Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:45:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 281964 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #460 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 03:34:15 pm »

Tôi là : Nguyễn Văn Dũng ...Nay tôi lại làm phiền các bác tư vấn, giúp đỡ tìm kiếm phần mộ của bố tôi là liệt sĩ: Nguyễn Văn Định  Sinh năm: 1940
Quê quán: Phú Cường- Kim Anh-Vĩnh Phú  Nhập ngũ: tháng 11/1966     Đi: B/C : 06/1967
Cấp bậc: Trung sĩ           Chức vụ: tiểu đội trưởng Đơn vị: C4-D394-E33
Hi sinh ngày: 28/10/1969 Nơi hi sinh: Ngã 3 Đắc Song gần Đức Lập Trường hợp hi sinh: chiến đấu
Nơi an táng: ngã 3 Đắc Song.

1. Tiểu đoàn 394 Trung đoàn 33Ngã 3 Đắc Song:
-  Grin,  1968 thì E33 từ B3 Tây Nguyên vô B2 Nam Bộ rồi còn đâu; đến tháng 11/1968 thì BTL B2 đã giao cho E33 cơ động xuống vùng sâu, hoạt động tại địa bàn các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa rồi còn đâu  Grin
- Đức Lập thì nó là huyện Đăk Mil
- Đắc Song thì ngay dưới Đăk Mil, trên đường 14 chạy từ cao nguyên xuống.

tạm đã, họp đã,  Grin
 
@HAN_DCT: cả hai người đều ở Ninh Bình đấy, "sợt đi mà xem"  Wink
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2012, 06:08:31 pm gửi bởi quangcan » Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #461 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 08:34:30 pm »

Chú vẫn theo dõi, và có đọc trường hợp của bạn Hung 'sữa', chỉ có thể nói với bạn là khu vực chú bạn hy sinh đã được  thảo luận nhiều trên trang DNGN này, chịu khó tìm đọc và nếu có thể thì làm một chuyến du lịch sang đó để tìm lại và thấu hiểu về vùng đất mà người thân gia đình bạn đã sống, chiến đấu và hy sinh.
 Theo nhận định chủ quan của tôi thì liệt sỹ được an táng ở nghĩa trang của b/v 139 sẽ được quy tập về nước sớm, trong hàng ngàn ngôi mộ không tên (do sơ xuất của bộ phận làm c/t chính sách) ở n/t liệt sỹ Việt Lào ( Nghệ an) có đến 98% là có hài cốt của L/S gia đình bạn, điều đáng buồn là nếu không tên thì chờ đến khi QĐ có đủ kinh phí kiểm tra ADN thì chắc sẽ tìm ra Angry Huh
 hai phần trăm còn lại là để hy vọng rằng khu vực n/t đó chưa được quy tập. Hy vọng mong manh nhưng còn hơn là thất vọng !!!
Rất buồn khi nói ra những điều đó, nhưng là để bạn và gia đình có định hướng rõ hơn trong việc tìm kiếm, có một thực tế là gia đình các l/s đơn vị tôi chưa có ai thực sự tìm được mộ l/s an táng bên đó cũng như đưa về nước, mất tên hết cả, hoặc còn tên thì cũng thiếu thông tin.
 Nếu Hung'sữa' muốn hiểu biết hơn về khu vực b/v 139, bản Thang thì cứ trao đổi với tôi qua tin nhắn hoặc trực tiếp trên chuyên mục này.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #462 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 09:07:44 pm »

tiếp nhé,  Grin

2. Hoạt động của các LLVT B3 Tây Nguyên thời điểm tháng 10/1969:
- hoạt động tổng kết hè năm 1969, B3 Tây Nguyên có các lực lượng sau:
Trích dẫn
...Khối chủ lực Tây Nguyên được kiện toàn lại, gồm 4 trung đoàn bộ binh (66, 28, 24, 95), 3 tiểu đoàn độc lập (631, 394, 5), 2 tiểu đoàn đặc công (20, 37), 1 trung đoàn pháo binh (40), Viện Quân y 211 và 3 cơ quan mặt trận.
Không thấy trung đoàn 33 nhé,  Grin  - tiểu đoàn 394 là tiểu đoàn độc lập trực thuộc Mặt trận,  Grin

- hoạt động của các LLVT B3 thì đây:
Trích dẫn
...Tháng 9 năm 1969, sau khi trực tiếp nghe các đồng chí Giáp Văn Cương, Đoàn Khuê và Trần Thế Môn báo cáo tình hình, chủ trương và dự kiến sơ bộ phương hướng hoạt động mùa khô 1969-1970 của Chiến trường Khu 5 và Tây Nguyên, Thường trực Quân ủy Trung ương kết luận: “Chiến trường Tây Nguyên vẫn giữ một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Trước mắt và sau này dù khó khăn về tiếp tế hậu cần, ta vẫn quyết tâm khắc phục bằng mọi biện pháp tích cực nhất để duy trì bộ đội ta ở đó với số lượng nhất định bám đánh địch làm chủ vững chắc địa bàn này", và xác định "Chiến trường Tây Nguyên có ba nhiệm vụ chính là: chiến đấu, sản xuất, xây dựng và bảo đảm hành lang vận chuyển tiếp tế cho Nam Bộ... Ba nhiệm vụ trên đều có ý nghĩa chiến lược".

Thực hiện chủ trương, ý định của Thường trực Quân ủy Trung ương, ..., Bộ tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên mở chiến dịch Bu Prăng - Đức Lập nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, thu hút giam chân quân địch ở Tây Nguyên, giữ dân mở rộng vùng giải phóng, rèn luyện và nâng cao trình độ tác chiến của ba thứ quân, phối hợp chiến trường toàn miền Nam.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: hai trung đoàn bộ binh (66, 28), Trung đoàn pháo binh 40, hai tiểu đoàn đặc công (20, 37) tác chiến trên hướng chính; Tiểu đoàn bộ binh 394 và lực lượng tỉnh đội Đắc Lắc đánh phá các mục tiêu ở khu vực thị xã Buôn Ma Thuột; hai trung đoàn (95, 24) cùng lực lượng vũ trang Gia Lai, Kon Tum tiến công địch trên các hướng phối hợp.

Để phân tán nghi binh lừa địch, từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 10 ta đồng loạt nổ súng tiến công. Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 và địa phương Kon Tum tiến công Tu Mơ Rông, Plei Kần - đường 18, Đắc Pét, Măng Bút, thị xã Kon Tum, pháo kích căn cứ 42 Tân Cảnh, sân bay Đắc Tô. Trung đoàn 95 và tỉnh đội Gia Lai đánh giao thông đường 19, căn cứ Tân Lạc và nhiều mục tiêu khác trong thị xã Plei Ku...

Rạng sáng ngày 29 tháng 10 năm 1969, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 thực hành vây ép đánh lấn cứ điểm Ka Te trên điểm cao 936, chính thức mở màn chiến dịch Bu Prăng - Đức Lập. Đây là một căn cứ hỗn hợp bộ - pháo có vị trí quan trọng hàng đầu trong tuyến phòng thủ liên hoàn phía tây nam Đắc Lắc, dọc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia kéo dài suốt từ Bu Prăng đến Đức Lập.

...Mất Ka Te, địch huy động một lực lượng lớn đối phó, vội vã đổ tiểu đoàn 22 biệt động quân xuống bắc Đắc Song, tung trung đoàn 53 vào trận, đưa một liên đoàn hỗn hợp thuộc sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ đến Buôn Ma Thuột. Lực lượng phản kích của địch đã bị Trung đoàn 28 chặn đánh quyết liệt ở ngã ba Đắc Song, diệt gọn 3 đại đội, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội và 1 chi đội thiết giáp, bắn rơi nhiều máy bay. Chỉ tính riêng Tiểu đoàn 3 đã diệt và bắt hơn 300 tên.

Cùng thời gian này, Trung đoàn 66 đánh tiểu đoàn biệt kích địch ở tây Bu Prăng, điểm cao 882, sau đó phát triển sang điểm cao 883. Nổi bật là trận đánh của Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 do đại đội trưởng Nguyễn Đình Kiệp chỉ huy, trong một ngày diệt 220 tên địch, chiếm 120 công sự buộc tiểu đoàn biệt kích số 5 phải tháo chạy. Lực lượng pháo binh ta pháo kích Đắc Sắc, Bu Prăng; Tiểu đoàn đặc công 20 đánh chiếm quận lỵ Đức Lập... các hướng phối hợp hoạt động mạnh

ở một tài liệu khác:
Trích dẫn
..từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 20 tháng 10 ta sử dụng 8 tiểu đoàn, 10  đại đội bộ đội tỉnh và lực lượng các huyện đội, du kích mở đợt tiến công mùa thu (H.25).

Khi ta sắp nổ súng, địch mở chiến dịch bình định đặc biệt với hàng chục cuộc hành quân càn quét khắp Tây Nguyên, trọng điểm là các khu 5, 6, 7 tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Chiến trường chủ trương tập trung lực lượng vũ trang địa phương kiên quyết đánh bại các cuộc càn quét của địch.

Trên hướng Kon Tum, ta kịp thời chuyển hướng tiến công từ Măng Đen vào thị xã và ở phía tây thị xã, Hà Mòn, Đắc Vát. Tiểu đoàn 406 và Tiểu đoàn 304 đánh vào Trung Nghĩa, Hà Mòn, Đắc Vát, diệt ấp Đác Tem, Krông; phục kích diệt hàng chục tên địch trong cuộc hành quân "Nguyễn Huệ" ở vùng Đắc Mông, Đắc Hà; dùng ĐKB bắn vào sân bay Kon Tum, biệt khu 24 gây cho địch nhiều thiệt hại.

Ở Gia Lai, Tiểu đoàn 67 chặn đánh địch ở Khu 6; Tiểu đoàn 631 và Tiểu đoàn 1 (trung đoàn 95) đánh mạnh ở Khu 5, Tiểu đoàn 2 và các đại đội công binh 17, 18 đánh cắt giao thông đường 19; các đại đội 59, 50 tập kích Quen Mép. Tại Đắc Lắc, Tiểu đoàn 301 tập kích ấp Phú Quang, Plei Quen, Plei Te; Tiểu đoàn 394 tập kích Haranga (nam Khu 6); lực lượng tuyên truyền H3 đột nhập hai ấp Plei La Nụ và Plei Sâm. Đợt hoạt động này ta loại khỏi vòng chiến đấu 3.178 tên địch (có 457 tên Mỹ) làm bị thương 91 tên, bắt 31 tên; bắn rơi và phá hủy 5 máy bay, 248 xe quân sự (có 81 xe tăng, xe bọc thép), 5 pháo lớn, 3 súng cối, 32 đại liên, thu 71 súng và 4 vô tuyến điện.

chỗ khác:
Trích dẫn
ngày 25 tháng 8 năm 1968 Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên đã quyết định tách Trung đoàn 40 làm hai, hoạt động ở hai cánh bố trí như sau:
  - Cánh bắc gọi là Trung đoàn 40B gồm Tiểu đoàn 32, Tiểu đoàn 33, Tiểu đoàn 16, Tiểu đoàn 42, Đại đội 17 cùng một nửa cơ quan Trung đoàn.
  - Cánh nam gọi là Trung đoàn 40A gồm Tiểu đoàn 41, Tiểu đoàn 47, Tiểu đoàn 31, Đại đội 15 và một nửa cơ quan Trung đoàn.
  - Tiểu đoàn 34 được Bộ Tư lệnh Chiến trường điều đi hướng Phú Nhơn, kết hợp với 1 tiểu đoàn bộ binh thành Tiểu đoàn hổn hợp 394.

Bác phải hiểu thế này hộ em:
- khi ta mở chiến dịch Bù Đăng (Bu prang) - Đức Lập để bảo vệ hành lang 559, thông đường từ B3 vào đến B2 thì Ka Te là một cứ điểm cần phải nhổ bằng được.
- Ka Te là một căn cứ hỗn hợp bộ binh - pháo binh có vị trí quan trọng hàng đầu trong tuyến phòng thủ liên hoàn phía tây nam Đắc Lắc, dọc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia kéo dài suốt từ Bu Prăng đến Đức Lập. Ka Te cách biên giới 4km, cách đồn Bu Prăng 9km (về phía đông nam), có hình bầu dục diện tích 6.000m2 được địch xây dựng từ ngày 21 tháng 9 năm 1969 nhằm đối phó với cuộc tiến công của ta vào tháng 11 (theo tin chúng nắm được). Sau 37 ngày, địch đã hoàn chỉnh hệ thống công sự trận địa, vật cản khá vững chắc, gồm 92 hầm, công sự chiến đấu, nhiều nhà tôn nửa nổi nửa chìm, bao quanh có hàng rào thép gai bùng nhùng và bãi mìn chống bộ binh. Riêng khu trung tâm chỉ huy, thông tin, trận địa pháo và sân bay trực thăng có 2 hàng rào bảo vệ. Khi ta tiến công, lực lượng địch ở Ka Te có 1 đại đội pháo binh Mỹ (5 khẩu 105, 155mm), 2 đại đội ngụy thuộc cụm biệt kích số 5 (B13) với quân số 300 tên. Ngoài ra, còn có 1 đại đội biệt kích cơ động ứng chiến bảo vệ vòng ngoài. Do Ka Te có vị trí rất quan trọng, nên bị tiến công, địch đưa quân ứng cứu giải toả ngay.
- Ta chủ động vây lấn Ka Te, lấy cánh nam của trung đoàn pháo binh 40 là ngòi nổ, các E bộ binh vây lấn và chủ động chuẩn bị đánh địch giải tỏa từ Đức Lập xuống, từ Gia Nghĩa sang.

- Vậy, tiểu đoàn độc lập hỗn hợp 394 là một trong những đơn vị được giao nhiệm vụ chặn viện, đánh quân giải tỏa ứng cứu.

Còn sau này thì tiểu đoàn 394 được bố trí như sau:
Khoáng tháng 6/1970 thì tiểu đoàn 394 độc lập được điều động về đứng chân trong đội hình trung đoàn 95 - đoàn Mang Yang. Đến thời điểm 1972 khi E95 lật cánh về đường 19 thì nhận lại tiểu đoàn 2 trước đây phối thuộc cho tỉnh đội Gia Lai, biên chế lại đội hình gồm D1 D2 D3 D4 - không biết D394 chuyển thành D3 hay D4. Còn C4 D394 chắc là đại đội hỏa lực, đại đội trợ chiến của tiểu đoàn thôi.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #463 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 10:35:37 pm »

@hungmilk: gặp chú trung và mọi người đi, nếu xét nghiệm ADN thì tôi có thể giúp, nhờ chỗ chị Thu Uyên bên trovetukyuc là được thôi; bên đó đang triển khai,  Grin.

-------------------------

tiếp trường hợp nhà bác Nguyễn Văn Dũng,
Grin

3. Trận đánh ngã ba Đăk Song cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1969:
- Như đã nói ở trên, BTL B3 đã tính đến khả năng địch giải tỏa, ứng cứu cho Ka Te nên đã bố trí trung đoàn bộ binh 28 làm lực lượng chủ công; tiểu đoàn độc lập hỗn hợp 394 (pháo binh + bộ binh) là lực lượng hỗ trợ đón đánh.
- Tại sao lại bố trí tại ngã ba Đăk Song? bác chỉ cần đọc đoạn sau:
Trích dẫn
...cuối tháng 10 năm 1969, các trung đoàn 28, 66, 40, các tiểu đoàn đặc công 20, 37.... đã vào vị trí triển khai bí mật, an toàn, sẵn sàng nổ súng. Theo nhiệm vụ trên giao, Trung đoàn 28 được tăng cường, phối thuộc Tiểu đoàn bộ binh 394, hai đại đội hỏa lực phòng không 40 và 42 phục kích, đánh địch ở ngã ba Đắc
Song và đánh quân đổ bộ, ứng cứu, giải tỏa trong khu vực tây bắc. Tuy tác chiến trên địa bàn mới xa xôi, bảo đảm hậu cần tại chỗ khó khăn nhưng được sự chỉ đạo giúp đỡ tận tình của Bộ tư lệnh, ba cơ quan chiến dịch và sự phối hợp đoàn kết hiệp đồng của các đơn vị bạn, Trung đoàn 28 đã tìm tốt công tác chuẩn bị, chiếm lĩnh đúng vị trí và thời gian quy định.
Mở màn chiến dịch, rạng sáng ngày 29 tháng 10 năm 1969 pháo binh ta đồng loạt bắn vào cứ điểm hỗn hợp
KaTe trên điểm cao 926 ở phía đông Bu Prăng và cách thị xã Gia Nghĩa 42 ki-lô-mét về phía tây bắc. Cùng lúc, Trung đoàn 66 khép chặt vòng vây xung quanh căn cứ địch. Sau bốn ngày đêm liên tục vây lấn tiến công, ta làm chủ hoàn toàn căn cứ hỗn hợp KaTe, diệt gần 200 tên địch, bắn rơi 14 máy bay, thu 6 khẩu pháo lớn và hàng phục tấn đạn. Căn cứ KaTe bị tiêu diệt làm cho địch ở các vị trí Bu Lon, Du Diễn Vỉa hốt hoảng tháo chạy. Cũng trong thời gian này, đặc công và pháo binh ta đánh chiếm căn cứ Đức Lập và nhiều vị trí khác. Trước sức tiến công dồn dập, mạnh mẽ của ta, địch vội vã điều một lữ đoàn hỗn hợp thuộc sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ lên Buôn Ma Thuột, đồng thời rút lực lượng nguy khỏi Đắc Song. Phán đoán đúng ý đồ của địch, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 28 và lực lượng tăng cường phục kích ở ngã ba Đắc Song áp sát hai bên đường, sẵn sàng nổ súng. Chiều ngày 2 tháng 11, khi địch dùng máy bay trinh sát và đánh phá khu vực ngã ba, Đại đội 42 súng máy phòng không nổ súng kịp thời, bắn rơi 7 máy bay trực thăng, Tiểu đoàn 394 cũng bắn rơi 1 chiếc khác. Lúc 15 giờ ngày 3 tháng 11, tiểu đoàn 22 biệt động quân được trực thăng đổ xuống phía bắc Đắc
Song 5 ki-lô-mét, rồi tiến vào khu vực trận địa của Trung đoàn 28. Phân đội đặc công và Tiểu đoàn 394 vận động tập kích tiểu đoàn này, diệt nhiều tên, buộc chúng phải rút chạy vào chiều ngày hôm sau. Để cứu nguy cho đồng bọn khỏi bị vây diệt, địch vội vã tung tiểu đoàn 1 trung đoàn 53 từ Đắc Pa tiến theo đường 14 đến giải vây cho tiểu đoàn 22 biệt động quân. Nhưng quân đi cứu hỏa lại bị lửa thiêu. Cả đội hình cơ động của tiểu đoàn 1 địch đã lọt vào trận địa phục kích của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 28. Ngay từ phút đầu nổ súng, ta đã chia cắt đội hình, làm chủ trận địa, diệt nhiều sinh lực địch. Thấy đồng bọn bị nguy khốn, một chi đội
thiết giáp và một đại đội bộ binh thuộc trung đoàn 45 nguy lên ứng cứu. Trước diễn biến mới, Trung đoàn 28
vừa tiếp tục vây diệt tàn quân tiểu đoàn 1 vừa chủ động chặn đánh lực lượng ứng cứu mới của địch. Cuộc chiến đấu ở khu vục ngã ba Đắc Song diễn ra rất quyết liệt và kéo dài đến ngày 4 tháng 11  .

đồng thời nhìn cái bản đồ dưới đây hộ em,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #464 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 10:40:49 pm »

bản đồ ngã ba Đăk Song - Dak Song: Grin
Logged

hungmilk27
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #465 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 10:44:23 pm »

Chú vẫn theo dõi, và có đọc trường hợp của bạn Hung 'sữa', chỉ có thể nói với bạn là khu vực chú bạn hy sinh đã được  thảo luận nhiều trên trang DNGN này, chịu khó tìm đọc và nếu có thể thì làm một chuyến du lịch sang đó để tìm lại và thấu hiểu về vùng đất mà người thân gia đình bạn đã sống, chiến đấu và hy sinh.
 Theo nhận định chủ quan của tôi thì liệt sỹ được an táng ở nghĩa trang của b/v 139 sẽ được quy tập về nước sớm, trong hàng ngàn ngôi mộ không tên (do sơ xuất của bộ phận làm c/t chính sách) ở n/t liệt sỹ Việt Lào ( Nghệ an) có đến 98% là có hài cốt của L/S gia đình bạn, điều đáng buồn là nếu không tên thì chờ đến khi QĐ có đủ kinh phí kiểm tra ADN thì chắc sẽ tìm ra Angry Huh
 hai phần trăm còn lại là để hy vọng rằng khu vực n/t đó chưa được quy tập. Hy vọng mong manh nhưng còn hơn là thất vọng !!!
Rất buồn khi nói ra những điều đó, nhưng là để bạn và gia đình có định hướng rõ hơn trong việc tìm kiếm, có một thực tế là gia đình các l/s đơn vị tôi chưa có ai thực sự tìm được mộ l/s an táng bên đó cũng như đưa về nước, mất tên hết cả, hoặc còn tên thì cũng thiếu thông tin.
 Nếu Hung'sữa' muốn hiểu biết hơn về khu vực b/v 139, bản Thang thì cứ trao đổi với tôi qua tin nhắn hoặc trực tiếp trên chuyên mục này.

Các chú , các anh giúp cho được xem vị trí hoặc bản đồ thì hay quá . Cám ơn các chú và các anh nhiều .
Logged
hungmilk27
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #466 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 10:50:07 pm »

Qua kiểm tra dữ liệu thông tin trên mạng internet và xét trường hợp riêng của thành viên hungmilk, Xác nhận thành viên hungmilk đã thực hiện đúng quy định của box.

----------------------------
@hungmilk: LS đã được chôn cất, có khả năng cao là đã mang về VN nên mọi phân tích về trận đánh hay hồ sơ tư liệu sẽ không có ý nghĩa. Bác có thể hỏi các thành viên sau của box ta để họ hỗ trợ và có những thông tin chi tiết nhất:
- bác conlietsy: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23949.msg350773.html#msg350773 . Chà chà, giời mới thấy bác conlietsy miêu tả về chú cháu ta đây này, chú qtrung ơi:  http://vn.360plus.yahoo.com/hoang_btc

- chú qtrungchú tailienson: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13887.msg215903.html#msg215903 . Nhất là chú qtrung vì chú đã đến đây rồi  Grin:
Trích dẫn
Lần mò gần hết ngày giời tôi mới mò đến được bệnh viên, nó được mang tên chiến dịch, gọi là bệnh viện 139. Để đến được bệnh viện này phải vượt qua những dốc đèo kinh khủng lắm. Ai đã tìm được mấy cái hang đá này cũng thật giỏi, âm u và kín đáo, đảm bảo an toàn nhưng cũng là thử thách lớn cho đơn vị chuyển thương cũng như các ông bệnh binh như tôi, cuốc bộ đến được bệnh viện là đã khỏi năm mươi phần trăm bệnh rồi.

- ktslengoc: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22051.0.html

Viện quân y 139 thì bác tuaans đã trả lời bác ở phần hỏi đáp rồi,  Grin.

Tôi có thêm một số thông tin hỗ trợ sau:
- khu vực ngã ba Nọng pẹt đã được xác định nhiều trên box ta: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16364.msg247640.html#msg247640

- LS thuộc quân của tiểu đoàn trưởng Đào Trọng Lịch đấy; tôi có số điện thoại của ban liên lạc F316 gửi qua tin nhắn nhé.


Cám ơn mod quangcan , tôi sẽ cố gắng tìm cách gửi anh giấy báo tử và công văn của sư 316 anh nghiên cứu giúp nhé .
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #467 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 11:13:24 pm »

@hungmilk: đã bảo là trường hợp nhà anh giờ chỉ thuần túy là đi xác minh thôi mà, nghiên cứu chi nữa, mời chú qtrung và bác conlietsy cốc cà phê cuối tuần đi cho nhanh,  Grin.

@Nguyễn Văn Dũng: tài liệu/ báo cáo tổng kết hoạt động/ nhật ký chiến trường của Mỹ cho trận Ka Te - FSB Ka Te (Fire support base Ka Te - bác hiểu nôm na là các căn cứ địch,  Grin)  này thì nhiều lắm,  Grin. Bác có điều kiện đọc được tiếng Anh thì nhắn tin e-mail em gửi cho,  Grin. Có cần em đưa lên để các bác cùng xem, cùng phân tích và đối chiếu giữa ta và địch không?

Bản đồ của họ đây, bác lưu ý hộ em các điểm em gạch chân đỏ, đó là các FSB địch thiết lập
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2012, 11:18:38 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #468 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2012, 04:35:01 pm »

một số thông tin bổ sung về trường hợp/ có liên quan đến LS Đinh Gia Hịch, hi sinh vì sốt rét vào ngày 6/3/1966 tại Trạm 7, Phước Long - các trang 31, 32, 33 hoặc các thông tin có liên quan đến trạm Bắc Kế, đoàn/ trung đoàn 250A/ trung đoàn Bắc Sơn - đồi Bắc Sơn/ đồi Quân Y:

1. Tháng 1/1966, Tiểu đoàn 602 (tiểu đoàn Ba Đình) thuộc trung đoàn 250A đã bổ sung/ hợp nhất với tiểu đoàn bộ binh 2 QK VI, còn gọi là tiểu đoàn Đức Long 2.

- 20/8/1965, đoàn bị địch phát hiện và ném bom tọa độ khi vượt đường bên Lào (vị trí không xác định được); kết quả 70 người chết gồm 4 lính thuộc đại đội 1 và 3 kỹ sư công binh làm cầu, 03 bộ đội bị thương, nằm lại sau chuyển ra bắc.

- Vào đến B2, tiểu đoàn dừng chân tại vị trí tọa độ YU 280430, rừng quốc gia Bù Gia Mập để củng cố do ốm đau, bệnh tật

- 15/01/1966, khoảng 200 lính bộ binh được D trưởng Chuc (Chúc?) dẫn đầu bổ sung cho một đơn vị của QK 7 (?)

-Cuối tháng 1/1966, một số khác (không rõ số lượng) rời khỏi vị trí tọa độ trên theo sự chỉ huy của Chính trị viên Lung (Lũng?) còn có bí danh là Leo.

còn tiếp,
Logged

hungmilk27
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #469 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2012, 09:05:16 pm »

@hungmilk: gặp chú trung và mọi người đi, nếu xét nghiệm ADN thì tôi có thể giúp, nhờ chỗ chị Thu Uyên bên trovetukyuc là được thôi; bên đó đang triển khai ...

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 02:35:14 pm gửi bởi quangcan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM