Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:30:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 776183 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #480 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 03:37:53 pm »

Bác nào rành tiếng Nga thì dịch giúp em với.Mà sao em thấy cái kim hỏa của em nó khác của bác dongadoan.  Grin



Trên là chữ Tiểu Nga mà bác vebinh55xx Wink

Buff tôi thấy sách bảo khóa nòng xoay để đẩy đạn vào, đóng miệg nòng và kéo hất vỏ đạn ra đúng không đ/c Đoành Grin
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #481 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 03:39:42 pm »

Ừm, thì đúng thế! Thế nhưng bạn Kira Nakazato không tin sách, lão à! Grin

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #482 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 03:45:21 pm »

"Khóa nòng" không xoay thì vẫn đẩy đạn vào được và móc đạn ra. Chỉ là cấu tạo của "khóa nòng" nó có cái gì mà để khóa nòng lại nên cần phải xoay?

Bác nào rảnh chụp cái ổ buồng đạn rõ hơn một chút được không ạ?
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #483 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 05:58:05 pm »

Thử hình dung:
Khóa nòng xoay khi bị bệ đẩy tới trước, vào thế không thể bị tống ngược trở ra khi cát-tút đẩy lùi.
Khóa nòng chỉ có thể lui nhờ bệ kéo nó ra làm một cái mấu nào đó của nó xoay đúng rãnh. Mà bệ chỉ lui khi đầu đạn vượt qua lỗ trích khí.
Bởi vậy súng AK khi lên đạn không thể từ từ đẩy quy-lát (bệ và khóa nòng) lên cho "trật tự không ồn". Vì như thế không hoàn thành được việc sập khóa nòng vào sát đuôi đạn cùng lúc với việc xoay vào vị trí khóa.

Các bác có biết súng Mỹ AR-15 với M-16 khác nhau ở cái gì không? (Tôi không biết chắc đâu đấy, nhưng có nghe một lời giải thích).
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #484 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 06:18:23 pm »

"Khóa nòng" không xoay thì vẫn đẩy đạn vào được và móc đạn ra. Chỉ là cấu tạo của "khóa nòng" nó có cái gì mà để khóa nòng lại nên cần phải xoay?

Bác nào rảnh chụp cái ổ buồng đạn rõ hơn một chút được không ạ?

Em giải thích kém lắm, nhiều khi không thoát nghĩa. Bác để ý thời điểm "giây thứ 60" và "giây thứ 99" trong clip này nhé. đấy là lúc mở và và khóa miệng buồng đạn của hành trình bắn.
http://www.youtube.com/watch?v=TRBEJCU8rf4
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #485 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 06:46:13 pm »

Theo em tạm hiểu như thế này:

"khoá nòng" có 2 mấu:
- 1 mấu chạy trong rãnh xoắn của bệ khoá nòng, khi bệ khóa nòng di duyển tới lui thì sẽ làm cho "khóa nòng" xoay.
- mấu thứ hai (số 11 trong hình sau) làm chức năng cố định "khóa nòng" khi thuốc súng cháy không đẩy lùi vỏ đạn đồng thời là "khóa nòng" và "bệ khóa nòng" giật lùi ra sau. Chỉ đến khi viên đạn đi qua lỗ trích khí, lúc này khí thuốc cháy mới dồn qua pít-ton của bệ khóa nòng, làm cho bệ giật lui - và hệ quả lại làm cho "khóa nòng" xoay ngược trở ra, thối lui cũng như kéo vỏ đạn ra khỏi nòng. (xem thêm lời giải thích của bác vitính)


Như vậy, "khóa nòng" không phải làm kín nòng mà làm đúng nhiệm vụ khóa chặt không cho vỏ đạn văng trở ra khi bắn. Vỏ đạn được lấy ra "cưỡng bức" vào thời điểm thích hợp chứ không tự nhiên (!)

Tóm lại "khóa nòng" đúng là "khóa nòng", nó đẩy đạn vào nòng, ngoạm chặt đít đạn, xoay cái mấu vào 1 vị trí cố định trên súng, kéo vỏ đạn ra và hất văng đi.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #486 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 07:29:14 pm »

He...he, nếu chỉ sợ bị "vỏ đạn văng trở ra khi bắn" và không có tác dụng làm kín thì khóa nòng không cần có bậc lõm ở đầu (phần tiếp xúc với đít viên đạn và chứa kim hỏa) đâu nhỉ, cứ làm phẳng lì chẳng tiện hơn sao? Cái bậc lõm này trong sách gọi là "ổ chứa đít đạn" và ta có thể thấy thế này:

Khi viên đạn được đưa vào buồng đạn: khóa nòng tiến sát tới cuối nòng súng, đồng thời xoay sang phải khiến 2 tai khóa nòng lọt vào ổ chứa tai khóa (ở bệ khóa nòng). Lúc này, đầu đạn nằm sát (tiếp xúc) với đoạn bắt đầu có khương tuyến của nòng, đít đạn nằm sát với ổ chứa đít đạn của khóa nòng, kim hỏa tụt vào trong khóa nòng, tiếp xúc với hạt lửa. Như hình dưới đây, nếu khóa nòng không có tác dụng làm kín thì nó có cần thiết kế rãnh trượt tai khóa nòng dạng xoay không? Làm rãnh trượt thẳng chẳng đơn giản hơn sao? Grin


Hình minh họa "Ổ đạn".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #487 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 07:34:44 pm »

Kha kha, nhà em nhớ ra rồi, mấy chục năm chứ có ít gì. Hồi đó toàn phải lựa lựa xoay xoay cái bệ+Khóa nòng sao cho cái mấu to tổ bố nó ở vị trí ít thò ra ngoài nhất để đút vào súng!

Cái mấu này phải xoay ngang mới mắc vào thân súng, cố định khóa nòng!
(số 11 trong hình của bác Đoành! Smiley )
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #488 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 07:47:32 pm »

Đạn của các loại súng AK và CKC như nhau, nguyên tắc trích khí như nhau, buồng đạn như nhau, nhưng CKC thì không có khóa nòng xoay đâu mà hình như chỉ trượt dọc và tịnh tiến lên/xuống một khoảng ngắn thôi. Điểm khác biệt thoi đẩy trích khí của CKC là không liền với bệ khóa nòng. Vì nó cần khoảng hở để thả kẹp đạn từ trên bệ khóa nòng xuống.
Tôi chưa dùng RPD và đại liên nên không biết khóa và bệ khóa nòng của chúng như thế nào.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #489 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 07:52:57 pm »

Lấy lại hình của @vebinh55xx, cái mấu ấy đây:
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM