Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:47:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282416 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #360 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 04:30:53 pm »

Trích dẫn
"quá xa đường 14 và biên giới K" là sao quangcan nhỉ? kakaka... cậu "gài" tớ á...
ĐắkLiêng này là đắkliêng nào? Ấy chỉ là cụm từ theo lời kể của các Cựu? Mà trong các cựu thì lại còn cãi nhau tóe khói (!?) Grin

Thì em vừa tranh thử "sợt gúc" thấy có cái Đăk Liêng gần hồ Lăk, huyện Lăk thì ngờ ngợ thế mà,  Grin. Gài chi, đau đầu còn chả xong nữa là còn bày trò,  Grin.

Mà nhìn tề, lên sao vàng rồi tề,  Grin
Logged

nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #361 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 12:52:13 pm »

@quangcan và Saigonguider :
Trong lịch sử những trận đánh nổi tiếng thời KCCM , mình thấy phía VNCH rất hay nói về trận đánh cao điểm 1015 , 1049 hay xa hơn nữa là Plaay me .
Về trận 1015 , là trận đánh của E 64 ( trận charlie ) 12, 13, 14/4/72 . Trận ấy ta tiêu diệt gọn một tiểu đoàn dù . 600 quân chỉ còn vài chục lính chạy thoát . Mà thoát cũng là do bộ đội ta sơ xuất canh giữ tù binh không cẩn thận . Thế mà chỉ sau hai tháng tiểu đoàn dù này bổ xung quân và lại đưa ra đánh Quảng trị .
Nhưng về phía ta . Trận 1015 là một trận đánh ác liệt nhất trong lịch sử trung đoàn 64 - 320A . Con số hi sinh trong trận đó tới 300 người và số bị thương cũng tương đương . Bây giờ người chỉ huy ngày ấy là Bác Khuất Duy Tiến  , mỗi khi bọn mình nhắc tới trận 1015 là Bác ấy lặng im , rồi bao giờ cũng khóc . Có một lần bác ấy nói với anh em bọn mình . Cuộc đời cầm quân đánh giặc đó là lần tôi đau xót nhất , nặng nề nhất .
Về phía VNCH , họ cũng coi đó là một thảm bại . Họ thừa nhận , đến nỗi bây giờ ở ngoài nước lính dù vẫn hàng năm tổ chức tưởng nhớ trận Charlie . Có một bài hát mà mình nghe cũng thấy xúc động bi thương là bài ' Người ở lại Charlie " của Trận thiện thanh viết về nguyễn Đình Bảo ( trung tá tiểu đoàn trưởng dù ) trận ấy .
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #362 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 11:25:18 pm »

Trích dẫn
Con số hi sinh trong trận đó tới 300 người và số bị thương cũng tương đương .
Vâng, còn nhiều vấn đề phải bàn trong đợt 1 của chiến dịch Xuân - Hè 1972 ấy lắm. Cả trung đoàn 52 đánh tiểu đoàn 2 lữ đoàn dù 2 ngụy ở điểm cao 1049 và trung đoàn 64 (được tăng cường thêm một tiểu đoàn) khi vây đánh tiểu đoàn 11 lữ đoàn dù 3 ngụy ở tây nam điểm cao 1015 đều có số tổn thất lớn. Tất nhiên, mục tiêu và hiệu quả được hoàn thành (E 64 được tặng Huân chương Quân công) nhưng chỉ xin nêu hai thông tin mà có lẽ bất cứ người chỉ huy nào cũng phải day dứt:
- E 64 hy sinh 235 đồng chí, bị thương 107 đồng chí
- Tiểu đoàn 5, 6 mất sức chiến đấu.

Bác nguyentrongluan bàn sâu hơn về thế cục và trận chiến này được không, có thể nói lúc đó F320A mới vào Tây nguyên nên cũng hơi vất.
Logged

nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #363 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 10:58:52 am »

Các bạn quangcan và saigonguider thân mến :
Tôi chỉ mới làm quen với diễn đàn này hai tháng . Nhưng tôi ngạc nhiên là các bạn hiểu biết hơn cả những người trong cuộc chiến . Điều ấy tôi phải lí giải từ tôi ra mới hết ngạc nhiên .
Người lính bộ binh khi chiến đấu không thể biết đến ngoài phạm vi đại đội mình . người cán bộ đai đội không biết hết những diễn biến ngoài trung đoàn mình ... cho tới lúc xắp hi sinh người lính cũng không biết mình nằm ở đâu . Có chăng như lính trinh sát hay những người phục vụ trực tiếp các thủ trưởng còn biết hơn một tí . Vì vậy khi gặp nhữg CCB nếu không phải là cán bộ đơn vị thì chuyện kể của các bác ấy ít tính khái quát nếu không muốn nói là khắp bụi mà chưa khắp rừng .
Người có tính khái quát nhận định lại là như các bạn , đọc và hiểu từ xa , nhìn tổng thể trong bối cảnh cụ thể từng chiến trường  . Hoặc những người trong cuộc có độ lùi để mà nhận định và đủ trí nhớ để hình dung .
Tôi khâm phục các bạn ở cái tâm là trước hết . Khâm phục tiếp nữa là ở cái trí và sự phân tích khoa học .
NHưng Chiến lệ điển hình chưa chắc đã là chiến lệ thật . Vì thế đằng sau nó là bí quyết mà người cán bộ trực tiếp chỉ huy có khi sống để bụng chết mang theo . Điều này tôi nghĩ các bạn biết . Vì đọc các bạn tôi hiểu . Tôi hiểu các bạn luôn nâng lên đặt xuống những kết luận đã được coi là chính thống . Các bạn rất giỏi . Tôi rất muốn được làm quen các bạn . NTL
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #364 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 11:20:10 am »

nguyentrongluan: thôi được, để thứ 7 này cháu mang cái "mẹt" ra Ngọc Hà vậy  Grin, dạo này bận quá,  Grin.

thuycb: sáng thứ 2 đã có người gọi tui bằng "anh" đâm lại thích,  Grin Cheesy. Có một hồi ức của một bác CCB tiểu đoàn 5 trung đoàn 12 (gốc là trung đoàn 18A) sư đoàn 3 Sao Vàng đây; các chi tiết rất hợp lý và khá rõ ràng, khao "anh" cái chi mô đây?  Grin.

Trích dẫn
Tôi nhớ, hồi đó là tháng 10 năm 1966. Tôi đang học lớp 10 phổ thông (hệ 10/10), trường cấp 3 huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Năm cuối cấp, tràn ngập trong lòng mỗi học sinh những ước mơ, những dự định bay bổng nơi giảng đường đại học. Trong lớp có tôi (con liệt sĩ), Vũ Tuấn Đức (con bí thư Tỉnh ủy) và Sầm Văn Thanh là những học sinh giỏi của trường (riêng tôi đạt giải ba học sinh giỏi của tỉnh năm lớp 9). Hiệu trưởng nhà trường - thầy Hoàng Đoàn mấy lần trực tiếp động viên và ngầm báo trước cho chúng tôi học hết lớp 10 sẽ lựa chọn các học sinh giỏi đi học nước ngoài, tạo nguồn sau này về xây dựng Tổ quốc.

Giữa lúc đó, cả nước có lệnh tổng động viên tòng quân. Biết mình là "nguồn" của tỉnh, nên tôi, Đức và Thanh bàn nhau muốn nhập ngũ chỉ có cách lén nhà trường đi khám sức khoẻ tại hội đồng quân sự. Nếu đăng ký tuyển quân tại trường sẽ bị gạt. Ba chúng tôi đều đạt tiêu chuẩn sức khoẻ A1 và một tháng sau có giấy báo về địa phương trúng tuyển. Nhà trường vẫn chưa biết nên khi chúng tôi gặp thầy hiệu trưởng xin nghỉ học, thầy Đoàn gạn hỏi:
- Các em nghỉ để làm gì?
- Thưa thầy chúng em đã có giấy gọi nhập ngũ.

Thầy đập bàn quát rằng chúng tôi tự do, vô kỷ luật không cho nghỉ. Thầy đi xe đạp qua huyện đội can thiệp xin miễn tòng quân cho chúng tôi. Nhưng huyện đội không đồng ý vì chỉ tiêu tuyển quân đã đủ số lượng, sợ ảnh hưởng tới phong trào tòng quân của thanh niên trong huyện.

Đợt nhập ngũ đó, tỉnh Cao Bằng có 700 thanh niên là con em đồng bào các dân tộc ít người. Ngày lên đường thực sự là một ngày hội lớn. Băng rôn, cờ, khẩu hiệu rợp đường. Người đi tiễn đông gấp ba, bốn lần. Mấy chục chiếc ôtô chở khách của tỉnh, huyện được huy động đưa chúng tôi về ga Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn), đi tàu về ga Kép rồi hành quân bộ lên vùng Yên Thế (tỉnh Bắc Giang).

Là quân số bổ sung cho chiến trường miền Nam nên chúng tôi vừa huấn luyện kỹ chiến thuật của tân binh vừa rèn luyện mang vác, hành quân vượt núi Trường Sơn. Không đủ gạch để tập mang vác, chúng tôi được lệnh nhào nặn những khối đất to bằng ba lô, nặng 30 đến 35 ki-lô-gam để đeo. Vùng quê Yên Thế có đồng lầy, núi cao, rừng già, suối sâu. Tiểu đoàn chúng tôi (tiểu đoàn 5 trung đoàn 2 Sư đoàn 250, Quân khu Việt Bắc) với 700 quân đã hành quân hàng tháng trời trong địa hình đó với đủ súng đạn, trang bị cho người lính đi Nam. Bài hát "Hành quân xa" có lẽ hát mòn cả nốt nhạc mà vẫn luôn hào hứng, sáng trong...

Tháng 2 năm 1967, tháng cuối cùng của đợt rèn luyện. Trời rét đậm. Tuyết rơi. Sương muối. Có lẽ trời đất đang muốn "sát hạch" tất cả chúng tôi. Từ những học sinh, thanh niên mới lớn, phải tiếp xúc với những thử thááh khắc nghiệt như vậy nhưng cả tiểu đoàn không một ai kêu ca, không một ai nản chí, bỏ ngũ.

Đầu tháng 3 năm 1967, tiểu đoàn làm lễ xuất quân. Đồng chí Tư lệnh Quân khu Việt Bắc và đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đến dự. Tôi được tiểu đoàn cử đọc lời tuyên thệ. Thật xúc động, lần đầu tiên đứng trước gần một nghìn con người. Súng cối, súng 12,7mm xếp hàng thẳng tắp, bộ đội quân phục chỉnh tề, lại có các vị tướng lĩnh danh tiếng, tôi thấy vinh dự vô cùng. Được chuẩn bị bằng văn bản nên tôi đọc khá lưu loát. Đại thể: là những thanh niên của quê hương Việt Bắc, chúng tôi nguyện sống, chiến đấu xứng đáng với truyền thống cha anh, xứng đáng là những đứa con của vùng đất đã được Bác Hồ đặt tên là Thủ đô cách mạng.

Sau buổi lễ xuất quân, Tư lệnh Quân khu đến gặp cán bộ đại đội và tiểu đoàn gợi ý có thể cho đồng chí Vũ Tuấn Đức ở lại miền Bắc với lý do Đức là con một và là con của ông Vũ Ngọc Linh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Đức được gọi lên để đả thông tư tưởng. Đức khẳng khái nói: đi bộ đội là để đánh giặc. Đánh giặc là phải tới chiến trường. Tôi không ở lại miền Bắc. Bố tôi là cán bộ tỉnh, ông cụ đã không có ý kiến gì, xin bác Tư lệnh cứ cho cháu đi. Đức còn nêu cả tên tôi là con liệt sĩ nhưng bà mẹ vẫn đồng ý cho đi chiến trường...

Cho tôi được mở ngoặc tại đây để suy ngẫm về những tư duy, những hành vi chạy vạy tìm "ô, dù” của một số thanh niên hôm nay để mong học xong ở lại Thủ đô, mong tìm việc an nhàn, lắm lợi lộc... thật đáng buồn thay!

Đúng 2 tháng ròng vượt Trường Sơn nắng khét, tiểu đoàn tôi đến Gia Lai, vượt sông Côn xuống tỉnh Bình Định, bổ sung trọn vẹn cho Sư đoàn 3 Sao Vàng (lúc đó gọi là Nông trường 3). Tôi, Đức và Thanh, mỗi người về một đơn vị. Tôi và Đức được bổ sung cho công trường 12 (tức trung đoàn 12 hiện nay). Tháng 10, năm 1967, trung đoàn 12 di chuyển lực lượng về phía đông nam tỉnh Bình Định chuẩn bị chiến dịch Xuân 1968. Bọn lính chư hầu đóng chốt dày đặc để ngăn chặn. Đại đội trinh sát, trong đó có Đức đã rà phá mìn mở một con đường xuyên qua tuyến bố phòng của địch ở xã Cát Hanh, huyện Phù Cát. Nhờ đó mà trung đoàn mới hành quân xuống vùng Đông kịp thời gian.

Tháng 12 năm 1967, đơn vị cuối cùng của trung đoàn (tiểu đoàn 4) vượt qua bãi mìn, bị lộ. Cả tiểu đoàn tập kết vào một trạm giao liên ở phía tây núi Bà (mọi người thường gọi là Trạm Mật vì ông trạm trưởng có tên là Mật). Địch phát hiện, dùng một trung đoàn bộ binh vây đánh suốt 10 ngày đêm. Đức là một trong những trinh sát dẫn đường cho tiểu đoàn 4 nên đã ở lại chiến đấu cùng bộ binh. Bọn lính đánh thuê dùng máy bay ném bom phá, bom khoan và thả từng thùng phi chất độc xuống trận địa. Bộ đội ta chỉ dựa vào các gộp đá, các hang đá để chống chọi.

Trạm Mật trơ trọi một suối đá lớn nằm giữa hai sườn núi đã bị địch chiếm nên sau 10 ngày đêm đánh địch, các chiến sĩ ta lần lượt bị thương, hy sinh, trong đó có Vũ Tuấn Đức, bạn thân, người đồng hương quý mến của tôi. Lúc đó tôi là chiến sĩ thông tin vận động (truyền đạt) của trung đoàn. Được lệnh đại đội quay lại Trạm Mật khi trận địa đã im tiếng súng để tìm xem còn ai sống sót thì dẫn về. Nhưng trận địa đã biến dạng, trắng xoá như một công trường khai thác đá Mùi thuốc bom, đạn quyện lẫn mùi xác người cháy, từng đợt bốc lên theo làn gió.

Sau trận này, tôi bị bệnh quáng gà. Hễ trời bắt đầu tối là mắt không nhìn thấy gì. Anh Phan Mạnh Huân, đại đội trưởng định cho tôi về phía sau, nhưng lúc này, chiến dịch Mậu Thân đã có những trận đánh bản lề, nghi binh ở Phù Cát, An Nhơn. Tôi tha thiết đề nghị được theo đơn vị ra trận. Ban đêm không phục vụ được thì phục vụ ban ngày. Tôi đang là đối tượng kết nạp Đảng nên đồng chí Võ, chính trị viên đại đội đồng ý cho tôi đi chiến dịch. Và tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Bệnh quáng gà của tôi tự nhiên cũng biến mất. Tháng 4 năm 1968 tôi được kết nạp vào Đảng. Khi đó tôi tròn 21 tuổi.

Tháng 6 năm 1968, trung đoàn bộ trung đoàn 12 đang chuẩn bị rời khỏi núi Bà để lên vùng núi phía tây tỉnh Bình Định thì bị địch phát hiện. Chúng đổ quân chốt chặn các điểm cao, các đường mòn và dùng từng mũi đột kích lùng sục mọi lùm cây, suối đá nghi ta trú quân. Mấy ngày liền, cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, các đại đội trực thuộc đã chiến đấu như những chiến sĩ bộ binh. Ai có vũ khí gì đánh địch bằng vũ khí đó. Mục tiêu là phá vòng vây địch, thoát ra ngoài.

Hồi đó, tôi nhớ, đã 3 đêm phá vây không thành, đại đội tôi phải tạt vào một sườn đồi đầy cây gai quýt lúp xúp và những gộp đá. Không thể đào công sự vì địch ở gần. Chỉ giữ bí mật và chiến đấu tới cùng nếu địch đánh vào. Đồng chí Võ, bí thư chi bộ kêu gọi các đảng viên, đoàn viên thanh niên sẵn sàng "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Lúc đó, trong lòng tôi không thấy sợ mà cảm thấy thiêng liêng, tự hào, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. âu cũng là tâm trạng chung của lớp trẻ chúng tôi thời ấy. Ai cũng biết, từ đầu chiến dịch Mậu Thân đến nay đã có bao đồng chí hy sinh. Có tiểu đoàn, đại đội hy sinh gần hết. Cán bộ trung đoàn cũng hy sinh. Không một ai lùi bước.

Mờ sáng hôm ấy, đại đội cử một tổ chiến đấu lên chốt giữ ở mỏm cao để bảo vệ phía sau đội hình đơn vị Anh Võ Bình Lâm, trung đội trưởng, tôi và Tuyết được giao nhiệm vụ này. Vừa phân công xong vị trí chiến đấu; chúng tôi phát hiện ở một mỏm đồi khác cao hơn cách chúng tôi một "yên ngựa" toàn cỏ tranh đã bị đốt cháy có một cụm lính đánh thuê. Chúng đang hô hét tập thể dục. Phía chân đồi cũng lố nhố quân lính đang chuẩn bị đi càn. Như vậy cả phía trước và phía sau chúng tôi đều có địch.

Khoảng 5 giờ. Mặt trời chưa lên nhưng ánh sáng đã rực hồng phía biển. Bọn địch ở chân đồi, theo sườn núi đi thẳng lên hướng chúng tôi. Chúng đi như chỗ không người. Ba chúng tôi lấy gộp đá làm điểm tựa sẵn sàng chiến đấu. Lâm căn dặn: "Địch chỉ khoảng một tiểu đội và rất chủ quan. Phải để chúng đến thật gần, có lệnh tôi mới được nổ súng. Diệt thật gọn, giữ xác để tránh bom pháo của chúng”.

Đây là lần đầu tôi nhìn rõ tên địch đến từng sợi tóc, da mặt. Đứa nào cũng nhễ nhại mồ hôi, trạc tuổi hai mươi, hai mốt, có hơn gì mình. Tại sao chúng lại ác độc, man rợ đến thế. Những câu chuyện về cảnh đốt nhà, xé xác trẻ em quẳng vào lửa, chôn sống đồng bào ở các xã quanh hòn núi Bà này thật khác hẳn với những bộ mặt còn non choẹt kia.

Tôi chăm chú theo dõi 5 tên địch trước mặt chờ anh Lâm nổ súng. Gộp đá màu đen xám, tóc chúng tôi cũng đen và ở vị trí quá bất ngờ nên tới cách chúng tôi 5 mét, bọn địch vẫn ào ào đi tới. Bất thần Lâm đứng dậy hô lớn: "Diệt!". Một tiếng thét như đã bị dồn nén quá sức chịu đựng bật mạnh ra.

Tôi biết anh Lâm vào Nam từ năm 1964, đã chứng kiến nhiều cuộc tàn sát dã man của bọn lính đánh thuê đối với đồng bào 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Mấy tháng trước, khi tiến vào núi Bà chuẩn bị chiến dịch, đại đội tôi đã mấy lần thu lượm hài cốt trong các hang đá sặc mùi chất độc hoá học. Có hang đá nguyên hình từng bộ xương của cả một gia đình từ lớn đến bé gần chục người. Cán bộ địa phương cho biết, đó là thảm cảnh của những năm 1965, 1966, bọn lính đánh thuê càn quét, dồn dân vào các hang đá rồi dùng hơi độc giết hại...

Tiếp theo tiếng súng của anh Lâm, tôi siết mạnh cò. Ba tên địch đổ nhào, đập mặt vào bên kia gộp đá. Những tên còn lại chưa kịp nhậnra điều gì đã bị chúng tôi xông ra tiêu diệt. Cả tiểu đội lính địch không thoát được tên nào. Với kinh nghiệm của mình, anh Lâm ra lệnh di chuyển vị trí chiến đấu. Anh bảo: "Địch bị diệt sạch, thế nào chúng cũng cho bắn pháo, ném bom vào trận địa để sát thương ta. Ta không thể trụ được khi không có công sự".

Đúng như dự đoán của anh Lâm, chỉ mấy phút sau khi chúng tôi di chuyển, 2 chiếc trực thăng vũ trang HU 1A bay tới quần đảo phóng rốc-két và bắn trọng liên nửa tiếng đồng hồ. Bắn phá xong, tốp trực thăng bay lên cao vòng lượn cảnh giới cho một chiếc trực thăng có hình chữ thập (+) sà xuống lưng chừng, cách mặt đồi khoảng 15 mét thả thang dây cho 4 tên lính cứu thương tụt xuống. Chúng dòng tiếp một dây cáp có móc sắt lần lượt móc vào thắt lưng từng xác chết kéo lên máy bay. Tôi đếm đúng 11 tên. Anh Lâm bảo: "Thế là chúng mình đã diệt gọn một tiểu đội quân địch".

Những tưởng phát hiện trận địa ta, bọn địch sẽ tập trung binh lực đánh vào, nhưng chúng chỉ dùng bom pháo bắn phá và sử dụng hoả tiễn vác vai M72 từ dưới chân đồi phóng lên đốt trụi cây cối. Sau đó, chờ trời tối chúng hình thành các tuyến vây từ chân núi đến bãi cát ven biển để phục đánh ta rút ra vào ban đêm. Nhưng chính đêm đó, với 2 mũi đột kích là những đảng viên và đoàn viên ưu tú, đại đội tôi đã phá vỡ các vòng vây của địch, đưa đơn vị thoát ra ngoài.

Vào chiến trường được một năm nhưng đây là trận đầu tôi được cầm súng đối mặt với địch và đánh địch như một người lính trận. Đánh địch trong tình trạng đã bị đói khát hàng tuần lễ. Đánh địch trong tình thế bị vây hãm, phải dùng một chọi ba, bốn. Bản thân tôi đã bị thương vào đầu, vào mặt vì đạn pháo địch. Nhiều đồng chí khác cũng trong tình trạng đó. Nhưng tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Có nhiệm vụ biết chắc sẽ dẫn đến đổ máu, hy sinh. Đối với chúng tôi lúc ấy, được giao nhiệm vụ là được cống hiến, được tin cậy và bởi thế, chỉ thấy vinh dự, tự hào.

Cần tìm: Trung tá Lê Duy Nghĩa, hiện ở Phường Chiềng Lề (thị xã Sơn La) .
Logged

Thuycb
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #365 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 11:31:31 am »


thuycb: sáng thứ 2 đã có người gọi tui bằng "anh" đâm lại thích,  Grin Cheesy. Có một hồi ức của một bác CCB tiểu đoàn 5 trung đoàn 12 (gốc là trung đoàn 18A) sư đoàn 3 Sao Vàng đây; các chi tiết rất hợp lý và khá rõ ràng, khao "anh" cái chi mô đây?  Grin.
Cần tìm: Trung tá Lê Duy Nghĩa, hiện ở Phường Chiềng Lề (thị xã Sơn La) .

Thật sự lúc này " em" rất xúc động  Smiley. Cám ơn " anh" rất nhiều về những tư liệu rất quý giá này. Thôi thì cho "em" nợ "anh" cơ số thứ đặc sản nhé ...  Grin Grin Grin
Logged

Tôi luôn tin rằng: Khi ta thật sự thành tâm thì mọi sự sẽ thành ...
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #366 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 11:36:13 am »

cho nợ tiếp đây, "em gái":  Grin (từ một tư liệu khác )

Trích dẫn
Tại trạm Mật, thôn Tân Hóa, xã Cát Hanh, nơi đứng chân của Tiểu đoàn 4, địch đã ném bom suốt 2 ngày liền. Một con suối dày đặc hang đá to lớn bị bom nghiền nát như bãi đã vôi. Bụi đá bốc lên mù mịt. Chưa đánh trận nào mà Tiểu đoàn 4 đã thiệt hại nặng nề. Đồng chí Chính ủy Trung đoàn 12, Lê Hoài Thanh hôm đó hành quân cùng Tiểu đoàn 4 đã bị thương nặng, may nhờ có chiến sỹ cần vụ Lê Huy Liệu dũng cảm cõng ra khỏi vòng vây quân Nam Triều Tiên mới thoát nạn.

Trên bản đồ có chỗ Tân Hóa 1,2,3 đấy em,  Grin.

Mờ đặc sản gì thế, trên này chỉ thèm cái "nâu nâu, đắng đắng, ngọt ngọt" ở vỉa hè thôi, cái khác thì khỏi Grin

Vậy là về cơ bản đã xác định xong:
- đơn vị LS
- khoanh vùng được nơi hy sinh
- còn liên lạc với các bác CCB thì lúc nào em có thông tin ở sư đoàn 3 thì báo anh, anh nhờ các chú CCB F3 cho.
Logged

Thuycb
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #367 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 11:41:34 am »

cho nợ tiếp đây, "em gái":  Grin (từ một tư liệu khác )

Trích dẫn
Tại trạm Mật, thôn Tân Hóa, xã Cát Hanh, nơi đứng chân của Tiểu đoàn 4, địch đã ném bom suốt 2 ngày liền. Một con suối dày đặc hang đá to lớn bị bom nghiền nát như bãi đã vôi. Bụi đá bốc lên mù mịt. Chưa đánh trận nào mà Tiểu đoàn 4 đã thiệt hại nặng nề. Đồng chí Chính ủy Trung đoàn 12, Lê Hoài Thanh hôm đó hành quân cùng Tiểu đoàn 4 đã bị thương nặng, may nhờ có chiến sỹ cần vụ Lê Huy Liệu dũng cảm cõng ra khỏi vòng vây quân Nam Triều Tiên mới thoát nạn.

Trên bản đồ có chỗ Tân Hóa 1,2,3 đấy em,  Grin.

Mờ đặc sản gì thế, trên này chỉ thèm cái "nâu nâu, đắng đắng, ngọt ngọt" ở vỉa hè thôi,  Grin

Vậy là về cơ bản đã xác định xong:
- đơn vị LS
- khoanh vùng được nơi hy sinh
- còn liên lạc với các bác CCB thì lúc nào em có thông tin ở sư đoàn 3 thì báo anh, anh nhờ các chú CCB F3 cho.

Đặc sản CB thì nhiều lắm anh ơi ...  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Gì chứ cái thứ chất nâu nâu đắng đắng ngọt ngọt ấy thì đâu chả có thể mời anh, nhỉ  Grin

Híc, tự nhiên chú Trường lại nghỉ đến tận 16/3 cơ ... Sốt ruột thật ... Giờ em chỉ hy vọng mộ đã được quy tập, hoặc giả có chưa quy tập thì mộ các liệt sĩ vẫn còn dấu tích ...
Logged

Tôi luôn tin rằng: Khi ta thật sự thành tâm thì mọi sự sẽ thành ...
Bùi Viết Hải
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #368 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 12:50:27 pm »

Kính gửi bác quangcan và các chú các bác CCB!
Tôi tên là Bùi Viết Hải, hiện đang công tác tại Công ty CP Dệt May Huế tỉnh Thừa Thiên Huế tôi gửi tin nhắn này mong muốn được các các chú các bác giúp cho việc tìm hiểu về thông tin đơn vị của bố tôi là:
Bố tôi là liệt sỹ: Bùi Văn Xuyềnh - Sinh năm 1939
Quê quán: Cương Chính - Tiên Lữ - Hưng Yên
Ngày nhập ngũ:  Tháng 9/1965   Ngày hy sinh: 2/7/1969
Một đồng động cũ của bố tôi nói: Khi nhập ngũ bố tôi thuộc đơn vị E64 – F320 huấn luyện ở Thanh Hóa, ăn Tết Bính Ngọ (1966) tại Thanh Hóa xong thì vào Nam chiến đấu. Sau đó thì chuyển sang Công trường II (Bình Minh) rồi lại chuyển sang D3 MT4. Đơn vị chiến đấu thuộc khu vực 6 xã Gò Nổi - Điện Bàn - Quảng Nam và hy sinh tại đó.
Qua quá trình tìm hiểu thông tin của liệt sỹ, gia đình nhận được công văn của Phòng Chính sách QK5 được biết đơn vị khi bố tôi hy sinh là: C5/D3/QK5. Hy sinh trong trường hợp bị B52 (không ghi nơi hy sinh) Nơi mai táng: Núi Hòn Tàu – Duy xuyên - Quảng Đà.
Ngoài ra gia đình còn liên lạc với Ban Chính sách F2 và được cung cấp thông tin: Đơn vị khi hy sinh của bố tôi là D3-E36- MT4. Nơi mai táng: Hậu cứ D3 ranh Hòn Tàu – Duy xuyên - Quảng Nam.
Trong 2 lá thư gửi về cho gia đình phong bì ngoài đề là 43910KP. Địa chỉ phong bì trong: Lá thư gửi tháng 9/1966 HT: 20825 GM An Bình, thư gửi tháng 3/1967 HT: 20824 GM An Bình.
Nay tôi muốn tìm hiểu thông tin về các đơn vị nói trên và địa danh thời gian chiến đấu của đơn vị để có cơ sở tìm kiếm mộ của người thân.
Kính mong các chú các bác tạo điều kiện giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn.

------------------------------

....Tôi cũng xin gửi đến bác thêm một số chi tiết mà qua quá trình tìm hiểu đã thu thập được, để bác có thêm cơ sở phân tích giúp gia đình chúng tôi.
Trong công văn của QK5 và thông tin của F2 thì cá thông tin về nhân thân của LS đều trùng khớp: Họ tên, năm sinh, quê quán, họ tên mẹ, ngày hy sinh, trường hợp hy sinh.
Ngày nhập ngũ: QK5:  9/ 65          F2: 5/65
Ngày đi B:          QK5: 1/69           F2: 1/66
Đơn vị khi hy sinh: QK5: C5/ D3/QK5     F2: D3 – E36 – MT4
Cấp bậc khi hy sinh: QK5: 3/5       F2: Thượng úy
Chức vụ khi hy sinh: QK5: Quản lý       F2: Trợ lý Quân lực
Ngày vào Đảng:         QK5: không ghi    F2: tháng 8/1967
Nơi mai táng: QK5: Núi Hòn Tàu    F2: Hậu cứ D3 Núi Hòn Tàu
(Theo Trung tâm Marin thì nơi mai táng là Hậu cứ Văn Lâm núi Hòn Tàu).

Tôi đã tìm gặp qua điện thoại với các bác CCB trước đây ở E36 (kể cả ở D3/E36) nhưng không có ai biết về bố tôi) Thêm nữa là ở D3/E36 không có C5.
Tôi rất băn khoăn không biết các thông tin trên đây thì của đơn vị nào là chính xác nhất, và nguồn cung cấp là từ đâu (từ một nơi hay hai nơi khác nhau).
Thông tin cụ thể về đơn vị tiểu đoàn 3 (địa phương) của QK5 tôi tìm mãi mà không thấy ở trên mạng. Theo bác Lịch đồng đội cũ của bố tôi nói: Tiểu đoàn này ban đầu bác Thạo là tiểu đoàn trưởng, bác Thạo hy sinh thì bác Đức (Hà tây) lên thay, rồi đến bác Khôi người Đà Nẵng, sau này là bác Chung quê ở Hải Dương. Bác ấy lại còn cho biết thêm có một dạo D3 MT4 do bác Nho phụ trách, bác Điệt ở Thái Bình làm văn thư, trợ lý Hậu cần là bác Phỏng… trong hồi ức của bác Lịch là như thế bác ạ.
Cũng từ các bác CCB, người dân ở xã Duy Sơn huyện Duy Xuyên nơi có địa danh núi Hòn Tàu tôi biết được Hậu cứ D3 ở gần Trạm phẫu 78 chỗ ngã 3 cây Khế đi lên.

Xác nhận thành viên Bùi Viết Hải đã thực hiện đúng quy định của box.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2012, 04:05:00 pm gửi bởi quangcan » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #369 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 04:34:01 pm »

Trích dẫn
Một đồng động cũ của bố tôi nói: Khi nhập ngũ bố tôi thuộc đơn vị E64 – F320 huấn luyện ở Thanh Hóa, ăn Tết Bính Ngọ (1966) tại Thanh Hóa xong thì vào Nam chiến đấu. Sau đó thì chuyển sang Công trường II (Bình Minh) rồi lại chuyển sang D3 MT4. Đơn vị chiến đấu thuộc khu vực 6 xã Gò Nổi - Điện Bàn - Quảng Nam và hy sinh tại đó.

Trường hợp nhà bác cũng không đơn giản đâu nhỉ,  Grin.
1. về đơn vị:
- trung đoàn 64 sư đoàn 320 này hành quân cả trung đoàn vào Nam tháng 2/1966. Khi bổ sung toàn bộ cho B1- chính xác hơn là sư đoàn 2 thì đổi phiên hiệu thành trung đoàn 31. (khớp với mật danh Công trường II rồi nhé,  Grin)

- mật danh Bình Minh thì bác đọc bài ở  đây của em thì thấy nhiều điểm tương đồng rồi nhể,  Grin. Vậy là trung đoàn 31 có tiểu đoàn 3. Chú ý là nếu đánh số tiểu đoàn theo 1,2,3 thì tương đương với cách gọi tiểu đoàn 7,8,9 - và nếu như vậy thì đại đội 5 phải ở tiểu đoàn 8 (tiểu đoàn 2) mới phải?

- rồi lại chuyển sang D3 MT4: cách gọi này để chỉ là tiểu đoàn 3 mặt trận 4 hay chính xác là tiểu đoàn 3 trung đoàn 36 mặt trận 4 Quảng Đà.

Trích dẫn
Thông tin cụ thể về đơn vị tiểu đoàn 3 (địa phương) của QK5 tôi tìm mãi mà không thấy ở trên mạng.
- Quân khu 5 thì làm gì có tiểu đoàn 3 địa phương nào trực thuộc? trực thuộc cấp QK thì may ra chỉ có các tiểu đoàn đặc công thôi chứ,  Grin; mà đặc công QK 5 thì nó toàn mang đầu 4 thôi.
- Bộ đội địa phương Quảng Nam thì có đầu 7 nhé,  Grin (71, 72,..)

Giải thích chỗ này thì hơi dài dòng nhưng tóm gọn lại là thế này:
- BTL khu 5 tách Đà Nẵng và cùng giáp ranh giữa Đà Năng và Quảng Nam (vùng A,B Đại Lộc + Điện Bàn) thành mặt trận 4. Binh lực ở đây có nhiều đơn vị, binh chủng khác nhau nhưng về bộ binh thì có trung đoàn 36A sư đoàn 308, nó đi B tháng 2/1968.
- trung đoàn 36 này tại thời điểm giữa 1969 thì đúng là ở Hòn Tàu thật vì Núi Hòn Tàu là căn cứ, là chỗ đứng chân, là điểm dừng chân của bất kỳ đơn vị nào, cá nhân nào trước khi muốn xuống vùng đồng bằng. Hòn Tàu được mang các cái tên nôm na là kiềng, ranh (để chỉ giáp ranh).
- 6 xã gò nổi: từ Gò nổi xuất phát từ việc các xã thuộc huyện Điện Bàn, nằm trong phạm vi sông thu bồn (sông vu gia) chảy qua; chắc bác hay nghe lũ trắng quảng nam, chính nó đấy  Grin: Điện Quang, Điện Ngọc, Điện Trung, Điện Minh,....

2. Nơi hy sinh:
- Vậy núi hòn Tàu ở đâu? (xem cái bản đồ ở dưới nhé,  Grin).
Trích dẫn
Hòn Tàu là một dãy núi giáp ranh giữa các huyện Duy Xuyên, Nông Sơn và Quế Sơn, diện tích gần 100 km², có nhiều núi hiểm trở như Nhà Muỗi, Cù Hang, Mặt Rạng; nhiều hang động chứa lượng người lớn, làm nơi sinh hoạt, hội họp. Với vị trí chiến lược đó, Hòn Tàu đã được Đặc Khu ủy Quảng Đà chọn làm căn cứ cách mạng trong 7 năm cuối cuộc chiến chống Mỹ.

-
Trích dẫn
ngã 3 cây Khế
Trích dẫn
Hậu cứ Văn Lâm núi Hòn Tàu
: chửa nghe, chịu,  Grin

- mỹ ngụy đánh ta này:
Trích dẫn
Trên chiến trường Quảng Đà và Quảng Nam, địa bàn hoạt động chủ yếu của sư đoàn trong năm 1969, địch tập trung 38 tiểu đoàn (14 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ và 6 tiểu đoàn của sư đoàn A-mê-ri-cơn Mỹ, 4 tiểu đoàn Nam Triều Tiên) 3 tiểu đoàn thiết giáp Mỹ, 3 chi đoàn thiết giáp ngụy, gần 300 đại bác từ 105 đến 203 mi-li-mét (chưa kể pháo hạm) và hàng trăm máy bay tiến hành càn quét, đánh phá. Lực lượng này được bố trí theo công thức Mỹ vòng ngoài, ngụy vòng trong, hình thành ba tuyến phòng ngự có chiều sâu. Thực hiện kế hoạch này, ở vòng trong, địch dùng xe tăng, xe bọc thép, xe ủi đất đá đánh phá, cày xúc khu vực giữa sông Thu Bồn và sông Cẩm Lệ, khu bàn đạp Gò Nổi, ven phía bắc và phía tây thị xã Tam Kỳ. Lính Nam Triều Tiên một trung đội cõng một trung đội đi phục kích. Sau đó một trung đội rút về, một trung đội nằm lại để lừa trinh sát của ta. Ở vòng ngoài, quân Mỹ liên tục hành quân càn quét vùng A, B Đại Lộc, Hiệp Đức, càn sâu vào các khu căn cứ của ta ở Yang Brai, Thạnh Mỹ, làng Rô, Bà Huỳnh, Bà Xá, trạm 11... Máy bay chiến lược B52 ném bom rải thảm có tính chất huỷ diệt liên tục ngày đêm dọc sông Tranh, khu vực trạm 10, dốc Quế, khu căn cứ Hòn Tàu.
Hòn Tàu có cao độ 953 và có thể đi từ chân núi ở phía thôn Lộc Đại (xã Quế Hiệp, Quế Sơn)

3. Đồng đội hả?
bác daulephuoc đã làm hộ bác rồi đó,  Grin

Em đang định đặt giả thiết là
- E31 bổ sung quân cho E36? (năm 1969 thì sư 2 không áp sát mặt trận 4 nữa, chỉ có E36 ở vòng trong thôi) và LS hy sinh trong đợt rải thảm liên tục trên. Sad
- bác tuaans xem hộ em ngày 2/7/1969 nó ném bom tọa độ nào nhể?

còn tiếp,  Grin
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2012, 04:51:54 pm gửi bởi quangcan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM