Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:59:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 281957 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dungcatt
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #250 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 02:04:02 pm »

Dungcatt: Đúng vậy, Bệnh viện K50, Đoàn 92 Tây Ninh ở trên khu vực Ô Xom Pốc, xã Chom Kâm Lu, huyện Mi Mốt, tỉnh Kông Pông Chàm (Campuchia).
Tôi đang liên tưởng “Mũi móc câu” chính là phần giáp ranh giữa biên giới Việt Nam – Camphuchia, nhìn trên bản đồ thấy có phần giáp ranh thuộc huyện Mimốt thò sang đất tỉnh Tây Ninh của Việt Nam.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #251 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 05:00:06 pm »

@phongbk: em có một vài ý kiến đơn giản như sau:
- như bác đã biết ở trên, sau khi bảo vệ thủ đô, rồi lùi xuống chặn quân Pháp tại cửa ngõ Hà Đông, bịt chặt đường 6, trung đoàn 37 (đơn vị tiền thân của trung đoàn 66) lại lên vùng sông Đà chặn địch.

Dựa vào đó làm căn cứ và cân nhắc thấy, đường 6 chính là lộ huyết mạch tại thời điểm đó, là con đường nhanh nhất mà Đảng và Chính Phủ cho vận chuyển kho tàng, thiết bị, tài sản, .... lên Hòa Bình, vượt sông Đà ở đoạn Phương Lâm sang Phú Thọ, từ đó lên chiến khu Việt Bắc để kháng chiến lâu dài.
Ngoài ra, nhìn bản đồ hành chính dưới này bác có thể thấy, hai bên bờ tả ngạn, hữu ngạn Sông Đà là nơi tập trung nhiều giao lộ quan trọng, địch từ Thượng Lào tiến sang ép, từ Sơn La đi xuống, ở Hà Nội hành quân bằng xe cơ giới đi lên. Quân Pháp cũng tính toán và hiểu rõ rằng, vây - ép và chặn diệt nguồn kinh tài của ta ở giai đoạn này là tốt nhất, tối ưu nhất chứ nhỉ,  Grin. Chúng hiểu rõ rằng, Bộ Tài chính - kho bạc - xưởng in tiền của ta ở Lạc Thủy; rồi Đài tiếng nói - đài phát thanh và các căn cứ tập kết -  ATK của ta ở Hòa Bình là Cao Phong - Thạch Yên (huyện Kỳ Sơn, nay là huyện Cao Phong), Đoàn Kết - Kiến Thiết (huyện Lạc Sơn nay là huyện Tân Lạc);.....
Ngay lập tức, hành động của quân Pháp đây:
Trích dẫn
Ngày 15-4-1947, thực dân Pháp bắt đầu tấn công đánh chiếm Hòa Bình từ hai phía với ba cánh quân phối hợp:
- Cánh quân thứ nhất từ Hà Nội theo đường 6 tiến lên Phương Lâm, với một lực lượng 1 trung đoàn bộ binh cơ giới. Đồng thời địch dùng máy bay thả quân dù xuống Phương Lâm và Thịnh Lang. Hai lực lượng gồm quân dù, quân bộ gặp nhau tại thị xã Hòa Bình rồi mở một mũi tiến quân từ thị xã Hòa Bình theo đường 6 lên Bãi Sang (Mai Châu).
- Cánh quân thứ hai từ Sơn La xuôi đường 6 và hợp điểm với cánh quân thứ nhất tại Bãi Sang (Mai Châu).
- Cánh quân thứ ba từ Thượng Lào vượt Sông Mã, chiếm Vạn Mai rồi tấn công dọc theo đường 15 và bắt liên lạc với hai cánh quân trên từ Bãi Sang kéo vào Mai Châu.
Chiến thuật của địch là tấn công chính diện kết hợp với bao vây vu hồi, thọc sâu với mục đích tiêu diệt cơ quan chỉ đạo, lực lượng chiến đấu của địa phương, chiếm đóng một phần đất đai, chủ yếu là tuyến đường 6 và 15 nối thông với mặt trận Tây Bắc và Thượng Lào.

Kết quả chiến dịch đây, khá trùng hợp với thời điểm LS hy sinh:
Trích dẫn
Đầu tháng 6-1947, sau gần 2 tháng hành quân đánh chiếm và phải trả giá đắt, thực dân Pháp đã xây dựng được các vị trí tại Phương Lâm, Chợ Bờ, Suối Rút, Đồng Huống, Chiềng Sại, Vạn Mai và Bao La, chiếm giữ đoạn đường 6 từ Phương Lâm qua Mai Đà và đường 15 qua Mai Châu, khống chế huyện Mai Đà và một phần huyện Kỳ Sơn. Lực lượng của chúng, một phần ở lại làm nhiệm vụ chiếm đóng, bình định còn đại bộ phận rút về Hà Nội.

Về làm nhiệm vụ "yêu tinh nhà em" giao đã, tối hoặc mai sẽ có bài phân tích và phán đoán khả năng vùng hoạt động của trung đoàn 37 cho bác nhé,  Grin. Bác cứ nghiền ngẫm đi,  Grin


Logged

phongbk
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #252 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 06:19:52 pm »

@quangcan
Cảm ơn mod đã cho post tin lên và đã tra cứu thông tin.
Riêng về địa điểm hy sinh của LS Đinh Kim Đĩnh thi có thông tin: "an táng lần đầu tại Tu vũ, đối diện với núi Chẹ". Gia đinh đã liên lạc với nghia trang tại Tu vũ thi khong có tên LS. Chắc là sẽ phải còn tiếp tuc tìm kiếm nữa.
Rất cảm ơn diễn đàn đã hỗ trợ.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #253 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 09:18:24 pm »

Riêng về địa điểm hy sinh của LS Đinh Kim Đĩnh thi có thông tin: "an táng lần đầu tại Tu vũ, đối diện với núi Chẹ".

Vậy ý là bác đã đến xã Tu Vũ, Thanh Thủy, Phú Thọ và đối diện với nó bên kia Sông Đà là Núi Chẹ thuộc xã Khánh Thượng, Ba Vì. Sao không đưa ngay thông tin từ đầu bác? muốn thử em chắc,  Grin. Thông tin này của bác làm tiêu mất phần 2 của em rồi,  Grin, nhìn vào bản đồ dưới đây bác sẽ thấy một con đường chạy dọc theo sông Đà - trùng hợp với một mũi tên đen - một hướng tấn công của quân Pháp mà em đã minh họa ở bản đồ phía trên nhé. Grin.

Em vừa tìm một loạt thông tin về các CCB thời kỳ đó thì các cụ đã cổ lai hy cả rồi, Sad muộn quá, bác omerta77 hỏi thử chú Quỳnh xem có giúp gì được bác ấy không nhé?
Logged

phongbk
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #254 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 09:35:49 pm »

@quangcan
Các thông tin về LS, gia dinh vừa mới nhận được. Sáng nay (14.12) mới liên lạc được với Tu Vũ, nhưng chưa đến đó được. Nhưng sẽ đi sớm nhất có thể. Tuy nhiên, thông tin này cần phải kiểm chứng. Những phân tích của bác quangcan là khá hợp lý. Các bác trên diễn đàn có thông tin gì về các trạm quân y (trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội) ở khu vực Tu Vũ thời điểm đó không ?
 
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #255 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2011, 01:18:21 pm »

Mời các bạn Ductung2510 và Quangcan xem bài của tôi ở trang  sau, có thông tin các bạn hỏi đấy:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,113.180.html
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #256 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2011, 01:44:53 pm »

@Trongc6: cảm ơn bác nhiều, hôm tới bác thu xếp đi dự họp QK thủ đô được thì tốt quá, để bạn ductung2510 có cơ hội tiếp xúc hỏi thêm về địa bàn chỗ đó,  Grin.

@phongbk: thời điểm đó đã làm gì có các trạm quân y cấp tiểu đoàn đâu bác,  Grin. Thông tin này giúp em loại ra được tiểu đoàn 185 trung đoàn 37 này,  Grin

Trích dẫn
Được tăng thêm viện binh, tháng 6 năm 1947, quân Pháp mở nhiều cuộc hành quân đánh ra các vùng đồng bằng xung quanh Hà Nội trong đó có một số huyện của Chiến khu 2. Chấp hành chỉ thị của Khu ủy và chỉ huy trưởng Chiến khu 2, trung đoàn hành quân từ căn cứ địa Kim Bôi - Hạ Bì ra vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Hòa Bình và Hà Đông cùng nhân dân dùng tre, gỗ đóng cọc xây dựng bãi vật cản chống quân nhảy dù ở Bồ Nâu, Ước Lễ, Khe Trang, Kênh Đào, Mai Lĩnh (Hà Đông) sau đó phân tán lực lượng, tổ chức lập những căn cứ ở vùng địch hậu ở địa bàn Sơn Tây, Hà Đông. Vừa xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trung đoàn vừa tham gia phát động phong trào cách mạng, xây dựng huấn luyện lực lượng dân quân du kích bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ ở các địa phương. Để đảm bảo bí mật Bộ Tổng tư lệnh quyết định đổi phiên hiệu một số đơn vị. Trung đoàn 80 được đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 48 từ mùa hè năm 1947. Trong thời gian này theo sự điều động của Bộ chỉ huy Chiến khu 2, Tiểu đoàn 145 được điều về đội hình Trung đoàn 52. Tiểu đoàn 185 Trung đoàn 66 được điều về đội hình chiến đấu của Trung đoàn 48 nhưng vẫn hoạt động ở địa bàn Sơn Tây với nhiệm vụ tổ chức các đội vũ trang tuyên truyền hoạt động sâu trong lòng địch ở ba huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín (tỉnh Hà Đông).

Như vậy, ta hình dung được sơ bộ thế trận phá càn của địch thời điểm đó:
- E48 phụ trách Sơn Tây xuống đến  Hà Đông, dọc đường 6.
- E 66 phụ trách Phú Thọ, dọc hai bên bờ tả ngạn hữu ngạn Sông Đà
- E52 (trung đoàn Tây Tiến) phụ trách Hòa Bình, khu tiếp giáp với Thanh Hóa và Sơn La.

Để tìm nốt tiểu đoàn 64 và tiểu đoàn 53 xem nó ở đâu thì sẽ xác định LS thuộc tiểu đoàn nào là xong,  Grin
Logged

phongbk
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #257 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2011, 09:50:43 pm »

@quangcan
Phải tìm được mộ mới có thể gọi là xong  Embarrassed6
Như vậy E66 có thuộc lực lượng (dự kiến) Tây tiến không?
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #258 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 08:43:11 am »

Như vậy E66 có thuộc lực lượng (dự kiến) Tây tiến không?

dự kiến thì có nhưng sau thì không, Trung đoàn 52 gồm các tiểu đoàn 212, 90, 60 và Tiểu đoàn 145, Liên khu 3 - lính Hà Nội mới chính thức Tây Tiến  Grin.
Logged

omerta77
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #259 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 08:59:44 am »

Riêng về địa điểm hy sinh của LS Đinh Kim Đĩnh thi có thông tin: "an táng lần đầu tại Tu vũ, đối diện với núi Chẹ".

Vậy ý là bác đã đến xã Tu Vũ, Thanh Thủy, Phú Thọ và đối diện với nó bên kia Sông Đà là Núi Chẹ thuộc xã Khánh Thượng, Ba Vì. Sao không đưa ngay thông tin từ đầu bác? muốn thử em chắc,  Grin. Thông tin này của bác làm tiêu mất phần 2 của em rồi,  Grin, nhìn vào bản đồ dưới đây bác sẽ thấy một con đường chạy dọc theo sông Đà - trùng hợp với một mũi tên đen - một hướng tấn công của quân Pháp mà em đã minh họa ở bản đồ phía trên nhé. Grin.

Em vừa tìm một loạt thông tin về các CCB thời kỳ đó thì các cụ đã cổ lai hy cả rồi, Sad muộn quá, bác omerta77 hỏi thử chú Quỳnh xem có giúp gì được bác ấy không nhé?

Em sẽ hỏi thử bác ý. Nhưng em nghĩ chưa chắc bác ý biết được vì đấy là thời kỳ chống Pháp. Bác ý thì lại thời kỳ chống Mỹ. Hôm vừa rồi em cũng cho một bác số đt của bác Quỳnh để tìm thông tin liệt sỹ E66. Không biết kêt quả thế nào rồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM