Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:38:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 776184 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #160 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 09:15:02 am »

Giai đoạn đầu đúng đắn.

Thật ra, ban đầu chương trình MKb khá tốt. MKb là Maschine Karabine, súng trường tấn công thật sự. Thế nhưng làm sao mà chúng lại đẻ ra MP, súng ngắn bắn nhanh.
Hai khẩu ban đầu của chương trình này là M35. Khẩu súng dùng đạn Geco 7,75x40. đây là bước đi đúng đắn mà chỉ cần tiến lên một chút là người Đức đã có súng trường tấn công. Fedorov đã chế súng trường tấn công, đã sản xuất đem chiến ở Rumania, Hồng Quân tiếp tục sản xuất và đem chiến ở Phân Lan, Fedorov đã chỉ ra các yêu cầu như băng thay nhanh, đạn nhỏ... thì việc tiến thêm một bước nữa không khó.

Sau M35 là Walther Automatic Carbine cạnh tranh với nó, cuộc đua đã sẵn sàng như AK năm 1944-1949.

Vollmer Automatic Carbine, M35


Walther Automatic Carbine


Có một vài nhược điểm với đạn Geco 7,75x40. Đầu đạn quá nặng 9gram, đầu đạn quá dài và áp suất cao. Nhưng kiểu đạn đầu tiên không bao giờ hoàn hảo, như kiểu M43 41mm Liên Xô. Người Đức đã khởi động một cuộc đua lớn như thời sau này ở Liên Xô.  Trời đất, năm 1935 họ đã ở vào thời kỳ 1944 ở Liên Xô, chỉ một vài năm nữa thôi là người Đức sẽ có AK hay cái gì đó gần giống. Này nhé, tuyên bố format một kiểu đạn mới, mở một cuộc thi tuyển và sẽ có.



Người Đức đã nìn thấy những nhược điểm của súng trường khi tham chiến và sa lầy trong các trận địa Verdun (Véc-đoong). Họ đã dúng cảm làm cách mạng, chế ra khẩu yếu hơn, MP-18. Khẩu súng nhanh chóng tỏ ra ưu thế trước súng trường ở nhiều điểm, mở đầu cho các MP, PP và SMG. Tuy nhiên, MP cũng thể hiện nhược điểm, súng ngắn thuần túy dùng đạn súng ngắn tầm rất ngắn. Điển hình về tệ ở nơi mà chế súng cũng như dùng súng, tán nhảm về súng... tệ nhất quả đất, đó là ở nước Mỹ. M3 Grease có tầm bắn hiệu quả 50 mét !! đạn súng ngắn nhẹ như đi tốc độ dưới âm 280 m/s !! Ở xứ đó, M1 Carbine được gọi là súng trường cũng đáng, vì súng ngắn ở đó bằng súng cao su chỗ khác.

Sự thiếu sót ở cả hai mặt súng ngắn bắn nhanh MP và súng trường đã đẻ ra các ý định đạn khác từ đó. Nhưng nước đức bại trận. Mọi việc đình lại đến giữa 193x, dưới sự định hướng của Bộ Vũ khí HWA (Heeres Waffenampt) .

Geco forrmat đạn Geco 7,75x40 cùng với súng M35, còn được gọi là Geco M.35, đạn này hay được gọi là 8x40 Geco. Một số anh đê tiện hay cố tình nói một cách-không ai kiểm chứng được là chính xác không, 7,75x39,5, để gợi ý cho liệt não là đây là mẫu của ... đạn AK. Đạn dài tổng cộng 55mm, cát tút dài 40mm, hình dáng vỏ ngoài giống Mauser (đạn hơi côn, không gờ móc).  Đầu đạn 7,75x40 Geco M.35 nặng 140 grain, sơ tốc tối đa 690 m/s.
(cần phân biệt một số khái niệm vận tốc. AK hay dùng “vận tốc tính toán”, tức vận tốc trung bình trong tầm bắn hiệu quả, dùng để tính đường đạn, còn sơ tốc là vận tốc đầu nòng, sơ tốc tối đa là con số lý thuyết bắn trên cái nòng lý tưởng, trơn và dài vô cùng.)

Súng và đạn được gửi đến thử nghiệm tại Polte, Magdeburg tronmg sự đỡ đầu của Bộ Vũ Khí HWA. Việc chấp nhận sử dụng đã tiến đến rất gần.

Thật ra, sức mạnh chính của AK không nằm trong khẩu súng do Mikhail Kalashnikov thiết kế. Mà ở viên đạn và cấu tạo nòng. Cấu trúc thiết kế này được đưa ra 1944, rồi cải tiến cuối năm 1946-1947 khi AS-44 báo cáo từ mặt trận về là nặng. Tiếp theo nó lại được cải tiến khi bắt đầu sản xuất trước 1951. Rồi lại cải tiến nữa trước 1959. Viên đạn nhỏ nhẹ nhưng sát thương mạnh hơn cả đạn NATO 7,62 x 51. Vì đạn NATO là đạn súng trường hạng nặng, nên đương nhiên AK là súng trường mạnh.

Tuy Geco 7,75x40 chưa hoàn thiện như đạn AK, nhưng đó là hướng đúng, nếu hướng này được nhà nước hỗ trợ, thì khó gì một nỗ lực tái thiết kế nó.

Ban đầu, vào 193x, Bộ Vũ khí HWA  định hướng sẽ copy cấu tạo sẵn có của súng trường vào cỡ đạn nhỏ hơn, để giải quyết sự thiếu hụt chéo ngheo giữa súng ngắn bắn nhanh MP và súng trường. Đây là một hướng đi tiêu cực, một loại súng mới cần nhứng đắc tính chiến đấu mới, ví dụ, hội đồng khi tuyển AK đã đề yêu cầu khắt khe về độ chính xác khi bắn liên thanh, điều mà các súng trường bắn phát một không cần, điều này đã tí nữa làm AK váng đứt phựt.

Tuy quan điểm sơ sài, Bộ Vũ Khí đã có văn bản, định hướng đại thể là đúng về súng trường tấn công. 0. H. Von Lossnitzer, lúc đó là Giám Đốc Nghiên Cứu Vũ Khí của Mauser, sau chiến tranh đã công bố định hướng đó. Bao gồm:

i) nhẹ hơn và chí ít không nặng hơn K98, ngắn hơn.
ii) ở 600 mét hiệu quả như K98 (độ chính xác và sức sát thương).
iii)dùng được ống phóng lựu đầu nòng sẵn có.
iv)Tốc độ bắn liên thanh không cao hơn 360-450 phát phút.
v)Sử dụng ở cự lạnh và sa mạc, chống được bụi bẩn
vi) máy móc đơn giản.


Chúng ta đánh giá định hướng trên thế nào ??

Một là, chúng thiếu một số trong các đặc trưng sau này của yêu cầu cuộc thi AK, mà sau này được coi là thành phần của các điều kiện cần và đủ trong định nghĩa súng trường tấn công. Ví dụ: bắn có chọn chế độ bắn phát một lên đạn tự động và liên thanh, bắn khi đang chạy. Một thiếu khuyết nữa như đã nói trên, hướng yêu cầu này chưa tính đến súng nhẹ bắn liên thanh cần phải cân chống rung thế nào.

Một số yêu cầu cụ thể hơn cũng không có: bắn ứng dụng khi đang chạy (điều này thì Fedorov đã đưa ra), khả năng mang xxx đạn...

Tuy nhiên, việc giới hạn tốc độ bắn cũng là một biểu hiện chưa rõ ràng của khả năng mang đạn. Điểm này thì hơn đứt M16 sau này, 30 năm sau M35, anh M16 vẫn nâng tốc độ bắn lên và anh vẫn coi bấn cành nhanh càng tốt.

Một điểm khá thô của lý luận này là vẫn chưa dứt được súng trường K98.

Nhìn tổng thể, theo 0. H. Von Lossnitzer trình bầy quan điểm Bộ Vũ khí HWA, thì đây là những lý luyanj còn rất sơ sài. Nhưng đây là những điểm xuất phát theo hướng đúng. Người ta chưa hình dung cụ thể súng trường tấn công như thế nào, nhưng quan trọng nhất, đã chỉ ra khải niệm côt lõi: tầm bắn hiệu quả, bất chấp việc trình bầy khái niệm này còn thô sơ.

Chúng ta cần hiểu tầm bắn hiệu quả chút, đây là tiêu chí đánh giá số một của súng trường tấn công, trong khí đó, súng trường đời trước được đánh giá bằng tầm bắn tối đa. Cũng cần chú ý, M16 chưa bao giờ thử nghiệm tầm bắn hiệu quả cả.

Mauser, Mosin, các đại diện thế hệ súng trường trước đây có thể bắn xa 1500-2000 mét. Trong điều kiện khôg khí tĩnh lý tưởng, trình độ bắn lý tưởng (ví dụ trình độ bắn của cái giá thử súng).. thì chúng bắn được tầm đó và ở tầm đó chúng giết được người.  Ở đây, tầm bắn là tầm bắn trúng, tầm bắn chết, hai chỉ tiêu đó phải đạt cả mới là tầm bắn.

Tuy nhiên, ở thực tế, bắn xa trên 1000 mét khả năng trúng rất thấp, lệch gió, tản mát ngẫu nhiên do súng cũ, xạ thủ rung tay, địch di chuyển (người đi bộ ngang cũng 1 mét giây, sau hai giây viên đạn đến nơi thì đã lệch 2 mét). Ngắm cẩn thận may ra trúng độ vài phần mười, còn ngắm nhanh gió mạnh thì hầu như không trúng. Như vậy, tuyệt đại đa số trường hợp súng vẫn sử dụng ở tầm ngắn vài trăm mét.

Mặt khác, việc làm một đạn nhỏ mà mọi mặt bằng đạn to là điều phi lý. Vì vậy, khác với súng trường chiến đấu, súng trường tấn công khongc ần chú ý đến tầm xa, mà chỉ cần hoàn thiện các khả năng chiến đấu trong "tầm bắn hiệu quả". Tầm bắn hiệu quả là chỉ tiêu cơ bản nhất của súng trường tấn công, ở đó, nó phải bắn chính xác và sát thương mạnh như súng trường khác mới gọi là súng trường. Nếu ở tầm chiến đấu bộ binh (300 mét), mà không đạt như súng trường, bắn tản mát, bắn yếu không làm địch chết... thì là súng ngắn.

Rẽ sang lối đi đúng đắn đó, nhiều nhà thiết kế súng Đức đã gọi loại súng mới là MKb-Machinenkarabiner súng cạc bin liên thanh. Tên này cũng được dùng khá nhiều trong cuộc đua AK. Có lẽ cần nói rõ hơn, cạc bin là súng trường ngắn, nó ngắn, nhưng vẫn là súng trường, chưa phải súng ngắn.

-----------------------------

Đây là đạn Geco M.35 thứ hai bên trái sang.
Hình ảnh cho thấy khó khăn khi làm ngắn đạn đã không vượt qua được. Phần chóp đầu không kéo dài được nhiều dẫn đến đường đạn ngoài không tốt.


« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2009, 02:36:17 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #161 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 11:01:46 am »

Giai đoạn mới.

Thêm một điểm nữa, lúc 1935 đó Winters đang làm giám đốc phát triển của Geco, ông đã format đạn  8 mm x 33,5 . Khẩu súng M35 sau này được nói đến nhiều như là khẩu MKb đầu tiên, khẩu súng trường tấn công đầu tiên của Đức, một cơ hội để Đức có AK trước Liên Xô... chứ lúc đó, khẩu súng chìm nghỉm. Những năm đó người ta không nói đến nhiều M35, mà nói đến cuộc đấu tranh giành chính quyền của Hitler. Ở đây, có một căn bệnh giống như ở Mỹ sau này, tức là tiếng nói của những cây đa cây đề trong Mauser còn át tiếng quần chúng lắm, nhưng tài năng của họ đã xưa rồi.

Rồi nước Đức say sưa điên dại trong chiến thắng dễ dàng trước cả châu Âu, và chẳng ai nhỡ rằng trên đời có khẩu Vollmer Automatic Carbine M35  nữa.

Đến khi tấn công Liên Xô thì Đức mới biết thế nào là súng đạn. Việc họ copy SVT làm súng chủ lực G43 thể hiện điều đó. Lần đầu tiên, danh tiếng lẫy lừng của hãng Mauser bị chính người Đức sổ toẹt, sổ lớn, sổ phũ sổ phàng, sổ nhục sổ nhã bằng một khẩu súng của kẻ địch một mất một còn. Thêm nữa, PP (MP) Liên Xô cũng được nghiên cứu kỹ càng và đương nhiên có sơ tốc, tầm bắn vượt trội, cũng như độ tin cậy phi thường.

Thế nhưng đến lúc đó, những người đã chế ra Vollmer Automatic Carbine M35 không còn hợp cạ với chính quyền Hitler từ lâu rồi, ngay sau khi Hitler lên. Khẩu M35 không được chú ý vài năm, cho đến thời kỳ 1938, lần lượt các xếp HWA là Becker và Leeb lên cầm quyền ở đây. Sự nghiệp vĩ đại của ho là biến súng trường thành súng ngắn. Chương trình Machinenkarabiner được hỗ trợ tiếp tục, nhưng nó lại thui đi.

Khoảng năm 1935, ngay khi mới ra đời, Vollmer Automatic Carbine M35 đã được bộ chú ý và thử nghiệm, tiến gần đến việc chấp nhận trang bị. Khẩu Walther Automatic Carbine tiến bước theo nó và có thể đó là cơ hội tiến gần đến AK. Nhưng sau này, vào 1938-1940, mọi sự đã trở nên méo mó. Người ta không chính xác hóa các khái niệm sơ khai trước đây của Bộ Vũ Khí, mà còn bóp méo đến hỏng. Thay cho việc đầu tư cả nước đối mặt với một khó khắn lớn, chế vien đạn nhỏ nhưng mạnh như đạn to, thì người Đức làm sai bước đầu, để súng không bao giờ hoàn thành: làm thiết kế đạn sai, do hiểu sai về lối phát triển của loại súng mới.

Thay cho việc chấp nhận và hoàn thiện một loại đạn mới, những người mới lên cầm quền ở HWA đã sử dụng phương thức dung dị dễ hiểu, là làm ngắn lại đạn Mauser 7,9 truyền thống. Từ năm 1938 tại Polte, người chế ra nhiều cỡ đạn khác nhau, đường kính bằng nhưng ngắn hơn đạn Mauser, cùng lớp kỹ thuật. Và không hiểu sao, những nhà lãnh đạo mới đi lên từ... cỡ súng ngắn. Ban đầu, vỏ đạn dài 35mm, năm 1940 loại vỏ đạn 30mm xuất hiện, được đặt tên "P.79 1 40", bắn đạn 110 grain, sơ tốc tối đa 650m/s.

Kết quả của hàng loạt các thử nghiệm là kiểu đạn "Pistolen Patrone 43 m.E", vỏ đạn 33mm.

Ở đây có một cáid hài hước. Đến năm 1942 thì chương trình vẫn giữ tên MKb (Machinenkarabiner, súng trường liên thanh), nhưng nó đã là một trò hài hước trong nội bộ nước Đức suốt 2-3 năm trời. Người ta bằng niềm tin muốn nỗ lực chế ra một khẩu súng bắn loại đạn súng ngắn mạnh như súng trường ?? Sự điên rồ của Hitler về sau được vá đắp bằng việc nâng năng lực đầu đạn lên.

Để so sánh, chúng ta biết rằng đạn AK M43 được chê là quá mạnh làm nặng súng. Người ta coi trọng đầu tiên là sức mạnh viên đạn. Súng quá nặng, lại tiếp tục đầu tư khoa học để áp lực đồng đều và cũng làm giảm kích thước đạn AK đi chút, từ 7,62x41 thành 7,62x39.

Đến thời Hitler thịnh trị, thì nổi lên 3 nhà chế súng lớn, Mauser cũ và Walther, Haenel. Những người này kế tục công việc của Vollmer M35 nhưng đi kèm những tính toán ti tiện để bảo vệ quyền lợi, và lập luận sai hoàn toàn về nguyên lý súng mới. Đạn cỡ của Vollmer cũng được thay đổi chiều dài và đánh giá ở Mauser, DWM và ngoài chiến trường.

Một kiểu đạn DWM cỡ 7mm, cát tút dài 39mm, đầu đạn 100 grain (6,48 gram), có chóp khí động, ký hiệu “581”.

Mộ kiểu đạn 7mm khác sau được không quân Đức phát triển nhưng không đi đến sản xuất. Đầu đạn 140 grain (9 gram).

Ngay trước chiến tranh, Vollmer thử nghiệm đạn 7mm x 45 đầu đạn 112 grain (7,2 gram), gọi là 7mm N, ký hiệu của hãng sản xuất RWS.

RWS năm 1939 có sản xuất môt loại đạn không rõ xuất xứ ý tưởng từ đâu, dùng cỡ truyền thống của Mauser (7,92mm, thường gọi là 8mm), ký hiệu "N. 8 x 46", vỏ đạn 46mm, đầu đạn 198 grain (12 gram).

Không cần nghĩ ngợi nhiều cũng biết được đạn "N. 8 x 46"có ý nghĩa gì ?? nó dùng cớ truyền thống của Mauser, sẽ thừa kế license và các máy gia công của hệ thống này nếu được chấp nhận. Sao nó nặng thế ?? vẫn đề rõ ràng, nó làm như đạn súng ngắn, do thuật phóng tròng nòng quá yếu đuối so với yêu cầu nên người ta làm đạn nặng uỵch lên, bất chấp điều đó phản lại hình dáng khí động và sơ tốc. Cuối cùng thì nhà vua truyền thống tái chiếm ngai vàng dưới sự bảo trợ của Hitler.

Súng trường biến thành súng ngắn.

Chương trình MKb (súng trường) đã biến thành MP (súng ngắn) như vậy. Tuy nhiên, nó dần dần được gọi nhiều hơn bằng cái tên mới rất oách Sturmgeweher, tên này tương đương “vũ khí tấn công của bộ binh”, mà dân dốt nát ngu si nói tiếng Anh sau thêm “súng trường” và để nhồi sọ liệt não đó là “súng trường tấn công”. Từ năm 1942, kiểu Sturmgeweher-42 đựoc gọi là MP42 (súng ngắn liên thanh 42).

Đến thời 1942, cả nước Đức cười vào mũi bộ sậu của Hitler, đáng cười quá chứ, thằng điên đem súng ngắn ra trận tiền diễn trò tuồng. Thế là những nỗ lực cuối cùng cố gắng làm cho súng ngắn có vẻ giống súng trường. "N. 8 x 46" được cải tiến chút, đầu đạn bé hơn 8,19 gram để tăng tầm, thành đạn MP42, bước này lại làm giảm thuật phóng ngoài !!. (Lúc này, đứng trước sự cười giễu của các nhà kỹ thuật, cánh hẩu của Hitler đã gọi súng là MP) . Trong năm 1943, đạn được cải tiến nhỏ thành M43. Đạn còn được gọi tên là 8x33mm.

Trong chiến tranh, có vài loại đạn trên tiêu chuẩn này được sản xuất:
9 mm. Pistolen Patrone 43 m.E.  đạn xuyên lõi thép 9mm
7.9 mm. Pistolen Patrone 43 s.S. đạn súng MP lõi chì.
7.9mm. Pistolen Patrone 43 S.m.K đạn lõi thép đầu chì.
7.9 mm. Pistolen Patrone 43 S. m. xuyên cháy. 
"Guns Review" Volume 24 No. 4 April 1984.


Thay cho việc nỗ lực thực hiện hướng đi của Bộ Vũ Khí và M35, người Đức không thể format được đạn hoàn thiện và vì lý do quyền lợi nhỏ nhen, các hãng đã đưa cho MP44 một dạng đạn súng ngắn. Đầu đạn 8 gram, sơ tốc tối đa 680m/s. Cái chính là thuật phóng của nó rất tồi nên tụt tầm bắn xuống.

MKb42 bị cười nhiều quá khi dùng đạn này, liền đổi tên là MP42, đổi tên súng trường thành súng ngắn. Đến MP43, MP44 lại tiếc khả năng súng trường, nên tăng hết cỡ có thể năng lực đầu đạn. Cuối cùng thì chú MP44 nặng như trung liên (5,2kg rỗng) nhưng lại bắn đạn súng ngắn.


Kể ra người Đức còn hiểu biết, còn biết đâu là súng trường, đâu là súng ngắn. Chứ như anh Mỹ, không chế tạo được súng trường thì anh ấy dán cái mác súng trường lên khẩu súng ngắn M1 Carbine.

Đâu là súng trường, đâu là súng ngắn.

Tên STG đã được dùng nhiều để chỉ các MP, nhưng quyết định gọi MP44 là STG44 là ngày 6-4-1944. Quyết định này gồm ba điều, chỉ rõ trang bị chính thức của đế chến


Một, hoàn thiện khẩu MG42. (MaschineGeweher, súng máy của bộ binh, dĩ nhiên là điều này dân nói tiếng Anh thường liệt não ỉm đi vì nó chứng minh cho liệt não biết Geweher không phải là súng trường)

Hai, Cải tiến súng trường G43 thành cạc bin K43. (G43 là phiên bản copy hoàn toàn SVT).

Ba, cải tiến và đưa vào sử dụng súng bộ binh tấn công STG44 từ MP44


Ngư vậy, ngày khai sinh chính thức ra tên STG44, Hitler đã chỉ rõ, đâu là súng máy súng trường súng ngắn. Thế nhưng trong thế giới tiếng Anh, khá đông liệt não ngồi cãi nhằng cãi cuội súng ngắn là súng trường.


Mặt bằng trình chế súng Đức thời Hitler.

Vinh quang của SVT, G43 đã nói quá đủ về so sánh trình Đức-Liên Xô lúc đó rồi. Ngaòi những thiết kế cổ, các vú khí mang dáng vẻ mới của Đức chả có gì, một dáng vẻ mới với tập hợp các chi tiết cổ lỗ.
MP44 STG44 không nằm ngoài điều đó.

SVT có hành trình xung ngắn, một điểm mới. Trong khi đó, MP44 vẫn là hành trình dài.

AK có trích khí khí động, trong khi đó MP44 vẫn trích khí tiết lưu.

AK dùng khóa nòng xuay, sau này các súng trường tấn công đa phần dùng khóa nòng xoay.

AK có lò xo đẩy về giấu trong bệ khóa nòng và cần đẩy về. MP44 thô thiển đến mức cho lò xo vào báng.

Một cái đẳng cấp quá thấp của MP44 là ban đầu nó dùng kẹp đạn. Rồi làm có băng như người ta, nhưng trong băng vẫn là kẹp đạn, mà là kẹp đạn chỉ có một hàng cổ lỗ của TK19.

Cái thối MP42, MP43, MP44 làm Đức không có gì thoát lên được ngoài SVT-G43. (các súng này na ná nhau, mặc dù mỗi loại đều có nhiều phiên bản đến từ nhiều hãng ?? điều giản thích duy nhất, đây là sản phẩm chung của "tập đoàn thống trị" gồm toàn những cây đa cây đề bao quanh Mauser). Điểm này đã àm xuất hiện MP45. Máy súng vượt thời đại, sau này được dùng làm nhiều máy súng trường tấn công.

Tuy nhiên, không vì thế mà MP45 thoát khỏi kiếp MP mà làm súng trường, các súng sau này dùng đạn to hơn mới là súng trường.

Chú thích

Nhiều khẩu vãn thấy dập MP45 lên các súng sản xuất năm 1945 nhưng thiết kế MP44. Vì vậy nên rất nhiều người nhầm lẫn đâu là MP45. MP45 là máy lùi hoàn toàn khác biệt. MP45 là súng có máy rất tiên tiến, nó chỉ còi cọc bởi đạn dở người mà thôi.

Ở đây cho thêm ảnh nữa thêm hài hước.
STV hóa ra tập trung nhiều thành quả kỹ thuật và rất được trọng dụng... bên địch. Sau này, G43 cõng có băng đạn tháo rời hai hàng.... hơn đứt MP44.

Thật ra thì MP44 được sản xuất ít, vài trăm ngàn khẩu so với con số hàng triệu súng các loại ngày đó. Đây là kể tất tần tật từ MP42 đến MP45, kể cả W hay H hay O. Nó chỉ "nổi tiếng" khi mà bọn npois tiếng ANh bũi môi AK và quyết tâm chứng minh MP là súng trường.

Đây là băng đạn tháo rời hai hàng đạn của G43, đẳng cấp cao với so với kẹp đạn trong một hàng của MP44. Thật ra thì cuối chiến tranh mới có đồ này.
http://www.gunpics.net/german/g43/g43.html



Còn đây là kẹp đạn trong một hàng ban đầu của G43. Thật ra thì G43 vẫn là khẩu súng danh tiếng, khẩu súng chủ lực. Trong chiến tranh và cho đến nay, nhười Đức vẫn tôn súng phiên bản AVT Đức, chỉ có dân tiếng Anh liệt não mới thổi STG44 để bĩu môi AK mà thôi, cái bĩu môi đó thì nó có bản chất là đê tiện, cũng chả cần hài hước thêm nữa.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2009, 12:08:51 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #162 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 01:12:03 pm »

Hay quá, cả một lò súng Nga.

Lịch sử đạn Nga có trên 110 năm tuổi gắn liền với khẩu Mosin 1891 và đã trải qua 5 lần thay đổi lớn. Tuy nhiên người ta nói về súng nhiều hơn là nói về đạn.

Lần 1: Năm 1908 hiện đại hoá khẩu Mosin cùng đạn 7.62mm.

Lần 2: Những năm 1930 chấp nhận trang bị đạn 12.7mm cho súng máy cỡ lớn.

Lần 3: Những năm 1940 đạn 14.5mm dùng cho bắn tỉa chống tăng.

Lần 4: Từ WW2 đến 1949 đạn M1943 7.62mm cho súng tự động do một nhóm thiết kế lãnh đạo bởi ông N.M. Yelizarov và B.V.Semin.

Lần 5: Những năm 1970 đạn xung nhỏ 5.45mm M1974 cho súng tự động do một nhóm kỹ sư lãnh đạo bởi ông V.M.Sabelnikov thiết kế.

Trước hết có mấy khái niệm về đạn của người Nga, đây là những khái niệm cơ sở chứ không phải khái niệm phân loại, khái niệm này có thể bao trùm lên khái niệm kia và đi sâu tìm hiểu rất phức tạp. Vấn đề là khi dịch sang tiếng Việt có thể không trùng với định nghĩa chính thống đang dùng trong quân sự nước ta hay ngôn ngữ bình dân, bác nào biết chỉnh sửa thêm.

Đạn-Cartridge - thường gọi cho đạn dược cỡ nhỏ dưới 75mm và thường có vỏ chứa thuốc đạn và ngòi nổ còn gọi là đạn đơn khối, phân biệt bới đạn liều phóng rời hay đạn nhồi thuốc phóng đen thời trước. Đạn đơn khối xuất hiện đầu tiên có vỏ bằng giấy vào những năm 40 của thế kỷ XIX, đến những năm 1860 thì xuất hiện đạn vỏ kim loại. Trong WW2 xuất hiện đạn cỡ trung và sau đó là đạn xung (cỡ nhỏ) và đạn không vỏ nói ở dưới.

Đạn pháo (có vỏ)-Artillery cartridge - cỡ khoảng 20-75mm là đạn đơn khối, cũng có thể có cỡ lớn hơn, còn gọi là đạn nạp từng viên.

Đạn không vỏ-caseless ammunition - đạn không có vỏ bọc, thuốc phóng thường được nén thành khối, cũng có loại vỏ cháy khi bắn. Đạn không vỏ có lịch sử dài hơn đạn có vỏ, từ các khẩu thần công nhồi thuốc nổ đen, pháo cỡ lớn ngày nay hay đạn dùng cho khẩu G11 của Đức.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2098.msg31100#msg31100

Đạn xung nhỏ-little impulse cartridge - còn gọi là đạn cỡ nhỏ hay dùng cho súng cỡ nhỏ dưới 6.5mm, sở dĩ gọi là xung nhỏ là bởi nó được đo bằng xung lực khoảng 5 N.s (NewtonXgiây) nhỏ hơn đạn cỡ trung 2-3 lần 12 N.s. Cần phân biệt với đạn súng ngắn.

Đạn súng cầm tay cỡ nhỏ-Small arms cartridges – là đạn dùng cho tất cả các súng cầm tay như súng ngắn (piston, revolve), súng trường, súng máy cầm tay cỡ nhỏ. Ngày nay tính năng, sức mạnh, công dụng của súng trường súng máy đã thay đổi nhiều nên khái niệm này ít dùng và hay dùng khái niệm đạn súng ngắn.

Đạn cỡ trung-Intermediate cartridge – là đạn trung gian giữa đạn súng ngắn và đạn súng trường kiểu cũ. Đây là loại đạn dùng phổ biến cho súng bộ binh ngày nay và súng máy cỡ nhỏ như đạn M43 7.62x39 dùng cho AK-47, CKC, RPD, RPK.

Đạn đơn khối-Unitary cartridge – là đạn có tất cả các bộ phận đầu đạn, thuốc phóng, ngòi nổ… đóng chung trong một khối.


Đạn cỡ trung ra đời từ nhu cầu chiến trường, loại trừ những nhược điểm của 2 loại súng dùng nhiều lúc đó là súng trường và súng ngắn, các yêu cầu theo đúng thứ tự là: mạnh, tầm xa như súng trường, lại nhỏ nhẹ như súng ngắn để mang được nhiều đạn và có cơ sở để bắn tự động cả loạt mà không thiếu đạn. Chính vì vậy mới ra đời đạn cỡ trung M43 7.62x39 và là đạn phổ biến nhất thế giới.

Các nghiên cứu về đạn cỡ trung ở Liên xô, mà sau này ra đời M43, bắt đầu từ năm 1939 để thay thế đạn súng trường kiểu cũ và đạn súng ngắn đang dùng nhiều lúc đó. Đạn súng trường cũ khoẻ nhưng nặng, mang được ít, đạn súng ngắn yếu, tầm bắn hạn chế chỉ trong vòng 150-200m trở lại.

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là tìm ra loại đạn vượt trội hơn đạn 7.62x33 của khẩu StG-44 mà quân Đức đang dùng nhiều lúc đó. Ở Mỹ cũng có quá trình nghiên cứu tương tự mà sau cho ra đời đạn .3 Carbine (7.62x33mm) dùng cho khẩu M1 Carbine  (Garant) nhưng không được thành công cho lắm.

Năm 1943 đạn M43 (7.62x39mm) của nhóm thiết kế do các ông N.M.Yelizarov và B.V.Semin lãnh đạo được chấp nhận đưa vào sử dụng chính thức. Đạn M43 đạt được hầu hết các yêu cầu đã đặt ra, sức mạnh kém đạn súng trường 7.62x53 một ít, tốc độ đầu nòng cũng thấp hơn nhưng nhẹ hơn nhiều. 1000 viên 7.62x53 nặng 21-24kg tùy thuộc vào bao bì, còn 1000 viên M43 nặng chỉ 16.2kg. Đạn còn được chỉnh sửa cải tiến thêm mãi về sau này nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên các đặc tính ban đầu nên sau này vẫn gọi là đạn M43.
 
Về hình thức M43 giữ nguyên cỡ nòng 7.62mm và ngắn hơn đạn súng trường, nó bỏ đi cái gờ ở đáy viên đạn và dùng rãnh móc đạn.

Khẩu súng trang bị hàng loạt dùng đạn này đầu tiên là khẩu CKC (SKS) nhưng tiếng tăm của M43 chỉ thực sự có được sau khi ra đời khẩu AK-47.

Cũng có giai thoại rằng sau 1945, người dân Liên xô đói kém, súng đạn thì nhiều nên họ thường mang CKC đi săn mà chẳng được ăn, bắn gà thỏ thì nát bét mà bắn thú lớn như hươu nai thì chúng chạy mất bởi viên đạn quá mạnh, nó chỉ xuyên qua con thú rồi đi thẳng, thậm chí còn xảy ra nhiều tai nạn cho đám người dồn vây con thú. Về sau dân săn bắn nảy ra cái mẹo cắt cụt đầu đạn để đi săn thú lớn. Sau đó nữa người ta chế tạo riêng đạn M43 làm rỗng đầu đạn để săn bắn. Còn hiện tại, để đi săn người ta dùng nhiều súng Saiga có loại đạn riêng.


nguồn tham khảo: http://hand-gun.narod.ru/patron/osnova.htm


« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2009, 01:38:24 pm gửi bởi SSX » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #163 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 01:54:36 pm »

Đúng rồi, người ta hay nói đến Mosin, AK mà chả thấy ai nói đến đạn mấy.
Mosin có đạn ngày nay là 1908/30. Đạn 1908 là đạn có đầu nhọn uốn trục, còn trước đó là đạn hình trụ trục cố định như M16. Năm 1930 sử dụng thuốc cháy đều hơn và đạn cũng nhẹ hơn, cải thiện đường đạn. Đạn AK thì phát triển đâu đó mãi mới xong. Thật ra, những AK-46, AS-44 ban đầu chưa mạnh lắm.

Nhưng mình ít được đọc về đạn, chỉ toàn thấy nói đến súng.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24242#msg24242
ở đây đã nói sơ về Fedorov Avtomat rồi, ở đây nói kỹ lại chút.

Buồn cười cái giai thoại MP44 là anh AK nhan nhản trên Internet dùng nhồi sọ liệt não. Người Đức thì từ nguyên thủ quốc gia cho đến các trang web, từ hồi chiến tranh cho đến nay... từ thằng thiết kế ra cho đến thằng dùng, đều bảo STG44 là MP44, là súng ngắn, nhưng các anh liệt não nói tiếng Anh cãi bằng được đó là súng trường.

Thật ra, không giấu được thái độ đê tiên trước vinh quang chói ngời của AK, nên các anh mới bĩu môi AK không có gì mới, chỉ là học của MP44 mà thôi. Nếu máy AK không có gì buống với bất cứ cái gì của MP44, thì AK học cái nguyên lý ??  ví dụ: Senich, Peter R., The German Assault Rifle 1935 - 1945, Paladin Press (Boulder, Colorado, 1987)

Bọn chầy bửa cùn hèn bất chấp cả việc Hitler đã chính thức về MP44 như trên.
Chính Hitler đã phân ra ba chức năng của bộ binh, mà vào năm 1959, AK thực hiện toàn diện. Đó là súng máy trợ chiến, súng trường và vũ khí xung phong. Cái hơn của ÁK là nhập vũ khí xung phong vào súng trường. Còn Hitler tách biệt ra bằng MP43 và K43, do không làm được súng trường nhẹ mà vẫn mạnh.

Thật ra đây là kết quả của chuyện bè phái bên Đức thôi. Các khẩu Mkb42, MP42H, MP42W tuy xuất xứ khác nhau nhưng.... giống nhau. Bè phát dốt nát đã thiết kế khẩu súng mang dáng vẻ mới nưng được tập hợp từ những chi tiết cổ lỗ và quan trọng hơn, biến súng trường M35 thành súng ngắn MP44.

---------------
Nhìn về lâu hơn. Người Pháp đã có ý tưởng thiết kế các súng trường bắn nhanh từ đầu thế kỷ. Nhưng người Pháp chỉ giỏi các ý tưởng để tán nhảm với các quý cô hở lưng, chứ không giỏi toán học và thiết kế, thử nghiệm và sử dụng trên chiến trường. NHìn chung, cuối tk19 và đầu tk20, vũ khí Pháp có rất nhiều ý tưởng tiến bộ, nhưng không được đầu tư quy mô lớn và các nhà khoa học cũng thiếu kiên trì sâu sắc để hoàn thiện các ý tưởng.

Khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới, Fedorov Avtomat ra đời trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, ngược hoàn toàn với MP44 được vào cạ của Hitler. Thời kỳ 190x, chính phủ Nga suy đồi, bọn con buôn giống như ở nước vịt nào đó, vừa ngu si, vừa có chỗ ngồi tốt, chỉ thích ném các hợp đồng ra nước ngoài ăn tiền cho gọn.

Cũng như AK, Fedorov là một người lính. Ông thiết kế súng không đơn thuần là một nhà khoa học, mà đứng trên các quan điểm của người lính. Phát minh ví đại của ông là súng trường tấn công, loại súng trường tự động nhẹ bắn được khi đang chạy.

Valadimir Grigorevich Fedorov ( Владимир Григорьевич Фёдоров ) sinh năm 1874 , năm 1900 tốt nghệp Học Viện Pháo Binh Mikhailovskaya (Sau cách mạng là Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự Leningrad, hiện sát nhập vào Học Viện Tên Lửa Военная академия им. Ф. Э. Дзержинского ), ông về làm việc tại Bộ tham mưu Pháo Binh với chức vụ Đại Úy. Sau Cách Mạng, ôg tham gia nhiều việc trong khoa học chế súng, làm việc tại Kobrov, đạt danh hiệu Tiến Sỹ 1940, Anh Hùng Khoa Học 1928. Sau Thế Chiến II, ông đã làn thành viên của Viện Khoa Học Pháo Binh (cấp bậc Viện sỹ là lớn nhất với một nhà khoa học ở Nga và Liên Xô)

Giai đoạn đầu: những nhà khoa học hy sinh thân mình, và giống nhau ở một điểm, sau này đứng về phía Cách Mạng.

Khoảng năm 1906, Fedorov bắt đầu phát triển một súng bộ binh mới. Ban đầu, ông chỉ dự kiến phát triển một súng trường chiến đấu bắn nhanh. Tuy nhiên, dưới con mắt của một nhà quân sự, ông đã nhìn thấy những khác biệt trong thực tế chiến đấu khi có một súng trường bắn liên thanh, và đã đặt những yêu cầu kỹ thuật chính xác, rồi thực hiện khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới. Lúc đó, có nhiều súng cá nhan bắn tự động, nhưeng chúng sẽ chỉ phát triển thành súng trường tự động, trung liên, mà không nhà thiết kế nào đủ trình độ cả kỹ thuật và quân sự như Fedorov để cho ra súng trường tấn công.

Đây cũng là khẩu súng máy đầu tiên Nga sản xuất số lượng kha khá. Lúc đó, ngay cả Mosin cũng bị bán các hợp đồng chủ yếu ra nước ngoài.

Năm 1907, Fedorov hoàn thành nhiều bản vẽ trong phác thảo và gọi súng của ông là Avtomat, như là cách gọi tắt, sau này được dùng như một từ truyền thống ở Nga.

Đây là thời kỳ khó khăn, rất nhiều nhà khoa học tài ba lúc đó phát triển vũ khí, nhưng không nhận được hỗ trợ gì về tiền bạc, khoa học và sự công nhận của chính phủ, quân sự hay công nghiệp. J. W. Roschepeem, PN Frolov, FV Tokarev, VA Degtyarov... là những nhà khoa học đó. J. W. Roschepeem gọi đó là "thời kỳ hy sinh toàn diện". Các nhà khoa học tự phát triển kỹ thuật bằng chính khả năng của mình. Chính trong công việc, Fedorov đã quen biết, quan hệ và nhận sự giúp đỡ kỹ thuật của nhà chế súng phi thường Vladimir Fyodorov. Qua đó, ông đặt quan hệ thân tình với nhóm các nhà chế súng tiên phong, sau này họ cùng phục vụ trong chính quyền mới và chế tạo ra những vũ khí chủ lực của Hồng Quân.

Nhiều nhà khoa học cố liên lạc với chính quyền, quân đội và công nghiệp để thể hiện các phát triển của họ, yêu cầu trợ giúp. Trong đó, FV Tokarev, VA Degtyarov được đánh giá là có những tiến bộ tốt. Nhưng tất cả đều vô vọng.

May hơn là Fedorov. Ông liên lạc được với Fyodorov. Fyodorov đã chế tạo súng có hộp đạn trong cùng cuộc đua với Mosin, năm 1905 ông đã rất sớm phát triển súng nạp đạn tự động. Qua đó, NM Filatov và Degtyarev cùng tham gia các ván đề tính toán khoa học và khóa nòng. Bản vẽ chi tiết hoàn thành năm 1906 với 54 chi tiết, so với Browning BAR 74 chi tiết. Súng có hộp đạn trong 5 viên. Việc thử nghiệm súng tiến hành chậm chạp từ 1909-1912. Có nhiều tiến trình thử nghiệm khác nhau về khả năng chịu đựng, khả năng bắn... và Fedorov nhận được Huân Chương Mikhailovskaya Vàng, Hoaan chương cho kỹ thuật súng ống 5 năm trao một lần, liền trước chính là Mosin.

Phiên bản súng này dùng đạn Mosin thường và  Xường Sestroretsk nhận nhiệm vụ chế tạo 150 khẩu thử nghiệm đầu tiên cho bước kiểm tra tiếp theo. Sau những xem xét thử nghiẹm "sơ sơ", tính ra, lần thử nghiệm đầu tiên là năm 1911 và Hôi đồn súng trường quyết định lần sau là 1913.

Cũng trong thời gian này, khoa học quân sự Thế gới chứng kiến nhiều thay đổi về súng cá nhân. Madsen ( Đan Mạch , 1896) là một trong những khẩu súng trường tự động đầu tiên, được quân Nga sử dụng và thích thú. Madsen Say này trở thành nguyên tắc cho các trung liên. Nhược điểm của Madsen là súng lớn, 10kg.

Các cuộc giáp lá cà ở chiến tranh Nga Nhật cũng cho các nhà khoa học thấy cấp thiết sử dụng đạn nhỏ hơn. Lúc đóa, giáp lá cà không sử dụng được súng trường và chỉ dùng lựu đạn, lê, súng ngắn.

Đây là những vẫn đề tiên quyết của nguyên lý súng trường tấn công. Thêm nữa, vào thời điểm đó, việc thu nhỏ đạn đang là thời trang. Lúc đó, không ít nước dùng cỡ đạn 6,5mm như Hy Lạp, Na Uy, Thụy ĐIển, Ý và Rumania, nên việc quyết định dùng đạn nhỏ khá dễ dàng.

Năm 1913, ông sử dụng loại đạn do ông thiết kế. Đầu đạn chóp chọn đường đạn nặng 8,5 gram, sơ tốc 850 m/s . (Trước  thời gian đó, đạn chóp nhọn cho Mosin được quyết định dùng ở Nga M1908 ). Đạn mới chứng minh hiệu quả tốt, súng ít giật hơn và bắn liên thanh tốt hơn. Đầu đạn bọc đồng mềm. Cái tiến bộ của đạn là bỏ gờ móc, hiện đại hơn Mosin.  Năng lượng đầu đạn 3140 Joules so với kiểu Mossin là 3600 - 4000 và cao ngang đạn cỡ NATO 7,62x51 sau này.  Kiểu đạn này sau được gọi là 6,5mm Fedorov. Xường Sestroretsk nhận được đơn đặt hàng 20 khẩu súng bắn đạn mới để thử nghiệm. Phiên bản súng này chưa có băng tháo rời, nhưng đã có kẹp đạn, (không có kẹp đạn thì phải lắp từng viên vào ổ đạn, có kẹp đạn thì lắp sẵn trong kẹp đạn rồi tống cả vào). Tuy nhiên, chiến tranh nổ ra và các nhân viên Hội Đồng Súng Trường bận rộn ném chương trình vào tủ cất kỹ.

Giai đoạn sau, súng được chấp nhận.

Sau gần chục năm phát triển, súng được thử nghiệm ỉu xìu rồi đình lại.

Thế nhưng, ánh sáng bừng lên sau 2 năm công việc đình đốn. Thực tế chiến tranh nhanh chóng chứng minh những điểm cần thiết của chiến thuật. Trong khi đó, bọn đỉa hút máu công nghiệp và các nhân viên quan liêu cũng không thể tác quái được như thời bình. Các nhà quân sự đặt ra nhiều tính huống để yêu cầu kỹ thuật, hậu cần. Có hai tình huống đáng chú ý.

Một là, trận đấu súng trường tay đôi, mà ngày nay là súng trường chiến đấu, súng bắn tỉa. Địch có những chỗ quan sát kín, từ đó, chúng gọi súng máy và pháo nã vào khu vực các xạ thủ bắn tỉa. Yêu cầu cân tăng tốc độ bắn để tiêu diêt những con cú vọ trước. Đồng thời cú vọ nhà ta cũng cần khẩu súng gọn gàng hơn dễ ẩn mình.

Hai, điều quan trọng này đã đặt ra từ chiến tranh Nga-Nhật. Đó là cuộc chiến giáp lá cà. Đặc biệt là trong hào chật, tốc độ bắn súng phải cao, các mục tiêu xuất hiện đột ngột liên tục, xạ thủ phải bắn liên tục ở tầm rất gần không cần ngắm, không có thời gian kê súng và lên đạn. Trong tình huống đó, súng trường cổ điển không bắn được và chỉ có tác dụng khi lắp lê vào dùng như cây giáo. Nó vừa dài vướng, vừa bắn chậm, vừa đòi hỏi tư thế bắn quá đàng hoàng mà khi thực hiện xong thì đã chết rồi.

Về tầm súng, hiện đã có nhiều pháo và súng máy tầm xa, nên súng cá nhân chỉ còn cần đến ở tầm gần, chứ không ai nói bắn súng trường hiệu quả ở 1500-2000 mét nữa. Trong khi đó các súng trường hạng nặng tầm xa lại vướng víu, chỉ còn là cây giáo trong chiến hào, và đôi khi tác dụng không bằng dao găm. Khi dùng súng trường, hóa ra trong hào nên vứt súng trường đi mà dùng súng ngắn.

Việc thiếu súng mới sẽ dẫn đến chiến tranh quay lại thời kỳ Napoleon, với pháo dập và giáp lá cà, súng rất yếu như là vô dụng. Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm chiến tranh Thế Giới I sa lầy trong các chiến hào.

Người Nga đã chấp nhận nguyên lý chiến đấu (concept) súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới như vậy. Súng trường liên thanh như Maden hay Bar là trung liên, mà súng trường tấn công hoàn toàn khác.

Đứng trước sự sa lầy, người Đức đã phản ứng khác. Họ chế ra các súng ngắn bắn nhanh mà đại diện là MP18. Kiểu súng có nguyên lý chiến đấu MP này nay vẫn được sản xuất. Nhưng nó tầm quá gần, nó là súng ngắn, đánh lợi trong hào, không thể thay thế được súng trường.

Hội đồng cân nhắc ý kiến các chiến binh và yêu cầu Fedorrov thêm một số tính năng cho kiểu đã thử năm 1913.

Một là, nòng ngắn đi chút, súng có tay cầm trước để bắn được trên tay khi đang chạy , (ốp lót trước truyền thống của súng trường tiện bắn khi tỳ vai ngắm kỹ), tuy nhiên, thực tế sau này cho thấy, nếu chú ý huấn luyện tốt ngay từ đầu (loại bỏ các thói quen xấu), thì việc dùng ốp lót trong bắn ứng dụng trên tay vấn tốt hơn là tay cầm trước.  Tuy vậy, yêu cầu này cho thấy, Hội Đồng đã đánh giá cao động tác bắn ứng dụng trên tay, một đặc điểm cơ sở của súng tấn công.

Hai là, lắp băng đạn tháo lắp nhanh, tăng đạn lên 25 viên

Ba là chọn chế độ bắn.

Đến năm 1916, Fedorov hoàn thành thiết kế theo yêu cầu mới và được yêu cầu đặt hàng 25 ngàn khẩu đầu tiên. Với các yêu cầu trên, Fedorov Avtomat đã trở thành khẩu súng trường tấn công thật sự.



Cho đến cuối chiến tranh, khoàng 3200 khẩu được sản xuất. Súng được đưa ra chiến trường và dễ dàng đánh giá được sự ưu việt của nguyên lý chiến đấu mới.

Việc thử nghiệm chiến thuật hồi đó đơn giản, lô súng đầu tiên được gửi đến lữ đoàn 189 mùa hè 1916. Ngày 1/12 năm 1916 , súng ra đến mặt trận, một đại đội 158 lính và 4 quan, mặt trận Rumania. Súng 6,5 Fedorov được dùng ở 10 đơn vị.

Đến lúc đó, đây là khẩu súng máy nhẹ duy nhất trên thế giới. Ngay cả chức năng súng trường của nó cúng tốt, súng làm việc tin cậy và bền (các chi tiết được thiết kế để sản xuất bằng công nghệ thô sơ, chi tiết nào cũng to tướng), bắn chính xác.

Do công nghiệp Nga tồi và bọn chủ tiền chỉ muốn bán cho gọn, một yêu cầu dở người là Fedorov phải thiết kế lại súng để dùng đạn 6,5mm Nhật. Đạn này yếu hơn, nhưng có thể mua từ Anh đang gia công cho Nhật, hiện đang dùng cho súng Arisaka 1895. Ban đầu, quyết định này không ảnh hưởng lắm đến súng. Nhưng chỉ trong tương lai ngắn sau đó, nó đã giết chết khẩu súng.

Hồng Quân

Sau Cách mạng Tháng 10 , Fedorov và các bạn mình đều đi theo Hồng Quân. Ông chuyển về nhà máy vũ khi ở Kovrov . Năm 1918, ông trúng cử trong một cuộc bầu cử và trở thành lãnh đạo nhà máy cùng Degtyarov. Ngay sau đó, họ bắt tay vào chế tạo DP và hàng loạt các kiểu súng khác.

Cách mạng đến nhưng số phận Fedorov Avtomat thật hầm hiu. Do súng dùng đạn Anh, nên sau cách mạng, súng bị cấm vận. Trong nội chiến Hồng Quân quá bận rộn và việc tổ chức sản xuất một số lượng lớn loại đạn lạ không được xem xét. Phiên bản dùng chung đạn Mosin vẫn được sản xuất nhưng, thế thì không còn gì là loại thế của súng trường tấn công nữa.

Trong nội chiến trước 1922, chỉ có rất ít hồi ký và báo cáo hiếm hoi nói đến Fedorov Avtomat.

Trong thập niên 193x, một cơ hội đến khi Stalin đè bẹp các đối thủ ngu dốt trì trệ lên nắm quyền, điều kiện tiên quyết cho AVT, AVS, YaK, T-34... phát triển. Một lần nữa loại đạn lạ lại không được chú ý.

Súng được trang bị trên xe tăng MC-1.

Trong chiến tranh Mùa Đông với Phần Lan, súng được trang bị cho bộ binh. Nhưng cũng là lần cuối cùng thấy súng tham chiến.


Đặc tính chính của súng

Dài 1045 mm
nòng dài 520 mm
Nặng: 4,4 kg rỗng
Băng: 25 viên
Đạn : 6,5x50SR Arisaka

Đánh giá : dạng máy lùi ngắn hay dùng cuối TK20 cho pháo bắn tự động. Nhưng có vẻ hiếm thấy dùng trên súng trường. Súng rất bền vì dạng máy này các chi tiết to tướng, cũng vì thế mà dễ gia công trong điều kiện yếu kém và giá thành chắc chăn là rất rẻ.

Súng dài hơn AK , vì vẫn hơi hướng súng trường cổ, cũng chưa có tay cầm sau (tay bóp cò). Nòng cũng dài, nòng AK dài 415 mm

Khối lượng hơn AK chút nhưng nhẹ hơn thể loại MP44 rởm đời. Đồng thời, năng lực đầu đạn vẫn cao.

Vấn đề băng rời đã được M1892 Mỹ thể hiện trong những cải tiến. Nhưng nó không thành đại trà vì thiếu tin cậy. Mình không hiểu, có lẽ, hồi đó cái băng rời khá nặng nên chỉ áp dụng trên các trung liên như Madsen.

Quan trọng hơnc ả là , tron những yêu cầu thiết kế, người ta đã đặt ra nhứng yêu cầu chính của một súng trường tấn công. Và do đó, hoàn thiện súng tức là hoàn thiện khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới.




Máy súng dạng lùi ngắn, các chi tiết to khủng bố, rất bền
















Chiến ntranh Phần Lan



« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2009, 02:27:07 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
kov
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #164 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 04:56:03 pm »

 Ngắt mạch bác Phúc chút. Cho em hỏi con AKMN cấu tạo của nó thế nào ạ ?
  Trước đọc 1 sách về Ak bắn  đêm.  Em chỉ thấy viết là có bôi thêm lân tinh vào đầu ruồi và khe ngắm.  Có phải alf loại này ko ạ ?
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #165 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 05:12:49 pm »

Ngắt mạch bác Phúc chút. Cho em hỏi con AKMN cấu tạo của nó thế nào ạ ?
  Trước đọc 1 sách về Ak bắn  đêm.  Em chỉ thấy viết là có bôi thêm lân tinh vào đầu ruồi và khe ngắm.  Có phải alf loại này ko ạ ?

Ùa, AKMN chả có gì khác. Chỉ có bên trái có cái rãnh to tướng để lắp kính nhìn đêm thôi. Kính lúc không lắp để trong hộp.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #166 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 07:23:25 pm »

Trong kỹ thuật có những thứ rất ngược đời, càng đơn giản lại càng khó, viên đạn là 1 thứ như vậy. Khái niệm thuật phóng ngoài có lẽ là của đồng chí HP lần đầu tiên đưa lên diễn đàn. Đối với đạn súng trường tấn công hiện đại cần thoả mãn rất nhiều tiêu chuẩn để có được hiệu quả ứng dụng trên vũ khí. Nhìn chung có thể qui nó về thành 6 nhóm tiêu chí như sau:

1.   Quĩ đạo đạn đạo (thuật phóng ngoài) của viên đạn (tầm bắn trực tiếp, độ cao ngắm bắn);
2.   Tác động khi chạm mục tiêu và gây sát thương của đạn;
3.   Độ xuyên và độ phá của đạn;
4.   Khả năng duy trì hoạt động tự động cho súng;
5.   Độ chụm (ổn định) của đạn khi bắn phát một và cả loạt;
6.   Độ tin cậy ổn định chức năng của cả tổ hợp súng+đạn.

Cái hình này trước đây HP đã post ở đâu đó, 6 tiêu chí đó hình thành nên tính hiệu quả của tổ hợp súng+đạn AK


Fedorov cũng là một người có tài, có lẽ ông không được may mắn và thành công như Kalashnikov bởi vì không có đạn phù hợp cho khẩu súng của mình. Đạn phải đi trước súng một bước.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2009, 08:00:49 pm gửi bởi SSX » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #167 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 07:32:48 pm »

Có một đặc điểm đáng chú ý là phần lớn những người phát minh súng đạn của Liên xô lại xuất phát từ tầng lớp thấp, binh lính, nông dân. Trái với phương Tây, súng đạn, gươm giáo là đặc quyền của giới thượng lưu quí tộc và sau này là giới tài phiệt. Có lẽ vì thế mà những người như Kalashnikov đã có được thiết kế đáp ứng tốt các nhu cầu thực tế trên chiến trường chứ không sa đà vào lý thuyết giáo điều sách vở.
 
Nước ta có nhà khoa học Trần Đại Nghĩa cũng vậy, ông là một người tài, rất xứng đáng mọi người phong là giáo sư, bác học, nhưng thực ra ông cũng chỉ là kỹ sư tốt nghiệp khoa cầu đường của Pháp, kiến thức về thuốc nổ, đạn dược là ông đọc thêm từ tài liệu ngoài nhưng đã rất thành công về thiết kế vũ khí.

ảnh: một sĩ quan VN nhận xét về khẩu AK (có lẽ ông tên là Tô Xuân Khuê)

 
Nếu như Kalashnikov mà ở nước Mỹ thì chắc chắn với thành công như thế ông đã giàu sụ. Còn ở nước Nga ông không giàu. Ông nói tiền bạc không phải là mục đích của đời ông. Người ta vẫn thấy ông sống ở quê, căn nhà 4 phòng của ông trông có vẻ tươm tất nhưng thực ra rất đơn sơ và chẳng có nhiều đồ đạc tiện nghi, thấy ông có 1 chiếc U-oát là sang so với nhiều người ở Liên xô lúc ấy, chắc là ông mua bằng tiền được thưởng. Các đoạn video phóng sự về ông hiện có rất nhiều trên mạng.

Ông cũng đã có dịp mời Eugene Stoner, bạn đồng nghiệp, cha đẻ của khẩu M16 sang quê ông chơi, 2 người đàm đạo như những người bạn thân lâu năm, và cùng nhau vào rừng đi săn. Họ chẳng bắn phát súng nào trong cuộc săn mà chỉ tản bộ ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã. Đối với cả 2 ông, súng đạn như thế có lẽ là đã quá đủ rồi.
 



Có điều hơi lố bịch là trước thành công vang dội của khẩu súng AK, một số báo chí phương Tây lại kết tội ông và khẩu AK đã gây ra cái chết của hàng trăm triệu người, trong khi lờ đi một thực tế là súng AK trong tay những kẻ giết người hầu hết là hàng nhái và trôi nổi. Đáp lại ông nói rất nhẹ nhàng, đại ý: ông vui mừng vì khẩu súng AK đã góp phần vào cuộc đấu tranh chính nghĩa giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới. Song ông cũng thấy đau buồn khi những thường dân vô tội bị thiệt mạng vì khẩu súng mà ông sáng chế.
   
ảnh: du kích VN với khẩu AK-47


Ông còn nói: “Tôi tạo ra khẩu súng này là bởi nước Đức và chiến tranh. Tôi là một người lính khi đó. Những người lính cần vũ khí đơn giản và tin cậy,”

Tại một cuộc triển lãm vũ khí ở thành phố Delft nước Đức, trong đó có khẩu AK, một cựu chỉ huy xe tăng Đức khi được hỏi liệu có phải ông Kalashnikov và khẩu súng của ông ta phải chịu trách nhiệm vì các cuộc xung đột có sử dụng nó hay không đã nói: “Chẳng có khẩu súng đơn độc nào phát động chiến tranh. Vũ khí chỉ sử dụng trong môi trường chiến tranh hiện đại. Do vậy, anh không thể nói có bất cứ mối liên hệ nào giữa vũ khí này và bất cứ cuộc chiến tranh nào.”

Ông Kalashnikov phát biểu về mong muốn của mình với Reuters:
“Cái mà tôi muốn sống để nhìn thấy là khoảng khắc khi mà hoà bình và hạnh phúc đến với trái đất.”;  "Tôi mong di sản của tôi đem lại hoà bình cho thế giới, chấm dứt chết chóc, chấm dứt chiến tranh và các nhà chính trị học được cách giải quyết các vấn đề của họ bằng con đường hoà bình."
 
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2009, 09:27:12 pm gửi bởi SSX » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #168 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 04:05:11 pm »

Thật ra, gọi AK là tiểu liên là nhầm.

Mấy chữ tiểu liên, trung liên và đại liên là do Hồng Quân tầu đặt cho súng liên thanh tiểu đội, trung đội, đại đội hồi họ mới chập chững biết đi. Nói cho thật công bằng, khoa học quân sự của Hồng Quân tầu cả về kỹ thuật vũ khí, thân pháp cá nhân và chiến thuật đơn vị đều còi xương. Bạch Quân tầu thì dập khuôn tên Đức từ sau thời 1930. Hồng Quân tầu vì khoa học còi xương nên định nghĩa các khái niệm không đủ vững vàng để cố định và các khái niệm chạy lung tung xèng cả. Hồi đầu đánh Pháp, quân ta đương nhiên là kém trình độ khoa học quân sự, nên sát nhập lung tung các khái niệm và rõ ràng cần phải định vị lại.

Trong tiếng Anh, SMG là súng máy bắn đạn nhỏ (Sub Machine Gun)), được dùng để chỉ súng ngắn bắn nhanh. Trong tiếng Đức là MP, tiêng Nga là PP, đều là súng ngắn bắn liên thanh. Từ machine M thường chỉ súng bắn liên thanh. Các loại súng liên thanh to hơn là machine gun, thường có ba loại: LMG (L = light =  nhẹ), MG (tứ là MG không L, súng máy thường) và HMG (H=heavy = nặng).

LMG được hiểu là súng máy mang bởi một một người, như thế thì có phải AK cũng là LMG ?? không. Ngoài nghĩa ghép từ, các từ tiếng nước nào cũng thế, còn có nghĩa riêng. Các súng máy LMG, MG, HMG được hiểu là các súng dùng hỗ trợ, AK cũng có dùng hỗ trợ, nhưng chức năng chính của nó là súng cá nhân. LMG là súng hỗ trợ, bắn liên thanh, dùng một người. Theo truyền thống từ thời sơ khai đánh tây, LMG được dịch trong tiếng Việt là "Trung Liên".

Tiếng Nga rõ hơn, có từ RP được đặt sau WWII dùng để chỉ "súng máy xách tay", tức là súng máy dùng một người, ví dụ "Ручной пулемет Дегтярева РПД", RPD. Khoa học quân sự mỗi nước mỗi khác, hệ đặt tên Nga Đức khác hệ tiếng Anh, vì người Nga người Đức khinh thường các nước khác về trình độ súng, cả thiết kế chế tạo và đánh giá sử dụng, nên chỉ có gần đúng chứ không có đúng ở đây. Cũng như SMG Anh có thể dịch là PP Nga, thì RP có thể hiểu là trung liên tiếng Việt. Có nhưng RP nặng khủng, mà thực chất nó bắn loạt dài như đại liên sau này, ví dụ RP-46 (DPM), súng rỗng nặng 13kg, nhưng khi mang băng 200 viên thì nặng 21,3kg, RP-46 có chức năng y hệt như PK sau này, bắn loạt dài và PK hay được nhà ta gọi là đại liên.

Trong tiếng Đức, ít thấy gọi chính thức đâu là trung, đại liên cả, chỉ dùng từ chung là súng máy, Maschinen Gewehr, MG, tức là "súng máy của bộ đội". Ví dụ MG-42 khi dùng giá hai chân có sẵn thì có thể coi là trung liên, nhưng khi dùng giá ba chân thì nặng uỵch, súng rỗng đã hơn 20 cân, trung gì, thêm băng đạn 200 viên vào nữa là xấp xỉ 30 cân, ai mà xách tay được.  Vả lại, biến chế MG-42 là theo kiểu đại liên, tổ 3 người hỗ trợ hỏa lực, tổ trưởng mang ống nhòm và MP, xạ thủ mang súng, phụ mang giá và MP, đạn chia nhau mang.

Hệ thống quân sự Anh-Pháp-Mỹ thì ngôn ngữ loạn tùng bậy bởi quảng cáo, nên khó có khái niệm nào của họ được chính họ công nhận là hoàn toàn đúng. Ví dụ, nếu BAR 10kg là súng trường, thì Browning M1917 15kg là trung liên LMG !! dĩ nhiên là không ai gọi như thế. Madsen Đan Mạch là súng máy nhẹ đầu tiên được phổ biến ở phương Tây, súng mang tên bộ trưởng Chiến Tranh Đan Mạch đã đẩy mạnh chương trình này. Nó nhẹ, vì lúc đó Maxim và các đồng đội nặng nửa tạ. Có nhiều phiên bản Madsen, phiên bản giá hai chân gọn là trung liên đúng nghĩa dùng bởi một người. Phiên bản phòng không thì nặng hơn cả nửa tạ. Thế nhưng sau này, ví dụ PK chỉ nặng hơn 7kg vẫn được làm đại liên. Chính vì vậy, khái niệm LMG ở Anh-Pháp-Mỹ hết sức tương đối mờ ảo lộn xộn.
Madsen đưa phiên bản liên thanh vào sản xuất năm 1902, trước BAR gần 20 năm và trước Chauchat 7 năm, trước thời điểm chấp nhận Chauchat 13 năm. Dí nhiên là Madsen chưa bết đúng sai thế nào, vẫn có ưu thế là lắm đạn hơn, đúng ghĩa trung liên hơn.  Grin.



Tiếng Anh dùng MG là các loại súng máy hỗ trợ nói chung, machine gun. Nếu MG không có L thì nó không phải dùng một người, thường được hiểu là đại liên. Tuy vậy, PK trong tiếng Việt thường được gọi là đại liên, nhưng tiếng nước ngoài thì chỉ là MG mà thôi, không trung đại gì cả. Thực chất, PK có thể dùng như một súng máy cá nhân, hoặc như một súng máy cộng đồng của tổ 3 người, bắn hỗ trợ. Khi dùng cá nhân thì bắn loạt ngắn không thay nòng, khi dùng trong tổ thì mang nhiều đạn và nòng thay thế. Vì vậy, đúng nghĩa, PK tiếng nước ngoài chỉ là súng máy (P trong tiếng Nga), không trung không đại gì cả. Khối lượng PK có 7-8 kg rỗng thì nhẹ hơn cả các trung liên khác dùng đạn súng trường hạng nặng.

Loại súng máy đại liên nặng ụch như Maxim được kế nghiệp bởi DS-39, DS-4S và SG-43. Các súng này vẫn thừa kế concpet cũ, có lá chắn nặng nửa tạ. Nhưng Maxim trước đây chủ yếu nặng do máy móc cồng kềnh, còn các súng mới chủ yếu do xe cơ động, còn nếu tháo xe ra thì DS-39 nặng 14,3 kg rỗng, SG nặng 13,8kg rỗng. Giá 3 chân của DS nặng 28kg, xe bánh sắt của SG 41kg. Tốc độ bắn của các súng mới cao hơn trước, DS chọn chế độ bắn 600 và 1200 phát phút, SG là 600 phát phút.

Thật ra thì đến hồi WWII người ta đã cố gắn xóa bỏ khái niệm LMG, xóa bỏ ranh giới trung liên đại liên. Ví dụ, các súng bắn dây băng như MG-42 (Đức), MG-34 (Đức), RP-46... Công nghệ mới cho phép các súng nhẹ bắn được nhiều hơn và dùng dây băng thoải mái như súng to. Các khẩu súng này đều được thiết kế có giá hai chân dùng như trung liên LMG cũ, việc phân biệt trung liên đại liên giờ đây chỉ là việc lắp thêm hay tháo đi giá 3 chân cho MG-42. Các súng này được người Đức gọi là "súng máy đa năng", hàm ý vừa trung vừa đại liên.

PK được thiết kế với mục tiêu như vậy, do đó, nó vừa là trung liên vừa là đại liên. Phiên bản ban đầu PK nặng 9kg, 7,7 kg giá 3 chân. Phiên bản PKM nặng 7,5kg và giá 4,5kg. Khi tháo giá ra thì nó là trung liên còn khi ngự trên giá ba chân, được mang vác điều khiển bởi 2 người, 2 nòng, thì nó là đại liên. Vào thập niên 196x, SG-43 dừng sản xuất, như vậy, đây là thời điểm khai tử khái niệm "đại liên" ở Liên Xô. Cái PK mà ta quen gọi là đại liên thực chất chỉ là "súng máy", rõ hơn là "súng máy đa năng", hay nói một cách chữ nghĩa ông đồ cóc là "trung đại lưỡng dụng liên thương".

Khái niệm trung liên ngày nay đã đổi khác. Madsen, DP, RPG, MG-34, MG-42... không hoàn toàn giống trung liên RPK ngày nay về chức năng. PK ngày nay kiêm chức súng trường tầm xa và trung liên trước đây. Chauchat và BAR giống với concept của RPK, tuy nhiên, hai chú này lại bắn từ khóa nòng mở, khoá nòng và bệ khóa nòng nặng ụch và BAR khóa chèn rung lệch nên chức năng súng trường tương đương hỏa mai, bắn 50 mét chưa chắc đã trúng. Điểm này cần do trước đây quá nhiều súng trường hạng nặng tầm xa rồi, nay thay bằng súng trường tấn công, chức năng tầm xa yếu đi nên phải bổ sung, (đúng hơn là súng trường xung phong, nhưng tớ dùng quen rồi, nhà ta hôm nào làm lễ đổi, tớ gọi như thế trước đây để tránh nhầm với xung phong thương tiếng Tầu là MP).
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 09:29:07 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #169 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 09:55:44 am »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.170

chuyển sang "Súng đạn buổi sớm mai" theo cái link trên, bác HP ạ!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM