Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 05:00:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282875 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quehuongyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 04:38:02 pm »

Em có đọc tài liệu của ngụy về trận chiến HỒng ngự tháng 3 và tháng 4 năm 1973 thì hướng đi của 174 như sau ạ, em không biết có chuẩn không nữa:
http://www.upanh.com/uploaded/s=522704ca80ec5fd32d4f0c24cd1f6d11
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2011, 04:45:32 pm gửi bởi quangcan » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 05:07:36 pm »

Em có đọc tài liệu của ngụy về trận chiến HỒng ngự tháng 3 và tháng 4 năm 1973 thì hướng đi của 174 như sau ạ, em không biết có chuẩn không nữa:
http://www.upanh.com/uploaded/s=522704ca80ec5fd32d4f0c24cd1f6d11

Nhìn thấy cái tên ở dưới, bên góc trái ảnh không? một trong những "chiên da nhào lộn" của các trang kiểu vịt-chợ- cồ ngày nay đấy. Tất nhiên họ nhìn nhận ở góc độ của họ và cũng có ý đúng về đơn vị tác chiến. Nhưng bạn có thấy là : trên một dải đất hẹp, sông nước mênh mông; địch dựa vào địa thế tự nhiên dùng hải quân chiếm ưu thế để phòng thủ, vậy mà có tới 4 trung đoàn của ta cùng một lúc lao vào? Tôi mà là sếp Khu 8 lúc đó tôi cách chức ngay chả trợ lý tác chiến đệ trình kế hoach ni,  Grin

Trường hợp nhà bạn có lẽ chúng ta cùng thảo luận thống nhất với nhau:
- Gò Đồn thuộc Pray Veng, sát biên giới đối diện với Á Đôn thuộc Hồng Ngự của ta nhỉ. Bản đồ của tui + đoạn trên của bác tuaans đã rõ rồi.
- Còn CCB F5 để tìm nữa thôi nhỉ? Grin

P/s: dùng úp ảnh chuẩn rồi, sau bạn cóp cái link diễn đàn vô cái bài của bạn là ảnh tự hiển thị đấy, minh họa xem ở đây
Logged

pdanghuu
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 05:25:49 pm »

Cám ơn anh Quangcan .
Đúng là tôi rất sốt ruột . Mấy ngày nay cứ xem chừng và đọc thông tin trên trang này liên tục.Thông qua diễn đàn này tôi liên lạc được anh Tuyển(từ thông tin anh Tuyển gởi cho anh ở phần 2) , được anh Tuyển cho số liên lạc được với chú Mười .Tôi ở Sài gòn, đã liên lạc với chú Mười ,và ba tôi đã đến gặp chú Mười chiều nay . Rất mừng anh ạ, chính chú Mười đã chôn cất chú tôi hồi đó . Chú đã đồng ý sẽ dẫn gia đình tôi tìm mộ . Chú Mười không nhớ chính xác địa danh nhưng GBT đã ghi là táng ở Trường lệ .Nếu ở khu vực này anh có bản đồ thì cho tôi xin để dễ dàng tìm hơn. Chiều nay ba tôi về tôi sẽ liên lạc cụ thể rồi thông tin với anh tiếp .Chân thành cám ơn anh .
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 06:37:42 pm »

@cả nhà: chú ý hộ em tý, nhà ta có chút mới, phải vô mới nghía được,  Grin

@pdanghuu:
Chú đã đồng ý sẽ dẫn gia đình tôi tìm mộ . Chú Mười không nhớ chính xác địa danh nhưng GBT đã ghi là táng ở Trường lệ .Nếu ở khu vực này anh có bản đồ thì cho tôi xin để dễ dàng tìm hơn. Chiều nay ba tôi về tôi sẽ liên lạc cụ thể rồi thông tin với anh tiếp .Chân thành cám ơn anh .

"Hàng" của bác đây, Trường Khánh = Trường  Lệ + Khánh Giang
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2011, 02:25:48 pm gửi bởi quangcan » Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 07:17:13 pm »

...
Theo một cựu chiến binh đã chiến đấu và an táng các liệt sỹ ngày hôm đó thì trận đó bên ta bị bất ngờ nên hy sinh rất nhiều. Chú ấy còn nói trận đó đơn vị đánh ở Cầu Muống, Hồng ngự ta bị tổn hại nặng nề, nhiều liệt sỹ hy sinh trong một hầm. Sau đó vì tình hình khó khăn nên đơn vị lấp sơ sài liệt sỹ tại trận địa. Một tuần sau mới quay lại đưa các liệt sỹ lên an táng tại đồi có 3 cây me cách đó vài trăm mét. Theo như danh sách liệt sỹ hy sinh ngày 4.4.1973 thì đề là chiến đấu Gò Đồn và an táng tại tây nam Gò Đồn, Prayveng. Khi người nhà của các liệt sỹ hy sinh ngày hôm đó đến huyện Hồng ngự hỏi các cựu chiến binh Đồng tháp thì được biết trận Cầu MUống không hy sinh nhiều như vậy mà chắc là ở Gò Đồn.
Gia đình chúng cháu đã hỏi đội K91 xem 10 năm qua đã quy tập được hài cốt liệt sỹ không thì được trả lời là khu vực đó họ đã đến 3 lần nhưng không tìm được hài cốt nào, có thể do dân chăn thả trâu bò trên đó đã quần nát hoặc lại có thể thời Ponpot đã ủi sạch...
...
...gia đình chúng cháu đã đến Phòng chính sách quân khu 7, sư đoàn 5 ở Tây ninh, đội K91 Đồng tháp, Sở LDTBXH Long An và đội K73 Long An rồi nhưng mọi người đều nói là không rõ, chưa bao giờ quy tập liệt sỹ ở khu vực này".
...
... trường hợp thứ 2 là ta đã xác định sai khu vực - địa danh Gò Đồn nằm chổ khác .
Ta đã xác định được nơi các LS nằm xuống là Gò Đồn , nếu địa danh này không thể hiện trên bản đồ thì phải hỏi người dân địa phương về địa danh này chứ không phải hỏi người dân thời điểm 1973 có trận đánh nào xảy ra ở đây . Lưu ý là Gò Đồn nằm trên đất K nên nhiều khả năng đây là tên đọc trại đi của phía VN về địa danh nào đó của K hoặc có 1 cái đồn lính nào đó từng đóng quân trên cái gò này .
...Theo như thông tin mà chú cựu chiến binh kia kể lại thì: đơn vị đóng sâu trong đất CPC, đêm đó hành quân (theo lời chỉ huy là đi đánh trận Cầu Muống), đến trận địa, kịp đào hào (2-3 giờ sáng) thì bị chỉ điểm (dân chỉ điểm ạ - không rõ bên mình hay CPC) nên đơn vị bị tập kích bất ngờ (Sư 9 ngụy), nhiều liệt sỹ hy sinh ngay tại hầm. Đơn vị này bảo vệ cấp cao nên dù sao vẫn còn nhiều người sống sót còn có đại đội (chắc của trung đoàn khác) hy sinh gần hết...
...các đồng đội còn sống cáng đi an táng tại một quả đồi có 3 cây me to (mỗi người một hố chôn riêng). Đồi này cách trận địa vài trăm mét.
Chú cựu chiến binh này chỉ biết là đánh tại Hồng ngự còn không rõ là có chính xác không và quả đồi đó nằm ở đâu. Chú không hề biết đó là GÒ ĐỒn như ghi trong danh sách...

Trong danh sách LS E207 có ghi thế này:
Gò Đồn, biên giới giáp xã Vân Hậu cơ, Hồng Ngự, Kiến Phong
Có một số nghi vấn cần nêu ra như sau:

1- Bác Cựu "trong trận và có an táng Ls" có xác định được là đơn vị đi đánh... "Cầu Muống" nào không vậy?
Bởi có... hai "Cầu Muống": đồn ở đầu rạch Cầu Muống trổ ra sông Sở thượng (cặp biên giới)
...và "đồn Cầu Muống" nằm cách thị trấn Hồng Ngự chưa tới 2km, gần tuyến rạch Hồng ngự - theo bản đồ 1/50k của mốt quangcan (6030-I) thì coi như nằm trên phần đất Tân Hội (còn gọi là Tân hộ) - "đồn Cầu Muống" này ngoài việc phụ trách càn quét phía bên cù lao có kênh Tứ Thường và rạch Cầu Muống thì được coi như là "đột phá khẩu" ta cần phải vượt qua nếu muốn "tấn công thị trấn Hồng Ngự"

Rồi thì đã có câu trả lời từ các CCB địa phương "trận Cầu MUống không hy sinh nhiều như vậy mà chắc là ở Gò Đồn..." vậy mà không xác định Gò Đồn ở đâu á? (hoặc là lời kể từ Bác quehuongyeudau chưa được sắp xếp lôgic chi tiết?)

2- Nếu mà nói là biết "có đụng sư 9 BB VNCH" và đã có tham khảo chiến sử phía đối phương thì phải biết là trận địa chính của "trận bất ngờ" ấy nằm ở phía phần rạch hồng Ngự ra sông Sở hạ... thì có nghĩa là "không phải đi đánh Cầu Muống" (?), nghĩa là không thể mai táng ở Tây nam Gò Đồn (hoặc ở gò có 3 cây me, cách trận địa vài trăm mét, như kể trên)  Huh Huh Huh

Bởi Gò Đồn thì nằm trên đất K, ở ngay phần giữa của chỗ có ghi là "chưa phân định" đến ấy Bình Lý - trong mảnh bản đồ 1/50K 6030-I

Nghĩa là, liệu Bác quehuongdauyeu có đang bị nhầm lẫn giữa chi tiết "tìm Ls" của đơn vị E207 với đơn vị E174(E2) của Ls nhà mình không?

Cũng cần phải nói thêm về khái niệm "đang đóng quân trên đất K" của các Bác nhà ta ngày ấy!
Đất Việt hay đất Cam ở vùng này... ngay từ thời ấy cũng đã khó phân minh
Ta thấy cái phần "chưa minh định" trong bản đồ thì rất nhỏ, nhưng phải nói về việc "quản lý" thì có đặc thù của nó...

Bởi ở vùng đồng nước này, cho đến năm 1959 mới có những người dân Việt đến rầm rộ lập dinh điền - điển hình, trong mảnh bản đồ 1/50K đã dẫn đó, ta thấy một con "đê bao ngạn" quây chung quanh các dinh điền - một phần của nó bây giờ chính là con QL30 đi từ Hồng ngự ra cửa khẩu Dinh Bà.
Bên ngoài con đê bao ấy, một năm mấy tháng là đồng nước - chính quyền hai bên vừa có tranh chấp phân ranh, lại vừa có Hồng Ngự, Tân Châu là hai chợ trù phú... nên phía Lonol đã đặt nhiều đồn ngay từng đoạn trên hai con sông Sở thượng và Sở Hạ nhằm mục đích "kiếm chác" Grin và chính cái "đồn" nằm ở đoạn sông Sở Hạ đi sâu vào đất Cam được thành danh gọi là... Gò Đồn!

Lại nói vào năm 1973, sau hiệp định, việc "lập địa bàn ở cù lao Kênh Tứ thường, cù lao Tân Hội, đánh Hồng Ngự, mở rộng sang cù lao Long Khánh" là việc "đáng làm" - và trong thực tế, chưa đầy 1 năm sau, ta đã có "vùng giải phóng" y như thế!

Nhưng, việc "vượt biên giới" không chỉ là khó khăn vì những cản trở phía quân đội chính quyền Saigon mà còn có sự đáng kể nữa bởi quân đội Lonnol...
Vì rằng, thời điểm ấy, khi các quân viện từ quan thầy Mỹ ngày càng ít đi, thì phía nội địa đất Cam, phong trào giải phóng (Polpot?) cũng phát triển mạnh...
Và tuyến "hành lang tiếp vận" chính yếu cho Lonnol chính là qua những con đường Thủy lộ này.

Nên - có thể - vì thế mà việc "đánh Gò Bói, đánh Gò Đồn, đánh Cầu Muống, đánh Kà sách...", bứng các đồn hỗn hợp hai bên - gọi nôm na là đánh giao thông, đánh mở cửa ngõ... cũng sẽ là ác liệt lắm chứ!
Cũng cần biết, trong thời điểm này, việc không tập hay oanh kích từ phía KQ Mỹ cũng rất khó khăn vì một cái "điều luật Coopper..." gì đó từ hạ viện Mỹ.

Dường như phải đến thời điểm cả tuần sau ngày hy sinh của Ls mình ở đây thì việc rải bom từ B.52 mới được tiến hành, và đồng nghĩa với việc "chỉ một lõm" hai bên bờ rạch Hồng Ngự, phần bên đất Viêt mới bị "cày xới"... ở đó thì... lấy đâu ra dân để mà chỉ điểm (?) vì hầu hết dân chúng ở phía bên trong đê bao ngạn kể trên!
Nên "các Bác nhà mình" cũng chưa chắc đã biết là ta đang ở đất Hồng Ngự hay đất Preyveng... để mà ghi... sổ quân lực cho đúng

(SGG nêu điều này, để giải thích "từ xa" luôn cho phần ghi của danh sách phía... E207)

Điều này nữa, cái đê bao trên (mà nay có đoạn QL30) thì lại có tên chữ là "Bình thành" - phía đông bắc, thì đất yếu hơn, phải làm "2 lớp" nên có tên... Tân Thành - đoạn đê bao chính cần bảo vệ ở khúc này thì lại có tên "Tân hộ" - thì cũng chính là chỗ xã Tân Hộ Cơ bị "vỡ đê" mới tuần trước đây.
"Tân Hộ Cơ" là "hộ" cả cơ dinh điền - ở đó lại có "đồn Đôn Phước" (có trong mảnh bản đồ "mẽo cũ" của Bác tuaans) - nay là địa danh Đôn Phục...
hức... cái chỗ này, cũng được bà con gọi là... Gò Đồn và có cả... Ba Gò (mà cái gần Gò chùa, nay là đồn BP 909 của ta)

Xem ra... "Gò Đồn, Vân Hội cơ" trong dsE207 liệu có là "Gò Đồn, Tân Hộ cơ" không nhỉ?

Riêng Gò đồn, Preyveng - mà chúng ta đang tìm - thì "bên kia biên giới chỗ ấp Bình lý xưa" nay là "cứ nhắm theo kênh Thống nhất đoạn giáp hai xã Bình phú và Bình Thành mà kéo về phía bên kia" - "các ông K91 không lạ gì đâu mà"!

(bài viết này viết nhanh vì vội, nên có lẽ chút nữa SGG sửa chỉnh lại sau... huhu, dạo này bận quá chừng)

Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 11:14:27 pm »


... Gia đình tôi đã nhiều lần đến Trường lệ (nay thuộc xã Hành tín Đông , huyện Nghĩa hành )  tìm kiếm nhưng vẫn không tìm thấy nơi chôn cất .
Tôi mong các thành viên ai biết thêm thông tin cụ thể hoặc phân tích các thông tin có được để giúp gia đình chúng tôi có thể có hướng tìm kiếm tốt nhất
Trên cơ sở nào gia đình lại nghĩ Trường Lệ, Đức Phổ thành ra Thôn Trường Lệ, Hành Tín Đông , Nghĩa hành vậy?

Chưa bao giờ Hành Tín (Nghĩa Phú thời VNCH) thuộc Đức Phổ cả!
Logged
huongtt712
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #26 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 11:20:22 pm »

huongtt712: có một hôm tôi đi nghe bác Bảo ở Hội đồng lý luận TW nói chuyện, khơi chuyện của cụ thì biết lính sư 5, tối qua về lọ mọ tìm lại số điện thoại thì mất tiêu, điên quá,  Angry.

Mod ơi, bùn quá nhỉ .........  Sad
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 12:01:38 am »

Em có đọc tài liệu của ngụy về trận chiến HỒng ngự tháng 3 và tháng 4 năm 1973 thì hướng đi của 174 như sau ạ, em không biết có chuẩn không...

Nhìn thấy cái tên ở dưới, bên góc trái ảnh không? một trong những "chiên da nhào lộn" của các trang kiểu vịt-chợ- cồ ngày nay đấy. Tất nhiên họ nhìn nhận ở góc độ của họ và cũng có ý đúng về đơn vị tác chiến. Nhưng bạn có thấy là : trên một dải đất hẹp, sông nước mênh mông; địch dựa vào địa thế tự nhiên dùng hải quân chiếm ưu thế để phòng thủ, vậy mà có tới 4 trung đoàn của ta cùng một lúc lao vào? Tôi mà là sếp Khu 8 lúc đó tôi cách chức ngay chả trợ lý tác chiến đệ trình kế hoach ni,  Grin[/i]...
@quehuongyeudau: Thông tin của địch về ta có độ chính xác khá cao đó Bác (chứ không chỉ đơn giản là "cũng có ý đúng" đâu)
Cái "vệt" của E174 đó... chính là mục tiêu "con rạch Cầu Muống" với một cái đồn ngay đầu ngã ba trổ ra sông Sở thượng.

Nghĩa là... Ls nhà ta hy sinh tại khu vực Gò Đồn - trên đường tiến đến "cửa mở" Cầu Muống - chú ý là trong bối cảnh này, ta phải vượt một số trở ngại từ phía quân đội Lonnol nữa (bởi việc phải "cố sống cố chết" thiết lập và bảo vệ đường thủy lộ tiếp vận cho Phnompenh)

@quangcan: chốn sa trường, phải luôn biết địch biết ta, biết "tôn trọng kẻ thù" thì ta mới xứng tầm... danh tướng Grin
- Làm "sử liệu" càng phải biết gạn lọc chi tiết, thì... mới càng... nhẹ công sức cho ta! Thực tế đã chứng minh rồi đó, chả phải nhờ nhiều thông tin của đối phương, mà ta đã có nhiều kết quả tốt.

Lại nữa, cái câu "trên một dãi đất hẹp mà 4 trung đoàn lao vào..." rồi thì "cách chức ngay..." - mốt quangcan nên... edit đi nhé! (rồi thì edit một số liên quan trong bài này của tớ luôn đi)

Vì như thế là không nắm rõ "bối cảnh" của những tháng ngày xoay quanh cái mốc 29-3-1973... Còn nhớ lúc ấy, gần như việc "giành đất, cắm cờ, giữ dân" để "giữ hiện trạng, tạo áp lực" vào cái bàn tròn Paris là việc được đồng loạt tiến hành trên toàn các hướng mặt trận cả miền nam... thậm chí, ở một số nơi, lực lượng thiếu yếu... cũng cố gắng thực hiện một cách... duy ý chí!
Bởi cái thế chiến trường lúc ấy đã phải như thế... thì việc 4 trung đoàn lao vào... đâu có gì đáng ngạc nhiên đâu nhỉ?
(nhớ là trong bài trước, mốt cũng phát biểu vững vàng chuyện giành đất cắm cờ này lắm mà!)

Ấy là chưa nói đến "địa hình", khi ấy lại vào mùa khô, liệu có cái cửa nào "ngon" để bước một bước vào trung tâm tứ giác Đồng tháp mười bằng... quãng ấy?
Lại nữa, từ Bình Thạnh cho đến Tân hộ cơ, Tân thành... toàn là dân "khu 5" di cư vào từ những năm 1959 - vốn đã được mệnh danh là "vùng trung trinh, vùng giải phóng" từ những năm 1968 rồi mà. (4E "đi qua cái cửa" đâu có nghĩa là "chui vào cho chật" đâu hè...)

Thì cũng bởi toàn dân Ngũ Quảng - nên cũng chỉ có "một lõm ấy" ở miệt này - cái địa danh nào cũng sính gắn thêm một chữ "Gò"
Xem bản đồ, coi có phải thế không? Cứ y như là ở ngoài "quân khu eo" ấy à  Grin

- - -
Túm lại, Bác quehuongyeudau hãy liên hệ với phía đội K91, để hỏi về những ghi nhận địa bàn của họ, phần bên đất K "từ sau lưng - phía bắc - cột mốc Mộc rá (Mok krai) - từ Krakos phía tây bắc đến prek kraom (Cả căn) hướng đông bắc - ranh xã Bình phú bây giờ"

Được biết, vào những năm 75-77 - các Ls ở vùng này và cả "nằm ở bên kia biên giới" được quy tập lần 1 về các NT Thường Lạc và Sa rài... sau đó lại mang về hai nơi Tam Nông và Cao Lãnh - và "tất nhiên" là số "chưa xác định được tên Anh" thì... cũng nhiều!
Dẫu vậy, "phần việc" liên quan đến "bên kia biên giới" vừa bị gián đoạn vì chiến tranh BGTN... lại vừa có một số "khó khăn tế nhị" về sau này nên... e rằng... vẫn còn chưa rốt ráo cho lắm! (Ta cũng mong vậy lắm thay)
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
quehuongyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 10:26:36 pm »

Cảm ơn bác ST, chắc bài của bác em phải in ra giấy và đọc đi đọc lại cho kỹ.
Chắc lúc trước em viết hơi lộn xộn chút, em xin nói sơ qua lại cho rõ ạ:
1. Chú CCB có nói đánh mạn BẮc Cầu Muống Hồng ngự chứ không nói đồn CM, bản thân chú ấy lúc đó chỉ là chiến sỹ, nghe chỉ huy nói thế thì biết thế thôi chứ các chú trẻ măng mới ngoài BẮc vào, toàn đánh nhau tầm đêm thì không thể biêt rõ đâu là đâu cả. Chú ấy có nói cháu thông cảm, ác liệt quá lại về đêm, địa phương lạ thành ra chú cũng không biết rõ.
2. Còn thông tin mọi người đoán là GÒ Đồn tức là mọi người nói ở CM không hy sinh nhiều như vậy thì suy ra cái tên ghi trong danh sách "GÒ Đồn" là chính xác. Mọi người cũng phán đoán là có thể là trung đoàn trên đường đánh ra mạn Hồng ngự thì đã bị tổn thương trên. Chứ hiện tại chưa ai chỉ được đích danh GD là ở đâu.
3. chắc là em sẽ phải liên lạc lại với đội K91. Em đang ngại ở đó lụt lội mà mình gọi vào í éo làm phiền! Nhưng em nghe một anh ở nghĩa trang Tam nông nói là ở ĐT có 3 nơi có thể gọi là GÒ Đồn (hình như Long An cũng có).
4. Đội K91 có trả lời là trong vòng 10 năm chưa tìm thấy hài cốt nào ở khu vực nghi là Gò Đồn (khu vực rất rộng ạ). Đội K91 cũng không biết rõ chính xác GĐ là chỗ nào ạ. Trước đó không rõ đã ai quy tập về chưa? Gia đình LS đã hỏi QK9 và Long an nhưng không ai rõ. Các bác có biết trước năm 2001 thì việc quy tập liệt sỹ do đơn vị nào thực hiện không ạ? Em không gặp trực tiếp đội K91 mà do gia đình một LS hy sinh cùng cậu em kể lại.
5. Thông tin về bị chỉ điểm thì nhiều cựu chiến binh kể lại lắm ak (có chú trực tiếp chiến đấu, có chú nghe đồng đội nói lại). Để nói về trận đó thì các chú ấy đều nói đau xót lắm, thương vong lớn lắm (chắc là không riêng gì 3 đại đội của trung đoàn 174)
6. Ngoài đội K91 em cũng muốn tham khảo và tìm thêm thông tin từ các chú CCB. Em hy vọng ai đó biết được sơ đồ mộ chí hay toạ độ hay gì gì đó chính xác một chút về khu vực này. Em cứ thấy hơi buồn là trận đó hy sinh cũng không ít, mà gia đình LS cũng chỉ có nguyện vọng tối thiểu là thắp nhang tại trận địa cũ để tưởng niệm mà sao khó quá.
7. Mong các bác tiếp tục giúp em
Logged
quehuongyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #29 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 10:39:58 pm »

Được biết, vào những năm 75-77 - các Ls ở vùng này và cả "nằm ở bên kia biên giới" được quy tập lần 1 về các NT Thường Lạc và Sa rài... sau đó lại mang về hai nơi Tam Nông và Cao Lãnh - và "tất nhiên" là số "chưa xác định được tên Anh" thì... cũng nhiều!
BÁc ơi, cái dòng này của bác làm em thấy hy vọng. Nói thật, em không đành lòng khi nghĩ đến cậu và các chú giờ này vẫn còn nằm đâu đó trong đất CPC. Giá được quy tập vào nghĩa trang nào đó thì du là "liệt sỹ chưa biết tên" cũng thấy đỡ xót lòng. Bác có biết đơn vị nào thực hiện việc quy tập LS những năm này không ạ? Liệu khi quy tập họ có ghi chú toạ độ, địa điểm quy tập không ạ?
Em thắc mắc sao diễn đàn này không có nút cảm ơn? vì em rất muốn cảm ơn từng bài post của các bác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM