Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:46:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 281959 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #420 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 10:18:10 am »

@trinhanhtu: Thông tin từ cháu Hằng MARIN theo tôi là khá xác đáng, mặc dù Trung tâm này không phải là cơ quan nhà nước. Tôi ở Quảng Trị, tôi và cháu Hằng cũng thỉnh thoảng gặp nhau để trao đổi thông tin trợ giúp các gia đình thân nhân đi tìm kiếm.
F324 đóng quân ở Thừa Thiên lúc ấy thuộc địa bàn huyện A- Lưới giáp giới Quảng Trị đó, bác nhờ anh Quangcan giúp cái bản đồ để tra cứu, tuy nhiên về điểm cao một số bản đồ không có hoặc khác nhau tùy theo loại bản đồ.
Theo dự đoán của tôi, nếu Liệt sỹ hy sinh ở địa bàn này thì địa phương (hoặc một số đơn vị quân đội) quy tập về NTLS huyện A- Lưới, tuy nhiên ở nghĩa trang này Liệt sỹ chưa biết tên nhiều quá bác ạ, rất nhiều Liệt sỹ quy tập vào đó có tên trong danh sách của các đơn vị, F324 cũng nhiều nhưng đa số lại ở khu vực "chưa biết tên". Thế mới khó.     
Logged
trinhanhtu
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #421 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 10:58:35 am »

Cảm ơn Bác rất nhiều, cháu ít tuổi mà, còn ít hơn chị Hằng Marrin. Cái này thì cháu cũng biết là rất khó, quan trọng là cháu muốn biết cao điểm đấy ở đâu để vào xem đã được quy tập về NTLS chưa. Cháu có gọi vào BCH Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế rồi nhưng họ trả lời trong danh sách quy tập rồi không có tên cậu cháu. Nếu  địa điểm đấy đã được quy tập rồi thì khả năng cậu cháu nằm trong những ngôi mộ chưa biết tên và lúc đấy chắc phải dùng phương pháp khác để tìm. Nếu Bác có thông tin nào về các cựu chiến binh của D3, E1, F324 cho cháu xin nhé, cháu có liên lạc với 2 Bác là Trung đoàn trưởng của E1 thời gian đấy hiện nay cũng đang ở Quảng Trị nhưng các Bác ấy cũng không nhớ rõ. Khả năng thời gian tới cháu sẽ đi vào Quảng Trị và Huế nên nếu được mà bác có thông tin gì thì cho phép cháu tới hỏi Bác nhé. Cảm ơn Bác rất nhiều.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #422 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 02:52:34 pm »

hic... SGG em đang bận quá, bận quá...
Chưa tiện dịp chuẩn bị tư liệu để có những ý kiến... Lại nữa, mấy hôm nay hộp thư bị đầy liên tục, phải xóa/đáp, xoá/đáp...

Ta tạm "chay" thế này nhé:
@Minhhoang.CCCP (ơ, chưa tích hợp/đổi nick á ? từ nay em gọi Bác là hoàng.liênxô hén): Việc thông tin từ em Hằng khả tín, là điều ta không dám nói đến - nhưng cần thiết nhất là "một văn bản" - đó là nguyên tắc ở đây, ta đã đặt ra, và cần thiết phải... tuân thủ!
Bác trinhanhtu hãy thông cảm giúp anh em chúng tôi - vì đôi khi đó cũng là một cứ liệu mà chúng tôi sử dụng trong... tiến trình! Bác hiểu chứ?
Ngay cả ctên ao điểm, tại đây, ta đã có 2 con số rồi đó - phải không nào? Và ngay cả ngày hy sinh cũng vậy!

Chỉ một chi tiết nhỏ đôi khi làm "trật lất" hết! SGG đã từng dùng ví dụ hình tượng là "100m ở trên đường lộ thì dễ nhưng ở... trong rừng - thì đáng kể lắm chứ"

Bởi, về địa bàn, cao điểm, của F324 - trong một phần trước (chưa kịp kiếm), liên quan đến Bác Phong Quảng - SGG đã từng đưa ra một phóng đồ kéo dài từ Cầu Đakrong đến hết chiều ngang đường 12

Trong đó, có một cao điểm - LZ/"bãi đáp chụp" của Mỹ - mà theo ngày hy sinh của Ls, ở đó có một "báo cáo chạm súng"... cao điểm này nằm phía tây bắc hoặc tây nam sườn Cốc Muôn

- - -
Với trường hợp của Bác Luân6688 cũng vậy (chưa kịp sắp xếp tư liệu) nhưng có thể nói, Bác chỉ vào Quế Phong là chưa... thỏa đáng!
Quế Lộc, Quế Trung? có quan tâm đến chưa?

@quangcan: theo trích tư liệu trận đánh của Bác, thì cái 579 đó chính là cái LZ Rydyr của Mỹ để lại - và cái cứ điểm "Rừng Xanh" đó chính là mõm 350m ở phía bắc - đặc thù của ngọn này là mặt hướng về đèo Le dốc đứng...
...và chỉ huy sở tiền phương đánh Bàn thùng lại nằm chếch phía tây bắc của mõm này

Tạm vậy đi, lát nữa về tớ trình bày rõ ràng hơn!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
luân6688
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #423 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 06:32:33 pm »

Các bác ơi, có thấy tin mới gì về bác cháu ở E31, F711 không ạ  Roll Eyes

Dạ, do là lần đầu đi nên cháu cũng không nắm được hết những cách thức tìm kiếm, vô tới phòng LĐTBXH Quế Sơn thì trên đó xem giấy giới thiệu thì giới thiệu gia đình cháu xuống xã Quế Phong vì họ nói núi đó là thuộc địa bàn Quế Phong, nên gia đình cháu cũng đâu có nghĩ tới là tìm kiếm ở các xã bên nữa ạ. Giờ gia đình cháu gia sức tìm kiếm thu thập thông tin để sang tháng 04 này sẽ thu xếp vào lại một chuyến nữa ạ.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2012, 08:20:56 am gửi bởi quangcan » Logged

Khát vọng được cống hiến
trinhanhtu
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #424 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 08:15:48 pm »

Về thủ tục để cấp thông tin chính thức thì gia đình đang làm rồi ạ, nhưng thông tin đấy là chắc chắn mà. Còn về cao điểm thì có bác trên diễn đàn gửi email cho tôi hỏi xem có nhầm không thôi vì bác đấy biết có cao điểm 890. Thông tin chính thức thì vẫn là cao điểm 980. Ngày hy sinh thì chỉ có một ngày là 5/9/1970 chứ không có ngày khác, các tài liệu đều ngày này và tôi gọi vào sư 324 cũng là ngày này mà. Các Bác có thông tin gì thì cung cấp giúp vì cuối tháng này tôi đi vào Quảng Trị và Huế để tìm mà. Cảm ơn các Bác!
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #425 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 08:26:05 am »

@trinhanhtu, luân6688: hai ngày rồi phải phục vụ hai con yêu tinh ở nhà chứ có được đi đâu như bác nghĩ đâu, chỉ thỉnh thoảng vào ngó tý rồi lại "ao",  Grin.

Kêu gào nhiều quá,  Grin. Tuần này tui cho bác cả tuần luôn, thích hỏi gì thì hỏi, tuần này tôi tui rảnh - "phờ-ri-tham"  Grin; được chửa? Đợi tý tui đi uống cà phê với ông bạn đã rồi về tui viết bài trả nợ bác,   Grin
Logged

HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #426 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 09:42:11 am »

Chào Mod quangcan.
Cậu ruột mình là liệt sỹ trước ngày 30/4/1975 với những thông tin ghi trên giấy báo tử số 41/VP ngày 01/01/1976 như sau:

Đào Duy Trọng - Sinh năm 1952 (trong đơn vị còn có biệt danh Trọng lì)
Xã Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc)
Cấp bậc: Trung úy - Chức vụ: Trợ lý tham mưu tiểu đoàn
Đơn vị: D4 E24 F304
Hy sinh ngày: 27/4/1975 tại mặt trận phía Nam
Mai táng tại: Đức Tu - Biên Hòa.

Gia đình đã đi tìm thông tin nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm được mộ. Bạn có thể tư vấn giúp tôi nên thực hiện các bước như thế nào không? Trên VMH có bác nào là CBB thuộc đơn vị này không?

Mong hồi âm.

Đặng Chiến Thắng


Xác nhận thành viên HAN_DCT đã thực hiện đúng quy định của box.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Ba, 2012, 09:13:36 am gửi bởi HAN_DCT » Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #427 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 10:33:55 am »

@luân6688: với trường hợp nhà bác thông tin như thế là khá đầy đủ rồi đấy, tui diễn giải thế này cho nó đầy đủ thêm để có những khái niệm - thông tin cơ bản khi hỏi các bác CCB nhé:

1. Trung đoàn 31:
- trung đoàn 31 thời điểm này có các tiểu đoàn 7,8,9 và các đại đội trực thuộc.
- đánh số các đại đội thuộc các tiểu đoàn trên theo quy định thống nhất của BQP: D7 có C1, C2, C3; D8 có C4, C5, C6; D9 có C7, C8, C9.

2. Tình hình chung:
- trong KCCM, sư đoàn 2 (E1, E21, E31) được QK V giao phụ trách chiến trường tỉnh quảng nam và bắc quảng ngãi. Đến năm 1970, F2 thiếu ra đường 9 củng cố và chuẩn bị cho Lam Sơn 719 - riêng E21 được giữ lại làm lực lượng nòng cốt trên chiến trường tỉnh quảng nam. Khi ra bắc đường 9, E31 được bổ sung, củng cố và huấn luyện ở Chà Vằn (lào) và đến tháng 3/1971 thì về tăng cường cho BTL B3 Tây Nguyên tham gia chiến dịch Đăk Siêng. Tháng 7/1971, E31 về lại mặt trận B1 - các tỉnh duyên hải trung trung bộ; lúc này QK V đã thành lập sư đoàn 711 (lấy ngày CM tháng mười nga) gồm E31, E38 tái lập và E9 mới từ bắc vào để hoạt động trên địa bàn tỉnh quảng nam, quảng ngãi.
- về phía địch thì lúc này quân Mỹ và Nam triều tiên đã rút dần ra khỏi quảng nam đà nẵng. Vùng I chiến thuật đưa sư đoàn 2 ngụy từ quảng ngãi ra quảng nam thay thế các vị trí lính mỹ và chư hầu rút đi; tăng cường đôn quân bắt lính để càn quét.

3. Thời điểm LS hy sinh:
- như đã xác định ở trên là chiến dịch đó ta đánh Bàn Thùng, Hòn Chiêng và rừng già Châu Sơn.
- bác nhìn hộ em cái bản đồ dưới đây và hiểu nó thế này nhé:

Trong khi toàn bộ các căn cứ và lực lượng của ta lấy núi Hòn Tàu là điểm củng cố xuất phát, từ đây cắm mũi nhọn xuống vùng đồng bằng quảng nam, quảng ngãi hoặc xuống điện thắng điện bàn áp sát đà nẵng thì địch cũng không kém. Chúng lấy căn cứ Hiệp Đức làm điểm xuất phát, xây dựng đây thành cái đinh cắm sâu vào vùng căn cứ cuả ta; đồng thời xây dựng các vùng trắng, vùng lõm che chở cho toàn bộ vùng đồng bằng và QL 1. Xóa toàn bộ các khẩu, các ranh - nơi tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng quảng nam (nghe chuyện ta phải đổi quế Trà my lấy gạo lấy đạn chưa nhể,  Grin).

Hiểu rất rõ nguy cơ và âm mưu thâm độc của địch - lại xét lực lượng chủ lực của ta tại vùng này lại yếu và thiếu sau khi F2 đi; các cơ sở và LLVT tỉnh đội hoạt động phân tán và nhỏ lẻ, không đánh được trận lớn tạo tiếng vang, sức ép và làm chỗ dựa cho phong trào quần chúng nhân dân nổi dậy. Đồng thời tận dụng cơ hội lính Mỹ rút, ngụy quân ngụy quyền đang hoang mang lo lắng nên Bộ đã điều E31 về làm nòng cốt xây dựng F711 - xây dựng thế trận và phương hướng hoạt động mới, lớn hơn, mạnh hơn trong Xuân Hè 1972; phối hợp với đợt hoạt động lớn ở Kon Tum (B3), Quảng trị (B5), Xuân Lộc (B2),...

Ngay từ tháng 1/1972, E31 đã tham gia đánh Dương Là; cao điểm tháng 4/1972 đánh thẳng vào hai căn cứ Liệt Kiểm (445) và Chia Gan (245 - cách Liệt Kiểm 6km về phía tây và ở ngoại vi Hiệp Đức) - mũi tên đỏ liền nhé. Sau khi giải phóng một phần tây Quế Sơn và Hiệp Đức thì F711 cơ động về phía bắc huyện Quế Sơn đánh cụm cứ điểm Đồng Mông - Đá Hàm và đến tháng 7/1972 thì vây - diệt Bằng Thùng (mũi tên đứt liền nhé). Grin

Như vậy, kế hoạch của ta trong giai đoạn đầu năm 1972 rất khả thi và cụ thể: vây, diệt toàn bộ các cụm cứ điểm của địch cắm sâu trong địa bàn ta. Giải phóng toàn bộ các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn; nối thông hành lang an toàn từ Trà My xuống Quế Sơn; đưa đại bộ phận quân chủ lực tiến dần xuống vùng đồng bằng hỗ trợ các lực lượng địa phương hoạt động và phát triển.

4. Cụ thể về trận đánh Bằng Thùng (Bàn Thùng):
- Có thể nói, trung đoàn 31 là một trong những trung đoàn có đặc trưng về cách đánh đã được xây dựng trở thành truyền thống: luồn sâu, lót sát, thọc sâu, đánh gần, vây chặt, đánh nhanh, chốt giữ chắc chắn. Chính vì vậy, BTL F711 đã giao nhiệm vụ cho E31 vây đánh Bàn Thùng - vỗ mặt và tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 2 trung đoàn 6 chủ lực ngụy.
- Tăng cường cho E31, F711 đã điều thêm C3 D7 và hỗ trợ tối đa từ hỏa lực pháo binh sư đoàn; đảm bảo cho E31 thực hiện chiến thuật vây lấn điểm cao dài ngày. Việc phân chia các đơn vị tham gia tiến công từ ngày 23/7 đến 29/7 được tiến hành như sau: D9 đánh điểm cao 579, 550; C6 D8 đánh cao điểm 621; D8 thiếu C6 và được bổ sung C3 D7 đánh diệt địch ở Đồi Không tên và Rừng Xanh.

Vấn đề là cần hỏi BCH Sư đoàn 2 hoặc QK V là LS thuộc đại đội nào? tiểu đoàn nào ? của E31 là biết cụ thể thôi. Bản đồ có rồi nhé.  Grin.

5. CCB E31:
- tôi cho mấy số (tin nhắn), lúc nào lấy được công văn trả lời của mấy nơi trên thì cầm hết tất cả đến gặp các bác ý mà hỏi là được,  Grin
Logged

luân6688
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #428 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 11:26:39 am »

Dạ, gia đình cháu xin cám ơn các bác rất nhiều ạ.
Gia đình cháu cũng đang mong công văn trả lời từ Sư đoàn 2 lắm ạ, nhưng gọi điện vào lại cũng đã lâu mà vẫn chưa thấy có giấy tờ gì về gửi ra cho gia đình cả ạ.
Liệu cháu lên trực tiếp cục chính sách Bộ quốc phòng trên Hà Nội thì thông tin của bác cháu trên đó có lưu trữ không ạ?
Logged

Khát vọng được cống hiến
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #429 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 11:39:34 am »

@trinhanhtu: của bác đây,  Grin. Về cơ bản là khá rõ, điểm cao 980 thì hôm trước bác tuanss đã tìm ra và gửi cho em. Sau khi xem thì thấy được nhưng cũng có một vài điểm lăn tăn nên em cứ nghĩ mãi - nghĩ cho chín đã bác ạ,  Grin.

1. Về đơn vị của LS:
- Trung đoàn 1 Sư đoàn 324: còn gọi là trung đoàn 803 sư đoàn Ngự Bình. Cụ thể như sau:
Trích dẫn
..tháng 2 năm 1969, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lại Sư đoàn 324 thuộc Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên, với thành phần gồm các trung đoàn bộ binh 803, 812, 29 và các tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật, tiểu đoàn 78 đặc công, tiểu đoàn 33 pháo 85 và cối 120mm, tiểu đoàn 16 súng máy 12,7mm, tiểu đoàn 17 công binh, tiểu đoàn 18 thông tin, tiểu đoàn 24 quân y, tiểu đoàn 25 vận tải bộ và các đại đội 61 trinh sát, đại đội 23 vệ binh.... Trung đoàn 803 mang tên Trung đoàn 1, Trung đoàn 812 thành Trung đoàn 2, Trung đoàn 29 thành Trung đoàn 3. Các tiểu đoàn binh chủng mang phiên hiệu thống nhất theo quy định của các sư đoàn chủ lực toàn quân...Trung đoàn 1 đồng chí Vũ Thế Đào Trung đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Đàm, Chính ủy.
- Như vậy, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 1 là xác đáng.

2. Về thế trận mặt trận Thừa Thiên Huế 1970 như sau:
- Chúng ta hẳn ai cũng đã nghe qua cái tên A Shau (A Sầu), A Luoi (A lưới) - những địa danh ở vùng rừng núi phía tây Thừa Thiên Huế - giáp với biên giới Việt Lào. Trên đất Việt và đất Lào, ở nơi đây, đường 559 (cả đông và tây trường sơn) xuyên qua núi cao, rừng già; vượt qua bom đạn Mỹ - ngụy từng bước vươn dài chi viện cho chiến trường Miền Nam.
- Nhận thấy giá trị và tính quan trọng của khu vực này, đã từ lâu, Mỹ ngụy đã chủ trương xây dựng các căn cứ/ trại biệt kích lớn tại A Sầu, A Lưới hòng ngăn chặn từ xa các lực lượng chủ lực bộ đội Bắc Việt; xây dựng hàng rào điện tử MacNamara quét và phá tuyến hậu cần 559. Lấy sức mạnh từ lực lượng không quân + pháo binh + B52 hủy diệt, Mỹ ngụy xác định các tọa độ có sẵn; dùng chiến thuật "nhảy cóc" - "trực thăng vận" đổ + cất bốc di chuyển quân + pháo từ các điểm cao này sang điểm cao khác; tận dụng sức mạnh cơ giới đánh mạnh về phía sau chủ lực ta nếu chủ lực ta đánh phòng tuyến Sông Bồ - phòng tuyến ngăn không cho ta về đồng bằng Thừa Thiên.
- Chính vì vậy, những tháng đầu năm 1970, việc tạo ra quyết chiến điểm phía tây phòng tuyến Sông Bồ + phá vỡ chiến thuật "nhảy cóc" + "trực thăng vận" + "chốt điểm cao" của lữ đoàn dù số 3 sư đoàn 101 Mỹ là bài toán khá hóc đối với ta. Làm thế nào vừa đảm bảo tác chiến tốt trong điều kiện đạn + gạo đều thiếu (có thời điểm khi sư đoàn 324 mới vào thì trung đoàn 6 Phú Xuân phải bớt gạo cho đơn vị bạn để đảm bảo tác chiến,  Grin); khí hậu lạnh giá của vùng núi cao ảnh hưởng đến sức khỏe CBCS ; lại vừa phải tổ chức chiến thuật đánh gần, vây chặt, cơ động nhanh - bám sát chủ lực Mỹ để diệt? Câu hỏi trăn trở trong đầu BCH sư đoàn hẳn sẽ phân vân:
  * có cần xây dựng lực lượng cỡ trung đội, đại đội tăng cường hỏa lực thành cụm chốt giữ các điểm cao chiến lược đã được dự đoán
  * hoặc là xây dựng lực lượng cơ động nhanh, lấy chiến thuật đặc công làm nòng cốt; tổ chức mật tập, xuất kích ngắn đánh địch nhảy cóc ở các điểm cao; sau khi địch phát hiện chủ lực ta hẳn sẽ bâu đánh hoặc tổ chức đổ quân nhảy cóc phía sau để vây diệt - vậy ta tổ chức lực lượng dự bị mạnh, cơ động sẵn sàng đánh địch co cụm hay lập cứ điểm.

Vậy, dù là ở chiến thuật nào thì vai trò của người lính trinh sát hẳn cực kỳ quan trọng - tai mắt của thủ trưởng mà,  Grin; thông tin kịp thời sẽ tiếp sức cho các quyết định nhanh, kịp thời, chính xác của sư đoàn trong quá trình điều quân, chỉnh chiến trường/ khu vực quyết chiến điểm.

3. Trận đánh tháng 9/1970:
- từ tháng 5/1969, F324 xây dựng cụm chốt ở A Bia (điểm cao 999) và tổ chức chiến thuật cụm chốt tăng cường hỏa lực đánh địch; trận A Bia đã trở thành mồ chôn giặc Mỹ với danh từ nổi tiếng "Đồi Thịt Băm" và gương sáng AHLLVT ND Nguyễn Văn Hiệu.
- đầu tháng 1/1970, sư đoàn đưa tiểu đoàn 7 thọc sâu xuống phòng tuyến Sông Bồ hoạt động - chủ động đánh địch đồng thời lôi kéo chủ lực Mỹ ra để diệt; tiếp đó, tung toàn bộ trung đoàn 3 xuống phòng tuyến; lấy đại đội 20 trinh sát sư đoàn là lực lượng chủ yếu nắm tình hình địch. Phối hợp với E3,tháng 2/1970, Sư đoàn 324 đưa tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 xuống hoạt động ở phía bắc đường số 12, tiếp đó đưa toàn trung đoàn cùng một bộ phận của Trung đoàn 6 (Thừa Thiên) xuống hoạt động trong phạm vi tứ giác 935-Dốc Mây-350-Tam Tanh.
- Để tiến xuống đồng bằng Thừa Thiên, hẳn phải chọc thủng một số mắt xích trong hệ thống phòng ngự vòng cung của địch trên tuyến Sông Bồ, và trước tiên phải đánh bại thủ đoạn "chốt giữ điểm cao" của Mỹ-ngụy. Từ cân nhắc đó, F324 dần hình thành chiến thuật  vây lấn một căn cứ địch ở quy mô lớn hơn, gây áp lực mạnh trên toàn phòng tuyến, tạo điều kiện và đưa dần lực lượng vũ trang địa phương về hoạt động ở vùng giáp ranh đồng bằng, trực tiếp hỗ trợ cho phong trào đánh phá bình định ở cơ sở; đồng thời sử dụng khối chủ lực của quân khu (E6 - đoàn Phú Xuân) đánh vỡ một số mắt xích quan trọng, làm cho tuyến phòng thủ của địch rêu rã, sụp đổ. Trên cơ sở đó, ta mở tung cửa ngõ về đồng bằng.
- Trong tháng 7/1970, F324 đã thành công trong chiến thuật vây lấn điểm cao - căn cứ quân sự 935 (các thông tin chi tiết đã có ở bài trước nhé,  Grin), mắt xích quan trọng trong phòng tuyến. Tiếp tục đà tiến công đó, ta chuyển sang đánh cứ điểm Cóc Bai:
Trích dẫn
nằm trên đường ranh giới hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên, cách đông bắc căn cứ 935 khoảng 9km. Diện tích trên đỉnh không lớn, sườn núi dốc đứng nên dung lượng chứa quân không bằng 935. Coóc Bai nằm kẹp giữa hai con sông Ô Lâu và Mỹ Chánh. Coóc Bai vừa là căn cứ pháo binh, vừa là căn cứ hành quân của trung đoàn 1 sư đoàn 1 quân đội Sài Gòn, được xây dựng cùng thời với căn cứ 935. Căn cứ 935 là lá chắn cho Coóc Bai. 935 bị đập vỡ, Coóc Bai trở thành căn cứ vòng ngoài tuyến phòng thủ Sông Bồ của địch. Trên Coóc Bai có tiểu đoàn 3 trung đoàn 54, tiểu đoàn 1 trung đoàn 1 quân đội Sài Gòn và một trận địa pháo.

Xung quanh Coóc Bai có tiểu đoàn 1 dù Mỹ ở điểm cao 316, tiểu đoàn 3 ở Củng Cáp, tiểu đoàn 2 và trung đoàn 1 ở khu vực Động Ngãi, Cô Pung, Cô Va La Đụt.
Pháo binh chi viện cho Coóc Bai có căn cứ Chiêm Dòng (367), Củng Cáp, 316, 700 và các trận địa pháo tầm xa ở đồng bằng. Khi Coóc Bai bị tấn công, địch có điều kiện tăng quân nhanh để giải tỏa.

Trận địa phòng ngự của địch được xây dựng theo tuyến dọc trên các điểm cao bên bờ hai con sông, lấy Coóc Bai và 935 làm điểm hội tụ để từ đây chúng có thể vươn đến bất kỳ mảnh đất nào ở phía tây đường 12.

Về phía ta như sau:

Trích dẫn
Bộ tư lệnh Sư đoàn 324 nhận thấy sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh tự nó đã cắt địch thành các khu vực độc lập, không cho phép chúng dễ dàng chi viện bằng bộ binh cho nhau. Sau khi 935 bị mất, địch quá tập trung phòng bị phía trước. Bộ tư lệnh Sư đoàn quyết định: Dùng sở trường cơ động luồn sâu, dùng hỏa lực tập kích các căn cứ chủ yếu, vừa dùng bộ binh vây ép, vừa có lực lượng cơ động đón lõng,bất ngờ đánh địch “cù” xung quanh điểm, cô lập dần, tiến tới dùng hỏa lực mạnh kết hợp bộ binh dứt điểm Coóc Bai. Lực lượng tham gia trận đánh gồm:
- Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 6 Thừa Thiên và tiểu đoàn 9 Trung đoàn 3, có nhiệm vụ vây lấn từ hướng đông nam sang tây nam Coóc Bai.
- Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 3 và tiểu đoàn 7b đặc công bố trí ở Coóc Muộn và điểm cao 1314, sẵn sàng phát triển sang các điểm cao 778, 884, Coóc Pe Lai và đánh địch đổ bộ đường không phía sau hậu phương ta.
- Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 3 sẵn sàng đánh địch phản kích từ Quảng Trị vào.
- Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 đánh "dương công" ở điểm cao 316 thu hút địch, kìm chân 2 tiểu đoàn Mỹ ở khu vực Tam Tanh, Cô Tiên.

Phương châm chỉ đạo tác chiến: Vây điểm, diệt viện, lấy mục tiêu diệt địch đóng dã ngoại làm chính.

16 giờ ngày 6 tháng 8, vào thời điểm nắng nóng trong ngày hè, lúc Mỹ-ngụy đang căng thẳng nhất về tâm lý và tinh thần, sư đoàn trưởng phát lệnh tiến công.

Tám trận địa hỏa lực đồng loạt giội đạn xuống Coóc Bai. Gần chiếc trực thăng chở nước, hàng chục tên ngụy đang giành nhau nước tắm bị trúng đạn, 4 khẩu pháo 105mm bị hất nghiêng sang bờ công sự, một số công sự bị phá. Trận tập kích hỏa lực đầu tiên vào Coóc Bai kéo dài 30 phút, gây thiệt hại nặng cho 1 đại đội cùng với bọn chỉ huy tiểu đoàn 1 trung đoàn 54 quân đội Sài Gòn, một trận địa pháo bị phá hủy.

Mười phút sau khi pháo ta phát hỏa, các trận địa pháo địch ở các điểm cao 367, 316, 700, Củng Cáp quay nòng, vãi đạn suốt đêm vào khoảng rừng xanh quanh Coóc Bai. Từ ngày 7 đến 12 tháng 8, địch liên tiếp đổ quân để giải tỏa Coóc Bai. Các đợt đổ quân này đều bị Trung đoàn 6 Thừa Thiên đánh thiệt hại nặng. Ngày 13 tháng 8 chúng phải đổ tiếp 2 tiểu đoàn còn lại. Như vậy toàn bộ trung đoàn 1 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 54 quân đội Sài Gòn đã có mặt ở Coóc Bai.

Cùng với việc tăng quân, địch dùng B52 rải thảm vào Coóc Muộn, Xa Kút và những vị trí chúng nghi có quân ta hoạt động. Ở phía tây Coóc Bai, mỗi ngày địch bắn hơn 1.000 quả đạn pháo các loại. Trước tình hình đó, sư đoàn chủ trương: Củng cố và xây dựng thêm công sự ở các trận địa chốt; tiếp tục dùng hỏa lực đánh mạnh vào các căn cứ; vận dụng linh hoạt hình thức chiến thuật đánh địch dã ngoại, kết hợp xuất kích ngắn, tiêu hao sinh lực địch, sẵn sàng cơ động nhanh, đón đúng hướng, quyết đánh bại các cuộc đổ bộ bằng đường không, bắn rơi, bắn cháy nhiều máy bay địch hơn nữa. Từ ngày 11 tháng 8 trở đi, nhiều trận chiến đấu đã diễn ra ác liệt ở các điểm cao Coóc Pe Lai, Coóc Tôn Phát, 797, 665.

Ngày 12 tháng 8, tiểu đoàn 1 Trung đoàn 6 liên tiếp đánh lui 6 đợt phản kích, lấn dũi của địch vào Coóc Pe Lai, tiêu diệt hàng chục tên. Ngày 16 tháng 8, đại đội 11 tiểu đoàn 9 Trung đoàn 3 đánh lui 3 đợt phản kích của địch ở phía đông điểm cao 665, diệt hơn 50 tên. Địch phải điều tiểu đoàn 4 trung đoàn 1 sang tăng cường cho 665.

Ngày 17 tháng 8, hỏa lực sư đoàn bắn vào Coóc Bai, phá 2 pháo 105mm của địch. Ngày 18 tháng 8 đại đội 17 công binh Trung đoàn 3 phục kích bằng mìn định hướng ở điểm cao 665, diệt 30 tên. Cùng thời gian này đại đội 2 tiểu đoàn 54 súng 12,7mm phối hợp với tiểu đoàn 1 Trung đoàn 6 và tiểu đoàn 9 Trung đoàn 3 đánh trả máy bay trực thăng vũ trang đến bắn phá và đổ quân xuống các điểm cao 665, 797, bắn rơi 16 máy bay, diệt hàng trăm bộ binh địch.

Ngày 19 tháng 8, chúng phải bốc 2 tiểu đoàn về La Vang củng cố. Tiểu đoàn 3 tiến công tiểu đoàn 1 trung đoàn 101 dù Mỹ ở điểm cao 316, tiêu diệt 55 tên Mỹ, bắn rơi 4 máy bay lên thẳng.

Tiểu đoàn 7 tập kích vào đội hình tiểu đoàn 2 trung đoàn 1 ở Cô Pung, diệt 210 tên, bắn rơi 5 máy bay. Địch phải bốc hai tiểu đoàn này về Phú Bài. Coóc Bai trở thành nơi thu hút lực lượng bộ binh địch.

Ngày 20/8/1970, BTL QK quyết định chuyển trận đánh Coóc Bai thành chiến dịch kéo dài hết tháng 9, gối đầu sang mùa mưa, nhằm thu hút, tiêu hao nhiều hơn nữa sinh lực địch ở tuyến giữa, phối hợp chiến trường, hỗ trợ cho nông thôn đồng bằng đánh phá "bình định". F324 phải đánh quỵ trung đoàn 1 sư đoàn 1 quân đội Sài Gòn.  Ngày 24 tháng 8, sư đoàn bước vào đợt 2 chiến dịch Coóc Bai.

Mở đầu là trận tập kích của đại đội 3 tiểu đoàn 7b đặc công vào sáng ngày 25 tháng 8, diệt gọn sở chỉ huy tiểu đoàn 2 trung đoàn 1 quân đội Sài Gòn và 1 đại đội ở điểm cao Coóc Tôn Phát, diệt hơn 100 tên. Số sống sót chạy sang điểm cao Coóc Pe Lai, bị trúng đạn cối 82, cối 60 của tiểu đoàn 7, thêm 50 tên chết và bị thương. Địch phải đưa tiểu đoàn này về Phú Bài, đồng thời đưa tiểu đoàn 1 lên thay thế. Tiểu đoàn 1 chưa kịp đứng chân lại bị 50 quả đạn cối của tiểu đoàn 7 bắn trúng, 38 tên chết, 1 trực thăng bốc cháy.

Ở hướng đông nam Coóc Bai, 2 đại đội của tiểu đoàn 3 trung đoàn 1 quân đội Sài Gòn đánh vào chốt đại đội 11 tiểu đoàn 9. Ban chỉ huy đại đội cho 2 trung đội xuất kích từ hai hướng, kẹp 2 đại đội địch vào giữa, phối hợp với 1 trung đội giữ chốt đánh vỗ mặt. Khi hình thái trận đánh đã đúng ý định, đại đội trưởng ra lệnh công kích. Cả đại đội từ ba phía đánh vào. Trận chiến đấu diễn ra từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa, đại đội 11 đánh tan 2 đại đội địch, diệt 78 tên; cả hai ban chỉ huy của chúng cũng bị diệt. Số còn lại chạy về điểm cao 797, bị đại đội 20 trung đoàn 1 tập kích, chúng chạy tiếp về điểm cao 787, lọt vào ổ phục kích của đại đội 10 tiểu đoàn 9. Sang ngày thứ ba chỉ còn ít tên sống sót chạy về Coóc Bai.

Ngày 26 tháng 8, lữ dù 3 Mỹ trực thăng vận tiểu đoàn 2 trung đoàn 506 xuống Coóc Pe Lai và điểm cao 805 nhằm kéo lực lượng ta, nới lỏng vòng vây ép của ta ở Coóc Bai. Khi máy bay nối đuôi nhau đáp xuống điểm cao 805, tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 dùng hỏa lực bắn chặn, 2 chiếc trực thăng bốc cháy trên bãi đậu; 1 chiếc sắp hạ cánh dính đạn 12,7mm bốc cháy đâm vào chiếc trực thăng bên cạnh, hàng trăm tên Mỹ lăn lóc trong khói lửa của trực thăng và những viên đạn cối của ta.

Cùng thời gian trên, đại đội 2 tiểu đoàn 7b tập kích sở chỉ huy tiểu đoàn 2 và 1 đại đội của địch ở điểm cao Pe Lai Nam, diệt 38 tên, trong đó có tên tiểu đoàn phó.

Mờ sáng ngày 7 tháng 9; hỏa lực sư đoàn tập kích vào Coóc Bai, nhiều quả đạn cối 120mm róc trúng trận địa của địch, hất 4 khẩu pháo sang bờ công sự, nhiều tên pháo thủ bị diệt. Bốn chiếc trực thăng của địch từ phía đường 12 bay đến trinh sát. Khẩu đội 12,7mm của đại đội 16 kịp thời nhả đạn, 3 chiếc trúng đạn rơi xuống thung lũng.

Một giờ sáng ngày 11 tháng 9, đại đội 1 tiểu đoàn 12 đặc công quân khu tập kích diệt gọn 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 3 trung đoàn 1 ngụy ở Coóc Pe Lai.

Đến chín giờ, trung đoàn 1 ngụy đưa tiểu đoàn 2 ra giải tỏa. Chúng lọt vào ổ phục kích của tiểu đoàn 7 bố trí trên đoạn đường từ điểm cao 602 vào Coóc Pe Lai. Sau 30 phút chiến đấu, tiểu đoàn 7 diệt gọn 1 đại đội địch, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội khác, diệt 150 tên, trong đó có tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, bắt 2 tù binh.

Ngày 14 tháng 9 sư đoàn 1 đưa tiểu đoàn 4 từ Phú Bài lên thay vị trí tiểu đoàn 2 vừa bị ta loại khỏi vòng chiến đấu. Vừa đặt chân đến phía nam Coóc Bai, 2 đại đội địch liền bị đại đội 6 tiểu đoàn 8 chặn đánh, 47 tên bị diệt, 3 máy bay lên thẳng bị bắn rơi, số sống sót chạy vào rừng tìm đường luồn về điểm cao 700.
Chỉ trong tuần đầu của giai đoạn 2, Sư đoàn 324 đã đánh 83 trận lớn nhỏ, bằng hỏa lực và xung lực, diệt hàng trăm tên địch, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn của trung đoàn 1 ngụy. Để trấn an tinh thần binh lính, ngày 16 tháng 9, Nguyễn Văn Thiệu đáp trực thăng lên Coóc Bai 5 phút. Sự có mặt của Thiệu ở Coóc Bai nói lên sự ngoan cố đến cùng của địch trong việc giữ căn cứ này.

Nhằm giữ được Coóc Bai, địch tăng cường đánh phá bằng bom B52 ra các khu vực xung quanh; giữa các đợt B52 là máy bay phản lực ném bom phá, bom bi, bom cháy. Các trận địa pháo thay nhau bắn theo từng tọa độ để hủy diệt mọi sự sống xung quanh Coóc Bai.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM