn là thứ kim loại dẫn nhiệt tốt, tuy nhiên tớ không tin là trong khoảng thời gian cực ngắn (100 phát/phút) của súng AK mà vỏ đạn kịp co lại do nhiệt độ hoặc chịu biến dạng hoàn nguyên do tụt áp suất nhanh thế được, bạn ạ!

Vấn đề khóa nòng có tác dụng đóng kín buồng đạn hay không thì tớ gửi bạn cái ảnh này nhé!

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/khoanong.jpg)
Nguồn: Sách "Vũ khí trang bị ở fBB".


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 06 Tháng Sáu, 2010, 10:32:22 pm
Hì, đúng rồi! Trên khóa nòng là mấu hất vỏ đạn, dùng từ "lôi" nghe như cái khóa nòng kẹp lấy vỏ đạn để lôi ra ấy!

He... he, đồng làm vỏ đạn vốn là thứ kim loại dẫn nhiệt tốt, tuy nhiên tớ không tin là trong khoảng thời gian cực ngắn (100 phát/phút) của súng AK mà vỏ đạn kịp co lại do nhiệt độ hoặc chịu biến dạng hoàn nguyên do tụt áp suất nhanh thế được, bạn ạ!

Vấn đề khóa nòng có tác dụng đóng kín buồng đạn hay không thì tớ gửi bạn cái ảnh này nhé!

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/khoanong.jpg)
Nguồn: Sách "Vũ khí trang bị ở fBB".


Thì rõ là cái móc vỏ đạn của khóa nòng móc vào rãnh ở đít vỏ đạn để lôi nó ra còn gì ? sau khi lôi ra khỏi buồng đạn đến gần cửa thoát thì mới đến việc của cái mấu hất vỏ đạn.Tớ cũng có ảnh cái khóa nòng đây,hình vẽ trong sách có vẻ hơi nhỏ và mờ
(http://img692.imageshack.us/img692/4308/akbolt.jpg)
(http://img44.imageshack.us/img44/9206/akabusereportpart44a.jpg)
Với cái khe hơi bị to dành cho mấu hất vỏ đạn thì chứ năng đóng kín của khóa nòng gần như không tưởng thì phải
Còn chuyện cái  cát tút có co lại khịp hay không thì tớ đảm bảo là có,nó giãn chủ yếu bởi áp suất chứ không phải nhiệt,và co lại do đàn hồi chứ cũng khong phải do nó nguội đi,nếu bạn để ý trong xe đua F1,đám lò xo xu páp hoạt động ở vòng quay đến 20000rpm mà vẫn đàn hồi kịp chứ đừng nói đến tốc độ bắn có 600 viên/phút của AK


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kon tiahien trong 06 Tháng Sáu, 2010, 11:58:45 pm
He he, TL phán Kon Tiahien “coi thường” CNQP của VN ta là chưa đúng đâu. ;D nhất là chế tạo súng đã có từ thời Cao Thắng-Phan Đình Phùng. Có thể thời gian ở K chỉ sử dụng AK TQ viện trợ nên Tiahien không nghĩ VN có thể chủ động sản xuất được AK nguyên khẩu.
Rất cám ơn TL đã cho thông tin. Tuy nhiên, Tiahien còn lấn cấn ở vài điểm:
-   AKM-VN có thể bán được trên thị trường tự do với thương hiệu của ta hay không? Hay ta chỉ mua CN của TQ trong điều kiện hợp đồng có giới hạn?
-    Trong khi TQ vừa thông qua luật cho phép các Công ty tư nhân sản xuất vũ khí và tham gia vào thị trường thế giới(2009). Việc VN sx AKM theo mẫu của TQ(Nga) có bị rơi vào luật vi phạm bản quyền?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:02:48 am
Với cái khe hơi bị to dành cho mấu hất vỏ đạn thì chứ năng đóng kín của khóa nòng gần như không tưởng thì phải
-------------------------------
 Ừm, nếu nó cứ thế mà đóng vào thì "không tưởng" nhưng nó xoay, nó xoay, bạn ạ! ;D

 He...he, với "kinh nghiệm" vài lần sờ đến khóa nòng mà cãi cả sách thì tớ đến chịu bạn! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:06:29 am
-   AKM-VN có thể bán được trên thị trường tự do với thương hiệu của ta hay không? Hay ta chỉ mua CN của TQ trong điều kiện hợp đồng có giới hạn?
-    Trong khi TQ vừa thông qua luật cho phép các Công ty tư nhân sản xuất vũ khí và tham gia vào thị trường thế giới(2009). Việc VN sx AKM theo mẫu của TQ(Nga) có bị rơi vào luật vi phạm bản quyền?

--------------------------------
 AKM của ta không bán hoặc có bán mà em không biết chăng? ;) Dây chuyền sản xuất AKM của ta là của TQ + Nga. Cả thế giới làm nhái AK, chỉ dùng cho nội địa thì chắc không sao, em nghĩ vậy! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:35:50 am
Với cái khe hơi bị to dành cho mấu hất vỏ đạn thì chứ năng đóng kín của khóa nòng gần như không tưởng thì phải
-------------------------------
 Ừm, nếu nó cứ thế mà đóng vào thì "không tưởng" nhưng nó xoay, nó xoay, bạn ạ! ;D

 He...he, với "kinh nghiệm" vài lần sờ đến khóa nòng mà cãi cả sách thì tớ đến chịu bạn! ;D

 Việc nó đóng tớ không phản đối,nhưng kín thì tớ phản đối.Đúng là khóa nòng có nhiệm vụ đóng/khóa chặt một đầu của nòng súng để cái cái tút không bị tụt ra bởi áp suất cao,nhưng việc làm kín một đầu của nòng thì là do cái cát tút và buồng đạn làm,không phải do khóa nòng làm,bạn đã hiểu ý tớ chưa ? Đóng khác với đóng KÍN nhé,còn chuyện khóa nòng xoay thì làm sao tớ ko biết mà bạn phải nhắc.
 Nhiều khi cùng một vấn đề thì một người chỉ cần xem xét gián tiếp và suy luận vẫn có thể hiểu được,họ là kỹ sư,một số khác thì phải đụng chạm sờ mó một thời gian dài mới hiểu được,họ là công nhân.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vebinh55xx trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:51:34 am
Em nghĩ là cái móc đạn ( nằm trong khóa nòng) nó kéo vỏ đạn ( hoặc đạn ) ra khỏi buồng đạn. Nó có hoạt động được là nhờ bệ khóa nòng lùi về phía sau ( mà thoi đẩy thì liên kết với bệ khóa nòng ). Buồng đạn và vỏ đạn cùng là dạng "côn", khi khóa nòng ép vào thì nó kín thôi ( dĩ nhiên không thể kín tuyệt đối 100%).Bác nào đã bắn AT bằng AK rồi thì biết rõ.Khí phản lực bị chặn không cho tác động vào mặt thoi đẩy, thử hỏi cattut ( vỏ đạn mã tử ) có văng ra được không hay là phải kéo bệ khóa nòng ( quy-lát) ? hì hì, nếu sai thì các bác ném đá nhẹ thôi nghe.  Có mấy cái hình mượn tạm để các bác xem sao:

(http://i1041.photobucket.com/albums/b411/vebinh55xx/Ak-2.jpg)

(http://i1041.photobucket.com/albums/b411/vebinh55xx/AK-1.jpg)

(http://i1041.photobucket.com/albums/b411/vebinh55xx/AK.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: HUY_AK_47 trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:51:58 am
Woa bác kira là kĩ sư sao. Thế thì các bác còn tranh cãi với bác ấy làm gì


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vebinh55xx trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:55:59 am
Hì, đúng rồi! Trên khóa nòng là mấu hất vỏ đạn, dùng từ "lôi" nghe như cái khóa nòng kẹp lấy vỏ đạn để lôi ra ấy!

He... he, đồng làm vỏ đạn vốn là thứ kim loại dẫn nhiệt tốt, tuy nhiên tớ không tin là trong khoảng thời gian cực ngắn (100 phát/phút) của súng AK mà vỏ đạn kịp co lại do nhiệt độ hoặc chịu biến dạng hoàn nguyên do tụt áp suất nhanh thế được, bạn ạ!

Vấn đề khóa nòng có tác dụng đóng kín buồng đạn hay không thì tớ gửi bạn cái ảnh này nhé!

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/khoanong.jpg)
Nguồn: Sách "Vũ khí trang bị ở fBB".


Bác nào rành tiếng Nga thì dịch giúp em với.Mà sao em thấy cái kim hỏa của em nó khác của bác dongadoan.  ;D
(http://i1041.photobucket.com/albums/b411/vebinh55xx/B-Kha.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 12:13:42 pm
Hì, đúng rồi! Trên khóa nòng là mấu hất vỏ đạn, dùng từ "lôi" nghe như cái khóa nòng kẹp lấy vỏ đạn để lôi ra ấy!

He... he, đồng làm vỏ đạn vốn là thứ kim loại dẫn nhiệt tốt, tuy nhiên tớ không tin là trong khoảng thời gian cực ngắn (100 phát/phút) của súng AK mà vỏ đạn kịp co lại do nhiệt độ hoặc chịu biến dạng hoàn nguyên do tụt áp suất nhanh thế được, bạn ạ!

Vấn đề khóa nòng có tác dụng đóng kín buồng đạn hay không thì tớ gửi bạn cái ảnh này nhé!

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/khoanong.jpg)
Nguồn: Sách "Vũ khí trang bị ở fBB".


Bác nào rành tiếng Nga thì dịch giúp em với.Mà sao em thấy cái kim hỏa của em nó khác của bác dongadoan.  ;D
(http://i1041.photobucket.com/albums/b411/vebinh55xx/B-Kha.jpg)


Bác đoành minh họa cái mấu hất vỏ đạn mà bạn,không phải cái kim hỏa :|
@ vebinh: ảnh thứ 2 là người ta lôi tuột cả khóa nòng ra khỏi rãnh trượt rồi :| quay khoảng 70-80 độ theo chiều kim đồng hồ nữa mới đúng


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: kisilangthang trong 07 Tháng Sáu, 2010, 02:47:53 pm
Em thấy các bác ở đây thảo luận và phân tích các loại vũ khí rất hay và bổ ích. Nhưng em có một góp ý nhỏ là sao các bác không chèn thêm cái clip vào cho nó sinh động 8)
Ví dụ như: mô phỏng hoạt động súng
http://www.youtube.com/watch?v=lQe864rGLyk

hoặc clip quay chậm:
http://www.youtube.com/watch?v=_sNDTdKQNVU

Ngoài ra em thấy có rất nhiều clip quay hoạt động thực tế của các loại vũ khí hoặc clip diễn tập ở thao trường của bộ đội rất hay:

diễn tập bắn pháo phòng không 37ly
http://www.youtube.com/watch?v=YoVoBzm-kJ0
http://www.youtube.com/watch?v=Ah4zlsI-V44

hoặc tên lửa chống tăng AT4
http://www.youtube.com/watch?v=Q3xsMqHu56g

Thế nên em đề nghị bác ở đây nào mở topic " Clip hoạt động của các loại vũ khí " thì hay quá :D
(em mới tham gia nên không biết mở topic mới  ???)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 02:49:29 pm
Ờ, nếu bạn Kira Nakazato cho rằng bạn giỏi hơn sách thì tớ chịu thua! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 03:08:23 pm
Ờ, nếu bạn Kira Nakazato cho rằng bạn giỏi hơn sách thì tớ chịu thua! ;D


 Vấn đề không phải là sách đúng hay sai mà là hiểu từ "đóng kín" như thế nào,vậy thôi.Tớ chỉ hiểu là nó đóng chặt một đầu,việc làm kín một đầu nòng là của buồng đạn với cái cát tút,còn bạn lại hiểu là nó đóng và làm kín một đầu của nòng súng,tức là cái khóa nòng tiếp xúc với mặt sau ủa buồng đạn và làm kín buồng đạn bằng chỗ tiếp xúc (rất tiếc là gia công 2 bề mặt phẳng đến mức tiếp xúc mà có thể làm kín được với áp suất cao như vậy quá khó,mà tai hại là một trong hai bề mặt đó lại có một cái khe khá to =)) ),đúng sai là do nhận thức của người đọc chứ câu chữ của sách không phải lúc nào cũng chuẩn 100% được,đặc biệt là với tiếng Việt với tính đa nghĩa của nó.
 


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 03:12:30 pm
He...he, nếu đã coi "đóng kín" là "2 bề mặt phẳng đến mức tiếp xúc mà có thể làm kín" thì cái vỏ đạn của bạn lại càng không thể đóng kín được, bạn à? Bạn có biết người ta chuốt vỏ đạn thế nào không nhỉ? Nếu bạn biết có lẽ sẽ không phát biểu ngây thơ thế đâu! ;D

Sách về binh khí của ta hầu hết là dịch của Nga - tức là của nhà sản xuất ra khẩu AK - vậy mà bạn còn không tin thì... hết cách! Thôi, bạn đi hiểu theo cách của bạn đi vậy, chứ tớ thì cứ tin theo cái gì tớ đã được học, được biết từ 23 năm nay thôi! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 07 Tháng Sáu, 2010, 03:16:30 pm
Hehê, xem hình của các bác, rồi xem video quay chậm và cái "How AK47 works" thì em cũng rõ được nhiều lắm! Cảm ơn các bác nhé. Hồi đấy cầm súng chỉ là biết sử dụng thôi, cũng chẵng tò mò nghịch gì nhiều.

À, các bác làm ơn giải thích nốt cái "khóa nòng" nó xoay trong "bệ khóa nòng" để làm gì ạ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 03:21:06 pm
Nó xoay để đóng kín - đấy là sách bảo thế - còn theo bạn Kira Nakazato thì nó xoay để mà xoay thôi, bác ạ! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: OldBuff trong 07 Tháng Sáu, 2010, 03:37:53 pm
Bác nào rành tiếng Nga thì dịch giúp em với.Mà sao em thấy cái kim hỏa của em nó khác của bác dongadoan.  ;D
(http://i1041.photobucket.com/albums/b411/vebinh55xx/B-Kha.jpg)


Trên là chữ Tiểu Nga mà bác vebinh55xx ;)

Buff tôi thấy sách bảo khóa nòng xoay để đẩy đạn vào, đóng miệg nòng và kéo hất vỏ đạn ra đúng không đ/c Đoành ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 03:39:42 pm
Ừm, thì đúng thế! Thế nhưng bạn Kira Nakazato không tin sách, lão à! ;D



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 07 Tháng Sáu, 2010, 03:45:21 pm
"Khóa nòng" không xoay thì vẫn đẩy đạn vào được và móc đạn ra. Chỉ là cấu tạo của "khóa nòng" nó có cái gì mà để khóa nòng lại nên cần phải xoay?

Bác nào rảnh chụp cái ổ buồng đạn rõ hơn một chút được không ạ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vitính trong 07 Tháng Sáu, 2010, 05:58:05 pm
Thử hình dung:
Khóa nòng xoay khi bị bệ đẩy tới trước, vào thế không thể bị tống ngược trở ra khi cát-tút đẩy lùi.
Khóa nòng chỉ có thể lui nhờ bệ kéo nó ra làm một cái mấu nào đó của nó xoay đúng rãnh. Mà bệ chỉ lui khi đầu đạn vượt qua lỗ trích khí.
Bởi vậy súng AK khi lên đạn không thể từ từ đẩy quy-lát (bệ và khóa nòng) lên cho "trật tự không ồn". Vì như thế không hoàn thành được việc sập khóa nòng vào sát đuôi đạn cùng lúc với việc xoay vào vị trí khóa.

Các bác có biết súng Mỹ AR-15 với M-16 khác nhau ở cái gì không? (Tôi không biết chắc đâu đấy, nhưng có nghe một lời giải thích).


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 07 Tháng Sáu, 2010, 06:18:23 pm
"Khóa nòng" không xoay thì vẫn đẩy đạn vào được và móc đạn ra. Chỉ là cấu tạo của "khóa nòng" nó có cái gì mà để khóa nòng lại nên cần phải xoay?

Bác nào rảnh chụp cái ổ buồng đạn rõ hơn một chút được không ạ?

Em giải thích kém lắm, nhiều khi không thoát nghĩa. Bác để ý thời điểm "giây thứ 60" và "giây thứ 99" trong clip này nhé. đấy là lúc mở và và khóa miệng buồng đạn của hành trình bắn.
http://www.youtube.com/watch?v=TRBEJCU8rf4


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 07 Tháng Sáu, 2010, 06:46:13 pm
Theo em tạm hiểu như thế này:

"khoá nòng" có 2 mấu:
- 1 mấu chạy trong rãnh xoắn của bệ khoá nòng, khi bệ khóa nòng di duyển tới lui thì sẽ làm cho "khóa nòng" xoay.
- mấu thứ hai (số 11 trong hình sau) làm chức năng cố định "khóa nòng" khi thuốc súng cháy không đẩy lùi vỏ đạn đồng thời là "khóa nòng" và "bệ khóa nòng" giật lùi ra sau. Chỉ đến khi viên đạn đi qua lỗ trích khí, lúc này khí thuốc cháy mới dồn qua pít-ton của bệ khóa nòng, làm cho bệ giật lui - và hệ quả lại làm cho "khóa nòng" xoay ngược trở ra, thối lui cũng như kéo vỏ đạn ra khỏi nòng. (xem thêm lời giải thích của bác vitính)
(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/khoanong.jpg)

Như vậy, "khóa nòng" không phải làm kín nòng mà làm đúng nhiệm vụ khóa chặt không cho vỏ đạn văng trở ra khi bắn. Vỏ đạn được lấy ra "cưỡng bức" vào thời điểm thích hợp chứ không tự nhiên (!)

Tóm lại "khóa nòng" đúng là "khóa nòng", nó đẩy đạn vào nòng, ngoạm chặt đít đạn, xoay cái mấu vào 1 vị trí cố định trên súng, kéo vỏ đạn ra và hất văng đi.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 07:29:14 pm
He...he, nếu chỉ sợ bị "vỏ đạn văng trở ra khi bắn" và không có tác dụng làm kín thì khóa nòng không cần có bậc lõm ở đầu (phần tiếp xúc với đít viên đạn và chứa kim hỏa) đâu nhỉ, cứ làm phẳng lì chẳng tiện hơn sao? Cái bậc lõm này trong sách gọi là "ổ chứa đít đạn" và ta có thể thấy thế này:

Khi viên đạn được đưa vào buồng đạn: khóa nòng tiến sát tới cuối nòng súng, đồng thời xoay sang phải khiến 2 tai khóa nòng lọt vào ổ chứa tai khóa (ở bệ khóa nòng). Lúc này, đầu đạn nằm sát (tiếp xúc) với đoạn bắt đầu có khương tuyến của nòng, đít đạn nằm sát với ổ chứa đít đạn của khóa nòng, kim hỏa tụt vào trong khóa nòng, tiếp xúc với hạt lửa. Như hình dưới đây, nếu khóa nòng không có tác dụng làm kín thì nó có cần thiết kế rãnh trượt tai khóa nòng dạng xoay không? Làm rãnh trượt thẳng chẳng đơn giản hơn sao? ;D

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/odan.jpg)
Hình minh họa "Ổ đạn".


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 07 Tháng Sáu, 2010, 07:34:44 pm
Kha kha, nhà em nhớ ra rồi, mấy chục năm chứ có ít gì. Hồi đó toàn phải lựa lựa xoay xoay cái bệ+Khóa nòng sao cho cái mấu to tổ bố nó ở vị trí ít thò ra ngoài nhất để đút vào súng!

Cái mấu này phải xoay ngang mới mắc vào thân súng, cố định khóa nòng!
(số 11 trong hình của bác Đoành! :) )


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vitính trong 07 Tháng Sáu, 2010, 07:47:32 pm
Đạn của các loại súng AK và CKC như nhau, nguyên tắc trích khí như nhau, buồng đạn như nhau, nhưng CKC thì không có khóa nòng xoay đâu mà hình như chỉ trượt dọc và tịnh tiến lên/xuống một khoảng ngắn thôi. Điểm khác biệt thoi đẩy trích khí của CKC là không liền với bệ khóa nòng. Vì nó cần khoảng hở để thả kẹp đạn từ trên bệ khóa nòng xuống.
Tôi chưa dùng RPD và đại liên nên không biết khóa và bệ khóa nòng của chúng như thế nào.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 07 Tháng Sáu, 2010, 07:52:57 pm
Lấy lại hình của @vebinh55xx, cái mấu ấy đây:


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:06:03 pm
Đấy là cái mấu đóng mở khóa nòng, khi lắp súng thì phải lựa cho cái mấu này ăn vào rãnh lượn của bệ khóa nòng bằng cách xoay sang phải và về phía trước.

Còn khi lắp bệ và khóa nòng vào súng thì chú ý 2 mấu trượt trên thân bệ khóa nòng ăn vào 2 gờ trượt ở hộp khóa nòng. Cái mấy chục năm trước làm bác loay hoay chắc là cái này chứ không phải cái mấu ở khóa nòng, nhỉ? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:15:40 pm
Lấy lại hình của @vebinh55xx, cái mấu ấy đây:

Cái mấu này là để trượt trong rãnh của bệ khóa nòng để làm cho khóa nòng xoay qua xoay lại mà :D,ở ảnh đó khóa nòng phải quay lại khoảng 70-80 độ theo chiều kim đồng hồ mới đúng tư thế :D

2 cái "tai" - lug của khóa nòng sau khi xoay đến vị trí "khóa" thì nó tì vào 2 hốc 1 và 2 nằm trên thân súng như trong hình,mình vừa phải cưa cây AK ra minh họa đấy j/k
(http://img4.imageshack.us/img4/6590/ak8j.jpg)
(http://img686.imageshack.us/img686/7671/akcutrecieverrear800x60.jpg)

Tương ứng với hốc 1 và 2 là tai 1 và 2,phần T là phần tai trượt của khóa nòng (tai này trượt trên rãnh của bệ khóa nòng làm cho khóa nòng quay và đóng-mở)
(http://img339.imageshack.us/img339/9206/akabusereportpart44a.jpg)

@ bạn đoành : có bodoibucket nói khóa nòng chỉ dùng để KHÓA,bác trâu cũng nói khóa nòng dùng để ĐÓNG MIỆNG NÒNG,có ai nói làm kín đâu lolz ???
Còn cái bậc đó để cho cái móc vỏ đạn móc vào rãnh ở đít đạn dễ hơn thôi bạn ah


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:37:27 pm
He...he, khóa và đóng kín là 2 tác dụng của khóa nòng, Kira Nakazato ạ!

Bạn không đồng ý thì chứng minh đi, nhìn vào cái ổ chứa đít đạn và tưởng tượng đi! Tớ chứng minh quan điểm của mình bằng sách, bằng hình vẽ,.. còn bạn chứng minh bằng gì? ;D Bằng việc các đ/c Bodoibucket và OldBuff nói à? ;D

Ngoài ra, quansuvn không chấp nhận những từ kiểu teen đâu nhé, bạn để ý một chút!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:39:45 pm
Còn cái bậc đó để cho cái móc vỏ đạn móc vào rãnh ở đít đạn dễ hơn thôi bạn ah
--------------------------------
 Hì, bạn đến cả cái mấu móc đạn với mấu đóng mở khóa nòng còn không phân biệt được mà cứ cố tranh luận thì phục bạn ghê! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:44:03 pm
He...he, cho bạn chú thích lại hình trên đấy! ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:47:01 pm
He...he, khóa và đóng kín là 2 tác dụng của khóa nòng, Kira Nakazato ạ!

Bạn không đồng ý thì chứng minh đi, nhìn vào cái ổ chứa đít đạn và tưởng tượng đi! Tớ chứng minh quan điểm của mình bằng sách, bằng hình vẽ,.. còn bạn chứng minh bằng gì? ;D Bằng việc các đ/c Bodoibucket và OldBuff nói à? ;D

Ngoài ra, quansuvn không chấp nhận những từ kiểu teen đâu nhé, bạn để ý một chút!

Nhìn rồi,ngắm rồi mới không hiểu với cái khe to tướng của cái mấu hất vỏ đạn thì nó làm kín bằng cách nào được =))
Còn mấu đóng mở khóa nòng hay mấu móc vỏ đạn thì tớ đã chú thích trên ảnh mới post đấy,bạn có thể xem lại
Từ lolz tớ dùng đúng nghĩa của nó chứ không phải là hiểu theo nghĩa "một công cụ giải trí có tính phức tạp cao" của bạn đâu,và từ này cũng chẳng teen chút nào nếu hiểu đúng nghĩa của nó :lmao:


P/S ờ,dùng paint vội quá nên chú thích nhầm 1 với 2 ở bức thứ 3


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:53:37 pm
Hè he, nói gì thì nói, thế nào thì cái vụ xoay qua xoay lại cũng chỉ để cái mấu nào đấy trên khóa nòng nó chấu vào hoặc nhả ra trên thân súng. Và nó mắc vào thân súng là để khi đạn nổ không làm vỏ đạn chạy lui - khóa. Cái này khác với "súng ngắn bắn nhanh" nhể?  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:54:35 pm
Hì, bạn Kira Nakazato đừng cố cãi, những từ kiểu: lolz, ah,:lmao:,... không phải ngôn ngữ teen thì của 6x, 7x sao? ;D Và những từ kiểu ấy không được "hoan nghênh" ở đây, bạn ạ! Tham gia ở đây thì phải theo Nội quy ở đây, nhé! ;D

Cái khe to tướng của mấu móc vỏ đạn nó vừa khớp với phần khuyết của mặt cắt cuối nòng súng ấy, bạn nhìn lại chính cái hình mình post lên đi!  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:57:35 pm
Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 09:02:25 pm
Hè he, nói gì thì nói, thế nào thì cái vụ xoay qua xoay lại cũng chỉ để cái mấu nào đấy trên khóa nòng nó chấu vào hoặc nhả ra trên thân súng. Và nó mắc vào thân súng là để khi đạn nổ không làm vỏ đạn chạy lui - khóa. Cái này khác với "súng ngắn bắn nhanh" nhể?  ;D


Nhưng bạn đoành là nhất quyết cho rằng nó còn chức năng làm kín một đầu nòng nữa >"< cũng như nói việc làm kín của cái cửa kín nước là nhờ cái cửa chứ không phải nhờ cái gioăng >"<

@bạn đoành : khớp và kín khí là hai vấn đề rất chi là khác nhau đấy.Và mấu hất vỏ đạn với cái móc vỏ đạn nó cũng khác nhau lắm lắm.Bạn có thể chú thích lại vào hình xem cái nào khớp với cái nào hộ tớ được không ? và giải thích xem nó làm kín thế nào hộ tớ với


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 09:06:48 pm
Hì, vậy bạn chứng minh nó không có tác dụng làm kín đi, tớ đã có dẫn chứng trong sách dạy binh khí của QĐ rồi, còn bạn có gì? ;D

He...he, chả nhẽ ngày mai lại ra cổng thành mượn khẩu AK của mấy thằng ku 144 để tháo ra nhỉ? ;D

P/s: Quên một đoạn nên phải sửa bài! ;D

Bạn Kira Nakazato này, bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm: Làm kín bằng mặt gương chưa? ;D



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vitính trong 07 Tháng Sáu, 2010, 09:12:50 pm
Thông thường vỏ đạn AK, CKC kín khít với ổ đạn đến mức ai dùng vỏ đạn đã bắn mà tống vào ổ đạn như nạp viên đạn chưa bắn thì sẽ rất khó đóng vào cũng như giật khóa nòng lấy được nó ra.
Đạn súng săn bằng đồng sau khi bắn, trước khi nạp hạt nổ mới để nạp lại thuốc, viên đạn chì thì phải qua một công đoạn gọi là "tóp": đóng cái vỏ ấy vào một cái dưỡng để cho nó nhỏ lại, mới dễ dùng lần sau.
Các loại súng mở khóa nòng bằng tay (Trung Chính thời chống Pháp, K-44 sau này) có đạn hình côn rõ rệt (cảm quan) là để dễ giật vỏ đạn ra. Vậy mà súng săn cải biên từ K-44 khoan nòng vẫn kèm theo một bộ tóp (tôi đã từng dùng do ngành quân khí thực hiện và cung cấp).


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: nhai quai dep trong 07 Tháng Sáu, 2010, 09:19:29 pm
Các Bác làm ơn cho em hỏi:

1 - Nòng súng AK được tính bắt đầu từ đâu ? Có những tác dụng gì ?

2 - Bệ khóa nòng bao gồm mấy bộ phận ?

3 - Kim Hỏa súng AK làm bằng vật liệu gì ?

Xin chân thành cảm ơn trước.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 09:25:35 pm
Hì, vậy bạn chứng minh nó không có tác dụng làm kín đi, tớ đã có dẫn chứng trong sách dạy binh khí của QĐ rồi, còn bạn có gì? ;D

He...he, chả nhẽ ngày mai lại ra cổng thành mượn khẩu AK của mấy thằng ku 144 để tháo ra nhỉ? ;D

P/s: Quên một đoạn nên phải sửa bài! ;D

Bạn Kira Nakazato này, bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm: Làm kín bằng mặt gương chưa? ;D



Tớ cho là bạn hiểu sai ý của sách,vậy thôi,ngoài ra tớ còn có cái khe to tướng ở khóa nòng,và nếu bạn giải thích được cái gì làm kín cái khe đó (có minh họa cụ thể) thì tớ sẽ công nhận bạn đúng,còn không chỉ ra được thì tớ đúng.Còn mặt gương thì tớ chỉ biết mặt gương xi lanh thôi,chắc cũng na ná ý của bạn,nhỉ ? Còn ý bro vitinh mới post cũng chứng mình chuyện cái vỏ đạn bị nở ra và ép chặt vào buồng đạn là có,suy ra ý tớ nói vỏ đạn ép sát vào buồng đạn và làm kín nòng là đúng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 09:39:33 pm
Hì, thế để tớ hỏi lại bạn nhé!

- Nếu bạn bảo tớ "hiểu sai ý sách" thì theo bạn hiểu đúng sẽ là thế nào?

- Bạn có đọc kỹ bài của bác vitinh không nhỉ? Bác ấy viết là: "dùng vỏ đạn đã bắn mà tống vào ổ đạn" mà bạn suy ra thành cái ý vỏ đạn nở ra áp sát vào buồng đạn được thì bạn quá tài! Viên đạn sau khi bắn, gờ ốp đầu đạn bị duỗi thẳng ra mới là nguyên nhân để nó bị kẹt không tống vào ổ đạn được. Nếu vỏ đạn nở ra thì bạn giải thích thế nào về việc trước đây chính bạn viết thế này: "cát tút không còn bị ép sát vào buồng đạn nữa nên nó lại tụt ra nhẹ nhàng chứ sao."? Bài trước thì catut tụt ra dễ dàng, bài sau thì catut lại khó vào là sao thế bạn? ;D

Bạn giải thích hộ những cái trên đi, còn cái mặt gương bạn không biết thì thôi vậy! ;D 


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 09:47:45 pm
Hì, thế để tớ hỏi lại bạn nhé!

- Nếu bạn bảo tớ "hiểu sai ý sách" thì theo bạn hiểu đúng sẽ là thế nào?

- Bạn có đọc kỹ bài của bác vitinh không nhỉ? Bác ấy viết là: "dùng vỏ đạn đã bắn mà tống vào ổ đạn" mà bạn suy ra thành cái ý vỏ đạn nở ra áp sát vào buồng đạn được thì bạn quá tài! Viên đạn sau khi bắn, gờ ốp đầu đạn bị duỗi thẳng ra mới là nguyên nhân để nó bị kẹt không tống vào ổ đạn được. Nếu vỏ đạn nở ra thì bạn giải thích thế nào về việc trước đây chính bạn viết thế này: "cát tút không còn bị ép sát vào buồng đạn nữa nên nó lại tụt ra nhẹ nhàng chứ sao."? Bài trước thì catut tụt ra dễ dàng, bài sau thì catut lại khó vào là sao thế bạn? ;D

Bạn giải thích hộ những cái trên đi, còn cái mặt gương bạn không biết thì thôi vậy! ;D 

Thôi,đơn giản là bạn cứ thử thế này hộ tớ,bạn lấy khẩu AK,không nạp đạn,đóng cái khóa nòng của bạn vào,sau đó bịt nốt cái đường trích khí,ngậm vào đầu nòng rồi thổi hộ tớ,bạn thổi thấy nhẹ nhàng thì tớ đúng,bạn thổi thấy khó khăn thì bạn đúng,thế nhé.Còn chuyện tớ nói nó tụt ra dễ dàng là so với khi đầu đạn chưa đi qua lỗ trích khí,áp suất còn rất cao nên vỏ đạn bị giãn nhiều,ép chặt vào buồng đạn,khi đó mà kéo thì chỉ có đít đi vỏ đạn ở lại nhé.Còn việc tống vào khó khăn là chứng minh cho việc vỏ đạn có bị ép sát vào buồng đạn,nhé.

P/s Thế cái mặt gương của bạn nó ở chỗ nào thế ? trong khẩu AK ấy,chỉ cho tớ nhé


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: nhai quai dep trong 07 Tháng Sáu, 2010, 09:50:28 pm
(http://i879.photobucket.com/albums/ab360/ch1890/untitled-10.jpg)

Các Bác cho em hỏi theo hình trên thì điểm nào của Viên đạn tiếp xúc với nòng súng ạ ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:03:07 pm
@ Kira Nakazato: Ờ, kể ra có súng ở đây thì tháo béng ra mà tranh luận chứ việc gì phải thổi?

Còn chuyện tớ nói nó tụt ra dễ dàng là so với khi đầu đạn chưa đi qua lỗ trích khí,áp suất còn rất cao nên vỏ đạn bị giãn nhiều,ép chặt vào buồng đạn,khi đó mà kéo thì chỉ có đít đi vỏ đạn ở lại nhé.Còn việc tống vào khó khăn là chứng minh cho việc vỏ đạn có bị ép sát vào buồng đạn,nhé.
-----------------------------------------------------
He...he, bạn cứ câu trước đá câu sau thế nhỉ? Bài viết số 463 của bạn viết: "khi nòng đã "mở" thì áp suất trong nòng giảm,cát tút không còn bị ép sát vào buồng đạn nữa nên nó lại tụt ra nhẹ nhàng chứ sao.". So những cái màu đỏ ở trên thì bạn làm ơn chỉ cho tớ đâu là cái đúng với! Trước thì áp suất giảm làm catut không ép sát vào buồng đạn, sau thì tống vào khó khăn vì catut ép sát vào buồng đạn, vậy chắc sau khi catut đã trở thành phế phẩm nó lại giãn ra lần nữa phỏng? (http://www.quansuvn.net/Smileys/default/grin.gif)

P/s: Bạn chưa nghe cái cụm từ "mặt gương khóa nòng" bao giờ à?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:08:28 pm
À, mà quên không hỏi bạn Kira Nakazato là khi thuốc phóng trong đạn cháy thì theo bạn trong lòng catut đâu là chỗ kém chịu áp lực nhất nhỉ? (http://www.quansuvn.net/Smileys/default/grin.gif)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:31:56 pm
"Khóa nòng" không xoay thì vẫn đẩy đạn vào được và móc đạn ra. Chỉ là cấu tạo của "khóa nòng" nó có cái gì mà để khóa nòng lại nên cần phải xoay?

Bác nào rảnh chụp cái ổ buồng đạn rõ hơn một chút được không ạ?

Em thấy anh giai Bodoibucket thắc mắc rất thú vị ;D

Theo em biết cấu tạo khóa nòng xoay ở AK-47 và các phiên bản sau chủ yếu phục vụ việc kéo hất vỏ đạn sau khi bắn nhằm tránh tai móc đạn ở khóa nòng kéo gãy vỡ gờ vỏ đạn gây hóc đạn. Khi đạn được đẩy vào buồng đạn, khóa nòng xoay theo chiều kim đồng hồ chốt chặn phía ngoài buồng đạn theo cơ chế khóa 1 chiều để khóa nòng chỉ mở khi có lực tác động lên bệ khóa nòng (như trích khí qua thoi đẩy về hay kéo tay) kéo theo khóa nòng như một cách giữ chậm. Khi khối bệ khóa nòng chạy lùi kéo theo khóa nòng xoay ngược hướng kim đồng hồ tịnh tiến tại vị trí để tai móc đạn trên khóa nòng vê quanh gờ vỏ đạn như một cách tách vỏ đạn dãn nở do nhiệt khí thuốc khỏi thành buồng đạn trước khi tai móc đạn trên khóa nòng giật vỏ đạn theo quán tính văng ra ngoài.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vitính trong 07 Tháng Sáu, 2010, 11:16:01 pm
Khi khối bệ khóa nòng chạy lùi kéo theo khóa nòng xoay ngược hướng kim đồng hồ tịnh tiến tại vị trí để tai móc đạn trên khóa nòng vê quanh gờ vỏ đạn như một cách tách vỏ đạn dãn nở do nhiệt khí thuốc khỏi thành buồng đạn trước khi tai móc đạn trên khóa nòng giật vỏ đạn theo quán tính văng ra ngoài.

Có lẽ không phải đâu. Vì CKC không có khóa nòng xoay trong khi đạn của nó như AK. Trừ trường hợp khóa nòng của nó có hơn một cái mấu móc vỏ đạn để phân bố lực móc đều ra. Cấu trúc CKC:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e0/SKS_filed_strip.JPG/800px-SKS_filed_strip.JPG)

Nhân thể giới thiệu cách nạp đạn bằng kẹp của CKC:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/94/SKS_Clip_charge.JPG/514px-SKS_Clip_charge.JPG)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 07 Tháng Sáu, 2010, 11:25:18 pm

Ah,mấy cái bôi đỏ ấy thì tớ xin giải thích lại thế này.Khi thuốc đạn cháy,áp suất trong vỏ đạn rất cao dẫn đến vỏ đạn bị nở ra và ép rất chặt vào buồng đạn,lôi lúc đó chỉ có đứt đít.Sau khi viên đạn đã rời nòng,áp suất giảm,vỏ đạn có co lại để có thể rút ra dễ dàng bởi cái móc vỏ đạn của khóa nòng với lực đẩy của khí thuốc,tuy nhiên vẫn còn biến dạng dư nên nếu ta dùng vỏ đạn đó mà tống vào buồng đạn lần nữa mà không chuốt lại thì sẽ khó tống vào là do cái biến dạng dư ấy,cái biến dạng dư ấy là minh chứng cho việc vỏ đạn đã bị ép sát vào buồng đạn trong quá trình viên đạn còn ở trong nòng.
Tớ nhìn cái khóa nòng thì chẳng chỗ nào đạt tiêu chuẩn làm mặt gương cả >"<

Còn theo lý thuyết thì chỗ nào có sự thay đổi của tiết diện mặt cắt thì dễ xày ra tập trung ứng suất,như vậy trên vỏ đạn AK là phần côn tóp miệng của vỏ đạn,ngay bên dưới của đầu đạn ấy (khổ,không phải chuyên ngành nên cũng biết gọi nó là cái gì cho đúng)

@huyphongssi : khóa nòng xoay để cài 2 cái "tai" - lug của nó vào thân súng để đàm bảo cái vỏ đạn không bị áp suất cao đẩy tụt ra khỏi buồng đạn thôi mà.
@nhai quai dép : theo như mấy cái clip trên youtube thì phần tiếp xúc với nòng là khoảng đối xứng 2 bên của mũi tên B trong hình của bạn,chú ý sẽ thấy 2 đường ngang mờ mờ trong ảnh đó :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: fddinh trong 07 Tháng Sáu, 2010, 11:27:40 pm
Dạo này bác Đoành đắt hàng ghê! :)

Chạy sô từ SAM đến AK! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 08 Tháng Sáu, 2010, 12:01:17 am

Còn theo lý thuyết thì chỗ nào có sự thay đổi của tiết diện mặt cắt thì dễ xày ra tập trung ứng suất,như vậy trên vỏ đạn AK là phần côn tóp miệng của vỏ đạn,ngay bên dưới của đầu đạn ấy (khổ,không phải chuyên ngành nên cũng biết gọi nó là cái gì cho đúng)


Nhà em có dùng tới Oxy thường xuyên nên biết chỗ đó tương tự như viên đạn và gọi và "vai bình", chỗ này được thiết kế để khi nổ bình thì cả cái đầu bình bung đi mà không toác bình ra thành nhiều mảnh như mảnh bom!  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kon tiahien trong 08 Tháng Sáu, 2010, 01:33:23 am
Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy
Căn cứ vào tài liệu giới thiệu về AK 104 ở website Worldguns có các hàng tiếng anh sau:
the largest stride forward was made by the USSR, when, in 1943, the Soviet Army adopted a new cartridge - the 7.62x39mm medium-power load.
Như vậy, dòng chữ khắc trên súng phù hợp với cỡ vỏ đạn cũ(1943). Với loại đạn mới sốl lượng đạn bắn ra/m sẽ đạt nhiếu hơn (lý thuyết 600/phút)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 08 Tháng Sáu, 2010, 02:43:41 am
Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy
Căn cứ vào tài liệu giới thiệu về AK 104 ở website Worldguns có các hàng tiếng anh sau:
the largest stride forward was made by the USSR, when, in 1943, the Soviet Army adopted a new cartridge - the 7.62x39mm medium-power load.
Như vậy, dòng chữ khắc trên súng phù hợp với cỡ hộp đạn cũ(1943). Với loại băng đạn mới sốl lượng đạn bắn ra/m sẽ đạt nhiếu hơn (lý thuyết 600/phút)
Hehe, cậu T-90s hỏi cái chốt nho nhỏ cơ mà bác Kon tiahien
Cái này AK-102/104/105 và cả AKS-74U cũng có. Nó là................ cái chỗ móc dây đeo thôi bạn  ;D
(nói như bác Đểu mới chính xác  :D)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 08 Tháng Sáu, 2010, 06:46:09 am
Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy

Chốt giữ bá xếp thôi. Có chi lạ đâu


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Sáu, 2010, 08:31:02 am
Tớ nhìn cái khóa nòng thì chẳng chỗ nào đạt tiêu chuẩn làm mặt gương cả >"<
----------------------------------
 Thế nên tớ mới khuyên bạn nên đi tìm thêm tài liệu để đọc!  ;D

Còn theo lý thuyết thì chỗ nào có sự thay đổi của tiết diện mặt cắt thì dễ xày ra tập trung ứng suất,như vậy trên vỏ đạn AK là phần côn tóp miệng của vỏ đạn,ngay bên dưới của đầu đạn ấy (khổ,không phải chuyên ngành nên cũng biết gọi nó là cái gì cho đúng)
----------------------------------
 - Ờ, đúng rồi! Vậy khi khí thuốc đang cháy chưa đạt áp suất cần thiết để duỗi thẳng "phần côn tóp miệng" của đạn (trong chuyên ngành đạn gọi là cổ đạn) thì áp suất trong vỏ đạn phân bố đều trong lòng vỏ đạn, lúc này vỏ đạn bị biến dạng dẫn đến áp sát vào buồng đạn. Thế đã đúng lý thuyết chưa nhỉ? ;)

 - Khi áp lực đủ lớn (thuốc phóng cháy gần hết) phần cổ đạn bị vuốt thẳng, phần đáy đầu đạn nhận sức đẩy để phóng vào nòng súng. Áp lực này đủ lớn để đầu đạn bị vuốt theo rãnh khương tuyến tạo chuyển động xoay trong lòng nòng súng. Lúc này, trong lòng vỏ đạn do áp suất giảm đột ngột nên vỏ đạn không còn ép sát vào buồng đạn nữa (đây chính là ý của bạn, nhỉ?).  ;)

 Từ hai cái gạch đầu dòng trên, tôi suy ra thế này: Khi vỏ đạn bị áp suất ép chặt vào thành buồng đạn thì chả có cái gì cần làm kín vì lúc ấy chưa có khí thuốc trong buồng đạn. Đến khi có khí thuốc dư trong buồng đạn thì vỏ đạn lại không còn bị ép chặt vào thành buồng đạn nữa. Vậy cái lý thuyết "làm kín bằng vỏ đạn" của bạn nó nằm ở chỗ nào? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 08 Tháng Sáu, 2010, 08:49:13 am
Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy

Chốt giữ bá xếp thôi. Có chi lạ đâu
Bổ sung cái hình:
(http://www.alphaunit.co.uk/image/cache/data/Assault%20Rifles/RK08_AK104/AK%20104%203-500x500.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 08 Tháng Sáu, 2010, 09:42:51 am
@Tư lệnh: em nghĩ ý của bác Kira là cái khoá nòng chỉ có tác dụng khoá chặt viên đạn trong buồng đạn, không phải làm kín hoàn toàn buồng đạn như kiểu pít-tông làm kín xi-lanh  ;D. Em nghĩ ý này đúng, còn phần "ép chặt vào buồng đạn" thì tư lệnh nói quá chuẩn, không còn gì phải bàn cãi  :)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 08 Tháng Sáu, 2010, 10:10:48 am
Ừ đúng rồi nó là chốt giữ báng súng,hình như là mới cải tiến hay sao ấy chứ có nhiều khẩu tớ không thấy,giờ thấy lấy làm lạ thôi.Tưởng ak có chức năng mới,ai dè xem clip thấy nó gập báng vào bấm nghe cái cụp,...Hiểu luôn...  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kon tiahien trong 08 Tháng Sáu, 2010, 12:55:06 pm
Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy

Chốt giữ bá xếp thôi. Có chi lạ đâu
Tiahien không nghĩ nó là chốt giữ bá xếp ;D Cái hình của Bodoibucket và cả cái hình này là từ AK104 bá gỗ đây


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 08 Tháng Sáu, 2010, 01:12:15 pm
Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy

Chốt giữ bá xếp thôi. Có chi lạ đâu
Tiahien không nghĩ nó là chốt giữ bá xếp ;D Cái hình của Bodoibucket và cả cái hình này là từ AK104 bá gỗ đây
Đây là loại có báng gập ngang về phía bên trái ( theo chiều bắn ) của súng đấy bác Kon tiahien à. Chứ không như loại báng xếp 2 càng khi xếp phải hất qua băng đạn , úp vào ốp lót tay dưới.( Có nút bấm nằm ở trục xoay của báng )
Bác để ý cây AK 104 : đầu báng súng là cái bản lề , trước bản lề là nút bấm để gấp. Cuối báng súng là cái mấu để cắn vào cái lẫy ( cái lẫy mà bác hỏi ).Ở đáy báng súng cũng là 1 nút bấm để đưa báng về chế độ tỳ vai.
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/AK104xep.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kon tiahien trong 08 Tháng Sáu, 2010, 01:32:55 pm
Cám ơn bác Ongbom post hình cụ thể. He he... tưởng cái chốt cho phép nó bắn được 2 cỡ đạn cơ chứ ;D ;D
Sau thập niên 60, khuynh hướng cải tiến các cỡ đạn cho các lọai súng trường tấn công rộ lên ở các nước.
Về đạn. do xung lực đạn tùy thuộc vào cỡ đạn(Cỡ đạn lớn đòi hỏi thuốc nổ nhiều), trên tính tóan cỡ đạn7.62mm sẽ cần lực 700Jun để xuyên qua lớp nón sắt hay áo giáp(lọai cũ), cỡ 6.25mm cần lực 580J., cỡ 5.5mm cần 500J, cỡ 4.5mm cần 420J, một phần khác tốc độ đầu đạn còn phụ thuộc vào đặc tính cấu tạo của viên đạn.
Tùy thuộc vào các đời sản xuất mà đạn AK có nhiều cỡ 5.45x39mm( AK 74), 7.62x39mm(M1943),7.62 x45(vz52).


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Sáu, 2010, 01:45:16 pm
@Tư lệnh: em nghĩ ý của bác Kira là cái khoá nòng chỉ có tác dụng khoá chặt viên đạn trong buồng đạn, không phải làm kín hoàn toàn buồng đạn như kiểu pít-tông làm kín xi-lanh  Grin. Em nghĩ ý này đúng, còn phần "ép chặt vào buồng đạn" thì tư lệnh nói quá chuẩn, không còn gì phải bàn cãi 
---------------------------------
 Hì, nếu thế thì cái gì ngăn khí thuốc dư không trào ngược lại buồng đạn và hộp khóa nòng? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 08 Tháng Sáu, 2010, 03:50:02 pm
...Sau thập niên 60, khuynh hướng cải tiến các cỡ đạn cho các lọai súng trường tấn công rộ lên ở các nước.
Về đạn. do xung lực đạn tùy thuộc vào cỡ đạn(Cỡ đạn lớn đòi hỏi thuốc nổ nhiều), trên tính tóan cỡ đạn7.62mm sẽ cần lực 700Jun để xuyên qua lớp nón sắt hay áo giáp(lọai cũ), cỡ 6.25mm cần lực 580J., cỡ 5.5mm cần 500J, cỡ 4.5mm cần 420J, một phần khác tốc độ đầu đạn còn phụ thuộc vào đặc tính cấu tạo của viên đạn.
Tùy thuộc vào các đời sản xuất mà đạn AK có nhiều cỡ 5.45x39mm( AK 74), 7.62x39mm(M1943),7.62 x45(vz52).

Đây em có cái này, kính mời bác Kon tiahien xem , có nhiều loại AK báng xếp ( gập ).
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/762x39.jpg)

(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/545x39.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Sáu, 2010, 04:32:59 pm
Dạo này bác Đoành đắt hàng ghê! :)

Chạy sô từ SAM đến AK! ;D

Bác ấy đang ôn thi đấy  ;D  Vậy kết quả thi của bác thế nào  ạh ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: haanh trong 08 Tháng Sáu, 2010, 05:30:20 pm
hehe khóa nòng có nhiều chức năng trong đó có chức năng khóa kín buồng đạn không cho khí chạy ngược về sau . Thực tế có những cây súng quá cũ khóa nòng mòn gây ra đủ hỏng hóc mà phổ biến là kẹt đạn do lực đẩy về yếu quá . Bọn tôi mỗi khi thu được súng là xem khóa nòng còn mới không để đổi ngay . Mấy vụ này thì lão DKSG rành nhất đây  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 08 Tháng Sáu, 2010, 08:36:09 pm
 Tớ chỉ cần bạn đoành trả lời được cái khóa nòng nó làm kín như thế nào khi có cái khe ở chỗ mũi tên thôi.

(http://img687.imageshack.us/img687/2016/boltfacecompare.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Sáu, 2010, 08:52:54 pm
Khi xoay từ trái sang phải, từ sau ra trước thì cái khe ấy nằm ở đâu, bạn biết không? ;D

Ô, mà chỉ có thế thôi à? Thế không tiếp tục bảo vệ quan điểm "làm kín bằng vỏ đạn" nữa hả bạn? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 08 Tháng Sáu, 2010, 09:08:07 pm
Khi xoay từ trái sang phải, từ sau ra trước thì cái khe ấy nằm ở đâu, bạn biết không? ;D

Ô, mà chỉ có thế thôi à? Thế không tiếp tục bảo vệ quan điểm "làm kín bằng vỏ đạn" nữa hả bạn? ;D

 Tớ vẫn giữ nguyên ý kiến của tớ,sau khi đầu đạn rời khỏi vỏ đạn,thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy nốt,áp suất có giảm nhưng vẫn cao,áp suất chỉ giảm hẳn khi viên đạn ra khỏi nòng,một đầu của nòng đã được "mở" hoàn toàn,khi đó vỏ đạn mới co lại hoạn toàn,tuy vậy nó vẫn còn biến dạng dư(đút vỏ đạn đã bắn vào buồng đạn thấy chặt) nên vẫn đủ không cho khí thuốc dư tràn về hộp khóa nòng.
 Mà đơn giản là làm kín bằng mặt côn (vỏ đạn và buồng đạn) thì hiệu quả hơn nhiều so với cái gọi là "làm kín bằng mặt gương" gì đó bạn nói,khi bề mặt của khóa nòng lại có cái khe to tổ bố =))

Cái khe ấy quay đi đâu thì cũng thế thôi,vì mặt tiếp xúc của cái buồng đạn nó hình vành khăn.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Sáu, 2010, 09:08:43 pm
Bác ấy đang ôn thi đấy  Grin  Vậy kết quả thi của bác thế nào  ạh ?
---------------------------------
 Ờ thì cũng tốt nghiệp, ra trường về lại đơn vị cũ. Rồi thì cũng nhận bằng, liên hoan, làm kỷ yếu khóa học,... Mỗi lần đi học là một lần mệt, bù lại là có thêm một đống bạn bè khắp toàn quân! ;D



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Sáu, 2010, 09:21:28 pm
Tớ vẫn giữ nguyên ý kiến của tớ,sau khi đầu đạn rời khỏi vỏ đạn,thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy nốt,áp suất có giảm nhưng vẫn cao,áp suất chỉ giảm hẳn khi viên đạn ra khỏi nòng,một đầu của nòng đã được "mở" hoàn toàn,khi đó vỏ đạn mới co lại hoạn toàn,tuy vậy nó vẫn còn biến dạng dư(đút vỏ đạn đã bắn vào buồng đạn thấy chặt) nên vẫn đủ không cho khí thuốc dư tràn về hộp khóa nòng.
-----------------------------------------
 Nhắc lại để bạn nhớ, bài trước tớ đã nói rồi: Việc nhét catut vào buồng đạn rất vướng là do cổ đạn bị duỗi ra chứ không phải vì vỏ đạn bị phồng lên. Bạn đã bao giờ cầm cả viên đạn và vỏ đạn chưa? Nếu cầm rồi chắc bạn sẽ không có suy nghĩ như trên đâu!
 
 Mà đơn giản là làm kín bằng mặt côn (vỏ đạn và buồng đạn) thì hiệu quả hơn nhiều so với cái gọi là "làm kín bằng mặt gương" gì đó bạn nói,khi bề mặt của khóa nòng lại có cái khe to tổ bố =))
-----------------------------------------
 Nguyên lý không có thì "hiệu quả" ở đâu ra? Làm gì có chuyện: "sau khi đầu đạn rời khỏi vỏ đạn,thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy nốt,áp suất có giảm nhưng vẫn cao,áp suất chỉ giảm hẳn khi viên đạn ra khỏi nòng,một đầu của nòng đã được "mở" hoàn toàn,khi đó vỏ đạn mới co lại hoạn toàn"? Khi đầu đạn đã thoát ra khỏi cổ đạn thì dù cho trong vỏ đạn thuốc phóng còn cháy, vẫn tạo ra áp suất thì cái khí thuốc tồn và áp suất tồn này cũng sẽ thoát ra khỏi vỏ đạn theo lỗ hổng cổ đạn để tiếp tục "đẩy" vào đầu đạn chứ? Theo bạn thì nó ở nguyên trong vỏ đạn để tạo áp suất phân bố đều lên thành trong của vỏ đạn à? Bạn hài hước thật đấy! ;D

Cái khe ấy quay đi đâu thì cũng thế thôi,vì mặt tiếp xúc của cái buồng đạn nó hình vành khăn.
----------------------------------------
 Chán nhỉ? Cái khe dọc ấy kết thúc ở đâu? Khi khóa nòng quay trong lòng bệ khóa nòng thì cái khe dọc ấy có nằm trong lòng bệ khóa nòng không? Bạn chú ý hộ chuyển động quay của khóa nòng trong bệ khóa nòng và chi tiết "lỗ chứa đuôi khóa nòng" trên bệ khóa nòng là sẽ hiểu cái khe ấy kín hay không kín ngay thôi! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 08 Tháng Sáu, 2010, 09:37:41 pm
gửi mấy bác tấm hình, em chạy đây...  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 08 Tháng Sáu, 2010, 10:24:41 pm
gửi mấy bác tấm hình, em chạy đây...  ;D

Ấy từ từ chạy bác t90s ơi , chờ em kèm theo chút xíu cho bõ công em phải ..."cắt đôi " khẩu AK . Miệng buồng đạn của bác không có cái khóa nòng của em thì mất đẹp giai đấy.
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/BuongDan.jpg)
Phải nói là miệng buồng đạn của bác t90s bằng phẳng ra phết. ;)
______________________

(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/Khnong.jpg)
Đóng em này vô khóa lại thì thuyệt cú mèo
_________________________

(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/KhNong-1.jpg)
Nhưng xem kỹ thì nó cũng còn gồ ghề quá  :D.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: nhai quai dep trong 08 Tháng Sáu, 2010, 10:39:11 pm
Kính chào các Bác

Về các loại Vũ Khí thì em mù tịt luôn, nhưng em nghe loáng thoáng mấy tay Kỹ thuật nói qua qua về Khái niệm Lực Đột Xuất chẳng biết cái Lực đột xuất này có liên quan gì đến Súng AK không ạ ?

Nghóng chờ hồi âm của các Bác


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vitính trong 09 Tháng Sáu, 2010, 05:14:45 am
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/KhNong-1.jpg)
Khóa nòng "ngậm" đuôi vỏ đạn, kéo lui đến khi gặp cái gờ này thúc vào góc đối xứng với mấu móc, làm cho vỏ đạn văng ra theo đúng hướng như ta vẫn thấy. Có cái hình này mới rõ cái gì "gõ" cho vỏ đạn văng ra. Có phải vậy không "ông bơm"?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Sáu, 2010, 09:09:31 am
Các bác cho chen ngang tí : Khi bắn tại sao AK lại giật rất mạnh lên phía trên ? Các thế hệ AK sau này khắc phục nhược điểm đó như thế nào ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 09 Tháng Sáu, 2010, 11:43:32 am
Khóa nòng "ngậm" đuôi vỏ đạn, kéo lui đến khi gặp cái gờ này thúc vào góc đối xứng với mấu móc, làm cho vỏ đạn văng ra theo đúng hướng như ta vẫn thấy. Có cái hình này mới rõ cái gì "gõ" cho vỏ đạn văng ra. Có phải vậy không "ông bơm"?
Theo em : móc đạn ngậm đuôi vỏ đạn ( mà nó thì nằm trong khóa nòng ). Vỏ đạn văng về cùng phía với móc đạn , ngược chiều với "mấu hất vỏ đạn" . Mời bác tinhvi xem clip hành trình này của AK
http://www.youtube.com/watch?v=TRBEJCU8rf4



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 09 Tháng Sáu, 2010, 12:30:46 pm
Các bác cho chen ngang tí : Khi bắn tại sao AK lại giật rất mạnh lên phía trên ? Các thế hệ AK sau này khắc phục nhược điểm đó như thế nào ?

Hehe, em xin "trả công " cái "bao đầu nòng" nó vát 35 độ cho bác Giangtvx :
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/AKMccloi.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 09 Tháng Sáu, 2010, 01:15:26 pm
@Tư lệnh: em nghĩ ý của bác Kira là cái khoá nòng chỉ có tác dụng khoá chặt viên đạn trong buồng đạn, không phải làm kín hoàn toàn buồng đạn như kiểu pít-tông làm kín xi-lanh  Grin. Em nghĩ ý này đúng, còn phần "ép chặt vào buồng đạn" thì tư lệnh nói quá chuẩn, không còn gì phải bàn cãi 
---------------------------------
 Hì, nếu thế thì cái gì ngăn khí thuốc dư không trào ngược lại buồng đạn và hộp khóa nòng? ;D
Dù không nhiều nhưng em nghĩ vẫn có 1 lượng khí thuốc nhất định thoát qua khoá nòng. Bởi khoá nòng không có xéc măng lẫn dầu nhớt nên không cách gì nó kín khí tuyệt đối được  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vitính trong 09 Tháng Sáu, 2010, 01:54:58 pm
Các bác cho chen ngang tí : Khi bắn tại sao AK lại giật rất mạnh lên phía trên ? Các thế hệ AK sau này khắc phục nhược điểm đó như thế nào ?
Hehe, em xin "trả công " cái "bao đầu nòng" nó vát 35 độ cho bác Giangtvx :
Phản lực khi viên đạn thoát ra hướng dọc nòng súng ngược về phía sau. Điểm tì vai của báng súng ở dưới điểm đặt phản lực nên tạo thành tâm cho súng quay ngược lên trên? Nếu mà không có điểm tì thì chắc là nó không giật lên đâu.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Sáu, 2010, 03:47:42 pm
Phản lực khi viên đạn thoát ra hướng dọc nòng súng ngược về phía sau. Điểm tì vai của báng súng ở dưới điểm đặt phản lực nên tạo thành tâm cho súng quay ngược lên trên? Nếu mà không có điểm tì thì chắc là nó không giật lên đâu.

Dạ, bác giải thích thế em đã hiểu ! Nếu không có điểm tì thì đúng là nó không giật lên và ... chuyển động lùi tự do

@ongbom_f2 Bác có kiếm được cái ảnh cận cảnh phóng to của cái bao đầu nòng vát 35 độ đó không? (bác nào có AKM thì chụp và post lên đi - chụp lúc nó đang ở vị trí gắn trên đầu nòng ấy)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 09 Tháng Sáu, 2010, 04:53:40 pm
Lực giật lùi về phía sau hướng lên trên tâm của báng súng tựa vào vai nên sinh ra mô-men quay (súng giật vểnh lên) ... để bù lại thì người ta tạo nòng vát cho khí thuốc dư xịt lên phía trên nòng vát, đẩy đầu nòng xuống bù lại.

Em hiểu đơn giản thế có được không ạ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tientt82 trong 09 Tháng Sáu, 2010, 05:44:04 pm
Ảnh Akm chụp từ phía nòng theo yêu cầu của bác Giangtvx  ;D
Ta có thể thấy miếng vát đầu nòng
(http://c.upanh.com/upload/7/930/CS0.12143647_63696_1.jpg)
Nguồn :rusmilitary.com


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 09 Tháng Sáu, 2010, 05:46:51 pm
 Nhắc lại để bạn nhớ, bài trước tớ đã nói rồi: Việc nhét catut vào buồng đạn rất vướng là do cổ đạn bị duỗi ra chứ không phải vì vỏ đạn bị phồng lên. Bạn đã bao giờ cầm cả viên đạn và vỏ đạn chưa? Nếu cầm rồi chắc bạn sẽ không có suy nghĩ như trên đâu!
 => chuyện cả vỏ đạn bị giãn chứ không riêng gì cổ đạn là tớ nghe từ một thằng cha chuyên reload đạn trên youtube,một trong những công đoạn của việc reload là tóp lại vỏ đạn từ đầu đến đít.

 Nguyên lý không có thì "hiệu quả" ở đâu ra? Làm gì có chuyện: "sau khi đầu đạn rời khỏi vỏ đạn,thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy nốt,áp suất có giảm nhưng vẫn cao,áp suất chỉ giảm hẳn khi viên đạn ra khỏi nòng,một đầu của nòng đã được "mở" hoàn toàn,khi đó vỏ đạn mới co lại hoạn toàn"? Khi đầu đạn đã thoát ra khỏi cổ đạn thì dù cho trong vỏ đạn thuốc phóng còn cháy, vẫn tạo ra áp suất thì cái khí thuốc tồn và áp suất tồn này cũng sẽ thoát ra khỏi vỏ đạn theo lỗ hổng cổ đạn để tiếp tục "đẩy" vào đầu đạn chứ? Theo bạn thì nó ở nguyên trong vỏ đạn để tạo áp suất phân bố đều lên thành trong của vỏ đạn à? Bạn hài hước thật đấy! ;D
 => Vâng,nguyên lý thì không rõ là có hay không nhưng thực tế thì nhiều lắm bạn ah,phần nối ở vòi các bình khí nén,chốt dưới bánh lái,trục chong chóng...Mà hình như bạn không hiểu những gì mình viết thì phải,bạn nên đọc lại cẩn thận đã rồi hãy trả lời (hi vọng là bạn không có vấn đề gì về đọc hiểu chứ ?)

Cái khe ấy quay đi đâu thì cũng thế thôi,vì mặt tiếp xúc của cái buồng đạn nó hình vành khăn.
----------------------------------------
 Chán nhỉ? Cái khe dọc ấy kết thúc ở đâu? Khi khóa nòng quay trong lòng bệ khóa nòng thì cái khe dọc ấy có nằm trong lòng bệ khóa nòng không? Bạn chú ý hộ chuyển động quay của khóa nòng trong bệ khóa nòng và chi tiết "lỗ chứa đuôi khóa nòng" trên bệ khóa nòng là sẽ hiểu cái khe ấy kín hay không kín ngay thôi! ;D
 =>Tớ thấy rõ ràng là cái khe ấy không kín


@bodoibucket:chuẩn  không cẩn chỉnh


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Sáu, 2010, 05:58:14 pm
He...he, tóm lại là bạn chả "thấy" được gì ngoài ít kiến thức xem trên mạng cả, Kira Nakazato ạ! Thôi, ta dừng ở đây nhé, bạn cứ giữ lấy niềm tin vào cái "làm kín bằng vỏ đạn" của mình đi! ;D

To all: Đầu vát giảm nẩy của AKM chỉ là một trong nhiều bộ phận cải tiến của nó, đố mọi người phát hiện thêm nó còn có những cải tiến gì để được mang theo chữ: МОДЕРНИЗИРОВАННЫЙ đấy! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 09 Tháng Sáu, 2010, 06:08:23 pm
*nó nẩy lên khi bắn là do tỳ vai ? Vậy ngoài tư thế tỳ vai ,các bác đã bắn AK trong các tư thế khác chưa ? ;D
* Em tiếp tục chiều ý bác Giangtvx , đây nè bác :
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/AKM.jpg)

_____________
 Bác thích to thì thêm phát nữa cho to
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/AKM-OT0201.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 09 Tháng Sáu, 2010, 06:37:42 pm
He...he, tóm lại là bạn chả "thấy" được gì ngoài ít kiến thức xem trên mạng cả, Kira Nakazato ạ! Thôi, ta dừng ở đây nhé, bạn cứ giữ lấy niềm tin vào cái "làm kín bằng vỏ đạn" của mình đi! ;D

To all: Đầu vát giảm nẩy của AKM chỉ là một trong nhiều bộ phận cải tiến của nó, đố mọi người phát hiện thêm nó còn có những cải tiến gì để được mang theo chữ: МОДЕРНИЗИРОВАННЫЙ đấy! ;D


Chính bạn cũng không chỉ ra được hình ảnh cụ thể của cái khóa nòng nó làm kín thế nào khi có cái khe đó,chỉ nói suông là nó kín còn nói gì mình ?
Còn chuyện làm kín bằng mặt côn thì mình tiếp xúc nhiều rồi bạn ah,cụ thể là thỉnh thoảng mình vẫn phải kiểm tra van bình gas trong bếp,còn chong chóng với bánh lái thì nó là cái cần câu cơm của mình nên mình chẳng có xa lạ gì với nó cả.Còn khi người phản đối ý kiến của tớ chẳng đưa ra được bất cứ bằng chứng nào ngoài mấy câu nói suông thì đương nhiên tớ sẽ giữ ý kiến của tớ rồi =))



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 09 Tháng Sáu, 2010, 06:39:31 pm
Em chỉ biết akm nhẹ hơn,bắn liên thanh chậm hơn nhưng điều hơn ak47 thôi :-\


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 09 Tháng Sáu, 2010, 06:44:00 pm
Mấy bác tham khảo cái khóa nòng G3


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Sáu, 2010, 06:44:45 pm
        Đây rồi. Cám ơn ongbom_f2. Vấn đề là thế này : Giả sử để AK ở tư thế bắn bia số 4 . Có thể coi hệ thống nòng - viên đạn - báng súng là đối xứng (trái - phải, mặt phẳng đối xứng nằm thẳng đứng đi qua trục của nòng súng). Như vậy khi đạn bay ra khỏi nòng, momen quay sẽ nằm trong mặt phẳng đối xứng đó và súng phải nảy lên thẳng đứng. Thực tế thì súng lại nảy thẳng đứng chéo sang phải (vì vậy cái "bao đầu nòng" phải lắp lệch về bên trái như các bác thấy trong ảnh)

        Vậy lực nào làm cho súng nảy chéo sang phải ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Sáu, 2010, 06:47:10 pm
Chính bạn cũng không chỉ ra được hình ảnh cụ thể của cái khóa nòng nó làm kín thế nào khi có cái khe đó,chỉ nói suông là nó kín còn nói gì mình ?
Còn chuyện làm kín bằng mặt côn thì mình tiếp xúc nhiều rồi bạn ah,cụ thể là thỉnh thoảng mình vẫn phải kiểm tra van bình gas trong bếp,còn chong chóng với bánh lái thì nó là cái cần câu cơm của mình nên mình chẳng có xa lạ gì với nó cả.Còn khi người phản đối ý kiến của tớ chẳng đưa ra được bất cứ bằng chứng nào ngoài mấy câu nói suông thì đương nhiên tớ sẽ giữ ý kiến của tớ rồi =))

-------------------------------------------------
Ừm, bạn nói có lý! ;)

Vậy cho mình hỏi chút nhé, khi mình đưa ra bản scan sách nói về tác dụng làm kín của khóa nòng bạn có đưa ra được bằng chứng nào phản đối không? Sao chỉ biết nói một phía thế, bạn? ;D

Còn cái lý thuyết về "làm kín bằng vỏ đạn" của bạn, sau khi đọc phản biện của tớ, sao bạn cứ lờ đi thế? ;)

Theo tớ, bạn nên tập trung vào chuyên môn liên quan đến bếp ga, chong chóng,... đi!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Sáu, 2010, 07:10:02 pm
Ừm, để minh họa cho bạn Kira Nakazato biết cái rãnh dọc đó kín hay hở:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/khoanong1.jpg)

Những hình kiểu này không có trên mạng nên bạn Kira Nakazato không biết là phải, thông cảm! ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 09 Tháng Sáu, 2010, 07:20:35 pm
Chính bạn cũng không chỉ ra được hình ảnh cụ thể của cái khóa nòng nó làm kín thế nào khi có cái khe đó,chỉ nói suông là nó kín còn nói gì mình ?
Còn chuyện làm kín bằng mặt côn thì mình tiếp xúc nhiều rồi bạn ah,cụ thể là thỉnh thoảng mình vẫn phải kiểm tra van bình gas trong bếp,còn chong chóng với bánh lái thì nó là cái cần câu cơm của mình nên mình chẳng có xa lạ gì với nó cả.Còn khi người phản đối ý kiến của tớ chẳng đưa ra được bất cứ bằng chứng nào ngoài mấy câu nói suông thì đương nhiên tớ sẽ giữ ý kiến của tớ rồi =))
Mình nghĩ không phải súng nào cũng làm kín bằng khóa nòng và bãn đang nhầm lẫn giữa loại này với loại làm kín bằng vỏ đạn và đánh đồng chúng.chú ý đuôi 2 loại này


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: nhai quai dep trong 09 Tháng Sáu, 2010, 07:33:07 pm
Các Bác ơi !

Làm ơn giải thích hộ em Khái niệm " Lửa Đầu Nòng " với.

Em thấy sau khi Viên Đạn AK bay ra khỏi đầu nòng súng thì có thêm một ít lửa khói cũng chạy theo, chắc Lửa Đầu Nòng là do dầu mỡ trong nòng súng còn sót lại phải không ạ ?

Nghóng chờ hồi âm.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 09 Tháng Sáu, 2010, 08:33:59 pm
Ừm, bạn nói có lý! ;)

Vậy cho mình hỏi chút nhé, khi mình đưa ra bản scan sách nói về tác dụng làm kín của khóa nòng bạn có đưa ra được bằng chứng nào phản đối không? Sao chỉ biết nói một phía thế, bạn? ;D

Còn cái lý thuyết về "làm kín bằng vỏ đạn" của bạn, sau khi đọc phản biện của tớ, sao bạn cứ lờ đi thế? ;)

Theo tớ, bạn nên tập trung vào chuyên môn liên quan đến bếp ga, chong chóng,... đi!

Vâng,sách tiếng Anh và văn bản tiếng Nga thì ok vì tớ đọc hiểu được tiếng Anh và google dịch được từ Nga sang Anh.Còn hình ảnh thì bạn cứ google với từ khóa AK bolt xem nó ra cái gì,đừng nghĩ ai cũng như mình thế =))
Còn làm kín bằng vỏ đạn để tớ nói lại vậy.Tớ chia làm 4 giai đoạn chính
1/Khi đầu đạn còn chưa rời khỏi vỏ đạn,lúc này chả cần làm kín bằng cái gì sất,áp suất trong giai đoạn này rất cao,vỏ đạn ĐÃ bị ép chặt vào buồng đạn,khe hở giữa vỏ đạn và buồng đạn đã nhỏ (như ảnh bạn T_90 post) nay càng nhỏ hơn,khóa nòng chưa có việc gì làm
2/Khi đầu đạn bắt đầu rời khỏi vỏ đạn,vỏ đạn và đầu đạn như 2 piston,nòng súng là xi lanh,mặc dù đầu đạn bắt đầu chạy làm thể tích tăng lên nhưng thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy và sinh ra khí thuốc,áp suất không giảm hoặc giảm không nhiều,vỏ đạn tiếp tục bị ép chặt vào buồng đạn và tiếp tục làm kín,do có khóa nòng ngồi đó nên vỏ đạn không tụt ra được mặc dù áp suất rất cao.
3/Khi đầu đạn chạy qua lỗ trích khí,một phần khí thuốc chạy qua lỗ trích khí,tuy nhiên do bệ khóa nòng có quán tính lớn nên chưa thể lùi ngay được,áp suất trong nòng vẫn cao vì khí thuốc vẫn chưa có chỗ thoát.
4/Khi đầu đạn ra khỏi nòng,một đầu của nòng đã thông,áp suất tụt hẳn và vỏ đạn không còn bị ép chặt vào buồng đạn,khóa nòng mở hoàn toàn và bắt đầu lùi lôi vỏ đạn ra mà không sợ đứt đít đạn.
Còn chuyện tớ tập trung vào cái gì thì chẳng liên quan đến bạn,cái khóa nòng này tớ tranh luận trên góc nhìn cơ khí chứ không phải quân sự,nhé.

@T 90 : hình mình họa của bạn là cho 2 loại đạn,một dùng rãnh móc và một dùng gờ móc.Có 2 loại đạn khá nổi tiếng đại diện cho 2 chủng loại đó là đạn 7.62X39 mm của AK và đạn 7.62X54R dùng cho SVD.AK thì là đang bàn cãi rồi,SVD có phiên bản clone không hoàn toàn là cây FPK và M76,2 thằng này có khóa nòng tương tự AK chứ không giống SVD,như vậy cùng kiểu khóa nòng xài cho 2 loại đạn dùng gờ móc và rãnh móc đều được.Mình nghĩ chức năng làm kín không phụ thuộc vào khóa nòng lắm :D
@Nhai quai dép : Bro cứ Tôn Tần giả điên mãi


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 09 Tháng Sáu, 2010, 08:41:02 pm
Súng bắn đạn gờ móc sài loại rãnh được còn ngược lại hên xui bạn ơi,bạn xem kĩ lại kích thước.Cho vỏ catut và đầu đạn bằng nhau nhé ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Sáu, 2010, 09:10:08 pm
1/Khi đầu đạn còn chưa rời khỏi vỏ đạn,lúc này chả cần làm kín bằng cái gì sất,áp suất trong giai đoạn này rất cao,vỏ đạn ĐÃ bị ép chặt vào buồng đạn,khe hở giữa vỏ đạn và buồng đạn đã nhỏ (như ảnh bạn T_90 post) nay càng nhỏ hơn,khóa nòng chưa có việc gì làm
2/Khi đầu đạn bắt đầu rời khỏi vỏ đạn,vỏ đạn và đầu đạn như 2 piston,nòng súng là xi lanh,mặc dù đầu đạn bắt đầu chạy làm thể tích tăng lên nhưng thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy và sinh ra khí thuốc,áp suất không giảm hoặc giảm không nhiều,vỏ đạn tiếp tục bị ép chặt vào buồng đạn và tiếp tục làm kín,do có khóa nòng ngồi đó nên vỏ đạn không tụt ra được mặc dù áp suất rất cao.
3/Khi đầu đạn chạy qua lỗ trích khí,một phần khí thuốc chạy qua lỗ trích khí,tuy nhiên do bệ khóa nòng có quán tính lớn nên chưa thể lùi ngay được,áp suất trong nòng vẫn cao vì khí thuốc vẫn chưa có chỗ thoát.
4/Khi đầu đạn ra khỏi nòng,một đầu của nòng đã thông,áp suất tụt hẳn và vỏ đạn không còn bị ép chặt vào buồng đạn,khóa nòng mở hoàn toàn và bắt đầu lùi lôi vỏ đạn ra mà không sợ đứt đít đạn.

-----------------------------------------
 Bạn thân mến, đề nghị bạn xem lại cái chỗ bôi đỏ. Nó buồn cười cực ý! ;D Áp suất trong vỏ đạn "không giảm hoặc giảm không nhiều" thì cái quái gì đẩy đầu đạn đi? Bạn tưởng cái đầu đạn ấy nó chứa động cơ vĩnh cửu phỏng? Nếu không liên tục có khí thuốc đẩy vào đít đầu đạn thì nó sẽ không ra khỏi nòng được đâu! ;D

Còn chuyện tớ tập trung vào cái gì thì chẳng liên quan đến bạn,cái khóa nòng này tớ tranh luận trên góc nhìn cơ khí chứ không phải quân sự,nhé.
-----------------------------------------
 Liên quan chứ, vì ở đây đang bàn đến "góc nhìn quân sự" nhé! ;D

P/s: Mà bạn đã nhìn thấy cái rãnh dọc trên khóa nòng kín hay không kín chưa thế? ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vaxiliep trong 09 Tháng Sáu, 2010, 09:13:48 pm
Ừm, bạn nói có lý! ;)

Vậy cho mình hỏi chút nhé, khi mình đưa ra bản scan sách nói về tác dụng làm kín của khóa nòng bạn có đưa ra được bằng chứng nào phản đối không? Sao chỉ biết nói một phía thế, bạn? ;D

Còn cái lý thuyết về "làm kín bằng vỏ đạn" của bạn, sau khi đọc phản biện của tớ, sao bạn cứ lờ đi thế? ;)

Theo tớ, bạn nên tập trung vào chuyên môn liên quan đến bếp ga, chong chóng,... đi!

Vâng,sách tiếng Anh và văn bản tiếng Nga thì ok vì tớ đọc hiểu được tiếng Anh và google dịch được từ Nga sang Anh.Còn hình ảnh thì bạn cứ google với từ khóa AK bolt xem nó ra cái gì,đừng nghĩ ai cũng như mình thế =))


Cũng đến chịu cách tranh luận của bạn này. Sách kỹ thuật sử dụng cho toàn quân viết bằng tiếng Việt thì không tin, cứ phải là nguồn google tiếng Tây ra thì mới "chính xác", làm mình nhớ cụ Nghị quá  ;D. Chắc phải có HP về tiếp bạn này  ;D ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Sáu, 2010, 09:17:08 pm
Ừm, cô Vá! Đây là một trong những biểu hiện của việc "ngộ độc mạng" mà chú HP đã tổng kết.  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vitính trong 09 Tháng Sáu, 2010, 10:49:41 pm
Mình nghĩ không phải súng nào cũng làm kín bằng khóa nòng và bãn đang nhầm lẫn giữa loại này với loại làm kín bằng vỏ đạn và đánh đồng chúng.chú ý đuôi 2 loại này
Ờ, loại súng dùng đạn đầu chì điển hình là Côn ổ đạn quay. Cực đơn giản về kết cấu, hở hoác lung tung mà vẫn bắn được đạn ra nhỉ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 10 Tháng Sáu, 2010, 12:44:12 am
 Thôi,nếu bạn đoành cứ cố tình không hiểu (hoặc có vấn đề về đọc hiều) như vậy thì tớ cũng chịu rồi,khi thể tích của bình chứa (tạo bởi vỏ đạn,đầu đạn và nòng súng) tăng và thể tích khí trong đó cũng tiếp tục tăng (thuốc đạn vẫn cháy tiếp sinh ra khí thuốc) thì áp suất giảm nhiều thế nào được ?
 
 @ vaxiliep : Tại sao tớ không tin tài liệu tiếng Việt à ? thứ nhất là vì tính đa nghĩa vốn có của tiếng Việt,thứ hai là do tài liệu tiếng Việt cũng là dịch từ tiếng Nga ra,mà chuyện dịch thuật chắc bạn cũng biết là nó củ chuối thế nào rồi chứ ? Đó là lí do tớ cần tài liệu gốc.Hi vọng bạn đủ kiên nhẫn và khả năng đọc hiểu để biết tớ đang nói về cái gì với bạn đoành,nhé.

 @đoành : nếu tớ có ngộ độc mạng thật thì cũng vẫn hơn những kẻ ôm khư khư lấy mớ tài liệu dịch và chỉ biết dựa vào nó,thậm chí còn không đưa ra được bằng chứng nào ngoài mấy lời nói suông,chỉ đọc mà không suy nghĩ một cách logic và nghĩ ai cũng giống mình hết,sau đó thì bắt đầu nói nhảm để xuyên tạc ý của người khác,tớ nhấn mạnh từ nói nhảm đấy =))

 @T-90 : Tớ vẫn chưa hiểu ý bạn lắm,có phải bạn muốn nói loại súng làm kín bằng vỏ đạn thì dùng đạn có gờ móc ?

 @All: Bạn nào có điều kiện thì ngậm mồm vào nòng AK thổi hộ tớ 1 hơi rồi cho tớ biết kêt quả với,tranh luận suông thế này chẳng đi đến đâu cả
 


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 10 Tháng Sáu, 2010, 01:30:25 am
@ vaxiliep : Tại sao tớ không tin tài liệu tiếng Việt à ? thứ nhất là vì tính đa nghĩa vốn có của tiếng Việt,thứ hai là do tài liệu tiếng Việt cũng là dịch từ tiếng Nga ra,mà chuyện dịch thuật chắc bạn cũng biết là nó củ chuối thế nào rồi chứ ? Đó là lí do tớ cần tài liệu gốc.Hi vọng bạn đủ kiên nhẫn và khả năng đọc hiểu để biết tớ đang nói về cái gì với bạn đoành,nhé.

 @All: Bạn nào có điều kiện thì ngậm mồm vào nòng AK thổi hộ tớ 1 hơi rồi cho tớ biết kêt quả với,tranh luận suông thế này chẳng đi đến đâu cả

Đỏ 1: tài liệu chuyên ngành, người dịch cũng phải có chuyên môn, không loại trừ đã từng được đào tạo tai Liên Xô hoặc Nga. Bạn nghĩ những người đó trình độ như kiểu phóng viên hiện nay trong Topic "Làm cỏ vườn báo chí" ý mà bạn dám phát biểu vậy? Tài liệu chuyên ngành, kỹ thuật mà xét tính đa nghĩa nữa thì có buộc cái lon sữa ông Thọ trước cổ mà sút cho nhanh :D
Thêm nữa là những tài liệu được bạn gọi là "tài liệu gốc" ý, nó không phổ biến đại trà đâu mà đòi xem.
Đỏ 2: bạn thử chưa? Khuyến khích bạn nếu có thử thì nên nhét thêm 1 viên đạn vào nòng súng rồi dùng ngón chân cái mà ngoắc vào cò súng rồi đạp nó xuống  :D. Cảm giác thích lắm ý  :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: heavenshield92 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 02:35:54 am
Nhưng mà Tư Lệnh ơi, thế rốt cuộc là cái khoá nòng nó có làm kín khí hoàn toàn được như kiểu cái piston trong xi lanh không ạ  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Sáu, 2010, 07:21:56 am
        @All : nào nào, đề nghị các bác bình tĩnh đi. Cứ thế này thì rối mù lên biết đâu mà lần

        @dogadoan và Kira Nakazato : Vấn đề hai bác đặt ra rất hay, nhiều người đang quan tâm và theo rõi. Tuy vậy, nếu mục đĩch của trao đổi ý kiến và tranh luận là để đi đến hiểu biết thêm, làm rõ kiến thức thì có nhất thiết phải sa vào chuyện đả kích cá nhân không ?

       @DesantnhikVDV : Lời khuyên của bác về cái đỏ 2 có nên không, có thú vị không, có lịch sự không ?

       @ongbom_f2 : Bác không "chiều" em thêm 1 lần nữa được sao ?  
       
                             Lực nào làm cho súng nảy chéo sang phải ?      

        
      


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: hieubs trong 10 Tháng Sáu, 2010, 08:21:03 am
Tôi không hiểu khi thuốc đạn cháy thì vỏ đạn có nở ra không nhưng khi vỏ đạn văng ra khỏi nòng thì tôi vẫn có thể cầm chiếc vỏ đạn dùng tay nhét được vào buồng đạn một cách bình thường.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: hieubs trong 10 Tháng Sáu, 2010, 08:26:24 am
Nhưng mà Tư Lệnh ơi, thế rốt cuộc là cái khoá nòng nó có làm kín khí hoàn toàn được như kiểu cái piston trong xi lanh không ạ  ;D

Theo tớ thì không thể kín được như thế đâu,vì có lần tở bắn phải viên đạn bị xịt, khói phụt ra tùm lum chỗ khóa nòng, hihi


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Sáu, 2010, 08:33:25 am
Hì, bạn Kira Nakazato nếu còn cứ phát biểu như trên thì rất dễ chuyển sang ngành điện!

...khi thể tích của bình chứa (tạo bởi vỏ đạn,đầu đạn và nòng súng) tăng và thể tích khí trong đó cũng tiếp tục tăng (thuốc đạn vẫn cháy tiếp sinh ra khí thuốc) thì áp suất giảm nhiều thế nào được ?
------------------------------------------
Cái do chính bạn viết ra mà nó cũng đá nhau choanh choách thế này mà bạn đủ can đảm mắng người khác có vấn đề về đọc hiểu ư? Nhìn hai cái bôi đỏ trên kia kìa! Thể tích "bình chứa" tăng đột biến, thể tích khí giảm từ từ (vì khi đầu đạn đã ra khỏi cổ đạn là thuốc phóng cũng gần hết) mà áp suất không giảm đột ngột thì tôi chả hiểu bạn học hành thế quái nào nữa! Cứ ví dụ đơn giản thế này: bạn thả tay khỏi cuống quả bóng bay đang đầy hơi thì hơi trong đó sẽ thoát ra theo hướng nào? Áp suất và khí thuốc trong viên đạn cũng vậy thôi!

nếu tớ có ngộ độc mạng thật thì cũng vẫn hơn những kẻ ôm khư khư lấy mớ tài liệu dịch và chỉ biết dựa vào nó,thậm chí còn không đưa ra được bằng chứng nào ngoài mấy lời nói suông,chỉ đọc mà không suy nghĩ một cách logic và nghĩ ai cũng giống mình hết,sau đó thì bắt đầu nói nhảm để xuyên tạc ý của người khác,tớ nhấn mạnh từ nói nhảm đấy
-----------------------------------------
 Bạn nên công bằng trong tranh luận, bằng chứng tôi đưa ra rất nhiều, ai đã đọc topic này cũng có thể nhìn thấy. Cũng xin nói thêm với bạn thế này: Những người viết ra tài liệu huấn luyện vũ khí, trang bị cho toàn quân là những người kiến thức hơn bạn, hơn tôi cả vạn lần nên kiến thức trong sách đáng tin hơn trên mạng rất nhiều!

 Bạn mới là người thiếu suy nghĩ trong tranh luận và bắt đầu lảm nhảm đấy! Cứ tình trạng này thì bạn sẽ không tồn tại ở diễn đàn được lâu nữa đâu!

 P/s: @ heavenshield92: Làm kín trong trường hợp này khác với hệ piston - cylinder, hệ kín (giả định) của hai trường hợp này cũng khác nhau. Tất nhiên làm kín của khóa nòng không giống làm kín của hệ piston - cylinder vì nhiên liệu cháy khác nhau, thể tích của hệ kín cũng có biến đổi khác nhau. Yêu cầu làm kín của khóa nòng với buồng đạn không cao như với piston - cylinder.  


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vebinh55xx trong 10 Tháng Sáu, 2010, 08:45:15 am
@All: Bạn nào có điều kiện thì ngậm mồm vào nòng AK thổi hộ tớ 1 hơi rồi cho tớ biết kêt quả với,tranh luận suông thế này chẳng đi đến đâu cả

Đỏ 1: Đỏ 2: bạn thử chưa? Khuyến khích bạn nếu có thử thì nên nhét thêm 1 viên đạn vào nòng súng rồi dùng ngón chân cái mà ngoắc vào cò súng rồi đạp nó xuống   :D. Cảm giác thích lắm ý  :D

Có gì ghê gớm đâu mà bác DesantnhikVDV  nặng lời thế .  >:(
Bác có thể "kể lại " cái cảm giác khi mà lấy ngón chân cái ấn cò cho AK nổ được không ? ??? Rồi sau đó thì sao nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vaxiliep trong 10 Tháng Sáu, 2010, 09:53:23 am
 
 @ vaxiliep : Tại sao tớ không tin tài liệu tiếng Việt à ? thứ nhất là vì tính đa nghĩa vốn có của tiếng Việt,thứ hai là do tài liệu tiếng Việt cũng là dịch từ tiếng Nga ra,mà chuyện dịch thuật chắc bạn cũng biết là nó củ chuối thế nào rồi chứ ? Đó là lí do tớ cần tài liệu gốc.Hi vọng bạn đủ kiên nhẫn và khả năng đọc hiểu để biết tớ đang nói về cái gì với bạn đoành,nhé.

 
 @All: Bạn nào có điều kiện thì ngậm mồm vào nòng AK thổi hộ tớ 1 hơi rồi cho tớ biết kêt quả với,tranh luận suông thế này chẳng đi đến đâu cả
 

@ Kira: Tôi rất đủ kiên nhẫn và khả năng đọc hiểu để hiểu những gì đang thể hiện trên này thậm chí đủ để hiểu bạn ở mức độ nào  ;D

Người ta tranh luận có đầy đủ dẫn chứng bằng văn bản, được cơ quan có chức năng và thẩm quyền phát hành thì bạn không tin, trong khi đó lý lẽ và dẫn chứng bạn đưa ra chẳng có cái gì ngoài mấy cái tự suy luận cũng như google và bạn lấy đó là chân lý. Bạn chê trình độ dịch thuật của Việt Nam, bạn đòi tài liệu gốc để bạn tự dịch (với AK thì chắc phải là tiếng Nga), trong khi bạn đã khoe :"Vâng,sách tiếng Anh và văn bản tiếng Nga thì ok vì tớ đọc hiểu được tiếng Anh và google dịch được từ Nga sang Anh", vậy bạn nghĩ google nó dịch tôt hơn người dịch à?  Hay vì google là của Tây nên chắc chắn phải hơn đám Việt Nam này?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 10 Tháng Sáu, 2010, 09:54:50 am
Cuộc tranh luận này không tốt, đề nghị 2 bác PM trao đổi học thuật với nhau đi. Chứ nói ở đây rồi người này cứ sợ người khác xem rồi quê, người khác vào đá xoáy kích động ... Blah Blah ...
Xem các bác tranh luận cũng hay, biết được thêm vài thứ ... mà toàn những thứ chả liên quan gì đến AK cả.

Hai bạn chú ý: tớ sẽ đề nghị cho hai bạn tối nay lên cột điện cao thế ngủ nha!  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 10:11:09 am
      @ongbom_f2 : Bác không "chiều" em thêm 1 lần nữa được sao ?  
                             Lực nào làm cho súng nảy chéo sang phải ?      

Hehe lạy cụ tha cho em, em sợ vỡ đầu lắm  ;D , chẳng qua em có  làm "quân khỉ" một thời thì chòi mâm son 1 chút chứ đâu dám thuyết giảng gì đâu . " Lực nào làm cho súng nảy chéo sang phải  " cái này cụ phải hỏi cụ Đoành , chứ nói theo vùng em ở là : biết chết liền  :D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 10 Tháng Sáu, 2010, 10:32:23 am
Đỏ 1: tài liệu chuyên ngành, người dịch cũng phải có chuyên môn, không loại trừ đã từng được đào tạo tai Liên Xô hoặc Nga. Bạn nghĩ những người đó trình độ như kiểu phóng viên hiện nay trong Topic "Làm cỏ vườn báo chí" ý mà bạn dám phát biểu vậy? Tài liệu chuyên ngành, kỹ thuật mà xét tính đa nghĩa nữa thì có buộc cái lon sữa ông Thọ trước cổ mà sút cho nhanh :D
Thêm nữa là những tài liệu được bạn gọi là "tài liệu gốc" ý, nó không phổ biến đại trà đâu mà đòi xem.
Đỏ 2: bạn thử chưa? Khuyến khích bạn nếu có thử thì nên nhét thêm 1 viên đạn vào nòng súng rồi dùng ngón chân cái mà ngoắc vào cò súng rồi đạp nó xuống  :D. Cảm giác thích lắm ý  :D

Có một thực tế là với cơ quan đăng kiểm Việt Nam (những người này chắc chuyên môn họ không tồi nhỉ ?) 80% quy phạm của đăng kiểm Việt Nam về tàu được dịch từ quy phạm của NK,tớ có cả 2 bản,một là tiếng Việt,một là bằng tiếng Anh của NK cấp,tớ đã thấy sự củ chuối sau khi đọc cả 2 bản và quyển của VN được lưu cảo trong góc tủ,ngay và luôn.
@Giangtvx : chẳng qua cây muốn lặng mà gió chẳng dừng thôi.Còn chuyện súng chéo sang phải có lẽ là do điểm tì là vai phải,lực giật của súng tạo thành momen làm quay thân người sang phải (lấy xương sống làm trục quay),vì thế nên cái miệng nòng vát để khí thuốc ra khỏi nòng tạo thành phản lực chống lại momen quay ấy

@đoành : hình như bạn vẫn cố tính không hiểu và xuyên tạc ý của tớ thì phải.Chuyện thuốc đạn cháy từ từ và tiếp tục cháy sau khi viên đạn rời cổ đạn thì do tớ suy luận từ việc đạn AK có áp suất cực đại nhỏ nhưng động năng của đạn vẫn lớn.Theo như biểu đồ này thì đến khi ra đến lỗ trích khí thì áp suất mới giảm ½ chứ không có giảm đột ngột như bạn nói.Tặng bạn cái này của HP
(http://img824.imageshack.us/img824/8919/sh144.gif)
Còn tính toán chi li thì bạn có thể tính được độ giãn của vỏ đạn dưới áp suất trung bình (cứ tạm lấy ở lỗ trích khí ),qua đó xem vỏ đạn có bị ép sát vào buồng đạn không nhé

@longtrec : cứ dịch cho chuẩn từ chuyên ngành và viết đúng tiếng Việt đi đã,nhé

@bodoibucket : tranh luận "sạch" thì tớ chả có vấn đề gì,chỉ không ưa kiểu cãi cùn và vuốt đuôi thôi


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vaxiliep trong 10 Tháng Sáu, 2010, 10:56:07 am
Cuộc tranh luận này không tốt, đề nghị 2 bác PM trao đổi học thuật với nhau đi. Chứ nói ở đây rồi người này cứ sợ người khác xem rồi quê, người khác vào đá xoáy kích động ... Blah Blah ...
Xem các bác tranh luận cũng hay, biết được thêm vài thứ ... mà toàn những thứ chả liên quan gì đến AK cả.

Hai bạn chú ý: tớ sẽ đề nghị cho hai bạn tối nay lên cột điện cao thế ngủ nha!  ;D

@Bodoibucket: Trong thảo luận thì người ta có quyền tranh luận về tính khả dụng của tài liệu cũng như cách thức thảo luận, vì thế việc này không lạc đề nên không cần PM.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 10 Tháng Sáu, 2010, 11:05:26 am
Hehe, 2 bạn tranh luận từ đầu kia, không phải bạn mới vào!   ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 10 Tháng Sáu, 2010, 11:19:17 am
Tiếp tục nha!

Các bác cho em hỏi tiếp là khẩu RPK có cơ cấu hoạt động (máy súng) giống như AK không?
Cũng mong các bác thông cảm dùm cho em là 1 khẩu em chưa bao giờ được dùng, 1 khẩu thì đã trả đơn vị thời Pốt còn sống, nên toàn lấy hình trên mạng!  ::)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vaxiliep trong 10 Tháng Sáu, 2010, 11:25:10 am
Đỏ 1: tài liệu chuyên ngành, người dịch cũng phải có chuyên môn, không loại trừ đã từng được đào tạo tai Liên Xô hoặc Nga. Bạn nghĩ những người đó trình độ như kiểu phóng viên hiện nay trong Topic "Làm cỏ vườn báo chí" ý mà bạn dám phát biểu vậy? Tài liệu chuyên ngành, kỹ thuật mà xét tính đa nghĩa nữa thì có buộc cái lon sữa ông Thọ trước cổ mà sút cho nhanh :D
Thêm nữa là những tài liệu được bạn gọi là "tài liệu gốc" ý, nó không phổ biến đại trà đâu mà đòi xem.
Đỏ 2: bạn thử chưa? Khuyến khích bạn nếu có thử thì nên nhét thêm 1 viên đạn vào nòng súng rồi dùng ngón chân cái mà ngoắc vào cò súng rồi đạp nó xuống  :D. Cảm giác thích lắm ý  :D

Có một thực tế là với cơ quan đăng kiểm Việt Nam (những người này chắc chuyên môn họ không tồi nhỉ ?) 80% quy phạm của đăng kiểm Việt Nam về tàu được dịch từ quy phạm của NK,tớ có cả 2 bản,một là tiếng Việt,một là bằng tiếng Anh của NK cấp,tớ đã thấy sự củ chuối sau khi đọc cả 2 bản và quyển của VN được lưu cảo trong góc tủ,ngay và luôn.


@longtrec : cứ dịch cho chuẩn từ chuyên ngành và viết đúng tiếng Việt đi đã,nhé

@bodoibucket : tranh luận "sạch" thì tớ chả có vấn đề gì,chỉ không ưa kiểu cãi cùn và vuốt đuôi thôi

Cái đỏ đỏ kia được phát hành năm nào thế, đang được áp dụng hay bỏ rồi? Bạn chụp ảnh cái ví dụ nào đấy bạn cho là củ chuối rồi gửi cho tôi (bạn đang có cả 2 bản mà). Nếu bạn đưa ra được dẫn chứng về sai lầm của các văn bản này tôi đảm bảo sẽ có người phải chịu trách nhiệm vì có thành viên ở đây là cán bộ cao cấp của Cục đăng kiểm VN, nếu bạn không đưa lên được có nghĩa là bạn đang vu khống một cơ quan nhà nước. Còn trang này là trang Quân sử Việt Nam, vì thế các tài liệu kỹ thuật đang sử dụng trong QĐNDVN chắc chắn sẽ được coi là chính thống hơn so với những gì mà google mang lại (giống như tôi là người Việt thì tôi dùng SGK của Việt Nam, chứ không thể dùng SGK Mỹ chỉ vì nó viết bằng tiếng Anh nên đáng tin hơn). Nếu bạn không tìm được những tài liệu khác khả tín hơn để bảo vệ lý lẽ của bạn và phản biện lý lẽ của người khác thì bạn nên thôi, chứ nếu còn tiếp tục sa đà vào trò vòng vo tam quốc chỉ có tự suy luận và chỉ trích cá nhân thì tôi sẽ tiễn bạn đi nhanh lắm.



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tientt82 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 11:45:29 am
Có ai đồng ý em gọi bác huyphuc1981_nb vào không nèo  ;D

Thôi thế này nhé ; bác Kira Nakazato trình bày lại ý kiến của mình đầy đủ đi để mọi người xét.Cá nhân em thấy bác dongadoan đã chỉ ra 1 số mâu thuẫn trong lập luận của bác rồi đấy .Bác xem lại đi nhé

Cái thứ 2 là lập luận của bác khá là chủ quan
Không biết em hiểu sai không ; nhưng ý bác là sách về tàu của VN dịch đểu nên sách về ak của VN cũng đểu ?
Nếu đúng kiểu thế này thì ... ::)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: fddinh trong 10 Tháng Sáu, 2010, 12:46:11 pm
Có ai đồng ý em gọi bác huyphuc1981_nb vào không nèo  ;D

Thôi thế này nhé ; bác Kira Nakazato trình bày lại ý kiến của mình đầy đủ đi để mọi người xét.Cá nhân em thấy bác dongadoan đã chỉ ra 1 số mâu thuẫn trong lập luận của bác rồi đấy .Bác xem lại đi nhé

Cái thứ 2 là lập luận của bác khá là chủ quan
Không biết em hiểu sai không ; nhưng ý bác là sách về tàu của VN dịch đểu nên sách về ak của VN cũng đểu ?
Nếu đúng kiểu thế này thì ... ::)


OK cái đỏ 1 của bạn và cả cái đỏ 2 luôn.

Về vũ khì thì tớ mù tịt, nhất là chuyện mà các bạn đang tranh cãi nhiều trang gần đây, tuy nhiên tớ cũng thấy một điều đơn giản là bạn Kira Nakazato đang tranh luận theo kiểu VY ở TTVNOL trong vụ nối tầm nối phào SAM2, tớ nghĩ mọi người đề có cảm nhận như tớ về bạn Kira Nakazato, tranh luận của bạn ấy không dựa trên cơ sở khoa học chuyên ngành, mà giống như thầy bói sờ voi, những việc như thổi đầu nòng súng hay tài liệu VN dịch đểu v.v có thể bạn ấy mang sang các diễn đàn teen teen sẽ có nhiều bé tung hô lắm, nhưng ở đây, tớ cũng chỉ ra được vài điểm bất hợp lý trong những bài của bạn ta dù tớ không rành vụ này, nên khuyên bạn Kira Nakazato một câu của TTVNOL, "không nói chẳng ai bảo là câm", còn nói thì nói cho phải, cho đúng Kira Nakazato à!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 01:01:22 pm
      @ongbom_f2 : Bác không "chiều" em thêm 1 lần nữa được sao ?  
                             Lực nào làm cho súng nảy chéo sang phải ?      

Hehe lạy cụ tha cho em, em sợ vỡ đầu lắm  ;D , chẳng qua em có  làm "quân khỉ" một thời thì chòi mâm son 1 chút chứ đâu dám thuyết giảng gì đâu . " Lực nào làm cho súng nảy chéo sang phải  " cái này cụ phải hỏi cụ Đoành , chứ nói theo vùng em ở là : biết chết liền  :D
Bác ongbom có chụp được cận cảnh đoạn ống trích khí không? của AK và AKM luôn nhé sẽ thấy có cái khác nhau đó. Làm đi nhé ông quân khí.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 10 Tháng Sáu, 2010, 01:09:48 pm
Đỏ 1: tài liệu chuyên ngành, người dịch cũng phải có chuyên môn, không loại trừ đã từng được đào tạo tai Liên Xô hoặc Nga. Bạn nghĩ những người đó trình độ như kiểu phóng viên hiện nay trong Topic "Làm cỏ vườn báo chí" ý mà bạn dám phát biểu vậy? Tài liệu chuyên ngành, kỹ thuật mà xét tính đa nghĩa nữa thì có buộc cái lon sữa ông Thọ trước cổ mà sút cho nhanh :D
Thêm nữa là những tài liệu được bạn gọi là "tài liệu gốc" ý, nó không phổ biến đại trà đâu mà đòi xem.
Đỏ 2: bạn thử chưa? Khuyến khích bạn nếu có thử thì nên nhét thêm 1 viên đạn vào nòng súng rồi dùng ngón chân cái mà ngoắc vào cò súng rồi đạp nó xuống  :D. Cảm giác thích lắm ý  :D

Có một thực tế là với cơ quan đăng kiểm Việt Nam (những người này chắc chuyên môn họ không tồi nhỉ ?) 80% quy phạm của đăng kiểm Việt Nam về tàu được dịch từ quy phạm của NK,tớ có cả 2 bản,một là tiếng Việt,một là bằng tiếng Anh của NK cấp,tớ đã thấy sự củ chuối sau khi đọc cả 2 bản và quyển của VN được lưu cảo trong góc tủ,ngay và luôn.


@longtrec : cứ dịch cho chuẩn từ chuyên ngành và viết đúng tiếng Việt đi đã,nhé

@bodoibucket : tranh luận "sạch" thì tớ chả có vấn đề gì,chỉ không ưa kiểu cãi cùn và vuốt đuôi thôi

Cái đỏ đỏ kia được phát hành năm nào thế, đang được áp dụng hay bỏ rồi? Bạn chụp ảnh cái ví dụ nào đấy bạn cho là củ chuối rồi gửi cho tôi (bạn đang có cả 2 bản mà). Nếu bạn đưa ra được dẫn chứng về sai lầm của các văn bản này tôi đảm bảo sẽ có người phải chịu trách nhiệm vì có thành viên ở đây là cán bộ cao cấp của Cục đăng kiểm VN, nếu bạn không đưa lên được có nghĩa là bạn đang vu khống một cơ quan nhà nước. Còn trang này là trang Quân sử Việt Nam, vì thế các tài liệu kỹ thuật đang sử dụng trong QĐNDVN chắc chắn sẽ được coi là chính thống hơn so với những gì mà google mang lại (giống như tôi là người Việt thì tôi dùng SGK của Việt Nam, chứ không thể dùng SGK Mỹ chỉ vì nó viết bằng tiếng Anh nên đáng tin hơn). Nếu bạn không tìm được những tài liệu khác khả tín hơn để bảo vệ lý lẽ của bạn và phản biện lý lẽ của người khác thì bạn nên thôi, chứ nếu còn tiếp tục sa đà vào trò vòng vo tam quốc chỉ có tự suy luận và chỉ trích cá nhân thì tôi sẽ tiễn bạn đi nhanh lắm.

Bạn cứ tự đọc TCVN 6259-2A : Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép,phần 2 A : Kết cấu thân tàu và trang thiết bị tàu dài từ 90m trở lên và NK rule 2006 sẽ rõ.Còn về lý thuyết,đây là do đăng kiểm Việt Nam phát hành,nó có khác với đăng kiểm Nhật thì chẳng ai bắt bẻ được.
Còn tớ suy luận là có logic chứ không phải phán bừa và không hề vòng vo tam quốc,tất cả những ý kiến tớ đưa ra đều có ví dụ tương tự trong thực tế.Bạn cứ đọc kĩ lại xem ai là người nói suông,ai là người cố ý xuyên tạc ý của người khác để lôi kéo người đọc vào vòng luẩn quẩn,ai là người thích chỉ trích cá nhân trước.
@tientt82 :@tientt82 : Bạn có thể chỉ ra những chỗ không hợp lý trong những bài viết của tớ,tớ sẽ đính chính lại những chỗ sai nếu có,rất cảm ơ sự góp ý của bạn.Còn việc thổi vào nòng súng chẳng qua là cách đơn giản nhất để kiểm chứng ai đúng,ai sai,bạn thấy nó buồn cười à?hay không đủ khả năng hiểu được cách đó có tác dụng gì ?Còn câu bạn khuyên tớ thì bạn cứ áp dụng cho mình đi đã,ngay và luôn nhé.

P/S : Tớ quyết định dừng tranh luận với bạn đoành và mấy bạn thích vuốt đuôi cho đến khi bạn đoành đưa ra được hình ảnh mình họa cụ thể cho việc cái khóa nòng làm kín và vỏ đạn không làm kín nòng hoặc đến khi có bạn nào tốt bụng thổi hộ tớ một hơi vào nòng AK và cho biết kết quả.Các bạn khác làm ơn đừng flame.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tientt82 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 01:23:37 pm
Trích dẫn
2/Khi đầu đạn bắt đầu rời khỏi vỏ đạn,vỏ đạn và đầu đạn như 2 piston,nòng súng là xi lanh,mặc dù đầu đạn bắt đầu chạy làm thể tích tăng lên nhưng thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy và sinh ra khí thuốc,áp suất không giảm hoặc giảm không nhiều,vỏ đạn tiếp tục bị ép chặt vào buồng đạn và tiếp tục làm kín,do có khóa nòng ngồi đó nên vỏ đạn không tụt ra được mặc dù áp suất rất cao.

BácKira Nakazato làm ơn nói rõ lại đoạn này cái  :)
Để xem em hiểu đúnghay sai ý bác nào  ;D
Theo em hiểu ; ý bác muốn nói là thuốc phóng cháy tăng áp trong viên đạn ; áp suất này tác dụng lên vỏ đạn ; làm nó tăng kích thước ; làm kín ???


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 10 Tháng Sáu, 2010, 01:31:57 pm
Xem sách của bạn Xồm gửi cho cũng có cái khóa nòng!



Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: OldBuff trong 10 Tháng Sáu, 2010, 01:47:53 pm
Tiếp tục nha!

Các bác cho em hỏi tiếp là khẩu RPK có cơ cấu hoạt động (máy súng) giống như AK không?
Cũng mong các bác thông cảm dùm cho em là 1 khẩu em chưa bao giờ được dùng, 1 khẩu thì đã trả đơn vị thời Pốt còn sống, nên toàn lấy hình trên mạng!  ::)


Theo sách bảo thì máy súng của chúng có cơ cấu hoạt động giống nhau ;)

Các đồng chí và các bạn khác cần giữ bình tĩnh khi tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình để Chủ đề sớm khép lại khi đạt tới 60 trang mà không ai phải chuyển ngành sang cột điện ;D

Đã xóa bài của bác Longtrec theo yêu cầu!


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tientt82 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 01:50:41 pm
Đọc lại thấy bác  Kira Nakazato đã báo dừng rồi
Chả ai xác nhận thôi em nói luôn vậy
Trích dẫn
,vỏ đạn tiếp tục bị ép chặt vào buồng đạn và tiếp tục làm kín,

Áp suất do thuốc phóng sinh ra nếu mà vỏ đạn là 1 khối kín ; đồng nhất thì sẽ dẫn đến việc vỏ đạn nở ra như bác nói

Nhưng viên đạn không đồng nhất ; chỗ yếu nhất là cổ đạn giữ đầu đạn ; khi áp suất tăng lên cổ đạn duỗi ra ; khí thuốc còn dư đẩy đầu đạn đi tiếp
Cái sự giảm áp để tăng thể tích ở đây không phải vỏ đạn nở ra ; mà là khoảng cách giữa đít đầu đạn và vỏ đạn tăng lên
Do đó không có sự làm kín bằng vỏ đạn đâu
Bác cứ thử lấy quả bóng bay chọc kim vào xem ; khí sẽ thoát ra ở lỗ thủng chứ làm gì có chuyện quả bóng nở tiếp  ;D
Hoặc đơn giản là thổi 1 quả bóng bay đến khi nó nổ ; cái lỗ thủng tạo ra đó có thể nói là chỗ mỏng yếu nhất của quả bóng ; không chịu được áp suất trong quả bóng nên thủng ; khí phụt ra ngoài
Rất giống viên đạn ; nhưng ở đây không có đầu đạn
Bác muốn chứng minh nó làm kín bằng cái gì cũng được ; xét sau ; nhưng không là vỏ đạn được  :)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Bodoibucket trong 10 Tháng Sáu, 2010, 01:54:35 pm
Hết khóa nòng, bệ khóa nòng thì chuyển qua đạn nhé (sách của bạn Xồm)
(trong hình không nói đến cái vai đạn - Shoulder)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Sáu, 2010, 02:02:55 pm
Trích dẫn
2/Khi đầu đạn bắt đầu rời khỏi vỏ đạn,vỏ đạn và đầu đạn như 2 piston,nòng súng là xi lanh,mặc dù đầu đạn bắt đầu chạy làm thể tích tăng lên nhưng thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy và sinh ra khí thuốc,áp suất không giảm hoặc giảm không nhiều,vỏ đạn tiếp tục bị ép chặt vào buồng đạn và tiếp tục làm kín,do có khóa nòng ngồi đó nên vỏ đạn không tụt ra được mặc dù áp suất rất cao.

BácKira Nakazato làm ơn nói rõ lại đoạn này cái  :)
Để xem em hiểu đúnghay sai ý bác nào  ;D
Theo em hiểu ; ý bác muốn nói là thuốc phóng cháy tăng áp trong viên đạn ; áp suất này tác dụng lên vỏ đạn ; làm nó tăng kích thước ; làm kín ???

Bác hiểu chính xác rồi đó. Về mặt lý thuyết, khi có sự tăng của áp suất nhiệt độ phía bên trong vỏ đạn, chắc chắn nó sẽ làm vỏ đạn giãn nở (không nhiều thì ít) và góp phần làm kín 1 phần (?) hoặc toàn bô (?)

... mặc dù đầu đạn bắt đầu chạy làm thể tích tăng lên nhưng thuốc đạn vẫn tiếp tục cháy và sinh ra khí thuốc,áp suất không giảm hoặc giảm không nhiều ... không nên nói nước đôi. Cần khẳng định 1 trong 2 ý đó. Nếu đồ thị của bác đưa ra là đúng thì nó sẽ là giảm chậm

Nhưng đọc đến đây, em vẫn chưa hiểu cái gì làm cho khí thuốc súng không tràn ra phia sau theo đường viên đạn chui vào nòng súng.

Việc súng văng chéo sang phải nếu giải thích là do tì vào vai phải lệch so với tâm người (cột sống) thì chưa có tính thuyết phục cao. Cần phải thử nghiệm : Không tì súng vào người mà tì vào 1 vật cứng cố định (bức tường), quan sát kết quả mới biết được (bác nào có điều kiện thử nghiệm và post kết quả lên cho anh em nhé)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tankt90s trong 10 Tháng Sáu, 2010, 02:32:13 pm
Thực tế nó không giảm chậm mà tăng hơi bị nhanh đó,áp suất tăng cao nhất khi đạn đã đi được 1 khoảng trong nòng,sau đó giảm từ từ,nếu theo bạn nói là áp suất giảm không nhiều thì kéo dài được trong bao lâu khi đạn phải chịu ma sát rất lớn trong nòng.Nếu áp suất không giảm hoặc giảm chậm thì hoặc là đạn đi không ma sát hoặc thuốc phóng được cung cấp liên tục.Nếu được như vậy thì quá tốt ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vaxiliep trong 10 Tháng Sáu, 2010, 02:48:10 pm

Có một thực tế là với cơ quan đăng kiểm Việt Nam (những người này chắc chuyên môn họ không tồi nhỉ ?) 80% quy phạm của đăng kiểm Việt Nam về tàu được dịch từ quy phạm của NK,tớ có cả 2 bản,một là tiếng Việt,một là bằng tiếng Anh của NK cấp,tớ đã thấy sự củ chuối sau khi đọc cả 2 bản và quyển của VN được lưu cảo trong góc tủ,ngay và luôn.



Cái đỏ đỏ kia được phát hành năm nào thế, đang được áp dụng hay bỏ rồi? Bạn chụp ảnh cái ví dụ nào đấy bạn cho là củ chuối rồi gửi cho tôi (bạn đang có cả 2 bản mà). Nếu bạn đưa ra được dẫn chứng về sai lầm của các văn bản này tôi đảm bảo sẽ có người phải chịu trách nhiệm vì có thành viên ở đây là cán bộ cao cấp của Cục đăng kiểm VN, nếu bạn không đưa lên được có nghĩa là bạn đang vu khống một cơ quan nhà nước.
Bạn cứ tự đọc TCVN 6259-2A : Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép,phần 2 A : Kết cấu thân tàu và trang thiết bị tàu dài từ 90m trở lên và NK rule 2006 sẽ rõ. Còn về lý thuyết,đây là do đăng kiểm Việt Nam phát hành,nó có khác với đăng kiểm Nhật thì chẳng ai bắt bẻ được.
Còn tớ suy luận là có logic chứ không phải phán bừa và không hề vòng vo tam quốc,tất cả những ý kiến tớ đưa ra đều có ví dụ tương tự trong thực tế.Bạn cứ đọc kĩ lại xem ai là người nói suông,ai là người cố ý xuyên tạc ý của người khác để lôi kéo người đọc vào vòng luẩn quẩn,ai là người thích chỉ trích cá nhân trước.

[/quote]

Cái này chính là ví dụ của vòng vo tam quốc chứ đâu. Bạn đưa ra vấn đề này để chứng minh sự yếu kém của việc biên dịch tại Việt Nam nhưng lại không đưa dẫn chứng mà bảo người ta tự đọc. Nếu tôi đọc nguyên văn cái TCVN 6259-2A đấy thì cũng đâu có chứng minh được điều bạn nói là văn bản được dịch "củ chuối" đáng "xếp xó" như bạn đã làm, rồi bạn tự giải thích rằng "đây là do đăng kiểm VN phát hành, nó có khác đăng kiểm Nhật thì chẳng ai bắt bẻ được". Bạn có thấy đang tự xoay vòng tròn quanh mình không?
Nhưng đây không phải mấy cái diễn đàn dành cho tuổi teen để muốn chém gió kiểu gì thì chém. Điều bạn đề cập liên quan đến những quy định của cơ quan nhà nước có ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của con người và uy tín quốc gia, vì vậy tôi yêu cầu bạn đưa ra dẫn chứng hoặc tự xóa bài. Sau 12h, bạn không chứng minh được hoặc tự xử lý, tôi sẽ treo nick bạn 06 tháng.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tientt82 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 03:16:41 pm
Phạt thế có nặng quá không bác vaxiliep ; bác ấy cũng thôi rồi mà  ;D


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: vaxiliep trong 10 Tháng Sáu, 2010, 04:03:45 pm
Phạt thế có nặng quá không bác vaxiliep ; bác ấy cũng thôi rồi mà  ;D

Thì tôi cũng đã chừa cho bạn ấy con đường sửa bài rồi. Những vi phạm kiểu này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của diễn đàn nên không nhẹ tay được.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Kira Nakazato trong 10 Tháng Sáu, 2010, 05:09:19 pm
Phạt thế có nặng quá không bác vaxiliep ; bác ấy cũng thôi rồi mà  ;D

Thì tôi cũng đã chừa cho bạn ấy con đường sửa bài rồi. Những vi phạm kiểu này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của diễn đàn nên không nhẹ tay được.

Bạn có vẻ thích xoắn chuyện 2 quyển quy phạm nhỉ ? Chuyện quy phạm của đăng kiểm VN dịch từ NK ra thì là chuyện của dân trong ngành nói với nhau và đương nhiên cục đăng kiểm không bao giờ công nhận là họ dịch từ NK và phát hành . Còn bạn thích đọc thì mời down cái này về mà nghiên cứu,nhé.Riêng chuyện nên đọc sách bản gốc thì tất cả những người dạy tớ đều khuyên tớ như thế đấy.
http://www.mediafire.com/?dilqkjdnte3
Nói thật chứ bạn có ban tớ thì không cách này hay cách khác tớ vẫn post được bài,nhưng bạn làm thế thì quá đàn bà,tớ nói thật đấy,tranh luận với người khác không ăn thua,sai không chịu nhận,hè nhau lấy quyền mod giết người diệt khẩu,bạn thấy đã đủ tiểu nhân chưa ? Một cơ số bạn thích vuốt đuôi cũng phát ngôn vô căn cứ đấy,đả kích đấy sao không ban với xoắn đi ? Bạn cứ đọc kĩ xem ai là người nói không logic,không dẫn chứng,nói suông ? Còn tớ nói cái gì nguy hiểm cho diễn đàn ? Cái nguy hiểm là chuyện bảo thủ không đưa ra được lí lẽ rồi cãi cùn cuối cùng đi dọa người khác đấy bạn ah.


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 05:10:34 pm
Bác ongbom có chụp được cận cảnh đoạn ống trích khí không? của AK và AKM luôn nhé sẽ thấy có cái khác nhau đó. Làm đi nhé ông quân khí.
Em kiêm chức "quân khờ i khi hỏi khỉ bác à " . Này thì ống trích khí của anh em AK nhà nó ;
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/ngtrchkhi.jpg)


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: tientt82 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 05:17:58 pm
Bạn có vẻ thích xoắn chuyện 2 quyển quy phạm nhỉ ? Chuyện quy phạm của đăng kiểm VN dịch từ NK ra thì là chuyện của dân trong ngành nói với nhau và đương nhiên cục đăng kiểm không bao giờ công nhận là họ dịch từ NK và phát hành . Còn bạn thích đọc thì mời down cái này về mà nghiên cứu,nhé.Riêng chuyện nên đọc sách bản gốc thì tất cả những người dạy tớ đều khuyên tớ như thế đấy.
http://www.mediafire.com/?dilqkjdnte3
Nói thật chứ bạn có ban tớ thì không cách này hay cách khác tớ vẫn post được bài,nhưng bạn làm thế thì quá đàn bà,tớ nói thật đấy,tranh luận với người khác không ăn thua,sai không chịu nhận,hè nhau lấy quyền mod giết người diệt khẩu,bạn thấy đã đủ tiểu nhân chưa ? Một cơ số bạn thích vuốt đuôi cũng phát ngôn vô căn cứ đấy,đả kích đấy sao không ban với xoắn đi ? Bạn cứ đọc kĩ xem ai là người nói không logic,không dẫn chứng,nói suông ? Còn tớ nói cái gì nguy hiểm cho diễn đàn ? Cái nguy hiểm là chuyện bảo thủ không đưa ra được lí lẽ rồi cãi cùn cuối cùng đi dọa người khác đấy bạn ah.

Đề nghị bác Kira Nakazato kiềm chế ; tránh post bài kiểu thế này!
Về phần tranh luận làm kín ; mời bác xem lại các bài này
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg230865.html#msg230865
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg230881.html#msg230881

Nói thật là em thấy bác không đúng đâu ; bác xem có lập luận nào bác bỏ được thì trình bày thôi ; lớn tiếng thế này hại bác đầu tiên đấy .Với lại ; em thấy nó chẳng liên quan gì đến súng AK cả  ???
Còn bác  vaxiliep có lẽ là hơi nóng ; mong bác thông cảm ; linh động tý ty  ;D
Bia cho mát các bác nhé  ;D
(http://planetsmilies.net/eat-drink-smiley-5170.gif)(http://planetsmilies.net/eat-drink-smiley-5170.gif)(http://planetsmilies.net/eat-drink-smiley-5170.gif)




Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 10 Tháng Sáu, 2010, 05:20:15 pm
Bác ongbom có chụp được cận cảnh đoạn ống trích khí không? của AK và AKM luôn nhé sẽ thấy có cái khác nhau đó. Làm đi nhé ông quân khí.
Em kiêm chức "quân khờ i khi hỏi khỉ bác à " . Này thì ống trích khí của anh em AK nhà nó ;
(http://i762.photobucket.com/albums/xx269/hinhanh_10/ngtrchkhi.jpg)
Hai ảnh này, cái chụp của AK thì đạt, cái chụp của AKM thì chưa đạt!
Thực ra là để so sánh lỗ thoát khí thừa ấy mà, AK có 2 hàng thoát khí, mỗi hàng 4 lỗ, khi bắn ban đêm, thấy cả lửa nhỉ?
Còn AKM bác chụp thế không thấy rõ lắm, nó chỉ có 4 lỗ, nằm sát ngay đầu đoạn ống, bố trí khác hẳn (ongbom chụp lại đê, thêm cả đoạn ống nghiêng)
Tại sao lại có kiểu thoát khí khác nhau thế? nhằm để giảm giật?


Tiêu đề: Re: Súng tiểu liên AK
Gửi bởi: OldBuff trong 10 Tháng Sáu, 2010, 05:33:08 pm
Khóa Chủ đề vì đủ số lượng 60 trang theo quy định của Diễn đàn!